Phần chịu lực và tạo dốc của mái bằng thường là sàn bê tông cốt thép đổ tại chỗ. Khi dùng sàn mái bằng bê tông cốt thép cần chú ý:
1. Cốt thép nên có hai lớp, đặt phía dưới sàn.
2. Cần tăng cường cốt thép ở bốn góc sàn, mỗi góc dùng 5 thanh cốt thép () 6 – 12mm,
đặt theo dạng nam quạt (xuất phát từ góc), dài 1,2 – 1,5m để chống nứt.
3. Bê tông sàn mái có mác ≥ 200, dùng sỏi hoặc đá dăm cỡ nhỏ (≤ 20mm), lượng xi
măng phải 330 – 360kg/m3 bê tông (xi măng nhiều quá sẽ bị nứt, ít quá thì không tốt)
và nên dùng xi măng giãn nở, không được dùng xi măng co ngót. Về cốt liệu thì nên tăng cát, giảm sỏi (đá dăm) so với bê tông cùng mac thông thường.
Theo chúng tôi, cần dầm lại bê tông để đảm bảo chất lượng bê tông nhưng đặc biệt là tăng khả năng chống thấm của bê tông. Cách dầm lại bê tông như sau : Sau khi dầm bê tông như bình thường khoảng 1 – 3 giờ (phụ thuộc khí hậu, loại xi măng dùng, …) thì dầm lại bê tông một lần nữa. Dầm lại có tác dụng như sau:
1. Tăng cường độ bê tông lên 10 – 15% (ở tuổi 28 ngày).
2. Tăng độ chặt của bê tông nên chống thấm sẽ tốt hơn.
Cách xác định tương đối chính xác thời gian dầm lại bê tông như sau: Dùng ngón tay ấn lên mặt bê tông, nếu thấy có vết lõm thì dầm lại ngay, nếu còn dính bê tông vào ngón tay, chưa tạo được vết lõm hoặc mặt bê tông còn nổi nước thì phải chờ, nếu mặt bê tông đã cứng, khó tạo thành vết lõm thì không đầm lại được nữa.
Cách đầm lại bê tông như sau:
1. Dùng bàn xoa vỗ mạnh mặt bê tông cho nổi nước lên.
2. Rây bột xi măng đều thành lớp mỏng lên mặt bê tông (lớp bột xi măng này không
được quá dày: bê tông có thể bị nứt, quá mỏng: ít tác dụng).
3. Dùng bàn xoa vỗ kỹ cho phẳng mặt bê tông.
Phải đầm lại bê tông xong trước khi bê tông kết thúc ninh kết.
Nếu phần chịu lực mà dùng bê tông chống thấm thì càng tốt. Bê tông chống thấm dùng xi măng mac > 400 và khống chế tỷ lệ Nước/Xi măng = 0,50 – 0,55 (nhiều nhất là 0,65), có thể dùng phụ gia chống thấm để được bê tông chống chấm tốt hơn.