Khi thiết kế hệ thống điện ngoài nhà cần chú ý:
1. Khoảng cách an toàn về điện phải tuân theo quy định ở Điều 7.10 của Luật Xây
dựng:
a) Đối với lưới điện cao thế và cáp ngầm: Phải đảm bảo khoảng cách về hành lang
an toàn tối thiểu 5m; nhà không được đè lên cáp ngầm.
b) Đối với lưới điện hạ thế: Khoảng cách từ cột điện tới mép ngoài cùng của nhà
tối thiểu 0.75m.
Dây dẫn điện ngoài nhà phải có vỏ bọc nhựa. Nếu là dây điện trở (không có vỏ bọc), phải cách mép ngoài cùng của nhà tối thiểu là:
Theo chiều đứng: Cao hơn ban công, mái nhà 2,5m; cao hơn mép trên cửa sổ 0,5m; thấp hơn mép dưới ban công, cửa sổ 1,0m.
Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 54/1999/NĐ-CP của Chính phủ thì hành lang bảo vệ của đường dây 220kV là 22m, tức là mỗi bên 11m tính từ tim đường dây (cách đường dây ngoài cùng 6m). Hành lang bảo vệ của đường dây 35kV là ≥ 3m.
2. Dây dẫn điện đặt trên cột điện gần nhà phải đảm bảo khoảng cách từ dây dẫn
đến ban công hoặc cửa sổ ≥ 1,5m.
3. Không được đặt dây dẫn điện ngoài ngay trên mái nhà.
4. Dây dẫn điện vượt qua đường phải cao hơn mặt đường:
- Khi có xe qua lại: 6,0m;
- Khi không có xe qua lại: 3,5m.
5. Khi chạm vào dây dẫn có cách điện đặt ngoài trời mà không có bảo vệ phải xem
như chạm vào dây trần.
6. Khi đường điện đi qua bất động sản liền kề phải theo quy định ở Điều 281 của
Bộ luật Dân sự: Chủ sở hữu bất động sản liền kề có quyền thắc mắc dây tải điện, dây thông tin liên lạc qua bất động sản của các chủ sở hữu khác một cách hợp lý, nhưng phải đảm bảo an toàn và thuận tiện cho các chủ sơ hữu đó, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Lưu ý về chiếu sáng:
1. Không nên bố trí đèn huỳnh quang ở nơi hay tắt – mở: cầu thang, buồng xí,
… vì sẽ anh hưởng đến tuổi thọ của đèn. Đèn huỳnh quang nên chiếu sáng gián tiếp (có che tỏa).
2. Tùy màu tường, màu nền, ánh sáng thiên nhiên,… để bố trí đèn chiếu sáng
cho phù hợp.
3. Nên bố trí đèn rọi vào chậu hoa, tranh ảnh,… thay cho đèn tường.