Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 212 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
212
Dung lượng
2,32 MB
Nội dung
NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG (CHỦ BIÊN)
GIỚI THIỆU GIÁO ÁN LỊCH SỬ 10 –
NÂNG CAO
NXB HÀ NỘI, 2006
1
VỀ VIỆC SOẠN GIÁO ÁN LỊCH SỬ
THEO YÊU CẦU ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Nâng cao chất lượng dạy học nói chung, giờ học Lịch sử nói riêng là mục
tiêu phấn đấu của các thầy cô giáo trong nhà trường hiện nay. Đó là kết quả của
sự suy nghĩ, tìm tòi, vận dụng những nguyên lý về phương pháp dạy học với
nghệ thuật sư phạm trong thực tiễn giáo dục. Quá trình chuẩn bị giờ học - soạn
giáo án là nhân tố đầu tiên có vai trò quan trọng đối với hiệu quả giờ học. Vậy
chuẩn bị một giáo án như thế nào cho tốt, nhất là đối với giáo án theo hướng
phát huy tính tích cực của học sinh?
I. MỘT SỐ YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI MỘT GIÁO ÁN MÔN LỊCH SỬ
Giáo án là bản kế hoạch về một tiết lên lớp trong đó nêu rõ các bước chủ
yếu của giáo viên (GV) và học sinh (HS) phải thực hiện trên lớp; đồng thời cũng
nêu một cách vắn tắt nội dung và phương pháp của dạy học nhằm đạt được mục
đích cụ thể và rõ ràng mà GV đã xác định theo yêu cầu của chương trình học.
Như vậy, giáo án bao gồm không chỉ nội dung, phương pháp dạy học, mà
cả cách tổ chức hoạt động của GV và HS, như bản thiết kế của thầy về một bài
giảng. Giáo án có thể viết một cột hoặc chia thành hai cột (một bên là nội dung
những kiến thức cơ bản HS cần ghi, một bên là công việc mà thầy và trò cần tiến
hành theo hướng tích cực hoá việc dạy học). Điều này phụ thuộc rất nhiều vào
năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và sự sáng tạo của thầy.
Để soạn giáo án tốt, GV cần tiến hành các công việc sau:
Trước hết, cần xác định loại bài và vị trí của bài trong khóa trình để có
nội dung và phương pháp dạy học phù hợp.
Ví như, khi soạn bài “Cách mạng tư sản Pháp 1789”, GV phải xác định
rõ loại bài này và vị trí của bài trong khóa trình Lịch sử lớp 10 theo chương trình
chuẩn. Đây là bài trình bày và tiếp nhận kiến thức mới, tiếp sau các cuộc cách
mạng tư sản đã học và đây là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất mà Lê-nin gọi
là cuộc “Đại cách mạng”. Quần chúng đã làm cho cách mạng thắng lợi và đưa
cách mạng phát triển theo đường đi lên đạt đến đỉnh cao của nó là nền chuyên
chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh đã hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ của
một cuộc cách mạng tư sản dân chủ. Nó đã mở ra thời kì thắng lợi và củng cố
chủ nghĩa tư bản ở các nước tiên tiến châu Âu, châu Mĩ. Nó thức tỉnh các lực
lượng dân tộc, dân chủ và tiến bộ đứng lên chống phong kiến chuyên chế, chống
chế độ thực dân. Như vậy, bài này có một vị trí quan trọng trong giúp HS nắm
vững hơn khái nhiệm “cách mạng tư sản”, được hình thành từ bài “Cách mạng
Nê-đéc-lan thế kỉ XVI”, hiểu nhận thức được nguyên nhân sâu xa, duyên cớ trực
tiếp, các hình thức khác nhau của cuộc cách mạng tư sản, kết quả ý nghĩa của
mỗi cuộc cách mạng. Trên cơ sở ấy giáo dục HS lòng kính trọng, niềm tin vào
sự sáng tạo của quần chúng nhân dân trong cách mạng, phát triển ở các em năng
lực nhận thức, kĩ năng tư duy về tính tất yếu của sự phát triển xã hội theo quy
luật.
Thứ hai, phải xác định rõ mục tiêu (mục đích yêu cầu) của bài học, gồm
có các nhiệm vụ về nhận thức (giáo dưỡng), giáo dục và phát triển. Đây là công
2
việc khó và phức tạp, quyết định hiệu quả của các công việc tiếp theo khi soạn
bài.
Về nhiệm vụ giáo dưỡng, GV phải tìm hiểu nội dung bài viết trong sách
giáo khoa (SGK), hướng dẫn của sách giáo viên (SGV) để xác định những đơn
vị kiến thức của bài học với những sự kiện cơ bản niên đại, phương pháp truyền
thụ thích hợp làm sáng tỏ nội dung cần học.
Để xác định nhiệm vụ giáo dục của bài, GV cần căn cứ vào nhiệm vụ
giáo dục chung của khóa trình và nội dung cụ thể của bài. Như vậy sẽ không rơi
vào công thức giáo điều và việc tiến hành giáo dục tư tưởng, thái độ, phẩm chất,
đạo đức của từng bài có hiệu quả thiết thực.
Muốn xác định nhiệm vụ phát triển, GV nên dựa vào nội dung đặc trưng
bộ môn, nội dung bài học mà xác định những kĩ năng tư duy về thực hành (vận
dụng kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới và vận dụng vào cuộc sống).
Tổng hợp các yêu cầu trên, chúng ta xác định một cách toàn diện cụ thể
mục tiêu bài học, chỉ đạo nội dung, phương pháp dạy học.
Thứ ba, phải xây dựng đề cương và viết giáo án.
Để xây dựng đề cương bài học, GV phải xem xét mối tương quan giữa bài
viết của SGK với nội dung bài giảng. Căn cứ vào nội dung chính của bài (đã xác
định), thời gian của tiết học, GV xác định khối lượng thông tin HS cần nắm,
mức độ lĩnh hội các thông tin này (những sự kiện cần đi sâu, sự kiện đi lướt và
những sự kiện hướng dẫn HS về nhà đọc), các phương tiện học tập (tài liệu tham
khảo, đồ dùng trực quan...).
Nội dung bài soạn cần tránh lối dạy học nhồi nhét kiến thức, kiểu cổ động
giáo dục bằng những “khẩu hiệu chính trị” không xuất phát từ sự kiện lịch sử cụ
thể. Bài soạn phải thể hiện được các hoạt động điều khiển, tổ chức của GV trên
cơ sở phát huy tính tức cực của HS tron quá trình dạy học. Muốn vậy, khi xác
định cách tổ chức công việc của GV và HS phải kết hợp việc truyền thụ kiến
thức mới với hoạt động tích cực của các em. Lĩnh hội kiến thức và phát triển
năng lực nhận thức là hai mặt khăng khít với nhau của quá trình học tập của HS.
Giáo án của một bài học lịch sử thường bao gồm các phần :
- Mục tiêu của bài học.
- Cấu tạo các bước của giờ học (cấu trúc của giờ học). Việc vận dụng các
bước lên lớp, cấu tạo nội dung lịch sử của bài cần linh hoạt mềm dẻo. Cấu trúc
nội dung lịch sử của bài có thể chuẩn bị tuần tự theo các mục đích của SGK,
hoặc có thể chia nhỏ các mục, gộp các mục lại với nhau (nếu thấy hợp lý).
- Nội dung, phương pháp dạy học và cách tổ chức hoạt động của GV và
HS trong giờ học là khâu trung tâm của giáo án. Ở phần này cần ghi rõ các công
việc của thầy và hoạt động nhận thức của trò, mối quan hệ giữa hoạt động của
thầy và trò (qua việc thầy đặt câu hỏi, kích thức HS suy nghĩ, tìm ý trả lời,
hướng dẫn HS thảo luận, động viên đánh giá việc trả lời của HS, bổ sung, sửa
chữa những thiếu sót, bài tập về nhà...).
Ghi cụ thể các công việc của GV và HS trong giáo án sẽ tiết kiệm được
thời gian khi tiến hành bài học, tránh tình trạng lúng túng vì câu hỏi nêu không
rõ ràng, HS không trả lời được, hoặc GV không biết hướng dẫn, gợi ý cho HS
trả lời...
3
Trong giáo án ghi cụ thể công việc của GV : xác định nội dung cơ bản sẽ
trình bày ở từng mục theo hướng cung cấp kiến thức mới, hướng dẫn HS tìm
hiểu các vấn đề nêu trong bài, thu thập tư liệu tham khảo cần thiết để bổ sung
cho các mục, xác định phương pháp tiến hành, dự kiến thời gian cho từng mục,
nội dung các câu hỏi vận dụng (bài tập nhận thức) đặt ở đầu giờ, các câu hỏi gợi
mở trong quá trình giảng... Chi tiết hơn, khi ghi câu hỏi, nên ghi rõ dự định hỏi
các HS khá, trung bình hay yếu, vận dụng gì cần để HS tranh luận, thầy nên chốt
cái gì, cách gợi ý, hướng dẫn HS tìm câu trả lời, động viên đánh giá HS khi phát
biểu; việc kiểm tra ở cuối giờ (miệng hay viết, nội dung các câu hỏi kiểm tra).
Như vậy giáo án xác định rõ công việc của GV trên lớp không phải “thuyết
trình, độc thoại” mà tổ chức, hướng dẫn HS tiếp thu kiến thức.
Hoạt động nhận thức của HS được thể hiện ở việc chú ý nghe giảng, biết
ghi chép, nêu vấn đề lĩnh hội được kiến thức cơ bản một cách tích cực đánh giá
câu hỏi của bạn, nắm được phương pháp nhận thức lịch sử mà thầy đã hướng
dẫn, từ sự kiện cụ thể rút ra kết luận khái quát.
Giáo án tốt được đánh giá theo những yêu cầu chủ yếu sau đây:
- Phản ánh được nội dung cơ bản của chương trình, SGK và tình hình HS.
- Thể hiện được các điều kiện cụ thể của từng lớp, từng trường, từng
vùng, từng địa phương.
- Tạo điều kiện thuận lợi để GV lên lớp đạt hiệu quả cao.
- Tạo điều kiện cho HS lĩnh hội bài tốt.
Một giáo án đạt yêu cầu phải thể hiện được sự đổi mới về nội dung và
phương pháp dạy học.
Thứ nhất : đổi mới về nội dung. Đó là xác định kiến thức cơ bản mà HS
cần nắm, không liệt kê nhiều sự kiện mang tính chất một bài kể chuyện, chất
đống tài liệu sự kiện mà không hiểu lịch sử.
Thứ hai : đổi mới về phương pháp dạy của GV và phương pháp học tập
của HS theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong học tập của
HS, thiết kế và thể hiện được hai hoạt động của GV và HS; HS được chủ động
tham gia vào quá trình nhận thức, được “nghĩ nhiều, làm nhiều, nói nhiều” trong
giờ học.
Thứ ba : phải tăng thêm tính thực hành của bộ. Trước hết cần chú trọng
sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học bộ môn. GV phải khai thác và tổ chức cho HS
khai thác tất cả những thiết bị và đồ dùng đã có trong SGK và được trang bị.
Thiết bị, đồ dùng được sử dụng theo quan niệm đổi mới không phải là để minh
họa cho bài học mà còn chính là nguồn nhận thức lịch sử, cung cấp kiến thức
cần khai thác cho HS. Ngòai ra cần có các bài tập, thực hành khi dạy học...
II. GỢI Ý CẤU TRÚC GIÁO ÁN MÔN LỊCH SỬ
Một giáo án lịch sử được soạn theo những yêu cầu sau :
A - Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Cần xác định
- Bài có những đơn vị kiến thức cơ bản nào mà HS cần nắm (vì sao đó là
những kiến thức cơ bản? Nội dung các kiến thức cơ bản này?).
4
- Kiến thức nào là kiến thức trọng tâm của bài để có các biện pháp sư
phạm cần thiết để giúp HS nắm vững.
2. Tư tưởng, tình cảm, thái độ
Qua bài học giáo dục cho HS : yêu quê hương đất nước, yêu lao động,
biết ơn các anh hùng liệt sĩ, lòng tự hào dân tộc, tinh thần quốc tế vô sản... Tùy
theo nội dung của bài mà giáo dục mặt nào chủ yếu, không gò ép cứng nhắc,
công thức...
3. Kĩ năng
Bài học rèn luyện cho HS những kĩ năng gì: so sánh đối chiếu, lập bảng
thống kê, phân tích tổng hợp, sử dụng bản đồ...
B - Thiết bị, đồ dùng dạy học và tư liệu dạy học
- GV chuẩn bị thiết bị, đồ dùng dạy học: đầu video, đèn chiếu, tranh ảnh,
bản đồ, các tài liệu tham khảo... cần cho bài giảng.
- Về phía HS cũng chuẩn bị : tranh ảnh sưu tầm, lược đồ tự vẽ, các đồ
dùng chuẩn bị cho bài tập, trò chơi...
C - Tiến trình tổ chức dạy và học
1. Quan niệm cấu trúc của giáo án
* Quan niệm cũ:
Giáo án phải đảm bảo đầy đủ, trình tự các bước lên lớp:
- Ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ
- Giảng bài mới
- Củng cố bài
- Dặn dò HS
* Quan niệm hiện nay:
- Đó là việc thiết kế của một giờ học mà GV cần thực hiện, nhưng không
nhất thiết phải tuân thủ theo trình tự cả 5 bước mà tùy điều kiện cụ thể về đối
tượng HS, cơ sở vật chất, nội dung bài học mà vận dụng sao cho linh hoạt, sáng
tạo, mềm dẻo không cứng nhắc và máy móc.
- Cấu trúc bài phải phụ thuộc vào loại bài, nội dung và mục tiêu bài học.
2. Gợi ý về cấu trúc giáo án
Kiểm tra bài cũ:
Mục đích của kiểm tra bài cũ không chỉ kiểm tra khả năng nhận thức kiến
thức bài cũ của HS, mà còn phải hướng tới việc dẫn dắt các em vào tiếp thu kiến
thức mới; vì vậy, GV có thể kiểm tra ở đầu giờ để dẫn dắt vào bài bài mới, có
thể trong quá trình giảng bài mới cần huy động kiến thức cũ để HS tiếp thu kiến
thức mới GV cũng có thể kiểm tra; khi sơ kết bài học cần huy động kiến thức cũ
để sơ kết, tổng kết cũng có thể kiểm tra.
Dẫn dắt vào bài mới:
- Có nhiều cách giới thiệu bài mới, chẳng hạn nêu tình huống có vấn đề
khái quát kiến thức cũ để dẫn dắt vào bài mới. Về cơ bản, đây là công việc nêu
rõ mục tiêu bài học và HS dưới sự hướng dẫn của GV phải đạt được trong giờ
học.
Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp:
- Thiết kế hoạt động của thầy và trò theo các mục của bài của SGK.
5
- Mỗi mục của bài có thể có một hoặc nhiều hoạt động tùy theo nội dung.
- Mỗi hoạt động thường được tiến hành các công việc sau:
Thứ nhất : Xác định mức độ kiến thức cần đạt của mỗi hoạt động: thông
qua hoạt động HS nắm được những nội dung kiến thức gì, ở mức độ như thế
nào? (nắm nội dung chính, những nét khái quát, hay hiểu bản chất, so sánh, đối
chiếu với các sự kiện khác).
Thứ hai : Tổ chức thực hiện với hoạt động của GV và HS bao gồm các
bước sau:
- Thông báo thông tin, cho HS làm việc với SGK, tư liệu lịch sử, tranh
ảnh, bản đồ, xem băng, tuy nhiên thông tin phải có định hướng của GV.
- Xử lí các thông tin, với việc nêu các câu hỏi, bài tập, vấn đề thảo luận
thông qua các hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm hoặc cả lớp dưới sự tổ chức
hướng dẫn của GV.
- Kết quả xử lý và kết luận, với việc HS thông báo kết quả xử lí thông tin
do GV tổ chức hướng dẫn và GV đưa ra nhận xét đúng, sai, sửa chữa, bổ sung
cà cuối cùng GV đưa ra kết luận.
Sau đây một dẫn chứng cụ thể về tổ chức theo hoạt động của thầy và trò
trong giờ học.
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1
Mục 1 ................
- Mức độ kiến thức cần đạt ....................
- Tổ chức thực hiện:
+ GV thông báo thông tin, cho HS làm
- HS tự rút ra nội dung
việc với SGK, tư liệu lịch sử, tranh ảnh, bản đồ, kiến thức cần đạt trong hoạt
xem băng, tuy nhiên thông tin phải có định động.
hướng của GV.
+ HS xử lí các thông tin, với việc nêu các
câu hỏi, bài tập, vấn đề thảo luận thông qua các
hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm hoặc cả lớp
dưới sự tổ chức hướng dẫn của thầy.
+ HS thông báo kết quả xử lí.
+ GV nhận xét đúng, sai, sửa chữa, bổ
sung và đi đến kết luận.
Hoạt động 2
- Mức độ kiến thức cần đạt : ..........
- Tổ chức thực hiện ....................
Củng cố, sơ kết bài học
- Sau khi kết thúc bài học, GV khái quát và tổng kết tòan bộ nội dung của
bài hoặc có thể củng cố, sơ kết sau mỗi mục nếu thấy cần thiết.
Dặn dò, ra bài tập cho HS
- GV ra bài tập hướng dẫn HS làm bài ngay ở lớp nếu còn thời gian, hoặc
ra bài tập, nêu câu hỏi để HS về nhà tự trả lời câu hỏi và làm bài tập ở nhà.
6
- Dặn dò HS chuẩn bị công việc ở nhà phục vụ cho bài mới: tìm hiểu
trước nội dung của SGK, sưu tầm tư liệu liên quan đến nội dung bài học mới,
làm đồ dùng học tập như vẽ bản đồ, sơ đồ, lược đồ, xây dựng những đoạn tường
thuật, miêu tả.
Trên đây là những yêu cầu chung trong việc soạn giáo án lịch sử ở trường
THCS theo hứơng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS thể hiện rõ
được hoạt động của thầy và hoạt động của trò, những giáo án cụ thể sẽ được
chúng tôi thể hiện ở phần sau.
7
Phần một
LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI
Chương I
XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
Bài 1
SỰ XUẤT HIỆN CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
HS cần hiểu những mốc và bước tiến trên chặng đường dài, phấn đấu qua
hàng triệu năm của loài người nhằm cải thiện đời sống và cải biến bản thân con
người.
2. Tư tưởng, tình cảm
Giáo dục lòng yêu lao động, vì lao động không những nâng cao đời sống
của con người mà còn hoàn thiện bản thân con người.
3. Kỹ năng
Rèn kỹ năng sử dụng sách giáo khoa - kỹ năng phân tích, đánh giá và tổng
hợp về đặc điểm tiến hóa của loài người trong quá trình hoàn thiện mình, đồng
thời thấy được sự sáng tạo và phát triển không ngừng của xã hội loài người.
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Giới thiệu khái quát về chương trình lịch sử lớp 10
Yêu cầu và hướng dẫn phương pháp học bộ môn ở nhà, ở lớp.
2. Dẫn dắt vào bài học
GV nêu tình huống qua câu hỏi tạo không khí học tập: Chương trình lịch
sử chúng ta đã học ở THCS được phân chia thành mấy thời kỳ? Kể tên các thời
kỳ đó? Hình thái chế độ xã hội gắn liền với mỗi thời kỳ? Xã hội loài người và
loài người xuất hiện như thế nào? Để hiểu điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài
học hôm nay.
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp
Kiến thức HS
cần nắm vững
Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân
1. Sự xuất hiện loài người
Trước hết GV kể câu chuyện về nguồn gốc của dân và và đời sống bầy người
tộc Việt Nam (Bà Âu Cơ với cái bọc trăm trứng và nguyên thủy
chuyện Thượng đế sáng tạo ra loài người) sau đó
nêu câu hỏi:
Lòai người từ đâu mà ra? Câu chuyện kể trên có ý
nghĩa gì ?
- HS qua hiểu biết, qua câu chuyện GV kể và đọc
Các hoạt động của thầy và trò
8
SGK trả lời câu hỏi.
GV dẫn dắt, tạo không khí tranh luận.
- GV nhận xét bổ sung và chốt ý:
+ Câu chuyện truyền thuyết đã phản ánh xa xưa
con người muốn lý giải về nguồn gốc của mình
song chưa đủ cơ sở khoa học nên đã gửi gắm điều
đó vào sự thần thánh.
+ Ngày nay, khoa học phát triển, đặc biệt là khảo
cổ học và cổ sinh học đã tìm được bằng cứ nói lên
sự phát triển lâu dài của sinh giới, từ động vật bậc
thấp lên động vật bậc cao mà đỉnh cao của quá
trình này là sự biến chuyển từ vượn thành người.
GV nêu câu hỏi: Vậy con người do đâu mà ra?
Căn cứ vào cơ sở nào? Thời gian? Nguyên nhân
quan trọng quyết định đến sự chuyển biến đó?
Ngày nay quá trình chuyển biến đó có diễn ra hay
không? Tại sao?
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- GV: Chặng đường chuyển biến từ vượn đến
người diễn ra rất dài. Bước phát triển trung gian là
Người tối cổ (người thượng cổ).
Nhiệm vụ cụ thể của từng nhóm là :
+ Nhóm 1: Thời gian tìm được dấu tích Người tối
cổ? Địa điểm? Tiến hóa trong cấu tạo cơ thể?
+ Nhóm 2: Đời sống vật chất và quan hệ xã hội
của Người tối cổ?
- HS : Từng nhóm đọc SGK, tìm ý trả lời và thảo
luận thống nhất ý kiến trình bày trên giấy 1/2 tờ
A0. Đại diện của nhóm trình bày kết quả của mình.
GV yêu cầu HS nhóm khác bổ sung.
Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý:
Nhóm 1 :
+ Thời gian tìm được dấu tích của Người tối cổ bắt
đầu khoảng 4 triệu năm trước đây.
+ Di cốt tìm thấy ở Đông Phi, Giava (Inđônêxia),
Bắc Kinh (Trung Quốc).... Thanh Hóa (Việt Nam)
+ Người tối cổ hoàn toàn đi bằng hai chân, đôi tay
được tự do cầm nắm, kiếm thức ăn. Cơ thể có
nhiều biến đổi: trán, hôp sọ...
Nhóm 2: Đời sống vật chất đã có nhiều thay đổi
+ Biết chế tạo công cụ lao động: Họ lấy mảnh đá
hay cuội lớn đem ghè vỡ tạo nên một mặt cho sắc
và vừa tay cầm rìu đá (đồ đá cũ - sơ kỳ).
+ Biết làm ra lửa (phát minh lớn) và điều quan
trọng cải thiện căn bản cuộc sống từ ăn sống ăn
- Loài người do một loài
vượn chuyển biến thành.
Chặng đầu của quá trình
hình thành này có khoảng
6 triệu năm trước đây.
- Bắt đầu khoảng 4 triệu
năm trước đây đã tìm thấy
dấu vết của Người tối cổ ở
một số nơi như Đông Phi,
In-đô-nê-xi-a, Trung Quốc,
Việt Nam.
- Đời sống vật chất của
Người nguyên thủy.
+ Chế tạo công cụ đá (đồ
đá cũ).
+ Làm ra lửa
9
chín.
+ Cùng nhau lao động tìm kiếm thức ăn. Chủ yếu
là hái lượm và săn bắt thú.
+ Quan hệ hợp quần xã hội, có người đứng đầu, có
phân công lao động giữa nam - nữ, cùng chăm sóc
con cái, sống quây quần theo quan hệ ruột thịt gồm
5 - 7 gia đình. Sống trong hang động hoặc mái đá,
lều dựng bằng cành cây... Hợp quần đầu tiên ⇒
bầy người nguyên thủy.
Hoạt động 3: Cả lớp
GV dùng ảnh và biểu đồ để giải thích giúp HS hiểu
và nắm chắc hơn:
+ Anh về Người tối cổ.
+ Anh về các công cụ đá.
+ Biểu đồ thời gian của Ngưới tối cổ.
- Về hình dáng: Tuy còn nhiều dấu tích vượn trên
người nhưng Người tối cổ không còn là vượn.
- Người tối cổ là Người vì đã chế tác và sử dụng
công cụ (Mặc dù chiếc rìu đá còn thô kệch, đơn
giản).
- Thời gian:
+ Tìm kiếm thức ăn, săn
bắt - hái lượm.
- Quan hệ xã hội của
Người tối cổ được gọi là
bầy người nguyên thủy.
4 tr. năm
1 tr. năm
4 vạn năm
1 vạn
năm
(Người tối cổ) - đi thẳng
- Hòn đá ghè đẽo sơ qua
- Hái lượm, săn đuổi thú
- Bầy người.
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
2. Người tinh khôn và óc
GV trình bày: Qua quá trình lao động, cuộc sống sáng tạo
của con người ngày càng phát triển hơn. Đồng thời
con người tự hoàn thành quá trình hoàn thiện mình
tạo bước nhảy vọt từ vượn thành Người tối cổ.
Ta tìm hiểu bước nhảy vọt thứ 2 của quá trình này.
- GV chia lớp thành 3 nhóm, nêu câu hỏi cho từng
nhóm :
+ Nhóm 1 : Thời đại Người tinh khôn bắt đấu xuất
hiện vào thời gian nào? Bước hoàn thiện về hình
dáng và cấu tạo cơ thể được biểu hiện như thế
nào?
+ Nhóm 2 : Sự sáng tạo của Người tinh khôn trong
việc chế tạo công cụ lao động bằng đá?
+ Nhóm 3 : Những tiến bộ khác trong cuộc sống
lao động và vật chất?
- HS đọc SGK, thảo luận tìm ý trả lời. Sau khi đại
10
diện nhóm trình bày kết quả thống nhất của nhóm.
HS nhóm khác bổ sung. Cuối cùng GV nhận xét và
chốt ý.
+ Nhóm 1: Đến cuối thời kỳ đồ đá cũ, khoảng 4
vạn năm trước đây. Người tinh khôn (hay còn gọi
là Người hiện đại) xuất hiện. Người tinh khôn có
cấu tạo cơ thể như ngày nay: xương cốt nhỏ nhắn,
bàn tay nhỏ khéo kéo, ngón tay linh hoạt. Hộp sọ
và thể tích não phát triển, trán cao, mặt phẳng,
hình dáng gọn và linh hoạt, lớp lông mỏng không
còn nữa đưa đến sự xuất hiện những màu da khác
nhau (3 chủng tộc lớn vàng - đen - trắng).
+ Nhóm 2 : Sự sáng tạo của Người tinh khôn trong
kỹ thuật chế đạo công cụ đá: Người ta biết ghè 2
cạnh sắch hơn của mảnh đá làm cho nó gọn và sắc
hơn với nhiều kiểu, loại khác nhau. Sau khi được
mãi nhẵn, được khoan lỗ hay nấc để tra cán ⇒
Công cụ đa dạng hơn, phù hợp với từng công việc
lao động, chau chuốt và có hiệu quả hơn ⇒ Đồ đá
mới.
+ Nhóm 3: Óc sáng tạo của Người tinh khôn còn
chế tạo ra nhiều công cụ lao động khác : Xương cá,
cành cây làm lao, chế cung tên, đan lưới đánh cá,
làm đồ gồm. Cũng từ đó đời sống vật chất được
nâng lên. Thức ăn tăng lên đáng kể. Con người rời
hang động ra định cư ở địa điểm thuận lợi. Cư trú
“nhà cửa” trở nên phổ biến.
Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp và cá nhân
GV trình bày : - Cuộc cách mạng đá mới - Đây là
một thuật ngữ khảo cổ học nhưng rất thích hợp với
thực tế phát triển của con người. Từ khi Người tinh
khôn xuất hiện thời đá cũ hậu kì, con người đã có
một bước tiến dài: Đã có cư trú “nhà cửa”, đã sống
ổn đinhh và lâu dài (lớp vỏ ốc sâu 1m nói lên có
thể lâu tới cả nghìn năm).
Như thế cũng phải kéo dài tích lũy kinh nghiệm tới
3 vạn năm. Từ 4 vạn năm đến 1 vạn năm trước đây
mới bắt đầu thời đá mới.
GV nêu câu hỏi:
- Đá mới là công cụ đá có điểm khác nhau như thế
nào so với công cụ đá cũ?
HS đọc SGK trả lời.
- HS khác bổ sung, cuối cùng GV nhận xét và chốt
lại: Đá mới là công cụ đá được ghè sắc, mài nhẵn,
tra cán dùng tốt hơn. Không những vậy người ta
- Khoảng 4 vạn năm trước
đây, Người tinh khôn xuất
hiện. Hình dáng và cấu tạo
cơ thể hoàn thiện như ngày
nay.
- Óc sáng tạo là sự sáng tạo
của Người tinh khôn trong
công việc cải tiến công cụ
đồ đá và biết chế tác thêm
nhiều công cụ mới.
+ Công cụ đá: Đá cũ đá
mới (ghè - mài nhẵn - đục
lỗ tra cán).
+ Công cụ mới: Lao, cung
tên.
3. Cuộc cách mạng thời
đá mới
- 1 vạn năm trước đây thời
kỳ đá mới bắt đầu.
11
còn sử dụng cung tên thuần thục.
GV đặt câu hỏi: Sang thời đại đá mới, cuộc sống
vật chất của con người có biến đổi như thế nào?
HS đọc SGK trả lời, HS khác bổ sung, cuối cùng
GV nhận xét và chốt ý:
- Sang thời đại đá mới cuộc sống của con người đã
có những thay đổi lớn lao.
+ Từ chỗ hái lượm, săn bắn ⇒ trồng trọt và chăn
nuôi (người ta trồng một số cây lương thực và thực
phẩm như lúa, bầu, bí... Đi săn bắn được thú nhỏ
người ta giữ lại nuôi và thuần dưỡng thành gia súc
nhỏ như chó, cứu, lợn, bò...)
+ Người ta biết làm sạch những tấm da thú để che
thân cho ấm và “cho có văn hoá” (Tìm thấy cúc,
kim xương)
- Cuộc sống con người đã
có những thay đổi lớn lao,
người ta biết :
+ Trồng trọt, chăn nuôi.
+ Làm sạch tấm da thú che
thân
+ Làm nhạc cụ
⇒ Cuộc sống no đủ hơn,
đẹp hơn và vui hơn, bớt lệ
thuộc vào thiên nhiên.
+ Người ta biết làm đồ trang sức (vòng vỏ ốc hạt
xương, vòng tay, vòng cổ chân, hoa tai bằng đá
mầu).
+ Con người biết đến âm nhạc (cây sáo xương, đàn
đá,...)
GV kết luận: Như thế, từng bước, từng bước con
người không ngừng sáng tạo, kiếm được thức ăn
nhiều hơn, sống tốt hơn và vui hơn. Cuộc sống bớt
dần sự lệ thuộc vào thiên nhiên. Cuộc sống con
người tiến bộ với tốc độ nhanh hơn và ổn định hơn
từ thời đá mới.
4. Sơ kết bài học
GV kiểm tra hoạt động nhận thức của HS và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Nguồn gốc của loài người, nguyên nhân quyết định đến quá trình tiến
hóa?
- Thế nào là Người tối cổ? Cuộc sống vật chất và xã hội của Người tối cổ?
- Những tiến bộ kĩ thuật khi Người tinh khôn xuất hiện?
5. Dặn dò, bài tập về nhà
- Nắm được bài cũ. Đọc trước bài mới và trả lời câu hỏi trong sách giáo
khoa.
- Bài tập.
Lập bảng so sánh
Nội dung
Thời gian
Chủ nhân
Thời kì đá cũ
Thời kì đá mới
12
Kĩ thuật chế tạo công cụ đá
Đời sống lao động
13
Bài 2
XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần :
1. Kiến thức
- Hiểu được đặc điểm tổ chức thị tộc, bộ lạc, mối quan hệ trong tổ chức xã
hội đầu tiên của loài người.
- Mốc thời gian quan trọng của quá trình xuất hiện kim loại và quan hệ
quả xã hội của công cụ kim loại.
2. Tư tưởng
- Nuôi dưỡng giấc mơ chính đáng - xây dựng một thời đại Đại Đồng trong
văn minh.
3. Kỹ năng
Rèn cho HS kỹ năng phân tích và đánh giá tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc.
Kĩ năng phân tích và tổng hợp về quá trình ra đời của kim loại, nguyên nhân, hệ
quả của chế độ tư hữu ra đời.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Tranh ảnh.
- Mẩu truyện ngắn về sinh hoạt của thị tộc, bộ lạc.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Lập niên biểu thời gian về quá trình tiến hóa từ vượn thành
người? Mô tả đời sống vật chất và xã hội của Người tối cổ?
Câu hỏi 2: Tại sao nói thời đại Người tinh khôn cuộc sống của con người
tốt hơn, đủ hơn, đẹp hơn và vui hơn?
2. Dẫn dắt bài mới
Bài một cho chúng ta hiểu quá trình tiến hóa và tự hoàn thiện của con
người. Sự hoàn thiện về vóc dáng và cấu tạo cơ thể. Sự tiến bộ trong cuộc sống
vật chất. Đời sống của con người tốt hơn - đủ hơn - đẹp hơn - vui hơn. Và trong
sự phát triển ấy ta thấy sự hợp quần của bầy người nguyên thủy - một tổ chức xã
hội quá độ. Tổ chức ấy còn mang tính giản đơn, hoang sơ, còn đầy dấu ấn bầy
đàn cùng sự hoàn thiện của con người. Bầy đàn phát triển tạo nên sự gắn kết và
định hình của một tổ chức xã hội lòai người khác hẳn với tổ chức bầy, đàn. Để
hiểu rõ tổ chức thực chất, định hình đầu tiên của loài người đó, chúng ta cùng
tìm hiểu bài hôm nay.
14
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp
Kiến thức HS
cần nắm vững
Hoạt động 1 : Cả lớp và cá nhân
1. Thị tộc và bộ lạc
Trước hết GV gợi HS nhớ lại những tiến bộ, sự a. Thị tộc
hoàn thiện của con người trong thời đại người tinh
khôn. Điều đã dẫn đến xuất hiện của bầy người
nguyên thủy, một tổ chức hợp quần và sinh hoạt
theo từng gia đình trong hình thức bầy người cũng
khác đi. Số dân tăng lên. Từng nhóm người cũng
đông đúc, mỗi nhóm có hơn 10 gia đình (đông hơn
trước gấp 2 - 3 lần) gồm 2, 3 thế hệ già trẻ có chung
dòng máu ⇒ Họ hợp thành một tổ chức xã hội chặt
chẽ hơn, gắn bó hơn, có tổ chức hơn. Hình thức tổ
chức ấy gọi là thị tộc - những người “cùng họ”. Đây
là tổ chức thực chất và định hình đầu tiên của loài
người.
GV nêu câu hỏi : Thế nào là thị tộc? Mối quan hệ
trong thị tộc?
HS nghe và đọc sách giáo khoa trả lời.
HS khác bổ sung. Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý:
+ Thị tộc là nhóm người có khoảng hơn 10 gia đình, - Thị tộc là nhóm người có
gồm 2 - 3 thế hệ già trẻ và có chung dòng máu.
khoảng hơn 10 gia đình và
có chung dòng máu.
+ Trong thị tộc, mọi thành viên đều hợp sức, chung - Quan hệ trong thị tộc :
lưng đấu cật, phối hợp ăn ý với nhau để tìm kiếm công bằng, bình đẳng, cùng
thức ăn. Rồi được hưởng thụ bằng nhau, công bằng. làm cùng hưởng. Lớp trẻ
Trong thị tộc, con cháu tôn kính ông bà cha mẹ và tôn kính cha mẹ, ông bà và
ngược lại, ông bà cha mẹ đều yêu thương, chăm lo, cha mẹ đều yêu thương và
bảo đảm nuôi dạy tất cả con cháu của thị tộc.
chăm sóc tất cả con cháu
của thị tộc.
GV phân tích bổ sung để nhấn mạnh khái niệm hợp
tác lao động ⇒ hưởng thụ bằng nhau cộng đồng. Công việc lao động hàng đầu
và thường xuyên của thị tộc là kiếm thức
ăn để nuôi sống thị tộc. Lúc bấy giờ với
công
việc săn đuổi và săn bẫy các con thú lớn, thú chạy
nhanh, con người không thể lao động riêng
rẽ, buộc họ phải cùng hợp sức tạo thành
một vòng vây, hò hét, ném
đá, ném lao, bắn cung tên, dồn thú chỉ còn một con
Các hoạt động của thầy và trò
15
đường chạy duy nhất, đó là hố bẫy. Yêu cầu của
công việc và trình độ thời đó buộc phải hợp tác nhiều
người, thậm chí của cả thị tộc. Việc tìm kiếm thức ăn
không thường xuyên, không nhiều. Khi ăn, họ cùng
nhau ăn (kể chuyện... Qua bức tranh vẽ trên vách đá
ở hang động, ta
thấy: Sau khi đi săn thú về, họ cùng nhau nướng thịt
rồi ăn thịt nướng với rau củ đã được chia thành các
khẩu phần đều nhau. Hoặc có nơi thức căn được để
trên tàu lá rộng, từng người bốc ăn từ tốn vì không
có nhiều để ăn
tự do thoải mái). Việc chia khẩu phần ăn, ta thấy
ngay trong thời hiện đại này khi phát hiện thị tộc
Tasađây ở Philipines. Tính công bằng - cùng hưởng
được thể hiện rất rõ. GV có thể kể thêm câu chuyện
mảnh vải tặng của nhà dân tộc học với thổ dân Nam
Mỹ.
Qua câu chuyện, GV chốt lại: Nguyên tắc vàng
trong xã hội thị tộc là của chung, việc chung, làm
chung, thậm chí ở chung một nhà. Tuy nhiên đây là
một đại đồng trong kỳ mông muội, khó khăn nhưng
trong tương lai chúng ta vẫn có thể xây dựng đại
đồng trong thời văn minh - mọi đại đồng mà trong
đó con người có trình độ văn minh cao và quan hệ
cộng đồng làm theo năng lực và hưởng theo nhu
cầu. Điều đó chúng ta có thể thực hiện được - một
ước mơ chính đáng mà loài người hướng tới.
Hoạt động 2 : Làm việc cá nhân
GV nêu câu hỏi: Ta biết đặc điểm của thị tộc. Dựa
trên hiểu biết đó, hãy:
+ Định nghĩa thế nào là bộ lạc?
+ Nêu điểm giống và điểm khác giữa bộ lạc và thị
tộc?
HS đọc SGK và trả lời. HS khác bổ sung. GV nhận
xét và chốt ý.
+ Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc, sống cạnh nhau,
có họ hàng với nhau và có chung một nguồn gốc tổ
tiên.
+ Điểm giống : Cùng có chung một dòng máu.
Điểm khác : Tổ chức lớn hơn (gồm nhiều thị tộc).
Mối quan hệ trong bộ lạc là sự gắn
bó,
b. Bộ lạc
- Bộ lạc là tập hợp một số
thị tộc sống cạnh nhau và
có cùng một nguồn gốc của
tổ tiên.
- Quan hệ giữa các thị tộc
trong bộ lạc là gắn bó giúp
đỡ nhau.
16
giúp đỡ nhau, chứ không có quan hệ hợp sức lao
động
kiếm ăn.
Hoạt động 1 : Theo nhóm
2. Buổi đầu của thời đại kim
khí
GV nêu: Từ chỗ con người biét chế tạo công cụ đá a. Quá trình tìm và sử dụng
và
ngày càng cải tiến để công cụ gọn hơn, sắc hơn, sử kim loại
dụng
có hiệu quả hơn. Không dừng lại ở các công cụ đá,
xương, tre gỗ mà người ta phát hiện ra kim loại,
dùng kim loại để chế tạo đồ dùng và công cụ lao
động.
Qúa trình tìm thấy kim loại - sử dụng nó như thế
nào và hiệu quả của nó ra sao? Chia nhóm để
tìm hiểu.
Nhóm 1: Tìm mốc thời gian con người tìm thấy kim
loai? Vì sao lại cách xa nhau như thế?
Nhóm 2 : Sự xuất hiện công cụ bằng kim loại có ý
nghĩa như thế nào đối với sản xuất?
HS đọc SGK, trao đổi thống nhất ý kiến. Đại diện
nhóm trình bày. Các nhóm khác góp ý. Cuối
cùng GV nhận xét và chốt ý:
+ Quá trình con người tìm và sử dụng kim loại : - Con người tìm và sử dụng
Khoảng
5500 năm trước đây, ngưới Tây Á và Ai Cập sử kim loại :
dụng
đồng sớm nhất (đồng đỏ).
Khoảng 4000 năm trước đây, cư dân ở nhiều nơi đã + Khoảng 5500 năm trước
biết dùng đồng thau.
đây - đồng đỏ.
Khoảng 3000 năm trước đây, cư dân Tây Á và châu + Khoảng 4000 năm trước
Âu đã biết đúc và dùng đồ sắt.
đây - đồng thau.
+ Khoảng 3000 năm trước
đây - sắt.
17
GV có thể phân tích và nhấn mạnh: Con người tìm
thấy các kim loại kim khí cách rất xa nhau bởi
lúc đó điều kiện còn rất khó khăn, việc phát
minh mới về kĩ thuật là điều không dễ. Mặc dù
con người đã bước sang thời đại kim khí từ 5500
năm trước đây nhưng trong suốt 1500 năm, kim
loại (đồng) còn rất ít, quí nên họ mới dùng chế
tạo thành trang sức, vũ khí mà công cụ lao động chủ
yếu vẫn là đồ đá, đồ gỗ. Phải đến thời kỳ đồ sắt
con người mới chế tạo phổ biến thành công cụ
lao động. Đây là nguyên nhân cơ bản tạo nên
một sự biến đổi lớn lao trong cuộc sống con
người:
+ Sự phát minh ra công cụ kim khí đã có ý nghĩa lớn
lao trong cuộc sống lao động: Năng suất lao
động vượt xa thời đại đồ đá, khai thác những
vùng đất đai mới, cày sâu cuốc bẫm, xẻ gỗ đóng
thuyền, xẻ đá làm lâu đài; và đặc biệt quan trọng
là từ chỗ sống bấp bênh, tới chỗ đủ sống, tiến tới
con người làm ra một lượng sản phẩm thừa
thường xuyên.
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
Trước tiên GV gợi nhớ lại quan hệ trong xã hội
nguyên thuỷ. Trong xã hội nguyên thuỷ, sự công
bằng và bình đẳng là “nguyên tắc vàng” nhưng lúc
ấy, con người trong cộng đồng dựa vào nhau vì tình
trạng đời sống còn quá thấp. Khi bắt đầu có sản
phẩm thừa thì lại không có
để đem chia đều cho mọi người. Chính lượng sản
phẩm thừa được các thành viên có chức phận
nhận (người chỉ huy dân binh, người chuyên
trách lễ nghi, hoặc điều hành các công việc
chung của thị tộc, bộ lạc) quản lý và đem ra
dùng chung, sau lợi dụng chức phận chiếm một
phần sản phẩm thừa khi chi cho các công việc
chung.
GV nêu câu hỏi: Việc chiếm sản phẩm thừa của một
số người có chức phận đã tác động đến xã hội
nguyên thủy như thế nào?
HS đọc SGK trả lời, HS khác góp ý rồi GV nhận xét
và chốt ý:
** + Trong xã hội có người nhiều, người ít của cải,
của cải thừa tạo cơ hội cho một số người dùng
thủ đoạn chiếm làm của riêng. Tư hữu xuất hiện
trong cộng đồng bình đẳng, không có của cải bắt
b. Hệ quả
- Năng suất lao động tăng.
- Khai thác thêm đất đai
trồng trọt.
- Thêm nhiều ngành nghề
mới.
3. Sự xuất hiện tư hữu và
xã hội có giai cấp.
- Người lợi dụng chức
quyền chiếm của chung ⇒
tư hữu xuất hiện
- Gia đình phụ hệ hay gia
đình mẫu hệ.
18
đầu bị phá vỡ.
+ Trong gia đình cũng thay đổi. Đàn ông làm công - Xã hội phân chia giai cấp.
việc nặng, cày bừa tạo ra nguồn thức ăn chính
và thường xuyên ⇒ Gia đình phụ hệ xuất hiện.
*
+ Khả năng lao động của mỗi gia đình cũng khác
nhau.
Giàu nghèo ⇒ Giai cấp ra đời.
⇒ Công xã thị tộc tan vỡ đưa con người bước sang
thời đại có giai cấp đầu tiên - thời cổ đại.
4. Sơ kết bài học
1. Thế nào là thị tộc - bộ lạc?
2. Những biến đổi lớn lao của đời sống sản xuất - quan hệ xã hội của thời
đại kim khí.
5. Bài tập, dặn dò về nhà
- Trả lời câu hỏi
1. So sánh điểm giống - khác nhau giữa thị tộc và bộ lạc?
2. Do đâu mà tư hữu xuất hiện? Điều này đã dẫn tới sự thay đổi trong xã
hội như thế nào?
- Đọc bài 3 :
1. Các quốc gia cổ đại phương Đông.
2. Ý nghĩa các bức tranh hình 2 trang 11, hình 3 trang 13.
19
Chương II
XÃ HỘI CỔ ĐẠI
Bài 3
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS phải nắm được những vấn đề sau:
- Những đặc điểm của điều kiện tự nhiên của các quốc gia phương Đông
và sự phát triển ban đầu của các ngành kinh tế; từ đó thấy được ảnh hưởng của
điều kiện tự nhiên và nền tảng kinh tế đến quá trình hình thành nhà nước, cơ cấu
xã hội, thể chế chính trị ở khu vực này.
- Những đặc điểm của quá trình hình thành xã hội có giai cấp và nhà
nước, cơ cấu xã hội của xã hội cổ đại phương Đông.
- Thông qua việc tìm hiểu về cơ cấu bộ máy nhà nước và quyền lực của
nhà vua, HS còn hiểu rõ thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại.
- Những thành tựu lớn về văn hoá của các quốc gia cổ đại phương Đông.
2. Tư tưởng, tình cảm
- Thông qua bài học bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống lịch sử của
dân tộc phương Đông, trong đó có Việt Nam.
3. Kỹ năng
- Biết sử dụng bản đồ để phân tích những thuận lợi, khó khăn và vai trò
của các điều kiện địa lý ở các quốc gia cổ đại phương Đông.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Bản đồ các quốc gia cổ đại.
- Bản đồ thế giới hiện nay.
- Tranh ảnh nói về những thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại
phương Đông để minh họa (nếu có thể sử dụng phần mềm Encarta 2005, phần
giới thiệu về những thành tựu của Ai Cập cổ đại).
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
Bài này dạy trong 2 tiết: Tiết 1 giảng mục1, 2 và mục 3; Tiết 2 giảng mục 4
và 5.
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi kiểm tra ở tiết 1: Nguyên nhân tan rã của xã hội nguyên thủy?
Biểu hiện?
2. Dẫn dắt vào bài mới
- GV nhận xét câu trả lời của HS, khái quát bài cũ và dẫn dắt HS vào bài
mới và nêu nhiệm vụ nhận thức cho HS như sau: Trên lưu vực các dòng sông
lớn ở châu Á và châu Phi từ thiên niên kỷ IV TCN, cư dân phương Đông đã biết
tới nghề luyện kim, làm nông nghiệp và chăn nuôi gia súc. Họ đã xây dựng các
quốc gia đầu tiên của mình, đó là xã hội có giai cấp đầu tiên mà trong đó thiểu
số quý tốc thống trị đa số nông dân công xã và nô lệ. Quá trình hình thành và
phát triển của nhà nước ở các quốc gia cổ đại phương Đông không giống nhau,
20
nhưng thể chế chung là chế độ chuyên chế cổ đại, mà trong đó vua là người nắm
mọi quyền hành và được cha truyền, con nối.
Qua bài học này chúng ta còn biết được phương Đông là cái nôi của văn
minh nhân loại, nơi mà lần đầu tiên con người đã biết sáng tạo ra chữ viết, văn
học, nghệ thuật và nhiều tri thức khoa học khác.
3. Tổ chức hoạt động trên lớp
Các hoạt động của thầy và trò
- GV treo bản đồ “Các quốc gia cổ đại” trên
bảng, yêu cầu HS quan sát, kết hợp với
kiến thức phần 1 trong SGK trả lời câu
hỏi: Các quốc gia cổ đại phương Đông
nằm ở đâu? Có những thuận lợi gì? Gọi một HS trả lời, các HS khác có thể
bổ sung cho bạn.
- GV tiếp tục đặt câu hỏi: Bên cạnh những
thuận lợi thì có khó khăn gì? Muốn
khắc phục khó khăn cư dân phương
Đông đã phải làm gì?
- GV gọi một HS trả lời, các HS khác bổ
sung cho bạn.
- GV nhận xét và chốt ý:
+ Thuận lợi: Đất đai phù sa màu mỡ và
mềm nên công cụ bằng gỗ, đá cũng có
thể canh tác tạo nên mùa màng bội thu.
+ Khó khăn : Dễ bị nước sông dân lên gây
lũ lụt, mất mùa và ảnh hưởng đến cuộc
sống của người dân.
- Muốn bảo vệ mùa màng và cuộc sống của
mình, ngay từ đầu cư dân phương Đông đã
phải đắp đê, trị thủy, làm thủy lợi. Công
việc này đòi hỏi công sức của nhiều người,
vừa tạo nên nhu cầu để mọi người sống
quần tụ, gắn bó với nhau trong các tổ chức
xã hội.
Nội dung kiến thức cần nắm
a. Điều kiện tự nhiên
- Thuận lợi: Đất đai phù sa màu mỡ,
gần nguồn nước tưới, thuận lợi cho
sản xuất và sinh sống.
- Khó khăn: Dễ bị lũ lụt, gây mất
mùa, ảnh hưởng đến đời sống của
nhân dân.
- Do thủy lợi,.... người ta sống quần
tụ thành những trung tâm quần cư lớn
và gắn bó với nhau trong tổ chức
công xã. Nhờ đó mà nhà nước sớm
hình thành nhu cầu sản xuất và trị
thủy.
21
- GV đặt câu hỏi: Nền kinh tế chính của b. Sự phát triển của các ngành kinh
các quốc gia cổ đại phương Đông?
tế
- GV gọi Hs trả lời, các HS khác bổ sung.
- Nghề nông nghiệp tưới nước là
gốc, ngòai ra còn chăn nuôi và làm
thủ công nghiệp.
- GV chốt lại: Nông nghiệp tưới nước, chăn
nuôi và thủ công nghiệp, trao đổi hàng hoá,
trong đó nông nghiệp tưới nước là ngành
kinh tế chính, chủ đạo đã tạo ra sản phẩm
dư thừa thường xuyên.
Hoạt động: Làm việc tập thể và cá nhân 2. Sự hình thành các quốc gia cổ
đại
- GV đặt câu hỏi: Tại sao chỉ bằng công cụ - Cơ sở hình thành: Sự phát triển
chủ
của
yếu bằng gỗ và đá, cư dân lưu vực các sản xuất dẫn tới sự phân hóa giai
dòng
cấp,
***sông lớn ở châu Á, châu Phi đã sớm từ đó nhà nước ra đời.
xây dựng nhà nước của mình?
- Cho HS thảo luận sau đó gọi một HS trả
lời, các em khác bổ sung cho bạn.
*******
22
- Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, sản xuất
phát triển mà không cần đợi đến khi
xuất hiện công cụ bằng sắt, trong xã hội
đã xuất hiện của cải dư thừa dẫn đến sự
phân hóa xã hội kẻ giàu, người nghèo,
tầng lớp quí tộc và bình dân. Trên cơ sở
đó nhà nước đã ra đời.
- GV đặt câu hỏi: Các quốc gia cổ đại
phương Đông hình thành sớm nhất ở
đâu? Trong khoảng thời gian nào?
- GV cho HS đọc SGK và thảo luận, sau đó
gọi HS trả lời, các HS khác bổ sung cho
bạn.
- GV có thể chỉ trên bản đồ quốc gia cổ đại
Ai Cập hình thành như thế nào, địa bàn
của các quốc gia cổ đại này là những
nước nào trên Bản đồ thế giới, và liên
hệ ở Việt Nam bên lưu vực sông Hồng,
sông Cả... đã sớm xuất hiện nhà nước
cổ đại (phần này sẽ học ở phần lịch sử
Việt Nam)
- GV cho HS xem sơ đồ sau và nhận xét
trong xã hội cổ đại phương Đông có
những tầng lớp
Vuanào:
- Các quốc gia cổ đại đầu tiên xuất
hiện ở Ai cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ,
Trung Quốc, vào khoảng thiên nhiên
kỷ thứ IV- III TCN.
3. Xã hội có giai cấp đầu tiên
Quí tộc
Nông dân
công xã
Nô lệ
Hoạt động theo nhóm:
GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm:
- Nhóm 1: Nguồn gốc và vai trò của nông
dân công xã trong xã hội cổ đại
phương Đông?
- Nhóm 2: Nguồn gốc của quí tộc? Qúi
tộc?
- Nhóm 3: Nguồn gốc của nô lệ? Nô lệ có
vai trò gì?
- GV nhận xét và chốt ý
+ Nhóm 1: Do nhu cầu trị thủy và xây dựng
các công trình thủy lợi khiến nông dân
vùng này gắn bó trong khuôn khổ của
công xã nông thôn. Ở họ tồn tại cả “cái
- Nông dân công xã: Chiếm số
đông trong xã hội, ở họ vừa tồn tại
“cái cũ”, vừa là thành viên của xã
hội có giai cấp. Họ tự nuôi sống bản
23
cũ” (những tàn dư của xã hội nguyên
thủy: cùng làm ruộng chung của công
xã và cùng trị thủy), vừa tồn tại “cái
mới” (đã là thành viên của xã hội có giai
cấp:
sống theo gia đình phụ hệ, có tài sản tư
hữu,...)
họ được gọi là nông dân công xã. Với nghề
nông là chính nên nông dân xã là lực
lượng đông đảo nhất, có vai trò to lớn
trong sản xuất, họ tự nuôi sống bản
thân cùng gia đình và nộp thuế cho quí
tộc, ngòai ra họ còn phải làm một số
nghĩa vụ khác như đi lính, xây dựng các
công trình...
+ Nhóm 2: Vốn xuất thân từ các bô lão
đứng đầu các thị tộc, họ gồm các quan
lại từ TW xuống các địa phương. Tầng
lớp này sống sung sướng (ở nhà rộng
và xây lăng mộ lớn) dựa trên sự bóc lột
nông dân: họ thu thuế của nông dân
dưới quyền trực tiếp hoặc nhận bổng
lộc của nhà nước cũng do thu thuế của
nông dân.
+ Nhóm 3: Nô lệ, chủ yếu là tù binh và
thành viên công xã bị mắc nợ hoặc bị
phạm tội. Vai trò của họ là làm các
công việc nặng nhọc, hầu hạ quí tộc,
họ cũng là nguồn bổ sung cho nông dân
công xã.
Hoạt động tập thể và cá nhân:
- GV cho HS đọc SGK thảo luận và trả lời
câu hỏi: Nhà nước phương Đông hình
thành như thế nào? Thế nào là chế độ
chuyên chế cổ đại? Thế nào là vua
chuyên chế? Vua dựa vào đâu để trở
thành chuyên chế?
- Gọi một HS trả lời, các HS khác bổ sung
cho bạn.
- GV nhận xét và chốt ý: Quá trình hình
thành nhà nước là từ các liên minh bộ
lạc, do nhu cầu trị thuỷ và xây dựng các
công trình thuỷ lợi, các liên minh bộ lạc
liên kết với nhau Nhà nước ra đời để
điều hành, quản lý xã hội. Quyền hành
thân và gia đình, nộp thuế cho nhà
nước và làm các nghĩa vụ khác.
- Quí tộc: Gồm các quan lại ở địa
phương, các thủ lĩnh quân sự và
những người phụ trách lễ nghi tông
giáo. Họ sống chung dựa vào sự bóc
lột nông dân.
- Nô lệ : Chủ yếu là tù binh và thành
viên công xã bị mắc nợ hoặc bị
phạm tội. Họ phải làm các việc nặng
nhọc và hầu hạ quí tộc. Cùng với
nông dân công xã họ là tầng lớp bị
bóc lột trong xã hội.
4. Chế độ chuyên chế cổ đại
- Quá trình hình thành nhà nước là
từ các liên minh bộ lạc, do nhu cầu
trị thủy và xây dựng các công trình
thủy lợi nên quyền thành tập trung
vào tay nhà vua tạo nên chế độ
chuyên chế cổ đại.
- Chế độ nhà nước do vua đứng đầu,
có quyền lực tối cao và một bộ máy
quan liêu giúp việc thừa hành, thì
được gọi là chế độ chuyên chế cổ
đại.
24
tập trung vào tay nhà vua tạo nên chế
độ chuyên chế cổ đại.
- Vua dựa vào bộ máy quí tộc và tôn giáo
để bắt mọi người phải phục tùng, vua
trở thành vua chuyên chế.
- Chế độ nhà nước do vua đứng đầu, có
quyền lực tối cao (tự coi mình là thần
thánh dưới trần gian, người chủ tối cao
của đất nước, tự quyết định mọi chính
sách và công việc) và giúp việc cho vua
là một bộ máy quan liêu thì được gọi là
chế độ chuyên chế cổ đại.
- GV có thể khai thác thêm kênh hình 2 SGK
tr.11 để thấy được cuộc sống sung sướng
của nhà vua ngay cả khi chết (quách vàng
tạc hình vua)
- Phần văn hoá này GV có thể cho HS sưu
tầm trước và lên bảng trình bày theo
nhóm. Nếu có thời gian cho HS xem
phần mềm Encarta năm 2005 - phần
lịch sử thế giới cổ đại.
Hoạt động theo nhóm:
5. Văn hoá cổ đại phương Đông
- GV đặt câu hỏi cho các nhóm:
- Nhóm 1: Cách tính lịch sử của cư dân
phương Đông? Tại sao hai ngành lịch
và thiên văn lại ra đời sớm nhất ở
phương Đông?
- Nhóm 2: Vì sao chữ viết ra đời? Tác
dụng của chữ viết?
- Nhóm 3: Nguyên nhân ra đời của toán
học? Những thành tựu của toán học
phương Đông và tác dụng của nó?
- Nhóm 4: Hãy giới thiệu những công trình
kiến trúc cổ đại phương Đông? Những
công trình nào còn tồn tại đến ngày
nay?
- GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày và
thành viên của các nhóm khác có thể bổ
sung cho bạn, sau đó GV nhận xét và
chốt ý:
25
- Nhóm 1: - Thiên văn học và lịch sử là 2
ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn
liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
Để cày cấy đúng thời vụ, người nông
dân đều phải “trông Trời,Trông Đất”.
Họ quan sát sự chuyển động của mặt
Trăng, mặt Trời và từ đó sáng tạo lịch nông lịch (lịch nông nghiệp), lấy 365
ngày là một năm và chia làm 12 tháng
(cư dân sông Nin còn dựa vào mực
nước sông lên xuống mà chia làm 2
mùa: mùa mưa và mùa nước sông Nin
lên; mùa khô là mùa nước sông Nin
xuống, từ đó có kế hoạch gieo trồng và
thu hoạch cho phù hợp).
- Việc tính lịch chỉ đúng tương đối, nhưng
nông lịch thì có ngay tác dụng đối với
việc gieo trồng.
- Mở rộng hiểu biết: Con người đã vươn
tầm mắt tới trời, đất, trăng, sao vì mục
đích làm ruộng của mình và nhờ vào đó
đã sáng tạo ra hai ngành thiên văn học
và phép tính lịch (trong tay chưa có nổi
công cụ bằng sắt nhưng đã tìm hiểu vũ
trụ,...)
- Nhóm 2: Chữ viết ra đời là do xã hội ngày
càng phát triển, các mối quan hệ phong
phú, đa dạng. Hơn nữa do nhu cầu ghi
chép, cai trị, lưu giữ những kinh nghiệm
mà chữ viết ra đời. Chữ viết xuất hiện
vào thiên nhiên kỷ thứ IV TCN
mà sớm nhất là ở Ai Cập và Lưỡng Hà.
Ban đầu là chữ tượng hình (vẽ hình
giống vật để biểu thị) sau này người ta
cách điệu hóa chữ tượng hình thành nét
và ghép các nét theo quy ước để phản
ánh ý nghĩa con người một cách
a. Sự ra đời của lịch sử thiên văn
học
- Thiên văn học là lịch 2 ngành khoa
học ra đời sớm nhất, gắn liền với
nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
- Việc tính lịch chỉ đúng tương đối,
nhưng nông lịch thì có ngay tác
dụng đối với việc gieo trồng.
b. Chữ viết
- Nguyên nhân ra đời của chữ viết:
do nhu cầu trao đổi, lưu giữ kinh
nghiệm mà chữ viết sớm hình thành
từ thiên niên kỷ IV TCN.
- Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó
là tượng ý, tượng thanh.
26
phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. Chữ
tượng ý được ghép với một âm thanh để
phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc,
thanh điệu của con người. Người Ai
Cập viết trên giấy pa-pi-rút (vỏ cây sậy
cán mỏng), người Lưỡng Hà viết trên
đất sét rồi đem nung khô, người Trung
Quốc viết trên mai rùa, thẻ tre, trúc
hoặc trên lụa gạch.
- GV cho HS xem tranh ảnh nói về cách
viết chữ tượng hình của cư dân phương
Đông xưa và hiện nay trên thế giới vẫn
còn một số quốc gia viết chữ tượng
hình như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc.
- GV nhận xét: Chữ viết là phát minh quan
trọng nhất của loài người, nhờ đó mà
các nhà nghiên cứu ngày nay hiểu được
phần nào cuộc sống của cư dân cổ đại
xưa.
- Nhóm 3: Do nhu cầu tính lại diện tích
ruộng đất sau khi bị ngập nước, tính
toán vật liệu và kích thước khi xây
dựng các công trình xây dựng, tính các
khoản nợ nần trên toán học sớm xuất
hiện ở phương Đông. Người Ai Cập
giỏi về tính hình học, họ đã biết cách
tính diện tích hình tam giác, hình
thang,... họ còn tính được số pi bằng
3,16 (tương đối),... Người Lưỡng Hà đi
buôn xa giỏi về số học, họ có thể làm
các phép tính nhân, chia cho tới hàng
triệu. Người Ấn Độ phát minh ra số 0.
- GV nhận xét: Mặc dù toán học còn sơ
lược nhưng đã có tác dụng ngay trong
cuôc sống lúc bấy giờ và nó cũng để lại
nhiều kinh nghiệm quí chuẩn bị cho
bước phát triển cao hơn ở giai đoạn sau.
- Nhóm 4: Các công trình kiến trúc cổ đại:
Do uy quyền của các hoàng đế, do
chiến tranh giữa các nước, do muốn tôn
vinh các vương triều của mình mà ở các
quốc gia cổ đại phương Đông đã xây
dựng nhiều công trình đồ
sộ như Kim tự tháp Ai Cập, Vạn lý trường
- Tác dụng của chữ viết: Đây là phát
minh quan trọng nhất, nhờ nó mà
chúng ta hiểu được phần nào lịch sử
thế giới cổ đại.
c. Toán học
- Nguyên nhân ra đời: Do nhu cầu
tính lại rộng đất, nhu cầu xây dựng,
tính toán mà toán học ra đời
- Thành tựu: Các công thức sơ đẳng
về hình học, các bài toán đơn giản
về số học,... phát minh ra số 0 của
cư dân Ấn Độ.
- Tác dụng: Phục vụ đời sống lúc
bấy giờ và để lại kinh nghiệm quí
cho giai đoạn sau.
d. Kiến trúc
- Do uy quyền của các vua mà hàng
loạt các công trình kiến trúc đã ra
đời: Kim tự tháp Ai Cập, vườn treo
Ba-bi-lon, Vạn lý trường thành,...
- Các công trình này thường đồ sộ
27
thành ở Trung Quốc, khu Đền tháp ở
Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà.
(GV giới thiệu cho HS về các kỳ quan này
qua tranh, ảnh, đĩa VCD)
- Những công trình này là những kỳ tích về
sức lao động và tài năng sáng tạo của con
người (trong tay chưa có khoa học, công cụ
cao nhất chỉ bằng đồng mà đã tạo ra những
công trình khổng lồ còn mãi với thời gian).
Hiện nay còn tồn tại một số công trình như:
Kim tự tháp Ai Cập, Vạn lý trường thành,
cổng thành I-sơ-ta thành Ba-bi-lon (SGK Hình 3).
- Nếu còn thời gian GV có thể đi sâu vào
giới thiệu cho HS về kiến trúc xây dựng
Kim tự tháp, hoặc sự hùng vĩ của Vạn
lý trường thành.
thể hiện cho uy quyền của vua
chuyên chế.
- Ngày nay còn tồn tại một số công
trình như Kim tự tháp Ai Cập, Vạn
lý trường thành, cổng I-sơ-ta thành
Ba-bi-lon,... Những công trình này
là những kì tích về sức lao động và
tài năng sáng tạo của con người.
4. Sơ kết bài học
- Kiểm tra hoạt động nhận thức của HS, yêu cầu HS nắm được những
kiến thức cơ bản của bài học. Điều kiện tự nhiên, nền kinh tế của các quốc gia
cổ đại phương Đông? Thể chế chính trị và các tầng lớp chính trong xã hội, vai
trò của nông dân công xã? Những thành tựu văn hoá mà cư dân phương Đông để
lại cho lòai người (phần này có thể cho HS làm nhanh bài tập trắc nghiệm tại
lớp, hoặc giao về nhà).
5. Dặn dò, bài tập về nhà
- Giao bài tập về nhà cho HS và yêu cầu HS đọc trước SGK bài 4.
28
Bài 4
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY - HY LẠP VÀ RÔ-MA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần nắm được những vấn đề sau :
1. Kiến thức
- Điều kiện tự nhiên của vùng Địa Trung Hải với sự phát triển của thủ
công nghiệp và thương nghiệp đường biển và với chế độ chiếm nô.
- Từ cơ sở kinh tế xã hội đã dẫn đến việc hình thành thể chế Nhà nước
dân chủ cộng hòa.
2. Tư tưởng
Giáo dục cho HS thấy được mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp mà
tiêu biểu là những cuộc đấu tranh của nô lệ và dân nghèo trong xã hội chiếm nô.
Từ đó giúp các em thấy được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử.
3. Kỹ năng
- Rèn luyện cho HS kỹ năng sử dụng bản đồ để phân tích được những
thuận lợi, khó khăn và vai trò của điều kiện địa lý đối với sự phát triển mọi mặt
của các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải.
- Biết khai thác nội dung tranh ảnh.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Bản đồ các quốc gia cổ đại.
- Tranh ảnh về một số công trình nghệ thuật thế giới cổ đại.
- Phần mềm Encarta năm 2005 - phần Lịch sử thế giới cổ đại.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
- Bài này dạy trong 2 tiết: Tiết 1 giảng mục 1 và mục 2; Tiết 2 giảng mục
3.
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1 : Cho HS làm nhanh câu hỏi trắc nghiệm:
Hãy điền vào chỗ trống:
Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành ở
.................................................................................................................................
Thời gian hình thành Nhà nước ở các quốc gia cổ đại phương Đông
.................................................................................................................................
Đặc điểm kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông
.................................................................................................................................
Gia
cấp
chính
trị
trong
xã
hội
.................................................................................................................................
Thể
chế
chính
trị
.................................................................................................................................
(Câu hỏi này có thể chuẩn bị ra khổ giấy A0 treo lên bảng cho HS điền
vào hoặc in ra giấy A4 kiểm tra cùng một lúc được nhiều HS).
Câu hỏi 2 :
Cư dân phương Đông thời cổ đại đã có những đóng góp gì về mặt văn hoá
cho nhân loại?.
29
Câu hỏi kiểm tra ở tiết 2
Tại sao Hy Lạp, Rô-ma có một nền kinh tế phát triển? Bản chất của nền
dân chủ cổ đại ở Hy Lạp, Rô-ma là gì?.
2. Dẫn dắt vào bài mới
- GV khái quát nội dung phần kiểm tra bài cũ (phần kiểm tra ở tiết 1) dẫn
dắt HS vào bài mới và nêu nhiệm vụ nhận thức về bài mới cho HS như sau:
Hy Lạp và Rô ma bao gồm nhiều đảo và bán đảo nhỏ, nằm trên bờ bắc
Địa Trung Hải. Địa Trung Hải giống như một cái hồ lớn, tạo nên sự giao thông
thuận lợi giữa các nước với nhau, do đó từ rất sớm đã có những hoạt động hàng
hải, ngư nghiệp và thương nghiệp biển. Trên cơ sở đó, Hy Lạp và Rô-ma đã
phát triển rất cao về kinh tế và xã hội làm cơ sở cho nền văn hoá rất rực rỡ. Để
hiểu được điều kiện tự nhiên đã chi phối sự phát triển kinh tế và xã hội của các
quốc gia cổ đại Hy Lạp, Rô-ma như thế nào? Thế nào là thị quốc? Sự hình
thành thể chế Nhà nước dân chủ cộng hòa ra sao? Những thành tựu văn hoá tiêu
biểu của cư dân cổ đại Hy Lạp, Rô-ma để lại cho loài người? So sánh nó với các
quốc gia cổ đại phương Đông? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay để
trả lời cho những vấn đề trên.
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp
Kiến thức HS
cần nắm vững
Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân
1. Điều kiện tự nhiên và
GV gợi lại bài học ở các quốc gia cổ đại phương đời sống của con người
Đông hình thành sớm nhờ điều kiện tự nhiên thuận
lợi. Còn điều kiện tự nhiên ở các quốc gia cổ đại
Địa Trung Hải có những thuận lợi và khó khăn gì?
Các hoạt động của thầy và trò
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi, HS khác có thể bổ
sung cho bạn.
GV nhận xét, bổ sung và chốt ý:
- Hy Lạp, Rô-ma nằm ở ven
biển Địa Trung Hải, nhiều
đảo, đất canh tác ít và khô
cứng, đã tạo ra những thuận
lợi và khó khăn:
+ Thuận lợi: Có biển, nhiều
hải cảng, giao thông trên
biển dễ dàng, nghề hàng hải
sớm phát triển.
+ Khó khăn: đất ít và xấu,
nên chỉ thích hợp loại cây
lưu niên, do đó thiếu lương
thực, luôn phải nhập.
GV phân tích cho HS thấy được: Với công cụ bằng
30
đồng trong điều kiện tự nhiên như vậy thì chưa thể
hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước.
- GV nêu câu hỏi: Ý nghĩa của công cụ bằng sắt đối
với vùng Địa Trung Hải?
HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.
GV nhận xét và kết luận:
- Việc công cụ bằng sắt ra đời có ý nghĩa không chỉ
tác dụng trong canh tác cày sâu, cuốc bẫm, mở rộng
diện tích trồng trọt mà còn mở ra một trình độ kỹ
thuật cao hơn và tòan diện (sản xuất thủ công và
kinh tế hàng hoá tiền tệ).
Hoạt động 1: Cá nhân và cả lớp
- GV nêu câu hỏi: Sự phát triển kinh tế công thương
nghiệp đặt ra yêu cầu về nguồn lao động nhiều hay
ít? Tại sao?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý: Nền kinh tế công thương
nghiệp phát triển đòi hỏi một số lượng lớn những
người lao động. Bởi vì, trong những ngành sản xuất
như đúc sắt, mỏ bạc, xưởng làm gồm, xưởng thuộc
da, các thuyền buôn lớn đều cần số lượng lớn những
người lao động.
- GV hỏi: Do đâu mà các chủ có số lượng lớn nô lệ
như vậy? Họ là những ai?
- HS đọc SGK tự suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét, trình bày và phân tích:
Người lao động đều là nô lệ, do chủ mua về. Việc
sản xuất và buôn bán càng mở rộng thì nhu cầu nô
lệ càng lớn, các đạo quân đi xâm lược nước ngoài
bắt tù binh mang ra chợ bán, cướp biển tấn công các
thuyền, cướp của, bắt người đem bán.
GV nhấn mạnh thời đó có cả chợ mua bán nô lệ như
chợ A-ten có ngày bán tới hàng vạn nô lệ.
GV nêu câu hỏi: Ngoài công thương nghiệp, nô lệ
còn được sử dụng trong những việc gì?
- HS suy nghĩ tự trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý:
+ Nô lệ còn được sử dụng rộng rãi trong những
công việc của trang trại, có những trang trại có tới
hàng trăm nô lệ.
+ Những nô lệ khỏe mạnh còn làm đấu sĩ mua vui
trong những ngày lễ hội cho các chủ nô.
+ Những nhà thơ, triết gia, vũ nữ... có khi cũng bị
bắt làm nô lệ, họ phục vụ theo yêu cầu của chủ.
- Việc công cụ bằng sắt ra
đời có ý nghĩa: Diện tích
trồng trọt tăng, sản xuất thủ
công và kinh tế hàng hoá
tiền tệ phát triển.
Như vậy cuộc sống ban đầu
của cư dân Địa Trung Hải là:
Sớm biết buôn bán, đi biển
và trồng trọt.
2. Chế độ chiếm nô
- Nền kinh tế công thương
phát triển cần số lượng lớn
người lao động, họ làm việc
trong mỏ bạc, xưởng làm
gốm, thuộc da, thuyền buôn.
- Nguồn gốc nô lệ: Tù binh
trong chiến tranh, tù nhân
cướp biển, đều do chủ mua
về
- Nô lệ còn được sử dụng
trong các trang trại trồng
nho, ô lưu.
- Ngoài ra nô lệ còn làm đấu
sĩ mua vui, nhà thơ, triết gia,
31
GV nhấn mạnh: Thời bấy giờ việc bắt, mua bán nô
lệ trở nên bừa bãi, rất nhiều người không phải nô lệ
cũng trở thành nạn nhân và trở thành nô lệ.
- GV giải thích rõ khái niệm nô lệ: Một tầng lớp
đông đảo những người lao động sản xuất chủ yếu và
phục vụ các yêu cầu khác nhau của đời sống, nhưng
lại hoàn toàn lệ thuộc người chủ mua, không có chút
quyền nào, kể cả quyền con người, gọi là nô lệ.
Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân
GV nêu câu hỏi: Ngoài nô lệ, xã hội cổ đại Hy Lạp
và Rô-ma còn có những giai cấp nào? Địa vị của họ
ra sao?
- HS dựa vào SGK tự trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, trình bày và phân tích.
* Ở xã hội cổ Hi Lạp, Rô-ma, ngoài nô lệ còn có:
+ Bình dân, tức là những người dân tự do, có nghề
nghiệp và chút ít tài sản sinh sống bằng lao động
của bản thân mình. Họ làm đủ các việc như sản xuất
mĩ nghệ...
+ Chủ nô chính là các chủ xưởng, chủ lò, chủ
thuyền rất giàu có, có nhiều nô lệ, họ có thế lực cả
chính trị và kinh tế.
- GV nêu câu hỏi: Em hiểu thế nào là chế độ chiếm
nô?
- HS trả lời.
- GV kết luận: Một nền kinh tế xã hội dựa chủ yếu
trên lao động của nô lệ, bóc lột, được gọi là chế độ
chiếm nô.
Hoạt động 1: HS làm việc theo nhóm
GV đặt câu hỏi:
Nhóm 1: Nguyên nhân ra đời của thị quốc? Nghề
chính của thị quốc?
Nhóm 2: Tổ chức của thị quốc?
- Cho các nhóm đọc SGK và thảo luận với nhau sau
đó gọi các nhóm lên trình bày và bổ sung cho nhau.
- Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý.
Nhóm 1: - Do địa hình chia cắt, đất đai chia thành
nhiều vùng nhỏ, không có điều kiện tập trung đông
dân cư ở một nơi. Hơn nữa nghề buôn bán và làm
nghề thủ công
là chính nên mỗi bộ lạc sống ở từng mỏm bán đảo,
khi xã hội có giai cấp hình thành thì đây cũng hình
thành nhà nước (thị quốc).
- Nhóm 2: - Tổ chức của thị quốc: Chủ yếu là thành
vũ nữ cho các chủ.
- Bình dân: Những người
dân tự do, có chút ít tài sản,
sống bằng lao động bản thân.
- Chủ nô: Chủ xưởng, chủ
thuyền, có thế lực kinh tế và
chính trị, có rất nhiều nô lệ.
Một nền kinh tế xã hội dựa
chủ yếu trên lao động nô lệ,
bóc lột nô lệ, được gọi là chế
độ chiếm nô.
3. Thị quốc Địa Trung Hải
- Nguyên nhân ra đời của thị
quốc: tình trạng đất đai phân
tán nhỏ và đặc điểm của cư
dân sống bằng nghề thủ công
và thương nghiệp nên đã
hình thành các thị quốc.
- Tổ chức của thị quốc: Về
đơn vị hành chính là một
nước, trong nước thành thị là
chủ yếu. Thành thị có lâu
32
thị với vùng đất đai trồng trọt bao quanh. Thành thị
có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát và
quan trọng là có bến cảng.
GV cho HS tìm hiểu về thành thị A-ten để minh
họa.
Hoạt động 2: Hoạt động tập thể
GV đặt câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ và gọi một số
HS trả lời:
Thể chế dân chủ cổ đại biểu hiện ở điểm nào? So
với phương Đông?
HS đọc SGK và trả lời, cá nhân bổ sung cho nhau.
- Không chấp nhận có vua, có Đại hội công dân, Hội
đồng 500 như ở A-ten,... Tiến độ hơn ở phương
Đông (phương Đông quyền lực nằm trong tay quí
tộc mà cao nhất là vua).
GV bổ sung cho HS và phân tích thêm, lấy ví dụ ở Aten.
GV đặt câu hỏi để HS suy nghĩ tiếp: Có phải ai
cũng có quyền công dân hay không? Vậy bản chất
của nền dân chủ ở đây là gì?
đài, phố xá, sân vận động và
bến cảng.
- Tính chất dân chủ của thị
quốc: Quyền lực không nằm
trong tay quí tộc mà nằm
trong tay Đại hội công dân,
Hội đồng 500,... mọi công
dân đều được phát biểu và
biểu quyết những công việc
lớn của quốc gia.
Bản chất của nền dân chủ cổ
đại Hy Lạp, Rô-ma: Đó là
nền dân chủ chủ nô, dựa vào
sự bóc lột thậm tệ chủ nô đối
với nô lệ.
HS suy nghĩ trả lời, GV bổ sung phân tích và chốt ý:
Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hy Lạp, Rô-ma:
Đó là nền dân chủ chủ nô (phụ nữ và nô lệ không có
quyền công dân), vai trò của chủ nô rất lớn trong xã
hội vừa có quỳên lực chính trị, vừa giàu có dựa trên
sự bóc lột nô lệ (là các ông chủ, sở hữu nhiều nô lệ).
- GV có thể cho HS tự đọc thêm SGK để hiểu thêm
về kinh tế của các thị quốc, mối quan hệ giữa các thị
quốc.
Ngòai ra gợi ý cho HS xem tượng Pê-ri-clet: Ông là
ai? Là người thế nào? Tại sao người ta lại tạc tượng
ông? (Ông là người anh hùng chỉ huy đánh thắng Ba
Tư, có công xây dựng A-ten thịnh vượng đẹp đẽ.
Trong xã hội dân chủ cổ đại, hình tượng cao quý
nhất là người chiến sĩ bình thường, gần gũi, thân
mật, được đặt ở quảng trường để tỏ lòng tôn kính,
ngưỡng mộ).
GV khai thác kênh hình 26 trong SGK và đặt câu
hỏi cho HS suy nghĩ: Tại sao nô lệ lại đấu tranh?
Hậu quả của các cuộc đấu tranh đó? (Câu hỏi này
nếu còn thời gian thì cho HS thảo luận trên lớp, nếu
không còn thời gian, GV cho HS về nhà suy nghĩ).
33
Tiết 2 (Dành cho mục văn hoá cổ đại Hy Lạp và Rô-ma)
- Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi ở mục trên
GV dẫn dắt HS vào bài mới: Một chế độ dựa trên sự bóc lột của chủ nô đối với nô
lệ người ta gọi đó là chế độ chiếm nô, nô lệ bị bóc lột và đã đấu tranh làm cho thời
cổ đại và chế độ chiếm nô chấm dứt. Nhưng cũng ở thời kỳ đó, dựa vào trình độ
phát triển cao về kinh tế công thương và thể chế dân chủ, cư dân cổ đại Địa Trung
Hải đã để lại cho nhân loại một nền văn hoá rực rỡ. Những thành tựu đó là gì, tiết
học này sẽ giúp các em thấy được những giá trị văn hoá đó.
Hoạt động: Cả lớp và cá nhân
4. Từ thị quốc đến đế quốc
Trước hết, GV trình bày và phân tích:
cổ đại
Đặc trưng cơ bản của thị quốc cổ đại là dân cư chủ - Đặc điểm nổi bật của thị
yếu sống ở thành thị và làm nghề buôn bán và thủ quốc là các đô thị buôn bán,
công, sinh hoạt dân chủ, ở đó người ta bàn và làm nghề thủ công và sinh
quyết định nên buôn bán với nước nào và loại hàng hoạt dân chủ.
gì, có biện pháp gì để duy trì chế độ dân chủ, đặc
biệt là có chấp nhận tiến hành chiến tranh hay
không.
- GV nêu câu hỏi: Mối quan hệ giữa các thị quốc
như thế nào?
- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý: Thị quốc luôn giữ mối - Các thị quốc thường xuyên
quan hệ buôn bán với nhau và cả các vùng xa.
có quan hệ buôn bán với nhau
- GV hỏi: Kết quả của sự giao lưu buôn bán và
phát triển thủ công như thế nào?
- HS tự trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét trình bày và phân tích:
Nhờ buôn bán, các chủ nô trở nên giàu có đặc biệt - Nhờ buôn bán, các thị quốc
ở A-ten được thể hiện ở việc miễn thuế cho mọi trở nên giàu có: A-ten đã miễn
công dân và trợ cấp cho công dân nghèo đủ sống.
thuế, trợ cấp cho công dân của
mình.
- GV trình bày cho HS thấy rõ: Đến thế kỷ III TCN - Thế kỷ III TCN, Rô-ma
thành thị Rô-ma lớn mạnh xâm nhập các nước và chinh phục bán đảo Ý, ven
thành thị trên bán đảo Ý, Hi Lạp, các nước ven Địa Trung Hải trở thành đế
Địa Trung Hải trở thành một đề quốc cổ đại.
quốc Rô-ma.
- Đế quốc Rô-ma, chế độ dân chủ bị bóp chết, thay
vào đó là một ông hoàng đầy quyền lực.
Hoạt động: Cả lớp và cá nhân
5. Cuộc đấu tranh của nô lệ
GV trình bày và phân tích: Trong giai đoạn đầu khi
các thị quốc vẫn còn riêng rẽ và thể chế dân chủ
vẫn còn tồn tại, thì cũng chỉ có công dân mới được
hưởng quyền dân chủ. Chẳng hạn ở A-ten cũng chỉ
có khoảng 30.000 công dân, còn 15.000 ngoại kiều
không được tham sự sinh hoạt chính trị.
- GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân dẫn đến cuộc đấu
tranh của nô lệ.
34
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, chốt ý: Nô lệ bị khinh rẻ và loại trừ
khỏi đời sống xã hội, chính vì vậy, họ vùng dậy
đấu tranh.
- GV nhấn mạnh và nói rõ: Rô-ma xâm chiếm
nhiều lãnh đạo ở Tây Âu, Trung Cận Đông, Bắc
Phi, cai trị và bóc lột vô cùng hà khắc và đối xử tệ
hại: Những đấu sĩ phải mua vui cho chủ bằng
chính tính mạng của họ.
- GV trình bày: Năm 73 TCN nô lệ đấu sĩ ở đấu
trường gần Rô-ma khởi nghĩa do Xpac-ta-cút lãnh
đạo đã thu hút hàng vạn nô lệ và nhân dân nghèo ở
I-ta-li-a tham gia, chinh chiến từ Nam đến Bắc
trong 2 năm, gây khiếp sợ cho chủ nô.
Tiếp theo, GV cho HS đọc đoạn chữ nhỏ trong
SGK nói về sự thất bại của các cuộc khởi nghĩa
của nô lệ.
- GV nêu câu hỏi: Ngoài hình thức khởi nghĩa nô
lệ còn có hình thức đấu tranh nào?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý: Nô lệ đấu tranh bằng cách
chây lười, bỏ trốn việc, đập phá công cụ, phá hoại
sản phẩm hay làm ra những sản phẩm kém chất
lượng.
- GV truyền đạt và phân tích: Đạo Thiên Chúa xuất
hiện và được truyền bá vào toàn đế quốc, chống lại
chính quyền Rô-ma cũng là một hình thức thể hiện
cuộc đấu tranh của dân chúng thuộc địa và nô lệ.
- GV nêu câu hỏi: Hậu quả cuộc đấu tranh nô lệ?
- HS tự trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, kết luận.
Sản xuất giảm sút, đình đốn, xã hội chiếm nô
khủng hoảng, đế quốc Rô-ma sụp đổ năm 476.
Hoạt động theo nhóm
GV nên cho cho HS bài tập sưu tầm về văn hoá cổ
đại Hy Lạp, Rô-ma từ nhà trước, tiết này HS trình
bày theo nhóm theo yêu cầu đặt ra của GV.
GV đặt câu hỏi: Những hiểu biết của cư dân Địa
Trung Hải về lịch sử và chữ viết? So với cư dân
cổ đại phương Đông có gì tiến bộ hơn? Ý nghĩa
của việc phát minh ra chữ viết?
Đại diện nhóm 1 lên trình bày, các nhóm khác bổ
sung, sau đó GV chốt lại và cho điểm (điều này sẽ
động viên được HS). GV nên có các câu hỏi gợi
mở cho các nhóm thảo luận và trả lời như: Quan
- Nguyên nhân
+ Nô lệ ở thị quốc bị khinh rẻ
và loại trừ ra khỏi đời sống
xã hội.
+ Ở các thuộc địa của đế quốc
Rô-ma: Do chính sách cai trị
và bóc lột hà khắc, đối xử tệ
hại, tính mạng đe dọa.
- Diễn biến:
+ Khởi nghĩa năm 73 TCN
của nô lệ do Xpac-ta-cút lãnh
đạo ở Rô-ma gây cho chủ
nhiều thiệt hại.
+ Nô lệ đấu tranh bằng hình
thức chây lười, bỏ trốn việc,
đập phá công cụ...
+ Đạo Thiên Chúa truyền bá
chống đối lại chính quyền Rôma.
- Kết cục: Xã hội nô lệ khủng
hoảng, sụp đổ năm 476.
6. Văn hoá cổ đại Hy Lạp và
Rô-ma
a. Lịch sử và chữ viết
- Lịch: cư dân cổ đại Địa
Trung Hải đã tính được lịch
một năm có 365 ngày và 1/4
35
niệm của cư dân Địa Trung Hải về trái đất, mặt
trời? Chữ viết của cư dân Địa Trung Hải có dễ đọc,
dễ viết hơn phương Đông không? Những chữ trên
Khải hoàn môn Trai-an có gì giống với chữ viết
chúng ta đang sử dụng bây giờ?
GV đặt câu hỏi: Hãy trình bày những hiểu biết của
nhóm em về các lĩnh vực khoa học của cư dân cổ
đại Địa Trung Hải? Tại sao nói: “Khoa học đã có
từ lâu nhưng đến Hy Lạp Rô-ma khoa học mới
thực sự trở thành khoa học”?
nên họ định ra một tháng lần
lượt có 30 và 31 ngày, riêng
tháng hai có 28 ngày. Dù chưa
thật chính xác nhưng cũng rất
gần với hiểu biết ngày nay.
- Chữ viết: Phát minh ra hệ
thống chữ cái A, B, C,... lúc
đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ
nữa để trở thành hệ thống chữ
cái hoàn chỉnh như ngày nay.
- Ý nghĩa của việc phát minh
ra chữ viết: Đây là cống hiến
lớn lao của cư dân Địa Trung
Hải cho nền văn minh nhân
loại.
b. Sự ra đời của khoa học
Chủ yếu các lĩnh vực: toán, lý,
sử, địa.
- Khoa học đến Hy Lạp, Rôma mới thực sự trở thành
khoa học vì có độ chính xác
của khoa học,
đạt tới trình độ khái quát
thành định lý, lý thuyết, và
nó thực hiện bởi các nhà khoa
học có tên tuổi, đặt nền móng
cho ngành khoa học đó.
c. Văn học
- Chủ yếu là kịch (kịch kèm
theo hát)
- Một số nhà viết kịch tiêu
biểu như Xô-phốc-cơ, Ê-sin,...
- Giá trị của các vở kịch: Ca
ngợi cái đẹp, cái thiện và có
tính nhân đạo sâu sắc.
Cho đại diện nhóm 2 lên trình bày về các lĩnh vực
toán, lý, sử, địa, về các định lý Ta-lét, Pi-ta-go hay
Ac-si-met (câu chuyện về nhà bác học Ac-si-met),
có thể ghi lên bảng giới thiệu cho các lớp một định
lý. Các nhóm khác bổ sung cho nhóm bạn.
GV nhận xét, chốt ý và cho điểm nhóm trình bày.
- GV đặt câu hỏi: Những thành tựu về văn học,
nghệ thuật của cư dân Địa Trung Hải?
Nhóm 3 lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- Văn học: Có các anh hùng ca nổi tiếng của Hôme-rơ là I-li-at và Ô-đi-xê; Kịch có nhà viết kịch
Xô-phốc-cơ-lơ với vở Ơ-đíp làm vua, Ê-sin viết vở
Ô-re-xti.
- GV có thể kể cho HS nghe cụ thể một câu chuyện
và cho HS nhận xét về nội dung? (mang tính nhân
đạo, đề cao cái thiện, cái đẹp, phản ánh các quan
hệ trong xã hội).
- Nghệ thuật: Cho các em giới thiệu về các tác d. Nghệ thuật
phẩm nghệ thuật mà các em sưu tầm được, miêu tả - Nghệ thuật tạc tượng thần và
đền Pác-tê-nông, đấu trường ở Rô-ma trong SGK, xây đền thời đạt đến đỉnh cao.
ngoài ra cho HS quan sát tranh: Người lực sĩ ném
đĩa, tranh tượng nữ thần A-tê-na,...
- GV đặt câu hỏi: Hãy nhận xét về nghệ thuật của
36
Hy Lạp, Rô-ma?
- GV gọi HS trả lời và các nhóm bổ sung cho nhau,
sau đó GV chốt ý:
Chủ yếu là nghệ thuật tạc tượng thần và nghệ thuật
xây dựng các đền thờ thần. Tượng mà rất “người”,
rất sinh động, thanh khiết. Các công trình nghệ
thuật chủ yếu làm bằng đá cẩm thạch trắng:
“Thanh thoát... làm say mê lòng người là kiệt tác
của muôn đời”.
4. Sơ kết bài học
GV kiểm tra hoạt động nhận thức của HS, yêu cầu HS nhắc lại đặc trưng
về điều kiện tự nhiên, kinh tế, thể chế chính trị, xã hội và những thành tựu văn
hoá tiêu biểu của các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải.
5. Dặn dò, ra bài tập về nhà
- Học bài cũ, làm bài tập trong SGK và lập bảng so sánh hai mô hình xã
hội cổ đại (về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội).
37
Chương III
TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
Bài 5
TRUNG QUỐC THỜI TẦN - HÁN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần :
1. Kiến thức
- Nắm được sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc và các quan
hệ trong xã hội.
- Thấy được tổ chức bộ máy chính quyền phong kiến được hình thành,
củng cố từ thời Tần - Hán.
- Nắm được những đặc điểm về kinh tế Trung Quốc thời phong kiến:
Nông nghiệp là chủ yếu thời Tần - Hán.
- Biết được những thành tự văn hoá Trung Quốc dưới thời Tần, Hán.
2. Tư tưởng, tình cảm
- Giúp HS thấy được tính chất phi nghĩa của các cuộc xâm lược của các
triều đại phong kiến Trung Quốc.
- Quý trọng các di sản văn hoá, hiểu được ảnh hưởng của văn hoá Trung
Quốc đối với Việt Nam.
3. Kỹ năng
- Trên cơ sở các sự kiện lịch sử, giúp HS biết phân tích và rút ra kết luận.
- Biết sơ đồ hoặc tự vẽ được lược đồ để hiểu được bài giảng.
- Nắm vững các khái niệm cơ bản.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Bản đồ Trung Quốc của các thời kỳ.
- Sưu tầm tranh ảnh như: Vạn lý trường thành, cố cung, đồ gồm sứ của
Trung Quốc thời phong kiến. Các bài thơ Đường hay, các tiểu thuyết thời Minh
- Thanh.
- Vẽ các sơ đồ về sự hình thành xã hội phong kiến Trung Quốc, sơ đồ về
bộ máy nhà nước thời Minh - Thanh.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi : Tai sao nói “khoa học đã có từ lâu nhưng đến thời Hy Lạp, Rôma khoa học mới trở thành khoa học”.
2. Dẫn dắt vào bài mới
GV khái quát phần kiểm tra bài cũ và dẫn dắt HS vào bài mới, nêu nhiệm
vụ nhận thức bài mới như sau.
Trên cơ sở thuộc mô hình các quốc gia cổ đại phương Đông, Trung Quốc
vào những thế kỷ cuối công nguyên do sự phát triển của sản xuất, xã hội phân
hóa giai cấp nên chế độ phong kiến ở đây đã hình thành sớm. Nhà Tần đã khởi
đầu xây dựng chính quyền phong kiến, hoàng đế có quyền tuyệt đối. Trên cơ sở
38
những điều kiện kinh tế, xã hội mới, kế thừa truyền thống của nền văn hoá cổ
đại, nhân dân Trung Quốc đã đạt nhiều thành tựu văn hoá rực rỡ.
Để hiểu được quá trình hình thành chế độ phong kiến ra sao? Chế độ
phong kiến dưới thời Tần - Hán như thế nào? Những thành tựu văn hoá rực rỡ
của Trung Quốc thời Tần - Hán là gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm
được những vấn đề trên.
3. Tổ chức các hoạt động trên lớp
Các hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản HS
cần nắm vững
39
Hoạt động 1 : Cả lớp và cá nhân
- GV trình bày và phân tích: Thời cổ đại, người
Trung Quốc đã xây dựng Nhà nước của mình
trên lưu vực sông Hoàng Hà; cuối thời Xuân
thu - Chiến quốc, người ta bắt đầu biết chế tạo
công cụ bằng sắt.
- GV nêu câu hỏi: Việc sử dụng công cụ sắt có tác
động như thế nào đến sản xuất?
- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý.
+ Nhờ có công cụ sắt: lưỡi cày, lưỡi cuốc mà diện
tích trồng trọt được mở rộng, khai hoang miền
rừng rú, có các công trình thủy lợi lớn ra đời.
+ Năng suất và tổng sản lượng nông nghiệp tăng.
- GV hỏi: Từ biến đổi về kinh tế, có tác dụng đến xã
hội ra sao?
- HS tự trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và kết luận: Sản xuất phát triển, làm
cho xã hội có sự biến đổi sâu sắc, hình thành các
giai cấp mới.
- GV nêu câu hỏi: Những giai cấp mới trong xã hội
Trung Quốc là những giai cấp nào? Địa vị của
họ trong xã hội ra sao?
- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và trình bày phân tích.
+ Giai cấp địa chủ: Là những quan lại và một số
nông dân giàu đã tập trung trong tay nhiều của
cải, bằng quyền lực của mình, họ tước đoạt thêm
nhiều ruộng công, có vốn.
+ Nông dân bị phân hóa, bộ phận giàu có trở thành
giai cấp bóc lột. Một số vẫn còn ruộng đất để
cày cấy gọi là nông dân tự canh, họ có nghĩa vụ
nộp thuế, đi lao dịch cho Nhà nước.
Một bộ phận dân nghèo, không có ruộng, hoặc quá
ít ruộng, phải xin ruộng của địa chủ để cày cấy,
và phải nộp hoa lợi cho địa chủ, gọi là tô ruộng
đất, tầng lớp này gọi là tá điền hay nông dân
lĩnh canh.
- GV nêu câu hỏi: Hiểu thế nào là quan hệ sản xuất
phong kiến?
- HS dựa vào vốn kiến thức đã học ở trên để tự trả
lời câu hỏi.
UUUUU
1. Sự hình thành xã hội
phong kiến
- Cuối thời Xuân thu - Chiến
quốc người Trung Quốc đã
chế tạo và sử dụng công cụ
bằng sắt.
- Nhờ công cụ sắt mà diện
tích mở rộng, công trình
thủy lợi lớn ra đời, tổng sản
lượng
năng suất tăng.
- Xã hội có sự biến đổi,
hình thành các giai cấp
mới.
+ Địa chủ: Là quan lại,
nông dân giàu, có nhiều
ruộng đất, vốn, có thế lực
về chính trị và kinh tế.
+ Nông dân:
Nông dân tự canh: Có ít
nhiều ruộng đất, họ có
nghĩa vụ nộp thuế, đi lao
dịch cho Nhà nước.
Nông dân lĩnh canh: Không
có ruộng phải xin ruộng của
địa chủ để cày cấy và nộp
hoa lợi (tá điền).
40
- GV nhận xét và chốt ý: Quan hệ bóc lột địa tô của
địa chủ với nông dân lĩnh canh gọi là quan hệ
sản xuất phong kiến.
- GV nhấn mạnh: Các điều kiện kinh tế xã hội hình
thành ở Trung Quốc vào những thế kỷ cuối TCN
đã thúc đẩy sự thống nhất lãnh thổ và hình thành
chế độ phong kiến.
Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân
- Trước hết GV gợi lại cho HS nhớ lại kiến thức đã
học ở các bài quốc gia cổ đại phương Đông, về các
giai cấp cơ bản trong xã hội, sau đó đặt câu hỏi:
- Việc sử dụng công cụ bằng sắt ở Trung Quốc vào
thế kỷ V (TCN) có tác dụng gì?
Cho HS và cả lớp xem sơ đồ treo trên bảng và gọi
một HS trả lời, các HS khác bổ sung cho bạn.
- Quan hệ phong kiến: Là
sự bóc lột địa tô của địa chủ
với nông dân lĩnh canh.
1. Chế độ phong kiến thời
Tần - Hán
Địa chủ
Quý tộc
ND giàu
Nông
dân
công
xã
ND
tự canh
ND nghèo
Nông
dân
lĩnh
canh
HS dựa vào những kiến thức đã học ở những bài
trước và dựa vào sơ đồ để trả lời.
GV củng cố và giải thích thêm cho HS rõ:
- Trong xã hội Trung Quốc khi đồ sắt xuất hiện xã
hội đã có sự phân hóa, hình thành hai giai cấp
mới địa chủ và nông dân lĩnh canh, từ đây hình
thành quan hệ sản xuất phong kiến, đó là quan
hệ bóc lột giữa địa chủ và nông dân lĩnh canh
thay thế cho quan hệ bóc lột quí tộc và nông dân
công xã.
GV nêu câu hỏi: Nhà Tần - Hán được hình thành
như thế nào? Tại sao nhà Tần lại thống nhất
được Trung Quốc?
Cho HS đọc SGK, gọi một HS trả lời và các em
khác bổ sung.
GV củng cố và chốt ý: Trên lưu vực Hoàng Hà và
Trường Giang thời cổ đại có nhiều nước nhỏ
thường xảy ra chiến tranh xâu xé thôn tính lẫn
nhau làm thành cục diện Xuân thu Chiến quốc.
Đến thế kỷ IV TCN, nhà Tần
có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh hơn cả đã lần lượt
tiêu diệt các đối thủ đến năm 221 TCN, đã thống
a. Sự hình thành Tần - Hán
- Năm 221 TCN, nhà Tần
đã thống nhất Trung Quốc,
vua Tần tự xưng là Tần
Thủy Hoàng.
- Lưu Ban lập ra nhà Hán
206 TCN - 220.
Đến đây chế độ phong kiến
Trung Quốc đã được xác
lập.
b. Tổ chức bộ máy nhà
nước thời Tần - Hán
41
nhất Trung Quốc, vua Tần tự xưng là Tần Thủy
Hoàng, chế độ phong kiến Trung Quốc hình
thành. Nhà Tần tồn tại được 15 năm sau đó bị
cuộc khởi nghĩa của Trần Thắng và Ngô Quảng
làm cho suy sụp.
- Lưu Bang lập ra nhà Hán 2006 TCN - 220. Đến - Ở TW: Hoàng đế có
đây chế độ phong kiến Trung Quốc đã được xác quyền tuyệt đối, bên dưới
lập.
có Thừa tướng, Thái úy
cùng các quan văn võ.
- GV cho HS quan sát sơ đồ Tổ chức bộ máy nhà
nước phong kiến và trả lời câu hỏi: Tổ chức bộ
máy nhà nước phong kiến thời Tần - Hán ở TW
và địa phương như thếu nào?
- Ở địa phương: Quan Thái
Hoàng đế
thú và Huyện lệnh (tuyển
dụng quan lại chủ yếu là
hình thức tiến cử).
Thừa tướng
Các
chức
quan
khác
Các
quan
văn
Quận
Huyện
Huyện
Thái úy
Các
chức
quan
khác
Các
quan
võ
Quận
Huyện
Huyện
GV đặt câu hỏi: Hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa của
nhân dân ta chống lại sự xâm lược của nhà Tần,
nhà Hán? (gợi ý: VD cuộc khởi nghĩa của nhân
dân ta chống lại quân Tần TCN, cuộc khởi nghĩa
Hai Bà Trưng chống quân Hán năm 40,...)
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
GV chia cả lớp làm 2 nhóm chính và giao nhiệm vụ
cho mỗi nhóm:
- Nhóm 1: Những thành tựu trên lĩnh vực tư tưởng
của chế độ phong kiến Trung Quốc?
- Nhóm 2: Những thành tựu trên các lĩnh vực sử
học, văn học?
- Chính sách xâm lược của
nhà Tần - Hán: xâm lược
các vùng xung quanh, xâm
lược Triều Tiên, và đất đai
của người Việt cổ.
3. Văn hoá Trung Quốc
thời Tần - Hán.
a. Tư tưởng
42
GV cho đại diện các nhóm trình bày, và bổ sung cho
nhau, sau đó GV nhận xét và chốt ý:
+ Nhóm 1: Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong
lĩnh vực tư tưởng. Người khởi xướng Nho học là
Khổng Tử. Từ thời Hán Nho giáo đã trở thành
công cụ thống trị về mặt tinh thần với quan niệm
về vua-tôi, cha-con, chồng-vợ, nhưng về sau
Nho giáo càng trở lên bảo thủ, lỗi thời và kìm
hãm sự phát triển của xã hội.
- Nho giáo giữ vai trò quan
trọng trong hệ tư tưởng
phong kiến là công cụ tinh
thần bảo vệ chế độ phong
kiến, về sau nho giáo càng
trở lên bảo thủ, lỗi thời và
kìm hãm sự phát triển của
xã hội.
- Phật giáo cũng thịnh thành, nhất là thời Đường. - Phật giáo cũng thịnh hành
Thời Đường vua Đường đã cử các nhà sư sang nhất là thời Đường.
Ấn Độ lấy kinh phật như cuộc hành trình đầy
gian nan vất vả của nhà sư Đường Huyền
Trang,...
+ Nhóm 2: Bắt đầu từ thời Tây Hán, sử học đã trở b. Sử học : Tư Mã Thiên
thành lĩnh vực độc lập, người đặt nền móng là với bộ Sử ký, Hán Thư của
Tư Mã Thiên với bộ Sử ký. Đến giai đoạn từ Ban Cố, Hậu Hán thư của
Hán đến Nam - Bắc triều có Hán thư của Ban Phạm Việp...
Cố, Hậu Hán thư của Phạm Việp...
Văn học: Phú phát triển mạnh, ở thời Hán Phú là c. Văn học :
một thể loại văn học đặc biệt, với những nhà + Phú phát triển mạnh với
sáng tác phú nổi tiếng thời Tây Hán và Giả những nhà sáng tác phú nổi
Nghị, Tư Mã Tương Như...
tiếng như Tây Hán là Giả
Nghị, Tư Mã Tương Như...
4. Sơ kết bài học
Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi: Sự hình thành chế độ phong kiến
Trung Quốc? Chế độ phong kiến dưới thời Tần - Hán? Những thành tựu văn hoá
rực rỡ của Trung Quốc thời Tần - Hán?
5. Bài tập, dặn dò về nhà
- Học bài cũ, đọc trước bài mới.
- Trả lời câu hỏi và bài tập trong SGK.
43
Bài 6
TRUNG QUỐC THỜI ĐƯỜNG - TỐNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần :
1. Kiến thức
- Nắm được chính quyền phong kiến Trung Quốc tiếp tục được củng cố
và hoàn thiện, đặt thêm các chức quan tại các vùng đất mới chiếm và biên
cương. Nhà Đường tiếp tục đẩy mạnh việc xâm chiếm các nước và mở rộng lãnh
thổ.
- Hiểu rõ mối quan hệ giữa các giai cấp trong xã hội phong kiến.
- Thấy được dưới thời Đường thơ Đường phát triển, Phật giáo thịnh hành.
2. Tư tưởng, tình cảm
Giáo dục lòng tôn trọng những di sản văn hoá của các dân tộc. Thái độ
đúng, sai của các triều đại phong kiến, có ý thức bảo vệ độc lập dân tộc.
3. Kĩ năng
Rèn cho HS kỹ năng phân tích và đánh giá các sự kiện lịch sử.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Bản đồ Trung Quốc.
- Sưu tầm tranh ảnh về thời Đường.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Nêu sự hình thành chế độ phong kiến Trung Quốc?
Câu hỏi 2: Trình bày bộ máy nhà nước dưới thời Tần Hán?
2. Dẫn dắt vào bài mới
Dưới thời Đường chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao,
bộ máy nhà nước được hoàn thiện, kinh tế phát triển, lãnh thổ được mở rộng,
văn hoá phát triển. Để tìm hiểu nguyên nhân và những biểu hiện của sự phát
triển về mọi mặt của chế độ phong kiến dưới thời Đường, chúng ta cùng tìm
hiểu nội dung bài học hôm nay.
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp
Các hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản HS
cần nắm vững
44
Hoạt động 1 : Hoạt động theo nhóm
1. Chính quyền được củng
- GV nêu câu hỏi cho từng nhóm:
cố và mở rộng
+ Nhóm 1: Nhà Đường được thành lập như thế
nào?
Kinh tế thời Đường so với các triều đại trước? Nội
dung
của chính sách quân điền?
+ Nhóm 2: Bộ máy nhà nước thời Đường có gì khác
so với các triều đại trước?
+ Nhóm 3: Vì sao lại nổ ra các cuộc khởi nghĩa
nông dân vào cuối triều đại nhà Đường?
Uuuu
45
HS từng nhóm đọc SGK, tìm ý trả lời và thảo luận
với nhau.
Sau đó đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm
khác nghe và bổ sung.
- Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý.
- Từng bước hoàn thiện
chính quyền từ TW xuống
địa phương, có chức Tiết độ
sứ.
- Tuyển dụng quan lại bằng
thi cử (bên cạnh việc cử con
em thân tín xuống các địa
phương)
+ Nhóm 1: Sau nhà Hán, Trung Quốc lâm vào tình - Tiếp tục chính sách xâm
trạng loạn lạc kéo dài, Lý Uyên cướp ngôi nhà lược mở rộng lãnh thổ.
Tùy, lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Đường (618
- 907)
+ Nhóm 2: Bộ máy nhà nước thời Đường tiếp tục - Mâu thuẫu xã hội dẫn đến
được củng cố từ TW đến địa phương làm cho bộ khởi nghĩa nông dân thế kỷ
máy cai trị phong kiến ngày càng hòan chỉnh. X khiến cho nhà Đường sụp
Có thêm chức Tiết độ sứ. Chọn quan lại, bên đổ.
cạnh việc cử con em quan lại cai quản ở địa
phương còn chế độ thi tuyển chọn người làm
quan.
- Nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược láng
giềng, mở rộng lãnh thổ. Nhà Đường đã từng đặt
ách thống trị đất nước ta đã bị nhân dân ta vùng
lên khởi nghĩa trong đó có cuộc khởi nghĩa tiêu
biểu của Mai Thúc Loan (năm 722), chống lại
sự đô hộ của nhà Đường.
+ Nhóm 3: Cuối triều đại nhà Đường, mâu thuẫn xã
hội giữa nông dân với địa chủ quan lại ngày
càng gay gắt dẫn đến khởi nghĩa nông dân và
nhà Đường sụp đổ.
GV nhấn mạnh: Năm 874, nhà Đường bị lật đổ.
Triệu Khuông Dẫn dẹp tan các thế lực đối lập,
lên ngôi vua, lập ra nhà Tống vào năm 960.
Hoạt động 1: Cá nhân
2. Sự phát triển kinh tế và
- GV nêu câu hỏi: Nhà Đường đã thực hiện chính
đời sống nhân dân.
sách ruộng đất mới như thế nào? Nội dung của
a. Kinh tế:
chính sách đó?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý: Nhà Đường thực hiện - Chính sách nhà nước về
chính sách quân điền, lấy ruộng đất công và ruộng đất: Thực hiện chính
ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân. Khi nhận sách quân điền, và chế độ tôruộng nông dân phải nộp thuế cho nhà nước dung-điệu.
theo chế độ tô, dung, điệu (nộp bằng lúa, ngày
công lao dịch và bằng vải)
GV nói rõ thêm: Ruộng tư thời Đường cũng phát
triển, do việc ban cấp cho các cận thần nên
46
nhiều người có trong tay nhiều ruộng đất, có
người được mệnh danh là “ông nhiều ruộng”,
“kẻ nghiện đất”.
- Tiếp theo GV nêu câu hỏi.
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và kết luận: Kinh tế nhà Tống gặp
nhiều khó khăn, mặc dù nhà Tống có đề ra chính
sách khuyến khích khẩn hoang, làm các công
trình thủy lợi.
Hoạt động 2: Cá nhân và cả lớp
- GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết những biểu hiện
phát triển của thủ công và thương nghiệp?
- HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và trình bày phân tích:
+ Nghề dệt có nhiều tiến bộ: Sản xuất được lụa in
hoa và thêu kim tuyến, xuất hiện các trung tâm
dệt nổi tiếng như Hàng Châu.
+ Nghề sứ phát triển đạt đến trình độ cao, có loại sứ
xanh, xanh như ngọc bích.
+ Nghề in, nghề dệt vải bông phát triển nhanh chóng
giữ vai trò quan trọng.
+ Ra đời các tổ chức phường hội. Ngoài ra thủ công
nghiệp và thương nghiệp thịnh đạt dưới thời
Đường.
+ Ngoại thương phát triển, mở rộng buôn bán với
nhiều nước châu Á, hình thành con đường tơ
lụa, buôn bán với nước ngoài.
- GV giới thiệu tranh ảnh (trong SGK hoặc sưu tầm
được) nói về sự phát triển của nghề thủ công
thời Đường.
Hoạt động 3: Cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết đời sống nhân dân
dưới thời Đường?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý.
Giai đoạn đầu đời sống nhân dân được cải thiện, về
cuối thời Đường đời sống nhân dân khổ cực,
nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.
- GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân dẫn đến đời sống
nhân dân khổ cực.
- HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý: Nông dân phải nộp nhiều
tô thuế, chịu nhiều lao dịch nặng nề.
Hoạt động 1: Cá nhân và cả lớp
- Nông nghiệp: Áp dụng kỹ
thuật canh tác mới, chọn
giống,... dẫn tới năng suất
tăng
- Thủ công nghiệp và thương
nghiệp phát triển thịnh đạt:
có các xưởng thủ công (tác
phường) luyện sắt, đóng
thuyền.
- Ngoại thương phát triển,
hình thành con đường tơ lụa
buôn bán với nước ngoài.
Kinh tế thời Đường phát
triển cao hơn so với các triều
đại trước.
b. Đời sống nhân dân
Giai đoạn đầu, đời sống
nhân dân được cải thiện, về
cuối thời Đường đời sống
nhân dân khổ cực, nhiều
cuộc khởi nghĩa nổ ra.
3. Văn hoá thời Đường
Tống
47
- GV nêu câu hỏi: Thơ ca thời Đường có bước phát
triển nổi bật như thế nào?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, trình bày và phân tích:
Thơ ca phát triển mạnh dưới thời Đường và có bước
phát triển nhảy vọt, với những tác giả tiêu biểu:
Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị,... Thơ Đường có
số lượng lớn, nội dung phản ánh sâu sắc xã hội
lúc bấy giờ và đạt đến trình độ cao về nghệ
thuật.
- Tiếp theo GV nêu câu hỏi: Tình hình tư tưởng
Trung Quốc dưới thời Đường Tống?
- HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý:
+ Phật giáo ngày càng thịnh hành, biểu hiện là các
nhà sư sang Ấn Độ học và các nhà sư Ấn Độ
sang Trung Quốc truyền đạo, nhiều chùa chiền
mọc lên.
GV có thể minh hoạt bộ phim “Tây Du Kí” nói về
nhà sư Huyền Trang sang Ấn Độ để lấy kinh,
tìm hiểu giáo lí của Phật giáo.
+ Nho giáo, phát triển thêm lí luận, các vua nhà
Tống rất tôn sùng nhà nho, tôn Khổng Tử là
thánh và tôn sùng Mạnh Tử và các đệ của ông.
- Thơ ca dưới thời Đường có
bước phát triển nhảy vọt, với
những tác giả tiêu biểu: Đỗ
Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị.
- Phật giáo ngày càng thịnh
hành, nhiều chùa chiền mọc
lên.
- Nho giáo phát triển thêm
về lí luận, các vua nhà Tống
rất tôn sùng nhà nho.
4. Sơ kết bài học
GV kiểm tra hoạt động nhận thức của HS với việc yêu cầu HS nêu lại sự
hình thành xã hội phong kiến Trung Quốc, sự phát triển của chế độ phong kiến
Trung Quốc qua triều đại Đường - Tống.
Những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Trung Quốc thời Đường - Tống?
5. Dặn dò và giao bài tập
- Học bài cũ, làm bài tập trong SGK, đọc trước bài mới.
- Bài tập:
+ Triều đại nào chế độ phong kiến đạt đến đỉnh cao? Biểu hiện?
+ Những thành tựu văn hoá nào tiêu biểu nhất thời Đường - Tống?
48
Bài 7
TRUNG QUỐC THỜI MINH - THANH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần :
1. Kiến thức
- Hiểu được đến thời Minh - Thanh, tổ chức bộ máy chính quyền tiếp tục
được củng cố, hoàn thiện hơn với việc lập ra các bộ.
- Nắm được kinh tế nông nghiệp có tính chất chu kì. Mầm mống kinh tế
tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Trung Quốc.
- Thấy rõ văn hoá tiếp tục phát triển.
2. Tư tưởng, tình cảm
- Giáo dục ý thức phân biệt chính nghĩa, phi nghĩa trong các cuộc chiến
tranh xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Hoa.
3. Kỹ năng
- Nâng cao kĩ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Bản đồ Trung Quốc.
- Sưu tầm một số tranh ảnh về văn hoá, khoa học - kỹ thuật, đồ sứ Trung
Quốc.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Triều đại nào chế độ phong kiến đạt đến đỉnh cao? Biểu hiện?
Câu hỏi 2: Những thành tựu văn hoá nào tiêu biểu nhất thời Đường Tống?
2. Dẫn dắt vào bài mới
Dưới thời Minh - Thanh, bộ máy chính quyền tiếp tục được củng cố, các
bộ được hình thành, chính quyền Minh - Thanh đã thi hành nhiều biện pháp để
khôi phục và phát triển kinh tế, cùng với đó là mầm mống của quan hệ tư bản
chủ nghĩa xuất hiện, văn hoá có nhiều thành tựu nổi bật. Để tìm hiểu những nội
dung trên chúng ta cùng vào bài học hôm nay.
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp
49
Kiến thức HS
cần nắm vững
Hoạt động 1: Hoạt động tập thể và cá nhân : 1. Tình hình chính trị
GV đặt câu hỏi cho cả lớp: Nhà Minh, nhà a. Nhà Minh :
Thanh được thành lập như thế nào?
- Cho HS tìm hiểu SGK và trả lời, gọi một HS - Nhà Minh thành lập (1368trả lời, HS khác bổ sung.
1644), người sáng lập là Chu
Nguyên Chương.
- GV nhận xét và chốt ý: Sau nhà Đường đến
nhà Tống, nhà Nguyên.
- Phong trào khởi nghĩa nông dân của Chu
Nguyên Chương đã thành lập nhà Minh
(1368 - 1644).
Các hoạt động của thầy và trò
50
- GV trình bày rõ: Ngay từ khi lên ngôi Minh
Thái Tổ đã quan tâm đến xây dựng chế độ
quân chủ chuyên chế tập quyền (quyền lực
ngày càng tập trung vào tay nhà vua, bỏ
chức Thừa tướng, Thái uý, giúp việc cho vua
là 6 bộ, vua tập trung mọi quyền hành trong
tay, trực tiếp chỉ huy quân đội).
GV đặt câu hỏi: Tại sao nhà Minh với nền kinh
tế và chính trị thịnh đạt như vậy lại sụp đổ.
- Gọi HS trả lời và GV nhận xét, phân tích cho
HS thấy: Cũng như các triều đại phong kiến
trước đó, cuối triều Minh ruộng đất ngày
càng tập trung vào tay giai cấp quí tộc, địa
chủ, còn nông dân ngày càng cực khổ, ruộng
ít, sưu cao, thuế nặng cộng với phải đi lính
phục vụ cho các cuộc chiến tranh xâm lược,
ở rộng lãnh thổ của các triều vua, vì vậy mâu
thuẫn giữa nông dân với địa chủ ngày càng
gay gắt và cuộc khởi nghĩa nông dân của Lý
Tự Thành làm cho nhà Minh sụp đổ.
Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân
- GV trình bày: Khởi nghĩa của Lý Tự Thành
làm cho nhà Minh sụp đổ, giữa lúc đó bộ tộc
Mãn Thanh ở phía Bắc Trung Quốc đã đánh
bại Lý Tự Thành lập ra nhà Thanh (1644 1911).
GV đặt câu hỏi: Chính sách cai trị của nhà
Thanh?
Gọi một HS trả lời, các HS khác bổ sung, sau đó
GVnhận xét, chốt ý: Người Mãn Thanh khi
vào Trung Quốc lập ra nhà Thanh và thi
hành chính sách áp bức dân tộc, bắt người
Trung Quốc ăn mặc và theophong tục người
Mãn, mua chuộc địa chủ người Hán, giảm
thuế cho nông dân nhưng mâu thuẫn dân
tộc vẫn tăng dẫn đến khởi nghĩa nông dân khắp
nơi.
- Đối ngoại: Thi hành chính sách “bế quan tỏa
cảng”
trong bối cảnh bị sự nhòm ngó của tư bản
phương
Tây dẫn đến suy sụp của chế độ phong kiến.
Cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã làm cho
nhà Thanh sụp đổ.
Hoạt động: Làm việc cả lớp và nhóm.
- Về bộ máy chính quyền: Nhà
nước phong kiến ngày càng tập
quyền. Quyền lực ngày càng
tập trung trong tay nhà vua, bỏ
Thái uý và Thừa tướng thay
vào đó là các bộ.
- Về chính sách xâm lược: Mở
rộng bành chướng ra bên ngoài,
trong đó có sang xâm lược Đại
Việt nhưng đã thất bại nặng nề.
b. Nhà Thanh
- Nhà Thanh thành lập 1644 1911.
- Về bộ máy chính quyền: Ra
sức củng cố bộ máy chính
quyền, áp bức dân tộc, mua
chuộc địa chủ người Hán.
- Đối ngoại: Thi hành chính
sách
“bế quan tỏa cảng”
Chế độ phong kiến nhà
Thanh sụp đổ năm 1911
2. Sự phát triển kinh tế
51
- Trước hết GV trình bày cho HS biết đến thời
Minh - Thanh, nông nghiệp có bước tiến về - Trong nông nghiệp có bước
kĩ thuật canh tác, sản lượng lương thực tăng. tiến bộ về kĩ thuật canh tác, sản
Tuy nhiên, tình trạng chiếm ruộng đất của lượng lương thực tăng.
địa chủ quí tộc vẫn gia tăng.
- GV đặt câu hỏi: Dưới thời Minh kinh tế Trung
Quốc có điểm gì mới so với các triều đại
trước? Biểu hiện?
52
- GV cho cả lớp thảo luận và gọi một HS trả lời,
các HS khác có thể bổ sung cho bạn.
- GV nhận xét và chốt lại: Các vua triều Minh đã
thi hành nhiều biện pháp nhằm khôi phục,
phát triển kinh tế. Đầu thế kỷ XIV quan hệ
sản xuất TBCN đã xuất hiện ở Trung Quốc,
biểu hiện trong các ngành nông nghiệp, thủ
công nghiệp, thương nghiệp. Các thành thị
mọc lên nhiều và rất phồn thịnh. Bắc Kinh,
Nam Kinh không chỉ là trung tâm chính trị
mà còn là trung tâm kinh tế lớn.
- GV tổ chức cho HS đọc đoạn chữ nhỏ trong
SGK để thấy được những biểu hiện mầm
mống của kinh tế tư bản chủ nghĩa.
- GV nêu câu hỏi: Ngoại thương thời Minh
Thanh có bước phát triển như thế nào?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét và chốt ý: Ngoại thương phát
triển, đã có thương nhân châu Âu đến Trung
Quốc buôn bán.
Hoạt động : Làm việc cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Thời Minh Thanh văn học có
điểm gì mới.
- HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và trình bày, phân tích: Tiểu
thuyết là loại hình văn học mới ở thời Minh
- Thanh với các bộ tiểu thuyết nổi tiếng như
Thủy Hử của Thi Nại Am, Tam Quốc diễn
nghĩa của La Quán Trung, Tây Du Ký của
Ngô Thừa Ân, Hồng Lâu Mộng của Tào
Tuyết Cần. Các tiểu thuyết của Trung Quốc
đều dựa vào những sự kiện có thật và hư cấu
thêm “7 thực, 3 hư”, nó phản ánh phần nào
đời sống của nhân dân Trung Quốc và các
mối quan hệ xã hội thời phong kiến (nếu còn
thời gian GV có thể kể ngắn gọn nội dung
của một tác phẩm,...).
- Tiếp theo GV trình bày: Thời Minh-Thanh việc
biên soạn sử cũng được chú ý với những tác
phẩm như Minh thực lục, Minh sử, Đại
Thanh thống nhất. Bên cạnh đó nhiều tác
phẩm lịch sử văn hoá, từ điển cũng được
biên soạn như Vĩnh Lạc đại điển, Tứ khố
toàn thư.
- Từ thế kỷ XVI đã xuất hiện
mầm mống kinh tế TBCN:
+ Thủ công nghiệp: Xuất hiện
công trường thủ công, quan hệ
chủ - người làm thuê.
+ Thương nghiệp phát triển,
thành thị mở rộng và phồn
thịnh.
+ Ngoại thương phát triển, đã
có thương nhân châu Âu đến
Trung Quốc buôn bán.
3. Văn hoá thời Minh Thanh
- Văn học: Xuất hiện tiểu
thuyết là loại hình văn học mới
ở thời Minh-Thanh, như Thủy
Hử, của Thi Nại Am, Tam quốc
diễn nghĩa của La Quán
Trung,...
- Sử học cũng được chú ý với
những tác phẩm như Minh thực
lục, Minh sử, Đại Thanh thống
nhất.
- Nhiều tác phẩm lịch sử văn
hoá, từ điển cũng được biên
soạn như Vĩnh Lạc đại điển, Tứ
53
Khoa học kỹ thuật: Người Trung Quốc đạt được
nhiều thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực hàng
hải như bánh lái, la bàn, thuyền buồm nhiều
lớp. Nghề in, làm giấy, gốm, dệt, luyện sắt,
khai thác khí đốt.
Hội họa, điêu khắc cũng đạt những thành tựu
(GV có thể cho HS quan sát các tranh sưu
tầm về đồ gốm, sứ, hàng dệt... cho HS nhận
xét và GV phân tích cho HS thấy trình độ
cao của người Trung Quốc trong việc sản
xuất ra những sản phẩm này).
- GV cho HS xem tranh Cố cung Bắc Kinh và
yêu cầu HS nhận xét? Sau đó GV có thể
phân tích cho HS thấy: Cố cung biểu tượng
cho uy quyền của chế độ phong kiến, nhưng
đồng thời nó cũng biểu hiện tài năng và nghệ
thuật trong xây dựng của nhân dân Trung
Quốc.
khố toàn thư.
Khoa học kỹ thuật: Người
Trung Quốc đạt được nhiều
thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực
hàng hải như bánh lái, la bàn,
thuyền buồm nhiều lớp.
- Hội họa, điêu khắc, kiến trúc
đạt những thành tựu nổi tiếng.
4. Sơ kết bài học
Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi: Tổ chức bộ máy nhà nước thời Minh
-Thanh? Những biểu hiện phát triển kinh tế Trung Quốc thời Minh - Thanh? Kể
tên một số thành tựu văn hoá Trung Quốc thời Minh - Thanh.
5. Dặn dò, bài tập về nhà
- Học bài cũ, đọc trước bài mới.
- Bài tập:
- Lập bảng thống kê các triều đại phong kiến Trung Quốc theo nội dung
sau:
Tên triều đại
Tổ chức bộ
máy chính
quyền
Tình hình
kinh tế
Chính sách
đối ngoại
Tần - Hán
Đường - Tống
Minh - Thanh
54
Chương IV
ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN
Bài 8
CÁC QUỐC GIA ẤN VÀ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG ẤN ĐỘ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Qua bài học giúp HS nhận thức được:
1. Kiến thức
- Ấn độ là quốc gia có nền văn minh lâu đời, phát triển cao, cùng với
Trung Quốc có ảnh hưởng sâu rộng ở châu Á và trên thế giới.
- Thời Gúp-ta định hình văn hoá truyền thống Ấn Độ.
- Nội dung của văn hoá truyền thống.
2. Tư tưởng, tình cảm
Văn hoá Ấn Độ có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, tạo nên mối quan
hệ kinh tế và văn hoá mật thiết giữa hai nước. Đó là cơ sở để tăng cường sự hiểu
biết, quan hệ thân tình, tôn trọng lẫn nhau giữa hai nước.
3. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp.
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
- Lược đồ Ấn Độ trong SGK phóng to.
- Bản đồ Ấn Độ ngày nay.
- Tranh ảnh về các công trình Nghệ thuật của Ấn Độ.
- Chuẩn bị đoạn băng video về văn hoá Ấn Độ (đã phát trên VTV2 vào
tháng 6/2003).
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Hãy nêu những nét cơ bản trong bộ máy nhà nước phong kiến
thời Tần-Hán và Đường?
Câu 2: Mầm mống kinh tế TBCN xuất hiện ở Trung Quốc khi nào? Biểu
hiện? Tại sao nó không được tiếp tục phát triển?
2. Dẫn dắt vào bài mới
GV khái quát phần kiểm tra bài cũ, dẫn dắt vào bài mới và nêu nhiệm vụ
nhận thức bài mới cho HS như sau:
- Ấn Độ là một trong những quốc gia cổ đại phương Đông có nền văn
minh lâu đời khoảng 3000 năm đến 1500 năm TCN nền văn minh ở phía Tây
bắc Ấn Độ nằm ở vùng sông Ấn. Khoảng 1500 năm TCN là khởi đầu cho nền
văn minh sông Hằng, bài học của chúng ta chỉ nghiên cứu từ nền văn minh sông
Hằng nằm ở ven vùng đông bắc, là đồng bằng rộng lớn và màu mỡ, quê hương
của nền văn hoá truyền thống và văn minh Ấn Độ. Để hiểu được văn hoá truyền
thống Ấn Độ được định hình như thế nào? Nội dung của văn hoá truyền thống
của Ấn Độ là gì? Nó phát triển ra sao? Nó ảnh hưởng ra bên ngoài như thế nào?
Việt Nam ảnh hưởng những yếu tố nào của văn hoá Ấn Độ? Bài học hôm nay sẽ
giúp các em hiểu được những vấn đề trên.
55
3. Tổ chức các hoạt động trên lớp
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
GV đặt câu hỏi: Vì sao một số nhà
nước đầu tiên lại hình thành bên lưu
vực sông Hằng?
HS đọc SGK trả lời câu hỏi, các HS
khác bổ sung.
GV nhận xét và chốt ý: Khoảng 1500
năm TCN, vùng lưu vực sông Hằng ở
phía Đông Bắc có điều kiện tự nhiên
thuận lợi, các bộ lạc đã đến đây sinh
sống và hình thành các nhà nước, đứng
đầu là các tiểu vương quốc. Các tiểu
vương quốc lớn mạnh và tranh giành
ảnh hưởng lẫn nhau.
GV đặt câu hỏi: Quá trình hình thành
và phát triển của nước Ma-ga-đa?
- GV đặt các câu hỏi gợi mở: Vai trò
của vua A-sô-ca?
- GV gọi một HS trả lời, các HS khác
bổ sung, sau đó GV chốt ý:
- A-sô-ca là vua thứ 11 của nước Maga-đa, lên ngôi vào đầu thế kỷ III
TCN. Ông đã xây dựng đất hùng
cường, đem quân đi đánh các nước
nhỏ, thống nhất Ấn Độ (thống nhất gần
hết bán đảo Ấn Độ, chỉ trừ cực Nam
(Pan-dy-a). GV chỉ trên lược đồ trong
SGK phóng to treo trên bảng, đồng
thời cho HS thấy lãnh thổ Ấn Độ cổ
đại rộng lớn hơn so với Ấn Độ ngày
nay (chỉ trên bản đồ thế giới Ấn Độ
ngày nay)
- Sau khi thống nhất Ấn Độ, chán cảnh
binh đao, ông một lòng theo đạo phật
và tạo điều kiện cho đạo phật truyền bá
sâu rộng khắp Ấn Độ đến tận Xri-lanca. Ông còn cho khắc chữ lên cột sắt
Nội dung kiến thức HS cần nắm
1. Thời kỳ các quốc gia đầu tiên
Khoảng 1500 năm TCN ở đồng bằng
sông Hằng đã hình thành một số nước,
thường xảy ra tranh giành ảnh hưởng
nhưng mạnh nhất là nước Ma-ga-đa.
- Vua mở đầu nước này là Bim-bi-sara, nhưng kiệt xuất nhất (vua thứ 11) là
A-sô-ca (thế kỷ III TCN).
+ Đánh dẹp các nước nhỏ thống nhất
lãnh thổ.
+ Theo đạo phật và có công tạo điều
kiện cho đạo phật truyền bá rộng khắp.
Ông cho dựng nhiều “cột A-sô-ca”
56
“cột A-sô-ca” nói lên chiến công và
lòng sùng kính của ông.
- A-sô-ca qua đời vào cuối thế kỷ III
TCN, Ấn Độ lại rơi vào giai đoạn
khủng hoảng.
Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm
- GV đặt câu hỏi cho các nhóm
Nhóm 1: Quá trình hình thành vương
triều Gúp-ta? Thời gian tồn tại? Vai
trò về mặt chính trị vương triều này?
Nhóm 2: Điểm nổi bật trong văn hoá
Ấn Độ dưới thời Gúp-ta? Nội dung cụ
thể?
- Nhóm 3: Văn hoá Ấn Độ Gúp-ta đã
ảnh hưởng như thế nào đến Ấn Độ giai
đoạn sau và ảnh hưởng ra bên ngoài
như thế nào? Việt Nam ảnh hưởng văn
hoá Ấn Độ ở những lĩnh vực nào?
- GV gọi đại diện các nhóm lên trình
bày và các nhóm khác bổ sung cho
bạn, sau đó GV nhận xét và chốt ý.
+ Nhóm 1: Đầu công nguyên, miền
Bắc Ấn Độ được thống nhất - nổi bật
vương triều Gúp-ta (319 - 467), vương
triều này đã tổ chức kháng cự không
cho người Trung Á xâm lấn từ phía
tây bắc, thống nhất miền Bắc Ấn Độ,
làm chủ gần như toàn bộ miền Trung
Ấn Độ. Sự phát triển và nét đặc sắc
của vương triều Gúp-ta còn giữ được ở
thời Hác-sa giai đoạn sau (606-647).
+ Nhóm 2: Điểm nổi bật của thời kỳ
Gúp-ta là sự định hình và phát triển
của văn hoá truyền thống Ấn Độ.
Cụ thể:
+ Đạo phật tiếp tục được phát triển sau
hàng năm ra đời ở Ấn Độ đến thời
Gúp-ta được truyền bá khắp Ấn Độ và
truyền ra nhiều nơi. Cùng với đạo Phật
phát triển kiến trúc ảnh hưởng của đạo
như chùa hang mọc ở nhiều nơi và
những pho tượng phật điêu khắc bằng
đá, trên đá (giới thiệu chùa hang At-
2. Thời kỳ vương triều Gúp-ta và sự
phát triển của văn hoá truyền thống
Ấn Độ
Quá trình hình thành và vai trò về mặt
chính trị :
- Đầu công nguyên, miền Bắc Ấn Độ
được thống nhất - nổi bật vương triều
Gúp-ta (319 - 467), Gúp ta đã thống
nhất miền Bắc Ấn Độ, làm chủ gần
như toàn bộ miền trung Ấn Độ.
- Về văn hoá dưới thời Gúp-ta:
+ Đạo phật: Tiếp tục được phát triển
truyền bá khắp Ấn Độ và truyền ra
nhiều nơi. Kiến trúc Phật giáo phát
triển (chùa hang, tượng phật bằng đá).
57
gian-ta,..)
+ Đạo Ấn Độ hay đạo Hin-du vốn là
đạo cổ xưa của người Ấn cũng ra đời
và phát triển, thờ 4 vị thần chính: thần
Sấm sét, thần Sáng tạo, thần Tàn phá,
thần Bảo hộ và nhiều vị thần khác.
Cùng với sự phát triển của đạo Hin-du
thì các công trình kiến trúc thờ thần
cũng được xây dựng. Các ngôi đền
được xây dựng bằng đá cao đồ sộ, hình
chóp núi, là nơi ngự trị của các thần và
nơi tạc nhiều tượng thần thành bằng
đá,... (giới thiệu cho HS xem đền tháp
hình núi Mêru, lăng mộ hình bán cầu,
hình bát úp,...).
+ Chữ viết: Từ chữ viết cổ Brahmi đã
nâng lên, sáng tạo và hoàn chỉnh hệ
chữ san-skơ-rit (chữ Phạn) là chữ viết
phổ biến ở Ấn Độ thời bấy giờ và là cơ
sở
hình thành chữ viết Ấn Độ ngày nay.
Chữ viết hoàn chỉnh đã tạo điều kiện
cho nền văn học viết của Ấn Độ phát
triển rực rỡ với các tác giả và tác phẩm
tiêu biểu như Sơ-kun-ta-la của Ka-li-đsa.
+ Nhóm 3: Văn hoá thời Gúp-ta đã
phát triển khắp Ấn Độ, nó còn rực rỡ
sang cả thời Hác-sa. Ngày nay dân số
Ấn Độ đa số theo đạo Ấn Độ, chữ viết
ngày nay của Ấn Độ dựa trên chữ sanskơ-rít. Trong quá trình buôn bán với
các quốc gia Đông Nam Á, văn hoá Ấn
Độ đã ảnh hưởng sang các nước này
chủ yếu là tôn giáo đạo phật, đạo Hindu và chữ san-skơ-rit. Việt Nam cũng
ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ (chữ
Chăm cổ là dựa trên chữ san-skơ-rít,
đạo Bà-la-môn của người Chăm và
kiến trúc tháp Chàm, đạo Phật và các
công trình chùa mang kiến trúc ảnh
hưởng Phật giáo của Ấn Độ,...).
+ Đạo Ấn Độ hay đạo Hin-du ra đời và
phát triển, thờ 4 vị thần chính: thần
Sáng tạo, thần Tàn phá, thần Bảo Hộ,
thần Sấm sét. Các công trình kiến trúc
thờ thần cũng được xây dựng.
+ Chữ viết: Từ chữ viết cổ Brahmi đã
nâng lên, sáng tạo và hòan chỉnh hệ
chữ san-skơ-rit.
+ Văn học cổ điển Ấn Độ - văn học
Hin-du, mang tinh thần và triết lý Hindu giáo rất phát triển.
Tóm lại thời Gúp-ta đã định hình văn
hoá truyền thống Ấn Độ với những tôn
giáo lớn và những công trình kiến trúc,
tượng, những tác phẩm văn học tuyệt
vời, làm nền cho văn hoá truyền thống
Ấn Độ có giá trị văn hoá vĩnh cửu
- Người Ấn Độ đã mang văn hoá, đặc
biệt là văn hoá truyền thống truyền bá
ra bên ngoài mà Đông Nam Á là ảnh
hưởng rõ nét nhất. Việt Nam cũng ảnh
hưởng của văn hoá Ấn Độ (tháp Chàm,
đạo Phật, đạo Hin-du).
58
Bài 9
SỰ PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ VÀ VĂN HOÁ ẤN ĐỘ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần :
1. Kiến thức
- Nắm được sự phát triển của lịch sử văn hoá truyền thống của Ấn Độ.
- Sự hình thành và phát triển, chính sách về chính trị, kinh tế, tôn giáo và
sự phát triển kiến trúc của các vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Môgôn.
2. Tư tưởng
- Giáo dục cho HS biết được sự phát triển đa dạng của văn hoá Ấn Độ,
qua đó giáo dục các em sự trân trọng những tinh hoa văn hoá của nhân loại.
3. Kĩ năng
- Rèn cho HS các kĩ năng phân tích tổng hợp các sự kiện lịch sử của Ấn
Độ qua các thời kì lịch sử.
- Kĩ năng khai thác tranh, ảnh, lược đồ lịch sử.
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
- Tranh ảnh về đất nước và con người Ấn Độ thời phong kiến.
- Lược đồ về Ấn Độ.
- Các tài liệu có liên quan đến Ấn Độ thời phong kiến.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Nêu chính sách về kinh tế, chính trị của Vương triều Mô-gôn?
Câu hỏi 2: Vị trí Vương triều Đê-li và Mô-gôn trong lịch sử Ấn Độ?
Câu hỏi 3: Hãy cho biết sự hình thành và phát triển của các quốc gia đầu
tiên ở Ấn Độ?
Câu hỏi 4: Những yếu tố văn hóa truyền thống của Ấn Độ có ảnh hưởng
ra bên ngoài và những nơi nào?
2. Dẫn dắt bài mới
- Ấn Độ là quốc gia lớn trên thế giới có lịch sử văn hoá truyền lâu đời là
nơi khởi nguồn của Ấn Độ Hin-du giáo. Lịch sử phát triển của Ấn Độ có những
bước thăng trầm với nhiều thời kì lịch sử và các vương triều khác nhau. Để hiểu
sự phát triển của lịch sử văn hoá truyền thống Ấn Độ như thế nào? Ấn Độ đã trải
qua các Vương triều nào? Bài học hôm nay sẽ trả lời các câu hỏi nêu trên.
3. Tổ chức các hoạt động trên lớp
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
Nội dung kiến thức
HS cần nắm
1. Sự phát triển của lịch sử
59
- GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết tình hình Ấn Độ
sau thời kỳ Gúp-ta và Hác-sa?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV trình bày và phân tích: Đến thế kỉ VII, Ấn
Độ lại rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán.
Nguyên nhân là do chính quyền trung ương suy
yếu, mặt khác trải qua 6 - 7 thế kỉ trên đất nước
rộng lớn và ngăn cách nhau, mỗi vùng lãnh thổ
lại có những điều kiện và sắc thái riêng của
mình, đất nước lại chia thành hai miền Bắc và
Nam, mỗi miền tại tách thành ba vùng, ba nước
riêng, tức là sáu nước, trong đó nước Pa-la ở
vùng Đông Bắc và nước Pa-la-va ở miền Nam
có vai trò nổi trội hơn.
- Tiếp đó GV nêu câu hỏi: Việc đất nước bị
phân chia như vậy thì văn hoá phát triển như
thế nào?
- HS dựa vào vốn kiến thức của mình và SGK
trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý: Mỗi nước lại
tiếp tục phát triển sâu rộng nền văn hoá riêng
của mình trên cơ sở văn hoá truyền thống Ấn Độ
- chữ viết văn học nghệ thuật Hin-du.
- Đồng thời nhấn mạnh thêm sự phân biệt không
nói lên tình trạng khủng hoảng, suy thoái mà lại
phản ánh sự phát triển tự cường của các vùng,
các địa phương.
- Cuối cùng GV trình bày nước Pa-la-va ở miền
Nam có vai trò tích cực trong việc phổ biến văn
hoá Ấn Độ.
và văn hoá truyền thống
trên toàn lãnh thổ Ấn Độ
- Đến thế kỉ VII, Ấn Độ lại
rơi vào tình trạng chia rẽ,
phân tán. Nổi lên vai trò của
Pa-la ở vùng Đông Bắc và
nước Pa-la-va ở miền Nam.
- Về văn hoá, mỗi nước lại
tiếp tục phát triển sâu rộng
nền văn hoá riêng của mình
trên cơ sở văn hoá truyền
thống Ấn Độ - chữ viết văn
học nghệ thuật Hin-du.
- Văn hoá Ấn Độ thế kỉ VIIXII phát triển sâu rộng trên
toàn lãnh thổ và có ảnh
hưởng ra bên ngoài.
- GV nêu câu hỏi: Tại sao nước Pa-la-va đóng
vai trò phổ biến văn hoá Ấn Độ?
- GV chốt ý: Pa-la-va thuận lợi về bến cảng và
đường biển.
- GV sơ kết mục 1 khẳng định: Văn hoá Ấn Độ
thế kỉ VII-XII phát triển sâu rộng trên toàn lãnh
thổ và có ảnh hưởng ra bên ngoài.
Hoạt động 1: Cá nhân
2. Vương triều Hồi giáo Đê
li
- GV nêu câu hỏi: Hoàn cảnh ra đời của Vương
triều Hồi giáo Đê-li?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi. HS khác có thể bổ
sung cho bạn.
- GV nhận xét và chốt ý: Do sự phân tán nên đã - Hoàn cảnh ra đời: Do sự
60
không đem lại sức mạnh thống nhất để người Ấn phân tán nên đã không đem
Độ chống lại được cuộc tấn công bên ngoài của lại sức mạnh thống nhất để
người Hồi giáo gốc Thổ.
chống lại được cuộc tấn công
bên ngoài của người Hồi giáo
gốc Thổ.
- GV nêu câu hỏi: Quá trình người Thổ đánh
chiếm Ấn Độ thiết lập Vương triều Đê-li diễn ra
như thế nào?
- HS nghiên cứu SGK trả lời.
- GV trình bày và phân tích:
+ Năm 1055, người Thổ đánh chiếm Bát-đa lập - Quá trình hình thành: 1206
lên vương quốc Hồi giáo ở vùng Lưỡng Hà. Đạo người Hồi giáo chiếm vào đất
Hồi được truyền bá đến I-ran và Trung Á, lập Ấn Độ, lập lên vương quốc
lên vương quốc Hồi giáo nữa trên vùng giáp Tây Hồi giáo Ấn Độ gọi tên là
Bắc Ấn Độ.
Đê-li.
+ Người Hồi giáo gốc Trung Á tiến hành chinh
chiến vào đất Ấn Độ, lập lên vương quốc Hồi
giáo Ấn Độ gọi tên là Đê-li (đóng đô ở Đê-li bắc
Ấn Độ) tồn tại hơn 300 năm từ 1206 - 1526).
Hoạt động 2: Nhóm
- GV chia lớp thành các nhóm, giao nhiệm vụ cụ
thể của các nhóm như sau:
Nhóm 1: Nêu chính sách thống trị của Vương
quốc Hồi giáo Đê-li.
Nhóm 2: Nêu chính sách về tôn giáo.
Nhóm 3: Nêu chính sách về văn hoá.
Nhóm 4: Tìm hiểu thành tựu về kiến trúc.
- HS đọc SGK thảo luận và cử đại diện nhóm
trình bày. HS khác có thể bổ sung cho bạn.
- GV nhận xét bổ sung và chốt ý.
+ Nhóm 1: Vương quốc Hồi giáo Đê-li đã truyền - Chính sách thống trị:
bá, áp đặt Hồi giáo trong cư dân đã có phật giáo Truyền bá, áp đặt Hồi giáo, tự
và đang theo đạo Hin-du giáo, tự dành cho dành cho mình quyền ưu tiên
mình quyền ưu tiên ruộng đất, địa vị trong bộ ruộng đất, địa vị trong bộ
máy quan lại. Người không theo đạo Hồi ngoài máy quan lại.
thuế ruộng đất 1/5 thu hoạch còn phải nộp thuế
ngoại đạo.
+ Nhóm 2: Về tôn giáo, thi hành chính sách - Về tôn giáo, thi hành chính
mềm mỏng, song sự phân biệt tôn giáo đã dẫn sách mềm mỏng, song không
đến sự bất bình của nhân dân.
mất được sự phân biệt tôn
giáo.
+ Nhóm 3: Về văn hoá, văn hoá Hồi giáo được - Về văn hoá, văn hoá Hồi
du nhập vào Ấn Độ.
giáo được du nhập vào Ấn
Độ.
+ Nhóm 4: Về kiến trúc, xây dựng một số công - Về kiến trúc, xây dựng một
61
trình mang dấu ấn kiến trúc Hồi giáo, xây dựng
kinh đô Đê-li trở thành một thành phố lớn nhất
thế giới.
- GV nêu câu hỏi: Vị trí của Vương triều Đê-li
trong lịch sử Ấn Độ?
- GV gợi ý: Có sự giao lưu giữa hai nền văn hoá
hay là triệt tiêu; quan hệ giao lưu về buôn bán,
truyền bá văn hoá.
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV chốt ý:
+ Sự phát hiện nhau giữa hai nền văn minh đặc
sắc là Ấn Độ Hin-du giáo và Hồi giáo Ả-rập,
bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hoá Đông - Tây.
+ Dưới thời Vương triều Hồi giáo Đê-li đạo Hồi
được truyền bá đến một số nước trong khu vực
Đông Nam Á.
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
- Trước hết GV trình bày và phân tích: Thế kỉ
XV vương triều Hồi giáo Đê-li suy yếu, 1398
thủ lĩnh - vua Ti-mua Leng theo dòng dõi Mông
Cổ tấn công Ấn Độ, đến năm 1526 mới chiếm
được Đê-li, lập ra Vương triều Mô-gôn (gốc
Mông Cổ).
- GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về Vương
triều Mô-gôn?
- GV gợi ý: Chế độ phong kiến cuối cùng
không? Thực hiện chính sách củng cố đất nước
theo hướng nào?
- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý:
+ Vương triều Mô-gôn là thời kì cuối cùng của
chế độ phong kiến Ấn Độ, song không phải suy
thoái và tan rã.
+ Các ông vua đều ra sức củng cố theo hướng
Ấn Độ hóa và xây dựng đất nước, đưa Ấn Độ
bước phát triển mới dưới thời vua A-cơ-ba
(1556 - 1605)
- HS đọc nhanh những chính sách tích cực của
vua A-cơ-ba trong SGK.
- GV kết hợp với việc giới thiệu hình 21 “Cổng
lăng A-cơ-ba ở Xi-kan-dra” trong SGK.
- GV nêu câu hỏi: Tác động của những chính
sách của vua A-cơ-ba đối với sự phát triển của
Ấn Độ?
- HS dựa vào hiểu biết của mình và SGK trả lời
số công trình mang dấu ấn
kiến trúc Hồi giáo, xây dựng
kinh đô Đê-li trở thành một
thành phố lớn nhất thế giới.
-Vị trí của Vương triều Đê-li:
+ Bước đầu tạo ra sự giao lưu
văn hoá Đông - Tây.
+ Hồi giáo được truyền bá
đến một số nước trong khu
vực Đông Nam Á.
3. Vương triều Mô-gôn
- Năm 1398 thủ lĩnh - vua Timua Leng theo dòng dõi
Mông Cổ tấn công Ấn Độ,
đến năm 1526 lập ra Vương
triều Mô-gôn.
- Các ông vua đều ra sức
củng cố theo hướng Ấn Độ
hóa và xây dựng đất nước,
đưa Ấn Độ bước phát triển
mới dưới thời vua A-cơ-ba
(1556 - 1605)
62
câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý: Làm cho xã hội Ấn Độ
ổn định, kinh tế phát triển, văn hoá có nhiều
thành tựu mới, đất nước thịnh vượng.
Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân
- GV trình bày và phân tích: Hầu hết các ông
vua còn lại của vương triều đều dùng quyền
chuyên chế, độc đoán để cai trị đất nước, một số
còn dùng những biện pháp đàn áp quyết liệt,
hình phạt khắc nghiệt.
- GV giới thiệu về hình 22 “Lăng Ta-giơ Mahan” trong SGK.
- GV nêu câu hỏi: Hậu quả của những chính
sách thống trị hà khắc đó?
- HS nhận xét và chốt ý: Đất nước lâm vào tình
trạng chia rẽ và khủng hoảng.
- Giai đoạn cuối do những
chính sách thống trị hà khắc
của giai cấp thống tri, Ấn Độ
lâm vào khủng hoảng.
- Ấn Độ đứng trước thách
thức xâm lược của thực dân
phương Tây (Bồ Đào Nha và
Anh)
- GV trình bày rõ: Sự suy yếu đó đặt Ấn Độ
trước sự xâm lược của thực dân phương Tây (Bồ
Đào Nha và Anh)
4. Sơ kết bài học
- Kiểm tra nhận thức HS bằng các câu hỏi:
+ Nêu sự phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ.
+ Những nét chính của Vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Mô-gôn?
+ Vị trí của vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Mô-gôn trong lịch sử
Ấn Độ?
5. Dặn dò, bài tập về nhà
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong SGK.
- Bài tập
+ Lập bảng thống kê các giai đoạn phát triển của lịch sử Ấn Độ.
+ So sánh Vương triều Hồi giáo Đê-li với Vương triều Mô-gôn.
63
Chương V
ĐÔNG NAM Á THỜI PHONG KIẾN
Bài 10
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á ĐẾN GIỮA THỀ KỈ XIX
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần :
1. Kiến thức
- Những nét chính về điều kiện hình thành và sự ra đời của các vương
quốc cổ ở Đông Nam Á.
- Sự ra đời và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
2. Tư tưởng
Giúp HS biết quá trình hình thành và phát triển không ngừng của các dân
tộc trong khu vực, qua đó giáo dục các em tình đoàn kết và trân trọng những giá
trị lịch sử.
3. Kỹ năng
Thông qua bài học rèn HS kĩ năng khái quát hóa sự hình thành và phát
triển các quốc gia Đông Nam Á, kĩ năng lập bảng thống kê về phát minh của các
quốc gia Đông Nam Á qua các thời kì lịch sử.
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
- Tranh ảnh về con người và đất nước Đông Nam Á thời cổ và phong
kiến.
- Lược đồ châu Á, lược đồ về các quốc gia Đông Nam Á.
- Cuốn Lịch Đông Nam Á.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Nêu chính sách về kinh tế, chính trị của Vương triều Mô-gôn?
Câu hỏi 2: Vị trí Vương triều Đê-li và Mô-gôn trong lịch sử Ấn Độ?
2. Dẫn dắt bài mới
Đông Nam Á từ lâu đã được coi là khu vực lịch sử địa lí - văn hoá riêng
biệt trên cơ sở phát triển đồ sắt và kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, từ những
thế kỉ đầu Công nguyên, các Vương quốc cổ đầu tiên đã được hình thành ở
Đông Nam Á; tiếp đó khoảng thế kỉ IX - X các quốc gia Đông Nam Á được xác
lập và phát triển thịnh đạt vào thế kỉ X - XV. Để hiểu điều kiện nào dẫn đến sự
ra đời của các Vương quốc cổ ở Đông Nam Á? Sự hình thành và phát triển của
các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được biểu hiện như thế nào? Bài học hôm
nay sẽ trả lời các câu hỏi trên.
3. Tổ chức các hoạt động trên lớp
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản cần nắm
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
1. Thiên nhiên và con người
- Trước hết, GV treo lược đồ các quốc gia Đông
Nam Á lên bảng và yêu cầu HS chỉ trên lược đồ
64
khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm những
nước nào.
- HS lên bảng chỉ tên các nước.
- GV nhận xét, và giới thiệu vị trí trên lược đồ
11 quốc gia Đông Nam Á hiện nay.
- GV nêu câu hỏi: Nêu những nét chính về thiên
nhiên của khu vực Đông Nam Á?
- HS dựa vào SGK và vốn kiến thức hiểu biết
của mình để trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, trình bày và phân tích Đông Nam
Á hiện có 11 nước, chịu ảnh hưởng chủ yếu của
gió mùa, tạo nên hai mùa rõ rệt: Mùa khô lạnh
mát và mùa mưa tương đối nóng ẩm.
Thiên nhiên thuận lợi cho trồng trọt, nhất là
những cây gia vị, hương liệu nổi tiếng như hồ
tiêu, hồi, quế, trầm hương... điều kiện địa lí vừa
có núi rừng, vừa có biển và đồng bằng.
- GV hỏi: Điều kiện tự nhiên nhiều thuận lợi
như vậy có ảnh hưởng gì đến đời sống con
người?
- HS suy nghĩ tự trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý: Thuận lợi cho đời sống
con người trong bước đi đầu tiên, đó là sự phong
phú về nguồn thức ăn ⇒ từ xưa con người đã có
mặt ở khu vực này.
- HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK nói về những
bằng chứng khoa học thể hiện qúa trình chuyển
biến từ vượn thành người ở khu vực Đông Nam
Á.
- GV chỉ trên lược đồ Đông Nam Á những địa
điểm phát hiện ra dấu vết của người.
Người vượn: Ở Mi-an-ma, In-đô-nê-xia, Người
tối cổ ở: Gia va (In-đô-nê-xia), Thẩm Khuyên,
Thẩm Hai, núi Đọ (Việt Nam), A-ny-át (Mi-anma), Thái Lan, Malaixia...
- GV nhấn mạnh: Sự xuất hiện người tinh khôn
ở thời kì đá cũ gắn liền với sự hình thành các
chủng tộc.
Hoạt động 1: Nhóm
- Đông Nam Á hiện có 11
nước chịu ảnh hưởng của gió
mùa. Mùa khô và mùa mưa.
- Thuận lợi cho sinh hoạt và
sản xuất nông nghiệp, có
động thực vật phong phú:
Cây hương liệu và gia vị.
- Thuận lợi cho bước đi đầu
tiên của con người, phong
phú về nguồn thức ăn.
Đông Nam Á đã tìm thấy dấu
vết của sự chuyển biến từ
vượn thành người tinh khôn.
- Sự xuất hiện người tinh
khôn gắn liên với sự hình
thành các chủng tộc.
2. Sự xuất hiện các vương
quốc cổ ở Đông Nam Á
- GV chia lớp thành 4 nhóm, nhiệm vụ cụ thể
của các nhóm là.
+ Nhóm 1: Tìm hiểu sự phát triển của dân cư
Đông Nam Á ở sơ kì đá mới.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu sự phát triển ở Đông Nam
65
Á ở hậu kì đá mới.
+ Nhóm 3: Sự phát triển của Đông Nam Á thời
kì đồ đồng.
+ Nhóm 4: Sự phát triển của Đông Nam Á thời
kỳ đồ sắt.
- HS làm việc theo nhóm, trao đổi, thảo luận và
cử đại diện trình bày kết quả nhóm mình.
- GV nhận xét, chốt ý:
+ Nhóm 1: Điển hình ở giai đoạn sơ kì đá mới
của khu vực là văn hoá Hòa Bình, kĩ thuật đá
Hòa Bình có mặt ở nhiều địa điểm ở Việt Nam,
Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan...
+ Nhóm 2: Giai đoạn hậu kì đá mới, ở Đông - Sau giai đoạn đá cũ, ở Đông
Nam Á có sự chuyển biến mạnh mẽ từ nông Nam Á vẫn có sự phát triển
nghiệp trồng rau củ sang nông nghiệp trồng lúa liên tục từ đá mới đến đồ sắt.
nước, từ thuần dưỡng sang chăn nuôi gia súc,
kết hợp với sự phát triển của nghề gốm, nghề
dệt.
+ Nhóm 3: Đầu thiên niên kỉ II TCN, các công
cụ bằng đồng thau có mặt ở đồng bằng sông
Hồng và Thái Lan, có sự kết hợp với các công
cụ đá và tre gỗ
+ Nhóm 4: Những thế kỉ giáp công nguyên đồ
sắt bắt đầu sử dụng rộng rãi.
66
Hoạt động 2 : Cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Đồ sắt ra đời có tác động gì
đến kinh tế, xã hội?
- HS tự suy nghĩ trả lời:
- GV nhận xét và chốt ý: Công cụ sắt ra đời,
năng suất lao động và khối lượng sản phẩm
tăng, có sự tư hữu, hình thành các giai cấp,
các tộc người Đông Nam Á đứng trước
ngưỡng cửa của xã hội có giai cấp và Nhà
nước.
- GV nêu câu hỏi: Sự ra đời của các vương quốc
cổ ỏ Đông Nam Á còn chịu ảnh hưởng bởi
yếu tố nào?
- HS đọc SGK trả lời.
- GV kết luận: Sự ra đời của các quốc gia Đông
Nam Á còn gắn liền với tiếp thu, ảnh hưởng
của văn hoá Ấn Độ và Trung Quốc và việc
các nước phát triển bản sắc văn hóa riêng
của mình.
GV nhấn mạnh: Ngoài ra các tiểu quốc còn
thường xuyên trao đổi buôn bán với nhau.
- Công cụ sắt ra đời dẫn đến
năng suất lao động cao, khối
lượng sản phẩm lớn, xuất
hiện tư hữu, giai cấp.
- Sự tiếp thu văn hoá Ấn Độ
và Trung Quốc, đồng thời với
việc phát triển bản sắc văn
hoá riêng của mình.
- Các tiểu quốc thường xuyên
có sự trao đổi buôn bán và
giao lưu với nhau.
⇒ GV kết luận: Điều kiện ra đời các vương ⇒ Điều kiện ra đời các
quốc cổ ở Đông Nam Á là: Sự phát triển của vương quốc Đông Nam Á
sản xuất nông nghiệp (nhờ công cụ sắt ra
đời), sự trao đổi, giao lưu buôn bán và ảnh
hưởng của văn hoá Ấn Độ và Trung Quốc.
GV trình bày: Từ khoảng đầu công nguyên đến - Thế kỷ VII, hàng loạt các
thế kỷ VII, hàng loạt các quốc gia sơ kì được quốc gia sơ kì Đông Nam Á
hình thành và phát triển ở Đông Nam Á, GV ra đời; Cham pa ở Nam
chỉ trên lược đồ tên và vị trí các vương quốc Trung Bộ (Việt Nam ngày
cổ ở Đông Nam Á.
nay) Phù Nam ở hạ lưu sông
Mê Công...
Hoạt động: Cả lớp và cá nhân
3. Sự hình thành và bước
- GV trình bày: Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X là đầu phát triển của các quốc
thời kì hình thành các quốc gia phong kiến ở gia phong kiến Đông Nam
Đông Nam Á. Đây là giai đoạn các nước nhỏ Á
hình thành theo địa vực tự nhiên hợp nhất lại - Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X là
theo tộc người, hình thành các quốc gia phong thời kỳ hình thành các quốc
kiến và bước phát triển trong những thế kỉ X - gia phong kiến Đông Nam Á,
XIII.
phát triển ở thế kỉ X đến thề
kỉ XIII.
67
- GV chỉ trên lược đồ sự hình thành và phát triển
của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
về vị trí thời gian. Cụ thể như sau:
+ Từ thế kỉ IX, Cam-pu-chia bắt đầu bước vào
thời kỳ Ăng-co huy hoàng đặc biệt dưới thời
Giay-a-vác-man VII (1181-1201) đã xâm
chiếm Cham-pa, thu phục trung và hạ lưu
Mê Nam tiến gần Viêng Chăn ngày nay,
phía Tây đánh chiếm vương quốc của người
Môn, chiếm toàn bộ Bắc bán đảo Mã Lai.
+ Trên lưu vực sông I-ra-oa-đi, từ thế kỉ IX
người Miến lập nên vương quốc Pa-gan song
chỉ tồn tại đến năm 1283 khi quân Nguyên
xâm lược.
+ Ở khu vực Đông Nam Á hải đảo, năm 907,
Ma-ta-ram dưới thời vương triều Ê-rơ-langan phát triển cực thịnh thống nhất hai đảo
Giava và Xu-ma-tơ-ra.
- Vương quốc Ăng-co của
người Cam-pu-chia ở vùng
Kho-rạt (Đông Bắc Thái Lan)
thế kỉ IX mở rộng trung hạ
lưu sông Mê Nam, Đông Bắc
bán đảo Mã Lai.
- Vương quốc Pa-gan của
người Miến ở lưu vực sông Ira-oa-đi (1057 - 1283)
- Vương quốc Ma-ta-ram ở
Đông Nam Á hải đảo bắt đầu
từ năm 907, mở rộng và
thống nhất hai đảo Giava và
Xu-ma-tơ-ra.
GV nhấn mạnh: Trong quá trình xác lập vương - Đặc điểm: Mỗi vương quốc
quốc dân tộc, mỗi tộc người đều cố gắng đều lấy dân tộc đa số làm
khẳng định chỗ đứng của mình, song cuối nòng cốt.
cùng mỗi vương quốc được xác lập đều là
một quốc gia có một dân tộc đa số làm nòng
cốt, ví như Đại Việt, người Việt làm nòng
cốt, Ăng-co, người Khơme làm nòng cốt.
4. Thời kì phát triển thịnh
đạt của các quốc gia phong
kiến Đông Nam Á.
Hoạt động 1: Cá nhân và cả lớp
- GV nêu câu hỏi: Cho biết tình hình Đông Nam
Á ở thế kỉ XIII?
- HS tự đọc SGK tự trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý.
Thế kỉ XIII các vương quốc phong kiến Đông - Thế kỉ XIII, các quốc gia
Nam Á luôn bị quân Mông-Nguyên liên tiếp phong kiến Đông Nam Á
mở các cuộc tấn công, quân Nguyên ba lần luôn bị quân Mông - Nguyên
tấn công Đại Việt, năm lần đánh vào Mi-an- mở các cuộc xâm lược: Đại
ma, đánh xuống Cham-pa, Cam-pu-chia và Việt (3 lần), Mi-an-ma,
Giava.
Chămpa...
- GV nêu câu hỏi: Quân Mông Cổ xâm lược
Đông Nam Á có tác động thế nào đến tình
hình chính trị - xã hội của khu vực?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, trình bày và phân tích.
68
Sự xâm lăng của quân Mông - Nguyên khu vực
Đông Nam Á đã gây ra những xáo động nhất
định trong khu vực cụ thể là:
+ Một bộ phận người Thái vốn sinh sống ở
thượng nguồn sông Mê Công do bị dồn đẩy
đã di cư ồ ạt xuống phía Nam, lập nên
vương quốc Xu-khô-thay-a và A-út-thay-a.
Năm 1349 vương quốc A-út-thay-a bắt Xukhô-thay-a phải thuần phục, đây là giai đoạn
phát triển thịnh vượng nhất của chế độ
phong kiến Thái đến năm 1767 đổi tên là
Xiêm.
+ Một bộ phận người Thái đến trung lưu sông
Mê Công hòa nhập với cư dân bản địa lập
nên vương quốc Lan Xang (1353), đặt cơ sở
cho sự phát triển thịnh đạt về sau.
- Quân Mông Nguyên xâm
lược làm cho chính trị - xã
hội Đông Nam Á có sự xáo
trộn.
- Sự di cư của người Thái và
hình thành vương quốc phong
kiến Thái thống nhất và phát
triển thịnh vượng (1349 1767)
- Vương quốc A-út-thay-a.
- Vương quốc Lan Xang
(1353) hình thành và trung
lưu sông Mê Công và phát
triển thịnh đạt ở các thế kỉ
sau.
+ Thế kỉ XVI, Mi-an-ma cũng được thống nhất - Thế kỉ XVI Mianma thống
dưới vương triều Tôn-gu và tiếp tục phát nhất, phát triển trở thành
triển trở thành một trong những vương quốc vương quốc hùng mạnh ở
hùng mạnh nhất Đông Nam Á.
Đông Nam Á.
+ Ở In-đô-nê-xi-a, Vương triều Mô-giô-pa-hít đã
không ngừng lớn mạnh có sản phẩm quý
đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Ả Rập.
Hoạt động 2: Cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Nêu những biểu hiện phát - Những biểu hiện phát triển:
triển của các quốc gia phong kiến Đông + Kinh tế:
Nam Á?
- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.
+ Chính trị:
- GV nhận xét và chốt ý.
+ Văn hoá:
5. Thời kì suy thóai của các
quốc gia phong kiến Đông
Nam Á.
Hoạt động: Cả lớp và cá nhân
- Trước hết GV trình bày: Từ nửa sau thế kỉ - Từ nửa sau thế kỉ XVIII,
XVIII, Đông Nam Á bước vào giai đoạn suy các quốc gia phong kiến
thoái. Tuy nhiên, sự suy thóai diễn ra không Đông Nam Á bước vào giai
đều về mặt thời gian.
đoạn suy thoái. Cam-pu-chia
thế kỷ XIII, Cham-pa thế kỷ
XV.
- GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân của sự suy thoái
của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam
Á?
- HS tự trả lời câu hỏi.
69
GV nhận xét và chốt ý:
+ Nền kinh tế phong kiến lỗi thời, không còn
tiếp tục phát triển đáp ứng nhu cầu càng cao
của xã hội.
+ Chính quyền chuyên chế không chăm lo tới sự
phát triển kinh tế của đất nước, trong đó nổi
bật là công tác thủy lợi.
+ Hao người tốn của lao và các cuộc chiến tranh
nhằm mở rộng lãnh thổ và quyền lực.
- GV nhấn mạnh: Từ những nguyên nhân đó,
chế độ phong kiến trở nên trì trệ và dần suy
thoái.
- Tiếp theo HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để
thấy được những biểu hiện của sự tranh chấp
biên giới giữa các dân tộc. Mâu thuẫn trong
xã hội từng nước và nhiều cuộc khởi nghĩa
nông dân nổ ra.
Hoạt động: Cả lớp và cá nhân
- Trước hết GV trình bày: Sau khi tìm đường
sang phương Đông các thương nhân châu Âu lần
lượt đến vùng Đông Nam Á, lúc đầu là hoạt
động buôn bán và truyền giáo, sau đó các nước
phương Tây chuyển sang chính sách xâm lược
biến những nước này thành thuộc địa.
- GV nhấn mạnh thêm: Chính sách truyền giáo
là bước thăm dò để các nước phương Tây
xâm lược vào các nước Đông Nam Á, chính
các giáo sĩ là những gián điệp thăm dò, mở
đường cho cuộc xâm lăng bằng vũ lực về
sau.
GV nêu câu hỏi: Tại sao các nước tư bản
phương Tây lại xâm lược các nước Đông
Nam Á?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét và chốt ý:
+ Các nước tư bản phương Tây phát triển cần
nhiều thị trường, nguyên liệu, nhiên liệu, nhân
công.
- GV nêu câu hỏi: Quá trình xâm lược của các
nước phương Tây vào khu vực Đông Nam Á
như thế nào?
- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, trình bày và phân tích:
+ Năm 1511 khi người Bồ Đào Nha chiếm Malắc-ca, cửa ngõ vùng biển Đông Nam Á, mở
- Nguyên nhân:
+ Nền kinh tế phong kiến lỗi
thời.
+ Chính quyền phong kiến
không chăm lo sự phát triển
kinh tế.
+ Lao vào những cuộc chiến
tranh hao người tốn của.
⇒ Chế độ phong kiến trì trệ
và dần sụp đổ.
6. Sự xâm nhập của chủ
nghĩa thực dân phương Tây
vào Đông Nam Á
- Các nước phương Tây
chuyển từ buôn bán, truyền
giáo sang xâm lược các nước
Đông Nam Á
- Nguyên nhân: Các nước tư
bản phương Tây cần nhiều thị
trường, nguyên liệu, nhiên
liệu, nhân công.
- Quá trình xâm lược:
+ Năm 1511 Bồ Đào Nha
chiếm Ma-lắc-ca, mở đầu quá
70
đầu quá trình xâm lược các nước thực dân trình xâm lược của các nước
phương Tây vào khu vực này.
thực dân phương Tây vào khu
vực này.
+ Tiếp theo GV giới thiệu trên lược đồ quá trình + Hà Lan lập các thương
các nước phương Tây xâm chiếm từng nước điếm ở Gia-các-ta, Anh chinh
Đông Nam Á, cụ thể là: Hà Lan lập các phục Mi-an-ma và dần xâm
thương điếm ở Gia-các-ta, Anh chinh phục nhập Xiêm. Cuối thề kỉ XIX
Mi-an-ma và dần xâm nhập Xiêm.
Pháp xâm lược Việt Nam,
Lào và
Từ thế kỉ XVIII Pháp nhòm ngó Việt Nam, Lào Cam-pu-chia. Tây Ban Nha
và Cam-pu-chia đến cuối thế kỉ XIX xâm xâm lược Phi-líp-pin và sau
lược. Tây Ban Nha xâm lược Phi-líp-pin và đó là Mĩ.
sau đó là Mĩ.
- GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về tình
hình các nước Đông Nam Á đến cuối thế kỉ
XIX?
- HS dựa vào kiến thức đã học trả lời câu hỏi.
- GV chốt ý: Cuối thế kỉ XIX hầu hết các nước
Đông Nam Á lần lượt rơi vào tay thực dân
phương Tây. Chỉ có Xiêm vẫn duy trì được
độc lập, song phải kí các hiệp ước nhượng
bộ với Anh, Pháp, Hà Lan, Mĩ.
- Kết luận: Cuối thế kỉ XIX
hầu hết các nước Đông Nam
Á lần lượt rơi vào tay thực
dân phương Tây.
4. Sơ kết bài học
- Kiểm tra sự nhận thức của HS đối với các bài học bằng việc yêu cầu HS
trả lời các câu hỏi đưa ra ngay từ đầu giờ học để hiểu điều kiện nào dẫn đến sự
ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á? Sự hình thành phát triển của các
quốc gia phong kiến Đông Nam Á được biểu hiện như thế nào?
5. Dặn dò, bài tập về nhà
* Dặn dò:
- Học bài cũ, đọc trước bài mới.
- Sưu tầm tranh ảnh về đất nước và con người Lào, Cam-pu-chia thời
phong kiến.
* Bài tập:
- Trả lời câu hỏi trong SGK.
- Vẽ lược đồ Lào, Cam-pu-chia.
71
Bài 11
VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG ĐÔNG NAM Á
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần :
1. Kiến thức
- Nắm được những thành tựu rực rỡ về văn hoá của các dân tộc Đông
Nam Á trong các lĩnh vực văn tự, văn học, nghệ thuật.
- Qua đó hiểu được những nét tương đồng về văn hoá và sự sáng tạo của
văn hoá mỗi dân tộc.
2. Tư tưởng
- Giáo dục cho HS lòng tự hào về truyền thống văn hoá của các dân tộc
Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
3. Kỹ năng
- Kĩ năng nhận biết, phân tích các tranh ảnh nghệ thuật, các công trình
kiến trúc của các nước Đông Nam Á.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC
- Các tranh ảnh về văn hoá của các nước trong khu vực thời phong kiến.
- Sưu tầm những tư liệu về các công trình văn hoá tiêu biểu của khu vực.
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Dẫn dắt vào bài mới
Do có nét tương đồng về địa lý và điều kiện tự nhiên, cư dân Đông Nam
Á đã sáng tạo nên một nền văn hoá bản địa có cội nguồn chung thời tiền sử
trước khi tiếp súc với văn hoá Ấn Độ và Trung Hoa. Trong tính thống nhất của
khu vực, mỗi dân tộc vẫn giữ được nguồn gốc và bản sắc của dân tộc mình. Để
tìm hiểu những thành tựu về truyền thống của các dân tộc Đông Nam Á như thế
nào? Sự ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ và Trung Hoa đến văn hoá các nước
trong khu vực ra sao chúng ta cùng vào bài học hôm nay để trả lời các câu hỏi
nêu trên.
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Sự thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được
biểu hiện như thế nào?
Câu hỏi 2: Vì sao các quốc gia Đông Nam Á lại suy yếu vào thế kỉ XVIII?
3. Tổ chức các hoạt động trên lớp
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức HS cần nắm
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
1. Tín ngưỡng và tôn giáo
- GV trình bày và phân tích: Giai đoạn
đầu tiên của mình, các cư dân Đông
Nam Á tôn sùng hình thức tín ngưỡng
nguyên thủy như tục thờ cúng tổ tiên.
72
- GV hỏi: Ngoài thờ cúng tổ tiên cư
dân Đông Nam Á còn thờ cúng những
gì?
- HS suy nghĩ tự trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý: Người ta còn
thờ các thần: thần Núi, thần Sông, thần
Lửa, thần Đất - vị thần bảo hộ cho
nông nghiệp được đề cao.
- GV trình bày: Gắn liền với nghề
trồng lúa nước tín phồn thực với các
nghi thức cầu mong được mùa, cầu cho
các giống loài sinh sôi, nảy nở cũng rất
phát triển.
- HS có thể lấy những ví dụ ở chỗ
mình sinh sống về những nghi lễ tín
ngưỡng này
Hoạt động 2: Cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Cùng với tín
ngưỡng nguyên thủy Đông Nam Á còn
ảnh hưởng bởi tôn giáo nào? Quá
trình du nhập ra sao?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, trình bày và phân tích:
+ Từ những thế kỉ đầu Công nguyên
tôn giáo lớn từ Ấn Độ và Trung Quốc
bắt đầu du nhập và ảnh hưởng đến đời
sống văn hoá tinh thần của các dân tộc
Đông Nam Á.
+ Những thế kỉ đầu Công nguyên, Hindu giáo có phần thịnh hành hơn ở trong
khu vực, người ta tạc nhiều tượng và
xây nhiều tháp theo kiểu kiến trúc Hindu. Thế kỉ XIII, dòng phật giáo Tiểu
thừa chiếm ưu thế ở nhiều nước, đền
tháp cũ bị bỏ vắng, các chùa mới mọc
lên.
- GV nêu câu hỏi: Vai trò của Phật
giáo đối với đời sống xã hội các nước
Đông Nam Á?
- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý: Phật giáo
đóng vai trò quan trọng trong đời sống
chính trị, xã hội và văn hoá cư dân
Đông Nam Á. Tăng sư cũng như nhà
nước chú ý phổ biến tư tưởng của Phật
- Giai đoạn đầu các cư dân Đông Nam
Á tôn sùng hình thức tín ngưỡng
nguyên thủy như tục thờ cúng tổ tiên,
thờ thần Sông, thần Đất,...
- Tín ngưỡng phồn thực với các nghi
thức cầu mong được mùa, cầu cho các
giống lòai sinh sôi, nảy nở cũng rất
phát triển.
- Những thế kỉ đầu Công nguyên Hin
du giáo truyền bá thịnh hành ở trong
khu vực, nhiều đền tháp theo kiểu kiến
trúc Hin-du được xây dựng.
- Thế kỉ XIII, Phật giáo truyền bá
chiếm ưu thế ở nhiều nước, các chùa
mới mọc lên.
- Vai trò phật giáo: Phật giáo đóng vai
trò quan trọng trong đời sống chính trị,
xã hội và văn hoá cư dân Đông Nam
Á, được chú ý phổ biến trong dân
chúng đặc biệt là qua giáo dục.
73
giáo trong dân chúng đặc biệt là qua
giáo dục. Chùa đã trở thành trung tâm
văn hoá, nơi lưu trữ và phổ biến văn
hoá trí thức cho dân chúng.
- HS lấy ví dụ về những sinh hoạt cộng
đồng ở các ngôi chùa tại các địa
phương mình sinh sống.
- GV nêu câu hỏi: Ngoài Phật giáo thì
Đông Nam Á còn ảnh hưởng bởi tôn
giáo nào?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và kết luận:
+ Thế kỉ XII - XIII Hồi giáo được du
nhập cùng với thương nhân Ả Rập vào
Đông Nam Á, chủ yếu là ở các nước
hải đảo, dẫn đến việc hàng loạt các tiểu
quốc Hồi giáo ra đời.
+ Khi người phương Tây vào buôn bán
thì đạo Ki-tô cũng dần được xâm nhập
vào.
Hot động 1: Cả lớp và cá nhân
Trước hết GV trình bày và phân tích:
Chữ Phạn của Ấn Độ du nhập vào
Đông Nam Á rất sớm, điều này thể
hiện qua các văn bia. Tuy nhiên, trên
cơ sở chữ Phạn các dân tộc Đông Nam
Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng của
mình.
- GV nêu câu hỏi: Nêu những biểu
hiện các dân tộc Đông Nam Á tạo ra
chữ viết riêng của mình?
- HS đọc đoạn chữ nhỏ SGK tự trả lời
câu hỏi.
- GV nhận xét và trình bày rõ : Người
Chăm từ thế kỉ IV còn người Khơ-me
đầu thế kỉ VII đã có chữ viết riêng.
Chữ Mã Lai cổ được tìm thấy ở Xuma-tơ-ra có niên đại năm 683. Chữ
Thái cổ hình thành đầu thế kỉ XIII
mang nhiều yếu tố chữ Pê-gu, còn chữ
Pê-gu cổ lại chịu ảnh hưởng của chữ
Ấn Độ điều này cho thấy chữ Thái
chịu ảnh hưởng của chữ Ấn Độ song
có sự sáng tạo.
- GV nhấn mạnh sự sáng tạo ra chữ
- Ngoài ra đạo Hồi và Ki-tô giáo cũng
xâm nhập vào các nước Đông Nam Á.
2. Văn tự và văn học
- Văn tự:
+ Chữ Phạn của Ấn Độ du nhập vào
Đông Nam Á rất sớm, song các dân tộc
Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết
riêng của mình.
+ Sự sáng tạo ra chữ viết riêng là cả
74
viết riêng và cải tiến nó từ chữ Ấn Độ
không phải là sự bắt chước đơn giản
mà là cả quá trình lao động sáng tạo,
công phu một thành tựu đáng kể của cư
dân Đông Nam Á.
Hoạt động 2: Cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Sự truyền bá chữ
Phạn đã có tác động như thế nào đến
văn học?
- HS tự trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý: Tạo điều kiện
cho cư dân Đông Nam Á sớm tiếp xúc
với dòng văn học viết.
- GV nói rõ: Tuy nhiên trước khi tiếp
xúc với nền văn học viết thì ở Đông
Nam Á đã tồn tại dòng văn học dân
gian, bắt nguồn từ chính cuộc sống lao
động cần cù và đấu tranh của các dân
tộc.
- HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK nói
về kho tàng văn học dân gian phong
phú của các dân tộc Đông Nam Á.
- GV trình bày và phân tích:
+ Dòng văn học viết xuất hiện muộn
nhưng phát triển nhanh và trở thành
dòng văn học của dân tộc. Tuy nhiên
dòng văn học viết cũng chịu ảnh
hưởng của văn học Ấn Độ và Trung
Hoa về cả mẫu tự và đề tài thể loại, đó
là những trường ca, sử thi.
+ Cùng với sự hình thành các quốc gia
dân tộc, dòng văn học bằng tiếng dân
tộc cũng phát triển mạnh thay thế dần
cho dòng văn học vay mượn từ bên
ngoài. Đồng thời văn học viết có xu
hướng về tìm với văn học dân gian.
Hoạt động: Cả lớp, cá nhân
- Trước hết, GV nêu câu hỏi: Nghệ
thuật kiến trúc và điêu khắc Đông
Nam Á có ảnh hưởng bởi kiến trúc
nào?
- HS suy nghĩ và trả lời.
một quá trình lao động sáng tạo, công
phu của các dân tộc.
- Văn học:
+ Đông Nam Á hình thành dòng văn
học dân gian, bắt nguồn từ chính cuộc
sống lao động cần cù và đấu tranh của
các dân tộc.
+ Dòng văn học viết xuất hiện muộn và
chịu ảnh hưởng của văn học Ấn Độ và
Trung Hoa.
+ Cùng với sự hình thành các quốc gia
dân tộc, dòng văn học bằng tiếng dân
tộc cũng phát triển mạnh. Đồng thời
văn học viết có xu hướng về tìm với
văn học dân gian.
3. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc
75
- GV nhận xét và chốt ý: Kiến trúc
Đông Nam Á chịu ảnh hưởng bởi kiến
trúc Ấn Độ và kiến trúc Hồi giáo.
- GV nhấn mạnh cho HS rõ: Kiểu kiến
trúc của Ấn Độ có thể chia làm hai
loại:
+ Các đền thờ Hin-du ở Nam Ấn được
xây dựng từ thời đá nguyên khối, là
những tháp có cấu trúc hình vuông hay
chữ nhật.
+ Các đền thờ ngoài tháp chính còn có
một tháp phụ và tháp hình núi.
Cả hai loại kiến trúc này đều có mặt ở
Đông Nam Á nhưng phổ biến là kiểu
kiến trúc vuông hay hình chữ nhật.
- Tiếp theo, GV giới thiệu những công
trình kiến trúc ở Đông Nam Á trong
SGK hoặc những tranh ảnh sưu tầm
được như: Khu di tích Mĩ Sơn ở Việt
Nam, tổng kiến trúc Bô-rô-bu-đua ở
In-đô-nê-xi-a.
- GV nêu câu hỏi: Kiến trúc tiêu biểu
nhất của Đông Nam Á ở là công trình
nào? Nêu những nét hiểu biết của
mình về công trình đó?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, trình bày và phân tích:
Thế kỉ X-XIII, khu đền Ăng co ở Campu-chia là di tích nổi tiếng nhất ở Đông
Nam Á. Ăng-co Vát được xây dựng
đầu thế kỉ XII và Ăng-co Thom được
xây dựng dưới thời Giay-a-vác-man
VII. Đền Ăng-co Thom nổi tiếng bởi
những hình chân dung mặt người đồ sộ
những nụ cười hàm súc và bí ẩn, bởi
những bức phù điêu tả lại cảnh thời
Giay-a-vác-man VII đánh thủy quân
Cham-pa, những hình ảnh nữ thần Apsa-ra mềm mại uyển chuyển, đầy sức
sống.
- GV nêu câu hỏi: Ngoài ra kiến trúc
Đông Nam Á còn có thành tựu nào?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và kết luận: Ngoài ra
còn có chùa được xây dựng nhiều.
- Kiến trúc Đông Nam Á chịu ảnh
hưởng bởi kiến trúc Ấn Độ và kiến trúc
Hồi giáo: cả hai kiểu kiến trúc có cấu
trúc hình vuông hay chữ nhật và hình
tháp đều có mặt, nhưng phổ biến là
kiểu kiến trúc có cấu trúc vuông hay
hình chữ nhật.
- Thành tựu:
+ Khu di tích Mĩ Sơn ở Việt Nam, tổng
kiến trúc Bô-rô-bu-đua ở In-đô-nê-xi-a.
+ Nổi tiếng nhất là khu đền Ăng-co ở
Cam-pu-chia: Ăng-co Vát được xây
dựng đầu thế kỷ XII và Ăng-co Thơm
được xây dựng dưới thời Giay-a-vácman VII.
76
- GV trình bày: Ở Mi-an-ma, chỉ riêng
khu di tích Pa-gan, hiện nay còn 5000
ngôi chùa lớn nhỏ nằm rải rác ở sông Ira-oa-đi; chùa là nơi thờ tự, thờ hình
tượng của Phật, cùng với kiến trúc
tượng thần, phật cũng chịu ảnh hưởng
cả nghệ thuật Ấn Độ nhưng có sự sáng
tạo. Chủ yếu có hai loại: tượng tròn và
phù điêu.
- GV gọi HS đọc đoạn chữ nhỏ trong
SGK để thấy được giá trị kiến trúc và
giá trị nghệ thuật của chùa vàng ở Mian-ma.
+ Ngoài ra còn có chùa được xây dựng
ở nhiều nơi, tiêu chuẩn là chùa vàng ở
Mi-an-ma.
+ Cùng với kiến trúc là tượng thần,
phật cũng chịu ảnh hưởng cả nghệ
thuật Ấn Độ nhưng có sự sáng tạo.
4. Sơ kết bài học
- Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi: Những hình thức tín ngưỡng ở Đông
Nam Á? Những thành tựu chủ yếu về văn học và kiến trúc? Sự sáng tạo về chữ
viết và kiến trúc Đông Nam Á?
5. Dặn dò, bài tập về nhà
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong SGK.
- Đọc trước bài mới.
Bài 12
VƯƠNG QUỐC CAM-PU-CHIA VÀ VƯƠNG QUỐC LÀO
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần:
1. Kiến thức
- Nắm được vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của những nước láng giềng
gần gũi với Việt Nam.
- Những giai đoạn phát triển lịch sử của hai Vương quốc Lào và Cam-puchia.
- Về ảnh hưởng của nền văn hoá Ấn Độ và việc xây dựng nền văn hoá dân
tộc của hai nước này.
77
2. Tư tưởng, tình cảm
- Bồi dưỡng HS tình cảm yêu quí trân trọng những giá trị lịch sử truyền
thống của hai dân tộc làng giềng gần gũi của Việt Nam.
- Giúp các em hiểu rõ mối quan hệ mật thiết của ba nước từ xa xưa, từ đó
giúp HS hiểu rõ việc xây dựng quan hệ láng giềng tốt, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau
trong là cơ sở từ trong lịch sử và cần thiết cho cả ba nước, ba dân tộc trên bán
đảo Đông Dương.
3. Kỹ năng
- Kĩ năng tổng hợp, phân tích và các sự kiện lịch sử về các giai đoạn phát
triển của Vương quốc Lào và Cam-pu-chia.
- Kĩ năng lập bảng niên biểu các giai đoạn phát triển của hai Vương quốc
Lào và Cam-pu-chia.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Bản đồ hành chính khu vực Đông Nam Á.
- Sưu tầm tranh ảnh về đất nước và con người hai nước Lào và Cam-puchia thời phong kiến.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam
Á thế kỉ X-XVIII được biểu hiện như thế nào?
2. Dẫn dắt bài mới
- Cam-pu-chia và Lào và hai quốc gia láng giềng gần gũi với Việt Nam,
đã có lịch sử truyền thống lâu đời và một nền văn hoá đặc sắc. Để tìm hiểu sự
phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia và Vương quốc Lào phát triển qua các
thời kì như thế nào? Tình hình kinh tế, xã hội, những nét văn hoá đặc sắc ra sao?
Nội dung bài học hôm nay sẽ trả lời các câu hỏi nêu trên.
3. Tổ chức các hoạt động trên lớp
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HS cần nắm
1. Vương quốc Cam-pu-chia
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
- Trước hết, GV treo bản đồ các nước Đông
Nam Á lên bảng giới thiệu trên lược đồ những
nét khái quát về địa hình của Cam-pu-chia:
Như một lòng chảo khổng lồ, xung quanh là
vùng rừng và cao nguyên bao bọc, còn đáy là
Biển Hồ và vùng phụ cận với những cánh đồng
phì nhiêu, màu mỡ.
- Tiếp theo GV nêu câu hỏi: Người Cam-puchia là ai? Họ sống ở đâu?
- HS đọc SGK và tự trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý:
+ Người Khơ me là bộ phận của cư dân cổ - Ở Cam-pu-chia tộc người chủ
Đông Nam Á gọi là người Mông Cổ sống trên yếu là Khơ-me.
phạm vi rộng hầu như bao trùm hết các nước
78
Đông Nam Á lục địa.
+ Ban đầu không phải là phía bắc nước Campu-chia ngày nay trên cao nguyên Cò Rạt và
mạn trung lưu sông Mê Công sau mới di cư về
phía Nam.
- GV hỏi: Quá trình lập nước như thế nào?
- HS suy nghĩ tự trả lời câu hỏi?
- GV chốt ý: Người Khơ-me giỏi săn bắn, quen
đào ao, đắp hồ trữ nước. Họ sớm tiếp thu văn
hoá Ấn Độ, biết khắc bia bằng chữ Phạn; đến
thế kỉ VI vương quốc người Cam-pu-chia được
thành lập.
Hoạt động 2: Cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Giai đoạn nào Cam-pu-chia
phát triển thịnh đạt nhất? Những biểu hiện của
sự phát triển thịnh đạt?
- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, trình bày và phân tích:
+ Thời kì Ăng-co (802 - 1432) là thời kì phát
triển nhất của Vương quốc Cam-pu-chia, họ
quần cư ở bắc Biển Hồ, kinh đô là Ăng-co
được xây dựng ở Tây bắc Biển Hồ (tỉnh Xiêm
Riệp ngày nay)
- GV chỉ trên bản đồ: Địa bàn ban đầu (thế kỉ
V-VII) ở hạ lưu sông Se-mun (Nam Cò Rạt),
địa bàn quần cư ở thế kỉ X-XV địa bàn ở bắc
Biển Hồ, kết hợp giới thiệu tranh ảnh về đất
nước con người Cam-pu-chia, chú ý đến giới
thiệu Ăng-co Vát.
+ Biểu hiện phát triển thịnh đạt:
- Về kinh tế: Nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ
công nghiệp đều phát triển.
Xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn.
Ăng-co còn chinh phục các nước láng giềng,
trở thành cường quốc trong khu vực.
- HS đọc hai đoạn chữ nhỏ trong SGK nói về
sự phát triển kinh tế và cuộc chiến tranh xâm
lược của Cam-pu-chia dưới thời Ăng-co để
chứng minh cho sự phát triển.
- GV nêu câu hỏi: Nêu những nét phát triển
độc đáo về văn hoá của Vương quốc Cam-puchia?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- Điạ bàn sinh sống ban đầu là
phía bắc nước Cam-pu-chia
ngày nay trên cao nguyên Cò
Rạt và mạn trung lưu sông
Mêcông; đến thế kỉ VI Vương
quốc người Cam-pu-chia được
thành lập.
- Thời kì Ăng-co (802 - 1432)
là thời kì phát triển nhất của
Vương quốc Cam-pu-chia, họ
quần cư ở bắc Biển Hồ, kinh
đô là Ăng-co được xây dựng ở
Tây bắc Biển Hồ.
- Biểu hiện phát triển thịnh
đạt:
+ Về kinh tế: Nông nghiệp,
ngư nghiệp, thủ công nghiệp
đều phát triển.
+ Xây dựng nhiều công trình
kiến trúc lớn.
+ Ăng-co còn chinh phục các
nước láng giềng, trở thành
cường quốc trong khu vực.
79
- GV nhận xét và chốt ý:
Người dân Cam-pu-chia đã xây dựng một nền
văn hoá riêng hết sức độc đáo:
+ Sáng tạo ra chữ viết riêng của mình trên cơ
sở chữ Phạn của Ấn Độ.
- Văn hoá: Sáng tạo ra chữ viết
riêng của mình trên cơ sở chữ
Phạn của Ấn Độ. Văn học dân
gian và văn học viết với những
câu chuyện có giá trị nghệ
thuật.
+ Văn học dân gian và văn học viết với những + Kiến trúc, nổi tiếng nhất là
câu chuyện có giá trị nghệ thuật.
quần thể kiến trúc Ăng-co.
+ Kiến trúc, nổi tiếng nhất là quần thể kiến trúc
Ăng-co.
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
2. Vương quốc Lào
- Trước hết, GV giới thiệu trên bản đồ về vị trí
của Vương quốc Lào và những nét cơ bản về
địa hình: Đất nước Lào gắn liền với sông Mêcông, con sông vừa cung cấp nguồn thủy văn
dồi dào, trục đường giao thông quan trọng của
đất nước, vừa là yếu tố của sự thống nhất về
mặt địa lí. Có đồng bằng ven sông tuy hẹp
nhưng màu mỡ.
- Tiếp theo GV trình bày và phân tích:
+ Cư dân cổ chính là người Lào Thơng chủ - Cư dân cổ chính là người Lào
nhân của nền văn hoá đồ đá, đồ đồng hàng Thơng chủ nhân của nền văn
nghìn năm trước đã sáng tạo ra những chiếc hoá đồ đá, đồ đồng.
chum đá khổng lồ ở cánh đồng Chum, GV có
tranh ảnh về cánh đồng Chum có thể kết hợp
giới thiệu.
+ Đến thế kỉ XIII, mới có nhóm người nói + Đến thế kỉ XIII, nhóm người
tiếng Thái di cư đến sống hòa hợp với người nói tiếng Thái di cư đến sống
Lào Thơng gọi là Lào Lùm (người Lào ở thấp). hòa hợp với người Lào Thơng
Tổ chức xã hội sơ khai của người Lào là các gọi là Lào Lùm. Tổ chức xã
mường cổ.
hội sơ khai của người Lào là
các mường cổ.
- HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để thấy
được cuộc sống, tổ chức xã hội sơ khai của
người Lào.
+ Năm 1353 Pha Ngừm thống nhất các mường + Năm 1353 Pha Ngừm thống
Lào lên ngôi vua đặt tên nước là Lan Xang nhất các mường Lào lên ngôi
(Triệu Voi).
vua đặt tên nước là Lan Xang
(Triệu Voi).
- GV nêu câu hỏi: Thời kì thịnh vượng nhất
của Vương quốc Lào? Những biểu hiện của sự
thịnh vượng?
- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, chốt ý:
80
+ Thời kì thịnh vượng nhất là cuối thế kỉ XVII
đầu thế kỉ XVIII, dưới triều vua Xu-li-nha
Vông-xa.
Những biểu hiện phát triển:
+ Tổ chức bộ máy chặt chẽ hơn: chia đất nước
thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng
quân đội do nhà vua chỉ huy.
+ Đất nước có nhiều sản vật quí, buôn bán trao
đổi với cả người châu Âu. Lào còn là trung tâm
phật giáo.
+ Giữ quan hệ hòa hiếu với Cam-pu-chia và
Đại Việt, kiên quyết chống quân xâm lược
Miến Điện.
- HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK chứng minh
cho việc tổ chức bộ máy chặt chẽ và xây dựng
quân đội qui củ hơn.
- GV trình bày: Đến đầu thế kỉ XVIII, Lan
Xang suy yếu và bị Xiêm chiếm biến thành
một tỉnh, sau trở thành thuộc địa của Pháp năm
1893.
Hoạt động 2: Cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Những nét chính về văn hoá
của Vương quốc Lào?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và kết luận:
+ Người Lào sáng tạo ra chữ viết riêng của
mình trên cơ sở chữ viết của Cam-pu-chia và
Mi-an-ma.
+ Đời sống văn hoá của người Lào rất phong
phú hồn nhiên.
+ Xây dựng một số công trình kiến trúc Phật
giáo điển hình là Thạt Luổng ở Viêng Chăn.
GV nhấn mạnh: Cam-pu-chia và Lào đều chịu
ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ trên các lĩnh
vực chữ viết, tôn giáo, văn học, kiến trúc.
Tuy nhiên khi tiếp thu văn hoá nước ngoài,
nhất là văn hoá Ấn Độ trong quá trình giao lưu
văn hoá, mỗi nước đều đem lồng nội dung của
mình vào, xây dựng nền văn hoá đậm đà bản
sắc dân tộc. Chính bản sắc dân tộc là sợi dây
liên kết dân tộc và thúc đẩy cuộc đấu tranh bảo
vệ chủ quyền dân tộc.
+ Chữ viết: từ học chữ Phạn sáng tạo ra chữ
- Thời kì thịnh vượng nhất là
cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ
XVIII, dưới triều vua Xu-li-nha
Vông-xa.
- Những biểu hiện phát triển:
+ Tổ chức bộ máy chặt chẽ
hơn: chia đất nước thành các
mường, đặt quan cai trị, xây
dựng quân đội do nhà vua chỉ
huy.
+ Buôn bán trao đổi với cả
người châu Âu. Lào còn là
trung tâm phật giáo.
+ Giữ quan hệ hòa hiếu với
Cam-pu-chia và Đại Việt, kiên
quyết chống quân xâm lược
Miến Điện.
- Văn hoá:
+ Người Lào sáng tạo ra chữ
viết riêng của mình trên cơ sở
chữ viết của Cam-pu-chia và
Mi-an-ma.
+ Đời sống văn hoá của người
Lào rất phong phú hồn nhiên.
- Kiến trúc: Xây dựng một số
công trình kiến trúc Phật giáo
điển hình là Thạt Luổng ở
Viêng Chăn.
- Nền văn hoá truyền thống:
Cam-pu-chia và Lào đều chịu
ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ
trên các lĩnh vực chữ viết, tôn
giáo, văn học, kiến trúc, song
tiếp thu mỗi nước đều đem
lồng nội dung của mình vào,
xây dựng nền văn hoá đậm đà
81
viết riêng của dân tộc mình.
+ Văn học dân gian và văn học viết.
+ Tôn giáo: đạo Hin-du và đạo phật.
+ Kiến trúc Hin-du giáo và Phật giáo.
bản sắc dân tộc
4. Sơ kết bài học
- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi nhận thức đặt ra ngay từ đầu giờ học để
củng cố kiến thức đã học.
5. Dặn dò, bài tập về nhà
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi bài tập SGK.
- Lập bảng niên biểu các giai đoạn phát triển của vương quốc Cam-puchia và Lào theo nội dung sau:
Tên vương quốc
Thời gian hình
thành vương
quốc
Giai đoạn phát
triển thịnh đạt
nhất
Biểu hiện của sự
phát triển
Chương VI
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TÂY ÂU
Bài 13
SỰ HÌNH THÀNH CÁC QUỐC GIA TÂY ÂU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần :
1. Kiến thức
- Hiểu được nguyên nhân và quá trình dẫn đến sự ra đời của các quốc gia
phong kiến ở Tây Âu.
- Nắm được các giai cấp và địa vị xã hội của từng giai cấp trong xã hội.
- Quá trình phong kiến hóa vương quốc Phơ-răng, cũng như sự hình thành
các quốc gia phong kiến Tây Âu.
2. Tư tưởng
- Giáo dục cho HS thấy được bản chất của giai cấp bóc lột, tinh thần lao
động quần chúng nhân dân.
3. Kỹ năng
- Rèn cho HS kĩ năng phân tích, tổng hợp đánh giá về sự ra đời của các
vương quốc phong kiến Tây Âu, sự ra đời của các quốc gia phong kiến Tây Âu.
- Biết khai thác nội dung tranh ảnh trong sách giáo khoa.
82
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Tranh ảnh trong SGK.
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Lập niên biểu các giai đoạn lịch sử lớn của Cam-pu-chia và
Lào (GV có thể chuẩn bị ra giấy trong để chiếu hoặc chuẩn bị ra giấy tơ-rô-ki).
Câu hỏi 2: Lào và Cam-pu-chia đã đạt được những thành tựu văn hoá gì?
Nêu bằng chứng thể hiện sự sáng tạo văn hoá của hai dân tộc này?
2. Dẫn dắt vào bài mới
- GV khái quát nội dung phần kiểm tra bài cũ, dẫn dắt vào bài mới và nêu
nhiệm vụ nhận thức về bài mới cho HS như sau:
- Từ thế kỉ V, ở Tây Âu cũng dần hình thành các quốc gia phong kiến của
người Giéc-man, quan hệ sản xuất phong kiến cũng dần được hình thành và
củng cố phát triển. Để hiểu quá trình hình thành các vương quốc phong kiến Tây
Âu diễn ra như thế nào? Mối quan hệ các giai cấp trong xã hội ra sao? Chúng ta
cùng tìm hiểu bài học để lí giải cho những câu hỏi nêu trên?
83
3. Tổ chức các hoạt động trên lớp
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
-Trước hết GV trình bày và phân tích: Người Giécman là bộ tộc lớn ở ở đông bắc của đế quốc Rô-ma,
vào những năm đầu thế kỉ công nguyên, chế độ
công xã nguyên thủy tan rã. Do sự phát triển kinh tế
và dân số tăng nhanh một số bộ tộc người Giéc-man
đã di cư và lãnh thổ của đế quốc Rô-ma sinh sống
(cuối thế kỉ II).
- Đến giữa thế kỉ IV người Giéc-man ồ ạt xâm
nhập và đế quốc Rô-ma.
- GV nêu câu hỏi: Tại sao người Giéc-man lại ồ ạt
xâm nhập vào đế quốc Rô-ma? Vì sao đế quốc Rôma lại thấy bại?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi, HS khác có thể bổ
sung cho bạn.
- GV nhận xét bổ sung và chốt ý: Do người Hung
Nô tấn công vào khu vực Đông và Nam Âu; đế
quốc Rô-ma khủng hoảng về kinh tế, chính trị,
khởi nghĩa của nô lệ, nông dân nghèo liên tiếp nổ
ra.
- GV nêu câu hỏi: Hậu quả việc người Giéc-man
xâm lược đế quốc Rô-ma?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét HS trả lời và kết luận: Đế quốc
Rôma không còn đủ sức ngăn cản và chống đỡ
những cuộc xâm lược của người Giéc-man và họ
đã lập nên những vương quốc riêng của mình.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- Gv nêu câu hỏi: Khi tràn vào lãnh thổ của Rôma, người Giéc-man đã có những việc làm gì?
- HS từng nhóm đọc SGK, tìm ý trả lời và thảo
luận với nhau.
- Sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả của mình,
GV có thể yêu cầu HS nhóm khác bổ sung.
- Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý: Khi tràn vào
lãnh thổ Rô-ma, người Giéc-man đã thủ tiêu bộ
máy nhà nước cũ, thành lập nên nhiều vương quốc
mới của họ như vương quốc của người Ăng-glô
Xắc-xông, vương quốc Phơ-răng, vương quốc Tây
Nội dung kiến thức HS
cần nắm
1. Sự hình thành các
vương quốc của người
Giéc-man
- Nguyên nhân:
+ Chế độ công xã nguyên
thủy tan rã, sự phát triển
kinh tế và dân số tăng
nhanh yêu cầu cần có đất
đai để sinh sống.
+ Do người Hung Nô tấn
công vào khu vực Đông và
Nam Âu.
- Những việc làm của
người Giéc-man.
+ Thủ tiêu bộ máy nhà
nước cũ, thành lập nên
nhiều vương quốc mới như
vương quốc Phơ-răng,
vương quốc Tây Gốt, Đông
Gốt...
+ Chiếm ruộng đất của chủ
nô Rô-ma cũ rồi chia cho
nhau, thành lập công xã
nông thôn “mác-cơ”.
84
Gốt, Đông Gốt...
Người Giéc-man còn chiếm ruộng đất của chủ nô
Rô-ma cũ rồi chia cho nhau, thành lập công xã
nông thôn “mác-cơ”.
Hoạt động: Cả lớp và cá nhân
- GV trình bà: Trong các vương quốc của người
Giéc-man, vương quốc Phơ-răng thể hiện rõ nhất
quá trình phong kiến hóa.
- HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để nắm được sự
hình thành vương quốc Phờ-răng với thủ lĩnh Clôvít.
- GV nêu câu hỏi: Quá trình hình thành các giai
cấp trong xã hội Phờ-răng diễn ra như thế nào?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, bổ sung và trình bày phân tích:
+ Trong quá trình xâm lược Clô-vít đã chiếm nhiều
điền trang rộng lớn của quý tộc chủ nô Rô-ma,
mang tặng cho các quý tộc thị tộc Phơ-răng, thân
binh và những người thân cận những người này trở
thành tầng lớp quý tộc mới, những lãnh chúa
phong kiến. GV kết hợp giới thiệu hình “Lâu đài
và thành quách kiên cố của lãnh chúa” trong SGK
hoặc tranh ảnh sưu tầm.
+ Clô-vít từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy của mình
và tiếp thu Ki-tô giáo, xây dựng nhà thờ và tìm
cách chiếm ruộng của nông dân, đồng thời họ cũng
được nhà vua ban ruộng đất.
+ Đa số nông dân tự do cũng bị lãnh chúa cướp
ruộng đất, phải nhận ruộng cấy rẽ và nộp tô thuế,
một số khác phải hiến dâng đất cho lãnh chúa để
nhận sự bảo hộ.
- GV nhấn mạnh: đến thời vua Sác-lơ Mác-ten quá
trình phong kiến ở Phơ-răng thêm một bước với việc
cấp ruộng đất kèm theo những điều kiện phục vụ
quân sự.
- HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để thấy rõ hình
thức này.
+ Kị sĩ là đẳng cấp cuối cùng. Họ làm nghề võ sĩ
bảo vệ lãnh chúa và phục vụ lãnh chúa trong các
cuộc chiến tranh.
- Xã hội hình thành các đẳng cấp phong kiến với
mối quan hệ phong quân - bồi thần.
- GV nêu câu hỏi: Vương quốc Phơ-răng phát
triển cực thịnh dưới thời nào? Những biểu hiện
phát triển?
2. Quá trình phong kiến
hóa ỏ vương quốc Phơrăng
- Trong quá trình xâm lược
Clô-vít đã chiếm ruộng đất
của quý tộc chủ nô Rô-ma,
mang tặng cho các quý tộc
thị tộc Phơ-răng, thân binh
và những người thân hình
thành lãnh chúa phong
kiến.
- Tiếp thu Ki-tô giáo, xây
dựng nhà thờ và ban đất
cho nhà thờ.
+ Đa số nông dân tự do
cũng bị lãnh chúa cướp
ruộng đất, phải nhận ruộng
cấy rẽ và nộp tô thuế, một
số khác phải hiến dâng đất
cho lãnh chúa để nhận sự
bảo hộ.
+ Kị sĩ là đẳng cấp cuối
cùng. Họ làm nghề võ sĩ
bảo vệ lãnh chúa và phục
vụ lãnh chúa trong các
cuộc chiến tranh.
85
- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý: Dưới thời Sác-lơ-ma-nhơ,
nhà vua đã tiến hành 55 cuộc chiến tranh chiếm
toàn bộ Trung và Bắc I-ta-li-a, hình thành đế quốc
Sác-lơ-ma-nhơ rộng lớn, lên ngôi Hoàng đế.
Hoạt động: Cả lớp, cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Nêu nguyên nhân ra đời các
vương quốc phong kiến ở châu Âu?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý:
+ Lãnh thổ của vương quốc Phơ-răng mang nhiều
yếu tố phân tán.
+ Các lãnh chúa ngày càng mạnh không chịu nghe
mệnh lệnh của nhà vua, do họ chiếm được nhiều
ruộng đất và có cả quân đội riêng để bảo vệ.
- Tiếp theo, GV trình bày và phân tích: Sau khi
Sác-lơ-ma-nhơ chết, đế quốc do ông dựng lên phân
chia thành ba vương quốc phong kiến Pháp, Đức,
I-ta-lia, chế độ phong kiến hòan toàn ngự trị trên
ba vương quốc này.
GV nêu câu hỏi: Cho biết tình hình các vương
quốc phong kiến sau khi được thành lập?
- HS tự trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý: Các lãnh chúa địa phương
nắm toàn bộ ruộng đất, nhà vua phải thừa nhận
quyền hành về chính trị, tư pháp, tài chính.
- GV nhấn mạnh: Thực chất với việc đế quốc Sáclơ-ma-nhơ tan rã và việc phân chia thành ba nước
mới đó là sự hình thành chế độ phong kiến tản
quyền. Mỗi lãnh địa trở thành một vương quốc
riêng, còn lãnh chúa trở thành vua của lãnh địa đó.
- Vương quốc Phờ-răng
phát triển cực thịnh dưới
thời Sác-lơ-ma-nhơ, hình
thành đế quốc Sác-lơ-manhơ rộng lớn
3. Sự tan rã của đế quốc
Sac-lơ-ma-nhơ và thành
lập các quốc gia phong
kiến Pháp, Đức, I-ta-lia
- Nguyên nhân:
+ Lãnh thổ của vương quốc
Phơ-răng mang nhiều yếu
tố phân tán.
+ Các lãnh chúa ngày càng
mạnh không chịu nghe
mệnh lệnh của nhà vua.
- Quá trình thành lập: Sau
khi Sác-lơ-ma-nhơ chết, đế
quốc do ông dựng lên phân
chia thành ba vương quốc
phong kiến Pháp, Đức, I-talia
- Các lãnh chúa địa phương
nắm toàn bộ ruộng đất, nhà
vua phải thừa nhận quyền
hành về chính trị, tư pháp,
tài chính.
4. Sơ kết bài học
Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi đặt ra ngay từ đầu giờ học: Quá trình
hình thành các vương quốc phong kiến Tây Âu? Mối quan hệ các giai cấp trong
xã hội? Sự hình thành các quốc gia phong kiến ở TâyÂu?
5. Dặn dò, ra bài tập
- Học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Đọc trước bài mới.
86
Bài 14
XÃ HỘI PHONG KIẾN TÂY ÂU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần :
1. Kiến thức
- Nắm được thế nào là tổ chức lãnh địa.
- Hiểu được đời sống chính trị trong lãnh địa và sinh hoạt của lãnh chúa.
- Nắm được đời sống của nông nô và cuộc đấu tranh chống lãnh chúa
phong kiến của nông nô.
2. Tư tưởng
- Giáo dục cho HS thấy được bản chất của giai cấp bóc lột, tinh thần lao
động của quần chúng nhân dân.
3. Kỹ năng
- Rèn cho HS kĩ năng phân tích, tổng hợp đánh giá về đời sống chính trị
trong lãnh địa và vai trò của lãnh chúa, nông nô trong lãnh địa.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Tranh ảnh trong SGK.
- Sưu tầm một số tranh ảnh về các lâu đài, thành quách, cảnh sinh hoạt
buôn bán ở các chợ trong thời kì này.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
87
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Các quốc gia phong kiến Tây Âu đã được hình thành như thế
nào?
Câu hỏi 2: Nêu quá trình phong kiến hóa ở vương quốc Phơ-răng.
2. Dẫn dắt vào bài mới
- GV khái quát nội dung phần kiểm tra bài cũ, dẫn dắt vào bài mới và nêu
nhiệm vụ nhận thức về bài mới cho HS như sau:
Sau khi đế quốc Sác-lơ-ma-nhơ tan rã hàng loạt các quốc gia phong kiến
ở Tây Âu ra đời, chế độ phong kiến tản quyền hoàn toàn ngự trị ở các vương
quốc này, với điểm nổi bật là sự ra đời của các lãnh địa và lãnh chúa - những
ông vua con nắm toàn bộ quyền hành. Để tìm hiểu tổ chức kinh tế của lãnh địa?
Đời sống chính trị và sinh hoạt của lãnh chúa và nông nô ra sao chúng ta cùng
tìm hiểu nội dung bài học hôm nay để trả lời cho những câu hỏi nêu trên.
3. Tổ chức các hoạt động trên lớp
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1: Cả lớp
- GV trình bày và phân tích: Đến giữa
thế kỉ IX phần lớn đất đai đã được các
quí tộc và nhà thờ chia nhau chiếm
đoạt xong, những vùng đất đai rộng
lớn đó đã nhanh chóng bị họ biến
thành khu đất riêng của mình gọi là
lãnh địa phong kiến. Lãnh địa chính là
đơn vị kinh tế cơ bản trong thời kì
phong kiến phân quyền ở Tây Âu.
- GV giải thích khái niệm về lãnh địa
bằng việc kết hợp khai thác tranh ảnh
trong SGK “Lâu đài và thành quách
kiên cố của lãnh chúa” hoặc với những
tranh ảnh sưu tầm được. Lãnh địa là
một khu đất rộng bao gồm đất của lãnh
chúa và đất khổ phần. Trong khu đất
của lãnh chúa có những lâu đài, dinh
thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại... có
hào sâu, tường cao, tạo thành những
pháo đài kiên cố.
- GV nêu câu hỏi: Sản xuất kinh tế
trong lãnh địa diễn ra như thế nào?
- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và trình bày, phân tích:
Lãnh chúa chia ruộng đất thành từng
mảnh nhỏ giao cho nông nô cày cấy và
thu tô, nông nô còn dệt vải, may quần
Kiến thức cơ bản cần nắm vững
1. Tổ chức kinh tế của lãnh địa
- Lãnh địa là một khu đất rộng trong đó
có cả đất trồng trọt. Trong khu đất của
lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự,
nhà thờ, nhà kho, chuồng trại... có hào
sâu, tường cao, tạo thành những pháo
đài kiên cố.
- Nông nô nhận ruộng của lãnh chúa
cày cấy và nộp tô, ngoài ra còn dệt vải,
may quần áo, làm giầy dép, đóng đồ
đạc, vũ khí... chỉ mua một vài hàng nhu
88
áo, làm giầy dép, đóng đồ đạc, vũ khí...
chỉ mua một vài hàng nhu yếu phẩm
như sắt, muối, tơ lụa, đồ trang sức.
- GV nêu câu hỏi: Nêu nhận xét về
kinh tế lãnh địa?
- HS tự trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét bổ sung và chốt ý: Lãnh
địa là đơn vị kinh tế riêng biệt và đóng
kín, người nông nô bị buộc chặt vào
ruộng đất phong kiến và lãnh địa.
- HS đọc đoạn nhỏ trong SGK để thấy
được hoạt động sản xuất nông nghiệp
trong lãnh địa.
- GV nêu câu hỏi: Hoạt động thủ công
nghiệp trong lãnh địa như thế nào?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và kết luận: Thủ công
nghiệp cũng chỉ hoạt động trong lãnh
địa, nông nô làm các nghề phụ như dệt
vải, may quần áo, làm công cụ... Lãnh
chúa có những xưởng thủ công riêng
như xưởng rèn, đồ gốm, may mặc.
- Cuối cùng GV nhấn mạnh: Lãnh địa
là đơn vị kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự
túc, việc trao đổi buôn bán trong lãnh
địa đóng vai trò thứ yếu.
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết đời
sống chính trị trong lãnh địa?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, bổ sung và trình bày
phân tích:
+ Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị
độc lập, Lãnh chúa được coi là ông vua
con, có quân đội, tòa án, pháp luật
riêng, chế độ thuế khóa riêng, tiền tệ
riêng... Lãnh chúa còn có thể buộc nhà
vua ban cho mình quyền miễn trừ
không can thiệp vào lãnh địa của mình.
+ Mỗi lãnh địa như một pháo đài kiên
cố, bất khả xâm phạm, có quân đội bảo
vệ.
- HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để
thấy được mặc dù đóng kín nhưng ít
nhiều các lãnh địa có mối quan hệ với
yếu phẩm như sắt, muối, tơ lụa, đồ
trang sức.
2. Đời sống chính trị trong lãnh địa
và sinh hoạt của lãnh chúa
+ Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị
độc lập, Lãnh chúa được coi là ông vua
con, có quân đội, tòa án, pháp luật
riêng, chế độ thuế khóa riêng, tiền tệ
riêng...
89
nhau và mối quan hệ phong kiến bồi
thần.
Hoạt động 2: Cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Đời sống của các
lãnh chúa phong kiến như thế nào?
- HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý:
+ Lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa
hoa, sung sướng, thời bình chỉ luỵên
tập cung kiếm, cưỡi ngựa, dạ hội, tiệc
tùng.
+ Đối với nông nô bóc lột nặng nề và
đối xử hết sức tàn nhẫn.
Hoạt động: Cá nhân và cả lớp
- GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết đời
sống của nông nô trong các lãnh địa?
- HS đọc SGK tìm ý trả lời.
- GV nhận xét và chốt ý:
+ Nông nô là người sản xuất chính
trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ
thuộc vào lãnh chúa. Bỏ trốn sẽ bị
trừng phạt rất nặng. Họ nhận ruộng đất
về cày cấy và phải nộp tô nặng, ngoài
ra họ còn phải nộp nhiều thứ thuế
khác. Song họ vẫn được tự do trong
sản xuất, có gia đình riêng, có nông cụ
và gia súc.
+ Trong sản xuất họ biết dùng phân
bón, gieo trồng theo thời vụ, mọi thứ
dùng trong lãnh địa đều do nông nô tự
sản xuất ra, ít có sự trao đổi buôn bán
với bên ngoài.
- GV trình bày: Đời sống của nông nô
khổ cực, lại bị lãnh chúa đánh đập vì
vậy họ vùng dậy đấu tranh chống lại
lãnh chúa.
- GV hỏi: Nêu hình thức đấu tranh của
nông nô?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý: Hình thức
đấu tranh của nông nô là đốt cháy kho
tàng, bỏ trốn vào rừng, khởi nghĩa,
điển hình là khởi nghĩa Giắc-cơ-ri ở
Pháp (1358), Oát Tay-lơ ở Anh năm
- Đời sống lãnh chúa:
+ Lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa
hoa, sung sướng, thời bình chỉ luỵên
tập cung kiếm, cưỡi ngựa, dạ hội, tiệc
tùng.
+ Đối với nông nô bóc lột nặng nề và
đối xử hết sức tàn nhẫn.
3. Đời sống của nông nô và cuộc đấu
tranh chống lãnh chúa phong kiến
- Đời sống nông nô:
+ Nông nô là người sản xuất chính
trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ
thuộc vào lãnh chúa, nhận ruộng đất về
cày cấy và phải nộp nhiều thứ thuế
khác.
+ Song họ vẫn được tự do trong sản
xuất, có gia đình riêng, có nông cụ và
gia súc.
- Các cuộc đấu tranh của nông nô:
+ Do đời sống của nông nô khổ cực, lại
bị lãnh chúa đánh đập vì vậy họ vùng
dậy đấu tranh chống lại lãnh chúa.
+ Hình thức: Đốt cháy kho tàng, bỏ
trốn vào rừng, khởi nghĩa, như khởi
90
1381, song cuối cùng đều thất bại.
nghĩa Giắc-cơ-ri ở Pháp (1358), Oát
Tay-lơ ở Anh năm 1381
4. Sơ kết bài học
- GV kiểm tra hoạt động nhận thức của HS với việc yêu cầu giải thích
khái niệm thế nào là lãnh địa? Các giai cấp trong xã hội phong kiến Tây Âu và
địa vị của từng giai cấp trong xã hội.
5. Dặn dò, ra bài tập về nhà
- Học bài cũ, đọc trước bài mới và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Bài tập: Lập bảng so sánh sự giống và khác nhau giữa chế độ phong kiến
phương Đông và Tây Âu.
91
Bài 15
SỰ RA ĐỜI CỦA THÀNH THỊ VÀ SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA THƯƠNG MẠI TÂY ÂU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần :
1. Kiến thức
- Hiểu được nguyên nhân xuất hiện, các hoạt động kinh tế và vai trò của
thành thị.
- Nắm được sự phát triển của thương mại châu Âu, vai trò của các hội chợ
và thương đoàn.
- Nắm được những nét chính những thành tựu văn hoá Tây Âu thời trung
đại.
2. Tư tưởng, tình cảm
Giáo dục cho HS ý thức trân trọng các thành quả lao động của tầng lớp thị
dân và thương nhân Tây Âu.
3. Kỹ năng
- Biết vận dụng các phương pháp logic, đối chiếu so sánh để nhận thức
những nhân tố mới trong xã hội Tây Âu.
- Kĩ năng khai thác lược đồ, tranh ảnh.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Sư tầm các tranh ảnh về thành tựu văn hoá trung đại và các hoạt động
thương mại ở các nước Tây Âu.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Thế nào là lãnh địa? Các giai cấp trong xã hội phong kiến Tây
Âu và địa vị của từng giai cấp trong xã hội?
2. Giới thiệu bài mới
Cùng với sự ra đời của các quốc gia phong kiến Tây Âu là sự ra đời và
hoạt động của thành thị trung đại, và những thành tựu về văn hoá Tây Âu trong
thời kì này. Để tìm hiểu sự ra đời và hoạt động của các thành thị trung đại Tây
Âu? Sự phát triển của thương mại Tây Âu? Những thành tựu về văn hoá Tây Âu
như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học để trả lời các câu hỏi nêu
trên.
3. Tổ chức các hoạt động trên lớp
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần nắm
Hoạt động 1: Hoạt động nhóm và cá 1. Sự ra đời và hoạt động kinh tế của
nhân
các thành thị trung đại ở Tây Âu
- GV chia lớp thành các nhóm, nhiệm
vụ cụ thể của các nhóm là trả lời các
câu hỏi như sau:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu những biến đổi
92
của lực lượng sản xuất trong nông
nghiệp.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu những biến đổi
của lực lượng sản xuất trong thủ công
nghiệp.
- HS làm việc theo nhóm đọc SGK trao
đổi thảo luận và cử đại diện trình bày
kết quả của mình.
- GV nhận xét và chốt ý:
+ Đối với nhóm 1: Từ thế kỷ X sản
xuất nông nghiệp Tây Âu có 3 biến
đổi: công cụ sản xuất được cải tiến, kĩ
thuật canh tác tiến bộ, khai hoang được
đẩy mạnh với việc diện tích tăng, dẫn
đến sản phẩm xã hội tăng nhanh.
+ Đối với nhóm 2: Trong thủ công
nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn
hóa mạnh mẽ, nhiều người bỏ ruộng
đất làm nghề thủ công.
- GV nêu câu hỏi: Sự phát triển của
nông nghiệp và nghề thủ công tác
động như thế nào đến xã hội?
- HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và kết luận:
+ Xuất hiện nhiều sản phẩm, nảy sinh
nhu cầu mua bán.
- GV trình bày: Những người thợ thủ
công có nhu cầu tập trung ở những nơi
thuận tiện để sản xuất và mua bán ở
bên ngoài lãnh địa, thành thị đã ra đời.
Hoạt động 2: Cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết hoạt
động thủ công và thương mại của
thành thị.
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- Nguyên nhân:
Sự phát triển của lực lượng sản xuất:
Nông nghiệp có 3 biến đổi: công cụ
sản xuất được cải tiến, kĩ thuật canh tác
tiến bộ, khai hoang được đẩy mạnh với
việc diện tích tăng, dẫn đến sản phẩm
xã hội tăng nhanh.
+ Thủ công nghiệp diễn ra quá trình
chuyên môn hóa mạnh mẽ, nhiều
người bỏ ruộng đất làm nghề thủ công.
Những người thợ thủ công có nhu cầu
tập trung ở những nơi thuận tiện để sản
xuất và mua bán ở bên ngoài lãnh địa,
thành thị đã ra đời.
93
- GV nhận xét và trình bày phân tích:
Hoạt động của thủ công chủ yếu là
hoạt động của các phường hội.
+ Phường hội là một tổ chức của
những người lao động thủ công
cùng làm một nghề trong các thành
thị trung đại.
+ Mục đích của phường hội là giữ độc
quyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm,
chống sự áp bức sách nhiễu của các
lãnh chúa.
+ Phường hội có vai trò phát triển sản
xuất và bảo vệ quyền lợi của thợ
thủ công.
- GV trình bày rõ: Do sản phẩm tăng
nhanh, xuất hiện tầng lớp thương
nhân thu mua hàng hóa của nơi sản
xuất, bán cho người tiêu thụ, và để
bảo vệ quyền lợi họ lập các thương
hội và tổ chức các hội chợ để thúc
đẩy thương mại.
- GV kết hợp giới thiệu bức tranh “Hội
chợ ở Đức” trong SGK.
- GV nêu câu hỏi: Thành thị trung đại
có vai trò như thế nào?
- HS trả lời câu hỏi.
- Hoạt động của thủ công chủ yếu là
hoạt động của các phường hội.
+ Phường hội là một tổ chức của
những người lao động thủ công cùng
làm một nghề.
+ Mục đích nhằm giữ độc quyền sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm, chống sự áp
bức sách nhiễu của các lãnh chúa.
+ Phường hội có vai trò phát triển sản
xuất và bảo vệ quyền lợi của thợ thủ
công.
- Thương mại : xuất hiện tầng lớp
thương nhân thu mua hàng hóa của nơi
sản xuất, bán cho người tiêu thụ, và để
bảo vệ quyền lợi họ lập các thương hội
và tổ chức các hội chợ để thúc đẩy
thương mại.
94
- GV nhận xét và kết luận:
+ Phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc,
thúc đẩy sản xuất phát triển, hình
thành thị trường thống nhất.
+ Tạo ra không khí dân chủ tự do trong
các thành thị.
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
- Trước hết GV trình bày: Sự phát triển
của thành thị đã thúc đẩy thương
mại châu Âu phát triển, thương mại
quốc tế trở lên cấp thiết, hội chợ
xuất hiện từ sơ kì trung đại nay có
điều kiện phát triển. Trong đó hội
chợ Săm-pa-nhơ là lớn nhất và có
ý nghĩa toàn châu Âu.
- HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để
thấy được những hoạt động của hội
chợ Săm-pa-nhơ qua đó để HS có
biểu tượng sinh động về hội chợ.
- GV nêu câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý:
+ Hội chợ là nơi giới thiệu hàng hoá,
mua bán, trao đổi, đặt hàng.
+ Kích thích thương mại và qua đó
thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- GV nhấn mạnh thêm: Bên cạnh hoạt
động chính là buôn bán hội chợ
còn là nơi sinh hoạt văn hoá của
người lúc đó, tại đây người ta còn
tổ chức những buổi lễ hội biểu diễn
trò nhào lộn, kịch câm, điều khiển
thú...
Hoạt động 2: Cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Thương đoàn ra đời
trong hoàn cảnh nào?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý:
+ Thế kỉ XIII, thương mại trong các
thành thị phát triển mạnh.
+ Việc buôn bán đi xa gặp khó khăn:
nạn cướp biển, chèn ép, không an
toàn trong đi biển... Để giúp nhau,
các thương nhân đã lập các thương
đoàn.
- Vai trò của thành thị:
+ Phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc,
thúc đẩy sản xuất phát triển, hình thành
thị trường thống nhất.
+ Tạo ra không khí dân chủ tự do trong
các thành thị.
2. Sự phát triển của thương mại Tây
Âu
a) Hội chợ
- Nguyên nhân ra đời: Do sự phát triển
của thành thị đã thúc đẩy thương mại
châu Âu phát triển, hội chợ xuất hiện
từ sơ kì trung đại nay có điều kiện phát
triển.
+ Hoạt động: Hội chợ là nơi giới thiệu
hàng hoá, mua bán, trao đổi, đặt hàng.
+ Ý nghĩa: Kích thích thương mại và
qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
b) Thương đoàn
- Nguyên nhân ra đời: Thương mại
trong các thành thị phát triển mạnh,
song việc buôn bán đi xa gặp khó
khăn: nạn cướp biển, chèn ép, không
an toàn trong đi biển... Để giúp nhau,
các thương nhân đã lập các thương
đoàn.
95
- GV nhấn mạnh: Khái niệm thế nào là
thương đoàn: Là tổ chức nghề
nghiệp của thương nhân, mục đích
là giúp đỡ nhau vận chuyển hàng
hoá, bảo vệ dọc đường
đi. Thương đoàn là liên minh chính trị
của các thành thị. Mỗi thương nhân
buôn bán độc lập bằng vốn của
mình.
- HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để
thấy được địa vị của các thương
đoàn trong việc buôn bán ở các
nước Bắc Âu.
Hoạt động 2: Nhóm
Thương đoàn: Là tổ chức nghề nghiệp
của- thương nhân, mục đích là giúp đỡ
nhau vận chuyển hàng hoá, bảo vệ dọc
đường
- HS làm việc theo nhóm và trả lời câu
hỏi: Nêu hoạt động của thương
đoàn?
- GV nhận xét và kết luận:
- Hoạt động:
+ Các thương đoàn lập các thương
điếm ở các thành thị để buôn bán.
+ Các thương nhân có cửa hàng cửa
hiệu, kho tàng để buôn bán.
+ Hoạt động của thương đoàn đã thúc
đẩy sự phát triển của thương mại
xuất hiện những trung tâm
thương mại lớn.
- GV trình bày rõ thêm: Ở châu Âu
xuất hiện những trung tâm thương
mại lớn gắn liền với các thương
đoàn như ở Luân Đôn (Anh), Bruygơ (Nê-đéc-lan)... đặc biệt là Bruygơ được gọi là thành phố của thế
giới.
- GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết vai trò
của thương đoàn?
- HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý:
+ Góp phần làm kinh tế hàng hoá phát
triển.
+ Bộ mặt thành thị châu Âu thay đổi.
Thị dân trở nên giàu có, nhiều công
trình có giá trị được xây dựng.
+ Các thương đoàn lập các thương
điếm ở các thành thị để buôn bán.
+ Các thương nhân có cửa hàng cửa
hiệu, kho tàng để buôn bán.
- Vai trò:
+ Góp phần làm kinh tế hàng hoá phát
triển.
+ Bộ mặt thành thị châu Âu thay đổi.
Thị dân trở nên giàu có, nhiều công
trình có giá trị được xây dựng.
96
- GV nêu rõ: Từ giữa thế kỷ XV trở đi,
do sự kìm hãm của nhà nước
phong kiến, các thương hội hoạt
động yếu dần.
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
- Trước hết GV trình bày và phân tích:
Văn hoá Tây Âu thế kỉ X (sơ kì)
còn nghèo nàn, ít phát triển, tuy
nhiên những hoạt động giải trí khác
như ca hát, nhảy múa, hoạt động
cung kiếm lại thịnh hành.
- GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân của
văn hoá sơ kì Tây Âu kém phát
triển?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét bổ sung và chốt ý: Do
nền kinh tế đóng kín, tự cấp tự túc,
lãnh chúa lười biếng không quan
tâm đến học vấn, nhiều người
không biết chữ.
- GV trình bày: Giai cấp phong kiến
lấy giáo lí của đạo Ki-tô là hệ tư
tưởng chính thống, nhiệm vụ giáo
dục là đào tạo giáo sĩ, vì vậy
trường học gắn liền với nhà thờ.
Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân
- GV trình bày: Thế kỉ XI trở đi một
nền giáo dục được hình thành, là
cơ sở để hình thành các trường đại
học ở thế kỉ XI - XIII.
- GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết tên các
trường đại học ở Tây Âu được hình
thành trong thời gian này?
- HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và kết luận: Các trường
đại học được xây dựng như Bô-lônha (I-ta-li-a), Xoóc-bon (Pháp),
Cam-bơ-rít (Anh).
GV nhấn mạnh các trường đại học
không chỉ nghiên cứu thần học mà
nhiều môn khác nhất là triết học.
Ra đời triết học kinh viện.
- GV hỏi: Nêu thành tựu về văn học
trung kì trung đại?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
3. Văn hoá Tây Âu thời trung đại
a) Văn hoá sơ kì
- Văn hoá sơ kì còn nghèo nàn, ít phát
triển.
- Giai cấp phong kiến lấy giáo lí của
đạo Ki-tô là hệ tư tưởng chính thống.
b) Văn hoá trung kì trung đại
- Có bước phát triển khởi sắc.
- Nhiều trường đại học ra đời, nội dung
học tập không chỉ nghiên cứu thần học
mà còn có cả triết học.
97
- GV nhận xét và kết luận: Phát triển
với hai dòng văn học chính là văn
học kị sĩ với những bản anh hùng
ca như Bài ca Rô-lăng, Bài ca
Xít,... Văn học thành thị bao gồm
các hình thức thơ, kịch và truyện.
- GV nêu câu hỏi: Kiến trúc trung kì
trung đại có thành tự gì?
- HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý: Nhiều nhà
thờ được xây dựng theo phong
cách Rô-ma và Gô-tích.
- Văn học:
+ Dòng văn học kị sĩ với những bản
anh hùng ca.
+ Văn học thành thị: thơ kịch, truyện
ngắn.
- Kiến trúc: Mang đậm phong cách Rôma và Gô-tích.
4. Sơ kết bài học
- GV kiểm tra hoạt động nhận thức của HS với việc yêu cầu HS giải thích
khái niệm thế nào là hội chợ và thương đoàn? Nguyên nhân sự ra đời và vai trò,
hoạt động của thành thị trung đại, thương đoàn?
5. Dặn dò, ra bài tập về nhà
- Học bài cũ, đọc trước bài mới.
- Trả lời câu hỏi trong SGK.
Chương VII
SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN TÂY ÂU
Bài 16
NHỮNG PHÁT KIẾN LỚN VỀ ĐỊA LÍ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần :
1. Kiến thức
- Hiểu được nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc, thị trường cùng với con
đường giao lưu thương mại giữa Tây Á và Địa Trung Hải bị ngăn cản là nguyên
nhân các cuộc phát kiến địa lí.
- Nắm được những cuộc phát kiến địa lí lớn và hệ quả của nó.
2. Tư tưởng
- Giúp các em thấy được công lao của các nhà phát kiến địa lí, củng cố
lòng tin vào thành quả của khoa học, hiểu rõ qui luật phát triển của lịch sử.
3. Kỹ năng
- Kĩ năng khai thác lựơc đồ “Những cuộc phát kiến địa lí” để xác định
đường đi của những cuộc phát kiến địa lí lớn.
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
- Lược đồ “Những cuộc phát kiến địa lí”, Bản đồ chính trị châu Âu.
- Sưu tầm tranh ảnh một số nhà thám hiểm.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
98
Câu hỏi 1: Thế nào là lãnh địa? Đời sống kinh tế và chính trị trong các
lãnh địa như thế nào?
Câu hỏi 2: Nguyên nhân và vai trò của các thành thị trung đại?
2. Dẫn dắt vào bài mới
Một trong những thành tựu quan trọng của loài người ở thế kỉ XV là tiến
hành các cuộc phát kiến địa lí phát hiện ra châu Mĩ và đi vòng quanh thế giới, đã
đem lại nguồn của cải lớn về châu Âu. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc
phát kiến địa lí? Các cuộc phát kiến địa lí đó diễn ra như thế nào? Hệ quả của
các cuộc phát kiến địa lí ra sao? Chúng ta vào tìm hiểu bài học hôm nay để trả
lời các câu hỏi nêu trên.
3. Tổ chức các hoạt động trên lớp
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Bước vào thời kì
quá độ từ chế độ phong kiến sang
CNTB xã hội Tây Âu nảy sinh những
mâu thuẫn gì?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi, HS khác
có thể bổ sung cho bạn.
- GV nhận xét và chốt ý:
+ Do sự phát triển của sản xuất nên
nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc, thị
trường ngày càng tăng, mà trong nước
không đáp ứng được, vì vậy cần sang
các nước phương Đông.
+ Con đường giao lưu buôn bán qua
Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ
Nhĩ Kì độc chiếm.
- GV nhấn mạnh: Cũng vào thời gian
đó khoa học có bước tiến bộ đáng kể
như nghiên cứu dòng hải lưu và hướng
gió, la
bàn,... quan trọng nhất, vì chính nhờ có
đó mà con người có những con tàu lớn
chở được nhiều người và lương thực
thực phẩm nước uống cho những
chuyến đi dài ngày.
- GV trình bày rõ thêm: Các nhà hàng
hải có hiểu biết nhiều về đại dương, có
quan niệm đúng về hình dạng Trái đất,
đã vẽ được hải đồ ghi rõ các vùng đất
các hòn
Nội dung kiến thức HS
cần nắm nắm vững
1. Nguyên nhân và điều kiện của
những phát kiến địa lí
- Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu
về nguyên liệu, vàng bạc, thị trường
ngày cao.
+ Con đường giao lưu buôn bán qua
Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ
Nhĩ Kì độc chiếm.
-Khoa học - kĩ thuật hàng hải có tiến
bộ: Hiểu biết về địa lý, đại dương, sử
dụng la bàn.
- Kĩ thuật đóng tàu có bước tiến quan
trọng, đóng được những tầu lớn có thể
đi xa và dài ngày ở các đại dương lớn.
99
đảo có dân cư. Máy móc, thiên la, la
bàn được sử dụng trong việc định
hướng đại dương bao la. Kĩ thuật đóng
tàu có nhiều tiến bộ người ta đã đóng
được những tầu có bánh lái và hệ
thống buồm lớn như tàu Ca-ra-ven.
- GV kết hợp giới thiệu hình ảnh tàu
Ca-ra-ven sưu tầm được.
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp và cá
nhân
- GV trình bày : Bồ Đào Nha và Tây
Ban Nha là những nước tiên phong
trong các cuộc thám hiểm địa lí, khám
phá ra những miền đất mới.
- Tiếp đó, GV treo lược đồ trên bảng
yêu cầu HS dựa vào nội dung SGK
trình bày nội dung các cuộc phát kiến
địa lí, HS khác có thể bổ sung.
- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý:
+ Năm 1487, B. Đi-a-xơ là hiệp sĩ
“Hoàng gia” đã đi vòng cực Nam của
lục địa châu Phi, đặt tên là mũi Bão
Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.
+ Ngày 8 - 7 - 1497, Va-xcô đơ Ga-ma
rời cảng Li-xbon đ sang phương Đông;
tháng 5 - 1498, đã đến được Ca-li-cut
Ấn Độ, khi về ông được phong phó
vương Ấn Độ.
+ Tháng 8 - 1492, C.Cô-lôm-bô đã dẫn
đầu đoàn thủy thủ về hướng Tây, sau 3
tháng ông đến được Cu Ba và một số
đảo vùng Ăng-ti nhưng ông tưởng lầm
là Ấn Độ. Tuy nhiên khẳng định C.Côlôm-bô là người đầu tiên phát hiện ra
châu Mĩ.
+ Ph.Ma-gien-lan đi vòng qua điểm
cực Nam của Nam Mĩ, tiến vào đại
dương mênh mông (ông đặt tên là Thái
Bình Dương). Tại Phi-líp-pin, ông bị
thiệt mạng do giao tranh với thổ dân.
Cuối cùng đoàn thám hiểm chỉ còn 1
thuyền và 18 thủy thủ khi về đến Tây
Ban Nha.
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
2. Các cuộc phát kiến lớn về địa lý
- Năm 1487, B. Đi-a-xơ đã đi vòng cực
Nam của lục địa châu Phi, đặt tên là
mũi Bão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.
- Va-xcô đơ Ga-ma đã đến được Ca-licut Ấn Độ (5 - 1498)
- Tháng 8 - 1492, C.Cô-lôm-bô đã đến
được Cu Ba và một số đảo vùng Ăng-ti
là người đầu tiên phát hiện ra châu Mĩ.
- Ph.Ma-gien-lan là người đã thực hiện
chuyến đầu tiên vòng quanh thế giới
bằng đường biển (1519 - 1521).
3. Hệ quả của phát kiến địa lý
100
- GV nêu câu hỏi: Hệ quả của các
cuộc phát kiến địa lý?
- HS đọc SGK thảo luận, cử đại diện
nhóm trình bày. HS khác bổ sung.
- GV nhận xét và chốt ý:
+ Đem lại hiểu biết mới về Trái đất, về
những con đường mới, dân tộc mới.
Thị trường thế giới được mở rộng.
+ Thúc đẩy nhanh sự tan rã của quan
hệ phong kiến và sự ra đời của chủ
nghĩa tư bản.
+ Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc
địa và buôn bán nô lệ.
4. Sơ kết bài học
- Kiểm tra nhận thức của học sinh đối với bài học thông qua các câu hỏi ở
đầu giờ học: Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí? Các cuộc phát
kiến địa lí đó diễn ra ra như thế nào? Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí ra
sao?
5. Dặn dò, bài tập về nhà
* Dặn dò:
- Học bài cũ.
- Trả lời các câu hỏi trong SGK.
101
Bài 17
SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở TÂY ÂU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần :
1. Kiến thức
-Hiểu được khái niệm tích lũy ban đầu, đó là quá trình chuẩn bị vốn và
nhân công. Quá trình này được thực hiện bằng nhiều biện pháp: cướp bóc, buôn
bán, tước đoạt ruộng của nông dân.
- Nắm được sự ra đời của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu
trong các ngành thủ công nghiệp, thương nghiệp và nông nghiệp. Sự xuất hiện
các giai cấp mới tư sản và công nhân.
2. Tư tưởng, tình cảm
- Giáo dục ý thức tôn trọng lao động, chống áp bức bóc lột của CNTB,
bảo vệ quyền lợi của người lao động.
3. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng phân tích các sự kiện, trên cơ sở đó rút ra những kết
luận.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Sưu tầm tranh ảnh về thời kì này.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí? Nêu các
cuộc phát kiến địa lý lớn.
Câu hỏi 2: Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí?
2. Dẫn dắt vào bài mới
Chủ nghĩa tư bản ra đời trải qua giai đoạn tích lũy ban đầu, đó là vốn và
nhân công, tầng lớp quí tộc và tư bản đã dùng mọi thủ đoạn để có được số vốn
đó dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa tưa bản ở châu Âu. Cùng với nó là xã hội
Tây Âu có nhiều thay đổi, các giai cấp mới được hình thành. Quá trình tích lũy
vốn ban đầu của chủ nghĩa tư bản diễn ra như thế nào? Chủ nghĩa tư bản nảy
sinh ra sao? Bài học hôm nay sẽ trả lời các câuh hỏi trên.
3. Tổ chức các hoạt động trên lớp
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức HS cần nắm
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
1. Tích lũy ban đầu của chủ nghĩa tư
Trước hết, GV nói rõ: Sự tích lũy vốn bản
ban đầu của CNTB là quá trình khởi
đầu tạo ra hai yếu tố đầu tiên cho sản
xuất kinh doanh: Tư bản và nhân công.
- Tiếp theo GV nêu câu hỏi: Số vốn
ban đầu mà quí tộc và thương nhân
102
tích lũy do đâu mà có?
- HS dựa vào kiến thức đã học ở bài
trước, SGK trả lời câu hỏi. HS khác có
thể bổ sung cho bạn.
- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý:
+ Tầng lớp quý tộc, thương nhân Tây
Âu ra sức cứơp bóc của cải, tài
nguyên, vàng bạc của các nước châu
Mĩ, châu Phi và châu Á. Giai cấp tư
sản tích lũy được số vốn ban đầu bằng
sự cướp bóc thực dân.
+ Mặt khác, các quí tộc tư sản còn
buôn bán với các nước phương Đông
đặc biệt là buôn bán nô lệ.
- HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để
thấy được quí tộc và tư sản tích lũy
vốn bằng hình thức buôn bán nô lệ.
- GV nhấn mạnh thêm: Giai cấp tư sản
thậm chí còn dùng bạo lực để tước
đoạt ruộng đất của nông dân. Chẳng
hạn ở Anh có phong trào “Rào đất
cướp ruộng”, hàng
vạn gia đình nông dân mất đất, đi lang
thang buộc phải làm thuê trong các xí
nghiệp của giai cấp tư sản. Ngay ở
thành thị, thợ thủ công cũng bị tước
đoạt tư liệu sản xuất, trở thành người
đi làm thuê.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- GV chia HS thành các nhóm và giao
nhiệm vụ cho các nhóm cụ thể như
sau:
Nhóm 1: Biểu hiện của sự nảy sinh
chủ nghĩa tư bản trong thủ công
nghiệp?
Nhóm 2: Biểu hiện của sự nảy sinh
chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp?
Nhóm 3: Biểu hiện của sự nảy sinh
chủ nghĩa tư bản trong thương
nghiệp?
Nhóm 4: Nêu những biến đổi giai cấp
trong xã hội Tây Âu?
- HS đọc SGK thảo luận theo nhóm và
cử đại diện trình bày kết quả; HS khác
có thể bổ sung.
- Tư bản (vốn) được tích lũy bằng
nhiều con đường:
+ Ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên
vàng bạc của các nước châu Mĩ, châu
Phi và châu Á.
+ Quí tộc tư sản còn buôn bán với các
nước phương Đông đặc biệt là buôn
bán nô lệ.
- Nhân công:
+ Đối với nông dân, bị tước đoạt ruộng
đất của nông dân biến họ thành những
người làm thuê.
+ Thợ thủ công, bị chèn ép, thuế khóa
nặng nề, mất tư liệu sản xuất đi làm
thuê trở thành công nhân.
2. Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản
103
- Cuối cùng GV nhận xét bổ sung và
chốt ý:
- Trong thủ công nghiệp, các công
trường thủ công mọc lên thay thế
phường hội. Quy mô của các xưởng
thủ công lên tới 100 người. Nhờ áp
dụng kỹ thuật mới và quy trình sản
xuất mà năng suất lao động tăng, khối
lượng sản phẩm tăng, giá hạ. Chủ
xưởng bóc lột người lao động làm thuê
quan hệ của họ là quan hệ của chủ với
thợ. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
được hình thành.
+ Ở nông thôn, các đồn điền, trang trại
được hình thành, người lao động biến
thành công nhân nông nghiệp theo chế
độ làm công ăn lương. Chủ ruộng đất
trở thành tư sản nông thôn hay là quí
tộc mới.
+ Trong thương nghiệp, quan hệ tư bản
cũng xâm nhập vào với việc ra đời các
công ty thương mại lớn thay thế cho
các thương hội.
+ Xã hội Tây Âu có sự biến đổi, các
giai cấp mới được hình thành - giai cấp
tư sản và giai cấp công nhân.
- Biểu hiện nảy sinh CNTB:
+ Trong thủ công nghiệp, các công
trường thủ công mọc lên thay thế
phường hội, hình thành quan hệ chủ
với thợ.
+ Ở trong nông nghiệp, các đồn điền,
trang trại được hình thành, người lao
động biến thành công nhân nông
nghiệp.
+ Trong thương nghiệp, các công ty
thương mại lớn thay thế cho các
thương hội.
- Xã hội Tây Âu có sự biến đổi, các
giai cấp mới được hình thành - giai cấp
tư sản và giai cấp công nhân.
4. Sơ kết bài học
- Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi: Thế nào là tích lũy vốn ban đầu? Các
biện pháp thực hiện? Nêu những biểu hiện xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa ở Tây Âu.
5. Dặn dò, bài tập về nhà
- Học bài cũ, đọc trước bài mới.
- Trả lời câu hỏi bài tập trong SGK.
- Sưu tầm tranh ảnh về phong trào Văn hóa Phục hưng.
104
Bài 18
PHONG TRÀO VĂN HOÁ PHỤC HƯNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần :
1. Kiến thức
- Hiểu được những nét chính về hoàn cảnh ra đời phong trào Văn hoá
Phục hưng.
- Nắm được những thành tựu chính của Văn hóa Phục hưng.
- Thấy rõ Văn hoá Phục hưng có ý nghĩa giá trị nhân văn sâu sắc, tính
phản phong mạnh mẽ, song chưa triệt để.
2. Tư tưởng, tình cảm
Giúp HS thấy được rõ những giá trị văn hoá của loài người trong thời kì
Phục hưng, từ đó có ý thức trân trọng và gìn giữ những giá trị văn hoá đó.
3. Kỹ năng
- Rèn cho HS kỹ năng phân tích, phê phán và thấy rõ sự lạc hậu của giai
cấp phong kiến và giáo hội.
- Kĩ năng khai thác tranh ảnh về Văn hoá Phục hưng.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Tranh ảnh về Văn hoá Phục hưng.
- Tài liệu có liên quan đến những tác phẩm văn hoá phục hưng trong thời
kì này.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Thế nào là tích lũy vốn ban đầu? Các biện pháp thực hiện?
Câu hỏi 2: Nêu những biểu hiện xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa ở Tây Âu. Xã hội Tây Âu có những biến đổi gì?
2. Dẫn dắt vào bài mới
Trong giai đoạn đầu phát triển, giai cấp tư sản đã kế thừa những tinh hoa
văn hoá của Hi Lạp và Rô-ma cổ đại, xây dựng cho mình một nền văn hoá mới
tự do - Văn hoá Phục hưng. Để tìm hiểu hoàn cảnh nào dẫn đến phong trào Văn
hoá Phục hưng? Những thành tựu chính và ý nghĩa của phong trào Văn hoá
Phục hưng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay để lí giải các
câu hỏi nêu trên.
3. Tổ chức các hoạt động trên lớp
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản HS cần nắm vững
Hoạt động 1: Cá nhân
1. Hoàn cảnh ra đời của phong trào
- GV nêu câu hỏi: Sang hậu kì trung Văn hoá Phục hưng
đại kinh tế Tây Âu có thay đổi gì?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi, HS khác
có thể bổ sung.
Cuối cùng, GV nhận xét và trình bày
105
phân tích:
+ Bộ mặt kinh tế Tây Âu có nhiều thay
đổi đó là quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa hình thành trong lòng xã hội
phong kiến, sự tiến bộ của khoa học kỹ
thuật như kỹ thuật in ấn của Guy-tenbec, công nghệ luyện thép, đúc vũ khí.
+ Những cuộc phát kiến địa lí đã đem
lại sự giàu có co châu Âu, thị trường
được mở rộng.
Đây là điều kiện quan trọng để dẫn
tới sự ra đời của phong trào Văn hoá
Phục hưng.
- GV nhấn mạnh: Giai cấp tư sản có
thế lực về kinh tế, song chưa có địa vị
về xã hội tương ứng. Mặt khác giai cấp
tư sản đã đứng lên đấu tranh chống lại
Ki-tô với những quan điểm lỗi thời của
xã hội phong kiến.
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
- Tiếp đó GV trình bày: Giai cấp tư
sản, một mặt muốn khôi phục tinh hoa
văn hoá xán lạn của quốc gia cổ đại Hi
Lạp, Rô-ma, mặt khác cũng góp phần
xây dựng một nền văn hoá mới, đề cao
giá trị chân chính của con người, đòi
quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa
học kĩ thuật - nền văn hoá đó gọi là
Văn hoá Phục hưng.
- GV nêu câu hỏi: Nêu những thành
tựu của Văn hoá Phục hưng?
- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.
- GV bổ sung và chốt ý: Thời đại Văn
hoá Phục hưng có những tiến bộ vượt
bậc của khoa học kĩ thuật, văn học
nghệ thuật và hội họa với các nhà khoa
học, nhà văn, thơ, họa sĩ và những tác
phẩm tiêu biểu: Ra-bơ-le vừa là nhà
văn, vừa là nhà y học;
Đê-các-tơ vừa là nhà toán học xuất sắc
vừa là nhà triết học; Lê-ô-na-đơ Vanh
xi vừa là họa sĩ thiên tài, vừa là kĩ sư
nổi tiếng; Sếch-xpia là nhà soạn kịch vĩ
đại...
- Hậu kì trung đại, bộ mặt kinh tế Tây
Âu có nhiều thay đổi, quan hệ sản xuất
TBCN hình thành, sự tiến bộ của khoa
học kĩ thuật.
- Những quan điểm lỗi thời của xã hội
phong kiến kìm hãm sự phát triển của
giai cấp tư sản.
- Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế,
song chưa có địa vị về xã hội tương
ứng muốn xóa bỏ chướng ngại
phong kiến.
2. Những thành tựu chính của Văn
hoá Phục hưng
- Phong trào Văn hoá Phục hưng là
khôi phục tinh hoa văn hoá xán lạn cổ
đại Hi Lạp, Rô-ma, đấu tranh xây dựng
dựng một nền văn hoá mới, một cuộc
sống tiến bộ.
- Thành tựu :
+ Khoa học kĩ thuật có tiến bộ vượt
bậc về y học, toán học.
- Văn học nghệ thuật phát triển phong
phú với những tài năng như Lê-ô-nađơ Vanh Xi, Sếch-xpia.
- Nội dung của phong trào Văn hoá
Phục hưng:
+ Phê phán xã hội phong kiến và giáo
hội.
+ Đề cao giá trị con người.
106
- GV giới thiệu cho HS bức tranh trong + Đòi tự do cá nhân.
SGK, hoặc tranh ảnh sưu tầm được để
thấy được những thành tựu của Văn 3. Ý nghĩa của phong trào Văn hoá
hoá Phục hưng.
Phục hưng
Tiếp đó, GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết - Lên án giáo hội Ki-tô, tấn công vào
ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục trật tự phong kiến, đánh bại tư tưởng
hưng?
phong kiến lỗi thời.
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- Đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của
- GV nhận xét và chốt ý. Đồng thời giai cấp tư sản chống lại chế độ phong
nhấn mạnh thực chất của phong trào kiến trên mặt trận văn hoá tư tưởng.
Văn hoá Phục hưng là cuộc đấu tranh - Đề cao tự do, xây dựng thế giới quan
của giai cấp tư sản chống lại chế độ tiến bộ.
phong kiến trên mặt trận văn hoá tư
tưởng.
4. Sơ kết bài học
Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi: Để tìm hiểu hoàn cảnh nào dẫn đến
phong trào Văn hoá Phục hưng? Những thành tựu chính và ý nghĩa của phong
trào Văn hoá Phục hưng như thế nào?
5. Dặn dò, bài tập về nhà
- Học bài cũ, đọc bài mới.
- Trả lời câu hỏi bài tập trong SGK.
107
Bài 19
CẢI CÁCH TÔN GIÁO VÀ CHIẾN TRANH NÔNG DÂN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần:
1. Kiến thức
- Nắm được nguyên nhân vì sao giai cấp tư sản muốn cải cách tôn giáo?
Nội dung của cải cách tôn giáo.
- Nắm được nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của cuộc chiến tranh nông
dân Đức.
2. Kĩ năng
Rèn luyện HS phương pháp phân tích cơ cấu, phân tích tình hình xã hội
để thấy rõ nguyên nhân của cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân.
3. Tư tưởng
Giáo dục thế giới quan khoa học thông qua việc trình bày sự hủ bại của
Giáo hội và thấy rõ vai trò của quần chúng nhân dân đối với chiến tranh nông
dân.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Sưu tầm tranh ảnh về các nhà cải cách tôn giáo, một số nhà thờ.
- Bản đồ thế giới để trình bày về sự phát triển của tôn giáo.
- Bản đồ nước Đức.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Hoàn cảnh nào dẫn đến phong trào Văn hoá Phục hưng?
Những thành tựu chính?
Câu hỏi 2: Ý nghĩa của phong trào Văn hoá Phục hưng?
2. Dẫn dắt vào bài mới
Tiếp theo phong trào Văn hoá Phục hưng, cuộc đấu tranh chống phong
kiến của giai cấp tư sản các nước Tây Âu diễn ra dưới hình thức cải cách tôn
giáo và chiến tranh nông dân, để tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến của cuộc cải
cách tôn giáo và chiến tranh nông dân ở Đức diễn ra như thế nào? Ý nghĩa của
các cuộc đấu tranh đó ra sao? Bài học hôm nay sẽ trả lời các câu hỏi nêu trên.
3. Tổ chức các hoạt động trên lớp
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản HS cần nắm vững
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp và cá 1. Cải cách tôn giáo
nhân
- Trước hết GV trình bày và phân tích:
Thời trung đại, vương quyền phong
kiến gắn chặt với thần quyền, Giáo hội
là chỗ dựa vững chắc của chế độ phong
kiến, giáo lí của nó là hệ tư tưởng của
giai cấp phong kiến. Giáo hội vừa
thống trị về mặt tinh thần vừa bóc lột
108
nông nô về kinh tế như là một lãnh
chúa.
- Tổ chức cho HS đọc đoạn chữ nhỏ
trong SGK để thấy được điều này.
- GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân dẫn
đến cải cách tôn giáo?
- HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét bổ sung và chốt ý:
Chính sự phản động, ngăn cản hoạt
động của Giáo hội đối với giai cấp tư
sản đã dẫn đến sự bùng nổ của phong
trào cải cách tôn giáo.
- GV trình bày và phân tích kết hợp với
việc chỉ trên bản đồ châu Âu về địa
điểm các nước diễn ra phong trào cải
cách tôn giáo: Phong trào cải cách tôn
giáo diễn ra khắp các nước Tây Âu. Đi
đầu là Đức, Thụy Sĩ sau đó Bỉ, Hà
Lan, Anh. Nổi tiếng nhất là cuộc cải
cách của Lu-thơ (1483 - 1546) ở Đức
và của Can-vanh (1509 - 1564) người
Pháp tại Thụy Sĩ.
- GV kết hợp với việc giới thiệu tranh
ảnh về hai nhà cải cách tôn giáo Lu-thơ
và Can-vanh.
- GV nêu câu hỏi: Nội dung của cải
cách tôn giáo?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi. HS khác
bổ sung cho bạn.
- GV nhận xét và chốt ý:
+ Không muốn thủ tiêu tôn giáo, dùng
những biện pháp ôn hòa để quay về
giáo lí Ki-tô nguyên thủy.
+ Đòi thủ tiêu vai trò của Giáo hội,
Giáo hoàng, đòi bãi bỏ các thủ tục và
nghi lễ phiền toái.
GV nhấn mạnh, cải cách được nhân
dân ủng hộ, nhưng Giáo hội lại phản
ứng mạnh mẽ, dẫn đến sự phân hóa
trong xã hội Tây Âu thành hai phe:
Tân giáo và Cựu giáo (Ki-tô giáo)
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Ý nghĩa của cải
cách tôn giáo và Văn hoá Phục hưng?
- HS dựa vào vốn hiểu biết của mình
- Nguyên nhân: Sự phản động, ngăn
cản hoạt động của Giáo hội đối với giai
cấp tư sản đã dẫn đến sự bùng nổ của
phong trào cải cách tôn giáo.
- Nét chính về phong trào: Diễn ra
khắp các nước Tây Âu. Đi đầu là Đức,
Thụy Sĩ sau đó Bỉ, Hà Lan, Anh. Nổi
tiếng nhất là cuộc cải cách của Lu-thơ
ở Đức và của Can-vanh tại Thụy Sĩ.
- Nội dung :
+ Không muốn thủ tiêu tôn giáo, dùng
những biện pháp ôn hòa để quay về
giáo lí Ki-tô nguyên thủy.
+ Đòi thủ tiêu vai trò của Giáo hội,
Giáo hoàng, đòi bãi bỏ các thủ tục và
nghi lễ phiền toái.
109
qua nội dung đã học và SGK trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý:
+ Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên
trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng của giai
cấp tư sản chống lại chế độ phong
kiến.
+ Cổ vũ và mở đường cho nền văn hoá
châu Âu phát triển cao hơn.
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân và cả
lớp
- GV nêu câu hỏi: Tại sao lại diễn ra
cuộc chiến tranh nông dân Đức?
- HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi.
- GV trình bày và phân tích: Sau cải
cách tôn giáo nền kinh tế Đức thấp
kém, chậm phát triển trong cả nông
nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp,
chế độ phong kiến bảo thủ cản trở sự
vươn lên của giai cấp tư sản.
Nông dân bị áp bức bóc lột nặng nề, do
tiếp thu tư tưởng cải cách tôn giáo.
- GV nhấn mạnh: Nước Đức vào các
thế kỉ V - XVI có nhiều hình ảnh khác
nhau: Ở các thành thị lớn nền kinh tế
hàng hoá rất phát triển. Trong khi đó ở
nông thôn, nông dân sống đau khổ
dưới chế độ phong kiến phân quyền
thối nát của Giáo hoàng Thiên chúa.
- Tiếp theo GV trình bày và phân tích,
kết hợp với chỉ diễn biến cuộc chiến
tranh trên lược đồ.
+ Từ mùa xuân năm 1524 cuộc đấu
tranh đã có tính chất quyết liệt, mở đầu
cho cuộc chiến tranh nông dân thực sự.
Lãnh tụ kiệt xuất của phong trào là Tômát Muyn-xơ.
- GV khai thác ảnh Tô-mát Muyn-xơ
kết hợp với việc giới thiệu về tiểu sử
và những đóng góp của ông.
Phong trào nông dân đã giành thắng lợi
bước đầu, đã đi đến đòi thủ tiêu chế độ
phong kiến. Trước sự phát triển của
phong trào, giới quí tộc phong kiến và
tăng lữ Đức đã dùng mọi thủ đoạn, dốc
mọi lực lượng đàn áp. Phong trào nông
- Ý nghĩa:
+ Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên
trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng của giai
cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến.
+ Cổ vũ và mở đường cho nền văn hoá
châu Âu phát triển cao hơn.
2. Chiến tranh nông dân Đức
- Nguyên nhân:
+ Chế độ phong kiến bảo thủ cản trở sự
vuơn lên của giai cấp tư sản.
+ Nông dân bị áp bức bóc lột nặng nề,
do tiếp thu tư tưởng cải cách tôn giáo.
- Diễn biến:
+ Từ mùa xuân năm 1524 cuộc đấu
tranh đã có tính chất quyết liệt, mở đầu
cho cuộc chiến tranh nông dân thực sự.
Lãnh tụ kiệt xuất của phong trào là Tômát Muyn-xơ.
+ Phong trào nông dân đã giành thắng
lợi bước đầu, đã đi đến đòi thủ tiêu chế
độ phong kiến.
110
dân bị thất bại.
Hoạt động 2: Cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Nêu nguyên nhân
chiến tranh thất bại.
- HS trả lời câu hỏi.
- GV chốt ý: Thiếu sự lãnh đạo thống
nhất trên toàn quốc, thiếu sự đoàn kết
các giai cấp trong xã hội.
- Tiếp theo GV nêu câu hỏi: Ý nghĩa
của chiến tranh nông dân Đức?
- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý: Là
một sự kiện lịch sử lớn lao, nó biểu
hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt và
phí phách anh hùng của nông dân Đức
đấu tranh chống lại giáo hội phong
kiến. Nó cũng báo hiệu sự khủng
hoảng suy vong của chế độ phong
kiến.
- Nguyên nhân thất bại:
+ Thiếu sự lãnh đạo thống nhất trên
toàn quốc.
+ Thiếu sự đoàn kết các giai cấp trong
xã hội.
- Ý nghĩa:
+ Là một sự kiện lịch sử lớn lao, nó
biểu hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt
và phí phách anh hùng của nông dân
Đức đấu tranh chống lại giáo hội
phong kiến.
+ Báo hiệu sự khủng hoảng suy vong
của chế độ phong kiến.
4. Sơ kết bài học
GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi: Nguyên nhân, nội dung của cuộc
cải cách tôn giáo? Nguyên nhân và diễn biến chiến tranh nông dân ở Đức diễn ra
như thế nào? Ý nghĩa của các cuộc đấu tranh đó ra sao?
5. Dặn dò, bài tập về nhà
- Bài tập:
Lập bảng thống kê về phong trào Văn hoá Phục hưng, cải cách tôn giáo và
chiến tranh nông dân Đức theo nội dung sau:
Tên phong trào
Nguyên
nhân
Diễn biến
chính
Người
lãnh đạo
Kết quả,
ý nghĩa
Văn hoá Phục
hưng
Cải cách tôn giáo
Chiến tranh nông
dân Đức
111
Phần hai
LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN GIỮ THẾ KỶ XIX
.
Chương I
VIỆT NAM THỜI NGUYÊN THỦY
Bài 21
CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI NGUYEN THỦY
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài HS cần nắm bắt được :
1. Kiến thúc :
- Cách ngày nay 30 - 40 vạn năm, trên đất nước ta đã có con người sinh
sống (Người tối cổ). Việt Nam là một trong những quê hương của loài người.
- Trải qua hàng chục vạn năm, Người tối cổ đã chuyển biến dần thành
Người tinh khôn (Người hiện đại).
- Nắm được các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy về : Công cụ
lao động, hoạt động kinh tế, tổ chức xã hội, đời sống vật chất và tinh thần.
2. Tư tưởng, tình cảm
- Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của
dân tộc ta, ý thức được vị trí của lao động và trách nhiệm với lao động xây dựng
quê hương đất nước.
3. Kỹ năng :
112
- Biết so sánh giữa các giai đoạn lịch sử để rút ra những biểu hiện của sự
chuyển biến về : Kinh tế, xã hội ... Biết quan sát hình ảnh các hiện vật ở bài học
để rút ra nhận xét.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Bản đồ Việt Nam thể hiện những địa bàn liên quan đến nội dung bài học
: Núi Đọ (Thanh Hoá), Thẩm Khuyên, Thâm Hai (Lạng Sơn), Hang Gòn (Đồng
nai), An Lộc (Bình Phước), Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ), Hoà
Bình, Bắc Sơn.
- Một số tranh ảnh về cuộc sống người nguyên thủy hay những hình ảnh
về công cụ của người núi Đọ, Sơn Vi, Hoà Bình ...
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Tiết trước ôn tập không kiểm tra, có thể kiểm tra trong quá trình học bài
mới.
2. Mở bài
Khi học phần lịch sử thế giới nguyên thủy chúng ta đã khẳng định : Thời
kỳ nguyên thủy và thời kỳ đầu tiên, kéo dài nhất mà dân tộc nào, đất nước nào
cũng phải trải qua. Đất nước Việt Nam của chúng ta cũng như nhiều nước khác
đã trải qua thời kỳ nguyên thủy. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về thời
kỳ nguyên thủy trên đất nước Việt Nam.
3. Tổ chức dạy học bài mới
Hot động của thầy trò
Hoạt động 1 : Cả lớp và cá nhân
- GV dẫn dắt : Người Trung Quốc, người Inđônêxia ...
thường tự hào vì đất nước họ là nơi phát tích của loài
người, là cái nôi sinh ra con người. Còn Việt Nam của
chúng ta cũng hoàn toàn có thể tự hào vì đất nước Việt
Nam đã chứng kiến những bước đi chập chững đầu
tiên của loài người, từng trải qua thời kỳ nguyên thủy.
- GC đặt câu hỏi : Vậy có bằng chứng gì để chứng
minh Việt Nam đã trải qua thời kỳ nguyên thủy
không ?
- HS theo dõi SGK phần 1 để trả lời câu hỏi.
- GV bổ sung và kết luận : Khảo cổ học đã chứng
minh cách đây 30 - 40 vạn năm trên đất nước Việt
Nam đã có Người tối cổ sinh sống.
Kiến thức cơ bản
1. Những dấu tích
Người tối cổ ở Việt
Nam
- Các nhà khảo cổ học
đã tìm thấy dấu tích
Người tối cổ có niên đại
113
cách đây 30 - 40 vạn
năm và nhiều công cụ
đá ghè đẽo thô sơ ở
thanh Hoá, Đồng Nai,
Bình Phước...
- GV : Sử dụng bản đồ Việt Nam có thể hiện địa bàn
cư trú của Người tối cổ ở thanh Hoá, Đồng nai, Hoà
Bình chỉ cho HS theo dõi hoặc gọi một HS lên chỉ bản
đồ địa danh có Người tối cổ sinh sống.
- GV đặt câu hỏi : Em có nhện xét gì về địa bàn sinh
sống của Người tối cổ Việt Nam ?
- HS suy nghĩ quan sát bản đồ trả lời.
- GV kết luận : Địa bàn sinh sống trải dài trên 3 miền
đất nước, nhiều địa phương đã có Người tối cổ sinh
sống.
- GV đặt câu hỏi : Vậy Người tối cổ ở Việt Nam sinh
sống thế nào ?
- HS theo dõi SGK, nhớ lại những kiến thức đã học ở
phần lịch sử thế giới, trả lời.
- GV kết luận : Cũng giống Người tối cổ ở các nơi - Người tối cổ sống
khác trên thế giới Người tối cổ ở Việt Nam cũng sống thành bầy săn bắn thú
thành bầy sắn bắt thú rừng và hái lượm hoa quả.
rừng và hái lượm hoa
quả.
- GV tiểu kết dẫn dắt sang phần 2 : Như vậy chúng ta
đã chứng minh được Việt Nam đã trải qua giai đoạn
bầy người nguyên thủy (giai đoạn Người tối cổ).
Người tối cổ tiến hoá thành người tinh khôn và đưa
Việt Nam bước vào giai đoạn hình thành công xã thị
tộc nguyên thủy như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu
phần 2 của bài.
Hoạt động 1 : Cả lớp và cá nhân
2. Sự chuyển biến từ
- GV phát vấn : Khi người tinh khôn xuất hiẹn, công
Người tối cổ thành
xã thị tộc hình thành vậy theo em công xã thị tộc là
Người tinh khôn
gì ?
- HS nhớ lại kiến thức đã học ở phần lịch sử thế giới
để trả lời câu hỏi : Công xã thị tộc là giai đoạn kế tiếp
giai đoạn bầy người nguyên thủy, ở đó con người sống
thành thị tộc, bộ lạc không còn sống thành từng bầy
như trước đây.
- GV giảng giải : Cũng như nhiều nơi khác trên thế
giới trải qua quá trình lao động lâu dài, những dấu vết
của động vật mất dần. Người tối cổ Việt Nam đã tiến
hoá dần thành Người tinh khôn (Người hiện đại)
- HS theo dõi SGK đễ thấy được bằng chứng dấu tích
của người tinh khôn ở Việt Nam.
114
- GV kết luận : Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở
nhiều địa phwong của nước ta những hoá thạch và
nhiều công cụ đá ghè đẽo của Người hiện đại ở các di
tích thuộc văn hoá Ngườm, Sơn Vi. GV giải thích khái
niệm văn hoá Ngườm, Sơn Vi - Gọi theo di chỉ khảo
cổ chính, tiêu biểu mà các nhà khảo cổ đã khai quật.
- Ở nhiều địa phương
của nu ta tìm thấy
những hoá thạch răng
và nhìeu công cụ đá của
Người hiện đại ở các di
tích văn hoá Ngườm,
Sơn Vi... (Cách đây 2
vạn năm).
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi : Chủ
nhân văn hoá Ngườm, Sơn Vi cư trú ở những địa bàn
nào ? Họ sinh sống ra sao ? (sống thành bầy săn bắt
thú rừng và hái lượm hoa quả).
- HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi.
- GV bổ sung kết luận :
- Chủ nhân văn hoá Sơn
Vi sống trong mái đá,
hang động, ven bờ
sông, suối trên địa bàn
rộng : Từ Sơn La đến
Quảng Trị
- GV dùng bản đồ Việt Nam chỉ cho HS theo dõi địa
bàn cư trú của người Sơn Vi hoặc gọi một HS lên chỉ
bản đồ và nhận xét về địa bàn cư trú của người Sơn Vi.
- GV : Những tiến bộ trong cuộc sống của người Sơn - Người Sơn Vi đã sống
Vi so với Người tối cổ ?
thành thị tộc, sử dụng
- HS so sánh để trả lời câu hỏi.
công cụ ghè đẽo, lấy
- GV nhấn mạnh : Đến giai đoạn người Sơn Vi khi tổ săn bắt, hái lượm làm
chức xã hội thị tộc đã hình thành mở đầu cho các giai nguồn sống chính.
đoạn pt của xã hội nguyên thuỷ ở Việt Nam.
- GV tiểu kết dẫn dắt sang phần 3 : Ở giai đoạn văn 3. Sự phát triển của
hoá Sơn Vi cách đây 2 vạn năm công xã thị tộc nguyên công xã thị tộc
thủy đã hình thành, chúng ta cùng tìm hiểu phần 3 để
thấy sự phát triển của công xã thị tộc nguyên thủy ở
Việt Nam.
Hoạt động 1: Theo nhóm
Cách
đây
khoảng
- GV sử dụng lược đồ và thông báo kiến thức cho HS. 12.000 năm đến 6000
Cách đây khoảng 12.000 năm đến 6000 năm ở Hòa năm ở Hòa Bình, Thanh
Bình, Thanh Hóa, Bắc Sơn (Lạng Sơn) và nhiều nơi Hóa, Bắc Sơn (Lạng
khác như: Thái Nguyên, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ Sơn) và nhiều nơi khác
An, Quảng Bình đã tìm thấy dấu tích của văn hoá Sơ đã tìm thấy dấu tích của
kỳ đá mới. Gọi chung là văn hoá Hòa Bình, Bắc Sơn văn hoá Sơ kỳ đá mới.
(gọi theo tên di chỉ khảo cổ tiêu biểu).
Gọi chung là văn hoá
Hòa Bình, Bắc Sơn.
- GV chia HS làm 3 nhóm yêu cầu các nhóm theo dõi
SGK, so sánh, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi
của từng nhóm.
115
+ Nhóm 1: Sự tiến bộ về tổ chức xã hội của cư dân
Hòa Bình, Bắc Sơn.
+ Nhóm 2: Tiến bộ trong cách chế tạo công cụ?
+ Nhóm 3: Tiến bộ trong phương thức kiếm sống?
- Các nhóm HS hoạt động, cử đại diện trả lời.
- GV bổ sung, kết luận:
- Đời sống của cư dân
Hòa Bình, Bắc Sơn:
+ Sống định cư lâu dài,
hợp thành thị tộc, bộ
lạc.
+ Ngoài săn bắt, hái
lượm còn biết trồng
trọt: rau, củ, cây ăn quả.
+ Bước đầu biết mài
lưỡi rìu, làm một số
công cụ khác bằng
xương, tre, gỗ, bắt đầu
biết nặn đồ gốm.
Đời sống vật chất
tinh thần được nâng
cao.
- GV tiểu kết: Như vậy đời sống vật chất và tinh thần
của cư dân Hòa Bình, Bắc Sơn được nâng cao.
Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân
Cách ngày nay 6000 - GV thông báo kiến thức: Cách ngày nay 6000 - 5000 5000 (TCN) năm, kỹ
(TCN) năm, kỹ thuật chế tạo công cụ có bước phát thuật chế tạo công cụ có
triển mang tính đột phá lịch sử thường gọi là cuộc bước phát triển mới gọi
Cách mạng đá mới.
là cuộc Cách mạng đá
mới.
GV yêu cầu lớp đọc SGK để trả lời câu hỏi: Những
tiến bộ trong việc chế tạo công cụ và trong đời sống
của cư dân?
- HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi.
- Biểu hiện tiến bộ, phát
- GV bổ sung, kết luận những biểu hiện tiến bộ:
triển:
116
+ Sử dụng kỹ thuật của
khoan đá, làm gốm
bằng bàn xoay.
+ Biết trồng lúa, dùng
cuốc đá. Biết trao đổi
sản phẩm giữa các thị
tộc, bộ lạc.
Đời sống cư dân ổn
- HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để thấy được những định và được cải thiện
dấu tích của hậu kì đá mới được trải rộng khắp cả nước hơn, địa bàn cư trú càng
từ miền Bắc, đến miền Trung và Nam Bộ.
mở rộng.
- GV giới thiệu hình 42 Rìu đá Hạ Long, hình 43 Vòng
tay, khuyên tai đá trong SGK để HS thấy được thành
tựu của cuộc cách mạng đá mới.
4. Củng cố
- Những dấu tích của Người tối cổ Việt Nam.
- Các giai đoạn phát triển của người nguyên thủy trên đất nước ta.
- Những biểu hiện của cách mạng đá mới.
5. Dặn dò
- HS học thuộc bài, đọc trước bài mới.
- Trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK.
117
Bài 22
VIỆT NAM CUỐI THỜI NGUYÊN THỦY
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần :
1. Kiến thức
- Hiểu được vào cuối thời nguyên thủy, các bộ lạc sống định cư trên đất
nước ta đều đã bước vào sơ kì đồng thau. Trên cơ sở đó đã tạo ra những biến
chuyển lớn lao có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội.
- Nắm được những nền văn hoá lớn cuối thời nguyên thủy trên đất nước
ta. Những điểm giống và khác nhau của cư dân Phùng Nguyên, Hoa Lộc, Sông
Cả với cư dân Sa Huỳnh, cư dân Đồng Nai về các mặt hoạt động kinh tế, tổ chức
xã hội, đời sống vật chất và tinh thần.
2. Tư tưởng, tình cảm
Giáo dục, bồi dưỡng tinh thần lao động sáng tạo cho HS.
3. Kĩ năng
- Rèn luyện phương pháp so sánh trong quá trình học tập để rút ra nhận
xét.
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Bản đồ Việt Nam có đánh dấu các địa danh, các khu vực có các di tích,
các nền văn hoá lớn ở Việt Nam.
- Tranh ảnh về một số công cụ sản xuất, đồ dùng gia đình, đồ trang sức.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Hãy cho biết những dấu tích của Người tối cổ trên đất nước ta?
Câu hỏi 2: Nêu những biểu hiện của cuộc cách mạng đá mới.
2. Dẫn dắt vào bài mới
Vào cuối thời nguyên thủy, các bộ lạc sống định cư trên đất nước ta bước
vào thời kì đồng thau, phát minh thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước.
Hình thành những nền văn hoá Phùng Nguyên, Hoa Lộc, Sa Huỳnh, Đồng Nai
trên cả ba vùng của đất nước ta. Để tìm hiểu việc phát minh ra Thuật luyện kim
và nghề nông trồng lúa nước như thế nào? Quá trình hình thành những nền văn
hoá Phùng Nguyên, Hoa Lộc, Sa Huỳnh, Đồng Nai trên đất nước ta ra sao? Bài
học hôm nay chúng ta sẽ trả lời cho các câu hỏi nêu trên.
3. Tổ chức các hoạt động trên lớp
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức HS cần nắm
Hoạt động 1: Nhóm
1. Sự ra đời của thuật luyện kim và
Trước hết GV thông báo kiến thức:
nghề nông trồng lúa nước
Cách đây khoảng 4000 - 3000 năm,
các bộ lạc sống rải rác trên khắp đất
nước ta đã đạt đến trình độ phát triển
118
cao của kỹ thuật chế tác đá, làm gốm
đặc biệt biết sử dụng nguyên liệu và
biết đến thuật luyện kim. Nghề trồng
lúa nước trở nên phổ biến. Tiêu biểu có
các bộ lạc Phùng Nguyên, Sa Huỳnh,
Đồng Nai - GV sử dụng bản đồ xác
định các địa bàn trên.
- Tiếp theo GV tổ chức cho HS đọc
đoạn chữ nhỏ trong SGK để thấy được:
Trong các di tích văn hoá cách ngày
nay khoảng 4000 năm, các nhà khảo cổ
đã tìm thấy một số hiện vật bằng đồ
đồng như dùi đồng, dây đồng, các cục
xỉ đồng, cục đồng.
- GV nêu câu hỏi: Việc tìm thấy hiện
vật bằng đồng nói lên điều gì?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét và chốt ý: Việc tìm thấy
các hiện vật bằng đồ đồng như dùi
đồng, dây đồng, các cục xỉ đồng, cục
đồng đã khẳng định thuật luyện kim
được ở ngay nước ta. Các hiện vật
bằng đồng không phải đem từ bên
ngoài vào.
- Cuối cùng GV nhấn mạnh: Cách đây
khoảng 4000 năm, các bộ lạc trên đất
nước ta đã bước vào giai đoạn đồng
thau và làm nông nghiệp trồng lúa, trên
cơ sở đó đã hình thành những nền văn
hoá lớn vào cuối thời nguyên thủy.
Hoạt động 1: Nhóm
- GV chia lớp thành 3 nhóm yêu cầu
các nhóm đọc SGK, thảo luận trả lời
các câu hỏi theo nhóm:
+ Nhóm 1: Địa bàn cư trú, công cụ lao
động, hoạt động kinh tế của cư dân
Phùng Nguyên?
+ Nhóm 2: Địa bàn cư trú, công cụ lao
động, hoạt động kinh tế của cư dân Sa
Huỳnh?
+ Nhóm 3: Địa bàn cư trú, công cụ lao
động, hoạt động kinh tế của cư dân
Đồng Nai?
- Các nhóm HS thảo luận, cử một đại
diện viết ra giấy nháp ý kiến trả lời của
- Cách ngày nay khoảng 4000 - 3000
năm các bộ lạc trên đất nước ta đã biết
đến đồng và thuật luyện kim; nghề
trồng lúa phổ biến.
- Thuật luyện kim được thực hiện ở
ngay nước ta. Các hiện vật bằng đồng
không phải đem từ bên ngoài vào.
2. Những nền văn hoá lớn cuối thời
nguyên thủy
119
cả nhóm sau đó trình bày trước lớp.
- GV sau khi các nhóm trình bày xong
GV treo lên bảng một bảng thống kê
kiến thức đã chuẩn bị sẵn theo mẫu:
Bộ lạc
Địa bàn cư trú
Công cụ lao động
Hoạt động kinh tế
Bộ lạc
Địa bàn cư trú
Công cụ lao động
Hoạt động kinh tế
Phùng Nguyên
Phùng Nguyên
Sa Huỳnh
Đồng Nai và Óc Eo
- HS theo dõi bảng thống kê kiến thức
của GV so sánh với phần tự tìm hiểu
và những phần các nhóm khác trình
bày để bổ sung, điều chỉnh kiến thức
cho chuẩn xác.
- GV phát vấn: Có thể đặt một số câu
hỏi:
+ Cư dân Phùng Nguyên có điểm gì
mới so với cư dân Hòa Bình, Bắc Sơn?
+ Cư dân văn hoá Sa Huỳnh, Đồng
Nai có những điểm gì giống cư dân
Phùng Nguyên?
+ Em có nhận xét gì về thời gian ra
đời thuật luyện kim ở các bộ lạc?
+ Sự ra đời của thuật luyện kim có ý
nghĩa gì với các bộ lạc trên đất nước
ta?
- HS theo dõi bảng thống kê kiến thức
trên bảng so sánh, suy nghĩ trả lời câu
hỏi.- Bắc Bộ: Phú Thọ, Vĩnh Yên,
BắcGiang, Hà Nội
- Sự ra đời của thuật luỵện kim cách
đây khoảng 4000 năm đã đưa các bộ
lạc trên nước ta vào thời đại sơ kỳ
đồng thau, hình thành nên các khu vực
120
- Đồ đá, một số nguyên liệu khác như khác nhau làm tiền đề cho sự chuyển
tre, gỗ, nứa, xương.
biến xã hội sau này.
- Nông nghiệp trồng lúa nước, làm gốm,
se chỉ dệt vải, chăn nuôi.
Sa Huỳnh
- Miền Trung: Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định, Khánh Hòa.
- Đồ đồng.
- Nông nghiệp trồng lúa và cấy lúa khác,
dệt vải, kĩ thuật luyện kim, làm đồ trang
sức.
Đồng Nai và Óc Eo
- Đông Nam Bộ: Đồng Nai, Bình Dương,
Long An, TP. Hồ Chí Minh
- Đồ đá,đồ đồng.
- Nghề nông trồng lúa nước và các cây
lương thực khác, khai thác sản vật rừng,
làm nghề thủ công.
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận về
suy nghĩ sự ra đời của thuật luyện kim
và nghề trồng lúa nước.
4. Sơ kết bài học
Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi nhận thức đặt ra ngay từ đầu giờ học:
Việc phát minh ra thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước? Quá trình hình
thành những nền văn hoá Phùng Nguyên, Hoa Lộc, Sa Huỳnh, Đồng Nai trên
đất nước ta.
5. Dặn dò, bài tập về nhà
- Học bài cũ, đọc trước bài mới.
- Trả lời các câu hỏi, bài tập trong SGK.
121
Chương II
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
Bài 23
NƯỚC VĂN LANG - ÂU LẠC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần :
1. Kiến thức
- Hiểu được những chuyển biến lớn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong
đời sống kinh tế xã hội thời kì văn hoá Đông Sơn đã đưa đến sự ra đời của nhà
nước Văn Lang.
- Nắm được những nét đại cương về cơ cấu tổ chức Nhà nước Văn Lang
Âu Lạc.
- Thấy được nhân dân ta thời Văn Lang - Âu Lạc đã xây dựng được một
xã hội mới, có cuộc sống vật chất tinh thần phong phú, mang đậm bản sắc riêng
của người Việt cổ.
2. Tư tưởng
- Bồi dưỡng tinh thần lao động sáng tạo, ý thức về cuội nguồn dân tộc,
lòng yêu quê hương đất nước và ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
3. Kỹ năng
- Quan sát, so sánh các hình ảnh để rút ra nhận xét.
- Bước đầu rèn luyện kỹ năng xem xét các sự kiện lịch sử trong mối quan
hệ giữa không gian, thời gian và xã hội.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Tranh ảnh.
- Mẩu truyện ngắn về sinh hoạt của thị tộc, bộ lạc.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi : Thuật luyện kim ở nước ta ra đời từ khi nào, ở đâu và có ý nghĩa
gì với sự phát triển kinh tế, xã hội?
2. Mở bài
Vào cuối thời nguyên thủy các bộ lạc sống trên đất nước ta đều bước vào
thời kỳ đồng thau, biết đến thuật luyện kim và nghề nông nghiệp trồng lúa nước.
Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước đã tạo tiền đề cho sự
chuyển biến của xã hội nguyên thủy sang thời đại mới - thời đại có giai cấp Nhà
nước hình thành và quốc gia Cổ đại trên đất nước Việt Nam. Để hiểu được sự
hình thành, cơ cấu tổ chức Nhà nước, đời sống văn hoá, xã hội của các quốc gia
trên đất nước ta, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
122
3. Tổ chức dạy và học
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1: Cả lớp - cá nhân
- Trước hết GV dẫn dắt: Văn Lang là
quốc gia cổ nhất trên đất nước Việt
Nam. Các em đã được biết đến nhiều
truyền thuyết về Nhà nước Văn Lang
như: Truyền thuyết Trăm trứng, Bánh
trưng bánh dày... Còn về mặt khoa học,
Nhà nước Văn Lang được hình thành
trên cơ sở nào?
- GV tiếp tục thuyết trình: Cũng như
các nơi khác nhau trên thế giới, các
quốc gia cổ trên đất nước Việt Nam
được hình thành trên cơ sở nền kinh tế,
xã hội có sự chuyển biến kinh tế, xã
hội diễn ra mạnh mẽ ở thời kỳ Đông
Sơn (Đầu thiên niên kỷ I TCN).
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy
được chuyển biến về kinh tế ở thời kỳ
văn hoá Đông Sơn thiên niên kỷ I
TCN.
- HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận :
Giải thích khái niệm văn hoá Đông
Sơn là gọi theo di chỉ khảo cổ tiêu biểu
Đông Sơn ( Thanh Hóa).
- GV sử dụng một số tranh ảnh trong
SGK và những tranh ảnh sưu tầm được
để chứng minh cho HS thấy nền nông
nghiệp lúa nước dùng cày khá phát
triển. Có ý nghĩa quan trọng định hình
mọi liên hệ thực tế hiện nay.
- GV phát vấn: Hoạt động kinh tế của
cư dân Đông Sơn có gì khác với cư
dân Phùng Nguyên?
- HS so sánh trả lời:
+ Sử dụng công cụ đồng phổ biến, biết
đến công cụ sắt.
Kiến thức cơ bản HS cần nắm vững
1. Những chuyển biến trong đời sống
kinh tế
- Cơ sở hình thành Nhà nước.
- Đầu thiên niên kỷ I TCN cư dân văn
hoá đã biết sử dụng công cụ đồng phổ
biến và bắt đầu có công cụ sắt.
- Nông nghiệp dùng cày khá phát triển,
kết hợp với săn bắn, chăn nuôi và đánh
cá.
123
+ Dùng cày khá phổ biến.
+ Có sự phân công lao động.
=> Đời sống kinh tế vật chất tiến bộ
hơn, phát triển ở trình độ cao hơn hẳn.
- GV tiếp tục yêu cầu HS đọc SGK để
thấy sự chuyển biến xã hội ở Đông
Sơn.
- HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi.
- GV tổ chức cho HS đọc đoạn chữ
nhỏ trong SGK về việc các nhà khảo
học cổ tìm thấy khuôn đúc đồng.
- Tiếp theo GV nêu câu hỏi: Việc phát
hiện được các khuôn đúc đồng, nồi
nấu đồng nói lên điều gì?
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý: Việc phát
hiện được các khuôn đúc đồng, nồi nấu
đồng chứng tỏ thuật luyện kim được
thực hiện ở nước chứ không phải du
nhập từ nước ngoài vào. GV kết hợp
với giới thiệu hình: Rìu đồng Đơng
Sơn và Trống đồng Ngọc Lũ.
- GV chuyển ý sang mục 2: Nhờ sự
phát triển trong đời sống kinh tế đã dẫn
đến những chuyển biến về mặt xã hội.
Hoạt động 1: Cả lớp
- GV trình bày: Sự phát triển kinh tế đã
dẫn đến những chuyển biến về xã hội.
Từ thời Phùng Nguyên đã bắt đầu có
hiện tượng phân hóa giàu nghèo.
- GV có thể minh họa cho HS thấy sự
phân hóa giàu nghèo qua kết quả khai
quật mộ táng của các nhà khảo cổ.
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
- GV trình bày: Sự chuyển biến xã hội
mạnh mẽ ở thời Đông Sơn cùng với sự
ra đời của công xã nông thôn (làng,
xóm) đã đưa đến sự ra đời của nhà
nước đầu tiên ở Việt Nam.
- GV giải thích về tổ chức làng, xóm
để thấy được sự biến đổi về xã hội: Đa
dạng, phức tạp hơn, liên hệ với thực tế
hiện nay.
- GV đặt vấn đề: Sự biến đổi, phát
- Có sự phân công lao động giữa nông
nghiệp và thủ công nghiệp, nghề gốm
và nghề đúc đồng phát triển.
=> Đời sống kinh tế vật chất tiến bộ
hơn, phát triển ở trình độ cao hơn hẳn.
2. Những chuyển biến xã hội
- Thời Đông Sơn, xã hội có sự chuyển
biến với sự phân hóa giàu nghèo.
3. Cơ cấu tổ chức nhà nước Văn
Lang - Âu Lạc
124
triển kinh tế, xã hội đó đặt ra những
yêu cầu đòi hỏi gì?
+ Yêu cầu trị thủy để đảm bảo nền
nông nghiệp ven sông.
+ Quản lý xã hội.
+ Chống các thế lực ngoại xâm để đáp
ứng những yêu cầu này Nhà nước ra
đời.
- GV dẫn dắt: Như vậy ta đã thấy được
điều kiện hình thành Nhà nước Cổ đại
Việt Nam, tiếp theo ta sẽ tìm hiểu về
từng quốc gia cụ thể.
Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân
- GV giảng giải về thời gian hình thành
địa bàn, kinh đô nước Văn Lang.
- Hoàn cảnh ra đời: Sự chuyển biến
kinh tế, xã hội đặt ra những yêu cầu
mới: Trị thủy, quản lý xã hội, chống
giặc ngọai xâm => Nhà nước ra đời
đáp ứng những đòi hỏi đó.
* Quốc gia Văn Lang (VII - III TCN)
- Kinh đô: Bạch Hạc (Việt Trì - Phú
Thọ).
- Tổ chức Nhà nước:
- GV giảng giải về cơ cấu tổ chức bộ + Đứng đầu đất nước là vua Hùng, vua
máy Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.
Thục.
Minh họa bằng sơ đồ: Bộ máy Nhà + Giúp việc có các Lạc hầu, Lạc tướng.
nước:
Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc Tướng
đứng đầu.
+ Ở các làng xã đứng đầu là Bồ chính.
- GV phát vấn: Em có nhận xét gì về tổ
chức bộ máy Nhà nước và đơn vị hành
chính thời Văn Lang - Âu Lạc?
- HS quan sát sơ đồ suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung kết luận:
=> Tổ chức bộ máy Nhà nước còn đơn
giản, sơ khai.
- GV yêu cầu HS đọc SGK để thấy * Quốc gia Âu Lạc (III -II TCN)
được bước phát triển cao hơn của Nhà
nước Âu Lạc.
- HS theo dõi SGK so sánh, trả lời.
- GV bổ sung, kết luận: Nhà nước tuy - Kinh đô: Cổ Loa (Đông Anh - Hà
cùng một thời kỳ lịch sử với Nhà nước Nội).
Văn Lang (Thời kỳ cổ đại) nhưng có - Lãnh thổ mở rộng hơn, tổ chức bộ
bước phát triển cao hơn so với những máy Nhà nước chặt chẽ hơn.
biểu hiện.
- Có quân đội mạnh, vũ khí tốt, thành
Cổ Loa kiên cố, vững chắc.
- GV sử dụng tranh ảnh trong SGK và => Nhà nước Âu Lạc có bước phát
tư liệu về thành Cổ Loa, mũi tên đồng triển cao hơn Nhà nước Văn Lang.
để minh họa cho bước phát triển cao
hơn của nước Âu Lạc.
125
Hoạt động: Cá nhân
- GV yêu cầu tất cả HS theo dõi SGK để
thấy được cách ăn, ở, mặc của người Việt
Cổ.
- HS theo dõi SGK tự ghi nhớ.
4. Đời sống vật chất và tinh thần của
cư dân Văn Lang - Âu Lạc.
a) Đời sống vật chất
- Ăn: Gạo tẻ, gạo nếp, thịt cá, rau củ.
- Mặc: Nữ mặc áo, váy, nam đóng khố.
- Ở : Nhà sàn.
- GV tiếp tục yêu cầu HS theo dõi b) Đời sống tinh thần:
SGK thấy được đời sống tinh thần, tâm - Sùng bái thần linh, thờ cúng tổ tiên.
linh của người Việt Cổ.
- Tổ chức cưới xin, ma chay, lễ hội.
- HS theo dõi SGK tự ghi nhớ:
- Có tập quán nhuộm răng đen, ăn
trầu, xăm mình, dùng đồ trang sức.
- GV phát vấn: Em có nhận xét gì về
đời sống vật chất tinh thần của người
Viêt Cổ?
- HS suy nghĩ trả lời nhận xét của
mình.
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận về đời => Đời sống vật chất tinh thần của
sống của người Việt Cổ khá phong Người Việt Cổ khá phong phú, hòa
phú, đa dạng, giản dị, chất phác, nhập với tự nhiên.
nguyên sơ, hòa nhập với thiên nhiên.
4. Củng cố
- Dùng lược đồ củng cố quá trình hình thành các quốc gia cổ trên đất nước
Việt Nam: Địa bàn, thời gian hình thành, thành phần cư dân?
- Đời sống của cư dân Văn Lang - Âu Lạc.
5. Dặn dò
- Học thuộc bài, đọc trước bài mới.
- Trả lời câu hỏi và bài tập trong SGK.
126
127
Bài 24
QUỐC GIA CỔ CHAM-PA VÀ PHÙ NAM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần :
1. Kiến thức
- Hiểu được quá trình thành lập, phát triển và suy tàn của hai quốc gia cổ
Cham-pa và Phù Nam từ thế kỉ II đến thế kỉ X.
- Nắm được thể chế chính trị, đời sống kinh tế - xã hội, phạm vi lãnh thổ
của hai quốc gia này từ thế kỉ II đến thế kỉ X. Những điểm giống và khác nhau,
có quan hệ với quốc gia cổ Văn Lang - Âu Lạc.
2. Tư tưởng, tình cảm
Giúp HS thấy được cư dân Cham-pa và Phù Nam là những thành viên
trong đại gia đình dân tộc Việt Nam.
3. Kĩ năng
Bồi dưỡng kĩ năng xem xét, đánh giá các sự kiện lịch sử trong mối quan
hệ không gian, thời gian.
II. THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Bản đồ Giao Châu và Cham-pa thế kỉ IV - X.
- Bản đồ hành chính Việt Nam có các di tích Đồng Nai, Óc Eo ở Nam Bộ.
Sưu tầm một số tranh ảnh về đền tháp Chăm và văn hoá Phù Nam.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Nêu những chuyển biến về kinh tế, xã hội đưa đến sự ra đời
nhà nước Văn Lang?
Câu hỏi 2: Những điểm giống và khác nhau giữa nhà nước Văn Lang và
nhà nước Âu Lạc?
2. Dẫn dắt vào bài mới
Trên cơ sở văn hoá Sa Huỳnh và văn hoá Óc Eo, vào thế kỉ II, trên đất
nước ta đã hình thành hai quốc gia cổ Cham-pa và Phù Nam. Quá trình thành
lập, phát triển và suy tàn của hai quốc gia cổ Cham-pa và Phù Nam từ thế kỉ II
đến thế kỉ X như thế nào? Thể chế chính trị, đời sống kinh tế - xã hội, phạm vi
lãnh thổ của hai quốc gia này từ thế kỉ II đến thế kỉ X. Những điểm giống và
khác nhau, có quan hệ với quốc gia cổ Văn Lang - Âu Lạc ra sao? Bài học hôm
nay sẽ trả lời các câu hỏi nêu trên.
3. Tổ chức các hoạt động trên lớp
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức HS cần nắm
128
Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân
- GV dùng lược đồ Giao Châu và
Cham-pa thế kỷ VI đến X để xác định
địa bàn Chăm-pa: Được hình thành
trên cơ sở văn hoá Sa Huỳnh (Quảng
Ngãi) gồm khu vực đồngg bằng ven
biển miền Trung và Nam Trung Bộ.
- HS theo dõi lược đồ ghi nhớ.
- GV tiếp tục thuyết minh kết hợp chỉ
lược vùng đất này thời Bắc thuộc bị
nhà Hán xâm lược và cai trị. Vào cuối
thế kỷ II nhân lúc tình hình Trung
Quốc rối loạn, Khu Liên đã hô hào
nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành
chính quyền tự chủ, sau đó Khu Liên
tự lập làm vua, đặt tên nước là Lâm
Ấp, lãnh thổ ngày càng mở rộng phía
bắc đến Hoành Sơn - Quảng Bình, phía
nam đến Bình Thuận - Phan Rang. Thế
kỷ VI đổi tên thành Chăm-pa.
- HS theo dõi và ghi chép địa bàn, sự
hình thành Nhà nước Chăm-pa.
1. Quốc gia cổ Cham-pa hình thành
và phát triển
- Địa bàn: Trên cơ sở văn hoá Sa
Huỳnh gồm khu vực miền Trung và
Nam Trung Bộ cuối thế kỷ II Khu Liên
thành lâp quốc gia Cổ Lam Ấp, đến thế
kỷ VI đổi tên thành Chăm-pa phát triển
từ X - XV sau đó suy thoái và hội nhập
với Đại Việt.
- GV xác định trên lược đồ vị trí kinh - Kinh đô: Lúc đầu là Trà Kiệu đô Chăm-pa.
Quảng Nam sau đó rời đến Đồng
Dương - Quảng Nam, cuối cùng
chuyển đến Trà Bàn - Bình Định.
Hoạt động 2: Nhóm - cá nhân
- Tình hình Chăm-pa từ thế kỷ II - X.
- GV chia lớp làm 3 nhóm yêu cầu các
nhóm theo dõi SGK, thảo luận trả lời
câu hỏi của từng nhóm.
+ Nhóm 1: Tình hình kinh tế của
Chăm-pa từ thế kỷ II - X.
+ Nhóm 2: Tình hình chính trị - xã
hội.
+ Nhóm 3: Tình hình văn hoá.
- HS theo dõi SGK, thảo luận theo
nhóm, cử đại diện trả lời.
- GV nhận xét bổ sung câu trả lời của + Kinh tế:
từng nhóm, cuối cùng kết luận.
- Hoạt động chủ yếu là trồng lúa nước.
- HS theo dõi, ghi nhớ.
- Sử dụng công cụ sắt và sức kéo trâu
129
- GV minh họa kỹ thuật xây tháp của
người Chăm-pa bằng một số tranh ảnh
sưu tầm được như khu di tích Mĩ Sơn,
tháp Chàm, tượng Chăm...
- GV nhấn mạnh văn hoá Chăm-pa
chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hoá Ấn
Độ.
bò.
- Thủ công: Dệt, làm đồ trang sức, vũ
khí, đóng gạch và xây dựng, kỹ thuật
xây tháp đạt trình độ cao.
+ Chính trị - Xã hội:
- Theo chế độ quân chủ chuyên chế.
- Chia nước làm 4 châu, dưới châu có
huyện, làng.
- XH gồm các tầng lớp: Quý tộc, nông
dân tự do, nô lệ.
+ Văn hoá:
- Thế kỷ IV có chữ viết từ chữ Phạn
(Ấn Độ).
- Theo Ba-la-môn giáo và Phật giáo.
- Ở nhà sàn, ăn trầu, hỏa táng người
chết.
2. Quốc gia Cổ Phù Nam
a) Sự hình thành
Hoạt động: Cá nhân
- GV thuyết trình kết hợp sử dụng lược
đồ giúp HS nắm được những kiến
thức cơ bản về thời gian ra đời phạm vi
lãnh thổ thành phần dân cư Phù Nam :
Trên địa bàn châu tổ sông Cửu Long
đã hình thành nền văn hoá cổ cách
ngày nay khoảng 1500 - 2000 năm văn
hoá Óc Eo, trên cơ sở văn hoá Óc Eo
đã hình thành quốc gia cổ Phù Nam
vào thế kỉ I của cư dân cổ Nam Á và
Nam Đảo sống trên đồng bằng sông
Cửu Long, phát triển vào thế kỉ III -V.
- HS nghe, ghi nhớ.
- Trên cơ sở văn hoá Óc Eo (An
Giang) thuộc châu thổ đồng bằng sông
Cửu Long hình thành quốc gia cổ Phù
Nam (Thế kỷ I), phát triển thịnh vượng
(Thế kỷ III - V) đến cuối thế kỷ VI suy
yếu và bị Chân Lạp thôn tính.
- Hoạt động 2: Cá nhân
b) Tình hình kinh tế, chính trị và văn
hoá
- GV yêu cầu HS đọc SGK để thấy
được tình hình kinh tế, văn hóa xã hội
của Phù Nam.
- Trước hết GV nêu câu hỏi: Hãy cho
biết tình hình kinh tế của Phù Nam.
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý: Nghề nông - Kinh tế: Sản xuất nông nghiệp kết
trồng lúa, chăn nuôi; nghề thủ công rất hợp với thủ công, đánh cá, buôn bán.
130
phát triển: gốm, kim loại, kim hoàn,
Chương III
ngoại thương biển.
- GV nêu câu hỏi: Xã hội Phù Nam có
những giai cấp nào?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý: Xã hội gồm:
Quý tộc, bình dân, nô lệ.
GV nhấn mạnh: Thể chế chính trị quân
chủ theo kiểu Ấn Độ: Do vua đứng đầu
và nắm mọi quyền hành.
- Tiếp theo GV trình bày và phân tích - Chính trị: Theo thể chế quân chủ
về đời sống văn hoá của cư dân Phù đứng đầu là vua nắm mọi quyền hành;
Nam.
- Xã hội gồm: Quý tộc, bình dân, nô lệ.
- Văn hoá: Ở nhà sàn, theo Phật giáo
Balamôn giáo, nghệ thuật ca, múa nhạc
phát triển.
4. Sơ kết bài học
GV tổ chức sơ kết bài học bằng việc cho HS làm bài tập.
Lập bảng thống kê về hai quốc gia Cham pa và Phù Nam theo nội dung
sau
Tên
quốc gia
Thể chế chính
trị, xã hội
Đời sống kinh
tế
Đời sống văn hoá: tôn
giáo, phong tục, tập quán,
tôn giáo
Chăm
-pa
Phù
Nam
5. Dặn dò, bài tập
- Học bài cũ, đọc trước bài mới.
- Trả lời các câu hỏi bài tập trong SGK.
THỜI BẮC THUỘC VÀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC
(TỪ THẾ KỶ II TCN ĐẾN THẾ KỶ X)
Bài 25
CHÍNH SÁCH ĐÔ HỘ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG
BẮC VÀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Giúp HS nắm được những nội dung cơ bản chính sách đô hộ của các
triều đại phong kiến phương Bắc ở nước ta và những chuyển biến kinh tế, văn
hoá, xã hội nước ta trong thời Bắc thuộc.
131
2. Tư tưởng, tình cảm
- Giáo dục tinh thần đấu tranh bền bỉ chống đồng hóa giành độc lập dân
tộc của nhân dân ta.
3. Kỹ năng
- Bồi dưỡng kỹ năng liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả, chính trị với
kinh tế, văn hoá, xã hội.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Lược đồ SGK ban KHXH nhân văn lớp 10.
- Tài liệu minh họa khác.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Câu hỏi 1: Tóm tắt quá trình hình thành quốc gia Văn Lang - Âu Lạc.
- Câu hỏi 2: Đời sống vật chất tinh thần của người Việt cổ trong xã hội
Văn Lang - Âu Lạc.
2. Mở bài
Từ khi nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm chiếm 179 TCN cho đến đầu thế kỷ
X nước bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. Lịch sử thường gọi đó là
thời kỳ Bắc thuộc. Để thấy được chế độ cai trị tàn bạo, âm mưu thâm độc của
phong kiến phương Bắc với dân tộc ta và những chuyển biến về kinh tế, văn hoá
xã hội ở nước ta thời Bắc thuộc, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài 25.
3. Tổ chức dạy và học
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động: Cả lớp - cá nhân
- GV giảng giải: 179 TCN Triệu Đà
xâm luợc Âu Lạc, từ đó nước ta lần
lượt bị các triều đại phong kiến Trung
Quốc: nhà Triệu, Hán, Tùy, Đường đô
hộ. Đất Âu Lạc cũ bị chia cắt thành các
quận, huỵên.
- Nhà Triệu chia thành 2 quận, sát nhập
vào quốc gia Nam Việt.
- Nhà Hán chia làm 3 quận sát nhập
vào bộ giao chỉ cùng với một số quận
của Trung Quốc.
- Nhà Tùy, Đường chia làm nhiều
châu. Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng
năm 40, chính quyền đô hộ cử quan lại
cai trị đến cấp huyện (Trực trị).
- GV giới thiệu trên “Lược đồ nước ta
thời thuộc Đường thế kỉ VII - IX”
trong SGK để HS thấy rõ nước ta lúc
đó.
- GV phát vấn: Các triều đại phong
Kiến thức cơ bản
I. CHÍNH SÁCH ĐÔ HỘ
1. Tổ chức bộ máy cai trị
- Các triều đại phong kiến phương Bắc
từ nhà Triệu, Hán, Tùy, Đường đều
chia nước ta thành các quận, huyện, cử
quan lại cai trị đến cấp huyện.
132
kiến phương Bắc chia Âu Lạc cũ thành
quận, huyện nhằm mục đích gì?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV bổ sung, kết luận về âm mưu
thâm độc của chính quyền phương
Bắc.
Hoạt động: Cả lớp - Cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc SGK để thấy
những chính sách bóc lột kinh tế chính
quyền đô hộ.
- HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
- Mục đích của phong kiến phương
Bắc là sát nhập đất Âu Lạc cũ vào bản
đồ Trung Quốc.
2. Về kinh tế
+ Thực hiện chính sách bóc lột, cống
nạp nặng nề.
+ Nắm độc quyền muối và sắt.
- GV có thể minh họa bằng tư liệu + Quan lại đô hộ bạo ngược tham ô ra
tham khảo về chính sách bóc lột tàn sức bóc lột dân chúng để làm giàu.
bạo, triệt để của chính quyền đô hộ
trong sách hướng dẫn GV.
- GV phát vấn: Em có nhận xét gì về
chính sách bóc lột của chính quyền đô
hộ?
- HS suy nghĩ, trả lời: Đó là một chính
sách bóc lột triệt để tàn bạo, đặc biệt
nặng nề chỉ có ở một chính quyền
ngoại bang.
Hoạt động: Cả lớp - cá nhân
3. Về văn hoá, xã hội
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy
được chính sách về văn hoá của chính
quyền đô hộ.
- HS theo dõi SGK, trả lời câu hỏi.
+ Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy
- GV bổ sung, kết luận:
chữ Nho.
- GV có thể gợi cho HS nhớ lại những
kiến thức đã học về Nho giáo. Giáo lý
của nho giáo quy định tôn ti, trật tự của
xã hội rất khắt khe ngặt nghèo, vì vậy
chính quyền thống trị thường lợi dụng
nho giáo, biến nho giáo thành công cụ
để thống trị nhân dân. Chính quyền đô
hộ phương Bắc truyền bá nho giáo vào
nước ta cũng không nằm ngoài mục
đích đó.
+ Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong
tục, tập quán theo người Hán.
+ Đưa người Hán vào sinh sống cùng
người Việt.
133
- GV phát vấn: Chính sách đó của
chính quyền đô hộ nhằm mục đích gì?
GV có thể gợi ý: Chính quyền đô hộ
bắt nhân dân phải thay đổi cho giống
với người Hán, giống đến mức không
phân biệt được đâu là người Hán đâu là
người việt thì càng tốt
- “Hán hóa người Việt” âm mưu đó
thường gọi là gì?
- HS suy nghĩ và trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận: Về
mục đích của chính quyền đô hộ để HS
thấy được âm mưu thâm độc của chính
quyền phương Bắc.
- GV giảng giải tiếp về luật pháp hà
khắc và chính sách đàn áp các cuộc
đấu tranh của chính sách đô hộ.
- GV tiểu kết: Chính sách bóc lột vô
cùng tàn bạo và thâm độc của chính
quyền đô hộ kéo dài hàng nghìn năm
trong thời Bắc thuộc quả là một thử
thách vô cùng cam go, ác liệt với dân
tộc ta trong cuộc đấu tranh giữ gìn bản
sắc văn hoá dân tộc. Những chính sách
đó đưa đến sự chuyển biến xã hội như
thế nào? Chúng ta vào mục 2.
Hoạt động 1: Cả lớp - cá nhân
- GV thuyết trình về tình hình kinh tế
của nước ta thời Bắc thuộc cơ bản như
trong SGK sau đó kết luận.
=> Nhằm mục đích thực hiện âm mưu
đồng hóa dân tộc Việt Nam.
- Chính quyền đô hộ còn áp dụng luật
pháp hà khắc và thẳng tay đàn áp các
cuộc đấu tranh của nhân dân ta.
II. NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ
KINH TẾ, VĂN HOÁ VÀ XÃ HỘI
1. Về kinh tế
- Trong nông nghiệp:
+ Công cụ sắt được sử dụng phổ biến.
+ Công cuộc khai hoang được đẩy
mạnh.
+ Thủy lợi mở mang.
=> Năng suất lúa tăng hơn trước.
- Thủ công nghiệp, thương mại có sự
chuyển biến đáng kể.
+ Nghề cũ phát triển hơn: Rèn sắt, khai
thác vàng bạc làm đồ trang sức.
+ Một số nghề mới xuất hiện như làm
giấy, làm thủy tinh.
+ Đường giao thông thủy bộ giữa các
vùng, quận hình thành.
134
- GV phát vấn: Em có nhận xét gì về
tình hình kinh tế nước thời Bắc thuộc?
GV có thể gợi ý: So với thời kỳ Văn
Lang - Âu Lạc có biến đổi không?
Biến đổi nhanh hay chậm? Nguyên
nhân dẫn đến sự biến đổi?
- HS suy nghĩ, so sánh trả lời.
- GV bổ sung kết luận: Mặc dù chịu sự
kìm hãm và bóc lột nặng nề của chính
quyền đô hộ nhưng nền kinh tế Âu Lạc
cũ vẫn phát triển tuy chậm chạp và
không toàn diện. Do sự giao lưu kinh
tế một số thành tựu kỹ thuật của Trung
Quốc đã theo bước chân những kẻ đô
hộ vào nước ta như sử dụng phân bón
trong nông nghiệp, dùng kiến diệt sâu
bọ, rèn sắt, làm giấy, làm thủy tinh...
góp phần làm biến đổi nền kinh tế của
Âu Lạc cũ.
Hoạt động 2: Cả lớp - cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc SGK để thấy
được trong bối cảnh chính quyền đô hộ
ra sức thực hiện âm mưu đồng hóa, để
văn hoá dân tộc phát triển như thế nào?
- HS theo dõi SGK, trả lời câu hỏi.
- GV bổ sung và kết luận.
- GV có thể minh họa thêm tiếp thu có
chọn lọc các yếu tố bên ngoài đó là kết
quả tất yếu của sự giao lưu văn hoá.
GV phân tích: Mặc dù chính quyền đô
hộ thi hành những chính sách đồng hóa
bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục
theo người Hán. Nhưng do tổ tiên đã
kiên trì đấu tranh qua hàng nghìn năm
nên đã bảo vệ được bản sắc văn hoá
dân tộc. Dưới bầu trời của các làng, xã
Việt Nam phong tục, tập quán của dân
tộc vẫn được giữ gìn và phát huy.
Hoạt động 3: Cá nhân
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK rồi so
sánh với thời kỳ Văn Lang - Âu Lạc để
thấy được sự biến đổi về xã hội.
- HS đọc SGK, so sánh tìm câu trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận:
2. Về văn hoá, xã hội
+ Về văn hoá
- Một mặt ta tiếp thu những yếu tố tích
cực của văn hoá Trung Hoa thời Hán Đường như: ngôn ngữ, văn tự.
- Bên cạnh đó nhân dân ta vẫn giữ
được phong tục, tập quán: Nhuộm
răng, ăn trầu, là bánh trưng, bánh dày,
tôn trọng phụ nữ.
=> Nhân dân ta không bị đồng hóa.
Về xã hội có chuyển biến.
- Quan hệ xã hội là quan hệ giữa nhân
dân với chính quyền đô hộ (thường
135
xuyên căng thẳng).
- Đấu tranh chống đô hộ.
- Ở một số nơi nông dân tự do bị nông
nô hóa, bị bóc lột theo kiểu địa tô
phong kiến.
- GV phân tích để HS thấy được quan
hệ bóc lột địa tô phong kiến xâm nhập
vào đất Âu Lạc cũ và sẽ dẫn đến sự
biến đổi sâu sắc hơn về mặt xã hội.
Các tầng lớp xã hội có chuyển biến
thành các tầng lớp mới. Một số nông
dân công xã tự do biến thành nông nô.
Một số người nghèo khổ biến thành nô
tì.
4. Củng cố
- Chính sách đô hộ của chính quyền phương Bắc: Mục đích, kết quả.
- Sự biến đổi về kinh tế văn hoá, xã hội ở nước ta thời Bắc thuộc.
5. Dặn dò
- HS học bài, trả lời câu hỏi trong SGK.
136
Bài 26
CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP
(TỪ THẾ KỈ I ĐẾN THẾ KỈ V)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:
1. Kiến thức
- Thấy được tính liên tục, rộng lớn, quần chúng trong cuộc đấu tranh
giành độc lập dân tộc của nhân dân ta trong các thế kỷ I - V. Nguyên nhân là do
chính sách thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc và tinh thần đấu tranh
bất khuất, không cam chịu làm nô lệ của nhân dân ta.
- Nắm được những nét chính về diễn biến, kết quả, ý nghĩa của một số
cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Hai Bà Trưng, Bà Triệu.
2. Tư tưởng
- Giáo dục lòng căm thù quân xâm lược và đô hộ.
- Giáo dục lòng biết ơn các vị anh hùng của dân tộc, tự hào về những
chiến thắng oanh liệt của dân tộc.
3. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng hệ thống hóa kiến thức, lập bảng thống kê, sử dụng lược đồ
để trình bày diễn biến.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa do GV tự chuẩn bị.
- Tranh ảnh trong SGK và tài liệu có liên quan.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Chính sách chế độ của chính quyền phương Bắc đối với nhân
dân ta.
2. Mở bài
Trải qua nhiều thế kỷ bị phong kiến phương Bắc đô hộ từ 179 TCN đến
938 nhân dân ta không ngừng nổi dậy đấu tranh giành độc lập. Để hiểu được
tính liên tục, rộng lớn và tính chất quần chúng trong cuộc đấu tranh giành độc
lập của nhân dân ta trong thời kỳ Bắc thuộc, chúng ta sẽ tìm hiểu bài 26.
3. Tổ chức dạy học
Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động 1: Cả lớp
- GV sử dụng bảng thống kê các cuộc đấu
tranh tiêu biểu trong SGK.
Kiến thức cơ bản
1. Khái quát các cuộc đấu tranh
từ thế kỷ I đến thế kỷ V
Năm khởi nghĩa
Nơi có khởi nghĩa
Tóm tắt diến biến, kết quả
137
100
Quân Nhật Nam
Hơn 3000 dân nổi dậy đốt phá trụ sở, nhà
cửa...
- Sau đó GV yêu cầu HS đưa ra nhận xét về
các cuộc đấu tranh của nhân dân ta thời Bắc
thuộc.
- GV có thể gợi ý để HS có nhận xét, trả
lời...
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận:
- Trong suốt 1000 năm Bắc thuộc,
dân Âu Lạc liên tiếp vùng dậy đấu
tranh giành độc lập dân tộc.
- Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên
tiếp rộng lớn nhiều cuộc nhân dân
cả 3 quận tham gia.
- Kết quả: Nhiều cuộc khởi nghĩa
đã thắng lợi, lập được chính
quyền tự chủ (Hai Bà Trưng, Bà
Triệu).
- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu
nước chống giặc ngoại xâm, ý chí
tự chủ và tinh thần dân tộc của
nhân dân Âu Lạc.
Hoạt động 1: Nhóm - Cá nhân
2. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu
biểu
- GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu các
nhóm theo dõi sách giáo khoa. Mỗi nhóm
theo dõi một cuộc khởi nghĩa theo nội dung.
+ Thời gian bùng nổ khởi nghĩa.
+ Chống kẻ thù nào (Triều đại đô hộ nào).
+ Địa bàn của cuộc khởi nghĩa.
+ Diễn biến chính của khởi nghĩa.
+ Kết quả, ý nghĩa.
GV phân công cụ thể:
+ Nhóm 1: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
+ Nhóm 2: Khởi nghĩa Lý Bí.
+ Nhóm 3: Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ.
- HS theo dõi sách giáo khoa; thảo luận theo
nhóm, cử đại diện ghi nội dung tóm tắt cuộc
khởi nghĩa vào giấy sau đó trình bày trước
lớp. Từng cá nhân HS nghe và ghi nhớ.
- GV nhận xét phần trình bày của nhóm sau
138
đó sử dụng từng bảng thống kê chi tiết về
các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân
ta thời Bắc thuộc, theo mẫu sau.
Khởi
nghĩa
Hai Bà
Trưng
- Cuộc
khởi
nghĩa
Bà
Triệu
Kẻ
Địa bàn
thù
Nhà Hát Môn
Đông Mê Linh,
Hán
Cổ Loa,
Luy Lâu
- Nhà
Ngô
Thanh
Hóa
Tóm tắt diễn biến
Ý nghĩa
- Tháng 3 - 40 Hai Bà Trưng
phất cờ khởi nghĩa được nhân
dân nhiệt liệt hưởng ứng, chiếm
được Cổ Loa buộc thái thú Tô
Định chốn về Trung Quốc. Khởi
nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên
làm vua xây dựng chính quyền
tự chủ,
- Mùa hè năm 42, Nhà Hán đưa
hai vạn quân sang xâm lược. Hai
Bà Trưng tổ chức kháng chiến
anh dũng nhưng do chênh lệch
về lực lượng, khởi nghĩa thất
bại, Hai Bà Trưng hi sinh.
- Cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở
Phú Điền (Hậu lộc - Thanh
Hóa), nhanh chóng lan rộng ra
quận Giao Chỉ, nghĩa quân
chiến đấu nhiều trận.
- Mở đầu cho
cuộc đấu tranh
chống áp bức
bóc lột của
nhân dân Âu
Lạc.
- Khẳng định
khả năng, vai
trò của người
phụ nữ trong
đấu tranh chống
giặc ngoại xâm.
- Góp phần
thúc đẩy cuộc
đấu tranh mạnh
mẽ của nhân
dân ta giai đoạn
sau.
- Nhà Ngô lo sợ, cử Lục Dận chỉ
huy sang đàn áp - cuộc khởi
nghĩa thất bại.
- HS theo dõi bảng thống kê ghi nhớ.
- GV: Sử dụng thời gian kể về các nhân vật lịch sử: Hai Bà Trưng, Bà Triệu thể
hiện sức sống không bao giờ bị dập tắt của dân tộc Việt Nam.
4. Củng cô
- Tính liên tục và rộng lớn của phong trào đấu tranh chống Bắc thuộc.
- Đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Ngô Quyền,
trong cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc.
5. Dặn dò
- Học bài, trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa trang 149 sưu tầm tư liệu
lịch sử, tranh ảnh đền thờ... các vị anh hùng đấu tranh chống ách áp bức đô hộ
của phong kiến phương Bắc.
- Tự hoàn thiện bản thống kê kiến thức về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.
139
Bài 27
CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP
(TỪ THẾ KỶ VI ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ X)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần :
1. Kiến thức
- Thấy rõ so với các cuộc đấu tranh thế kỉ I đến thế kỉ V thì các cuộc đấu
tranh từ thế kỉ XI đến đầu thế kỉ X mạnh mẽ và quyết liệt hơn, kết quả đã giành
được độc lập, tự chủ hoàn toàn, kết thúc hơn nghìn năm Bắc thuộc.
- Nắm được nguyên nhân cơ bản, diễn biến, kết quả của những cuộc khởi
nghĩa lớn thế kỉ XI đến đầu thế kỉ X.
2. Tư tưởng, tình cảm
- Giáo dục học sinh lòng biết ơn các anh hùng dân tộc đã có công lao to
lớn đưa đến thắng lội của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Tự hào về truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta
thời Bắc thuộc.
3. Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng thống kê, so sánh đối chiếu để rút ra nhận xét.
- Kỹ năng sử dụng lược đồ.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Lược đồ một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
- Bảng thống kê khái quát các cuộc khởi nghĩa từ thế kỉ XI đến đầu thế kỉ
X.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi : Trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
2. Dẫn dắt vào bài mới
Tiếp tục các cuộc đấu tranh từ thế kỉ I đến thế kỉ V, trong những thế kỉ VI
đến đầu thế kỉ X, nhân dân ta đã tiến hành cuộc đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt
hơn và giành được thắng lợi, kết thúc hoàn toàn thời kì bị phương Bắc đô hộ,
mở ra thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta. Để tìm hiểu những nội dung
trên chúng ta tìm hiểu những nội dung bài học hôm nay.
3. Tổ chức các hoạt động trên lớp
KHÁI QUÁT CÁC CUỘC ĐẤU TRANH VŨ TRANG TỪ THẾ KỈ VI
ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X.
Hoạt động 1 : Cả lớp và cá nhân.
- GV cho HS đọc và tìm hiểu bảng khái quát các cuộc đấu tranh vũ trang
từ thế kỉ XI đến đầu thế kỉ X. Sau đó GV chỉ cho HS thấy được diễn biến cuộc
đấu tranh.
- Tiếp theo GV nêu câu hỏi : Em có nhận xét gì về các cuộc đấu tranh
đó ?
- GV nhận xét và chốt ý : Tính chất quyết liệt, mạnh mẽ và rộng lớn.
Mục 2,3. Cuộc khởi nghĩa Lí Bí và sự thành lập Nhà nước Vạn Xuân,
Những cuộc đấu tranh giành độc lâpọ cuối thời kỳ Đường.
140
Có thể cấu trúc lại thành một và có thể gợi ý tổ chức dạy học sau :
Hoạt động 1 : Nhóm
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm : Lập bảng thống kê các cuộc khởi
nghĩa tiêu biểu.
- HS làm việc theo nhóm và cử đại diện trình bày.
- GV nhận xét và trình bày theo nội dung bảng dưới đây. Kết hợp với việc
sử dụng phương pháp tường thuật, sử dụng lược đồ, miêu tả để làm phong phú
nội dung bài giảng.
Khởi nghĩa Kẻ thù
Địa
Tóm tắt diễn biến
- Thời gian
bàn
Lí Bí
Nhà
Long
- Năm 542 Lý Bí liên
Năm 542
Lương Biên
kết hào kiệt các châu
Tô Lịch miền Bắc khởi nghĩa,
lật đổ chế độ đô hộ.
- Nă 544 Lý Bí lên
ngôi, lập nước Vạn
Xuân.
Năm
545 nhà
Lương đem quân xâm
lược, Lý Bí trao binh
quyền
cho
Triệu
Quang Phục tổ chức
kháng chiến Năm
550 thắng lợi. Triệu
Quang Phục lên ngôi
vua.
- Năm 571 Lý Phật Tử
cướp ngôi.
- Năm 603 nhà Tuỳ
xâm lược, nước Vạn
Xuân thất bại.
Khúc Thừa Nhà
Tống
- Năm 905 Khúc Thừa
Dụ,
năm Đường Bính
Dụ được nhân dân ủng
905
hộ đánh chiếm Tống
Bình, giành quyền tự
chủ (giành chức Tiết
độ sứ).
- Năm 907 Khúc Hạo
xây dựng chính quyền
độc lập tự chủ.
Ngô Quyền Nam
- Năm 938 Nam Hán
năm 931
Hán
xâm lược nước ta, Ngô
Quyền lãnh đạo nhân
Ý nghĩa
- Giành được độc lập
tự chủ sau 500 năm
đấu tranh bền bỉ.
- Khẳng định được sự
trưởng thành của ý
thức dân tộc
Đánh dấu bước phát
triển của phong trào
đấu tranh giành độc
lập của nhân dân ta
thời Bắc thuộc.
- Lật đổ ách đô hộ
của nhà Đường,
giành độc lập tự chủ.
- Đánh dấu thắng lợi
căn bản trong cuộc
đấu tranhh giành độc
lập của nhân dân ta
thời Bắc thuộc.
- Bảo vệ vững chắc
nền độc lập tự chủ
của đất nước.
141
dân giết chết tên phản
tặc Kiều Công Tiễn
(cầu viện Nam Hán)
và tổ chức đánh quân
Nam Hán trên sông
Bạch Đằng, đập tan
âm mưu xâm lược của
nhà Nam Hán.
- Mở ra một thời đại
mới, thời đại độc lập
tự chủ lâu dài cho
dân tộc.
- Kết thúc vĩnh viễn
1000 năm đô hộ của
phong kiến phương
Bắc.
- Tiếp theo GV có thể nêu câu hỏi : Em hãy cho biết nét độc đáo trong kế
hoạch đánh địch của Ngô Quyền ?
- HS tự trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý : kế hoạch đánh địch của Ngô Quyền rất độc
đáo : Chọn nơi hiểm yếu đóng cọc xuống lòng sông, lợi dụng nước thuỷ triều,
nhử quân địch vào trận địa mai phục tiêu diệt chúng. Để lại bài học về sau :
Trong kháng chiến chống quân Nguyên - Mông, Trần Hưng Đạo cũng dùng kế
này để đánh giặc.
- Cuối cùng GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi : Nêu đóng góp của Khúc
Thừa Dụ và Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập ?
- HS trả lời câu hỏi
- GV nhận xét và chốt ý :
+ Khúc Thừa Dụ và Ngô Quyền với cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ
thắng lợi và chiến thắng Bạch Đằng đã mở ra thời đại mới - thời đại độc lập tự
chủ, thoát khỏi ách đô hộ lâu dài của các triều đại Trung Quốc.
4. Sơ kết bài học
- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi : Tóm tắt diễn biến các cuộc đấu tranh của
nhân dân ta trong các thế kỉ VI - X. Ý nghĩa thắng lợi của chiến thắng Bạc Đằng
năm 938.
5. Dặn dò, bài tập
- Học bài cũ, đọc trước bài mới
- Trả lời các câu hỏi trong SGK.
142
CHƯƠNG IV
VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XV
Bài 28
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ NƯỚC ĐỘC LẬP THỐNG NHẤT
(TỪ THẾ KỶ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XV)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Giúp HS hiểu :
- Quá trình xây dựng và hoàn chỉnh Nhà nước phong kiến Việt Nam diễn
ra trong một thời gian lâu dài trên một lãnh thổ thống nhất.
- Nhà nước phong kiến Việt Nam được tổ chức theo chế độ quân chủ
Trung ương tập quyền, có pháp luật, quân đội và có chính sách đối nội, đối
ngoại đầy đủ, tự chủ và độc lập.
- Trên bước đường phát triển, mặc dù tính giai cấp ngày càng gia tăng,
Nhà nước phong kiến Việt Nam vẫn giữ được mối quan hệ gần gũi với nhân
dân.
2. Tư tưởng, tình cảm
- Bồi dưỡng ý thức độc lập dân tộc, bảo vệ sự thống nhất nước nhà.
- Bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc.
3. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng phân tích so sánh.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Bản đồ Việt Nam
- Tranh ảnh Văn Miếu, Nhà nước
- Một số tư liệu về Nhà nước các triều Lý, Trần, Lê, Sở.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Tóm tắt diễn biến qua đó nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của
chiến thắng Bạch Đằng.
2. Mở bài
- Thế kỷ X đã mở đầu thời đại phong kiến độc lập của dân tộc Việt Nam
từ thế kỷ X - XV trên cơ sở một lãnh thổ thống nhất Nhà nước quân chủ chuyên
chế phong kiến được thành lập và từng bước phát triển, hoàn thiện đạt đến đỉnh
cao. Để hiểu được quá trình hình thành và phát triển của Nhà nước phong kiến
Việt Nam, chúng ta cùng tìm hiểu bài 28.
3. Tổ chức dạy và học :
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
* Hoạt động : Cả lớp - Cá nhân
Trước hết GV nhắc lại ý nghĩa của chiến thắng I. Bước đầu tiên xây dựng Nhà
Bạch Đằng 938 mở ra một thời kỳ độc lập tự nước. Thời Ngô, Đinh Tiền Lê
chủ lâu dài cho dân tộc. Song sau hơn 1000
năm Bắc thuộc nhiều yêu cầu lịch sử được đặt
143
ra mà trước mắt là phải giữ vững an ninh và
thống nhất đất nước. Đánh lại các cuộc xâm
lược của nước ngoài, bảo vệ nền độc lập, tự
chủ của tổ quốc, để đáp ứng yêu cầu đó - năm
939 Ngô Quyền xưng vương.
- GV tiếp tục trình bày : Ngô Quyền xưng
vương đã bắt, bỏ chức Tiết độ sứ, xây dựng
cung điện, triều đình, đặt chiếu quan ghi lễ theo
chế độ quân chủ.
- GV phát vấn : Việc Ngô Quyền xưng vương
xây dựng một chính quyền mới có ý nghĩa gì ?
- GV gợi ý : Năm 905 Khúc Thừa Dụ đã lãnh
đạo nhân dân đánh bại Tiết độ sứ nhà Đường
và giành lấy chính quyền song thiết kế chính trị
vẫn tổ chức.
- GV tiếp tục giảng bài : Nhà Ngô suy vong,
“loạn 12 sứ quân” diễn ra, đất nước bị chia cắt.
Năm 968 sau khi dẹp “loạn 12 sứ quân” - Đinh
Bộ Lĩnh đã xưng đế, đặt tên nước là Đại Cồ
Việt.
- GV : Giảng giải thêm về quốc hiệu Đại Cồ
Việt và tình hình nước ta cuối thời Đinh, nội bộ
lục đục, vua mới còn nhỏ (Đinh Toàn 6 tuổi),
lợi dụng tình hình đó quân Tống đem quân xâm
lược nước ta : Trước nguy cơ bị xâm lược, Thái
hậu Dương Thị đã đặt quyền lợi dân tộc trên
quyền lợi dòng họ, lấy áo long cổn vắt lên
mình Lê Hoàn và chính thức mời Thập đạo
tướng quân Lê Hoàn lên làm vua. Để có điều
kiện lãnh đạo chống Tống. Nhà Tiền Lê thành
lập.
- GV có thể minh hoạ bằng sơ đồ đơn giản.
Vua
Vua
Võ ban
Tăng ban
- Năm 939 Ngô Quyền xưng
vương, thành lập chính quyền
mới, đóng đô ở Cổ Loa (Đông
Anh Hà Nội).
Bước đầu xây dựng Nhà
nước độc lập tự chủ.
- Năm 968 sau khi dẹp “loạn 12
sứ quân” Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi,
đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt.
Chuyển kinh đô về Hoa Lư,
Ninh Bình.
- Tổ chức bộ máy Nhà nước :
Thời Đình, Tiền Lê chính quyền
Trung ương có 3 ban: Văn ban:
Võ ban: Tăng ban.
+ Về hành chính chia nước
thành 10 đạo
+ Tổ chức quân đội theo chế độ
“ngụ bình ư nông”
- GV : Em có nhận xét gì về tổ chức Nhà nước
thờ Đinh, Tiền Lê ?
Gợi ý : So với Ngô Quyền
+ Thời Ngô chính quyền trung ương chưa quản
lý được các địa phương loạn 12 sứ quân.
+ Thời Đinh, Tiền Lê : Dưới vua có 3 ban
144
chính quyền trung ương kiểm soát được 10 đạo
ở địa phương.
- HS suy nghĩ và trả lời.
- GV nhận xét, kết luận : Thời Đinh, Tiền Lê
Nhà nước quân chủ chuyên chế chính thức
được thành lập.
- GV giải thích khái niệm quân chủ chuyên chế
: Vua đứng đầu nắm mọi quyền hành. Tuy
nhiên mức độ chuyên chế ở mọi triều đại, mỗi
nước khác nhau.
- HS nghe và ghi.
- GV tiếp tục : Nhìn vào cách tổ chức bộ máy
Nhà nước ta ở thế kỷ X, em có nhận xét gì ?
- HS suy nghĩ trả lời
- GV kết luận.
Trong thế kỷ X Nhà nước độc
lập tự chủ theo thiết chế quân
chủ chuyên chế đã được xây
dựng. Còn sơ khai, song đã là
Nhà nước độc lập tự chủ của
nhân dân ta.
*. Hoạt động 1 : Cả lớp, cá nhân
2. Nhà nước Đại Việt thời Lý,
- GV thuyết trình về sự sụp đổ của nhà Lê và Trần, Hồ.
sự thành lập của nhà Lý, và những ý nghĩa * Tổ chức bộ máy Nhà nước
trọng đại của các vua thời lý
- Năm 1010 Lý Công Uẩn dời
đô từ Hoa Lư về Thăng Long
(thủ đô Hà Nội nay).
- Năm 1054 Lý Thánh Tông đặt
quốc hiệu là Đại Việt.
- GV có thể đàm thoại với HS về : Lý Công
Uẩn, trích đọc chiếu dời đô và việc đổi quốc
hiệu Đại Việt => Sự tồn tại của kinh đô Thăng
Long, sự lớn mạnh trường tồn của nước Đại
Việt chứng tỏ những việc làm của những ông
vua đầu thời Lý thực sự có ý nghĩa trọng đại về => Mở ra một thời kỳ phát triển
mặt lịch sử. Đã mở ra một thời kỳ phát triển mới của dân tộc.
mới của dân tộc, thời kỳ phát triển và hoàn
chỉnh của Nhà nước phong kiến Việt Nam.
- Trước hết GV
Vua khái quát để HS thấy được sự - Bộ máy Nhà nước các thời kỳ
thay đổi các triều đại, từ Lý sang Trần, từ Trần => Trần => Hồ.
sang Hồ để HS thấy được thứ tự các triều đại
phong
kiến Việt Nam. Đại thần
Tể tướng
- HS nghe - ghi nhớ
- GV yêu cầu HS đọc sách giáo khoa để thấy
Sảnh
Viện
Đại
được cách thức tổ chức bộ
máy chính quyền
trung ương thời Lý => Trần => Hồ được tổ
Môn
hạ
sảnh
Thượng
thư
sảnh
Hàn Quốc
lâm sử
viện viện
Ngự
sử
đài
145
chức như thế nào.
- HS theo dõi sách giáo khoa trả lời câu hỏi :
- GV nghe HS trả lời, bổ sung kết luận kết hợp
với sơ đồ đơn giản lên bảng.
- HS theo dõi, vẽ sơ đồ vào vở.
- GV giảng tiếp :
+ Vua : có quyền ngày càng cao
+ Giúp vua trị nước có tể tướng và các đại thần
+ Sảnh, viện, đài là các cơ quan Trung ương
(Liên hệ với các cơ quan trung ương ngày nay).
Các cơ quan trung ương bao gồm :
Sảnh => Môn hạ sảnh
Thượng thư sảnh
Viện => Hàn lâm viên
Quốc sử viện
Đài => Ngự sử đài
HS tiếp tục trình bày tổ chức chính quyền địa
phương.
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận
- Chính quyền địa phương
+ Chia thành lộ, trấn do hoàng thân quốc thích
cai quản.
+ Dưới là : Phủ, huyện, châu do quan lại của
triều đình trông coi.
+ Thời Trần đứng đầu các xã là xã quan (Nhà
nước quản lý thời cấp xã).
- GV : Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy
Nhà nước thời Lý => Trần + Hồ ?
- Gợi ý : So với thời Đinh => Tiền Lê cả chính
quyền trung ương và địa phương rút ra nhận
xét.
- HS : Suy nghĩ, so sánh, trả lời.
- GV bổ sung, kết luận.
Giải thích điểm : Thể chế chung là quân chủ
chuyên chế song chuyên chế còn có mức độ vì
dưới vua còn có tể tướng và các quan đại thần
Đứng đầu các lộ (tỉnh) chỉ có một vài chức
quan, cấp phủ huyện châu cũng chỉ có một
chức quan tô. Bộ máy chính quyền gọn nhẹ,
không cồng kềnh.
Hoạt động 1 : Cả lớp.
- GV yêu cầu cả lớp đọc SGK để thấy được
chính sách đối nội, đối ngoại cơ bản của các
triều đại phong kiến.
- HS theo dõi SGK phát biểu những chính sách
Bộ máy Nhà nước quân chủ
chuyên chế được cải tiến hoàn
chỉnh hơn.
3. Đoàn kết dân tộc. Chính
sách ngoại giao :
* Đối nội :
146
đối nội, đối ngoại của Nhà nước.
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
GV cụ thể hoá một số chính sách đối nội Nhà
nước : Chăm lo đê điều, khuyến khích sản xuất - Quan tâm đến đời sống nhân
nông nghiệp, gả con gái cho các tù trưởng miền dân.
núi.
- Chú ý đoàn kết các dân tộc ít
người.
* Đối ngoại : Với các triều đại
phương Bắc.
+ Quan hệ hoà hiếu.
+ Đồng thơi sẵn sàng chiến đấu
bảo vệ tổ quốc.
- Với Cham-pa, Lào, Chân Lạp
có lúc thân thiện, có lúc xảy ra
chiến tranh.
4. Củng cố :
- Các giao đoạn hình thành, phát triển và hoàn thiện của bộ máy Nhà nước
quân chủ chuyên chế phong kiến Việt Nam.
5. Dặn dò :
- HS học bài và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
147
Bài 29
MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
(TỪ THẾ KỶ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XV)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Giúp HS hiểu :
- Trải qua 5 thế kỷ độc lập, mặc dù đôi lúc còn có nhiều biến động, khó
khăn, nhưng nhân dân ta vẫn xây dựng cho mình nền kinh tế đa dạng và hoàn
thiện.
- Nền kinh tế Việt Nam thời kỳ phong kiến chủ yếu là nông nghiệp, tuy
có nhiều mâu thuẩn trong vấn đề ruộng đất, nhưng những yếu tố cần thiết để
phát triển nông nghiệp vẫn được phát triển như : Thuỷ lợi, mở rộng ruộng đất,
tăng các loại cây trồng, đời sống ngày càng nâng cao.
- Thủ công nghiệp ngày càng phát triển, đa dạng, phong phú, chất lượng
được nâng cao, không chỉ phục vụ trong nước mà còn góp phần trao đổi với bên
ngoài. Thương nghiệp phát triển.
- Trong hoàn cảnh của chế độ phong kiến, ruộng đất ngày càng tập trung
vào tay giai cấp địa chủ.
2. Tư tưởng, tình cảm
- Tự hào về những thành tựu kinh tế dân tộc đã đạt được.
- Thấy được sự hạn chế của nền kinh tế phong kiến ngay trong giai đoạn
phát triển của nó, từ đó liên hệ với thực tế hiện nay.
3. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận xét
- Rèn kỹ năng liên hệ thực tế.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Tranh ảnh, lược đồ có liên quan
- Những câu ca dao về kinh tế, một số nhận xét của người nước ngoài...
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu 1 : Nêu các giai đoạn hình thành, phát triển, hoàn thiện của Nhà nước
phong kiến Việt Nam.
Câu 2 : Vẽ sơ đồ Nhà nước thời Lý - Trần - Hồ và nhận xét.
2. Mở bài
- Với niềm tự hào chân chính và ý thức vươn lên, từ thế kỷ X cho đến thế
kỷ XV nhân dân ta đã nhiệt tình lao động xây dựng và phát triển một số nền
kinh tế tự chủ toàn diện. Để hiểu được công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế
của nhân dân Đại Việt trong thế kỷ X - XV chúng ta cùng tìm hiểu bài 29.
3. Tổ chức dạy và học :
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1 : Cả lớp
I. Mở rộng ruột đất, phát triển nông
- GV phát vấn : Bối cảnh lịch sử Đại nghiệp
Việt từ thế kỷ thứ X-XV, bối cảnh đó có
148
tác động như thế nào đến sự phát triển
kinh tế ?
- HS theo dõi đoạn đầu tiên của mục 1
trong sách giáo khoa, dựa vào kiến thức
đã học của bài trước để trả lời.
GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
- Thế kỷ X - XV là thời kỳ tồn tại của
các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý,
Trần, Hồ, Lê sơ.
- Đây là giai đoạn đầu của thế kỷ
phong kiến độc lập, đồng thời cũng là
thời kỳ đất nước thống nhất.
=> Bối cảnh này rất thuận lợi tạo điều
kiện để phát triển kinh tế.
* Hoạt động 2 : Cả lớp, cá nhân.
- GV yêu cầu HS đọc SGK trả lời câu
hỏi : Những biểu hiện của sự mở rộng và
phát triển nông nghiệp từ thế kỷ X-XV.
- GV gợi ý : Ở thời kỳ đầu phong kiến
độc lập sự mở rộng và phát triển nông
nghiệp được biểu hiện qua các lĩnh vực :
+ Mở rộng diện tích ruộng đất
+ Mở rộng hệ thống đê điều
+ Phát triển sức kéo và gia tăng các loại
cây công nghiệp, các lĩnh vực đó được
biểu hiện như thế nào ?
- HS theo dõi sách giáo khoa, thực hiện
những yêu cầu của GV, phát triển ý kiến.
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
- Diện tích đất ngày càng mở rộng
nhờ :
GV có thể giải thích thêm về phép quân + Nhân dân tích cực khai hoang vùng
điền chia ruộng công ở các làng xã dưới châu thổ sông sớn và ven biển.
thời Lê, một chính sách ruộng đất điển + Các vua Trần khuyến khích các
hình đối với ruộng đất công ở thời kỳ vương hầu quý tộc khai hoang lập điền
phong kiến tác dụng của phép quân điền. trang.
+ Vua Lê cấp ruộng đất cho quý tộc,
quan lại đặt phép quân điền.
- Thuỷ lợi được Nhà nước quan tâm
mở mang.
+ Nhà Lý đã cho xây đắp những con
đê đầu tiên.
+ Năm 1248 nhà Trần cho dắp hệ
thống đê quai vạc dọc các sông lớn từ
đầu nguồn đến cửa biển.
Đặt cơ quan Hà đê sứ trông nom đê
điều.
149
- GV : Minh hoạ bằng đoạn trích trong
chiếu của Lý Thánh Tông (trang 160) và
sự phong phú của các giống cây nông
nghiệp ngoài lúa nước.
- Phát vấn : Em có nhận xét gì về sự phát
triển nông nghiệp thế kỉ X-XV ?
Do đâu nông nghiệp phát triển ? Tác
dụng của sự phát triển đó ? Vai trò của
Nhà nước?
- HS suy nghĩ và trả lời
- GV kết luận
- GV minh hoạ bằng những câu thơ.
- Các nhà nước Lý - Trần - Lê đều
quan tâm bảo vệ sức khoẻ, phát triển
của giống cây nông nghiệp.
+ Nhà nước cùng nhân dân góp sức
phát triển nông nghiệp.
+ Chính sách của Nhà nước đã thúc
đẩy nông nghiệp phát triển => đời
sống nhân dân ấm no hạnh phúc, trật
tự xã hội ổn định, độc lập được củng
cố.
* Hoạt động 1 : Cả lớp, cá nhân.
2. Phát triển thủ công nghiệp và
- GV giúp HS thấy được nguyên nhân thương nghiệp
thúc đẩy thủ công nghiệp phát triển trong
thời kỳ từ X - XV chủ yếu xuất phát từ
những nhu cầu trong nước gia tăng.
- GV : Bổ sung kết luận về sự phát triển - Nhà nước thành lập các xưởng thủ
của thủ công nghiệp Nhà nước.
công (Cục bách tác) tập trung thợ giỏi
trong nước để sản xuất : Tiền, vũ khí,
áo mũ cho vua quan, thuyền chiến.
- Sản xuất được một số sản phẩm kỹ
thuật cao như : Đại bác, thuyền chiến
có lầu.
* Hoạt động 3 : Cá nhân
- GV : Em đánh giá như thế nào về sự
phát triển của thủ công nghiệp nước ta
đương thời ?
- HS dựa vào kiến thức vừa học để trả - Nhận xét : Các ngành nghề thủ công
lời.
phong phú. Bên cạnh các nghề cổ
- GV : Nhận xét, bổ sung, kết luận.
truyền đã phát triển những nghề mới
yêu cầu kỹ thuật cao : Đúc súng, đóng
thuyền.
- GV : Có thể minh hoạ để HS thấy kỹ - Mục đích phục vụ nhu cầu trong
thuật một số ngành đạt trình độ cao như nước là chính.
dệt, gốm khiến người trung Quốc phải + Chất lượng sản phẩm tốt.
khâm phục (trích đọc chữ nhỏ sách giáo
khoa trang 161).
* Hoạt động 1 : Cả lớp, cá nhân
* Nội thương
150
- GVnhân
yêu dẫn
cầu đến
HS sự
theo
SGK
+ Nguyên
phátdõi
triển
? để - Các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa
đuợc
nội thương và mọc lên ở khắp nơi, là nơi nhân dân
+ Phátthấy
triển
nhưsự
thếphát
nào triển
?
ngoại thương đương thời.
trao đổi sản phẩm nông nghiệp và
thủ công nghiệp.
- HS theo dõi SGK và phát biểu.
- Kinh đô Thăng Long trở thành đô
- GV bổ sung, kết luận về sự phát triển thị lớn (36 phố phường), trung tâm
mở rộng nội, ngoại thương.
buôn bán và làm nghề thủ công.
+ GV minh hoạ bằng lời nhận xét của * Ngoại thương
sứ giả nhà Nguyễn.
Thời Lý - Trần ngoại thương khá
- GV dùng tư liệu sách giáo khoa để phát triển Nhà nước cho xây dựng
minh hoạ, kết hợp một số tranh ảnh nhiều bến cảng để buôn bán với
sưu tầm về sự sầm uất của bến cảng nước ngoài.
đương thời.
- Vùng biên giới Việt Trung cũng
hình thành các đặc điểm bốn bán.
- Thời lê : Ngoại thương bị thu hẹp.
* Hoạt động 2 : Cá nhân
- Phát vấn : Em đánh giá như thế nào
về thương nghiệp nước ta đương
thời :
- HS dựa vào phần đã học để trả lời.
- GV bổ sung, kết luận.
- Nguyên nhân - sự phát triển
+ Nông nghiệp thủ công phát triển thúc
đẩy thương nghiệp phát triển.
+ Do thống nhất mở rộng song chủ yếu
phát triển nội thương, còn ngoại thương
mới chỉ buôn bán với Trung Quốc và
các nước Đông Nam Á.
151
* Hoạt động 1 : Cả lớp
- GV trình bày để HS thấy được những
yếu tố thúc đẩy sự phân hoá xã hội (phân
hoá giai cấp) và hệ quả của xã hội phát
triển kinh tế trong hoàn cảnh của chế độ
phong kiến thúc đẩy sự phân hoá xã hội.
+ Ruộng đất ngay càng tập trung vào tay
địa chủ, quý tộc, quan lại.
+ Giai cấp thống trị ngày càng ăn chơi, sa
sỉ không còn chăm lo đến sản xuất và đời
sống nhân dân.
3. Phân hoá xã hội. Bước đầu đấu
tranh của nhân dân.
- Sự phát triển kinh tế trong hoàn cảnh
chế độ phong kiến thúc đẩy sự phân
hoá xã hội.
- Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay
địa chủ, quý tộc, quan lại.
- Giai cấp thống trị ngày càng ăn chơi,
sa sỉ không còn chăm lo đến sản xuất
và đời sống nhân dân.
+ Thiên tai, mất mùa đói kém làm đời - Thiên tai, mất mùa đói kém làm đời
sống nhân dân cực khổ.
sống nhân dân cực khổ.
4. Củng cố :
- Sự phát triển nông nghiệp và thủ công nghiệp thế kỷ XI - XV
5. Dặn dò :
- Học bài, làm bài tập, đọc trước bài mới, tìm hiểu các vị anh hùng dân tộc
: Trần Quốc Tuấn, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Nguyễn Trãi ...
152
Bài 30
NHỮNG CUỘC CHÍEN ĐẤU CHỐNG NGOẠI XÂM
(TỪ THẾ KỶ X-XV)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học yêu cầu HS nắm được :
1. Kiến thức
- Gần 6 thế kỷ đầu thời kỳ độc lập, nhân dân Việt Nam phải liên tiếp tổ
chức những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.
- Với tinh thần dũng cảm, truyền thống yêu nước ngày càng sâu đậm,
nhân dân ta đã chủ động sáng tạo, vượt qua mọi thách thức khó khăn đánh lại
các cuộc xâm lược.
- Trong sự nghiệp chống ngoại xâm vĩ đại đó, không chỉ nổi lên những
trận quyết chiến đầy sáng tạo mà còn xuất hiện một loạt các nhà chỉ huy quân sự
tài năng.
2. Tư tưởng, tình cảm
- Giáo dục lòng yêu nước, ý thức bảo vệ nền độc lập và thống nhất của Tổ
quốc
- Bồi dưỡng ý thúc đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc.
- Bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc và lòng biết ơn với các thế hệ tổ tiên,
các anh hùng dân tộc đã chiến đấu quên mình vì tổ quốc.
3. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ trong học tập, tích cục bồi dưỡng kỹ
năng phân tích, tổng hợp.
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu 1 : Nguyên nhân tạo nên sự phát triển nông nghiệp ở thế kỷ XI-XV ?
Câu 2 : Sự phát triển của thủ công nghiệp thời Lý - Trân - Lê ?
2. Mở bài
Trong những thế kỷ đầu độc lập, xây dựng đất nước, nhân dân ta vẫn phải
tiếp tục tiến hành các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và đã làm nên biết
bao chiến thắng huy hoàng, giữ vững nền độc lập dân tộc. Chúng ta cùng nhau
tìm hiểu bài 20 để ôn lại những chiến thắng huy hoàng ấy.
3. Tổ chức dạy và học :
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
- Trước hết GV gợi lại cho HS nhớ về I. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN
triều đại nhà Tống ở Trung Quốc thành CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
lập và sụp đổ ở thời gian nào.
TỐNG (THẾ KỶ X-XI)
- HS nhớ lại kiến thức đã học ở phần
Trung Quốc phong kiến để trả lời :
Thành lập : 960
Sụp đổ : 1271 (cuối thế kỷ XIII)
- GV dẫn dắt :Trong thời gian tồn tại 3
153
thế kỷ, nhà Tống đã 2 lần đem quân xâm
lược nước ta, nhân dân Đại Việt đã 2 lần
kháng chiến chống Tống.
* Hot động 1 : Cả lớp và cá nhân
1. Kháng chiến chống Tống thời Tiền
Lê
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy
được nguyên nhân quân Tống xâm lược
nước ta, triều đình đã tổ chức kháng
chiến như thế nào và giành thắng lợi ra
sao ?
- HS theo dõi SGK, phát biểu.
- Năm 980 nhân lúc triều đình nhà
- GV bổ sung và kết luận
Đinh gặp khó khăn, vua Tống cử
quân sang xâm lược nước ta.
- GV cấp thêm tư liệu : Năm 979 Đinh - Trước tình hình đó Thái Hậu họ
Tiên Hoàng và con trưởng bị ám sát, Dương và riều đình nhà Đinh đã tôn
triều đình nhà Đinh lục đục gặp nhiều Lê Hoàn làm vua để lãnh đạo kháng
khó khăn vua mới Đinh Toàn còn nhỏ chiến.
mới 6 tuổi. Tôn mẹ là Dương Thị làm
Hoàng Thái Hậu.
+ Trước nguy cơ bị xâm lược Thái hậu
Dương thị đã đặt quyền lợi của đất nước
lên trên quyền lợi của dòng họ, Tôn Thập
đạo tướng quân Lê Hoàng lên làm vua để
lãnh đạo kháng chiến.
+ Sự mưu lược của Lê Hoàn trong quá
trình chỉ huy kháng chiến, lúc thì khiêu
chiến, vờ thua để nhử giặc lúc thì trá
hàng và bất ngờ đánh úp.
- PV : Em nhận xét gì về thắng lợi của
cuộc kháng chiến chống Tống và cho
biết nguyên nhân các cuộc thắng lợi ?
- HS suy nghĩ trả lời.
- Thắng lợi lớn nhanh chóng thắng
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận :
ngay ở vùng đông bắc khiến vua
+ Đây là thắng lợi rất nhanh, rất lớn đè Tống không dám nghĩ đến việc xâm
bẹp ý chí xâm lược của quân Tống. Hàng lược Đại Việt củng cố vững chắc nền
trăm năm sau nhân dân ta được sống độc lập
trong cảnh yên bình.
Năm 1075 nhà Tống mới nghỉ đến xâm
lược Đại Việt
+ Nguyên nhân thắng lợi là do :
Triều đình nhà Đinh và Thái hậu họ
Dương sẵn sàng vì lợi ích dân tộc mà hy
sinh lợi ích dòng họ để tạo thuận lợi cho
cuộc kháng chiến chống Tống. Do ý trí
quyết chiến bảo vệ độc lập của quân dân
154
Đại Việt.
Do có sự cỉ huy mưu lược của Lê Hoàn.
- HS nghe, tự ghi nhớ
* Hoạt động 2 : Cả lớp, cá nhân
- GV tiếp tục yêu cầu HS theo dõi SGK
để thấy được :
+ Âm mưu xâm lược nước ta của quân
Tống.
+ Nhà Lý tổ chức khang chiến thế nào
qua 2 giai đoạn :
Giai đoạn 1 : Chủ động đem quân đánh
Tống ?
Giai đoạn 2 : Chủ động lui về phòng thủ
giặc.
- HS theo dõi SGK theo yêu cầu của GV,
phát biểu về âm mưu xâm lược của nhà
Tống.
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
+ Sự khủng hoảng của nhà Tống : Phía
bắc phải đối phó với nước Liêu (bộ tộc
Khiết Đan), với nước Hạ (dân tộc Đảng
Hạ). Trong nước nông dân nổi dậy.
Trong hoàn cảnh đó vua Tống và tể
tướng Vương An Thạch chủ trương đánh
Đại Việt hi vọng dùng chiến công ngoài
biên giới để lấn áp tình hình trong nước,
doạ nạt Liêu và Hạ.
+ Các hoạt động chuẩn bị của quân Tống
: Tổ chức khu vực biên giới Việt - Trung
thành một hệ thống căn cứ xâm lược lội
hại. Trong đó Ung Châu (Nam Ninh,
Quảng Tây) và cửa biển Khâm Khẩu và
Khâm Liên Quảng Đông là những vị trí
xuất quân của Đại Việt được bố trí rất
chu đáo, nhất là Ung Châu được xây
dựng thành căn cứ hậu cầu lớn nhất
chuẩn bị cho việc xâm lược (có thành
kiên cố với 5000 quân).
GV : Âm mưu và hành động chuẩn bị
xâm lược của nhà Tống đã để lộ ra và
nhà Lý đối phó như thế nào ?
- HS trả lời : Nhà Lý kháng chiến thế nào
qua hai giai đoạn.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Kết hợp với dùng lược đồ trình bày các
2. Cuộc kháng chiến chống Tống
thời Lý (1075 - 1077)
- Thập kỷ 70 của thế kỷ XI nhà Tống
âm mưu xâm lược Đại Việt, đồng thời
tích cực chuẩn bị cho cuộc xâm lược.
155
giai đoạn của cuộc kháng chiến.
- GV có thể đàm thoại với HS về Thái
hậu Ỷ Lan và Thái uý Lý Thường Kiệt
để HS biết thêm về các nhân vật lịch sử.
- GV giúp HS nhận thức đúng về hành
động đem quân đánh sang Tống của Lý
Thường Kiệt để HS hiểu thêm về các
nhân vật lịch sử.
- GV giúp HS nhận thức đúng về hành
động đem quân đánh sang Tống của Lý
Thường Kiệt, không phải là hành động
xâm lược mà là hành động tự vệ.
- GV có thể tường thuật trận chiến bên
bờ sông Như Nguyệt : Đọc lại bài thơ
Thần của Lý Thường Kiệt. Ý nghĩa của
bài thơ, tác dụng của việc đọc vào ban
đêm trong đền thờ Trương Hống, Trương
Hát (Hai vị tướng của Triệu Quang
Phục).
- HS nghe, tự ghi nhớ :
- Phát vấn : Kháng chiến chống Tống
thời Lý được coi là cuộc kháng chiến rất
đặc biệt trong lịch sử : Em cho biết
những nét đặc biệt ấy là gì?
- HS dựa vào diễn biến cuộc kháng chiến
suy nghĩ và trả lời.
- GV kết luận
+ Có giai đoạn diễn ra ngoài lãnh thổ
(kháng chiến ngoài lãnh thổ).
+ HS nghe và ghi nhớ.
*. Hoạt động : Cả lớp và cá nhân.
- Trước hết GV tóm tắt về sự phát triển
của đế quốc Mông - Nguyên, từ việc quân
Mông Cổ xâm lược Nam Tống và làm chủ
Trung Quốc rộng lớn lập lên nhà Nguyên
là một thế lực hung bạo chinh chiến khắp
Á, Âu. Thế kỷ XIII, 3 lần đem quân xâm
lược Đại Việt.
- Sau đó GV yêu cầu HS theo dõi sách
giáo khoa thấy được quyết tâm kháng
chiến của quân dân nhà Trần và những
- Trước âm mưu xâm lược của quân
Tống, nhà Lý đã tổ chức kháng chiến.
+ Giai đoạn 1 : Lý Thường Kiệt tổ
chức thực hiện chiến lược “tiên phát
chế nhân” đem quân đánh trước chặn
thế mạnh của giặc.
- Năm 1075 quân triều đình cùng các
dân tộc miền núi đánh sang đất Tống,
Châu Khâm, Châu Liêm, Ung Châu,
sau đó rút về phòng thủ.
Giai đoạn 2 : Chủ động lui về phòng
thủ đợi giặc.
II. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
MÔNG - NGUYÊN (THẾ KỶ XIII)
- Năm 1258 - 1288 quân Mông
Nguyên 3 lần xâm lược nước ta, giặc
rất mạnh và hung bạo.
156
thắng
lợi tiêu
- HS
suy nghĩ
và trảbiểu
lời : của cuộc kháng + Nhà Trần vốn được lòng dân bởi
những chính sách kinh tế của mình
GVchiến.
nhận xét, bổ sung, kết luận :
- HSTrần
theocódõi
yêutài,
cầu
của => nhân dân đoàn kết xung quanh
+ Nhà
vuaSGK
hiền,theo
tướng
triều
GV,
pháttâm
biểu.đoàn kết nội bộ và đoàn triều đình vâng lệnh kháng chiến.
đình
quyết
GV nhận
xét, bổxâm
sung,
kết luận.
- Các vua Trần cùng nhà quân sự
kết- nhân
dân chống
lược.
GV : Có thể đàm thoại với HS về nhân Trần Quốco Tuấn đã lãnh đạo nhân
cách đạo đức, nghệ thuật quân sự của dân cả nước quyết tâm đánh giặc giữ
Trần Quốc Tuấn được nhân dân phong nước.
là Đức Thánh Trần, lập đền thờ ở nhiều - Những thắng lợi tiêu biểu : Đông
nơi về quyết tâm của vua tôi nhà Trần. Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương,
Vạn Kiếp, Bạch Đằng.
GV dùng lược đồ chỉ những nơi diễn ra + Lần 1 : Đông Bộ Đầu (bên sông
những trận đánh tiêu biểu có ý nghĩa Hồng từ dốc Hàng Than đến dốc
quyết định đến thắng lợi của cuộc Hóc Mai - Ba Đình - Hà Nội)
kháng chiến lần 1, lần 2, lần 3.
- Lần 2 : Đẩy lùi quân xâm lược
Mông - Nguyên năm 1285.
Tiêu biểu nhất là trận Bạch Đằng
năm 1288 đè bẹp ý trí xâm lược của
quân Mông - Nguyên bảo vệ vững
chắc độc lập dân tộc.
- GV phát vấn : Nguyên nhân nào đưa + Nhà Trần có vua hiền, tướng tài,
đến thắng lợi trong 3 lần kháng chiến triều đình quyết tâm đoàn kết nội bộ
chống Nguyên Mông ?
và đoàn kết nhân dân chống xâm
lược.
+ Nhà trần vốn được lòng dân bởi những
chính sách kinh tế của mình => nhân dân
đoàn kết xung quanh triều đình vâng
lệnh kháng chiến.
*. Hoạt động : Cả lớp, cá nhân.
III. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH
- Trước hết GV cho HS thấy ở cuối thế CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC ĐẦU
157
kỷ XIV nhà Trần suy vong. Năm 1400
nhà Hồ thành lập. Cuộc cải cách nhà Hồ
chưa đạt kết quả thì quân Minh sang xâm
lược nước ta. Nhà Hồ tổ chức kháng
chiến nhưng thất bại. Năm 1407 nước ta
nơi vào ách thống trị của nhà Minh.
- Sau đó GV yêu cầu HS theo dõi SGK
để thấy chính sách tàn bạo của nhà Minh
và hệ quả tất yếu của nó.
- HS theo dỗi SGK phát biểu.
- GV kết luận : Chính sách bạo ngược
của nhà Minh tất yếu làm bùng nổ các
cuộc đấu tranh của nhân dân ta ... tiêu
biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê
Lợi.
- GV đàm thoại với HS về Lê Lợi,
Nguyễn Trãi.
THẾ KỶ XV VÀ KHỞI NGHĨA
LAM SƠN :
Năm 1407 cuộc kháng chiến chống
quân Minh của nhà Hồ thất bại, nước
ta nơi vào ách thống trị của nhà
Minh.
- Năm 1418 : khởi nghĩa Lam Sơn
bùng nổ do Lê Lợi - Nguyễn Trãi
lãnh đạo.
- GV dùng lược đồ trình bày về những
thắng lợi tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn.
- HS theo dõi và ghi chép.
- Thắng lợi tiêu biểu :
+ Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Lam
Sơn (Thanh Hoá) được sự hưởng ứng
của nhân dân vùng giải phóng càng
mở rộng từ Thanh Hoá vào Nam.
+ Chiến thắng Tốt Động, Xương
Giang đập tan 10 vạn quân cứu viện
khiến giặc cùng quẫn tháo chạy về
nước.
- PV : Rút ra vài đặc điểm của khởi
nghĩa Lam Sơn.
- Đặc điểm :
- HS suy nghĩ và trả lời
+ Từ một cuộc chiến tranh ở địa
- GV bổ sung kết quả.
phương phát triển thành cuộc đấu
trnah giải phóng dân tộc.
+ Suốt từ đầu đếncuối cuộc khởi
nghĩa tư tưởng nhân nghĩa được đề
cao.
+ Có đại bản doanh, căn cứ địa.
4. Củng cố :
Đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Tống và khởi nghĩa Lam Sơn.
Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên. Hướng dẫn
HS lập niên biểu cho cuộc kháng chiến thế kỷ XI - XV.
5. Dặn dò :
Lập niên biểu của cuộc kháng chiến thế kỷ XI - XV theo mẫu :
158
Cuộc kháng
chiến
Thời gian
Quân xuân
lược
Người chỉ huy
Trận quyết
chiến chiến
lược
159
Bài 31
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC
(TỪ THẾ KỶ X ĐẾN ĐÀU THẾ KỶ XV)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Giúp HS hiểu :
- Trong những thế kỷ độc lập, mặc dù trải qua nhiều biến động, nhân dân
ta vẫn nỗ lực xây dựng cho mình một văn hóa dân tộc, tiến lên.
- Trải qua các triều đại Đinh - Lê - Lý - Trần - Hồ - Lê ở các thế kỷ X XV, công cuộc xây dựng văn hóa được tiến hành đều đặn nhất quán. Đây cũng
là giai đoạn hình thành các nền văn hóa Đại Việt (còn gọi là văn hóa Thăng
Long).
- Nền văn hóa Thăng Long phản ánh đậm đà tư tưởng yêu nước, tự hào và
độc lập dân tộc.
2. Tư tưởng, tình cảm
- Bồi dưỡng niềm tự hào về nền văn hóa đa dạng của dân tộc
- Bồi dưỡng ý thức bảo vệ các di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc
- Giáo dục ý thức, phát huy năng lực sáng tạo trong văn hóa.
3. Kỹ năng
- Quan sát, phát hiện
II. THIẾT KẾ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC :
- Một số tranh ảnh nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thế kỷ X - XV
- Một số bài thơ, phú của các nhà văn học lớn.
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến Mông - Nguyên.
2. Mở bài
Từ sau ngày giành độc lập qua gần 6 thế kỷ lao động và chiến đấu nhân
dân Việt Nam đã xây dựng cho mình một nền văn hóa đa dạng, phong phú, đậm
đà bản sắc dân tộc. Để thấy được những thành tựu văn hóa, nhân dân ta xây
dựng được từ thế kỷ X - XV, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
3. Tổ chức dạy và học :
Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động 1 : Cả lớp, cá nhân
- Trước hết GV truyền đạt để HS nắm
được : Bước sang thời kỳ độc lập trong
bối cảnh có chủ quyền độc lập các tôn
giáo được du nhập vào nước ta từ thời
Bắc thuộc có điều kiện phát triển.
- GV có thể đàm thoại với HS về Nho
giáo để HS nhớ lại những kiến thức,
hiểu biết về Nho giáo
Kiến thức cơ bản
1. Tình hình tư tưởng, tôn giáo, tín
ngưỡng :
Ở thời kỳ độc lập nho giáo, phật giáo,
đạo giáo có điều kiện phát triển mạnh.
+ Nho giáo.
160
+ GV : Nho giáo có nguồn gốc từ đâu ?
Do ai sáng lập ? Giáo lý cơ bản của nho
giáo là gì ?
+ HS trình bày những hiểu biết của
mình về nho giáo.
+ GV kết luận : Nho giáo lúc đầu cũng
chưa phải là một tôn giáo mà là một
học thuyết của Khổng tử (ở Trung
Quốc). Sau này một đại biểu của nho
học là Đông Trung Thư đã dùng thuyết
âm dương dùng thần học để lý giải biện
hộ cho những quan điểm của Khổng Tử
biến nho học thành một tôn giáo (nho
giáo).
+ Tư tưởng quan điểm của nho giáo :
Đề cao những nguyên tắc trong quan hệ
xã hội theo đạo lý “Tam cương, ngũ
thường” trong đó tam cương có 3 cặp
quan hệ Vua - Tôi - Cha, con, chồng,
vợ.
Ngũ thường là : Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín
(5 đức tính của người quân tử)
+ Nho giáo du nhập và nước ta từ thời
Bắc thuộc bước sang thế kỷ phong kiến
độc lập có điều kiện phát triển.
- GV yêu cầu HS đọc sách giáo khoa để
thấy được sự phát triển của nho giáo ở
nước ta qua các thời đại Lý, Trần, Lê
sơ.
- HS theo dõi sách giáo khoa và phát
biểu.
- GV kết luận.
- GV có thể phát vấn : Tại sao nho giáo
và chữ Hán sớm trở thành hệ tư tưởng
chính thống của giai cấp thống trị
nhưng lại không phổ biến trong nhân
dân ?
- HS suy nghĩ và trả lời.
- GV lý giải : Những quan điểm, tư
tưởng của nho giáo đã quy định một trật
tự, kỷ cương, đạo đức phong kiến rất
quy củ, khắt khe, vì vậy giai cấp thống
trị đã triệt để lợi dụng Nho giáo để làm
công cụ thống trị, bảo vệ chế độ phong
kiến. Còn với nhân dân chỉ tiếp thu khía
- Thời Lý, Trần nho giáo dần dần trở
thành hệ tư tưởng chính thống của giai
cấp thống trị, chi phối nội dung giáo
dục thi cử song không phổ biến trong
nhân dân.
161
cạnh đạo đức của Nho giáo. Nhà Lê sơ
Nho giáo trở thành độc tôn vì lúc nãy
Nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức
độ cao, hoàn chỉnh.
- GV đàm thoại với HS về đạo phật :
Người sáng lập nguồn gốc giáo lý.
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy
được sự phát triển của Phật giáo qua
các thời kỳ Lý - Trần - Lê sơ.
- HS theo dõi SGK và phát biểu.
- GV bổ sung và kết luận
- GV đánh giá vai trò của phật giáo
trong thế kỷ X - XV phật giáo giữ vị trí
đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh
thần của nhân dân và trong triều đình
phong kiến, Nhà nước phong kiến thời
Lý coi đạo phật là Quốc đạo...
- GV thể hiện sự phát triển của Phật
giáo hiện nay, kể về một số ngôi chùa
cổ.
*. Hoạt động 1 : Cả lớp, cá nhân.
- GV truyền đạt để HS nắm được cả 10
thế kỷ Bắc thuộc của nhân dân ta không
được học hành, giáo dục không ai quan
tâm khi đó ở Trung Quốc giáo dục đã
được coi trọng từ thời xuân thu (thời
Khổng Tử - Khổng Tử được coi là ông
tổ nghề dạy học của Trung Quốc).
- Bước vào thế kỷ độc lập Nhà nước
phong kiến đã quan tâm đến ngay giáo
dục.
- GV : Việc làm nói trên của Lý Thánh
Tông có ý nghĩa gì ?
- HS trả lời.
- GV bổ sung, kết luận : Thể hiện sự
quan tâm của Nhà nước phong kiến đến
giáo dục tôn vinh nghề dạy học.
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy
được sự phát triển của giáo dục ở thế kỷ
XI-XV.
- HS theo dõi sách giáo khoa, phát biểu.
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận về
những biểu hiện của sự phát triển giáo
dục.
- GV có thể giải thích cho HS các kỳ thi
- Thời Lý - Trần được phổ biến rộng
rãi, chùa chiền được xây dựng ở khắp
nơi, sứ sài đông.
2. Giáo dục, văn học, nghệ thuật.
a) Giáo dục
- Từ đó giáo dục được tôn vinh, quan
tâm phát triển.
162
hương, hội, đình.
- GV : Việc dựng bia tiến sĩ có tác dụng
gì?
- HS quan sát hình bia tiến sĩ ở Văn
Miếu (Hà Nội) suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét, kết luận : Việc làm này
có tác dụng khuyến khích học tập đề
cao những người tài giỏi cần cho đất
nước.
- PV : Qua sự phát triển của giáo dục
thế kỷ XI - XV, em thấy giáo dục thời
kỳ này có tác dụng gì ?
- HS suy nghĩ, trả lời.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV có thể lý giải thêm nội dung giáo
dục chủ yếu thiên về thiên văn học, triết
học, thần học, đạo đức, chính trị... (sách
giáo khoa là Tứ thư ngũ kinh). Hầu như
không có nội dung khoa học, kỹ thuật
vì vậy không tạo điều kiện cho kinh tế
phát triển.
Hoạt động 1 :
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy
được sự phát triển của văn học qua các
thế kỷ. Lý giải tại sao văn học thế kỷ X
- XV phát triển.
- HS theo dõi SGK phát biểu.
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận về sự
phát triển của văn học.
- GV có thể minh hoạ thêm về vị trí
phát triển của văn học về các tài năng
văn học lời nhận xét của Trần Nguyên
Hãn qua một số đạo trong Hịch tướng
sĩ, Cáo bình ngô ... khẳng định sức sống
bất diệt của những áng văn thơ bất hủ.
- GV : đặc điểm của văn học thế kr XI XV.
- HS : Dựa trên những kiến thức văn
học đã được học kết hợp với những
kiến thức lịch sử để trả lời :
- GV kết luận.
Tác dụng của giáo dục đào tạo người
làm quan, người tài cho đất nước, nâng
cao dân trí, song không tạo điều kiện
cho phát triển kinh tế.
b) Văn học
- Phát triển mạnh từ thời nhà Trần,
nhất là văn học chữ Hán. Tác phẩm
tiêu biểu : Hịch tướng sĩ.
- Từ thế kỷ XV, văn học chữ Hán và
chữ Nôm đều phát triển.
- Đăc điểm :
+ Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu
nước tự hào dân tộc.
+ Ca ngợi những chiến công oai hùng,
cảnh đẹp của quê hương đất nước.
163
Hoạt động 1 : Nhóm - cá nhân
- GV : Giảng giải về lĩnh vực nghệ
thuật gốm : Kiến trúc, điêu khắc, sân
khấu, âm nhạc ...
- GV chia HS làm 3 nhóm, yêu cầu mỗi
nhóm theo dõi sách giáo khoa tìm hiểu
về một số lĩnh vực cụ thể.
+ Nhóm 1 : Kiến trúc
+ Nhóm 2 : Điêu khắc
+ Nhóm 3 : Sân khấu, ca nhạc ...
- Câu hỏi dành cho mỗi nhóm.
+ Nhóm 1 : Kể tên những kiến trúc tiêu
biểu thế kỷ X - XV, phân biệt đâu là
kiến trúc ảnh hưởng đến đạo Phật, đâu
là kiến trúc ảnh hưởng của Nho giáo ?
Nói lên hiểu biết về những công trình
kiến trúc đó.
+ Nhóm 2 : Phân loại những công trình
điêu khắc Phật giáo, Nho giáo. Nét độc
đáo trong nghệ thuật điêu khắc.
+ Nhóm 3 : Sự phát triển của nghệ thuật
sân khấu, ca múa nhạc, đặc điểm ?
- HS các nhóm theo dõi sách giáo khoa
thảo luận cử đại diện trả lời.
- GV : Trong quá trình các nhóm làm
việc GV có thể cho HS xem một số
tranh ảnh sưu tầm được. Chân cột đá ở
Hoàng thành Thăng Long (hình hoa
sen) ấn tín thời Trần, hình rồng cuộn
trong lá đề, bình gốm Bát Tràng để
cung cấp thêm cho HS kiến thức.
- HS : Các nhóm trả lời
- GV nhận xét bổ sung, kết luận.
GV cung cấp cho HS hiểu biết về
những công trình kiến trúc Phật giáo
tiêu biểu mà các em chưa trình bày
được như : Tháp Báo Thiên (Hà Nội),
Chuông Quy Điền (Hà Nội). Tượng
Quỳnh Lâm - Đông Triều (Quảng
Ninh), Vạc Phổ Minh (Nam Định),
Tháp Chàm ...
+ GV có thể minh hoạ nét độc đáo
trong kiến trúc điêu khắc bằng bức
c) Nghệ thuật :
+ Kiến trúc phát triển chủ yếu ở giai
đoạn Lý - Trần - Hồ thế kỷ X - XV
theo hướng phật giáo gồm chùa, tháp,
đền.
+ Bên cạnh đó có những công trình
kiến trúc ảnh hưởng của nho giáo :
Cung điện, thành quách, thànhThăng
Long.
+ Điêu khắc : Gồm những công trình
trạm khắc, trang trí ảnh hưởng của
phật giáo và nho giáo của phật giáo và
nho giáo song vẫn mang những nét độc
đáo riêng.
+ Nghệ thuật sân khấu ca, múa nhạc
mang đậm tính dân gian truyền thống.
164
ảnh : Chân cột đá ở Hoàng thành Thăng
Long (hình hoa sen nở), hình rồng cuộn
trong lá đề, Chùa Một Cột, tháp Phổ
Minh nhiều tầng chỉ ra những nét độc
đáo.
- PV : Em có nhận xét gì về đời sống
văn hóa ở nhân dân thời Lý - Trần Hồ ?
- HS suy nghĩ trả lời
- GV bổ sung kết luận.
* Hoạt động 1 : Cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc sách giáo khoa
lập bảng thống kê các thành tựu khoa
học kỹ thuật thế kỷ X - XV theo mẫu.
- HS theo dõi sách giáo khoa tự hoàn
thiện bảng thống kê.
+ Văn hóa Đại Việt thế kỷ X - XV
phát triển phong phú đa dạng.
+ Chịu ảnh hưởng của yếu tố bên
ngoài song vẫn mang đậm tính dân tộc
và dân gian.
3. Khoa học - Kỹ thuật :
- Sử học : Nhiều tác phẩm được biên
soạn như Đại Việt sử kí,
Đại việt sử lược, Trung hưng thực
lục ...
- Khoa học quân sự : Binh thư yếu
lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư.
- Ngoài ra một số thành tựu về y học,
thiên văn học ...
4. Củng cố :
- Vị trí của Phật giáo ở các thế kỷ X - XV
- Đặc điểm thơ văn thế kỷ XI - XV
- Nét độc đáo, tính dân tộc và dân gian trong lĩnh vực nghệ thuật thế kỷ
X-XV
5. Dặn dò :
- HS học bài, trả lời câu các câu hỏi và bài tập SGK (trang 175) đọc trước
bài mới.
165
Bài 32
VIỆT NAM Ở THẾ KỈ XV - THỜI LÊ SƠ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi đọc xong bài học yêu cầu HS cần :
1. Kiến thức
- Hiểu được thời Lê sơ đánh dấu một đỉnh cao trên con đường phát triển
của chế độ phong kiến trung ương tập quyền Việt Nam.
- Nắm được sự thống nhất quốc gia được củng cố, Nhà nước được hoàn
thiện. Các mặt hoạt động kinh tế, giáo dục, văn hóa đều phát triển.
- Thấy được công lao của Lê Thái Tổ là người có công sáng lập, Lê
Thánh Tông là người phát triển đất nước.
2. Tư tưởng, tình cảm
- Giáo dục ý thức học tập để phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước
- Bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc.
3. Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, liên hệ và nhận xét.
II. THIẾT KẾ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC :
- Tranh ảnh có liên quan đến bài học
- Sưu tầm thơ, văn nói về giai đoạn này.
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1 : Vị trí của Phật giáo ở các thế kỷ X - XV ?
Câu hỏi 2 : Đặc điểm thơ văn thế kỷ XI - XV ?
Câu hỏi 3 : Nét độc đáo, tính dân tộc và dân gian trong lĩnh vực nghệ
thuật X - XV ?
2. Dẫn dắt vào bài mới :
Sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế,
sáng lập nhà Lê, đưa Nhà nước phong kiến Đại Việt phát triển mọi mặt về chính
trị, kinh tế, văn hóa. Để hiểu được những nội dung trên, chúng ta đi vào tìm hiểu
nội dung bài học hôm nay.
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp :
Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động 1 : Cả lớp, cá nhân
- GV : Thông báo kiến thức mới
- HS : nghe và ghi chép
Kiến thức cơ bản
1. Nhà nước quân chủ đạt đỉnh
cao:
*. Tổ chức bộ máy Nhà nước
- Năm 1428 sau khi chiến thắng
nhà Minh, Lê Lợi lên ngôi Hoàng
đế, sáng lập nhà Lê (Lê sơ)
- Những năm 60 của thế kỷ XV
Lê Thánh Tông tiến hành một
cuộc cải cách hành chính lớn.
GV : Yêu cầu HS đọc SGK để thấy được
166
những chính sách cải cách của Lê Thánh
Tông ở cả trung ương lẫn địa phương :
167
- Chính quyền trung ương
- HS theo dõi sách giáo khoa phát biểu.
- GV bổ sung kết luận, kết hợp với vẽ sơ đồ
đơn giản lên bảng.
Vua
6 bộ
Ngự
sử đài
Hàn lâm
168
GV giải thích thêm : Các chức quan trung
gian giũa vua và các cơ quan hành chính
(như chức tể tướng) bị bãi bỏ. Nhà vua làm
việc trực tiếp với các cơ quan trung ương Lê
Thánh Tông thành lập 6 bộ mới phụ trách
hoạt động của Nhà nước : Bộ Lại, Lê, Hộ,
Công, Binh, Hình, Vua có thể trực tiếp bãi
miễn hoặc bổ nhiệm các chức quyền, quyết
định mọi việc không cần qua các chức quan
trung gian. Chứng tỏ vua nắm mọi quyền
hành, chuyên chế ở mức độ cao hơn thời kỳ
Lý => Trần.
- HS tiếp tục trình bày về cải cách ở địa
phương của Lê Thánh Tông
- GV bổ sung kết luận
- HS nghe và ghi nhớ
- GV bổ sung thêm : Khác với triều Lý Trần
các chức vụ cao cấp trong triều đình và cai
quản các địa phương đều do vương hầu quý
tộc dòng họ rần nắm giữ. Còn ở thời Lê quan
lại đều phải trải qua thi cử, đỗ dạt mới được
bổ nhiệm. Các quý tộc muốn làm quan cũng
phải như vậy.
- GV : Em có nhận xét gì về cuộc cải cách
của Lê Thánh Tông và bộ máy Nhà nước
thời Lê sơ?
- HS suy nghĩ và trả lời.
- GV kết luận : Đây là cuộc cải cách hành
chính lớn toàn diện được tiến hành từ trung
ương đến địa phương. Cải cách để tăng
cường quyền lực của chính quyền trung
ương nhât là tăng cường quyền lực của nhà
vua. Quyền lực tập trung trong tay vua.
Chứng tỏ bộ máy Nhà nước quân chủ
chuyên chế nhà Lê đạt đến mức độ cao, hoàn
thiện.
* Hoạt động 1 : Cá nhân
- GV giúp HS nắm được sự ra đời của các bộ
luật thời phong kiến.
- HS nghe, ghi chép.
- GV yêu cầu HS đọc phần chữ nhỏ trong
SGK trả lời câu ỏi trong sách giáo khoa.
- HS dọc sách giáo khoa suy nghĩ và trả lời.
- Chính quyền địa phương
- Cả nước chia thành 12 đạo, thừa
tuyên, mỗi đạo có 3 ti (Đô ti,
Thừa ti, Hiến ti)
+ Dưới đạo là : Phủ, Huyện,
Châu, Xã
=> Dưới thời Lê bộ máy Nhà
nước quân chủ chuyên chế đạt
mức độ cao, hoàn chỉnh.
* Luật pháp và quân đội.
+ Luật pháp :
- Năm 1042 Vua Lý Thánh Tông
ban hành Hình thử (bộ luật đầu
tiên).
- Thời Trần : Hình luật
- Thời Lê biên soạn một luật tên
đầy đủ gọi là Quốc triều hình luật.
=> Luật pháp nhằm bảo vệ quyền
169
- GV kết luận về mục đích, tác dụng của hành của giai cấp thống trị, an
cách điều luật.
ninh đất nước và một số quyền lợi
- HS nghe và ghi.
chân chính của nhân dân.
Hoạt động 2 : Cá nhân.
+ Quân đội : Được tổ chức quy
- GV giảng nhanh
củ, gồm Cấm binh (bảo vệ kinh
- HS : Tự ghi nhớ
thành) và Quân chính quy bảo vệ
đất nước.
Hoạt động 1 : Cá nhân
2. Khôi phục và phát triển kinh tế.
- GV nêu câu hỏi : Hãy cho biết thái độ của
Nhà nước đối với nông nghiệp ?
- HS đọc SGK suy nghĩ và trả lời.
- GV nhận xét, trình bày và phân tích :
- Nông nghiệp : Nhà nước ban
- Hoà bình lập lại, Nhà nước khuyến khích hành chính sách khuyến khích sản
nhân dân ra sức lao động để khôi phục sản xuất.
xuất xem làng hàn gắn vết thương chiên + Ban hành chính sách quân điền,
tranh nhanh chóng ổn định đời sống.
qui định việc chia ruộng công của
các làng xã.
- Nhà nước ban hành chính sách quân điền, + Khuyến khích nhân dân khai
quy định việc chia ruộng công ở các làng xã. hoang, đê điều, mương máng
được tư sữa.
- Khuyến khích nhân dân khai hoang, đê
điều, mương máng được tu sửa.
Hoạt động 2 : Cá nhân.
- GV nêu câu hỏi : Tình hình thủ công
nghiệp và thương nghiệp thời Lê như thế nào
?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý : Thủ công nghiệp - Thủ công nghiệp và thương
và thương nghiệp được phục hồi và phát nghiệp.
triển.
+ Thủ công nghiệp và thương
- GV hỏi : Biểu hiện của sự phát triển đó ?
nghiệp được phục hồi và phát
triển.
- HS trả lời câu hỏi
- GV chốt ý : 36 phố phường vừa sản xuất
hàng thủ công vừa buôn bán. Hàng hóa
nhiều, nhân dân buôn bán đông đúc.
+ Biểu hiện phát triển : hàng hóa
- GV nhấn mạnh thêm : Nhiều chợ mới được nhiều, nhân dân buôn bán đông
mọc lên ở các làng, Nhà nước còn khuyến đúc. Chợ mới, làng thủ công mới
khích trao đổi sản phẩm, nhiều làng thủ công hình thành.
mới hình thành.
- GV kết hợp giới thiệu một số tranh về các
bình gốm thời Lê sơ sưu tầm được, hoặc
tranh trong SGK.
- Cuối cùng GV hỏi : Hạn chế trong chính
sách thương nghiệp của nhà Lê là gì ?
170
- HS đọc SGK trả lời.
- GV chốt ý : Nhà Lê không chủ trương mở
rọng buôn bán với thương nhân nước ngoài.
- HS lấy dẫn chung về điều này : Thuyền bè
nước ngoài chỉ cập bến một vài cảng và bị
khám xét nghiêm ngặt.
Hoạt động 1 : Cá nhân và cả lớp
- GV nêu câu hỏi : Tình hình giáo dục thời
Lê ?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV chốt ý : Thời Lê, giáo dục phát triển,
đây là giáo dục nho giáo.
- GV trình bày rõ thêm : Trường Quốc tử
giám được mở rộng cho con em quan lại đến
học. Thi cử thường xuyên tổ chức 3 năm có
1 kì thi Hội ở kinh đô để chọn nhân tài. Năm
1643 khoa thi đâu tiên của triều vua Lê
Thánh Tông có 1400 người đi thi Hội, trong
thời gian trị vì của vua Lê Thánh Tông có 12
kì thi Hội vớ 501 người đỗ tiến sĩ, trong đó
có 9 trạng nguyên.
- GV nêu câu hỏi :Về văn học, sử học có
bước phát triển như thế nào ?
- HS đọc SGK trả lời
- GV nhận xét và chốt ý :
+ Văn học Hán và Nôm đều phát triển, hàng
loạt tập thơ ra đời như : Bình Ngô Đại Cáo,
Hồng Đức quốc âm thi tập ...
+ Sử học, một số bộ sử học cũng được biên
soạn như Đại Việt sử kí toàn thư ...
3. Những chuyển biến về văn
hóa
- Giáo dục : Phát triển - giáo dục
nho giáo, thi cử Thi cử thường
xuyên tổ chức 3 năm có 1 kì thi
Hội ở kinh đô để chọn nhân tài.
Trường Quốc tử giám được mở
rộng
- Văn học Hán và Nôm đều phát
triển, hàng loạt tập thơ ra đời
+ Sử học, một số bộ sử học cũng
được biên soạn như Đại Việt sử kí
toàn thư...
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu về kiến trúc - Nghệ thuật vẫn phát triển song
và điêu khắc.
có phần hạn chế.
4. Củng cố
- Tổ chức chính quyền thời Lê
- Các chính sách kinh tế thời Lê
5. Dặn dò, bài tập
- Học bài cũ, đọc trước bài mới
- Trả lời các câu hỏi bài tập trong SGK.
171
CHƯƠNG V
VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XVI ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIII
Bài 33
CHIẾN TRANH PHONG KIẾN VÀ SỰ CHIA CẮT ĐẤT NƯỚC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nứm được :
1. Kiến thức
- Sự sụp đổ của triều đình nhà Lê đã dẫn đến sự phát triển của các thế lực
phong kiến.
- Nhà Mạc ra đời và tồn tại hơn nửa thế kỉ đã góp phần ổn định xã hội
trong một thời gian.
- Chiến tranh phong kiến diễn ra trong bối cảnh xã hội Việt Nam thế kỉ
XVI - XVIII đã dẫn đến sự chia cắt đất nước.
- Tuy ở mỗi miền (Đàng Trong, Đàng Ngoài) có cính quyền riêng như
chưa hình thành hai nước.
2. Tư tưởng, tình cảm
- Bồi dưỡng ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước thông nhất
- Bồi dưỡng tinh thần dân tộc.
3. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp vấn đề.
- Khả năng nhận xét về tính giai cấp trong xã hội.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Bản đồ Việt Nam phân rõ ranh giới hai miền
- Một số tranh về triều Lê - Trịnh.
- Một số tài liệu về Nhà nước ở 2 miền
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra
Câu 1 : Vị trí của Phật giáo trong các thế kỉ X-XVI ? Biểu hiện nào chứng
tỏ sự phát triển của Phật giáo ở giai đoạn này ?
Câu 2 : Bằng chứng kiến thức đã học, em hãy chứng minh nhà Lê sơ là
một triều đại thịnh trị trong lịch sử phong kiến Việt Nam (dành cho HS khá giỏi).
2. Mở bài
Ở chương II chúng ta đã được tìm hiểu về các triều đại phong kiến Việt
Nam từ X - XV, qua đó thấy được quá trình hình thành, pt của Nhà nước phong
kiến và những thành tựu kinh tế, văn hóa của nhân dân Đại Việt. Từ đầu thế kỷ
XVI, cuộc khủng hoảng xã hội đãlàm sụp đổ nhà Lê sơ, kể từ đó Nhà nước
phong kiến Đại Việt có những biến đổi lớn. Để hiểu được những biến đổi của
Nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI - XVIII chúng ta cùng tìm hiểu bài
học hôm nay.
3. Tổ chức dạy học :
Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động : Cả lớp - Cá nhân
Kiến thức cơ bản
I. Sự duy yếu của triều Lê
172
và sự ra đời của triều Mạc
- Trước hết GV nhắc lại :Triều đại nhà Lê sơ được Sự sụp đổ của nhà Lê. Nhà
đánh giá là 1 triều đại thịnh trị trong lịch sử phong Mạc thành lập
kiến Việt Nam :
+ Bộ máy Nhà nước hoàn chỉnh.
+ Giáo dục thi cử đạt đến giai đoạn cực thịnh của
giáo dục thi cử phong kiến. Phan Huy Chú nhận
xét : “Giáo dục các thời thịnh nhất là thời Hồng
Đức ...”
+ Kinh tế được khôi phục và phát triển, kinh đô
Thăng Long thực sự là đô thị sầm uất song từ đầu
XVI nhà Lê sơ lâm vào khủng hoảng, sup sụp.
- Sau đó GV yêu cầu HS theo dõi SGK trả lời câu - Đầu thế kỷ XVI nhà Lê sơ
hỏi :Tại sao thế kỉ XVI nhà Lê sơ suy yếu ? Biểu lâm vào khủng hoảng suy yếu
hiện của sự suy yếu đó ?
- HS theo dõi SGK trả lời
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận về biểu hiện suy - Biểu hiện :
yếu của nhà Lê sơ.
+ Các thế lực phong kiến nổi
dậy tranh chấp quyền lực Mạnh nhất là thế lực Mạc
Đăng Dung
Nguyên nhân làm cho nhà Lê suy sụp là do : Vua + Phong trào đấu tranh của
quan chỉ lo ăn chơi xa xỉ không quan tâm đến triều nhân dân bùng nổ ở nhiều nơi
chính và nhân dân. Địa chủ ra sức chiếm đoạt
ruộng đất, bóc lột nông dân.
GV có thể kể về nhân vật Mạc Đăng Dung (1483 1541) quê ở làng Cổ Trai, Nghi Dương, Hải phòng.
Vốn xuất thân từ nghề chài lưới, có sức khoẻ, đánh
vật giỏi, thi đậu đô lực sĩ được tuyển vào đội Túc
vệ. Nhờ có sức khoẻ, cương trực, lập được nhiều
công lớn trong việc dẹp yên xung đột giữa các đại
thần nên nhanh chóng được thăng quan, tiến chức.
Ông từng làm đến chức Thái phó, Tiết chế 13 đạo
quân thủy bộ, có thế lực lớn trong triều đình (thao
túng triều đình)
- GV trình bày tiếp : Trong bối cảnh nhà Lê suy - Năm 1527 Mạc Đăng Dung
yếu, bất lực, Mạc Đăng Dung đã phế truất vua Lê phế truất vua Lê lập triều
và thành lập triều Mạc.
Mạc.
GV : Giúp HS hiểu đây là sự thay thế tất yếu và
hợp quy luật để HS có những đánh giá đúng dắn về
triều Mạc và Mạc Đăng Dung.
*. Hoạt động 2 : Cả lớp, cá nhân
* Chính sách của nhà Mạc.
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi :
Sau khi nhà Mạc lên cầm quyền đã thi hành chính
sách gì ?
173
- HS theo dõi SGK trả lời.
- GV bổ sung, kết luận.
- Nhà Mạc xây dựng chính
quyền theo mô hình cũ của
nhà Lê
- Tổ chức thi cử đều đặn
- Xây dựng quân đội mạnh
- GV giảng giải thêm ở thời Lê : Phép quân điền - Giải quyết vấn đề ruọng đất
của nhà Lê đã làm chế độ sở hữu tư nhân về ruộng cho nông dân
đất tăng. Ruộng đất công làng xã ít. Đến thời nhà
Mạc đã cố gắng giải quyết vấn đề ruộng đất cho
nông dân giúp thúc đẩy nông nghiệp.
- GV kết luận về tác dụng của những chính sách => Những chính sách của nhà
của nhà Mạc.
Mạc bước đầu đã ổn định lại
đất nước.
- GV phát vấn : Trong thời gian cầm quyền nhà
Mạc gặp khó khăn gì ?
- HS theo dõi SGK trả lời
- Do sự chống đối của cựu
- GV bổ sung, kết luận : Về những khó khăn của thần nhà Lê và do chính sách
nhà Mạc và lý giải tại sao nhà Mạc bị cô lập
cắt đất, thần phục nhà Minh
=> nhân dân phản đối
- GV có thể bổ sung : Thấy Đại Việt đang trong Nhà Mạc bị cô lập.
tình rạng náo động, nhà Minh sai quân áp sát biên
giới, đe doạ tíen vào nước ta. Mạc Đăng ung lúng
túng : Năm 1540 xin cắt vùng đất Đông Bắc trước
đây vốn thuộc Châm Khâm (Quảng Đông) nộp cho
nhà Minh. Dâng sổ sách vùng đất này cho quân
Minh. Việc làm này bị nhân dân lên án, mất lòng
tin vào nhà Mạc. Vì vậy nhà Mạc bị cô lập. Các
cựu thần nhà Lê nổi lên chốn đối, đất nước rơi vào
trình trạng chiến tranh chia cắt.
* Hoạt động 1 :
2. Nội chiến Nam - Bắc triều
- GV giảng giải : Nhà Mạc ra đời trong bối cảnh
chiến tranh phong kiến bùng nổ, tuy bước đầu có
góp phần ổn định lại xã hội nhưng lại trở thành
nguyên cớ gây nên chiến tranh Nam - Bắc triều,
kết quả.
- HS theo dõi SGK trả lời.
- GV nhận xét, bỏ sung và kết luận.
+ GV giải thích thêm: Bộ phận cựu thần nhà Lê - Cựu thần nhà Lê, đứng đầu
gắn bó với sự nghiệp giải phóng đất nước của cha là Nguyễn Kim đã quy tụ lực
ông, không chấp nhận nền thống trị của họ Mạc, lượng c chống Mạc “phù Lê
không phục họ Mạc ở chỗ Mạc Đăng Dung không diệt Mạc” thành lập chính
xuất thân từ dòng dõi quý tộc => Vì vậy đã nổi lên quyền ở Thanh Hóa gọi là
ở Thanh Hóa - quê hương của nhà Lê để chống lại Nam triều, đối đầu với nhà
nhà Mạc => Chiến tranh Nam - Bắc triều.
Mạc ở Thăng Long - Bắc
174
+ GV giải thích thêm nhà Mạc không được nhân
dân ủng hộ, vì vậy bị lật đổ, phải chạy lên Cao
Bằng. Đất nước thống nhất. Không lâu sau ở Nam
triều, quyền hành nằm trong tay họ Trịnh (Trịnh
Kiểm) đã hình thành một thế lực cát cứ ở mạn
Nam - Thế lực họ Nguyễn. Một cuộc chiến tranh
phong kiến mới lại bùng nổ: Chiến tranh Trịnh Nguyễn.
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được
nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Trịnh - Nguyễn
và hậu quả của nó.
- HS theo dõi SGK phát biểu.
- GV bổ sung, kết luận về nguyên nhân dẫn đến
chiến tranh Trịnh - Nguyễn.
+ Trong lực lượng phù Lê: Đứng đầu là Nguyễn
Kim. Nhưng từ khi Nguyễn Kim chết, con rể là
Trịnh Kiểm (được phong Thái sư nắm binh quyền)
đã tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”. Để thao
túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm tìm
cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn (họ Nguyễn
Kim), giết Nguyễn Uông (con cả Nguyễn Kim),
trước tình thế đó người con thứ của Nguyễn Kim là
Nguyễn Hoàng đã nhờ chị gái xin anh rể (Trịnh
Kiểm) cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa. Từ đó cơ
nghiệp họ Nguyễn ở mạn Nam dần được xây dựng,
trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, tách khỏi sự
lệ thuộc họ Trịnh ở Đàng Ngoài.
- GV chốt ý: Như vậy mạn Nam, Bắc của Đại Việt
có 2 thế lực phong kiến cát cứ.
- GV sử dụng bản đồ để chỉ cho HS quan sát.
triều.
- Năm 1545 - 1592 chiến
tranh Nam Bắc triều bùng nổ
=> nhà Mạc bị lật đổ, đất
nước thống nhất.
3. Nội chiến Trịnh - Nguyễn
và sự phân chia Đàng Trong
- Đàng Ngoài
+ Ở Thanh Hóa, Nam Triều
vẫn tồn tại nhưng quyền lực
nằm trong tay họ Trịnh.
+ Ở Mạn Nam: Họ Nguyễn
cát cứ xây dựng chính quyền
riêng.
+ Năm 1627 họ Trịnh đem
quân đánh họ Nguyễn, chiến
tranh Trịnh - Nguyễn bùng
nổ.
+ Kết quả: Năm 1672 hai bên
giảng hòa, lấy sông Gianh làm
giới tuyến => đất nước bị chia
cắt.
4. Củng cố
175
- Nguyên nhân của chiến tranh Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn.
- So sánh chính quyền đàng Trong, đàng Ngoài.
5. Dặn dò
- HS vẽ sơ đồ đơn giản bộ máy chính quyền Đàng Trong, Đàng Ngoài rồ
so sánh.
- Học bài, đọc trước bài mới.
176
Bài 34
TÌNH HÌNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần :
1. Kiến thức
- Đất nước có nhiều biến động, song tình hình kinh tế có nhiều biểu hiện
phát triển.
- Lãnh thổ Đàng Trong mở rộng, tạo nên một vựa thóc lớn, góp phần quan
trọng ổn định tình hình xã hội.
- Kinh tế hàng hoá do nhiều nguyên nhân (chủ yếu là nguyên nhân khách
quan) phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện cho sự hình thành và phồn vinh của một
số đô thị.
- Từ nửa sau thế kỉ XVIII kinh tế cả 2 Đàng đề suy thóa. Song sự phát
triển của kinh tế hàng hoá ở thế kỉ trước đã ảnh hưởng quan trọng đến xã hội.
2. Tư tưởng, tình cảm
- Giáo dục ý thức về tính 2 mặt của kinh tế thị trường, từ đó biết định
hướng về tác động tích cực.
- Bồi dưỡng những nhận thức về hạn chế của tư tưởng phong kiến.
3. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng phân tích, liên hệ thực tế.
II. TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Tranh ảnh, bản đồ Việt Nam có ghi địa danh và vị trí các đô thị.
- Một số nhận xét của thương nhân nước ngoài về kinh tế Việt Nam hay
về các đô thị Việt Nam.
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
- Vẽ sơ đồ Nhà nước Đàng Trong và Đàng Ngoài, so sánh.
2. Mở bài
Từ thế kỉ XVI đất nước có nhiều biến động lớn song do nhiều nguyên
nhân khác nhau nên nền kinh tế ĐạiViệt vẫn tiếp tục phát triển với những biểu
hiện có ý nghĩa quan trọng. Để thấy được ở các thế kỉ XVI - XVIII kinh tế Đại
Việt phát triển như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó, chúng ta
cùng học bài mới.
3. Tổ chức dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Những kiến thức cơ bản cần
nắm
1. Tình hình ruộng đất và
Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân
kinh tế nông nghiệp Đàng
Ngoài
- GV: Trước hết GV giúp HS nắm được tình - Tình hình ruộng đất:
hình nông nghiệp từ đầu thế kỉ XVI: Chính + Ruộng tư gia tăng nhanh,
sách ruộng đất thời Lê sơ bị phá sản. Nguyên nhiều người có đến hàng trăm
177
nhân là do chế độ sở hữu ruộng tư gia tăng.
- GV nhấn mạnh: Trong các làng xã đã xuất
hiện nhiều người có đến hàng trăm mẫu, thậm
chí hàng nghìn mẫu ruộng. Mặc dù chế độ
phong kiến kìm hãm sự phát triển của ruộng tư
như ban hành phép quân điền, thi hành luật
thuế mới đánh vào ruộng tư.
- GV nêu câu hỏi: Sự phát triển ruộng tư đã
dẫn đến hậu quả gì?
- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý: + Phục vụ lợi ích của
nhà nước phong kiến, giai cấp địa chủ, tầng lớp
quan liêu và binh lính.
+ Qũy ruộng còn rất ít, nông dân hầu như
không có ruộng.
- GV trình bày: Trong khi đó họ lại phải chịu
muôn vàn thứ tô thuế, lao dịch, số đông họ bị
bần cùng hóa phải dời bỏ quê hương đi kiếm
sống, mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay
gắt xã hội phong kiến Đàng Ngoài khủng
hoảng.
- GV yêu cầu HS đọc SGK để thấy được trong
thời kì này nông dân đã đúc kết được nhiều
kinh nghiệm cấy trồng (Tư liệu ghi chép của
Lê Quý Đôn). Điều đó thể hiện kinh tế nông
nghiệp lúc này đã phát triển với cơ cấu đa
ngành, bổ sung hỗ trợ cho nhau.
mẫu, thậm chí hàng nghìn mẫu
ruộng
- Đầu thế kỉ XVIII, ruộng công
còn không đáng kể, nông dân
hầu như không có ruộng.
- Trong khi đó họ lại phải chịu
tô thuế, lao dịch nặng nề, số
đông họ
bị bần cùng hóa phải dời bỏ
quê hương đi kiếm sống, mâu
thuẫn xã hội ngày càng trở nên
gay gắt xã hội phong kiến
Đàng Ngoài khủng hoảng.
- Kinh tế nông nghiệp: nông
dân đã đúc kết được nhiều kinh
nghiệm cấy trồng, cơ cấu đa
ngành hình thành, bổ sung hỗ
trợ cho nhau.
2. Công cuộc khẩn hoang và
kinh tế nông nghiệp Đàng
Trong
Đàng Trong, sang thế kỉ XVII, đất Thuận - Sang thế kỉ XVII, đất Thuận
Quảng được mở rộng về phía Nam.
Quảng được mở rộng về phía
Nam.
GV dùng bản đồi hành chính Việt Nam để thấy + Năm 1611, Nguyễn Hoàng
quá trình mở rộng lãnh thổ về phía trong cụ thể vượt đèo Cù Mông.
như sau:
+ Năm 1611, Nguyễn Hoàng vượt đèo Cù
Mông.
+ Năm 1653, Nguyễn Phúc Tần mở rộng biên + Năm 1653, Nguyễn Phúc Tần
giới đến Phan Rang.
mở rộng biên giới đến Phan
Rang.
+ Năm 1693, toàn bộ phần đất còn lại của + Năm 1693, toàn bộ phần đất
Cham-pa sát nhập vào Đàng Trong.
còn lại của Cham-pa sát nhập
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
- Trước hết GV trình bày và phân tích:
178
vào Đàng Trong.
GV nhấn mạnh: Cũng từ thế kỉ XVII, cư dân - Cư dân Việt và cả người Hoa
Việt vượt biển vào Đồng Nai khai khẩn đất vượt biển vào đàng Trong khai
hoang lập những làng người Việt đầu tiên. hoang, lập ấp.
Cùng với đó, một số người Hoa cũng vượt biển
vào Đàng Trong khai hoang.
- GV tổ chức cho HS đọc đoạn chữ nhỏ trong
SGK để thấy được chính quyền nhà Nguyễn ở
Đàng Trong có chính sách để khuyến khích
không khẩn hoang. Kết hợp giới thiệu hình 68
trong SGK “Đền thờ họ Mạc”
Hoạt động 2: Cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Chế độ sở hữu ruộng đất
Đàng Trong như thế nào?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý:
+ Do hoàn cảnh lịch sử và phương thức khai
thác không giống nhau mà có sự khác nhau về
chế độ ruộng đất.
+ Vùng Thuận Quảng (miền Trung hiện nay)
đồng bằng nhỏ, hẹp nên cơ cấu tổ chức làng
xóm giống Đàng Ngoài, ruộng công làng xã
phổ biến.
+ Vùng phía Nam nhất là đồng bằng sông Cửu
Long, ruộng tư phổ biến và tích tụ với số lượng
lớn.
- GV cho HS đọc đoạn cuối của bài này để thấy
được sự tích tụ ruộng đất ở đây.
- GV làm rõ: Cùng với sự tích tụ ruộng đất lớn
vùng Đồng Nai, Gia Định nổi lên thành khu
vực sản xuất nông nghiệp phát triển với khối
lượng hàng hoá xuất khẩu khá lớn.
- Chế độ ruộng đất:
+ Vùng Thuận Quảng (miền
Trung hiện nay) ruộng công
làng xã phổ biến.
+ Vùng phía Nam nhất là đồng
bằng sông Cửu Long, ruộng tư
phổ biến và tích tụ với số lượng
lớn.
- Kinh tế nông nghiệp: Đồng
Nai, Gia Định sản xuất nông
nghiệp phát triển với khối
lượng hàng hoá xuất khẩu khá
lớn.
4. Sơ kết bài học
- Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Đàng Ngoài và Đàng Trong.
- Những dấu hiệu chứng tỏ sự phát triển của kinh tế nông nghiệp ở Đàng
Trong.
5. Dặn dò, bài tập về nhà
- Hoc bài cũ, đọc trước bài mới.
- Trả lời câu hỏi và bài tập trong SGK.
179
180
Bài 35
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ HÀNG HÓA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần :
1. Kiến thức
- Nắm được sự phát triển của sản xuất thủ công nghiệp trong với những
biểu hiện cụ thể.
- Thấy được sự phát triển của thương nghiệp Việt Nam trong các thế kỉ
XVI - XVIII với sự có mặt và tham gia buôn bán của các thương nhân phương
Tây. Cùng với nó là sự hưng thịnh của các đô thị.
2. Tư tưởng, tình cảm
- Giáo dục cho HS lòng yêu lao động, trân trọng sự sáng tạo, năng động
của nhân dân ta trong sự phát triển hòa nhập vào xu thế phát triển của thời đại.
- Cần thấy rõ trách nhiệm của các vương triều phong kiến đã không biết
khai thác, tận dụng cơ hội phát triển đất nước.
3. Kĩ năng
- Bồi dưỡng kĩ năng phân tích, so sánh và đánh giá thực trạng kinh tế
hàng hoá.
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Đàng Ngoài và
Đàng Trong?
Câu hỏi 2: Những dấu hiệu chứng tỏ sự phát triển của kinh tế nông nghiệp
ở Đàng Trong?
2. Dẫn dắt vào bài mới
Sự phát triển của nông nghiệp và ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới
đã tạo nên bước phát triển về nhiều mặt của kinh tế hàng hoá, đặc biệt là hoạt
động ngoại thương và hưng thịnh của một số đô thị ở cảng Đàng Trong và Đàng
Ngoài. Để tìm hiểu những nội dung trên chúng ta cùng vào học bài hôm nay.
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp
Kiến thức cơ bản HS cần
nắm vững
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
1. Thủ công nghiệp
Trước hết GV trình bày: Để phục vụ cho nhu a) Thủ công nghiệp nhà nước
cầu cả nước, chính quyền Lê - Trịnh và chính
quyền chúa Nguyễn đều chú trọng xây dựng
các quan xưởng.
- Tiếp đó GV nêu câu hỏi: Nêu những biểu - Chính quyền Lê - Trịnh và
hiện của thủ công phát triển nhà nước ở Đàng chính quyền chúa Nguyễn đều
Trong và Đàng Ngoài?
chú trọng xây dựng các quan
Hoạt động của thầy và trò
181
xưởng
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý:
Chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngoài đều
lập các xưởng lớn chuyên việc đúc súng, sản
xuất vũ khí cho quân đội, đúc tiền, đóng
thuyền, làm các đồ trang sức,...
- Biểu hiện phát triển:
+ Lập các xưởng lớn chuyên việc
đúc súng, sản xuất vũ khí cho
quân đội, đúc tiền, đóng thuyền,
làm các đồ trang sức,... nâng cao
trình độ sản xuất.
GV nhấn mạnh: Trong thời kì này, thủ công + Trưng tập các thợ giỏi ở địa
nghiệp nhà nước tuy có được mở rộng về quy phương.
mô và nâng cao trình độ về kĩ thuật, nhưng vẫn
bị ràng buộc chặt chẽ trong những tổ chức sản
xuất với những quan hệ cưỡng bức và nô dịch,
ít có tác động đến sự phát triển của kinh tế
hàng hoá.
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được:
b) Thủ công nghiệp nhân dân
+ Sự phát triển của nghề truyền thống.
+ Sự xuất hiện những nghề mới.
+ Nét mới trong kinh doanh, sản xuất thủ công
nghiệp
- HS theo dõi SGK, trả lời:
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận về sự phát - Nghề thủ công truyền thống
triển của thủ công nghiệp.
tiếp tục phát triển đạt trình độ
cao (dêt, gốm).
GV: Minh họa cho sự phát triển của nghề dệt
bằng lời nhận xét của thương nhân nước ngoài.
Một thương nhân hỏi người thợ dệt “Tơ lụa
được sản xuất với một số lượng lớn bao gồm
đủ loại như lụa trắng, lụa màu, the, lĩnh, nhiễu,
đoạn... kĩ thuật dệt không kém mềm mại, vừa
đẹp, vừa tốt... chị có làm được không? Người
thợ trả lời: Làm được!”.
Minh họa cho sự phát triển nghề gốm bằng một
số tranh ảnh sưu tầm và tranh trong SGK.
- Một số nghề mới xuất hiện
GV tiếp tục truyền đạt về sự xuất hiện những như: Khắc in bản gỗ, làm đường
nghề mới và nét mới chính trong kinh doanh.
trắng, làm đồng hồ, làm tranh
sơn mài.
GV có thể minh họa bằng một số câu ca dao về - Khai mỏ - một ngành quan
các ngành nghề thủ công truyền thống. Kể tên trọng rất phát triển ở cả Đàng
một số làng nghề thủ công truyền thống, kết Trong và Đàng Ngoài.
hợp liên hệ thực tiễn về sự tồn tại của các làng - Các làng nghề thủ công xuất
nghề ngày nay. Giá trị của nghề thủ công, của hiện ngày càng nhiều.
sản phẩm thủ công trong thời hiện đại.
- Ở các đô thị thủ công đã lập
phường hội vừa sản xuất vừa
bán hàng (nét mới trong kinh
182
doanh).
- HS nghe, ghi nhớ.
- GV: Em có nhận xét gì về sự phát triển của
thủ công nghiệp đương thời? So sánh với giai
đoạn trước.
- HS so sánh, suy nghĩ, trả lời.
- GV nhận xét, kết luận: Thủ công nghiệp thế
kỉ XVI - XVIII phát triển mạnh mẽ, ngành
nghề phong phú, chất lượng sản phẩm tốt, đáp
ứng nhu cầu trao đổi trong nước và nước ngoài.
Thúc đẩy kinh tế hàng hoá đương thời phát
triển.
- HS nghe, ghi nhớ.
Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân
2. Thương nghiệp
- GV trình bày những biểu hiện phát triển của * Nội thương: Ở các thế kỉ XVI
nội thương đương thời.
- XVIII buôn bán trong nước
ngày càng phát triển:
- Chợ làng, chợ huyện... mọc lên
khắp nơi và ngày càng đông đúc.
- Ở nhiều nơi xuất hiện làng
buôn.
- Buôn bán lớn (buôn chuyến,
buôn thuyền) xuất hiện.
- GV: Nét mới trong nội thương thế kỉ XVI - - Buôn bán giữa các vùng miền
XVIII?
phát triển.
HS trả lời:
Buôn bán lớn xuất hiện
GV kết luận:
Xuất hiện hàng buôn
Chứng tỏ buôn bán không đơn thuần là trao đổi
hàng hoá thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng mà đã
phát triển thành một nghề phổ biến.
Liên hệ thực tiễn
Đình Bảng bán ấm, bán khay
Phù Lưu họp chợ mỗi ngày mỗi đông
- HS nghe, ghi nhớ.
- GV tiếp tục trình bày nguyên nhân thúc đẩy
nội thương phát triển: Nông nghiệp, thủ công
nghiệp phát triển, đường sá được mở rộng...
Đời sống nhân dân được nâng cao, sức mua
tăng...
* Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân
* Ngoại thương:
- GV truyền đạt để HS nắm được trong thế kỉ - Thế kỉ XVI - XVIII, ngoại
XVI - XVIII, ngoại thương phát triển rất mạnh. thương phát triển mạnh.
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được
biểu hiện phát triển của ngoại thương.
183
- HS theo dõi trả lời.
- GV bổ sung, kết luận về những biểu hiện phát + Thuyền buôn các nước (kể cả
triển của ngoại thương.
các nước châu Âu: Bồ Đào Nha,
Hà Lan, Pháp, Anh) đến Việt
Nam buôn bán và càng tấp nập.
- Họ bán vũ khí, thuốc súng, len
dạ, bạc, đồng.
- Mua: Tơ lụa, đường, gốm,
nông lâm sản.
GV minh họa bằng một số bức tranh, ảnh trong + Thương nhân nhiều nước đã tụ
SGK và những tranh ảnh tự sưu tầm. Lời nhận hội lập phố xá, cửa hàng buôn
xét của thương nhân nước ngoài trong sách bán lâu dài.
hướng dẫn GV. Kể về sự thành lập các hội
quán của người Tầu, người Nhật ở Hội An. Phố
người Tầu ở Phố Hiến (Hưng Yên).
- HS nghe, ghi nhớ.
- GV phát vấn: Những yếu tố bên trong và bên
ngoài nào thúc đẩy sự phát triển của ngoại
thương? Sự phát triển của ngọai thương có tác
dụng gì với sự phát triển của kinh tế nước ta?
- HS suy nghĩ, trả lời.
- Nguyên nhân phát triển:
- GV kết luận nguyên nhân dẫn đến sự phát + Do chính sách mở cửa của
triển ngoại thương, kết hợp liên hệ thực tiễn chính quyền Trịnh, Nguyễn.
hiện nay.
Sự phát triển của ngoại thương tạo điều kiện + Do phát kiến địa lý tạo điều
cho đất nước tiếp cận với nền kinh tế thế giới kiện giao lưu Đông - Tây thuận
với phương thức sản xuất mới.
lợi.
- GV giảng tiếp: Sự phát triển của ngoại - Giữa thế kỉ XVIII ngoại
thương rầm rộ trong một thời gian dài. Đến thương suy yếu dần do chế độ
giữa thế kỉ XVIII suy yếu dân do chế độ thuế thuế khóa của Nhà nước ngày
khóa phiền phức, liên hệ thực tế.
càng phức tạp.
3. Sự thịnh hưng của một số đô
Hoạt động 1: Cả lớp
thị.
- GV giảng giải về sự hưng khởi của đô thị XVI - Thế kỉ XVI - XVIII nhiều đô
-XVIII.
thị mới hình thành phát triển
hưng thịnh
GV minh họa bằng lời các thương nhân nước - Thăng Long - Kẻ chợ với 36
ngoài trong SGK và sách hướng dẫn GV về sự phố phường trở thành đô thị lớn
hưng thịnh của Thăng Long và các đô thị khác. của cả nước.
- Những đô thị mới như: Phố
Hiến (Hưng Yên), Hội An
(Quảng Nam), Thanh Hà (Phú
Xuân - Huế) trở thành những nơi
buôn bán sầm uất.
- GV: Nguyên nhân dẫn đến sự hưng khởi của
184
đô thị?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV bổ sung, kết luận: Đô thị hưng khởi là
do: Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát
triển nhất là ngoại thương.
- HS nghe, ghi nhớ.
4. Củng cố
- Thế kỷ XVI - XVIII kinh tế nước ta có bước phát triển mới, phồn thịnh.
- Thủ công nghiệp ngày càng tăng tiến nhưng không thể chuyển hóa sang
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Sự phát triển của ngoại thương và đô thị đưa đất nước tiếp cận với nền
kinh tế thế giới.
- Song do chính sách của Nhà nước nên cuối thế kỷ XVII, Việt Nam vẫn
là một nước nông nghiệp lạc hậu.
5. Dặn dò
HS học bài, trả lời câu hỏi trong SGK.
Bài 36
TÌNH HÌNH VĂN HOÁ, TƯ TƯỞNG THẾ KỈ XVI - ĐẦU THẾ KỈ XVIII
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần nắm được:
1. Kiến thức
- Ở thế kỷ XVI - XVIII văn hoá Việt Nam có những điểm mới, phản ánh
thực trạng của xã hội đương thời.
- Trong lúc Nho giáo suy thoái thì Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện mở
rộng mặc dù không được như thời Lý - Trần. Bên cạnh đó xuất hiện một tôn
giáo mới: Thiên chúa giáo (đạo Kitô).
- Văn hoá - nghệ thuật chính thống sa sút, mất đi những nét tích cực của
thế kỷ mới, trong lúc hình thành phát triển một trào lưu văn hoá - nghệ thuật dân
gian phong phú làm cho văn hoá mang đậm màu sắc nhân dân.
- Khoa học, kỹ thuật có những chuyển biến mới.
2. Về tư tưởng, tình cảm
185
- Bồi dưỡng tình cảm đối với những giá trị văn hoá tinh thần của nhân
dân.
- Tự hào về năng lực sáng tạo phong phú của nhân dân lao động, một khi
dân trí được nâng cao.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Một số tranh ảnh nghệ thuật.
- Một số câu ca dao, tục ngữ.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi 1: Thế kỉ XVI - XVII kinh tế nước ta có bước phát triển mới,
phồn thịnh như thế nào?
2. Mở bài
Ở thế kỷ XVI - XVIII Nhà nước phong kiến có những biến đổi lớn. Sự
phát triển của kinh tế hàng hoá và giao lưu với thế giới bên ngoài đã tác động
lớn đến đời sống văn hoá của nhân dân ta ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Để
thể hiện được tình hình văn hoá ở các thế kỷ XVI - XVII và những điểm mới
của văn hoá Việt Nam thời kỳ này chúng ta cùng tìm hiểu bài mới.
3. Tổ chức các hoạt động trên lớp
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân
Kiến thức cơ bản
1. Về tư tưởng tôn giáo, tín
ngưỡng
- Trước hết GV phát vấn: Tình hình tôn giáo, thế
kỷ X - XV phát triển như thế nào?
- HS nhớ lại kiến thức bài 20 trả lời: Đạo Nho,
Phật đều rất phổ biến.
+ Đạo Phật: Thời Lý - Trần.
+ Đạo Nho: Thời Lê.
- GV đặt vấn đề: Ở thế kỷ XVI - XVIII tôn giáo - Thế kỷ XVI - XVII Nho
phát triển như thế nào?
giáo từng bước suy thóai, trật
tự phong kiến bị
- HS tập trung theo dõi SGK trả lời.
đảo lộn.
- GV kết luận kết hợp ghi lên bảng.
- GV phát vấn: Tại sao ở những thế kỷ XVI XVIII Nho giáo suy thoái và không còn được tôn
sùng như trước?
- HS dựa vào kiến thức cũ và những hiểu biết của
mình để trả lời.
+ Trật tự phong kiến, trật tự trong quan hệ xã hội
bị đảo lộn. Vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi.
Quan hệ mới tiến bộ dần thay thế trật tự quan hệ
phong kiến đã bị lỗi thời.
+ Nhà nước phong kiến khủng hoảng; chính
quyền Trung ương tập quyền thời Lê suy sụp.
- GV tiếp tục trình bày: Trong khi Nho giáo suy
186
thoái thì Phật giáo có điều kiện khôi phục lại.
- GV chứng minh bằng một số công trình kiến
trúc Phật giáo như: Chùa Thiên Mụ (Huế), Phật
bà Quan âm nghìn tay nghìn mắt, các tượng La
Hán chùa Tây Phương (Hà Tây)...
Nhiều vị Chúa quan tâm cho sửa sang chùa chiền,
đúc đồng, tô tượng.
- HS nghe, ghi nhớ.
- GV tiếp tục giảng giải: bên cạnh đó, tôn giáo
mới đã được du nhập vào nước ta đó là Thiên
chúa giáo.
- Phát vấn: Thiên chúa giáo xuất hiện ở đâu và
được tuyên truyền vào nước ta theo con đường
nào?
- HS nhớ lại kiến thức cũ kết hợp theo dõi SGK
để trả lời.
- GV nhận xét và kết luận:
Kitô giáo xuất hiện ở khu vực Trung Đông rất phổ
biến ở châu Âu.
Các giáo sĩ Thiên chúa giáo theo các thuyền buôn
nước ngoài vào Việt Nam truyền đạo, nhà thờ
Thiên chúa giáo mọc lên ở nhiều nơi, giáo dân
ngày càng đông ở cả 2 Đàng.
Bên cạnh việc tiếp tục ảnh hưởng của tôn giáo
bên ngoài, người dân Việt Nam tiếp tục phát huy
những tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp: Đền thờ,
lăng miếu được xây dựng ở nhiều nơi bên cạnh
chùa chiền, nhà thờ đạo Thiên cháu tạo nên sự đa
dạng, phong phú trong đời sống tín ngưỡng của
nhân dân ta.
- Phật giáo có điều kiện khôi
phục lại, nhưng không phát
triển mạnh như thời kỳ Lý Trần.
2. Giáo dục và khoa cử
Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được sự
phát triển của giáo dục:
+ Ở Đàng Ngoài
+ Ở Đàng Trong
+ Giáo dục thời Quang Trung.
+ So sánh với giáo dục thế kỷ X - XV.
- Trong tình hình chính trị
không ổn
- HS theo dõi SGK theo những yêu cầu của GV định, giáo dục Nho học vẫn
sau đó phát biểu.
tiếp tục phát triển.
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
+ Giáo dục ở Đàng Ngoài vẫn
như cũ
- GV minh họa: Nội dung giáo dục Nho học nhưng sa sút dần về số lượng.
khuôn sáo ngày càng không phù hợp với thực tế + Đàng Trong: Năm 1646
187
xã hội, gian lận trong thi cử, mua quan bán tước...
chúa Nguyễn tổ chức khoa thi
đầu tiên.
- HS nghe, ghi chép.
Hoạt động 2: Cả lớp
- GV tổ chức cho HS đọc SGK và nêu câu hỏi: Khoa cử có bước phát triển
Tình hình khoa cử thế kỷ XVI - XVII như thế nào? các kì thi được tổ chức
thường xuyên.
- HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, trình bày và phân tích: Khoa cử có
bước phát triển, chỉ sau hai năm lên ngôi, năm - Giáo dục tiếp tục phát triển
1529 Mạc Đăng Dung ở khoa thi Hội lấy đỗ 27 song chất lượng giảm sút. Nội
tiến sĩ, từ đó về sau cứ 3 năm một lần nhà Mạc dung giáo dục Nho học hạn
mở khoa thi lấy đỗ 385 tiến sĩ. Triều Lê Trung chế sự phát triển kinh tế.
Hưng đưa khoa cử tiếp tục phát triển.
Hoạt động 2: Cá nhân
- Phát vấn: Em có nhận xét chung gì về tình hình
giáo dục nước ta thế kỷ XVI - XVIII ?
- HS so sánh với kiến thức cũ trả lời.
- GV chốt ý:
+ Giáo dục tiếp tục phát triển nhưng chất lượng
giảm sút...
+ Nội dung giáo dục vẫn là Nho học, SGK vẫn là
Tứ Thư, Ngũ Kinh. Các nội dung khoa học học
không được chú ý, vì vậy giáo dục không góp 3. Văn học, nghệ thuật
phần tích cực để phát triển nền kinh tế thậm chí
còn kìm hãm sự phát triển kinh tế.
- HS nghe, ghi nhớ.
Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân
- GV phát vấn: Em hãy nhắc lại những đặc điểm
của văn học ở thế kỷ X - XV?
- HS nhớ lại kiến thức cũ, trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung, nhắc lại đặc điểm của văn
học thời kỳ trước.
+ Văn học chữ Hán rất phát triển.
+ Đã có văn hoá chữ Nôm song chưa phổ biến.
+ Nội dung văn học thể hiện tinh thần dân tộc sâu
sắc.
- HS nghe, củng cố lại kiến thức cũ, trên cơ sở đó
tiếp thu kiến thức mới.
Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được - Nho giáo suy thoái Văn
những điểm mới trong văn học thế kỷ XVI - học chữ Hán giảm sút so với
XVIII.
giai đoạn trước.
188
- HS theo dõi SGK phát biểu.
- GV bổ sung, kết luận:
+ GV lý giải sở dĩ khoa học chữ Hán mất dần ưu
điểm cũng không còn có tác dụng lớn, không phát
triển mạnh như giai đoạn trước là do sự suy thoái
của Nho giáo. Trước đây, trật tự xã hội chuẩn
mực đạo đức của
Nho giáo được mọi người tự nguyện làm theo.
Song đến thời kỳ này thực tiễn xã hội đã khác
trước “Còn tiền còn bạc còn đệ tử, hết cơm hết
gạo hết ông tôi”. Vì vậy, giáo lý Nho học trở lên
sáo rỗng, lạc hậu, không phù hợp.
+ GV giảng giải: Sự xuất hiện chữ Nôm và sự
phát triển của thơ Nôm thể hiện tinh thần dân tộc
của người Việt. Người Việt đã cải biến chữ Hán
thành chữ Nôm để viết văn, làm thơ...
- Phát vấn: Điểm mới trong văn học thế kỷ XVI XVIII ? Những điểm mới đó nói lên điều gì?
- HS suy nghĩ, so sánh với văn học thời kỳ trước
trả lời.
- Văn hoá chữ Nôm phát triển
mạnh, những tác giả, tác
phẩm nổi tiếng: Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng
Khắc Khoan.
- Bên cạnh dòng văn học
chính thống, dòng văn học
trong nhân dân nở rộ với các
thể loại phong phú: ca dao,
tục ngữ, lục bát, truyện cười,
truyện dân gian... mang đậm
tính dân
tộc và dân gian.
- Thế kỷ XVIII chữ Quốc ngữ
xuất hiện nhưng chưa phổ
biến.
- Kiến trúc điêu khắc không
phát triển như giai đoạn trước
- Nghệ thuật dân gian hình
thành và phát triển phản ánh
đời sống vật chất,
tinh thần của nhân dân. Đồng
thời mang đậm tính địa
phương.
+ Văn học dân gian rất phát triển trong khi văn
học chữ Hán suy giảm. Phản ánh thực tế Nho giáo
ngày càng mất uy tín, đồng thời chứng tỏ cuộc
sống tinh thần của nhân dân được đề cao góp
phần làm cho văn học thêm phong phú, đa dạng...
Hoạt động 3: Cả lớp, cá nhân
- GV phát vấn: Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc
thế kỷ X-XV phát triển như thế nào?
- HS nhớ lại kiến thức cũ trả lời.
+ Ở thế kỉ X - XV nghệ thuật kiến trúc và điêu
khắc phát triển rất mạnh, chịu ảnh hưởng của yếu
tố bên ngoài (Phật giáo, Nho giáo) song vẫn mang
đậm bản sắc dân tộc.
- GV: yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được sự
phát triển của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc giai
đoạn XVI-XVIII.
- HS theo dõi SGK trả lời.
- GV bổ sung, kết luận về kiến trúc, điêu khắc.
+ GV minh họa bằng tranh ảnh: các vị La Hán
189
chùa Tây Phương, chùa Thiên Mụ, Tượng quan
âm nghìn mắt, nghìn tay.
Cho HS thấy được số lượng công trình điêu khắc
rất ít so với giai đoạn trước.
+ GV có thể đàm thoại với HS về các loại hình
nghệ thuật và vùng miền giúp HS thấy được sự
phong phú, đa dạng của nghệ thuật Việt Nam thế
kỷ XVI - XVIII.
Hoạt động 1: Cá nhân
4. Khoa học - kỹ thuật
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK lập bảng thống
kê những thành tựu khoa học - kỹ thuật thế kỷ
XVI - XVIII theo mẫu
Lĩnh vực
Thành tựu
Sử học
Khoa học quân sự
ee
- HS theo dõi SGK tự lập bảng thống kê vào vở.
- GV phát vấn : Khoa học - kỹ thuật thế kỷ XVI XVIII có ưu điểm và hạn chế gì?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV chốt ý:
+ Về khoa học đã xuất hiện một loạt các nhà khoa
học, tuy nhiên khoa học tự nhiên không phát triển.
+ Về kỹ thuật: đã tiếp cận với một số thành tựu kỹ
thuật hiện đại của phương Tây nhưng không được
tiếp cận và phát triển. Do hạn chế của chính
quyền thống trị và sự hạn chế của trình độ nhân
dân đương thời.
4. Củng cố
Những nét mới trong văn hoá Việt Nam thế kỷ XVI - XVIII.
5. Dặn dò
HS hoc bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK, đọc trước bài mới.
190
Bài 37
KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN ĐÀNG NGOÀI VÀ PHONG TRÀO TÂY SƠN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức :
- Giúp HS hiểu :
+ Thế kỷ XVI - XVIII, đất nước bị chia làm 2 miền có chính quyền riêng
biệt mà hầu như các tập đoàn phong kiến thống trị không còn khả năng thống
nhất lại.
+ Trước tình trạng khủng hoảng của chế độ phong kiến ở cả hai miền,
nguy cơ chia cắt càng gia tăng. Phong trào Tây Sơn, trong quá trình đánh đổ các
tập đoàn phong kiến đang thống trị, đã xoá bỏ tình trạng chia cắt, bước đầu
thống nhất lại đất nước.
+ Trong quá trình đấu tranh của mình, phong trào nông dân còn hoàn
thành thắng lợi 2 cuộc kháng chiến (chống Xiêm và chống Thanh) bảo vệ nền
độc lập dân tộc, góp thêm những chiến công huy hoàng vào sự nghiệp giữ nước
anh hùng của dân tộc.
2. Tư tưởng, tình cảm :
- Giáo dục lòng yếu nước đấu tranh cho sự nghiệp bảo vệ sự toàn vẹn đất
nước.
- Tự hào về tinh thần đấu tranh của người nông dân Việt Nam.
3. Kỹ năng :
- Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng bản đồ lịch sử
- Bồi dưỡng khả năng phân tích, nhận định sự kiện lịch sử.
II. THIẾT KẾ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC :
- Bản đồ Việt Nam có những địa danh cần thiết.
- Lược đồ các trận đánh mang tính quyết chiến
- Một số câu nói của vua Quang Trung, thơ ca của người đương thời nói
về Quang Trung.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC :
1. Mở bài :
Qua bài trước chúng ta thấy vào cuối thế kỷ XVIII chế độ phong kiến
Đàng Ngoài, Đàng Trong đều bước vào giai đoạn khủng hoảng suy tàn. Một
phong trào nông ân bùng lên rầm rộ, mở đầu từ ấp Tây Sơn (Bình Định) và
trong quá trình đấu tranh kiên cường của mình đã làm nên hai sự nghiệp lớn :
Thống nhất đất nước và đánh bại giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc.
2. Tổ chức dạy và học :
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
* Hoạt động : Cá nhân và cả lớp
GV nêu câu hỏi : Nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa I. Phong trào khởi nghĩa
nông dân Đàng Ngoài ?
nông dân ở Đàng Ngoài
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý :
191
+ Bộ máy chính quyền Trịnh thối nát.
+ Nông dân bị áp bức bóc lột nặng nề, thiên tai, mất
mùa ... dẫn đến đời sống nhân dân cực khổ họ vùng
dậy đấu tranh.
Tên cuộc
khởi nghĩa
Địa bàn
Người lãnh đạo
- HS lập bảng thống kê và trình bày kết quả của
mình.
- GV nhận xét và bổ sung.
Hoạt động 1 : Cả lớp, cá nhân.
- GV : Giới thiệu sơ lược về tình trạng khủng hoảng
của chế độ phong kiến ở Đàng Ngoài; giữa thế kỷ
XVIII chế độ phong kiến Đàng Ngoài; giữa thế kỷ
XVIII chế độ phong kiến Đàng Ngoài lâm vào cuộc
khủng hoảng trầm trọng. Ruộng đất bị chủ chiếm
đoạt, thuế khoá nặng nề, quan lại tham nhũng, đời
sống nhân dân sa sút nghiêm trọng, phong trào đấu
tranh của nông dân bùng lên rầm rộ, tiêu biểu có
khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Hữu
Cầu, Hoàng Công Chất, Lê Duy Nhật (HS được học
ở cấp II).
- GV tiếp tục giới thiệu về tình trạng của chế độ
phong kiến Đàng Trong; Trong khi chế độ phong
kiến Đàng Ngoài khủng hoảng thì ở Đàng Trong,
năm 1744 Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã làm gì ? Sự
kiện này nói lên điều gì ?
- Nguyên nhân
+ Bộ máy chính quyền
Trịnh thối nát.
+ Nông dân bị áp bức bót
lột nặng nề, thiên tai, mất
mùa ... dẫn đến đời sống
nhân dân cực khổ họ vùng
dậy đấu tranh.
- HS ghi bảng thống kê sau
khi GV bổ sung.
2. Phong trào Tây Sơn
bùng nổ và quân Tây Sơn
làm chủ toàn bộ Đàng
Trong.
- Giữa thế kỷ XVIII chế độ
phong kiến ở cả Đàng
Ngoài, Đàng Trong khủng
hoảng sâu sắc -> Phong trào
nông dân bùng nổ.
192
- HS nhớ lại kiến thức bài trước để trả lời.
- GV giảng tiếp : Năm 1744 chúa Nguyễn xưng
vương, bắt tay xây dựng chính quyền Trung ương,
nước ta đứng trước nguy cơ bị chia làm 2 nước.
Chính quyền Đàng Trong từ đó cũng lâm vào khủng
hoảng suy yếu, đời sống nhân dân cực khổ. Theo
một giáo sĩ Phương Tây bấy giờ “gạo đắt như vàng,
tình trạng đói khổ bày ra lắm cảnh thương tâm khó
tả, xác chết chồng chất lên nhau”. Phong trào nông
dân bùng nổ ở Đàng Trong.
- GV kết luận
+ HS nghe ghi chép.
+ GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được diễn
biến chính của phong trào nông dân Tây Sơn va vai
trò của khởi nghĩa Tây Sơn. HS theo dõi SGK phát
biểu.
+ GV bổ sung, kết luận về những nét chính của
phong trào Tây Sơn.
- GV có thể đàm thoại với HS về 3 anh em Nguyễn
Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ : gốc họ Hồ, lớn lên
gặp lúc Quốc phó Trương Thúc Loan chuyên
quyền; nhân dân lầm than cực khổ. Ba anh em đã
lên vùng Tây Sơn xây dựng căn cứ khởi nghĩa. Năm
1771 cả 3 anh em đổi sang họ Nguyễn, dựng cờ
chống Trương Thúc Loan, tại Tây Sơn - Bình Định.
Khởi nghĩa phát triển dần thành phong trào nông
dân rộng lớn, đảm nhận sứ mệnh tiêu diệt các tập
đoàn phong kiến thống nhất đất nước.
- HS nghe, ghi chép.
- GV dẫn dắt : Ngoài sự nghiệp thống nhất đất nước
phong trào Tây Sơn còn đảm đương nhiệm vụ
kháng chiến chống ngoại bang bảo vệ tổ quốc.
Hoạt động 2 : Cả lớp, cá nhân.
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được
nguyên nhân; diễn biến, kết quả của cuộc kháng
chiến chống quân Xiêm 1785.
- HS theo dõi SGK phát biểu.
- GV bổ sung, kết hợp với sử dụng lược đồ chiến
thắng Rạch Gầm, Xoài Mút để trình bày về cuộc
kháng chiến chống quân Xiêm, sau đó GV chốt ý :
+ Nghĩa quân Tây Sơn đã bắt giết 2 chúa là Nguyễn
Phúc Dương và Nguyễn Phúc Thuần. Còn lại một
người cháu của chúa Nguyễn là Nguyễn Anh chạy
thoát. Trong hai năm 1782
- Năm 1783 Nguyễn Huệ đã hai lần đem quân đánh
- Năm 1771 khởi nghĩa
nông dân bùng lên ở Tây
Sơn (Bình Định).
+ Từ 1776 - 1783 quân Tây
Sơn giải phóng hầu hết đất
Đàng Trong, tiêu diệt các
lực lượng cát cứ chúa
Nguyễn.
- Tháng 1 - 1785 quân Tây
193
Nguyễn Anh ở Gia Định. Cùng đường Nguyễn Anh
đã bỏ chạy sang Xiêm cầu cứu.Vua Xiêm sai tướng
đem 5 vạn quân thuỷ bộ tiến sang nước ta cuối năm
1784 chiếm gần nửa đất Nam Bộ, ra sức cướp phá
chuẩn bị tấn công quân Tây Sơn.
+ Trước giặc ngoại xâm vua Tây Sơn Thái Đức
(Nguyễn Nhạc) đã sai em là Nguyễn Huệ đem binh
thuyền vào Nam chống giặc.
- GV có thể yêu cầu HS tường thuật về chiến thắng
Rạch Gầm - Xoài Mút hoặc nói lên những hiểu biết
của mình về chiến thắng này?
- HS nhớ lại kiến thức đã học trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, bổ sung: Đây là 1 thắng lợi lớn tiêu
diệt gần 4 vạn quân Xiêm, thể hiện tài tổ chức, cầm
quân của Nguyễn Huệ. Chiến thắng này đã khiến
“người Xiêm sau trận thua năm Giáp Thìn (1785)
ngoài miệng thì nói khoác nhưng trong bụng thì sợ
quân Tây Sơn như sợ cọp”. Đập tan mưu đồ xâm
lược của quân Xiêm, nêu cao ý thức dân tộc của
phong trào Tây Sơn.
Hoạt động: Cá nhân, lớp
- GV: Giảng giải sau khi đánh thắng quân Xiêm,
1786 Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc tiêu diệt họ
Trịnh. Họ Trịnh đổ, ông tôn phù vua Lê, kết duyên
với Công chúa Lê Ngọc Hân (con gái Lê Hiển
Tông). Sau đó ông về Nam (Phú Xuân).
Sơn đánh bại quân Xiêm ở
trận Rạch Gầm - Xoài Mút,
làm chủ toàn bộ Đàng
Trong.
3. Tiến quân ra Đàng
Ngoài, lập lại nền thống
nhất đất nước và kháng
chiến chống quân Thanh
thắng lợi
194
- Ở ngoài Bắc Nguyễn Hữu Chỉnh giúp vua Lê
Chiêu Thống phản bội Tây Sơn. Sau khi bị quân
Tây Sơn đánh vua Lê Chiêu Thống đã cầu cứu
quân Thanh. Vua Thanh đã cho 29 vạn quân
sang nước ta.
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK: Nguyên nhân, diễn - Vua Lê Chiêu Thống cầu
biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân viện quân Thanh kéo sang
Thanh. Qua đó thấy được vai trò của Nguyễn nước ta.
Huệ - Quang Trung và tinh thần dân tộc của
nghĩa quân Tây Sơn.
- HS theo dõi SGK tóm tắt diễn biến cuộc kháng
chiến chống quân Thanh và phát biểu.
- GV bổ sung, kết luận và giảng giải thêm: Việc làm
của Lê Chiêu Thống chứng tỏ Triều đình phong
kiến nhà Lê không thể duy trì được nữa. Mặc dù
Nguyễn Huệ đã rất cố gắng phù Lê. Trước tình
hình Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng đế ngày 25
- 11 - 1788.
- Năm 1788 Nguyễn Huệ
lên ngôi Hoàng đế, lấy niên
hiệu là Quang Trung chỉ
huy quan tiến ra Bắc.
- GV đọc bài hiểu dụ của vua Quang Trung để giúp
HS thấy được mục tiêu của cuộc tiến quân ra
Bắc lần này và ý nghĩa bài hiểu dụ (Thể hiện
tinh thần dân tộc cao cả, ý thức quyết tâm bảo
vệ độc lập).
- Mùng 5 Tết năm 1789
nghĩa quân Tây Sơn giành
chiến thắng vang dội ở
Ngọc Hồi - Đống Đa tiến
vào Thăng Long
Bài hiểu dụ đã cổ vũ, tạo khí thế quyết tâm chiến đánh bại hoàn toàn quân
đấu của nghĩa quân Tây Sơn sau 5 ngày hành xâm lược
quân thần tốc, từ ngày 5 tết nghĩa quân thắng lợi
ở Ngọc Hồi - Đống Đa.
- GV dùng lược đồ “ Diễn biến trận đánh Ngọc Hồi - Phong trào nông dân Tây
- Đống Đa” để trình bày diễn biến cuộc kháng Sơn đã bước đầu hoàn thành
sự nghiệp thống nhất đất
chiến chống quân Thanh.
nước và bảo vệ tổ quốc.
3. Củng cố:
- Vai trò của Nguyễn Huệ và phong trào nông dân Tây Sơn.
4. Dặn dò:
- HS học bài, làm bài tập SGK.
195
Chương VI
VIỆT NAM Ở NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
Bài 38
SỰ THÀNH LẬP VÀ TỔ CHỨC VƯƠNG TRIỀU NGUYỄN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Giúp HS hiểu được:
- Tình hình chung về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá ở nước ta nửa đầu
thế kỷ XIX dưới vương triều Nguyễn trước khi diễn ra cuộc kháng chiến chống
quân xâm lược của thực dân Pháp.
- Thống trị nước ta vào lúc chế độ phong kiến đã bước vào giai đoạn suy
vong lại là những người thừa kế của giai cấp thống trị cũ, vương triều Nguyễn
không tạo được điều kiện đưa đất nước bước sang một giai đoạn phát triển mới
phù hợp với hoàn cảnh của thế giới.
2. Tư tưởng, tình cảm
- Bồi dưỡng ý thức vươn lên, đổi mới trong học tập.
- Giáo dục ý thứ quan tâm đến đời sống của nhân dân đất nước mà trước
hết là những người xung quanh.
3. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, gắn sự kiện với thực tế cụ thể.
II. THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Bản đồ Việt Nam (thời Minh Mạng, sau cải cách hành chính).
- Một số tranh ảnh về kinh thành Huế, tranh dân gian...
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Kể tên các loại hình nghệ thuật tiêu biểu của nước ta trong các
thế kỷ XVI - XVIII. Qua đó nhận xét về đời sống tinh thần của nhân dân ta thời
đó?
2. Mở bài
Sau khi đánh bại các vương triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua,
thành lập nhà Nguyễn. Trong 50 năm đầu thống trị, nửa đầu thế kỉ XIX tình hình
đất nước ta đã thay đổi như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 38.
3. Tổ chức dạy - học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1.
1. Sự thành lập vương triều
- GV gợi lại cho HS nhớ lại dự kiện năm 1792 vua
Quang Trung mất, Triều đình rơi vào tình trạng lục
đục, suy yếu nhân cơ hội đó Nguyễn Ánh đã tổ
chức tấn công các vương triều Tây Sơn. Năm 1802
các vương triều Tây Sơn lần lượt sụp đổ. Nguyễn
196
Ánh lên ngôi vua.
- GV nêu một số mốc về cuộc tấn công vương triều
Tây Sơn của Nguyễn Ánh.
+ Tháng 6 - 1801, Nguyễn Ánh tấn công và chiếm
Phú Xuân (Huế), Quang Toản chạy ra Thăng Long.
+ Ngày 21- 6 - 1802, Nguyễn Ánh đánh chiếm
Thăng Long, Quang Toản và triều Tây Sơn bị bắt.
GV giảng giải thêm về hoàn cảnh lịch sử đất nước
và thế giới khi nhà Nguyễn thành lập: Lần đầu tiên
trong lịch sử một Triều đại phong kiến cai quản
một lãnh thổ rộng lớn thống nhất như ngày nay.
+ Nhà Nguyễn thành lập vào lúc chế độ phong kiến
Việt Nam đã bước vào giai đoạn suy vong.
+ Trên thế giới chủ nghĩa tư bản đang phát triển,
đẩy mạnh nhòm ngó, xâm lược thuộc địa, một số
đã bị xâm lược.
- HS nghe, ghi nhớ.
Hoạt động: Cả lớp và cá nhân
- GV tiếp tục trình bày:
Trong bối cảnh lịch sử mới yêu cầu phải củng cố
ngay quyền thống trị của nhà Nguyễn. Vì vậy sau
khi lên ngôi Gia Long đã bắt tay vào việc tổ chức
Bộ máy Nhà nước.
- GV có thể dùng bản đồ Việt Nam thời Minh
Mạng để chỉ các vùng từ Ninh Bình trở ra Bắc là
trấn Bắc Thành, từ Bình Thuận trở vào Nam là trấn
Gia Định Thành. Chính quyền Trung ương chỉ
quản lý trực tiếp từ Thanh Hóa đến Bình Thuận,
còn lại hai khu Tư trị Tổng chấn có toàn quyền. Đó
là giải pháp tình thế của vua Gia Long trong bối
cảnh lúc đầu mới lên ngôi.
- HS nghe, ghi nhớ.
- GV tiếp tục trình bày kết hợp dùng bản đồ Việt
Nam thời Minh Mạng yêu cầu HS quan sát và nhận
xét.
- HS quan sát lược đồ và nhận xét sự phân chia tỉnh
thời Minh Mạng.
- GV bổ sung chốt ý: Sự phân chia các tỉnh của
Minh Mạng được dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp
về mặt địa lý, dân cư, phong tục tập quán địa
phương phù hợp với phạm vi quản lý của 1 tỉnh. Là
cơ sở để phân chia các tỉnh như ngày nay, vì vậy
cải cách của Minh Mạng được đánh giá rất cao.
- Năm 1802 Nguyễn Ánh lên
ngôi (Gia Long). Nhà
Nguyễn thành lập, đóng đô ở
Phú Xuân (Huế)
2. Tổ chức vương triều
- Chính quyền Trung ương tổ
chức theo mô hình thời Lê.
- Thời Gia Long chia nước
làm 3 vùng: Bắc Thành, Gia
Định
Thành và các Trực Doanh
(Trung Bộ) do Triều đình
trực tiếp cai quản.
- Năm 1931 - 1832 Minh
Mạng thực hiện một cuộc cải
cách hành chính, chia cả
nước thành 30 tỉnh và một
phủ Thừa
Thiên. Đứng đầu là tổng đốc
tuần phủ hoạt động theo sự
điều hành của Triều đình.
- Tuyển chọn quan lại: thông
qua giáo dục, khoa cử.
- Luật pháp ban hành Hoàng
Triều luật lệ với 398 điều hà
khắc.
197
- HS nghe, ghi nhớ.
- GV trình bày tiếp về tổ chức Nhà nước thời
Nguyễn.
- HS nghe, ghi chép.
- Phát vấn: So sánh bộ máy Nhà nước thời Nguyễn
với thời Lê Sơ em có nhận xét gì?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV bổ sung kết luận: Nhìn chung bộ máy Nhà
nước thời Nguyễn giống thời Lê Sơ, có cải cách
chút ít. Song những cải cách của nhà Nguyễn nhằm
tập trung quyền hành vào tay nhà vua. Vì vậy Nhà
nước thời Nguyễn cũng chuyên chế như thời Lê
Sơ.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Hoạt động: Cả lớp và cá nhân
- GV trình bày khái quát chính sách ngoại giao của
nhà Nguyễn.
- Quân đội: được tổ chức quy
củ trang bị đầy đủ song lạc
hậu, thô sơ.
3. Chính sách đối ngoại
* Ngoại giao
- Thần phục nhà Thanh
(Trung
- HS nghe, ghi chép.
Quốc).
- Phát vấn: Em có nhận xét gì về chính sách ngoại - Bắt Lào - Campuchia thần
giao của nhà Nguyễn, mặt tích cực và hạn chế?
phụ.
- HS suy nghĩ trả lời.
- Với phương Tây “đóng cửa,
- GV bổ sung, kết luận:
không chấp nhận việc đặt
quan hệ ngoại giao của họ”.
+ Tích cực: Giữ được quan hệ thân thiện với các
nước láng giềng nhất là Trung Quốc.
+ Hạn chế: Đóng cửa không đặt quan hệ với các
nước phương Tây, không tạo điều kiện giao lưu với
các nước tiên tiến đương thời. Vì vậy không tiếp
cận được với nền công nghiệp cơ khí, dẫn đến tình
trạng lạc hậu và bị cô lập.
- HS nghe, ghi nhớ.
4. Củng cố
- Sự thành lập và tổ chức vương triều thời Nguyễn.
- Chính sách đối ngoại thời Nguyễn.
5. Dặn dò
- HS học bài, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về thời Nguyễn.
198
Bài 39
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI Ở NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS hiểu được.
1. Kiến thức
- Đầu thế kỷ XIX tình hình chính trị xã hội Việt Nam dần trở lại ổn định,
nhưng mâu thuẫn giai cấp vẫn không dịu đi.
- Mặc dù nhà Nguyễn có một số cố gắng nhằm giải quyết những khó khăn
của nhân dân nhưng sự phân chia giai cấp ngày càng cách biệt, bộ máy quan lại
sa đọa, mất mùa đói kém thường xuyên xảy ra.
- Cuộc đấu tranh của nhân dân diễn ra liên tục và mở rộng ra hầu hết cả
nước, lôi cuốn của một bộ phận binh lính.
2. Tư tưởng, tình cảm
- Bồi dưỡng kiến thức trách nhiệm của nhân dân, quan tâm đến đời sống
cộng đồng.
3. Kỹ năng
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, nhận xét đánh giá.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Bản đồ Việt Nam.
- Một số câu thơ, ca dao về cuộc sống của nhân dân ta dưới thời Nguyễn.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Trình bày quá trình hoàn chỉnh bộ máy Nhà nước thời
Nguyễn. Nhận xét của em về tổ chức bộ máy nhà nước thời Nguyễn?
Câu hỏi 2: Mọi tình hình công thương nghiệp thời Nguyễn?
2. Mở bài
Để hiểu được tình hình kinh tế và những chính sách nội trị và ngoại thị
của nhà Nguyễn có tác động như thế nào đến tình hình xã hội? Chúng ta cùng
tìm hiểu bài 39.
3. Tổ chức dạy học
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1:
- GV yêu cầu HS đọc SGK để thấy được những
chính sách của nhà Nguyễn với nông nghiệp và
tình hình nông nghiệp thời Nguyễn.
- HS theo dõi SGK phát biểu.
- GV bổ sung, kết luận.
GV có thể so sánh với chính sách quân điền thời
kỳ trước để thấy được ở những thời kỳ này, do
ruộng đất công còn nhiều cho nên Quân điền có tác
Kiến thức cơ bản
1. Tình hình kinh tế
- Nhà nước còn bỏ tiền, huy
động nhân dân sửa đắp đê
điều.
199
dụng rất lớn còn ở thời Nguyễn, do ruộng đất công
còn ít nên tác dụng của chính sách quân điền
không lớn.
Một hình thức khẩn hoang, phổ biến ở thời
Nguyễn đó là hình thức: Khẩn hoang doanh điền:
Nhà nước cấp vốn ban đầu cho nhân dân mua
sắm nông cụ, trâu bò để nông dân khai hoang, ba
năm sau mới thu thuế theo ruộng tư. Chính sách
này đưa lại kết quả lớn: có những nơi một năm sau
đã có những huyện mới ra đời như Kim Sơn (Ninh
Bình), Tiền Hải (Thái Bình).
- HS nghe, ghi chép.
- GV phát vấn: Em có nhận xét gì về cuộc sống
nông nghiệp và tình hình nông nghiệp thời
Nguyễn?
- HS suy nghĩ, trả lời.
- GV nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2:
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK tình hình thủ công
nghiệp nước ta dưới thời Nguyễn.
- HS theo dõi SGK phát biểu.
- GV bổ sung kết luận.
- HS nghe, ghi chép.
- GV phát vấn: Em có nhận xét gì về tình hình thủ
công nghiệp thời Nguyễn? Có biến đổi so với
trước không? Mức độ tiếp cận với khoa học kỹ
thuật từ bên ngoài như thế nào?
- Trong nhân dân, kinh tế tiểu
nông cá thể vẫn duy trì như
cũ.
Nhà nguyễn đã có những
biện pháp phát triển nông
nghiệp, song đó chỉ là những
biện pháp truyền thống, lúc
này không có hiệu quả cao.
+ Nông nghiệp Việt Nam vẫn
là một nền nông nghiệp nông
nghiệp thuần phong kiến, rất
lạc hậu.
* Thủ công nghiệp:
- Thủ công nghiệp Nhà nước
được tổ chức với quy mô lớn,
các quan xưởng được xây
dựng sản xuất vũ khí, đóng
thuyền, làm đồ trang sức, làm
gạch ngói (nghề cũ).
- HS suy nghĩ, so sánh với thủ công nghiệp giai + Thợ quan xưởng đã đóng
đoạn trước, so sánh với công nghiệp của phương tàu thủy được tiếp cận với kỹ
Tây để trả lời.
thuật chạy bằng máy hơi
nước.
+ Nhìn chung thủ công nghiệp vẫn duy trì phát - Trong nhân dân : Nghề thủ
triển nghề truyền thống (cũ).
công truyền thống được duy
trì
+ Đã tiếp cận chút ít với kỹ thuật phương Tây như Nhưng không phát triển như
đóng thuyền máy chạy bằng hơi nước. Nhưng do trước.
chế độ công thương hà khắc nên chỉ dừng lại ở đó.
+ Thủ công nghiệp nhìn chung không có điều kiện
tiếp nhận kỹ thuật của các nước tiên tiến, vì vậy so
với nên công nghiệp phương Tây còn lạc hậu hơn
nhiều.
Hoạt động 3:
- Thương nghiệp:
200
- GV yêu cầu HS theo dõi tiếp SGK để thấy được + Nội dung phát triển chậm
tình hình thương nghiệp nước ta thời Nguyễn.
chạp do chính sách thuế khóa
- HS đọc SGK phát biểu.
phức tạp của Nhà nước.
- GV bổ sung, kết luận.
+ Ngoại thương: Nhà nước
- HS nghe, ghi chép.
nắm độc quyền, buôn bán với
- GV phát vấn: Em có nhận xét gì về chính sách các nước láng giềng: Hoa,
ngoại thương của nhà Nguyễn?
Xiêm, Malai.
- Suy nghĩ trả lời.
+ Chính sách hạn chế, ngoại thương của nhà
Nguyễn (nhất là hạn chế giao thương với phương
Tây) không tạo điều kiện cho sự phát triển giao lưu
và mở rộng sản xuất. Không xuất phát từ nhu cầu
tự cường dân tộc mà xuất phát từ mua bán của
Triều đình.
Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân
- GV giảng giải: Nhà Nguyễn lên ngôi sau một giai
đoạn nội chiến ác liệt, tình hình chính trị - xã hội
phức tạp, chế độ phong kiến đang trên bước đường
suy tàn. Bản thân nhà Nguyễn lại đại diện cho tập
đoàn phong kiến thống trị cũ, vì vậy đã chủ trương
duy trì tình trạng kinh tế xã hội cũ, tăng cường tính
chuyên chế nhằm bảo vệ quyền thống trị của mình.
Trong bối cảnh lịch sử đó, các giai cấp trong xã
hội Việt Nam không có gì thay đổi, song tình hình
các giai cấp và mối quan hệ giữa các giai cấp trong
xã hội ít nhiều có sự biến đổi.
- HS nghe, ghi nhớ.
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được sự
phân hóa các giai cấp trong xã hội Việt Nam dưới
thời Nguyễn.
- HS theo dõi SGK.
- GV chốt ý.
GV có thể giảng giải thêm về tình hình của các
giai cấp trong xã hội thời Nguyễn.
- Triều đình nhà Nguyễn đã cố gắng hoàn chỉnh bộ
máy thống trị nhằm ổn định tình hình xã hội song
không ngăn chặn được sự phát triển của tệ tham
quan ô lại.
+ Dưới thời Nguyễn hiện tượng quan lại tham
nhũng sách nhiễu nhân dân rất phổ biến. GV có thể
trích đọc các câu ca dao, lời vua Tự Đức trong
SGK để minh họa.
+ Ở nông thôn bọn địa chủ cường hào tiếp tục
hoành hành, ức hiếp nhân dân.
Dè dặt với phương Tây, tàu
thuyền các nước phương Tây
chỉ được ra vào cảng Đà
Nẵng. Đô thị tàn lụi dần.
2. Tình hình xã hội
* Xã hội:
- Trong xã hội sự phân chia
giai cấp ngày càng cách biệt.
+ Giai cấp thống thống trị
bao gồm vua quan, địa chỉ,
cường hào.
+ Giai cấp bị trị bao gồm đại
đa số là nông dân.
- Tệ tham quan ô lại thời
Nguyễn rất phổ biến.
201
GV trích đọc lời Nguyễn Công Trứ để minh họa - Ở nông thôn địa chủ cường
thường xuyên.
hào ức hiếp nhân dân.
+ Nhà nước còn huy động sức người, sức của để
phục vụ những công trình xây dựng kinh thành,
lăng tẩm, dinh thự...
- HS nghe, ghi chép.
Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân
- GV giảng tiếp: Trong bối cảnh vua, quan như
vậy, đời sống của nhân dân ra sao?
- HS theo dõi SGK trả lời.
- GV bổ sung chốt ý.
Minh hoạ: Nhà nước chia vùng để đánh thuế rất
nặng, tô tức của địa chủ cũng khá cao. Mỗi năm
một người dân đinh phải chịu lao động nặng nhọc.
GV đọc bài vè của người đương thời nói về nỗi
khổ của nhân dân trong sách hướng dẫn GV phần
tư liệu tham khảo trang 214.
- GV phát vấn: Em nghĩ thế nào về đời sống của
nhân dân ta dưới thời Nguyễn? So sánh với thế kỷ
trước?
- GV có thể gợi ý: Thời Lê sơ có câu ca: Thời vua
Thái Tổ, Thái Tông... còn thời nhà Nguyễn đời
sống của nhân dân ra sao?
- HS suy nghĩ, trả lời.
- GV nhận xét, kết luận.
* Đời sống nhân dân:
- Dưới thời Nguyễn nhân dân
phải chịu nhiều gánh nặng.
+ Phải chịu cảnh sưu cao,
thuế nặng.
+ Chế độ lao dịch nặng nề.
+ Thiên tai, mất mùa, đói
kém thường xuyên.
Đời sống của nhân dân
cực khổ hơn so với các triều
đại trước.
Mâu thuẫn xã hội lên cao
bùng nổ thành các cuộc đấu
tranh.
- HS nghe, ghi chép.
Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân
- GV có thể đặt vấn đề: Ở những thời kỳ trước
chúng ta đã từng bước được chứng kiến những
cuộc nổi dậy của nhân dân chống lại Triều đình
phong kiến. Còn dưới thời Nguyễn phong trào đấu
tranh của nhân dân ta có đặc điểm gì khác với
trước? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
- HS nghe, định hình mục tiêu học tập.
- GV yêu cầu HS tự đọc SGK tóm tắt những nét
chính về phong trào đấu tranh của nhân dân và
binh lính dưới thời Nguyễn.
- HS dựa vào SGK tự tóm tắt vào vở ghi những nét
chính về phong trào.
- GV: Sau khi HS tự tóm tắt GV yêu cầu một HS
tự trình bày phần mình đã làm vào vở gọi tiếp HS
khác nhận xét, bổ sung.
- Nửa đầu thế kỷ XIX những
cuộc khởi nghĩa của nông dân
nổ ra rầm rộ ở khắp nơi. Cả
nước có tới 400 cuộc khởi
nghĩa.
202
- GV đưa ra thông tin phản hồi của mình để giúp
HS hoàn thiện phần tự học của mình. Thông tin
phản hồi của GV có thể đưa lên máy chiếu hoặc
viết vào khổ giấy Ao treo lên bảng.
- GV có thể đàm thoại với HS về Phan Bá Vành và
Cao Bá Quát:
- Tiêu biểu:
+ Khởi nghĩa Phan Bá Vành
bùng nổ năm 1821 ở Nàm Hạ
(Thái Bình) mở rộng ra Hải
Dương, An Quảng... đến
1827 bị đàn áp.
+ Phan Bá Vành thủ lĩnh phong trào nông dân ở
Bắc Kỳ. Người làng Minh Giám (Vũ Thư - Thái
Bình) giỏi võ 1921 - 1922 vùng Châu thổ sông
Hồng gặp đói lớn, trong khi đó nhà nước phong
kiến và bọn địa chủ cường hào lại tăng cường bóc
lột nhân dân: Nam Định, Thái Bình, Hải Dương
bất bình nổi lên chống đối, Phan Bá Vành nhân đó
lấy làng Minh Giám làm nơi tập hợp lực lượng
phát động khởi nghĩa.
+ Khởi nghĩa Cao Bá Quát
bùng nổ năm 1854 ở Ứng Hòa
- Hà Tây, mở rộng ra Hà Nội,
Hưng Yên đến năm 1856 bị
đàn áp.
+ Năm 1833 một cuộc nổi
dậy của binh lính do Lê Văn
Khôi chỉ huy nổ ra ở Phiên
An (Gia Định), làm chủ cả
Nam Bộ năm 1835 bị dập
tắt.
Nghĩa quân đi đến đâu đều lấy của nhà giàu chia
cho dân nghèo vì vậy được nhiều người hứng khởi,
khởi nghĩa lan rộng. Năm 1926 Minh Mạng huy
động lực lượng đàn áp khởi nghĩa vì vậy nghĩa
quân phải rút về xây dựng căn cứ ở Trà Lũ (Nam
Định). Năm 1927 quân Triều đình tấn công Trà
Lũ, Phan Bá Vành bị giết khởi nghĩa thất bại. Hai
làng Trà Lũ và Minh Giám bị tàn phá.
+ Cao Bá Quát (1808 - 1855). Quê ở Phú Thụy Gia Lâm - Hà Nội, năm 1831 đỗ cử nhân, thuở nhỏ
sống nghèo nhưng nhân cách cứng rắn, nổi tiếng
văn hay chữ tốt. Nhưng mấy lần thi hội đều phạm
quy nên bị đánh hỏng; Năm 1841 làm quan Bộ Lễ
tại Huế. Năm 1847 làm ở Viện Hàn Lâm, sớm
nhận rõ bộ mặt xấu xa của vua quan Triều đình
ông từ quan.
Cao Bá Quát là nhà thơ lớn, người đương thời ca
ngợi “văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán”. Ông để
lại hàng ngàn 1000 bài thơ chữ Nôm và chữ Hán,
thể hiện rõ bản lĩnh, tài năng và ý chí của ông, luôn
đề cao các anh hùng dân tộc, các nhà nho nhân
cách, phản ánh nỗi cực khổ của dân nghèo.
Năm 1853 - 1854 các tỉnh Bắc Ninh, Sơn Tây bị
hạn hán, châu chấu hoành hành cắn phá lúa, nhân
dân đói khổ, lòng người bất mãn với Triều đình.
Nhân cơ hội này ông tổ chức khởi nghĩa, trở thành
thủ lĩnh của khởi nghĩa nông dân. Do bị bại lộ nên
203
khởi nghĩa chỉ kéo dài được mấy tháng. Cao Bá
Quát hy sinh tại trận địa. Sau đó Triều đình Tự
Đức ra lệnh chu di 3 họ. Bà con nội, ngoại của Cao
Bá Quát nhiều người bị giết hại. Sách vở của ông
cũng bị đốt hủy.
- HS nghe, ghi nhớ về những nhân vật lịch sử.
Hoạt động 3: Cá nhân
- GV phát vấn: Qua những nét chính về phong
trào đấu tranh của nông dân thời Nguyễn em có
rút ra đặc điểm của phong trào?
- HS dựa vào phong trào, so sánh trả lời.
- GV bổ sung, kết luận về đặc điểm của phong
trào.
- HS nghe, ghi chép.
- Đặc điểm:
+ Phong trào đấu tranh của
nhân dân nổ ra ngay từ đầu
thế kỷ khi nhà Nguyễn vừa lên
cầm quyền.
- Nổ ra liên tục, số lượng lớn.
- GV tiếp tục trình bày những nét chính về phong - Có cuộc khởi nghĩa quy mô
trào đấu tranh của các dân tộc miền núi.
lớn và thời gian kéo dài như
- HS nghe, ghi chép.
khởi nghĩa Phan Bá Vành, Lê
Văn Khôi.
4. Củng cố
- Nhận xét chung về tình hình nước ta dưới thời Nguyễn: Dưới thời
Nguyễn, mặc dù triều đình đã cố gắng ổn định nền thống trị và đã có cống hiến
nhất định trên một số lĩnh vực, nhất là lĩnh vực văn hoá. Song trong bối cảnh thế
giới và đất nước đặt ra những thách thức, yêu cầu phải tự cường thì nhà Nguyễn
đã không đáp ứng và làm cho các mâu thuẫn xã hội càng gia tăng, phong trào
đấu tranh phản đối chính quyền diễn ra liên tục làm cho xã hội Việt Nam thời
Nguyễn ngày càng trở nên rối ren và phức tạp, như một học giả phương Tây
nhận xét “đang lên cảm sốt trầm trọng”.
5. Dặn dò
HS học bài, làm bài tập trong SGK. Ôn tập lịch sử Việt Nam Cổ - Trung
đại.
Bài 40
ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ - TƯ TƯỞNG NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
204
Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần :
1. Kiến thức
- Nắm được nhà Nguyễn thi hành chính sách độc tôn Nho giáo, hạn chế
Phật giáo và cấm đoán Thiên Chúa giáo, nhưng đời sống văn hoá tư tưởng ở
nước ta đầu thế kỉ XIX vẫn phát triển phong phú, đa dạng.
- Nắm được những thành tựu trên các lĩnh vực văn học nghệ thuật, khoa
học, giáo dục.
2. Tư tưởng, tình cảm
- Thấy được những cống hiến của văn hoá đầu thời Nguyễn vào kho tàng
văn hóa dân tộc chủ yếu thuộc về quần chúng nhân dân lao động.
3. Kĩ năng
- Bồi dưỡng nhận thức về đánh giá văn hoá.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Một số tranh ảnh, tư liệu về những thành tựu văn hoá, văn học nghệ
thuật tiêu biểu.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Những mặt tích cực và hạn chế của các chính sách kinh tế thời
Nguyễn.
Câu hỏi 2 : Nguyên nhân, ý nghĩa của phong trào nông dân thời Nguyễn?
2. Dẫn dắt vào bài mới
Trong các thế kỷ XVI - XVIII, văn hoá nước ta, nhất là văn hoá dân gian,
vượt ra khỏi sự cấm đoán của chính quyền phong kiến, đã đạt nhiều thành tựu
quan trọng. Bước sang thế kỉ XIX, xu thế phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, để
tìm hiểu những nội dung trên chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1: Cá nhân
- Trước hết GV nêu câu hỏi: Nhà
Nguyễn đã thực hiện chính sách tôn
giáo như thế nào?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý:
+ Nhà Nguyễn thi hành chính sách độc
tôn Nho giáo, phục hồi Nho giáo đã bị
suy đồi.
+ Đối với Phật giáo và các tín ngưỡng
khác thì hạn chế.
- GV nhấn mạnh thêm: Đối với Thiên
chúa giáo, nhà Nguyễn thi hành những
biện pháp cấm đoán gắt gao, thậm chí
còn thẳng tay đàn áp.
- GV trình bày: Tuy nhiên, Phật giáo và
các tín ngưỡng khác vẫn tiếp tục phát
Nội dung kiến thức HS cần nắm
1. Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng
- Nhà Nguyễn thi hành chính sách độc
tôn Nho giáo, phục hồi Nho giáo đã bị
suy đồi.
- Đối với Phật giáo và các tín ngưỡng
khác thì hạn chế.
- Đối với Thiên chúa giáo, nhà Nguyễn
thi hành những biện pháp cấm đoán gắt
gao, thậm chí còn thẳng tay đàn áp.
- Phật giáo và các tín ngưỡng khác vẫn
tiếp tục phát triển, nhất là ở nông thôn.
205
triển, nhất là ở nông thôn.
- GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết những
biểu hiện phát triển của Phật giáo và
các tín ngưỡng khác?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và kết luận:
+ Tục thờ cúng tổ tiên và tôn thờ các
anh hùng dân tộc, những người có công
với làng với nước trở thành phổ biến.
+ Đình, đền, chùa được tôn tạo hoặc
được xây dựng ở khắp nơi.
- HS lấy các ví dụ về các đền, chùa...
được xây dựng trong thời kì này ở địa
phương mình và phong tục thờ cúng ở
nơi sinh sống.
Hoạt động 1: Cá nhân và cả lớp
- GV nêu câu hỏi: Nhà Nguyễn có chính
sách gì về khoa cử?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý:
+ Năm 1807, ban hành quy chế thi
Hương và thi Hội. Tính đến năm 1851
nhà Nguyễn tổ chức 14 khoa thi Hội, lấy
được 136 tiến sĩ và 87 phó bảng.
+ Tổ chức các kì thi.
+ Chấn chỉnh lại việc tổ chức học tập và
thi cử.
- GV nêu rõ: Mặc dù vậy, nội dung giáo
dục và thi cử không có gì khác trước vì
thế mà chất lượng đều giảm sút.
- GV trình bày: Vua Gia Long cho xây
dựng trường Quốc học (1808) ở kinh đô
Phú Xuân, xây Văn miếu (1808) để thờ
Khổng Tử và 72 vị tiên hiền Nho học.
Hoạt động 1: Nhóm
- GV chia HS thành các nhóm, nhiệm
vụ cụ thể của nhóm là: Lập bảng thống
kê các thành tựu về văn học, khoa học,
kiến trúc và các nghệ thuật theo nội
dung sau:
2. Giáo dục, khoa cử
- Ban hành quy chế thi, tổ chức các kì
thi. Đến năm 1851 nhà Nguyễn tổ chức
14 khoa thi Hội, lấy được 136 tiến sĩ và
87 phó bảng.
- Chấn chỉnh lại việc tổ chức học tập và
thi cử.
- Xây dựng trường Quốc học (1808) ở
kinh đô Phú Xuân, xây Văn miếu (1808).
3. Văn học, khoa học, kiến trúc và các
loại hình nghệ thuật.
(Cấu trúc lại mục 3 và 4 làm một)
Các lĩnh vực
Thành tựu
- Giáo dục
Các lĩnh vực
Thành tựu
- Giáo dục
206
- Giáo dục nho học được củng cố song
không bằng các thế kỷ trước.
- Tôn giáo
- Độc tôn Nho giáo, hạn chế Thiên chúa
giáo.
- Văn học
- Văn học chữ Nôm phát triển. Tác phẩm
xuất sắc của Nguyễn Du, Hồ Xuân
Hương, Bà Huyện Thanh Quan.
- Tôn giáo
- Sử học
Quốc sử quán thành lập nhiều bộ sử lớn
được biên soạn: Lịch triều Hiến chương
loại chí...
- Văn học
- Kiến trúc
Kinh đô Huế, Lăng tẩm, Thành lũy ở các
tỉnh, cột cờ ở Hà Nội.
Nghệ thuật dân gian
- Tiếp tục phát triển.
- Sử học
- Kiến trúc
Nghệ thuật dân gian
207
- HS làm việc theo nhóm cử đại diện
trình bày kết quả của mình.
- GV nhận xét, bổ sung, hoàn thiện bảng
thống kê.
4. Sơ kết bài học
- Tình hình tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng.
- Những thành tựu chủ yếu về văn học, khoa học, kiến trúc và các nghệ
thuật.
5. Dặn dò, bài tập về nhà
- Học bài cũ, đọc trước bài mới.
- Trả lời câu hỏi bài tập trong SGK.
208
SƠ KẾT
LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN GIỮA THẾ KỶ
XIX
Bài 41
NHỮNG THÀNH TỰU CHÍNH CỦA DÂN TỘC
TRONG SỰ NGHIỆP DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được:
1. Kiến thức
- Nắm được dân tộc Việt Nam có lịch sử lâu đời, trải qua gần 3000 năm
vừa dụng nước, vừa giữ nước với biết bao khó khăn gian khổ, thăng trầm, dân
tộc Việt Nam đã để lại cho đời sau biết bao thành tựu quý giá về tất cả các mặt
chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá.
- Hiểu được những thành tựu quý giá về các mặt đó không chỉ góp phần
tạo nên các truyền thống tốt đẹp, cao quý của con người Việt Nam mà còn làm
nên cho các thế hệ nối tiếp vững bước tiến lên, vượt qua mọi thử thách gian lao
để có được đất nước ngày nay.
2. Tư tưởng, tình cảm
- Bồi dưỡng và củng cố thêm lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
- Bồi dưỡng ý chí vươn lên trong học tập và lao động vì sự tiến bộ, phồn
vinh của đất nước.
3. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp.
- Kĩ năng lập các bảng thống kê.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
- Bản đồ Việt Nam thế kỉ XIX.
- Các tranh ảnh tiêu biểu của từng giai đoạn.
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi 1: Vì sao dưới thời Nguyễn, Phật giáo và các tín ngưỡng dân gian
tiếp tục phát triển.
Câu hỏi 2: Nêu những thành tựu chủ yếu của văn học và sử học đầu thế kỉ
XIX?
2. Dẫn dắt vào bài mới
Thời gian qua, chúng ta đã học toàn bộ lịch sử dân tộc từ khi con người
xuất hiện trải qua quá trình vừa dựng nước vừa giữ nước cho đến giữa thế kỉ
XIX. Bài học hôm nay chúng ta cùng hệ thống lại toàn bộ nội dung đã học.
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp
- GV chia lớp thành các nhóm và nhiệm vụ cụ thể của các nhóm như sau:
Nhóm 1: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Hùng Vương.
Nhóm 2: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần.
Nhóm 3: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê.
209
Những thành tựu về văn hoá Thành tựu về kinh tế
Nhóm 4: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Nguyễn.
- HS làm việc theo nhóm, cử đại diện trình bày kết quả của mình.
- GV nhận xét và hoàn chỉnh các sơ đồ bộ máy nhà nước từ thời Hùng
Vương đến nhà Nguyễn.
- Tiếp theo GV nêu câu hỏi: Nêu nhận xét về tổ chức bộ máy nhà nước từ
Hùng Vương đến nhà Nguyễn?
- GV có thể gợi ý về những điểm khác và tiến bộ.
- HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý: Tổ chức bộ máy nhà nước ngày càng hoàn
chỉnh, theo chế độ quân chủ chuyên chế, trung ương tập quyền.
GV nhấn mạnh thêm: Nhà nước thời Nguyễn là mô hình nhà nước tiên
tiến đối với một quốc gia phong kiến ở châu Á.
Hoạt động 2: Cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Nêu những thành tựu khác về chính trị?
- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý:
+ Về luật pháp, có hai bộ luật khá hoàn chỉnh là Hồng Đức và Gia Long.
+ Về quân đội, được xây dựng đầy đủ.
- Cuối cùng, GV tổ chức cho HS trả lời câu hỏi: Nêu chính sách ngoại
giao của các triều đại phong kiến Việt Nam?
- HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt ý: Các triều đại luôn giữ tư thế của một nước độc
lập, có chủ quyền.
- GV tổ chức cho HS hệ thống hóa kiến thức về những thành tựu về kinh
tế bằng việc yêu cầu HS lập bảng thống kê như sau:
STT
1
2
Các lĩnh vực kinh tế
Nông nghiệp
- Chế độ ruộng đất
- Thủy lợi
- Sản xuất nông nghiệp
Thủ công nghiệp
Thành tựu chủ yếu
3
Thương nghiệp
- Nội thương
- Ngoại thương
- HS lập bảng thống kê và trình bày kết quả của mình.
- GV nhận xét, bổ sung hoàn thiện bảng thống kê.
STT
1
2
3
Các lĩnh vực văn hóa
Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng
Giáo dục, khoa học
Văn học, khoa học
Thành tựu chủ yếu
210
kháng
Kiến trúc vàSự
cácnghiệp
loại hình
nghệchiến chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc
thuật khác.
- HS lập bảng thống kê và trình bày kết quả của mình.
- GV nhận xét, bổ sung hoàn thiện bảng thống kê.
- GV tổ chức cho HS hệ thống hóa kiến thức về những cuộc đấu tranh
chống ngoại xâm bằng việc yêu cầu HS lập bảng thống kê như sau:
Cuộc
đấu Vương triều
Lãnh đạo
Kết quả
tranh
4
- HS lập bảng thống kê và trình bày kết quả của mình.
- GV nhận xét, bổ sung hoàn thiện bảng thống kê.
- HS theo dõi, so sánh để hoàn thiện bảng thống kê của mình.
Cuộc đấu tranh
Cuộc kháng chiến
chống Tống thời
Tiền Lê (981)
Kháng chiến chống
Tống thời Lý
Kháng chiến chống
Nguyên - Mông
(Thế kỷ XIII)
Phong trào đấu
tranh chống quân
xâm lược Minh và
khởi nghĩa Lam Sơn
(1407 - 1427)
Vương triều
Tiền Lê
Lãnh đạo
- Lê Hoàn
Kết quả
- Thắng lợi nhanh
chóng
- 1077 kết thúc
thắng lợi
- Vua Trần (lần 1)
- Cả 3 lần kháng
Thời Trần - Trần Quốc Tuấn chiến đều giành
(Lần 2 -Lần 3)
thắng lợi.
Khánh
chiến
chống quân Minh do
nhà Hồ lãnh đạo.
- Lật đổ ách thống
- Khởi nghĩa Lam
Thời Hồ
trị của nhà Minh
Sơn chống ách đô
giành lại độc lập.
hộ của nhà Minh do
Lê Lợi - Nguyễn
Trãi lãnh đạo.
Kháng chiến chống
Thời Tây
- Đánh tan 5 vạn
- Nguyễn Huệ
quân Xiêm (1785)
Sơn
quân Xiêm.
Khánh chiến chống
Thời Tây
- Vua Quang Trung - Đánh tan 29 vạn
quân Thanh
Sơn
(Nguyễn Huệ)
quân Thanh.
- GV phát vấn: Em có nhận xét gì về công cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc
của nhân dân ta?
- HS suy nghĩ trả lời:
+ Các cuộc kháng chiến của nhân dân ta diễn ra ở hầu hết các thế kỷ nối
tiếp từ triều đại này sang triều đại khác.
+ Để lại kỳ tích anh hùng đáng tự hào, những truyền thống cao quý tươi
đẹp mãi khắc sâu vào lòng mỗi người dân Việt Nam yêu nước.
4. Củng cố
Thời Lý
- Lý Thường Kiệt
211
- Các giai đoạn phát triển, hình thành của lịch sử dân tộc từ thời dựng
nước đến thế kỷ XIX.
- Thống kê các triều đại trong lịch sử dân tộc từ thời X - giữa XIX.
5. Dặn dò
Tiếp tục ôn tập lịch sử Việt Nam Cổ - Trung đại.
212
[...]... mềm Encarta năm 2005 - phần lịch sử thế giới cổ đại Hoạt động theo nhóm: 5 Văn hoá cổ đại phương Đông - GV đặt câu hỏi cho các nhóm: - Nhóm 1: Cách tính lịch sử của cư dân phương Đông? Tại sao hai ngành lịch và thiên văn lại ra đời sớm nhất ở phương Đông? - Nhóm 2: Vì sao chữ viết ra đời? Tác dụng của chữ viết? - Nhóm 3: Nguyên nhân ra đời của toán học? Những thành tựu của toán học phương Đông và tác... nhận xét và chốt ý: 25 - Nhóm 1: - Thiên văn học và lịch sử là 2 ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp Để cày cấy đúng thời vụ, người nông dân đều phải “trông Trời,Trông Đất” Họ quan sát sự chuyển động của mặt Trăng, mặt Trời và từ đó sáng tạo lịch nông lịch (lịch nông nghiệp), lấy 365 ngày là một năm và chia làm 12 tháng (cư dân sông Nin còn dựa vào mực nước sông lên... Kim tự tháp Ai Cập, Vạn lý trường - Tác dụng của chữ viết: Đây là phát minh quan trọng nhất, nhờ nó mà chúng ta hiểu được phần nào lịch sử thế giới cổ đại c Toán học - Nguyên nhân ra đời: Do nhu cầu tính lại rộng đất, nhu cầu xây dựng, tính toán mà toán học ra đời - Thành tựu: Các công thức sơ đẳng về hình học, các bài toán đơn giản về số học, phát minh ra số 0 của cư dân Ấn Độ - Tác dụng: Phục vụ đời... nhà vua tạo nên chế độ chuyên chế cổ đại - Vua dựa vào bộ máy quí tộc và tôn giáo để bắt mọi người phải phục tùng, vua trở thành vua chuyên chế - Chế độ nhà nước do vua đứng đầu, có quyền lực tối cao (tự coi mình là thần thánh dưới trần gian, người chủ tối cao của đất nước, tự quyết định mọi chính sách và công việc) và giúp việc cho vua là một bộ máy quan liêu thì được gọi là chế độ chuyên chế cổ đại... sau này người ta cách điệu hóa chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩa con người một cách a Sự ra đời của lịch sử thiên văn học - Thiên văn học là lịch 2 ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp - Việc tính lịch chỉ đúng tương đối, nhưng nông lịch thì có ngay tác dụng đối với việc gieo trồng b Chữ viết - Nguyên nhân ra đời của chữ viết:... triển, trán cao, mặt phẳng, hình dáng gọn và linh hoạt, lớp lông mỏng không còn nữa đưa đến sự xuất hiện những màu da khác nhau (3 chủng tộc lớn vàng - đen - trắng) + Nhóm 2 : Sự sáng tạo của Người tinh khôn trong kỹ thuật chế đạo công cụ đá: Người ta biết ghè 2 cạnh sắch hơn của mảnh đá làm cho nó gọn và sắc hơn với nhiều kiểu, loại khác nhau Sau khi được mãi nhẵn, được khoan lỗ hay nấc để tra cán ⇒ Công... nô lệ, do chủ mua về Việc sản xuất và buôn bán càng mở rộng thì nhu cầu nô lệ càng lớn, các đạo quân đi xâm lược nước ngoài bắt tù binh mang ra chợ bán, cướp biển tấn công các thuyền, cướp của, bắt người đem bán GV nhấn mạnh thời đó có cả chợ mua bán nô lệ như chợ A-ten có ngày bán tới hàng vạn nô lệ GV nêu câu hỏi: Ngoài công thương nghiệp, nô lệ còn được sử dụng trong những việc gì? - HS suy nghĩ... Hiểu được đặc điểm tổ chức thị tộc, bộ lạc, mối quan hệ trong tổ chức xã hội đầu tiên của loài người - Mốc thời gian quan trọng của quá trình xuất hiện kim loại và quan hệ quả xã hội của công cụ kim loại 2 Tư tưởng - Nuôi dưỡng giấc mơ chính đáng - xây dựng một thời đại Đại Đồng trong văn minh 3 Kỹ năng Rèn cho HS kỹ năng phân tích và đánh giá tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc Kĩ năng phân tích và tổng hợp... nhận xét và chốt ý + Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc, sống cạnh nhau, có họ hàng với nhau và có chung một nguồn gốc tổ tiên + Điểm giống : Cùng có chung một dòng máu Điểm khác : Tổ chức lớn hơn (gồm nhiều thị tộc) Mối quan hệ trong bộ lạc là sự gắn bó, b Bộ lạc - Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau và có cùng một nguồn gốc của tổ tiên - Quan hệ giữa các thị tộc trong bộ lạc là gắn bó giúp... hiệu quả hơn ⇒ Đồ đá mới + Nhóm 3: Óc sáng tạo của Người tinh khôn còn chế tạo ra nhiều công cụ lao động khác : Xương cá, cành cây làm lao, chế cung tên, đan lưới đánh cá, làm đồ gồm Cũng từ đó đời sống vật chất được nâng lên Thức ăn tăng lên đáng kể Con người rời hang động ra định cư ở địa điểm thuận lợi Cư trú “nhà cửa” trở nên phổ biến Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp và cá nhân GV trình bày : - Cuộc ... cho học mà nguồn nhận thức lịch sử, cung cấp kiến thức cần khai thác cho HS Ngòai cần có tập, thực hành dạy học II GỢI Ý CẤU TRÚC GIÁO ÁN MÔN LỊCH SỬ Một giáo án lịch sử soạn theo yêu cầu sau... sinh? I MỘT SỐ YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI MỘT GIÁO ÁN MÔN LỊCH SỬ Giáo án kế hoạch tiết lên lớp nêu rõ bước chủ yếu giáo viên (GV) học sinh (HS) phải thực lớp; đồng thời nêu cách vắn tắt nội dung... HS Giáo án học lịch sử thường bao gồm phần : - Mục tiêu học - Cấu tạo bước học (cấu trúc học) Việc vận dụng bước lên lớp, cấu tạo nội dung lịch sử cần linh hoạt mềm dẻo Cấu trúc nội dung lịch sử