Truyền thống đoàn kết trong khởi nghĩa Lam Sơn.doc
Trang 1Chương 1
Cơ sở hình thành và khái niệm truyền thống
đoàn kết trong lịch sử dân tộc
Truyền thống bao giờ cũng là một sản phẩm của cộng đồng tồn tại lâu đời trên mộtvùng đất nhất định Truyền thống đoàn kết cũng là một sản phẩm của lịch sử, do cộngđồng người Việt Nam tạo dựng trong quá trình hình thành và phát triển của mình với tất
cả những điều kiện và đặc điểm của Tổ quốc Việt Nam
Vậy những cơ sở nào tạo dựng nên truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.Nhìn lại trong suốt tiến trình lịch sử của mình, truyền thống đoàn kết của dân tộc ViệtNam cũng được hình thành và phát triển cùng với tiến trình dựng nước và giữa nước củadân tộc Việt Nam Hay nói cách khác, truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam chính
là một sản phẩm được sinh ra trong một tiến trình lịch sử vĩ đại của dân tộc: tiến trìnhdựng nước và giữa nước cũng như quá trình hình thành và phát triển của dân tộc ViệtNam
Có đặt trong bối cảnh lịch sử như vậy, ta mới có thể thấy hết được mối quan hệ củatruyền thống đoàn kết với các truyền thống khác của dân tộc ta cũng như sự phát triển củalịch sử Điều đó đã tạo nên một nền văn hóa Việt Nam phong phú và đặc sắc, với cácthang đo giá trị truyền thống khác nhau nhưng luôn có sự thống nhất biện chứng với nhau
và không tách rời lẫn nhau Mà truyền thống đoàn kết cũng là một trong những biểu trưngcủa các giá trị đó
Truyền thống đoàn kết bản thân nó không phải ngẫu nhiên tự nó xuất hiện, mà nóđược hình thành trên những điều kiện kinh tế-xã hội nhất định, và ứng với mỗi vùng, mỗiquốc gia nó cũng có những biểu hiện khác nhau Xét ở hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam,truyền thống đoàn kết được hình thành và phát triển cùng với tiến trình lịch sử của dân tộcdựa trên những cơ sở chủ yếu sau đây:
Trang 21.1 Cơ sử hình thành
1.1.1 Cơ sở điều kiện tự nhiên
Truyền thống đoàn kết lúc khới thủy ban đầu là do lao động sản xuất của con người
mà hình thành nên Buổi ban đầu khi loài người xuất hiện sự nhận thức về thế giới chưacao, chính lao động sản xuất đã dần dần biến đổi sự nhận thức của họ Điều kiện tự nhiên,thiên nhiên lúc bấy giờ nhiều hiểm nguy, qua thời gian con người đã dần nhận thức và laođộng cải tạo tự nhiên theo mục đích của mình Thiên nhiên khắc nghiệt cộng với trình độnhận thức thiên nhiên chưa cao và lao động sản xuất đã dần hình thành nên tinh thần gắnkết tự nhiên trong mổi con người Bởi vậy, có thể nói rằng, truyền thống đoàn kết là mộttinh thần tốt đẹp của tất cả các dân tộc trên thế giới Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, dođiều kiện tự nhiên của mỗi quốc gia khác nhau nên truyền thống ấy mang nét đặc trưngriêng biệt của mỗi dân tộc trên thế giới, ngay cả những quốc gia trong khu vực Đông Nam
Á Việt nam là một quốc gia nặn trong vùng khí hậ nhiệt đới gió mùa, thiên nhiên khá ưuđãi cho con người nhưng cũng mang lại nhiều hiểm nguy, và những đặc thù khác của điềukiện tự nhên nên truyền thống đoàn kết dân tộc Việt nam mang những nét riêng biệt
Ngay từ thời nguyên thủy, trong điều kiện thiên nhiên hoang dã, khắc nghiệt, lại
do trình độ còn thấp kém, công cụ lao động thô sơ, người vượn phải tập hợp với nhauthành từng bầy, cùng chống thú dữ để tự vệ, đó là những bầy người nguyên thủy Đâychính là cơ sở, là nền móng quan trọng hình thành truyền thống đoàn kết của dân tộc ViệtNam
Nước Việt Nam có địa hình đa dạng bao gồm rừng núi trùng điệp, lại có đồithấp, thung lũng rộng, có đồng bằng các châu thổ rộng lớn và thềm lục địa nông Một dải
bờ biển dài trên 3000km và một hệ thống sông ngòi, khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợicho sinh vật phát triển Do đó Việt Nam có đầy đủ điều kiện cần thiết cho con người sinhsống và phát triển Với đặc điểm này, từ rất sớm trên lãnh thổ nước ta đã phát triển mộtnền nông nghiệp lúa nước rực rỡ ( đỉnh cao là nền văn hóa lúa nước văn minh sôngHồng)
Trang 3Bên cạnh những thuận lợi đó Việt Nam còn có biết bao khó khăn và thử thách củavùng nhiệt đới ẩm Chịu ảnh hưởng gió mùa như mưa nguồn, nước lũ, bão tố, hạn hán, lũlụt, dịch bệnh thường xuyên đe dọa Những yếu tố thiên tai đó thường xuyên đe dọa cuộcsống của nhân dân ta, vốn chủ yếu là cư dân nông nghiệp Càng về trước khi mức sảnxuất thấp, trình độ tổ chức của xã hội còn hạn chế thì sức hoành hành của thiên tai càng
dữ dội và cuộc chiến đấu khắc phục khó khăn của người ngày càng gian khổ, ác liệt Từng
cá nhân, từng gia đình hoàn toàn bất lực trước thiên tai Chỉ có chung sức lại trong nhữngcộng đồng lớn, dưới sự tổ chức của bộ máy tập trung, con người mới có thể đắp đê, làmthủy lợi, từng bước chế ngự thiên tai để phát triển nông nghiệp
Như chúng ta đã biết, yêu cầu có tính chất sống còn của một nền nông nghiệp lúanước điển hình chính là vấn đề trị thủy, chống chọi với thiên nhiên để tồn tại và phát triển.Chính vì vậy việc phát triển nông nghiệp phải gắn liền với công việc trị thủy từ rất sớm.Hạn thì phải đào mương dẫn nước vào ruộng cày cấy nuôi cây lúa, úng lụt thì phải đắp bờthửa, bờ vùng để ngăn lũ lụt Việc tập hợp lực lượng, huy động mọi nguồn lực trong xãhội tập trung cho vấn đề trị thủy trở thành vấn đề hết sức quan trọng Chính vì nhận thứcđược yêu cầu này, từ rất sớm người Việt cổ đã tự nguyện liên kết lại với nhau trong cáccông xã, nhiều công xã lại liên kết với nhau cũng không nhằm ngoài mục đích trên Trên
cơ đó, nhà nước đã ra đời Truyền đoàn kết của dân tộc ta cũng bắt đầu xuất phát từ đó.Tính liên kết cộng đồng là một chuẩn mực xã hội của bản sắc văn hóa Việt Nam Tìnhlàng nghĩa xóm là một sức mạnh văn hóa mang tính bản chất trong văn hóa Việt Nam.Chính tinh thần đoàn kết tương thân tương ái đã tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần vôcùng lớn lao để người Việt Nam vượt qua sóng gió và trụ vững trên mảnh đất này
Như vậy, cuộc đấu tranh với thiên nhiên-một thiên nhiên vừa đẹp, vừa khắc nghiệt,vừa thuận vừa nghịch, vừa ưu đãi vừa thử thách con người sớm đã đòi hỏi con người phảiđoàn kết lại với nhau Đó là một cơ sở khách quan dẫn đến sự hình thành và phát triểntruyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam
1.1.2 Cơ sở điều kiện xã hội
Trang 4Ngoài cơ sở điều kiện tự nhiên thì cơ sở về điều kiện xã hội cũng là một trong nhữngnhân tố tạo nên truyền thống đoàn kết của tất cả các quốc gia trên thế giới Tuy nhiên, lịch
sử xã hội của mỗi dân tộc không giống nhau cho nên tinh thần ấy cũng sẽ mang những nétcủa điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi dân tộc trên thế giới Khác với các quốc gia khác,lịch sử dân tôc Việt nam có dòng chảy chủ đạo là lịch sử dựng nước và giữ nước gần nhưxuyên suốt Trong khi đó, các quốc gia khác tuy cũng có sự nghiệp đấu tranh bảo vệ dântộc nhưng nó có những đặc điểm khác biệt với Việt nam Bởi vậy, họ có truyền thốngđoàn kết bên cạnh những đặc điểm tương đồng thì còn có những điểm khác biệt mang đặctrưng riêng của mỗi quốc gia dân tộc
Nước ta trong quá trình phát triển lịch sử của mình luôn bị đè nặng bởi sự đe dọaxâm lược từ bên ngoài, mà chủ yếu là từ một quốc gia lớn mạnh ở phương Bắc-TrungQuốc Đối với đế chế đó, mảnh đất chúng ta luôn là một miếng mồi ngon mà chúng luônthèm khát Đối với mối nguy cơ to lớn từ bên ngoài ấy, người Việt phải đoàn kết lại vớinhau, tạo nên một sức mạnh tổng hợp, cùng nhau vùng lên đấu tranh, giữ vững độc lậpchủ quyền, chống lại các cuộc chiến tranh xâm lược liên tiếp của các thế lực bên ngoài làmột nhiệm vụ mang tính chất sống còn của lịch sử dân tộc Chính yêu cầu này mà đã gópphần cố kết người Việt lại với nhau, tạo truyền thống đoàn kết lâu đời của dân tộc ViệtNam Cuộc chiến đấu chống xâm lược là một thử thách ghê gớm nhất, toàn diện nhất sứcsống của một dân tộc Để chiến đấu và chiến thắng một kẻ thù mạnh hơn, dân tộc ta phảiphát huy tất cả sức mạnh của đất nước, của nhân dân Đó là một sức mạnh tổng hợp tạonên từ nhiều yếu tố, trong đó đoàn kết toàn dân vì đại nghĩa của dân tộc, vì quyền lợichung và tối cao của tổ quốc là nhân tố cơ bản nhất Đoàn kết thống nhất vì mục tiêu độclập tự do và trên cơ sở đó phát huy sức mạnh tiềm tang của toàn dân, đó là con đườngchiến đấu và chiến thắng của nhân dân trước họa ngoại xâm Lịch sử bốn ngàn năm giữnước đã cho thấy, những lúc nào giữa vững và phát huy được được sức mạnh đoàn kếtcủa toàn dân thì cuộc chiến tranh yêu nước sớm muộn gì cũng sẽ giành được chiến thắng.Như vậy, cùng với cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên, xây dựng đất nước, cuộcđấu tranh lâu dài chống ngoại xâm bảo vệ đất nước là cơ sở khách quan thứ hai quy định
Trang 5truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam Trước thiên tai, nhân dân ta phải tập hợp lại
để chung sức làm ăn, đắp đê, làm thủy lợi, xây dựng và bảo tồn cuộc sống Trước giặcngoại xâm lớn mạnh và tàn bạo, nhân dân ta càng phải đoàn kết thống nhất để đánh giặcgiữ nước Truyền thống đoàn kết của dân tộc ta cũng xuất phát từ chính hai yêu cầu kháchquan đó
Bên cạnh những yếu tố đó, ta còn có thể thấy rằng truyền thống đoàn kết còn có cơ
sở hình thành ngay trong bản thân mỗi con người Việt Nam Như chúng ta đã biết, tình
cảm yêu thương con người-giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn khó khăn là một thứ tình cảm
tự nhiên, được hình thành từ rất sớm của người Việt Có thể nói đây là một thứ dân tộc
tính đặc biệt của người Việt ( người Việt luôn tự xem mình là đồng bào với nhau-có trách
nhiệm tương trợ giúp đỡ lẫn nhau) Cộng với sự chi phối của các yếu tố nêu trên đã nâng
thứ tình cảm này lên trở thành truyền thống đoàn kết ( mang đậm dấu ấn của tinh thần
nhân văn, tư tưởng yêu thương con người của người Việt) trong tiến trình phát triển củalích sử dân tộc
1.2 Khái niệm truyền thống và truyền thống đoàn kết trong lịch sử Việt Nam
1.2.1 Khái niệm về truyền thống
Hiểu theo nghĩa thông dụng: Truyền thống là một thói quen được lặp đi lặp lại Còntruyền thống lịch sử mà chúng ta đề cập đến ở đây có ý nghĩa rộng lớn, bao quát hơnnhiều Đó là tất cả những gì được hình thành trong cuộc sống, được lặp đi lặp lại nhiềulần trong lịch sử để trở thành nề nếp, thói quen và đạt tới giá trị chuẩn mực trên các lĩnhvực trong lối sống(kể cả ăn,mặc,ở,đi lại,kiến trúc,học hành );trong tư duy, trong ứng xử(ứng xử hiểu theo nghĩa rộng- trong mối quan hệ giữa người với người, bao hàm cả giaotiếp, cả giá trị tinh thần, đạo lý tức là bao gồm các bậc thang giá trị); trong cung cách làm
ăn
Ba đặc trưng của truyền thống
Trang 6Một là: truyền thống có tính ổn định và bền vững tương đối, lặp đi lặp lại qua các thế
hệ, trở thành thói quen,tập quán trong xã hội, trong cộng đồng người Truyền thống cósức sống dai dẳng, tồn tại lâu dài Cái nhất thời không phải là truyền thống
Hai là: Truyền thống mang tính cộng đồng được cộng đồng người thừa nhận ở nhiềucấp độ và hình thức khác nhau như: Trong nghề nghiệp, nhóm xã hội, giai cấp, tầng lớp,dân tộc, quốc gia, khu vực
Ba là: Truyền thống mang tính lưu truyền từ đời này sang đời khác, và góp phần quyđịnh những chuẩn mực ứng xử, giá trị, tư tưởng, lễ nghi Trong cộng đồng người vàtrong xã hội
1.2.2 Khái niệm Đoàn kết
Đoàn kết là sự đồng thuận và đóng góp của mỗi cá nhân trong một nhóm Vì mộtmục đích hay một công việc chung nào đó, mà không làm phương hại đến lợi ích củangười khác
Đoàn kết là sự hòa thuận của mỗi cá nhân trong nhóm, đoàn kết là sự chấp nhận vàđóng góp của mỗi người cho một mục đích hay một công việc chung nào đó
Đoàn kết là nền tảng cho sự phát triển bền vững Có đoàn kết mới có dân chủ.Trong xu thế hội nhập hiện nay của thế giới, đoàn kết càng trở nên có ý nghĩa hơn bao giờhết Chúng ta phải biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh tổng hợp, cùng hướng tới sự pháttriển bền vững
Đoàn kết tạo cho mọi người có cảm giác được tôn trọng
Đoàn kết tạo nên ý thức thuộc về bổn phận và tăng cường bản chất tốt đẹp chomọi người
Trang 7Đoàn kết giúp cho mối quan hệ của con người gần gũi, thân ái với nhau hơn, tạo
ra nhiều niềm vui trong cuộc sống
Đoàn kết khác với bè phái
Bè phái là sự liên kết cuả một nhóm người có mục đích không trong sáng, thiếu lànhmạnh nhằm đối lập với những người khác
1.2.3 Truyền thống đoàn kết trong lịch sử dân tộc Việt Nam
Được hình thành từ trong cội nguồn lịch sử sâu xa của dân tộc, được thể hiện trongmọi lĩnh vực của xã hội, trong sinh hoạt hằng ngày, trong lao động sản xuất, tiêu biểuđược thể hiện nổi bật với tinh thần đoàn kết trong đấu tranh chống ngoại xâm, đã tồn tạinhư một quy luật sinh tồn của dân tộc Người Việt Nam ý thức rằng mình sinh ra cùng
một bọc trứng, gắn với nhau bởi nghĩa “đồng bào” Dù sống ở đâu đều có chung một cội
nguồn, một ngày giỗ tổ Hùng Vương
Truyền thống đoàn kết dân tộc ta, buổi ban đầu đơn giản chỉ là sự giúp đỡ lẫn nhautrong đời sống, từ đó gắn kết với nhau bằng một sợi dây vô hình nhưng chặt chẽ Là sựthống nhất, gắn kết trong mối quan hệ giữa Nhà – Làng – Nước Trải qua quá trình vậnđộng và phát triển của lịch sử dân tộc, tinh thần ấy ngày càng phát triển mạnh mẽ, là sứcmạnh tinh thần, là cơ sở vững chắc đưa dân tộc Việt nam vượt qua nhiều thử thách cam
go, quyết liệt Tinh thần đoàn kết ấy không bó hẹp trong một phạm vi nhỏ hẹp mà ngàycàng lan rộng trong nhiều mối quan hệ và nhiều khía cạnh, nhiều lĩnh vực khác nhau Đó
là sự tích lũy, kế thừa và phát triển qua nhiều thế hệ và nhiều hoàn cảnh lịch sử khác nhau
và là sự sáng tạo củ toàn dân tộc Việt nam
Lịch sử văn hóa, tinh thần Việt nam, với những đặc thù của mình đã tạo nên nhiềutruyền thống, những giá trị tinh thần tốt đẹp của nhân dân ta Truyền thống đoàn kết chỉ làmột mặt, một trong những giá trị truyền thống tư tưởng văn hóa Việt nam Tuy nhiên, cóthể nói đây là một trong những giá trị tinh thần chủ đạo, chi phối những truyền thốngkhác Bởi lẽ, lịch sử dân tộc ta chủ yếu là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, vớinền văn minh nông nghiệp thì truyền thống đoàn kết đóng vai trò và giữ vị trí vô cùngquan trọng trong lịch sử dân tộc
Trang 8Truyền thống đoàn kết có mối liên hệ chặt chẽ với những giá trị tư tưởng, tinh thầnkhác của nhân dân ta Bởi lẽ đó là những giá trị về mặt tinh thần không phải là vật chất.Chính điều này đã tạo nên sức mạnh cho dân tộc Việt, tạo nên bản chất, tinh thần dân tộcViệt, trở thành một dòng chảy lịch sử xuyên suốt trong quá trình dựng nước và giữ nướccủa đất nước Trải qua bao thế kỉ, tinh thần đoàn kết của người Việt luôn được kế thừa,phát huy mạnh mẽ trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt hằng ngày, trong đấu tranhchống ngoại xâm Đặc biệt giá trị đoàn kết được thể hiện rõ nét, sâu sắc nhất trong quátrình chống lại các cuộc xâm lăng của những thế lực phong kiến phương Bắc, tiêu biểu làcuộc đấu tranh của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Minh hung bạo vàođầu thế kỉ XV, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một trong những cuộc đấu tranh anh hùng,biểu dương cho tinh thần đoàn kết của dân tộc.
Trang 9Chương 2 Triều Hồ với việc phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc 2.1 Cuộc cải cách của nhà Hồ và thái độ của nhân dân
2.1.1 Công cuộc cải cách của Hồ Quý Ly
Các vị vua đầu triều Trần có được sự anh minh, lỗi lạc bấy nhiêu thì các vị vuacuối triều lại bát tài và nhu nhược bấy nhiêu, làm cho đất nước bao năm hưng thịnh trởnên suy yếu dần đi, từ khi Trần Dụ Tông lên ngôi thì nhà Trần bước vào giai đoạn suythoái Nghệ Tông lên ngôi lại càng làm cho tình hình đất nước trở nên rối ren thêm,nương nhờ ngoại thích, các cuộc nõi dậy liên tục, làm triều đình phải khốn đốn, trong khinhà Minh đương mạnh, dòm ngó nước ta, phía Nam thì liên tục bị Chiêm Thành tấn công,vào quấy phá Thăng Long Tình hình đất nước đương cơn nguy khó mà nhà Trần, đặc biệt
là các vua Trần lại không có kế sách nào để bình ổn, vua thì bất tài, thần thì không hếtlòng hết sức phò tá, mưu lòng chia bè kết phái lộng hành làm nhũng nhiễu nhân dân, đấtnước loạn lạc Nỗi lên trong sự trọng dụng của Trần Nghệ Tông, Hồ Quý Ly khôngngừng tạo thế và lực cho mình, tạo một mối quan hệ phức tạo với họ Trần, từ đó quyềnlực về tay Hồ Quý Ly càng cao, làm cho họ Trần phải đề phòng, nhưng các cuộc ám sát
Hồ Quý Ly điều thất bại kéo theo là sự tàn sát con cháu họ Trần của Hồ Quý Ly
Hồ Quý Ly quê gốc Nghệ An, tổ 4 đời dời ra Thanh Hóa, đổi theo họ người cha nuôi
họ Lê (khi lên ngôi, lấy lại họ Hồ) Hồ Quý Ly có quan hệ họ ngoại khăng khít với cácvua Trần, bản thân ông là con rể vua Trần Minh Tông.Từng bước, Hồ Quý Ly đã tiến lênnắm giữ những chức vụ quan trọng về chính trị và quân sự như Khu mật sứ, Thống chế,Đồng bình chương sự Mặt khác, ông còn tìm cách đưa họ hàng và tay chân thân tín vàonắm giữ các trọng trách khác Củng cố được thế lực, Hồ Quý Ly tiến hành các âm mưuphế lập và đàn áp ông tìm cách mưu hại các vua Trần (Đế Nghiễn, Thuận Tông), sát hạicác quý tộc tông thất và quan liêu triều Trần Năm 1399, trong hội thề Đốn Sơn (tức núiĐún, gần Tây Đô), 370 quý tộc quan liêu, đứng đầu là Thượng tướng Trần Khát Chân,
Trang 10Thái bảo Trần Hãng, Trụ quốc Trần Nhật Đôn, Thượng tướng Trần Khả Vĩnh, Hànhkhiển Hà Đức Lân, cùng các tôn thất, liêu thuộc, thân thích đã mưu giết Quý Ly Việckhông thành, tất cả đều bị giết hại
Sau hội thề Đốn Sơn, tháng 4 - 1400, Quý Ly ép Thiếu Đế phải nhường ngôi chomình, lập nên triều Hồ, lấy niên hiệu Thánh Nguyên, quốc hiệu Đại Ngu Sau 10 tháng,nhường ngôi cho con thứ là Hồ Hán Thương, lên làm Thái Thượng hoàng Năm 1402,ông đem quân đi đánh Cham pa, chiếm đất Chiêm Động và Cổ Lũy Trải qua những nămcuối Trần đất nước ngày càng suy kiệt khi Hồ Quý Ly lên ngôi không những không hàngán vết thương, xoa dịu mâu thuẫn, củng cố đất nước và tránh tham vọng bành trướng củanhà Minh đang dòm ngó nước ta, mà lại càng làm cho mâu thuẫn ngày trở nên sâu sắchơn, tạo cớ để nhà Minh dẫn binh xâm lược, gây thêm bao đau thương cho dân tộc
Trước và sau khi lên làm vua Hồ Quý Ly tích cực tiến hành những cải cách của mìnhnhằm đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, nội dung cải cách của ông bao gồm:
Về mặt hành chính, Quý Ly đổi các lộ xa làm trấn, đặt thêm các chức An Phủ phó
sứ, Trấn thủ phó sứ cùng các chức phó khác ở các châu huyện Ở các lộ thì đặt nhữngchức quan lớn như Đô hộ, Đô thống, Thái thú quản cả việc quân sự và dân sự Quý Lycòn đặt chức Liêm phóng sứ tại mỗi lộ để dò xét tình hình quân dân
Về mặt kinh tế, cải cách quan trọng nhất của Hồ Quý Ly là phép hạn điền, hạn nô,
phát hành tiền giấy và đổi mới chế độ thuế khoá Đó là những cải cách tiến bộ nhằm tướcgiảm thế lực của bọn quý tộc Trần, giải quyết tình trạng kiệt quệ tài chính của triều đình.Theo phép hạn điền, trừ đại vương và trưởng công chúa, mỗi chủ đất chỉ được giữ 10 nămtrở xuống, sổ sách phải sung công, nghĩa là khôi phục chế độ sở hữu nhà nước về ruộngđất Ai có tội được phép lấy ruộng mà chuộc tội
Về văn hoá xã hội, Hồ Quý Ly phản đối lối học sáo rỗng, nhắm mắt học vẹt lời nói
của cổ nhân để xét việc trước mắt Năm Nhâm Thân (1392), Quý Ly soạn sách "MinhĐạo" gồm 14 thiên đưa ra những kiến giải xác đáng về Khổng tử và những nghi vấn cócăn cứ về sách "Luận ngữ", một trong những tác phẩm kinh điển của nho giáo Hồ Quý
Ly cũng có hoài bão xây dựng một nền văn hoá dân tộc Ông trọng dụng chữ Nôm, dịch
Trang 11Kinh thư ra Nôm để dạy hậu phi, cung nữ Ông còn quan tâm đến việc mở thêm trườnghọc ở các lộ phủ Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Đông và định lại phép thi cho có quy củ.
Về mặt xã hội, Hồ Quý Ly mở "Quảng Tế Thư" một loại bệnh viện công, chữa bệnh
bằng châm cứu và lập kho bán thóc rẻ cho người nghèo Việc ông ban hành cân, thước,đấu, thưng để thống nhất đo lường cũng góp phần làm tăng thêm giá trị văn minh của đờisống xã hội
Những cải cách của Hồ Quý Ly tuy có mặt tiến bộ, song không thể đưa đất nướcthoát ra khỏi khủng hoảng mà lại càng làm cho tình hình trở nên trầm trọng hơn, các thântộc họ Trần phản kháng mọi nơi, tinh thần dân tộc, tinh thần đoàn kết bị lung lay, làm lu
mờ đi vai trò, vị trí và chức năng của nhà nước, của triều đình trong tổ chức kháng chiếnchống quân Minh xâm lược Truyền thống đoàn kết của dân tộc ta trong thời kì này chưađược phát huy một cách tối ưu nhất, triệt để nhất, như từng được thể hiện qua các cuộckháng chiến của ông cha qua kháng chiến chống quân Tống, Nguyên – Mông Đến nỗi Hồ
Nguyên Trừng phải thốt lên: “Thần không ngại đánh, chỉ sợ lòng dân có theo hay không
theo mà thôi”1 Điều này chứng tỏ sợi dây đoàn kết giữa nhân dân với triều đình khôngcòn được như trước, một phần là do những cải cách của Hồ Quý Ly mang lại, mặt khác
do nhân dân vẫn tỏ lòng trung với họ Trần nên trong khi xây dựng triều đình mới, họ Hồrất ít người tài giỏi theo phò giúp
2.1.2 Thái độ của các tầng lớp nhân dân
Phần lớn các cải cách chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội và những đòihỏi cấp thiết của dân tộc Nó chỉ làm lợi riêng cho họ Hồ nhiều hơn là lợi ích quốc gia.Các cải cách này còn được tiến hành bằng bạo lực và vũ trang chính vì thế không đem lạinhiều lợi ích cho dân mà còn làm mất lòng dân
Về những cải cách của Hồ Quý Ly, bên cạnh những yếu tố tích cực, khách quancủa nó thì còn tồn tại nhiều hạn chế và sai lầm Sai lầm lớn nhất của Hồ Quý Ly là chỉgiới hạn mục tiêu chủ yếu là cải cách vào việc tấn công quý tộc họ Trần, mà chưa tính đến
1 Ngô Sĩ Liên, Đại Việt Sử Kí Toàn Thư, Bản kỷ, quyển VIII, Kỷ nhà Trần, tập II, Nxb KHXH, Hà Nội, 1972, tr 243.
Trang 12việc giải quyết những yêu cầu cấp thiết của xã hội đương thời Bởi vậy sự phản khángcủa các tầng lớp xã hội khác nhau đối với những cải cách của ông là lẽ đương nhiên, đặcbiệt là giới quý tộc họ Trần Nhiều quý tộc và quan lại cũ của nhà Trần đã đi từ chỗ chốngđối nhà Hồ đến chỗ phản bội dân tộc, làm tay sai cho kẻ thù Điều này gây bất lợi lớn choviệc cải cách và công cuộc kháng chiến của nhà Hồ
Đại Việt những năm cuối thế kỉ XIV lâm vào suy yếu, từ nội bộ triều đình lan rộng
cả nước, cùng với loạn lạc, khởi nghĩa mọi nơi, và sự tranh giành quyền lực của Hồ Quý
Ly đã đẩy đất nước đến bờ vực của họa xâm lăng Quyền lực, địa vị của Hồ Quý Ly ngàycàng được củng cố, những hành động của ông được xem như những bước chuẩn bị choviệc soán ngôi lập triều đại mới, và cũng nêu gương Trần Thủ Độ thưở trước thay nhà Lý.Nhưng thời điểm lịch sử đã thay đổi, những việc làm của Hồ Quý Ly không phải là sainhưng đã làm cho đất nước suy kiệt, sức mạnh đoàn kết của nhân dân ta bị suy yếu Saunhững bước chuẩn bị lâu dài, tháng 4 – 1400 Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, thiết lậptriều đại nhà Hồ
Trong bối cảnh tình hình trong nước bất ổn do các vua cuối triều Trần nhu nhược,bất tài không quản lí đất nước được, nịnh thần ra sức lộng quyền, uy thế của vua khôngthể vươn ra khỏi kinh thành, thuế khóa thì tăng cao, lao dịch nặng nề, khởi nghĩa nổ rakhắp nơi mà Thượng hoàng Nghệ Tông và vua Trần Hiện là bất tài, u mê giao hết quyềnhành cho Hồ Quý Ly, từ đó họ Trần dần mất dần vai trò của mình trên vũ đài chính trị,
Hồ Quý Ly dần nắm hết mọi quyền bính trong tay, làm cho họ Trần phải sợ, các cuộc ámsát bất thành, Hồ Quý Ly viện cớ sát hại các quý tộc Trần, làm lòng dân ly tán, sợi dâyđoàn kết giữa nhân dân với triều đình như trong thời gian kháng chiến chống quân Mông– Nguyên nay bị tan vỡ, lòng tin của nhân dân vào triều đình ngày giảm sút Sự hưngvong của các triều đại là sự tiếp diễn của quá trình phát triển của xã hội, khi vai trò, uy tín
và vị thế của một triều đại không còn như ban đầu thì sự thay thế của một triều đại mớiphù hợp vói quy luật lịch sử là đièu tất yếu, nhưng phải hợp với điều kiện hiện thực kháchquan và chủ quan của lịch sử do những biến cố của lịch sử khi mà Hồ Quý Ly lên ngôi đãkhông được toàn thể nhân dân ủng hộ, bằng chứng là các cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra
Trang 132.2 Triều Hồ với việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Minh 2.2.1 Âm mưu của nhà Minh
Năm 1368, sau khi đánh đổ được nhà Nguyên, Chu Nguyên Chương lên ngôi hoàng
đế, đặt quốc hiệu là Minh, niên hiệu Hồng Vũ Khi thống nhất được đất nước, ổn địnhđược tình hình, thế và lực của người Hán không ngừng vươn xa, với tham vọng bànhtrướng của mình cùng với tính hiếu chiến Chu Nguyên Chương không ngừng tiến hànhcác cuộc chiến tranh xâm chiêm lãnh thổ của các nước nhỏ yếu xung quanh Ở phía Nam,Đại Việt đang trong giai đoạn suy yếu của họ Trần, tình hình chính trị rối ren, chiến tranhvới Chiêm Thành diễn ra nhiều năm, thực lực trở nên yếu đi rất nhiều, không còn là mộtquốc gia hùng cường, một thời đánh tan ba cuộc xâm lăng của quân Mông – Nguyên Đây
là cơ hội tốt để cho nhà Minh tiến hành xâm lược, chiếm nước ta thành lập lại châu, phủnhư thời Bắc thuộc Từ năm 1384, nhà Minh đã nhiều lần ra yêu sách đòi nhà Trần cốngnạp, như cung cấp người giỏi, nhà sư, giống cây hoặc giúp quân, lương thực, voi chiến đểđánh người Man ở biên giới Trung Quốc Do đang bị vướng vào cuộc tranh chấp ở phíaNam với Chiêm Thành, nhà Trần phải đáp ứng những yêu sách đó để yên biên giới phíabắc
Cùng với sự thịnh trị của nhà Minh thì nhà Trần đang trên con đường suy vong, HồQuý Ly đang từng bước thực hiện việc soán ngôi nhà Trần Tháng 4 – 1400, nhà Hồ thành
lập, đây là cái cớ để quân Minh xuất trận giương lên ngọn cờ “Phù Trần diệt Hồ” Dù nhà
Hồ thay ngôi nhà Trần hay không thì nhà Minh vẫn xâm lược Dẫn chiếu từ thời Trần Phế
Đế cho thấy khi Trần Duệ Tông tử trận ở Chiêm Thành, Minh Thái Tổ đã định đánh ĐạiViệt, nhưng do có người can gián của Thái sư Lý Thiện Trường (chưa có thời cơ tốt) nênvua Minh tạm thôi không Nam chinh nữa Năm 1398, Minh Thái Tổ qua đời, cháu nộiMinh Huệ Đế (Chu Doãn Văn) là ông vua ôn hoà lên thay, năm 1400 Hồ Quý Ly chọnthời điểm lấy ngôi nhà Trần lúc đó khá phù hợp, khi bản thân ông tuổi đã cao và sức ảnhhưởng của ông cũng đã vững, cùng sự yếu kém của tôn thất họ Trần Nhưng biến cố sau
đó nằm ngoài dự tính của ông Năm 1403, Doãn Văn bị chú là Chu Đệ cướp ngôi Chu Đệ
Trang 14- Minh Thành Tổ là một vị vua hiếu chiến như vua cha Thái Tổ, và đây cũng có thể xem
là một nguyên nhân khiến Đại Ngu bị xâm lược Nếu Quý Ly không lấy ngôi nhà Trần thìsau khi ông mất, nhà Trần suy yếu và kiệt quệ sau những cuộc chiến với Chiêm Thànhcũng sẽ trở thành tiêu điểm cho "lòng tham" của những vua phương bắc hiếu chiến nhưChu Đệ
Quan hệ của nhà Hồ với nhà Minh ở Trung Quốc và Chiêm Thành lúc bấy giờ kháphức tạp Nhà Minh sau khi thống nhất Trung Quốc năm 1368 bắt đầu có ý định nhòmngó xuống phương nam Trên mặt trận này, nhà Hồ đã phải nhún nhường hết mức, thậmchí năm 1405 đã phải cắt 59 thôn ở Lộc Châu (tỉnh Lạng Sơn ngày nay) để mong tránhđược họa binh đao nhưng cuối cùng cũng không tránh khỏi họa xâm lăng của nhà Minhnăm 1406
Năm 1407, lấy cớ “Phù Trần diệt Hồ”, quân Minh do Trương Phụ chỉ huy, đã tiến
hành xâm lược nước ta Nhà Hồ cự địch ở thành Đa Bang (Hà Tây) nhưng thất bại Chacon Hồ Quý Ly chạy đến vùng Hà Tĩnh, thì bị bắt, đưa về Trung Quốc Triều Hồ (1400-1407) sụp đổ, nhân dân ta bước vào thời kì Bắc thuộc lần 4 Với tinh thần yêu nước, cùngtruyền thống đoàn kết của dân tộc, nhân dân ta không ngừng nỗi lên chống lại ách thốngtrị của nhà Minh
2.2.2 Công cuộc chuẩn bị kháng chiến của nhà Hồ
Năm 1404, Hồ Hán Thương cho đóng thuyền đinh sắt, có hiệu là Trung tàu tải
lương, Cổ lâu thuyền tải lương, nói là chở lương, nhưng trên có đường đi lại để tiện chiến
đấu, dưới thì hai người chèo một mái chèo Năm 1405, Hồ Hán Thương lệnh cho nhữngnơi đầu nguồn ở các trấn nộp gỗ làm cọc Châu Vũ Ninh thì cho lấy gỗ ô mễ ở lăng CổPháp đưa đến cho quân đóng cọc ở các cửa biển và những nơi xung yếu trên sông Cái(sông Hồng) để phòng giặc phương Bắc Tháng 6, đặt bốn kho quân khí Không kể làquân hay dân, hễ khéo nghề đều sung vào làm việc
Tháng 7, Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương đi tuần tra xem xét núi sông và các cửabiển, ở kinh lộ, để kiểm tra xem xét thế hiểm yếu của các nơi, tháng 9 tổ chức lại quânđội Định quân Nam ban và Bắc ban chia thành 12 vệ; quân Điện hậu đông và tây chia
Trang 15thành 8 vệ; mỗi vệ 18 đội, mỗi đội 18 người; đại quân thì 30 đội, trung quân thì 20 đội,mỗi doanh là 15 đội, mỗi đoàn là 10 đội; cấm vệ đô thì 5 đội Đại tướng quân thống lĩnhcả.
Nhà Hồ sai Hoàng Hối Khanh đốc suất dân phu đắp thành Đa Bang (huyện Ba Vì,tỉnh Hà Tây ngày nay), sai quân vệ Đông Đô đóng cọc chặn cửa sông Bạch Hạc (ngã basông Hồng chảy qua thành phố Việt Trì ngày nay) để chống thủy quân giặc từ TuyênQuang xuống
Tháng 7 năm 1406, Hồ Hán Thương ra lệnh cho các lộ đóng cọc gỗ ở bờ phía namsông Cái, từ thành Đa Bang đến Lỗ Giang và từ Lạng Châu đến Trú Giang Giang để làm
kế phòng thủ
Trong khi đó, tháng 4 năm 1406, nhà Minh sai Hàn Quan và Hoàng Trung đem 10vạn quân ở Quảng Tây sang, mượn cớ đưa con cháu nhà Trần là Trần Thiêm Bình về làmvua Qua một số trận giao tranh nhỏ, quân Hồ thắng trận, quân Minh phải giao nộp ThiêmBình mới được rút lui
Tháng 9 năm ấy, nhà Minh sai Trương Phụ, Trần Húc, đem 40 vạn quân đánh vàocửa ải Pha Lũy (cửa khẩu Hữu Nghị ngày nay), Mộc Thạnh, Lý Bân cũng đem 40 vạnquân đánh vào cửa ải Phú Lệnh (gần thị xã Hà Giang ngày nay), hai đạo quân tổng cộng
là 80 vạn
Tháng 10, quân Minh hội ở sông Bạch Hạc, bày doanh trại bờ bắc sông Cái, đến tậnTrú Giang Ngày 2 tháng 12, người Minh chiếm được Việt Trì, bờ sông Mộc Hoan và chỗđóng cọc ở sông Bạch Hạc Tướng chỉ huy quân Tả Thánh Dực là Hồ Xạ không giữ nổi,phải dời hàng trận sang phía nam sông Cái
Đêm mùng 7, người Minh cho khiêng thuyền ra bờ phía bắc bãi sông Thiên Mạc.Tướng quân Trần Đĩnh đánh bại quân Minh Đêm ngày mùng 9, quân Minh đánh úp quân
họ Hồ ở bãi Mộc Hoàn Tướng chỉ huy quân Nguyễn Công Khôi, không phòng bị, thuyền
bị cháy gần hết, toàn quân bị tiêu diệt Thủy quân ở phía trên và phía dưới không ai đếncứu, chỉ từ xa xin Hồ Nguyên Trừng xem ai có thể thay giữ chỗ đó Quân Minh liền vượtsông làm cầu phao để sang
Trang 16Sáng ngày 12, Trương Phụ cùng Hoàng Trung, Thái Phúc tiến công phía tây bắcthành Đa Bang Mộc Thạnh cùng Trần Tuấn tiến công phía đông nam thành NguyễnTông Đỗ, chỉ huy quân Thiên Trường đào thành cho voi ra Người Minh dùng hỏa tiễnbắn voi Voi lui lại, người Minh theo voi đánh vào Thành bị hạ Quân ở dọc sông tan vỡ,lui giữ Hoàng Giang Người Minh vào Đông Đô.
Theo Minh sử: quân Minh dùng hỏa khí công kích mạnh mẽ để hỗ trợ cho binh línhtrèo lên chiếm mặt thành, quân Minh thừa thế ồ ạt kéo vào thành Tướng nhà Hồ trongthành dùng voi chiến phản kích, nhưng quân Minh tung kỵ binh ứng chiến, ngựa của quânMinh đều có trùm da hổ, voi trông thấy tưởng hổ thật, hoảng sợ tháo lui, quân nhà Hồ tan
vỡ, thành bị chiếm
Năm 1407, ngày 20 tháng 2, Hồ Nguyên Trừng tiến quân đến sông Lô, quân Minhgiữ hai bên bờ sông đánh kẹp lại, quân Hồ thất bại, lui giữ Muộn Khẩu (cửa sông Hồng ởGiao Thủy, Nam Định ngày nay) Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương đều trở về Thanh Hóa
Hồ Đỗ, Hồ Xạ bỏ Bình Than qua Thái Bình, Đại Toàn đến Muộn Khẩu, hợp sức đắp lũy,đúc hỏa khí, đóng thuyền chiến để chống lại Quân Minh đối lũy với quân Hồ, ngày đêmđánh nhau, vì nắng mưa, dịch bệnh, bùn lầy ẩm uớt khó ở, bèn dời đến đóng ở Hàm Tử,lập doanh trại phòng bị nghiêm ngặt Hồ Nguyên Trừng và Hồ Đỗ cũng dời quân đếnHoàng Giang, lại đón Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương từ Thanh Hóa tới
Ngày 13 tháng 3, Hồ Nguyên Trừng cùng Hồ Đỗ, Đỗ Mãn tiến quân đến cửa Hàm
Tử đánh quân Minh song thất bại Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương dẫn các tướng và quanlại vượt biển trở về Thanh Hóa Ngày 23 tháng 4, quân Minh đánh vào Lỗi Giang, quân
Hồ không đánh mà tan Ngày 29, quân Minh đánh vào cửa biển Điển Canh, thủy quân nhà
Hồ tự tan vỡ
Ngày 5 tháng 5 năm 1407, quân Minh đánh vào cửa biển Kỳ La (huyện Kỳ Anh, tỉnh
Quý Ly ở bãi Chỉ Chỉ; Hồ Nguyên Trừng ở cửa biển Kỳ La Ngày 12, bắt được Hồ HánThương và thái tử Nhuế ở núi Cao Vọng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) Nhà Hồ sụp đổ
Trang 17Trương Phụ, Mộc Thạnh sai Liễu Thăng, Lỗ Lân, Trương Thăng, Du Nhượng,Lương Định, Thân Chí bắt giải Hồ Quý Ly và các con cháu cùng các tướng Hồ Đỗ,Nguyễn Ngạn Quang, Lê Cảnh Kỳ; Đoàn Bổng, Trần Thang Mông, Phạm Lục Tài cùng
ấn tín đến Kim Lăng Tháng 8, Trương Phụ và Mộc Thạnh đem quân về, lưu lại Lữ Nghị,
Nhận xét về cuộc kháng chiến của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của nhà Hồ, cónhiều ý kiến và đánh giá về vai trò của nhà Hồ trong lịch sử dân tộc Nhìn chung côngcuộc cải cách của nhà Hồ chỉ được thực hiện trong thời gian quá ngắn ngủi Cũng nhưnhiều cuộc cải cách khác trong lịch sử, cuộc cải cách của Hồ Quý Ly vấp phải sự phảnđối trong nước, nhưng không phải vì vậy mà nhìn nhận cuộc cải cách hoàn toàn tiêu cực.Như trường hợp "Biến pháp Thương Ưởng" đời Chiến quốc ở nước Tần trong lịch sửTrung Quốc, thời kỳ đầu cũng gây sốc mạnh trong xã hội nước Tần, nhưng sau đó vẫnđược duy trì và nhờ vậy mà nước Tần trở thành một nước hùng mạnh, tạo tiền đề cho sựthống nhất toàn quốc Sự phản ứng của dân chúng nước Tần cũng lắng dần theo thời gian.Vấn đề của cuộc cải cách nhà Hồ là nó chưa đủ thời gian để phát huy tác dụng, trong khicác chính sách cải cách của Hồ Quý Ly chủ yếu phục vụ cho lợi ích chiến tranh; hơn thếnữa cuộc cải cách được thực hiện dồn dập trong thời gian ngắn: dùng chữ Nôm để đề cao
ý thức dân tộc, dùng tiền giấy tuy tiết kiệm nhưng dân chúng chưa thích nghi thói quen
tiêu dùng mới, hạn điền và hạn nô làm giảm lợi ích của địa chủ, quý tộc cũ Trong cuộc
kháng chiến chống quân Nguyên – Mông, nhà Trần đã sử dụng triệt để các vương hầu,quý tộc cho cuộc kháng chiến Đây là tầng lớp được xem là lực lượng trung gian giữatriều đình với nhân dân trong sợi dây đoàn kết dân tộc Thế mà khi họ Hồ lên lại cắt đứt đinền tảng gốc rễ của triều đình một cách tàn bạo, gây dao động lòng dân Cuộc cải cáchgây xáo trộn, biến động lớn trong tâm lý mọi người và sự bất bình, chia rẽ sâu sắc trong
xã hội, mối quan hệ giữa nhân dân với triều đình là một sự xa lạ, khi dân tình vẫn hướng
về nhà Trần, một thời anh hùng vang bóng, và không hài lòng về những hành động của
Hồ Quý Ly trước khi lên ngôi và trong cuộc kháng chiến chống quân Minh nhà Hồ chỉdựa vào lực lượng quân triều đình chiến đấu mà không dựa vào sức dân, nên cuộc kháng
Trang 18chiến nhanh chóng thất bại Đây là bài học lịch sử khi tiến hành cuộc kháng chiến màkhông biết dựa vào sức dân, sau này khi Lam Sơn phất cờ khởi nghĩa đã biết vận dụngvào sức dân để chiến đấu chống quân Minh Sự bất bình còn chưa kịp lắng xuống thì đã
có bàn tay lớn thò vào cùng tiếng hô hào "lật đổ" khiến số đông người trong nước ĐạiNgu đồng tình Sự nghệp của Hồ Quý Ly không được tầng lớp xã hội nào ủng hộ mà lại
bị nhiều tầng lớp oán ghét, cho nên cuối cùng phải thất bại Hồ Quý Ly muốn giải quyếtvấn đề của lịch sử đặt ra lúc này, nhưng lập trường không vững vàng, khi chưa thể giảiquyết được vấn đề khủng hoảng chính trị vào cuối Trần, tình hình trong nước đang bất ổn,ngoại xâm đang đến gần, trong khi các cải cách của ông đã ảnh hưởng đến các tầng lớpnhân dân, đặc biệt là tầng lớp đại quý tộc, ức chế lực lượng này, trong khi cũng khôngdựa hẳn vào tầng lớp bình dân là lực lượng mới đang phát triển và rất có uy tín với dânchúng lao động, là nền tảng của xã hội, của truyền thống đoàn kết mọi tầng lớp trong xãhội, Hồ Quý Ly chỉ biết dựa vào tầng lớp tiểu quý tộc quan liêu mà ông chưa hẳn đã cóquyền uy tuyệt đối với tầng lớp này Trong bối cảnh nước nhà đương vào giai đoạn suyvong của triều Trần, nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân không ngừng nổ ra, Hồ Quý Ly
đã nhất thời trấn áp đấu tranh giai cấp, nhưng khi nhà Minh xâm lược thì không dựa đượcvào sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, quân lực hùng hậu của nhà Hồ liên tiếp thất bại.Nhà Trần vì những cuộc đấu tranh của nhân dân mà suy yếu, để rồi họ Hồ lên thay lại vìnhân dân không theo mà đổ
Nhà Minh đã đánh trúng vào òng dân Đại Việt đang li tán, khi đưa ra 22 tội của Hồ
Quý Ly, gồm 8 nội dung lớn: Cướp ngôi, giết vua và tông thất nhà Trần (2 tội); Coi nước
và nhân dân như thù địch (3 tội); Tự tiện đổi họ Lê sang họ Hồ (1 tội); Lừa gạt triều đình nhà Minh (trong vụ Trần Thiêm Bình) (3 tội); Đánh chiếm và khống chế vùng Tư Minh, Ninh Viễn (5 tội); Đánh Chiêm Thành là nước đã thần phục nhà Minh (6 tội); Không theo lịch Trung Quốc, tự đổi tên nước (1 tội); Khinh nhờn, không kính trọng nhà Minh (1 tội)1.Trước lòng dân đã không thuận khi Hồ Quý Ly bất chấp tình hình đất nước đang rối ren,triều chính nghiêng ngả từng bước thực hiện ý muốn soán ngôi nhà Trần, đẩy nhân dân
1 Theo An Nam Chí, bản đánh máy của Viện Sử học, tập I, tr 126.
Trang 19vào bể khổ, đưa đất nước đến vực họa xâm, nay khi quân Minh tới nêu ra những tội của
Hồ Quý Ly quân nhà Hồ trông thấy bảng văn, lại thấy chính sự nhà Hồ chưa được lòngdân nên không có lòng chống quân Minh Cuộc kháng chiến của nhà Hồ ngay từ đầu đã
có nguy cơ đứng trước thất bại, câu nói của Hồ Nguyên Trừng: “Thần không ngại đánh,
chỉ sợ lòng dân có theo hay không theo mà thôi”, đã nói lên sự thất bại trong nay mai rồi.
Việc dời đô từ Thăng Long, nơi trung tâm đô hội, quy tụ nhân tâm trong nước, vàoThanh Hoá cũng cho thấy một phần biểu hiện của sự mất lòng dân ở vùng căn bản Bắc
Bộ Khi không có được sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng trong nước, vì đây xưa nay làcuội nguồn của dân tộc, bao hào khí của đất nước trước đây được dựng lên ở Bắc bộ, naynhà Hồ rời vào Thanh Hóa – vùng đất còn xa xôi, ít gắn liền với những chiến công củadân tộc trong các cuộc kháng chiến trong thời Lý – Trần, lòng dân hoang mang khi tráitim của mình không còn ở Bắc bộ, nơi mà khi quân phương Bắc tràn xuống sẽ hứng chịuđầu tiên không còn một triều đình vững chắc đang tại vị ở đây nữa, vì vậy lòng dân khôngtheo làm nhà Hồ gặp vô vàn khó khăn khi phải chống ngoại xâm và đã thất bại nhanhchóng, không thể duy trì được cuộc kháng chiến trường kỳ mà nhà Lý, nhà Trần từng làmchống phương Bắc
Trước nguy cơ can thiệp dùng chiêu bài "phù Trần diệt Hồ" của nhà Minh, nhà Hồkhông kịp thời có những điều chỉnh cần thiết để quy tụ lòng người và có biện pháp ngoạigiao mềm dẻo hơn để duy trì hòa bình cần thiết Trái lại nhà Hồ chủ trương dùng biệnpháp cứng rắn để đối phó với kẻ địch mạnh hơn nhiều trong khi mình chưa đủ thực lực và
"chân đứng" trong nước và hơn nữa khả năng quân sự của các nhà cầm quyền triều Hồ lạichỉ là sở đoản
Còn một nguyên nhân khác dẫn đến thất bại của nhà Hồ Đối với vấn đề ChiêmThành, nhà Hồ cũng mắc sai lầm tương tự Trước đây khi gặp giặc mạnh, nhà Trần chủtrương liên minh với Chiêm chứ không gây hấn; vua Đại Hành nhà Tiền Lê rất giỏi vềquân sự nhưng cũng chỉ phát binh đánh Chiêm sau khi đã làm nhà Tống thua tơi tả phảichùn tay ở phía bắc, nhưng đây cũng là bài học cho nhà Hồ Để tránh sự lợi dụng ChiêmThành làm suy yếu nước ta của triều đình phương Bắc, nhà Hồ vừa lập nước đã liên tiếp
Trang 20đánh Chiêm Thành để thị uy, tuy đất đai có được mở nhưng sức lực hao mòn, chỗ đất mớichưa đứng vững chân được để làm nơi dung thân khi bị phương bắc ép xuống, nướcChiêm khi đó đã thành cựu thù không thể xin nhờ cậy.
Như vậy nhà Hồ chẳng những tự cô lập mình trong chính sách đối nội mà trongchính sách đối ngoại cũng tự cô lập nốt Trong không được lòng dân, ngoài không có liênminh, kẻ địch mạnh hơn gấp bội, nhà Hồ thất bại là tất yếu Thất bại của nhà Hồ là bàihọc sâu sắc trong việc giữ nước mà nhà Hậu Lê (tạm lập Trần Cảo) và nhà Mạc (đầu hàngnhà Minh trên danh nghĩa) sau này đã rút ra kinh nghiệm để không mắc phải sai lầmtương tự, gây ra cảnh "nước mất nhà tan"
Sau 500 năm giành được quyền tự chủ, Việt Nam lại mất về tay Trung Quốc SauKhúc Thừa Mỹ, tới đầu thế kỷ 15, người cai trị Việt Nam lại bị bắt làm tù binh Cha con
Hồ Quý Ly chỉ có phong thái của những ông vua văn trị, những ông quan mũ cao áo dài
mà không phải là những chiến tướng khi có chiến sự, do đó đều chịu trói về bắc mà khôngdám chọn lấy cái chết oanh liệt khi đại cuộc không thể cứu vãn Việc mất nước của nhà
Hồ để lại hậu quả tổn thất không nhỏ cho nước Đại Việt, nhất là về văn hoá
2.2.3 Công cuộc kháng chiến của nhà Hậu Trần
Nhân dân ta không cam tâm chịu đựng ách thống trị tàn khốc của nhà Minh đã liêntiếp nổi dậy đấu tranh tiêu biểu là cuộc kháng chiến của nhà Hậu Trần do Trần QuýKhoáng và Trần Ngỗi lãnh đạo
Mặc dù nhà Minh sau khi diệt nhà Hồ, tuyên bố là "con cháu họ Trần không còn ai
nữa", nhưng trên thực tế, các tôn thất nhà Trần vẫn tìm cách tập hợp lại, nổi lên chống ách
đô hộ của quân Minh Tiêu biểu là hai cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi và Trần QuýKhoáng, sử cũ gọi là "nhà Hậu Trần"
Trần Ngỗi (còn gọi là Trần Quỹ) là con thứ vua Trần Nghệ Tông, năm 1407, nổilên khởi nghĩa ở Yên Mô (Ninh Bình) được suy tôn là Giản Định Đế Điều này chứng tỏlòng dân vẫn theo họ Trần, người Việt lại đoàn kết với nhau dưới sự lãnh đạo của một quýtộc họ Trần, truyền thống đoàn kết này chưa được phát huy một cách triệt để trong cuộckháng chiến của nhà Hồ, nay tinh thần đoàn kết của dân tộc lại trổi dậy hơn bao giờ hết,