MỤC LỤC
Trong bối cảnh tình hình trong nước bất ổn do các vua cuối triều Trần nhu nhược, bất tài không quản lí đất nước được, nịnh thần ra sức lộng quyền, uy thế của vua không thể vươn ra khỏi kinh thành, thuế khóa thì tăng cao, lao dịch nặng nề, khởi nghĩa nổ ra khắp nơi mà Thượng hoàng Nghệ Tông và vua Trần Hiện là bất tài, u mê giao hết quyền hành cho Hồ Quý Ly, từ đó họ Trần dần mất dần vai trò của mình trên vũ đài chính trị, Hồ Quý Ly dần nắm hết mọi quyền bính trong tay, làm cho họ Trần phải sợ, các cuộc ám sát bất thành, Hồ Quý Ly viện cớ sát hại các quý tộc Trần, làm lòng dân ly tán, sợi dây đoàn kết giữa nhân dân với triều đình như trong thời gian kháng chiến chống quân Mông – Nguyên nay bị tan vỡ, lòng tin của nhân dân vào triều đình ngày giảm sút. Sự hưng vong của các triều đại là sự tiếp diễn của quá trình phát triển của xã hội, khi vai trò, uy tín và vị thế của một triều đại không còn như ban đầu thì sự thay thế của một triều đại mới phù hợp vói quy luật lịch sử là đièu tất yếu, nhưng phải hợp với điều kiện hiện thực khách quan và chủ quan của lịch sử.
Cuộc cải cách gây xáo trộn, biến động lớn trong tâm lý mọi người và sự bất bình, chia rẽ sâu sắc trong xã hội, mối quan hệ giữa nhân dân với triều đình là một sự xa lạ, khi dân tình vẫn hướng về nhà Trần, một thời anh hùng vang bóng, và không hài lòng về những hành động của Hồ Quý Ly trước khi lên ngôi và trong cuộc kháng chiến chống quân Minh nhà Hồ chỉ dựa vào lực lượng quân triều đình chiến đấu mà không dựa vào sức dân, nên cuộc kháng chiến nhanh chóng thất bại. Hồ Quý Ly muốn giải quyết vấn đề của lịch sử đặt ra lúc này, nhưng lập trường không vững vàng, khi chưa thể giải quyết được vấn đề khủng hoảng chính trị vào cuối Trần, tình hình trong nước đang bất ổn, ngoại xâm đang đến gần, trong khi các cải cách của ông đã ảnh hưởng đến các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là tầng lớp đại quý tộc, ức chế lực lượng này, trong khi cũng không dựa hẳn vào tầng lớp bình dân là lực lượng mới đang phát triển và rất có uy tín với dân chúng lao động, là nền tảng của xã hội, của truyền thống đoàn kết mọi tầng lớp trong xã hội, Hồ Quý Ly chỉ biết dựa vào tầng lớp tiểu quý tộc quan liêu mà ông chưa hẳn đã có quyền uy tuyệt đối với tầng lớp này. Khi không có được sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng trong nước, vì đây xưa nay là cuội nguồn của dân tộc, bao hào khí của đất nước trước đây được dựng lên ở Bắc bộ, nay nhà Hồ rời vào Thanh Hóa – vùng đất còn xa xôi, ít gắn liền với những chiến công của dân tộc trong các cuộc kháng chiến trong thời Lý – Trần, lòng dân hoang mang khi trái tim của mình không còn ở Bắc bộ, nơi mà khi quân phương Bắc tràn xuống sẽ hứng chịu đầu tiên không còn một triều đình vững chắc đang tại vị ở đây nữa, vì vậy lòng dân không theo làm nhà Hồ gặp vô vàn khó khăn khi phải chống ngoại xâm và đã thất bại nhanh chóng, không thể duy trì được cuộc kháng chiến trường kỳ mà nhà Lý, nhà Trần từng làm chống phương Bắc.
Quân hai bên giao chiến rất ác liệt, tuy có phần yếu thế hơn quân Minh nhưng quân nhà Hậu Trần lại được tiếp thêm sức mạnh tinh thần từ Giản Định Đế, ông tự đánh trống thúc quân, lòng quân rất hăng, liên tiếp đẩy lùi được thế giặc, diệt được 10 vạn tên địch. Sau trận thắng uy thế khởi nghĩa tăng lên nhanh chóng, quần chúng nhân dân theo về ngày càng nhiều, nhưng một sai lầm lớn của Giản Định Đế đã làm cho khối đoàn kết được xây đắp lại trong vài tháng qua bị đổ vỡ, ông đã nghe lời gièm pha, nội bộ chia rẽ nghiêm trọng. Có thể nói lịch sử đã giao trách nhiệm giải phóng dân tộc cho Trần Ngỗi – Giản Định Đế nhưng ông đã không thể nắm bắt được cơ hội này, ông thể là một ông vua có khả năng dẹp loạn và vận dụng được sức mạnh đoàn kết mà nhân dân đã theo ông, việc giết công thần làm cho lòng dân không ổn tất sẽ chuốc lấy thất bại.
Năm 1407, cuộc kháng chiến của quân dân nhà Hồ thất bại, nhà Minh vờ hạ chiếu tìm con cháu họ Trần lập làm vua theo như danh nghĩa “Phù Trần diệt Hồ”, nhưng thực chất mục đích là xâm lược nước ta, Trương Phụ (tướng nhà Minh) xúi giục và bắt một số người Việt đến trước quân doanh tâu rằng: “Họ Trần không còn người nào có thể kế thừa được, An Nam nguyên trước là Giao Châu, xin khôi phục lại chế độ quận, huyện cho dân được đổi mới”1. Trong nước ấy,chỉ có những bia do Trung Quốc dựng lên ngày trước thì để lại, còn những bia do An Nam lập ra thì phải phá cho hết, một chữ cũng không để lại”, chúng còn phá chuông Quy Điền (chùa Một Cột, Hà Nội) và vạc Phổ Minh (Nam Định) của ta để lấy đồng đúc vũ khí dàn áp nhân dân ta, cùng với đỉnh tháp Báo Thiên (Hà Nội), tượng Phật chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh) những bảo vật được xem như là “An Nam tứ đại khí”. Cả một khu rừng núi Lam Sơn, hôm đó rực rỡ bóng cờ, vang lừng hồi chiêng trống, cờ khởi nghĩa rất long trọng oai nghiêm của Lê Lợi được dựng lên quy tụ lòng người, Lê Lợi nói: “Làm trai sinh ra ở trên đời nên giúp nạn lớn, lập công to, để tiếng muôn đời, chứ sao lại chịu bo bo làm đầy tớ muôn người!”1, nói lên được tinh thần không chịu khuất phục của tất cả các tầng lớp nhân dân, vì thế mà quần chúng nhân dân không ngừng hưởng ứng theo lá cờ Lam Sơn khởi nghĩa.
Lần này quân giặc đến vây ráo riết, tình hình rất khốn quẩn, lương thực không đủ trong khi quân Minh đang xiết chặt vòng vây, nếu chúng không bắt được Lê Lợi thì sẽ không rút, nếu cố gắng cầm cự sẽ không giữ nổi với địch, lúc này lực lượng quân sĩ còn rất ít, lại thiếu thốn lương thảo: “Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần. Có thể nói tinh thần đoàn kết hơn bao giờ hết được thể hiện lúc này đã phát huy được vốn truyền thống quý báu đó, từ gian khổ đấu tranh bền bỉ và đầy hy sinh nhưng truyền thống đoàn kết của mọi người vẫn không bao giờ bị lung lay, không những thế qua từng trận đấu là qua những trải nghiệm tiếp thêm cho mọi người nguồn lực lớn để có thể tiếp tục viết lên trang sử hào hùng cho dân tộc. Cuộc khởi nghĩa đang đi vào những năm tháng quyết định, nếu như lúc này sợi dây đoàn kết trong nội bộ Lam Sơn bị tách ra từng mảng thì sự nghiệp đuổi thù chung không biết sẽ đến bao giờ thành công, và lại đi theo vết xe đổ mà Trần Ngỗi đã làm, qua đó ta nhận ra rằng Lê Lợi – một vị lãnh tụ tinh thần, là nguồn cuội của sức mạnh đoàn kết đã quy thuận lòng người, cùng đồng tâm cộng khổ để đưa cuộc khởi nghĩa bước sang một bước ngoặt mới.
Điều này cho thấy mối quan hệ tốt đẹp và bền chặt giữa nhân dân với nghĩa quân, từ đó lòng người về quy tụ Lam Sơn khởi nghĩa ngày càng đông, điều này chứng tỏ được khí phách của con người Việt trong thời kì gian khổ này, sự chia sẽ cùng nhau làm nên việc lớn ở đời, Lam Sơn trỏ thành một biểu tượng cho sự đoàn kết dân tôc rộng rãi, nhiều danh tướng đã xin theo lá cờ Lam Sơn đại nghĩa, như: Lộ Văn Luật và Phan Liêu bấy lâu hoạt động ở Yên Thành – Nghệ An nay thấy Lam Sơn hùng cường đã theo về dưới trướng Lê Lợi, tiếp đến là Nguyễn Biên ở Can Lộc – Hà Tĩnh tự nguyện cùng đồng lòng chung sức với Lam Sơn chiến đấu chống thù chung, kể đến là Nguyễn Vĩnh Lộc và 19 người bạn nguyện đứng trong hàng ngũ của nghĩa quân Lam Sơn, chính Nguyễn Vĩnh Lộc sau này đã dâng kế hạ thành Khả Lưu3. Trong khi ta đang chiến thắng vang dội, lòng quân, lòng dân đang hưng khởi, thì tình hình giặc lại ngược lại, địch đang trong cơn khốn quẩn, lực lượng suy yếu dần mà viện binh của giặc lại chưa đến kịp, tinh thần quân Minh hoang mang vô độ, mất dần tinh thần chiến đấu, một phần trong quân đội Minh là những người Việt bị cưỡng bức đi lính cho chúng, khi thấy nghĩa quân tới đã tự bỏ hàng ngũ địch trở về với nhân dân, với đất nước, tiếp tục chống lại quân Minh hung bạo, phần khác các cuộc đấu tranh của nhân dân ta ngày càng ác liệt hơn trước gây cho quân Minh những tổn thất khó lường. “thời cơ, thời cơ, thực không nên lỡ”1, Lê Lợi nhận định tình hình: “Thế giặc ngày một yếu, quân ta ngày một mạnh, thời cơ đã đến mà không hành động ngay, sợ lỡ mất cơ hội”2 Mục đích của cuộc tiến quân lần này là nhằm tranh thủ một thời cơ có lợi, đưa cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc phát triển lên quy mô cả nước, giành những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược quan trọng về quân sự và chính trị để chủ động đối phó với viện binh của giặc.