Phân tích hoạt động kinh doanh Trà tại Công Ty TNHH Tâm Châu
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường và nhất là trong xu thế hội nhập về kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt Các doanh nghiệp muốn tồn tại, đứng vững trên thị trường, muốn sản phẩm của mình có thể cạnh tranh được với sản phẩm của các doanh nghiệp khác thì không còn cách nào khác là phải tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả Để đạt được các mục tiêu trong môi trường kinh doanh luôn biến động này các doanh nghiệp cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực như: nguồn lực về vốn, về con người, không ngừng tổ chức lại bộ máy hoạt động, chất lượng sản phẩm Thực chất những việc này là doanh nghiệp thực hiện để đạt được hiệu quả trong kinh doanh Đồng thời tìm ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất là vấn đề đang được rất nhiều các doanh nghiệp quan tâm, chú trọng
Phân tích hoạt động kinh doanh chính là thước đo tổng hợp, phản ánh năng lực sản xuất và trình độ kinh doanh của một doanh nghiệp, là điều kiện quyết định sự thành bại của tất cả các doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH Tâm Châu nói riêng Để khai thác triệt để các nguồn lực khan hiếm nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, các Công ty cần phải tiến hành đánh giá các kết quả đã thực hiện và đưa ra các giải pháp, biện pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả
Nhận thức được sự quan trọng của vấn đề cũng như muốn hiểu biết về hiệu quả kinh doanh của Công Ty, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của các anh, chị trong phòng kinh doanh, đặc biệt là sự giúp đỡ của Cô Ngô Ngọc Cương, em mạnh
dạn chọn đề tài : “ Phân tích hoạt động kinh doanh Trà tại Công Ty TNHH TâmChâu”
2 Tình hình nghiên cứu:
Đề tài “ Phân tích hoạt động kinh doanh Trà tại Công Ty TNHH TâmChâu ” được nâng cấp dựa trên nội dung của Báo cáo thực tập với mục đích tìm
hiểu một cách chi tiết hơn về hiệu quả kinh doanh của Công Ty trên nhiều khía cạnh
Trang 2khác nhau với các nội dung chính xoay quanh việc đánh giá hoạt động kinh doanh của Công Ty
3 Mục đích nghiên cứu
- Khái quát cơ sở lý luận về phân tích hoạt động kinh doanh - Phân tích hoạt động kinh doanh của Công Ty Tâm Châu
- Thông qua việc phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Tâm Châu giúp chúng ta đánh giá đúng thực trạng hoạt động của Công Ty, làm cơ sở đề xuất một số giải pháp.
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích hoạt động kinh doanh Trà tại Công Ty Tâm Châu
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Công Ty
- Đánh giá hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ số doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Công Ty
- Đưa ra một số giải pháp và đề xuất đối với hoạt động kinh doanh của Công Ty
5 Phương pháp nghiên cứu
- Tìm hiểu lý thuyết về hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh trong hoạt động sản xuất
- Thu thập các thông tin, số liệu ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp
- Phân tích hoạt động kinh doanh của Công Ty thông qua kết hợp các phương pháp thống kê mô tả, phân tích và tổng hợp dữ liệu
6 Dự kiến kết quả nghiên cứu
Sau khi bài nghiên cứu hoàn tất trước tiên sẽ giúp cho bản thân em hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh Trà tại Công Ty TNHH Tâm Châu Bên cạnh đó em cũng hy vọng thông qua bài nghiên cứu của em,cụ thể là những đề xuất mà em đã nêu ra sẽ giúp ít nhiều trong hoạt động kinh doanh của Công Ty và ngày càng hiệu quả hơn.
Trang 3CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNGKINH DOANH
1.1 Khái niệm, vị trí và vai trò của hoạt động kinh doanh
1.1.1 Khái niệm hoạt động kinh doanh
Tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế thị trường dù là hình thức sở hữu nào (Doanh nghiệp Nhà Nước, Doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, ) thì đều có các mục tiêu hoạt động khác nhau Ngay trong mỗi giai đoạn, các doanh nghiệp cũng theo đuổi các mục tiêu khác nhau, nhưng nhìn chung mọi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường đều nhằm mục tiêu lâu dài, mục tiêu bao trùm đó là làm sao tối đa hoá lợi nhuận Để đạt được các mục tiêu đó thì các doanh nghiệp phải xây dựng được cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn, xây dựng các kế hoạch thực hiện và đặt ra các mục tiêu chi tiết nhưng phải phù hợp với thực tế, đồng thời phù hợp với tiềm năng của doanh nghiệp và lấy đó làm cơ sở để huy động và sử dụng các nguồn lực sau đó tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đề ra
Như vậy, hoạt động kinh doanh được hiểu như là quá trình tiến hành các công đoạn từ việc khai thác sử dụng các nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế để sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường và thu được lợi nhuận.
1.1.2 Vị trí và vai trò của hoạt động kinh doanh
Vị trí.
Hoạt động kinh doanh có vị trí vô cùng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp Để tồn tại thì trước hết mỗi doanh nghiệp phải định hướng cho mình là sản xuất cái gì? sau đó tiến hành các hoạt động để sản xuất ra các sản phẩm đó phục vụ cho nhu cầu của thị trường
Hoạt động kinh doanh là yêu cầu cơ bản cho sự tồn tại của nền kinh tế Thông qua hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp sẽ trao đổi các sản phẩm với nhau từ đó có thể tiến hành hợp tác cùng kinh doanh Hoạt động kinh doanh là cơ sở
Trang 4thiết yếu không thể thiếu được và nhất lại là trong nền kinh tế thị trường như hiện nay Nếu mỗi doanh nghiệp biết kết hợp các yếu tố đầu vào để tiến hành hoạt động kinh doanh thì sẽ mang lại một hiệu quả rất lớn cho mình.
Vai trò.
Hoạt động kinh doanh là công cụ hữu hiệu để các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ quản trị kinh doanh của mình Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào, các doanh nghiệp đều phải huy động sử dụng tối đa các nguồn lực sẵn có nhằm đạt được mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận và hoạt động kinh doanh là một trong những công cụ, phương pháp để doanh nghiệp đạt được mục tiêu đó Thông qua việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh không những cho phép các nhà quản trị đánh giá được tính hiệu quả của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (có đạt hiệu quả không và đạt ở mức độ nào ) mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh, để từ đó tìm ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp với thực tế của thị trường, phù hợp với khả năng của doanh nghiệp
1.2 Phân tích hoạt động kinh doanh
1.2.1 Khái niệm
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu, để đánh giá toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh, những nguyên nhân ảnh hưởng, các nguồn tiềm năng cần khai thác từ đó đề ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh ở doanh nghiệp
1.2.2 Vai trò
Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm năng; cải tiến quy chế quản lý trong kinh doanh
Là cơ sở ra quyết định đúng trong các chức năng quản lý, kiểm tra, đánh giá, điều hành hoạt động kinh doanh Cho phép doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh, hạn chế của mình để xác định đúng mục tiêu, chiến lược kinh doanh có hiệu quả
Là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro
Trang 5Qua phân tích hoạt động kinh doanh các đối tượng bên ngoài Doanh nghiệp có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác với doanh nghiệp
1.2.3 Phân tích môi trường hoạt động kinh doanh
1.2.3.1 Môi trường bên trong
Môi trường bên trong của một doanh nghiệp bao gồm tất cả các yếu tố và hệ thống bên trong của nó.
Để tồn tại và phát triển, mọi doanh nghiệp đều phải tiến hành các hoạt động: quản trị, tài chính, kế toán, sản xuất/ kinh doanh/ tác nghiệp, nghiên cứu và phát triển, marketing… và phải có hệ thống thông tin, hệ thống quản lý, các bộ phận chức năng Trong từng lĩnh vực hoạt động mỗi doanh nghiệp đều có những điểm mạnh và điểm yếu của riêng mình.
Xác định chính xác những điểm mạnh, điểm yếu, những khả năng đặc biệt (những điểm mạnh của một doanh nghiệp mà các đối thủ khác không thể dễ dàng làm được, sao chép được) sẽ giúp cho doanh nghiệp lựa chọn chiến lược phù hợp
Theo Fred R David, phân tích môi trường bên trong cũng cần có sự tham gia của các nhà lãnh đạo, các nhân viên thừa hành, các khách hàng…cần phải thu thập thông tin thứ cấp và sơ cấp, phân tích để xác định những điểm mạnh và điểm yếu cơ bản nhất của doanh nghiệp.
Để có được những lựa chọn đúng đắn, cần chú ý đến: - Mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng.
- Văn hóa tổ chức.
1.2.3.2 Môi trường bên ngoài
Môi trường bên ngoài gồm những yếu tố, những lực lượng, những thể chế… xảy ra ở bên ngoài doanh nghiệp, doanh nghiệp không kiểm sóat được, nhưng có ảnh hưởng đến họat động và hiệu quả họat động của doanh nghiệp.
Môi trường bên ngoài bao gồm:
- Môi trường vĩ mô (môi trường tổng quát).
Trang 6Môi trường bên ngoài bao gồm rất nhiều yếu tố, mục đích của nghiên cứu môi trường bên ngoài là nhằm nhận diện những cơ hội, cũng như những nguy cơ có ảnh hưởng đến họat động của doanh nghiệp Vì vậy, nghiên cứu môi trường bên ngoài không đặt rat ham vọng nghiên cứu tất cả các yếu tố của môi trường bên ngoài, mà chỉ giới hạn nghiên cứu những yếu tố có ảnh hưởng thực sự đến doanh nghiệp Tùy thuộc vào đặc điểm của từng ngành, mục tiêu và chiến lược của từng doanh nghiệp mà những yếu tố này có thể khác nhau.
Môi trường bên ngoài thường xuyên thay đổi, kéo theo những tác động đến doanh nghiệp cũng thay đổi, để đảm bảo cho quá trình quản trị chiến lược thành công, thì phải tiến hành nghiên cứu môi trường bên ngoài thường xuyên, liên tục, không ngừng nghỉ, không thể dựa vào kết quả nghiên cứu môi trường bên ngoài của giai đoạn cũ để xay dựng chiến lược cho giai đoạn mới.
1.2.4 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
1.2.4.1 Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế hiệu quả thu được từ hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp Biểu hiện trực tiếp của hiệu quả kinh tế là số lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp thu được hoặc lỗ phải chịu Hiệu quả kinh tế được tính bằng chênh lệch giữa doanh thu và chi phí.
Hiệu quả kinh tế được xác định trong mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra với thu nhập mang lại trong quá trình kinh doanh dưới hình thái tiền tệ đối với một dịch vụ kinh doanh hoặc tổng thể các dịch vụ kinh doanh trong một thời gian nhất định Hiệu quả kinh tế có tính chất trực tiếp nên có thể định hướng được dễ dàng.
Hiệu quả kinh tế là thước đo tổng hợp, phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Hiệu quả kinh tế cần được xem xét một cách toàn diện về cả mặt định tính và định lượng.
- Về định tính: Hiệu quả kinh tế được phản ánh ở trình độ và năng lực quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện sự đóng góp của doanh nghiệp với toàn xã hội.
Trang 7- Về định lượng: hiệu quả kinh tế của một tổ chức kinh doanh được đo lường bằng hiệu số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra Chênh lệch giữa kết quả và chi phí càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại.
1.2.4.2 Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội của một hoạt động kinh doanh xác định trong mối quan hệ giữa hoạt động đó với tư cách là tổng thể các hoạt động kinh doanh hoặc là một hoạt động cụ thể về kinh doanh với nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội Hiệu quả xã hội là lợi ích kinh tế xã hội mà hoạt động kinh doanh mang lại cho nền kinh tế quốc dân và cho đời sống xã hội, được thể hiện ở mức độ đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội như: phát triển sản xuất, tăng thu cho ngân sách, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.
Hiệu quả xã hội có tính chất gián tiếp rất khó định lượng nhưng lại có thể định tính: "Hiệu quả xã hội là tiêu chuẩn quan trọng nhất của sự phát triển".
Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau Trong nhiều trường hợp, hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội vận động cùng chiều, nhưng lại có một số trường hợp hai mặt đó lại mâu thuẫn với nhau Có những hoạt động kinh doanh không mang lại lợi nhuận, thậm chí có thể thua thiệt, nhưng doanh nghiệp vẫn kinh doanh vì lợi ích chung để thực hiện mục tiêu xã hội nhất định điều đó xảy ra đối với các doanh nghiệp công ích.
1.2.4.3 Hiệu quả tổng hợp
Chi phí bỏ ra là yếu tố cần thiết để đánh giá và tính toán mức hiệu quả kinh tế Xét trên góc độ tính toán, có các chỉ tiêu chi phí tổng hợp (mọi chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh) và chi phí bộ phận (những hai phí cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đó).
- Hiệu quả tổng hợp thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và tổng chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất hay kinh doanh.
Việc tính toán hiệu quả chi phí tổng hợp cho thấy hiệu quả hoạt động chung của doanh nghiệp hay nền kinh tế quốc dân Còn việc tính và phân tích hiệu quả của
Trang 8các chi phí bộ phận cho thấy sự tác động của những yếu tố nội bộ sản xuất kinh doanh đến hiệu quả kinh tế nói chung Về nguyên tắc, hiệu quả chi phí tổng hợp thuộc vào hiệu quả chi phí thành phần Nhưng trong thực tế, không phải các yếu tố chi phí thành phần đều được sử dụng có hiệu quả, tức là có trường hợp sử dụng yếu tố này nhưng lại lãng phí yếu tố khác Nói chung muốn thu được hiệu quả kinh tế, hiệu quả do sử dụng các yếu tố thành phần nhất thiết phải lớn hơn so với tổn thất do lãng phí các yếu tố khác gây ra.
1.2.4.4 Hiệu quả của từng yếu tố
- Hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp được thể hiện qua hiệu suất sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn lưu động và vốn cố định của doanh nghiệp.
+ Vốn lưu động:
Cần có những biện pháp tích cực hơn để đẩy nhanh tốc độ quay của vốn lưu động, rút ngắn thời gian thu hồi vốn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
+ Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp được thể hiện qua sức sản xuất và mức sinh lợi của tài sản cố định Hai chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp càng cao.
- Hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp
Đánh giá ở mức sinh lợi bình quân của lao động trong năm Năng suất lao động bình quân đầu người của doanh nghiệp Doanh nghiệp cần chú trọng đến việc sử dụng lao động, biểu hiện bằng số lao động giảm và sản lượng tăng dẫn đến chi phí thấp về tiền lương.
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh
1.3.1 Các chỉ tiêu kinh tế
Hệ số tổng lợi nhuận: cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng các yếu tố đầu vào (vật tư, lao động) trong một quy trình sản xuất của doanh nghiệp
Trang 9Hệ số tổng lợi nhuận =
Như vậy, về nguyên lý, khi chi phí đầu vào tăng, hệ số tổng lợi nhuận sẽ giảm và ngược lại Trong thực tế, khi muốn xem các chi phí này có cao quá hay không, người ta sẽ so sánh hệ số tổng số lợi nhuận của một công ty với hệ số của các công ty cùng ngành Nếu hệ số tổng lợi nhuận của các công ty cùng ngành cao hơn thì công ty cần có giải pháp tốt hơn trong việc kiểm soát các chi phí đầu vào
Hệ số lợi nhuận hoạt động: cho biết việc sử dụng hợp lý các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp
Hệ số lợi nhuận hoạt động =
Hệ số này là thước đo đơn giản nhằm xác định đòn bẩy hoạt động mà một công ty đạt được trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh của mình Hệ số biên lợi nhuận hoạt động cho biết một đồng vốn bỏ ra có thể thu về bao nhiêu thu nhập trước thuế Hệ số lợi nhuận hoạt động cao có nghĩa là quản lý chi phí có hiệu quả, hay doanh thu tăng nhanh hơn chi phí hoạt động Các nhà quản lý cần phải tìm ra các nguyên nhân khiến hệ số lợi nhuận hoạt động cao hay thấp để từ đó họ có thể xác định xem công ty hoạt động có hiệu quả hay không, hoặc xem giá bán sản phẩm đã tăng nhanh hơn hay chậm hơn chi phí vốn.
Hệ số lợi nhuận ròng: phản ánh khoản thu nhập ròng (thu nhập sau thuế) của một công ty so với doanh thu của nó
Trang 10Trên thực tế, hệ số lợi nhuận ròng giữa các ngành là khác nhau, còn trong bản thân một ngành thì công ty nào quản lý và sử dụng các yếu tố đầu vào tốt hơn thì sẽ có hệ số này cao hơn Xét từ góc độ nhà đầu tư, một công ty có điều kiện phát triển thuận lợi sẽ có mức lợi nhuận ròng cao hơn lợi nhuận ròng trung bình của ngành và có thể liên tục tăng Ngoài ra, một công ty càng giảm chi phí của mình một cách hiệu quả thì hệ số lợi nhuận ròng càng cao.
Hệ số thu nhập trên vốn cổ phần (ROE): phản ánh mức thu nhập ròng trên vốn cổ phần của cổ đông Hệ số này được các nhà đầu tư cũng như các cổ đông đặc biệt quan tâm.
ROE =
Có thể nói, bên cạnh các hệ số tài chính khác thì ROE là thước đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy được tạo ra bao nhiêu đồng lời Đây cũng là một chỉ số đáng tin cậy về khả năng một công ty có thể sinh lời trong tương lai Thông thường, ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô.
Hệ số thu nhập trên đầu tư (ROI): phản ánh mức độ ảnh hưởng của biên lợi nhuận so với doanh thu và tổng tài sản
ROI = x
Mục đích của việc sử dụng hệ số ROI là để so sánh cách thức tạo lợi nhuận của một công ty và cách thức công ty sử dụng tài sản để tạo doanh thu Nếu tài sản được sử dụng có hiệu quả thì thu nhập và ROI sẽ cao Ngược lại, thu nhập và ROI
Trang 11 Hệ số thu nhập trên tổng tài sản (ROA): phản ánh hiệu quả việc sử dụng tài sản trong hoạt động kinh doanh của công ty và cũng là một thước đo để đánh giá năng lực quản lý của ban lãnh đạo công ty
ROA =
Hệ số này có ý nghĩa là, với 1 đồng tài sản của công ty thì sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Một công ty đầu tư tài sản ít nhưng thu được lợi nhuận cao sẽ là tốt hơn so với công ty đầu tư nhiều vào tài sản mà lợi nhuận thu được lại thấp
1.3.2 Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp còn phải đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu sau:
Tăng thu ngân sách
Mọi doanh nghiệp công nghiệp khi tiến hành hoạt động, sản xuất kinh doanh thì phải có nhiệm vụ nộp cho ngân sách Nhà nước dưới hình thức là các loại thuế như thuế doanh thu, thuế đất, thuế lợi tức, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… Nhà nước sẽ sử dụng những khoản thu này để cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và ở các lĩnh vực phi sản xuất, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân.
Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động
Nước ta cũng giống như các nước đang phát triển, hầu hết là các nước nghèo, tình trạng yếu kém về sản xuất và nạn thất nghiệp còn phổ biến Để tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động và nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm tòi đưa ra những biện pháp nâng cao hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Nâng cao mức sống của người lao động
Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người lao động đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm ăn có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống của người lao động.
Lợi nhuận ròng Tổng giá trị tài sản
Trang 12Xét trên phương diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của người dân được thể hiện qua các chỉ tiêu như gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người, gia tăng đầu tư xã hội, mức tăng trưởng phúc lợi xã hội…
Tái phân phối lợi tức xã hội
Sự phát triển không đồng đều về mặt kinh tế xã hội giữa các vùng lãnh thổ trong một quốc gia được xem là một hiện tượng khá phổ biến ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt là những nước đang phát triển như nước ta trong giai đoạn hiện nay Để từng bước xóa bỏ sự cách biệt về mặt kinh tế - xã hội, góp phần tái phân phối lợi tức xã hội giữa các vùng, đòi hỏi cần có những chính sách khuyến khích đầu tư phát triển vào các vùng kinh tế phát triển.
Theo quan điểm hiện nay của các nhà kinh tế, hiệu quả kinh tế xã hội còn thể hiện qua các chỉ tiêu như:
- Bảo vệ nguồn lợi môi trường - Hạn chế gây ô nhiễm môi trường - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.4.1 Lực lượng lao động
Trong doanh nghiệp, lực lượng lao động tác động trực tiếp đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh Bằng lao động sáng tạo của con người có thể tạo ra công nghệ mới, thiết bị máy móc mới, nguyên vật liệu mới… có hiệu quả hơn hoặc cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất hiệu quả kinh tế so với trước Trong thực tế máy móc hiện đại đến đâu nếu không có con người sử dụng thì cũng không thể phát huy được tác dụng Ngược lại nếu có máy móc thiết bị hiện đại mà con người không có trình độ sử dụng, trình độ kỹ thuật và trình độ tổ chức quản lý không những tăng được hiệu quả kinh doanh mà còn tốn kém chi phí bảo dưỡng sửa chữa vì những sai lầm, hỏng hóc do không biết sử dụng gây ra.
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tri thức Hàm lượng khoa học kết tinh trong các sản phẩm rất cao đã đòi hỏi lực lượng lao động phải là đội ngũ được trang bị tốt các kiến thức khoa học kỹ thuật Điều này
Trang 13càng khẳng định vai trò ngày càng quan trọng của lực lượng lao động đối với việc nâng cao kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị
Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, bộ máy quản trị doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển cuả doanh nghiệp, đồng thời phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau:
- Nhiệm vụ đầu tiên của bộ máy quản trị doanh nghiệp là xây dựng cho doanh nghiệp một chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp Nếu xây dựng được một chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp phù hợp với môi trường kinh doanh và khả năng của doanh nghiệp sẽ là cơ sở là định hướng tốt để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
- Xây dựng các kế hoạch kinh doanh các phương án hoạt động sản xuất kinh doanh và kế hoạch hoá các hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở chiến lược kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp đã xây dựng.
- Tổ chức và điều động nhân sự hợp lý.
- Tổ chức và thực hiện các kế hoạch, các phương án, các hoạt động sản xuất kinh doanh đã đề ra.
- Tổ chức kiểm tra đánh giá và điều chỉnh các quá trình trên.
Với những chức năng và nhiệm vụ như trên có thể sự thành công nhay thất bại trong sản xuất kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào vai trò tổ chức của bộ máy quản trị Nếu bộ máy quản trị được tổ chức với cơ cấu phù hợp với nhiệm vự sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đòng thời có sự phân công phân nhiệm cụ thể giữa các thành viên của bộ máy quản trị sẽ đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao Ngược lại nếu bộ máy quản trị của doanh nghiệp không được tổ chức hợp lý có sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ không rõ ràng các thành viên của bộ máy quản trị hoạt động kém hiệu quả, thiếu năng lực, tinh thần trách nhiệm không cao dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ không cao.
Trang 141.4.3 Nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng không thể thiếu được đối với các doanh nghiệp sản xuất Số lượng, chủng loại, chất lượng, giá cả và tính đồng bộ của việc cung ứng nguyên vật liệu ảnh hưởng tới sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu Cụ thể nếu việc cung ứng nguyên vật liệu diễn ra suôn sẻ thích hợp thì sẽ không làm ảnh hưởng giai đoạn quá trình sản xuất do đó sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Chi phí sử dụng nguyên vật liệu của các doanh nghiệp sản xuất thường chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí kinh doanh và giá thành đơn vị sản phẩm cho nên việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sử dụng tiết kiệm được lượng nguyên vật liệu giúp doanh nghiệp có thể hạ giá thành nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
1.4.4 Cơ sở vật chất kĩ thuật và công nghệ chế biến sản xuất
Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố vật chất hữu hình quan trọng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh Cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp càng được bố trí hợp lý bao nhiêu càng góp phần đem lại hiệu quả kinh doanh cao bấy nhiêu.
Trình độ kỹ thuật và trình độ công nghệ sản xuất của doanh nghiệp ảnh hưởng tới năng suất chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới mức độ tiết kiệm hay lãng phí nguyên vật liệu Trình độ kĩ thuật và công nghệ hiện đại góp phần làm giảm chi phí sản xuất ra một đơn vị sản phẩm do đó làm hạ giá thành sản phẩm giúp doanh nghiệp có thể đưa ra của mình chiếm lĩnh thị trường đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng và giá thành sản phẩm Vì vậy nếu doanh nghiệp có trình độ kĩ thuật sản xuất cao có công nghệ tiên tiến và hiện đại sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp tiết kiệm được lượng nguyên vật liệu nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm còn nếu như trình độ kĩ thuật sản xuất của doanh nghiệp thấp kém hay công nghệ sản xuất lạc hậu hay thiếu đồng bộ sẽ làm cho năng suất chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp thấp làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Trang 151.4.5 Hoạt Động Marketing
Marketing là những gì doanh nghiệp làm để tìm hiểu khách hàng của mình là những ai, họ cần gì và muốn gì và làm thế nào để thoả mãn nhu cầu của họ để tạo ra lợi nhuận Nói cách khác Marketing là công cụ để doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm của mình đến với khách hàng để họ chấp nhận Để nâng cao hiệu quả kinh doanh tạo ra lợi nhuận thì doanh nghiệp phải tạo ra được thị trường và thị phần riêng của sản phẩm do mình cung cấp để thoả mãn nhu cầu của khách hàng, đưa được sản phẩm và dịch vụ đến với khách hàng, thu hút khách hàng để họ mua sản phẩm của mình Thông qua hoạt động Marketing doanh nghiệp sẽ xác định từng nhóm khách hàng cụ thể từ đó đưa ra những chiến lược hiệu quả định rõ thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp sẽ hướng tới Thông qua kế hoạch Marketing doanh nghiệp cũng sẽ dự báo triển vọng của nhu cầu thị trường tiềm năng để từ đó khám phá ra các cơ hội kinh doanh và những mối đe doạ để tăng vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng doanh số bán hàng Từ đó doanh nghiệp sẽ có chiến lược đưa ra các kênh phân phối, hoạt động quảng cáo, và kế hoạch khuyến mãi cho phù hợp.
1.4.6 Chất lượng sản phẩm
Ngày nay, chất lượng sản phẩm trở thành một công cụ cạnh tranh quan trọng của doanh nghiệp trên thị trường vì chất lượng của sản phẩm thoả mãn nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, chất lượng sản phẩm nâng cao sẽ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng Chất lượng sản phẩm là một yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp Khi chất lượng sản phẩm không đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng lập tức khách hàng sẽ chuyển sang dùng các sản phẩm cùng loại Chất lượng của sản phẩm góp phần tạo nên uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Trước đây khi nền kinh tế còn chưa phát triển các hình thức mẫu mã bao bì còn chưa được coi trọng nhưng ngày nay nó đã trở thành những yếu tố cạnh tranh không thể thiếu được Thực tế đã cho thấy khách hàng thường lựa chọn sản phẩm theo cảm tính, giác quan vì vậy những loại hàng hoá có mẫu mã, bao bì, nhãn hiệu đẹp luôn giành được ưu thế sô với các sản phẩm khác cùng loại.
Trang 16Các đặc tính của sản phẩm là nhân tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp góp phần lớn vào việc tạo uy tín đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm làm cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nên có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 17CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TYTÂM CHÂU
2.1 Giới thiệu khái quát về Công Ty TNHH Tâm châu
Trụ sở chính toạ lạc ngay trung tâm thị xã Bảo Lộc, Công Ty Tâm Châu có trung tâm chuyên giới thiệu và bán các sản phẩm của Công Ty và đặc sản trên mọi miền đất nước Nối liền với trung tâm là nhà hàng thanh lịch, tiện nghi với sức chứa trên 1500 người và một Công Ty chi nhánh tại Tp HCM.
Để đảm bảo và ổn định chất lượng sản phẩm, kết hợp sản xuất công nông nghiệp khép kín, Công Ty đã xây dựng 2 nông trường trên 400ha chuyên trồng Trà cao cấp như: Kim Xuyên, Thanh Tâm, Tứ Quý, Thuý Ngọc, Oolong thuần…và một nhà máy có diện tích trên 5ha với hệ thống trang thiết bị hiện đại nhất theo công nghệ sạch của Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan và Việt Nam, chuyên sản xuất Trà Oolong, Trà lài, Trà xanh Nhật, Trà xanh Việt Nam cao cấp, Trà túi lọc, và các loại càphê Nhiều sản phẩm Trà của Công Ty đạt huy chương vàng, bạc về chất lượng, đặc biệt thương hiệu Tâm Châu được trao giải Sao Vàng Đất Việt năm 2006-2008, giải thưởng hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2009.
Tên Công Ty: Công Ty TNHH Tâm Châu
Trụ sở chính: 11- Kim Đồng- P.2- Bảo Lộc- Lâm Đồng
Điện thoại: 0633.864566 – Fax: 0633.862234
Email: tamchautc@hcm.vnn.vn
Webside: www.tamchau.com Ngày thành lập: 04/05/1999
Giấy chứng nhận ĐKKD: số 047582 cấp ngày 05/05/1999 do Sở Kế hoạch
và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng cấp Ngành nghề kinh doanh:
Kinh doanh trong 2 lĩnh vực chính:
+ Sản xuất - Thương mại: trồng, chế biến, sản xuất, kinh doanh Trà - Càphê + Dịch vụ – Thương mại: kinh doanh nhà hàng, du lịch
Vốn điều lệ: 50.000.000.000 (năm mươi tỷ đồng)
Trang 18 Sáng lập viên: Ong Nguyễn Ngọc Thanh & Nguyễn Ngọc Chánh
Thương hiệu: Tâm Châu Biểu tượng logo:
Gồm chữ T và chữ C được cách điệu hoá trong một vòng tròn khép kín.
Ý nghĩa: T và C tượng trưng cho Tea – Coffee là ngành nghề kinh doanh và
biểu trưng cho tên của 2 sáng lập viên, vòng tròn biểu trưng cho sự đoàn kết, thống nhất.
Tên Tâm Châu mang ý nghĩa:
T: chữ Tâm có nghĩa trong sáng
C: chữ Châu có nghĩa châu báu, ngọc ngà
Vậy T – C có nghĩa là “tấm lòng trong sáng” (tâm sáng như ngọc) và cũng là
chữ cái đầu tiên của 2 sáng lập viên.
Triết lý kinh doanh: Lấy chữ TÍN và sự hài lòng của khách hàng làm đầu.
Với định hướng trở thành “chuyên gia Trà Oolong” trên thị trường.
Là một trong những Công Ty có diện tích đất trồng Trà Oolong lớn nhất Việt Nam (> 200ha) Oolong được trồng và chế biến theo 1 quy trình công nghệ sạch đảm bảo sức khoẻ người tiêu dùng.
Thị trường nội tiêu: sản phẩm Tâm Châu bao phủ 64 tỉnh thành trong nước Thị trường xuất khẩu: các sản phẩm Trà xuất khẩu Tâm Châu đạt 3 tiêu
chuẩn quốc tế về hàng xuất khẩu và rất đuợc thị trường nước ngoài ưa thích đặc biệt là các thị trường: Đài Loan, Nhật Bản, Trung Đông, Mỹ, Đức…… Các giải thưởng:
Giải Sao Vàng Đất Việt năm 2006-2008
Danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao 2009 do người tiêu dùng bình chọn qua cuộc điều tra của báo Sài Gón tiếp thị.
Huy chương vàng cho Trà Oolong 12/2008, được người tiêu dùng bình chọn thương hiệu uy tín…… và còn nhiều giải thưởng hàng năm khác.
Trang 19Ngày 04/05/1999 Công Ty TNHH Tâm Châu chính thức ra đời, gồm 4 thành viên sáng lập và tổng vốn điều lệ ban đầu là 1.600.000.000 đồng.
Thuở ban đầu, cơ sở vật chất Công Ty chỉ là nhà máy Trà xanh được Công Ty mua lại từ năm 1999 của Công Ty Đông Phương ở Lộc An- Bảo Lâm.với nhiệm vụ trọng tâm của Công Ty lúc này là sản xuất và chế biến Trà xanh, và xuất khảu sang thị trường Nhật thông qua Công Ty SC FOODS Co.Ltd của Nhật.
Ngày 17/05/2000 Công Ty chính thức thành lập nhà hàng Tâm Châu, trung tâm giới thiệu sản phẩm Trà, Càphê và một số ngành kinh doanh bổ trợ, với nhiệm vụ là đẩy mạnh quảng cáo, tiếp thị, đưa sản phẩm tới thị trường tiêu thụ thông qua
Nông trường: Có 2 nông trường và 1 nhà máy chuyên chế biến Trà Oolong
Địa chỉ: thôn 4 xã Lộc tân- huyên Bảo lâm Ngày thành lập: 10/10/2001
Chức năng: chuyên trồng trọt các giống Trà Oolong Diện tích: Tổng 80 ha, diện tích trồng khoảng 70 ha Sản lượng: 100 tấn khô/ năm
Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của doanh nghiệp
Trang 20Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức tại Công Ty Tâm Châu
(Nguồn: phòng kinh doanh) Đứng đầu là Chủ Tịch HĐQT, dưới là TGĐ, PTGĐ và các phòng ban trực thuộc Trong đó, các khối hoạt động độc lập với nhau, chỉ có phòng tài chính là bao quát Công Ty.
Trang 21Bộ máy quản lý của Công Ty hình thành theo kiểu cơ cấu tổ chức quản trị trực tuyến chức năng, trong đó người lãnh đạo trực tuyến chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động toàn quyền quyết định trong đơn vị mình phụ trách, tuy vậy vẫn có xu hướng can thiệp của các đơn vị chức năng khác.bộ máy quản lý các nhà máy trực thuộc Công Ty xây dựng theo nguyên tắc mỗi cấp chỉ có một thủ trưởng cấp trên trực tuyến, mối quan hệ cơ cấu tổ chức này được thiết lập chủ yếu theo chiều dọc, công việc quản trị được tiến hành theo cơ cấu này có ưu và nhược điểm sau:
- Ưu điểm: tuân thủ nguyên tắc một thủ trưởng tạo ra sự thống nhất tập trung từ trên
xuống dưới, chế độ trách nhiệm rõ ràng.
- Nhược điểm: không chuyên môn hoá do đó đòi hỏi nhà quản lý phải có kiến thức
toàn diện, quyền lực tập trung cho một người để dẫn đến quản lý gia trưởng.
2.2 Giới thiệu sản phẩmTrà Tâm Châu
2.2.1 Trà Oolong cao cấp( 3tea, 5tea, 10tea))
Trà Oolong thuộc họ chè hương có nguồn gốc Trung Quốc, gồm nhiều loại nhưng chỉ có 10 loại được xếp vào hàng thượng phẩm “Thập đại danh Trà” Trong thời kỳ phong kiến có tên là “Diệp Long Ngự Trà” có nghĩa là “Lá rồng để vua dùng” như: Kim Xuyên, Thanh Tâm, Thuý Ngọc, Tứ Quý, Oolong thuần……đã được Công Ty Tâm Châu trồng làm nguyên liệu chế biến thành các sản phẩm Tâm Châu mang tính ưu việt phục vụ người tiêu dùng, đặc biệt dòng sản phẩm cao cấp 3tea, 5tea, 10tea rất được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.
- 3tea: chế biên từ giống Trà: Kim Xuyên, Thuý Ngọc - 5tea: chế biến từ giống Trà: Thanh tâm, Tứ Quý
- 10tea: chế biến từ giống Trà Oolong thuần (tuy khó trồng nhưng chất lượng ngon nhất so với tất cả các giống khác được trồng ở Bảo Lộc – Lâm Đồng)
2.2.2 Trà Oolong:
Đặc tính của Trà Oolong Tâm Châu là không sử dụng bất kỳ hương liệu hay phụ gia nào trong quá trình chế biến, mà đó là mùi hương đặc trưng có sẵn của Trà Oolong Nhìn chung sản phẩm Trà Oolong đều có hình thể màu xanh đen, bóng,
Trang 22hình cầu hoặc bán cầu, có màu sắc và kích thước hạt đồng nhất, màu nước xanh vàng, vị chát nhẹ, dịu, hậu ngọt và hương Oolong tự nhiên.
Nhờ quy trình sản xuất bán lên men nên Trà Oolong có nguồn polyphenol dồi dào, không chỉ ngăn ngừa các bệnh ung thư, viêm khớp, tiêu chảy…như Trà xanh, mà còn có thể chống suy thận, suy lá nách, sâu răng, đồng thời giữ làn da tươi trẻ và hạn chế bệnh béo phì.
2.2.3 Trà xanh:
Trà xanh là loại sản phẩm có nguồn gốc thực vật tiêu biểu nhất về thành phần hợp chất tamin (vị chát) Trà xanh thuộc nhóm Trà không lên men nên nó giữ được toàn bộ các chất có trong Trà tươi với hàm lượng cao nhất.
Những búp Trà xanh non sau khi hái được bảo quản và chế biến trên dây chuyền, công nghệ, thiết bị Nhật Bản Trong quá trình chế biến Trà xanh, hấp Trà là giai đoạn quan trọng nhất, nhờ giai đoạn này mà Trà có màu xanh tươi hoặc vàng xanh, vị chát mạnh, hương thơm tự nhiên.
2.2.4 Trà ướp hương:
Trà ướp hương là Trà xanh được ướp với các loại hương lài, sen, sói, cam, táo…
Nhằm bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, tăng giá trị sản phẩm, Trà lài Tâm Châu được tẩm ướp các hương liệu tự nhiên Riêng Trà lài, trong công đoạn ướp, khâu chọn hương liệu thảo mộc và hoc lài tươi 100% được thực hiện theo đúng quy định, công thức khoa học Trà có thời gian ủ ổn định để hương lài thấm sâu vào trong Trà và đạt đến độ thuần khiết nhất.
Trà xanh chứa nhiều khoáng chất và chất chống oxi hoá, trong đó hương thơm của hoa tự nhiên sẽ làm cảm xúc dịu lại, giúp cơ thể chống chọi với stress và nhiều căn bệnh khác.
2.2.5 Trà Actiso:
Actiso (artichoke) tên khoa học là cynara scolymus thuộc họ cúc là loại cây gai lâu năm có nguồn gốc từ miền nam châu âu, được pháp du thực vào Việt Nam
Trang 23đầu thế kỷ 20 được trồng nhiều ở Đà Lạt Cây actisô là dược liệu quý, từ thân, rễ, lá của cây đều hữu dụng chứa các bệnh về gan mật.
Trà actisô do Tâm Châu sản xuất ngoài các tác dụng dược lý của cây còn bổ sung thêm một số thảo dược như cam thảo, cỏ ngọt… làm sản phẩm Trà actisô túi lọc Tâm Châu hoàn hảo hơn về hương vị, dược tính cao hơn.
2.3 Phân tích môi trường hoạt động kinh doanh Công Ty Tâm Châu
2.3.1 Phân tích môi trường bên trong
2.3.1.1 Chất lượng sản phẩm
Để thành công nhanh chóng như hiện nay, chính là nhờ Công Ty luôn đặt uy tín lên hàng đầu Nhằm đạt uy tín trong kinh doanh, một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu chính là chất lượng sản phẩm.
Theo điều tra thực tế cho thấy, một sản phẩm của Công Ty Trà Tâm Châu đạt được chất lượng theo tiêu chuẩn khi sản phẩm ấy có đủ các yếu tố sau.
Sơ đồ 2.2 Các yếu tố đánh giá chất lượng sản phẩm
Trang 24* Ngoại hình: mầm có kích thước đồng nhất và độ xoăn tuỳ thuộc vào loại sản phẩm mà có yêu cầu khác nhau Nếu nguyên liệu non được thu vào thời kỳ tôm chưa nở búp Trà sẽ mang nhiều lông màu bạc và khi vò có dịch bào chảy ra thấm ướt các lông này, lúc sấy sợi Trà sẽ có màu vàng óng gọi là godentips Trà có nhiều tuyết sẽ có chất lượng cao.
Nếu Trà có chứa nhiều cộng đỏ, có lẫn những mảnh vỏ của cành chứng tỏ nguyên liệu đã già và kỹ thuật phân loại bị vi phạm Điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sản phẩm và thường đánh giá chất lượng thấp.
Các sản phẩm Trà được phơi hoàn toàn trên lưới, và khi công nhân đi vào phải bỏ dép nên hoàn toàn không lẫn cát sỏi, tạp chất
* Màu nước pha: đây là những chỉ tiêu chất lượng cơ bản dùng để đánh giá Trà thành phẩm Màu nước pha phải trong và có màu xanh hổ phách Nếu màu nước lợt hoặc nâu đen thì mẫu được xem là chất lượng thấp.
* Hương thơm: nếu Trà có hương thơm của bã còn ngái mùi của nguyên liệu chứng tỏ Trà tốt Còn Trà có mùi khê, mùi khét hay mùi mốc chứng tỏ Trà có chất lượng kém.
* Bã Trà: không bị nát và giữ được hình dạng đặc trưng theo từng loại Trà (như Oolong bã Trà phải có hình dạng “ một tôm hai lá”)
* Tuyển chọn nguyên liệu: Lâm Đồng với định hướng phát triển ngành Trà
cả về diện tích, sản lượng và chất lượng, đang từng bước phát triển ổn định và cải tạo vùng đất sản xuất
* Một yếu tố không kém phần quan trọng đó là phải bảo đảm vệ sinh an toàn trong thực phẩm từ khâu trồng trọt, đến khâu thành phẩm.
Một sản phẩm đạt chất lượng khi đảm bảo đầy đủ các chỉ tiêu trên Đây là vấn đề mà Công Ty hết sức xem trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín cũng như định vị thương hiệu trong lòng người tiêu dùng đối với “Tâm Châu”
Như vậy, để sản phẩm của Công Ty luôn đạt chất lượng tốt với hương vị truyền thống tuyệt hảo, hàng năm Công Ty đều trích ra một khoản chi phí nhằm tu bổ máy
Trang 25móc, thiết bị và không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm Đưa thương hiệu “Tâm Châu” ngày càng bay xa hơn
2.3.1.2 Công nghệ chế biến, máy móc thiết bị
Các dây chuyền công nghệ sản xuất Trà:
+ Dây chuyền sản xuất Trà xanh các loại: bao gồm các công đoạn sơ chế, tinh chế, đóng gói.
o Công nghệ: Việt Nam, Đài Loan, Nhật Bản o Công suất: 1.200 tấn /năm
o Sản phẩm chính: Trà ôlong, Trà xanh Nhật, Trà xanh sạch, Trà xanh ướp hoa lài, Trà túi lọc, cà phê các loại.
+ Dây chuyền sản xuất Trà túi lọc: o Công nghệ: Đài Loan o Công suất: 50 tấn/ năm
o Sản phẩm: Trà ôlong úi lọc, Trà lài túi lọc, Trà xanh túi lọc, Atisô túi lọc.
* Dây chuyền Công nghệ chế biến: Ngành công nghiệp chế biến có vị trí rất quan trọng trong việc xây dựng vùng nguyên liệu Trà, muốn nâng cao chất lượng sản phẩm, ngoài việc thay đổi giống cây trồng tốt, còn đòi hỏi phải đồng bộ về dây chuyền công nghệ chế biến.
Công Ty có khu vực nhà máy lớn với diện tích 5ha, được trang bị công nghệ hiện đại của các nước tiên tiến trên thế giới như: Nhật, Đài Loan, Mỹ…và cả Việt Nam, được đặt tại xã Lộc An, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng Hiện nay công suất hàng năm của nhà mày là: 1200 tấn/năm
Hoạt động sản xuất của Công Ty ngày càng ổn định và không ngừng tăng lên do Công Ty đã cải tiến dây chuyền chế biến, nhập các thiết bị sản xuất từ Nhật, Đài Loan, Mỹ Đồng thời còn có một đội ngũ kỹ sư chuyên về cơ khí luôn kiểm tra, xem xét, và bảo trì máy móc thiết bị Cho đến nay, nhà máy đã có các dây chuyền như:
- Dây chuyền công nghệ chế biến Trà Oolong
Trang 26- Dây cuyền công nghệ chế biến Trà xanh ướp hương - Dây chuyền công nghệ chế biến túi lọc
- Dây chuyền công nghệ chế biến Trà xanh - Dây chuyền công nghệ chế biến Trà Actiso - Dây chuyền công nghệ chế biến càphê
- Một số máy móc thiết bị khác hỗ trợ cho việc sản xuất và chế biến Trà
2.3.1.3 Giá sản phẩm
Trong nền kinh tế như hiện nay khi công nghệ ngày càng được cải tiến thì chất lượng sản phẩm sẽ ít có sự khác biệt Vì vậy yếu tố mà khách hàng chọn lựa nhằm đưa ra quyết định nhanh chóng là giá sản phẩm Giá cả trong lĩnh vực thể hiện sự tranh giành lợi ích về kinh tế và vị trí độc quyền của doanh nghiệp Ngoài ra trong xây dựng thương hiệu thì việc đánh giá cho sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành vị trí thương hiệu trên thị trường mục tiêu Hơn nữa, trong hỗn hợp maketing, giá cả là thành phần duy nhất tạo ra doanh thu, trong khi các thành phần khác chỉ tạo ra chi phí cho Công Ty Nhiều Công Ty thành công như cũng không ít Công Ty thất bại trong việc định giá cho thương hiệu của mình Sự thành công hay thất bại trong việc định giá phụ thuộc vào cách tiếp cận của Công Ty đối với quy trình định giá.
Ở mỗi Công Ty, mỗi loại hàng hoá đều có mức định giá khác nhau Mỗi loại sản phẩm đều có giá trị đúng với giá trị của sản phẩm đó Giá của mỗi sản phẩm Trà trên thị trường xuất khẩu phụ thuộc vào giá từng đơn vị sản xuất trên thị trường.
Công Ty Tâm Châu đã thực hiện một số chiến lược về giá như:
Đối với những sản phẩm Trà lài phổ thông, Trà sen Trà buồm, Trà túi lọc Công Ty sử dụng chiến lược giá thẩm thấu thị trường (là chiến lược dịnh giá thấp hơn nhiều so với giá trị của thương hiệu nhằm mục đích thuyết phục số lượng lớn khách hàng sử dụng sản phẩm của mình) Công Ty đã dùng chiến lược này dựa vào những điều kiện sau:
Trang 27- Khách hàng: sử dụng chiến lược giá thẩm thấu thị trừơng đối với những sản phẩm này nó có độ nhạy về giá cả cao ngoài ra Công Ty còn muốn có thị trường với qui mô lớn
- Chi phí: đây là trường hợp những sản phẩm có biến phí chiếm tỉ lệthấp trong chi phí và thị trường có qui mô hiệu quả kinh tế.
- Cạnh tranh: chiến lược này ứng dụng thành công khi đối thủ cạnh tranh cho phép Công Ty định giá thẩm thấu để hấp dẫn khách hàng vì lý do là đối thủ cạnh tranh có thể tiếp tục giảm giá để ngăn cản sự xâm nhập của thương hiệu vào thị trường hay một khúc của thị trường Như vậy, Công Ty đã áp dụng chiến lược khi biết đối thủ cạnh tranh không đủ nguồn lực hoặc các yếu tố khác để gây chiến về giá cả.
Đối với những sản phẩm Trà xanh Việt Nam, Trà xanh Nhật, Trà lài đặc biệt Công Ty đã áp dụng chiến lược giá trung hòa (là chiến lược trong đó giá cả thương hiệu được định theo đa số khách hàng và tương xứng với giá trị của nó) Công Ty áp dụng chiến lược này dựa vào các điều kiện sau:
- Khách hàng: đây là những sản phẩm làm cho khách hàng khó xác định giá trị của thương hiệu (vì thương hiệu Công Ty vừa mới tham gia vào thị trường) Khi sử dụng chiến lược này Công Ty phải tính toán thận trọng để đưa ra một mức giá thích hợp nếu không giá thương hiệu quá cao hay quá thấp sẽ khó thuyết phục được khách hàng.
- Chi phí: chiến lược này phù hợp cho tất cả các sản phẩm trên, vì qui mô hiệu quả kinh tế và tỉ lệ giữa biến phí so với tổng chi phí sản xuất là không quá cao cũng không quá thấp
Chiến lược giá hớt váng là chiến lược Công Ty áp dụng đối với những sản phẩm Trà Oolong, Trà lài cao cấp Đây là chiến lược được sử dụng để thu lợi nhuận (trên một đơn vị) cao và hi sinh doanh số của thương hiệu Công Ty ứng dụng chiến lược này trong khi tung sản phẩm mới ra thị trường và khi lượng tiêu thụ chậm lại, doanh nhiệp hạ giá để thu hút khách hàng Khi quyết định chọn chiến lược này Công Ty dựa vào những điều kiện sau: