Ma trận kết hợp các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ( ma trận SWOT)

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh Trà tại Công Ty TNHH Tâm Châu.doc (Trang 45 - 48)

trận SWOT)

Điểm mạnh (strengths)

1. Thương hiệu Tâm Châu đang từng bước tạo dựng uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Có 2 nông trường chuyên trồng Trà Oolong

2. Công Ty sản xuất sản phẩm ngay tại vùng nguyên liệu trù phú, chất lượng tốt, nên sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao, khá ổn định -> sản phẩm tin dùng

3. Sản phẩm đa dạng, mẫu mã bao bì độc đáo -> thu hút khách hàng

4. Tại thị xã Bảo Lộc với 1 phòng giới thiệu sản phẩm góp phần tăng giá trị thương hiệu.

5. Tại thị trường mục tiêu, hệ thống phân phối sản phẩm tốt -> khẳng định vị thế trên thị trường.

6. Bộ phận bán hàng được huấn luyện kỹ năng, cung cách phục vụ tốt, mang phong cách chuyên nghiệp.

Điểm yếu (weaknesses)

1. Sản phẩm chính yếu cuả Công Ty là các sản phẩm Trà cao cấp -> khách hàng mục tiêu chiếm tỷ lệ không cao trong dân cư -> thị trường tiêu thụ thu hẹp.

2. Các chương trình quảng cáo chưa tập trung, tính chuyên nghiệp trong xây dựng thương hiệu chưa cao.

3. Mức chiết khấu (hiện tại 15%)và sự hỗ trợ (về mặt quảng cáo) của Công Ty đối với nhà phân phối chính chưa tốt-> hạn chế tốc độ tiêu thụ.

4. Hoạt động nghiên cứu thị trường chưa hoạt động nhiều -> sự thích ứng sản phẩm ở từng thị trường thấp.

5. Vai trò PR chưa rộng, chỉ tập trung ở tỉnh Lâm Đồng là chủ yếu.

7.Có hoạt động bán hàng với các đối tác qua mạng -> tiện lợi, nhanh chóng

Cơ hội (opportunities)

1.Thị trường Trà tại Việt Nam phong phú, đa dạng nhưng phần lớn sản phẩm là Trà loại thường, -> Trà cao cấp còn nhiều tiềm năng phát triển.-> tạo cơ hội xâm nhập thị trường mục tiêu.

2. Các thương hiệu chưa đầu tư nhiều về marketing nên thị trường Trà đang phát triển tự phát, chưa phát huy được hết tiềm năng.

3. Đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng tăng->khách hàng mục tiêu tăng->thị trường rộng->sản phẩm tiêu thụ nhiều.

4. Tác dụng tích cực của Trà đối với sức khoẻ khi uống Trà thường xuyên -> xu hướng dùng Trà tăng.

5. Nguồn nguyên liệu ổn định, lao động dồi dào

6. Các khu mậu dịch biên giới hình thành->thị trường tiêu thụ ngoài nước mở rộng.

7. Sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp trẻ và ngành trồng Trà.

Nguy cơ (threats)

1. Xuất hiện các đối thủ cạnh tranh có năng lực về tài chính, đặc biệt là các Công Ty nước ngoài ở thị trường hiện tại, đang cạnh tranh về sản phẩm.

2. Công Ty Càphê Trung Nguyên cũng đang đầu tư mở rộng qua lĩnh vực Trà. 3. Các Công Ty cùng ngành và ngoài nước đầu tư vốn lớn cho thương hiệu. 4. Chi phí chiêu thị, quảng cáo ngày càng tăng.

5. Chia bớt thị phần cho nhiều đối thủ. 6. Sự gia nhập khối AFTA làm cho hàng hoá không còn sự bảo hộ của chính phủ, hàng rào thuế quan không còn là trở ngại cho hàng hoá xâm nhập vào thị trường trong nước.

=> Kết hợp S + O

2. Tăng cường khai thác thị trường Trà còn nhiều khoảng trống.

3. Đa dạng hoá sản phẩm, tạo nét độc đáo riêng cho sản phẩm nhằm đáp ứng thị hiếu và thu hút khách hàng.

4. Kết hợp hệ thống phân phối, bộ phận bán hàng với kênh truyền thông đến người tiêu dùng.

5. Quảng bá tác dụng của Trà đến mọi người và thu hút khách hàng tiềm năng biết đến thương hiệu Trà Tâm Châu qua hệ thống thông tin, nhất là hệ thống mạng.

6. Khai thác, tận dụng hết tiềm năng vốn có nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín trong kinh doanh.

7. Mở rộng việc quảng bá phát triển thương hiệu

=> Kết hợp S + T

1. Tận dụng, khai thác hết những điểm mạnh để hạn chế việc phát triển của các đối thủ cạnh tranh.

2. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên có khả năng đồng thời có chính sách ưu đãi, tạo lòng tin, sự tín nhiệm giúp Công Ty giữ vững thương hiệu “đồng chí đồng lòng” 3. Phát huy tốt hệ thống phân phối sản phẩm, nắm bắt các cơ hội, tận dụng mức độ nhận biết thương hiệu của khách hàng, và khẳng định uy tín, chất lượng vượt trội, sự khác biệt của sản phẩm.

=> Kết hợp W + O

1. Đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm,nhằm phát huy hết tiềm năng, mở rộng thị trường.

2. Quảng bá thương hiệu trên nhiều phương tiện thông tin và định vị thương hiệu trong tiềm thức người tiêu dùng hơn nữa.

3. Có chính sách ưu đãi, nhằm khuyến khích sự phối hợp của các nhà phân phối tốt hơn và tận dụng khả năng thuyết phục khách hàng của họ.

4. Làm tốt và mở rộng công tác PR vì đây là một trong những yếu tố giúp Công Ty giữ vững và phát triển thương hiệu.

5. Luôn tìm cách đi sâu vào thị trường mới.

1. Tích cực, duy trì làm công tác PR nhằm xây dựng một hình ảnh vững chắc trong lòng người tiêu dùng

2. Đa dạng hoá sản phẩm, tạo sự khác biệt mà không ai có thể làm hàng nhái. Tạo sự nhận biết tích cực nơi người tiêu dùng.

3. Có chiến lược quảng cáo tập trung, chuyên nghiệp hơn và tiếp cận thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu, sự thoả mãn của khách hàng trong môi trường cạnh tranh gay gắt

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh Trà tại Công Ty TNHH Tâm Châu.doc (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w