Phân tích hoạt động kinh doanh tại NHCT Kiên Giang
Trang 1PHẦN I: MỞ ĐẦU
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Với xu thế hội nhập và cạnh tranh như hiện nay, các Ngân hàng Thươngmại (NHTM) đã đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn tín dụng chocác ngành nghề trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội ngày càng cao
Để có nguồn vốn đủ đáp ứng cho nhu cầu ngày càng phát triển, các tổ chức tíndụng (TCTD) cần hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đồng thời cũng phải đạtđược mục tiêu kinh tế cho bản thân các TCTD đó Như vậy hiệu quả kinh doanhcủa các TCTD không chỉ đơn thuần là hiệu quả về kinh tế mà còn là hiệu quả vềmặt xã hội, khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế vùng và đất nước
Trong tiến trình phát triển kinh tế, cùng với hệ thống ngân hàng cả nước,Ngân hàng Công thương Kiên Giang (NHCT KG) cũng góp phần vào việc cungứng vốn cho tỉnh nhà nhằm hỗ trợ các ngành kinh tế trong tỉnh phát triển Tuynhiên, sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng cũng ngày càng sôi nổi hơn Vì vậy, cácnhà quản lý cần có phương hướng và biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt độngkinh doanh, đồng thời hạn chế rủi ro trong quá trình kinh doanh Cũng như cácNgân hàng khác, NHCT Kiên Giang cũng cần phân tích hiệu quả hoạt động kinhdoanh nhằm giúp doanh nghiệp tự đánh giá mình về thế mạnh, thế yếu để củng
cố, phát huy, khắc phục, cải tiến quản lý Kết quả phân tích là cơ sở để đưa ranhững quyết định quản trị đúng đắn, giúp dự báo, đề phòng và hạn chế rủi ro bấtđịnh
Kết quả kinh doanh là mục tiêu của mọi hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp trong từng thời kỳ kinh doanh hoàn thành hay không hoàn thành kế hoạchđều phải xem xét đánh giá, phân tích nhằm tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởngtrực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích kếtquả kinh doanh giúp nhà lãnh đạo có được các thông tin cần thiết để ra nhữngquyết định sửa chữa điều chỉnh kịp thời nhằm đạt mục tiêu mong muốn trong quátrình điều hành các quá trình sản xuất kinh doanh Đây cũng chính là lý do tôi
quyết định chọn đề tài: “Phân tích hoạt động kinh doanh tại NHCT Kiên Giang” để nghiên cứu.
Trang 2II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Trên cơ sở phân tích hoạt động kinh doanh trong ba năm gần đây giúp nhàlãnh đạo tìm ra được những biện pháp quản lý đúng đắn và kịp thời trong quátrình hoạt động kinh doanh Do nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng là huy độngvốn và cho vay, nên mục tiêu nghiên cứu hướng đến những vấn đề sau:
- Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn
- Tình hình thu nợ và giải quyết nợ quá hạn
- Tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Ngân hàng
- Dựa vào các chỉ tiêu kinh tế tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động kinhdoanh của Ngân hàng
III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
+ Phương pháp thu thập dữ liệu:
Thu thập những dữ liệu thực tế có liên quan đến việc phân tích hoạt độngkinh doanh của ngân hàng trong ba năm gần đây gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Kết quả hoạt động kinh doanh
- Những quy định trong hoạt động của ngân hàng
+ Phương pháp phân tích số liệu:
Phân tích các chỉ tiêu kinh tế bằng phương pháp so sánh số tương đối, tuyệtđối kết hợp dùng đồ thị để biểu diễn những chỉ tiêu
IV PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Do hạn chế về thời gian cũng như những kinh nghiệm thực tế, tôi khôngnghiên cứu phân tích chi tiết từng nghiệp vụ, hoạt động cụ thể mà chủ yếu chỉnghiên cứu tình hình huy động vốn và cho vay của ngân hàng, đánh giá kết quảhoạt động trong ba năm gần nhất (2003, 2004, 2005) nhằm đề ra biện pháp vàphương hướng hoạt động cho kỳ tiếp theo
Tuy đã rất cố gắng để hoàn thiện luận văn nhưng đề tài còn những sai sót nhấtđịnh Vì vậy rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, Bangiám đốc cùng cán bộ công nhân viên trong NHCT Kiên Giang và các bạn sinhviên
Trang 3PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là đi sâu nghiên cứu quá trình và kết quả hoạtđộng kinh doanh theo yêu cầu của quản lý kinh doanh, căn cứ vào các tài liệuhạch toán và các thông tin kinh tế khác, bằng những phương pháp nghiên cứuthích hợp, phân giải mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế nhằm làm rõ chấtlượng của hoạt động kinh doanh, nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở
đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanhnghiệp
2 Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh
Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình và kết quả hoạt độngkinh doanh với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và kết quả
đó, được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế
3 Mục tiêu của phân tích hoạt động kinh doanh
- Là làm sao cho các con số trên các tài liệu hạch toán “biết nói” để người sửdụng chúng hiểu được tình hình và kết quả kinh doanh
- Phân tích hoạt động kinh doanh căn cứ vào các tài liệu của hạch toán nghiêncứu đánh giá, từ đó đưa ra các nhận xét, trên cơ sở nhận xét đúng đắn thì mới đưa
ra giải pháp đúng đắn
- Vận dụng các phương pháp phân tích thích hợp để đưa ra kết luận sâu sắc sẽ
là cơ sở để phát hiện và khai thác các khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinhdoanh, đồng thời cũng là căn cứ để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn,biện pháp quan trọng trong việc phòng ngừa các rủi ro trong kinh doanh
Trang 44 Khái niệm ngân hàng thương mại
NHTM ra đời và phát triển gắn liền với nền sản xuất hàng hóa, nó kinh doanhloại hàng hóa rất đặc biệt đó là “tiền tệ” Thực tế các NHTM kinh doanh “quyền
sử dụng vốn tiền tệ” Nghĩa là NHTM nhận tiền gửi của công chúng, của các tổchức kinh tế, xã hội và sử dụng số tiền đó để cho vay và làm phương tiện thanhtoán với những điều kiện ràng buộc là phải hoàn trả lại vốn gốc và lãi nhất địnhtheo thời hạn đã thỏa thuận
Theo pháp lệnh “các TCTD” (1990) của Việt Nam thì NHTM được định nghĩanhư sau:
“NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thườngxuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng sốtiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanhtoán”
II CÁC NGHỆP VỤ CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG
1.1 Vốn tiền gửi
1.1.1 Tiền gửi của các tổ chức kinh tế
Đây là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinhdoanh của họ được gửi tại Ngân hàng Nó bao gồm một bộ phận vốn tiền tạmthời được giải phóng khỏi quá trình luân chuyển vốn nhưng chưa có nhu cầu sửdụng hoặc sử dụng cho các mục tiêu định sẵn vào một thời điểm nhất định như:quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự trữ tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi
Các tổ chức kinh tế thường gửi tiền vào Ngân hàng dưới các hình thức sau:
a Tiền gửi không kỳ hạn: Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi mà khigửi vào khách hàng gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải báotrước cho Ngân hàng và Ngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu đó của khách hàng
Trang 5Khi gửi tiền, khách hàng được hưởng lãi suất, góp phần tăng lợi nhuận chokhách hàng nhưng khi có nhu cầu sử dụng thì họ lại chủ động rút ra Mặt kháckhách hàng còn được phép sử dụng tiền gửi để phục vụ cho việc thanh toánkhông dùng tiền mặt qua Ngân hàng.
Tiền gửi không kỳ hạn là nguồn vốn không ổn định, khách hàng có thể gửi vào
và rút ra bất kỳ lúc nào song giữa việc gửi tiền và rút tiền có sự chênh lệch vềthời gian và số lượng nên các loại tài khoản này luôn có số dư, Ngân hàng có thểhuy động số dư đó làm nguồn vốn tín dụng cho vay
b.Tiền gửi có kỳ hạn:
Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi vào có sự thỏa thuận
về thời gian rút ra giữa Ngân hàng và khách hàng
Về nguyên tắc, người gửi tiền chỉ có thể rút tiền ra theo thời hạn đã thỏa thuận.Tuy nhiên, trên thực tế do yếu tố cạnh tranh, để thu hút tiền gửi các Ngân hàngthường cho phép khách hàng được rút tiền trước thời hạn nhưng không đượchưởng lãi suất, hoặc chỉ được hưởng một mức lãi suất thấp hơn hoặc phải chịumột mức phí đối với khoản tiền gửi tiết kiệm rút trước thời hạn theo quy định của
tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm (theo Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13tháng 9 năm 2004)
Tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn mang tính ổn định Ngân hàng có thể sử dụngloại tiền này một cách chủ động làm nguồn vốn kinh doanh Vì vậy, để khuyếnkhích khách hàng gửi tiền, các NHTM thường đưa ra nhiều loại kỳ hạn khácnhau như: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng… với mức lãi suất tương ứng theo nguyêntắc kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao
1.1.2 Tiền gửi của dân cư:
Tiền gửi của dân cư là một bộ phận thu nhập bằng tiền của dân cư gửi tạiNgân hàng Tiền gửi dân cư bao gồm:
Tiền gửi tiết kiệm: là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửitiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổchức nhận gửi tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật
về bảo hiểm tiền gửi
Đây là hình thức huy động truyền thống của Ngân hàng Trong hình thức huyđộng này, người gửi tiền được cấp một thẻ tiết kiệm Thẻ này được coi như giấy
Trang 6chứng nhận có tiền gửi vào quỹ tiết kiệm của Ngân hàng Tiền gửi tiết kiệm củadân cư cũng được chia thành 2 loại: tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn.Thẻ tiết kiệm được xem là một chứng từ đảm bảo tiền gửi Vì vậy, người gửi
có thẻ tiết kiệm cũng có thể mang thẻ này đến Ngân hàng để cầm cố hoặc xinchiết khấu để vay tiền
1.1.3 Vốn huy động thông qua các chứng từ có giá:
Giấy tờ có giá là chứng nhận của TCTD phát hành để huy động vốn, trong đóxác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời gian nhất định, điều kiệntrả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa TCTD và người mua
Đây là việc các NHTM phát hành các chứng từ như kỳ phiếu Ngân hàng cómục đích, trái phiếu Ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn ngắn hạn
và dài hạn vào Ngân hàng
Tại một số thời điểm đặc biệt, NHCT còn phát hành công cụ huy động đặc biệtnhư: tiết kiệm dự thưởng, kỳ phiếu dự thưởng, tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiếtkiệm kèm quà tặng khuyến mãi
Việc phát hành các chứng từ có giá để huy động vốn chỉ được thực hiện saukhi đã tiến hành lên cân đối toàn hệ thống ngân hàng giữa nguồn vốn và sử dụngvốn Khi khả năng nguồn vốn của toàn hệ thống không đáp ứng đủ nhu cầu sửdụng vốn của cả hệ thống, nếu được Thống đốc NHNN chấp nhận thì các NHTMmới được phép phát hành các chứng từ có giá để huy động vốn
1.2 Các nguyên tắc quản lý tiền gửi của khách hàng:
- Ngân hàng phải đảm bảo thanh toán kịp thời cho khách hàng Theo đóNgân hàng chỉ được sử dụng một tỷ lệ phần trăm tiền gửi nhất định để cho vay,
số còn lại làm quỹ dự trữ đảm bảo thanh toán cho khách hàng
- Ngân hàng chỉ được thực hiện các khoản giao dịch trên tài khoản củakhách hàng khi có lệnh của chủ tài khoản hoặc có sự uỷ nhiệm của chủ tài khoản.Ngoại trừ trường hợp khách hàng vi phạm luật chi trả và theo quy định của cơquan có thẩm quyền về thực hiện các nghiệp vụ thanh toán thì khi đó Ngân hàngmới có quyền tự động trích các tài khoản tiền gửi của khách hàng để thực hiệncác khoản thanh toán có liên quan
- Ngân hàng phải đảm bảo an toàn và bí mật cho chủ tài khoản
Trang 7- Ngân hàng phải có trách nhiệm kiểm soát các giấy tờ thanh toán củakhách hàng, các chứng từ thanh toán phải được lập theo đúng quy định Ngânhàng phải kiểm tra con dấu và chữ ký của khách hàng, nếu không phù hợp thìNgân hàng có thể từ chối thanh toán.
- Khi có các nghiệp vụ liên quan đến tài khoản của khách hàng thì Ngânhàng phải kịp thời gửi giấy báo có cho khách hàng Cuối tháng, Ngân hàng phảigửi bản sao tài khoản hoặc giấy báo số dư cho khách hàng
2/ Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữacác pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa
3/ Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên (trái chủ-ngườicho vay) cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán… dựa vào lời hứa thanh toánlại trong tương lai của bên kia (thụ trái- người đi vay)
Như vậy, tín dụng có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau Nhưng nội dung
cơ bản của những định nghĩa này là thống nhất, đều phản ánh một bên là ngườicho vay, còn bên kia là người đi vay Quan hệ giữa hai bên được ràng buộc bởi
cơ chế tín dụng và pháp luật hiện tại
2.2 Bản chất tín dụng:
Tín dụng thể hiện như một sự chuyển giao tạm thời quyền sử dụng một vậthoặc số tiền giữa người cho vay và người đi vay Vì vậy, người ta có thể sử dụngđược giá trị của hàng hóa trực tiếp hay gián tiếp thông qua trao đổi Bản chất tíndụng thể hiện trong mối quan hệ kinh tế trong quá trình hoạt động của tín dụng
và mối quan hệ của nó trong quá trình sản xuất
2.3 Phân loại tín dụng:
Có rất nhiều cách phân loại tín dụng nhưng cách phổ biến nhất là phân loạitheo thời gian Căn cứ vào thời gian, tín dụng được chia thành ba loại:
Trang 8Tín dụng ngắn hạn: có thời hạn đến một năm
Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ trên một năm đến năm năm
Tín dụng dài hạn: có thời hạn trên năm năm
2.4 Nguyên tắc tín dụng:
Khi tham gia vào quan hệ tín dụng, các doanh nghiệp vay vốn và các Ngânhàng đều quán triệt các nguyên tắc Các nguyên tắc tín dụng được hình thành từbản chất của tín dụng, được khẳng định trong thực tiễn hoạt động của các Ngânhàng và được pháp lý hóa
Trong kinh doanh tiền tệ, các Ngân hàng phải dựa trên các nguyên tắc này đểxem xét xây dựng, thực hiện và xử lý những vấn đề liên quan đến tiền vay, kháchhàng vay vốn phải tuân thủ và bị ràng buộc bởi các yêu cầu đặt ra theo xu hướng
mà các nguyên tắc này đòi hỏi
Nguyên tắc 1: Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợpđồng tín dụng
Nguyên tắc 2: Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đãthỏa thuận trên hợp đồng tín dụng
2.5 Lãi suất tín dụng:
Lãi suất huy động vốn: Là loại lãi suất mà các tổ chức tín dụng sử dụng để huy động vốn cho các mục tiêu hoạt động kinh doanh của mình như: lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn
Bảng 01: LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHCT KIÊN GIANG
NĂM 2005 Chỉ tiêu
Trả lãi sau
Trả lãi trướcVND (%/tháng)
Trả lãi định kỳ VND (%/tháng)
VND(%/tháng)
USD(%/năm)
Trang 9Kỳ hạn 60 tháng 0,77 4,80 - 0,74
Lãi suất cho vay: là tỷ lệ % giữa số lợi tức thu được trong kỳ so với số vốn chovay phát ra trong thời kỳ nhất định, thông thường lãi suất tính cho năm, quý,tháng…
Tùy theo từng phương pháp cho vay và cách trả lãi, Ngân hàng có thể sử dụnghai cách tính lãi độc lập:
Cách 1: Không nhập vốn gốc mà chỉ tính một lần vào cuối kỳ hạn gọi là cáchtính lãi đơn
Cách 2: Lãi tính theo lối nhập vào vốn gốc từng kỳ để tăng vốn gọi là cáchtính lãi kép
Do đó, cùng một khoản vốn cho vay sau một thời gian nhất định tùy theo cáchtính lãi sẽ tạo ra những khoản thu khác nhau Tuy nhiên, với cách tính lãi như thếnào thì lãi suất cho vay cũng đảm bảo theo công thức sau:
Lãi suất cho vay = Chi phí vốn + Chi phí rủi ro tín dụng + Tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng
Bảng 02: LÃI SUẤT CHO VAY, CẦM ĐỒ & PHÍ DỊCH VỤ CỦA NHCT
KIÊN GIANG NĂM 2005
I/ Lãi suất cho vay Lãi suất trong hạn Lãi suất quá hạn1/ Cho vay ngắn hạn bằng đồng VN 0,95%/tháng 1,425%/tháng2/ Cho vay trung, dài hạn bằng đồng VN 1,04%/tháng 1,56%/tháng(Theo phương thức thả nổi)
3/ Cho vay ngắn hạn bằng đô la Mỹ
4/ Cho vay trung, dài hạn bằng đô la Mỹ
5/ Cho vay ngắn hạn ở nông thôn 1%/tháng 1,5%/tháng6/ Cho vay trung, dài hạn ở nông thôn 1,1%/tháng 1,65%/tháng7/ Cho vay trung, dài hạn vốn Việt Đức 0,73%/tháng
8/ Cho vay CB-CNV (Ngắn, T & DH) 0,95-1,04%/tháng
II/ Lãi suất cho vay dịch vụ cầm đồ
- Tính trên số tiền được bảo lãnh: 2%/năm
- Mức thu phí bảo lãnh tối thiểu : 100.000 đồng
Trang 10IV/ Phí khác
- Phí phạt chậm trả lãi tiền vay: 0,5%/tháng x số tiền chậm trả lãi x số ngàychậm trả lãi
- Phí gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ: 0,1%/tháng x số tiền gia hạn, điều chỉnh
- Phí vay trả trong ngày là: 0,1% trên số tiền trả
- Phí cam kết sử dụng vốn: 0,3% trên số tiền chưa rút vốn
3 Rủi ro tín dụng:
3.1 Khái niệm rủi ro tín dụng:
Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực hiệnđược các nghiệp vụ tài chính đối với Ngân hàng Hay nói cách khác rủi ro tíndụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được donguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ chongân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đếnhoạt động và có thể làm cho Ngân hàng bị phá sản
Đây là rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và thường gây hậu quả nặng nềnhất Thông thường ở các nước, nghiệp vụ tín dụng mang lại 2/3 thu nhập choNgân hàng Còn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, thu nhập từ hoạt động tíndụng mang lại thường chiếm 70% - 90% tổng thu nhập Nhưng đồng thời tronglĩnh vực này cũng chứa đựng nhiều rủi ro bởi các khoản tiền cho vay bao giờcũng có xác suất vỡ nợ cao so với những khoản đầu tư khác
3.2 Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra:
3.2.1 Đối với ngân hàng:
Rủi ro tín dụng sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngânhàng như thiếu tiền chi trả cho khách hàng, vì phần lớn nguồn vốn hoạt động củangân hàng là nguồn vốn huy động, mà khi ngân hàng không thu hồi được nợ gốc
và lãi trong cho vay thì khả năng thanh toán của ngân hàng dần dần lâm vào tìnhtrạng thiếu hụt
Như vậy, rủi ro tín dụng sẽ làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thanhtoán, làm cho ngân hàng lỗ và có nguy cơ bị phá sản
3.2.2 Đối với nền kinh tế xã hội:
Trang 11Hoạt động của ngân hàng có liên quan đến hoạt động của toàn bộ nền kinh tế,đến tất cả các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn, đến toàn bộ các tầng lớp dân cư Vìvậy, rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một vài ngân hàng và có khả năngphát sinh lây lan sang các ngân hàng khác và tạo cho dân chúng một tâm lý sợhãi Khi đó, dân chúng sẽ đưa nhau đến ngân hàng rút tiền trước thời hạn, điều đócũng có thể đưa đến sự phá sản của đồng loạt các ngân hàng Như vậy, rủi ro tíndụng sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế.
Những điều nêu trên cho chúng ta thấy rủi ro tín dụng là vấn đề rất nghiêmtrọng mà Chính phủ các nước phải quan tâm, đặc biệt là Ngân hàng Trung ươngphải có những chính sách khuyến cáo thường xuyên thông qua công tác thanh tra,kiểm soát, chiết khấu, tái chiết khấu và sẵn sàng hỗ trợ cho các NHTM khi có cácbiến cố rủi ro xảy ra
3.3 Những nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng:
3.3.1 Nguyên nhân từ khách hàng vay vốn:
Rủi ro tín dụng biểu hiện ra bên ngoài là việc không hoàn thành nghĩa vụ trả
nợ, vốn bị ứ đọng khó có khả năng thu hồi, nợ quá hạn ngày càng lớn, các khoảnlãi chưa thu ngày càng gia tăng… Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là:
+ Khi các cá nhân vay vốn gặp phải các nguy cơ sau đây thường không trả nợcho ngân hàng đầy đủ cả vốn lẫn lãi như: thu nhập không ổn định; Bị sa thải, thấtnghiệp; Bị tai nạn lao động; Hỏa hoạn, lũ lụt; Hoàn cảnh gia đình khó khăn; Sửdụng vốn sai mục đích; Thiếu năng lực pháp lý…
+ Khi các doanh nghiệp thường không trả được nợ vay của ngân hàng đầy đủ
cả gốc và lãi khi gặp phải những trường hợp sau: Năng lực chuyên môn và uy tíncủa người lãnh đạo đơn vị giảm thấp; Khả năng tài chính của doanh nghiệp bịgiảm do lỗ trong kinh doanh; Sử dụng vốn sai mục đích; Thị trường cung cấp vật
tư bị đột biến; Bị cạnh tranh và mất thị trường tiêu thụ; Sự thay đổi trong chínhsách của Nhà nước; Những tai nạn bất ngờ
3.3.2 Những nguyên nhân khách quan:
+ Tình hình kinh tế trong nước:
Hoạt động cho vay của ngân hàng là hoạt động rất nhạy cảm với những biếnđộng của nền kinh tế - xã hội
Trang 12Trong giai đoạn kinh tế suy thoái thường xuất hiện những doanh nghiệp thua
lỗ và phá sản, từ đó có các khoản tiền vay ngân hàng không trả được Điều nàylàm cho nợ quá hạn trong ngân hàng tăng lên nhanh chóng
Trong giai đoạn nền kinh tế có lạm phát cao và ngày càng gia tăng cũng có thểdẫn đến rủi ro tín dụng, bởi vì trong giai đoạn này người gửi tiền có tâm lý lo sợrằng đồng tiền của mình bị mất giá khi gửi ngân hàng, cho nên họ muốn rút tiền
ra khỏi ngân hàng Trong khi đó những người đi vay thì lại muốn gia tăng nhucầu vay vốn và muốn kéo dài thời hạn vay Điều này cũng là ảnh hưởng trực tiếpđến nguồn vốn hoạt động của ngân hàng cũng như những khoản đầu tư của ngânhàng không có hiệu quả Nguy cơ này có thể làm hoạt động cho vay của ngânhàng bị phá sản
+ Tình hình thế giới:
Trong thời kỳ ngày nay, mỗi quốc gia là một tế bào của nền kinh tế chung thếgiới Hoạt động kinh tế các nước đều có tác động ảnh hưởng lẫn nhau vì xuhướng toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới Nhiều tập đoàn công ty có xu hướng
mở rộng kinh doanh ra nước ngoài Sự hình thành các khu vực kinh tế và các khumậu dịch tự do như NAFTA, AFTA… cho chúng ta thấy sự ảnh hưởng khôngnhỏ của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới đối với mỗi nước thànhviên
Chính vì vậy, khi có những biến cố và tình hình kinh tế, chính trị, quân sự xảy
ra ở bất kỳ nước nào thì cũng có thể tác động mạnh đến các nước khác trên thếgiới và sẽ dẫn đến biến động kinh tế trong nước và tác động xấu đến hoạt độngcủa ngân hàng Qua các cuộc khủng hoảng kinh tế như ở Thái Lan (1997), nó ảnhhưởng mạnh đến cả những nền kinh tế mạnh như Nhật Bản và Hàn Quốc và làmcho hệ thống tài chính ngân hàng ở những nước này phá sản hàng loạt Cuộckhủng hoảng gần đây ở Argentina vào cuối 2001 cũng tác động làm lung lay cácnền kinh tế cũng như hệ thống tài chính ngân hàng các nước lân cận, điển hình làUruguay
3.3.3 Những nguyên nhân liên quan đến việc đảm bảo tín dụng:
+ Đảm bảo đối nhân:
Nếu người bảo lãnh gặp phải những tình huống chủ quan hay khách quan đãđược trình bày ở phần trên Điều đó có thể dẫn đến người bảo lãnh không có khả
Trang 13năng thực hiện những lời cam kết của mình, tức là không có khả năng thay mặtngười vay trả nợ cho ngân hàng đầy đủ cả gốc và lãi.
+ Đảm bảo đối vật:
Rủi ro tín dụng xảy ra liên quan đến vật dùng để thế chấp, cầm cố nợ vay khigặp phải những trường hợp sau:
- Việc đánh giá tài sản cầm cố, thế chấp không chính xác
- Tài sản thế chấp, cầm cố không tiêu thụ được
- Tài sản thế chấp, cầm cố bị hỏa hoạn hoặc cấm lưu thông
- Tài sản thế chấp, cầm cố không được thực hiện đúng theo quy định của phápluật nên không thể phát mãi
3.3.4 Những nguyên nhân do chính bản thân ngân hàng:
Rủi ro tín dụng xảy ra còn có thể là do chính bản thân ngân hàng tạo ra.Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng do ngân hàng tạo ra có thể là nhữngnguyên nhân sau:
+ Do ngân hàng chạy theo lợi nhuận, đặt mong muốn về lợi nhuận cao hơncác khoản cho vay lành mạnh
+ Ngân hàng vi phạm các nguyên tắc cho vay, cho vay vượt tỷ lệ an toàn nhưcho một khách hàng vay quá 15% vốn tự có của ngân hàng, thiếu tài sản thếchấp, cầm cố, cho vay khống…
+ Phân tích đánh giá khách hàng sai, quyết định cho vay thiếu thông tin sátthực
+ Cán bộ ngân hàng vi phạm đạo đức kinh doanh
3.4 Biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng:
3.4.1 Phân tích khách hàng:
Đây là biện pháp tích cực nhất nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro Bởi cóđánh giá đúng khách hàng thì mới biết được khả năng hoàn trả nợ của họ Đánhgiá khách hàng thường chú trọng đến những mặt sau:
- Tình hình tài chính của khách hàng
- Tư cách, năng lực và trình độ hiểu biết của người đứng đầu doanh nghiệp
- Đánh giá tính khả thi của phương án vay vốn
3.4.2 Phân tích tín dụng:
- Phân tích chất lượng và hiệu quả tín dụng
Trang 14- Phân tích khả năng mở rộng quy mô tín dụng
- Thực hiện các đảm bảo tín dụng
- Trình độ của cán bộ tín dụng
3.4.3 Phân tán rủi ro:
+ NHTM không nên dồn vốn vào một hoặc một số ít khách hàng, cho dùkhách hàng đó kinh doanh có hiệu quả Bởi vì nếu khách hàng đó gặp khó khăntrong kinh doanh thì ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của NHTM Vì vậy,NHTM cần phải tôn trọng giới hạn an toàn Ở Việt Nam căn cứ vào quy chế chovay của NHNN ban hành 31/12/2001 quy định: “dư nợ đối với một khách hàngkhông được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng”
+ Cho vay hợp vốn: Cho vay hợp vốn hay còn gọi là đồng tài trợ là quá trìnhcho vay, bảo lãnh của một nhóm ngân hàng cho một dự án, do một NHTM làmđầu mối phối hợp với các bên tài trợ để thực hiện, nhằm nâng cao hiệu quả tronghoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp và của ngân hàng
Việc cho vay hợp vốn là để cung cấp các khoản tín dụng lớn mà một ngânhàng khó có đủ khả năng cho vay, khó xác định mức độ rủi ro Vì thế, mà nhiềungân hàng kết hợp với nhau, cùng nhau xem xét đánh giá khách hàng, phân tíchkhả năng sinh lời của dự án để tíến hành cho vay Các ngân hàng tham gia hợpvốn vào một dự án phải ký với nhau một hợp đồng đồng tài trợ, thỏa thuận rõtrách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên Do đó, khi có rủi ro xảy ra gánhnặng sẽ không dồn vào một ngân hàng nào, bởi các ngân hàng tham gia đồng tàitrợ để chia sẻ rủi ro, hậu quả của nó được giảm nhẹ
+ Bảo hiểm tín dụng: là biện pháp quan trọng nhằm san sẻ rủi ro Bảo hiểm tíndụng có thể thực hiện dưới các loại như: bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểmtài sản, bảo hiểm tiền vay Ở các nước, bảo hiểm tín dụng thường được thực hiệndưới dạng sau:
- Khách hàng vay vốn tham gia mua bảo hiểm cho ngành, nghề mà họ kinhdoanh
- Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm và sẽ được bồithường hại nếu gặp rủi ro mất vốn tín dụng
- Bảo hiểm tài sản đảm bảo tiền vay
Trang 15+ Lập quỹ dự phòng rủi ro: lập quỹ dự phòng rủi ro được coi là một trongnhững biện pháp quan trọng để phòng chống rủi ro Ở hầu hết các nước tronghoạt động của ngân hàng đều thành lập quỹ dự phòng bù đắp các khoản vay bịrủi ro và quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt động của ngân hàng Việc sử dụng cácquỹ khi có rủi ro như sau:
- Quỹ dự phòng rủi ro đặc biệt: dùng để bù đắp các khoản rủi ro khi ngân hànglàm ăn thua lỗ do những nguyên nhân khách quan đem lại
- Quỹ dự phòng tổn thất tín dụng: dùng để bù đắp các khoản tổn thất rủi ro tíndụng do khách hàng gây nên
Theo luật các tổ chức tín dụng ở Việt Nam áp dụng từ 01/10/1998, điều 82 dựphòng rủi ro có quy định: “Tổ chức tín dụng phải dự phòng rủi ro trong hoạtđộng ngân hàng Khoản dự phòng rủi ro này phải được hạch toán vào chi phíhoạt động Việc phân loại tài sản “có”, mức trích, phương pháp lập khoản dựphòng và sử dụng khoản dự phòng để xử lý các rủi ro do Thống đốc Ngân HàngNhà Nước cùng Bộ tài chính quy định”
Như vậy, trong nền kinh tế thị trường để giảm bớt rủi ro trong hoạt động ngânhàng thì tất yếu phải thành lập quỹ dự phòng rủi ro Song tùy theo mỗi nước màquỹ này được tổ chức theo những hình thức và tên gọi khác nhau
III CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG:
1 Các chỉ tiêu về cơ cấu vốn:
Trang 16vốn huy động sẽ giúp Ngân hàng hạn chế những rủi ro cĩ thể gặp phải và tốithiểu hĩa chi phí đầu vào cho Ngân hàng.
2 Các chỉ tiêu phân tích hoạt động sử dụng vốn:
Dư nợ ngắn (trung, dài) hạn / Tổng dư nợ
Chỉ số này dùng xác định cơ cấu tín dụng theo thời hạn Từ đĩ giúp nhà phântích đánh giá được cơ cấu đầu tư như vậy cĩ hợp lý hay chưa và cĩ giải phápđiều chỉnh kịp thời
3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng:
a/ Hệ số thu nợ = DoanhDoanhsốsốchothuvaynợ x 100%
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh số cho vay Ngân hàng sẽ thu hồi đượcbao nhiêu đồng vốn Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt cho Ngân hàng
b/ Vịng quay vốn = DưDoanhnợ bìnhsốthuquânnợ x 100%
Đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh haychậm
b/ Phân tích chi phí:
Tỷ trọng % từng khoản mục chi phí = Số chi phíTổngchotừngchi phí khoảnmụcx100%
Trang 17Chỉ số này giúp nhà phân tích có thể biết được kết cấu các khoản chi để có thểhạn chế các khoản chi bất hợp lý, tăng cường các khoản chi có lợi cho hoạt độngkinh doanh nhằm thực hiện tốt chiến lược mà hội đồng quản trị ngân hàng đã đềra.
c/ Phân tích lợi nhuận:
Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh củaNHTM Lợi nhuận có thể hữu hình như: tiền, tài sản… và vô hình như uy tín củaNgân hàng đối với khách hàng, hoặc phần trăm thị phần ngân hàng chiếm được
Các chỉ số:
* ROA = Lợi nhuận ròng /Tổng tài sản (%)
Chỉ số này cho thấy khả năng bao quát của ngân hàng trong việc tạo ra thunhập từ tài sản Nói cách khác, ROA giúp cho nhà phân tích xác định hiệu quảkinh doanh của một đồng tài sản ROA lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh củangân hàng tốt
* Tổng chi phí / Tổng thu nhập
Chỉ số này tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập Đâycũng là chỉ số đo lường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Thông thường chỉ sốnày phải nhỏ hơn 1, nếu nó lớn hơn 1 chứng tỏ ngân hàng hoạt động kém hiệuquả, đang có nguy cơ phá sản trong tương lai
Tóm lại:
Những cơ sở lý luận nêu trên về các nghiệp vụ cơ bản, nguyên tắc hoạt độngcủa Ngân hàng và các chỉ tiêu đánh giá nhằm làm cho hoạt động phân tích đạthiệu quả tốt trên cơ sở vững chắc Bên cạnh việc phân tích dựa trên các chỉ tiêukinh doanh chúng ta cần có cái nhìn khái quát về Ngân hàng để nắm được đâu làthuận lợi, khó khăn mà ngân hàng đang gặp phải cũng như tình hình hoạt độngtrong thời gian qua
Lợi nhuận = Tổng thu nhập -Tổng chi phí
Trang 18CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI
NHÁNH KIÊN GIANG
I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:
Ngày 10/07/1988, Tổng Giám Đốc Ngân hàng Nhà nước (nay là Thống đốc)
ký quyết định số 61/ NH-TCCB về việc thành lập Chi nhánh NHCT tỉnh KiênGiang, nhưng đến 19/08/1988 Chi nhánh mới bắt đầu khai trương hoạt động tại
63 Lê Lợi, Vĩnh Thanh Vân, điện thoại: 863418
Lúc mới thành lập mạng lưới hoạt động của chi nhánh NHCT Kiên Giang chỉ
có một hội sở chính và hai quỹ tiết kiệm, nhân sự gồm 62 người, trong đó: trình
độ đại học 13 người, chiếm 21% tổng số lao động; trình độ trung cấp và chưa quađào tạo 49 người, chiếm 79% tổng số lao động Nguồn vốn huy động lúc nhậnbàn giao từ Ngân hàng Nhà nước chỉ có 2.989 triệu đồng, với dư nợ cho vay là6.522 triệu đồng Có thể nói xuất phát điểm của Chi nhánh NHCT Kiên Giang làhết sức khó khăn, cơ sở vật chất nghèo nàn, phương tiện làm việc thô sơ, trình độquản lý còn mang nặng tính bao cấp, nhiều người chưa thích ứng và theo kịp vớiyêu cầu đổi mới hoạt động Ngân hàng theo cơ chế mới Nhưng với sự nỗ lực củaBan Giám Đốc cũng như tập thể cán bộ công nhân viên, Chi nhánh NHCT KiênGiang đã không ngừng phấn đấu, từng bước khắc phục khó khăn, ổn định và pháttriển
“Hiện đại hóa Ngân hàng” trong phạm vi cả nước Đây là chương trình hiện đại,tiên tiến nhất, mang lại nhiều tiện ích và sản phẩm ngân hàng mới như: gửi tiền
Trang 19một nơi, rút tiền nhiều nơi, chuyển tiền nhanh tức thời; giao dịch trực tuyến trêntoàn quốc, Internet Banking (Vấn tin tài khoản, giao dịch chuyển khoản trênInternet) Đội ngũ cán bộ, nhân viên nghiệp vụ giỏi, phương tiện, kỹ thuật vàcông nghệ hiện đại phục vụ mọi yêu cầu của khách hàng.
II VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG:
1 Vai trò:
+ Góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh đồng thời cũng thực hiện tốtchính sách của Nhà nước tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của đất nước.+ Đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho các ngành nghề như: nông, lâm, ngưnghiệp; thương mại; dịch vụ; xây dựng và công nghiệp
2 Chức năng:
Ngân hàng Công thương có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụNgân hàng đối với các thành phần kinh tế, chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp,giao thông vận tải, bưu điện, thương nghiệp và dịch vụ (điều 2 Quyết định 402-
CT ngày 14 - 11 - 1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng - nay là Thủ tướngChính phủ - về thành lập Ngân hàng Công thương Việt Nam)
Là một Ngân hàng quốc doanh, nguồn vốn chủ yếu là lấy từ ngân sách Nhànước nhưng để phát huy vai trò chủ động trong nền kinh tế thị trường, NHCT vẫn
có tính chất của một NHTM Chẳng hạn trong hoạt động của mình NHCT đượcthực hiện các nghiệp vụ như huy động vốn, chiết khấu thương phiếu và các giấy
tờ có giá, kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế và các hoạt động ngân quỹ
III CƠ CẤU TỔ CHỨC:
1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức: Giám đốc
P Giám đốc
Các phòng giao dịch
P Giám đốc
Phòng
kế toán tệ, kho quỹPhòng tiền khách hàngPhòng chức hành Phòng tổ
chính
Trang 202 Nhiệm vụ các phòng ban:
2.1 Ban Giám đốc:
1/Điều hành hoạt động của chi nhánh là Giám đốc, giúp việc cho Giám đốc cóPhó giám đốc, trưởng các phòng ban và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ khác.2/ Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc điều hành hoạtđộng của Chi nhánh Ngân hàng
3/ Phó giám đốc là người giúp Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vựchoạt động của Ngân hàng theo sự phân công của Giám đốc
4/ Phó giám đốc có trách nhiệm hỗ trợ cùng Giám đốc trong việc điều hànhmọi hoạt động chung của Ngân hàng, về những nghiệp vụ cụ thể
2.2 Phòng kế toán:
1/ Thực hiện mở, đóng giao dịch chi nhánh hàng ngày; Nhận các dữ liệu, tham
số mới nhất từ NHCT VN; Thiết lập thông số đầu ngày để thực hiện hoặc khôngthực hiện các giao dịch
2/ Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng
3/ Thực hiện công tác liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử liênngân hàng
4/ Quản lý thông tin và khai thác thông tin
5/ Thực hiện chức năng kiểm soát các giao dịch trong và ngoài quầy theo thẩmquyền, kiểm soát lưu trữ chứng từ, tổng hợp liệt kê giao dịch trong ngày, đốichiếu, lập báo cáo và phân tích báo cáo cuối ngày của giao dịch viên, làm các báocáo, đóng nhật ký theo quy định
6/ Đảm bảo an toàn bí mật các số liệu có liên quan theo quyết định của ngânhàng
7/Tổ chức hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác và trung thực mọi nghiệp vụphát sinh vào các tài khoản thích hợp, tham mưu cho Ban Giám đốc trong việcthực hiện chế độ tài chính, kế toán, đúng với quy định của Nhà nước, của ngànhNgân hàng
8/ Lập kế hoạch chi thu tài chính, kế hoạch mua sắm tài sản, vốn xây dựng cơbản… hàng quý, năm phù hợp với yêu cầu kinh doanh của Chi nhánh, trình BanGiám đốc xét duyệt
Trang 219/ Tính và trích nộp thuế, bảo hiểm xã hội theo quy định Là đầu mối trongquan hệ với cơ quan thuế, tài chính.
10/ Thực hiện tốt công tác thanh toán liên hàng nội bộ giữa các chi nhánhNHCT và tham gia thanh toán bù trừ Tổ chức quản lý và sử dụng ký hiệu mậtthanh toán liên hàng đảm bảo cho việc thanh toán an toàn, đúng chế độ, không đểsai sót, cơ sở và bị lợi dụng
11/ Phối hợp với các phòng có liên quan phân tích đánh giá kết quả hoạt độngkinh doanh của chi nhánh để trình Ban lãnh đạo chi nhánh quyết định mức tríchlập Quỹ dự phòng rủi ro theo các hướng dẫn của NHCT VN
12/ Phối hợp với phòng Tổ chức hành chính, xây dựng nội qui quản lý, sửdụng trang thiết bị tại chi nhánh
13/ Tổ chức học tập nâng cao trình độ của cán bộ phòng
14/ Làm các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao
2.3 Phòng tiền tệ, kho quỹ:
1/ Quản lý an toàn kho quỹ (an toàn về tiền mặt VND & ngoại tệ , thẻ trắngthẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp…) theo đúng quy định củaNgân hàng Nhà nước và Ngân hàng công thương
2/ Thực hiện ứng tiền và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịchtrong và ngoài quầy ATM theo ủy quyền kịp thời chính xác, đúng chế độ quyđịnh
3/ Thu, chi tiền mặt giao dịch có giá trị lớn, thu chi lưu động tại các doanhnghiệp, khách hàng
4/ Phối hợp với phòng kế toán giao dịch (trong quầy), Tổ chức hành chínhthực hiện điều chuyển tiền quỹ nghiệp vụ của Chi nhánh với NHNN, các NHCTtrên địa bàn, cãc Quỹ tiết kiệm, Điểm giao dịch, phòng giao dịch, máy rút tiền tựđộng (ATM) an toàn, đúng chế độ trên cơ sở đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu tạiChi nhánh
5/ Thường xuyên kiểm tra và phát hiện kịp thời các hiện tượng hoặc sự cố ảnhhưởng đến an toàn kho quỹ, báo cáo Ban giám đốc kịp thời xử lý Lập kế hoạchsửa chữa cải tạo, tu bổ, nâng cấp kho tiền đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
6/ Thực hiện ghi chép theo dõi sổ sách thu chi, xuất nhập kho quỹ đầy đủ, kịpthời Làm các báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và NHCT
Trang 227/ Thực hiện việc đóng gói, lập bảng kê chuyển séc du lịch, hóa đơn thanhtoán thẻ VISA, MASTER về Trụ sở chính hoặc các đầu mối để gửi đi nước ngoàinhờ thu.
8/ Tổ chức học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ đáp ứng yêu cầu,nhiệm vụ công tác của phòng
9/ Thực hiện một số công việc khác do Giám đốc giao
5/ Thực hiện nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh và xử lý giao dịch
6/ Nắm cập nhật phân tích toàn diện về thông tin khách hàng theo quy định7/ Quản lý các khoản vay, cho vay, bảo lãnh; Quản lý tài sản đảm bảo
8/ Theo dõi phân tích, quản lý thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tàichính của khách hàng vay vốn, xin bảo lãnh để phục vụ công tác cho vay, bảolãnh có hiệu quả
9/ Điều hành và quản lý lao động, tài sản, tiền vốn huy động tại các Quỹ tiếtkiệm, Điểm giao dịch
10/Thực hiện nghiệp vụ về Bảo hiểm nhân thọ và các loại bảo hiểm khác theohướng dẫn của NHCT Việt Nam
11/ Báo cáo, phân tích tổng hợp kế hoạch… theo khách hàng, nhóm kháchhàng theo sản phẩm dịch vụ, đề xuất định hướng đầu tư tín dụng trong từng thờikỳ
12/ Theo dõi việc trích lập dự phòng rủi ro theo quy định
Trang 2313/ Làm các báo cáo theo chức năng nhiệm vụ của phòng, lưu trữ hồ sơ sốliệu theo quy định
14/ Làm công tác khác khi được Giám đốc giao
2.5 Phòng tổ chức hành chính:
1/ Thực hiện quy chế của Nhà nước và của Ngân hàng Công thương có liênquan đến chính sách cán bộ về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế….2/ Thực hiện quản lý lao động, tuyển dụng lao động, điều động, sắp xếp cán bộphù hợp với năng lực, trình độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh theo thẩm quyềncủa chi nhánh
3/ Thực hiện bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ lãnh đạo tại Chi nhánh
4/ Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt chocán bộ, nhân viên Chi nhánh
5/ Thực hiện việc mua sắm tài sản và công cụ lao động, trang thiết bị vàphương tiện làm việc, văn phòng phẩm phục vụ hoạt động kinh doanh tại chinhánh Thực hiện theo dõi bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, công cụ lao động theo ủyquyền
6/ Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, nâng cấp và sửa chữa nhà làm việc,QTK, Điểm giao dịch đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh và quy chế quản lýđầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước và NHCT Việt Nam
7/ Quản lý và sử dụng xe ô tô, sử dụng điện, điện thoại và các trang thiết bịcủa Chi nhánh Định kỳ bảo dưỡng và khám ô tô theo quy định, đảm bảo lái xe
an toàn Là đầu mối xây dựng nội quy quản lý, sử dụng trang thiết bị tại chinhánh
8/ Tổ chức công tác văn thư, lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ theo đúng quy địnhcủa Nhà nước và của NHCT Việt Nam Đánh máy, in ấn tài liệu của cơ quan khi
đã được Ban giám đốc duyệt Cung cấp tài liệu lưu trữ cho Ban giám đốc và cácphòng khi cần thiết theo đúng quy định về bảo mật, quản lý an toàn hồ sơ cán bộ.9/ Chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để hội họp, hội thảo, sơ kết, tổng kết…vàBan giám đốc tiếp khách
10/ Tổ chức công tác bảo vệ an toàn cơ quan; Phối hợp với các phong kế toángiao dịch, TTKQ bảo vệ an toàn công tác vận chuyển hàng đặc biệt; Phòng cháynổ; Chống bão lụt theo quy định của ngành và các cơ quan chức năng
Trang 243/ Thực hiện công tác tiền tệ-kho quỹ, đảm bảo an toàn thu chi tiền mặt vàquản lý các loại chứng từ ấn chỉ có giá theo quy định của Ngân hàng cấp trên.4/ Quản lý an toàn tài sản, tranh thiết bị, phương tiện làm việc theo chế độhiện hành.
5/ Trước quý kế toán ít nhất 20 ngày phải lập cân đối vốn kinh doanh, kếhoạch thu chi tài chánh, mua sắm tài sản gửi các phòng nghiệp vụ tại chi nhánh
để tổng hợp
6/ Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế và chủ trương phát triển kinh tế củacấp ủy, chính quyền địa phương để xây dựng kế hoạch huy động vốn, kế hoạchđầu tư đúng hướng, phù hợp chế độ thể lệ tín dụng hiện hành Nghiên cứu thammưu cho Giám đốc những vấn đề thuộc về chiến lược khách hàng nhằm thu hútđược nhiều khách hàng gửi tiền và vay tiền Từng bước thực hiện các nghiệp vụkinh doanh đa dạng khác: ngoại hối, vàng bạc, cầm đồ, thuê mua… tiến tới hoạtđộng kinh doanh có lãi
7/ Phối hợp với phòng kiểm soát tổ chức tự kiểm tra nghiệp vụ huy động vốn
sử dụng vốn Đề xuất những biện pháp xử lý kịp thời để ngăn ngừa những hiệntượng tiêu cực
8/ Tổ chức bảo vệ an toàn trụ sở làm việc của Phòng giao dịch Bảo quản sửdụng an toàn vũ khí được trang bị cho công tác bảo vệ cơ quan Tổ chức công tácphòng chống cháy nổ, chống đột nhập
IV KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:
Trong thời gian qua tình hình kinh tế có những chuyển biến phức tạp, giá cảcác mặt hàng đều leo thang đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanhcủa các ngân hàng Bên cạnh đó, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các tổ chứctín dụng trên địa bàn cũng là mối quan tâm của ban lãnh đạo Ngân hàng Công
Trang 25Thương Kiên Giang Tuy nhiên hoạt động kinh doanh của NHCT KG vẫn tiếptục duy trì ổn định Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua ba năm:
2003, 2004, 2005 có được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 04: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
Năm 2005
So sánh 2004/2003
So sánh 2005/2004
Số tiền % Sốtiền % Tổng thu nhập 24,973 39,221 68,449 14,248 57,0 29,228 74,5Tổng chi phí 19,848 29,486 55,311 9,638 48,6 25,825 87,6Thu nhập thuần 5,125 9,735 13,138 4,610 89,9 3,403 35,0Thu nhập ròng 3,485 6,620 8,934 3,135 90,0 2,314 34,9
(Nguồn: Phòng kế toán)
Nhìn chung tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gianqua là có hiệu quả và ngày càng phát triển Doanh thu, lợi nhuận đều tăng quacác năm Với mức thu nhập năm 2004 là 39 tỉ, tăng 14 tỉ so với năm 2003 đồngthời với sự gia tăng của thu nhập là sự gia tăng về chi phí, nhưng sự gia tăng vềchi phí nhỏ hơn sự gia tăng của thu nhập Điều này làm cho thu nhập ròng củaNgân hàng tăng Sang năm 2005, Tổng thu nhập của Ngân hàng tiếp tục gia tăngvới tỉ lệ là 74,5% so với năm 2004 tạo điều kiện cho Ngân hàng tăng lợi nhuậnròng đạt 8,9 tỉ đồng; tăng 34,9% so với năm 2004 với số tuyệt đối là 2,314 tỉđồng Đây là điều đáng mừng cho hoạt động của ngân hàng Tuy nhiên tốc độtăng chi phí là cao hơn tốc độ tăng thu nhập Tỉ lệ tăng thu nhập của năm 2005 sovới năm 2004 là 74,5% trong khi đó tỉ lệ tăng chi phí là 87,6% Chính điều này
đã làm cho tốc độ tăng thu nhập ròng của năm 2005 không mạnh Nguyên nhâncủa sự tăng chi phí là do ngân hàng tăng chi phí cho hoạt động huy động vốnnhằm thu hút khách hàng như tiết kiệm dự thưởng, kỳ phiếu dự thưởng Đồngthời cũng do ngân hàng tăng cường cơ sở vật chất cho các hoạt động dịch vụ vàcông tác thanh toán như hệ thống máy tính, máy rút tiền tự động , gia tăng lãisuất tiền gửi để phù hợp với tình hình chung
Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng không những đem lại lợi nhuậncho ngân hàng mà còn góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà, đóng góp
Trang 26cho ngân sách Nhà nước và góp phần vào hiệu quả hoạt động của hệ thống Ngânhàng trong cả nước.
Như vậy, NHCT Kiên Giang luôn đạt được các chỉ tiêu tài chính về hiệu quảhoạt động đồng thời đảm bảo an toàn vốn theo quy định của Ngân hàng Nhànước
V NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN :
+ Được sự chỉ đạo, điều hành vốn trực tiếp của NHCT Việt Nam đã tạo điềukiện thuận lợi cho Chi nhánh đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của kháchhàng Đồng thời với chính sách khách hàng phù hợp linh hoạt đã góp phần làmcho Chi nhánh phát huy được lợi thế về uy tín trong xu thế cạnh tranh gay gắthiện nay của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn
+ Sự hình thành và phát triển nhiều Khu công nghiệp, trung tâm thương mại,khu du lịch…, chính sách kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước đã tạo nên một
số lượng khách hàng tiềm năng cho Ngân hàng
+ Nhiều dự án đầu tư lớn như: dự án đầu tư xây dựng khu lấn biển Thành phốRạch Giá, trung tâm thương mại Đông Hồ tại thị xã Hà Tiên và dự án chuyểnnguyên liệu từ dầu sang than của nhà máy xi măng Hà Tiên II… sẽ thu hút vốnđầu tư của Ngân hàng, từ đó sẽ tạo ra nhiều triển vọng cho sự phát triển hoạtđộng kinh doanh của Chi nhánh
+ Đa số cán bộ tín dụng, kế toán còn rất trẻ có năng lực, tháo vát, khôngngừng học hỏi để nâng cao nghiệp vụ, nhanh nhạy trong thương trường Ngoài raBan lãnh đạo của Chi nhánh có trình độ, nhiều kinh nghiệm luôn gần gủi, độngviên, san sẽ là một thuận lợi cho quá trình hoạt động của Chi nhánh
+ Cán bộ tín dụng tạo được lòng tin đối với khách hàng, làm tốt công tác thẩmđịnh, tư vấn tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút khách hàng
2 Khó khăn:
Trang 27+ Cạnh tranh giữa các TCTD trên địa bàn ngày càng gia tăng cụ thể như:nhiều TCTD huy động vốn với lãi suất cao hơn, chính sách lãi suất linh hoạt hơn(NHCT Việt Nam không cho phép Chi nhánh huy động lãi suất cao hơn mức quyđịnh), hình thức huy động đa dạng, phong phú, hấp dẫn hơn, nên đã thu hút đimột lượng lớn khách hàng gửi tiền, nên việc thu hút vốn từ dân cư của Chi nhánhchỉ chiếm một tỷ trọng thấp trên tổng vốn huy động.
+ Có nhiều TCTD thu hút khách hàng vay vốn bằng cạnh tranh chưa đượclành mạnh như hạ thấp điều kiện tín dụng, cho vay thời hạn dài hơn, số tiền lớnhơn cho cùng một dự án
+ Số lượng các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn ít, quy mô hoạt độngkhông lớn, việc quy hoạch sắp xếp lại các Doanh nghiệp Nhà nước do địaphương quản lý đang tiến hành, các vùng kinh tế có quy hoạch nhưng việc triểnkhai thực hiện còn chậm
+ Sản phẩm, dịch vụ của Chi nhánh chưa đa dạng, thiếu sự hấp dẫn đối vớikhách hàng, hoạt động thanh toán quốc tế còn nhiều hạn chế, trình độ công nghệcủa NHCT Việt Nam còn nhiều bất cập, từ đó ảnh hưởng đến việc huy động vốn
và tăng trưởng dư nợ
+ Dư nợ không sinh lời vẫn còn ở mức cao như nợ của công ty chế biến thựcphẩm xuất khẩu, nợ cho vay khắc phục hậu quả bảo số 5, nợ cho vay phát triểnvùng đệm U Minh Thượng
Trang 28CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
I PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN:
Yếu tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động của Ngân hàng là vốn Với chứcnăng trung gian tài chính là “đi vay để cho vay” nên Ngân hàng cần phải có mộtnguồn vốn đủ mạnh để đảm bảo chi trả và đáp ứng nhu cầu vay vốn của cácthành phần kinh tế, góp phần mang lại thu nhập cho khách hàng cũng như tạo lợinhuận cho Ngân hàng
NHCT Kiên Giang từ khi thành lập đến nay luôn cố gắng tự chủ về vốn nhằmchủ động trong việc cho vay Vì vậy, Ngân hàng đã sử dụng nhiều biện pháp tíchcực để khai thác nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế bằng nhiềuhình thức huy động khác nhau, tạo ra nguồn vốn đảm bảo cho tiến trình kinhdoanh thuận lợi, đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế Tình hìnhnguồn vốn qua ba năm của Ngân hàng như sau:
+ Năm 2003, tổng nguồn vốn là 460 tỉ đồng sang 2004 là 497 tỷ, tăng 37 tỷ sovới năm 2003, về mặt tỉ lệ là 8%
+ Năm 2005, tổng nguồn vốn là 590,5 tỉ đồng, tăng 93,5 tỷ đồng với tỉ lệ tăng
Trang 29Để đánh giá cụ thể hơn về tình hình nguồn vốn của Ngân hàng trong thời gianqua, ta tiến hành phân tích cơ cấu nguồn vốn và tình hình biến động của nĩ, xácđịnh xem đâu là nguồn chính hình thành nên tổng nguồn vốn Trên cơ sở đĩ đánhgiá cơ cấu nguồn vốn đĩ là phù hợp với thực tế của Ngân hàng và nền kinh tế haychưa cũng như xu hướng biến động của nĩ như thế nào để cĩ những điều chỉnhhợp lý với tình hình hình thực tại.
1 Cơ cấu nguồn vốn:
Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng bao gồm vốn huy động và vốn điều hịa từNHCT Việt Nam Cơ cấu vốn được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 06: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG
Đvt: %
2003
Năm 2004
Năm 2005
So sánh 2004/2003 2005/2004
Vốn huy động/Tổng nguồn vốn 82,39 56,54 45,11 (25,85) (11,43)Vốn điều hịa/Tổng nguồn vốn 17,61 43,46 54,89 25,85 11,43
Biểu đồ 01: CƠ CẤU NGUỒN VỐN
54,89 43,46
17,61
45,11 56,54
2003 là 82%, năm 2004 nguồn vốn huy động chiếm 57% trên tổng nguồn vốn,
Trang 30giảm 26% so với năm 2003 Đến năm 2005 tỉ trọng này là 45%, giảm 11% so vớinăm trước Sự sụt giảm này là do trong năm 2005 giá nhiên liệu tăng mạnh đã cóảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với một số ngành kinh tế thếmạnh của Kiên Giang khai thác thuỷ hải sản, du lịch, xi măng… Ngoài ra, thịphần nguồn vốn trên địa bàn cũng giảm nhẹ do có nhiều kênh đầu tư, đồng thờimột số doanh nghiệp lớn đã bắt đầu thực hiện sự chuẩn bị đầu tư đổi mới côngnghệ để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong xu thế hội nhập Từ đó, nguồn vốn củaChi nhánh ảnh hưởng lớn nhất bởi chính sách rút vốn của một số doanh nghiệp,còn nguồn vốn từ dân cư tăng không đáng kể.
Nguồn vốn huy động của ngân hàng luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng nguồnvốn Song, trong thời gian qua tỉ trọng này có sự sụt giảm, đặc biệt là năm 2005 tỉtrọng này chỉ chiếm 45,11%, giảm 11,43% so với năm 2004 Nguyên nhân là dotốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá mạnh, nên hệ thống Ngân hàng trên địabàn gặp phải khó khăn trong huy động vốn tại chỗ từ nền kinh tế và dân cư, vìphần lớn nguồn lực tài chính trong xã hội được đầu tư vào sản xuất kinh doanh.Trong khi nhu cầu vay vốn tín dụng của các thành phần kinh tế vượt quá khảnăng của các Ngân hàng Điều này chứng tỏ nguồn vốn huy động từ dân cưkhông đủ đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của Ngân hàng nên Ngân hàng phảinhận vốn điều hoà của Ngân hàng Công thương Việt Nam Tuy nhiên, việc giảmnguồn vốn huy động đã ảnh hưởng đến tình hình tự chủ và chủ động trong việccho vay của Chi nhánh, đồng thời cũng làm tăng chi phí cho Chi nhánh, bởi vìchi phí đi vay luôn cao hơn chi phí Ngân hàng trả cho tiền gửi của các thànhphần kinh tế Vì vậy, Ngân hàng cần phải có biện pháp để nâng cao nguồn vốnhuy động mà chủ yếu là tiền gửi của các doanh nghiệp, tuy nguồn vốn này không
ổn định nhưng nó lại đáp ứng được nhu cầu vốn cho Ngân hàng
1.2 Vốn điều hòa:
Qua bảng cơ cấu nguồn vốn ta thấy vốn điều hòa chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổngnguồn vốn nhưng lại có xu hướng gia tăng trong thời gian qua Đăc biệt là tăngmạnh vào năm 2005 Năm 2005 vốn điều hòa tăng 22% so với vốn huy động.Năm 2003, tỉ trọng của nguồn vốn này là 18% chiếm tỉ trọng thấp trong tổngnguồn vốn
Trang 31Năm 2004, tỉ trọng nguồn vốn điều hòa tăng lên 43%, tăng 26% so với năm2003.
Năm 2005, tỉ trọng này có sự gia tăng mạnh Cụ thể là nguồn vốn này tăng55% tổng nguồn vốn, so với năm 2004 thì tăng 11,43%, do dư nợ cho vay nềnkinh tế tăng
Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh đang phát triển mạnh mẽ, sự ra đời của các dự
án đầu tư như dự án lấn biển, công trình đô thị, nhà ở… ngày càng nhiều đã thúcđẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh Song songvới sự phát triển đó thì nhu cầu sử dụng vốn cho đầu tư là rất lớn Nhưng nguồnvốn để đáp ứng cho nhu cầu này hầu như không đủ do nguồn vốn huy động từnền kinh tế gặp khó khăn, vốn tài trợ từ tổ chức tín dụng nước ngoài lại không
có Vì vậy, Chi nhánh phải thường xuyên nhận vốn điều hoà từ Ngân hàng Côngthương Việt Nam để đáp ứng nhu cầu vốn cho vay Điều này chứng tỏ nhu cầuvay vốn của khách hàng ngày càng tăng chứ không phải do ngân hàng huy độngvốn kém hiệu quả Mặc dù vậy Ngân hàng vẫn tiếp tục đẩy mạnh các giải pháptăng vốn huy động để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, hạn chế nhận vốn điều hoàđến mức thấp nhất
Tóm lại:
Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng có những chuyển biến để phù hợp với tìnhhình nội bộ cũng như thực tế xã hội Tuy nhiên, nguồn vốn có tính ổn định khôngcao, việc tăng giảm còn phụ thuộc vào chính sách đầu tư của một vài doanhnghiệp có vốn tiền gửi lớn Chi nhánh nên có sự quan tâm, chú trọng mở rộng đốitượng khách hàng bằng việc tăng cường tiếp thị các tổ chức, cá nhân gửi tiền vớichính sách khuyến mãi hấp dẫn hơn để thu hút ngày càng nhiều hơn nữa cácthành phần kinh tế tham gia gửi tiền Điều này cũng đồng nghĩa với việc tăngtính tự chủ của ngân hàng, nhằm đảm bảo được nguồn vốn để giảm chi phí tíndụng, nâng cao khả năng cạnh tranh
Trang 321.1 Vốn huy động:
Những năm vừa qua việc huy động vốn của ngân hàng cũng gặp không ít khókhăn, do nhiều nguyên nhân khác nhau Vốn huy động của NHCT Kiên Giangchịu ảnh hưởng bởi nhân tố Tiền gửi doanh nghiệp, tiền gửi dân cư, tiền gửi củacác tổ chức tín dụng khác Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ đi vào phân tích các nguồnhình thành vốn
2.2.1 Tiền gửi doanh nghiệp:
Tiền gửi của các doanh nghiệp chủ yếu là tiền gửi thanh toán Đây là loại tiềngửi nhằm mục đích phục vụ cho công tác thanh toán cho khách hàng gửi tiền Do
đó, tiền gửi doanh nghiệp có tính ổn định không cao, việc tăng giảm nguồn vốnphụ thuộc vào chính sách đầu tư sử dụng vốn của một số doanh nghiệp có lượngtiền gửi nhiều Nhiều doanh nghiệp có chính sách đầu tư đổi mới công nghệnhằm tung ra thị trường những sản phẩm mới có tính cạnh tranh để chiếm thịphần Nguồn vốn này chiếm tỉ trọng cao trong nguồn vốn huy động vì vậy ngânhàng cần quan tâm nhiều hơn để thu hút ngày càng nhiều các doanh nghiệp gửitiền
Năm 2003, tiền gửi doanh nghiệp là 295 tỉ đồng chiếm 64% trong tổng nguồnvốn
Năm 2004, tiền gửi của doanh nghiệp là 204 tỉ đồng, giảm 91 tỉ, về tỉ lệ giảm30,8% so với năm 2003 Năm 2005, Tiền gửi doanh nghiệp lại tiếp tục giảmxuống còn 166,1 tỉ đồng, giảm 38 tỉ so với năm 2004 với tỉ lệ giảm là 18,6%.Như vậy, tiền gửi của doanh nghiệp có sự sụt giảm là do tiền gửi phân tán ởnhiều tổ chức tín dụng khác nhau trên địa bàn Đáng chú ý là có các doanhnghiệp rút vốn để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất hoặc đầu tư chiều sâu nhưCông ty Xi Măng Hà Tiên II rút 28.500 triệu đồng, Bưu điện Tỉnh rút 45.000triệu đồng Hiện nay, tiền gửi doanh nghiệp chiếm khoảng 71% nguồn vốn huyđộng Do đó, có thể nói việc giảm tiền gửi doanh nghiệp là nguyên nhân dẫn đếnviệc giảm nguồn vốn huy động
2.2.2 Tiền gửi dân cư:
Mặc dù chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các TCTD khác trên cùng địa bàn nhưnglượng tiền gửi dân cư vẫn ổn định Tiền gửi dân cư là nguồn vốn mà ngân hàngcần khai thác nhiều hơn do tính ổn định của nó Cụ thể, đến cuối năm 2004, số dư
Trang 33tiền gửi dân cư là 76,5 tỉ đồng, chiếm 15% trong tổng nguồn vốn, giảm 7,5 tỉ sovới năm 2003 Tuy nhiên, tỉ lệ giảm của tiền gửi dân cư không đáng kể chỉ giảm8% so với năm 2003.
Nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư cuối năm 2005 có sự gia tăng đạt100,3 tỉ đồng, tăng 23,8 tỉ đồng với tỉ lệ tăng là 31% so với năm 2004
Sự gia tăng của tiền gửi dân cư là do hiện nay nền kinh tế đã có sự phát triểntương đối cao, đời sống của người dân cũng được nâng lên đáng kể Do vậy,người dân có vốn tích luỹ tạm thời nhàn rỗi, họ có ý thức trong việc giữ đồng tiềncủa mình sao cho an toàn lại có khả năng sinh lời cho nên họ chọn biện pháp gửitiền trong Ngân hàng Tiền gửi dân cư có xu hướng tăng nhưng không đáng kể vàkhông thể bù đắp sự thiếu hụt nguồn vốn đã bị sụt giảm Tiền gửi dân cư có tính
ổn định khá cao nhưng chiếm tỉ trọng còn thấp trong tổng nguồn vốn, đồng thờikhó tăng trưởng nhanh Vì vậy tiền gửi dân cư không ảnh hưởng nhiều đến sựtăng, giảm của nguồn vốn huy động
2.2.3 Tiền gửi của các TCTD khác:
Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác chỉ phát sinh vào năm 2004 với số tiền
là 500 triệu Thực tế tiền gửi của các TCTD khác vào Ngân hàng Công thươngKiên Giang là rất ít và không ổn định Các TCTD khác chỉ gửi tiền vào khi cónhu cầu giao dịch thanh toán Nguồn vốn này chỉ chiếm 0,2% tổng vốn huy độngvào năm 2004
Tóm lại:
Nguồn vốn huy động của NHCT Kiên Giang phụ thuộc chủ yếu vào lượngtiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế như: Công ty Xi Măng Hà Tiên II,Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ban quản lý các dự án, điện lực Kiên Giang…Trong năm 2004 và 2005 các doanh nghiệp này có nhu cầu đầu tư sử dụng vốnlàm cho tiềm gửi huy động của Chi nhánh giảm mạnh
Năm 2004 nguồn vốn huy động là 291 tỉ giảm 98 tỉ so với năm 2003, trong đótiền gửi doanh nghiệp giảm 91 tỉ, tiền gửi dân cư giảm 7,5 tỉ , tiền gửi của các tổchức tín dụng khác tăng 0,5 tỉ đồng
Năm 2005 tiền gửi doanh nghiệp giảm 37,9 tỉ; tiền gửi dân cư tăng 23,8 tỉ; tiềngửi của các tổ chức tín dụng giảm 0,5 tỉ cho nên nguồn vốn huy động giảm 14,6tỉ
Trang 34NHCT Kiên Giang đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao nguồn vốnhoạt động, thực hiện nhiều biện pháp mời gọi các tổ chức, cá nhân gửi tiền vàoChi nhánh trong đó chú trọng nâng cao tiền gửi dân cư do tính ổn định của nó.Nhưng tạm thời nguồn vốn tăng từ các khách hàng mới vẫn chỉ đủ bù đắp số tiềngửi của một số doanh nghiệp lớn rút về đầu tư Do đó, về tổng thể nguồn vốn huyđộng vẫn chưa có sự tăng trưởng đáng kể Chi nhánh đã tăng lượng khách hànggiao dịch nhờ các phương thức huy động đa dạng như: phát hành kỳ phiếu,chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm dự thưởng… Tuy nhiên lãi suất huy động cũng cóảnh hưởng nhất định đến việc duy trì và tăng trưởng nguồn vốn Về lĩnh vực này,Chi nhánh không có ưu thế cạnh tranh so với các Tổ chức tín dụng cổ phần,Ngân hàng Phát triển Nhà
2.2 Vốn điều hòa từ NHCT Việt Nam.:
Năm 2004 nguồn vốn điều hòa là 216 tỉ đồng chiếm 44% tổng nguồn vốn,tăng 135 tỉ đồng với tỉ lệ tăng là 166% so với năm 2003 Sự gia tăng này là do dư
nợ cho vay nền kinh tế phát triển và vốn huy động của Chi nhánh không đủ đápứng nhu cầu vay vốn của các tổ chức, cá nhân nên phải nhận vốn điều hòa
Số dư nguồn vốn này đến ngày 31/12/2005 là 324,1 tỉ đồng, tăng 108,1 tỉ đồng
so với năm 2004 với tỉ lệ tăng là 50% Sự gia tăng nguồn vốn điều hòa củaNHCT KG không phải do ngân hàng hoạt động kinh doanh kém hiệu quả mà donhu cầu vốn vay của khách hàng ngày càng cao Tuy nhiên ngân hàng cũng cầnphải hạn chế nguồn vốn này nhằm nâng cao hơn nữa khả năng tự chủ và giảm lãisuất tín dụng cũng là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.Tóm lại, nguồn vốn của Ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi nguồn vốn huy động
và nguồn vốn điều hoà từ Ngân hàng Công thương Việt Nam
Năm 2004 tổng nguồn vốn Ngân hàng tăng 37 tỉ là do nguồn vốn điều chuyểntăng 135 tỉ còn nguồn vốn huy động giảm 98 tỉ Tổng nguồn vốn của năm 2005tăng 93,5 tỉ do tác động của sự gia tăng của nguồn vốn điều hoà là 108,1 tỉ trongkhi đó nguồn vốn huy động giảm 14,6 tỉ
Trang 35Biểu đồ 02: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN QUA 3 NĂM
II TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN:
Cùng với sự gia tăng về nguồn vốn thì quy mơ tín dụng và chất lượng tín dụng
cĩ xu hướng gia tăng Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng được thể hiện qua bảng sau:
Năm 2005
So sánh 04/03 So sánh 05/04
Số
Doanh số chovay 645,33 832,11 856,45 186,78 28,9 24,34 2,9Doanh số thu nợ 639,33 712,11 804,12 72,78 11,4 92,01 12,9
Nợ quá hạn 22,96 8,09 23,99 (14,87) (64,8) 15,90 196,5
(Nguồn: Phịng kế tốn)
Qua bảng tổng hợp trên chúng ta cĩ nhận xét sau:
Doanh số cho vay qua ba năm đều tăng Cụ thể, năm 2004 tăng 186,78 tỉ đồng
so với năm 2003 với tỉ lệ tăng 28,9% Đến ngày 31/12/2005 doanh số cho vay là856,45 tỉ đồng, tăng 24,34 tương đương với tỉ lệ 2,9% so với năm 2004
Trang 36Doanh số thu nợ năm 2005 là 804,12 tỉ; tăng 92,01 tỉ so với năm 2004 và tỉ lệtăng là 12,9%.
Dư nợ năm 2005 tăng 52,33 tỉ với tỉ lệ tăng là 8,4% so với năm 2004
Nợ quá hạn của năm 2004 là 8,09 tỉ; giảm 15 tỉ, tỉ lệ giảm là 35% so với năm
2003 Đây là điều đáng mừng nhưng nợ quá hạn của NHCT Kiên Giang còn ởmức cao Đến ngày 31/12/2005 nợ quá hạn tăng lên 23,99 tỉ đồng, tăng 15 tỉ sovới năm 2004 Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu là do nợ quá hạn cho vaykhắc phục hậu quả bão số 5 (cho vay theo chỉ định của Chính phủ) và nợ chovay phát triển vùng đệm U Minh Thượng (cho vay theo chủ trương của tỉnh), cáckhoản nợ này chiếm 90% trên tổng dư nợ quá hạn
1 Tình hình cho vay:
1.1 Cho vay theo thời hạn
Theo thời hạn cho vay thì doanh số cho vay được phân thành cho vay ngắn
hạn và cho vay trung, dài hạn
Bảng 09: TÌNH HÌNH CHO VAY THEO THỜI HẠN
Đvt: tỉ đồng
2003
Năm 2004
Năm 2005
So sánh 2004/2003
So sánh 2005/2004
tiền %
Doanh số cho vay 645,33 832,11 856,45 186,78 28,9 24,34 2,9
- Ngắn hạn 587,25 765,84 793,20 178,59 30,4 27,36 3,6
- Trung & dài hạn 58,08 66,27 63,25 8,19 14,1 (3,02) (4,6)
Trong doanh số cho vay thì doanh số cho vay ngắn hạn năm 2003 là 587,25
tỉ đồng, năm 2004 là 765,84 tỉ đồng; tăng 30,4% so với năm 2003 với số tuyệtđối là 178,59 tỉ đồng Sang năm 2005, doanh số cho vay ngắn hạn là 793,2 tỉ;tăng 3,6% so với năm 2004 với số tuyệt đối là 27,36 tỉ đồng
Doanh số cho vay trung & dài hạn năm 2003 là 58,08 tỉ đồng, năm 2004 là66,27 tỉ đồng; tăng 8,19 tỉ so với năm 2003 với tỉ lệ tăng là 14,1%; năm 2005doanh số cho vay trung, dài hạn là 63,25 tỉ đồng, giảm 3,02 tỉ đồng so với năm
2004 tương đương với tỉ lệ 4,6%