1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài: cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới

65 527 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 840,8 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 2011 - 2015 Đề tài: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI Giảng viên hướng dẫn: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ Bộ Môn Luật Thương Mại CẦN THƠ, tháng 12/2014 Sinh viên thực hiện: TRẦN NGỌC DINH MSSV: 5117295 Lớp: Luật Thương Mại–Khóa 37 LỜI CẢM ƠN *** Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ – Giảng viên Nguyễn Tống Ngọc Như – Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ trong suốt thời gian qua để giúp em hoàn thành tốt bài luận văn. Với sự hiểu biết trong lĩnh vực còn hạn chế, nguồn tài liệu tham khảo vẫn chưa hoàn toàn đầy đủ nên có lẽ luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để bài luận văn cũng như sự hiểu biết về vấn đề của em được hoàn thiện hơn. Sinh viên thực hiện Trần Ngọc Dinh NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN   ................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Cần Thơ, ngày.......tháng......năm 2014 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG   ................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Cần Thơ, ngày.......tháng......năm 2014 Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT WTO: World Trade Organization – Tổ chức Thương Mại Thế Giới GATT : General Agreement on Tariffs and Trade – Hiệp định chung về thuế quan và thương mại ITO : International Trade Organization – Tổ chức thương mại quốc tế DSU : Dispute Settlement Understanding – Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp DSB : Dispute Settlement Body – Cơ quan giải quyêt tranh chấp NAFTA : North America Free Trade Agreement – Hiệp định Thương Mại tự do Bắc Mỹ NGOs : Non Governmental Organizations – Các tổ chức phi chính phủ WB : World Bank – Ngân hàng thế giới IMF : International Monetary Fund – Quỹ tiền tệ quốc tế DOC : United States Department of Commerce – Bộ thương mại Hoa Kỳ LPMO : Livestock Producers Marketing Organization – Tổ chức thị trường chăn nuôi sản xuất TRIPS : Agreement on Trade – Related Aspects of Ipr – Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ ADA : Agreement on Antidumping practices – Hiệp định chống bán phá giá ATC : Agreement on Texiles and Clothing – Hiệp định vê hàng dệt may GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ...............................................................................................................1 1.Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 2.Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................1 3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................2 4.Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................2 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VÀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) .............................................3 1.1 Giới thiệu chung về Tổ Chức Thương Mại Thế Giới......................................3 1.1.1 Lịch sử hình thành Tổ Chức Thương Mại Thế Giới......................................3 1.1.2 Mục tiêu và chức năng chủ yếu của WTO ....................................................5 1.1.2.1 Mục tiêu hoạt động của Tổ chức thương mại thế giới.............................5 1.1.2.1 Chức năng hoạt động của Tổ chức thương mại thế giới..........................6 1.1.3 Thành viên WTO..........................................................................................6 1.1.4 Các nguyên tắc cơ bản của WTO..................................................................8 1.1.5 Tổ chức và hoạt động của WTO .................................................................10 1.2 Khái quát chung về cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ của WTO ...............................................................................................................................12 1.2.1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO ...................................................................................................................12 1.2.2 Mục đích và ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp....................................13 1.2.2.1 Bảo đảm sự an toàn và tính dự báo trước cho hệ thống thương mại đa phương ............................................................................................................13 1.2.2.2 Bảo toàn các quyền và nghĩa vụ của các thành viên WTO ....................14 1.2.2.3 Làm rõ quyền lợi và nghĩa vụ thông qua giải thích...............................15 1.2.2.4 Giải pháp ưu tiên là “Thỏa thuận” ......................................................16 1.2.2.5 Giải quyết tranh chấp nhanh chóng......................................................16 1.2.2.6 Cấm quyết định đơn phương.................................................................17 1.2.2.7 Tính chất bắt buộc................................................................................18 1.2.3 Phạm vi điều chỉnh của hệ thống giải quyết tranh chấp.........................18 1.2.4 Đối tượng tham gia vào hệ thống giải quyết tranh chấp........................19 1.2.4.1 Các bên tranh chấp và bên thứ ba ........................................................19 1.2.4.2 Các đối tượng phi chính phủ ................................................................20 1.2.4.3 Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO..............................................20 1.2.5 Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp và các căn cứ giải quyết tranh chấp theo WTO ...................................................................................................................21 GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) 1.2.5.1 Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp .........................................................21 1.2.5.2 Các căn cứ giải quyết tranh chấp theo WTO ........................................22 CHƯƠNG 2: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) ..........................................................................................24 2.1. Các cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO ..............................................24 2.1.1 Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) .........................................................24 2.1.2. Cơ quan Phúc thẩm (SAB) ........................................................................25 2.1.3 Ban hội thẩm (Panel) .................................................................................26 2.2 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO......................................................................................................................27 2.3. Quy trình và thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO.................................28 2.2.1 Giai đoạn tham vấn (consultation) ..............................................................28 2.2.2 Giai đoạn hội thẩm .....................................................................................29 2.2.3 Giai đoạn xét xử của ban hội thẩm..............................................................31 2.2.4 Giai đoạn kháng cáo và phúc thẩm .............................................................31 2.2.5 Giai đoạn thi hành phán quyết ....................................................................32 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VỀ VÂN ĐỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO.........................................................................................................................37 3.1 Những vấn đề còn tồn tại trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.....37 3.2 Ưu điểm và hạn chế của cơ chế giải quyết tranh chấp WTO .......................45 3.2.1 Ưu điểm của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO ..................................45 3.2.2 Hạn chế của cơ chế giải quyết tranh chấp của wto ......................................48 3.3 Đề xuất hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO ........................50 KẾT LUẬN ..............................................................................................................54 GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là một sự kiện quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của Việt Nam. Nó đánh dấu bước thành công cho công cuộc mở cửa hội nhập kinh tế thế giới của Viêt Nam trong nhiều năm qua, Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn mới với nhiều đổi thay sâu sắc và toàn diện. Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ngày 11/01/2007. Tham gia vào ngôi nhà chung của thương mại toàn cầu,đòi hỏi Việt Nam phải nghiên cứu, tìm hiểu các luật lệ, quy tắc của WTO. Bên cạnh đó còn phải tìm hiểu các quy định về giải quyết tranh chấp thương mại nhằm chủ động tham gia thương mại quốc tế, hạn chế rủi ro và bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình khi tham gia vào tranh chấp thương mại quốc tế. Cho đến nay, Việt Nam cũng đã tham gia tranh chấp thương mại quốc tế với tư cách khác nhau. Chính vì lẽ đó, việc tìm hiểu và nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp giúp Việt Nam có nền tảng vững chắc trong tương lai khi tham gia vào bất cứ quan hệ tranh chấp thương mại quốc tế nào của WTO. Mặt khác, nước ta là một nước đang phát triển, mà thực tế cơ chế giải quyết tranh chấp WTO chưa thực sự dành nhiều ưu đãi cho các nước đang phát triển này nên việc nghiên cứu và đề xuất hướng hoàn thiện lên WTO giúp Việt Nam tránh khỏi những rủi ro nhất định, giành quyền lợi chính đáng mà các nước đang phát triển phải có khi tham gia tranh chấp cùng với một nước mạnh. Chính vì thế, việc tìm hiểu về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và tìm ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong quá trình phát triển và hội nhập là rất cần thiết. Đó cũng là lý do mà người viết chọn đề tài “Cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cùa mình. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích cơ bản và cốt lõi của người viết đề tài này là nhằm hướng đến một cái nhìn tổng quan và hiểu biết sâu sắc về quá trình giải quyết tranh chấp của WTO, nhằm giúp các nước thành viên nói chung và Việt Nam nói riêng rút ra được những bài học kinh nghiệm quý giá để biết cách xử lý thông minh nhất có thể khi gặp phải những vấn đề tranh chấp. Đặc biệt là khi hiện nay Việt Nam là thành viên của WTO đã và đang đối mặt với những thách thức trong tranh chấp thương mại quốc tế. Việc nghiên cứu nhằm nghiệm ra những phương pháp đúng đắn, cũng như nâng cao kiến thức về lập pháp, nhằm phát huy những ưu điểm và đưa ra giải pháp hoàn thiện của cơ GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 1 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) chế giải quyết tranh chấp của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã thực sự góp phần vào quá trình điều chỉnh pháp lý các hoạt động thương mại thế giới, tạo niềm tin cho các nước khi tham gia vào tự do hóa thương mại. 3. Phạm vi nghiên cứu “Cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới-WTO” là một đề tài khá rộng và cần phải hiểu hết tất cả các ngõ ngách của vấn đề. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và hiểu biết của một sinh viên nên đề tài chỉ dừng lại ở mức cung cấp một số vấn đề cơ bản về: nguyên tắc giải quyết tranh chấp, thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO. Đồng thời nghiên cứu một cách tổng quan về các phương thức giải quyết tranh chấp của WTO. Người viết dựa vào những vụ kiện trên thực tế để đưa ra phân tích thực trạng về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Đáng kể là vụ giải quyết đầu tiên của Việt Nam tại WTO- các biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh, vụ việc này sẽ được phân tích và nghiên cứu cụ thể hơn ở phần thực trạng. Những phân tích và nghiên cứu này chủ yếu trong phạm vi các văn bản của WTO như : Hiệp định Marrakesh thành lập Tổ chức Thương mại thế Giới 1994, Bản Ghi nhớ về qui tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp của WTO (DSU), Hiệp định thành lập Tổ Chức Thương mại thế giới WTO, Hiệp định GATT 1947 và 1994, Hiệp định TRIPS,…và các hiệp định có liên quan của WTO. Từ đó đưa ra những hướng phân tích, đánh giá khách quan về những ưu điểm, hạn chế cũng như đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. 4. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành được đề tài này người viết sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: phương pháp phân tích luật viết, phương pháp so sánh, thống kê tổng hợp trên cơ sở thu thập tài liệu có liên quan. 5. Bố cục luận văn Ngoài phần lời nói đầu, danh mục từ viết tắt, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm ba chương: + Chương 1: Khái quát chung về Tổ chức thương mại thế giới và cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). + Chương 2: Cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO). + Chương 3: Thực trạng về vấn đề giải quyết tranh chấp của WTO. GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 2 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VÀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) 1.1 Giới thiệu chung về Tổ Chức Thương Mại Thế Giới 1.1.1 Lịch sử hình thành Tổ Chức Thương Mại Thế Giới Trong khoảng thời gian khi Chiến tranh Thế giới thứ hai vẫn còn chưa kết thúc, các nước đã nghĩ đến việc thiết lập các chế định chung về kinh tế để hỗ trợ công cuộc tái thiết sau chiến tranh. Hội nghị Bretton Wood triệu tập ở bang New Hampshire (Hoa Kỳ) năm 1944 nhằm mục đích này. Kết quả của Hội nghị Bretton Wood là sự ra đời của 2 tổ chức tài chính: Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (nay gọi là Ngân hàng Thế giới - WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Song dường như những nổ lực của các nước vẫn chưa đáp ứng được các nhu cầu cấp thiết đặt ra của nền kinh tế thế giới đang trên đà hồi phục và phát triển. Nhu cầu cần có một tổ chức có khả năng giúp cho hoạt động thương mại thế giới diễn ra một cách thuận lợi, đơn giản và có hiệu quả hơn ngày càng trở nên cấp thiết. Tháng 12/1945, theo đề nghị của Hoa Kỳ 15 nước đã họp bàn về việc giảm thuế quan và dỡ bỏ các rào cản trong thương mại. Nhằm nhanh chóng đẩy mạnh tự do hóa thương mại sau chiến tranh thế giới thứ hai và sửa chữa những sai lầm do các biện pháp bảo hộ được duy trì đầu những năm 30, cuộc thương lượng về thuế giữa các quốc gia lần lượt được tiến hành. Vào năm 1946, tại hội nghị Ge-ne-va các nước đã thỏa thuận với nhau hàng loạt các vấn đề có liên quan đến thuế. Vòng đàm phán thương mại Ge-ne-va này cũng có thỏa thuận rằng sự nhượng bộ về thuế đó sẽ được bảo vệ bằng việc chấp thuận và phổ biến rộng rãi các nguyên tắc về thương mại được ghi trong bản dự thảo hiến chương của Tổ chức thương mại quốc tế (ITO). Những quy định này đã tạo ra được một khung pháp lý thương mại quốc tế đa biên và áp dụng rộng rãi từ tháng 1/1948. Mặc dù bản Hiến chương của ITO được chấp thuận tại cuộc họp Liên hợp quốc vào tháng 3/1948, nhưng cơ quan lập pháp của một số quốc gia không thực hiện việc phê chuẩn. Năm 1950, Chính phủ Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng Hiến chương Ha-va-na không được Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn, thế là ITO hoàn toàn bị vô hiệu hóa. Tuy vậy, một số các quốc gia vẫn quyết tâm giảm bớt thuế quan và hàng rào bảo hộ đã cùng nhau họp tại Ge-ne-va. Cho đến ngày 23/10/1947, 23 quốc gia đã cùng nhau ký vào GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 3 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) một nghị định tạm thời thi hành Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT). Nghị định thư này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/1948.1 Sau hơn 40 năm tồn tại và phát triển, GATT đã góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế thế giới. Nhưng cơ chế giải quyết tranh chấp không hiệu quả và người được lợi chủ yếu là Mỹ nên các quốc gia khác đòi phải có một tổ chức thay thế GATT hiệu quả hơn. Trong vòng U-ru-goay (vòng đàm phán cuối cùng của GATT) các quốc gia đã đồng thuận thành lập tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 1/1/1995 có trụ sở đặt tại Ge-ne-va (Thụy Sỹ), với từ viết tắt tiếng anh là “World Trade Organization” - tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế giới.2 Nội dung của GATT được tinh lọc từ nội dung của Bản Công ước thành lập ITO bao gồm các chế định chủ yếu là: Nguyên tắc Tối huệ quốc trong thương mại, luật lệ chi phối các đối sách cho mục tiêu thuế quan, các hạn chế số lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, các biện pháp chống phá giá… nhưng không có nội dung nào đề cập đến việc thành lập một Tổ chức Thương mại quốc tế. Chính vì điều đó, đến năm 1994, GATT được thay thế bằng Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch 1994 đồng thời cho ra đời Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với đầy đủ chức năng và quyền hạn như mong muốn của Hội đồng Soạn thảo Công ước nhằm thành lập Tổ chức thương mại quốc tế năm 1946. Hiện nay WTO là tổ chức thương mại quốc tế có quy mô toàn cầu với 160 thành viên chính thức tính đến ngày 26/6/2014 và 34 nước là quan sát viên. Thêm vào đó, thỏa thuận WTO cũng có quy mô khá đồ sộ với 29 văn bản pháp quy riêng biệt, bao quát từ nông nghiệp đến dệt may, từ dịch vụ đến mua sắm của chính phủ, từ nguồn gốc hàng hóa đến sở hữu trí tuệ.3 WTO là tên viết tắt của 3 chữ Word Trade Organization-tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế giới. WTO được thành lập ngày 1/1/1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế của tổ chức tiền than GATT-Hiệp định chung về thuế quan thương mại. GATT ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, khi mà trào lưu hình thành hàng loạt cơ chế đa biên điều tiết các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế đang diễn ra sôi nổi, điển hình là ngân hàng quốc tế tái thiết và phát triển, thường được biết đến như là Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) và Quỹ Tiền Tệ (IMF) 1 Hà Văn Hội, Hội nhập WTO, những tác động đến bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin Việt Nam, Nhà xuất bản Bưu điện Hà Nội, 2006, Tr.09 2 Lịch sử hình thành WTO, http://www. mof.gov.vn/portal/pa ge/portal/mof_vn/137 1620/1371622/ 1371 6 29?pers_id=21056035&item_id=45926025&p_details=1, [ truy cập ngày 29-8-2014]. 3 Hà Văn Hội, Hội nhập WTO, những tác động đến bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin Việt Nam, Nhà xuất bản Bưu điện Hà Nội, 2006, Tr.19 GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 4 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) ngày nay. Ngày 1/9, nhà ngoại giao người Brazil Roberto Azevedo đã chính thức nhậm chức Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thay ông Pascal Lamy kết thúc nhiệm kỳ ngày 31/8 1.1.2 Mục tiêu và chức năng chủ yếu của WTO 1.1.2.1 Mục tiêu hoạt động của Tổ chức thương mại thế giới Có thể nói một cách đơn giản, WTO trước tiên là một khuôn khổ thiết chế pháp luật quốc tế, là nơi được tạo lập để chính phủ các nước có thể đến đó để trao đổi, thoả thuận với nhau những vấn đề chung của hoạt động thương mại giữa các quốc gia trên quy mô toàn thế giới. Sau khi kế thừa GATT và hình thành một tổ chức với tên gọi mới, Tổ chức thương mại thế giới WTO vẫn tiếp tục theo đuổi những mục tiêu đã được GATT đặt kế hoạch, cụ thể là: Tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ: Trong bối cảnh toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới hiện nay, thương mại quốc tế là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt tác động đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Các lý thuyết thương mại đã chi rõ mậu dịch tự do là có lợi cho các bên tham gia. Do đó, WTO luôn xác định tự do hóa thương mại là mục tiêu hàng đầu phải nỗ lực thực hiện. Nội dung cốt lõi của mục tiêu này là thông qua đàm phán, cắt giảm từng bước hàng rào thuế quan và phi thuế quan để tiến tới xóa bỏ hoàn toàn, mở đường cho thương mại phát triển. Không phân biệt đối xử: Thông qua chế độ đãi ngộ tối huệ quốc và đối xử quốc gia, có thể thấy mục tiêu rõ nhất của WTO là cấm phân biệt đối xử giữa các thành viên, giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước. Chẳng hạn, theo Điều 1 về đãi ngộ tối huệ quốc, các thành viên phải đối xử với sản phẩm của các thành viên khác không kém hơn sự đối xử bất cứ quốc gia nào khác. Biểu hiện rõ ràng trong mục tiêu này chính là vấn đề cắt giảm thuế quan. Thế nhưng WTO vẫn cho phép phân biệt đối xử bằng cách chấp nhận một cách mềm dẻo các thỏa thuận riêng và ngoại lệ. Thiết lập và tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của thương mại quốc tế: Nhằm đảm bảo sự chắc chắn và khả năng tham khảo ý kiến trong giải quyết tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên để hạn chế thiệt hại, đảm bảo tôn trọng các điều ước. Trên cơ sở đó, WTO lập ra một hệ thống pháp lý chung làm căn cứ để mỗi thành viên hoạch định và khuyến khích các nước này ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 5 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) Ngoài ra WTO còn có mục tiêu là nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước thành viên, đảm bảo các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng, là trung tâm để giải quyết các bất đồng, các tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động thương mại, kinh doanh quốc tế, thực hiện chức năng của trung tâm dàn xếp, thương lượng và thoả thuận các chính sách, quy định, quy tắc, luật chơi của thương mại, kinh doanh toàn cầu. 1.1.2.1 Chức năng hoạt động của Tổ chức thương mại thế giới Theo như Hiệp định Marrakesh về thành lập WTO, tổ chức này có năm chức năng cơ bản như sau: Thống nhất quản lý việc thực hiện các hiệp định và thỏa thuận thương mại đa phương và nhiều bên; giám sát, tạo thuận lợi, kể cả trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành viên thực hiện nghĩa vụ thương mại quốc tế của họ. Là khuôn khổ thể chế để tiến hành các vòng đàm phán thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO, theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng WTO. Là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến việc thực hiện và giải thích Hiệp định WTO và các hiệp định thương mại đa phương. Là cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các nước thành viên, bảo đảm thực hiện mục tiêu thúc đẩy tự do hóa thương mại và tuân thủ các quy định của WTO, Hiệp định thành lập WTO đã quy định một cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại áp dụng chung đối với tất cả thành viên. Thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) trong việc hoạch định những chính sách và dự báo về xu hướng phát triển tương lai của nền kinh tế toàn cầu. 1.1.3 Thành viên WTO Tính đến thời điểm ngày 26/6/2014 WTO có 160 thành viên. Ngay từ khi thành lập (1995), WTO đã có 130 thành viên (nước và vùng lãnh thổ). Từ đó đến nay, WTO đã kết nạp thêm 30 thành viên, đưa tổng số thành viên lên 160 thành viên. Có trụ sở chính ở Geneva Thụy Sỹ. Điều XI Hiệp định thành lập WTO quy định vấn đề tư cách thành viên sáng lập WTO của những nước tham gia GATT và Cộng đồng Châu Âu và quy chế thành viên của các nước chậm phát triển nhất (LDCs). Tuy vậy, trong thực tiễn hoạt động của WTO, công việc của WTO được thực hiện bởi các đại diện của các nước thành viên mà hoạt động hàng ngày chủ yếu giải quyết các vấn đề công nghiệp và thương mại. Các chính sách thương mại và vị thế thương thuyết lại được quyết định tại thủ đô của các nước thành viên GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 6 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) với ý kiến tư vấn chủ yếu là của các doanh nghiệp khác nhau, các nhóm lợi ích kinh tế khác nhau và của người tiêu dùng. Tuy vậy, một số vấn đề thương mại phức tạp nhất trong thực tiễn WTO chỉ có thể giải quyết được khi có sự dàn xếp đàm phán ổn thoả giữa bốn nước thành viên lớn nhất của WTO là Hoa kỳ, EU, Nhật bản và Canađa. Bốn nước này thường có tên gọi là “Tứ trụ triều đình thương mại toàn cầu” hoặc Bộ tứ (“Quadrilaterals”/“Quad”). Phần lớn các nước đều có đại diện ngoại giao - thương mại tại Geneva (nơi đặt trụ sở của WTO), có nước có cả đại sứ đa biên tại WTO. Các quan chức này làm việc nhiều với nhau và với quan chức của Tổ chức WTO tại trụ sở WTO. Đại diện Chính phủ hoặc chuyên viên các nước thành viên thường được phái đến trụ sở WTO để tham gia thương lượng, trao đổi ý kiến và giải trình quan điểm, chính sách nước mình về các vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động và cam kết ở WTO. Do quá trình liên kết kinh tế - hải quan khu vực và toàn cầu nên đã xuất hiện trường hợp một số nước chỉ cử một đại diện chung cho nhóm nước mình tham gia tại WTO. Chẳng hạn, EU có 15 (nay là 28) nước thành viên nhưng thường tham gia với tư cách là một đại diện chung (EC) cho quyền lợi của toàn EU tại hầu hết các cuộc họp của WTO. ASEAN, NAFTA, SELA (Mỹ la tinh)…cũng thường tham gia với tư cách như vậy khi bàn đến các vấn đề liên quan tại WTO. Một liên kết kinh tế được biết đến trong vòng đàm phán Uruguay có nhiều lợi ích tương đồng hơn là liên kết kinh tế khu vực, “Nhóm Cairns” đến nay bao gồm 18 nước ở các châu lục khác nhau mạnh về xuất khẩu nông sản, cũng đã cử đại diện cho tiếng nói chung của họ về tự do hoá thương mại nông sản.4 Bên cạnh đó, điều XII Hiệp định thành lập WTO quy định các vấn đề liên quan đến việc gia nhập WTO. Theo quy định tại điều này, bất cứ quốc gia nào hoặc bất cứ lãnh thổ hải quan riêng biệt nào có quyền độc lập đầy đủ trong quan hệ ngoại thương và các vấn đề khác theo quy định của các hiệp định của WTO đều có thể trở thành thành viên gia nhập của WTO, theo các điều kiện thoả thuận giữa nước đó với WTO. Tuy vậy, việc gia nhập đó phải được ít nhất là 2/3 tổng số thành viên WTO biểu quyết đồng ý tại Hội nghị Bộ trưởng hoặc Phiên họp Đại hội đồng WTO, sau khi đã trải qua các thủ tục gia nhập theo quy định của WTO. Tất cả các nước có thể gia nhập WTO sau khi đàm phán thành công về việc gia nhập tổ chức này trên cơ sở bảo đảm cân bằng giữa các quyền và nghĩa vụ thành viên liên quan. Các thành viên mới gia nhập của WTO được hưởng những ưu đãi do các nước thành viên khác dành cho, được hưởng sự an toàn từ các quy tắc thương mại mang lại. Đổi lại, các nước thành viên mới gia nhập này phải cam kết mở cửa thị trường và chấp thuận các quy tắc và 4 Bộ ngoại giao,Lịch sử ra đời, mục tiêu, nguyên tắc pháp lý, cơ cấu tổ chức và các hiệp định cơ bản của WTO, Nhà xuất bản Hà nội-2006, tr.109. GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 7 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) nhượng bộ nhất định theo kết quả của các cuộc đàm phán đã được tiến hành để trở thành thành viên.5 1.1.4 Các nguyên tắc cơ bản của WTO Các Hiệp định của WTO rất dài và phức tạp vì đó là những văn bản pháp lý quy định rất nhiều lĩnh vực hoạt động như: nông nghiệp, hàng dệt may, hoạt động ngân hàng, viễn thông, thị trường công, tiêu chuẩn công nghiệp, tính an toàn của sản phẩm, qui định liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, sở hữu trí tuệ, và còn rất nhiều lĩnh vực khác … Tuy nhiên, có một số nguyên tắc đơn giản và cơ bản làm kim chỉ nam của tất cả các lĩnh vực này và trở thành nền tảng của hệ thống thương mại đa biên, bao gồm 5 nguyên tắc cơ bản sau:6 Nguyên tắc không phân biệt đối xử: gồm nguyên tắc tối huệ quốc và đối xử quốc gia. Theo điều khoản về “đãi ngộ tối huệ quốc” mỗi nước thành viên sẽ dành sự ưu đãi của mình đối với sản phẩm của các thành viên khác, không có nước nào dành lợi thế thương mại đặc biệt cho bất kỳ một nước nào khác hay phân biệt đối xử chống lại nước đó. Tất cả đều trên cơ sở bình đẳng và chia sẻ lợi ích về mậu dịch trong mọi lĩnh vực. Một loại hình chống phân biệt đối xử khác là “đối xử quốc gia”. Loại hình này đòi hỏi khi hàng hóa thâm nhập vào một thị trường thì nó phải được đối xử không kém ưu đãi so với hàng hóa tương tự sản xuất trong nước. Ngoài ra WTO còn đưa ra các điều khoản không phân biệt đối xử khác bao gồm các hiệp định, các quy tắc về xuất xứ, kiểm nghiệm hàng hóa trước khi giao hàng, về biện pháp đầu tư liên quan về thương mại và về áp dụng các tiêu chuẩn vệ sinh và kiểm dịch. Có một số ngoại lệ trong nguyên tắc này như: các nước có thể thiết lập một hiệp định thương mại tự do áp dụng với những hàng hóa giao dịch trong một nhóm quốc gia, phân biệt với hàng bên ngoài nhóm. Thương mại ngày càng tự do hơn thông qua đàm phán Ðể thực thi được mục tiêu tự do hoá thương mại và đầu tư, mở cửa thị trường, thúc đẩy trao đổi, giao lưu, buôn bán hàng hoá, việc tất nhiên là phải cắt giảm thuế nhập khẩu, loại bỏ các hàng rào phi thuế quan (cấm, hạn chế, hạn ngạch, giấy phép...). 5 Lịch sử ra đời, mục tiêu, nguyên tắc pháp lý của tổ chức thương mại thế giới http://www. Mofahcm .gov .vn/vi/mofa/nr091019080134/nr091019085342/nr091019085619/nr091029021808/ns091029022045,[ truy cập ngày 3108-2014]. 6 Theo World Trade Organization, Những nguyên tắc cơ bản của WTO, báo điện tử Vnexpress, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/nhung-nguyen-tac-co-ban-cua-wto-2748492.html , [ngày truy cập 20-062014]. GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 8 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) Trên thực tế, lịch sử của GATT và sau này là WTO đã cho thấy đó chính là lịch sử của quá trình đàm phán cắt giảm thuế quan, rồi bao trùm cả đàm phán dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan, rồi dần dần mở rộng sang đàm phán cả những lĩnh vực mới như thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ... Dễ dự đoán nhờ cam kết, ràng buộc, ổn định và minh bạch: Mục tiêu của nguyên tắc này là các nước thành viên có nghĩa vụ đảm bảo tính ổn định và có thể dự báo trước được về các cơ chế, chính sách, quy định thương mại của mình nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, kinh doanh nước ngoài có thể hiểu, nắm bắt được lộ trình thay đổi chính sách, nội dung các cam kết về thuế, phi thuế của nước chủ nhà để từ đó doanh nghiệp có thể dễ dàng hoạch định kế hoạch kinh doanh, đầu tư của mình mà không bị đột ngột thay đổi chính sách làm tổn hại tới kế hoạch kinh doanh của họ. Ðây là nguyên tắc quan trọng của WTO. Tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn: Ðể thực hiện được nguyên tắc này, WTO quy định trường hợp nào là cạnh tranh bình đẳng, trường hợp nào là không bình đẳng từ đó được phép hay không được phép áp dụng các biện pháp như trả đũa, tự vệ, chống bán phá giá... Trên thực tế, WTO tập trung vào thúc đẩy mục tiêu tự do hoá thương mại song trong rất nhiều trường hợp, WTO cũng cho phép duy trì những quy định về bảo hộ. Do vậy, WTO đưa ra nguyên tắc này nhằm hạn chế tác động tiêu cực của các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng như bán phá giá, trợ cấp...hoặc các biện pháp bảo hộ khác. Dành cho các thành viên đang phát triển một số ưu đãi Một số nước thành viên của WTO cũng có hỗ trợ tài chính cho các nước kém phát triển nhất.Các nước kém phát triển nhất được WTO quan tâm nhiều hơn. Tất cả các hiệp định của WTO đều thừa nhận phải linh hoạt tối đa đối với các nước kém phát triển nhất. Các nước thành viên phát triển hơn phải nỗ lực hơn nữa để giảm bớt các rào cản thương mại đối với các nước này. Tại Hội nghị Singapo năm 1996, các bộ trưởng đã nhất trí về “Kế hoạch hành động vì các nước kém phát triển nhất”. Bản Kế hoạch này đã nhấn mạnh đến hỗ trợ kỹ thuật cho các nước kém phát triển nhất nhằm giúp các nước này tham gia nhiều hơn vào hệ thống thương mại đa biên và tạo điều kiện cho hàng hoá các nước kém phát triển nhất được tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường các nước. Một năm sau, vào tháng 10-1997, Ngân hàng Thế giới, Trung tâm Thương mại quốc tế, Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển, Quỹ Tiền tệ quốc tế, WTO và Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc đã đưa ra một “Khuôn khổ thống nhất” về trợ giúp kỹ thuật cho các nước kém phát triển nhất. Năm GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 9 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) 2002, WTO thông qua chương trình dành cho các nước kém phát triển nhất có những điểm chính sau: nâng cao khả năng tiếp cận thị trường; tăng cường trợ giúp kỹ thuật; hỗ trợ các tổ chức đang nỗ lực giúp đa dạng hoá nền kinh tế của các nước kém phát triển nhất; hỗ trợ để các nước kém phát triển nhất có thể theo đuổi các chương trình đàm phán của WTO và đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO của những nước đang tiến hành đàm phán gia nhập. WTO đã đưa ra nguyên tắc này nhằm khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế ở các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi bằng cách dành cho những nước này những điều kiện đối xử đặc biệt và khác biệt để đảm bảo sự tham gia sâu rộng hơn của các nước này vào hệ thống thương mại đa biên. Các ưu đãi này được thể hiện thông qua việc cho phép các nước này một số quyền và không phải thực hiện một số quyền cũng như một số nghĩa vụ hoặc cho phép các nước này một thời gian linh động hơn trong việc thực hiện các hiệp định của WTO, cụ thể là thời gian quá độ thực hiện dài hơn để các nước này điều chỉnh chính sách của mình. 1.1.5 Tổ chức và hoạt động của WTO WTO được tổ chức và hoạt động bởi chính phủ của các nước thành viên. Tất cả các quyết định quan trọng đều được xây dựng và thông qua bởi các Bộ trưởng (ít nhất họp một lần trong 2 năm) hoặc các quan chức các nước (họp thường xuyên ở Geneva) chủ yếu trên cơ sở nguyên tắc đồng thuận (consensus). Cơ cấu tổ chức của WTO bao gồm các cơ quan chủ yếu sau:7 a) Hội nghị Bộ trưởng Đây là cơ quan cao nhất của WTO, trong 02 năm họp ít nhất một lần, bàn và giải quyết mọi công việc liên quan đến các hiệp định của WTO. b) Đại hội đồng Đại hội đồng là cơ quan thuộc cấp độ thứ hai của WTO, sau Hội nghị Bộ trưởng. Đại hội đồng là cơ quan thay mặt Hội nghị Bộ trưởng giải quyết tất cả các công việc hàng ngày của WTO giữa hai kỳ họp Hội nghị Bộ trưởng; có trách nhiệm điều hành các hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ của ba cơ quan: Đại hội đồng, Cơ quan Giải quyết tranh chấp và Cơ quan Rà soát chính sách, pháp luật thương mại. Trên thực tế, ba cơ quan này chỉ là một. Cho dù Hiệp định thành lập WTO quy định các chức năng của những cơ quan này đều do Đại hội đồng thực hiện, nhưng trên thực tế, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, Đại hội đồng nhóm họp với những chức năng và nhiệm vụ của mỗi cơ quan khác nhau. 7 The wto, ”Understanding the wto”, Geneva 2008 pp.101-108 GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 10 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) Cả ba cơ quan này đều bao gồm các đại diện của tất cả các thành viên, báo cáo hoạt động cho Hội nghị Bộ trưởng. c) Các Hội đồng theo từng lĩnh vực thương mại lớn và các cơ quan khác. Đây là các cơ quan thuộc cấp độ thứ ba của WTO, sau Hội nghị Bộ trưởng và Đại hội đồng. Các Hội đồng theo từng lĩnh vực thương mại lớn và các cơ quan khác được tổ chức như sau: Có ba Hội đồng lớn trực thuộc Đại hội đồng, mỗi Hội đồng chịu trách nhiệm về một lĩnh vực thương mại lớn: Hội đồng thương mại hàng hoá (Hội đồng hàng hoá), Hội đồng thương mại dịch vụ (Hội đồng dịch vụ), Hội đồng các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hội đồng TRIPS). Các hội đồng này chịu trách nhiệm giám sát sự vận hành của các hiệp định đã ký kết của WTO theo từng lĩnh vực được phân công. Các hội đồng cũng bao gồm đại diện của tất cả các thành viên WTO và cũng có các cơ quan bổ trợ. Các Cơ quan trực thuộc Đại hội đồng được gọi là các “Uỷ ban”, bao gồm đại diện của tất cả các thành viên của WTO. Thẩm quyền hoạt động của các cơ quan này hẹp hơn, phải báo cáo công tác ra trước Đại hội đồng. Các uỷ ban này chủ yếu phụ trách các vấn đề sau: thương mại và môi trường; thương mại và phát triển; các thoả thuận thương mại khu vực; về cán cân hạn chế và cấm thanh toán; các vấn đề ngân sách, tài chính và hành chính. Bên cạnh các uỷ ban này là các nhóm công tác về thương mại, nợ và tài chính; thương mại và chuyển giao công nghệ; quan hệ giữa thương mại và đầu tư; thương mại và chính sách cạnh tranh và các Ban công tác về việc kết nạp thành viên mới. Tại Hội nghị ở Singapo tháng 12-1996, các Bộ trưởng đã quyết định thành lập các nhóm công tác mới để theo dõi những vấn đề sau đây: chính sách đầu tư và chính sách cạnh tranh, minh bạch trong mua sắm chính phủ và thúc đẩy trao đổi. Các cơ quan trực thuộc khác phụ trách các lĩnh vực thuộc các hiệp định tuỳ nghi nhiều bên như hiệp định mua sắm chính phủ, mua bán máy bay dân dụng và uỷ ban về hiệp định công nghệ thông tin và có nhiệm vụ thường xuyên báo cáo với Đại hội đồng hoặc Hội đồng hàng hoá về các hoạt động của mình. Có uỷ ban đàm phán thương mại trong phạm vi Chương trình Doha phát triển, phải báo cáo công tác ra trước Đại hội đồng. d) Các đơn vị cơ sở Các đơn vị cơ sở là các cơ quan thuộc cấp độ thứ tư của WTO. Mỗi Hội đồng cấp cao đều có các cơ quan bổ trợ. Hội đồng hàng hoá có 11 uỷ ban phụ trách từng vấn đề khác GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 11 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) nhau (nông nghiệp, tiếp cận thị trường, trợ cấp, các biện pháp chống bán phá giá...). Các uỷ ban này cũng bao gồm đại diện của tất cả các nước thành viên WTO. Hội đồng hàng hoá cũng là cơ quan giám sát về dệt may, một cơ quan có Chủ tịch và 10 thành viên thực hiện các chức năng của mình trên danh nghĩa cá nhân, cũng là cơ quan giám sát các nhóm công tác thông báo (qua đó chính phủ các nước thông báo cho WTO về các chính sách hoặc biện pháp hiện hành hoặc mới đưa ra) và có Ban công tác về các doanh nghiệp thương mại nhà nước. Các cơ quan bổ trợ của Hội đồng dịch vụ có Uỷ ban về các vấn đề thương mại dịch vụ tài chính và các cam kết đặc biệt. Hội đồng dịch vụ còn có Ban công tác về pháp luật quốc gia về lĩnh vực này, Ban công tác về các quy tắc của GATT. Ở cấp độ Đại hội đồng, Cơ quan Giải quyết tranh chấp cũng có hai cơ quan bổ trợ, đó là “ các Ban hội thẩm” (Panels ) phụ trách giải quyết các tranh chấp, bao gồm các chuyên gia có nhiệm vụ đưa ra các báo cáo về giải quyết các tranh chấp do các nước thành viên trình và Cơ quan phúc thẩm (AB) chịu trách nhiệm xem xét theo thủ tục phúc thẩm các tranh chấp do Ban hội thẩm giải quyết nhưng không được các bên tranh chấp chấp thuận. Ngoài ra, WTO còn có các cuộc gặp cấp trưởng các phái đoàn đại diện và các nhóm phái đoàn. Rất hiếm khi các quyết định được đưa ra trong những cuộc họp chính thức của các cơ quan nói trên của WTO, và càng hiếm hơn nữa trong các cuộc họp của các hội đồng cấp cao. Do các quyết định được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận không có sự biểu quyết, nên việc tham khảo ý kiến không chính thức ở WTO đóng một vai trò quyết định trong việc đưa ra bất cứ giải pháp nào quyết định nào của Tổ chức quốc tế với nhiều thành phần đa dạng như WTO. Bên cạnh đó, WTO còn có những cuộc họp không chính thức, ví dụ như các cuộc họp của trưởng các phái đoàn, ở đó lại một lần nữa, tất cả các thành viên của WTO lại có mặt. 1.2 Khái quát chung về cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ của WTO 1.2.1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO Đối với một tổ chức lớn mạnh như WTO để quản lý tốt các mối quan hệ của các thành viên thì trước hết cần phải có một hệ thống văn bản điều chỉnh chặt chẽ bằng một cơ chế pháp lý phù hợp và chi tiết để giải quyết tranh chấp xảy ra trong mối quan hệ thương mại của các nước thành viên, đó là: Thỏa thuận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp (DSU) - phụ lục 2 Hiệp định Marrakesh thành lập WTO.8 Hiệp định này 8 Giới thiệu cơ chế giải quyết tranh chấp, www.trungtamwto.vn/wto/gioi-thieu-co-che-giai-quyet-tranh-chap /van-bandieu-chinh-hoat-dong-giai-quyet-tranh-chap-trong,[ truy cập 19/09/2014] GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 12 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) được lập tại Marrakesh ngày 15/4/1994 thành một bản duy nhất bằng tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, mỗi bản có giá trị như nhau. Ngoài ra, cơ chế này còn có một số qui định riêng biệt trong các văn bản khác (được DSU viện dẫn đến) như: Điều XXII và XXIII GATT 1947 (Điều 3.1 DSU) Điều 64 TRIPS và Bản ghi nhớ về Quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp (DSU) Các qui tắc và thủ tục chuyên biệt hoặc bổ sung về giải quyết tranh chấp tại các Hiệp định trong khuôn khổ WTO (Ví dụ: Điều 11.2 Hiệp định về các Biện pháp Kiểm dịch Thực vật; Điều 17.4 đến 17.7 GATT 1994…) “Quyết định về các Thủ tục giải quyết tranh chấp đặc biệt” của GATT 1994: bao gồm các qui tắc áp dụng cho việc giải quyết các tranh chấp giữa một nước kém phát triển và một nước phát triển (Điều 3.12 DSU) và các thủ tục đặc biệt áp dụng cho tranh chấp có một bên là nước kém phát triển nhất (Điều 2.4 DSU). Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO này là bắt buộc đối với tất cả các quốc gia thành viên theo đó mỗi thành viên có khiếu nại, tranh chấp với thành viên khác buộc phải đưa tranh chấp ra giải quyết bằng cơ chế này. Quốc gia thành viên bị khiếu nại không có cơ hội lựa chọn nào khác là chấp nhận tham gia giải quyết tranh chấp theo các thủ tục của cơ chế này. Đây chính là điểm tạo nên sự khác biệt cũng như hiệu quả hoạt động của cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO so với các cơ chế giải quyết các tranh chấp quốc tế đang tồn tại (thẩm quyền giải quyết của các cơ chế truyền thống không có tính bắt buộc mà phụ thuộc vào sự chấp thuận của các quốc gia liên quan). 1.2.2 Mục đích và ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp 1.2.2.1 Bảo đảm sự an toàn và tính dự báo trước cho hệ thống thương mại đa phương Mục tiêu trọng tâm của hệ thống giải quyết tranh chấp WTO là bảo đảm sự an toàn và tính dự báo trước của hệ thống thương mại đa phương. Mặc dù thương mại quốc tế được hiểu trong WTO như là dòng hàng hóa và dịch vụ lưu chuyển giữa các nước thành viên, nhưng nói chung, các chính phủ không trực tiếp tiến hành các hoạt động thương mại này mà do các đối tác kinh tế tư nhân tiến hành. Các đối tác tham gia thị trường này cần sự ổn định GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 13 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) và tính dự báo trước trong các luật lệ, quy định, nguyên tắc điều chỉnh hoạt động thương mại của họ, đặc biệt là khi họ thực hiện thương mại trên cơ sở các giao dịch dài hạn.9 Vì thế, mục tiêu của DSU là bảo đảm có một hệ thống hoạt động trên cơ sở quy định pháp luật, tin cậy, hiệu quả và nhanh chóng để giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc áp dụng các điều khoản của Hiệp định WTO. Thông qua việc tăng cường nguyên tắc pháp quyền, hệ thống giải quyết tranh chấp làm cho hệ thống thương mại trở nên an toàn hơn và có khả năng dự đoán trước. Khi một thành viên cho là có sự không tuân thủ Hiệp định WTO thì hệ thống giải quyết tranh chấp sẽ đưa ra cách giải quyết tương đối nhanh chóng đối với vấn đề đó bằng một quyết định độc lập buộc phải thi hành ngay, và nếu thành viên thua kiện không chịu thi hành thì có thể sẽ bị trừng phạt thương mại tương xứng với hành vi vi phạm của quốc gia thua kiện. 1.2.2.2 Bảo toàn các quyền và nghĩa vụ của các thành viên WTO Khi một tranh chấp phát sinh khi một Thành viên WTO thông qua một biện pháp chính sách thương mại mà một hay nhiều thành viên khác coi là không phù hợp với nghĩa vụ theo Hiệp định WTO. Trong trường hợp đó, bất kỳ thành viên nào cảm thấy bị thiệt hại thì đều được phép viện dẫn đến các điều khoản và thủ tục của hệ thống giải quyết tranh chấp để chính thức phản đối lại biện pháp đó. Nếu các bên tranh chấp không thể đạt được một hoà giải thì bên khiếu kiện được bảo đảm giải quyết bằng một quy trình dựa trên nguyên tắc mà theo đó tính đúng đắn của đơn kiện sẽ được xem xét bởi một cơ quan độc lập (Ban hội thẩm hoặc Cơ quan Phúc thẩm). Nếu bên khiếu kiện thắng kiện thì kết quả mong muốn là có được việc bên bị kiện rút bỏ biện pháp bị coi là không phù hợp với Hiệp định WTO. Bồi thường và các biện pháp trả đũa chỉ là các biện pháp thứ yếu và có tính tạm thời đối với một sự vi phạm Hiệp định WTO.10 Hệ thống này cũng quan trọng đối với cả bên bị khiếu kiện để họ tự bảo vệ mình nếu họ không đồng ý với lời cáo buộc của bên khiếu kiện. Như vậy, hệ thống giải quyết tranh chấp cho phép có một cơ chế giải quyết tranh chấp mà nhờ đó các thành viên WTO có thể bảo đảm rằng các quyền của họ theo Hiệp định WTO được thực hiện. Trong trường hợp này, hệ thống giải quyết tranh chấp đóng vai trò bảo vệ quyền và nghĩa vụ của thành viên theo Hiệp định WTO. Các quyết định của các cơ quan liên quan nhằm mục tiêu phản ánh và thực thi một cách đúng đắn các quyền và nghĩa vụ như được quy định tại Hiệp định WTO. 9 Mục tiêu của hệ thống giải quyết tranh chấp, www.tbtvn.org /picture/TBTVN%201/sach%20/TBT.html [ngày truy cập 7/9/2014] 10 Tổng cục trưởng Ngô Quý Việt, Sách cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và các tranh chấp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, 2007. [trang 6-8] GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 14 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) 1.2.2.3 Làm rõ quyền lợi và nghĩa vụ thông qua giải thích Các điều khoản pháp lý thường được viết ra theo ngôn ngữ chung để có thể áp dụng chung và bao trùm một số lượng lớn các trường hợp, tình huống cụ thể. Do đó, việc một số tình tiết nào đó có gây ra vi phạm quy định pháp luật được hàm chứa trong một điều khoản cụ thể nào đó hay không là một câu hỏi mà không dễ gì có được câu trả lời. Trong phần lớn các trường hợp, câu trả lời chỉ có thể được tìm thấy sau khi giải thích được các nội dung của quy định liên quan. Thêm vào đó, các quy định pháp lý trong các hiệp định quốc tế thường thiếu sự rõ ràng bởi câu chữ của chúng là kết quả của sự thỏa hiệp sau các vòng đàm phán đa phương. Tuy nhiên, DSU chỉ ra một cách rõ ràng rằng hệ thống giải quyết tranh chấp có mục tiêu làm rõ các quy định của Hiệp định WTO “phù hợp với những quy tắc về tập quán trong giải thích công pháp quốc tế”. Như vậy, DSU đã công nhận sự cần thiết phải làm rõ các quy định của WTO và yêu cầu bắt buộc rằng việc làm rõ này phải theo đúng quy tắc có tính tập quán về giải thích. Thêm vào đó, điều 17.6 của DSU đã ngầm công nhận rằng các Ban hội thẩm được phép phát triển các giải thích pháp lý. Do đó, “thẩm quyền duy nhất” theo Điều IX:2 của Hiệp định WTO phải được hiểu là khả năng thông qua những giải thích “chính thức”, có hiệu lực chung đối với tất cả các thành viên WTO. Điều này khác với các giải thích của các Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm là chỉ áp dụng cho các bên tranh chấp và cho một tranh chấp cụ thể. Về phương pháp giải thích, DSU dẫn chiếu đến các “quy tắc về tập quán trong giải thích công pháp quốc tế (Điều 3.2 của DSU). Tuy nhiên, các quy tắc của pháp luật tập quán quốc tế thường không được viết thành văn bản, nhưng đã có một số công ước quốc tế pháp điển hóa một số quy tắc của pháp luật tập quán về giải thích điều ước quốc tế. Đáng chú ý là các điều 31 (Quy định chung về giải thích); điều 32 (Phương tiện bổ sung cho giải thích) và điều 33 (Giải thích điều ước được chứng thực bằng hai hay nhiều ngôn ngữ) của Công ước Viên về Luật của điều ước hàm chứa nhiều quy tắc có tính tập quán về giải thích công pháp quốc tế. Do vậy, việc giải thích điều ước Hiệp định WTO cần được giải thích phù hợp với nghĩa thông thường của từ ngữ trong quy định liên quan, được cân nhắc trong bối cảnh của chúng và theo mục đích và đối tượng của hiệp định. Nghĩa thông thường của một thuật ngữ trong một quy định cần được làm rõ trên cơ sở lời văn đơn thuần. Những định nghĩa của thuật ngữ của này trong từ điển có thể sử dụng để trợ giúp cho mục tiêu đó. “Bối cảnh” là nói đến các kết luận có thể được đưa ra trên các cơ sở, chẳng hạn như cấu trúc, nội dung hoặc thuật ngữ ở các điều khoản khác cùng trong hiệp định, đặc biệt là những điều khoản có GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 15 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) trước và sau quy định cần giải thích. “Đối tượng và mục đích” là nói đến mục đích rõ ràng hay ngụ ý của quy định liên quan hay cả hiệp định nói chung. Trên thực tế, Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm dường như dựa nhiều vào nghĩa thông thường và bối cảnh hơn là vào đối tượng và mục đích của các điều khoản cần giải thích. Lịch sử đàm phán hiệp định chỉ là một công cụ thứ cấp bổ sung cho việc giải thích, công cụ này chỉ được sử dụng để khẳng định sự giải thích theo nghĩa thông thường, bối cảnh, đối tượng và mục đích hoặc nếu như kết quả giải thích có thể hiểu theo nhiều cách, mơ hồ, rõ ràng là vô lý hoặc không hợp lý. Một trong những hệ luận của các nguyên tắc giải thích là ý nghĩa và hiệu lực phải được đưa ra đối với tất cả các thuật ngữ của một hiệp định thay vì làm cho toàn bộ các phần của một hiệp định trở nên thừa và vô dụng.11 1.2.2.4 Giải pháp ưu tiên là “Thỏa thuận” Mặc dù hệ thống giải quyết tranh chấp được sử dụng để bảo toàn các quyền của các thành viên bị xâm phạm và để làm rõ phạm vi các quyền và nghĩa vụ mà những quyền và nghĩa vụ này đã dần đạt được ở mức cao hơn về tính an toàn và dự báo trước, nhưng mục tiêu hàng đầu của hệ thống này không phải là để đưa ra các phán quyết hay để phát triển án lệ. Giống như các hệ thống pháp luật khác, nó ưu tiên giải quyết tranh chấp với mong muốn thông qua giải pháp được các bên tự dàn xếp, thỏa thuận và phù hợp với Hiệp định WTO. Việc xét xử chỉ được sử dụng khi các bên không thể đưa ra được giải pháp này. Với tư cách là giai đoạn đầu tiên của mỗi tranh chấp, DSU yêu cầu các bên tham vấn chính thức đưa ra một khuôn khổ mà theo đó các bên tranh chấp phải ít nhất là cố gắng đàm phán để đạt được hòa giải. Ngay cả khi vụ kiện đến giai đoạn xét xử, các bên vẫn có thể tự dàn xếp với nhau và luôn được khuyến khích nỗ lực theo hướng này.12 1.2.2.5 Giải quyết tranh chấp nhanh chóng Các cuộc tranh chấp trong WTO thường rất phức tạp cả về tình tiết và pháp lý. Các bên thường đưa ra một số lượng đáng kể các số liệu và tài liệu liên quan đến biện pháp đang tranh chấp và họ cũng đưa ra những lý lẽ pháp lý rất cụ thể. Các bên cần thời gian để chuẩn bị những lý lẽ về thực tế và về pháp lý để trả lời cho những lập luận mà bên đối lập đưa ra. Ban hội thẩm và/hoặc Cơ quan phúc thẩm được bổ nhiệm để giải quyết vấn đề sẽ cần phải xem xét tất cả các bằng chứng và lý lẽ, có thể phải nghe chuyên gia và đưa ra lập luận chi 11 Tổng cục trưởng Ngô Quý Việt, Sách cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và các tranh chấp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, 2007. [trang 9] 12 Tổng cục trưởng Ngô Quý Việt, Sách cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và các tranh chấp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, 2007. [trang 11] GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 16 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) tiết để giúp đưa ra kết luận. Nếu tính đến tất cả các khía cạnh này, hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO hoạt động tương đối nhanh và, trong mọi trường hợp, nhanh hơn nhiều so với các hệ thống tòa án của nước thành viên hoặc hệ thống tài phán quốc tế khác. Tuy nhiên, DSU nhấn mạnh rằng giải quyết tranh chấp nhanh chóng là rất quan trọng nếu WTO muốn hoạt động hiệu quả và sự cân bằng các quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên được duy trì. DSU đưa ra các thủ tục tương đối cụ thể và thời gian tương ứng phải tuân thủ trong giải quyết tranh chấp. Thủ tục cụ thể được đưa ra nhằm mục tiêu đạt hiệu quả, bao gồm cả quyền của bên khiếu kiện được đi tiếp theo các bước tố tụng với đơn khiếu kiện ngay cả khi không có sự đồng ý của bên bị khiếu kiện. Nếu vụ kiện được xét xử thì nó có thể cần không quá 12 tháng để Ban hội thẩm đưa ra phán quyết và không quá 15 tháng trong trường hợp vụ kiện được phúc thẩm. 1.2.2.6 Cấm quyết định đơn phương Các thành viên WTO đã đồng ý sử dụng hệ thống đa phương để giải quyết các tranh chấp thương mại trong WTO của họ thay vì sử dụng đến hành động đơn phương. Điều này có nghĩa là tuân thủ các thủ tục đã được thống nhất và tôn trọng các phán quyết khi được đưa ra và không được đơn phương áp dụng pháp luật. Nếu một thành viên khiếu kiện thành viên khác là đã vi phạm các quy tắc WTO và hành động một cách đơn phương là áp dụng biện pháp đối kháng thì có nghĩa thành viên đó cũng vi phạm nghĩa vụ. Thành viên đó có thể lập luận rằng mình đã hành động đúng luật vì sự vi phạm của họ được lý giải với tư cách là biện pháp đối kháng với sự vi phạm trước đó của thành viên khác. Tuy nhiên, nếu thành viên bị khiếu kiện không đồng ý rằng biện pháp của họ là vi phạm nghĩa vụ của WTO thì họ cũng sẽ không chấp nhận lý lẽ về biện pháp đối kháng mà thành viên khiếu kiện đưa ra. Do vậy, thành viên bị khiếu kiện có thể cho rằng biện pháp đối kháng đó là bất hợp pháp và họ có lý do chính đáng để áp dụng một biện pháp đối kháng để chống lại. Bên khiếu kiện ban đầu dựa trên quan điểm pháp lý của mình có thể sẽ lại không đồng ý và tiếp tục đưa ra một biện pháp đối kháng khác. Sự việc có thể gia tăng căng thẳng ngoài tầm kiểm soát và nếu như không có một bên rút lui thì nguy cơ hạn chế thương mại giữa các bên sẽ ngày càng leo thang và điều này có thể dẫn đến “chiến tranh thương mại”. Để ngăn chặn mâu thuẫn gia tăng như vậy, DSU yêu cầu bắt buộc sử dụng hệ thống đa phương để giải quyết tranh chấp mà các thành viên WTO phải sử dụng khi họ muốn một thành viên khác sửa sai trong khuôn khổ Hiệp định WTO. Điều này áp dụng đối với trường hợp một thành viên tin tưởng rằng thành viên khác đã vi phạm Hiệp định WTO, hoặc làm GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 17 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) triệt tiêu, hoặc suy giảm các lợi ích theo các hiệp định WTO, hoặc làm cản trở việc đạt mục tiêu của một trong số các hiệp định.13 Trong các trường hợp như vậy, một thành viên không thể hành động dựa trên các quyết định đơn phương khi xảy ra một trong các tình huống trên mà chỉ có thể hành động sau khi đã sử dụng việc giải quyết tranh chấp theo các thủ tục và quy tắc của DSU. Nếu thành viên khiếu nại được hành động gì thì họ đều chỉ có thể dựa trên các kết luận của Ban hội thẩm được thông qua hoặc báo cáo của Cơ quan phúc thẩm hoặc phán quyết của trọng tài đã được thông qua. Thành viên liên quan cũng phải tuân thủ các thủ tục được đề ra trong DSU đối với việc xác định về thời gian thực hiện và áp dụng các biện pháp trả đũa chỉ trên cơ sở được phép của DSB. 1.2.2.7 Tính chất bắt buộc Một mục tiêu khá quan trọng của hệ thống giải quyết tranh chấp là có tính bắt buộc. Tất cả các thành viên WTO đều phải tuân thủ nó bởi họ đã ký và phê chuẩn Hiệp định WTO như là cả gói cam kết chung mà DSU là một phần trong đó. Đối với tất cả các tranh chấp phát sinh trong khuôn khổ Hiệp định WTO DSU buộc tất cả các thành viên WTO phải tuân thủ hệ thống giải quyết tranh chấp. Chính vì thế, không giống các hệ thống giải quyết tranh chấp quốc tế khác, các bên tranh chấp không cần thiết phải có một tuyên bố riêng hay thỏa thuận riêng về việc chấp nhận quyền tài phán của hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO. Kết quả là từng thành viên WTO được bảo đảm quyền tiếp cận hệ thống giải quyết tranh chấp và không thành viên bị kiện nào có thể trốn tránh được quyền tài phán này. Tuy vậy, việc chấp thuận quyền tài phán của hệ thống giải quyết tranh chấp đã được hàm chứa trong việc thành viên gia nhập vào WTO.14 1.2.3 Phạm vi điều chỉnh của hệ thống giải quyết tranh chấp Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO áp dụng đối với tất cả các tranh chấp được đưa ra trong khuôn khổ các hiệp định của WTO được liệt kê trong Phụ lục I của DSU. Trong DSU, những hiệp định này được nhắc tới như là “các hiệp định điều chỉnh”, bản thân DSU và Hiệp định WTO (liên quan đến các điều I - XVI) cũng nằm trong số các 13 Lê Thị Hồng Hải, Cơ Chế Giải Quyết Tranh chấp Trong Khuôn Khổ WTO, luận văn Thạc Sĩ ngành luật Quốc tế, mã số 60 38 60 14 Mục tiêu của hệ thống giải quyết tranh chấp, www.tbtvn.org /picture/TBTVN%201/sach%20/TBT.html [ngày truy cập 7/9/2014] GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 18 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) hiệp định điều chỉnh. Trong nhiều vụ kiện được đưa ra hệ thống giải quyết tranh chấp, bên khiếu kiện viện dẫn các điều khoản thuộc nhiều hiệp định điều chỉnh khác nhau. Những hiệp định được điều chỉnh cũng bao gồm các hiệp định được gọi là các hiệp định thương mại nhiều bên, nằm trong Phụ lục 4 của Hiệp định WTO (Phụ lục I của DSU). Các hiệp định này được gọi là “nhiều bên” để phân biệt với “đa phương” bởi không phải tất cả các thành viên WTO đều ký kết chúng. Tuy nhiên, việc áp dụng DSU đối với các hiệp định thương mại nhiều bên này phụ thuộc vào việc thông qua quyết định của các bên trong mỗi hiệp định về các điều kiện áp dụng DSU đối với từng hiệp định, bao gồm bất kỳ quy tắc hay thủ tục bổ sung đặc biệt nào.15 Đối với tất cả các hiệp định điều chỉnh, DSU cho phép có một hệ thống giải quyết tranh chấp thống nhất và chặt chẽ cho việc áp dụng chung. Nó cũng kết thúc “GATT theo món” trước đó khi mà các hiệp định khác nhau thì không chỉ có số lượng các chữ ký khác nhau mà còn có các nguyên tắc giải quyết tranh chấp riêng biệt nhau nhưng trừ một số trường hợp ngoại lệ, DSU được áp dụng thống nhất đối với các tranh chấp trong khuôn khổ tất cả các hiệp định của WTO. 1.2.4 Đối tượng tham gia vào hệ thống giải quyết tranh chấp 1.2.4.1 Các bên tranh chấp và bên thứ ba Các bên tham gia vào hệ thống giải quyết tranh chấp là các quốc gia thành viên WTO và tham gia với tư cách là các bên tranh chấp hoặc bên thứ ba. Ban Thư ký WTO, các nước quan sát viên của WTO, các tổ chức quốc tế khác và các chính quyền địa phương và khu vực không được phép khởi kiện thủ tục giải quyết tranh chấp trong WTO. DSU gọi thành viên đưa ra tranh chấp là bên khởi kiện hoặc bên khiếu kiện, do vậy đối tượng còn lại có thể dùng là bên bị khiếu kiện hoặc bên bị kiện. Không có thuật ngữ nào cho cụm từ “bên được đề nghị tham vấn” hay “bên được yêu cầu tham vấn”. Ngoài các bên trong tranh chấp,các chủ thể sau đây cũng có thể tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp: Tổng giám đốc; Ban thư ký; Trọng tài viên; các chuyên gia (cung cấp thông tin, tư vấn cho Ban hội thẩm) và các nhóm công tác chuyên biệt (nhóm giám sát hàng dệt may theo Hiệp định ATC, nhóm chuyên gia thường trực theo Hiệp định CSM, nhóm chuyên gia rà soát theo điều 13 DSU và điều 11.2 theo Hiệp định SPS… 15 Đối tượng tham gia vào hệ thống giải quyết tranh chấp, www.trungtamwto.vn /doi-tuong-tham-gia-vao-he-thonggiai-quyet-tranh-chap-trong, [ngày truy cập 22/10/2014] GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 19 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) 1.2.4.2 Các đối tượng phi chính phủ Chỉ các chính phủ thành viên WTO mới có thể đưa tranh chấp nên các cá nhân hoặc công ty tư nhân không trực tiếp tiếp cận với hệ thống giải quyết tranh chấp, ngay cả khi họ chính là những người bị tác động tiêu cực trực tiếp (với tư cách là nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu) bởi các biện pháp bị cho là đã vi phạm Hiệp định WTO. Điều này cũng áp dụng cho các tổ chức phi chính phủ khác có sự quan tâm chung tới vấn đề được xử lý trong hệ thống giải quyết tranh chấp (các tổ chức phi chính phủ thường được nhắc đến như các NGOs) và họ cũng không thể khởi kiện theo các thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO.16 Tuy nhiên, có một ngoại lệ là các tổ chức này có thể gây ảnh hưởng hoặc thậm chí gây áp lực lên chính phủ của một thành viên WTO liên quan đến việc đưa ra tranh chấp. Trên thực tế, nhiều thành viên WTO đã chính thức thông qua luật pháp trong nước mà theo đó các bên tư nhân có thể đệ đơn lên chính phủ của họ đề nghị đưa tranh chấp ra WTO. 1.2.4.3 Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO Một đối tượng bắt buộc phải có trong giải quyết các vụ tranh chấp trong WTO là cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) của WTO có 2 cấp gồm Ban hội thẩm (Panel) và Cơ quan phúc thẩm (Appellate Body). DSB không trực tiếp tham gia vào quá trình xét xử tranh chấp mà chỉ là nơi đưa ra quyết định chính trị trong giải quyết tranh chấp tại WTO. Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm giữ vai trò là các thiết chế pháp lý để đánh giá các khía cạnh pháp lý của vụ tranh chấp.17 Ban hội thẩm Ban hội thẩm là một cơ chế adhoc, được DSB quyết định thành lập đối với từng nhiệm vụ tranh chấp cụ thể và chấm dứt tồn tại sau khi đã thực hiện xong nhiệm vụ. Nhiệm vụ của Ban hội thẩm là soạn thảo báo cáo để trình lên DSB xem xét thông qua. Trong dự thảo báo cáo, Ban hội thẩm phải đưa ra các đánh giá khách quan về những vấn đề tranh chấp giữa các bên, gồm cả việc đánh giá khách quan các khía cạnh pháp lý của vụ tranh chấp, về khả năng áp dụng và phù hợp với các hiệp định có liên quan và bất kỳ ý kiến nào khác nhằm giúp cho DSB trong việc đưa ra các khuyến nghị và quyết định. Thành phần của một Ban hội thẩm thường bao gồm từ 3 đến 5 thành viên là những chuyên gia có năng lực và trình độ được lựa chọn từ danh sách các chuyên gia về WTO do ban Thư ký của WTO quản lý và cập nhật. Cơ quan giải quyết tranh chấp DSB 16 Đối tượng tham gia vào hệ thống giải quyết tranh chấp, www.trungtamwto.vn /doi-tuong-tham-gia-vao-he-thonggiai-quyet-tranh-chap-trong, [ngày truy cập 24/10/2014] 17 Cơ quan giải quyết tranh chấp wto, http://legal.moit.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&category_id=9&news_id=608, [truy cập ngày 25/10/1014] GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 20 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) DSB không phải là cơ quan độc lập nằm ngoài cơ cấu tổ chức chung của WTO mà thực chất cơ quan này chính là đại hội đồng của WTO, căn cứ vào khoản 3 Điều IV của Hiệp định thành lập WTO quy định: “Khi cần thiết Đại Hội đồng sẽ được triệu tập để đảm nhận phần trách nhiệm của Cơ quan Giải quyết tranh chấp được quy định tại Thoả thuận về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp”. DSB bao gồm đại diện của tất cả các thành viên của WTO. DSB có quyền thành lập Ban hội thẩm, thông qua các báo cáo của Ban hội thẩm và của Cơ quan phúc thẩm, giám sát việc thi hành các quyết định, khuyến nghị giải quyết tranh chấp, cho phép đình chỉ thực hiện các nghĩa vụ và nhượng bộ hay trả đũa khi thành viên không tuân thủ phán quyết (Khoản 1 Điều 2 DSU). Tuy nhiên, DSB chỉ là cơ quan thông qua quyết định chứ không trực tiếp thực hiện việc xem xét giải quyết tranh chấp.18 Cơ quan Phúc thẩm Cơ quan phúc thẩm cũng do DBS thành lập, nhưng khác với Ban hội thẩm, Cơ quan Phúc thẩm là một cơ quan thường trực. Cơ quan Phúc thẩm gồm 07 thành viên là những người có kinh nghiệm, uy tín về pháp luật, thương mại quốc tế và không đại diện cho lợi ích của bất kỳ chính phủ nào. Các thành viên của Cơ quan Phúc thẩm do DSB chỉ định với nhiệm kỳ 04 năm và có thể được gia hạn thêm một lần. Thành viên của Cơ quan Phúc thẩm làm việc theo chế độ luân phiên, mỗi vụ việc sẽ do 3 thành viên tham gia xem xét. Cơ quan phúc thẩm chỉ xem xét những vấn đề pháp lý và việc giải thích luật được đề cập trong báo cáo của Ban hội thẩm. Sau khi xem xét, Cơ quan phúc thẩm có toàn quyền giữ nguyên, sửa đổi hay huỷ bỏ các kết luận pháp lý của Ban hội thẩm. 1.2.5 Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp và các căn cứ giải quyết tranh chấp theo WTO 1.2.5.1 Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp trong quan hệ quốc tế của WTO, có thể nói tranh chấp tồn tại như một thứ tất yếu trong các mối quan hệ kinh tế quốc tế cho dù hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đến đâu đi chăng nữa. Nhất là trong thời đại môi trường kinh doanh phức tạp như hiện nay thì nguy cơ xảy ra tranh chấp là không thể tránh khỏi, nó xuất hiện bởi nhiều lý do khác nhau, cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan.19 Trong thực tế, trong quan hệ thương mại quốc tế đã xảy ra nhiều trường hợp làm phát sinh tranh chấp, có thể tìm hiểu một số nguyên nhân dẫn đến tranh chấp sau: 18 Cơ quan giải quyết tranh chấp của wto, http://www.wto.org.>the wto [truy cập ngày 20.10.2014] Phạm Ngọc Thiên Hương, luận văn : cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO - khoa luật –Trường Đại Học Cần Thơ, 2011 [trang 13] 19 GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 21 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) Pháp luật dù hoàn chỉnh đến đâu thì vẫn có khe hở pháp luật vì thế không thể bao quát hết tất cả các quan hệ có thể xảy ra.20 Một số nguyên nhân cụ thể như : do đã nhận tiền cọc trước nhưng không giao hàng vì một lý do nào đó hay vì mục đích lợi nhuận chẳng hạn. Sau khi đã nhận tiền cọc của bên mua, bên bán hàng đã không giao hàng cho bên mua mà chiếm đoạt hoặc sử dụng số tiền đó vào mục đích khác, đến khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng vẫn không tìm được hàng để giao cho bên mua. Do sự am hiểu về pháp luật còn hạn chế của các doanh nghiệp dẫn đến tình trạng không thể thực hiện tốt hợp đồng và vi phạm hợp đồng. Do sự khác nhau giữa các hệ thống pháp luật khác nhau dẫn đến sự không đồng nhất về quan điểm pháp luật trong hợp đồng hoặc sau khi đã ký hợp đồng. Mặc khác, với xu hướng phát triển kinh tế hiện nay, một quan hệ quốc tế không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi riêng tư của công ty mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của lao động của công ty, thậm chí là ảnh hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước hoặc đơn giản là vì chữ tính của doanh nghiệp mang tầm vóc quốc gia. Chính vì vậy, tất cả các quốc gia đều có xu hướng bảo vệ, bảo hộ lợi ích của doanh nghiệp của quốc gia mang màu cờ sắc áo của chính mình. 1.2.5.2 Các căn cứ giải quyết tranh chấp theo WTO Tổ chức thương mại thế giới qua thời gian dài hoạt động đã giải quyết rất nhiều vụ tranh chấp và đã thực sự trở thành một cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả và đáng tin cậy. Để làm được điều này, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO phải giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và chính xác dựa vào các căn cứ làm cơ sở để giải quyết vấn đề như phạm vi điều chỉnh, chủ thể, nội dung và đối tượng tranh chấp. Cụ thể dựa vào các căn cứ như sau: Phạm vi điều chỉnh của WTO: khi gia nhập WTO đồng nghĩa với việc các nước thành viên phải tuân thủ những quy định ràng buộc mà WTO đặt ra, và WTO cũng chỉ có quyền giải quyết những tranh chấp trong phạm vi Hiệp định thành lập WTO và hiệp định các thỏa thuận khác của WTO. Tóm lại phạm vi tranh chấp là các vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của các hiệp định đa phương, hiệp định nhiều bên ký kết trong khuôn khồ WTO.21 Bởi vì thế, phạm vi tranh chấp bao gồm các vấn đề thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, 20 Phạm Ngọc Thiên Hương, luận văn : cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO - khoa luật –Trường Đại Học Cần Thơ, 2011 [trang 13] 21 Phạm Ngọc Thiên Hương, tham khảo từ luận văn: cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO-khoa luật –Trường Đại Học Cần Thơ, 2011[trang 14] GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 22 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) quyền sở hữu trí tuệ, đầu tư nước ngoài, các nguyên tắc của hệ thống thương mại đa phương,… Chủ thể : chủ thể tranh chấp phải là các quốc gia thành viên. Sở dĩ chủ thể tranh chấp phải là các quốc gia thành viên của WTO vì quốc gia không phải là thành viên của WTO sẽ không phải thực hiện những quy định ràng buộc của WTO. Còn đối với các quốc gia thành viên chính thức thì phải tuân theo những quy định của WTO trong đó có cả quy định về sự phán xét về các hành vi thương mại của quốc gia thành viên cũng như thừa nhận hiệu lực của các phán quyết đó. Vì thế WTO chỉ có thể giải quyết các tranh chấp trong khuôn khổ của mình quản lý, nghĩa là giữa các nước thành viên với nhau, chứ không phải giữa một nước nước thành viên và một nước không phải là thành viên. Nội dung tranh chấp: WTO là tổ chức thương mại quốc tế bao gồm các thành viên là các quốc gia độc lập có chủ quyền, cùng nhau đàm phán, nhất trí thành lập thông qua việc ký kết các Hiệp định của WTO. Các Hiệp định này quy định về quyền và nghĩa vụ và ràng buộc tránh nhiệm thực hiện của các quốc gia thành viên. Đối tượng tranh chấp: là những hành vi thương mại ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế nào đó của một quốc gia, thông qua hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến hoạt động thương mại của một quốc gia, bằng nhiều nguyên nhân khác nhau như đã nêu ở trên, các hành vi này gây thiệt hại hoặc có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nước thành viên khác và bị các quốc gia này khiếu nại lên WTO để giải quyết tranh chấp. GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 23 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) CHƯƠNG 2 CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) 2.1. Các cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ và nhanh chóng của các quan hệ kinh tế-thương mại quốc tế, cơ chế giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ của tổ chức thương mại quốc tế cũng đã được thiết lập với mục đích lớn nhất là đảm bảo việc thực hiện đầy đủ nghiêm túc các qui định trong các Hiệp định của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, ngăn chặn các biện pháp thương mại vi phạm các Hiệp định, góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu lớn của WTO. Để quản lý tốt nhất các quan hệ ấy tất yếu phải cần có các cơ quan đứng ra tổ chức, giám sát hoạt động và điều hành quản lý. Các chủ thể đó bao gồm: cơ quan giải quyết tranh chấp (Dispute Settlement Body-DSB); Tổng giám đốc và Ban thư ký WTO; Ban Hội Thẩm; cơ quan phúc thẩm; trọng tài; Các chuyên gia và một số tổ chức chuyên môn. 2.1.1 Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) DSB không phải là cơ quan độc lập nằm ngoài cơ cấu tổ chức chung của WTO mà thực chất cơ quan này chính là đại hội đồng của WTO, căn cứ vào khoản 3 Điều IV của Hiệp định thành lập WTO quy định: “Khi cần thiết Đại Hội đồng sẽ được triệu tập để đảm nhận phần trách nhiệm của Cơ quan Giải quyết tranh chấp được quy định tại Thoả thuận về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp”. DSB bao gồm đại diện của tất cả các thành viên của WTO. DSB có quyền thành lập Ban hội thẩm, thông qua các báo cáo của Ban hội thẩm và của Cơ quan phúc thẩm, giám sát việc thi hành các quyết định, khuyến nghị giải quyết tranh chấp, cho phép đình chỉ thực hiện các nghĩa vụ và nhượng bộ hay trả đũa khi thành viên không tuân thủ phán quyết (Khoản 1 Điều 2 DSU). Tuy nhiên, DSB chỉ là cơ quan thông qua quyết định chứ không trực tiếp thực hiện việc xem xét giải quyết tranh chấp.22 DSB họp khi cần thiết, nhằm tuân thủ thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 2 DSU. Thông thường, DSB có một cuộc họp thường kỳ mỗi tháng. Khi một Thành viên đề nghị họp, Tổng giám đốc WTO sẽ tổ chức thêm các cuộc họp đặc biệt. Nhân viên Ban thư ký WTO hỗ trợ về mặt hành chính cho DSB (khoản 1 Điều 27 DSU). Việc ra quyết định trong DSB cũng tuân thủ các nguyên tắc chung về giải quyết tranh chấp nêu trên. Quy định này được thể hiện tại các khoản 1 Điều 2, khoản 4 Điều 2, khoản 1 Điều 6, khoản 4 Điều 16, khoản 14 Điều 17, Khoản 6 Điều 22 của DSU. Nội dung của các điều khoản trên đề cập tới các nguyên tắc đồng thuận, đồng thuận nghịch, được các bên chấp nhận…Các quyết định 22 Cơ quan giải quyết tranh chấp của wto, http://www.wto.org.>the wto [truy cập ngày 20.10.2014] GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 24 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) của DSB được thông qua theo nguyên tắc đồng thuận phủ quyết. Đây là một nguyên tắc mới theo đó một quyết định chỉ không được thông qua khi tất cả thành viên DSB bỏ phiếu không thông qua. Điều này đồng nghĩa với việc các quyết định của DSB hầu như được thông qua tự động vì khó có thể tưởng tượng một quyết định có thể bị bỏ phiếu chống bởi tất cả các thành viên DSB. Nguyên tắc này khắc phục được nhược điểm cơ bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong GATT 1947 nơi áp dụng nguyên tắc đồng thuận truyền thống - mọi quyết định chỉ được thông qua khi tất cả các thành viên bỏ phiếu thông qua (mỗi thành viên đều có quyền phủ quyết quyết định) – một rào cản trong việc thông qua các quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp. 2.1.2. Cơ quan Phúc thẩm (SAB) Cơ quan Phúc thẩm được thành lập vào năm 1995 theo Điều 17 của Bản Ghi nhớ về các Quy tắc và Thủ tục Giải quyết tranh chấp ( DSU ). Cơ quan phúc thẩm có thể giữ nguyên, sữa đổi hoặc đảo ngược những phát hiện và kết luận pháp lý của một bảng điều khiển, và cơ quan phúc thẩm Reports, một khi được thông qua bởi cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB), phải được chấp nhận bởi các bên tranh chấp. Cơ quan Phúc thẩm có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ. Giai đoạn xét xử phúc thẩm là giai đoạn thứ hai và cuối cùng trong hệ thống giải quyết tranh chấp mang tính xét xử theo DSU. Không giống như Ban hội thẩm được thành lập theo từng vụ tranh chấp cụ thể sau khi có yêu cầu của bất kỳ bên tranh chấp và chấm dứt tồn tại sau khi tranh chấp đã được giải quyết, Cơ quan phúc thẩm được thành lập và duy trì hoạt động với tính chất là một cơ quan thường trực của DSB. Nếu một bên tranh chấp gửi đơn kháng cáo đối với báo cáo của Ban hội thẩm thì Cơ quan phúc thẩm sẽ xem xét lại các vấn đề pháp lý bị kháng cáo và có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc quyết định ngược lại các ý kiến của Ban hội thẩm (khoản 13 Điều 17 DSU). Cơ quan phúc thẩm gồm 7 người và mỗi vụ việc sẽ do 3 người xét xử (Ban phúc thẩm) (Điều 17 DSU). DSB thành lập Cơ quan phúc thẩm từ năm 1995 và đã chỉ định 7 Thành viên đầu tiên của Cơ quan phúc thẩm. Việc chỉ định này dựa trên cơ sở đồng thuận (khoản 4 Điều 2 DSU), nhiệm kỳ 4 năm và mỗi người có thể được tái bổ nhiệm một lần (Điều 17 DSU). Nhiệm kỳ của 3 trong số 7 người được bổ nhiệm ngay sau khi Hiệp định WTO có hiệu lực sẽ hết hạn sau 2 năm. Người được bổ nhiệm thay thế một người mà nhiệm kỳ chưa hết có thể giữ vị trí đó trong thời gian nhiệm kỳ còn lại của người tiền nhiệm. Như vậy, trung bình cứ 2 năm thì thay đổi một số Thành viên của Cơ quan phúc thẩm. Việc quy định như vậy nhằm đảm bảo cho Cơ quan phúc thẩm luôn có sự luân phiên thay đổi giữa Thành viên cũ và Thành viên mới, duy trì được hoạt động bình thường của Cơ quan phúc GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 25 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) thẩm.23 Các tiêu chuẩn đối với Thành viên của Cơ quan phúc thẩm được quy định khá chi tiết trong DSU: (i) Họ là những người có uy tín, có kinh nghiệm chuyên môn về pháp luật, thương mại quốc tế và những lĩnh vực thuộc diện điều chỉnh của WTO; (ii) Họ không được liên kết với bất kỳ một Chính phủ nào, với tư cách Thành viên Cơ quan phúc thẩm thì họ sẽ đại diện rộng rãi cho tất cả các Thành viên WTO; (iii) Họ phải sẵn sàng tham gia làm việc bất cứ lúc nào, phải theo kịp các hoạt động giải quyết tranh chấp và các hoạt động liên quan của WTO; (iv) Họ không được tham gia vào việc xem xét các tranh chấp khi có thể tạo ra xung đột lợi ích trực tiếp hay gián tiếp (khoản 3 Điều 17 DSU). Trong Cơ quan phúc thẩm, lúc nào cũng có 3 hoặc 4 Thành viên là công dân của nước Thành viên đang phát triển. Tuy nhiên, việc lựa chọn 3 Thành viên để lập Ban phúc thẩm sẽ được thực hiện ngẫu nhiên. Nhiệm vụ hỗ trợ về mặt luật pháp và hành chính của Cơ quan phúc thẩm do Ban thư ký của Cơ quan phúc thẩm thực hiện (khoản 7 Điều 17 DSU). 2.1.3 Ban hội thẩm (Panel) Ban hội thẩm gồm 3 hội thẩm viên, trừ khi các bên tranh chấp đồng ý một Ban hội thẩm gồm 10 hội thẩm viên trong vòng 10 ngày kể từ ngày thành lập Ban hội thẩm (khoản 5 Điều 8 DSU). Các hội thẩm viên được DSB lựa chọn trên cơ sở danh sách các chuyên gia do Ban thư ký WTO giới thiệu và được thông báo cho các Thành viên WTO. Trong trường hợp vụ tranh chấp xảy ra giữa một Thành viên phát triển và một Thành viên đang phát triển, nếu có yêu cầu của Thành viên đang phát triển, thì Ban hội thẩm sẽ có ít nhất một hội thẩm viên là công dân Thành viên đang phát triển (khoản 10 Điều 8 DSU). Ban hội thẩm có chức năng xem xét vấn đề tranh chấp trên cơ sở các qui định trong các Hiệp định của WTO mà Bên nguyên đơn viện dẫn như là căn cứ cho đơn kiện để giúp DSB đưa ra khuyến nghị/quyết nghị thích hợp cho các bên tranh chấp. Kết quả công việc của Ban hội thẩm là một báo cáo trình DSB thông qua, giúp DSB đưa ra các khuyến nghị đối với các Bên tranh chấp. Trên thực tế, đây là cơ quan trực tiếp giải quyết tranh chấp mặc dù không nắm quyền quyết định (bởi với nguyên tắc đồng thuận phủ quyết mọi vấn đề về giải quyết tranh chấp khi đã đưa ra trước DSB đều được “tự động” thông qua). 23 Lê Thị Hồng Hải, Cơ Chế Giải Quyết Tranh chấp Trong Khuôn Khổ WTO, luận văn Thạc Sĩ ngành luật Quốc tế,mã số 60 38 60 GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 26 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) Các thành viên Ban hội thẩm được lựa chọn trong số các quan chức chính phủ hoặc các chuyên gia phi chính phủ không có quốc tịch của một Bên tranh chấp hoặc của một nước cùng là thành viên trong một Liên minh thuế quan hoặc Thị trường chung với một trong các nước tranh chấp (ví dụ: Liên minh Châu Âu). Ban hoạt động độc lập, không chịu sự giám sát của bất kỳ quốc gia nào. Chức năng của Ban hội thẩm là hỗ trợ DSB làm tròn trách nhiệm theo DSU và các hiệp định có liên quan (Điều 11 DSU). Do vậy, Ban hội thẩm cần phải đánh giá một cách khách quan về các vấn đề tranh chấp, gồm cả việc đánh giá thực tế vụ việc, khả năng áp dụng, sự phù hợp của các hiệp định có liên quan và tiến hành những điều tra khác có thể giúp DSB trong việc đưa ra các khuyến nghị hoặc phán quyết được quy định trong các hiệp định có liên quan. Ban hội thẩm sẽ đều đặn tham vấn với các bên tranh chấp và tạo cho họ những cơ hội như nhau để đưa ra một giải pháp thoả đáng đối với cả hai bên. Bên cạnh đó, một chủ thể quan trọng không thể thiếu trong cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức thương mại thế giới là Tổng giám đốc WTO và Ban thư ký WTO. Tổng giám đốc WTO có thể tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp trong các giai đoạn khác nhau (có thể là giai đoạn tham vấn hay giai đoạn hội thẩm tùy vào tính chất của cuộc tranh chấp).24 Tổng giám đốc sẽ làm người môi giới, người hòa giải hoặc trung gian trước khi có đề nghị thành lập Ban hội thẩm. Cơ quan chịu trách nhiệm hỗ trợ về mặt hành chính và pháp lý cho Ban hội thẩm là Ban thư ký WTO 2.2 Nguyên tắc giải quyết tranh chấp của cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO Bình đẳng trong thương mại quốc tế là một trong những yếu tố đảm bảo cho nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Với con số 160 nước thành viên(tính đến 26/6/2014) cùng tham gia bình đẳng vào các luật lệ của tổ chức này và đáp ứng được yêu cầu “điều hành tự chủ trong việc điều hành các mối quan hệ ngoại thương và các vấn đề khác quy định trong hiệp định” ( điều XII, Hiệp định Marrakesh thành lập tổ chức thương mại thê giới 1994). Về cơ bản cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO thực hiện dựa trên nguyên tắc: Hiệu quả-Nhanh chóng-Công bằng. Khi giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các nước thành viên của WTO, DSB phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản nhất, đó là nguyên tắc không phân biệt đối xử, nguyên tắc công khai và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, nguyên tắc bảo hộ thông qua thuế quan, nguyên tắc tiếp cận thị trường, nguyên tắc bảo hộ và phòng ngừa bất trắc25. 24 Giới thiệu cơ chế giải quyết tranh chấp, www.trungtamwto.vn/wto/gioi-thieu-co-che-giai-quyet-tranh-chap/van-bandieu-chinh-hoat-dong-giai-quyet-tranh-chap-trong, [ngày truy cập 19/9/2014] 25 Lê Thị Hồng Hải, Cơ Chế Giải Quyết Tranh chấp Trong Khuôn Khổ WTO, luận văn Thạc Sĩ ngành luật Quốc tế,mã số 60 38 60 GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 27 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) Ngoài các nguyên tắc nói trên, khi giải quyết tranh chấp WTO còn có những nguyên tắc cụ thể sau: i) Nguyên tắc đồng thuận phủ quyết (hay “đồng thuận nghịch”): Nguyên tắc này có nghĩa là phán quyết của DSB sẽ không được thông qua nếu tất cả các nước thành viên đều phản đối. Ban hội thẩm, thông qua báo cáo dựa trên kết quả của đồng thuận nghịch ii) Nguyên tắc bí mật: Dựa trên quy định tại Điều 4.6 DSU: “6.Quá trình tham vấn phải được giữ bí mật,và không được gây phương hại đến bất ký thành viên nào trong bất kỳ một quy trình tố tụng tiếp theo nào…” Điều 17.10 DSU : “10.Quá trình tố tụng của cơ quan phúc thẩm phải được giữ kín.Các báo cáo của Cơ quan phúc thẩm phải được soạn thảo không có sự tham gia của các bên tranh chấp và theo tinh thần của các thông tin được cung cấp và các ý kiến được đưa ra.” iii) Nguyên tắc không phân biệt đối xử: Dựa trên nguyên tắc bình đẳng nên bất cứ thành viên nào nếu cảm thấy bị thiệt hại thì có quyền viện dẫn đến các quy tắc và thủ tục của cơ chế giải quyết tranh chấp để chính thức phản đối lại các biện pháp đó lên WTO. iv) Nguyên tắc đối xử đặc biệt với các nước đang và kém phát triển: Nguyên tắc này quy định sự quan tâm đặc biệt của các nước thành viên dành cho các nước đang và kém phát triển. Cụ thể tại khoản 10 điều 4 DSU (trong khi tham vấn, các thành viên khác phải đặc biệt chú ý đến quyền lợi của các nước đang phát triển). 2.3. Quy trình và thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO Thủ tục giải quyết tranh chấp theo cơ chế của WTO trải qua các giai đoạn: tham vấn, hội thẩm, kháng cáo và phúc thẩm, thi hành phán quyết. Tuy nhiên, không phải bất kỳ tranh chấp nào cũng qua bốn giai đoạn trên. Tranh chấp có thể dừng lại ở bất kỳ thời điểm nào trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên tranh chấp. 2.2.1 Giai đoạn tham vấn (consultation) Giai đoạn đầu tiên của giải quyết tranh chấp theo cơ chế của WTO là tham vấn. Tham vấn là việc các nước tranh chấp tiến hành đàm phán với nhau để đưa ra một thỏa thuận thống nhất về việc giải quyết tranh chấp. Tham vấn là thủ tục bắt buộc các bên phải tiến hành, chỉ khi các bên đã tham vấn hay đàm phán với nhau mà không đạt được hiệu quả thì mới tiến hành các quy trình tiếp theo của GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 28 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) cơ chế giải quyết tranh chấp. Quy trình này nhằm tránh sự đối đầu giữa các thành viên của WTO khi giải quyết các tranh chấp phát sinh.26 Đặc điểm của giai đoạn này là được thực hiện bí mật và dựa trên tinh thần hợp tác giữa các bên. Hoạt động dựa trên cơ chế: Bên có khiếu nại trước hết phải đưa ra yêu cầu tham vấn bên kia (Điều 4 DSU). Bên được tham vấn phải trả lời trong thời hạn 10 ngày và phải tiến hành tham vấn trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu. Bên được tham vấn có nghĩa vụ “đảm bảo việc xem xét một cách cảm thông và tạo cơ hội thỏa đáng” cho bên yêu cầu tham vấn. Ngoài ra cũng có trường hợp đặc biệt là hàng hóa có nguy cơ bị hư hỏng hay đang đi đường thì bên tham vấn phải trả lời trong vòng 10 ngày và sau 20 ngày nếu không thể giải quyết thì bên khiếu nại có thể yêu cầu thành lập ban hội thẩm. Hội thẩm là giai đoạn DSB tiến hành giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của ban hội thẩm. Cơ sở pháp lý để DSB thành lập Ban hội thẩm là yêu cầu bằng văn bản của nguyên đơn đối với việc thành lập ban hội thẩm. Trong đó có nguyên đơn cần nêu rõ thủ tục tham vấn đã được các bên tiến hành nhưng tranh chấp vẫn chưa được giải quyết, đồng thời nêu ra những cơ sở pháp lý cho việc nộp đơn thành lập Ban hội thẩm. 2.2.2 Giai đoạn hội thẩm Giai đoạn thứ hai của tiến trình giải quyết theo cơ chế của WTO là thủ tục tố tụng tại ban hội thẩm. Khi có yêu cầu thành lập ban hội thẩm của nước khiếu nại, DSB sẽ nhóm họp để xem xét yêu cầu này. Ban hội thẩm sẽ được thành lập vào phiên họp tiếp theo của DSB, ngoại lệ là khi DSB quyết định trên cơ sở nhất trí không thành lập ban hội thẩm. Nhiệm vụ của ban hội thẩm là đánh giá khách quan về vấn đề tranh chấp, bao gồm cả các tình tiết thực tế, khả năng áp dụng các hiệp định, thỏa thuận có liên quan của WTO và tìm hiểu điều tra thêm để hổ trợ DSB đưa ra các khuyến nghị hoặc phán quyết. Yêu cầu thành lập ban hội thẩm phải được lập thành văn bản. Văn bản yêu cầu này phải ghi rõ thủ tục tham vấn đã được tiến hành nhưng tranh chấp chưa được giải quyết, xác định rõ các biện pháp đang được bàn cãi và cung cấp tóm tắt ngắn gọn về cơ sở pháp lý của đơn kiện và trình bày vấn đề một cách rõ ràng. Trong trường hợp bên nộp đơn yêu cầu thành lập ban hội thẩm với các điều kiện khác với các điều khoản tham chiếu thì văn bản yêu cầu này sẽ kèm theo văn bản đề xuất về các điều khoản tham chiếu đặc biệt. 26 Giới thiệu cơ chế giải quyết tranh chấp, www.trungtamwto.vn/wto/gioi-thieu-co-che-giai-quyet-tranh-chap/van-bandieu-chinh-hoat-dong-giai-quyet-tranh-chap-trong, [ truy cập ngày 20-10-2014] GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 29 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) Khi thành lập ban hội thẩm, DSB có thể ủy quyền cho chủ tịch DSB soạn thảo các điều khoản tham chiếu của ban hội thẩm với sự tham vấn của các bên tranh chấp. Các điều khoản tham chiếu được soạn thảo như vậy sẽ được gữi tới các thành viên, nếu các bên thỏa thuận điều khoản tham chiếu khác với điều khoản tham chiếu chuẩn thì bất kỳ thành viên nào cũng có thể nêu vấn đề liên quan đến các điều khoản đó với DSB. Ban thư ký WTO sẽ đề nghị tên của ba người tham gia ban hội thẩm cho các bên có tranh chấp lựa chọn, kèm theo danh sách các ứng cử viên có trình độ. Nếu trong vòng 20 ngày sau ngày thành lập ban hội thẩm mà không có sự nhất tri về thành phần ban hội thẩm theo yêu cầu của bất cứ bên nào, Tổng giám đốc WTO, sau khi tham vấn với chủ tịch DSB và chủ tịch hội đồng hoặc các ủy ban có liên quan sẽ quyết định thành lập ban hội thẩm bằng việc bổ nhiệm các hội thẩm từ những người mà giám đốc cho là thích hợp nhất với bất kỳ quy tắc hoặc thủ tục đặc biệt hoặc bổ sung có liên quan được áp dụng cho tranh chấp đó. Sau khi tham vấn với các bên tranh chấp chủ tịch DSB sẽ thông báo sẽ thông báo cho các thành viên về thành phần của ban hội thẩm đã được thành lập không quá 10 ngày kể từ ngày chủ tịch DSB nhận được yêu cầu như trên.27 Thủ tục làm việc của Ban hội thẩm Các cuộc họp của ban hội thẩm được tiến hành họp kín. Các bên tranh chấp và những bên có liên quan chỉ được có mặt tại các buổi họp khi được ban hội thẩm mời tham dự. Việc nghị án của ban hội thẩm và những tài liệu được đệ trình lên sẽ được giữ bí mật. Các bên tranh chấp có quyền nêu quan điểm, ý kiến của mình. Các thành viên sẽ coi thông tin do một thành viên khác cung cấp là thông tin bí mật nếu thành viên đó cho rằng đó là thông tin bí mật. Các bên sẽ phải đệ trình lên ban hội thẩm một bản chi tiết về hồ sơ khởi kiện, những thông tin chi tiết này sẽ được giữ bi mật. Bên cạnh đó, các bên tranh chấp cũng sẽ phải cung cấp một bản tóm tắt về những thông tin chứa trong bản đệ trình đó và được công bố công khai cho tất cả các thành viên khác của WTO nhằm mục đích công khai hóa trong quá trình tố tụng. Thông qua Báo cáo của Ban hội thẩm (Adoption of Panel Report) Báo cáo của Ban hội thẩm được chuyển cho tất cả các thành viên WTO và được DSB thông qua trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Báo cáo được chuyển cho các thành viên trừ khi một Bên tranh chấp quyết định kháng cáo hoặc DSB đồng thuận phủ quyết Báo cáo (các Bên tranh chấp và các thành viên WTO khác có quyền đưa ra ý phản đối có kèm theo lý 27 Tổ chức thương mại thế giới, ”understanding the wto”, Geneva 2008 pp.101-108 [ngày truy cập 21-10-2014] GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 30 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) do bằng văn bản đối với Báo cáo của Ban hội thẩm chậm nhất là 10 ngày trước khi DSB họp để thông qua Báo cáo). Báo cáo của Ban hội thẩm được lập thành văn bản trong đó phải có các nội dung sau: trình bày các tình tiết thực tế của vụ việc, tường trình về việc áp dụng các qui định của WTO trong các vấn đề liên quan, kết luận và các khuyến nghị cùng với các căn cứ dẫn tới kết luận, khuyến nghị đó.28 2.2.3 Giai đoạn xét xử của ban hội thẩm Giai đoạn xét xử tại ban hội thẩm bao gồm các bước: Bước 1: Trước phiên họp đầu tiên Bước 2: Xem xét của ban hội thẩm Bước 3: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia Bước 4: Lập báo cáo sơ bộ Bước 5: Lập báo cáo cuối cùng Bước 6: Thông qua báo cáo cuối cùng Thủ tục hoạt động của Ban hội thẩm được qui định tại Điều 12 DSU. Ban hội thẩm, sau khi tham khảo ý kiến của các Bên liên quan sẽ ấn định một thời gian biểu cụ thể cho phiên xét xử đầu tiên (các Bên trình bày các văn bản giải trình tình tiết vụ việc và các lập luận liên quan), phiên xét xử thứ hai (đại diện và luật sư của các Bên lần lượt trình bày ý kiến và trả lời các câu hỏi của Ban hội thẩm – oral hearings). Sau phiên xét xử thứ hai, Ban hội thẩm soạn thảo và chuyển đến các bên phần Tóm tắt nội dung tranh chấp của báo cáo để họ cho ý kiến trong một thời hạn nhất định. Trên cơ sở các ý kiến này, Ban hội thẩm đưa ra Báo cáo tạm thời (mô tả vụ việc, các lập luận, kết luận của Ban hội thẩm). Các Bên cho ý kiến về Báo cáo này. Nếu có yêu cầu, Ban hội thẩm có thể tổ chức thêm một phiên họp bổ sung để xem xét lại tổng thể các vấn đề liên quan. Sau đó Ban hội thẩm soạn thảo Báo cáo chính thức để gửi đến tất cả các thành viên WTO và chuyển cho DSB thông qua. Trong quá trình xem xét vụ việc, Ban hội thẩm có thể tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau hoặc thành lập nhóm chuyên gia để tư vấn cho Ban về các vấn đề kỹ thuật hoặc môi trường. 28 Giới thiệu cơ chế giải quyết tranh chấp, www.trungtamwto.vn/wto/gioi-thieu-co-che-giai-quyet-tranh-chap/van-bandieu-chinh-hoat-dong-giai-quyet-tranh-chap-trong [truy cập ngày 21-10-2014] GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 31 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) Tài liệu lưu hành trong quá trình hoạt động của Ban hội thẩm và các phiên họp thảo luận phải được giữ bí mật nhằm đảm bảo tính khách quan, độc lập của Ban. Tuy nhiên một Bên tranh chấp có quyền công khai các tài liệu mà mình đã cung cấp cho Ban hội thẩm. 2.2.4 Giai đoạn kháng cáo và phúc thẩm Chỉ có các bên tranh chấp mới có quyền kháng cáo báo cáo của ban hội thẩm. Tuy nhiên, bên thứ 3 đã được tham gia vào giai đoạn xét xử tại ban hội thẩm cũng có thể đệ trình văn bản đến cơ bản phúc thẩm và sẽ được tạo cơ hội được trình bày các vấn đề liên quan đến lợi ích của mình gắn với tranh chấp. Thỏa thuận DSU quy định rằng kháng cáo chỉ có thể được thực hiện trước DSB Phạm vi xem xét kháng cáo của cơ quan phúc thẩm sẽ được giới hạn ở những vấn đề pháp luật được đề cập tới trong báo cáo của ban hội thẩm chứ không mở rộng phạm vi tranh chấp. Cơ quan phúc thẩm sẽ đề cập đến từng vấn đề được nêu ra trong suốt quá trình tố tụng phúc thẩm. Thời hạn xem xét kháng cáo không quá 60 ngày kể từ ngày một bên tranh chấp chính thức thông báo quyết định kháng cáo của mình tới ngày cơ quan phúc thẩm chuyển báo cáo của mình lên DSB. Khi cơ quan phúc thẩm thấy mình không thể cung cấp báo cáo trong vòng 60 ngày cơ quan này sẽ thông báo cho DSB bằng văn bản lý do trì hoãn cùng với khoản thời gian dự kiến sẽ đề trình báo cáo.Tiến trình này không được vượt quá 90 ngày trong bất cứ trường hợp nào. Báo cáo của cơ quan phúc thẩm đã được DSB thông qua trở thành phán quyết của DSB và các bên tranh chấp phải thi hành. Không có bên nào có quyền kháng cáo báo cáo của cơ quan phúc thẩm và phán quyết của DSB. Trình tự Phúc thẩm (Appelate Review) Các bên tranh chấp có thể kháng cáo các vấn đề pháp lý trong Báo cáo của Ban hội thẩm (yêu cầu phúc thẩm) trên cơ sở yêu cầu chính thức bằng văn bản. Khi có yêu cầu này thủ tục phúc thẩm sẽ được bắt đầu. Trong quá trình làm việc của SAB, các Bên tranh chấp và các Bên thứ ba có quyền đệ trình ý kiến bằng văn bản hoặc trình bày miệng tại phiên họp của cơ quan này. Hoạt động của SAB được giữ bí mật. Việc xem xét và đưa ra Báo cáo phải được thực hiện với sự tham gia của các Bên tranh chấp. Cơ quan Phúc thẩm ra Báo cáo trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kháng cáo (trường hợp có yêu cầu gia hạn thì có thể kéo dài thêm 30 ngày nữa nhưng phải thông báo lý do cho DSB biết). Báo cáo này có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc loại bỏ các vấn đề và kết luận pháp GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 32 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) lý của Ban hội thẩm. Các Bên không có quyền phản đối Báo cáo này. DSB thông qua Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm trong thời hạn 30 ngày kể từ khi Báo cáo của SAB được chuyển đến tất cả các thành viên trừ khi DSB đồng thuận phủ quyết.29 2.2.5 Giai đoạn thi hành phán quyết Theo quy định của thỏa thuận DSU, việc thi hành khuyến nghị và phán quyết của DSB là bắt buộc để đảm bảo tranh chấp hữu hiệu. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo báo cáo của ban hội thẩm hoặc cơ quan phúc thẩm, DSB sẽ tiến hành một cuộc họp để xem xét vấn đề thi hành khuyến nghị và phán quyết của DSB, tại cuộc họp này bên thua kiện phải thông báo cho DSB về các dự định của mình đối với việc thực hiện các khuyến nghị và phán quyết của DSB.Nếu không thể thực hiện ngay lập tức các khuyến nghị và phán quyết của DSB thì thành viên liên quan sẽ có một khoảng thời gian hợp lý để thực hiện. DSB giám sát việc thực hiện các khuyến nghị hoặc phán quyết đã được thông qua bất kỳ một nước thành viên nào cũng có thể nêu vấn đề thực hiện các khuyến nghị hoặc phán quyết tại DSB bất cứ thời điểm nào, trừ khi DSB có quyết định khác, vấn đề thực hiện các khuyến nghị hoặc phán quyết sẽ được đưa vào chương trình nghị sự tại cuộc họp của DSB sau 6 tháng kể từ ngày ấn định khoảng thời gian hợp lý nêu trên và sẽ vẫn nằm trong chương trình nghị sự của DSB cho tới khi vấn đề được giải quyết.Ít nhất 10 ngày trước mỗi cuộc họp của DSB, nước thành viên thi hành phải cung cấp cho DSB văn bản báo cáo tình hình tiến triển việc thực hiện các khuyến nghị hoặc phán quyết này. Nếu trong trường hợp một nước đang phát triển khởi xướng vụ kiện, thì trong quá trình giám sát thi hành phán quyết, DSB có những biện pháp thích hợp để thực hiện chế độ ưu đãi đối với nước đang phát triển. Liên quan đến vấn đề này, DSB không chỉ chú ý đến phạm vi thương mại của biện pháp bị khiếu nại, mà còn tính đến ảnh hưởng của biện pháp đó đối với kinh tế của nước đang phát triển này. Khi hết thời hạn thi hành phán quyết mà bên vi phạm đã thua kiện không chịu điều chỉnh biện pháp thương mại bị khiếu nại cho phù hợp với các nghĩa vụ theo các hiệp định thỏa thuận có liên quan của WTO thì bên thắng kiện có thể yêu cầu bồi thường hoặc tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác. Bồi thường hoặc áp dụng biện pháp trả đũa chỉ là biện pháp giải quyết không được thi hành trong một “khoảng thời gian hợp lý”. 29 Giới thiệu cơ chế giải quyết tranh chấp, www.trungtamwto.vn/wto/gioi-thieu-co-che-giai-quyet-tranh-chap/van-bandieu-chinh-hoat-dong-giai-quyet-tranh-chap-trong [truy cập ngày 21-10-2014] GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 33 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) Như vậy, trọng tâm của thỏa thuận của DSU là việc thi hành các nhượng bộ không được coi là biện pháp giải quyết thay thế cho việc thực hiện các khuyến nghi và phán quyết của DSB. Theo thỏa thuận DSU, bồi thường phải mang tính chất tự nguyện và phù hợp với các hiệp định thuộc diện điều chỉnh của DSU. Bên khởi kiện có thể yêu cầu được bồi thường ngay khi thời hạn thi hành các phán quyết đã hết mà phán quyết không được thi hành. Thì khi được yêu cầu bồi thường, bên thua kiện phải đàm phán với bên thắng kiện về mức bồi thường. Không có quy định nào hạn chế lĩnh vực có thể bồi thường. Do vậy, các bên hữu quan có thể thương lượng để bồi thường theo thỏa hiệp hay theo các hiệp định có liên quan. Theo khoản 2, điều 22 của thỏa thuận DSU quy định nếu trong vòng 20 ngày kể từ ngày hết hạn thi hành phán quyết mà các bên không đạt được thỏa thuận về bồi thường thỏa đáng, bên thắng kiện có thể yêu cầu DSB cho phép áp dụng biện pháp trả đũa bằng cách tạm hoãn thi hành những nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác theo các hiệp định của WTO đối với bên kia. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày khi hết hạn thi hành phán quyết, DSB sẽ cho phép bên thắng kiện tiến hành trả đũa, trừ khi DSB quyết định trên cơ sở đồng thuận trả đũa.30 Tóm lại, biện pháp trả đũa chỉ được phép thực hiện trong trường hợp nước thành viên vi phạm đã thua kiện nhưng không thực hiện khuyến nghị, phán quyết và hai bên không thể đồng ý với nhau về mức độ bồi thường. Biện pháp trả đũa chỉ là biện pháp tạm thời và chỉ được áp dụng cho đến khi bên thua kiện đã loại bỏ các biện pháp trái với hiệp định của WTO, nghĩa là cho đến khi bên thi hành đã thực hiện đầy đủ các phán quyết của DSB. Để minh chứng cho việc hoạt động của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Người viết đưa ra một ví dụ cụ thể để xem xét lại cơ chế hoạt động của WTO giải quyết các vụ tranh chấp như thế thông qua một vụ kiện thực tiễn như sau: Phân tích vụ kiện về biện pháp hạn chế thương mại, phân biệt đối xử và trợ cấp giữa Hoa kỳ và Hàn Quốc (Hoa kỳ kiện Hàn Quốc về các biện pháp ảnh hưởng đến nhập khẩu thịt bò tươi, đông lạnh WT/DS 161-169) Ngày 1/2/1999, Hoa Kỳ yêu cầu tham vấn với Hàn Quốc liên quan đến qui định của nước này chỉ cho phép thịt bò nhập khẩu được bán tại các cửa hàng chuyên bán thịt nhập khẩu (hai hệ thống bán lẻ riêng biệt), hạn chế cách thức bày bán và các qui định khác hạn chế cơ hội bán thịt bò nhập khẩu. Theo Hoa Kỳ, các biện pháp này mang tính chất phân biệt đối xử giữa hàng nhập khẩu và hàng nội địa, vi phạm nguyên tắc cơ bản của WTO. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn cho rằng việc Hàn Quốc ấn định giá tính thêm khi bán thịt bò nhập khẩu, giới 30 Thỏa ước giải quyết tranh chấp dân sự và cơ chế giải quyết tranh chấp wto, Xem http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luanthoa-uoc-giai-quyet-tranh-chap-dsu-va-co-che-giai-quyet-tranh-chap-cua-wto-21234/ [ngày truy cập 22-10-2014] GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 34 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) hạn quyền nhập khẩu thịt bò trong một nhóm hạn chế các nhà nhập khẩu (trong đó có LPMO) là vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia. Thêm nữa, việc Hàn Quốc cung cấp các hình thức trợ giúp đối với ngành công nghiệp gia súc nội địa vượt quá mức trợ cấp cho phép đã vi phạm qui định về trợ cấp tại Hiệp định Nông nghiệp. Ngày 13/4/1999, Australia cũng đưa ra yêu cầu tham vấn với Hàn quốc về cùng các vấn đề.Đến ngày 15/4/1999 Hoa Kỳ yêu cầu thành lập Ban hội thẩm (vụ WT/DS161). Sau một lần hoãn, quyết định thành lập Ban hội thẩm được DSB đưa ra ngày 26/5/1999. Theo yêu cầu của Australia về việc thành lập Ban hội thẩm theo vụ kiện số WT/DS169 về cùng một vấn đề, DSB đã ra quyết định thành lập Ban hội thẩm ngày 26/7/1999. Trên cơ sở yêu cầu của Hàn quốc, căn cứ vào Điều 9.1 Thoả thuận về các Quy tắc và Thủ tục Giải quyết Tranh chấp, DSB quyết định hợp nhất khiếu kiện của Australia với khiếu kiện của Hoa Kỳ trong vụ số WT/DS161 và hai khiếu kiện này sẽ được xem xét bởi một Ban hội thẩm thành lập cho vụ WT/DS161. Ngày 4/8/1999, các thành viên của Ban hội thẩm được xác định. Báo cáo của Ban hội thẩm được gửi đến các thành viên ngày 31/7/2000 với nội dung cơ bản như sau: Một số các biện pháp của Hàn quốc là đối tượng của tranh chấp này được hưởng qui chế quá độ đến ngày 1/1/2001. Như vậy, các biện pháp đó không bị coi là vi phạm qui định WTO nhưng sau ngày 1/1/2001, chúng phải bị huỷ bỏ hoặc là vi phạm qui định WTO nhưng sau ngày 1/1/2001, chúng phải bị huỷ bỏ hoặc sửa đổi cho phù hợp với các Thoả thuận trong WTO. Qui định hạn chế việc cung cấp thịt bò trên thị trường bán buôn tại các quầy hàng đặc biệt dành cho thịt bò nhập khẩu mang biển hiệu "Quầy hàng chuyên bán thịt bò nhập khẩu" vi phạm Điều III.4 GATT 1994 (không phân biệt đối xử) và không nằm trong số các ngoại lệ qui định tại Điều XX GATT 1994. Đồng thời các qui định nghiêm ngặt của Hàn quốc về cách thức nhập khẩu, phân phối thịt bò nhập khẩu vi phạm Điều II.4 GATT 1994. Việc LPMO, chủ thể được phép nhập khẩu thịt bò, chậm trễ trong việc gọi thầu và thực tế hoạt động của chủ thể này được xác định là một hình thức hạn chế nhập khẩu, vi phạm Điều XI.1 GATT 1994 và Điều 4.2 Hiệp định Nông nghiệp. Ngoài ra, việc LPMO phân biệt giữa bò nuôi bằng cỏ với bò nuôi bằng ngũ cốc để từ đó có phân biệt về giá giữa hai loại này là trái với Điều II.1 GATT 1994. Các hình thức hỗ trợ sản xuất đối với ngành sản xuất thịt bò nội địa Hàn Quốc từ 1997 đến 1998 đã không được tính toán chính xác, vi phạm Điều 6, Điều 7.2 và Điều 3.2 Hiệp định Nông nghiệp. Ngày 11/9/2000 Hàn Quốc thông báo quyết định kháng cáo Báo cáo của Ban hội thẩm ra Cơ quan Phúc thẩm. Cơ quan này đưa ra Báo cáo ngày 11/12/2000 trong đó bác bỏ GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 35 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) các lập luận của Ban hội thẩm về việc Hàn Quốc đã vượt quá mức trợ cấp cho phép đối với ngành công nghiệp thịt bò nước này. Theo Cơ quan Phúc thẩm, cách tính toán của Ban hội thẩm trong trường hợp này là không phù hợp và các chứng cứ hiện có không đủ để chứng minh Hàn Quốc vi phạm qui định về trợ cấp trong Hiệp định Nông nghiệp. Những kết luận khác của Ban hội thẩm về việc vi phạm nghĩa vụ đối xử quốc gia, biện pháp phân biệt đối xử và hạn chế thương mại của Hàn Quốc đều được Cơ quan Phúc thẩm khẳng định lại. DSB đã thông qua Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và Báo cáo đã sửa đổi của Ban hội thẩm ngày 10/1/2001 Thông qua vụ kiện thực tiễn và lý luận về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã phân tích ở trên, người viết có thể tóm tắt quy trình giải quyết tranh chấp trong WTO như sau:31 31 Tổng hợp từ các bài luận văn của các khóa trước của Khoa Luật-Trường Đại Học Cần Thơ GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 36 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) Tham vấn và hòa giải (60 ngày) Trong toàn bộ quá trình có thể sử dụng trung gian, môi giới, hòa giải Thành lập Ban hội thẩm do DSB quyết định (45 ngày) Điều khoản tham chiếu Thành phần của Ban Hội Thẩm Ban hội thẩm xem xét vụ việc (thường là 2 cuộc họp với các bên; 1 cuộc họp với bên thứ 3) Tham khảo ý kiến chuyên gia (nếu có) Giai đoạn xem xét giữa kỳ (báo có giữa kỳ được chuyển cho các bên tranh chấp góp ý) Ban Hội thẩm triệu tập them một cuộc họp (trên cơ sở yêu cầu của các bên) Báo cáo cuối cùng của ban hội thẩm được chuyển cho các bên tranh chấp Báo cáo của Ban Hội Thẩm được chuyển tới DSB 6 tháng kể từ khi thành lập Ban hội thẩm Kháng cáo (tối đa 90 ngày) 60 ngày 60 ngày nếu không có kháng cáo DSB thông qua báo cáo của ban hội thẩm/báo cáo của cơ quan phúc 30 ngày (báo cáo phúc thẩm) thẩm Thực hiện phán quyết Tối đa 15 tháng(18 tháng nếu các bên tranh chấp thỏa thuận là có tình huống ngoại lệ) Thủ tục trọng tài (nếu có) Bồi thường và trả đũa GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 37 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VỀ VÂN ĐỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO 3.1 Những vấn đề còn tồn tại trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO Tổ chức Thương mại thế giới được coi như một thành công đặc biệt trong sự phát triển thương mại và pháp lý cuối thế kỷ XX. Nhằm đảm bảo việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các qui định trong các Hiệp định WTO, ngăn chặn các biện pháp thương mại vi phạm các Hiệp định, góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu to lớn của WTO, một cơ chế giải quyết các tranh chấp trong khuôn khổ tổ chức này đã được thiết lập. Cho đến nay, gần 20 năm được đưa vào thực hiện, có thể tự tin nói rằng cơ chế giải quyết tranh chấp này đem lại “sự đảm bảo và tính dự đoán được cho hệ thống thương mại đa phương”, và tạo điều kiện cho việc “giải quyết kịp thời” các tranh chấp. Cơ chế này là sự hiện thực hoá xu thế pháp lý hoá quá trình giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế ngày nay, dần dần thay thế các phương thức giải quyết tranh chấp mang tính chính trị, ngoại giao trong lĩnh vực này. Có thể nói WTO là một diễn đàn đàm phán các quy định thương mại quốc tế. Ngoài ra, WTO còn hoạt động như một trọng tài giải quyết các tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến việc áp dụng quy định của WTO. Một nước thành viên có thể kiện lên cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO nếu họ cho rằng một nước thành viên khác đã vi phạm quy định của WTO. Là một tổ chức quốc tế dựa trên các nghĩa vụ pháp lý, qua gần hơn 20 năm hoạt động, cơ chế giải quyết tranh chấp WTO đã thực sự trở thành một cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả, công bằng. Điều đó, đảm bảo tất cả các nước thành viên đều phải tuân thủ “luật chơi chung” của thương mại quốc tế. Nhưng, thực tiễn cho thấy cơ chế này vẫn còn tồn tại một số bất cập. DSU và các quy định đặc biệt hay bổ sung của các hiệp định thoả thuận chuyên ngành khác cũng đã bộc lộ những yếu kém, nhược điểm cần được hoàn thiện. Điều này đã được các nước WTO dự đoán ngay từ đầu vì các quy định về giải quyết tranh chấp của WTO là các quy định mới và có tính thử nghiệm mà cần được rà soát để hoàn thiện. Tuy nhiên, các nỗ lực của các nước vẫn chưa đem lại một sự thống nhất đang kể, mặc dù các nước WTO đã thống nhất tại Hội nghị Bộ trưởng Doha tháng 11/2001 là sẽ “đàm phán về việc hoàn thiện và làm rõ DSU”. Một điều quan trọng đối với đàm phán về DSU là các kết quả đàm phán của nó không được đưa vào trọn gói các kết quả đàm phán Vòng Doha, tức là có thể hiểu là Vòng Doha có thể kết thúc mà không có thoả thuận nào về kết quả đàm phán trong Doha.32 32 Cơ quan giải quyết tranh chấp DSU, http://archive.saga.vn/dictview.aspx?id=3629 [ngày truy cập 26-10-2014] GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 38 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) Thực tế, không phải tất cả các quốc gia thành viên đều tuân theo “luật chơi chung” khi họ là bên vi phạm và phải thực thi phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp. Ví dụ: Trong vụ kiện Hoa Kỳ-cấm nhập khẩu một loại tôm và các sản phẩm tôm nhất định (mà các bên thắng kiện là Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia, Pakistan. DSB đã đưa ra phán quyết buộc Hoa Kỳ gỡ bỏ cấm nhập khẩu tôm và thực hiện các biện pháp cần thiết cho phép nhập khẩu tôm và một số sản phẩm tôm nhất định theo cách thức không bị hạn chế. Thế nhưng Hoa Kỳ vẫn chưa thực hiện gỡ bỏ lệnh cấm (đồng nghĩa với hành vi không thực hiện thi hành phán quyết). Để minh chứng cho những tồn tại hiện nay của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Cùng phân tích một vụ việc cụ thể trong vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để làm rõ vấn đề, cụ thể sau: Giải quyết tranh chấp số DS350. Trong vụ Hoa Kỳ - Việc tiếp tục áp dụng phương pháp Zeroing mà nguyên đơn là các nước EC. Họ đã đệ đơn khởi kiện Hoa Kỳ lên WTO vào ngày 2/10/2006 vì cho rằng Hoa Kỳ vẫn tiếp tục áp dụng phương pháp Zeroing trong tính toán biên độ phá giá. Cụ thể, Hoa Kỳ được yêu cầu tham vấn về: Các quy định của Bộ công thương Hoa Kỳ và Hướng dẫn về chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu (phiên bản 1997). EC cho rằng Hoa Kỳ đã dựa vào các quy định vừa kể trên tiếp tục áp dụng phương pháp Zeroing để tính toán biên độ phá giá trong các kết luận cuối cùng trong các cuộc rà soát hành chính đối với hàng loạt các sản phẩm nhập khẩu từ EU và trong bất kỳ hướng dẫn đánh giá nào được ban hành theo các kết quả cuối cùng này. EC cho rằng các quy định liên quan của Hoa Kỳ, cùng với phương pháp Zeroing, thông lệ, thủ tục hành chính và các biện pháp xác định biên độ phá giá trong các cuộc rà soát đã vi phạm một số điều trong Hiệp định ADA và Hiệp định GATT 1947 (Điều 2.1, 2.4, 2.4.2, 9.1, 9.3, 9.5, 11, bao gồm 11.2 và 11.3, và 18.4 của Hiệp định ADA và Điều VI:1 và VI:2 của GATT 1994). Ngày 09/10/2006, trong yêu cầu tham vấn bổ sung, EC đã bổ sung thêm một số cuộc rà soát hành chính mà trong đó DOC đã áp dụng Zeroing để tính toán biên độ phá giá và yêu cầu đưa các vụ này vào trong danh sách yêu cầu tham vấn. Nhật Bản (10/10/2006), Thái Lan (12/10/2006), Braxin và Ấn Độ (13/10/2006) yêu cầu được tham gia vào cuộc tham vấn với tư cách bên thứ ba. Đến giai đoạn hội thẩm, nhưng tham vấn không thành công, do đó ngày 10/05/2007, EC yêu cầu DSB thành lập Ban Hội thẩm giải quyết tranh chấp vụ việc này. Tại cuộc họp ngày 22/05/2007, DSB đã trì hoãn việc thành lập Ban Hội thẩm. Tuy nhiên Ban Hội thẩm đã GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 39 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) được thành lập sau đó tại cuộc họp của DSB ngày 04/06/2007. Những nước như Đài Loan, Ấn Độ, Nhật Bản và sau đó là Braxin, Trung Quốc, Ai Cập, Hàn Quốc, Na-uy và Thái Lan yêu cầu tham gia vào vụ kiện với tư cách các bên thứ ba. Mãi đến khi Tổng giám đốc WTO chỉ định thành phần Ban hội thẩm. Kết quả là ngày 06/07/2007, thành phần của Ban Hội thẩm đã được xác định. Thiết nghĩ, ngay từ đầu cơ chế này nên quy định cụ thể là sẽ ấn định thành phần Ban hội thẩm do WTO quyết định theo từng trường hợp cụ thể, nhằm tránh mất thời gian và gây ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết tranh chấp. Ngày 01/10/2007, Chủ tịch Ban Hội thẩm thông báo với DSB rằng họ không thể hoàn thành công việc trong vòng 6 tháng do có mâu thuẫn về lịch trình làm việc. Ban Hội thẩm dự kiến hoàn thành công việc trong tháng 06/2008. Thật ra, trên thực tế thời gian trì hoãn này có thể nhiều hơn và ảnh hưởng đến các quốc gia tranh chấp. Một thực trạng đang diễn ra là thời gian giải quyết còn khá dài nên gây ảnh hưởng đến các bên tham gia tranh chấp (trong trường hợp hành vi của nước này nếu kéo dài thì sẽ ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của nước chịu tác động bởi các hành vi đó). Ngày 14/12/2007, Chủ tịch Ban Hội thẩm thông báo với DSB rằng, do một thành viên của Ban Hội thẩm xin từ nhiệm ngày 08/11/2007, các bên đồng ý bổ nhiệm một thành viên mới vào ngày 27/10/2007 và việc này đã làm trì hoãn công việc của Ban Hội thẩm. Ban Hội thẩm dự kiến sẽ hoàn thành công việc trong tháng 09/2008 (một thời gian kéo dài so với dự kiến ban đầu là tháng 06/2008). Ngày 01/10/2008, Ban Hội thẩm hoàn thành Báo cáo giải quyết tranh chấp và gửi tới tất cả các thành viên WTO. Trong đó, Ban Hội thẩm nhận thấy rằng các thủ tục mà EC bổ sung trong yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm nhưng không có trong yêu cầu tham vấn thuộc phạm vi liên quan của vụ kiện, tuy nhiên các khiếu nại của EC liên quan đến việc tiếp tục áp dụng thuế chống bán phá giá, cũng như các kết luận sơ bộ liệt kê trong yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm không thuộc phạm vi liên quan của vụ việc. Ban Hội thẩm kết luận: Hoa Kỳ đã vi phạm các nghĩa vụ của mình theo Điều 2.4.2 Hiệp định ADA do sử dụng Zeroing trong 4 cuộc điều tra liên quan trong vụ kiện này. Điều này chứng tỏ cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO còn khá phức tạp và chưa dứt khoát gây khó khăn về mặt thời gian, tài chính cho các bên tranh chấp. Đặc biệt là ảnh hường đến các nước kém phát triển. Tạo cơ hội cho các nước phát triển gây áp lực đối với các nước đang phát triển. GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 40 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) Hoa Kỳ đã hành động không nhất quán với các nghĩa vụ của mình theo Điều VI:2 của GATT 1994 và Điều 9.3 của Hiệp định ADA do sử dụng phương pháp Zeroing đơn giản trong 29 cuộc rà soát hành chính giữa kỳ là đối tượng của vụ kiện này. Hoa Kỳ đã vi phạm các nghĩa vụ của mình theo Điều 11.3 của Hiệp định ADA do sử dụng các biên độ phá giá được tính toán dựa trên phương pháp Zeroing trong các cuộc điều tra trước đó cho 8 cuộc rà soát hoàng hôn. Ban Hội thẩm áp dụng “tinh giản tài phán” (không ra phán quyết đối với các vấn đề mà trước đó đã có kết luận cho các vấn đề tương tự nó) đối với một số khiếu nại khác của EC liên quan đến việc sử dụng Zeroing trong các cuộc điều tra liên quan và việc áp dụng phương pháp Zeroing đơn giản trong các cuộc rà soát hành chính giữa kỳ liên quan, cũng như việc sử dụng các biên độ phá giá được tính toán dựa trên phương pháp Zeroing trong các cuộc điều tra trước đó cho các cuộc rà soát hoàng hôn.33 Ban Hội thẩm khuyến nghị DSB yêu cầu Hoa Kỳ sửa đổi các biện pháp của mình cho phù hợp với các nghĩa vụ của nước này theo Hiệp định WTO. Tuy nhiên, Ban Hội thẩm từ chối đưa ra đề xuất làm thế nào để Hoa Kỳ có thể thực thi các khuyến nghị và phán quyết của DSB. Ngày 04/02/2009, Báo cáo phúc thẩm được gửi tới tất cả các thành viên WTO. Trong đó, báo cáo của cơ quan Phúc thẩm ra quyết định đối với 10 vấn đề sau : Một là, bác bỏ kết luận của Ban Hội thẩm rằng EC đã vi phạm Điều 6.2 của DSU liên quan đến các khiếu nại của EC về việc tiếp tục áp thuế chống bán phá giá trong 18 vụ liên quan, thay vào đó, Cơ quan Phúc thẩm cho rằng yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm của EC đã đưa ra đúng vấn đề liên quan. Hai là, từ chối đưa ra thêm bất kỳ kết luận nào về việc liệu rằng Ban Hội thẩm có vi phạm các Điều 7.1, 7.2, 11 và 12.7 của DSU. Ba là, kết luận việc tiếp tục áp dụng các mức thuế chống bán phá giá trong 18 vụ kiện liên quan đã được xác định trong yêu cầu tham vấn, và nhận thấy rằng việc tiếp tục sử dụng phương pháp Zeroing trong các quy trình tiếp theo trong đó giữ nguyên các mức thuế trong 18 lệnh áp thuế ban đầu là các vấn đề có thể bị khiếu kiện ra WTO. 33 Một thành viên của Ban Hội thẩm có ý kiến khác với các thành viên còn lại liên quan đến các cáo buộc của EC về việc áp dụng Zeroing trong các cuộc điều tra và phương pháp Zeroing đơn giản trong các cuộc rà soát hành chính giữa kỳ. Thành viên này đồng ý với các kết luận của đa số thành viên của Ban Hội thẩm liên quan đến tất cả các khiếu nại của EC trong vụ việc này nhưng không đồng ý về các lập luận pháp lý của họ đối với các khiếu nại của EC về việc sử dụng phương pháp Zeroing đơn giản trong các cuộc rà soát hành chính giữa kỳ và, một phần, việc sử dụng Zeroing trong các cuộc điều tra ban đầu GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 41 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) Bốn là, Liên quan đến sản phẩm vòng bi (ball bearings) và các phụ kiện của nó nhập khẩu từ Italia (vụ số II), nhập khẩu từ Đức (vụ số III), nhập khẩu từ Pháp (vụ số IV) và thép tấm/mảnh cuộn không gỉ (stainless steel sheet and strips in coinls) nhập khẩu từ Đức (vụ số VI), Cơ quan Phúc thẩm nhận thấy rằng các phát hiện thực tế của Ban Hội thẩm đủ để chứng minh việc tiếp tục sử dụng Zeroing trong các quy trình tiếp theo trong đó các mức thuế được giữ nguyên và kết luận rằng việc áp dụng và tiếp tục áp dụng các mức thuế này là: Vi phạm Hiệp định ADA và GATT 1994 vì dựa trên các biên độ phá giá được tính toán thông qua phương pháp Zeroing trong các cuộc rà soát hành chính giữa kỳ; Vi phạm Hiệp định ADA do đã dựa trên biên độ phá giá được tính toán thông qua phương pháp Zeroing khi đưa ra các kết luận rà soát hoàng hôn. Năm là, từ chối đưa ra bất kỳ phán quyết nào nhằm giải quyết vụ việc và hoàn thành phân tích đối với 14 trong số 18 vụ còn lại liên quan đến các Điều 2.1, 2.4.2 và 11.2 của Hiệp định ADA, Điều VI:1 của GATT 1994, và Điều XVI:4 của Hiệp định WTO. Sáu là, bác bỏ kết luận của Ban Hội thẩm rằng khiếu nại của EC liên quan đến 4 phán quyết sơ bộ không thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Hội thẩm và từ chối yêu cầu của EC đưa ra kết luận các phán quyết này vi phạm với “các điều khoản của GATT 1994 và Hiệp định ADA được đưa ra trong giai đoạn hội thẩm”. Bảy là, ủng hộ kết luận của Ban Hội thẩm rằng 14 cuộc rà soát hành chính và hoàng hôn thuộc thẩm quyền xem xét của Ban Hội thẩm và kết luận của Ban Hội thẩm rằng Hoa Kỳ đã vi phạm Điều 9.3 của Hiệp định ADA và Điều VI:2 của GATT 1994 do đã áp dụng phương pháp Zeroing đơn giản trong 29 cuộc rà soát hành chính giữa kỳ, và do đó từ chối đưa ra phán quyết đối với các kháng cáo về điều kiện của EC. Tám là, kết luận rằng Ban Hội thẩm đã vi phạm Điều 11 của DSU khi cho rằng EC đã không chỉ ra được rằng phương pháp Zeroing đơn giản được sử dụng trong 7 cuộc rà soát hành chính giữa kỳ và do đó bác bỏ kết luận này của Ban Hội thẩm. Cơ quan Phúc thẩm hoàn thành phân tích và nhận thấy rằng EC đã chứng minh được phương pháp Zeroing đơn giản đã được sử dụng và do đó Hoa Kỳ đã vi phạm Điều VI:2 của GATT 1994 và Điều 9.3 của Hiệp định ADA khi áp dụng Phương pháp Zeroing đơn giản trong các cuộc rà soát hành chính giữa kỳ đối với thanh thép bê tông chịu lực (steel concrete reinforcing bars) nhập khẩu từ Latvia (vụ I – số 3), thanh thép không gỉ nhập khẩu từ Đức (vụ IX – số 33); thanh thép không gỉ nhập khẩu từ Đức (vụ IX – số 34); thanh thép không gỉ nhập khẩu từ Italia (Vụ XI – số 39); và mì ống (pasta) nhập khẩu từ Italia (vụ XIII – số 43). GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 42 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) Chín là, từ chối hoàn thành phân tích liên quan đến các cuộc rà soát hành chính giữa kỳ đối với thanh thép không gỉ nhập khẩu từ Pháp (vụ V – số 21) và bỏ qua khiếu nại của Hoa Kỳ rằng Ban Hội thẩm đã hành động vi phạm Điều 11 của DSU khi kết luận Hoa Kỳ vi phạm Điều 11.3 của Hiệp định ADA liên quan đến 8 cuộc rà soát hoàng hôn và do đó, ủng hộ kết luận của Ban Hội thẩm. Cuối cùng, bác bỏ yêu cầu của EC về một khuyến nghị theo Điều 19.1 của DSU Cơ quan Phúc thẩm khuyến nghị DSB yêu cầu Hoa Kỳ sửa đổi các biện pháp vi phạm của mình cho phù hợp với các nghĩa vụ của nước này theo GATT 1994 và Hiệp định ADA. Tại cuộc họp ngày 19/02/2009, DSB thông qua Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và Báo cáo của Ban Hội thẩm đã được sửa đổi. Đến giai đoạn thực thi phán quyết: tại cuộc họp của DSB ngày 20/03/2009, Hoa Kỳ thông báo với DSB ý định thực thi các khuyến nghị và phán quyết của DSB nhưng cần một khoảng thời gian hợp lý để hoàn thành. Ngày 02/06/2009, Hoa Kỳ và EC thông báo với DSB rằng họ đã đạt được thỏa thuận về khoảng thời gian hợp lý nói trên là 10 tháng, hết hạn ngày 19/12/2009. Ngày 04/01/2010, EU và Hoa Kỳ thông báo với DSB về thủ tục giám sát thực thi và bồi thường theo Điều 21 và 22 của DSU. Dựa vào những kết luận của Ban hội thẩm, các báo cáo của Cơ quan phúc thẩm và quan sát giai đoạn thi hành phán quyết của các bên liên quan cho thấy cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO còn có những tồn tại như sau: Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO còn khá phức tạp ( trong ví dụ này do tham vấn không thành công và phải kéo dài trong khoảng thời gian gần 2 năm mới thống nhất được thành phần Ban hội thẩm ). Mặc khác, cơ chế này cũng thể hiện sự chưa dứt khoát ở hai vấn đề : Để có thể khẳng định Hoa Kỳ vi phạm Hiệp Định ADA do sử dụng biên độ phá giá được tính dựa trên phương pháp Zeroing, thì tổng số cuộc điều tra là hơn 8 cuộc rà soát hoàng hôn. Sự lưỡng lự về mặt thời gian, ngày 06/11/2008, EC thông báo với DSB quyết định kháng cáo lên Cơ quan Phúc thẩm một số vấn đề pháp lý và giải thích pháp luật trong Báo cáo của Ban Hội thẩm. Ngay sau đó, ngày 18/11/2008, Hoa Kỳ cũng thông báo quyết định kháng cáo. Nhưng đến ngày 22/12/2008, Chủ tịch Cơ quan Phúc thẩm thông báo với DSB rằng họ không thể hoàn thành Báo cáo trong vòng 60 ngày do cần thêm thời gian để hoàn thiện và biên dịch Báo cáo và dự kiến hoàn thành công việc vào ngày 04/02/2009. Điều này GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 43 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) chứng tỏ cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO còn khá phức tạp và chưa dứt khoát gây khó khăn về mặt thời gian, tài chính cho các bên tranh chấp. Đặc biệt là ảnh hường đến các nước kém phát triển. Tạo cơ hội cho các nước phát triển gây áp lực đối với các nước đang phát triển. Ngoài ra, trong kết luận của Ban hội thẩm cũng cho thấy cơ chế này có vấn đề trong khâu thi hành phán quyết. Như vậy, các nước tham gia tranh chấp cho dù có thắng kiện nhưng kết quả cũng chưa hẳn được bồi thường (chưa kể những chi phí phát sinh trong quá trình tranh chấp) và Ban hội thẩm trong trường hợp này cũng không đưa ra bất kỳ biện pháp chế tài nào để bảo đảm bắt buộc các bên thua kiện phải thực thi pháp luật. Chính vì vậy, cần phải có biện pháp mạnh để quan sát và đưa ra các biện pháp bắt buộc thi hành phán quyết để các bên thua kiện bồi thường và thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, nhằm trả lại sự công bằng cho các bên thua kiện. Ngày 06/02/2012, EU và Hoa Kỳ thông báo với DSB về Biên bản ghi nhớ đưa ra lộ trình giải quyết tranh chấp giữa hai nước này. Một quãng đường khá khó khăn để đưa ra kết quả cuối cùng (từ lúc nhận được yêu cầu tham vấn ngày 02/10/2006 đến kết thúc vụ việc 06/02/2012) – khoảng thời gian 6 năm gây ảnh hưởng đến tài chính, thời gian và công sức rất nhiều từ các bên tranh chấp. Liệu đối với các quốc gia yếu thế, họ có đủ kiên nhẫn và tài chính để theo đuỗi công lý đến cùng trong khoảng thời gian 6 năm đăng đẳng này không? Chưa kể những chi phí phát sinh và những ảnh hưởng do thời gian gây ra do hành vi của bên vi phạm tác động. Như vậy, dường như đây chỉ là cuộc chiến dành cho những kẻ mạnh còn những kẻ yếu thế như những nước đang hoặc kém phát triển thì bất lợi rất nhiều trong quá trình tranh chấp. Trên đây là những phân tích và nghiên cứu của một vụ kiện được giải quyết theo cơ chế của WTO để thấy được những thực trạng cụ thể cần hoàn thiện trong tương lai. Vấn đề này đang ảnh hưởng đối với các nước thành viên. Đặc biệt các nước thành viên là các nước đang phát triển. Họ chiến đấu như thế nào trong công cuộc giành lại quyền lợi cho mình, họ học hỏi được gì từ những vụ tranh chấp họ đã tham gia với một nước phát triển rất mạnh về kinh tế. Nhưng không phải vì là nước đang phát triển nên khi tham gia vào tranh chấp lại thua kiện, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn. Hãy lấy vụ thắng kiện đầu tiên của Việt Nam khi tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO để cùng phân tích và nghiên cứu về những ưu điểm, hạn chế và ý nghĩa của vụ kiện nhìn từ góc độ là các nước đang phát triển. Đó là vụ kiện DS404-Việt Nam kiện Hoa kỳ về một số biện pháp mà nước này sử dụng trong điều tra chống bán phá giá giá tôm Việt Nam. GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 44 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) Đây là vụ kiện đầu tiên mà Việt Nam tham gia với tư cách là người đi kiện – nguyên đơn – trong khuôn khổ WTO. Đã có tới 7 nước đăng ký tham gia với tư cách là bên thứ ba: Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico, Thái Lan, Trung Quốc và Ấn Độ. Ngày bắt đầu tham vấn là ngày 01/02/2010. Ngày công bố báo cáo của ban hội thẩm là ngày 11/07/2011. Theo đó, Ban Hội thẩm đã xem xét 11 nội dung trong khiếu kiện của Việt Nam và đưa ra phán quyết với 7 nội dung có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam, nhất là về thủ tục điều tra và tính toán biên độ phá giá. Những nội dung chủ yếu của báo báo của Ban hội thẩm, như sau: Ban hội thẩm đã đồng tình khiếu kiện của Việt Nam về phương pháp “quy về 0” mà Hoa Kỳ áp dụng trong các điều tra rà soát hành chính: Ban hội thẩm kết luận phương pháp này của Hoa Kỳ (áp dụng trong các rà soát lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với tôm Việt Nam) là vi phạm Điều 2.4 và 9.3 Hiệp định về chống bán phá giá của WTO. Kết luận này phù hợp với kết luận trong nhiều tranh chấp trước đây của WTO về vấn đề tương tự; Ban hội thẩm đã bác bỏ khiếu kiện của Việt Nam về việc Hoa Kỳ hạn chế số lượng bị đơn bắt buộc: Đây là khiếu kiện duy nhất trong vụ việc mà Việt Nam chưa thắng (lý do là khiếu kiện này chỉ mang tính nguyên tắc, trong thực tế điều tra vụ tôm, không có doanh nghiệp nào trong diện liên quan); Về phía WTO họ cũng ủng hộ khiếu kiện của Việt Nam về việc Hoa Kỳ áp dụng mức thuế suất không phù hợp cho các bị đơn tự nguyện không được lựa chọn: Do Hoa Kỳ đã sử dụng phương pháp "Quy về 0" trong tính toán mức thuế suất được sử dụng để áp cho các bị đơn bắt buộc, mà phương pháp quy về 0 đã bị xác định là vi phạm nên mức thuế suất dựa trên phương pháp này cũng bị xem là vi phạm. Đây là một "chiến thắng gián tiếp" của Việt Nam trong đó dù Ban Hội thẩm chưa đề cập trực tiếp đến vấn đề của Việt Nam nhưng đưa ra kết luận ủng hộ Việt Nam vì một lý do gián tiếp khác; Ủng hộ khiếu kiện của Việt Nam về phương pháp tính mức thuế suất toàn quốc của Hoa Kỳ: Ban Hội thẩm kết luận phương pháp này của Hoa Kỳ vi phạm Điều 9.4 Hiệp định về chống bán phá giá. Đây là lần đầu tiên cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO có kết luận về vấn đề này, vì vậy đây được xem là một thắng lợi rất đáng kể của Việt Nam, có ý nghĩa với rất nhiều vụ việc sau này nếu có ở Hoa Kỳ của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam. Kết quả Ban hội thẩm đã đưa ra khuyến nghị: Từ các phán quyết về từng vấn đề nêu trên, Ban Hội thẩm kết luận Hoa Kỳ có các hành vi vi phạm các điều khoản của Hiệp định Chống bán phá giá và Hiệp định GATT 1994 và điều này đã gây tổn hại tới quyền lợi của Việt Nam theo các Hiệp định này. Vì vậy, Ban Hội thẩm khuyến nghị Hoa Kỳ điều chỉnh GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 45 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) các biện pháp liên quan cho phù hợp các Hiệp định nêu trên (theo Điều 19.1 DSU). Kết quả này đã không bị Hoa Kỳ phản đối nên được DSB thong qua báo cáo ngày 01/09/2011. Từ kết quả của vụ kiện đầu tiên mà Việt Nam tham gia tranh chấp với tư cách là bên kiện một nước lớn như Hoa Kỳ, nhưng nước ta đã thắng kiện. Điều này tạo ra một ý nghĩa vô cùng lớn đối với Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung, đặc biệt là những nước đang nằm trong tình trạng tương tự như Việt Nam. Nhìn từ góc độ các nước đang phát triển là thành viên của WTO. Vụ kiện này đã tạo một niềm tin vững chắc rằng họ hoàn toàn có thể như Việt Nam quyết giành quyền và lợi ích kinh tế thương mại mà vốn dĩ quốc gia mình phải được có. Tạo cơ sở để tin rằng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã hoạt động hiệu quả và công bằng. Từ vụ thắng kiện này, riêng đối với Việt Nam đã tạo ra một vị thế vô cùng lớn trong ngành thủy sản xuất khẩu, tạo thuận lợi cho các ngành tương tự có lợi vì điều kiện việc loại bỏ zeroing trong các đợt rà soát hành chính đối với tôm cũng sẽ được áp dụng cho toàn bộ các đợt rà soát của DOC, cho tất cả mặt hàng khác. Hiện nay với Việt Nam thì đáng quan tâm là cá tra, ba sa vốn cũng đang bị Hoa Kỳ chống bán phá giá. Cụ thể, nếu DOC đưa ra quy định trước tháng 1-2012 thì phương pháp tính mới sẽ được sử dụng trong các kết quả cuối cùng của đợt rà soát hành chính kỳ 7 của cá tra. Đối với Việt Nam thắng kiện trong vụ kiện này có ý nghĩa quan trọng trong việc làm quen với cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Thuận lợi cho việc sau này Việt Nam sẽ có kinh nghiệm tốt nhất khi tranh chấp xảy ra. Đồng thời tạo bài học kinh nghiệm cho các nước đang phát triển nói chung khi tham gia vào giải quyết tranh chấp theo cơ chế giải quyết của WTO. Tuy nhiên không phải thành công nào cũng đến dễ dàng. Để có được chiến thắng trên thương trường Việt Nam đã phải gồng mình cố gắng rất nhiều vì cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO gây nhiều trở ngại. Thứ nhất về mặt thời gian, mặc dù DSB ra những phán quyết có lợi cho Việt Nam. Xong, thực tế trình tự thủ tục của từng giai đoạn giải quyết thì có một số giai đoạn không diễn ra theo đúng dự kiến ( ví dụ giai đoạn hội thẩm và gửi báo cáo đến các bên). Điều này xét ở góc độ các nước đang phát triển, áp lực về mặt thời gian và tài chính thì không phải nước nào cũng chịu đựng được. Bởi lẽ, vụ kiện chưa kết thúc và WTO chưa ra phán quyết gì về việc áp dụng phương pháp Zeroing đối với thủy sản Việt Nam. Chính vì điều đó gây ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình kinh tế của Việt Nam trong thời gian tranh chấp. Và với GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 46 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) những trở ngại trong cơ chế này thì không phải nước đang phát triển nào cũng quyết theo đuổi tới cùng như Việt Nam để giành lại quyền lợi chính đáng của mình. Một hạn chế tiếp theo mà nếu theo dõi vụ kiện chúng ta sẽ thấy rõ cơ chế này thực hiện rất mờ nhạt so với những gì quy định trong văn bản của WTO là giành biện pháp ưu tiên cho các nước đang phát triển (ở đây là Việt Nam). Dường như DSU có những quy định chỉ mang tính chất tuyên bố hơn là thực tế. Để có thể thắng kiện, hầu như Việt Nam phải tự đi trên khó khăn để đến được thành công. Trong toàn bộ vụ kiện đầu tiên mà Việt Nam tham gia tranh chấp trong khuôn khổ WTO. Việt Nam phải tự nghiên cứu các yếu tố kỹ thuật pháp lý, áp lực về khâu lựa chọn đội ngũ chuyên gia kinh tế, pháp lý giàu kinh nghiệm. Việt Nam phải tự chuẩn bị luật sư và các chuyên gia tư vấn pháp lý gạo cội. Đó thực sự là một thử thách không hề nhỏ đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. 3.2 Ưu điểm và hạn chế của cơ chế giải quyết tranh chấp WTO 3.2.1 Ưu điểm của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO có một số ưu điểm lớn so với các phương thức giải quyết tranh chấp trong luật quốc tế và có nhiều tiến bộ hơn trong các quy định về tranh chấp theo GATT 1947. WTO đã khắc phục những hạn chế đó và đã xây dựng nên một cơ chế giải quyết tranh chấp hoàn thiện hơn. Những ưu điểm của cơ chế giải quyết tranh chấp WTO được thấy rõ nét nhất thông qua thực tiễn gần 20 năm hoạt động của tổ chức này. Thứ nhất, phải kể đến đó là: Bảo đảm các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên theo hiệp định WTO: Cơ chế về giải quyết tranh chấp WTO là một hệ thống chặt chẽ và quan trọng đối với việc giải quyết mâu thuẫn trong thương mại quốc tế và làm dịu đi những bất bình đẳng giữa các quốc gia mạnh và yếu. Thay vì việc bên cạnh có đủ khả năng quyết định kết quả của các mối quan hệ,mâu thuẫn như trước kia, với hệ thống giải quyết tranh chấp WTO, các bên tranh chấp đã được giải quyết trên cơ sở các quy định pháp luật quốc tế. Nhờ cơ chế giải quyết tranh chấp này, các thành viên WTO có thể bảo đảm rằng, các quyền của mình theo hiệp định WTO được thực hiện.Khi một thành viên có sự không tuân thủ theo hiệp định của WTO, hệ thống giải quyết tranh chấp sẽ đưa ra cách giải quyết bằng một quyết định độc lập buộc phải thi hành ngay và nếu thành viên thua kiện không chịu thi hành thì sẽ có thể bị trừng phạt thương mại. Thứ hai, một trong những ưu điểm được các quốc gia quan tâm là việc giải quyết tranh chấp được tiến hành thận trọng: GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 47 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) Nhằm đảm bảo giải quyết một cách đúng đắn,chính xác,các tranh chấp nếu được tiến hành giải quyết qua hai bước bởi các cơ quan: Ban hội thẩm (Panel) và cơ quan phúc thẩm. Đây là lần đầu tiên trong một cơ chế tài phán giải quyết tranh chấp quốc tế xuất hiện “cơ quan phúc thẩm”, qua đó phát sinh thủ tục xem xét lại các quyết định ban đầu. Như vậy, quyền lợi của các bên chủ thể được bảo đảm tốt hơn. Thứ ba, khắc phục những hạn chế của cơ chế giải quyết theo luật quốc tế và GATT 1947, thì hiện nay WTO giải quyết tranh chấp nhanh chóng hơn: Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO bao gồm các thủ tục tương đối cụ thể cả về các bước tiến hành cũng như thời gian tương ứng. Có thể nói, hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO hoạt động tương đối nhanh và hơn rất nhiều so với hệ thống giải quyết tranh chấp trong nước và các hệ thống tài phán quốc tế khác.So với GATT 1947 thì nguyên tắc quan trọng nhất nguyên tắc “đồng thuận”. Nghĩa là không có sự phản đối từ bất kỳ bên ký kết nào đối với quyết định đó. Vì vậy, nếu bên bị khiếu kiện có thể cản trở việc thành lập Ban hội thẩm (đối với WTO nếu không thống nhất được thành phần Ban hội thẩm thì Tổng Giám đốc WTO chỉ định thành phần Ban hội thẩm nên rút ngắn thời gian rất nhiều so với GATT 1947). Thứ tư, một quy định hoàn toàn mới so với GATT là cơ chế thông qua tự động (cơ chế đồng thuận nghịch) của DSB (cơ quan giải quyết tranh chấp WTO): Chính vì cơ chế này,các báo cáo của ban hội thẩm, cơ quan phúc thẩm được thông qua dễ dàng,nhanh chóng. Cơ chế này thực sự có ý nghĩa trong trường hợp giải quyết tranh chấp giữa một bên có tìm lực kinh tế mạnh với một bên có tìm lực kinh tế kém.Bởi lẽ, trước đây theo GATT 1947 việc thông qua các quyết định, báo cáo của DSB bằng phương thức đồng thuận, các nước mạnh có thể tạo áp lực chi phối tới quá trình thông qua quyết định giải quyết tranh chấp.Nay, theo cơ chế đồng thuận nghịch, chỉ cần một lá phiếu chấp thuận thì báo cáo của DSB sẽ được thông qua, như thế các nước mạnh không thể gây quá nhiều ảnh hưởng tới quá trình này nữa. Tính khách quan, công bằng của các quyết định của DSB được bảo đảm hơn. Đây là ưu điểm nổi bật của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO so với GATT 1947.34 Thứ năm, việc mắc phải những sai lầm hay thiếu sót trong qua trình giải quyết vụ việc là không tránh khỏi. Vì thế, bảo đảm sự an toàn và dự báo trước cho các hệ thống thương mại đa phương là một điều tất yếu, bởi lẽ mục tiêu của hệ thống giải quyết tranh 34 TS. Nguyễn Thị Thu Trang, Ban pháp chế, Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam, Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO, xuất bản 2007 ; GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 48 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) chấp là bảo đảm có một hệ thống hoạt động trên cơ sở quy định của pháp luật, tin cậy, hiệu quả và nhanh chóng để giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc áp dụng các điều khoản của Hiệp định của WTO, thông qua đó làm hệ thống thương mại trở nên an toàn hơn và có khả năng dự đoán trước. Thứ sáu, một ưu điểm dễ dàng nhận thấy của cơ chế giải quyết tranh chấp WTO so với GATT 1947 là cơ chế này có nhiều quy định về thủ tục giải quyết đặc biệt áp dụng riêng cho các nước đang phát triển hoặc kém phát triển. Lời nói đầu của Hiệp định thành lập WTO có đoạn viết: "Thừa nhận rằng cần phải thiết lập những nỗ lực tích cực để đảm bảo rằng các nước đang phát triển, và đặc biệt là những nước chậm phát triển trong số đó, đảm bảo chắc chắn một phần trong sự tăng trưởng thương mại quốc tế tương xứng với nhu cầu phát triển kinh tế của họ". Đây có thể coi là điểm nhấn trong cơ chế giải quyết tranh chấp WTO nhằm khuyến khích các nước đang phát triển và nước chậm phát triển là những thành viên vốn e dè trước các giải quyết tranh chấp quốc tế do các hạn chế về khả năng tài chính,trình độ hiểu biết pháp luật, sủ dụng cơ chế này. Ví dụ một số ưu tiên dành cho các nước đang phát triển quy định trong DSU như sau: Khi một vụ việc có liên quan đến một nước đang phát triển, trong mọi trường hợp Bên khiếu kiện là nước phát triển cần kiềm chế đưa vụ việc ra giải quyết theo thủ tục DSU, yêu cầu bồi thường hay tiến hành các biện pháp trả đũa; Trong trường hợp Bên nguyên đơn là nước đang phát triển thì bên này có thể yêu cầu sử dụng Quyết định 1966 (Quyết định về thủ tục áp dụng đối với các tranh chấp giữa một bên là nước phát triển và một bên là nước đang phát triển); Khi giải quyết tranh chấp có liên quan đến nước đang phát triển, trong thành phần Ban hội thẩm nhất thiết phải có một thành viên là công dân của một nước đang phát triển nếu có yêu cầu của nước đang phát triển là một bên tranh chấp;… Trên thực tế,cơ chế này đã chứng tỏ ưu đãi cho các nước thành viên đang phát triển. Đáng kể như sau: đó là số lượng các nước đang phát triển tham gia vào giải quyết tranh chấp bằng cơ chế giải quyết tranh chấp WTO ngày càng tăng trong khi số vụ kiện ngày càng giảm.Điều đó đã tạo ra một sự cân bằng giữa các nước thành viên phát triển và đang phát triển trong cơ chế giải quyết tranh chấp WTO, với những ưu đãi của DSU các nước đang phát triển đã không còn quan ngại tầm ảnh hưởng của các nước phát triển trong thương mại thế giới cũng như trong cơ chế giải quyết tranh chấp WTO, mà ngược lại họ tận dụng những ưu đãi này để bảo vệ lợi ích chính đáng trong trường hợp có tranh chấp xảy ra. GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 49 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) Thứ bảy, một ưu điểm nên kể đến là trong cơ chế giải quyết tranh chấp WTO có quy định một cơ chế giám sát quá trình thực thi phán quyết của DSB. Mục đích cuối cùng của cơ chế giải quyết tranh chấp WTO và các thành viên WTO không phải chỉ đưa ra phán quyết đối với vụ tranh chấp, mục đích cuối cùng mà DSB muốn hướng đến là các biện pháp vi phạm hiệp định WTO hoặc làm phương hại đến một nước thành viên khác có chấm dứt hay không. Chính vì thế, việc đề ra một cơ chế giám sát quá trình thực thi phán quyết của DSB là điều cần thiết nhằm bảo đảm hiệu quả của cả quá trình tố tụng mà DSB đã thực hiện. Theo đó, cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO-DSB cũng đồng thời là cơ quan giám sát quá trình thực thi phán quyết đối với các thành viên tranh chấp. Quy định này đã khắc phục được tình trạng các phán quyết được đưa ra nhưng việc thực thi nó lại bị bỏ ngỏ trong cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 1947. Còn đối với WTO, các phán quyết của DSB đưa ra bắt buột các thành viên có liên quan phải thực thi, trong thời gian đó các nước có liên quan được DSB giám sát chặt chẽ và nếu không thực hiện thì thành viên đó phải đối mặt với biện pháp bắt buộc là trã đũa hay bồi thường. 3.2.2 Hạn chế của cơ chế giải quyết tranh chấp của wto Tuy nhiên, qua quá trình áp dụng từ năm 1995 đến nay, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO cũng bộc lộ một số hạn chế như sau: Thứ nhất, việc áp dụng phương thức đồng thuận nghịch để thông qua các báo cáo của DSB dẫn đến tình trạng các báo cáo khuyến nghị được thông qua dễ dàng hơn, nhưng khả năng thực thi lại giảm sút. Thứ hai, theo cơ chế này, mặc dù các nước được áp dụng biện pháp trả đũa với những nước không tuân thủ quyết định phán quyết cuối cùng, nhưng việc thực hiện các biện pháp trả đũa này cũng không hiệu quả nếu nước thực hiện nó là nước nhỏ đang phát triển. Trong nhiều trường hợp, do sức ép chính trị hoặc văn hoá-xã hội mà nước vi phạm có xu hướng không thực hiện phán quyết cuối cùng của Ban giải quyết tranh chấp. Thậm chí, những nước vi phạm còn sẵn sàng chịu các biện pháp trả đũa của nước thắng kiện nếu những nước này là nước nhỏ và không phải là đối tác quan trọng. Do đó, có khi việc thực hiện các biện pháp trả đũa lại có tác dụng tiêu cực nhiều hơn đối với các nước nhỏ nếu họ áp dụng nó chống lại các nước lớn hơn; Thứ ba, một nhược điểm khác của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO liên quan đến vai trò của Ban giải quyết mâu thuẫn thương mại đối với các trường hợp chống phá giá. Ðây là những trường hợp các nước đang phát triển thường gặp trong thương mại với các nước phát triển. Trong những trường hợp như vậy, Ban giải quyết không ra quyết định liệu GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 50 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) những biện pháp chống phá giá có phù hợp với các quy định của WTO hay không mà chỉ xem xét liệu quá trình thu thập và đánh giá số liệu có hợp lý hay không. Cuối cùng, trong những năm gần đây, do cơ chế giải quyết tranh chấp ngày càng trở nên thiên về kỹ thuật đòi hỏi các nước đang phát triển phải có chuẩn bị kỹ càng, đặc biệt khi bên bị kiện là các nước phát triển. Đối với một số nước đang phát triển, quá trình tranh chấp xảy ra càng lâu họ càng bị tổn thất nặng nề về tài chính, trong khi không chắc rằng họ thắng kiện. Mặc dù họ là nước đang bị xâm hại do những hành vi của các nước phát triển gây nên; Thứ tư, nhiều quy định được xem là “ưu tiên” cho các nước đang phát triển trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO có ý nghĩa rất mờ nhạt trên thực tế. DSU có những quy định chỉ mang tính tuyên bố hơn là tính thực tế, ví dụ: quy định về nghĩa vụ của các Bên tranh chấp “đặc biệt lưu ý” đến quyền lợi của các nước đang phát triển, thì nội hàm “đặc biệt lưu ý” không được quy định rõ, cũng không được xác định cụ thể trong các báo cáo của ban hội thẩm và cơ quan phúc thẩm; lại có quy định trên thực tế rất ít hiệu quả, ví dụ trách nhiệm trợ giúp pháp lý của Ban thư ký WTO trên thực tế do một số ít cá nhân thực hiện, không thể đáp ứng đủ nhu cầu to lớn về trợ giúp pháp lý của các nước đang phát triển là thành viên của WTO.35 Thứ năm, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO có xu hướng thiên về các yếu tố kỹ thuật pháp lý, đòi hỏi các bên tham gia tranh chấp phải có đội ngũ chuyên gia kinh tế, pháp lý giàu kinh nghiệm. Với các nước đang phát triển, đây thực sự là thách thức không nhỏ. Kinh nghiệm cho thấy, các nước đang phát triển tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO đều phải thuê luật sự, chuyên gia tư vấn pháp lý của nước ngoài với những mức chi phí mà không phải nước nào cũng chấp nhận được. Mặc dù có những nhược điểm như trên. Xong, việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO vẫn là cách thức có hiệu quả nhất để các quốc gia thành viên giải quyết các tranh chấp thương mại trong khuôn khổ tổ chức này nhằm đảm bảo các quyền lợi pháp lý và kinh tế của mình. Có thể nói, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là sự kế thừa có chọn lọc từ những quy định về giải quyết tranh chấp trong Hiệp định GATT 1947. Qua hơn gần 20 năm áp dụng, cơ chế này đã bộc lộ nhiều điểm tích cực cũng như hạn chế trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên của WTO. Cơ chế này đã cơ bản khắc phục được các khiếm khuyết của cơ chế cũ, nhưng quá trình vận hành của cơ chế mới bắt đầu bộc lộ một số nhược điểm cần được khắc phục để cơ chế này ngày càng tối ưu, đáp ứng được yêu 35 Tiếp cận hệ thống giải quyết tranh chấp WTO, http://thongtinphapluat.vn/vi/news/Linh-vuc-khac/Tiep-can-he-thonggiai-quyet-tranh-chap-cua-WTO-tu-goc-do-cac-nuoc-dang-phat-trien-314/;[ngày truy cập 30/09/2014] GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 51 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) cầu giải quyết tranh chấp của hầu hết các quốc gia thành viên, các quyền lợi pháp lí và kinh tế của họ khi giải quyết tranh chấp được đảm bảo. 3.3 Đề xuất hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO Dựa trên những hạn chế và thành tựu đạt được của cơ chế giải quyết tranh chấp WTO, người viết đưa ra một số biện pháp hoàn thiện nhằm mong muốn có được một cơ chế giải quyết hoàn thiện hơn, cụ thể như sau: Thứ nhất, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là một hệ thống chặt chẽ và quan trọng đối với việc giải quyết mâu thuẫn trong thương mại quốc tế ( đặc biệt giữa kẻ mạnh và kẻ yếu), tạo niềm tin đối với cơ chế giải quyết tranh chấp WTO. Tuy nhiên qua nhiều năm hoạt động hiệu quả, ngoài những thành công đã đạt được, thời gian đã cho thấy cơ chế này cần phải thay đổi để hoàn thiện hơn. Cụ thể,sau gần 20 năm hoạt động cơ chế này đã cho thấy nhiều vụ việc tranh chấp mất rất nhiều thời gian, có những vụ việc kéo dài 5 năm, 10 năm thậm chí hơn thế nữa. Một thời gian dài đăng đẳng như thế sẽ ảnh hưởng rất nhiều mặt tới những nước tham gia tranh chấp ( đặc biệt là những nước thắng kiện khi bị hành vi của nước thua kiện làm phương hại ). Điều này tạo nên tâm lý lo ngại và không tin tưởng khi tham gia vào tranh chấp. Vì thế, đề xuất hữu hiệu bây giờ là cơ chế này nên rút ngắn thời gian và giai đoạn giải quyết tranh chấp để đưa đến kết quả nhanh nhất có thể, lấy lại công bằng cho những nước thua kiện. Thứ hai, một ý kiến đề xuất của người viết nữa là DSB nên ra quyết định dứt khoát và chính xác, đồng thời bắt buộc thi hành và không cho kháng cáo ( trừ trường hợp có căn cứ cho rằng DSB ra quyết định không chính xác ), nhằm tạo nên sự chuẩn xác trong cách giải quyết của cơ chế giải quyết tranh chấp WTO. Cơ quan giải quyết tranh chấp nên nghiêm khắc bắt buộc thi hành tránh tình trạng các nước lớn không nghiêm túc chấp hành phán quyết của DSB. Vì vậy, giải pháp đưa ra đối với vấn đề này là tăng cường biện pháp trả đũa đối với các bên vi phạm đặc biệt là các quốc gia phát triển. Thực chất, biện pháp trả đũa đối với các quốc gia này là không khả thi, không gây áp lực cho các bên vi phạm là nước phát triển thực thi phán quyết của DSB. Ngược lại, điều này còn làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của các nước đang phát triển. Chính vì lý do này, để cơ chế giải quyết tranh chấp WTO thực sự phát huy được vai trò của mình, cần phải tăng cường các biện pháp chế tài mạnh hơn nhằm tạo áp lực cho các bên vi phạm đặc biệt là các quốc gia phát triển có sức mạnh kinh tế lớn phải thực thi phán quyết một cách nghiêm túc. Ví dụ :Trong vụ kiện Hoa Kỳ - cấm nhập khẩu một loại tôm và các sản phẩm tôm nhất định (mà các bên thắng kiện là Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia, Pakistan. DSB đã đưa ra phán quyết buộc Hoa Kỳ gỡ bỏ cấm nhập khẩu tôm và thực hiện các biện pháp cần thiết cho phép nhập khẩu tôm và một số sản phẩm tôm nhất GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 52 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) định theo cách thức không bị hạn chế. Thế nhưng Hoa Kỳ không tuân theo đề xuất và phân xử của DSB thì Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia, Pakistan có thể cùng lúc áp dụng biện pháp trả đũa với Hoa Kỳ. Hoặc Thái Lan có thể vận động các quốc gia Đông Nam Á cùng áp dụng biện pháp trả đũa đối với Hoa Kỳ nhằm tạo ra một áp lực đến Hoa Kỳ buộc Hoa Kỳ phải nghiêm túc thực hiện các phán quyết của DSB. Thứ ba, nhằm đạt được một giải pháp tích cực cho các bên trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ việc áp dụng các Hiệp định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), WTO cung cấp một cơ chế giải quyết tranh chấp cho các thành viên của mình thông qua Hiệp định về các Qui tắc và Thủ tục giải quyết tranh chấp (DSU). Cơ chế giải quyết tranh chấp này được cho là hiệu quả hơn so với cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 1947 vì đã đưa ra được một cơ chế thực thi tốt hơn và được xem như cơ chế giải quyết tranh chấp phát triển nhất trong bất kỳ hệ thống luật hiện hành nào. Thực tế cho thấy các nước phát triển có lợi thế hơn và vận dụng tốt hơn cơ chế giải quyết tranh chấp này so với các nước đang phát triển. Để tham gia một cách có hiệu quả trong hệ thống này, các thành viên đang phát triển phải đối mặt với những thách thức nhất định. Vì vậy, để làm cho DSU trở thành một cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả, các khuyến nghị và phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp WTO phải thực hiện đúng và thực hiện một cách kịp thời bởi các bên tham gia tranh chấp.36 Nhờ đó, các thành viên đang phát triển sẽ giảm bớt hoặc không còn lo ngại việc trả đũa và củng cố niềm tin đối với cơ chế giải quyết tranh chấp WTO. Do đó họ có thể tự tin, có niềm tin vững chắc và tham gia hiệu quả hơn vào cơ chế giải quyết tranh chấp này. Thứ tư, một đề xuất tiếp theo nhằm hoàn thiện quá trình giải quyết tranh chấp của WTO là DSB nên ấn định phương thức bồi thường và thời gian hợp lý để bên thua kiện thực hiện thay vì thỏa thuận. Điều này sẽ rút ngắn thời gian trong vụ kiện, tránh việc các nước lớn gây áp lực cho các nước nhỏ trong quá trình thỏa thuận bồi thường hay thời gian thực thi phán quyết. Nhờ đó, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO tạo được lòng tin cho sự công bằng. Thứ năm, mặc dù cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO về cơ bản đã dành ra nhiều ưu đãi cho các nước đang phát triển được quy định trong nhiều văn bản của WTO. Ví dụ, lời nói đầu của Hiệp định thành lập WTO có đoạn viết : "Thừa nhận rằng cần phải thiết lập những nỗ lực tích cực để đảm bảo rằng các nước đang phát triển, và đặc biệt là những nước chậm phát triển trong số đó, đảm bảo chắc chắn một phần trong sự tăng trưởng thương mại 36 Biện pháp khắc phục R. Rajesh Babu dưới hệ thống pháp luật WTO (Martinus Nihoff Nhà xuất bản, 2012), trang 376. GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 53 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) quốc tế tương xứng với nhu cầu phát triển kinh tế của họ". Xong, trên thực tế cơ chế này chưa thực sự dành nhiều quan tâm cho các nước thành viên là các nước đang phát triển hoặc kém phát triển. Đề xuất hoàn thiện bây giờ là cơ quan giải quyết tranh chấp nên tăng cường biện pháp hỗ trợ nhiều hơn nữa cho các nước đang phát triển. Mặc khác, cơ chế này nên có những biện pháp hỗ trợ cụ thể đối với từng trường hợp trên thực tế khi các nước này tham gia vào tranh chấp. Bởi vì, có những vụ việc thời gian giải quyết dài, quy trình phức tạp, liệu những nước nhỏ có đủ sức ( tài chính, lòng tin, kiên nhẫn) để đi đến cuối cùng của sự công bằng là dành lại chiến thắng cho mình (trong trường hợp nước đó bị xâm hại và là nước thắng kiện). Chính vì thế, việc tăng cường hỗ trợ các nước này nhằm kịp thời giúp đỡ, giảm bớt lo ngại, tạo lòng tin đối với cơ chế giải quyết tranh chấp. Thứ sáu, như đã phân tích ở phần “ Những vấn đề tồn tại trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO” về vụ kiện tôm đông lạnh. Người viết xin đưa ra một số ý kiến nhằm mong muốn hoàn thiện hơn cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trong tương lại. Như đã trình bày vấn đề thực trạng của cơ chế này về mặt thời gian và giai đoạn giải quyết. WTO nên quy định lại về mốc thời gian của từng giai đoạn phải chính xác và cố định, nhằm tránh tình trạnh kéo dài thời gian so với dự kiến đã thông báo cho các bên tham gia tranh chấp. Thiết nghĩ, WTO nên dự đoán trước khoảng thời gian giải quyết cho từng giai đoạn và khả năng sắp xếp công việc hợp lý trước khi ra thông báo thời gian cụ thể. Thứ bảy, vì những quy định về “ưu tiên” cho các nước đang phát triển dường như chưa được WTO áp dụng triệt để. Chính vì thế, WTO nên quy định cụ thể chi tiết như đưa chuyên gia tư vấn pháp lý nhằm hỗ trợ trong quá trình tranh chấp. Thứ tám, đối với những phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp là trong thời gian diễn ra vụ kiện. Vì thế WTO nên ra quyết định dừng tất cả mọi hành vi được xem là ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của một quốc gia khác liên quan đến vụ kiện. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với những quốc gia đi kiện (hầu như các quốc gia đi kiện vì họ bị xâm phạm quyền lợi từ một hành vi của nước bị kiện). Xét theo gốc độ các nước đang phát triển như Việt Nam nếu các hành vi này diễn ra càng lâu thì thiệt hại đối với họ càng nhiều và không chắc rằng họ sẽ được bồi thường thỏa đáng sau khi thắng kiện và có quyết định thi hành bồi thường. Mặc dù có nhiều khuyết điểm cần hoàn thiện. Xong, việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO vẫn là cách thức có hiệu quả nhất để các quốc gia thành viên giải quyết các tranh chấp thương mại trong khuôn khổ tổ chức này nhằm đảm bảo các quyền lợi pháp lý và kinh tế của mình. GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 54 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) Trên thực tế, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là sự kế thừa có chọn lọc từ những quy định về giải quyết tranh chấp trong Hiệp định GATT 1947. Qua hơn gần 20 năm áp dụng, cơ chế này đã bộc lộ nhiều điểm tích cực cũng như hạn chế trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên của WTO. Cơ chế này đã cơ bản khắc phục được các khiếm khuyết của cơ chế cũ, nhưng quá trình vận hành của cơ chế mới bắt đầu bộc lộ một số nhược điểm cần được khắc phục để cơ chế này ngày càng tối ưu, đáp ứng được yêu cầu giải quyết tranh chấp của hầu hết các quốc gia thành viên, các quyền lợi pháp lí và kinh tế của họ khi giải quyết tranh chấp được đảm bảo. GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 55 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) KẾT LUẬN Qua gần 20 năm hoạt động Tổ Chức Thương Mại Thế Giới-WTO đã thực sự trở thành một cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả,đáng tin cậy và là một cơ chế tài phán hoạt động có hiệu quả nhất, nó điều chỉnh hầu như toàn bộ hoạt động thương mại thế giới. Cho đến nay, trải qua ngần ấy năm hoạt động WTO đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể. Cơ chế này là nơi tin cậy để các vụ tranh chấp đưa ra giải quyết tại đây, để lấy lại lợi ích chính đáng của mình và tìm được sự công bằng trong quan hệ quốc tế. WTO đã trở thành một nơi đáng tin cậy để giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế. Cần phải công nhận WTO đã phần nào giải quyết được những hỗn độn phức tạp trong quan hệ thương mại thế giới. Nhằm mong muốn có đóng góp một phần nhỏ sức lực vào việc nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, người viết đã thực hiện đề tài: "Cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới-WTO". Thực hiện đề tài này, trước hết bài viết đã đưa ra phân tích những khái niệm cơ bản về Tổ chức thương mại thế Giới; tìm hiểu mục tiêu và nguyên tắc của hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO; quyền tài phán của WTO; những nguyên nhân nào dẫn đến tranh chấp, phạm vi và đối tượng của nó. Sau đó đi sâu phân tích các nội dung của hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO, bao gồm: Các bên nguyên đơn, bị đơn và bên thứ ba và các chủ thể tham gia vào tranh chấp; các cơ quan giải quyết tranh chấp có chức năng và vai trò ra sao và những lập luận cần có; các giai đoạn thủ tục giải quyết quá trình giải quyết tranh chấp tại WTO; các phương pháp giải quyết tranh chấp và trình tự tố tụng tại WTO. Qua quá trình nghiên cứu các vấn đề trên, nhìn chung cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã phát huy được vai trò của mình, tạo được niềm tin cho các quốc gia thành viên. Điều đó được chứng minh qua rất nhiều vụ kiện giải quyết tranh chấp từ khi thành lập đến nay và ngày càng có nhiều vụ tranh chấp được đưa lên WTO để giải quyết. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành của một cơ chế mới đã bắt đầu bộc lộ một số khuyết điểm cần được khắc phục để hoàn thiện hơn.Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu xung quanh vấn đề cải cách cơ chế giải quyết tranh chấp. Rất nhiều kiến nghị đã đưa ra theo xu hướng tăng cường tính minh bạch, công bằng, tính chất bắt buộc trong thi hành phán quyết. Điều này đặt ra một sứ mệnh mới của Tổ chức Thương Mại Thế Giới là làm sao để trở thành một cán cân công lý trong lĩnh vực thương mại quốc tế, thực sự là một sân chơi lành mạnh, công bằng và cùng nhau phát triển đối với tất cả các thành viên của Tổ chức Thương mại Thế Giới. GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 56 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Văn bản quy phạm pháp luật của WTO: 1). Hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới ( Hiệp định Marrakesh-thành lập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO ngày 15/4/1994) 2). Hiệp định GATT-1947 ( Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1947) 3). Hiệp định GATT-1994 ( Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994) 4). Hiệp định ADA ( Hiệp định chống bán phá giá) 5). Hiệp định TRIPS (Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ) 6). Hiệp định SCM (Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng) có hiệu lực ngày 01/01/1995 7). Hiệp định SPS (Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật) * Sách, báo, tạp chí: 1. Hà Văn Hội, Hội nhập WTO, những tác động đến bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin Việt Nam, Nhà xuất bản Bưu điện, Hà Nội, 2006. 2. Bộ ngoại giao, Lịch sử ra đời, mục tiêu, nguyên tắc pháp lý, cơ cấu tổ chức và các hiệp định cơ bản của WTO, nhà xuất bản Hà nội-2006 3. TS. Nguyễn Thị Thu Trang, Ban pháp chế, Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam, Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO, 2007 ; 4. Lê Thị Hồng Hải, Cơ Chế Giải Quyết Tranh chấp Trong Khuôn Khổ WTO, luận văn Thạc Sĩ ngành luật Quốc tế, năm 2007, mã số 60 38 60 5. Tổng cục trưởng Ngô Quý Việt, Sách cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và các tranh chấp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, 2007 6. Tổ chức thương mại thế giới,”understanding the wto”, Geneva 2008 7. Phạm Ngọc Thiên Hương, luận văn: “cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO” khoa luật –Trường Đại Học Cần Thơ, 2011 8. Biện pháp khắc phục R. Rajesh Babu dưới hệ thống pháp luật WTO (Martinus Nihoff Nhà xuất bản, 2012) GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) * Trang thông tin điện tử: 1. http://thongtinphapluat.vn/vi/news/Linh-vuc-khac/Tiep-can-he-thong-giai-quyettranh-chap-cua-WTO-tu-goc-do-cac-nuoc-dang-phat-trien-314/; 2. http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-thoa-uoc-giai-quyet-tranh-chap-dsu-va-coche-giai-quyet-tranh-chap-cua-wto-21234 3. http://www.trungtamwto.vn/wto/gioi-thieu-co-che-giai-quyet-tranh-chap/vanban-dieu-chinh-hoat-dong-giai-quyet-tranh-chap-trong 4. Error! Hyperlink reference not valid. wto 5. http://www.tbtvn.org /picture/TBTVN%201/sach%20/TBT.html 6. http://legal.moit.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&category_id=9&new s_id=608 7. http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/nhung-nguyen-tac-co-ban-cua-wto2748492.html 8. http://www. Mofahcm .gov .vn/vi/ mofa/nr091019 080134/nr091019085342/nr091019085619/nr091029021808/ns091029022045 GVHD: ThS. NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ SVTH: TRẦN NGỌC DINH [...]... gây thiệt hại hoặc có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nước thành viên khác và bị các quốc gia này khiếu nại lên WTO để giải quyết tranh chấp GVHD: ThS NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 23 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) CHƯƠNG 2 CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) 2.1 Các cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO Với sự phát triển... SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) ngày nay Ngày 1/9, nhà ngoại giao người Brazil Roberto Azevedo đã chính thức nhậm chức Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thay ông Pascal Lamy kết thúc nhiệm kỳ ngày 31/8 1.1.2 Mục tiêu và chức năng chủ yếu của WTO 1.1.2.1 Mục tiêu hoạt động của Tổ chức thương mại thế giới Có thể nói một cách... TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) DSB không phải là cơ quan độc lập nằm ngoài cơ cấu tổ chức chung của WTO mà thực chất cơ quan này chính là đại hội đồng của WTO, căn cứ vào khoản 3 Điều IV của Hiệp định thành lập WTO quy định: “Khi cần thiết Đại Hội đồng sẽ được triệu tập để đảm nhận phần trách nhiệm của Cơ quan Giải quyết tranh chấp được quy... của hệ thống giải quyết tranh chấp, www.tbtvn.org /picture/TBTVN%201/sach%20/TBT.html [ngày truy cập 7/9/2014] 10 Tổng cục trưởng Ngô Quý Việt, Sách cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và các tranh chấp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, 2007 [trang 6-8] GVHD: ThS NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 14 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức. .. TỐNG NGỌC NHƯ 28 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) cơ chế giải quyết tranh chấp Quy trình này nhằm tránh sự đối đầu giữa các thành viên của WTO khi giải quyết các tranh chấp phát sinh.26 Đặc điểm của giai đoạn này là được thực hiện bí mật và dựa trên tinh thần hợp tác giữa các bên Hoạt động dựa trên cơ chế: Bên có khiếu nại trước hết phải... theo các thủ tục của cơ chế này Đây chính là điểm tạo nên sự khác biệt cũng như hiệu quả hoạt động của cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO so với các cơ chế giải quyết các tranh chấp quốc tế đang tồn tại (thẩm quyền giải quyết của các cơ chế truyền thống không có tính bắt buộc mà phụ thuộc vào sự chấp thuận của các quốc gia liên quan) 1.2.2 Mục đích và ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp 1.2.2.1... thời gian dài hoạt động đã giải quyết rất nhiều vụ tranh chấp và đã thực sự trở thành một cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả và đáng tin cậy Để làm được điều này, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO phải giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng và chính xác dựa vào các căn cứ làm cơ sở để giải quyết vấn đề như phạm vi điều chỉnh, chủ thể, nội dung và đối tượng tranh chấp Cụ thể dựa vào các căn... cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và các tranh chấp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, 2007 [trang 9] 12 Tổng cục trưởng Ngô Quý Việt, Sách cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và các tranh chấp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, 2007 [trang 11] GVHD: ThS NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 16 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ. .. DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) và tính dự báo trước trong các luật lệ, quy định, nguyên tắc điều chỉnh hoạt động thương mại của họ, đặc biệt là khi họ thực hiện thương mại trên cơ sở các giao dịch dài hạn.9 Vì thế, mục tiêu của DSU là bảo đảm có một hệ thống hoạt động trên cơ sở quy định pháp luật, tin cậy, hiệu quả và nhanh chóng để giải quyết các tranh. .. Hồng Hải, Cơ Chế Giải Quyết Tranh chấp Trong Khuôn Khổ WTO, luận văn Thạc Sĩ ngành luật Quốc tế,mã số 60 38 60 GVHD: ThS NGUYỄN TỐNG NGỌC NHƯ 26 SVTH: TRẦN NGỌC DINH Đề tài: Cơ Chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) Các thành viên Ban hội thẩm được lựa chọn trong số các quan chức chính phủ hoặc các chuyên gia phi chính phủ không có quốc tịch của một Bên tranh chấp hoặc của một ... DINH Đề tài: Cơ Chế giải tranh chấp Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) CHƯƠNG KHÁI QUÁT CHUNG VÀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) 1.1 Giới thiệu chung Tổ Chức Thương. .. chung Tổ chức thương mại giới chế giải tranh chấp Tổ chức thương mại giới (WTO) + Chương 2: Cơ chế giải tranh chấp Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) + Chương 3: Thực trạng vấn đề giải tranh chấp. .. CHUNG VÀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) .3 1.1 Giới thiệu chung Tổ Chức Thương Mại Thế Giới 1.1.1 Lịch sử hình thành Tổ Chức Thương Mại Thế Giới

Ngày đăng: 03/10/2015, 15:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN