Giai đoạn thi hành phán quyết

Một phần của tài liệu đề tài: cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới (Trang 40 - 45)

Theo quy định của thỏa thuận DSU, việc thi hành khuyến nghị và phán quyết của DSB là bắt buộc để đảm bảo tranh chấp hữu hiệu.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo báo cáo của ban hội thẩm hoặc cơ quan

phúc thẩm, DSB sẽ tiến hành một cuộc họp để xem xét vấn đề thi hành khuyến nghị và phán quyết của DSB, tại cuộc họp này bên thua kiện phải thông báo cho DSB về các dự định của mình đối với việc thực hiện các khuyến nghị và phán quyết của DSB.Nếu không thể thực hiện ngay lập tức các khuyến nghị và phán quyết của DSB thì thành viên liên quan sẽ có một khoảng thời gian hợp lý để thực hiện.

DSB giám sát việc thực hiện các khuyến nghị hoặc phán quyết đã được thông qua bất kỳ một nước thành viên nào cũng có thể nêu vấn đề thực hiện các khuyến nghị hoặc phán quyết tại DSB bất cứ thời điểm nào, trừ khi DSB có quyết định khác, vấn đề thực hiện các khuyến nghị hoặc phán quyết sẽ được đưa vào chương trình nghị sự tại cuộc họp của DSB sau 6 tháng kể từ ngày ấn định khoảng thời gian hợp lý nêu trên và sẽ vẫn nằm trong chương

trình nghị sự của DSB cho tới khi vấn đề được giải quyết.Ít nhất 10 ngày trước mỗi cuộc họp của DSB, nước thành viên thi hành phải cung cấp cho DSB văn bản báo cáo tình hình tiến triển việc thực hiện các khuyến nghị hoặc phán quyết này.

Nếu trong trường hợp một nước đang phát triển khởi xướng vụ kiện, thì trong quá trình giám sát thi hành phán quyết, DSB có những biện pháp thích hợp để thực hiện chế độ ưu đãi đối với nước đang phát triển. Liên quan đến vấn đề này, DSB không chỉ chú ý đến phạm vi thương mại của biện pháp bị khiếu nại, mà còn tính đến ảnh hưởng của biện pháp

đó đối với kinh tế của nước đang phát triển này.

Khi hết thời hạn thi hành phán quyết mà bên vi phạm đã thua kiện không chịu điều chỉnh biện pháp thương mại bị khiếu nại cho phù hợp với các nghĩa vụ theo các hiệp định thỏa thuận có liên quan của WTO thì bên thắng kiện có thể yêu cầu bồi thường hoặc tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác. Bồi thường hoặc áp dụng biện pháp trả đũa chỉ là biện pháp giải quyết không được thi hành trong một “khoảng thời gian hợp lý”.

29

Giới thiệu cơ chế giải quyết tranh chấp, www.trungtamwto.vn/wto/gioi-thieu-co-che-giai-quyet-tranh-chap/van-ban- dieu-chinh-hoat-dong-giai-quyet-tranh-chap-trong [truy cập ngày 21-10-2014]

Như vậy, trọng tâm của thỏa thuận của DSU là việc thi hành các nhượng bộ không được coi là biện pháp giải quyết thay thế cho việc thực hiện các khuyến nghi và phán quyết của DSB.

Theo thỏa thuận DSU, bồi thường phải mang tính chất tự nguyện và phù hợp với các hiệp định thuộc diện điều chỉnh của DSU. Bên khởi kiện có thể yêu cầu được bồi thường ngay khi thời hạn thi hành các phán quyết đã hết mà phán quyết không được thi hành. Thì

khi được yêu cầu bồi thường, bên thua kiện phải đàm phán với bên thắng kiện về mức bồi

thường. Không có quy định nào hạn chế lĩnh vực có thể bồi thường. Do vậy, các bên hữu quan có thể thương lượng để bồi thường theo thỏa hiệp hay theo các hiệp định có liên quan. Theo khoản 2, điều 22 của thỏa thuận DSU quy định nếu trong vòng 20 ngày kể từ ngày hết hạn thi hành phán quyết mà các bên không đạt được thỏa thuận về bồi thường thỏa đáng, bên

thắng kiện có thể yêu cầu DSB cho phép áp dụng biện pháp trả đũa bằng cách tạm hoãn thi hành những nhượng bộ hoặc những nghĩa vụ khác theo các hiệp định của WTO đối với bên kia. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày khi hết hạn thi hành phán quyết, DSB sẽ cho phép bên thắng kiện tiến hành trả đũa, trừ khi DSB quyết định trên cơ sở đồng thuận trả đũa.30

Tóm lại, biện pháp trả đũa chỉ được phép thực hiện trong trường hợp nước thành viên vi phạm đã thua kiện nhưng không thực hiện khuyến nghị, phán quyết và hai bên không thể đồng ý với nhau về mức độ bồi thường. Biện pháp trả đũa chỉ là biện pháp tạm thời và chỉ được áp dụng cho đến khi bên thua kiện đã loại bỏ các biện pháp trái với hiệp định của WTO, nghĩa là cho đến khi bên thi hành đã thực hiện đầy đủ các phán quyết của DSB.

Để minh chứng cho việc hoạt động của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Người viết đưa ra một ví dụ cụ thể để xem xét lại cơ chế hoạt động của WTO giải quyết các vụ

tranh chấp như thế thông qua một vụ kiện thực tiễn như sau:

Phân tích vụ kiện về biện pháp hạn chế thương mại, phân biệt đối xử và trợ cấp giữa Hoa kỳ và Hàn Quốc (Hoa k kin Hàn Quc v các bin pháp ảnh hưởng đến nhp khu tht bò tươi, đông lạnh WT/DS 161-169)

Ngày 1/2/1999, Hoa Kỳ yêu cầu tham vấn với Hàn Quốc liên quan đến qui định của

nước này chỉ cho phép thịt bò nhập khẩu được bán tại các cửa hàng chuyên bán thịt nhập khẩu (hai hệ thống bán lẻ riêng biệt), hạn chế cách thức bày bán và các qui định khác hạn chế cơ hội bán thịt bò nhập khẩu. Theo Hoa Kỳ, các biện pháp này mang tính chất phân biệt

đối xử giữa hàng nhập khẩu và hàng nội địa, vi phạm nguyên tắc cơ bản của WTO. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn cho rằng việc Hàn Quốc ấn định giá tính thêm khi bán thịt bò nhập khẩu, giới

30

Thỏa ước giải quyết tranh chấp dân sự và cơ chế giải quyết tranh chấp wto, Xem http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan- thoa-uoc-giai-quyet-tranh-chap-dsu-va-co-che-giai-quyet-tranh-chap-cua-wto-21234/ [ngày truy cập 22-10-2014]

hạn quyền nhập khẩu thịt bò trong một nhóm hạn chế các nhà nhập khẩu (trong đó có

LPMO) là vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia. Thêm nữa, việc Hàn Quốc cung cấp các hình thức trợ giúp đối với ngành công nghiệp gia súc nội địa vượt quá mức trợ cấp cho phép đã vi phạm qui định về trợ cấp tại Hiệp định Nông nghiệp.

Ngày 13/4/1999, Australia cũng đưa ra yêu cầu tham vấn với Hàn quốc về cùng các vấn đề.Đến ngày 15/4/1999 Hoa Kỳ yêu cầu thành lập Ban hội thẩm (vụ WT/DS161). Sau một lần hoãn, quyết định thành lập Ban hội thẩm được DSB đưa ra ngày 26/5/1999. Theo

yêu cầu của Australia về việc thành lập Ban hội thẩm theo vụ kiện số WT/DS169 về cùng một vấn đề, DSB đã ra quyết định thành lập Ban hội thẩm ngày 26/7/1999. Trên cơ sở yêu cầu của Hàn quốc, căn cứ vào Điều 9.1 Thoả thuận về các Quy tắc và Thủ tục Giải quyết Tranh chấp, DSB quyết định hợp nhất khiếu kiện của Australia với khiếu kiện của Hoa Kỳ

trong vụ số WT/DS161 và hai khiếu kiện này sẽ được xem xét bởi một Ban hội thẩm thành lập cho vụ WT/DS161.

Ngày 4/8/1999, các thành viên của Ban hội thẩm được xác định. Báo cáo của Ban hội thẩm được gửi đến các thành viên ngày 31/7/2000 với nội dung cơ bản như sau: Một số các biện pháp của Hàn quốc là đối tượng của tranh chấp này được hưởng qui chế quá độ đến

ngày 1/1/2001. Như vậy, các biện pháp đó không bị coi là vi phạm qui định WTO nhưng sau

ngày 1/1/2001, chúng phải bị huỷ bỏ hoặc là vi phạm qui định WTO nhưng sau ngày

1/1/2001, chúng phải bị huỷ bỏ hoặc sửa đổi cho phù hợp với các Thoả thuận trong WTO.

Qui định hạn chế việc cung cấp thịt bò trên thị trường bán buôn tại các quầy hàng đặc biệt dành cho thịt bò nhập khẩu mang biển hiệu "Quầy hàng chuyên bán thịt bò nhập khẩu" vi phạm Điều III.4 GATT 1994 (không phân biệt đối xử) và không nằm trong số các ngoại lệ qui định tại Điều XX GATT 1994. Đồng thời các qui định nghiêm ngặt của Hàn quốc về

cách thức nhập khẩu, phân phối thịt bò nhập khẩu vi phạm Điều II.4 GATT 1994.

Việc LPMO, chủ thể được phép nhập khẩu thịt bò, chậm trễ trong việc gọi thầu và thực tế hoạt động của chủ thể này được xác định là một hình thức hạn chế nhập khẩu, vi phạm Điều XI.1 GATT 1994 và Điều 4.2 Hiệp định Nông nghiệp.

Ngoài ra, việc LPMO phân biệt giữa bò nuôi bằng cỏ với bò nuôi bằng ngũ cốc để từ đó có phân biệt về giá giữa hai loại này là trái với Điều II.1 GATT 1994. Các hình thức hỗ

trợ sản xuất đối với ngành sản xuất thịt bò nội địa Hàn Quốc từ 1997 đến 1998 đã không

được tính toán chính xác, vi phạm Điều 6, Điều 7.2 và Điều 3.2 Hiệp định Nông nghiệp. Ngày 11/9/2000 Hàn Quốc thông báo quyết định kháng cáo Báo cáo của Ban hội thẩm ra Cơ quan Phúc thẩm. Cơ quan này đưa ra Báo cáo ngày 11/12/2000 trong đó bác bỏ

các lập luận của Ban hội thẩm về việc Hàn Quốc đã vượt quá mức trợ cấp cho phép đối với ngành công nghiệp thịt bò nước này. Theo Cơ quan Phúc thẩm, cách tính toán của Ban hội thẩm trong trường hợp này là không phù hợp và các chứng cứ hiện có không đủ để chứng minh Hàn Quốc vi phạm qui định về trợ cấp trong Hiệp định Nông nghiệp. Những kết luận khác của Ban hội thẩm về việc vi phạm nghĩa vụ đối xử quốc gia, biện pháp phân biệt đối xử

và hạn chế thương mại của Hàn Quốc đều được Cơ quan Phúc thẩm khẳng định lại.

DSB đã thông qua Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm và Báo cáo đã sửa đổi của Ban hội thẩm ngày 10/1/2001

Thông qua vụ kiện thực tiễn và lý luận về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã phân tích ở trên, người viết có thể tóm tắt quy trình giải quyết tranh chấp trong WTO như sau:31

31

6 tháng kể từ khi thành lập Ban hội thẩm

60 ngày

60 ngày nếu không có kháng cáo 30 ngày (báo cáo phúc thẩm)

Tối đa 15 tháng(18 tháng nếu các bên tranh chấp thỏa thuận là có tình huống ngoại lệ)

Tham vấn và hòa giải (60 ngày)

Thành lập Ban hội thẩm do DSB quyết định (45 ngày)

Điều khoản tham chiếu Thành phần của Ban Hội Thẩm

Trong toàn bộ quá trình có thể sử dụng trung gian, môi giới, hòa giải Ban hội thẩm xem xét vụ việc (thường là 2 cuộc họp với các bên; 1 cuộc họp với bên thứ 3) Tham khảo ý kiến chuyên gia (nếu có)

Giai đoạn xem xét giữa kỳ (báo có giữa kỳ được chuyển cho các bên tranh chấp góp ý)

Ban Hội thẩm triệu tập them một cuộc họp (trên cơ sở

yêu cầu của các bên)

Báo cáo cuối cùng của ban hội thẩm được chuyển cho các bên tranh chấp

Báo cáo của Ban Hội Thẩm được chuyển tới DSB

DSB thông qua báo cáo của ban hội thẩm/báo cáo của cơ quan phúc

thẩm

Thực hiện phán quyết

Bồi thường và trả đũa

Kháng cáo (tối đa 90

ngày)

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG VỀ VÂN ĐỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO

Một phần của tài liệu đề tài: cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)