Xuất hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

Một phần của tài liệu đề tài: cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới (Trang 59 - 65)

Dựa trên những hạn chế và thành tựu đạt được của cơ chế giải quyết tranh chấp

WTO, người viết đưa ra một số biện pháp hoàn thiện nhằm mong muốn có được một cơ chế

giải quyết hoàn thiện hơn, cụ thể như sau:

Th nht, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là một hệ thống chặt chẽ và quan trọng đối với việc giải quyết mâu thuẫn trong thương mại quốc tế( đặc biệt giữa kẻ mạnh và kẻ yếu), tạo niềm tin đối với cơ chế giải quyết tranh chấp WTO. Tuy nhiên qua nhiều năm

hoạt động hiệu quả, ngoài những thành công đã đạt được, thời gian đã cho thấy cơ chế này cần phải thay đổi để hoàn thiện hơn. Cụ thể,sau gần 20 năm hoạt động cơ chế này đã cho thấy nhiều vụ việc tranh chấp mất rất nhiều thời gian, có những vụ việc kéo dài 5 năm, 10 năm thậm chí hơn thế nữa. Một thời gian dài đăng đẳng như thế sẽảnh hưởng rất nhiều mặt tới những nước tham gia tranh chấp ( đặc biệt là những nước thắng kiện khi bị hành vi của

nước thua kiện làm phương hại ). Điều này tạo nên tâm lý lo ngại và không tin tưởng khi tham gia vào tranh chấp. Vì thế, đề xuất hữu hiệu bây giờ là cơ chế này nên rút ngắn thời

gian và giai đoạn giải quyết tranh chấp để đưa đến kết quả nhanh nhất có thể, lấy lại công bằng cho những nước thua kiện.

Th hai, một ý kiến đề xuất của người viết nữa là DSB nên ra quyết định dứt khoát

và chính xác, đồng thời bắt buộc thi hành và không cho kháng cáo ( trừ trường hợp có căn

cứ cho rằng DSB ra quyết định không chính xác ), nhằm tạo nên sự chuẩn xác trong cách giải quyết của cơ chế giải quyết tranh chấp WTO. Cơ quan giải quyết tranh chấp nên nghiêm khắc bắt buộc thi hành tránh tình trạng các nước lớn không nghiêm túc chấp hành phán quyết của DSB. Vì vậy, giải pháp đưa ra đối với vấn đề này là tăng cường biện pháp trả đũa

đối với các bên vi phạm đặc biệt là các quốc gia phát triển. Thực chất, biện pháp trả đũa đối với các quốc gia này là không khả thi, không gây áp lực cho các bên vi phạm là nước phát triển thực thi phán quyết của DSB. Ngược lại, điều này còn làm ảnh hưởng đến nền kinh tế

của các nước đang phát triển. Chính vì lý do này, để cơ chế giải quyết tranh chấp WTO thực sự phát huy được vai trò của mình, cần phải tăng cường các biện pháp chế tài mạnh hơn

nhằm tạo áp lực cho các bên vi phạm đặc biệt là các quốc gia phát triển có sức mạnh kinh tế

lớn phải thực thi phán quyết một cách nghiêm túc. Ví dụ :Trong v kin Hoa K - cm nhp khu mt loi tôm và các sn phm tôm nhất định (mà các bên thắng kiện là Thái Lan, Ấn

Độ, Malaysia, Pakistan. DSB đã đưa ra phán quyết buộc Hoa Kỳ gỡ bỏ cấm nhập khẩu tôm và thực hiện các biện pháp cần thiết cho phép nhập khẩu tôm và một số sản phẩm tôm nhất

định theo cách thức không bị hạn chế. Thế nhưng Hoa Kỳ không tuân theo đề xuất và phân xử của DSB thì Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia, Pakistan có thể cùng lúc áp dụng biện pháp trả đũa với Hoa Kỳ. Hoặc Thái Lan có thể vận động các quốc gia Đông Nam Á cùng áp dụng biện pháp trả đũa đối với Hoa Kỳ nhằm tạo ra một áp lực đến Hoa Kỳ buộc Hoa Kỳ phải nghiêm túc thực hiện các phán quyết của DSB.

Th ba, nhằm đạt được một giải pháp tích cực cho các bên trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ việc áp dụng các Hiệp định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), WTO cung cấp một cơ chế giải quyết tranh chấp cho các thành viên của mình thông qua Hiệp định về các Qui tắc và Thủ tục giải quyết tranh chấp (DSU). Cơ chế giải quyết tranh chấp này được cho là hiệu quả hơn so với cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 1947 vì đã đưa ra được một cơ chế thực thi tốt hơn và được xem như cơ chế giải quyết tranh chấp phát triển nhất trong bất kỳ hệ thống luật hiện hành nào. Thực tế cho thấy các nước phát triển có lợi thế hơn và vận dụng tốt hơn cơ chế giải quyết tranh chấp này so với các

nước đang phát triển. Để tham gia một cách có hiệu quả trong hệ thống này, các thành viên

đang phát triển phải đối mặt với những thách thức nhất định. Vì vậy, để làm cho DSU trở

thành một cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả, các khuyến nghị và phán quyết của cơ quan

giải quyết tranh chấp WTO phải thực hiện đúng và thực hiện một cách kịp thời bởi các bên tham gia tranh chấp.36 Nhờ đó, các thành viên đang phát triển sẽ giảm bớt hoặc không còn lo ngại việc trả đũa và củng cố niềm tin đối với cơ chế giải quyết tranh chấp WTO. Do đó họ

có thể tự tin, có niềm tin vững chắc và tham gia hiệu quả hơn vào cơ chế giải quyết tranh chấp này.

Thứ tư, một đề xuất tiếp theo nhằm hoàn thiện quá trình giải quyết tranh chấp của WTO là DSB nên ấn định phương thức bồi thường và thời gian hợp lý để bên thua kiện thực hiện thay vì thỏa thuận. Điều này sẽ rút ngắn thời gian trong vụ kiện, tránh việc các nước lớn gây áp lực cho các nước nhỏ trong quá trình thỏa thuận bồi thường hay thời gian thực thi phán quyết. Nhờ đó, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO tạo được lòng tin cho sự công bằng.

Thứ năm, mặc dù cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO về cơ bản đã dành ra nhiều

ưu đãi cho các nước đang phát triển được quy định trong nhiều văn bản của WTO. Ví dụ, lời

nói đầu của Hiệp định thành lập WTO có đoạn viết : "Thừa nhận rằng cần phải thiết lập những nỗ lực tích cực để đảm bảo rằng các nước đang phát triển, và đặc biệt là những nước chậm phát triển trong số đó, đảm bảo chắc chắn một phần trong sự tăng trưởng thương mại

36

quốc tế tương xứng với nhu cầu phát triển kinh tế của họ". Xong, trên thực tế cơ chế này

chưa thực sự dành nhiều quan tâm cho các nước thành viên là các nước đang phát triển hoặc kém phát triển. Đề xuất hoàn thiện bây giờ là cơ quan giải quyết tranh chấp nên tăng cường biện pháp hỗ trợ nhiều hơn nữa cho các nước đang phát triển. Mặc khác, cơ chế này nên có những biện pháp hỗ trợ cụ thể đối với từng trường hợp trên thực tế khi các nước này tham gia vào tranh chấp. Bởi vì, có những vụ việc thời gian giải quyết dài, quy trình phức tạp, liệu những nước nhỏ có đủ sức ( tài chính, lòng tin, kiên nhẫn) để đi đến cuối cùng của sự công bằng là dành lại chiến thắng cho mình (trong trường hợp nước đó bị xâm hại và là nước thắng kiện). Chính vì thế, việc tăng cường hỗ trợ các nước này nhằm kịp thời giúp đỡ, giảm bớt lo ngại, tạo lòng tin đối với cơ chế giải quyết tranh chấp.

Th sáu, như đã phân tích ở phần “ Những vấn đề tồn tại trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO” về vụ kiện tôm đông lạnh. Người viết xin đưa ra một số ý kiến nhằm mong muốn hoàn thiện hơn cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trong tương lại. Như đã trình bày vấn đề thực trạng của cơ chế này về mặt thời gian và giai đoạn giải quyết. WTO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nên quy định lại về mốc thời gian của từng giai đoạn phải chính xác và cố định, nhằm tránh tình trạnh kéo dài thời gian so với dự kiến đã thông báo cho các bên tham gia tranh chấp. Thiết nghĩ, WTO nên dự đoán trước khoảng thời gian giải quyết cho từng giai đoạn và khả năng sắp xếp công việc hợp lý trước khi ra thông báo thời gian cụ thể.

Th by, vì những quy định về “ưu tiên” cho các nước đang phát triển dường như chưa được WTO áp dụng triệt để. Chính vì thế, WTO nên quy định cụ thể chi tiết như đưa chuyên gia tư vấn pháp lý nhằm hỗ trợ trong quá trình tranh chấp.

Th tám, đối với những phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp là trong thời gian diễn ra vụ kiện. Vì thế WTO nên ra quyết định dừng tất cả mọi hành vi được xem là

ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của một quốc gia khác liên quan đến vụ kiện. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với những quốc gia đi kiện (hầu như các quốc gia đi kiện vì họ bị xâm phạm quyền lợi từ một hành vi của nước bị kiện). Xét theo gốc độ các nước đang phát triển

như Việt Nam nếu các hành vi này diễn ra càng lâu thì thiệt hại đối với họ càng nhiều và không chắc rằng họ sẽ được bồi thường thỏa đáng sau khi thắng kiện và có quyết định thi hành bồi thường.

Mặc dù có nhiều khuyết điểm cần hoàn thiện. Xong, việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO vẫn là cách thức có hiệu quả nhất để các quốc gia thành viên giải quyết các tranh chấp thương mại trong khuôn khổ tổ chức này nhằm đảm bảo các quyền lợi pháp lý và kinh tế của mình.

Trên thực tế, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là sự kế thừa có chọn lọc từ

những quy định về giải quyết tranh chấp trong Hiệp định GATT 1947. Qua hơn gần 20 năm

áp dụng, cơ chế này đã bộc lộ nhiều điểm tích cực cũng như hạn chế trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên của WTO. Cơ chế này đã cơ bản khắc phục

được các khiếm khuyết của cơ chế cũ, nhưng quá trình vận hành của cơ chế mới bắt đầu bộc lộ một số nhược điểm cần được khắc phục để cơ chế này ngày càng tối ưu, đáp ứng được yêu cầu giải quyết tranh chấp của hầu hết các quốc gia thành viên, các quyền lợi pháp lí và kinh tế của họ khi giải quyết tranh chấp được đảm bảo.

KẾT LUẬN

Qua gần 20 năm hoạt động Tổ Chức Thương Mại Thế Giới-WTO đã thực sự trở

thành một cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả,đáng tin cậy và là một cơ chế tài phán hoạt

động có hiệu quả nhất, nó điều chỉnh hầu như toàn bộ hoạt động thương mại thế giới. Cho

đến nay, trải qua ngần ấy năm hoạt động WTO đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể.

Cơ chế này là nơi tin cậy để các vụ tranh chấp đưa ra giải quyết tại đây, để lấy lại lợi ích

chính đáng của mình và tìm được sự công bằng trong quan hệ quốc tế. WTO đã trở thành một nơi đáng tin cậy để giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế. Cần phải công nhận

WTO đã phần nào giải quyết được những hỗn độn phức tạp trong quan hệ thương mại thế

giới. Nhằm mong muốn có đóng góp một phần nhỏ sức lực vào việc nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, người viết đã thực hiện đề tài: "Cơ chế gii quyết tranh chp ca T chức Thương Mại Thế Gii-WTO".

Thực hiện đề tài này, trước hết bài viết đã đưa ra phân tích những khái niệm cơ bản về Tổ chức thương mại thế Giới; tìm hiểu mục tiêu và nguyên tắc của hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO; quyền tài phán của WTO; những nguyên nhân nào dẫn đến tranh chấp, phạm vi và đối tượng của nó. Sau đó đi sâu phân tích các nội dung của hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO, bao gồm: Các bên nguyên đơn, bị đơn và bên thứ ba và các chủ thể

tham gia vào tranh chấp; các cơ quan giải quyết tranh chấp có chức năng và vai trò ra sao và những lập luận cần có; các giai đoạn thủ tục giải quyết quá trình giải quyết tranh chấp tại

WTO; các phương pháp giải quyết tranh chấp và trình tự tố tụng tại WTO.

Qua quá trình nghiên cứu các vấn đề trên, nhìn chung cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO

đã phát huy được vai trò của mình, tạo được niềm tin cho các quốc gia thành viên. Điều đó được chứng minh qua rất nhiều vụ kiện giải quyết tranh chấp từ khi thành lập đến nay và ngày càng có nhiều vụ tranh chấp được đưa lên WTO để giải quyết. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành của một cơ chế mới đã bắt đầu bộc lộ một số khuyết điểm cần được khắc phục để hoàn thiện hơn.Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu xung quanh vấn đề cải

cách cơ chế giải quyết tranh chấp. Rất nhiều kiến nghị đã đưa ra theo xu hướng tăng cường tính minh bạch, công bằng, tính chất bắt buộc trong thi hành phán quyết. Điều này đặt ra một sứ mệnh mới của Tổ chức Thương Mại Thế Giới là làm sao để trở thành một cán cân công lý trong lĩnh vực thương mại quốc tế, thực sự là một sân chơi lành mạnh, công bằng và cùng nhau phát triển đối với tất cả các thành viên của Tổ chức Thương mại Thế Giới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Văn bản quy phạm pháp luật của WTO:

1). Hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới ( Hiệp định Marrakesh-thành lập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO ngày 15/4/1994)

2). Hiệp định GATT-1947 ( Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1947) 3). Hiệp định GATT-1994 ( Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994) 4). Hiệp định ADA ( Hiệp định chống bán phá giá)

5). Hiệp định TRIPS (Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6). Hiệp định SCM (Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng) có hiệu lực ngày 01/01/1995

7). Hiệp định SPS (Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật)

* Sách, báo, tạp chí:

1. Hà Văn Hội, Hội nhập WTO, những tác động đến bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin Việt Nam, Nhà xuất bản Bưu điện, Hà Nội, 2006.

2. Bộ ngoại giao, Lịch sử ra đời, mục tiêu, nguyên tắc pháp lý, cơ cấu tổ chức và các hiệp định cơ bản của WTO, nhà xuất bản Hà nội-2006

3. TS. Nguyễn Thị Thu Trang, Ban pháp chế, Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam, Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO, 2007 ;

4. Lê Thị Hồng Hải, Cơ Chế Giải Quyết Tranh chấp Trong Khuôn Khổ WTO, luận

văn Thạc Sĩ ngành luật Quốc tế, năm 2007, mã số 60 38 60

5. Tổng cục trưởng Ngô Quý Việt, Sách cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và các tranh chấp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất

lượng, 2007

6. Tổ chức thương mại thế giới,”understanding the wto”, Geneva 2008

7. Phạm Ngọc Thiên Hương, luận văn: “cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO” - khoa luật –Trường Đại Học Cần Thơ, 2011

8. Biện pháp khắc phục R. Rajesh Babu dưới hệ thống pháp luật WTO (Martinus Nihoff Nhà xuất bản, 2012)

* Trang thông tin điện tử: 1. http://thongtinphapluat.vn/vi/news/Linh-vuc-khac/Tiep-can-he-thong-giai-quyet- tranh-chap-cua-WTO-tu-goc-do-cac-nuoc-dang-phat-trien-314/; 2. http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-thoa-uoc-giai-quyet-tranh-chap-dsu-va-co- che-giai-quyet-tranh-chap-cua-wto-21234 3. http://www.trungtamwto.vn/wto/gioi-thieu-co-che-giai-quyet-tranh-chap/van- ban-dieu-chinh-hoat-dong-giai-quyet-tranh-chap-trong

4. Error! Hyperlink reference not valid. wto

5. http://www.tbtvn.org /picture/TBTVN%201/sach%20/TBT.html

6. http://legal.moit.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&category_id=9&new s_id=608

7. http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi-mo/nhung-nguyen-tac-co-ban-cua-wto- 2748492.html

8. http://www. Mofahcm .gov .vn/vi/ mofa/nr091019

Một phần của tài liệu đề tài: cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức thương mại thế giới (Trang 59 - 65)