1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chính sách tiền lương trong phát triển kinh tế. Phân tích chính sách tiền lương của Nhà nước Việt Nam và tác động của nó đến phát triển kinh tế

28 3,3K 50
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 270 KB

Nội dung

Chính sách tiền lương là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế- xã hội.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Chính sách tiền lương là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinhtế- xã hội Chính sách tiền lương không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới đến đời sống củanhững người làm công ăn lương, đến đời sống của mọi người dân trong xã hội mà cònảnh hưởng đến sản xuất, đến năng suất và hiệu quả công tác, đến tích lũy và tiêu dùng,đến động lực phát triển và phát triển tăng trưởng kinh tế, đến vấn đề ổn định chính trị - xãhội Khi kinh tế xã hội thay đổi bên cạnh sự thay đổi của chính sách kinh tế xã hội, chínhsách tiền lương cũng phải thay đổi theo

Chính sách tiền lương luôn được nhà nước chú trọng, thường xuyên đổi chỉnh, bổsung và cải tiến vì vậy đã đóng góp thúc đẩy kinh tế phát triển, cải thiện một bước đờisống của cán bộ, công chức và người lao động Đặc biệt, trong sự phát triển kinh tế vàđời sống xã hội của nhân dân nước ta như hiện nay thì chính sách tiền lương phải đượcxem xét và bổ sung kịp thời để ngày càng đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của nền kinh tếcũng như của người lao động Tuy nhiên, so với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh

tế nhiều thành phần như ở nước ta hiện nay thì chính sách tiền lương đang trở nên lạchậu, bộc lộ nhiều nhược điểm và trở thành trở lực của nền kinh tế, kìm hãm động lực làmviệc của người lao động Các nghiên cứu, đánh giá gần đây cho thấy chính sách tiềnlương ở Việt Nam còn nhiều bất cập, chưa phù hợp và theo kịp với cơ chế thị trường, sựphát triển đa dạng của nền kinh tế Đặc biệt trong khu vực nhà nước, các mức lương cònthấp, chưa đảm bảo cho người hưởng lương, nhất là cán bộ, công chức thực sự “ sốngđược bằng lương”, cơ chế tiền lương trong nhiều khu vực còn “ cứng nhắc ”, chưa thựchiện được khuyến khích người lao động nâng cao trình độ, thu hút nhân tài, chưa gópphần thúc đẩy sự phát triển của thị trường sức lao động

Chính sách tiền lương là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng vì vậy nó đượchình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định, do cơ sở này quyết định và nó tác động trở lại đốivới cơ sở hạ tầng đó Chính sách tiền lương luôn luôn tồn tại và phát huy tác dụng trongnhững điều kiện, không gian, thời gian nhất định, nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cụ thểcủa từng giai đoạn lịch sử, khi các điều kiện đó thay đổi thì chính sách tiền lương cũngphải thay đổi để giải quyết các mục tiêu, yêu cầu do giai đoạn lịch sử mới đặt ra

Vì vậy, để hiểu sâu hơn những tác động của sự phát triển kinh tế xã hội trongnhững điều kiện lịch sử tác động tới chính sách tiền lương như thế nào để có những điềuchỉnh phù hơp, tích cực đối với sự phát triển của nước nhà, em đã nghiên cứu và hoàn

thành đề án với đề tài: “Chính sách tiền lương trong phát triển kinh tế Phân tích

chính sách tiền lương của Nhà nước Việt Nam và tác động của nó đến phát triển kinh

tế ”

Đối tượng nghiên cứu: Chính sách tiền lương – tiền lương tối thiểu của Việt Nam Phạm vi nghiên cứu : Toàn đất nước

Trang 2

Phương pháp nghiên cứu : Vận dụng phương pháp thu thập thông tin từ chuyên

môn, thống kê, phân tích và tổng hợp để phân tích được bản chất vấn đề

Nội dung của đề án gồm có 3 phần :

Phần thứ nhất : Sự cần thiết nghiên cứu chính sách tiền lương trong phát triển

kinh tế

Phần thứ hai : Phân tích chính sách tiền lương tối thiểu của Việt Nam và tác động

của nó tới phát triển kinh tế

Phần thứ ba : Những giải pháp hoàn thiện chính sách tiền lương tối thiểu để tăng

cường phát triển kinh tế ở Việt Nam

Mục đích nghiên cứu : Đề án đã đi sâu vào phân tích, lí giải và làm rõ bản chất

chính sách tiền lương, đặc biệt là chính sách tiền lương tối thiểu cũng như vai trò của nóđối với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiệnchính sách tiền lương tối thiểu để tăng cường phát triển kinh tế nước ta

Do sự hiểu biết và thời gian nghiên cứu có hạn nên đề án của em chắc chắn khôngtránh khỏi những hạn chế nhất định Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiếncủa cô giáo hướng dẫn PGS.TS Trần Thị Thu cũng như của các bạn để đề án được hoànthiện và có ý nghĩa thực tiễn hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

PHẦN THỨ NHẤT : SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH

TIỀN LƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1.1 Các khái niệm

1.1.1 Chính sách

Chính sách là một trong những công cụ quản lý quan trọng, thông qua đó chủ thểquản lý tác động vào đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra.“ Chính sách là phươngthức hoạt động được một chủ thể khẳng định và thực hiện giải quyết những vấn đề lặp đilặp lại ”1 Chính sách thể hiện thái độ của người chủ, người quản lý đối với người laođộng và người bị quản lý Chính sách được xây dựng trên cơ sở của đòi hỏi thực tế kháchquan Mặt khác, chính sách do một nhóm người đại diện xây dựng, vì thế, nó mang yếu tốchủ quan, phục thuộc vào ý chí, cũng như trình độ năng lực của người lập chính sách.Trong chính sách luôn có hai bộ phận quan trọng nhất, đó là mục tiêu cần đạt và các biệnpháp cần đạt để đạt được các mục tiêu Chính sách góp phần quan trọng vào định hướnghành vi của các chủ thể nhằm hướng tới mục tiêu chung Chính sách mang tính lịch sử,

nó chỉ phù hợp với từng giai đoạn phát triển nhất định Mặt khác, chính sách phải cụ thể,

có chủ thể riêng, đối tượng riêng, không thể có chính sách chung phù hợp với mọi thời

kỳ, mọi đối tượng Khi các đối tượng và môi trường thay đổi thì chính sách phải thay đổitheo để tránh lỗi thời và tăng cường tính hiệu lực của nó

1.1.2 Tiền lương

Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, tiền lương được định nghĩa là một phầnthu nhập quốc dân biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, được nhà nước phân phối một cách có

kế hoạch cho công nhân viên căn cứ vào số lượng và chất lượng mà họ cống hiến

Theo điều 55, chương VI của Bộ luật Lao động ban hành năm 1994 có ghi : “ Tiềnlương của người lao động là do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trảtheo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc ”

Trong nền kinh tế thị trường, tiền lương được hiểu là số lượng tiền tệ mà người sửdụng lao động trả cho người lao động theo giá trị sức lao động mà họ hao phí trên cơ sởthỏa thuận ( theo hợp đồng lao động) Tiền lương không chỉ thuần túy là vấn đề kinh tế

mà còn là một vấn đề xã hội quan trọng, liên quan tới đời sống và trật tự xã hội, đâychính là tính chất hàng hóa đặ biệt của hàng hóa sức lao động Trong hoạt động sản xuấtkinh doanh, đối với người sử dụng lao động, tiền lương là một phần cấu thành nên chi phísản xuất- kinh doanh Vì thế, tiền lương luôn được tính toán và quản lý chặt chẽ Còn đốivới người lao động, tiền lương là thu nhập từ quá trình lao động, đây là phần thu nhập cơbản và chủ yếu đối với hầu hết mọi người lao động

1 Giáo trình: “ Chính sách kinh tế- xã hội” của khoa Khoa hoch quản lý – Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật 2000,

Trang 4

Ở Việt Nam “Tiền lương là lượng tiền mà người lao động nhận được từ người sử

dụng sức lao động sau khi hoàn thành một công việc nhất định hoặc sau một thời gian lao động nhất định” Tiền lương được chia thành tiền lương danh nghĩa và tiền lương

thực tế Tiêng lương danh nghĩa là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho ngườilao động ; số tiền này phụ thuộc trực tiếp vào năng suất lao động và hiệu quả làm việccủa người lao động; phụ thuộc vào trình độ cũng như kinh nghiệm làm trong quá trình laođộng Còn tiền lương thực tế là số lượng các loại hàng hóa tiêu dùng và các dịch vụ cầnthiết mà người lao động hưởng lương có thể mua bằng tiền danh nghĩa

Theo ILO : “ Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao

động theo một số lượng nhất định không căn cứ vào số giờ làm việc thực tế thường được trả theo tháng hoặc nửa tháng ”

Bản chất của tiền lương thay đổi tùy thuộc theo các điều kiện, trình độ phát triểnkinh tế xã hội và nhận thức của con người Nếu trước đây, tiền lương chỉ được coi là giá

cả sức lao động trong nền kinh tế thị trường thì giờ đây, tiền lương không đơn giản chỉ làgiá cả hàng hóa sức lao động nữa Quan hệ giữa người sử dụng lao động và người laođộng đã có thay đổi căn bản

1.1.3 Chính sách tiền lương

Chính sách tiền lương là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinhtế- xã hội của đất nước Chính sách này liên quan trực tiếp đến hầu hết người lao độngtrong xã hội và chịu sự quản lý của Nhà nước Nhà nước quản lý thống nhất tiền lương.Nhà nước thực hiện một cơ chế kiểm soát trong thực hiện chính sách và chế độ trả lương,trên cơ sở pháp luật về tiền lương, các hợp đồng lao động và thuế thu nhập Việc quản lýNhà nước về tiền lương được thực hiện thông qua Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (

cơ quan quản lý tiền lương cao nhất); các bộ chuyên ngành và các địa phương (cấp Tỉnh,cấp Thành phố); các doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện công tác lao động, tiền lươngtheo quy định pháp luật

Chính sách tiền lương trong doanh nghiệp là các quy định, hướng dẫn của Nhànước về tiền lương, phụ cấp, hệ thống các đồn bẩy, giải pháp bao gồm việc nghiên cứu,xây dựng, ban hành hệ thống các văn bản, các hướng dẫn về chế độ tiền lương, tổ chứcthực hiện, kiểm tra việc thực hiện những chính sách tiền lương….nhằm thực hiện phânphối công bằng, minh bạch hài hòa lợi ích người sử dụng lao động, người lao động vàNhà nước, phù hợp với quy luật phát triển kinh tế- xã hội

1.1.4 Phát triển kinh tế

Theo WB trong “Báo cáo về sự phát triển năm 1992 – phát triển môi trường” chorằng: “Phát triển kinh tế là nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao tiêu chuẩn sống vàcải tiến giáo dục, sức khoẻ và bình đẳng về cơ hội”

Trang 5

Nhà kinh tế học E.Wayne Nafziger trong tác phẩm kinh tế “Kinh tế học các nướcđang phát triển” thì cho rằng: “Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế theo nhữngthay đổi về phân phối sản lượng và cơ cấu kinh tế”

Hiện nay, phát triển kinh tế được hiểu là quá trình biến đổi cả về lượng và chất; làmột quá trình lâu dài và do nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định

Ở Việt Nam, phát triển kinh tế là một nhiệm vụ quan trọng, được đặt lên hàng đầu

để đưa dân giàu, nước mạnh, mọi người ấm no hạnh phúc

Phát triển kinh tế được khái quát theo các tiêu thức, đó là: Sự gia tăng tổng mứcthu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người ; Sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế; Sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề

xã hội

1.2 Nội dung và vai trò của chính sách tiền lương

1.2.1 Nội dung của chính sách tiền lương 1.2.1.1 Quy định về lương tối thiểu chung

Theo ILO : “Mức lương tối thiểu là mức trả công lao động thấp nhất cho người

làm công việc giản đơn nhất để họ đảm bảo mức sống tối thiểu với tư cách là người chủ gia đình phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ” Đây là một chế định quan trọng bậc nhất

của pháp luật lao động nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích của người lao động, nhất là trongđiều kiện kinh tế thị trường cung lao động đang lớn hơn cầu lao động Tiền lương tốithiểu cần đảm bảo nhu cầu sinh học và xã hội học Mức lương tối thiểu ấn định là bắtbuộc đối với những người sử dụng sức lao động

Ở Việt Nam, “ Mức lương tối thiểu được ấn định theo giá sinh hoạt đảm bảo cho

người lao động làm công đơn giản nhất, một phần để tái sản xuất sức lao động giản đơn, một phần để tái sản xuất lao động mở rộng làm căn cứ để tính mức lương cho loại lao động khác” Tiền lương tối thiểu được chia thành tiền lương tối thiểu chung, tiền lương

tối thiểu vùng và tiền lương tối thiểu khu vực có đầu tư nước ngoài Trong đó, tiền lươngtối thiểu chung dùng làm cơ sở:

- Tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức lương phụ cấplương và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật ở các cơ quan,đơn vị, tổ chức đã quy định tại khoản 1 điều 2 của Nghị định 166/NĐ- CP ngày16/11/2007

- Tính tiền lương tối thiểu vùng đối với các công ty, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân

- Tính trợ cấp kể từ ngày tăng lương trở đi đối với các lao động dôi dư

- Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo lương tối thiểu chung

1.2.1.2 Quy định về thang lương, bảng lương và các mức phụ cấp

Trang 6

Thang lương, bảng lương là thang giá trị về mặt lao động của các chức danh, côngviệc trong công ty, trong doanh nghiệp… Thông qua thang lương, bảng lương người laođộng có cơ sở thỏa thuận ký hợp đồng lao động biết được quá trình tăng lương và lênngạch lương, từ đó khuyến khích người lao động nâng cao tay nghề, phấn đấu hoàn thànhxuất sắc nhiệm vụ để đạt mức lương cao hơn Tại Nghị định 205/2004 NĐ-CP ngày14/12/2004, các chế độ, quy định về thang lương, bảng lương như sau :

Chế độ phụ cấp bao gồm : Phụ cấp khu vực; phục cấp trách nghiệm côngviệc; phụ cấp độc hại nguy hiểm; phụ cấp lưu động và phụ cấp thu hút

Hệ thống thang bảng lương và phụ cấp này làm cơ sở để:

- Thỏa thuận tiền lương trong hợp đồng lao động

- Xây dựng đơn giá tiền lương; thực hiện chế độ nâng bậc lương theo thỏa thuậntrong hợp đồng lao động và thảo ước lao động tập thể;

- Đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của phápluật ;

- Trả lương ngừng việc và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động;

- Giải quyết các quyền lợi khác nhau theo thỏa thuận của người sử dungk lao động

và người lao động theo quy định của pháp luật lao động

Việc xây dựng thang lương, bảng lương phải đảm bảo nguyên tắc quy địnhtại khoản 1, điều 5 Nghị định số 114/2002/NĐ- CP, trong đó :

- Khoảng cách các bậc lương phải bảo đảm khuyến khích để người lao động nângcao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tích lũy kinh nghiệm, phát triển các tài năng;chênh lệch giữa 2 bậc lương liền kề thấp nhất bằng 5%

- Mức lương thấp nhất trong thang lương, bảng lương quy định đối với lao động làmnghề, công việc đòi hỏi qua học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lươngtối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

- Mức lương của nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguyhiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của nghề, công việc có điều kiệnlao động bình thường Danh mục nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệtđộc hại, nguy hiểm thực hiện theo quy định của Bộ Lao động- Thương binh và Xãhội

Các quy định của pháp luật chỉ là quy định khung và có gới hạn tối thiểu,

để có một chính sách phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh, phát huy vai tròcủa chính sách tiền lương trong phân phối và trả công người lao động, khuyếnkhích người lao động, mỗi doanh nghiệp nên tự xây dựng quy chế trả lương phùhợp với điều kiện của doanh nhiệp mình

1.2.1.3 Quy định về xây dựng, sử dụng và quản lý quỹ tiền lương

Trang 7

Về nguồn hình thành quỹ lương: Đưa ra nguồn hình thành quỹ lương trong doanh

nghiệp, nguồn hình thành quỹ lương cho các đơn vị khác nhau là khác nhau nhưng phảituân thủ theo cá quy định của Nhà nước về nguồn hình thành quỹ lương chủ yếu :

- Quỹ lương theo đơn giá tiền lương từ trên giao xuống

- Quỹ tiền lương bổ sung: Tiền lương làm thêm giờ, lương bổ sung, lương năng suất

- Tiền lương từ quỹ dự phòng của năm trước chuyển sang

- Quỹ lương từ các hoạt động kinh doanh khác ngoài đơn giá tiền lương

Về cách thức xác định quỹ lương : Đưa ra cách thức cho từng loại quỹ lương và

những quy định cụ thể khác về từng loại quỹ lương kể trên

Về sử sụng quỹ tiền lương: Quy định này thể hiện chính sách, quan niệm của chủ

doanh nghiệp trong việc phân phối thu nhập của doanh nghiệp cho người lao động Mỗidoanh nghiệp có cách thức xác định quỹ tiền lương và sử dụng quỹ tiền lương khác nhau

và phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Phần quỹ lương trả trực tiếp cho người lao động tùy thuộc vào từng doanh nghiệpnhưng không nhỏ hơn 76% tổng quỹ lương;

- Doanh nghiệp được trích quỹ khen thưởng từ quỹ lương để trả cho người lao động

có thành tích tốt trong công việc nhằm mục đích khuyến khích người lao động làmviệc nhưng không vượt quá 10% quỹ lương Tuy nhiên, đối với một ssos doanhnghiệp việc trích khen thưởng cho cán bộ, công nhân viên chức có thể được tríchthêm một phần từ quỹ ngoài lương

- Quỹ khuyến khích trích tối đa không quá 2% tổng quỹ lương để trả cho người laođộng có trình độ chuyên môn, tay nghề cao

- Trích quỹ dự phòng cho năm sau để phòng các rủi ro gặp phải nhưng không lớnhơn 12% tổng quỹ lương

Như vậy, qua việc quy định sử dụng quỹ tiền lương mà công văn 4320 đưa

ra đã xác định rất rõ cách thức sử dụng quỹ tiền lương, phần trăm quy định choquỹ lương trong việc chi tối đa… đảm bảo tính thống nhất trong việc quản lý quỹtiền lương trong các doanh nghiệp

1.2.1.4 Quy định về hình thức trả lương

Thông thường có hai hình thức trả lương cơ bản được áp dụng chủ yếu trongdoanh nghiệp: Tiền lườn theo thời gian, tiền lương trả theo sản phẩm

- Hình thức trả lương theo thời gian

Hình thức tră lương này thường được sử dụng rộng rãi đối với một số loạicông việc của người lao động làm những công việc khó tiến hành định mức chínhxác và chặt chẽ do tính chất của công việc, nếu trả theo sản phẩm sẽ không đảmbảo chất lượng sản phẩm, không mang lại hiệu quả thiết thực Cơ sở căn bản củahình thức trả lương này là định giá công việc, các công việc sẽ được xếp vào một

Trang 8

số ngạch và bậc lương nhất định Tiên lương theo thời gian được tính căn cứ vaothời gian làm việc và đơn giản tiền lương trong một đơn vị thơi gian.

Trong hình thức trả lương theo thời gian lại được chia thành :+ Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản

+ Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng

- Hình thức trả lương theo sản phẩm

Hình thức trả lương này căn cứ trên cơ sở đơn giá tiền lương cho một đơn

vị sản phẩm và khối lượng sản phẩm thực hiện được Hình thức trả lương này gắnvới thu nhập của nghười lao động với kết quả công việc của họ, có tính khíchmạnh, mang lại hiệu quả cao và được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp.Hình thức trả lương này làm cho người lao động cố gắng học tập, nâng cao trình

độ, cỉa tiến kỹ thuật để tăng năng suất lao động Có rất nhiều hình thức trả lươngtheo sản phẩm :

+ Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân+ Chế độ lương sản phẩm tập thể

+ Chế độ lương theo sản phẩm gián tiếp+ Chế độ lương theo sản phẩm có thưởng+ Chế độ trả lương khoán

Ngoài ra một số khâu yếu trong sản xuất, có ảnh hưởng đến toàn bộ quátrình sản xuất thì sử dụng chế độ lương theo sản phẩm lũy tiến

1.2.2 Vai trò của chính sách tiền lương

Chính sách tiền lương được xem như một văn bản pháp luật nên có thể xem chínhsách tiền lương như một công cụ hiệu quả góp phần điều tiết thị trường lao động, thu hútđầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ và góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lựccủa quốc gia

Đối với thị trường lao động, thông qua việc ban hành và sửa đổi chính sách tiềnlương trong những năm qua, Nhà nước công nhận tiêng lương và tiền công là giá cả củahàng hóa sức lao động Thông qua hoạt động của thị trường lao động chính sách tiềnlương góp phần phân bổ điều chỉnh nguồn nhân lực phạm vi vùng, địa phương và toàn bộnền kinh tế

Bộ luật lao động ra đời năm 1994, qua 2 lần sử đổi, bổ sung đã quy định khungpháp lý thuận lợi cho việc thực hiện cơ chế lao động 2 bên trong doanh nghiệp… tiềnlương, tiền công được xác định, điều chỉnh thông qua hoạt động lao động và thươnglượng lao động tập thể

Nhờ vậy chính sách tiền lương đã góp phần thu hút đầu tư và thu hút lao động vàocác vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, khu chế xuất; hạn chế sự di chuyển laođộng.Chất lượng lao động tăng lên, công nghệ một ngày hiện đại, môi trường đẩu tư

Trang 9

thuận lợi là điều kiện quan trọng để thu hút đầu tư nước ngoài Quy mô sản xuất được mởrộng đac tạo thêm việc làm cho người lao động và có tác dụng trở laị với thị trường laođộng, giảm thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động và tăng thu nhập cho nền kinh

tế quốc dân

Để chính sách tiền lương phát huy được hiệu quả thì các chính sách liên quan nhưchính sách đào tạo, chính sách hỗ trợ việc làm, chính sách xóa đói giảm nghèo sẽ làm chothị trường lao động phát triển toàn diện hơn Nhà nước cũng đang tiếp tục nghiên cứu cảicách các chính sách tòan diện triệt để hơn chính sách tiền lương phù hợp với kinh tế thịtrường và hội nhập kinh tế quốc tế như việc ban hành tiền lương tối thiểu, thiết lập hệthống thang, bảng lương hoàn thiện khung pháp lý về cơ chế 2 bên, 3 bên Tất cả đềunhằm mục đích phát triển kinh tế -xã hội ngày càng văn minh, hiện đại

1.3 Mối quan hệ của chính sách tiền lương đối với sự phát triển kinh tế

Quan hệ giữa chính sách tiền lương với phát triển kinh tế là mối quan hệ có tínhquy luật Chính sách tiền lương hợp lý có thể coi là biện pháp kích cầu lành mạnh để thúcđẩy sản xuất phát triển, góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế Tương ứng vớimỗi giai đoạn phát triển riêng của đất nước thì có những chính sách tiền lương phù hợp,khi đó tiền lương, thu nhập của người lao động mới tăng, mới đảm bảo sinh hoạt cuộcsống Chính sách tiền lương hoàn hảo sẽ có tác dụng cơ bản đến việc nâng cao hiệu quảcác hoạt động của chiến lược lược phát triển kinh tế đất nước trên các phương diện sauđây

1.3.1 Chính sách tiền lương với nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp

Giữa chính sách tiền lương và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có mốiquan hệ vừa mâu thuẫn vừa thống nhất Mâu thuẫn ở chỗ nếu nhà quản lý chú trọng quáđến mức độ tăng lương và thu nhập sẽ làm tăng chi phí, giảm hiệu quả sản xuất kinhdoanh và ngược lại, giảm tiền lương sẽ dẫn đến giảm chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận,việc tăng lợi nhuận sẽ tác động đến việc tăng đầu tư, tăng năng suất lao động và tăng hiệuquả sản xuất kinh doanh do tác động của yếu tố thay đổi thiết bị và công nghệ sản xuất,ngược lại, yếu tố thúc đẩy năng lực lao động của lao động doanh nghiệp cũng bị hạn chếkhi người sử dụng lao động giảm tiền lương và thu nhập Còn thống nhất ở chỗ tănglương sẽ khuyến khích thúc đẩy người lao động sản xuất nhiều sản phẩm đạt chất lượngcao, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh

Chính sách tiền lương là con đường nối liền và gắn kết giữa người lao động vàdoanh nghiệp Nếu chính sách tiền lương đánh giá đúng hao phí lao động họ đã bỏ ra vàbảo đảm công bằng giữa những người lao lao động với nhau, họ sẽ làm việc với tinh thần

và trách nhiệm của mình Họ sẵn sàng làm việc không những vì họ cảm thấy hao phí laođộng của họ được đền bù xứng đáng mà còn vì trách nhiệm của bản thân họ đối với

Trang 10

doanh nghiệp và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường Ngược lại, nếu nếu chính sáchtiền lương không hợp lý, người lao động rơi vào trạng thái làm việc đối phó, không có sựtâm huyết cũng như trách nhiệm bản thân họ đối với sản phẩm làm ra và uy tín của doanhnghiệp

1.3.2 Chính sách tiền lương với mức sống của người lao động

Mục tiêu lớn nhất của người lao động khi làm việc ngoài vấn đề cống hiến nănglực sản xuất của doanh nghiệp thì mục tiêu cơ bản của họ chính là thu nhập để họ nuôisống bản thân và gia đình Do vậy, nếu chính sách tiền lương xây dựng đúng đắn và đủ

để cho họ trả các chi phí cho gia đình trong điều kiện hiện tại thì họ sẽ cố gắng hết mình

để cống hiến cho công việc Vì thế mà mối quan hệ giữa chính sách tiền lương và mứcsống người lao động có mối quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau

Phần tiền lương thể hiện ở hiện vật là Nhà nước tăng hỗ trợ chăm sóc y tế, họchành và nhà ở cho người lao động Vừa qua với chính sách xã hội hóa, phần đóng gópcủa người lao động cho học tập, chữa bệnh, có nhà ở tăng lên đáng kể, thực tế đã làm hạthấp thu nhập của người lao động Đời sống của người lao động chỉ có thế nâng lên khităng ngân sách cho công tác y tế, giáo dục và nhà ở

Người ta thường nói: “ An cư mới lạc nghiệp ”, vì thế nhà ở cho người lao động làmột vấn đề rất bức xức hiện nay Khi mà giá nhà quá cao mặc dù tăng lương nhưngnhững người lao động vẫn không đủ khả năng để chi trả Giá đất, giá nhà cao cản trởchương trình cho người có thu nhập thấp, người lao động còn lâu mới có một căn nhà để

ở Người lao động không thể an tâm, ổn định để làm việc Cần có một chính sách tiềnlương kịp thời để cải thiện, giúp đỡ người lao động

Chính sách bảo hiểm, y tế giáo dục gắn chặt với chính sách tiền lương tạo thànhmột hệ thống chính sách nhằm phục vụ chăm lo đời sống của người lao động Miễn giảmhọc phí cũng là một hình thức tăng lương người lao động

Để người lao động có thể tiếp cận với dịch vụ y tế, các người dân nghèo đượcchữa bệnh thì phải đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế đố với mọi người dân, đặc biệt làngười lao động mới tạo ra sự tăng trưởng cao và ổn định Cần có chính sách tiền lươnghợp lý đảm bảo thu nhập cho người lao động để mọi người dân đều được chữa trị và đủkinh phí được khám bệnh và chữa bệnh, nâng cao tuổi thọ của người dân

Chính sách tiền lương là một nội dung lớn quan trọng trong hệ thống của cácchính sách quản lý của Nhà nước Do thời gian nghiên cứu có hạn nên em chỉ xin phép đềcập đến những vấn đề liên quan của chính sách tiền lương tối thiểu

Trang 11

PHẦN THỨ HAI: PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU CỦA VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI PHÁT TRIỂN

KINH TẾ XÃ HỘI

2.1 Thực trạng hệ thống chính sách tiền lương tối thiểu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ( KTXH )

2.1.1 Về tiền lương tối thiểu chung

Trong những năm qua, mức lương tối thiểu chung của nước ta tăng liên tục, thểhiện qua biểu số liệu sau :

Biểu 1 : Sự biến động của mức lương tối thiểu chung ( MLminc ) qua các năm

2.1.2 Về tiền lương tối thiểu vùng

Chính sách tiền lương chia nước ta thành 4 vùng để trả lương

Bảng 2 : Bảng lương tối thiểu các vùng, khu vực năm 2009 và năm 2010;dự kiến

2011

Đơn vị tính: 1.000 đ

Doanhnghiệpnhà nước

DoanhnghiệpFDI

Doanhnghiệpnhà nước

DoanhnghiệpFDI

Doanhnghiệpnhà nước

DoanhnghiệpFDI

Trang 12

Các mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với các doanh nghiệp trong nướcđược quy định thấp hơn mức tiền lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanhnghiệp FDI từ 1,36-1,37 lần.

Về tiền lương tối thiểu khu vực có đầu tư nước ngoài

Căn cứ mức lương tối thiểu chung năm 2010 là 730.000 đồng, các khu vực, cácngành áp dụng mức lương tối thiểu chung bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu chung

để trả lương:

- Đối với doanh nghiệp nhà nước: Được áp dụng mức lương tối thiểu để tínhđơn giá trả lương là từ 730.000 đông/tháng đến 980.000 đồng/tháng (đóng,hưởng Bảo hiểm xã hội trên cơ sở mức lương tối thiểu 730.000 đồng/tháng)

- Đối với doanh nghiệp dân doanh và đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạtđộng: Không được trả lương tối thiểu thấp hơn 730.000 đồng/tháng và khôngkhống chế mức tối đa

- Đối với cơ quan hành chính nhà nước, Đảng, Đoàn thể, lực lượng vũ trang vàcác đơn vị sự nghiệp công lập còn lại: Về cơ bản mức lương trong các bảnglương và các chế độ phụ cấp được tính theo mức lương tối thiểu chung 730.000đồng/tháng

- Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI từ năm 2010 được áp dụngmức lương tối thiểu theo 4 vùng với các mức vào năm 2010 là 1.000.000đồng/tháng, 1.040.000 đồng/tháng, 1.190.000 đồng/tháng và 1.340.000 đồng/tháng

2.2 Những tác động của chính sách tiền lương tối thiểu tới phát triển kinh tế- xã hội

2.2.1 Mối quan hệ giá- lương- tiền

Mặc dù tốc độ tiền lương tối thiểu tăng rất nhanh nhưng mức tăng đó lại khôngđáp ứng được nhu cầu của người lao động mà nguyên nhân chủ yếu là do kinh tế nước

ta ngày càng hội nhập với các nước, nhất là các nước phát triển, đã làm thay đổi thói quentiêu dùng trước đây và làm xuất hiện nhiều nhu cầu mới, thậm chí có những nhu cầuvượt quá khả năng của đất nước Bên cạnh đó, lạm phát trong thời kỳ qua tiếp tục tăng.Chỉ tính riêng năm 2008, lạm phát đã tăng 22,97% so với năm 2007 Số liệu về tănggiá tiêu dùng trong những năm gần đây, đặc biệt là các hàng hóa lương thực, thực phẩmcũng cho thấy điều đó

Bảng 3: Mức độ tăng giá tiêu dùng một số năm gần đây

Trang 13

Giá tiêu dùng tăng cao qua các năm, từ 2003 đến nay, đã tạo ra lạm phát lớn Vì

thế, mức tăng lương tối thiểu trên vẫn chưa đáp ứng được mức tăng của lạm phát chứ

chưa nói đến duy trì và nâng cao mức sống của người lao động do tăng lương

Theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê thì so sánh tốc độ tăng tiền lương tối

thiểu, mức tăng chỉ số giá linh hoạt và tốc độ tăng GDP cả nước giai đoạn 2004-2009

Bảng 4 : Tiền lương tối thiểu, chỉ số giá tiêu dùng và GDP từ năm 2004- 2009

gốc

Mức %so 2004

Trang 14

2.2.2 Tác động của chính sách tiền lương tối thiểu đến đời sống người lao động

Đối với người lao động mục tiêu cơ bản nhất đối với họ khi quyết định làm việctrong một tổ chức hay một doanh nghiệp chính là thu nhập của họ để nuôi sống bản thân

và gia đình

Nếu tính theo chuẩn nghèo theo quy định của Nhà nước năm 2005 thì 260.000đồng/ người / tháng đối với đô thị; 200.000 đồng/ người/ tháng đối với nông thôn, thìmức chuẩn nghèo đối với 2 người là 520.000 đồng/tháng và 400.000 đồng/ tháng ( chưatính trượt giá năm 2005) Như vậy, mức lương tối thiểu hiện nay do Chính phủ quy định

là 650.000 đồng/ tháng ( cho bản thân người lao động và một người ăn theo ) là mức cậnnghèo

Nếu tính theo quy định của một số tổ chức quốc tế thì đối với các nước đang pháttriển như Việt Nam, chuẩn nghèo là 1USD/người/tháng ( tương đương 30USD / tháng) vàtính cho 2 người thì tương đương là 600USD/tháng, bằng 1.080.000đồng/ tháng, như vậymức lương tối thiểu ở Việt Nam còn quá thấp nếu tính mức lương đủ sống theo LuậtThuế thu nhập cá nhân ( áp dụng vào năm 2009) 4triệu đồng/tháng cho người lao động và1,6 triệu đồng/ tháng cho một người phải nuôi, tổng cộng là 5,6 triệu đồng/ tháng đượcmiễn thuế thu nhập cá nhân và so sánh với mức lương tối thiểu chênh lệch với mức tốithiểu chung thì cao gấp 8,6 lần, trong đó kinh nghiệm của các nước trên thế giới thì mứclương tối thiểu chênh lệch với mức lương trung bình đủ sống không được thấp hơn 25%hoặc 30%

Mức lương tối thiểu được công bố luôn luôn thấp hơn thực tế nhu cầu tối thiểu củangười lao động là 30% Theo tính toán của viện khoa học lao động và xã hội ( Bộ thươngbinh lao động và xã hội) thì mức lương tối thiểu đảm bảo chi phí cho nhu cầu tối thiểucủa người lao động nuôi con như quyết định tại điều 56- Bộ luật lao động thì năm 2006 là679.000 đồng, năm 2008 là 792.000 đồng, năm 2010 là 924.000 đồng trong khi đó, mứclương tối thiểu chung được công bố và thực hiện như sau: năm 2006 là 450.000 đồngbằng 66,22%; năm 2008 là 540.000 đồng bằng 68,18%; năm 2010 là 730.000 đồng bằng79,0% so với mức lương tối thiểu đảm bảo chi phí cho nhu cầu tối thiểu của người laođộng có nuôi con

2.2.3 Tác động của chính sách tiền lương tối thiểu tới các doanh nghiệp

Trong khi người lao động không thể tồn tại với mức lương tối thiểu thấp thì nhữngđợt tăng tiền lương tối thiểu liên tiếp trong những năm gần đây đã khiến các doanhnghiệp kêu vì chi phí đầu vào tăng

Ngày đăng: 18/04/2013, 10:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w