1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự việt nam

88 682 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 2,06 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 2011-2015 Đề tài: TỘI KINH DOANH TRÁI PHÉP TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Tròn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Linh MSSV: 5115811 Lớp: Tư pháp 1 – K37 Cần Thơ 12/2014 LỜI CẢM ƠN Với tất cả tình cảm của mình, em xin tỏ lòng kính trọng và cảm ơn sâu sắc tới thầy Nguyễn Văn Tròn, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Luật – Trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình chỉ dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và viết khoá luận tốt nghiệp. Em còn xin chân thành cảm ơn những người thân yêu trong gia đình, bạn bè đã cổ vũ, động viên để em hoàn thành tốt khoá luận của mình. Bên cạnh đó, cũng cho em gửi lời cám ơn chân thành đến các tác giả của những bài viết, sách, báo, tạp chí…mà em đã sử dụng làm tài liệu trong quá trình nghiên cứu. Mặc dù đã cố gắng nhưng với điều kiện thời gian cho phép, khả năng nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên luận văn sẽ khó tránh khỏi những sơ hở, thiếu sót. Rất mong được sự góp ý, chỉ bảo tận tình của quý thầy cô và những đọc giả quan tâm đến vấn đề này cho e những góp ý chân thành nhất. Em xin chân thành cảm ơn.! Nguyễn Thị Huyền Linh LỜI NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN  ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày… tháng… năm… MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tình thế cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 1 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................. 2 5. Kết cấu của đề tài ........................................................................................................... 2 CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỘI KINH DOANH TRÁI PHÉP .............. 3 1.1 Vài nét về tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế ....................................................... 3 1.1.1 Khái niệm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế ................................................. 3 1.1.2 Dấu hiệu pháp lý chung của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế ............ 5 1.1.3.1 Mặt khách thể của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế ....................... 5 1.1.3.2 Mặt khách quan của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế .................... 5 1.1.3.3 Mặt chủ thể của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế ........................... 8 1.1.3.4 Mặt chủ quan của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế ........................ 8 1.1.3 Đặc điểm chung của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế ......................... 9 1.1.3.1 Đặc điểm về tội phạm và đối tượng phạm tội ............................................... 9 1.1.3.2 Đặc điểm về thủ đoạn hoạt động ................................................................ 10 1.1.3.3 Đặc điểm về tuyến, đi ̣a bàn, ngành hành trọng điểm ................................. 10 1.2 Những vấn đề lý luận chung về tội kinh doanh trái phép ...................................... 11 1.2.1 Khái niệm tội kinh doanh trái phép ................................................................... 11 1.2.2 Đặc điểm của tội kinh doanh trái phép ............................................................. 13 1.2.3 Nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội kinh doanh trái phép ................ 14 1.2.3.1 Nguyên nhân và điều kiện về tâm lý xã hội ................................................ 14 1.2.3.2 Nguyên nhân và điều kiện về kinh tế xã hội ............................................... 16 1.2.3.3 Nguyên nhân và điều kiện về quản lý nhà nước ......................................... 17 1.2.3.4 Nguyên nhân và điều kiện về chính sách, pháp luật ................................... 18 1.2.4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu về tội kinh doanh trái phép ................................ 19 1.3 Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển những quy định về tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam ........................................................................... 20 1.3.1 Giai đoạn phong kiến và thời Pháp thuộc......................................................... 20 1.3.2 Giai đoạn từ năm 1945-1985 ............................................................................. 21 1.3.3 Giai đoạn từ năm 1985-1999 ............................................................................. 23 1.3.4 Giai đoạn từ năm 1999 đến nay ......................................................................... 24 CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ TỘI KINH DOANH TRÁI PHÉP ........................................................................... 27 2.1 Tội kinh doanh trái phép đƣợc quy định tại Điều 159 BLHS Việt Nam hiện hành ............................................................................................................................................ 27 2.2 Các dấu hiêu pháp lý cấu thành tội kinh doanh trái phép..................................... 28 2.2.1 Mặt khách thể của tội kinh doanh trái phép ..................................................... 28 2.2.2 Mặt khách quan của tội kinh doanh trái phép ................................................. 31 2.2.3 Mặt chủ thể của tội kinh doanh trái phép ......................................................... 37 2.2.4 Mặt chủ quan của tội kinh doanh trái phép ..................................................... 39 2.3 Một số trƣờng hợp cụ thể của tội kinh doanh trái phép ........................................ 40 2.3.1 Phạm tội kinh doanh trái phép quy định tại khoản 1 Điều 159 BLHS ........... 40 2.3.2 Phạm tội kinh doanh trái phép quy định tại khoản 2 Điều 159 BLHS ........... 41 2.4 Hình phạt đƣợc áp dụng đối với tội kinh doanh trái phép .................................... 43 2.4.1 Hình phạt tiền ..................................................................................................... 43 2.4.2 Hình phạt cải tạo không giam giữ ..................................................................... 45 2.4.3 Hình phạt tù có thời hạn .................................................................................... 47 2.5 So sánh tội kinh doanh trái phép với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế khác .................................................................................................................................. 48 2.5.1 So sánh với tội buôn lậu (Điều 153) ................................................................. 49 2.5.2 So sánh với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm (Điều 155) ...................................................................................................................................... 51 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI KINH DOANH TRÁI PHÉP ......................................................................................... 54 3.1 Thực trạng tội kinh doanh trái phép trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam ........ 54 3.2 Những bất cập trong đấu tranh phòng chống tội kinh doanh trái phép .............. 59 3.2.1 Bất cập trong công tác quản lý của cơ quan đăng ký kinh doanh ................... 59 3.2.2 Bất cập từ trong việc áp dụng quy định của pháp luật hình sự ....................... 61 3.2.3 Bất cập trong quá trình phát hiện, xử lý vi phạm, tội phạm ............................ 63 3.2.4 Bất cập trong công tác phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật .................. 64 3.3 Những giải pháp trong đấu tranh phòng chống tội kinh doanh trái phép ........... 65 3.3.1 Các giải pháp trong công tác quản lý của cơ quan đăng ký kinh doanh ........ 65 3.3.2 Các giải pháp về quy định của pháp luật và kiến nghị hoàn thiện .................. 67 3.3.3 Các giải pháp về phát hiện, xử lý vi phạm, tội phạm ........................................ 71 3.3.4 Các giải pháp về phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật ............................ 73 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU 1. Tình thế cấp thiết của đề tài Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đã được đề ra từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 trong hơn 20 năm qua nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn như: chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng cao, trật tự an ninh xã hội được giữ vững, tỷ lệ xóa mù chữ là cao nhất thế giới….mặc dù bước đầu đã gặp không ít chông gai nhưng hiện nay trong mắt bạn bè thế giới Việt Nam đã trở thành đối tác đáng tin cậy. Để đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội thì vấn đề phát triển kinh tế có ý nghĩa then chốt, quyết định. Với mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, chúng ta đang phải đương đầu với rất nhiều những khó khăn thử thách rất lớn. Tình hình tội phạm kinh tế trong giai đoạn hiện nay ngày càng gia tăng, tinh vi và phức tạp, trong đó có tội kinh doanh trái phép. Tội kinh doanh trái phép đã và đang diễn biến ngày càng phức tạp, gây xôn xao dư luận trong suốt thời gian qua làm ảnh hưởng lớn đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước, làm xấu đi môi trường kinh doanh lành mạnh, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức, làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước… là nguy cơ kìm hãm sự phát triển kinh tế của đất nước, gây khó khăn cho công tác quản lý của Nhà nước, là một trong những thách thức, cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương phát triển kinh tế mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Chính vì lẽ đó, cần đòi hỏi phải có những biện pháp để ngăn chăn đẩy lùi tội phạm kinh doanh trái phép, trong đó pháp luật hình sự là một công cụ hữu hiệu. Do đó vấn đề nghiên cứu khoa học, phân tích, đưa ra quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự cũng như nâng cao hiệu quả của hoạt động xét xử đối với tội kinh doanh trái phép trong giai đoạn hiện nay nên người viết đã chọn đề tài: “Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam” để làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của đề tài là nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định về tội kinh doanh trái phép theo Bộ luật hình sự năm 1999, từ đó đối chiếu quy định pháp luật với thực tiễn xét xử để tìm ra những bất cập, vướng mắc, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xét xử của tội kinh doanh trái phép. Nhiệm vụ của đề tài là khái quát lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam về tội kinh doanh trái phép, nghiên cứu quy định của Điều 159 Bộ luật hình sự năm 1999, tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự để thấy những tiến bộ, hạn chế cần khắc phục, sửa chữa từ đó đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đối với tội kinh doanh trái phép. GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 1 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận, thực tiễn đối với tội kinh doanh trái phép ở Việt Nam hiện nay và định hướng về tổ chức cuộc đấu tranh của toàn xã hội với hiện tượng tội phạm nói chung và tội kinh doanh trái phép nói riêng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu tội kinh doanh trái phép được quy định tại Điều 159 Bộ luật hình sự hiện hành về những nội dung trong phạm vi về lịch sử hình thành, cấu thành tội phạm, về bản chất, hành vi phạm tội. Đồng thời, luận văn cũng đi sâu nghiên cứu tình hình thực tiễn, những quy định pháp luật hình sự đối với tội kinh doanh trái phép nhằm làm rõ các dấu hiệu pháp lý để từ đó có thể đưa ra những biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm phù hợp với tình hình đất nước hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của đề tài là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng Sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhằm hoàn thiện bài viết một cách tốt nhất, phù hợp với đối tượng, nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu của đề tài, người viết đã vận dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp, chứng minh, so sánh, đối chiếu kết hợp với các phương pháp khác như logic, thống kê, điều tra xã hội. 5. Kết cấu của đề tài Đề tài được chia làm: Lời nói đầu, phần nội dung và kết luận Trong đó, phần nội dung được cấu trúc thành ba Chương cụ thể: Chương 1: Khái quát chung về tội kinh doanh trái phép. Chương 2: Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội kinh doanh trái phép. Chương 3: Thực trạng và giải pháp đấu tranh phòng chống tội kinh doanh trái phép. GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 2 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỘI KINH DOANH TRÁI PHÉP Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã đem lại những kết quả tích cực và có những tác động sâu sắc đến nền kinh tế và xã hội Việt Nam. Việt Nam cơ bản đã thoát khỏi tình trạng nước kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình, thị trường ngày càng được mở rộng, đời sống nhân dân không ngừng cải thiện hơn cả về vật chất lẫn tinh thần. Song, bên cạnh những mặt tích cực thì đâu đó vẫn còn tồn tại song song những mặt tiêu cực, đó là sự xuất hiện của hàng loạt những tội phạm kinh tế mới hoặc những tội phạm kinh tế cũ nhưng mức độ nguy hiểm và hành vi tinh vi hơn nhiều trong đó có tội kinh doanh trái phép. Tội kinh doanh trái phép là một trong những tội danh được quy định tại Chương XVI Bộ luật hình sự hiện hành, nằm trong nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Trước khi nghiên cứu các vấn đề về tội kinh doanh trái phép, người viết tiến hành nghiên cứu khái quát chung những nội dung của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. 1.1 Vài nét về tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế 1.1.1 Khái niệm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Với bản chất của Nhà nước ta là “Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” nên trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Nhà nước luôn chú trọng, chăm lo đến đời sống của nhân dân. Chính vì lẽ đó, mà Nhà nước luôn ra sức phát triển kinh tế và xem kinh tế là một trong những ngành chủ chốt trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, bởi Nhà nước hiểu rằng kinh tế phát triển thì đất nước mới phát triển mà đất nước phát triển thì đời sống nhân dân mới được ấm no, hành phúc. Vì vậy, Nhà nước luôn có những chủ trương, chính sách thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế phát triển theo hướng kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa thì đời sống nhân dân dần được cải thiện, chất lượng cuộc sống ngày càng cao. Tuy nhiên, trong giai đoạn này thì hoạt động kinh tế lại diễn ra ngày càng phức tạp, nhiều tội phạm mới về kinh tế dần xuất hiện làm ảnh hưởng đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước. Chính vì vậy, trong từng giai đoạn phát triển, Nhà nước luôn phải có những chính sách định hướng cho sự phát triển của nền kinh tế phù hợp với khả năng và điều kiện của quốc gia mình, cũng như để phù hợp với xu thế chung của thế giới thì năm 2009 Bộ luật hình sự năm 1999 tiếp tục được sửa đổi, bổ sung với 24 chương gồm 344 điều. Trong đó, Chương XVI quy định nhóm “tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” với 29 điều luật (từ Điều 153 đến Điều 181) gồm 40 tội danh xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Vậy “tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là như thế nào” Trước tiên ta cần phải hiểu khái niệm “Trật tự quản lý kinh tế”. GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 3 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam Hiện nay chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào đề cặp đến khái niệm trật tự quản lý kinh tế, nhưng dựa trên cách hiểu thông thường của khái niệm “Trật tự là một hệ thống từ trên xuống” và khái niệm “Quản lý kinh tế là sự tác động liên tục, có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý và khách thể quản lý để sử dụng có hiệu quả những tiềm năng, cơ hội của hệ thống kinh tế nhằm đạt được những mục tiệu xây dựng phát triển kinh tế đặt ra trước mắt và lâu dài”1 thì: Trật tự quản lý kinh tế là toàn bộ những quy định của Nhà nước trong hoạt động quản lý kinh tế theo một hệ thống nhất định. Trong đó hoạt động quản lý kinh tế là hoạt động của nhà nước nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế đảm bảo cho sự phát triển ổn định của kinh tế và “Hoạt động kinh tế là một trong những hoạt động quan trọng hàng đầu, quyết định sự vững mạnh của mỗi quốc gia”.2 Khi đất nước phát triển thì hoạt động kinh tế diễn ra sôi nổi, nhiều ngành nghề kinh tế mới xuất hiện kéo theo những tội phạm kinh tế mới được hình thành. Theo khoản 1 Điều 8 BLHS hiện hành quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”. Từ khái niệm về tội phạm và khái niệm trật tự quản lý kinh tế thì ta có thể rút ra khái niệm cụ thể về tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế như sau: “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm hại đến nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thông qua hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế”.3 Từ đó cho thấy các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nước nhà, nó không chỉ xâm hại đến nền kinh tế quốc dân mà nó còn xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, làm xấu đi môi 1 Đào tạo giám đốc (Joy), Quản lý là gì? Sự thống nhất hoàn hảo giữa lý luận và thực tiễn, http://www.joy.edu.vn/daotaogiamdoc/component/content/article/36-qun-tr-tng-quat/460--qun-y-la-gi-s-thngnht-hoan-ho-gia-li-lun-va-thc-tin.html?directory=104, [01/08/2014]. 2 Phạm Văn Beo, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần riêng), Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2009, tr. 267. 3 Phạm Văn Beo, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần riêng), Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2009, tr. 267-268. GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 4 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam trường kinh doanh lành mạnh, kiềm hãm sự phát triển của kinh tế…Chính vì vậy, những hành vi vi phạm nào xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế do nhà nước thiết lập đều là tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. 1.1.2 Dấu hiệu pháp lý chung của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Dấu hiệu pháp lý chung của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được biểu hiện bởi các yếu tố cấu thành tội phạm: Mặt khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan và mặt chủ thể. 1.1.2.1 Mặt khách thể của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Khách thể của tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là các quan hệ xã hội đảm bảo cho sự ổn định và phát triển nền kinh tế quốc dân. Đó là chế độ quản lý, điều hành toàn bộ nền kinh tế của Nhà nước theo hướng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức kinh tế, quyền và lợi ích, tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng,…được thể chế hóa trong những quy định của Nhà nước, Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch chính sách… Các quan hệ xã hội đảm bảo cho sự ổn định và phát triển nền kinh tế quốc dân được quy định trong các văn bản pháp luật và tạo thành hành lang pháp lý cho các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thực hiện các hành vi kinh doanh theo trật tự do Nhà nước quản lý. Các văn bản pháp luật quy định trật tự quản lý kinh tế bao gồm: Luật doanh nghiệp, Luật đất đai, Luật các tổ chức tín dụng, Luật ngân hàng...Thông tư hướng dẫn thi hành. Đó là cơ chế pháp lý cho việc công dân thực hiện quyền tự do sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật. Công dân có quyền tự do sản xuất, kinh doanh nhưng không có nghĩa là được sản xuất, kinh doanh không giới hạn. Giới hạn của tự do sản xuất, kinh doanh đó là “pháp luật”. Hay nói khác đi, công dân phải tiến hành các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động sản xuất, kinh doanh nói riêng theo quy định của pháp luật. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh bất hợp pháp, mọi hành vi phá hoại nền kinh tế quốc dân gây thiệt hại đến Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và công dân đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.4 1.1.2.2 Mặt khách quan của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế a. Dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội Hành vi của các tội phạm này là hành vi nguy hiểm cho xã hội được thể hiện ở các hành vi cố ý vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế ở các mức độ khác nhau với mục đích vụ lợi. Hành vi phạm tội được thể hiện ở hình thức hành động, biểu hiện thường gặp là làm trái, làm sai, vi phạm các quy định bắt buộc của Nhà nước trong quản lý kinh tế như: Tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ; 4 Nguyễn Mai Bộ, Pháp luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005, tr. 28 GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 5 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai...ngoài ra, hành vi phạm tội còn được thể hiện ở hình thức không hành động, biểu hiện thường gặp không thực hiện các quy định của Nhà nước như: tội trốn thuế. b. Các dấu hiệu khác Ngoài hành vi nguy hiểm cho xã hội, thì đa số các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế còn phải có dấu hiệu bắt buộc khác để thõa các yếu tố cấu thành tội phạm như dấu hiệu: - Gây ra hậu quả nghiêm trọng Những hành vi phạm tội đã gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân hoặc cho từng ngành nghề, lĩnh vực kinh tế nhất định dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.5 Ví dụ: Tội đầu cơ được quy định tại Khoản 1 Điều 160 Bộ luật hình sự hiện hành. “1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh mua vét hàng hoá có số lượng lớn nhằm bán lại thu lợi bất chính gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm”. Tội phạm này hoàn thành khi can phạm có hành vi phạm tội nói trên mà gây ra hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, nếu không có dấu hiệu hậu quả nghiêm trọng xảy ra thì không đủ yếu tố cấu thành tội phạm này. - Vật phạm pháp có giá trị nhất định Ví dụ: Tội sản xuất. buôn bán hàng giả được quy định tại Điểm e, Khoản 2, Điều 156 Bộ luật hình sự hiện hành “2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; 5 Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001, Xem mục I phần 3.4 để xem xét trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng và trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 6 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam e) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ một trăm năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; g) Thu lợi bất chính lớn; h) Gây hậu quả rất nghiêm trọng”. - Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm; đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; đã bị kết án về tội đó hoặc một số tội khác cùng nhóm tội và chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. + Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm Ví dụ: Tội kinh doanh trái phép được quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 159 Bộ luật hình sự hiện hành “Người nào kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm: a) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 160, 161, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm; b) Hàng phạm pháp có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng”. + Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm Ví dụ: Tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai được quy định tại Điểm a, Khoản1, Điều 174 Bộ luật hình sự hiện hành “1. Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; b) Đất có diện tích lớn hoặc có giá trị lớn; c) Gây hậu quả nghiêm trọng.” + Đã bị kết án về tội đó hoặc một số tội khác cùng nhóm tội và chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Ví dụ: Tội lừa dối khách hàng được quy đinh tại Khoản 1 Điều 162 Bộ luật hình sự hiện hành “1. Người nào trong việc mua, bán mà cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 7 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam hàng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.” 1.1.2.3 Mặt chủ thể của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành xác định chủ thể của tội phạm chỉ có thể là cá nhân con người. Tuy nhiên, không phải mọi cá nhân đều có thể là chủ thể của tội phạm mà chỉ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự mới có thể là chủ thể của tội phạm. Như vậy, chủ thể của tội phạm trước hết là con người và con người đó phải có năng lực trách nhiệm hình sự, tức là người đó phải có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình, đồng thời phải thõa độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự mà Bộ luật hình sự quy định, những chủ thể như vậy ta gọi là chủ thể thường. Và trong một số trường hợp nhất định, đối với những tội phạm cụ thể cần phải có những dấu hiệu đặc trưng khác như: dấu hiệu liên quan đến chức vụ, quyền hạn; các dấu hiệu liên quan đến nghề nghiệp, công việc; các dấu hiệu liên quan đến nghĩa vụ….mới trở thành chủ thể của tội phạm. Những chủ thể đòi hỏi phải có những dấu hiệu đặc biệt như vậy ta gọi là chủ thể đặc biệt. Với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế cũng vậy, chủ thể của các tội phạm này có thể là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định. Trừ trường hợp các chủ thể trong các tội quy định tại các Điều 165, 170, 176, 178, 179 BLHS hiện hành bắt buộc phải là chủ thể đặc biệt. 1.1.2.4 Mặt chủ quan của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Như ta đã biết, dấu hiệu “lỗi” là dấu hiệu đặc trưng trong mặt chủ quan của tội phạm, không chỉ của tội phạm nói chung mà còn của tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói riêng. Chính vì vậy, khi nhắc đến mặt chủ quan của tội phạm thì ta liên tưởng ngay đến dấu hiệu lỗi. Lỗi là một trong những dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm. Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của mỗi người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra.6 Và lỗi trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành được các nhà làm luật chia ra làm bốn loại dựa vào tiêu chí là mối quan hệ giữa lý trí và ý chí thì ta có: Lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả. Riêng đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế thì lỗi được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Tức là, khi thực hiện hành vi, người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho 6 Phạm Văn Beo, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2009, tr. 210-211 GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 8 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam xã hội và hậu quả nguy hiểm sẽ xảy ra, nhưng vẫn cố ý thực hiện tội phạm đến cùng và mong muốn cho hậu quả xảy ra hoặc với ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Mục đích và động cơ phạm tội chủ yếu là vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác. 1.1.3 Đặc điểm chung của tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là những tội diễn ra trong lĩnh vực kinh tế hoặc có liên quan đến kinh tế. 1.1.3.1 Đặc điểm về tội phạm và đối tượng phạm tội *Về tội phạm Đa số các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế khi phát hiện đã diễn ra trong một thời gian dài, tỷ lệ tội phạm ẩn thường rất cao, dễ lẫn lộn với các vi phạm hành chính nên rất khó cho việc điều tra tội phạm này. *Về đối tượng phạm tội Qua thực tiễn đấu tranh với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, chúng ta xác định đối tượng phạm tội của các tội phạm này có những điểm nổi bật sau: Thứ nhất, các đối tượng phạm tội trong nhóm này hết sức đa dạng về thành phầ n , đô ̣ tuổ i, nghề nghiê ̣p, trình độ văn hoá và thuộc mọi thành phần kinh tế , trong đó có cả những đố i tươ ̣ng trong cơ quan nhà nước , tổ chức chin ́ h tri ̣, xã hội, doanh nghiê ̣p. Các đố i tươ ̣ng này có những hiể u biế t nhấ t đ ịnh về các hoạt động sản xuấ t, kinh doanh, lưu thông hàng hoá trên thi ̣trường , vì vậy họ lợi dụng các yếu tố nghiệp vụ quản lý của mình để trục lợi cho bản thân và đây cũng chính là điều kiện để tội phạm thực hiện hành vi phạm tội. Thứ hai, các hành vi hoạt động phạm tội thu ộc nhóm này rất phức tạp , có những trường hợp hoạt động trắng trợn, có tổ chức chặt chẽ, nhiều trường hợp chúng tạo ra nhiề u vỏ bo ̣c kiń đáo và chắ c chắ n . Nhiề u trườ ng hơ ̣p các đố i tươ ̣ng pha ̣m tô ̣i còn lơ ̣i dụng các kẻ hở trong việc kiểm soát các hoạt động kinh tế để che dấu hành vi ph ạm tội hoă ̣c có hành vi câu kế t , lôi kéo, mua chuô ̣c đối với người có chức vu ̣ quyề n ha ̣n tham gia thực hiê ̣n tô ̣i pha ̣m hoă ̣c che giấ u tô ̣i pha ̣m. Thứ ba, đối với các tội buôn lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả; trốn thuế…người phạm tội thường có quan hệ với những người có trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp quản lý kinh tế, quản lý các giá trị vật chất; hoạch định chính sách kinh tế, xã hội nhằm “ nuôi dưỡng” sự tồn tại và phát triển của các tội phạm này. Vì vậy, trên thực tế, bên cạnh và đồng thời sau các vụ buôn lậu, buôn bán hàng cấm, kinh doanh trái phép, trốn thuế đều có tham nhũng…và ngược lại.7 7 Phạm Văn Beo, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần riêng), Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2009, tr. 268. GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 9 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam 1.1.3.2 Đặc điểm về thủ đoạn hoạt động Thủ đoạn hoạt động của các đối tượng phạm tội về trật tự quản lý kinh tế cũng rất đa da ṇ g, phức ta ̣p, nhiề u vu ̣ gắ n với đă ̣c điể m tin ̀ h hin ̀ h phát triể n của xã hô ̣i ở từng giai đoa ̣n cu ̣ thể . Qua thực tế thủ đoa ̣n đươ ̣c biể u hiê ̣n phổ biế n như sau: Người phạm tội lợi dụng sơ hở trong quản lý , sản xuất, lưu thông hàn g hoá, cung ứng dịch vụ trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu , quản lý thị trường , chính sách thuế để buôn lâ ̣u, buôn bán hàng giả , hàng cấm, kinh doanh trái phép , trố n thuế… Lợi dụng sự phức tạp của các hoạt động kinh do anh hàng hoá , cung ứ ng dịch vụ, sự mấ t cân đố i cung-cầ u hàng hoá trên thị trường…và những sơ hở , thiế u sót trong công tác quản lý , thanh tra , kiể m tra , kiể m soát của các cơ quan chức năng để thực hiê ̣n hành vi phạm tội . Đồng thời, người phạm tội còn lợi dụng danh nghĩa các đơn vị kinh tế , các tổ chức xã hội , các doanh nghiê ̣p như : kho baĩ , phương tiê ̣n…để vâ ̣n chuyể n , cấ t giấ u hàng lâ ̣u, hàng cấm… Bên cạnh đó, người phạm tội còn sử dụng các danh nghĩa để thực hiện các hoạt đô ̣ng sản xuấ t , kinh doanh, lưu thông hàng hoá như thực hiê ̣n các dich ̣ vu ̣ thương ma ̣i , dịch vụ giao nhận hàng, dịch vụ đại lý , bán hàng…để che dấu các hành vi phạm tội gây khó khăn cho hoa ̣t đô ̣ng phát hiê ̣n, điề u tra tô ̣i pha ̣m. Mặt khác, mua chuô ̣c cán bô ,̣ nhân viên cơ quan nhà nướ c, tổ chức xã hô ̣i , những người có chức vu ̣ quyề n ha ̣n để hình thành đường dây, ổ nhóm phạm tội. Ngoài ra, người phạm tội còn cấu kế t với những đố i tượng hình sự để cản trở viê ̣c kiể m tra , kiể m soát . Nhiề u trường hơ ̣p các đố i tươ ̣ng còn chủ đô ̣ng chố ng trả khi bị kiể m tra, phát hiê ̣n hành vi phạm tội. 1.1.3.3 Đặc điểm về tuyến, đi ̣a bàn, ngành hành trọng điểm * Về tuyế n trọng điểm Tùy theo tính chất và phạm quy họat động của từng loại đối tượng đấu tranh mà ta xác định và phân loại tuyến trọng điểm khác nhau: Có những tuyến hoạt động xuyên quốc gia như qua đường biên giới, qua cảng biển, cảng hàng không, bưu điện quốc tế vào nội địa và ngược lại hoặc cũng có những tuyến chỉ nằm trong phạm vi nội địa từ địa phương này sang địa phương khác. * Về đi ̣a bàn Các tội phạm này phải có phạm vi về địa bàn nhất định, thường xảy ra trên các địa bàn có các hoạt động kinh tế. Địa bàn có thể là một khu vực địa lý hoặc không phụ thuộc về mặt hành chính, cũng có thể rất trừu tượng không có ranh giới về địa lý. Địa bàn cũng là một phạm vi về không gian của các tổ chức quản lý, kinh doanh như các ngành ngân hàng , tài chính, thuế, quản lý thị trường, công ty tài chính, chứng khoán. GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 10 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam Địa bàn trọng điểm về kinh tế là một khu vực tập trung nhiều hàng hóa, các giá trị vật chất của Nhà nước, của tập thể và của tư nhân hoặc là nơi thuận lợi tạo “nguồn hàng”, “vận chuyển tập kết hàng” cũng là nơi bọn tội phạm tập trung hoạt động. Ngoài địa bàn trọng điểm về kinh tế thì bên cạnh đó còn có địa bàn kinh tế ngoài xã hội. Điạ bàn kinh tế ngoài xã hội là các khu vực diễn ra các hoạt động kinh doanh dưới da ̣ng không thành lâ ̣p các doanh n ghiê ̣p chỉ kinh doanh nhỏ , loại địa bàn này cũng có có điề u kiê ̣n để các đối tượng thực hiện tội phạm. * Ngành hàng trọng điểm Dưới góc độ kinh tế, ngành hàng là tập hợp từ những luồng hàng và những mạch hàng cùng chủng loại, cùng tính chất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh với các tác nhân nhất định. Ngành hàng trọng điểm là ngành hàng có tính chiến lược , đóng góp qu an tro ̣ng cho sự phát triể n của nền kinh tế quốc dân , cung cấ p các sản phẩ m th iết yếu cho đời số ng xã hội. Vì vậy, hành vi phạm tội trong ngành hàng này có thể sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nề n kinh tế quố c dân. Đặc biệt, trong các quan hê ̣ kinh tế của ngành hàng đó luôn tồ n ta ̣i nhiề u yế u tố phức ta ̣p , cho nên, những sơ hở, thiế u sót trong công tác quản lý có thể bị các đối tượng phạm tội lơ ̣i du ̣ng để thực hiện hành vi phạm tội . Vì vậy, những ngành hàng chứa đựng luồ ng hàng hoá , tài sản có giá tri ̣lớn phải đặt ra yêu cầu bảo vệ nghiêm ngặt . Trong trường hơ ̣p đã xác đinh ̣ đươ ̣c mă ̣t hàng tro ̣ng đ iể m cầ n bảo vê ̣ thì ngành hàng sản xuất ra mặt hàng trọng điểm đó cũng được xác định hàng trọng điểm cần phải được bảo vệ. là ngành 1.2 Những vấn đề lý luận chung về tội kinh doanh trái phép 1.2.1 Khái niệm tội kinh doanh trái phép Trước khi nghiên cứu về khái niệm tội kinh doanh trái phép cũng cần làm rõ thế nào là kinh doanh và thế nào là kinh doanh trái phép. Tùy vào từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển của xã hội mà khái niệm kinh doanh và kinh doanh trái phép cũng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau phụ thuộc vào sự thay đổi của thời gian. Theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm kinh doanh được hiểu là “tổ chức buôn bán để thu lời lãi”.8 Nội dung khái niệm này không bao hàm hành vi sản xuất. Cách hiểu này được sử dụng khá phổ biến trong các Văn kiện của Đảng cũng như các văn bản pháp lý của Nhà nước và sách báo nói chung. Trong một số trường hợp khác, khái niệm kinh doanh lại được hiểu với nội hàm rộng hơn, theo Đại từ điển tiếng Việt thì kinh doanh là “tổ chức việc sản xuất, buôn bán sao cho sinh lợi”.9 Như vậy, khái niệm 8 Kỳ Duyên, Ngọc Hằng, Đăng Khoa, Từ điển tiếng Việt, Nxb Thanh niên, 2013, tr. 463. 9 Nguyễn Như Ý, Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh , 2013, tr. 984. GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 11 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam kinh doanh ngoài nội dung “tồ chức buôn bán” có thêm nội dung “tổ chức việc sản xuất”. Còn theo Từ điển bách khoa toàn thư 2 thì khái niệm kinh doanh lại được hiểu khá rộng: “Kinh doanh là phương thức hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn tại nền kinh tế hàng hoá, gồm tổng thể những phương pháp, hình thức và phương tiện mà chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình (bao gồm quá trình đầu tư, sản xuất, vận tải, thương mại, dịch vụ...) trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị cùng với các quy luật khác, nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời cao nhất”.10 Theo nội dung của khái niệm này thì kinh doanh không chỉ là việc “tổ chức việc sản xuất, buôn bán sao cho sinh lời” mà bao gồm cả quả trình “đầu tư, sản xuất, vận tải, thương mại, dịch vụ… nhằm mục tiêu vốn sinh lời cao nhất”. Kế thừa có chọn lọc cách hiểu này, tại Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì khái niệm kinh doanh được quy định như sau:“Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”. Như vậy, theo nội dung khái niệm kinh doanh của Luật doanh nghiệp thì kinh doanh bao hàm mọi lĩnh vực đời sống xã hội như đầu tư, sản xuất, buôn bán và dịch vụ... nhằm mục đích sinh lời là đủ mà không cần đến phải nhằm mục đích sinh lời cao nhất mới được xem là kinh doanh. Với khái niệm này, thì kinh doanh được hiểu theo quy định của Luật doanh nghiệp là phù hợp nhất trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay. Qua những khái niệm trên cho thấy, phạm vi khái niệm kinh doanh có thể thay đổi rộng, hẹp khác nhau, song mục đích cuối cùng của hoạt động kinh doanh vẫn không thay đổi đó là “lợi nhuận”. Có thể nói lợi nhuận là mục đích bao trùm của mọi hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi có mục đích lợi nhuận đều là hành vi kinh doanh. Vận dụng những khái niệm kinh doanh ở trên kết hợp với cách hiểu thông thường thì kinh doanh trái phép được hiểu là kinh doanh trái với các quy định của pháp luật, pháp luật không cho phép nhưng vẫn tiến hành kinh doanh. Những hành vi kinh doanh trái với các quy định của pháp luật mà nếu thõa các dấu hiệu tại Điều 159 thì được xem là tội phạm. Theo khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự hiện hành tội phạm được quy định như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc 10 Từ điển bách khoa toàn thư 2, E – M, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2002, tr. 581 GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 12 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”. Tóm lại, từ khái niệm kinh doanh và kinh doanh trái phép kết hợp với quy định của pháp luật về tội phạm tại Điều 8 Bộ luật hình sự hiện hành ta có thể suy ra khái niệm tội kinh doanh trái phép như sau: Tội kinh doanh trái phép là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự hiện hành, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý làm xâm phạm đến các quy định của pháp luật về các thủ tục khi tiến hành kinh doanh, được thực hiện trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội nhằm mục đích sinh lợi mà pháp luật không cấm từ đó làm ảnh hưởng đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước. 1.2.2 Đặc điểm của tội kinh doanh trái phép Bất kỳ loại tội phạm nào được quy định trong Bộ luật hình sự hiện hành cũng mang những điểm riêng biệt để phân biệt giữa tội phạm này với tội phạm khác. Đó là nét đặc thù của từng tội trong Bộ luật hình sự hiện hành. Và tội kinh doanh trái phép có một số đặc điểm như sau: Thứ nhất, dấu hiệu đặc trưng của tội phạm này là hành vi kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng nội dung giấy phép đã đăng ký kinh doanh hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật buộc phải có, hành vi phạm tội này được biểu hiện bằng hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Trong đó, việc kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng nội dung giấy phép đã đăng ký kinh doanh hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật buộc phải có là điều kiện tiền đề để người phạm tội thực hiện hành vi trái pháp luật nhằm mục đích lợi nhuận và kết quả của hành vi trái pháp luật đó là xâm phạm tới quyền quản lý của Nhà nước về hoạt động kinh doanh thương mại. Và trong điều kiện ngày nay, nền kinh tế nước ta phát triển theo hướng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì hành vi kinh doanh trái phép lại càng trở nên tinh vi hơn, ẩn nấp dưới nhiều hình thức nên rất khó để phát hiện ra. Thứ hai, chủ thể của tội kinh doanh trái phép là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định. Vì vậy, đối tượng phạm tội kinh doanh trái phép rất đa dạng về trình độ, nghề nghiệp, giới tính cũng như về độ tuổi và thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có cả những người làm việc trong cơ quan Nhà nước. Những đối tượng phạm tội họ rất tinh khôn và nhanh nhạy trong lĩnh vực hoạt động kinh tế. Bên cạnh đó, các hoạt động kinh doanh trái phép diễn ra rất phức tạp ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong kinh tế, đăc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh tài chính GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 13 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam lại càng phức tạp nên họ dễ dàng che giấu hành vi phạm tội của mình bằng nhiều chiêu trò khác nhau giống như việc “Treo đầu dê, bán thịt chó” đăng ký kinh doanh mặt hàng này nhưng lại bán mặt hàng khác. Thứ ba, Thủ đoạn hoạt động của các đối tượng kinh doanh trái phép rất đa đạng và phức tạp, tùy và từng giai đoạn phát triển của xã hội mà thủ đoạn hoạt động của tội phạm này cũng có sự thay đổi. Đối tượng phạm tội lợi dụng sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý về kinh tế; lợi dụng sự phức tạp của của các hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ; sự mất cân đối cung - cầu hàng hóa trên thị trường…để thực hiện hành vi phạm tội. Mặt khác, với những đối tượng phạm tội là những người làm việc trong cơ quan Nhà nước thì họ sử dụng danh nghĩa của mình để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh trái phép hoặc vì lợi ích cá nhân sẵn sàng cấu kết, tiếp tay với những đối tượng phạm tội để họ thực hiện hành vi phạm tội. Từ những đặc điểm của tội kinh doanh trái phép ta có thể nhận thấy tội kinh doanh trái phép là một trong những tội có tính chất phức tạp và khó có thể dễ dàng phát hiện trong công tác quản lý cũng như hoạt động điều tra và kiểm soát. Qua đó càng thể hiện được tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm này. Vì vậy, hiểu và nắm được đặc điểm của tội phạm này, sẽ góp phần quan trọng vào công tác đấu tranh phòng chống nó. 1.2.3 Nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội kinh doanh trái phép 1.2.3.1 Nguyên nhân và điều kiện về tâm lý xã hội Tâm lý xã hội là một bộ phận của ý thức thông thường, bao gồm toàn bộ những tình cảm, ý thích, mong muốn…của con người được hình thành một cách tự phát dưới ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện sống hằng ngày.11 Do đó, tâm lý xã hội đối với hành vi kinh doanh trái phép bị coi là tội phạm trong thời kỳ thực hiện kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp và thời kỳ thực hiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ có những điểm khác nhau. Nghiên cứu tâm lý của người phạm tội mới có thể được lý giải tại sao trong cùng một điều kiện, hoàn cảnh mỗi người lại có cách xử sự khác nhau.Việc nghiên cứu tâm lý không chỉ dừng lại ở bản thân những người bị coi là chủ thể của tội phạm mà còn đề cặp tới tâm lý xã hội nói chung đã ảnh hưởng tới tình hình tội kinh doanh trái phép. Nguyên nhân và điều kiện thuộc về tâm lý xã hội của tình hình tội kinh doanh trái phép trong thời gian qua được thể hiện tập trung ở một số nội dung sau: Thứ nhất, đối với người phạm tội kinh doanh trái phép, một bộ phận không nhỏ người phạm tội kinh doanh trái phép là do tâm lý tư hữu, tâm lý của người sản xuất 11 Giáo trình Những nguyên lý căn bản của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2009, tr. 149 GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 14 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam nhỏ, manh mún, bảo thủ, ích kỷ, vô tổ chức, coi thường lợi ích của người khác, thích làm gì thì làm nấy nên trước đây khi tiến hành kinh doanh họ cho rằng không cần xin phép ai và hiện nay không cần đăng ký kinh doanh với cơ quan nào. Trong điều kiện kinh tế thị trường tâm lý này lại có môi trường phát triển đi ngược lại hệ tư tưởng tiến bộ xã hội chủ nghĩa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đó là tư tưởng yêu nước, nhân đạo, quan tâm đến lợi ích người khác, của cộng đồng. Mặt khác, một số người phạm tội kinh doanh trái phép lại có tâm lý coi thường pháp luật, mà một trong những nguyên nhân cơ bản đó chính là các quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh, xử lý vi phạm trong kinh doanh còn mâu thuẫn, thiếu thống nhất và đặc biệt là thực tiễn phát hiện, xử lý đối với vi phạm và người phạm tội kinh doanh trái phép chưa nghiêm. Một bộ phận khác khi phạm tội kinh doanh trái phép do quá hám lợi, thực dụng, luôn bị thúc đẩy bởi các mối lợi trong kinh doanh, miễn sao thu được nhiều lợi nhuận cho bản thân, tổ chức, bất chấp cả việc vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, một số người phạm tội kinh doanh trái phép lại đỗ lỗi cho cơ quan nhà nước quá phiền hà, sách nhiễu khi thực hiện nhiệm vụ mà không nhận thức rõ trách nhiệm công dân của mình trong việc chấp hành pháp luật. Từ đó, nảy sinh tư tưởng coi vi phạm là do khách quan, dẫn tới ý thức tuân thủ các quy định về kinh doanh kém. Thứ hai, đối với nhân dân, người tiêu dùng thường chọn mua những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ giá thấp, họ thường rất quan tâm đến những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ giảm giá, khuyến mãi… Do đó, hiểu được ý của người tiêu dùng khi mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ... nên cá nhân, tổ chức luôn tìm mọi cách để hạ giá thành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ xuống nhằm thu hút khách hàng kể cả bằng những hành vi gian lận trong kinh doanh như kinh doanh không có giấy phép, kinh doanh không đúng nội dung giấy phép hoặc kinh doanh không có đăng ký, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký... Chính vì vậy, mà cơ quan thuế không nắm được thông tin về họ nên việc thu thuế cũng không thực hiện được và do không phải chịu chi phí cho các thủ tục cần thiết liên quan đến giấy phép kinh doanh hoặc đăng ký kinh doanh, cho nộp thuế… nên các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của họ được bán ra ngoài với giá lúc nào cũng thấp hơn so với giá thông thường. Nhưng do tâm lý của người tiêu dùng quá chú ý tới giá cả nên vô hình chung đã góp phần tạo điều kiện cho một số cá nhân, tổ chức xem thường pháp luật, thiếu tôn trọng pháp luật, vì mục đích lợi nhuận sẵn sàng hoạt động kinh doanh trái phép khi có cơ hội. Bênh cạnh đó, một bộ phận nhân dân lại xen nhẹ tác hại của hành vi kinh doanh trái phép nên cho rằng không cần thiết phải xử lý trách nhiệm hình sự. Điều đó đã góp phần tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh bất hợp pháp tồn tại và phát triển. GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 15 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam Thứ ba, đối với cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền, trong thời kỳ thực hiện nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp việc xử lý hành vi kinh doanh trái phép luôn luôn được thực hiện với tinh thần kiên quyết, triệt để. Đến thời kỳ đổi mới, dần dần lại có tâm lý xem nhẹ việc theo dõi, xử lý hành vi này, nhiều cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền thường tập trung vào đấu tranh phòng chống tội buôn lậu, làm hàng giả. Do đó, công tác phát hiện xử lý vi phạm và tội kinh doanh trái phép chưa được quan tâm đúng mức. Điều này đã góp phần làm cho tình hình vi phạm và tội kinh doanh trái phép có điều kiện phát triển. 1.2.3.2 Nguyên nhân và điều kiện về kinh tế-xã hội Sau hơn 20 năm kể từ khi nước ta thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện Đất nước năm 1986 và chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng giao lưu và hội nhập quốc tế thì nền kinh tế nước ta dần có những khởi sắc và đạt được những thành tựu to lớn. Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội, khắc phục được nạn lạm phát có lúc trên 700% (năm 1986) xuống mức lạm phát 12% (năm 1995) và từ đó đến nay lạm phát chỉ còn một con số. Đồng thời, khắc phục được nạn thiếu lương thực trước đây và hiện nay kinh tế phát triển liên tục, đặc biệt là sản xuất lương thực, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai, thứ ba trên thế giới, thu nhập bình quân đầu người tăng 2,45 lần so với trước những năm 1986.12 Từ đây, đời sống nhân dân dần được cải thiện hơn, tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực mà nền kinh tế thị trường mang lại thì nó cũng mang theo những mặt tiêu cực. Trong nền kinh tế thị trường, vấn đề thất nghiệp, lối sống thực dụng, sự phân hóa giàu nghèo, quá đề cao giá trị đồng tiền...tất yếu sẽ dẫn đến những thay đổi nhất định về mặt kinh tế-xã hội. Trong cơ chế thị trường vấn đề thừa lao động, thất nghiệp ngày càng tăng, năm 2013 tỷ lệ thất nghiệp chiếm 2,37%.13 Số người chưa được đào tạo nghề còn chiếm tỷ lệ tương đối lớn, năm 2010 chiếm 15,5% so với lực lượng lao động trong cả nước, trong khi lao động qua đào tạo nghề chỉ chiếm 3,94%.14 Những người lao động mất 12 Nguyễn Duy Quý, Công cuộc đổi mới - Những thành tựu và bài học kinh nghiệm, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, 2011, http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic=168&subtopic=463&leader_to pic=981&id=BT29121139510 [ngày truy cập 20/08/2013]. 13 Nguyệt Nga, Tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng cao hơn năm trước, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140110/tyle-that-nghiep-se-tangcaohon-nam-truoc.aspx, Báo thanh niên, [ngày truy cập 20/08/2014]. 14 Bộ thông tin và truyền thông, Cơ cấu lao động có việc làm chia theo trình độ qua đào tạo nghề (CMKT), http://mic.gov.vn/daotaonghe/thongke/Trang/C%C6%A1c%E1%BA%A5ulao9%E1%BB%99ngc%C3%B3vi% E1%BB%87cl%C3%A0mchiatheotr%C3%ACnhC4%91%E1%BB%99qua%C4%91%C3%A0ot%E1%BA%A1 ongh%E1%BB%81(CK).aspx, [ngày truy cập 20/08/2014]. GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 16 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam việc làm, thiếu việc làm đã trở thành một lực lượng góp phần không nhỏ vào tình hình tội phạm, trong đó có tội kinh doanh trái phép. Thêm vào đó sự phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn, có người giàu cũng có người nghèo. Đối với những người nghèo do cuộc sống vất vã, cơm không đủ no, áo không đủ mặc còn mang gánh nặng gia đình, chính lẽ đó mà nhiều người nghèo sẵn sàng kiếm sống bằng những việc làm phi pháp nhằm đáp ứng được nhu cầu cuộc sống ngày càng cao của xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu cuộc sống của con người không ngừng tăng cao, con người không ngừng đòi hỏi về chất lượng cuộc sống, ai cũng muốn được ăn ngon mặc đẹp, cũng muốn có nhu cầu giải trí cao... Chính vì thế, mà một số người đã vì lợi ích bản thân bất chấp mọi thủ đoạn và bằng mọi cách kể cả vi phạm pháp luật để kinh doanh trái phép. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường, nhiều ngành nghề mới được hình thành và phát triển, từ đó có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngành nghề. Nhiều cá nhân, tổ chức đã vì mục đích lợi nhuận đã sẵn sàng dùng các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh để tránh sự quản lý của Nhà nước, để trốn thuế,...trong đó có kinh doanh trái phép. Như vậy, nền kinh tế thị trường, nhất là mặt trái của nó đã trở thành môi trường thuận lợi cho tội kinh doanh trái phép phát triển. Biết được điều đó sẽ giúp ta định hướng đúng và chủ động trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm kinh doanh trái phép. 1.2.3.3 Nguyên nhân và điều kiện về quản lý nhà nước Công cuộc đổi mới, trên lĩnh vực quản lý hoạt động kinh tế nói chung, hoạt động kinh doanh nói riêng tuy có đạt được những kết quả nhất định, song trước yêu cầu thực tiễn thì việc quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kinh tế, trong đó có hoạt động kinh doanh cũng còn không ít những thiếu sót, sơ hở đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả của quá trình đổi mới. Những thiếu sót sơ hở đó được biểu hiện như sau: Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, đặc biệt là làm công tác quản lý kinh doanh còn nhiều bất cập, “không đồng bộ, vẫn còn tình trạng vừa thừa, vừa thiếu”.15 Thừa những người non kém về chuyên môn nghiệp vụ, chưa nhiệt tình với công việc; thiếu những cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, nhiệt tình với công việc, phẩm chất đạo đức tốt. Một số cán bộ còn có thói quen ỷ lại, trông chờ cấp trên, thiếu tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm trước công việc trong phạm vi khả năng và thẩm quyền của mình vẫn còn ở nhiều cán bộ. Tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng cộng sản Việt Nam năm 2011, khi nói về đội ngũ cán bộ Đảng ta có những đánh giá “Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống 15 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành trung ương khóa VIII , Nxb chính trị quốc gia, 1997, tr. 68. GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 17 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên...làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn định, phát triển của đất nước. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” chưa thực sự đi vào chiều sâu, ở một số nơi còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao, làm theo chưa đạt yêu cầu”. Mặt khác, Đảng còn đánh giá “Năng lực, phẩm chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới ”16 nhất là về quản lý thị trường. Bộ máy nhà nước nhìn chung vẫn còn cồng kềnh, quan liêu, xa rời quần chúng. Trong lĩnh vực quản lý về đăng ký kinh doanh càng bất cặp, hoạt động đăng ký kinh doanh chưa tập trung vào một đầu mối, chưa thống nhất, điều này đã gây không ít khó khăn cho các cá nhân, tổ chức khi thực hiện việc đăng ký kinh doanh cũng như cho công tác quản lý của Nhà nước khi theo dõi, kiễm tra, tổng hợp chung..Bên cạnh đó, thủ tục đăng ký kinh doanh còn quá rườm rà, phức tạp gây phiền hà cho tổ chức và công dân…Chính vì vậy, trong nền kinh tế thị trường đầy sôi động, bộ máy càng bộc lộ nhiều những yếu kém của mình như thiếu linh hoạt, thiếu nhanh nhạy trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn đặt ra. 1.2.3.4 Nguyên nhân và điều kiện về chính sách, pháp luật Trong thời gian qua chính sách, pháp luật đã có nhiều đổi mới. Điều này thể hiện rất rõ trong công tác lập pháp và lập quy hơn 20 năm qua. Số văn bản và pháp lệnh thời gian này nhiều gấp 2 lần so với cả 40 năm trước cộng lại.17 Khung pháp luật bảo đảm cho phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa về cơ bản đã được tạo dựng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì hệ thống pháp luật về kinh tế vẫn còn nhiều yếu kém. Đối với các quy định về đăng ký kinh doanh. Các văn bản chậm được ban hành hoặc không có hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể, Luật doanh nghiệp năm 2005 có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 nhưng mãi đến ngày 05/09/2007, tức là hơn 1 năm sau mới có Nghị định số 139/2007/NĐ-CP hướng dẫn thi hành và hiện nay có Nghị định mới thay thế Nghị định số 139 đó là Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010. Sự chậm trễ này làm ảnh hưởng rất nhiều đến người đang kinh doanh và những người muốn kinh doanh. Điều này dẫn tới tình hình: một số người muốn kinh doanh nhưng phải chờ đợi, một số người khác vẫn tiến hành kinh doanh. Vì vậy, sự chậm trễ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành những quy định về đăng 16 Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia, 2011, tr. 7 17 Bộ tư pháp, Tờ trình Thủ tướng Chính Phủ về chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam đến năm 2010, Hà Nội, 2002, tr. 5 GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 18 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam ký kinh doanh đã góp phần đáng kể vào sự gia tăng vi phạm pháp luật về tội kinh doanh trái phép. Bên cạnh đó, một số quy định về đăng ký kinh doanh lại không có hướng dẫn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên để triển khai, các địa phương phải tự hướng dẫn. Điều này xảy ra một nghịch lý là trên cùng một đất nước, trong cùng một thời gian, cùng hướng dẫn một văn bản luật nhưng mỗi địa phương lại có những quy định khác nhau. Những bất hợp lý này đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc chấp hành pháp luật về đăng ký kinh doanh. Các quy định về thủ tục xin phép kinh doanh quá khó khăn, quá phiền hà đã trở thành nguyên nhân và điều kiện làm một số người ra kinh doanh trái pháp luật. Mặt khác, một số quy định còn thiếu chặt chẽ, chưa phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Theo Luật doanh nghiêp, đối với những ngành kinh doanh có giấy phép riêng thì cá nhân, tổ chức vẫn được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nhưng để được tiến hành kinh doanh thì cá nhân, tổ chức phải làm thủ tục xin cấp giấy phép riêng và chỉ được kinh doanh khi có giấy phép riêng đó. Tuy nhiên, trên thực tế, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, một số cá nhân, tổ chức này đã tiến hành kinh doanh. Trong khi các cơ quan có thẩm quyền lại chưa có cơ chế kiểm tra, kiểm soát phù hợp, hữu hiệu. Đồng thời, sự hiểu biết pháp luật nói chung, về kinh doanh trái phép nói riêng của người dân còn thấp nên không biết đối với một số ngành, nghề nhất định chỉ được kinh doanh sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đồng thời phải có thêm giấy phép kinh doanh. Điều này đã trở thành một trong những nguyên nhân và điều kiện dẫn tới việc kinh doanh trái phép. 1.2.4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu về tội kinh doanh trái phép Pháp luật hình sự là công cụ sắc bén, hữu hiệu nhất để duy trì sự tồn tại của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, là Bộ luật hình sự hiện hành với những chế tài nghiêm khắc của nó nhằm bảo vệ chế độ Xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, chống lại những hành vi phạm tội, thông qua đó bảo đảm pháp luật được thi hành, duy trì sức mạnh và sự quản lý của Nhà nước. Song, trong những năm qua, tình hình tội phạm ngày càng gia tăng, đặc biệt, trong lĩnh vực kinh tế ngày càng diễn ra phức tạp trong đó phải kể đến tội kinh doanh trái phép. Như chúng ta đã biết, tình hình tội kinh doanh trái phép hiện nay đã và đang diễn ra ngày càng phức tạp, gây ra cho xã hội những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, xâm phạm tới quyền lợi chính đáng của cá nhân, tổ chức; làm giảm nguồn thu của Nhà nước, làm xấu đi môi trường kinh doanh lành mạnh, kìm hãm sự phát triển kinh tế, gây khó khăn cho công tác quản lý của Nhà nước, là mầm móng tạo ra sự khủng hoảng dẫn tới mất ổn định xã hội. Tình hình tội kinh doanh trái phép trở thành một trong những GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 19 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam nguy cơ, thách thức, cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương phát triển kinh tế mà Đảng và Nhà nước đề ra....Chính vì vậy, nghiên cứu tội kinh doanh trái phép một cách toàn diện dưới góc độ pháp lý hình sự và tội phạm học, một mặt, góp phần nghiêm trị những hành vi xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước, mặt khác, thấy được những thiếu sót, hạn chế của những quy định pháp luật hiện hành để kịp thời có những sửa đổi, bổ sung thích hợp. Đồng thời, biết được rõ những nguyên nhân và điều kiện dẫn đến tình hình tội kinh doanh trái phép, để từ đó, có những giải pháp hữu hiệu nhất góp phần làm giảm bớt tình trạng kinh doanh trái phép đã và đang có chiều hướng ngày một gia tăng trong giai đoạn hiện nay. 1.3 Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển những quy định về tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam 1.3.1 Giai đoạn phong kiến và Pháp thuộc Tội kinh doanh trái phép là một trong những tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được quy định rất sớm trong từng giai đoạn phát triển của luật hình sự Việt nam. Thời phong kiến, tại Bộ Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức) là “Bộ luật quan trọng nhất và chính thống nhất của triều đại nhà Lê” cũng là “Bộ luật xưa nhất còn được lưu giữ đầy đủ ở nước ta”,18 ra đời cách đây 500 năm, thì hành vi kinh doanh trái phép đã được quy định là tội phạm. Dưới triều đại nhà Lê (1428-1788), việc lưu thông hàng hóa và tiền tệ trong nước được mở rộng hơn trước. Ở hầu khắp miền xuôi các chợ mọc lên ngày càng nhiều và giữ vai trò trung tâm kinh tế của các thị trường địa phương. Cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa thì các hành vi xâm phạm hoạt động kinh tế cũng xuất hiện và phát triển. Năm 1483 Bộ luật Quốc triều hình luật được ban hành, ngoài nội dung cơ bản là bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị, củng cố chế độ quân chủ chuyên chế, Bộ luật đã có tác dụng tích cực trong việc bảo vệ quốc gia, góp phần quan trọng vào việc ổn định và phát triển kinh tế đất nước. Tội kinh doanh trái phép đã được quy định tại các điều như: Điều 224, Điều 576 Bộ luật này. Điều 576 quy định: “Những người buôn bán hàng giả trong chợ…mà không làm theo đúng pháp luật thì…xử tội biếm hay đồ”. Điều 224 Bộ luật này còn quy định về hành vi lợi dụng danh nghĩa cơ quan nhà nước để buôn bán trái phép như: “Những vị quan coi đốc việc chở đồ vật công mà chở lẫn đồ vật riêng để buôn bán thì xử tội đồ”. Về hình phạt, đã có sự phân biệt trong đường lối xử lý giữa tội kinh doanh trái phép và các tội buôn lậu, buôn bán hàng cấm. Người phạm tội kinh doanh trái phép tuy phải chịu mức hình phạt khá nghiêm khắc nhưng chỉ 18 Tạp chí nghiên cứu văn hóa Trường Đại học văn hóa Hà Nội,“Quốc triều hình luật” đỉnh cao của thành tựu luật pháp Việt nam thời phong kiến, http://huc.edu.vn/vi/spct/id75/quoc-trieu-hinh-luat-dinh-cao-cua-thanh-tuuluat-phap-viet-nam-thoi-phong-kien/, [Ngày truy cập 20/08/2014] GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 20 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam có thể bị xử tội biếm (giáng chức quan) hoặc đồ (có thể bị đánh tới 80 trượng, thích vào cổ 4 chữ, bắt đeo xiềng), còn người phạm tội buôn lậu (Điều 221), tội làm hàng giả như đúc trộm tiền đồng (Điều 522) hoặc tội làm vàng giả (Điều 523) thì có thể bị xử tử hình (tội chém).19 Thời Pháp thuộc, trong Bộ Hoàng Việt luật lệ (Bộ luật Gia Long) với 424 điều, được ban hành vào ngày 03/07/1933, tuy chưa quy định về tội buôn lậu nhưng đã có riêng một điều quy định về tội kinh doanh trái phép (Điều 400). Theo Điều 400 của Bộ luật này, về mặt khách quan, tội kinh doanh trái phép bao hàm hai loại hành vi kinh doanh không có giấy phép và kinh doanh không đúng với nội dung giấy phép.20 Điều đáng chú ý là đã có sự phân biệt về mức độ nguy hiểm giữa hành vi kinh doanh không có giấy phép với kinh doanh không đúng với nội dung giấy phép. Trường hợp kinh doanh không có giấy phép bị coi là nguy hiểm hơn trường hợp kinh doanh không đúng với nội dung giấy phép. So với một số tội phạm khác cùng xâm phạm tới các hoạt động kinh tế như tội bán hàng gian, cân gian có thể bị phạt giam từ 3 tháng đến 1 năm. Mức phạt tiền đối với người bán hàng gian, cân gian cũng cao hơn, có thể gấp 3 lần so người phạm tội kinh doanh trái phép. 1.3.2 Giai đoạn từ năm 1945-1985 Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời, đây là nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Thời gian đầu, nhiệm vụ nổi bật của luật hình sự là tập trung phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc, trừng trị bọn bán nước, bảo vệ chính quyền còn non trẻ và các quan hệ xã hội mới hình thành. Chính vì vậy, việc đấu tranh phòng chống tội kinh doanh trái phép chưa đặt ra. Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, ngày 19/04/1957 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Sắc luật 01-SLt cấm mọi hành động đầu cơ về kinh tế. Sắc luật này chủ yếu tập trung vào chống tội đầu cơ, giai cấp tư sản tuy chưa được cải tạo, song lực lượng nói chung không mạnh hoạt động rối loạn thị trường chủ yếu là đầu cơ, gom hàng để nâng giá. Thương nghiệp xã hội chủ nghĩa bước đầu phát triển, chủ yếu là dịch vụ quốc doanh, các tư thương còn được phép đăng ký kinh doanh hầu hết các mặt hàng,21 Sắc luật này chưa quy định về tội kinh doanh trái phép. Ngày 30/04/1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước độc lập thống nhất. Gần một năm sau khi giải phóng Hội đồng chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban hành Sắc luật 03-SL/76 ngày 15/03/1976 và được áp dụng 19 Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 354-397 20 Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 1998, tr. 362 21 Vũ Thiên Kim, Tội đầu cơ, buôn lậu, kinh doanh trái phép, Nxb Pháp lý, 1983, tr. 19. GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 21 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam rộng rãi trong cả nước năm 1978. Bắt đầu từ giai đoạn đó đã có những quy định về các hành vi phạm tội phổ biến ở thị trường miền Nam lúc đó như đầu cơ, buôn bán hàng cấm, làm hàng giả…cụ thể tại Điều 6 Tội kinh tế sắc luật quy định trách nhiệm hình sự đối với tội kinh doanh trái phép như sau: “Tội kinh tế là tội gây thiệt hại về tài chính cho Nhà nước, cho Hợp tác xã hoặc cho tập thể nhân dân, gây trở ngại cho việc khôi phục và phát triển sản xuất, cho việc ổn định đời sống nhân dân, gồm các tội: - Sản xuất hàng giả cố ý lừa gạt người tiêu thụ; - Kinh doanh trái phép, cố ý trốn tránh quy định của Nhà nước; - Làm bạc giả hoặc tiêu thụ bạc giả; … Phạm một trong các tội trên đây, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm và phạt tiền đến năm mươi nghìn Đồng ngân hàng hoặc một trong hai hình phạt đó. Trong trường hợp nghiêm trọng, thì bị phạt tù đến hai mươi năm, tù chung than hoặc xử tử hình và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”. Sự ra đời của Sắc luật 03-SL/76 phần nào đáp ứng được yêu cầu của thực tế. Song, do việc được xây dựng trong hoàn cảnh đất nước vừa thống nhất nên các quy định trong Sắc luật đã sớm bộc lộ những hạn chế. Trong chính sách xử lý đối với tội phạm về kinh tế thì Sắc luật 03-SL/76 chưa thể hiện được sự phân hóa cần thiết, còn quy định hình phạt chung, kể cả tử hình không chỉ đối với các trường hợp phạm tội đầu cơ, tội buôn bán hàng cấm, tội làm hàng giả mà với cả tội kinh doanh trái phép. Quy định như vậy không phù hợp với thực tế lúc đó vì phạm tội kinh doanh trái phép thường là những người buôn bán nhỏ, hình thức phạm tội ít nghiêm trọng, mức độ nguy hiểm cho xã hội không bằng các hành vi đầu cơ, buôn bán hàng cấm, làm hàng giả. Sắc luật 01-SLt và sắc luật 03-SL/76 đều có những hạn chế, thiếu xót nhất định; bởi, nó chưa thể hiện được sách lược phân hóa cần thiết, chưa nêu rõ được các đối tượng phạm tội, quy định đối với tội kinh doanh trái phép cũng như với các tội đầu cơ, buôn bán hàng cấm…còn quá đơn giản. Và nhằm để khắc phục những hạn chế, thiếu xót của hai Sắc luật, phù hợp hơn với tình hình mới của đất nước ngày 30/06/1982 Nhà nước ta đã ban hành Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, làm hàng giả, kinh doanh trái phép. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên, quy định khá hệ thống và cụ thể về các dấu hiệu pháp lý đặc trưng đối với tội kinh doanh trái phép. Pháp lệnh này thể hiện một bước tiến mới trong quy định về tội kinh doanh trái phép. Theo pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, về mặc khách quan, tội kinh doanh trái phép bao gồm 5 loại hành vi sau: GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 22 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam - Kinh doanh không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc không đúng với nội dung được phép; - Trốn thuế; - Không niêm yết giá, nâng giá cao hơn giá niêm yết; - Không đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, sử dụng trái phép nhãn hiệu hàng hóa; - Dùng thủ đoạn khác để lừa dối cơ quan Nhà nước và người tiêu dung như kê khai gian dối để được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc cho thuê, cho mượn giấy phép kinh doanh… Trong Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, làm hàng giả, kinh doanh trái phép thì hành vi phạm tội được đánh giá là ít nguy hiểm hơn so với các tội phạm kia. Tuy nhiên, chính sách xử lý đối với tội kinh doanh trái phép vẫn rất nghiêm khắc. Người phạm tội kinh doanh trái phép bị phạt cải tạo không giam giữ từ 3 tháng đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm và bị phạt tiền gấp 3 lần giá trị hàng phạm pháp. Trường hợp nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm và bị phạt tiền từ 3 lần đến 5 lần giá trị hàng phạm pháp. Đây là lần đầu tiên hình phạt cải tạo không giam giữ được quy định trong luật hình sự Việt Nam mà không phải tới Bộ luật hình sự 1985 mới được quy định như ý kiến của một số nhà nghiên cứu đã đề cập.22 Hình phạt này được áp dụng với người phạm tội kinh doanh trái phép lần đầu và đang làm việc trong cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội hoặc có nơi thường trú nhất định. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, làm hàng giả, kinh doanh trái phép lại bộc lộ những hạn chế, thiếu sót và dường như không còn phù hợp nữa. Từ đó, việc đòi hỏi cho ra đời một Bộ luật hình sự mới được đặt ra. 1.3.3 Giai đoạn từ năm 1985-1999 Trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần IV, V nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã dành được những thành tựu quan trọng trong một số lĩnh vực nhất định, cải thiện được một phần cơ cấu của nền kinh tế-xã hội tạo ra những cơ sở đầu cho sự phát triển mới. Năm 1985, khi tình hình đất nước dần ổn định thì công tác lập pháp ngày càng được chú trọng. Ngày 27/06/1985 tại kỳ hợp Quốc hội khóa VII, kỳ họp lần thứ 9 Bộ luật hình sự đầu tiên, đồng thời cũng là Bộ luật đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/1986, đánh dấu một bước phát triển mới của Pháp luật Việt Nam nói chung và Pháp luật hình sự nói riêng. Bộ luật hình sự 1985 thật sự là công cụ sắc bén của Nhà nước ta để bảo vệ những thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đấu tranh chống và 22 Đào Trí úc, Tội phạm học, luật hình sự và Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, H.1994, tr.228. GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 23 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam phòng ngừa mọi hành vi phạm tội. Từ đây các tội phạm không còn được quy định riêng lẻ trong các văn bản pháp luật dưới luật nữa mà được tập hợp trong một BLHS. Mỗi một tội phạm và hình phạt đối với tội phạm đó được quy định trong một điều luật riêng và được sắp xếp vào từng nhóm tội khác nhau. Cũng như vậy, “Tội kinh doanh trái phép” thuộc nhóm “Các tội kinh tế” quy định tại Điều 168 của Bộ luật: “Điều 168. Tội kinh doanh trái phép. 1. Người nào kinh doanh không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung được phép hoặc có hành vi khác trái với quy định của Nhà nước về kinh doanh công thương nghiệp, đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm: a) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; b) Mạo nhận một tổ chức không có thật; c) Hàng phạm pháp có số lượng lớn hoặc có giá trị lớn; thu lợi bất chính lớn”. Tội kinh doanh trái phép trong Bộ luật hình sự năm 1985 trên cơ sở kế thừa những quy định trước đây tại Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép lần đầu tiên dấu hiệu “đã bị xử lý hành chính mà còn quy phạm” được quy định là dấu hiệu định tội của tội kinh doanh trái phép. Qua 15 năm thi hành, Bộ luật hình sự năm 1985 đã phát huy vai trò tích cực trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội kinh doanh trái phép nói riêng. Tuy nhiên, tội kinh doanh trái phép nói riêng và các tội phạm về kinh tế nói chung được đặt ra nhằm đảm bảo cho phương thức quản lý mang tính tập trung, quan liêu, bao cấp.23 Do đó, chính sách xử lý đối với tội kinh doanh trái phép cũng như đối với các tội về kinh tế khác trong Bộ luật này nhìn chung chưa có gì mới so với trước. Tuy đã qua bốn lần sửa đổi, bổ sung nhưng do được xây dựng trong bối cảnh của cơ chế quản lý kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp nên nhiều quy định của Bộ luật đã không đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay. Do vậy, đòi hỏi cần có Pháp luật hình sự mới phù hợp hơn và tiến bộ hơn để kịp thời đáp ứng nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế hiện tại. 1.3.4 Giai đoạn từ năm 1999 đến nay Để đáp ứng kịp thời với tình hình mới của đất nước, ngày 21/12/1999 tại kỳ họp lần thứ 6 của Quốc hội khóa X nước ta đã thông qua Bộ luật hình sự 1999 có hiệu lực 23 Đào Trí Úc, Những vấn đề lý luận của việc đổi mới luật hình sự trong giai đoạn hiện nay, Nxb Công an nhân dân, H. 1994, tr.168. GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 24 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam ngày 01/07/2000 trên cơ sở sửa đổi, bổ sung cơ bản toàn diện Bộ luật hình sự 1985, nhất là Chương các tội phạm về kinh tế, trong đó có tội kinh doanh trái phép được quy định tại Điều 159 thuộc Chương XVI Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế với nội dung như sau: “ Điều 159. Tội kinh doanh trái phép 1. Người nào kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm: a) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 160, 161, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm; b) Hàng phạm pháp có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm: a) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; b) Mạo nhận một tổ chức không có thật; c) Hàng phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên; d) Thu lợi bất chính lớn. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng”. Tội kinh doanh trái phép trong Bộ luật hình sự năm 1999 đã thể hiện sự thay đổi nhận thức khá căn bản đối với tội phạm này trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay. Tự do kinh doanh đã trở thành một quyền hiến định. Trừ các nghề kinh doanh có điều kiện, đối với mọi ngành nghề không bị Nhà nước cấm kinh doanh, thì cá nhân, tổ chức không phải xin phép bất cứ một cơ quan nào mà chỉ việc tiến hành làm thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh còn cơ quan Nhà nước chỉ chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của các hồ sơ đó. Về hành vi phạm tội thì tội kinh doanh trai phép trong Điều 159 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định cụ thể hơn rất nhiều so với quy định trong Điều 168 Bộ luật hình sự năm 1985. Theo Điều 159 Bộ luật hình sự năm 1999 thì hành vi phạm tội bao gồm hành vi “kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 25 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam luật quy định phải có giấy phép” trong khi đó, theo Điều 168 Bộ luật hình sự năm 1985 thì hành vi phạm tội gồm hành vi “kinh doanh không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung được phép hoặc có hành vi khác trái với quy định của Nhà nước về kinh doanh công thương nghiệp” Về hình phạt thì tội kinh doanh trái phép trong Điều 159 Bộ luật hình sự năm 1999 có sự thay đổi lớn so với quy định trong Điều 168 Bộ luật hình sự năm 1985. Cụ thể, nếu lúc trước tại Khoản 2 Điều 168 Bộ luật hình sự 1985 thì hình phạt tù chỉ từ một năm đến bảy năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Lợi dụng danh nghĩa cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; Mạo nhận một tổ chức không có thật; Hàng phạm pháp có số lượng lớn hoặc có giá trị lớn; thu lợi bất chính lớn thì nay tại Khoản 2 Điều 159 Bộ luật hình sự hiện hành thì hình phạt tù đã giảm thời hạn xuống còn từ ba tháng đến hai năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; mạo nhận một tổ chức không có thật; hàng phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên; thu lợi bất chính lớn. Đối với hình phạt tiền, nếu trước đây tại Điều 168 Bộ luật hình sự năm 1985 chưa có quy định hình phạt tiền là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung thì nay tại Điều 159 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định hình phạt tiền là hình phạt chính và chỉ giữ lại là hình phạt bổ sung khi hình phạt chính không phải là hình phạt tiền. Việc bổ sung thêm hình phạt tiền là hình phạt chính phù hợp với tinh thần chung của Bộ luật là tăng cường áp dụng hình phạt tiền đối với những tội xét thấy không cần áp dụng hình phạt tù. Đây là một quy định tiến bộ của Bộ luật hình sự năm 1999 so với Bộ luật hình sự năm 1985, cho thấy sự chuyển biến trong cách nhìn nhận của các nhà nghiên cứu lập pháp đối với từng loại tội phạm. Sau nhiều năm đưa Bộ luật hình sự 1999 vào áp dụng, cho đến nay Bộ luật dần đã bộc lộ những thiếu sót do nước ta mở cửa hội nhập nền kinh tế thị trường, kéo theo sự xuất hiện nhiều loại tội phạm mới tinh vi hơn, mức độ nguy hiểm cao hơn nhiều, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1999. Trước yêu cầu cấp thiết đó, ngày 19/06/2009 tại kỳ họp lần thứ 5 của Quốc hội khóa XII, nước ta đã thông qua Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Tuy nhiên, việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1999 cơ bản không làm thay đổi những quy định tại Điều 159 của tội kinh doanh trái phép. GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 26 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ TỘI KINH DOANH TRÁI PHÉP Tội kinh doanh trái phép đã không còn là một tội xa lạ nữa đối với chúng ta nói chung và đối với chủ thể tham gia kinh doanh nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, để hiểu và nắm rõ các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về tội kinh doanh trái phép thì không phải ai cũng dễ hiểu và dễ nắm rõ. Chính vì vậy, người viết tiến hành phân tích những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội kinh doanh trái phép để người đọc có thể dễ dàng hiểu và nắm rõ những quy định đó. 2.1 Tội kinh doanh trái phép đƣợc quy định tại Điều 159 BLHS Việt Nam hiện hành Với tình hình kinh doanh trái phép hiện nay ở nước ta thì tội kinh doanh trái phép được quy định tại Điều 159 Bộ luật hình sự hiện hành là một điều vô cùng cần thiết, góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm này. Điều 159 Bộ luật hình sự hiện hành quy định về tội kinh doanh trái phép như sau: “1. Người nào kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm: a) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 160, 161, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm; b) Hàng phạm pháp có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm: a) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; b) Mạo nhận một tổ chức không có thật; c) Hàng phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên; d) Thu lợi bất chính lớn. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.” Như vậy, theo quy định tại Điều 159 Bộ luật hình sự hiện hành thì một người để được coi là tội phạm kinh doanh trái phép thì trước tiên người đó phải có một trong những dấu hiệu hành vi như: kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 27 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam trường hợp pháp luật quy định phải có. Đó là một trong những điều kiện tiền đề cần phải có để đi đến những điều kiện đủ như sau: Thứ nhất, lượng hàng hóa phạm pháp mà người đó kinh doanh trái phép có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên. Thứ hai, người thực hiện một trong những hành vi trên đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi kinh doanh trái phép mà còn vi phạm. Đây là trường hợp người phạm tội trước đó đã có lần kinh doanh trái phép và đã bị xử phạt bằng một trong hình thức xử phạt hành chính, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính thì nay lại có hành vi kinh doanh trái phép và bị phát hiện. Thứ ba, người thực hiện một trong những hành vi trên đã từng bị kết án về tội kinh doanh trái phép hoặc về một trong các tội quy định tại điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 160, 161, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Tóm lại, một người để được coi là tội phạm kinh doanh trái phép thì người đó phải thõa một trong ba điều kiện tiền đề ở trên và một trong những điều kiện đủ kế tiếp thì người đó mới được xem là tội phạm kinh doanh trái phép. 2.2 Các dấu hiêu pháp lý cấu thành tội kinh doanh trái phép Tội phạm là một hiện tượng xã hội, tồn tại khách quan, cấu thành tội phạm là khái niệm pháp lý, là hình thức quy định tội phạm trong luật được cấu thành bởi bốn yếu tố: mặt khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan và mặt chủ thể của tội phạm. Việc phân tách các dấu hiệu của cấu thành tội phạm nói chung và của tội kinh doanh trái phép nói riêng, một mặt cho thấy tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội kinh doanh trái phép. Mặt khác, việc phân tách cũng làm rõ sự giống nhau và khác nhau giữa tội kinh doanh trái phép với một số tội phạm khác như tội buôn lậu, tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Đối với tội kinh doanh trái phép thì bốn yếu tố cấu thành tội phạm được thể hiện như sau. 2.2.1 Mặt khách thể của tội kinh doanh trái phép Dựa vào phạm trù cái chung, riêng và đặc thù của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác – Lê Nin. Căn cứ vào mức độ xâm hại các quan hệ xã hội của tội phạm mà khoa học hình sự Việt Nam đã chia khách thể thành ba loại: khách thể chung, khách thể loại và khách thể trực tiếp. Chính qua sự gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể trực tiếp mà tội kinh doanh trái phép xâm hại tới khách thể chung và khách thể loại. Theo Bộ luật hình sự hiện hành, khách thể loại của tội kinh doanh trái phép là các quan hệ xã hội thể hiện trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước24 và khách thể 24 Tài liệu tập huấn chuyên sâu Bộ luật hình sự năm 1999, Ban chỉ đạo tập huấn chuyên sâu Bộ luật hình sự, Hà Nội, 2000, tr.180-181. GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 28 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam chung được quy định tại Khoản 1 và Điều 8 của Bộ luật hình sự hiện hành. “1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”. So với các tội xâm phạm sở hữu có khách thể loại và khách thể trực tiếp là giống nhau thì khách thể loại và khách thể trực tiếp của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là khác nhau. Vì vậy, khách thể trực tiếp của tội kinh doanh trái phép cũng có nhiều ý kiến khác nhau trong giới khoa học pháp lý. Có quan điểm cho rằng: “hành vi kinh doanh trái phép đã xâm phạm tới hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nước mà cụ thể là hoạt động đăng ký kinh doanh của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền”.25 Cũng có quan điểm cho rằng: “tội kinh doanh trái phép xâm phạm các quy định của Nhà nước về quản lý, điều tiết các hoạt động kinh doanh, thương mại, dịch vụ”.26 Nhưng theo quan điểm nào đi nữa thì khách thể trực tiếp của tội kinh doanh trái phép vẫn là các quan hệ xã hội thể hiện trật tự quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực kinh doanh như: đầu tư, sản xuất, buôn bán và dịch vụ…Việc xác định khách thể loại của tội phạm có vai trò rất quan trọng, nó là cơ sỡ để phân biệt các tội với nhau. Ví dụ: Trần Văn B đã từng bị kết án về tội buôn lậu với hình phạt tù là năm năm. Sau khi ra tù chưa được một năm và khi đó B chưa được xóa án tích thì B mở một cửa hàng kinh doanh xăng, dầu. Sau đó B đã đi xin cấp giấy phép kinh doanh, nhưng do chưa đủ điều kiện nên vẫn chưa được cấp giấy phép. Tuy nhiên, do hoạt động kinh doanh xăng, dầu trên thị trường vẫn đang tiến triển tốt nên B đã quyết định kinh doanh khi chưa có giấy phép kinh doanh. Ta thấy hành vi của B xâm hại đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước trong hoạt động kinh doanh, cụ thể là hoạt động cấp giấy phép kinh doanh. Từ đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động cấp giấy phép kinh doanh cũng như trong hoạt động điều tra, phát hiện tội phạm cần chú ý, xem xét kỹ những cơ sở, doanh nghiệp… đang chuẩn bị hoạt động và đang hoạt động trên 25 Nguyễn Ngọc Điệp, Bùi Anh Tuấn, Tìm hiểu và bình luận các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong Bộ luật hình sự, Nxb TP.Hồ Chí Minh, 2000, tr.47. 26 Phùng Thế Vắc và các tác giả, Bình luận khoa học bộ luật hình sự năm 1999 (Phần các tội phạm), Nxb Công an nhân dân, 2001, tr.273. GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 29 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam thị trường, xem những cơ sở, doanh nghiệp đó có đủ điều kiện tham gia vào hoạt động kinh doanh mà không gây phương hại đến cá nhân, tổ chức hay không. Đây cũng là cơ sỡ đảm bảo cho mội trường kinh doanh lành mạnh, để các cá nhân, tổ chức, cơ sở, doanh nghiệp cạnh tranh một cách công bằng. Đối tượng tác động của tội kinh doanh trái phép tương đối rộng nếu là hàng hoá, vật phẩm thì ngoài đối tượng của các tội được quy định tại các Điều 153, 154, 156, 157, 158, 160, 161, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 283 thì đều là đối tượng của tội kinh doanh trái phép. Nhưng nên hiểu rằng hàng hóa trong tội kinh doanh trái phép luôn luôn là hàng hóa được phép lưu thông, không thuộc danh mục hàng hóa bị Nhà nước cấm kinh doanh, hoàn toàn khác so với hàng hóa trong tội buôn lậu ( Điều 153); tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm ( Điều 155) và các tội về hàng giả (Điều 156, 157,158). Cần chú ý rằng, danh mục các loại hàng hóa bị Nhà nước cấm theo Điều 155 về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm là không cố định. Tùy vào từng giai đoạn nhất định, phù hợp với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế và yêu cầu của tình hình thực tế mà có sự thay đổi theo thời gian. Nếu như năm 1999 mới chỉ có 29 ngành nghề, hàng hóa, dịch vụ bị cấm kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện thì đến nay đã có tới 157 ngành nghề, tăng 500%.27 Đối với một loại hàng hóa nhất định, tùy vào thời điểm cụ thể sẽ bị coi là hàng cấm hoặc không phải là hàng cấm. Do đó, cùng loại hàng hóa nhưng vào thời gian cụ thể khác nhau, có thể sẽ trở thành đối tượng của những tội khác nhau. Khi loại hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa bị Nhà nước cấm kinh doanh thì có thể trở thành đối tượng của tội kinh doanh trái phép. Trường hợp kinh doanh trái phép các loại hàng hóa này sẽ không bị truy tố về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm mà sẽ bị truy tố về tội kinh doanh trái phép khi các quy định đối với những tội phạm đó không thay đổi. Chẳng hạn như theo Nghị định số 11/1999/NĐ-CP thì danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tại Phụ lục I số thứ tự 6 Thuốc lá điếu sản xuất tại nước ngoài là hàng hóa cấm kinh doanh tại thời điểm đó nhưng đến thời điểm hiện tại theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ được Nghị định số 43/2009/ NĐ-CP ngày 07/05/2009 sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh thì hàng hóa là thuốc lá điếu sản xuất tại nước ngoài không còn là hàng hóa bị cấm kinh doanh. Điều này có nghĩa là Thuốc lá điếu sản xuất tại nước ngoài lúc trước là đối tượng tác động của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm thì nay đã trở thành đối tượng của tội kinh doanh trái phép. Ngoài các đối tượng tác động 27 Nguyễn Công Thương, Nên hay không thêm danh mục hàng hóa bị cấm kinh doanh?, http://www.baomoi.com/Nen-hay-khong- them-danh-muc-hang-hoa-bi-cam-kinh-doanh/45/4706474.epi, [Ngày truy cập 04/09/2014]. GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 30 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam nói trên, tội kinh doanh trái phép còn có các đối tượng khác bao gồm các dịch vụ nhưng không phải là hàng hoá như: Các hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn, vũ trường, các trung tâm thể thao, văn hoá... 2.2.2 Mặt khách quan của tội kinh doanh trái phép Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan, đối lập với ý thức, ý chí con người. Các biểu hiện của mặt khách quan của tội phạm là: - Hành vi nguy hiểm cho xã hội. - Hậu quả nguy hiểm cho xã hội. - Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. - Các điều kiện bên ngoài khác của tội phạm ( công cụ, phương tiện, địa điểm, thời gian…). Theo luật hình sự Việt Nam, cũng như các tội phạm khác, mặt khách quan của tội kinh doanh trái phép là sự thể hiện bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội kinh doanh trái phép có vị trí và ý nghĩa không giống nhau trong cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, hành vi nguy hiểm cho xã hội hay nói cách khác là hành vi khách quan được coi là dấu hiệu cơ bản nhất. a) Hành vi khách quan Theo khoản 1 Điều 159 Bộ luật hình sự hiện hành quy định, hành vi kinh doanh trái phép là hành vi kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có. Nói một cách khái quát, thì người phạm tội kinh doanh trái phép chỉ thực hiện một hành vi khách quan, đó là hành vi kinh doanh trái phép, nhưng hành vi kinh doanh trái phép lại được người phạm tội thực hiện bởi nhiều thủ đoạn khác nhau như: kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép.28 Kinh doanh không có đăng ký kinh doanh là trường hợp kinh doanh không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Tức cá nhân, tổ chức tiến hành kinh doanh nhưng không có đăng ký kinh doanh với các quan có thẩm quyền nhằm tránh sự kiểm soát của Nhà nước về hoạt động kinh doanh. 28 Đinh Văn Quế, Bình luân khoa học về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, Tập VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 101. GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 31 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, các cơ quan chức năng đã bỏ rất nhiều giấy phép kinh doanh, người kinh doanh không cần xin phép, nhưng như thế không có nghĩa là không cần đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, không có đăng ký và không có giấy phép là hai phạm trù khác nhau. Điều 168 Bộ luật hình sự năm 1985 dùng thuật ngữ “kinh doanh không có giấy phép hoặc không đúng nội dung được phép”, cũng có nghĩa là mọi trường hợp kinh doanh đều phải có giấy phép do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, nếu không có giấy phép là đều bị coi là kinh doanh trái phép. Nay nhà làm luật dùng thuật ngữ “kinh doanh không có đăng ký kinh doanh” có nghĩa là có nhiều trường hợp kinh doanh không cần xin giấy phép mà chỉ cần đăng ký kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền là được coi là đúng phép. Dĩ nhiên, trong những trường hợp pháp luật đòi hỏi phải có giấy phép thì người kinh doanh phải xin giấy phép. Kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký là trường hợp hoạt động kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký (bao gồm cả trường hợp có giấy phép hoặc không có giấy phép). Tức cá nhân, tổ chức khi kinh doanh tuy đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng trên thực tế lại hoạt động kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký. Ví dụ: Người kinh doanh chỉ đăng ký kinh doanh bán lẻ đá quý, đồ trang sức, mua bán vàng trang sức mỹ nghệ, buôn bán quặng kim loại... nhưng lại kinh doanh các mặt hàng khác như ngoại tệ. Trường hợp này khác với trường hợp kinh doanh không có đăng ký ở chỗ: tổ chức, cá nhân khi kinh doanh đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về một ngành, nghề hay một số ngành, nghề nhất định. Nhưng cả hai trường hợp này lại giống nhau ở chỗ: đối với ngành, nghề… mà họ đang kinh doanh trên thực tế thì đều chưa đăng ký kinh doanh. Trường hợp kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký thuộc tội kinh doanh trái phép hoàn toàn khác với trường hợp tuy có đăng ký kinh doanh nhưng chỉ là hình thức còn thực chất là để che đậy cho hành vi trái pháp luật khác như sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, hay sản xuất, buôn bán hàng giả…Dấu hiệu kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký kinh doanh trong trường hợp này không thuộc tội kinh doanh trái phép. Vì chỉ xử lý về tội kinh danh trái phép khi các cá nhân, tổ chức kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký đối với những ngành nghề không thuộc loại Nhà nước cấm kinh doanh. Tức là, nếu hành vi kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký lại cấu thành một tội phạm khác thì chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội về tội phạm tương ứng mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội kinh doanh trái phép nữa. Ví dụ: Một GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 32 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam người đăng ký kinh doanh khách sạn, nhưng lại lợi dụng việc kinh doanh này để chứa mại dâm thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chứa mại dâm. Kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép là trường hợp theo quy định của pháp luật thì loại hoạt động kinh doanh này phải xin phép và phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép (giấy phép kinh doanh), nhưng người phạm tội đã không xin phép hoặc tuy có xin, nhưng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không cấp hoặc chưa cấp mà vẫn hoạt động kinh doanh. Ví dụ: Một người xin kinh doanh nhà hàng Karaoke, đã làm các thủ tục để xin cấp giấy phép kinh doanh, nhưng chưa được phê duyệt đã hoạt động kinh doanh, cơ quan chức năng đã kiểm tra phạt hành chính, nhưng vẫn tái phạm. Tuy nhiên, việc kinh doanh trong trường hợp này còn nhiều cách hiểu khác nhau. Cách hiểu thứ nhất cho rằng đó là chứng chỉ hành nghề. Cách hiểu thứ hai cho rằng đó là giấy phép kinh doanh. Theo người viết, thời điểm có chứng chỉ hành nghề và giấy phép kinh doanh hoàn toàn khác nhau. Chứng chỉ hành nghề là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc do hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân khi họ thõa mãn các yêu cầu về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định.29 Ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề bao gồm: Kinh doanh dịch vụ pháp lý; Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm; Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thú y; Kinh doanh dịch vụ thiết kế quy họach xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng; Kinh doanh dịch vụ kiểm toán; Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, mua bán thuốc bảo vệ thực vật; Kinh doanh dịch vụ xông hơi khử trùng; Kinh doanh dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải; Mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; Kinh doanh dịch vụ kế toán; Dịch vụ môi giới bất động sản; Dịch vụ định giá bất động sản; Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản.30 Đối với những nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề thì trong hồ sơ đăng ký kinh doanh pháp luật đòi hỏi gửi kèm theo bản sao hợp lệ của các chứng chì này. Như vậy, chứng chỉ hành nghề là điều kiện kinh doanh có trước khi thực hiện đăng ký kinh doanh và trước khi cá nhân, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Còn giấy phép kinh doanh là loại văn bản cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức hoạt động trên một số lĩnh vực nhất định như kinh doanh đá quý, kinh doanh dịch vụ cầm đồ trong lĩnh vực hoạt động thương mại; kinh doanh vũ 29 30 Điều 9 Nghị định 102/2010/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp. Công ty Luật TNHH Minh Gia, Ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, http://luatminhgia.vn/Nganh-nghe-kinh-doanh-phai-co-chung-chi-hanh-nghe-newsview-253-1641.aspx, [ Ngày truy cập 04/09/2014]. GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 33 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam trường, karaoke trong lĩnh vực văn hóa thông tin; kinh doanh vàng trong lĩnh vực ngân hàng.31 Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện này trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh phải gửi kèm theo bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Như vậy, giấy phép kinh doanh có sau khi cá nhân, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Do đó, kinh doanh không có giấy phép riêng cần được hiểu là các trường hợp tổ chức, cá nhân khi kinh doanh đã không có giấy phép kinh doanh đối với một số ngành nhất định mà không phải là chứng chỉ hành nghề. b) Hậu quả nguy hiểm cho xã hội Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho những quan hệ xã hội, là khách thể bảo vệ của luật hình sự. Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự hiện hành quy định: "Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa". Những khách thể trong các quan hệ xã hội được luật hình sự quy định thuộc các dạng: thiệt hại về vật chất; thiệt hại về thể chất và tinh thần. Thiệt hại gây ra cho khách thể được thể hiện qua sự biến đổi tình trạng bình thường do các bộ phận cấu thành quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm. Sự biến đổi có thể là sự biến đổi tình trạng bình thường của thực thể tự nhiên của con người thường được gọi là thiệt hại về thể chất. Ngoài thiệt hại về thể chất, hành vi phạm tội còn có thể gây ra những thiệt hại tinh thần. Đó là những thiệt hại gây ra cho nhân phẩm, danh dự, tự do của con người. Sự biến đổi tình trạng bình thường của các đối tượng vật chất là khách thể của quan hệ xã hội được gọi là thiệt hại vật chất. Các thiệt hại này có thể dưới dạng tài sản bị phá huỷ hoại, hoặc dưới dạng tài sản bị chiếm đoạt, bị chiếm giữ trái phép.32 Bất cứ một tội phạm nào cũng có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm nhất định cho xã hội, tức là có thể gây ra sự biến đổi tình trạng bình thường của những đối tượng chịu tác động. Vì vậy, trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, việc xác định, đánh giá hậu quả của tội phạm được thực hiện thông qua việc xác định, đánh giá đặc điểm 31 Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên, Hướng dẫn chi tiết ngành nghề kinh doanh có điều kiện, http://sokhdt.thainguyen.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=72&Itemid=88&lang=vn, [Ngày truy cập 04/09/2014] 32 Đại từ điển, Hậu quả của tội phạm, http://daitudien.net/luat-hoc/luat-hoc-ve-hau-qua-cua-toi-pham.html, [Ngày truy cập 05/09/2014]. GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 34 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam của đối tượng tác động hoặc sự biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động. Đối với tội kinh doanh trái phép hậu quả của tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành và cũng không là yếu tố định khung hình phạt, nhưng không vì thế mà cho rằng hành vi kinh doanh trái phép không gây ra hậu quả gì cho xã hội. Tuy nhiên, nếu hành vi kinh doanh trái phép gây ra những hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì tuỳ trường hợp mà xác định tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội để quyết định hình phạt hoặc người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội phạm tương ứng với hành vi kinh doanh trái phép gây ra hậu quả đó. Ví dụ: một người do kinh doanh xăng dầu, do không có những biện pháp an toàn cần thiết nên để cây xăng bốc cháy gây thiệt hại đặc nghiêm trọng đến tài sản của người khác thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản theo Điều 145 Bộ luật hình sự. c) Các dấu hiệu khách quan khác của cấu thành tội phạm Ngoài hành vi khách quan, nhà làm luật còn quy định một số tình tiết là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội kinh doanh trái phép. Một người để đươc coi là tội phạm kinh doanh trái phép thì ngoài việc người đó phải thõa bốn yếu tố cấu thành tội phạm người đó còn phải thõa một trong những điều kiện sau thì người đó mới được cọi là tội phạm kinh doanh trái phép: Đã bị xử phạt hành chính về hành vi kinh doanh trái phép mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội kinh doanh trái phép hoặc về một trong các tội khác trong nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Vật phạm pháp có giá trị từ 100 triệu trở lên. - Đã bị xử phạt hành chính về tội kinh doanh trái phép mà còn vi phạm là trường hợp trước đó người có hành vi kinh doanh trái phép đã bị xử phạt hành chính (phạt tiền) về một trong các hành vi kinh doanh trái phép và chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính thì nay lại có hành vi vi phạm. Nghĩa là, cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính mà chưa quá 1 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà lại vi phạm.33 33 Khoản 1 Điều 7. Thời hạng được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “ Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 1 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính”. GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 35 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam - Đã bị kết án về tội kinh doanh trái phép hoặc về một trong các tội quy định tại điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 160, 161, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Phạm tội kinh doanh trái phép đã bị kết án về tội kinh doanh trái phép chưa được xóa án tích mà còn vi phạm là trường hợp trước đó người có hành vi kinh doanh trái phép đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự (phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù) về một trong các hành vi kinh doanh trái phép và chưa hết thời hạn để được xóa án tích thì nay lại tiếp tục vi phạm, tức chưa quá một năm kể từ ngày chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà lại vi phạm. Hành vi “còn vi phạm” này không nhất thiết phải giống với hành vi vi phạm trước đó đã bị Tòa án kết tội bằng một bản án. Tức là hành vi kinh doanh trái phép xảy ra sau có thể là một trong những dạng hành vi kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép. Phạm tội kinh doanh trái phép đã bị kết án về một trong các tội quy định tại điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 160, 161, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm là trường hợp sau khi bị Tòa án kết án bằng một bản án về một trong các tội này nhưng chưa được xóa án tích thì nay lại có hành vi kinh doanh trái phép nghĩa là tính từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án chưa quá các thời hạn sau mà còn vi phạm: - Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo. - Ba năm trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm. - Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm. - Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm.34 Như vậy, tùy thuộc vào từng bản án hay tùy thuộc vào từng tội doanh mà mỗi người bị kết án có thời hạn bị coi là chưa được xóa án tích khác nhau. Tình tiết “tái phạm” trong trường hợp trên đã là yếu tố định tội. Cho nên, khi xét xử người phạm tội trong trường hợp trên không được áp dụng thêm tình tiết tăng nặng “tái phạm” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự hiện hành. - Hàng phạm pháp có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng Đậy là trường hợp được quy định mới đối với đối với tội kinh doanh trái phép so với quy định trong Bộ luật hình sự năm 1985. Trường hợp này chỉ đòi hỏi có hành vi kinh doanh trái phép (kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường 34 Điều 64, Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 36 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam hợp pháp luật quy định phải có giấy phép riêng đó) và hàng phạm pháp có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên mà không cần dấu hiệu đã bị xử phạt hành chính về hành vi kinh doanh trái phép hay đã bị kết án về tội kinh doanh trái phép hay về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế khác mà còn vi phạm. Hàng phạm pháp cần được hiểu là hàng hóa được thể hiện dưới dạng vật chất cụ thể (các vật đích thực). Giá trị hàng phạm pháp được tính theo giá tại địa phương vào thời điểm tội phạm được thực hiện.35 Đối với trường hợp lần đầu tiên có hành vi kinh doanh trái phép và có giá trị hàng phạm pháp từ 100 triệu đồng trở lên, theo người viết thì xử lý về tội kinh doanh trái phép. Còn đối với trường hợp có nhiều hành vi kinh doanh trái phép và tổng giá trị hàng hóa các lần vi phạm đạt từ 100 triệu đồng trở lên thì chỉ đặt ra vấn đề xử lý hình sự khi các hành vi này diễn ra chưa quá thời hiệu xử lý vi phạm hành chính và cũng chỉ xử phạt đối với một số trường hợp nhất định. Đó là các trường hợp: hành vi kinh doanh trái phép được thực hiện có tính chất chuyên nghiệp hoặc do điều kiện khách quan mà việc kinh doanh trái phép phải thực hiện nhiều lần nên giá trị hàng phạm pháp mỗi lần thực hiện chỉ dưới 100 triệu đồng. Do đó, đối với các hành vi kinh doanh trái phép chưa quá thời hiệu xử lý vi phạm hành chính mà không chứng minh được có tính chất chuyên nghiệp hoặc do điều kiện khách quan thì không xử lý về tội kinh doanh trái phép. Điều này vừa đảm bảo được trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước, vừa tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức mạnh dạng thực hiện việc kinh doanh, góp phần tích cực phát triển kinh tế đất nước. 2.2.3 Mặt chủ thể của tội kinh doanh trái phép Chủ thể của tội phạm này là cá nhân con người cụ thể, là bất kỳ ai, chỉ cần người đó có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật thì người đó có thể trở thành chủ thể của tội phạm này. Năng lực trách nhiệm hình sự ở đây là khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của người đó. Một người hoàn toàn bình thường thì có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Có quan điểm cho rằng:“vụ án kinh tế phải là do pháp nhân vi phạm, cá nhân không phải là chủ thể của loại tội phạm này, bởi pháp nhân mới là chủ thể ký kết hợp đồng và là chủ thể thực hiện hành vi kinh doanh trái phép”. Cũng theo quan điểm này: “nếu đã tồn tại tội kinh doanh trái phép thì phải thừa nhận pháp nhân là chủ thể của 35 Nguyễn Mai Bộ, Pháp luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, Nxb Tư Pháp, Hà Nội, 2004, tr. 438. GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 37 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam tội phạm, còn nếu coi cá nhân là chủ thể chịu trách nhiệm hình sự thì không thể đưa (hoặc ít nhất là đặt tên) tội kinh doanh trái phép vào Bộ luật hình sự”.36 Việc bóc tách để xem xét trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân hay cá nhân đối với các vụ án kinh tế nói chung và kinh doanh trái phép nói riêng không phải là vấn đề mà nhà làm luật chưa từng nghĩ đến. Vấn đề này cũng đã khiến nhiều nhà làm luật “đau đầu”. Nếu xem xét áp dụng trách nhiệm hình sự cho cả pháp nhân thì hình phạt tù sẽ áp dụng thế nào, áp dụng cho ai hay cho tất cả mọi người. Bởi, pháp nhân là một tổ chức,37 đại diện cho tập thể, nó chỉ là những cấu trúc pháp lý được thiết lập nhằm phục vụ các lợi ích cá nhân của những thành viên của pháp nhân 38…Các nghị quyết, các quyết định của pháp nhân chỉ là kết quả của con số cộng các ý chí cá nhân của các thành viên chứ không phải từ sự mong muốn của chính bản thân pháp nhân mà việc thể hiện ý chí là của cá nhân. Do vậy, chỉ có thể quy trách nhiệm cụ thể cho cá nhân và chỉ có cá nhân mới có thể là chủ thể của tội phạm nói chung và tội kinh doanh trái phép nói riêng. Tuy nhiên, không phải cá nhân nào cũng là chủ thể của tội kinh doanh trái phép, một người thực hiện hành vi kinh doanh trái phép dù đã đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật hình sự nhưng vẫn không thể trở thành chủ thể của tội kinh doanh trái phép nếu người đó không có năng lực trách nhiệm hình sự, ngược lại một người thực hiện hành vi kinh doanh trái phép đã có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự nhưng vẫn không thể trở thành chủ thể của tội kinh doanh trái phép nếu như người đó không đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật. Như vậy, cá nhân muốn trở thành chủ thể của tội kinh doanh trái phép thì cá nhân đó phải có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định mới có thể là chủ thể của tội phạm kinh doanh trái phép và những chủ thể này phải chịu trách nhiệm hình sự trước những hành vi mà mình đã gây ra. Theo Điều 12 Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau: “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 36 Công ty luật Quốc gia am hiểu địa phương (Mton VietNam), Tội kinh doanh trái phép, Đào Xuân Thân, http://mtonlawfirm.vn/vi/luat-su-tuong-tac/y-kien-luat-su/192-toi-kinh-doanh-trai-phep.html, [ngày truy cập 28/08/2014]. 37 Xem Điều 84, Bộ luật dân sự năm 2005 38 Cổng thông tin điện tử Sở tư pháp tỉnh Quảng Nam, Trách nhiệm hình sự của pháp nhân, Vũ Hoài Nam, http://www.sotuphapqnam.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=926:vn-trach-nhim-hinh-sca-phap-nhan-nhin-t-du-hiu-li-theo-lut-hinh-s&catid=100:nghien-cu-trao-i&Itemid=93, [Ngày truy cập 28/08/2014]. GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 38 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Như vậy, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội kinh doanh trái phép, chỉ người đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này. Bởi vì, cả khoản 1 và khoản 2 của điều luật đều là tội phạm ít nghiêm trọng, theo khoản 3 Điều 8 Bộ luật hình sự hiện hành quy định như sau: “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là ba năm tù”. Từ đó, ta có thể khẳng định tội phạm kinh doanh trái phép là tội ít nghiêm trọng, bởi hình phạt tù cao nhất của tội phạm này là hai năm chưa tới ba năm như quy định tại điều 8 Bộ luật hình sự. Tóm lại, chủ thể của tội kinh doanh trái phép chỉ có thể là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Quy định này thể hiện chính sách hình sự của Đảng, Nhà nước ta đối với tội kinh doanh trái phép trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay. 2.2.4 Mặt chủ quan của tội kinh doanh trái phép Nhắc đến mặt chủ quan của tội phạm ta liên tưởng ngay đến yếu tố lỗi, động cơ và mục đích. Trong đó, lỗi được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm, là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm cũng là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội kinh doanh trái phép. Người thực hiện hành vi kinh doanh trái phép thực hiện lỗi của mình bằng hình thức lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Tức là một người khi thực hiện hành vi kinh doanh nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi kinh doanh trái phép nhưng vẫn kinh doanh; thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội từ hành vi của mình nhưng vẫn thực hiện hành vi đó và mong muốn cho hậu quả xảy ra hoặc bỏ mặc cho hậu quả xảy ra. Về mặt lý trí, người phạm tội kinh doanh trái phép phải nhận thức được hành vi phạm tội của mình với tất cả các tình tiết khách quan như kinh doanh không có đăng ký, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký, kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép đó và phải nhận thức được tính chất của các hành vi đó là nguy hiểm cho xã hội. Tuy nhiên, việc nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội không đồng nhất với việc nhận thức tính trái pháp luật của hành vi. Có quan điểm cho rằng việc nhận thức được tính trái pháp luật của hành vi cũng nằm trong nội dung của lỗi. Thực ra tính trái pháp luật là sự biểu hiện về mặt pháp lý nên mọi hành vi trái pháp luật đều là nguy hiểm cho xã hội nhưng ngược lại không phải mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội đều trái pháp luật. Trong nội dung của lỗi, theo Điều 9 Bộ luật hình sự hiện hành không đòi hỏi “phải nhận thức được tính trái pháp luật của hành vi”. Do đó, đối với người phạm tội kinh doanh trái phép, về mặt lý GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 39 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam trí chỉ đòi hỏi họ nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi đã thực hiện. Ý chí của người phạm tội kinh doanh trái phép là mong muốn cho hành vi kinh doanh trái phép được thực hiện. Hậu quả thuộc mặt khách quan là kết quả của hành vi phạm tội nhưng về chủ quan nó thể hiện ý chí của người phạm tội. Người thực hiện hành vi kinh doanh trái phép cũng có động cơ và mục đích nhất định nhưng chúng không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội kinh doanh trái phép và việc xác định động cơ, mục đích của người phạm tội có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt. Nói chung, người phạm tội kinh doanh trái phép bao giờ cũng vì lợi nhuận (thu lợi bất chính). Nói tóm lại, việc xác định mặt chủ quan trong tội kinh doanh trái phép thường không phải là công việc phức tạp trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử. Thường trong thực tiễn xét xử các vụ án về tội kinh doanh trái phép thì thấy những thiếu xót, sai lầm trong việc định tội thường chủ yếu do xác định không đúng mặc khách quan của tội phạm. 2.3 Một số trƣờng hợp phạm tội cụ thể của tội kinh doanh trái phép 2.3.1 Phạm tội kinh doanh trái phép không có tình tiết định khung tăng tặng (khoản 1 Điều 159 Bộ luật hình sự hiện hành) Theo khoản 1 Điều 159 Bộ luật hình sự hiện hành quy định: “1. Người nào kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm: a) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 160, 161, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm; b) Hàng phạm pháp có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng”. Đây là cấu thành tội phạm cơ bản của tội kinh doanh trái phép, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm, là tội phạm ít nghiêm trọng (Điều 8 Bộ luật hình sự hiện hành). Đây là một trong số rất ít trường hợp nhà làm luật không quy định hình phạt tù; điều này cho thấy, đối với người kinh doanh trái phép, chủ yếu xử lý bằng biện pháp giáo dục hoặc xử lý hành chính, chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự trong những trường hợp cần thiết. GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 40 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam So với tội kinh doanh trái phép quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự năm 1985, thì khoản 1 Điều 159 Bộ luật hình sự năm 1999 nhẹ hơn, có nhiều quy định theo hướng có lợi cho người phạm tội, và nếu so sánh giữa Điều 159 Bộ luật hình sự năm 1999 với Điều 168 Bộ luật hình sự năm 1985 thì Điều 159 Bộ luật hình sự năm 1999 là điều luật nhẹ hơn. Vì vậy, hành vi phạm tội kinh doanh trái phép được thực hiện trước 0 giờ 00 ngày 01-07-2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 01-07-2000 mới bị phát hiện xử lý thì được áp dụng khoản 1 Điều 159 Bộ luật hình sự năm 1999 đối với người phạm tội. Khi quyết định hình phạt đối với người phạm theo khoản 1 Điều 159 Bộ luật hình sự, ngoài việc phải căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VII Bộ luật hình sự ( từ Điều 45 đến Điều 54). Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể thì có thể được áp dụng hình phạt tiền; Toà án chỉ áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ trong trường hợp người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự nhưng không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giám nhẹ không đáng kể. 2.3.2 Phạm tội kinh doanh trái phép quy định tại khoản 2 Điều 159 Bộ luật hình sự a. Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để kinh doanh trái phép là thủ đoạn người phạm tội thông qua cơ quan, tổ chức mà mình là thành viên để kinh doanh trái phép. Người lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để kinh doanh trái phép có thể là cán bộ lãnh đạo, có thể là nhân viên của cơ quan tổ chức đó hay cũng có trường hợp công dân bình thường được cơ quan tổ chức giao cho một công việc nhất định cũng có thể lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để thực hiện hành vi kinh doanh trái phép. Thực tiễn còn có trường hợp lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức qua một người khác như anh em, vợ chồng, bạn bè, con cái…công tác ở cơ quan, tổ chức đó để kinh doanh trái phép. Trường hợp phạm tội kinh doanh trái phép cũng tương tự như các trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn đối với hành vi phạm tội khác. Nhưng so với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn thì hành vi lợi dụng danh nghĩa cơ quan Nhà nước để kinh doanh trái phép nguy hiểm hơn, vì khi phát hiện một cá nhân, tổ chức kinh doanh trái phép, xã hội nhân dân sẽ cho rằng, cơ quan, tổ chức kinh doanh trái phép, làm giảm lòng tin của nhân dân vào chế độ. GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 41 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam b. Mạo nhận một tổ chức không có thật Mạo nhận một tổ chức không có thật để kinh doanh trái phép là trường hợp người phạm tội đã nhân danh một tổ chức không có thật để hoạt động kinh doanh nhằm lừa dối người khác. Người mạo nhận có thể là bất kỳ ai trong xã hội. Họ có thể là người có chức vụ quyền hạn hoặc một người dân bình thường. Ví dụ: Đặng Kim H là Việt kiều từ Canada về nước, tự giới thiệu là Giám đốc Công ty Kolysa có trụ sở tại quận 5 thành phố Hồ Chí Minh để ký kết hợp đồng mua gom hạt Điều của nhân dân tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Khi H vận chuyển 50 tấn hạt Điều từ Bà Rịa – Vũng Tàu về thành phố Hồ Chí Minh thì bị bắt. Cơ quan điều tra đã xác minh thì thấy không có công ty nào có tên là Kolysa ở quận 5 thành phố Hồ Chí Minh cả. Lưu ý: Khi xác định tình tiết phạm tội này cần phân biệt với trường hợp mạo nhận một tổ chức không có thật để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nếu người phạm tội mạo nhận một tổ chức ko có thật và dùng thủ đoạn ký hợp đồng mua bán rồi chiếm đoạt tài sản của người khác thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; nếu việc mua bán là có thật, không ai bị chiếm đoạt còn người phạm tội chỉ mạo nhận một tổ chức không có thật để kinh doanh trái phép thì thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 159 Bộ luật hình sự. c. Hàng phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên Trường hợp phạm tội này xác định không khó, chỉ cằn căn cứ vào giá trị hàng phạm pháp mà người phạm tội kinh doanh trái phép thực hiện hành vi kinh doanh trái phép đối với hàng hóa đó. Nếu hàng phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm c khoản 2 Điều 159 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, giá trị hàng phạm pháp là theo giá thị trường ở nơi mà người phạm tội thực thiện hành vi kinh doanh trái phép và vào thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi kinh doanh trái phép, vì trách nhiệm hình sự là trách nhiệm khi người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. d. Thu lợi bất chính lớn Thu lợi bất chính lớn là số tiền lời mà người phạm tội thu được do thực hiện hành vi kinh doanh trái phép. Số tiền thu lợi bất chính là hiệu số của giá trị tiền vốn mà người phạm tội bỏ ra để kinh doanh với số tiền thu được mà người phạm tội thu được. Ví dụ: Một người bỏ ra 500 triệu để kinh doanh và thu về được 600 triệu, thì số tiền thu lợi bất chính là 100 triệu đồng (600.000.000 - 500.000.000 = 100.000.000). Trong khi chưa có hướng dẫn của các cơ quan chức năng, căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của tội phạm này, đối chiếu với một số tội phạm khác. Khi xác định tình tiết này, cần căn cứ vào tình tiết quy định tại điểm c của khoản này. Nếu vật GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 42 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam phạm pháp có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên, người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 159 Bộ luật hình sự, thì khoản lợi bất chính thu được từ số hàng phạm pháp từ 300.000.000 đồng trở lên chính là khoản thu lợi bất chính lớn. Tuy nhiên, không phải bao giờ cũng theo một công thức như vậy, vì có khi giá trị hàng phạm pháp chưa tới 300.000.000 đồng nhưng người phạm tội cũng thu được khoản lời lớn hơn khoản lời do thu được từ việc bán lượng hàng, ngược lại có trường hợp người phạm tội kinh doanh trái phép hàng hoá với giá trị cả tỷ đồng nhưng không thu được một đồng lợi nhuận nào. Vì vậy, việc xác định tình tình tiết thu lợi bất chính lớn, không chỉ căn cứ vào giá trị hay số lượng hàng phạm pháp mà phải căn cứ vào số tiền lời thực tế mà người phạm tội thu được do thực hiện việc kinh doanh trái phép. 2.4 Hình phạt đƣợc áp dụng đối với tội kinh doanh trái phép Sự đa dạng và nhiều cấp độ về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm nói chung và tội kinh doanh trái phép nói riêng đòi hỏi phải có nhiều loại hình phạt với những mức độ nghiêm khắc khác nhau. Mức độ nghiêm khắc của hình phạt phụ thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào mỗi giai đoạn lịch sử, với những điều kiện kinh tế -xã hội cụ thể khác nhau mà việc đánh giá về tính chất và mức độ nguy hiểm đối với mỗi hành vi cụ thể cũng như việc quy định tính chất trừng trị và chính sách áp dụng cũng khác nhau. Theo Bộ luật hình sự năm 1985, người phạm tội kinh doanh trái phép có thể bị áp dụng một trong các hình phạt chính sau: Hình phạt cải tạo không giam giữ; hình phạt tù có thời hạn, kèm theo hình phạt chính có thể áp dụng một hoặc nhiều hình phạt bổ sung sau: Hình phạt cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định; hình phạt tịch thu tài sản; hình phạt tiền. Đến Bộ luật hình sự năm 1999, hình phạt đối với tội kinh doanh trái phép đã có những đổi mới nhất định. Hình phạt chính thêm hình phạt tiền, hình phạt bổ sung chỉ giữ lại hình phạt tiền.Theo Bộ luật hình sự năm 1999 người phạm tội kinh doanh trái phép có thể bị áp dụng một trong ba hình phạt chính là phạt tiền; cải tạo không giam giữ; tù có thời hạn và một hình phạt bổ sung là hình phạt tiền 2.4.1 Hình phạt tiền Phạt tiền là một trong những biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất được quy định trong Bộ luật hình sự nhằm tước của người phạm tội một khoản tiền nhất định để sung quỹ nhà nước, tước đi quyền lợi vật chất của người bị kết án, tác động đến tình trạng tài sản của họ và thông qua đó tác động đến ý thức của người phạm tội. Đồng thời, người bị kết án phạt tiền còn phải gánh chịu hậu quả pháp lý khác là mang án tích GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 43 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam trong thời hạn một năm theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Bộ luật hình sự.39 Theo Bộ luật hình sự hiện hành, hình phạt tiền có thể được áp dụng với hai tư cách là hình phạt chính hoặc là hình phạt bổ sung. Hình phạt tiền được áp dụng với tư cách là hình phạt chính được tuyên một cách độc lập đối với các tội phạm được Bộ luật hình sự hiện hành quy định. Còn hình phạt tiền được áp dụng với tư cách là hình phạt bổ sung có thể được tuyên kèm với một số loại hình phạt khác theo quy định. Về bản chất, hình phạt tiền tước bỏ ở người bị kết án một số quyền lợi vật chất, tác động đến điều kiện kinh tế của họ, thông qua đó mang lại hiệu quả của hình phạt. Đối với người phạm tội kinh doanh trái phép cũng vậy, hình phạt tiền có thể được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung. Phạt tiền khi được áp dụng là hình phạt chính thì người phạm tội kinh doanh trái phép có thể sẽ bị phạt từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Mức phạt cụ thể được quyết định tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm đã thực hiện đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội kinh doanh trái phép cũng như sự biến động của giá cả (Điều 30). So sánh với các tội phạm khác thuộc Chương các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế thì mức quy định này với người phạm tội kinh doanh trái phép cũng khá cao tương tự mức phạt tiền quy định với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm (Điều 155), tội lừa dối khách hàng (Điều 162), tội làm tem giả, vé giả; tội buôn bán tem giả, vé giả (Điều 164)… và cao hơn mức phạt tiền quy định đối với tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới (Điều 154). Tuy nhiên, mức phạt tiền được quy định đối với tội kinh doanh trái phép thấp hơn mức phạt tiền đối với tội buôn lậu (Điều 153), tội đầu cơ (Điều 169), tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 158). Các tội phạm này có tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn nên khi quy định hình phạt tiền cũng với mức phạt nghiêm khắc hơn như đều có mức phạt từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Cách quy định mức phạt tiền đối với tội kinh doanh trái phép cũng giống như các tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm (Điều 155), tội lừa dối khách hàng (Điều 162)… là ấn định khung của mức tiền phạt mà không phải là tính theo giá trị hàng phạm pháp. Thực tế, người phạm tội kinh doanh trái phép diễn ra trên nhiều lĩnh vực như sản xuất, buôn bán và dịch vụ nên việc xác định hàng phạm pháp gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, về giá trị hàng phạm pháp cũng có nhiều ý kiến khác nhau như tính theo tổng số hàng của tất cả các lần phạm pháp hay chỉ tính theo số hàng các lần bắt được hoặc số 39 Vũ Thái Đoàn, Võ Hải Bằng, Hình phạt tiền quy định trong Bộ luật hình sự 1999 và một số kiến nghị, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 1, 2011, tr. 4-7, tr. 4 GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 44 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam hàng phạm pháp khi bị phát hiện. Do đó, để phù hợp với tội phạm này cũng như để thuận lợi trong việc áp dụng mà mục đích hình phạt vẫn đạt được nên đối với tội kinh doanh trái phép tại Điều 159, Bộ luật hình sự năm 1999 đã không quy định phạt theo số lần hàng phạm pháp mà theo một mức tiền nhất định. Cách quy định này không chỉ đối với phạt tiền là hình phạt chính mà cả với trường hợp là hình phạt bổ sung (có thể bị phạt từ 3 triệu đồng đến 30 triệu đồng). Người phạm tội kinh doanh trái phép, có thể nộp tiền phạt một lần hoặc nhiều lần theo quyết định của toà án. Quy định này một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho người phạm tội kinh doanh trái phép có khả năng thi hành bản án, mặt khác cũng định rõ trách nhiệm của toà án trong việc cân nhắc, xem xét từng trường hợp phạm tội cụ thể để ấn định mức tiền, thời gian và phương thức thi hành hình phạt này cho phù hợp. Trong trường hợp đồng phạm, xuất phát từ nguyên tắc cá thể hoá hình phạt, phạt tiền được tuyên cụ thể cho từng bị cáo trên cơ sở xem xét vai trò và trách nhiệm của từng người trong vụ đồng phạm đồng thời có xem xét đến tình hình tài sản (hoàn cảnh kinh tế) cụ thể cũng như các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ của mỗi người. Trong trường hợp là hình phạt bổ sung thì phạt tiền chỉ có thể được áp dụng với người phạm tội kinh doanh trái phép từ đủ 18 tuổi trở lên (Điều 69). Người phạm tội kinh doanh trái phép bị áp dụng hình phạt tiền, ngoài việc bị tước bỏ lợi ích kinh tế còn phải gánh chịu hậu quả pháp lí bất lợi là án tích trong thời hạn một năm (so với quy định tại Bộ luật hình sự năm 1985 thì thời hạn này đã giảm xuống còn 1/3) (Điều 64).40 2.4.2 Hình phạt cải tạo không giam giữ Cải tạo không giam giữ là không buộc người phạm tội phải cách ly khỏi xã hội mà họ được chung sống với gia đình như những người khác dưới sự giám sát của cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương nơi người đó làm việc hoặc thường trú. Trong hệ thống hình phạt mà Bộ luật hình sự quy định thì hình phạt cải tạo không giam giữ có vị trí quan trọng. Đây là loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn nhưng lại nặng hơn hình phạt cảnh cáo và hình phạt tiền. Hình phạt này vừa thể hiện tính nghiêm khắc của Nhà nước, vừa thể hiện chính sách nhân đạo trong xử lý tội phạm. Theo quy định tại Điều 31 Bộ luật hình sự hiện hành về cải tạo không giam giữ như sau: “1. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ sáu tháng đến ba năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà 40 Trần Mạnh Đạt, Đấu tranh phòng chống tội kinh doanh trái phép ở Việt Nam hiện nay, Nxb Tư pháp, 2005, tr. 80 GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 45 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội. Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng ba ngày cải tạo không giam giữ. 2. Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyn địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó. 3. Người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt, Toà án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án”. Đối với tội kinh doanh trái phép hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng với người phạm tội kinh doanh trái phép đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách li họ khỏi xã hội mà mục đích hình phạt vẫn đạt được. Như vậy, người phạm tội kinh doanh trái phép có thể được áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ nếu có đầy đủ các điều kiện sau đây: - Người phạm tội đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng. Đây là điều kiện đầu tiên để có thể xem xét, cân nhắc việc giao người bị kết án về tội kinh doanh trái phép cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú, sinh sống để bảo đảm việc theo dõi, giám sát, giáo dục đối với người bị kết án. - Xét thấy không cần thiết phải cách li người phạm tội kinh doanh trái phép khỏi xã hội. Khi xem xét điều kiện thứ hai này, toà án phải phân tích, đánh giá những đặc điểm thuộc về nhân thân, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (Điều 46) cũng như xem xét toàn diện những tình tiết có ảnh hưởng đến tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà người phạm tội kinh doanh trái phép đã thực hiện. Khi người phạm tội kinh doanh trái phép được áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ thì trong bản án toà án tuyên giao họ cho cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi họ sinh sống, cư trú. Tại đây bị cáo phải gánh chịu những nghĩa vụ nhất định. Theo Luật thi hành án hình sự năm 2010 tại Chương V mục III quy định việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, ngoài những nghĩa vụ mang tính chất chung như mọi công dân thì tại Điều 75 của Luật này người phạm tội kinh doanh trái phép được áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ có những nghĩa vụ hoàn toàn mang tính riêng biệt như: GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 46 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam - Chấp hành nghiêm chỉnh cam kết của mình trong việc tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, làm việc; tích cực tham gia lao động, học tập; chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ nộp phần thu nhập bị khấu trừ theo bản án của Tòa án. - Phải có mặt theo yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã nơi được giao giám sát, giáo dục. - Trường hợp người chấp hành án đi khỏi nơi cư trú từ 01 ngày trở lên thì phải khai báo tạm vắng. - Ba tháng một lần phải nộp bản tự nhận xét về việc thực hiện nghĩa vụ chấp hành án cho người trực tiếp giám sát, giáo dục về việc chấp hành pháp luật; trường hợp đi khỏi nơi cư trú từ 03 tháng đến 06 tháng, thì phải có nhận xét của Công an cấp xã nơi người đó đến lưu trú hoặc tạm trú để trình Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người đó. Trong trường hợp nếu người kinh doanh trái phép bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng ba ngày cải tạo không giam giữ. Trong thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, người phạm tội kinh doanh trái phép còn bị khấu trừ một phần thu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ Nhà nước. Nghĩa là việc khấu trừ thu nhập đối với người kinh doanh trái phép là bắt buộc. Toà án căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện, thu nhập thực tế, tình hình tài sản cũng như hoàn cảnh cụ thể của người phạm tội mà quyết định mức bị khấu trừ cụ thể. Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt như hoàn cảnh gia đình đông con, khó khăn mà bản thân người bị kết án là lao động chính hoặc có thu nhập nhưng không đáng kể… thì toà án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập nhưng phải ghi rõ lí do trong bản án. Đối với người chưa thành niên phạm tội kinh doanh trái phép mà áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ thì không bị khấu trừ thu nhập (Điều 73 Bộ Luật hình sự). 2.4.3 Hình phạt tù có thời hạn Theo Điều 33 Bộ luật hình sự hiện hành quy định: “Tù có thời hạn là việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định. Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là ba tháng, mức tối đa là hai mươi năm. Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng một ngày tù”. GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 47 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam Hình phạt tù có thời hạn là hình phạt có tính chất phổ biến và thông dụng nhất được Bộ luật hình sự năm 1985 cũng như Bộ luật hình sự năm 1999 quy định ở tất cả các điều luật. So với hình phạt cải tạo không giam giữ thì hình phạt tù có thời hạn có nội dung cưỡng chế nghiêm khắc hơn. Đối với người phạm tội kinh doanh trái phép chỉ có thể áp dụng hình phạt này khi có một trong các tình tiết được quy định tại cấu thành tăng nặng (khoản 2 Điều 159 Bộ luật hình sự năm 1999). Tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà người phạm tội kinh doanh trái phép bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. So với tội kinh doanh bất hợp pháp (có dấu hiệu tương tự tội kinh doanh trái phép) được quy định tại Điều 171 Bộ luật hình sự năm 1996 của Liên bang Nga thì tội kinh doanh trái phép trong Bộ luật hình sự Việt Nam có mức phạt tù thấp hơn. Theo khoản 2 Điều 171 Bộ luật hình sự năm 1995 của Liên bang Nga thì mức phạt tù về tội kinh doanh bất hợp pháp có thể tới 4 năm.41 Quy định hình phạt tù đối với người phạm tội kinh doanh trái phép tại Điều159, Bộ luật hình sự năm 1999 có khác so với các quy định trước đây. Bộ luật hình sự năm 1985 quy định hình phạt tù đối với tội kinh doanh trái phép ở cả khoản 1 và khoản 2 Điều 168. Trong khi đó Bộ luật hình sự năm 1999 chỉ quy định hình phạt tù đối với tội này ở khoản 2 Điều 159. Mặt khác, mức phạt tù đối với tội này theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 cũng thấp hơn, chỉ từ 3 tháng đến 2 năm, bằng mức quy định tại khoản 1 Điều 168 Bộ luật hình sự năm 1985 (còn khoản 2 quy định mức phạt tù tới 7 năm). Quy định mức phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm cũng như chỉ quy định có hình phạt tù trong cấu thành tăng nặng đối với tội kinh doanh trái phép tại Điều 169 Bộ luật hình sự năm 1999 là thể hiện chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với tội phạm này trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Tóm lại, việc xử lí nghiêm minh đúng người, đúng tội, đúng pháp luật đối với các hành vi kinh doanh trái phép trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay sẽ góp phần tạo hành lang pháp lí an toàn bảo đảm cho các hoạt động kinh doanh năng động, tích cực, sáng tạo phát triển. Nếu xử lí quá nhẹ sẽ không đạt được mục đích của hình phạt, ngược lại, nếu xử lí oan hoặc quá nặng sẽ kìm hãm việc kinh doanh, là trái với thực tế, với tư tưởng mà các Đại hội Đảng đã đề ra. 2.5 So sánh tội kinh doanh trái phép với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành Trên thực tế, trong cùng một nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế thì tình trạng nhầm lẫn giữ tội phạm này với tội phạm khác là khó có thể tránh khỏi, bởi những tội này đều có cùng tính chất như nhau nên có những nét tương đồng khá giống nhau. 41 Trường Đại học luật Hà Nội, Bộ luật hình sự của Liên bang Nga (bản dịch), Nxb Công an nhân dân, 2011 GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 48 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam Trong đó, có tội kinh doanh trái phép với tội buôn lậu và tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Chính vì vậy, người viết tiến hành so sánh tội kinh doanh trái phép với tội buôn lậu và tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm nhằm tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa các tội phạm này để người đọc có thể dễ dàng phân biệt được. 2.5.1 So sánh với tội buôn lậu (Điều 153) a) Giống nhau Những điểm giống nhau cơ bản giữa tội buôn lậu so với tội kinh doanh trái phép như sau: * Mặt khách thể của tội phạm Tuy khác nhau về khách thể trực tiếp nhưng giữa tội buôn lậu với tội kinh doanh trái phép lại có điểm chung giống nhau về khách thể loại. Đó là hai tội cùng xâm hại đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước, cụ thể là các quan hệ xã hội đảm bảo cho sự ổn định và phát triển nền kinh tế quốc dân. * Mặt chủ thể của tội phạm Chủ thể của tội buôn lậu được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 153 và chủ thể của tội kinh doanh trái phép là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Bởi, tội buôn lậu được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 153 và tội kinh doanh trái phép được quy định tại Điều 159 Bộ luật hình sự đều là những tội ít nghiêm trọng nên chủ thể của tội phạm nói trên chỉ có thể là người từ đủ 16 tuổi trở lên. * Mặt chủ quan của tội phạm Người phạm tội buôn lậu và tội kinh doanh trái phép đều thực hiện hành vi phạm tội của mình bằng hình thức lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội từ hành vi mà mình thực hiện và thấy trước được hậu quả từ hành vi đó gây ra nhưng vẫn tiếp tục thực hiện hành vi đó tới cùng. * Về hình phạt Hình phạt tiền trong hai tội này vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung. Hình phạt bổ sung với mức phạt từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng. a) Khác nhau Về cơ bản, dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội buôn lậu so với tội kinh doanh trái phép có một số điểm khác nhau sau: mặt khách thể, mặt chủ thể, mặt chủ quan và mặt khách quan. * Mặt khách thể của tội phạm: - Khách thể trực tiếp của tội buôn lậu là xâm phạm chế độ quản lý ngoại thương của Nhà nước, cụ thể là xâm phạm đến trật tự quản lý trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 49 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam hóa. Đối tượng tác động của tội phạm này là các loại hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa và hàng cấm. - Khách thể trực tiếp của tội kinh doanh trái phép là xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước mà cụ thể là trật tự quản lý việc kinh doanh. Đối tượng tác động của tội phạm này là hàng hóa, vật phẩm. Ngoài ra, đối tượng tác động của tội phạm này còn bao gồm các dịch vụ khác, nhưng không phải là hàng hoá như: Các hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn, vũ trường, các trung tâm thể thao, văn hóa… * Mặt chủ thể của tội phạm: - Chủ thể của tội buôn lậu ngoài người từ đủ 16 tuổi trở lên theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 153 là tội ít nghiêm trọng (Điều 8) thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi cũng có thể là chủ thể của tội buôn lậu nếu hành vi phạm tội của người đó rơi vào một trong những tình tiết định khung tăng nặng tại khoản 3 Điều 153 được xem là tội rất nghiêm trọng thì người đó cũng trở thành chủ thể của tội buôn lậu. - Chủ thể của tội kinh doanh trái phép chỉ có thể là người từ đủ 16 tuổi trở lên, bởi tội kinh doanh trái phép là một trong những tội ít nghiêm trọng trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành. * Mặt chủ quan của tội phạm: - Đối với tội buôn lậu thì dấu hiệu lỗi chỉ được thể hiện duy nhất bằng hình thức cố ý trực tiếp. Người thực hiện hành vi buôn lậu nhận thức rõ hành vi buôn bán hàng hóa qua biên giới của mình là việc làm trái phép và nhận thấy được hậu quả nghiêm trọng từ hành vi đó gây ra có thể là sẽ gây thiệt hại đến tính mạng, tài sản của người khác hoặc gây thiệt hại, tổn thất đến tài sản của Nhà nước, của xã hội nhưng vẫn thực hiện hành vi đó tới cùng chỉ vì mục đích kiếm lời. - Đối với tội kinh doanh trái phép thì dấu hiệu lỗi ngoài thể hiện bằng hình thức cố ý trực tiếp nó còn thể hiện bằng hình thức cố ý gián tiếp. Người thực hiện hành vi kinh doanh trái phép nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và thấy được hậu quả từ hành vi đó gây ra nhưng vẫn muốn thực hiện tội phạm tới cùng và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. * Mặt khách quan của tội phạm: - Hành vi khách quan Người phạm tội buôn lậu chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là buôn bán trái phép hàng hóa qua biên giới. Trong khi đó, đối với tội kinh doanh trái phép, hành vi của tội này là kinh doanh trái phép được thực hiện bằng ba dạng hành vi: kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký, kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép đó. GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 50 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam - Hậu quả Với tội buôn lậu hậu quả là dấu hiệu để tăng nặng trách nhiệm hình sự cho người phạm tội hay nói cách khác là dấu hiệu để chuyển từ khung hình phạt nhẹ sang khung hình phạt nặng hơn. Còn đối với tội kinh doanh trái phép thì dấu hiệu hậu quả không là dấu hiệu chuyển khung hình phạt. Bởi, dấu hiệu hậu quả không được thể hiện trong khung hình phạt tăng nặng của tội kinh doanh trái phép, việc này có thể do tội kinh doanh trái phép vốn là tội ít nghiêm trọng nên việc quy định dấu hiệu hậu quả là tình tiết định khung hình phạt tăng nặng cho tội này hoàn toàn không cần thiết. * Về hình phạt - Tội buôn lậu chia làm bốn khung hình phạt. Trong đó, khung hình phạt cơ bản với mức hình phạt cao nhất là hình phạt tù là ba năm và khung tăng nặng cao nhất là hai mươi năm hoặc chung thân. - Tội kinh doanh trái phép chia làm hai khung hình phạt. Khung cơ bản với mức hình phạt cao nhất là cải tạo không giam giữ đến hai năm và khung tăng nặng là hình phạt tù đến hai năm. Nhìn chung, khung hình phạt cơ bản của tội buôn lậu cũng đã cao hơn rất nhiều so với khung hình phạt cơ bản và khung hình phạt tăng nặng của tội kinh doanh trái phép. Từ đó, cho thấy mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội kinh doanh trái phép ít hơn nhiều so với tội buôn lậu. 2.5.2 So sánh với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm (Điều 155) a) Giống nhau Những điểm giống nhau cơ bản giữa tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm với tội kinh doanh trái phép. * Mặt khách thể của tội phạm Tuy khác nhau về khách thể trực tiếp nhưng giữa tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm với tội kinh doanh trái phép lại có điểm chung giống nhau về khách thể loại. Đó là hai tội cùng xâm hại đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước, cụ thể là các quan hệ xã hội đảm bảo cho sự ổn định và phát triển nền kinh tế quốc dân. * Mặt chủ thể của tội phạm Chủ thể của hai tội này là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 51 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam * Mặt khách quan của tội phạm - Hành vi của hai tội này là hành vi nguy hiểm cho xã hội được thể hiện ở các hành vi cố ý vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế ở các mức độ khác nhau với mục đích vụ lợi. - Hậu quả: đối với hai tội này, hậu quả không là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm và cũng không là yếu tố định khung hình phạt. * Mặt chủ quan của tội phạm Cả hai tội trên người phạm tội đều thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội từ hành vi mà mình thực hiện và thấy trước được hậu quả từ hành vi đó gây ra nhưng vẫn tiếp tục thực hiện hành vi đó tới cùng. Động cơ và mục đích phạm tội của hai tội này không là dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm. * Về hình phạt Hình phạt tiền trong hai tội này vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung và hình phạt chính với mức phạt cơ bản là từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng. Hình phạt bổ sung với mức phạt từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng. b) Khác nhau Những điểm khác nhau cơ bản giữa tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm với tội kinh doanh trái phép. * Mặt khách thể của tội phạm Khách thể trực tiếp của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm là trật tự quản lý việc sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm trong phạm vi cả nước. Đối tượng tác động của tội phạm này là hàng hoá hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh. Trong khi đó, khách thể trực tiếp của tội kinh doanh trái phép là trật tự quản lý của Nhà nước về kinh doanh. Đối tượng tác động của tội phạm này là hàng hóa cấm kinh doanh. * Mặt khách quan của tội phạm Hành vi khách quan của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm bao gồm một chuỗi các hành vi: hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển và hành vi buôn bán hàng cấm. Người thực hiện tội phạm này chỉ cần thực hiện một trong các hành vi trên thì đã cấu thành tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm và người thực hiện tội phạm này chỉ vi phạm về mặt nội dung kinh doanh là sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Đối với tội kinh doanh trái phép, người phạm tội chỉ thực hiện một hành vi khách quan là kinh doanh trái phép nhưng hành vi kinh doanh trái phép được người phạm tội GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 52 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam thực hiện bằng một trong những hành vi sau: kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký kinh doanh, kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép đó và người phạm tội chỉ thực hiện một trong những hành vi trên. Người thực hiện tội phạm này chỉ vi phạm về mặt hình thức kinh doanh tức thủ tục để thực hiện việc kinh doanh chứ không vi phạm về mặt nội dung kinh doanh. * Về hình phạt - Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm có 3 khung hình phạt. Trong đó, khung hình phạt cơ bản với hình phạt cao nhất là hình phạt tù đến năm năm. Khung hình phạt tăng nặng đến mười lăm năm. - Tội kinh doanh trái phép chia làm hai khung hình phạt. Khung cơ bản với mức hình phạt cao nhất là cải tạo không giam giữ đến hai năm và khung tăng nặng là hình phạt tù đến hai năm. Như vậy, nhìn chung, khung hình phạt cơ bản của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm cũng đã cao hơn rất nhiều so với khung hình phạt cơ bản và khung hình phạt tăng nặng của tội kinh doanh trái phép. Từ đó, cho thấy mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội kinh doanh trái phép ít hơn nhiều so với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm. Qua những phân tích, đánh giá, so sánh, đối chiếu trên về những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội kinh doanh trái phép. Ta thấy, mặc dù Bộ luật hình sự năm 1999 đã được sửa đổi và bổ sung năm 2009, song, những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội kinh doanh trái phép vẫn không thay đổi, vẫn được giữ nguyên đúng như khi bộ luật này mới ra đời. Chính vì lẽ đó, người viết cho rằng việc giữ nguyên những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội kinh doanh trái phép hiện nay đã không còn phù hợp nữa so với thực tiễn nên cần thiết phải có những sửa đổi, bổ sung kịp thời để phù hợp với thực tiễn của cuộc sống. GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 53 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI KINH DOANH TRÁI PHÉP Trãi qua từng thời kỳ lịch sử, từng giai đoạn phát triển của đất nước, Nhà nước luôn không quên gắn liền phát triển kinh tế với công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Đặc biệt, trong những năm gần đây kể từ khi nước ta mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng giao lưu, làm ăn, buôn bán với các nước trên thế giới thì tình hình tội phạm ngày càng nhiều, gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng, trong đó có tội kinh doanh trái phép. Chính vì vậy, Nhà nước càng chú trọng và quan tâm nhiều hơn đến vấn đề đấu tranh phòng chống tội phạm, do đó, Nhà nước đã không ngừng đầu tư vật chất cũng như tăng cường lực lượng cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm này. Tuy nhiên, do tình hình tội kinh doanh trái phép trong giai đoạn ngày nay có những diễn biến phức tạp nên công tác đấu tranh phòng chống tội phạm chưa đạt được hiệu quả cao, thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. 3.1 Thực trạng tội kinh doanh trái phép trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam Tội kinh doanh trái phép đã và đang gây ra cho xã hội những hậu quả nghiêm trọng. Xâm phạm tới quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức, làm giảm nguồn thu của Nhà nước, làm xấu đi môi trường kinh doanh lành mạnh, kiềm hãm sự phát triển kinh tế, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước, là mầm móng tạo sự khủng hoảng và mất ổn định xã hội. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay nước ta đã giai nhập WTO, môi trường kinh doanh ngày càng được mở rộng, góp phần tạo điều kiện cho tội kinh doanh trái có cơ hội phát triển. Điều này, ảnh hưởng rất lớn đến việc đề ra những đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và việc triển khai, thực hiện những chính sách đó của Nhà nước, đặc biệt là chính sách khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh lành mạnh, làm giàu chính đáng. Để ổn định hoạt động kinh doanh và thúc đẩy nền kinh tế phát triển thì vấn đề cần thiết đặt ra hiện nay là đấu tranh và phòng chống tội kinh doanh trái phép. Nhưng để làm được điều này thì đòi hỏi chúng ta cần phải hiểu và nghiên cứu rõ thực trạng của tội kinh doanh trái phép, để từ đó, có thể đưa ra những giải pháp thiết thực phòng chống tội phạm này một cách nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả. Nghiên cứu thực trạng tội kinh doanh trái phép đặt trong mối liên hệ, tác động qua lại với các tội phạm về kinh tế (các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế) và các tội phạm nói chung trong các lĩnh vực khác. Để có điều kiện xem xét, đánh giá đầy đủ, toàn diện hơn thực trạng tội kinh doanh trái phép thì trước hết cần khái quát thực trạng của tình hình tội phạm về kinh tế qua các năm xét xử, từ đó tạo nền tảng trong việc đánh giá thực trạng tội kinh doanh trái phép. GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 54 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam Biểu đồ số liệu giải quyết Sơ thẩm các loại vụ án của ngành Tòa án qua các năm42 42 Tòa án nhân dân tối cao, http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/5901712, [Ngày truy cập 08/10/2014]. GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 55 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam Trên phạm vi toàn quốc, các tội phạm về kinh tế (tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tê) bị đưa ra xét xử sơ thẩm ở Tòa án nhân dân các cấp từ năm 2006 đến năm 2013 thường chiếm khoảng từ 2% đến 3% so với các tội phạm nói chung và tăng đều qua các năm. Nếu so với các tội xâm phạm sỡ hữu (Dân sự) hàng năm đưa ra xét xử chiếm khoảng 40% - 50% các tội phạm nói chung thì tội phạm về kinh tế chiếm tỷ lệ khiêm tốn. Nhưng so với các tội khác trong lĩnh vực hành chính, lao động (hàng năm đưa ra xét xử khoảng 0,2% các tội phạm nói chung) thì tội phạm về kinh tế lại có tỷ lệ cao hơn nhiều. Thực trạng của tình hình tội kinh doanh trái phép chính là số lượng các tội kinh doanh trái phép đã được thực hiện và những người thực hiện tội phạm đó trên một địa bàn nhất định và trong khoảng thời gian nhất định. Các tội phạm đã thực hiện trên thực tế có một phần được các cơ quan chức năng phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử và đưa vào thống kê (Phần tội phạm rõ) còn một phần do nhiều nguyên nhân, tuy đã xảy ra trên thực tế nhưng chưa được các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý nên chưa đưa vào thống kê hình sự (Phần ẩn của tình hình tội pham). Khi nghiên cứu thực trạng tội kinh doanh trái phép chủ yếu dựa trên phần tội phạm rõ được thực hiện trên một địa bàn nhất định và trong khoảng thời gian nhất định để đánh giá tình hình tội kinh doanh trái phép. Theo lý luận chung về tội phạm học, thì thực trạng của tình hình tội kinh doanh trái phép được thể hiện rõ nét nhất thông qua số liệu thống kê án hình sự xét xử sơ thẩm, trên phạm vi toàn quốc của Tòa án nhân dân các cấp, bao gồm toàn bộ số tội phạm và số bị cáo đã có bản án kết tội của Tòa án, là một phần tình hình của tội phạm xảy ra trên thực tế được cơ quan chức năng Nhà nước phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử và đưa vào thống kê. Nhưng hiện tại, người viết chỉ dựa vào số liệu thống kê tội kinh doanh trái phép trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và địa bàn Thành phố Cần Thơ đã được cơ quan chức năng thành phố phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử và đưa vào thống kê để đánh giá thực trạng của tình hình tội kinh doanh trái. Bởi Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Cần Thơ là một trong những trung tâm thành phố lớn trực thuộc Trung Ương của cả nước, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong cả nước. Chính vì vậy, tình hình tội kinh doanh trái phép ở hai thành phố này sẽ phản ánh ít nhiều đến tình hình tội kinh doanh trái phép trên cả nước. * Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Thống kê tội phạm kinh doanh trái phép so với tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và tội phạm nói chung trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 01-01-2009 đến ngày 30-12-2013 như sau: GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 56 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam Tội kinh doanh trái phép Tội xâm Tỷ lệ tội phạm Tỷ lệ tội phạm kinh doanh trái phép so với tội phạm nói phạm trật tự quản lý Tội phạm nói chung kinh doanh trái phép so với tội (vụ) kinh tế (vụ) (vụ) xâm phạm TTQLKT (%) 2009 4 53 1.866 7.547 0.214 2010 3 55 1.307 5.455 0.229 2011 1 40 1.353 2.5 0.073 2012 2 48 1.618 4.167 0.124 Tổng 10 196 6.144 Năm chung (%) Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Từ năm 2009 đến năm 2012, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh số vụ án kinh doanh trái phép trên địa bàn này hàng năm có sự tăng giảm không ổn định, có lúc tăng cũng có lúc giảm, giảm từ năm 2010 đến năm 2011 và tăng nhẹ lại từ năm 2012. Theo đó, tổng số lượng vụ án về tội kinh doanh trái phép là 10 vụ, trong đó, cao nhất là 4 vụ năm 2009, thấp nhất là 1 vụ năm 2011. Năm 2010 số lượng vụ án kinh doanh trái phép bắt đầu giảm từ 4 vụ xuống còn 3 vụ, từ 3 vụ xuống còn 1 vụ và bất ngờ tăng nhẹ trở lại từ năm 2012 là 2 vụ. * Trên địa bàn Thành phố Cần Thơ Kết quả xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân Thành phố Cần Thơ về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế từ ngày 01-01-2008 đến ngày 30-05-2013 như sau: Tội danh Vụ Bị can Tỷ lệ Tội buôn lậu 2 2 12.5 Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm 3 3 18.7 Tội kinh doanh trái phép 1 1 6.25 Tội lập quỹ trái phép 1 5 6.25 2 10 12.5 5 24 31.2 Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 57 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, 1 1 6.25 1 10 6.25 Tội sản xuất, buôn bán hàng giả 1 1 6.25 Tổng cộng 17 57 thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân Tp. Cần Thơ Kết quả điều tra, phát hiện của Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an Thành phố Cần Thơ từ ngày 1-1-2008 đến ngày 30-5-2013 như sau: Năm Tổng số vụ TTQLKT đã điều tra, phát hiện, xử lý Thu nộp ngân sách Tổng số vụ kinh tƣợng nhà nƣớc (Tỷ đồng) doanh trái phép tƣợng Đối Đối Tỷ lệ (%) 2008 432 375 3.047 18 18 4.48 2009 223 183 2.157 12 12 5.38 2010 468 422 01 14 14 3 2011 492 489 7 16 16 3.25 2012 381 376 5 13 13 3.4 6/2013 185 179 2 6 6 3.24 Tổng 2181 2024 20.204 79 79 Nguồn: Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an Thành phố Cần Thơ Từ năm 2008 đến đầu tháng 6 năm 2013, trên địa bàn Thành phố Cần Thơ tổng số vụ xâm phạm trật tự quản lý kinh tế đã được cơ quan chức năng điều tra, phát hiện và xử lý là 2181 vụ, trong đó số vụ kinh doanh trái phép là 79 vụ, số vụ án kinh doanh trái phép là 1 vụ. Qua đó cho ta thấy tình hình tội kinh doanh trái phép trên địa bàn Thành phố Cần Thơ có xu hướng giảm so với Thành phố Hồ Chí Minh nhưng trên thực tế số vụ kinh doanh trái phép bị điều tra, phát hiện nhưng không qua xét xử vẫn còn nhiều, với thủ đoạn thực hiện hành vi kinh doanh trái phép ngày càng tinh vi và GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 58 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam quy mô hơn nhưng do mức độ phạm tội chưa đủ điều kiện để đưa ra xét xử nên chỉ xử phạt hành chính đối với những hành vi đó mà không thể truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an Thành phố Cần Thơ từ năm 2008 đến đầu tháng 6/2013 tổng số vụ kinh doanh trái phép được điều tra, phát hiện và xử lý là 79 vụ nhưng số vụ đưa ra xét xử về tội kinh doanh trái phép chỉ có 1 vụ, trong khi đó các vụ còn lại do chưa đủ điều kiện để đưa ra xét xử nên chỉ xử phạt hành chính. Điều này, đã gây ra không ít khó khăn cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm kinh doanh trái phép. Để có cơ sở đánh giá chính xác hơn thực trạng tình hình tội kinh doanh trái phép bên cạnh việc xem xét phần tội phạm rõ tức phần tội phạm đã được xử lý và đưa vào thống kê hình sự thì phần tội phạm ẩn cũng cần được nghiên cứu cơ bản, vì phần ẩn của tình hình tội phạm luôn luôn tồn tại trong xã hội. Tội phạm ẩn là khái niệm chỉ một phần trong tổng thể các tội phạm đã xảy ra trong một khoảng thời gian và trên một địa bàn nhất định mà chưa được các cơ quan bảo vệ pháp luật (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) phát hiện nên chưa bị xử lý về hình sự hoặc chưa đưa vào thống kê hình sự. Do vậy, để phòng chống tội phạm nói chung và tội kinh doanh trái phép nói riêng có hiệu quả thì phải tìm cho được phần ẩn của tình hình tội phạm làm cho chúng ngày một bị đẩy lùi, tiệm tiến đến con số tội phạm đã xảy ra trên thực tế. Theo lý luận chung về tội phạm học thì tình hình tội phạm tồn tại như một chỉnh thể thống nhất khách quan. Quan hệ giữa phần tội phạm ẩn và phần tội phạm rõ là quan hệ bù trừ, nghĩa là khi phần tội phạm rõ lớn hơn thì phần tội phạm ẩn nhỏ vào và ngược lại. Chính vì vậy, các thông số phản ánh tội kinh doanh trái phép được khẳng định là số liệu có tính chất nền tảng về tình hình tội phạm này và là cơ sở quan trọng để nghiên cứu, xác định phần tội phạm ẩn đối với tội kinh doanh trái phép. 3.2 Những bất cập trong đấu tranh phòng chống tội kinh doanh trai phép 3.2.1 Bất cập trong công tác quản lý của cơ quan đăng ký kinh doanh Nhận thức của cán bộ, công chức làm công tác đăng ký kinh doanh còn thấp. Thời gian vừa qua, tình trạng thực hiện chậm trễ, thiếu thống nhất của một số cơ quan chức năng, trong đó có cơ quan đăng ký kinh doanh đã gây ra tâm lý hoài nghi, chưa yên tâm khi tham gia thành lập, đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp. Do một số cán bộ, công chức có nơi, có lúc đã nhận thức rất sai lầm khi cho rằng cơ quan nhà nước là nơi “ban phát” quyền lợi cho xã hội, cán bộ nhà nước là “quan” của dân nên trong quá trình làm việc đã nảy sinh thái độ hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu đối với nhân dân làm khó nhân dân nên làm giảm lòng tin của nhân dân vào Nhà nước. Điều GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 59 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của cơ quan, đồng thời ảnh hưởng đến sự tín nhiệm của nhân dân đối với Nhà nước. Hoạt động đăng ký kinh doanh vẫn còn phân tán, chưa tập trung. Theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Nghị Định số 43/2010 của Chính phủ ngày 15/04/2010 về cơ quan đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp thì cấp tỉnh chỉ có một đầu mối đăng ký kinh doanh là Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư (hay còn gọi là Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh). Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh có nghĩa vụ trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký cho doanh nghiệp. Trong khi đó cấp huyện lại có nhiều đầu mối khác. Tại mỗi quận, huyện, thị xã thành phố trực thuộc tỉnh đều thành lập Phòng Đăng ký kinh doanh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh đó để đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh, hợp tác xã. Nếu trong trường hợp không thành lập Phòng Đăng ký kinh doanh cấp huyện thì Ủy ban nhân dân cấp huyện giao Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đăng ký đó. Như vậy ta thấy ở cấp huyện có nhiều đầu mối đăng ký kinh doanh hơn cấp tỉnh, có nơi do Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện thực hiện, có nơi do Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện. Điều này đã gây không ít khó khăn cho các cá nhân, tổ chức khi thực hiện việc đăng ký kinh doanh. Khối lượng nghiệp vụ đăng ký ngày càng tăng mà lực lượng đăng ký kinh doanh còn mỏng. Qua gần 10 năm thi hành luật doanh nghiệp khi đánh giá tình hình đăng ký doanh nghiệp trong 10 năm trở lại đây, số doanh nghiệp đăng ký mới vẫn duy trì ở mức cao. Theo số liệu thống kê từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh-Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong giai đoạn 2008-2013 đã có 457.400 doanh nghiệp được thành lập mới, tăng 30% so với số lượng doanh nghiệp của cả giai đoạn từ 1991-2007.43 Từ năm 2008 đến nay, mỗi năm có khoảng hơn 76.000 doanh nghiệp thành lập mới. Trong khi đó, số lượng cán bộ làm công tác đăng ký kinh doanh ở 63 tỉnh, thành phố hiện có trên 300 người, ở cấp huyện có 600 người kể cả cán bộ lãnh đạo. Bình quân một phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh có 5 cán bộ, cấp huyện có 3 cán bộ.44 Trong khi đó, khối lượng công việc này không ngừng tăng thêm. Với cách tổ chức như hiện nay thì không đủ thẩm quyền và năng lực trình độ và nhân lực để thực hiện chức năng quản lý nhà nước mà luật, nghị định đã giao, không 43 Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Tình hình đăng ký doanh nghiệp năm 2013 xu hướng “thanh lọc” rõ nét, http://dangkykinhdoanh.gov.vn/NewsandUpdates/tabid/91/ArticleID/522/T%C3%ACnhh%C3%ACnh, [ngày truy cập 24/09/2014] 44 Công ty luật Minh Khuê, Thống nhất một cơ quan đăng ký kinh doanh, Cao Bá Khoát, http://luatminhkhue.vn/thanh-lap/thong-nhat-mot-co-quan-dang-ky-kinh-doanh.aspx, [ngày truy cập 24/09/2014] GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 60 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam theo kịp sự phát triển của thị trường, của yêu cầu quản lý nhà nước trong điều kiện hội nhập. 3.2.2 Bất cập từ trong việc áp dụng quy định của pháp luật hình sự về kinh doanh trái phép Những quy định về tội kinh doanh trái phép còn có những cách hiểu, cách giải thích khác nhau. Việc ban hành các văn bản hướng dẫn về tội kinh doanh trái phép nói riêng và tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung còn chậm trễ nên mỗi cơ quan nhà nước khi áp dụng pháp luật đều có những cách hiểu không giống nhau, dẫn đến việc áp dụng pháp luật khác nhau. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả của quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm trong suốt thời gian qua mà còn đối với cả thời gian tiếp theo. Hình phạt đối với tội kinh doanh trái phép chưa thật sự tương xứng với tính chất và mức độ phạm tội. Hình phạt tiền trong tội kinh doanh trái phép vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung. Tuy nhiên, mức phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính trong tội kinh doanh trái phép lại khá thấp hơn so với những tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế khác như: Tội buôn lậu, tội đầu cơ.... Mức phạt tiền trong tội kinh doanh trái phép cao nhất cũng chỉ lên đến năm mươi triệu đồng. Điều này trên thực tế đã khiến nhiều cá nhân, tổ chức vì mục đích lợi nhuận mà sẵn sàng phạm tội kinh doanh trái phép, bởi mục đích lợi nhuận từ hành vi kinh doanh trái phép mang về là rất lớn so với số tiền bị phạt về tội kinh doanh trái phép nên họ bất chấp phạm tội để đạt được mục đích lợi nhuận. Mặc khác, hình phạt tù có thời hạn chưa cao kể cả khi có những tình tiết tăng nặng cũng chỉ không quá hai năm tù, quy định này đã làm giảm đáng kể tính răn đe, nghiêm khắc hơn trong xã hội. Cụ thể, mới đây vụ án kinh doanh trái phép đình đám nhất trong năm 2013 là vụ án của ông Nguyễn Đức kiên vẫn còn để lại trong lòng dư luận nhiều trắc ẩn. Theo tài liệu của cơ quan tố tụng, từ ngày 15/52007- 03/8/2012, Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) đã thông qua 6 công ty để thực hiện hành vi kinh doanh trái phép của mình, với tổng số tiền lên đến hơn 21 nghìn tỉ đồng (21.490 tỉ đồng). Cũng theo tài liệu điều tra, giấy phép kinh doanh được các cơ quan chức năng cấp cho 6 công ty do Kiên làm Chủ tịch HĐQT hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên đều có ngành nghề kinh doanh nổi trội là kinh doanh vàng và các lĩnh vực khác như xây dựng dân dụng công nghiệp, xây dựng nhà ở, kho bãi đỗ xe, kinh doanh vàng bạc đá quý, (không bao gồm xuất khẩu vàng nguyên liệu); nghiên cứu, phân tích thị trường, quản lí tài sản hữu hình, vô hình của doanh nghiệp… Tuy nhiên trong tất cả các ngành nghề kinh doanh mà Kiên đăng kí kinh doanh với cơ quan nhà nước không có ngành nghề kinh doanh tài chính. Nhưng lợi dụng giấy phép kinh doanh này, Kiên đã vận dụng trơn tru bộ GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 61 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam máy của các công ty để thực hiện vấn đề kinh doanh tài chính không đúng với giấy phép kinh doanh, thao túng ngân hàng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tiền tệ của nhà nước.45 Qua vụ việc trên ta thấy ông Kiên vì mục đích lợi nhuận lớn lên đến hàng chục tỷ đồng đã sẵn sàng phạm tội kinh doanh trái phép thông qua hành vi kinh doanh không đúng nội dung đã đăng ký nhằm mục đích thu lợi bất chính cho bản thân. Hành vi đó đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội làm thất thoát ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh lành mạnh…mà theo quy định của pháp luật mức hình phạt tiền cao nhất đối với tội kinh doanh trái phép không quá năm mươi triệu đồng, ở đây có sự chênh lệch rất lớn giữa mức lợi nhuận kiếm được hàng chục tỷ đồng so với mức phạt tiền vài chục triều đồng. Bên cạnh đó hình phạt tù cao nhất không đến hai năm. Với mức hình phạt như vậy chưa thật sự tương xứng với tính chất và mức độ phạm tội nói trên. Việc pháp luật quy định cá nhân, tổ chức khi kinh doanh ngành nghề có điều kiện ngoài việc phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì cần phải có giấy phép kinh doanh mới được phép kinh doanh là không phù hợp về mặt lý luận. Về mặt lý luận, trên thực tế nhiều người vẫn hiểu có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là mặc nhiên các chủ thể kinh doanh (cá nhân, tổ chức) được phép tiến hành ngành, nghề kinh doanh của mình mà họ không cần biết đến giấy phép kinh doanh và cách hiểu đó cũng được hiểu theo đúng cách hiểu của pháp luật, Bởi rõ ràng quy định của pháp luật về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũng không thể phủ nhận rằng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là một dạng văn bản pháp quy đảm nhận vai trò “giấy khai sinh” ghi nhận ngày đăng ký kinh doanh lần đầu và là căn cứ xác thực năng lực pháp lý cho một doanh nghiệp.46 Một doanh nghiệp khi đã có năng lực pháp lý thì đương nhiên có quyền hoạt động kinh doanh. Nếu là thế, thì kể từ khi chủ thể kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh điều này đồng nghĩa với việc chủ thể kinh doanh được phép tiến hành kinh doanh ngành nghề mà mình đăng ký và không phải vì bất kỳ lý do gì làm cho hoạt động kinh doanh của mình bị trậm trễ, trì truệ. Mặt khác, nhiều người vẫn nhầm lẫn khi nghĩ rằng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là giấy phép kinh doanh mà họ không biết đến giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy phép kinh doanh khác nhau như thế nào. Do vậy, việc pháp luật quy định ngoài việc phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ra còn 45 Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bầu Kiên và chiêu thức "làm xiếc" 1 tỷ USD kinh doanh trái phép, Hồng ân, http://alobacsi.vn/thoisu/bau-kien-va-chieu-thuc-lam-xiec-1-ty-usd-kinh-doanh-traiphep-a20131218012959326c160.htm, [ ngày truy cập 23/09/2014] 46 Từ điển Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia), http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1ch_khoa_to%C3%A0n_th%C6%B0 GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 62 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam phải có thêm giấy phép kinh doanh khi kinh doanh những ngành nghề có điều kiện là không phù hợp về mặt lý luận. 3.2.3 Bất cập trong quá trình phát hiện, xử lý vi phạm, tội phạm Công tác phát hiện, xử lý vi phạm, tội phạm nói chung cũng như hành vi kinh doanh trái phép nói riêng đúng pháp luật sẽ có những ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của người vi phạm, của những người liên quan và mọi người nói chung để từ đó có những xử sự phù hợp, hình thành nên tâm lý sống và làm việc theo pháp luật. Ngược lại, nếu việc xử lý không đúng pháp luật sẽ góp phần hình thành ở người vi phạm và nhiều người khác một thói quen, một tâm lý, một lối sống tiêu cực, thiếu tôn trọng pháp luật. Đối với lĩnh vực kinh doanh, nếu việc xử lý vi phạm, tội phạm không nghiêm minh sẽ trở thành một trong những nguyên nhân và điều kiện làm cho những người tham gia vào hoạt động kinh doanh vi phạm pháp luật, bởi vì họ cho rằng pháp luật không đáng để họ tôn trọng, dẫn tới việc xử sự không đúng trong kinh doanh. Hoạt động đấu tranh phòng chống vi phạm, tội phạm về kinh doanh trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực. Song, công tác phát hiện, xử lý vi phạm, tội phạm còn nhiều thiếu sót. Việc theo dõi phát hiện vi phạm về tội kinh doanh trái phép chưa được quan tâm đúng mức, trên thực tế, Chi cục quản lý thị trường các địa phương thường chỉ tập trung lực lượng đấu tranh phòng chống các hành vi buôn lậu, làm hàng giả. Do vậy, lực lượng phòng chống các vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực kinh doanh còn mỏng và yếu nên khó nắm bắt được tình hình cũng như theo dõi các đối tượng vi phạm. Thêm vào đó, chất lượng các hoạt động về phát hiện, điều tra vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực kinh doanh còn thấp. Theo một kết quả nghiên cứu thì chất lượng điều tra của các cơ quan đấu tranh phòng chống tội phạm trung bình chỉ chiếm 50% các vụ phát hiện có dấu hiệu tội phạm.47 Mặt khác, việc xử lý hành vi vi phạm về kinh doanh và tội kinh doanh trái phép có nơi, có lúc còn thiếu khách quan, vô tư, chưa kịp thời. Một bộ phận không nhỏ cán bộ trong các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa quán triệt tinh thần, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước cũng như chưa nắm vững quy định của pháp luật về xử lý vi phạm, tội phạm trên lĩnh vực kinh tế nói chung, kinh doanh trái phép nói riêng nên trong quá trình xử lý các vi phạm về kinh doanh và tội kinh doanh trái phép đã đánh giá chưa đúng tính chất và mức độ nghiêm trọng của vi phạm, tội phạm này nên nhiều vụ việc xử lý chưa nghiêm, chưa kịp thời hoặc xử lý quá nặng cụ thể như sau: 47 Nguyễn Xuân Yêm, Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001, tr.176. GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 63 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam Nhiều hành vi kinh doanh trái phép được xử lý hành chính chưa thực sự chính xác, khách quan, điều này đã góp phần làm cho tình hình tội phạm này ngày càng gia tăng. Đối với hành vi kinh doanh trái phép khi được áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phù hợp, khách quan sẽ có tác dụng không chỉ đối với bản thân người đã bị xử lý, làm họ không tiếp tục vi phạm mà còn có tác dụng giáo dục, răn đe những người khác. Ngược lại, các biện pháp xử lý hành chính áp dụng thiếu khách quan, vô tư sẽ làm người bị xử lý xem thường pháp luật, nên sẵn sàng tiếp tục vi phạm các quy định về kinh doanh. Một số vụ kinh doanh trái phép bị hình sự hóa, đối với một số vụ kinh doanh trái phép các cơ quan tiến hành tố tụng đã áp dụng biện pháp xử lý hình sự chỉ căn cứ vào dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm” mà không cân nhắc, xem xét tổng hợp các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi kinh doanh trái phép mà vô hình trung đã áp dụng sớm các biện pháp xử lý hình sự. Bên cạnh đó, một số vụ vi phạm về đăng ký kinh doanh, về tội kinh doanh trái pháp còn chậm được xử lý. Điều này đã làm giảm đáng kể tác dụng của các biện pháp được áp dụng đối với người vi phạm cũng như với người khác có ý định kinh doanh trái phép. 3.2.4 Bất cập trong công tác phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật Trong những năm gần đây, công tác phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật đã đạt được những kết quả tích cực, từng bước hình thành ý thức tôn trọng pháp luật và đánh giá cao vai trò, vị trí của pháp luật đối với sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, công tác phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật nhằm hình thành nên sự tự giác của mỗi người trong xã hội cũng còn nhiều bất cập. Đặc biệt, việc phổ biến tuyên truyền tinh thần, nội dung cơ bản của các văn bản pháp luật về kinh tế, về kinh doanh, về đăng ký kinh doanh, về phát hiện, xử lý vi phạm và tội phạm kinh doanh trái phép một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến các chủ thể kinh doanh, những người quan tâm đến kinh doanh và đông đảo quần chúng nhân dân còn nhiều hạn chế: Việc phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật có nơi chưa được chỉ đạo thường xuyên, liên tục, thiếu trọng tâm, trọng điểm. Hình thức, phương pháp phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật nhìn chung còn đơn điệu, thiếu tính thuyết phục, chưa phong phú, chưa sinh động nên những quy định pháp luật về kinh doanh, đăng ký kinh doanh...vốn đã khó hiểu nay lại càng khó hiểu hơn đối với các đối tượng là chủ thề kinh doanh. Nội dung phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật chưa cụ thể, chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, nội dung thông tin các quy định pháp luật về lĩnh vực đăng ký kinh doanh, về xử lý vi phạm trong kinh doanh, đặc biệt việc nhắc nhở, răn đe những người có hành vi kinh doanh trái phép đã bị xử lý hành chính có nguy cơ bị xử lý bằng biện GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 64 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam pháp hình sự chưa được đề cặp thỏa đáng. Công tác phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật về đăng ký kinh doanh, về xử lý vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực kinh doanh chưa thường xuyên, còn mang tính chiến dịch, chưa được coi là một nhu cầu hàng ngày của xã hội. Mặt khác, một số cơ quan, đơn vị còn nhận thức hạn chế về công tác phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật về kinh doanh, đăng ký kinh doanh...chưa thật sự nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc triển khai “Ngày pháp luật”, do vậy việc triển khai có nơi còn sơ sài. Thêm vào đó, việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc ở một số Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được quan tâm đúng mức. Chế độ, chính sách cho đội ngũ báo cáo viên tuyên truyền viên pháp luật còn hạn chế nên chưa khuyến khích để các tuyên truyền viên phát huy khả năng, tâm huyết trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đến đông đảo nhân dân… Nhìn chung, công tác phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật về đăng ký kinh doanh, về xử lý vi phạm trong kinh doanh chưa khơi dậy được phong trào trong quần chúng, chưa tạo được dư luận rộng rãi trong xã hội nên ý thức pháp luật đối với phần lớn cá nhân, tổ chức trong hoạt động kinh tế, trong kinh doanh, trong đăng ký kinh doanh chưa cao. Điều đó đòi hỏi công tác này cần có những giải pháp thích hợp, cần có sự tham gia của toàn xã hội, trong đó các cơ quan chức năng giữ vai trò chủ chốt. 3.3 Những giải pháp trong đấu tranh phòng chống tội kinh doanh trái phép 3.3.1 Các giải pháp trong công tác quản lý của cơ quan đăng ký kinh doanh Công tác quản lý đăng ký kinh doanh còn nhiều khiếm khuyết, do đó, phải không ngừng đổi mới tư duy và cách thức làm việc, tích cực hỗ trợ, giúp đỡ các cá nhân, tổ chức kinh doanh để không ngừng nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan Nhà nước đối với hoạt động này. Các giải pháp cụ thể cần thực hiện như sau: Thứ nhất, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức làm công tác đăng ký kinh doanh. Cán bộ công chức làm công tác đăng ký kinh doanh cần có quan niệm mới về đăng ký kinh doanh trong giai đoạn hiện nay, phải nhận thức được đăng ký kinh doanh vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của các cơ quan Nhà nước. Phải hiểu và biết được Bộ máy nhà nước hoạt động được chủ yếu là nhờ vào các khoản thuế do nhân dân đóng góp, cán bộ, công chức nói chung, trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh nói riêng phải phục vụ nhân dân và là “người đầy tớ trung thành của nhân dân”, “lấy nhân dân làm gốc” (Hồ Chí Minh) mọi việc làm đều phải đặt lợi ích của nhân dân lên trước tiên, phải có thái độ vui vẽ, cởi mỡ với nhân dân. Đồng thời, phải có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, quyền và nghĩa vụ của mình mới có thể thay đổi được phong cách làm việc cũng như mới hạn chế được đến mức thấp nhất các thủ tục về đăng ký kinh doanh. Do đó, cùng với việc không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 65 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam nghiệp vụ cần thường xuyên giáo dục ý thức trách nhiệm đối với từng cán bộ, công chức. Tại các cơ quan đăng ký kinh doanh nên có những hình thức phù hợp để những người đến thực hiện đăng ký kinh doanh đều có cơ hội phát biểu ý kiến của mình về tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức như các hộp thư góp ý hoặc các sổ góp ý...Tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức phải được coi là một tiêu chí quan trọng trong quá trình đánh giá đề bạt, nâng lương, khen thưởng và các ưu đãi khác. Thứ hai, xây dựng tổ chức thống nhất về đăng ký kinh doanh. Hoạt động đăng ký kinh doanh còn phân tán, chưa tập trung. Để góp phần giải quyết những bất cập này trong quản lý đăng ký kinh doanh, về lâu dài cần tập trung vào một đầu mối, do một cơ quan đảm nhận. Cơ quan này vừa theo dõi, quản lý việc thành lập, đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh; vừa hướng dẫn, giúp đỡ các doanh nghiệp và cá nhân khi thành lập, đăng ký kinh doanh cũng như sau khi ra hoạt động; xử lý các vi phạm của doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật và gửi thông cập nhật các trường hợp vi phạm “đã bị xử phạt hành chính” trong lĩnh vực kinh doanh cho cơ quan điều tra. Như vậy, sẽ tránh được tình trạng như hiện nay, các doanh nghiệp, doanh nhân sau khi được thành lập chưa có một cơ quan Nhà nước riêng nào theo dõi, giúp đỡ họ hoạt động, uốn nắn, sửa chữa kịp thời những sai sót, sai phạm. Khi có một cơ quan thống nhất quản lý về đăng ký kinh doanh mới có thể làm cho công tác này được hoàn thiện, các thủ tục sẽ được giảm tới mức tối đa như về thời gian đăng ký, về các loại giấy phép đang tồn tại hiện nay. Thứ ba, tăng cường lực lượng cho công tác đăng ký kinh doanh cả về số lượng lẫn chất lượng theo hướng chuyên nghiệp hoá cao độ cán bộ đăng ký đăng ký kinh doanh. Trên khối lượng công việc mà các đơn vị thực hiện, cần bổ sung biên chế cho hoạt động này để các Phòng đăng ký kinh doanh đủ năng lực và vị thế giải quyết công việc và làm cầu nối giữa Ủy ban nhân dân, giữa Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện với Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh...trong việc hỗ trợ, giúp đỡ và quản lý doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh. Đồng thời, nâng cao trình độ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh và hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện đúng pháp luật như: + Trình độ pháp lý chuyên sâu, tránh thuyên chuyển cán bộ đăng ký kinh doanh làm công việc khác một cách tuỳ tiện. + Trình độ am hiểu các luật chuyên ngành liên quan đến đăng ký kinh doanh để chỉ dẫn nhà đầu tư. + Trình độ xử lý tin học, khai thác các thông tin trên mạng, truy cập và cung cấp các thông tin vào hệ thống dữ liệu thông tin doanh nghiệp quốc gia GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 66 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam Mặt khác, tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất cho những nơi thực hiện đăng ký kinh doanh, cần trang bị hệ thống máy tính đồng bộ trên phạm vi cả nước. Các phòng đăng ký kinh doanh cần tích cực chuẩn bị khai thác, sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp của Trung tâm thông tin doanh nghiệp – Bộ kế hoạch và đầu tư thuộc chương trình xây dựng hệ thống thông tin doanh nghiệp trên toàn quốc. 3.3.2 Các giải pháp về quy định của pháp luật và kiến nghị hoàn thiện Thứ nhất, để có cách hiểu đúng và áp dụng pháp luật theo một thể thống nhất cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn về tội kinh doanh trái phép nói riêng và tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung. Trong thời gian trước mắt các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp, Bộ công an...cần có giải thích, hướng dẫn chính thức để có cách hiểu thống nhất đối với các quy định của Bộ luật hình sự mới về tội phạm này như về nội dung khái niệm kinh doanh trái phép, về kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, về những nội dung vi phạm trong đăng ký kinh doanh sẽ bị xử lý hình sự...Theo đó, đưa ra một số kiến nghị như sau: - Về nội dung khái niệm kinh doanh: nội dung khái niệm này trong Bộ luật hình sự hiện hành và các ngành luật khác như luật hành chính, luật kinh tế không đồng nhất, được hiểu với nhiều nghĩa khác nhau. Điều này dễ dẫn tới thiếu thống nhất trong việc áp dụng các quy định xử lý về kinh doanh trái phép. Do đó, phải xác định rõ nội dung khái niệm kinh doanh trái phép theo Điều 159 Bộ luật hình sự hiện hành. Khi đề cặp tới khái niệm tội kinh doanh trái phép cho thấy nội dung khái niệm bao gồm hình vi kinh doanh trái phép, trái với các quy định của pháp luật về mặt hình thức tiến hành mà cụ thể là kinh doanh không có đăng ký, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định, được thực hiện trên mọi lĩnh vực như đầu tư, sản xuất, buôn bán và dịch vụ. Các hành vi này có thể diễn ra thường xuyên hoặc không thường xuyên, có thể đưa lại nguồn thu nhập chính hoặc không đưa lại nguồn thu nhập chính cho người vi phạm. - Về quy định trong cấu thành cơ bản của tội kinh doanh trái phép cần làm rõ dấu hiệu về hành vi kinh doanh không có đăng ký và hành vi kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký: trên thực tế quy định này đã tạo ra những cách hiểu khác nhau, không thống nhất. Do đó, để tránh những cách hiểu không thống nhất về vấn đề này cần được quy định là hành vi kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và hành vi kinh doanh không đúng với nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Với việc quy định như vậy một mặt làm cho các quy định của luật hình sự phù hợp với các luật chuyên ngành như Luật kinh tế, luật hành chính, mặt khác, tạo sự nhận thức chính xác, thống nhất về nội dung này. GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 67 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam - Về trường hợp kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký: các nội dung đăng ký kinh doanh phụ thuộc vào từng loại hình kinh doanh nên cần xác định rõ nội dung gì khi đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm sẽ bị xử lý về hình sự để phù hợp với thực tiễn cuộc sống, đồng thời cũng tránh được việc áp dụng pháp luật tùy tiện, tác động xấu tới hoạt động kinh doanh. Do đó, xử lý về hình sự cần hướng vào các nội dung quan trọng mà nếu vi phạm sẽ ảnh hưởng đến sự quản lý của Nhà nước, tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. - Về dạng hành vi đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm: trong trường hợp này để tránh có những cách hiểu khác nhau, cần hướng dẫn theo hướng hành vi đã bị xử phạt hành chính và hành vi vi phạm tiếp theo không đòi hỏi phải cùng dạng với nhau. Thứ hai, cần quy định lại việc cá nhân, tổ chức khi kinh doanh kể cả ngành nghề kinh doanh có điều kiện chỉ cần có một loại giấy duy nhất đó là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Việc quy định như vậy, một mặt, tránh được sự nhằm lẫn của người dân khi nghĩ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là Giấy phép kinh doanh và kể từ đây người dân chỉ cần biết đến một loại giấy duy nhất đó là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Mặt khác, việc quy định như vậy cũng đảm bảo phù hợp hơn về mặt lý luận, phù hợp với cách hiểu hiện tại của người dân về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi đã đề cập ở trên phần bất cập, đồng thời cũng giảm chi phí đăng ký kinh doanh, chi phí đi lại cho người dân khi họ đã không cần phải xin “giấy khai sinh” nhiều lần, hơn nữa thủ tục hành chính cũng đơn giản hơn nhiều so với lúc trước khi thì người dân phải xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, khi thì phải xin giấy phép kinh doanh. Theo đó, đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có tên ngành, nghề kinh doanh đó, việc quy định như vậy cũng góp phần vào công tác, kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh được dễ dàng hơn. Thứ ba, cần tăng mức hình hình phạt tù có thời hạn và quy định lại mức hình phạt tiền đối với tội kinh doanh trái phép để tương xứng với tính chất và mức độ phạm tội. Sự thay đổi trong từng giai đoạn, từng thời kỳ phát triển của đất nước đã làm cho quy định của pháp luật về mức hình phạt của tội kinh doanh trái phép hiện nay đã không còn phù hợp nữa so với thực tiễn. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng tiền ngày càng bị mai mọt dần về giá trị, tội phạm kinh doanh trái phép ngày càng gia tăng với quy mô lớn, hành vi phạm tội tinh vi, thủ đoạn và mức độ phạm tội nguy hiểm hơn nhiều thì vấn đề cần thiết được đặt ra ở đây là phải tăng hình phạt tù có thời hạn và quy định lại mức phạt tiền đối với tội kinh doanh trái phép để tương xứng với GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 68 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam tính chất và mức độ phạm tội, một mặt nhằm nghiêm trị những hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước trên lĩnh vực kinh doanh, bảo đảm quyền tự do kinh doanh của công dân đã được Hiến pháp quy định. Mặt khác, tạo sự răng đe, nghiêm khắc hơn trong quần chúng nhân dân để từ đó uốn nắn hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật. Có như vậy, thì những cá nhân, tổ chức nào vì mục đích lợi nhuận mà đã hình thành ý tưởng kinh doanh trái phép rồi mà chưa thực hiện thì họ sẽ phải cân nhắc và suy nghĩ lại ý tưởng của mình. Cụ thể, người viết xin đưa ra kiến nghị sau: Đối với hình phạt tù có thời hạn tại khoản 2 Điều 159 Bộ luật hình sự hiện hành quy định người thực hiện hành vi kinh doanh trái phép mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 điều này thì bị phạt tù “từ ba tháng đến hai năm” thì nay người viết đề xuất tăng “từ sáu tháng đến ba năm”. Bởi người viết cho rằng, trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì tình hình tội kinh doanh trái phép ngày càng có những chuyển biến phức tạp: hành vi phạm tội ngày càng tinh vi, mức độ phạm tội ngày càng nguy hiểm, hậu quả phạm tội ngày càng nghiêm trọng...Chính vì vậy, mà trong giai đoạn này việc nghiêm trị tội kinh doanh trái phép là hết sức cần thiết và quan trọng nhằm để tạo tính răn đe, nghiêm khắc hơn trong xã hội mà hiện nay với quy định của Bộ luật hình sự hiện hành vẫn chưa làm tốt được điều đó, mặc dù trong quy định của Bộ luật hình sự hiện hành tại khoản 2 Điều 159 có quy định khung hình phạt tăng nặng đối với hành vi kinh doanh trái phép là hình phạt tù có thời hạn “từ ba tháng đến hai năm” nhưng mức hình phạt tù cao nhất cũng chỉ “đến hai năm”. Điều này đã làm giảm đáng kể tính răng đe, nghiêm khắc hơn trong xã hội, chính vì vậy mà người viết cho rằng việc người viết đề xuất nên tăng hình phạt tù có thời hạn lên “từ sáu tháng đến ba năm” là phù hợp nhất, một mặt phù hợp với mức độ nghiêm trọng mà người thực hiện hành vi kinh doanh trái phép gây ra hiện nay, mặt khác phù hợp với tính chất của tội ít nghiêm trọng mà vẫn không làm giảm tính răn đe, nghiêm khắc trong xã hội. Bởi suy cho cùng, tội kinh doanh trái phép cũng là loại tội ít nghiêm trọng, nó chỉ vi phạm về mặt hình thức, thủ tục khi tham gia kinh doanh mà người thực hiện việc kinh doanh không đăng ký kinh doanh với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc có đăng ký kinh doanh nhưng kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có. Đối với hình phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều 159 Bộ luật hình sự hiện hành thì số tiền phạt được tính dựa trên mức phạt tiền cụ thể “từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng” thì nay người viết đề xuất số tiền phạt phải được tính dựa trên số lợi bất chính mà người thực hiện hành vi kinh doanh trái phép thu được là “từ một lần đến ba lần số lợi bất chính thu được, nếu số lợi bất chính thu được dưới hai mươi triệu GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 69 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam đồng thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng”. Việc quy định như vậy, nhằm đảm bảo sự tương xứng giữa tính chất với mức độ phạm tội mà người phạm tội đã gây ra đồng thời tạo được tính răn đe, nghiêm khắc trong xã hội. Bởi người viết cho rằng, trên nguyên tắc nhân đạo nên trong quá trình xét xử tòa án rất hạn chế việc áp dụng hình phạt tù đối với những người phạm tội ít nghiêm trọng. Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù khi người phạm tội không có tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự hoặc có tình tiết giảm nhẹ nhưng không đáng kể thì khi đó Tòa án mới áp dụng hình phạt tù. Như vậy, thì theo người viết nếu đã xác định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính thì nên xác định mức phạt tiền sao cho số tiền phạt phải lớn hơn hoặc bằng với số tiền lợi bất chính mà người phạm tội thu được khi thực hiện hành vi kinh doanh trái phép, có như vậy thì những người đã có ý định thực hiện hành vi kinh doanh trái phép rồi thì họ sẽ suy nghĩ lại ý tưởng của họ. Bởi trên thực tế, có người vì mục đích lợi nhuận mà sẵn sàng thực hiện hành vi kinh doanh trái phép vì họ thấy rằng lợi nhuận từ việc thực hiện hành vi kinh doanh trái phép đem về là cao hơn rất nhiều so với mức hình phạt tiền mà pháp luật quy định. Việc họ thực hiện hành vi kinh doanh trái phép cũng chưa chắc gì bị phát hiện mà nếu bị phát hiện thì chỉ bị xử lý hành chính, song, có vi phạm nữa mới bị xử lý hình sự và xử lý hình sự thì cũng chỉ bị phạt tiền có vài triệu. Nên nếu quy định lại mức phạt tiền sao cho số tiền phạt từ bằng hoặc lớn hơn số lợi bất chính mà người phạm tội thu được thì như vậy sẽ góp phần hạn chế được một số lượng lớn tội phạm này. Bởi những người này, họ chỉ dám thực hiện hành vi kinh doanh trái phép khi số tiền lợi bất chính thu được là lớn hơn nhiều so với số tiền bị phạt và nếu khi số tiền bị phạt đã bằng hoặc lớn hơn số tiền lợi bất chính mà họ thu được thì khi đó họ sẽ cần phải cân nhấc lại việc có nên hay không thực hiện hành vi kinh doanh trái phép. Do đó, người viết cho rằng việc người viết đề xuất quy định số tiền phạt dựa trên số lợi bất chính mà người phạm tội thu được là hoàn toàn phù hợp. Nó vừa tương xứng với tính chất và mức độ phạm tội, vừa thể hiện được tính răn đe, nghiêm khắc hơn trong xã hội. Đối với hình phạt tiền tại khoản 3 Điều 159 Bộ luật hình sự hiện hành quy định người phạm tội còn có thể bị phạt tiền “từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng” thì người viết đề xuất tăng “từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng”. Bởi đơn giản, hình phạt tiền theo quy định tại khoản 3 điều này là hình phạt bổ sung và hình phạt này chỉ áp dụng trong một số trường hợp đã áp dụng hình phạt chính đối với người phạm tội nhưng việc áp dụng hình phạt chính vẫn chưa tương xứng với mức độ phạm tội mà người phạm tội gây ra nên trong trường hợp này Tòa án sẽ áp dụng thêm hình phạt bổ sung. Như vậy, mức hình phạt tiền trong hình phạt bổ sung mà khi áp dụng cho người phạm tội thì không thể lớn hơn mức phạt tiền trong hình phạt chính, tuy nhiên, cũng GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 70 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam không thể quy định nhỏ hơn quá so với mức phạt tiền trong hình phạt chính. Vì vậy, người viết cho rằng việc người viết chọn tăng mức phạt tiền trong quy định tại khoản 3 Điều 159 là “từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng” là phù hợp, bởi nó không quá cao cũng không quá thấp so với mức phạt tiền phạt trong hình phạt chính. Tóm lại, theo kiến nghị của người viết thì Điều 159 Bộ luật hình sửa đổi, bổ sung lại như sau: 1. Người nào kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tiền từ một lần đến ba lần số lợi bất chính thu được, nếu số lợi bất chính thu được dưới hai mươi triệu đồng thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng: a) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 160, 161, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm; b) Hàng phạm pháp có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: a) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; b) Mạo nhận một tổ chức không có thật; c) Hàng phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên; d) Thu lợi bất chính lớn. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng. 3.3.3 Các giải pháp về phát hiện, xử lý vi phạm, tội phạm Kết quả về phát hiện, xử lý vi phạm hành chính và tội kinh doanh trái phép có tác động ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ tới tâm lý, tình cảm, thói quen, lối sống, đến xử sự của những người đã và đang có ý định vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Dó đó, với nhóm giải pháp này cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau: Thứ nhất, nâng cao nhận thức đánh giá về tính chất và mức độ đối với các hành vi vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực kinh doanh. Để có thể đưa ra các giải pháp về phát hiện, xử lý vi phạm, tội phạm chính xác, phù hợp trước hết phải có sự nhận thức khách quan, toàn diện đối với các vi phạm, tội phạm xảy ra trong thực tế cũng như quá trình vận động phát triển của nó. GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 71 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam Cán bộ làm công tác pháp luật như Quản lý thị trường, Công an, Viện kiểm sát, Tòa án luôn luôn phải khách quan vô tư trong nhận thức, đánh giá, xử lý các vi phạm về kinh doanh. Đồng thời cần nhận thức đầy đủ, toàn diện, khách quan về tính chất mức độ của hành vi vi phạm để có thể đưa ra áp dụng loại hình phạt, mức hình phạt phù hợp thỏa đáng. Cần đề cao áp dụng hình phạt có tính chất kinh tế là phạt tiền, hình phạt tù chỉ đặt ra khi thật sự cần thiết. Ngược lại, cũng tránh tình trạng lạm dụng biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện (án treo) đối với người phạm tội kinh doanh trái phép. Cơ quan tố tụng khi xử lý hình sự đối với hành vi kinh doanh trái phép cần tránh khuynh hướng đánh giá quá cao mức độ vi phạm, cho rằng dấu hiệu đã bị xử phạt hành chính mà vẫn vi phạm hay đã bị xử lý hình sự về một trong các tội buôn lậu, đầu cơ…chưa được xóa án tích mà lại vi phạm. Dó đó, phải xử lý thật nặng và áp dụng loại hình phạt và mức hình phạt cao hoặc ngược lại, đánh giá quá thấp mức độ nguy hại, cho rằng kinh doanh trái phép chỉ là những vụ việc vi phạm pháp luật về mặt hình thức tiến hành khi ra hoạt động kinh doanh, còn ngành nghề kinh doanh không bị nhà nước cấm, chỉ và cần xử lý nhẹ nên khi đánh giá, xem xét các chứng cứ thường đại khái, qua loa...Những nhận thức, đánh giá này đều đưa đến hậu quả xấu đối với môi trường kinh doanh. Thứ hai, phân định rõ trách nhiệm và tăng cường phối hợp trong công tác phát hiện, xử lý vi phạm, tội phạm. Các cơ quan bảo vệ pháp luật như Quản lý thị trường, Công an, Viện kiểm sát, Tòa án cần được quy định rõ hơn trách nhiệm trong công tác phát hiện, xử lý vi phạm và tội kinh doanh trái phép. Cần ban hành quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác quản lý thị trường, chống hành vi kinh doanh trái phép và các hành vi khác như buôn lậu, đầu cơ, lập quỹ trái phép…Tại quy chế này cần quy định cụ thể nhiệm vụ đối với các Bộ, ngành và địa phương, giao cho Bộ công thương là cơ quan thống nhất và chỉ đạo công tác quản lý thị trường, chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp trong việc quản lý thị trường, chống kinh doanh trái phép và một số hành vi vi phạm pháp luật khác. Cơ quan quản lý thị trường mà cụ thể là Cục quản lý thị trường trực thuộc Bộ công thương chủ trì và trực tiếp chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường các địa phương trong việc đấu tranh với các hành vi kinh doanh trái phép. Lực lượng này thường xuyên nắm vững tình hình kinh doanh tại địa phương để có biện pháp, kế hoạch xử lý kịp thời đối với trường hợp vi phạm, yêu cầu các nhân, tổ chức kinh doanh cam kết thực hiện kinh doanh không vi phạm quy định pháp luật. GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 72 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam Cơ quan công an cần tăng cường biện pháp trinh sát nghiệp vụ để nắm bắt chính xác, đầy đủ tình hình tội kinh doanh trái phép nói riêng, các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung. Tòa án nhân dân các cấp cần tập trung xét xử kịp thời, dứt điểm đối với những vụ phạm tội kinh doanh trái phép. Thứ ba, hoàn thiện công tác theo dõi, thống kê vi phạm, tội phạm. Để góp phần xử lý đúng người, đúng pháp luật về kinh doanh trái phép cần quy định có một cơ quan làm đầu mối để kết nối, thống kê các vi phạm đã bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực này. Trước mắt, để khả thi phần việc của cơ quan đầu mối này nên giao cho Phòng đăng ký kinh doanh thực hiện. Điều này ngoài việc giúp cho cơ quan chức năng phát hiện, xử lý vi phạm, tội phạm về đăng ký kinh doanh đạt kết quả cao còn tạo điều kiện cho cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện tốt công tác của mình. Các cơ quan có thẩm quyền xử phạt về đăng ký kinh doanh đều phải gửi thông tin cập nhật các trường hợp vi phạm “đã bị xử phạt hành chính” trong lĩnh vực kinh doanh cho cơ quan này. Công tác thống kê tội phạm trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cục, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi hiện nay. Do mục đích cũng như đặc thù của mỗi ngành mà việc thống kê số liệu của các cơ quan tư pháp như Công an, Viện kiểm sát, Tòa án thường khác nhau. Vì vậy, trong thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện công tác thống kê và các tổ chức thống kê. Thứ tư, nâng cao trình độ và tăng cường lực lượng phát hiện, xử lý vi phạm, tội phạm về kinh doanh. Lực lượng này trong các Cơ quan quản lý thị trường, Công an, Viện kiểm sát, Tòa án phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Trên cơ sở khối lượng công việc đang thực hiện cần có sự phân bổ, điều động hoặc tuyển dụng nhằm không ngừng tăng cường cho lực lượng phát hiện, xử lý vi phạm và tội phạm này. 3.3.4 Các giải pháp về phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật Phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật là hoạt động định hướng, có tổ chức, có chủ đích nhằm mục đích hình thành ở đối tượng tác động tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi phù hợp với đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành với các hình thức, phương tiện đặc thù.48 Đây là một khâu quan trọng của hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật, là cầu nối chuyển tải pháp luật vào đời sống xã hội. Do vậy, để việc thực hiện hoạt động phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật về đăng ký kinh doanh, về kinh doanh đạt hiệu quả tốt phải thực hiện các nhóm giải pháp sau: 48 Nguyễn Duy Lãm và các tác giả, Báo cáo đánh giá nhu cầu phát triển hệ thống thông tin pháp luật và công tác phổ biến giáo dục pháp luật đến năm 2010, Hà Nội, 2002, tr. 7 GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 73 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam Thứ nhất, nội dung phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật cần đầy đủ và toàn diện. Có thể nói nội dung là yếu tố quan trọng mang tính quyết định đến kết quả của công tác phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật nói chung, trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh và xử lý vi phạm về kinh doanh nói riêng. Đăng ký kinh doanh và xử lý vi phạm về kinh doanh được quy định nhiều tại các văn bản quy phạm pháp luật, thuộc nhiều ngành luật khác nhau như luật kinh tế, luật hành chính, luật hình sự chưa kể đến các nghị định, thông tư hướng dẫn nên nội dung thông tin thường dàn trãi, thiếu tập trung. Các nội dung đưa ra luôn luôn đòi hỏi phải được chọn lọc, hệ thống, bảo đảm được tính đầy đủ, toàn diện. Do đó, công tác phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật về đăng ký kinh doanh, xử lý vi phạm về kinh doanh cần tập trung vào các nội dung sau: + Các thông tin quy định về đăng ký kinh doanh như thủ tục thực hiện quyền và nghĩa vụ các bên tham gia. + Các thông tin quy định về xử lý vi phạm trong đăng ký kinh doanh như đối với những vi phạm nào, ở mức độ nào thì bị xử lý hành chính hoặc sẽ bị xử lý về mặt hình sự và những hậu quả pháp lý bất lợi mà người kinh doanh trái phép phải gánh chịu. + Các thông tin thực tiễn về thực hiện đăng ký kinh doanh, về phát hiện xử lý vi phạm, tội phạm kinh doanh. + Các thông tin về người tốt, việc tốt trong việc chấp hành các quy định về đăng ký kinh doanh, về kinh doanh giỏi. + Các thông tin về những ưu đãi đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật về kinh doanh. Thứ hai, hình thức phương pháp cần đa dạng, cách diễn giải phong phú, sinh động. Nội dung phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp luật về đăng ký kinh doanh và phát hiện xử lý vi phạm về kinh doanh chỉ có thể đi vào nhận thức, tình cảm của người khác khi thông qua những hình thức, phương pháp sinh động, phù hợp. Nội dung dù được chuẩn bị, xây dựng công phu, đầy đủ, toàn diện cũng chỉ dừng trên giấy tờ nếu không có hình thức, phương pháp truyền tải thích hợp. Hình thức, phương pháp luôn được đánh giá là khâu trung gian, cầu nối quan trọng đưa các nội dung cần thông tin đến đối tượng tiếp nhận. Do đó, cần tập trung thực hiện các hình thức, phương pháp cụ thể sau: + Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo hình, báo viết, báo nói. + Thường xuyên đưa tin về lĩnh vực đăng ký kinh doanh, xử lý vi phạm về kinh doanh trong chương trình thời sự của Đài truyền hình Việt Nam. Đồng thời các Đài truyền hình địa phương nên thực hiện, tổ chức những chương trình vui chơi, giải trí GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 74 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam lồng ghép pháp luật về đăng ký kinh doanh, xử lý vi phạm về kinh doanh vào trong những chương trình đó. + Thường xuyên đưa tin về đăng ký kinh doanh, xử lý vi phạm về kinh doanh trong các buổi phát thanh tại các cụm dân cư. + Thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện tại các điểm dân cư về vấn đề đăng ký kinh doanh, xử lý vi phạm trong kinh doanh. + Tiến hành xét xử lưu động đối với các vụ án phạm tội kinh doanh trái phép. + Biểu dương những người kinh doanh giỏi, kinh doanh đúng pháp luật. + Đưa vào giảng dạy trong các trường học nội dung về đăng ký kinh doanh, xử lý vi phạm trong kinh doanh Thứ ba, việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật phải được thực hiện có trọng điểm và gắn chặt với nhiệm vụ chính trị, có thể tập trung tuyên truyền theo thời gian hoặc không gian, ví dụ theo không gian: những địa bàn xảy ra các tội phạm kinh doanh trái phép ta cần gắn vào đó việc tuyên truyền pháp luật về phòng, chống kinh doanh trái phép, về hiểm hoạ của kinh doanh trái phép với cuộc sống…Theo thời gian, cần tuyên truyền gắn với thời điểm, có thể gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương hoặc của Đảng bộ. Ví dụ: cần chọn những buổi tuyên truyền vào những mốc thời gian dễ nhớ gắn với sự kiện nào đó liên quan đến công tác tuyên truyền như “Ngày pháp luật”. Thứ tư, cần kết hợp nhịp nhàng hiệu quả giữa các hình thức tuyên truyền như: kết hợp tuyên truyền miệng, tuyên truyền trực quan, tuyên truyền thông qua các cuộc hội thảo…và phải luôn tạo điều kiện thuận lợi phục vụ cho buổi tuyên truyền, nhất là tuyên truyền trên hội nghị, bởi báo cáo viên pháp luật không chỉ đơn thuần giảng bằng lời mà còn phải có hình ảnh minh hoạ hoặc máy chiếu hỗ trợ để nhằm phục vụ cho buổi tuyên truyền có hiệu quả hơn. Đối với các văn bản luật sửa đổi có thay thế, bổ sung cũng cần đi sâu làm rõ những điểm mới của văn bản. Ngoài ra, với đặc điểm tuyên truyền pháp luật về lĩnh vực đăng ký kinh doanh để nhân dân hiểu đúng và và thực hiện cho đúng thì báo cáo viên pháp luật không những chỉ giảng luật và các quy định mà cần nêu những tình huống minh hoạ để phân tích chứng minh thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều. Thứ năm, kết hợp hỏi đáp trong tuyên truyền pháp luật, đây là yêu cầu quan trọng nhằm khai thông, giải đáp những thắc mắc trong nhân dân về những vấn đề thường gặp hoặc đã gặp trong quá trình làm thủ tục đăng ký kinh doanh hay những vấn đề xử lý hành chính, hình sự trong kinh doanh nhưng chưa rõ. Để thực hiện có hiệu quả nội dung này, trước hết, cấp uỷ, chính quyền địa phương cần phối hợp tốt với cơ quan chức năng tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật để nhân dân có thể chuẩn bị GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 75 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam những câu hỏi, những ý kiến thắc mắc cần được giải đáp tại hội nghị hoặc Ban tổ chức hội nghị có thể chuẩn bị một số câu hỏi thường gặp thực hiện hỏi đáp tại hội nghị. Như vậy, nội dung buổi tuyên truyền vừa sôi nổi, vừa thu hút sự quan tâm của nhân dân, từ đó đưa ra những giải đáp cần thiết phù hợp với nhu cầu tìm hiểu của nhân dân. Để làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật thì một yếu tố không kém phần quan trọng nữa là các cấp, ngành cần dành một khoản kinh phí thỏa đáng để phục vụ cho hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; mời báo cáo viên tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị mình các văn bản pháp luật mới có liên quan trực tiếp đến chuyên môn nghiệp vụ của ngành; tham gia in ấn, phát hành tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền pháp luật... Đồng thời, cần tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là giữa các cơ quan Tư pháp, các ban, ngành, đoàn thể với chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Đây là việc làm cần thiết nhằm bổ sung, tương trợ lẫn nhau trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nhằm làm cho công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao hơn. Tóm lại, qua việc nghiên cứu thực tiễn tình hình tội kinh doanh trái phép hiện nay, người viết thấy được những bất cặp mà trong quy định của pháp luật hình sự hiện hành còn vướng phải. Đồng thời, thấy được một số bất cặp khác làm giảm đi hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội kinh doanh trái phép nói riêng. Từ đó, đưa ra những phương hướng hoàn thiện và một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm kinh doanh trái phép. GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 76 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam KẾT LUẬN Kinh doanh trái phép là hiện tượng kinh tế - xã hội tiêu cực, mang tính lịch sử, được hình thành rất sớm trong lịch sử xã hội loài người và luôn được coi là tội phạm phức tạp, nguy hiểm, không chỉ là mối quan tâm của nhiều nước trên thế giới mà còn là mối quan tâm của Đảng và Nhà nước ta. Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách pháp luật, các cơ quan pháp luật cũng đã đưa ra xét xử nhiều vụ án kinh doanh trái phép, áp dụng mức hình phạt cao nhất nhằm đấu tranh ngăn chặn và xử lý nghiêm, nhưng tình hình tội kinh doanh trái phép vẫn không thiên giảm mà còn diễn biến ngày càng nghiêm trọng. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, kinh doanh trái phép lại là một trong những vấn đề nóng bỏng gây xôn xao dư luận xã hội và được đông đảo dư luận xã hội hết sức quan tâm. Kinh doanh trái phép đã trở thành một trong những nguy cơ, thách thức cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương phát triển kinh tế mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Chính vì vậy, đấu tranh phòng, chống tội kinh doanh trái phép là nhiệm vụ quan trọng và xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Nó là điều kiện quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia kinh doanh, đồng thời, góp phần ổn định và phát triển kinh tế, tạo thuận lợi trong công tác quản lý kinh tế của Nhà nước là một trong những giải pháp quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho mọi cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, nghiên cứu việc áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội kinh doanh trái phép vào trong thực tiễn đã đặt ra những khó khăn, vướng mắc đòi hỏi khoa học luật hình sự phải tìm ra giải pháp để nâng cao hiệu quả áp dụng của những quy định pháp luật hình sự, đó là vấn đề đặt ra cần giải quyết hiện nay. Từ việc phân tích những quy định của pháp luật hình sự về tội kinh doanh trái phép trong Bộ luật hình sự hiện hành và thực tiễn áp dụng, người viết đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng của Bộ luật hình sự hiện hành về tội kinh doanh trái phép như sau: - Giải pháp trong công tác quản lý của cơ quan đăng ký kinh doanh: nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức làm công tác đăng ký kinh doanh; xây dựng tổ chức thống nhất về đăng ký kinh doanh; tăng cường lực lượng cho công tác đăng ký kinh doanh cả về số lượng lẫn chất lượng theo hướng chuyên nghiệp hoá cao độ cán bộ đăng ký đăng ký kinh doanh. - Giải pháp về quy định của pháp luật: cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn về tội kinh doanh trái phép nói riêng và tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung; cần tăng nặng mức hình phạt (hình phạt tiền và hình phạt tù có thời hạn) đối với tội GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 77 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam kinh doanh trái phép để tương xứng với tính chất và mức độ phạm tội; cần quy định lại việc cá nhân, tổ chức khi kinh doanh kể cả ngành nghề kinh doanh có điều kiện chỉ cần có một loại giấy duy nhất đó là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Giải pháp về phát hiện, xử lý vi phạm, tội phạm: nâng cao nhận thức đánh giá về tính chất và mức độ đối với các hành vi vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực kinh doanh; phân định rõ trách nhiệm và tăng cường phối hợp trong công tác phát hiện, xử lý vi phạm, tội phạm; hoàn thiện công tác theo dõi, thống kê vi phạm, tội phạm; nâng cao trình độ và tăng cường lực lượng phát hiện, xử lý vi phạm, tội phạm về kinh doanh. - Giải pháp về phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật: nội dung phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cần đầy đủ và toàn diện; hình thức phương pháp cần đa dạng, cách diễn giải phong phú, sinh động; kết hợp nhịp nhàng hiệu quả giữa các hình thức tuyên truyền và hỏi đáp trong tuyên truyền pháp luật. Với các giải pháp trên, người viết hy vọng được cống hiến một phần sức lực vào việc bổ sung nhằm hoàn thiện quy định về tội kinh doanh trái phép trong Bộ luật hình sự hiện hành để góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 78 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Danh mục văn bản của Đảng 1. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành trung ương khóa VIII, Nxb chính trị quốc gia, 1997. 2. Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia, 2011.  1. 2. 3. Danh mục văn bản quy phạm pháp luật Bộ Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức) năm 1843. Bộ Hoàng Việt luật lệ (Bộ luật Gia Long) năm 1933. Bộ luật hình sự năm 1985. 4. Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. 5. Bộ luật tố tụng hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003. 6. Bộ luật dân sự năm 2005. 7. Luật doanh nghiệp năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009. 8. Luật thi hành án hình sự năm 2010 9. Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 10. Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 03/03/1999 Về hàng hóa cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện; hàng hóa, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện. 11. Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 quy định chi tiết luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện. 12. Nghị định số 43/2009/ NĐ-CP ngày 07/05/2009 sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh. 13. Nghị Định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 về đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. 14. Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp năm 2005.  Danh mục sách, báo, tạp chí 1. Phạm Văn Beo, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2009. 2. Phạm Văn Beo, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần riêng), Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2009. 3. Nguyễn Mai Bộ, Pháp luật hình sự về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005. 4. Kỳ Duyên, Ngọc Hằng, Đăng Khoa, Từ điển tiếng Việt, Nxb Thanh niên, 2013. 5. Trần Mạnh Đạt, Đấu tranh phòng chống tội kinh doanh trái phép ở Việt Nam hiện nay, Nxb Tư pháp, 2005. 6. Nguyễn Ngọc Điệp, Bùi Anh Tuấn, Tìm hiểu và bình luận các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong Bộ luật hình sự, Nxb TP.Hồ Chí Minh, 2000. 7. Vũ Thái Đoàn, Võ Hải Bằng, Hình phạt tiền quy định trong Bộ luật hình sự 1999 và một số kiến nghị, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 1, 2011. 8. Vũ Thiên Kim, Tội đầu cơ, buôn lậu, kinh doanh trái phép, Nxb Pháp lý, 1983 9. Nguyễn Duy Lãm và các tác giả, Báo cáo đánh giá nhu cầu phát triển hệ thống thông tin pháp luật và công tác phổ biến giáo dục pháp luật đến năm 2010, Hà Nội, 2002. 10. Nguyệt Nga, Tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng cao hơn năm trước, 2014, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140110/ty-le-that-nghiep-se-tangcaohonnam-truoc.aspx, Báo thanh niên, [ngày truy cập 20/08/2014] 11. Đinh Văn Quế, Bình luân khoa học về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, Tập VI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011. 12. Nguyễn Duy Quý, Công cuộc đổi mới - Những thành tựu và bài học kinh nghiệm, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, 2011, http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/tulieuvedang/details.asp?topic= 168&subtopic=463&leader_topic=981&id=BT29121139510 , [ngày truy cập 20/08/2013] 13. Nguyễn Viết Thông, Giáo trình Những nguyên lý căn bản của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2009. 14. Nguyễn Công Thương, Nên hay không thêm danh mục hàng hóa bị cấm kinh doanh?, Báo mới, 2010, http://www.baomoi.com/Nen-hay-khong-them-danh-muc-hang-hoa-bi-cam-kinhdoanh/45/4706474.epi, [Ngày truy cập 04/09/2014]. 15. Đào Trí Úc, Những vấn đề lý luận của việc đổi mới luật hình sự trong giai đoạn hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1994. 16. Đào Trí Úc, Tội phạm học, luật hình sự và Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, 1994. 17. Phùng Thế Vắc và các tác giả, Bình luận khoa học bộ luật hình sự năm 1999 (Phần các tội phạm), Nxb Công an nhân dân, 2001. 18. Nguyễn Như Ý, Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2013. 19. Nguyễn Xuân Yêm, Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, Nxb Công an nhân dân, 2001. 20. Trường Đại học luật Hà Nội, Bộ luật hình sự của Liên bang Nga (bản dịch), Nxb Công an nhân dân, 2011.  Danh mục trang thông tin điện tử 1. Đại từ điển, Hậu quả của tội phạm, http://daitudien.net/luat-hoc/luat-hoc-ve-hauqua-cua-toi-pham.html, [ Ngày truy cập 05/09/2014] 2. Đào tạo giám đốc, Quản lý là gì? Sự thống nhất hoàn hảo giữa lý luận và thực tiễn, http://www.joy.edu.vn/daotaogiamdoc/component/content/article/36-qun-trtng-quat/460--qun-y-la-gi-s-thng-nht-hoan-ho-gia-li-lun-vathctin.html?directory=104, [Ngày truy cập 20/08/2014]. 3. Công ty luật TNHH Minh Gia, Ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề, http://luatminhgia.vn/Nganhnghe-kinh-doanh-phai-co-chung-chi-hanh-nghenewsview-253-1641.aspx.[ Ngày truy cập 04/09/2014]. 4. Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Tình hình đăng ký doanh nghiệp năm 2013 xu hướng “thanh lọc” rõ nét, http://dangkykinhdoanh.gov.vn/NewsandUpdates/tabid/91/ArticleID/522/Tìnhhình-đăng-ký-doanh-nghiệp-năm-2013-Xu-hướng-“thanh-lọc”–rõnét.aspx%20[ngày%20truy%20cập%2024/09/2013], [Ngày truy cập 28/08/2014]. 5. Công ty luật Minh Khuê, Thống nhất một cơ quan đăng ký kinh doanh, Cao Bá Khoát, http://luatminhkhue.vn/thanh-lap/thong-nhat-mot-co-quan-dang-ky-kinhdoanh.aspx, [Ngày truy cập 24/09/2014]. 6. Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bầu Kiên và chiêu thức "làm xiếc" 1 tỷ USD kinh doanh trái phép, Hồng Ân, http://nguyentandung.org/bau-kien-va-chieu-thuc-lam-xiec-1-ty-usd-kinh-doanhtrai-phep.html, [ngày truy cập 23/09/2014]. 7. Tạp chí nghiên cứu văn hóa Trường Đại học văn hóa Hà Nội,“Quốc triều hình luật” đỉnh cao của thành tựu luật pháp Việt nam thời phong kiến, http://huc.edu.vn/vi/spct/id75/quoc-trieu-hinh-luat-dinh-cao-cua-thanh-tuu-luatphap-viet-nam-thoi-phong-kien/, [Ngày truy cập 20/08/2014]. 8. Cổng thông tin điện tử Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên, Hướng dẫn chi tiết ngành nghề kinh doanh có điều kiện, http://sokhdt.thainguyen.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id =72&Itemid=88&lang=vn, [ Ngày truy cập 04/09/2014]. 9. Công ty luật Quốc gia am hiểu địa phương, Tội kinh doanh trái phép, Đào Xuân Thân, http://mtonlawfirm.vn/vi/luat-su-tuong-tac/y-kien-luat-su/192-toi-kinhdoanh-trai-phep.html, [Ngày truy cập 28/08/2014]. 10. Bộ thông tin và truyền thông, Cơ cấu lao động có việc làm chia theo trình độ qua đào tạo nghề (CMKT), http://mic.gov.vn/daotaonghe/thongke/Trang/C%C6%A1c%E1%BA%A5ulao%C 4%91%E1%BB%99ngc%C3%B3vi%E1%BB%87cl%C3%A0mchiatheotr%C3% ACnh%C4%91%E1%BB%99qua%C4%91%C3%A0ot%E1%BA%A1ongh%E1 %BB%81%28CMKT%29.aspx, [Ngày truy cập 20/08/2014]. 11. Bách khoa toàn thư, http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A5y_ch%E1%BB%A9ng_nh%E1%B A%ADn_%C4%91%C4%83ng_k%C3%BD_kinh_doanh, 23/09/2014]. [Ngày truy cập  Danh mục khác 1. Tài liệu tập huấn chuyên sâu Bộ luật hình sự năm 1999, Ban chỉ đạo tập huấn chuyên sâu Bộ luật hình sự, 2000 2. Bộ tư pháp, Tờ trình Thủ tướng Chính Phủ về chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam đến năm 2010, Hà Nội, 2002 [...]... kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam CHƢƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ TỘI KINH DOANH TRÁI PHÉP Tội kinh doanh trái phép đã không còn là một tội xa lạ nữa đối với chúng ta nói chung và đối với chủ thể tham gia kinh doanh nói riêng trong giai đoạn hiện nay Tuy nhiên, để hiểu và nắm rõ các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về tội kinh doanh trái phép thì không... mới trong quy định về tội kinh doanh trái phép Theo pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, về mặc khách quan, tội kinh doanh trái phép bao gồm 5 loại hành vi sau: GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 22 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam - Kinh doanh không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc không đúng với nội dung được phép; ... luật hình sự 1985, nhất là Chương các tội phạm về kinh tế, trong đó có tội kinh doanh trái phép được quy định tại Điều 159 thuộc Chương XVI Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế với nội dung như sau: “ Điều 159 Tội kinh doanh trái phép 1 Người nào kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật. .. đến tình hình tội kinh doanh trái phép, để từ đó, có những giải pháp hữu hiệu nhất góp phần làm giảm bớt tình trạng kinh doanh trái phép đã và đang có chiều hướng ngày một gia tăng trong giai đoạn hiện nay 1.3 Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển những quy định về tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam 1.3.1 Giai đoạn phong kiến và Pháp thuộc Tội kinh doanh trái phép là một trong. .. định của pháp luật hình sự hiện hành về tội kinh doanh trái phép để người đọc có thể dễ dàng hiểu và nắm rõ những quy định đó 2.1 Tội kinh doanh trái phép đƣợc quy định tại Điều 159 BLHS Việt Nam hiện hành Với tình hình kinh doanh trái phép hiện nay ở nước ta thì tội kinh doanh trái phép được quy định tại Điều 159 Bộ luật hình sự hiện hành là một điều vô cùng cần thiết, góp phần quan trọng trong công... Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam phòng ngừa mọi hành vi phạm tội Từ đây các tội phạm không còn được quy định riêng lẻ trong các văn bản pháp luật dưới luật nữa mà được tập hợp trong một BLHS Mỗi một tội phạm và hình phạt đối với tội phạm đó được quy định trong một điều luật riêng và được sắp xếp vào từng nhóm tội khác nhau Cũng như vậy, Tội kinh doanh trái phép thuộc... trưng của tội phạm này là hành vi kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng nội dung giấy phép đã đăng ký kinh doanh hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật buộc phải có, hành vi phạm tội này được biểu hiện bằng hình thức lỗi cố ý trực tiếp Trong đó, việc kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng nội dung giấy phép đã đăng ký kinh doanh. .. đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 25 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam luật quy định phải có giấy phép trong khi đó, theo Điều 168 Bộ luật hình sự năm 1985 thì hành vi phạm tội gồm hành vi kinh doanh không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung được phép hoặc có hành vi khác trái với quy... luật hình sự năm 1999, Ban chỉ đạo tập huấn chuyên sâu Bộ luật hình sự, Hà Nội, 2000, tr.180-181 GVHD: Nguyễn Văn Tròn Trang 28 SVTH: Nguyễn Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự Việt Nam chung được quy định tại Khoản 1 và Điều 8 của Bộ luật hình sự hiện hành “1 Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự. .. Khái niệm tội kinh doanh trái phép Trước khi nghiên cứu về khái niệm tội kinh doanh trái phép cũng cần làm rõ thế nào là kinh doanh và thế nào là kinh doanh trái phép Tùy vào từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển của xã hội mà khái niệm kinh doanh và kinh doanh trái phép cũng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau phụ thuộc vào sự thay đổi của thời gian Theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm kinh doanh được ... Thị Huyền Linh Tội kinh doanh trái phép luật hình Việt Nam CHƢƠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ TỘI KINH DOANH TRÁI PHÉP Tội kinh doanh trái phép không tội xa lạ nói chung... đề lý luận chung tội kinh doanh trái phép 1.2.1 Khái niệm tội kinh doanh trái phép Trước nghiên cứu khái niệm tội kinh doanh trái phép cần làm rõ kinh doanh kinh doanh trái phép Tùy vào thời... thành tội kinh doanh trái phép 28 2.2.1 Mặt khách thể tội kinh doanh trái phép 28 2.2.2 Mặt khách quan tội kinh doanh trái phép 31 2.2.3 Mặt chủ thể tội kinh doanh trái phép

Ngày đăng: 03/10/2015, 05:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w