Thực trạng tội kinhdoanh trái phép trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam

Một phần của tài liệu tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự việt nam (Trang 60)

5. Kết cấu của đề tài

3.1 Thực trạng tội kinhdoanh trái phép trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam

Tội kinh doanh trái phép đã và đang gây ra cho xã hội những hậu quả nghiêm trọng. Xâm phạm tới quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức, làm giảm nguồn thu của Nhà nước, làm xấu đi môi trường kinh doanh lành mạnh, kiềm hãm sự phát triển kinh tế, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước, là mầm móng tạo sự khủng hoảng và mất ổn định xã hội. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay nước ta đã giai nhập WTO, môi trường kinh doanh ngày càng được mở rộng, góp phần tạo điều kiện cho tội kinh doanh trái có cơ hội phát triển. Điều này, ảnh hưởng rất lớn đến việc đề ra những đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và việc triển khai, thực hiện những chính sách đó của Nhà nước, đặc biệt là chính sách khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh lành mạnh, làm giàu chính đáng. Để ổn định hoạt động kinh doanh và thúc đẩy nền kinh tế phát triển thì vấn đề cần thiết đặt ra hiện nay là đấu tranh và phòng chống tội kinh doanh trái phép. Nhưng để làm được điều này thì đòi hỏi chúng ta cần phải hiểu và nghiên cứu rõ thực trạng của tội kinh doanh trái phép, để từ đó, có thể đưa ra những giải pháp thiết thực phòng chống tội phạm này một cách nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả.

Nghiên cứu thực trạng tội kinh doanh trái phép đặt trong mối liên hệ, tác động qua lại với các tội phạm về kinh tế (các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế) và các tội phạm nói chung trong các lĩnh vực khác. Để có điều kiện xem xét, đánh giá đầy đủ, toàn diện hơn thực trạng tội kinh doanh trái phép thì trước hết cần khái quát thực trạng của tình hình tội phạm về kinh tế qua các năm xét xử, từ đó tạo nền tảng trong việc đánh giá thực trạng tội kinh doanh trái phép.

Biểu đồ số liệu giải quyết Sơ thẩm các loại vụ án của ngành Tòa án qua các năm42

Trên phạm vi toàn quốc, các tội phạm về kinh tế (tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tê) bị đưa ra xét xử sơ thẩm ở Tòa án nhân dân các cấp từ năm 2006 đến năm 2013 thường chiếm khoảng từ 2% đến 3% so với các tội phạm nói chung và tăng đều qua các năm. Nếu so với các tội xâm phạm sỡ hữu (Dân sự) hàng năm đưa ra xét xử chiếm khoảng 40% - 50% các tội phạm nói chung thì tội phạm về kinh tế chiếm tỷ lệ khiêm tốn. Nhưng so với các tội khác trong lĩnh vực hành chính, lao động (hàng năm đưa ra xét xử khoảng 0,2% các tội phạm nói chung) thì tội phạm về kinh tế lại có tỷ lệ cao hơn nhiều.

Thực trạng của tình hình tội kinh doanh trái phép chính là số lượng các tội kinh doanh trái phép đã được thực hiện và những người thực hiện tội phạm đó trên một địa bàn nhất định và trong khoảng thời gian nhất định. Các tội phạm đã thực hiện trên thực tế có một phần được các cơ quan chức năng phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử và đưa vào thống kê (Phần tội phạm rõ) còn một phần do nhiều nguyên nhân, tuy đã xảy ra trên thực tế nhưng chưa được các cơ quan chức năng phát hiện và xử lý nên chưa đưa vào thống kê hình sự (Phần ẩn của tình hình tội pham). Khi nghiên cứu thực trạng tội kinh doanh trái phép chủ yếu dựa trên phần tội phạm rõ được thực hiện trên một địa bàn nhất định và trong khoảng thời gian nhất định để đánh giá tình hình tội kinh doanh trái phép.

Theo lý luận chung về tội phạm học, thì thực trạng của tình hình tội kinh doanh trái phép được thể hiện rõ nét nhất thông qua số liệu thống kê án hình sự xét xử sơ thẩm, trên phạm vi toàn quốc của Tòa án nhân dân các cấp, bao gồm toàn bộ số tội phạm và số bị cáo đã có bản án kết tội của Tòa án, là một phần tình hình của tội phạm xảy ra trên thực tế được cơ quan chức năng Nhà nước phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử và đưa vào thống kê. Nhưng hiện tại, người viết chỉ dựa vào số liệu thống kê tội kinh doanh trái phép trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và địa bàn Thành phố Cần Thơ đã được cơ quan chức năng thành phố phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử và đưa vào thống kê để đánh giá thực trạng của tình hình tội kinh doanh trái. Bởi Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Cần Thơ là một trong những trung tâm thành phố lớn trực thuộc Trung Ương của cả nước, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong cả nước. Chính vì vậy, tình hình tội kinh doanh trái phép ở hai thành phố này sẽ phản ánh ít nhiều đến tình hình tội kinh doanh trái phép trên cả nước.

* Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Thống kê tội phạm kinh doanh trái phép so với tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và tội phạm nói chung trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 01-01-2009 đến ngày 30-12-2013 như sau:

Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

Từ năm 2009 đến năm 2012, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh số vụ án kinh doanh trái phép trên địa bàn này hàng năm có sự tăng giảm không ổn định, có lúc tăng cũng có lúc giảm, giảm từ năm 2010 đến năm 2011 và tăng nhẹ lại từ năm 2012. Theo đó, tổng số lượng vụ án về tội kinh doanh trái phép là 10 vụ, trong đó, cao nhất là 4 vụ năm 2009, thấp nhất là 1 vụ năm 2011. Năm 2010 số lượng vụ án kinh doanh trái phép bắt đầu giảm từ 4 vụ xuống còn 3 vụ, từ 3 vụ xuống còn 1 vụ và bất ngờ tăng nhẹ trở lại từ năm 2012 là 2 vụ.

* Trên địa bàn Thành phố Cần Thơ

Kết quả xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân Thành phố Cần Thơ về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế từ ngày 01-01-2008 đến ngày 30-05-2013 như sau:

Năm Tội kinh doanh trái phép (vụ) Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (vụ) Tội phạm nói chung (vụ) Tỷ lệ tội phạm kinh doanh trái

phép so với tội xâm phạm TTQLKT (%)

Tỷ lệ tội phạm kinh doanh trái

phép so với tội phạm nói chung (%) 2009 4 53 1.866 7.547 0.214 2010 3 55 1.307 5.455 0.229 2011 1 40 1.353 2.5 0.073 2012 2 48 1.618 4.167 0.124 Tổng 10 196 6.144

Tội danh Vụ Bị can Tỷ lệ

Tội buôn lậu 2 2 12.5 Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán

hàng cấm 3 3 18.7 Tội kinh doanh trái phép 1 1 6.25 Tội lập quỹ trái phép 1 5 6.25 Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền

giả, ngân phiếu giả, công trái giả 2 10 12.5 Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc

Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân Tp. Cần Thơ

Kết quả điều tra, phát hiện của Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an Thành phố Cần Thơ từ ngày 1-1-2008 đến ngày 30-5-2013 như sau:

Nguồn: Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an Thành phố Cần Thơ

Từ năm 2008 đến đầu tháng 6 năm 2013, trên địa bàn Thành phố Cần Thơ tổng số vụ xâm phạm trật tự quản lý kinh tế đã được cơ quan chức năng điều tra, phát hiện và xử lý là 2181 vụ, trong đó số vụ kinh doanh trái phép là 79 vụ, số vụ án kinh doanh trái phép là 1 vụ. Qua đó cho ta thấy tình hình tội kinh doanh trái phép trên địa bàn Thành phố Cần Thơ có xu hướng giảm so với Thành phố Hồ Chí Minh nhưng trên thực tế số vụ kinh doanh trái phép bị điều tra, phát hiện nhưng không qua xét xử vẫn còn nhiều, với thủ đoạn thực hiện hành vi kinh doanh trái phép ngày càng tinh vi và Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn

dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi

1 1 6.25

Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt

động của các tổ chức tín dụng 1 10 6.25 Tội sản xuất, buôn bán hàng giả 1 1 6.25 Tổng cộng 17 57 Năm Tổng số vụ TTQLKT đã điều tra, phát hiện, xử Đối tƣợng Thu nộp ngân sách nhà nƣớc (Tỷ đồng) Tổng số vụ kinh doanh trái phép Đối tƣợng Tỷ lệ (%) 2008 432 375 3.047 18 18 4.48 2009 223 183 2.157 12 12 5.38 2010 468 422 01 14 14 3 2011 492 489 7 16 16 3.25 2012 381 376 5 13 13 3.4 6/2013 185 179 2 6 6 3.24 Tổng 2181 2024 20.204 79 79

quy mô hơn nhưng do mức độ phạm tội chưa đủ điều kiện để đưa ra xét xử nên chỉ xử phạt hành chính đối với những hành vi đó mà không thể truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an Thành phố Cần Thơ từ năm 2008 đến đầu tháng 6/2013 tổng số vụ kinh doanh trái phép được điều tra, phát hiện và xử lý là 79 vụ nhưng số vụ đưa ra xét xử về tội kinh doanh trái phép chỉ có 1 vụ, trong khi đó các vụ còn lại do chưa đủ điều kiện để đưa ra xét xử nên chỉ xử phạt hành chính. Điều này, đã gây ra không ít khó khăn cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm kinh doanh trái phép.

Để có cơ sở đánh giá chính xác hơn thực trạng tình hình tội kinh doanh trái phép bên cạnh việc xem xét phần tội phạm rõ tức phần tội phạm đã được xử lý và đưa vào thống kê hình sự thì phần tội phạm ẩn cũng cần được nghiên cứu cơ bản, vì phần ẩn của tình hình tội phạm luôn luôn tồn tại trong xã hội.

Tội phạm ẩn là khái niệm chỉ một phần trong tổng thể các tội phạm đã xảy ra trong một khoảng thời gian và trên một địa bàn nhất định mà chưa được các cơ quan bảo vệ pháp luật (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) phát hiện nên chưa bị xử lý về hình sự hoặc chưa đưa vào thống kê hình sự. Do vậy, để phòng chống tội phạm nói chung và tội kinh doanh trái phép nói riêng có hiệu quả thì phải tìm cho được phần ẩn của tình hình tội phạm làm cho chúng ngày một bị đẩy lùi, tiệm tiến đến con số tội phạm đã xảy ra trên thực tế.

Theo lý luận chung về tội phạm học thì tình hình tội phạm tồn tại như một chỉnh thể thống nhất khách quan. Quan hệ giữa phần tội phạm ẩn và phần tội phạm rõ là quan hệ bù trừ, nghĩa là khi phần tội phạm rõ lớn hơn thì phần tội phạm ẩn nhỏ vào và ngược lại. Chính vì vậy, các thông số phản ánh tội kinh doanh trái phép được khẳng định là số liệu có tính chất nền tảng về tình hình tội phạm này và là cơ sở quan trọng để nghiên cứu, xác định phần tội phạm ẩn đối với tội kinh doanh trái phép.

3.2 Những bất cập trong đấu tranh phòng chống tội kinh doanh trai phép

3.2.1 Bất cập trong công tác quản lý của cơ quan đăng ký kinh doanh

Nhận thức của cán bộ, công chức làm công tác đăng ký kinh doanh còn thấp.

Thời gian vừa qua, tình trạng thực hiện chậm trễ, thiếu thống nhất của một số cơ quan chức năng, trong đó có cơ quan đăng ký kinh doanh đã gây ra tâm lý hoài nghi, chưa yên tâm khi tham gia thành lập, đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp. Do một số cán bộ, công chức có nơi, có lúc đã nhận thức rất sai lầm khi cho rằng cơ quan nhà nước là nơi “ban phát” quyền lợi cho xã hội, cán bộ nhà nước là “quan” của dân nên trong quá trình làm việc đã nảy sinh thái độ hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu đối với nhân dân làm khó nhân dân nên làm giảm lòng tin của nhân dân vào Nhà nước. Điều

này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của cơ quan, đồng thời ảnh hưởng đến sự tín nhiệm của nhân dân đối với Nhà nước.

Hoạt động đăng ký kinh doanh vẫn còn phân tán, chưa tập trung. Theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Nghị Định số 43/2010 của Chính phủ ngày 15/04/2010 về cơ quan đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp thì cấp tỉnh chỉ có một đầu mối đăng ký kinh doanh là Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư (hay còn gọi là Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh). Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh có nghĩa vụ trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký cho doanh nghiệp. Trong khi đó cấp huyện lại có nhiều đầu mối khác. Tại mỗi quận, huyện, thị xã thành phố trực thuộc tỉnh đều thành lập Phòng Đăng ký kinh doanh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh đó để đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh, hợp tác xã. Nếu trong trường hợp không thành lập Phòng Đăng ký kinh doanh cấp huyện thì Ủy ban nhân dân cấp huyện giao Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đăng ký đó. Như vậy ta thấy ở cấp huyện có nhiều đầu mối đăng ký kinh doanh hơn cấp tỉnh, có nơi do Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện thực hiện, có nơi do Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện. Điều này đã gây không ít khó khăn cho các cá nhân, tổ chức khi thực hiện việc đăng ký kinh doanh.

Khối lượng nghiệp vụ đăng ký ngày càng tăng mà lực lượng đăng ký kinh doanh còn mỏng. Qua gần 10 năm thi hành luật doanh nghiệp khi đánh giá tình hình đăng ký doanh nghiệp trong 10 năm trở lại đây, số doanh nghiệp đăng ký mới vẫn duy trì ở mức cao. Theo số liệu thống kê từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh-Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong giai đoạn 2008-2013 đã có 457.400 doanh nghiệp được thành lập mới, tăng 30% so với số lượng doanh nghiệp của cả giai đoạn từ 1991-2007.43

Từ năm 2008 đến nay, mỗi năm có khoảng hơn 76.000 doanh nghiệp thành lập mới. Trong khi đó, số lượng cán bộ làm công tác đăng ký kinh doanh ở 63 tỉnh, thành phố hiện có trên 300 người, ở cấp huyện có 600 người kể cả cán bộ lãnh đạo. Bình quân một phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh có 5 cán bộ, cấp huyện có 3 cán bộ.44

Trong khi đó, khối lượng công việc này không ngừng tăng thêm.

Với cách tổ chức như hiện nay thì không đủ thẩm quyền và năng lực trình độ và nhân lực để thực hiện chức năng quản lý nhà nước mà luật, nghị định đã giao, không

43 Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Tình hình đăng ký doanh nghiệp năm 2013 xu hướng “thanh lọc” rõ nét, http://dangkykinhdoanh.gov.vn/NewsandUpdates/tabid/91/ArticleID/522/T%C3%ACnh-

h%C3%ACnh, [ngày truy cập 24/09/2014]

44

Công ty luật Minh Khuê, Thống nhất một cơ quan đăng ký kinh doanh, Cao Bá Khoát,

theo kịp sự phát triển của thị trường, của yêu cầu quản lý nhà nước trong điều kiện hội nhập.

3.2.2 Bất cập từ trong việc áp dụng quy định của pháp luật hình sự về kinh doanh trái phép doanh trái phép

Những quy định về tội kinh doanh trái phép còn có những cách hiểu, cách giải thích khác nhau. Việc ban hành các văn bản hướng dẫn về tội kinh doanh trái phép nói riêng và tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung còn chậm trễ nên mỗi cơ quan nhà nước khi áp dụng pháp luật đều có những cách hiểu không giống nhau, dẫn đến việc áp dụng pháp luật khác nhau. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả của quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm trong suốt thời gian qua mà còn đối với cả thời gian tiếp theo.

Hình phạt đối với tội kinh doanh trái phép chưa thật sự tương xứng với tính chất và mức độ phạm tội. Hình phạt tiền trong tội kinh doanh trái phép vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung. Tuy nhiên, mức phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính trong tội kinh doanh trái phép lại khá thấp hơn so với những tội xâm phạm trật

Một phần của tài liệu tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự việt nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)