Bất cập trong công tác quản lý của cơ quan đăng ký kinhdoanh

Một phần của tài liệu tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự việt nam (Trang 65 - 67)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.1 Bất cập trong công tác quản lý của cơ quan đăng ký kinhdoanh

Nhận thức của cán bộ, công chức làm công tác đăng ký kinh doanh còn thấp.

Thời gian vừa qua, tình trạng thực hiện chậm trễ, thiếu thống nhất của một số cơ quan chức năng, trong đó có cơ quan đăng ký kinh doanh đã gây ra tâm lý hoài nghi, chưa yên tâm khi tham gia thành lập, đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp. Do một số cán bộ, công chức có nơi, có lúc đã nhận thức rất sai lầm khi cho rằng cơ quan nhà nước là nơi “ban phát” quyền lợi cho xã hội, cán bộ nhà nước là “quan” của dân nên trong quá trình làm việc đã nảy sinh thái độ hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu đối với nhân dân làm khó nhân dân nên làm giảm lòng tin của nhân dân vào Nhà nước. Điều

này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của cơ quan, đồng thời ảnh hưởng đến sự tín nhiệm của nhân dân đối với Nhà nước.

Hoạt động đăng ký kinh doanh vẫn còn phân tán, chưa tập trung. Theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Nghị Định số 43/2010 của Chính phủ ngày 15/04/2010 về cơ quan đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp thì cấp tỉnh chỉ có một đầu mối đăng ký kinh doanh là Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư (hay còn gọi là Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh). Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh có nghĩa vụ trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký cho doanh nghiệp. Trong khi đó cấp huyện lại có nhiều đầu mối khác. Tại mỗi quận, huyện, thị xã thành phố trực thuộc tỉnh đều thành lập Phòng Đăng ký kinh doanh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh đó để đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh, hợp tác xã. Nếu trong trường hợp không thành lập Phòng Đăng ký kinh doanh cấp huyện thì Ủy ban nhân dân cấp huyện giao Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đăng ký đó. Như vậy ta thấy ở cấp huyện có nhiều đầu mối đăng ký kinh doanh hơn cấp tỉnh, có nơi do Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện thực hiện, có nơi do Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện. Điều này đã gây không ít khó khăn cho các cá nhân, tổ chức khi thực hiện việc đăng ký kinh doanh.

Khối lượng nghiệp vụ đăng ký ngày càng tăng mà lực lượng đăng ký kinh doanh còn mỏng. Qua gần 10 năm thi hành luật doanh nghiệp khi đánh giá tình hình đăng ký doanh nghiệp trong 10 năm trở lại đây, số doanh nghiệp đăng ký mới vẫn duy trì ở mức cao. Theo số liệu thống kê từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Cục Quản lý Đăng ký kinh doanh-Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong giai đoạn 2008-2013 đã có 457.400 doanh nghiệp được thành lập mới, tăng 30% so với số lượng doanh nghiệp của cả giai đoạn từ 1991-2007.43

Từ năm 2008 đến nay, mỗi năm có khoảng hơn 76.000 doanh nghiệp thành lập mới. Trong khi đó, số lượng cán bộ làm công tác đăng ký kinh doanh ở 63 tỉnh, thành phố hiện có trên 300 người, ở cấp huyện có 600 người kể cả cán bộ lãnh đạo. Bình quân một phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh có 5 cán bộ, cấp huyện có 3 cán bộ.44

Trong khi đó, khối lượng công việc này không ngừng tăng thêm.

Với cách tổ chức như hiện nay thì không đủ thẩm quyền và năng lực trình độ và nhân lực để thực hiện chức năng quản lý nhà nước mà luật, nghị định đã giao, không

43 Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Tình hình đăng ký doanh nghiệp năm 2013 xu hướng “thanh lọc” rõ nét, http://dangkykinhdoanh.gov.vn/NewsandUpdates/tabid/91/ArticleID/522/T%C3%ACnh-

h%C3%ACnh, [ngày truy cập 24/09/2014]

44

Công ty luật Minh Khuê, Thống nhất một cơ quan đăng ký kinh doanh, Cao Bá Khoát,

theo kịp sự phát triển của thị trường, của yêu cầu quản lý nhà nước trong điều kiện hội nhập.

Một phần của tài liệu tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự việt nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)