5. Kết cấu của đề tài
2.2.1 Mặt khách thể của tội kinhdoanh trái phép
Dựa vào phạm trù cái chung, riêng và đặc thù của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác – Lê Nin. Căn cứ vào mức độ xâm hại các quan hệ xã hội của tội phạm mà khoa học hình sự Việt Nam đã chia khách thể thành ba loại: khách thể chung, khách thể loại và khách thể trực tiếp. Chính qua sự gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể trực tiếp mà tội kinh doanh trái phép xâm hại tới khách thể chung và khách thể loại. Theo Bộ luật hình sự hiện hành, khách thể loại của tội kinh doanh trái phép là các quan hệ xã hội thể hiện trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước24
và khách thể
24
Tài liệu tập huấn chuyên sâu Bộ luật hình sự năm 1999, Ban chỉ đạo tập huấn chuyên sâu Bộ luật hình sự, Hà Nội, 2000, tr.180-181.
chung được quy định tại Khoản 1 và Điều 8 của Bộ luật hình sự hiện hành.
“1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”.
So với các tội xâm phạm sở hữu có khách thể loại và khách thể trực tiếp là giống nhau thì khách thể loại và khách thể trực tiếp của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là khác nhau. Vì vậy, khách thể trực tiếp của tội kinh doanh trái phép cũng có nhiều ý kiến khác nhau trong giới khoa học pháp lý.
Có quan điểm cho rằng: “hành vi kinh doanh trái phép đã xâm phạm tới hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nước mà cụ thể là hoạt động đăng ký kinh doanh của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền”.25
Cũng có quan điểm cho rằng: “tội kinh doanh trái phép xâm phạm các quy định của Nhà nước về quản lý, điều tiết các hoạt động kinh doanh, thương mại, dịch vụ”.26 Nhưng theo quan điểm nào đi nữa thì khách thể trực tiếp của tội kinh doanh trái phép vẫn là các quan hệ xã hội thể hiện trật tự quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực kinh doanh như: đầu tư, sản xuất, buôn bán và dịch vụ…Việc xác định khách thể loại của tội phạm có vai trò rất quan trọng, nó là cơ sỡ để phân biệt các tội với nhau.
Ví dụ: Trần Văn B đã từng bị kết án về tội buôn lậu với hình phạt tù là năm năm. Sau khi ra tù chưa được một năm và khi đó B chưa được xóa án tích thì B mở một cửa hàng kinh doanh xăng, dầu. Sau đó B đã đi xin cấp giấy phép kinh doanh, nhưng do chưa đủ điều kiện nên vẫn chưa được cấp giấy phép. Tuy nhiên, do hoạt động kinh doanh xăng, dầu trên thị trường vẫn đang tiến triển tốt nên B đã quyết định kinh doanh khi chưa có giấy phép kinh doanh. Ta thấy hành vi của B xâm hại đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước trong hoạt động kinh doanh, cụ thể là hoạt động cấp giấy phép kinh doanh. Từ đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động cấp giấy phép kinh doanh cũng như trong hoạt động điều tra, phát hiện tội phạm cần chú ý, xem xét kỹ những cơ sở, doanh nghiệp… đang chuẩn bị hoạt động và đang hoạt động trên
25
Nguyễn Ngọc Điệp, Bùi Anh Tuấn, Tìm hiểu và bình luận các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong Bộ luật hình sự, Nxb TP.Hồ Chí Minh, 2000, tr.47.
26 Phùng Thế Vắc và các tác giả, Bình luận khoa học bộ luật hình sự năm 1999 (Phần các tội phạm), Nxb Công an nhân dân, 2001, tr.273.
thị trường, xem những cơ sở, doanh nghiệp đó có đủ điều kiện tham gia vào hoạt động kinh doanh mà không gây phương hại đến cá nhân, tổ chức hay không. Đây cũng là cơ sỡ đảm bảo cho mội trường kinh doanh lành mạnh, để các cá nhân, tổ chức, cơ sở, doanh nghiệp cạnh tranh một cách công bằng.
Đối tượng tác động của tội kinh doanh trái phép tương đối rộng nếu là hàng hoá, vật phẩm thì ngoài đối tượng của các tội được quy định tại các Điều 153, 154, 156, 157, 158, 160, 161, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 283 thì đều là đối tượng của tội kinh doanh trái phép. Nhưng nên hiểu rằng hàng hóa trong tội kinh doanh trái phép luôn luôn là hàng hóa được phép lưu thông, không thuộc danh mục hàng hóa bị Nhà nước cấm kinh doanh, hoàn toàn khác so với hàng hóa trong tội buôn lậu ( Điều 153); tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm ( Điều 155) và các tội về hàng giả (Điều 156, 157,158).
Cần chú ý rằng, danh mục các loại hàng hóa bị Nhà nước cấm theo Điều 155 về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm là không cố định. Tùy vào từng giai đoạn nhất định, phù hợp với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế và yêu cầu của tình hình thực tế mà có sự thay đổi theo thời gian. Nếu như năm 1999 mới chỉ có 29 ngành nghề, hàng hóa, dịch vụ bị cấm kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện thì đến nay đã có tới 157 ngành nghề, tăng 500%.27
Đối với một loại hàng hóa nhất định, tùy vào thời điểm cụ thể sẽ bị coi là hàng cấm hoặc không phải là hàng cấm. Do đó, cùng loại hàng hóa nhưng vào thời gian cụ thể khác nhau, có thể sẽ trở thành đối tượng của những tội khác nhau. Khi loại hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa bị Nhà nước cấm kinh doanh thì có thể trở thành đối tượng của tội kinh doanh trái phép. Trường hợp kinh doanh trái phép các loại hàng hóa này sẽ không bị truy tố về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm mà sẽ bị truy tố về tội kinh doanh trái phép khi các quy định đối với những tội phạm đó không thay đổi. Chẳng hạn như theo Nghị định số 11/1999/NĐ-CP thì danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tại Phụ lục I số thứ tự 6 Thuốc lá điếu sản xuất tại nước ngoài là hàng hóa cấm kinh doanh tại thời điểm đó nhưng đến thời điểm hiện tại theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ được Nghị định số 43/2009/ NĐ-CP ngày 07/05/2009 sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh thì hàng hóa là thuốc lá điếu sản xuất tại nước ngoài không còn là hàng hóa bị cấm kinh doanh. Điều này có nghĩa là Thuốc lá điếu sản xuất tại nước ngoài lúc trước là đối tượng tác động của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm thì nay đã trở thành đối tượng của tội kinh doanh trái phép. Ngoài các đối tượng tác động
27
Nguyễn Công Thương, Nên hay không thêm danh mục hàng hóa bị cấm kinh doanh?,http://www.baomoi.com/Nen-hay-khong- them-danh-muc-hang-hoa-bi-cam-kinh-doanh/45/4706474.epi, [Ngày truy cập 04/09/2014].
nói trên, tội kinh doanh trái phép còn có các đối tượng khác bao gồm các dịch vụ nhưng không phải là hàng hoá như: Các hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn, vũ trường, các trung tâm thể thao, văn hoá...