Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển những quy định về tội kinhdoanh

Một phần của tài liệu tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự việt nam (Trang 26)

5. Kết cấu của đề tài

1.3 Sơ lƣợc về lịch sử hình thành và phát triển những quy định về tội kinhdoanh

trái phép trong luật hình sự Việt Nam

1.3.1 Giai đoạn phong kiến và Pháp thuộc

Tội kinh doanh trái phép là một trong những tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được quy định rất sớm trong từng giai đoạn phát triển của luật hình sự Việt nam.

Thời phong kiến, tại Bộ Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức) là “Bộ luật quan trọng nhất và chính thống nhất của triều đại nhà Lê” cũng là “Bộ luật xưa nhất còn được lưu giữ đầy đủ ở nước ta”,18 ra đời cách đây 500 năm, thì hành vi kinh doanh trái phép đã được quy định là tội phạm.

Dưới triều đại nhà Lê (1428-1788), việc lưu thông hàng hóa và tiền tệ trong nước được mở rộng hơn trước. Ở hầu khắp miền xuôi các chợ mọc lên ngày càng nhiều và giữ vai trò trung tâm kinh tế của các thị trường địa phương. Cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa thì các hành vi xâm phạm hoạt động kinh tế cũng xuất hiện và phát triển. Năm 1483 Bộ luật Quốc triều hình luật được ban hành, ngoài nội dung cơ bản là bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị, củng cố chế độ quân chủ chuyên chế, Bộ luật đã có tác dụng tích cực trong việc bảo vệ quốc gia, góp phần quan trọng vào việc ổn định và phát triển kinh tế đất nước. Tội kinh doanh trái phép đã được quy định tại các điều như: Điều 224, Điều 576 Bộ luật này. Điều 576 quy định: “Những người buôn bán hàng giả trong chợ…mà không làm theo đúng pháp luật thì…xử tội biếm hay đồ”.

Điều 224 Bộ luật này còn quy định về hành vi lợi dụng danh nghĩa cơ quan nhà nước để buôn bán trái phép như: “Những vị quan coi đốc việc chở đồ vật công mà chở lẫn đồ vật riêng để buôn bán thì xử tội đồ”. Về hình phạt, đã có sự phân biệt trong đường lối xử lý giữa tội kinh doanh trái phép và các tội buôn lậu, buôn bán hàng cấm. Người phạm tội kinh doanh trái phép tuy phải chịu mức hình phạt khá nghiêm khắc nhưng chỉ

18 Tạp chí nghiên cứu văn hóa Trường Đại học văn hóa Hà Nội,“Quốc triều hình luật” đỉnh cao của thành tựu luật pháp Việt nam thời phong kiến,http://huc.edu.vn/vi/spct/id75/quoc-trieu-hinh-luat-dinh-cao-cua-thanh-tuu- luat-phap-viet-nam-thoi-phong-kien/, [Ngày truy cập 20/08/2014]

có thể bị xử tội biếm (giáng chức quan) hoặc đồ (có thể bị đánh tới 80 trượng, thích vào cổ 4 chữ, bắt đeo xiềng), còn người phạm tội buôn lậu (Điều 221), tội làm hàng giả như đúc trộm tiền đồng (Điều 522) hoặc tội làm vàng giả (Điều 523) thì có thể bị xử tử hình (tội chém).19

Thời Pháp thuộc, trong Bộ Hoàng Việt luật lệ (Bộ luật Gia Long) với 424 điều, được ban hành vào ngày 03/07/1933, tuy chưa quy định về tội buôn lậu nhưng đã có riêng một điều quy định về tội kinh doanh trái phép (Điều 400).

Theo Điều 400 của Bộ luật này, về mặt khách quan, tội kinh doanh trái phép bao hàm hai loại hành vi kinh doanh không có giấy phép và kinh doanh không đúng với nội dung giấy phép.20 Điều đáng chú ý là đã có sự phân biệt về mức độ nguy hiểm giữa hành vi kinh doanh không có giấy phép với kinh doanh không đúng với nội dung giấy phép. Trường hợp kinh doanh không có giấy phép bị coi là nguy hiểm hơn trường hợp kinh doanh không đúng với nội dung giấy phép. So với một số tội phạm khác cùng xâm phạm tới các hoạt động kinh tế như tội bán hàng gian, cân gian có thể bị phạt giam từ 3 tháng đến 1 năm. Mức phạt tiền đối với người bán hàng gian, cân gian cũng cao hơn, có thể gấp 3 lần so người phạm tội kinh doanh trái phép.

1.3.2 Giai đoạn từ năm 1945-1985

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ra đời, đây là nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Thời gian đầu, nhiệm vụ nổi bật của luật hình sự là tập trung phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc, trừng trị bọn bán nước, bảo vệ chính quyền còn non trẻ và các quan hệ xã hội mới hình thành. Chính vì vậy, việc đấu tranh phòng chống tội kinh doanh trái phép chưa đặt ra.

Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, ngày 19/04/1957 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Sắc luật 01-SLt cấm mọi hành động đầu cơ về kinh tế. Sắc luật này chủ yếu tập trung vào chống tội đầu cơ, giai cấp tư sản tuy chưa được cải tạo, song lực lượng nói chung không mạnh hoạt động rối loạn thị trường chủ yếu là đầu cơ, gom hàng để nâng giá. Thương nghiệp xã hội chủ nghĩa bước đầu phát triển, chủ yếu là dịch vụ quốc doanh, các tư thương còn được phép đăng ký kinh doanh hầu hết các mặt hàng,21 Sắc luật này chưa quy định về tội kinh doanh trái phép.

Ngày 30/04/1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước độc lập thống nhất. Gần một năm sau khi giải phóng Hội đồng chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban hành Sắc luật 03-SL/76 ngày 15/03/1976 và được áp dụng

19Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 354-397

20Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 1998, tr. 362

rộng rãi trong cả nước năm 1978. Bắt đầu từ giai đoạn đó đã có những quy định về các hành vi phạm tội phổ biến ở thị trường miền Nam lúc đó như đầu cơ, buôn bán hàng cấm, làm hàng giả…cụ thể tại Điều 6 Tội kinh tế sắc luật quy định trách nhiệm hình sự đối với tội kinh doanh trái phép như sau:

“Tội kinh tế là tội gây thiệt hại về tài chính cho Nhà nước, cho Hợp tác xã hoặc cho tập thể nhân dân, gây trở ngại cho việc khôi phục và phát triển sản xuất, cho việc ổn định đời sống nhân dân, gồm các tội:

- Sản xuất hàng giả cố ý lừa gạt người tiêu thụ;

- Kinh doanh trái phép, cố ý trốn tránh quy định của Nhà nước; - Làm bạc giả hoặc tiêu thụ bạc giả;

Phạm một trong các tội trên đây, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm và phạt tiền đến năm mươi nghìn Đồng ngân hàng hoặc một trong hai hình phạt đó. Trong trường hợp nghiêm trọng, thì bị phạt tù đến hai mươi năm, tù chung than hoặc xử tử hình và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Sự ra đời của Sắc luật 03-SL/76 phần nào đáp ứng được yêu cầu của thực tế. Song, do việc được xây dựng trong hoàn cảnh đất nước vừa thống nhất nên các quy định trong Sắc luật đã sớm bộc lộ những hạn chế. Trong chính sách xử lý đối với tội phạm về kinh tế thì Sắc luật 03-SL/76 chưa thể hiện được sự phân hóa cần thiết, còn quy định hình phạt chung, kể cả tử hình không chỉ đối với các trường hợp phạm tội đầu cơ, tội buôn bán hàng cấm, tội làm hàng giả mà với cả tội kinh doanh trái phép. Quy định như vậy không phù hợp với thực tế lúc đó vì phạm tội kinh doanh trái phép thường là những người buôn bán nhỏ, hình thức phạm tội ít nghiêm trọng, mức độ nguy hiểm cho xã hội không bằng các hành vi đầu cơ, buôn bán hàng cấm, làm hàng giả.

Sắc luật 01-SLt và sắc luật 03-SL/76 đều có những hạn chế, thiếu xót nhất định; bởi, nó chưa thể hiện được sách lược phân hóa cần thiết, chưa nêu rõ được các đối tượng phạm tội, quy định đối với tội kinh doanh trái phép cũng như với các tội đầu cơ, buôn bán hàng cấm…còn quá đơn giản. Và nhằm để khắc phục những hạn chế, thiếu xót của hai Sắc luật, phù hợp hơn với tình hình mới của đất nước ngày 30/06/1982 Nhà nước ta đã ban hành Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, làm hàng giả, kinh doanh trái phép. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên, quy định khá hệ thống và cụ thể về các dấu hiệu pháp lý đặc trưng đối với tội kinh doanh trái phép. Pháp lệnh này thể hiện một bước tiến mới trong quy định về tội kinh doanh trái phép.

Theo pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, về mặc khách quan, tội kinh doanh trái phép bao gồm 5 loại hành vi sau:

- Kinh doanh không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc không đúng với nội dung được phép;

- Trốn thuế;

- Không niêm yết giá, nâng giá cao hơn giá niêm yết;

- Không đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, sử dụng trái phép nhãn hiệu hàng hóa; - Dùng thủ đoạn khác để lừa dối cơ quan Nhà nước và người tiêu dung như kê khai gian dối để được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc cho thuê, cho mượn giấy phép kinh doanh…

Trong Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, làm hàng giả, kinh doanh trái phép thì hành vi phạm tội được đánh giá là ít nguy hiểm hơn so với các tội phạm kia. Tuy nhiên, chính sách xử lý đối với tội kinh doanh trái phép vẫn rất nghiêm khắc. Người phạm tội kinh doanh trái phép bị phạt cải tạo không giam giữ từ 3 tháng đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm và bị phạt tiền gấp 3 lần giá trị hàng phạm pháp. Trường hợp nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm và bị phạt tiền từ 3 lần đến 5 lần giá trị hàng phạm pháp. Đây là lần đầu tiên hình phạt cải tạo không giam giữ được quy định trong luật hình sự Việt Nam mà không phải tới Bộ luật hình sự 1985 mới được quy định như ý kiến của một số nhà nghiên cứu đã đề cập.22 Hình phạt này được áp dụng với người phạm tội kinh doanh trái phép lần đầu và đang làm việc trong cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội hoặc có nơi thường trú nhất định.

Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, làm hàng giả, kinh doanh trái phép lại bộc lộ những hạn chế, thiếu sót và dường như không còn phù hợp nữa. Từ đó, việc đòi hỏi cho ra đời một Bộ luật hình sự mới được đặt ra.

1.3.3 Giai đoạn từ năm 1985-1999

Trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần IV, V nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã dành được những thành tựu quan trọng trong một số lĩnh vực nhất định, cải thiện được một phần cơ cấu của nền kinh tế-xã hội tạo ra những cơ sở đầu cho sự phát triển mới.

Năm 1985, khi tình hình đất nước dần ổn định thì công tác lập pháp ngày càng được chú trọng. Ngày 27/06/1985 tại kỳ hợp Quốc hội khóa VII, kỳ họp lần thứ 9 Bộ luật hình sự đầu tiên, đồng thời cũng là Bộ luật đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/1986, đánh dấu một bước phát triển mới của Pháp luật Việt Nam nói chung và Pháp luật hình sự nói riêng. Bộ luật hình sự 1985 thật sự là công cụ sắc bén của Nhà nước ta để bảo vệ những thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đấu tranh chống và

22 Đào Trí úc, Tội phạm học, luật hình sự và Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, H.1994, tr.228.

phòng ngừa mọi hành vi phạm tội. Từ đây các tội phạm không còn được quy định riêng lẻ trong các văn bản pháp luật dưới luật nữa mà được tập hợp trong một BLHS. Mỗi một tội phạm và hình phạt đối với tội phạm đó được quy định trong một điều luật riêng và được sắp xếp vào từng nhóm tội khác nhau. Cũng như vậy, “Tội kinh doanh trái phép” thuộc nhóm “Các tội kinh tế” quy định tại Điều 168 của Bộ luật:

“Điều 168. Tội kinh doanh trái phép.

1. Người nào kinh doanh không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung được phép hoặc có hành vi khác trái với quy định của Nhà nước về kinh doanh công thương nghiệp, đã bị xử lý hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:

a) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; b) Mạo nhận một tổ chức không có thật;

c) Hàng phạm pháp có số lượng lớn hoặc có giá trị lớn; thu lợi bất chính lớn”.

Tội kinh doanh trái phép trong Bộ luật hình sự năm 1985 trên cơ sở kế thừa những quy định trước đây tại Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép lần đầu tiên dấu hiệu “đã bị xử lý hành chính mà còn quy phạm” được quy định là dấu hiệu định tội của tội kinh doanh trái phép. Qua 15 năm thi hành, Bộ luật hình sự năm 1985 đã phát huy vai trò tích cực trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội kinh doanh trái phép nói riêng.

Tuy nhiên, tội kinh doanh trái phép nói riêng và các tội phạm về kinh tế nói chung được đặt ra nhằm đảm bảo cho phương thức quản lý mang tính tập trung, quan liêu, bao cấp.23 Do đó, chính sách xử lý đối với tội kinh doanh trái phép cũng như đối với các tội về kinh tế khác trong Bộ luật này nhìn chung chưa có gì mới so với trước. Tuy đã qua bốn lần sửa đổi, bổ sung nhưng do được xây dựng trong bối cảnh của cơ chế quản lý kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp nên nhiều quy định của Bộ luật đã không đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay. Do vậy, đòi hỏi cần có Pháp luật hình sự mới phù hợp hơn và tiến bộ hơn để kịp thời đáp ứng nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế hiện tại.

1.3.4 Giai đoạn từ năm 1999 đến nay

Để đáp ứng kịp thời với tình hình mới của đất nước, ngày 21/12/1999 tại kỳ họp lần thứ 6 của Quốc hội khóa X nước ta đã thông qua Bộ luật hình sự 1999 có hiệu lực

23

Đào Trí Úc, Những vấn đề lý luận của việc đổi mới luật hình sự trong giai đoạn hiện nay, Nxb Công an nhân dân, H. 1994, tr.168.

ngày 01/07/2000 trên cơ sở sửa đổi, bổ sung cơ bản toàn diện Bộ luật hình sự 1985, nhất là Chương các tội phạm về kinh tế, trong đó có tội kinh doanh trái phép được quy định tại Điều 159 thuộc Chương XVI Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế với nội dung như sau:

“ Điều 159. Tội kinh doanh trái phép

1. Người nào kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm:

a) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 160, 161, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm;

b) Hàng phạm pháp có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm:

a) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; b) Mạo nhận một tổ chức không có thật;

c) Hàng phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên; d) Thu lợi bất chính lớn.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu

Một phần của tài liệu tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)