Tội kinhdoanh trái phép đƣợc quy định tại Điều159 BLHS Việt Nam hiện hành

Một phần của tài liệu tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự việt nam (Trang 33 - 34)

5. Kết cấu của đề tài

2.1 Tội kinhdoanh trái phép đƣợc quy định tại Điều159 BLHS Việt Nam hiện hành

Tội kinh doanh trái phép đã không còn là một tội xa lạ nữa đối với chúng ta nói chung và đối với chủ thể tham gia kinh doanh nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, để hiểu và nắm rõ các quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về tội kinh doanh trái phép thì không phải ai cũng dễ hiểu và dễ nắm rõ. Chính vì vậy, người viết tiến hành phân tích những quy định của pháp luật hình sự hiện hành về tội kinh doanh trái phép để người đọc có thể dễ dàng hiểu và nắm rõ những quy định đó.

2.1 Tội kinh doanh trái phép đƣợc quy định tại Điều 159 BLHS Việt Nam hiện hành hành

Với tình hình kinh doanh trái phép hiện nay ở nước ta thì tội kinh doanh trái phép được quy định tại Điều 159 Bộ luật hình sự hiện hành là một điều vô cùng cần thiết, góp phần quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm này.

Điều 159 Bộ luật hình sự hiện hành quy định về tội kinh doanh trái phép như sau: “1. Người nào kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm:

a) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 160, 161, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm;

b) Hàng phạm pháp có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm:

a) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; b) Mạo nhận một tổ chức không có thật;

c) Hàng phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên; d) Thu lợi bất chính lớn.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.”

Như vậy, theo quy định tại Điều 159 Bộ luật hình sự hiện hành thì một người để được coi là tội phạm kinh doanh trái phép thì trước tiên người đó phải có một trong những dấu hiệu hành vi như: kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong

trường hợp pháp luật quy định phải có. Đó là một trong những điều kiện tiền đề cần phải có để đi đến những điều kiện đủ như sau:

Thứ nhất, lượng hàng hóa phạm pháp mà người đó kinh doanh trái phép có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.

Thứ hai, người thực hiện một trong những hành vi trên đã từng bị xử phạt hành chính về hành vi kinh doanh trái phép mà còn vi phạm. Đây là trường hợp người phạm tội trước đó đã có lần kinh doanh trái phép và đã bị xử phạt bằng một trong hình thức xử phạt hành chính, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính thì nay lại có hành vi kinh doanh trái phép và bị phát hiện.

Thứ ba, người thực hiện một trong những hành vi trên đã từng bị kết án về tội kinh doanh trái phép hoặc về một trong các tội quy định tại điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 160, 161, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Tóm lại, một người để được coi là tội phạm kinh doanh trái phép thì người đó phải thõa một trong ba điều kiện tiền đề ở trên và một trong những điều kiện đủ kế tiếp thì người đó mới được xem là tội phạm kinh doanh trái phép.

Một phần của tài liệu tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự việt nam (Trang 33 - 34)