5. Kết cấu của đề tài
2.4.1 Hình phạt tiền
Phạt tiền là một trong những biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất được quy định trong Bộ luật hình sự nhằm tước của người phạm tội một khoản tiền nhất định để sung quỹ nhà nước, tước đi quyền lợi vật chất của người bị kết án, tác động đến tình trạng tài sản của họ và thông qua đó tác động đến ý thức của người phạm tội. Đồng thời, người bị kết án phạt tiền còn phải gánh chịu hậu quả pháp lý khác là mang án tích
trong thời hạn một năm theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Bộ luật hình sự.39
Theo Bộ luật hình sự hiện hành, hình phạt tiền có thể được áp dụng với hai tư cách là hình phạt chính hoặc là hình phạt bổ sung. Hình phạt tiền được áp dụng với tư cách là hình phạt chính được tuyên một cách độc lập đối với các tội phạm được Bộ luật hình sự hiện hành quy định. Còn hình phạt tiền được áp dụng với tư cách là hình phạt bổ sung có thể được tuyên kèm với một số loại hình phạt khác theo quy định. Về bản chất, hình phạt tiền tước bỏ ở người bị kết án một số quyền lợi vật chất, tác động đến điều kiện kinh tế của họ, thông qua đó mang lại hiệu quả của hình phạt.
Đối với người phạm tội kinh doanh trái phép cũng vậy, hình phạt tiền có thể được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung.
Phạt tiền khi được áp dụng là hình phạt chính thì người phạm tội kinh doanh trái phép có thể sẽ bị phạt từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Mức phạt cụ thể được quyết định tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm đã thực hiện đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội kinh doanh trái phép cũng như sự biến động của giá cả (Điều 30). So sánh với các tội phạm khác thuộc Chương các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế thì mức quy định này với người phạm tội kinh doanh trái phép cũng khá cao tương tự mức phạt tiền quy định với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm (Điều 155), tội lừa dối khách hàng (Điều 162), tội làm tem giả, vé giả; tội buôn bán tem giả, vé giả (Điều 164)… và cao hơn mức phạt tiền quy định đối với tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới (Điều 154).
Tuy nhiên, mức phạt tiền được quy định đối với tội kinh doanh trái phép thấp hơn mức phạt tiền đối với tội buôn lậu (Điều 153), tội đầu cơ (Điều 169), tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 158). Các tội phạm này có tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn nên khi quy định hình phạt tiền cũng với mức phạt nghiêm khắc hơn như đều có mức phạt từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Cách quy định mức phạt tiền đối với tội kinh doanh trái phép cũng giống như các tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm (Điều 155), tội lừa dối khách hàng (Điều 162)… là ấn định khung của mức tiền phạt mà không phải là tính theo giá trị hàng phạm pháp.
Thực tế, người phạm tội kinh doanh trái phép diễn ra trên nhiều lĩnh vực như sản xuất, buôn bán và dịch vụ nên việc xác định hàng phạm pháp gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, về giá trị hàng phạm pháp cũng có nhiều ý kiến khác nhau như tính theo tổng số hàng của tất cả các lần phạm pháp hay chỉ tính theo số hàng các lần bắt được hoặc số
39 Vũ Thái Đoàn, Võ Hải Bằng, Hình phạt tiền quy định trong Bộ luật hình sự 1999 và một số kiến nghị, Tạp chí
hàng phạm pháp khi bị phát hiện. Do đó, để phù hợp với tội phạm này cũng như để thuận lợi trong việc áp dụng mà mục đích hình phạt vẫn đạt được nên đối với tội kinh doanh trái phép tại Điều 159, Bộ luật hình sự năm 1999 đã không quy định phạt theo số lần hàng phạm pháp mà theo một mức tiền nhất định. Cách quy định này không chỉ đối với phạt tiền là hình phạt chính mà cả với trường hợp là hình phạt bổ sung (có thể bị phạt từ 3 triệu đồng đến 30 triệu đồng).
Người phạm tội kinh doanh trái phép, có thể nộp tiền phạt một lần hoặc nhiều lần theo quyết định của toà án. Quy định này một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho người phạm tội kinh doanh trái phép có khả năng thi hành bản án, mặt khác cũng định rõ trách nhiệm của toà án trong việc cân nhắc, xem xét từng trường hợp phạm tội cụ thể để ấn định mức tiền, thời gian và phương thức thi hành hình phạt này cho phù hợp.
Trong trường hợp đồng phạm, xuất phát từ nguyên tắc cá thể hoá hình phạt, phạt tiền được tuyên cụ thể cho từng bị cáo trên cơ sở xem xét vai trò và trách nhiệm của từng người trong vụ đồng phạm đồng thời có xem xét đến tình hình tài sản (hoàn cảnh kinh tế) cụ thể cũng như các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ của mỗi người. Trong trường hợp là hình phạt bổ sung thì phạt tiền chỉ có thể được áp dụng với người phạm tội kinh doanh trái phép từ đủ 18 tuổi trở lên (Điều 69).
Người phạm tội kinh doanh trái phép bị áp dụng hình phạt tiền, ngoài việc bị tước bỏ lợi ích kinh tế còn phải gánh chịu hậu quả pháp lí bất lợi là án tích trong thời hạn một năm (so với quy định tại Bộ luật hình sự năm 1985 thì thời hạn này đã giảm xuống còn 1/3) (Điều 64).40