Các giải pháp trong công tác quản lý của cơ quan đăng ký kinhdoanh

Một phần của tài liệu tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự việt nam (Trang 71 - 88)

5. Kết cấu của đề tài

3.3.1 Các giải pháp trong công tác quản lý của cơ quan đăng ký kinhdoanh

Công tác quản lý đăng ký kinh doanh còn nhiều khiếm khuyết, do đó, phải không ngừng đổi mới tư duy và cách thức làm việc, tích cực hỗ trợ, giúp đỡ các cá nhân, tổ chức kinh doanh để không ngừng nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan Nhà nước đối với hoạt động này. Các giải pháp cụ thể cần thực hiện như sau:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức làm công tác đăng ký kinh

doanh. Cán bộ công chức làm công tác đăng ký kinh doanh cần có quan niệm mới về đăng ký kinh doanh trong giai đoạn hiện nay, phải nhận thức được đăng ký kinh doanh vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của các cơ quan Nhà nước. Phải hiểu và biết được Bộ máy nhà nước hoạt động được chủ yếu là nhờ vào các khoản thuế do nhân dân đóng góp, cán bộ, công chức nói chung, trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh nói riêng phải phục vụ nhân dân và là “người đầy tớ trung thành của nhân dân”, “lấy nhân dân làm gốc” (Hồ Chí Minh) mọi việc làm đều phải đặt lợi ích của nhân dân lên trước tiên, phải có thái độ vui vẽ, cởi mỡ với nhân dân. Đồng thời, phải có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, quyền và nghĩa vụ của mình mới có thể thay đổi được phong cách làm việc cũng như mới hạn chế được đến mức thấp nhất các thủ tục về đăng ký kinh doanh. Do đó, cùng với việc không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn,

nghiệp vụ cần thường xuyên giáo dục ý thức trách nhiệm đối với từng cán bộ, công chức. Tại các cơ quan đăng ký kinh doanh nên có những hình thức phù hợp để những người đến thực hiện đăng ký kinh doanh đều có cơ hội phát biểu ý kiến của mình về tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức như các hộp thư góp ý hoặc các sổ góp ý...Tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức phải được coi là một tiêu chí quan trọng trong quá trình đánh giá đề bạt, nâng lương, khen thưởng và các ưu đãi khác.

Thứ hai, xây dựng tổ chức thống nhất về đăng ký kinh doanh. Hoạt động đăng ký

kinh doanh còn phân tán, chưa tập trung. Để góp phần giải quyết những bất cập này trong quản lý đăng ký kinh doanh, về lâu dài cần tập trung vào một đầu mối, do một cơ quan đảm nhận. Cơ quan này vừa theo dõi, quản lý việc thành lập, đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh; vừa hướng dẫn, giúp đỡ các doanh nghiệp và cá nhân khi thành lập, đăng ký kinh doanh cũng như sau khi ra hoạt động; xử lý các vi phạm của doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật và gửi thông cập nhật các trường hợp vi phạm “đã bị xử phạt hành chính” trong lĩnh vực kinh doanh cho cơ quan điều tra. Như vậy, sẽ tránh được tình trạng như hiện nay, các doanh nghiệp, doanh nhân sau khi được thành lập chưa có một cơ quan Nhà nước riêng nào theo dõi, giúp đỡ họ hoạt động, uốn nắn, sửa chữa kịp thời những sai sót, sai phạm. Khi có một cơ quan thống nhất quản lý về đăng ký kinh doanh mới có thể làm cho công tác này được hoàn thiện, các thủ tục sẽ được giảm tới mức tối đa như về thời gian đăng ký, về các loại giấy phép đang tồn tại hiện nay.

Thứ ba, tăng cường lực lượng cho công tác đăng ký kinh doanh cả về số lượng

lẫn chất lượng theo hướng chuyên nghiệp hoá cao độ cán bộ đăng ký đăng ký kinh doanh. Trên khối lượng công việc mà các đơn vị thực hiện, cần bổ sung biên chế cho hoạt động này để các Phòng đăng ký kinh doanh đủ năng lực và vị thế giải quyết công việc và làm cầu nối giữa Ủy ban nhân dân, giữa Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện với Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh...trong việc hỗ trợ, giúp đỡ và quản lý doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh. Đồng thời, nâng cao trình độ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh và hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện đúng pháp luật như:

+ Trình độ pháp lý chuyên sâu, tránh thuyên chuyển cán bộ đăng ký kinh doanh làm công việc khác một cách tuỳ tiện.

+ Trình độ am hiểu các luật chuyên ngành liên quan đến đăng ký kinh doanh để chỉ dẫn nhà đầu tư.

+ Trình độ xử lý tin học, khai thác các thông tin trên mạng, truy cập và cung cấp các thông tin vào hệ thống dữ liệu thông tin doanh nghiệp quốc gia

Mặt khác, tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất cho những nơi thực hiện đăng ký kinh doanh, cần trang bị hệ thống máy tính đồng bộ trên phạm vi cả nước. Các phòng đăng ký kinh doanh cần tích cực chuẩn bị khai thác, sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp của Trung tâm thông tin doanh nghiệp – Bộ kế hoạch và đầu tư thuộc chương trình xây dựng hệ thống thông tin doanh nghiệp trên toàn quốc.

3.3.2 Các giải pháp về quy định của pháp luật và kiến nghị hoàn thiện

Thứ nhất, để có cách hiểu đúng và áp dụng pháp luật theo một thể thống nhất

cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn về tội kinh doanh trái phép nói riêng và tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung. Trong thời gian trước mắt các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp, Bộ công an...cần có giải thích, hướng dẫn chính thức để có cách hiểu thống nhất đối với các quy định của Bộ luật hình sự mới về tội phạm này như về nội dung khái niệm kinh doanh trái phép, về kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, về những nội dung vi phạm trong đăng ký kinh doanh sẽ bị xử lý hình sự...Theo đó, đưa ra một số kiến nghị như sau:

- Về nội dung khái niệm kinh doanh: nội dung khái niệm này trong Bộ luật hình sự hiện hành và các ngành luật khác như luật hành chính, luật kinh tế không đồng nhất, được hiểu với nhiều nghĩa khác nhau. Điều này dễ dẫn tới thiếu thống nhất trong việc áp dụng các quy định xử lý về kinh doanh trái phép. Do đó, phải xác định rõ nội dung khái niệm kinh doanh trái phép theo Điều 159 Bộ luật hình sự hiện hành. Khi đề cặp tới khái niệm tội kinh doanh trái phép cho thấy nội dung khái niệm bao gồm hình vi kinh doanh trái phép, trái với các quy định của pháp luật về mặt hình thức tiến hành mà cụ thể là kinh doanh không có đăng ký, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định, được thực hiện trên mọi lĩnh vực như đầu tư, sản xuất, buôn bán và dịch vụ. Các hành vi này có thể diễn ra thường xuyên hoặc không thường xuyên, có thể đưa lại nguồn thu nhập chính hoặc không đưa lại nguồn thu nhập chính cho người vi phạm.

- Về quy định trong cấu thành cơ bản của tội kinh doanh trái phép cần làm rõ dấu hiệu về hành vi kinh doanh không có đăng ký và hành vi kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký: trên thực tế quy định này đã tạo ra những cách hiểu khác nhau, không thống nhất. Do đó, để tránh những cách hiểu không thống nhất về vấn đề này cần được quy định là hành vi kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và hành vi kinh doanh không đúng với nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Với việc quy định như vậy một mặt làm cho các quy định của luật hình sự phù hợp với các luật chuyên ngành như Luật kinh tế, luật hành chính, mặt khác, tạo sự nhận thức chính xác, thống nhất về nội dung này.

- Về trường hợp kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký: các nội dung đăng ký kinh doanh phụ thuộc vào từng loại hình kinh doanh nên cần xác định rõ nội dung gì khi đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm sẽ bị xử lý về hình sự để phù hợp với thực tiễn cuộc sống, đồng thời cũng tránh được việc áp dụng pháp luật tùy tiện, tác động xấu tới hoạt động kinh doanh. Do đó, xử lý về hình sự cần hướng vào các nội dung quan trọng mà nếu vi phạm sẽ ảnh hưởng đến sự quản lý của Nhà nước, tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Về dạng hành vi đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm: trong trường hợp này để tránh có những cách hiểu khác nhau, cần hướng dẫn theo hướng hành vi đã bị xử phạt hành chính và hành vi vi phạm tiếp theo không đòi hỏi phải cùng dạng với nhau.

Thứ hai, cần quy định lại việc cá nhân, tổ chức khi kinh doanh kể cả ngành nghề

kinh doanh có điều kiện chỉ cần có một loại giấy duy nhất đó là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Việc quy định như vậy, một mặt, tránh được sự nhằm lẫn của người dân khi nghĩ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là Giấy phép kinh doanh và kể từ đây người dân chỉ cần biết đến một loại giấy duy nhất đó là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Mặt khác, việc quy định như vậy cũng đảm bảo phù hợp hơn về mặt lý luận, phù hợp với cách hiểu hiện tại của người dân về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi đã đề cập ở trên phần bất cập, đồng thời cũng giảm chi phí đăng ký kinh doanh, chi phí đi lại cho người dân khi họ đã không cần phải xin “giấy khai sinh” nhiều lần, hơn nữa thủ tục hành chính cũng đơn giản hơn nhiều so với lúc trước khi thì người dân phải xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, khi thì phải xin giấy phép kinh doanh. Theo đó, đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có tên ngành, nghề kinh doanh đó, việc quy định như vậy cũng góp phần vào công tác, kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh được dễ dàng hơn.

Thứ ba, cần tăng mức hình hình phạt tù có thời hạn và quy định lại mức hình phạt tiền đối với tội kinh doanh trái phép để tương xứng với tính chất và mức độ phạm tội. Sự thay đổi trong từng giai đoạn, từng thời kỳ phát triển của đất nước đã làm cho quy định của pháp luật về mức hình phạt của tội kinh doanh trái phép hiện nay đã không còn phù hợp nữa so với thực tiễn. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng tiền ngày càng bị mai mọt dần về giá trị, tội phạm kinh doanh trái phép ngày càng gia tăng với quy mô lớn, hành vi phạm tội tinh vi, thủ đoạn và mức độ phạm tội nguy hiểm hơn nhiều thì vấn đề cần thiết được đặt ra ở đây là phải tăng hình phạt tù có thời hạn và quy định lại mức phạt tiền đối với tội kinh doanh trái phép để tương xứng với

tính chất và mức độ phạm tội, một mặt nhằm nghiêm trị những hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước trên lĩnh vực kinh doanh, bảo đảm quyền tự do kinh doanh của công dân đã được Hiến pháp quy định. Mặt khác, tạo sự răng đe, nghiêm khắc hơn trong quần chúng nhân dân để từ đó uốn nắn hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật. Có như vậy, thì những cá nhân, tổ chức nào vì mục đích lợi nhuận mà đã hình thành ý tưởng kinh doanh trái phép rồi mà chưa thực hiện thì họ sẽ phải cân nhắc và suy nghĩ lại ý tưởng của mình.

Cụ thể, người viết xin đưa ra kiến nghị sau:

Đối với hình phạt tù có thời hạn tại khoản 2 Điều 159 Bộ luật hình sự hiện hành quy định người thực hiện hành vi kinh doanh trái phép mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 điều này thì bị phạt tù “từ ba tháng đến hai năm” thì nay người viết đề xuất tăng “từ sáu thángđến ba năm”. Bởi người viết cho rằng, trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì tình hình tội kinh doanh trái phép ngày càng có những chuyển biến phức tạp: hành vi phạm tội ngày càng tinh vi, mức độ phạm tội ngày càng nguy hiểm, hậu quả phạm tội ngày càng nghiêm trọng...Chính vì vậy, mà trong giai đoạn này việc nghiêm trị tội kinh doanh trái phép là hết sức cần thiết và quan trọng nhằm để tạo tính răn đe, nghiêm khắc hơn trong xã hội mà hiện nay với quy định của Bộ luật hình sự hiện hành vẫn chưa làm tốt được điều đó, mặc dù trong quy định của Bộ luật hình sự hiện hành tại khoản 2 Điều 159 có quy định khung hình phạt tăng nặng đối với hành vi kinh doanh trái phép là hình phạt tù có thời hạn “từ ba tháng đến hai năm” nhưng mức hình phạt tù cao nhất cũng chỉ “đến hai năm”. Điều này đã làm giảm đáng kể tính răng đe, nghiêm khắc hơn trong xã hội, chính vì vậy mà người viết cho rằng việc người viết đề xuất nên tăng hình phạt tù có thời hạn lên “từ sáu tháng đến ba năm” là phù hợp nhất, một mặt phù hợp với mức độ nghiêm trọng mà người thực hiện hành vi kinh doanh trái phép gây ra hiện nay, mặt khác phù hợp với tính chất của tội ít nghiêm trọng mà vẫn không làm giảm tính răn đe, nghiêm khắc trong xã hội. Bởi suy cho cùng, tội kinh doanh trái phép cũng là loại tội ít nghiêm trọng, nó chỉ vi phạm về mặt hình thức, thủ tục khi tham gia kinh doanh mà người thực hiện việc kinh doanh không đăng ký kinh doanh với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc có đăng ký kinh doanh nhưng kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có.

Đối với hình phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều 159 Bộ luật hình sự hiện hành thì số tiền phạt được tính dựa trên mức phạt tiền cụ thể “từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng” thì nay người viết đề xuất số tiền phạt phải được tính dựa trên số lợi bất chính mà người thực hiện hành vi kinh doanh trái phép thu được là “từ một lần đến ba lần số lợi bất chính thu được, nếu số lợi bất chính thu được dưới hai mươi triệu

đồng thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng”. Việc quy định như vậy, nhằm đảm bảo sự tương xứng giữa tính chất với mức độ phạm tội mà người phạm tội đã gây ra đồng thời tạo được tính răn đe, nghiêm khắc trong xã hội. Bởi người viết cho rằng, trên nguyên tắc nhân đạo nên trong quá trình xét xử tòa án rất hạn chế việc áp dụng hình phạt tù đối với những người phạm tội ít nghiêm trọng. Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù khi người phạm tội không có tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự hoặc có tình tiết giảm nhẹ nhưng không đáng kể thì khi đó Tòa án mới áp dụng hình phạt tù. Như vậy, thì theo người viết nếu đã xác định áp dụng hình phạt tiền là hình phạt chính thì nên xác định mức phạt tiền sao cho số tiền phạt phải lớn hơn hoặc bằng với số tiền lợi bất chính mà người phạm tội thu được khi thực hiện hành vi kinh doanh trái phép, có như vậy thì những người đã có ý định thực hiện hành vi kinh doanh trái phép rồi thì họ sẽ suy nghĩ lại ý tưởng của họ. Bởi trên thực tế, có người vì mục đích lợi nhuận mà sẵn sàng thực hiện hành vi kinh doanh trái phép vì họ thấy rằng lợi nhuận từ việc thực hiện hành vi kinh doanh trái phép đem về là cao hơn rất nhiều so với mức hình phạt tiền mà pháp luật quy định. Việc họ thực hiện hành vi kinh doanh trái phép cũng chưa chắc gì bị phát hiện mà nếu bị phát hiện thì chỉ bị xử lý hành chính, song, có vi phạm nữa mới bị xử lý hình sự và xử lý hình sự thì cũng chỉ bị phạt tiền có vài triệu. Nên nếu quy định lại mức phạt tiền sao cho số tiền phạt từ bằng hoặc lớn hơn số lợi bất chính mà người phạm tội thu được thì như vậy sẽ góp

Một phần của tài liệu tội kinh doanh trái phép trong luật hình sự việt nam (Trang 71 - 88)