Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 78 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
78
Dung lượng
1,25 MB
Nội dung
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Đề tài:
PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH CẦM CỐ TÀI SẢN TẠI CỬA
HÀNG CẦM ĐỒ
GVGD:
ThS. Tăng Thanh Phương
Bộ môn: Luật Tư Pháp
Sinh viên thực hiện:
Quách Thanh Trúc
MSSV: 5115772
Cần Thơ, 11/2014
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
i
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
ii
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
LỜI CẢM ƠN
“Không thầy đố mày làm nên” vâng đó là câu nói rất đúng và được dân gian
đã truyền miệng từ rất lâu đời, để có thể hoàn thành thành luận văn tốt nghiệp này
trước hết đó là công sức giảng dạy tận tình của quý Thầy Cô của Trường Đại học Cần
Thơ nói chung và quý Thầy Cô Khoa Luật nói riêng. Em xin chân thành cảm ơn sâu
sắc đến quý Thầy Cô đã tận tình giảng dạy, không chỉ mang lại cho em những kiến
thức cơ bản trong lĩnh vực học tập mà còn cả cách sống, cách chuẩn bị hành trang cho
em bước vào đời.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn đến sự quan tâm chỉ dẫn tận tình của Cô
Tăng Thanh Phƣơng đã tạo điều kiện giúp em trong suốt thời gian để có thể hoàn
thành tốt Luận văn tốt nghiệp này.
Vì kiến thức và thời gian có hạn, thêm vào đó do lần đầu tiên tiếp xúc nên Luận
văn này không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của quý
Thầy Cô, anh chị để Luận văn được tốt hơn.
Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy Cô luôn dồi dào sức khỏe, gặt hái được
nhiều thành công trong công tác giảng dạy, nghiên cứu.
Xin trân trọng kính chào!
Cần Thơ, Ngày 20 tháng 11 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Quách Thanh Trúc
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
iii
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................... 4
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................ 4
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ........................................................................................... 5
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài............................................................................................. 5
4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài .................................................................................... 6
5. Bố cục đề tài ................................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIAO DỊCH CẦM CỐ TÀI SẢN TẠI CỬA
HÀNG CẦM ĐỒ ................................................................................................................ 7
1.1. Khái niệm và đặc điểm về cầm cố tài sản......................................................... 7
1.1.1. Khái niệm về cầm cố tài sản ............................................................................................. 7
1.1.2. Đặc điểm của cầm cố tài sản ............................................................................................. 8
1.1.3. So sánh giữa cầm cố và thế chấp tài sản ...................................................................... 10
1.1.3.1. Điểm giống nhau giữa cầm cố và thế chấp ............................................................. 11
1.1.3.2. Điểm khác nhau giữa cầm cố và thế chấp ............................................................... 11
1.2. Khái niệm và đặc điểm về cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ .......................12
1.2.1. Khái niệm về cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ .................................................... 12
1.2.2. Đặc điểm về cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ ...................................................... 14
1.3. Sơ lƣợc về pháp luật cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ từ năm 1986 đến nay
.....................................................................................................................16
1.3.1. Giai đoạn từ 1986 đến khi có BLDS năm 1995........................................................ 16
1.3.2. Giai đoạn từ BLDS năm 1995 đến khi có BLDS năm 2005 .................................. 17
1.3.3. Giai đoạn từ BLDS năm 2005 đến nay ........................................................................ 19
1.4. Ý nghĩa cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ trong đời sống kinh tế-xã hội ....20
CHƢƠNG 2: QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH CẦM CỐ TÀI SẢN
TẠI CỬA HÀNG CẦM ĐỒ ........................................................................................... 22
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
1
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
2.1. Giao kết hợp đồng cầm cố tại cửa hàng cầm đồ ..............................................22
2.1.1. Hình thức hợp đồng cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ ........................................ 22
2.1.2. Chủ thể trong hợp đồng cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ ................................. 23
2.1.3. Đối tượng của hợp đồng cầm cố tại cửa hàng cầm đồ ............................................. 28
2.1.4. Nghĩa vụ được bảo đảm trong hợp đồng cầm cố tại cửa hàng cầm đồ................ 31
2.2. Thực hiện hợp đồng cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ ................................31
2.2.1. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ ......... 31
2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm
đồ
32
2.2.2.1. Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ ..................... 32
2.2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ ........... 34
2.3. Chấm dứt hợp đồng cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ ................................37
2.3.1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt........................................................ 37
2.3.2. Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. .
........................................................................................................................37
2.3.3. Theo thoả thuận của các bên ........................................................................................... 37
2.3.4. Tài sản cầm cố được xử lí ................................................................................................ 37
CHƢƠNG 3:THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CẦM CỐ TÀI SẢN TẠI
CỬA HÀNG CẦM ĐỒ VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT .................................................................................................................... 47
3.1. Thực tiễn chung về hoạt động giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng ở nƣớc ta
hiện nay .................................................................................................................47
3.2. Bất cập về việc cầm cố tài sản không thuộc sở hữu của ngƣời cầm đồ và hƣớng
giải quyết hoàn thiện .............................................................................................51
3.2.1. Một số điểm bất cập .......................................................................................................... 51
3.2.2. Hướng hoàn thiện............................................................................................................. 55
3.3. Bất cập về việc không lập hợp đồng cầm cố và hƣớng giải quyết ...................56
3.3.1. Điểm bất cập ....................................................................................................................... 56
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
2
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
3.3.2. Hướng hoàn thiện............................................................................................................. 57
3.4. Bất cập về cầm cố tài sản không nằm trong danh mục cho phép và hƣớng giải
quyết .....................................................................................................................57
3.4.1. Điểm bất cập ....................................................................................................................... 57
3.4.2. Hướng hoàn thiện............................................................................................................. 60
3.5. Bất cập về lãi suất cầm đồ và hƣớng giải quyết nhằm hoàn thiện ....................61
3.5.1. Điểm bất cập ....................................................................................................................... 61
3.5.2. Hướng hoàn thiện............................................................................................................. 65
3.6. Nguyên nhân gây bất cập và hƣớng hoàn thiện trong hoạt động quản lí các cơ
sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ ...............................................................................67
3.6.1. Nguyên nhân gây bất cập trong việc quản lí ......................................................... 67
3.6.2. Hƣớng hoàn thiện trong việc quản lí các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ .
............................................................................................................................................. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 1
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
3
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế nước ta hiện nay đang trên đà phát triển mạnh mẽ, trong bối cảnh đó,
nhiều người cần huy động vốn nhanh để đáp ứng nhu cầu thực tế của mình, trong khi việc
vay vốn ở các Ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng bên ngoài có một số hạn chế như thủ
tục phiền hà gây mất thời gian, số tiền vay ở tại các nơi này thì khá lớn, nên không phù
hợp với những trường hợp vay cá nhân với số tiền vay nhỏ, theo đó giao dịch tại cửa
hàng cầm đồ là nơi có thể đáp ứng kịp thời hơn để có số vốn vay nhanh chóng, kết hợp
với thủ tục nhanh gọn lẹ.
Trong những năm vừa qua Việt Nam thực hiện chuyển đổi mô hình kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đã tiến hành cải cách đầy ấn tượng để cải thiện
môi trường đầu tư trong nước. Những cải cách này đã góp phần nên một môi trường
thuận lợi cho việc tăng trưởng khu vực kinh tế tư nhân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất
nước. Giao lưu dân sự ngày càng nhộn nhịp hơn trong sự tăng trưởng nền kinh tế đất
nước trong đó có giao dịch dân sự bằng biện pháp bảo đảm, ở lĩnh vực kinh doanh tư
nhân hiện nay giao dịch bảo đảm dân sự phổ biến nhất được xem là giao dịch cầm cố tài
sản tại cửa hàng cầm đồ, nơi cho vay tín dụng cá nhân với thủ tục nhanh gọn, lãi suất
cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác với điều kiện là phải có tài sản có giá trị để đảm
bảo và loại tài sản này phải phù hợp với quy định của pháp luật.
Với đề tài “Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ” Người
viết muốn phân tích những lí luận cũng như quy định của pháp luật về cầm cố tài sản tại
cửa hàng cầm đồ và làm rõ những vấn đề về thực trạng trong giao dịch cầm cố này cũng
như tình hình áp dụng pháp luật trong hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Khi mà thực
tế hiện nay, loại giao dịch này vi phạm rất nghiêm trọng về các mặt như: Không lập hợp
đồng cầm đồ khi khách hàng đến vay tiền, từ đó dẫn đến các cơ quan chức năng khó kiểm
tra và quản lí về an ninh trật tự vì cầm đồ là loại hình kinh doanh thuộc doanh mục ngành
nghề kinh doanh có điều kiện theo qui định của pháp luật. Bên cạnh đó, tài sản được bên
khách hàng mang đến cửa hàng cầm đồ thì không thuộc sở hữu hợp pháp của họ và thông
thường các tài sản không chính chủ đó là những tang vật vụ án do hành vi phạm pháp mà
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
4
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
có được, nhưng các chủ cửa hàng cũng không quan tâm đến nguồn gốc, xuất xứ của tài
sản mà vẫn cho cầm cố. Hơn thế nữa, họ còn tiếp tay, móc nối cho kẻ gian thực hiện hành
vi phạm với rất nhiều vụ phức tạp trên địa bàn cả nước. Ngoài ra, các chủ cơ sở còn cho
phép khách hàng cầm cố những tài sản không thuộc danh mục tài sản cho phép được cầm
cố như: giấy chứng minh nhân dân (CMND), thẻ sinh viên, thẻ ngành, bằng Đại học, sổ
hộ khẩu, đặc biệt là giấy tờ nhà đất cũng được phép cầm cố tại cửa hàng cầm đồ gây
nhiều phức tạp trong xã hội. Đó là những vấn đề xã hội xảy ra phổ biến nhất hiện nay
trong hoạt động kinh doanh cầm đồ cần được làm sáng tỏ về qui định của pháp luật khi
mà những qui định về biện pháp chế tài còn khá nhẹ không đủ răn đe hành vi vi phạm,
đặc biệt là chủ cửa hàng kinh doanh dịch vụ cầm đồ so với lợi nhuận mà họ thu thì họ vi
phạm quá nhẹ nhàng và khá bình thường nên họ sẳn sàng chấp nhận hình phạt.
Từ những thực tế đó đã gây nhiều bức xúc trong dư luận không tốt về lĩnh vực cầm
đồ cũng như ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương, qua đó, người viết
muốn nghiên cứu trong bài luận văn tốt nghiệp của mình để làm rõ những lí luận, quy
định của pháp luật cũng như thực tiễn về loại hình giao dịch này đồng thời đưa ra những
đề xuất nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về hoạt động trong lĩnh vực này.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Với đề tài “Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ” người
viết nghiên cứu ở một số vấn đề về lí luận, quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng
pháp luật trong lĩnh vực giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ. Trên cơ sở đó,
người viết xem xét việc áp dụng các quy định của pháp luật vào thực tiễn trên địa bàn cả
nước để chỉ ra những tồn tại, vướng mắc trong quy định của pháp luật về giao dịch cầm
cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ, góp phần lập lại an ninh trật tự và phòng chống tội phạm.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Trong phạm vi đề tài này, người viết tập chung nghiên cứu chủ yếu là hợp đồng
cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ, phân tích các quy định của pháp luật liên quan đến
hợp đồng cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ như Bộ luật Dân sự năm 2005, Nghị định
163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 về giao dịch bảo đảm (NĐ 163/2006/NĐCP0, Nghị định 11/2012/NĐ/CP ngày 22 tháng 2 năm 2012 về sửa đổi bổ sung một số
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
5
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
điều Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 về giao dịch bảo đảm (NĐ
11/2012/NĐ-CP), Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ
nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình (NĐ 167/2013/NĐCP) và Thông tư 33/2010/TT-BCA ngày 5 tháng 10 2010 quy định cụ thể điều kiện an
ninh trật tự đối với một sô ngành nghề kinh doanh có điều kiện (TT 33/2010/TT-BCA).
Bên cạnh đó, người viết còn phân tích những thực tiễn liên quan đến hoạt động kinh
doanh này.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài là các phương pháp phân tích luật viết.
Bên cạnh đó, người viết còn áp dụng phương pháp diễn dịch, quy nạp, liệt kê, so sánh, đối
chiếu nhằm đi sâu vào từng điều luật cụ thể và tìm hiểu nội dung, tính hữu hiệu cũng như
mặt hạn chế từ đó đưa ra hướng giải quyết cho những vấn đề đặt ra.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì phần nội dung của
đề tài được chia thành 3 chương:
Chƣơng 1: Lý luận chung về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
Chƣơng 2: Quy định của pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng
cầm đồ
Chƣơng 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
và một số đề xuất góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
6
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIAO DỊCH CẦM CỐ TÀI SẢN TẠI CỬA HÀNG
CẦM ĐỒ
Khi tham gia vào quan hệ dân sự, nhìn chung các chủ thể có quyền và có nghĩa vụ
tương ứng với nhau, lợi ích của chủ thể có quyền phụ thuộc hành vi thực hiện nghĩa vụ
của chủ thể có nghĩa vụ. Trong trường hợp chủ thể có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ thì lợi ích của chủ thể có quyền bị ảnh hưởng. Để đảm bảo
nghĩa vụ dân sự được thực hiện, pháp luật Việt Nam quy định các biện pháp nghĩa vụ dân
sự, trong đó biện pháp cầm cố tài sản là một trong những biện pháp phổ biến nhất hiện
nay.
1.1.
Khái niệm và đặc điểm về cầm cố tài sản
1.1.1. Khái niệm về cầm cố tài sản
Để quyền dân sự của người có quyền chắc chắn được thỏa mãn, các bên trong quan
hệ nghĩa vụ có thể thỏa thuận, theo đó bên có nghĩa vụ giao cho bên có quyền một tài sản
nhất định. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ, thì bên có quyền đã có sẵn một tài sản mà người có nghĩa vụ đã giao cho mình
để từ tài sản đó khấu trừ phần nghĩa vụ chưa thực hiện. Vì vậy, về ngữ nghĩa thì: Cầm cố
tài sản là việc một người cầm trước một tài sản của người khác để đảm bảo cho quyền và
lợi ích của mình. Việc cầm cố tài sản thường được đặt ra bên cạnh một hợp đồng chính,
nhưng cũng có thể đặt ra bên cạnh một hợp đồng phụ. Bất luận ở trường hợp nào, cầm cố
tài sản đều là kết quả của sự thỏa thuận từ hai phía và với mục đích: Bên có nghĩa vụ phải
bằng tài sản của mình để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ đó trước bên có quyền.
Điều 326 BLDS năm 2005 qui định “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi
là bên cầm cố) giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận
cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ". Xuất phát từ sự thỏa thuận của các bên, cầm cố
tài sản được hình thành từ nhu cầu đảm bảo cho quan hệ chính được thực hiện. Ví dụ, T
vay tiền của B 10 triệu đồng, để đảm bảo cho nghĩa vụ vay tiền, các bên thỏa thuận giao
kết hợp đồng cầm cố, theo đó T sẽ giao cho B một chiếc xe gắn máy để đảm bảo cho
nghĩa vụ vay tiền và nếu như đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên A không thực hiện đúng
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
7
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
như đã thỏa thuận thì bên B có quyền bán chiếc xe gắn máy này để bù trừ cho số tiền đã
vay hoặc bên A có thể chuyển quyền sở hữu chiếc xe này cho bên B để bù trừ nghĩa vụ trả
tiền vay. Quan hệ chính trong ví dụ trên là “vay tiền”, còn việc cầm cố tài sản cho B chiếc
xe gắn máy là quan hệ phụ để đảm bảo cho quan hệ chính được diễn ra thuận lợi hơn.
1.1.2. Đặc điểm của cầm cố tài sản
Quan hệ cầm cố đòi hỏi phải có sự chuyển giao tài sản từ bên cầm cố sang bên
nhận cầm cố và việc chuyển giao tài sản cũng là tiêu chí được dùng để phân biệt đâu là
hợp đồng cầm cố và đâu là hợp đồng thế chấp. Khi tài sản được chuyển giao, bên nhận
cầm cố sẽ giữ tài sản đó hoặc ủy quyền cho người thứ ba giữ tài sản; trường hợp ủy quyền
cho người thứ ba thì bên nhận cầm cố vẫn phải chịu trách nhiệm chính trước bên cầm cố
về những thiệt hại gây ra cho tài sản cầm cố.
Hợp đồng cầm cố phát sinh hiệu lực từ thời điểm chuyển giao tài sản. Do hợp
đồng cầm cố là hợp đồng song vụ thực tại, nên nó chỉ phát sinh hiệu lực khi tài sản cầm
cố được chuyển giao và các bên trong giao kết đều có nghĩa vụ đối với nhau.
Bên nhận cầm cố có thể xử lí ngay tài sản cầm cố khi đến hạn mà bên cầm cố
không thực hiện nghĩa vụ. Đây là điểm mạnh của biện pháp cầm cố hơn biện pháp thế
chấp, khi đến hạn mà bên cầm cố không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghiã vụ
thì bên nhận cầm cố có thể xử lí ngay tài sản một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn bên
nhận thế chấp. Bởi vì bên nhận thế chấp muốn xử lí tài sản thế chấp phải qua các bước
như yêu cầu bên thế chấp giao tài sản thế chấp để xử lí, nếu bên thế chấp không giao thì
bắt buộc bên nhận thế chấp phải kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết. Như vậy, thủ tục xử lí
tài sản của biện pháp thế chấp kéo dài và tính rủi ro cũng cao hơn bên biện pháp cầm cố
tài sản.
Ngoài các đặc điểm trên, biện pháp cầm cố còn có những đặc điểm chung với các
biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác như:
Cầm cố tài sản là một trong những biện pháp giao dịch bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ.
Nghĩa vụ trong quan hệ cầm cố là nghĩa vụ phụ mang tính bổ sung cho nghĩa vụ
chính là vay tiền. Vì là nghĩa vụ đặt ra bên cạnh nghĩa vụ chính, là biện pháp bảo đảm
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
8
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
nghĩa vụ chính được thực hiện, nhằm tránh tình trạng bên cầm cố vi phạm nghĩa vụ. Cho
nên nếu bên có nghiã vụ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình thì quyền yêu cầu của bên
nhận cầm cố không được đặt ra.
Quyền yêu cầu của bên nhận cầm cố chỉ phát sinh khi nghĩa vụ chính không thực
hiện hoặc không thực hiện đầy đủ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Phạm vi
bảo đảm do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật qui định, trừ trường hợp các bên không
có thỏa thuận và pháp luật không có qui định thì được xem như nghĩa vụ chính được bảo
đảm toàn bộ. Xuất phát từ nguyên tắc tự do trong hợp đồng, các bên tự thỏa thuận về
phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Các biện pháp bảo đảm điều nhằm mục đích ràng
buộc và nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ nghĩa vụ dân sự.
Cầm cố tài sản là một hình thức đảm bảo đối vật.
Hợp đồng cầm cố là hợp đồng thực tế và có hiệu lực từ thời điểm chuyển giao tài
sản đó cho bên nhận cầm cố. Do vậy, biên bản bàn giao tài sản hay việc kí nhận tài sản
đảm bảo là căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cầm cố tài sản.
Tài sản cầm cố được giao cho bên nhận cầm cố giữ để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa
vụ của người có nghĩa vụ đối với người có quyền. Việc giao tài sản cho bên nhận cầm cố
giữ là nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ và người có quyền bằng
việc nắm giữ thực tại tài sản cầm cố. Do đó, sẽ không có trường hợp ngoại lệ tài sản cầm
cố vẫn do người cầm cố giữ.
Các bên trong hợp đồng cầm cố có quyền theo đuổi đối với tài sản cầm cố. Cụ thể
như bên cầm cố có quyền yêu cầu bên nhận cầm cố dừng việc khai thác công dụng hoặc
hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố nếu như không có thỏa thuận1. Bên nhận cầm cố
có quyền yêu cầu bên chiếm hữu, sử dụng tài sản trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài
sản đó2, quyền theo đuổi này bên nhận cầm cố được thực hiện cho đến khi hợp đồng cầm
cố chấm dứt.
Biện pháp bảo đảm thường được xác lập bằng sự thỏa thuận của các bên với nhau.
1
2
Khoản 1 Điều 331 BLDS năm 2005
Khoản 1 Điều 333 BLDS năm 2005
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
9
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
Bình đẳng thỏa thuận là yếu tố chi phối hầu hết trong các quy phạm pháp luật dân
sự, cho nên trong giao dịch bảo đảm dân sự việc thỏa thuận với nhau giữa các bên để xác
lập nên hợp đồng cầm cố. Tức là, trong hệ thống pháp luật hiện hành không có quy phạm
nào quy định áp dụng biện pháp cầm cố tài sản là điều kiện bắt buộc để thực hiện một
giao dịch dân sự.
Quyền yêu cầu xử lí tài sản cầm cố chỉ được thực hiện khi bên cầm cố không thực
hiện hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình.
Nếu như nghĩa vụ được đảm bảo bằng hợp đồng cầm cố không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng từ bên cầm cố, thì bên nhận cầm cố tài sản có quyền xử lí tài sản
cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo qui định của pháp luật để thực hiện
nghĩa vụ và đây là quyền cơ bản và quan trọng nhất của bên nhận cầm cố. Tuy nhiên, vì là
biện pháp bảo đảm nên nếu bên cầm cố thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình thì
không cần áp dụng biện pháp bảo đảm. Vì vậy, trong quan hệ cầm cố tài sản, khi bên cầm
cố thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình một cách có thiện chí trên tinh thần hợp tác thì sau
khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền xong, quan hệ đảm bảo xem như chấm dứt.
Biện pháp cầm cố tài sản cũng sẽ tạo ra các quyền của bên nhận cầm cố với tài sản
thay thế, quyền này cho phép một khi tài sản đảm bảo đã bị thay thế bởi một tài sản khác
thì tài sản thay thế này phải có đầy đủ tính chất và qui chế pháp lí như tài sản trước đó.
Trong quan hệ cầm cố tài sản đòi hỏi tài sản phải được chuyển giao cho bên nhận
cầm cố, khi tài sản được chuyển giao bên nhận cầm cố sẽ giữ tài sản đó hoặc ủy quyền
cho người thứ ba giữ tài sản; trong trường hợp ủy quyền cho người thứ ba giữ thì bên
nhận cầm cố phải chịu trách nhiệm chính trước bên cầm cố về những thiệt hại gây ra cho
bên cầm cố. Hợp đồng cầm cố phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm giao tài sản, do tính chất
của hợp đồng cầm cố là hợp đồng song vụ thực tại nên hiệu lực phát sinh khi tài sản được
chuyển giao và các bên trong giao kết đều có nghĩa vụ với nhau. Tài sản do bên nhận cầm
cố giữ sau khi hợp đồng có hiệu lực cho nên việc xử lí tài sản cầm cố có thể được xử lí
ngay khi đến hạn mà bên cầm cố không thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
của mình.
1.1.3. So sánh giữa cầm cố và thế chấp tài sản
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
10
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
Đất nước ta hiện đang vận động theo cơ chế thị trường, việc mua bán và trao đổi
hàng hóa ngày càng có vị trí quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của đất
nước. Xã hội ngày càng phát triển nên các giao dịch dân sự cũng ngày càng được nhiều
người sử dụng hơn trong cuộc sống. Việc các giao dịch dân sự được sử dụng nhiều trong
đó có giao dịch về các biện pháp bảo đảm dân sự. Phổ biến nhất hiện nay là giao dịch cầm
cố và thế chấp tài sản.
1.1.3.1. Điểm giống nhau giữa cầm cố và thế chấp
Cầm cố và thế chấp tài sản đều là biện pháp giao dịch bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
xuất phát từ sự thỏa thuận của các bên trên nguyên tắc bình đẳng, thỏa thuận và tự
nguyện. Hợp đồng được xác lập nhằm mục đích nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ
của bên có nghĩa vụ hoặc ràng buộc, nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của các bên
tham gia quan hệ.
Hai giao dịch này đều là việc mang tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện
bảo đảm nghĩa vụ trả tiền vay. Khi nghĩa vụ chính không được thực hiện hoặc thực hiện
không đầy đủ thì mới phát sinh quan hệ cầm cố và thế chấp. Quyền yêu cầu của người có
quyền hay bên nhận bảo đảm trong quan hệ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự chỉ phát
sinh khi có hành vi vi phạm của bên có nghĩa vụ mà hành vi đó đã được các bên trong
quan hệ dự liệu và ghi trong nghĩa vụ bổ sung. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân
sự được đặt ra bên cạnh nghĩa vụ chính nhằm phòng ngừa tình trạng vi phạm nghĩa vụ,
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên vì là biện pháp
bảo đảm, chỉ mang tính chất bảo đảm thực hiện cho nên khi chủ thể có nghĩa vụ thực hiện
đúng hoặc đầy đủ nghĩa vụ của mình thì không cần áp dụng biện pháp bảo đảm hay nói
chính xác hơn là trong trường hợp này, quyền yêu cầu hay hành vi thực hiện quyền của
chủ thể có quyền trong nghĩa vụ phụ không có căn cứ phát sinh.
Đối tượng của cầm cố tài sản và thế chấp tài sản đều là những lợi ích vật chất, đảm
bảo các nghĩa vụ vật chất bằng các giá trị vật chất. Lợi ích vật chất sử dụng trong các
quan hệ giao dịch dân sự thường là các tài sản hay quyền tài sản hoặc một công việc phải
làm.
1.1.3.2. Điểm khác nhau giữa cầm cố và thế chấp
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
11
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
Trong BLDS năm 1995 qui định, việc phân định giữa hợp đồng cầm cố và hợp
đồng thế chấp dựa trên tiêu chí tài sản đó là động sản hay bất động sản. Nếu là bất động
sản là hợp đồng thế chấp và nếu là động sản là hợp đồng cầm cố. Qui định như vậy đã gây
khó khăn trong việc xác định tài sản là động sản, tài sản nào là bất động sản để tuân theo
hình thức cầm cố hay thế chấp bởi BLDS năm 1995 không qui định cụ thể, rõ ràng căn cứ
phân biệt tài sản là động sản hay bất động sản.
Các khái niệm về tài sản ở BLDS năm 2005 cơ bản vẫn không có sự thay đổi
nhiều so với BLDS năm 1995, vẫn sử dụng phương pháp liệt kê đối với bất động sản và
loại trừ đối với động sản (tài sản không phải là bất động sản là động sản). Tuy nhiên,
BLDS năm 2005 không căn cứ vào phân biệt động sản và bất động sản để quyết định hình
thức hợp đồng bảo đảm là cầm cố hay thế chấp mà căn cứ vào nội dung thỏa thuận của
các bên về việc có hay không sự chuyển giao tài sản giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo
đảm. Cầm cố tài sản thì người cầm cố phải chuyển giao tài sản đó để cho người nhận cầm
cố quản lý và sử dụng. Còn đối với thế chấp tài sản thì người thế chấp được giữ tài sản thế
chấp, chỉ dùng quyền sở hữu tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Theo đó, Điều 326
BLDS năm 2005 qui định: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố)
giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố)
để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự”. Còn thế chấp thì được qui định tại khoản 1, Điều
342 BLDS năm 2005 “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp)
dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với bên kia và
không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp”. Giữa cầm cố và thế chấp thì bên
nhận cầm cố có thể xử lí tài sản ngay và nhanh chóng tài sản cầm cố. Còn đối với bên
nhận thế chấp thì không thể xử lí ngay tài sản thế chấp đó mà phải thông qua việc yêu cầu
bên thế chấp giao tài sản ra để xử lí khi mà đến hạn bên thế chấp không thực hiện hoặc
thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình, cho nên việc xử lí tài sản có phần rủi ro cao.
1.2.
Khái niệm và đặc điểm về cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
1.2.1. Khái niệm về cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
“Cầm đồ” là hình thức cầm cố tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong
hợp đồng vay. Hình thức cầm đồ được coi như một hoạt động chuyên môn, theo đó người
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
12
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
bán (người vay nợ) có quyền chuộc lại vật đã bán trong thời gian được xác định. Hết thời
hạn đó mà người bán (người vay nợ) không trả tiền để nhận lại tài sản thì chủ hiệu cầm đồ
đương nhiên trở thành chủ sở hữu của vật đó. Giá chuộc lại (kể cả vốn lẫn lãi) do hai bên
thỏa thuận khi bắt đầu giao dịch. Trong thời hạn cầm đồ, tài sản thuộc sở hữu của người
bán, người mua (chủ hiệu cầm đồ) không được chuyển dịch và sử dụng tài sản đó.3
Cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ là một trong những giao dịch của cầm cố tài
sản và được pháp luật ban hành qua các văn bản luật về dịch vụ cầm đồ theo đó, “Kinh
doanh dịch vụ cầm đồ là việc thương nhân cho khách hàng vay tiền và nhận giữ hàng hóa
hoặc tài sản của khách hàng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng cầm cố”.
Kinh doanh dịch vụ cầm đồ gồm hoạt động kinh doanh cho vay tiền với điều kiện người
vay phải có tài sản cầm cố4. Theo đó, người vay tiền có tài sản cầm cố gọi là bên cầm đồ,
người cho vay tiền nhận tài sản cầm cố gọi là bên nhận cầm đồ. Tài sản, hàng hóa dùng để
đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng cầm đồ gọi là tài sản, hàng hóa cầm đồ5.
Thực tế luật chỉ quy định thế nào là kinh doanh dịch vụ cầm đồ và hiện tại không có khái
niệm nào đề cập đến khái niệm như thế nào là cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ. Theo
pháp luật Dân sự thì cầm cố tài sản là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và được
qui định cụ thể tại Điều 326 thì: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm
cố) giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để
đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự”. Việc cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ được thực
hiện theo qui định tại các Điều từ 326 đến Điều 340 của Bộ luật này và các văn bản khác
về hoạt động của cửa hàng cầm đồ. Như vậy từ khái niệm về kinh doanh dịch vụ cầm đồ
và cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ có thể định nghĩa như sau: “Cầm cố tài sản tại
cửa hàng cầm đồ là việc chủ cửa hàng cầm đồ cho khách hàng vay tiền theo đó
khách hàng phải chuyển giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên chủ cửa hàng
để đảm bảo thực hiện nghiã vụ trả tiền vay”. Nghĩa vụ được đảm bảo ở đây được hiểu
là nghĩa vụ trả tiền vay theo hợp đồng vay tiền Điều 471 BLDS năm 2005 “Hợp đồng vay
tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên bên vay;
3
Nguyễn Mạnh Hùng, Thuật ngữ pháp lý, NxB. Chính Trị Quốc Gia sự thật hà Nội, năm 2011, trang 67.
Khoản 9, Điều 3, Thông tư 33/2010/TT-BCA qui định cụ thể điều kiện về an ninh trật tự, đối với một số ngành
nghề kinh doanh có điều kiện
5
Đoạn 2, Khoản 1, Mục I Thông tư 13/1999/TT-BTM hướng dẫn kinh doanh dịch vụ cầm đồ.
4
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
13
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số
lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có qui định”. Việc
cho vay ở cửa hàng cầm đồ có bảo đảm với lãi suất kèm theo theo đúng qui định của pháp
luật, lãi suất cho vay được qui định cụ thể tại Điều 476 “Lãi suất do các bên thỏa thuận
nhưng không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố với loại vay
tương ứng”. Như vậy, trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng
không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do
Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
1.2.2. Đặc điểm về cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
Trong đời sống kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, cùng với
nhịp độ phát triển của nền kinh tế, nhu cầu cuộc sống ngày càng cao từ đó nhu cầu cần
vốn để đáp ứng kịp thời là điều tất yếu diễn ra trong đời sống. Đa số việc cầm cố tài sản
tại cửa hàng cầm đồ với mục đích chủ yếu là vay tiền nhanh chóng để phục vụ nhu cầu
sinh hoạt nhỏ của bản thân khi mà họ chưa xoay sở được vốn nhưng họ có tài sản để làm
vật bảo đảm. Nhờ đó, cửa hàng cầm đồ ra đời và hoạt động có thể đáp ứng được nhu cầu
đó, đồng thời phát sinh lợi nhuận từ việc cho vay này. Một số đặc điểm đặc trưng như
sau:
Thứ nhất, nghĩa vụ được bảo đảm trong giao dịch cầm đồ là việc chuyển giao tài
sản thuộc sở hữu của khách hàng hoặc của người thứ ba nhưng có giấy ủy quyền hợp lệ.
Tài sản là những đối tượng được chuyển giao trên thực tế, có thật, có giá trị mua bán, trao
đổi và không có tranh chấp trong thời điểm giao dịch cầm đồ. Những tài sản này thông
thường là các loại tài sản hữu hình có đăng kí quyền sở hữu như: xe gắn máy, xe ô
tô,…hoặc những tài sản không có đăng kí quyền sở hữu như: vàng bạc đá quí, các thiết bị
điện tử như điện thoại di động, laptop, đồng hồ đeo tay… và đây cũng là các loại tài sản
được khách hàng đem cầm nhiều nhất và phổ biến nhất tại các cửa hàng cầm đồ.
Thứ hai, tài sản mà khách hàng đem cầm cố thì được chủ cửa hàng định giá để
thỏa thuận việc vay tiền và tiến hành kí kết hợp đồng. Tài sản được chủ cửa hàng cất giữ
tại kho lưu trữ của cửa hàng để đảm bảo việc vay tiền.
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
14
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
Thứ ba, khách hàng chủ yếu trong hoạt động này là những cá nhân có nhu cầu cần
vốn nhỏ nhưng cần gấp số tiền, khách hàng thường lui tới các cửa hàng này là những
người chơi lô đề, cá độ, đánh bạc,… hay là phần đông sinh viên của các trường, còn
doanh nghiệp thì ít đến những nơi này.
Thứ tƣ, việc lập hợp đồng cầm đồ là bắt buộc trong các giao dịch cầm đồ, đối với
tài sản có giá trị lớn thì chủ cửa hàng lập hợp đồng theo mẫu, còn đối với tài sản có giá trị
nhỏ thì hợp đồng chủ yếu gọi là “biên lai cầm đồ” tất cả được in sẳn trong cửa hàng.
Thông thường khi đến cầm tài sản tại cửa hàng cầm đồ thì bên cửa hàng đưa ra biên lai
cầm đồ hay hợp đồng theo mẫu để kí kết giao dịch. Việc lập hợp đồng có ý nghĩa giúp
cho bên chủ cửa hàng dễ dàng báo cáo cho các cơ quan chức năng khi họ đến kiểm tra, và
chứng minh họ có giao dịch cầm cố tài sản với những tài sản hợp pháp theo đúng quy
định của pháp luật. Còn đối với khách hàng thì hợp đồng cầm đồ là bằng chứng giúp họ
có thể chuộc lại tài sản khi đến hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng. So với các tổ chức tín
dụng thì việc vay tiền tại cửa hàng cầm đồ có thủ tục nhanh gọn hơn và vay được tiền
nhanh chóng hơn và đây cũng chính là ưu điểm mà khách hàng tìm đến đây để giao dịch
vay vốn.
Thứ năm, khi đến thời hạn ghi trong hợp đồng, khách hàng phải đến cửa hàng để
chuộc lại tài sản và đóng tiền nợ gốc và lãi phát sinh theo thỏa thuận. Nếu như đến hạn
mà khách hàng không đến chuộc lại tài sản thì bên cửa hàng có quyền thanh lí tài sản theo
như đã thỏa thuận trong hợp đồng để thu hồi vốn cho cửa hàng. Bên phía chủ cửa hàng
cầm đồ thường thu lợi nhuận bằng hai cách: một là, cho vay lấy lãi, trong trường hợp này
bên khách hàng đến chuộc lại tài sản khi đến thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng hay
biên lai cầm đồ. Hai là, mua đồ với giá rẻ, trong trường hợp này bên cầm đồ không trả
tiền để nhận lại tài sản.
Nhƣ vậy: Do nhu cầu tất yếu trong đời sống, con người muốn thỏa mãn một số
nhu cầu cho bản thân, nhưng đôi khi họ lại không xoay sở vốn kịp thời, nên việc đem tài
sản đi cầm đồ để vay tiền là sự lựa chọn được nhiều người nghĩ đến.Việc giao dịch tại cửa
hàng cầm đồ nhanh chóng và nhận được vốn nhanh nên có thể đáp ứng một cách nhanh
chóng các nhu cầu của khách hàng.
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
15
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
1.3.
Sơ lƣợc về pháp luật cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ từ năm 1986 đến nay
Trải qua nhiều giai đoạn trong lịch sử, đất nước ta đã ghi nhận nhiều dấu móc
trong lịch sử, mỗi dấu móc sẽ có những nét đặc trưng bên cạnh giống nhau còn có nét
riêng biệt. Đề cập đến giai đoạn trước năm 1986, đặt biệt là giai đoạn đất nước mới thống
nhất năm 1976, Nhà nước ta bắt tay vào khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh với mô
hình Liên Xô cũ gọi là mô hình “quan liêu, bao cấp” một mô hình bộc lộ nhiều khuyết
điểm và kìm hãm sự phát triển nền kinh tế đất nước. Do Nhà nước quản lí nền kinh tế,
hình thức sở hữu toàn dân dẫn đến giai đoạn này không có chổ đứng cho kinh tế tư nhân
vì thế pháp luật về giao dịch dân sự về dịch bảo đảm dân sự lúc này còn khá mờ nhạt. Cửa
hàng cầm đồ là mô hình kinh doanh chủ yếu là của tư nhân, trong giai đoạn này, mô hình
tư nhân không có sự tồn tại cho nên không có sự xuất hiện loại dịch vụ này là điều tất
yếu.
1.3.1. Giai đoạn từ 1986 đến khi có BLDS năm 1995
Bước sang giai đoạn năm 1986, sau đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng. Nhà
nước ta đã thay đổi nền kinh tế, đưa đất nước chuyển sang một trang sử mới với nhiều
chính sách thay đổi mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm mục
tiêu “sánh vai với cường quốc năm châu”. Kết quả đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể,
đưa đất nước ta cơ bản thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Chuyển sang nền kinh tế thị trường,
Nhà nước thừa nhận sự đa dạng của các thành phần kinh tế, quyền tự do kinh doanh, giao
dịch được mở rộng và nhu cầu đảm bảo cho các giao dịch rất cần thiết để bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của các bên, đồng thời góp phần ổn định và phát triển kinh tế-xã hội. Từ
thực tế đó, pháp luật về giao dịch bảo đảm dân sự ra đời.
Các biện pháp giao dịch bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bắt đầu được qui định
từ một văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam “qui định về thế chấp tài sản để vay
vốn ngân hàng” ban hành kèm theo quyết định số 156/NH-QĐ ngày 18/11/1989. Văn bản
này chỉ qui định thế chấp là hình thức bảo đảm nghĩa vụ, nhưng nó đã tạo tiền đề cho việc
xây dựng các chế định bảo đảm nghĩa vụ khác. Bộ luật Hàng hải ra đời đầu tiên vào ngày
ngày 30/6/1990 thừa nhận quyền cầm cố, thế chấp của chủ tàu đối với loại tài sản đặc biệt
là tàu biển.
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
16
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
Tiếp theo sau qui định về thế chấp tài sản để vay vốn ngân hàng là sự ra đời của
pháp lệnh hợp đồng ngày 29/4/1991 có qui định về các biện pháp bảo đảm dân sự. Pháp
lệnh ghi nhận bốn biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm cầm cố, thế chấp, đặt
cọc và bảo lãnh. Mặc dù thời gian này có bốn biện pháp bảo đảm nghĩa vụ, nhưng lĩnh
vực dân sự còn tương đối phức tạp và cần điều chỉnh nhiều mối quan hệ. Mỗi biện pháp
còn qui định khái quát chung, chưa chi tiết như đối với biện pháp cầm cố tài sản, pháp
lệnh chỉ đề cập đến: Tài sản dùng để cầm cố và phương thức xử lí tài sản trong khi trên
thực tế phát sinh nhiều vấn đề cần pháp luật điều chỉnh. Chẳng hạn như về quyền của các
bên trong hợp đồng cầm cố, trong trường hợp nào thì chấm dứt hợp đồng cầm cố, đó là
những vấn đề pháp lệnh chưa đề cập đến.
1.3.2. Giai đoạn từ BLDS năm 1995 đến khi có BLDS năm 2005
Hai hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự mới được qui định thêm bên
cạnh cầm cố và thế chấp khi có sự ra đời của BLDS năm 1995 đó là kí cược và kí quỹ.
Yếu tố tài sản là động sản hay bất động sản dùng để phân biệt hình thức cầm cố và thế
chấp trong BLDS năm 1995, nhưng Bộ luật lại không đưa ra khái niệm cụ thể về động sản
và bất động sản, vì thế đã gây ra không ít khó khăn cho các bên tham giao giao dịch dân
sự trong vấn đề xác định đâu là hợp đồng cầm cố và đâu là hợp đồng thế chấp. Sau khi
BLDS năm 1995 ra đời, Nhà nước ban hành một số văn bản dưới luật nhằm hướng dẫn
như Quyết định số 71/1998/QĐ-NHNN ngày 19/02/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam về việc ban hành quy định về cầm cố tài sản của tổ chức tín dụng vay vốn
từ quỹ phát triển nông thôn do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ. Văn bản này được sửa
đổi bổ sung bởi Quyết định số 141/1998/QĐ-NHNN ngày 20/04/1998 và Quyết định số
273/1999/QĐ-NHNN ngày 02/08/1999 sửa đổi bổ sung Quyết định số 141/1998/QĐNHNN, Quyết định số 71/1998QĐ-NHNN. Nghị định 08/NĐ-CP của Chính phủ ngày
10/03/2000 về đăng kí giao dịch bảo đảm, Nghị định 178/1999/NĐ-CP của Chính phủ
ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay tổ chức tín dụng và được sửa đổi bổ sung bởi Nghị
định số 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002.Việc áp dụng các quy định về bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự cũng đã đáp ứng nhu cầu thực tế, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số
quy định không phù hợp và thiếu một số quy định cấp thiết. Vì thế, BLDS năm 2005 ra
đời đã thay đổi một số nội dung cơ bản của các biện pháp bảo đảm đối vật trong những
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
17
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
qui định về bảo đảm nghĩa vụ dân sự, nhằm tạo cơ chế thông thoáng cho việc áp dụng các
quy định này. Trong giai đoạn này, với qui chế dịch vụ cầm cố ban hành kèm theo Quyết
định số 185/QĐ/NH5 ngày 6/9/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, các bên lại có
vẻ như không được quyền tự do thỏa thuận về phương thức xử lí tài sản cầm cố: Văn bản
chỉ dự liệu về khả năng bán đấu giá tài sản trong trường hợp người cầm cố không có khả
năng thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm cụ thể là Điều 15 qui định “Bên cầm cố được
quyền bán vật cầm cố để thu hồi nợ trong các trường hợp: Hết thời hạn vay nợ, người có
tài sản cầm cố từ chối trả nợ hoặc không có khả năng thanh toán nợ, người có tài sản cầm
cố chết mà không có người thừa kế hoặc người được quyền thừa kế tuyên bố không nhận
thừa kế và doanh nghiệp của người có tài sản cầm cố bị giải thể hoặc phá sản” và Điều 16
qui định “Việc bán tài sản cầm cố được thực hiện theo phương thức bán đấu giá công khai
và theo quy định của pháp luật”. Dẫu sao văn bản này đã không còn hiệu lực thi hành sau
khi có BLDS và Quy chế thế chấp, cầm cố và bảo lãnh vay vốn Ngân hàng ban hành kèm
theo Quyết định số 217/QĐ-NH ngày 17/8/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Theo phụ lục số 2 kèm theo Thông tư số 07-TMDL/QLTT ngày 18/5/1992 của Bộ
Thương mại và Du lịch, các cơ sở dịch vụ cầm đồ, khi xin phép kinh doanh, điều được
yêu cầu xuất trình một giấy chứng nhận của phòng Công chứng Nhà nước hoặc của
UBND xã, phường, thị trấn, xác nhận rằng chủ cơ sở có đủ tài sản để đảm bảo cho việc
thực hiện các nghĩa vụ của người nhận cầm đồ. Trong trường hợp người nhận cầm đồ
không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài sản của mình đối với người
cầm đồ-đặt biệt là nghĩa vụ hoàn trả tài sản cầm cố bằng hiện vật, thì người sau này có
quyền yêu cầu bán đấu giá tài sản đảm bảo để nhận tiền thanh toán. Loại hình bảo đảm
pháp định này (không có tên gọi chính thức như cầm cố hay thế chấp) được áp dụng trong
vài năm và đã bị hủy bỏ sau khi có Nghị định số 02/CP ngày 5/01/1995 của Chính Phủ và
Thông tư liên Bộ số 02/TT/LB ngày 3/10/1995 của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Thương
mại, đặt các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ dưới sự chi phối của chế độ pháp lí của
doanh nghiệp tư nhân. Cũng như Thông tư liên Bộ số 02 đã qui định, việc xử lí các tài sản
cầm cố cho cơ sở dịch vụ cầm đồ có thể được thực hiện theo cách thức do hai bên thỏa
thuận. Sau đó, Thông tư 13/1999/TT-BTM ngày 19 tháng 05 năm 1999 hướng dẫn kinh
doanh dịch vụ cầm đồ ra đời thay thế cho Thông tư số 02/TT/LB, Thông tư này về nội
dung đã thay đổi một số qui định về hàng hóa, tài sản dùng để cầm đồ và tài sản, hàng hóa
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
18
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
không được phép cầm đồ, nội dung qui định cụ thể hơn theo đó, ở Thông tư này qui định
tài sản phải là động sản, trong khi tại Thông tư 02 thì nói về quyền về tài sản cụ thể tại
Mục I khoản 2.1 qui định “Tài sản cầm được cầm cố có quyền về tài sản được phép giao
dịch” như vậy, so với văn bản mới thì quy định rõ ràng hơn, tại mục I Khoản 3.1 Thông
tư 13/1999/TT-BTM qui định “tài sản cầm cố là động sản, có giá trị mua bán, trao đổi
thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng”.
1.3.3. Giai đoạn từ BLDS năm 2005 đến nay
BLDS năm 2005 ra đời đã thay đổi tiêu chí phân biệt giữa cầm cố và thế chấp, theo
đó dựa vào yếu tố chuyển giao tài sản hoặc không chuyển giao tài sản. So với trước đây,
BLDS năm 2005 cô đọng rất nhiều, các qui định về cầm cố tài sản được qui định từ Điều
326 đến Điều 341 rõ ràng và chi tiết hơn. Trong lịch sử phát triển, biện pháp bảo đảm cầm
cố tài sản và các giao dịch bảo đảm dân sự khác nói chung được qui định khá chi tiết
trong các văn bản pháp luật. Cùng với việc Nhà nước xây dựng các văn bản pháp luật qui
định về các biện pháp bảo đảm nói chung và cầm cố tài sản nói riêng nhằm tạo môi
trường pháp lí làm nền tảng cho sự công bằng, bình đẳng, ổn định góp phần thúc đẩy sự
phát triển nền kinh tế đất nước. Hiện tại, về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
được áp dụng chung về cầm cố tài sản trong pháp luật dân sự được quy định tại Điều 341
BLDS năm 2005 “Việc cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ được thực hiện theo quy định
tại các Điều từ Điều 326 đến Điều 340 của Bộ luật này và các văn bản pháp luật khác về
hoạt động của cửa hàng cầm đồ”, và các văn bản hướng dẫn về giao dịch bảo đảm như
Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, Nghị định 11/2012/NĐ-CP về sử đổi
bổ sung một số điều Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm ngoài việc áp
dụng BLDS năm 2005. Ngoài các văn bản phía trên, việc giao dịch cầm đồ còn áp dụng
Thông tư số 33/2010/TT-BCA của Bộ Công an qui định cụ thể điều kiện về an ninh, trật
tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện vì kinh doanh dich vụ cầm đồ là
loại hình kinh doanh có điều kiện nên việc áp dụng Thông tư này là cơ sở pháp lí có hiệu
lực hiện tại, văn bản quy định về điều kiện an ninh trật tự đối với một số ngành nghề kinh
doanh có điều kiện có Nghị định 72/2009/NĐ-CP ngày 3/09/2009 của Chính phủ và văn
bản về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự cụ thể: Quy định tại Điều
14 khoản 2 điểm b và điểm c như sau “phạt tiền từ 2.000.000-5.000.000 đồng đối với
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
19
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
hành vi nhận cầm cố tài sản mà theo qui định tài sản đó phải có giấy tờ sở hữu hoặc đăng
kí nhưng không có các giấy tờ đó và điểm c quy định cầm cố, thế chấp tài sản mà không
có hợp đồng theo quy định và khoản 3 điểm e quy định phạt tiền từ 5.000.000-10.000.000
đồng đối với hành vi cầm cố tài sản do trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt hoặc do hành vi vi
phạm khác mà có” tại Nghị định 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010, nhưng hiện tại thì văn
bản này được thay thế bởi nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 và nội dung của
nghị định mới này có sự thay đổi hơn so với quy định cũ như sau: Về mức phạt tiền từ
2.000.000-5.000.0000 đồng ngoài hành vi không lập hợp đồng và nhận cầm cố mà không
có giấy tờ sở hữu thì còn có thêm hành vi cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người khác mà
không có giấy ủy quyền hợp lệ của người đó cho người mang tài sản đi cầm cố. Bên cạnh
đó, việc phạt tiền từ 5.000.000-10.000.000 đồng là hành vi cho vay tiền có cầm cố tài sản,
nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt nam
công bố tại thời điểm cho vay, đây là điểm khác biệt với văn bản cũ vì văn bản cũ không
có quy định xử phạt hành chính trong việc lãi suất cho vay. Ngoài ra, Nghị định này còn
tăng mức phạt cho hoạt động cầm cố tài sản do trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt hoặc do
người khác phạm tội mà có từ 5.000.000-10.000.000 đồng lên 20.000.000-30.000.000,
đây là điểm mới quy định nhằm ngăn chặn hành vi lợi dụng dịch vụ cầm đồ để tiêu thụ
hàng hóa là tang vật vụ án. Từ đó, có thể đẩy lùi tình hình phức tạp về an ninh trật tự trên
địa bàn cả nước. Ngoài ra, việc xử lí tài sản bảo đảm được áp dụng quy định tại Thông tư
16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 6 tháng 6 năm 2014 thông tư liên tịch hướng
dẫn một số vấn đề về xử lí tài sản bảo đảm là văn bản có hiệu lực pháp lí hiện hành.
Nhƣ vậy, ở nước ta do lịch sử của đất nước có nhiều giai đoạn khác nhau, nên
việc ban hành văn bản qui định về giao dịch bảo đảm cũng có sự khác biệt và các văn bản
sau ra đời làm hoàn thiện hơn các qui định của văn bản trước, giúp cho pháp luật nước ta
ngày càng hoàn thiện hơn, bảo đảm quyền và lợi ích cho các bên trong hợp đồng tốt hơn,
đồng thời việc quy định chặt chẽ của pháp luật góp phần phòng chống tội phạm lợi dụng
khe hỡ của pháp luật mà thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
1.4.
Ý nghĩa cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ trong đời sống kinh tế-xã hội
Hội nhập nền kinh tế thế giới, kinh tế nước ta ngày càng phát triển và đạt được
nhiều thành tựu đáng kể. Bên cạnh đó, đời sống kinh tế của nhân dân ngày càng cao, đòi
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
20
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
hỏi phải có cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu cần thiết. Cần số vốn nhanh chóng có thể giúp
cho chúng ta đáp ứng được một số nhu cầu cấp bách cho cuộc sống, cho nên dịch vụ cầm
đồ được xem là một trong những địa điểm đến để có số vốn nhanh chóng nhằm đáp ứng
nhu cầu riêng của mình. Đa số, khách hàng đến vay tiền tại cửa hàng cầm đồ chủ yếu là
cần có số tiền gấp để đáp ứng nhu cầu trong sinh hoạt khi họ chưa có vốn kịp từ các
nguồn khác.
Cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ là việc đem tài sản thuộc sở hữu của mình
hoặc đem tài sản của người thứ ba mà có giấy tờ ủy quyền hợp lệ đi cầm cố để cho đảm
bảo cho việc vay tiền an toàn cho bên chủ cửa hàng. Pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ được
xây dựng không ngoài mục đích đảm bảo cho khả năng của các chủ thể tham gia hợp
đồng tự chịu trách nhiệm về tài sản, hạn chế các rủi ro có thể xảy ra khi bên cầm đồ
không thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay, khi đó bên nhận cầm đồ có thể xử lí tài sản để thu
hồi vốn.
Việc lập hợp đồng cầm đồ là cơ sở pháp lí cho bên chủ cửa hàng cầm đồ và khách
hàng đã có tham gia giao dịch cầm đồ và đảm bảo cho khả năng tự chịu trách nhiệm về tài
sản, đảm bảo nguyên tắc tự do, bình đẳng, tự nguyện. Việc quy định về chuyển giao tài
sản cầm đồ cho bên cửa hàng lưu giữ cũng như các loại giấy tờ nhân thân liên quan đã tạo
môi trường lành mạnh và hạn chế các rủi ro có thể xảy ra cho các bên. Nâng cao trách
nhiệm của các bên khi tham gia hợp đồng cầm đồ khi đã kí hợp đồng, bên cửa hàng có
trách nhiệm bảo quản tài sản theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tín an toàn về tài
sản cho khách hàng khi họ đến chuộc tài sản và đóng các khoản liên quan. Còn khách
hàng phải tuân thủ đúng những điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng, nếu như không
thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì bên cửa hàng có quyền xử lí tài sản như đã thỏa
thuận để thu hồi vốn. Việc đem tài sản cầm cố được xác lập nhằm đảm bảo cho nghĩa vụ
chính là nghĩa vụ trả tiền vay với mục đích nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ
bên cầm đồ đồng thời cũng là biện pháp phòng ngừa rủi ro khi bên nhận cầm đồ không
thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Ngoài ra, việc lập hợp đồng cầm đồ còn ràng buộc trách
nhiệm của bên cầm đồ đối với bên nhận cầm đồ.
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
21
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
Chƣơng 2
QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH CẦM CỐ TÀI SẢN TẠI CỬA
HÀNG CẦM ĐỒ
Cầm cố tài sản là nghĩa vụ phụ được đặt bên cạnh nghĩa vụ trả tiền vay trong hợp
đồng vay và đảm bảo cho việc vay tiền. Tại cửa hàng cầm đồ việc cầm cố tài sản mang
tính chất chung như là việc cầm cố tài sản trong BLDS cho nên việc giao kết hợp đồng
cầm đồ là cơ sở pháp lí cho hợp đồng cầm cố có hiệu lực pháp luật và hoạt động cầm cố
này được pháp luật ghi nhận trong BLDS năm 2005 và các văn bản khác liên quan đến
hoạt động cầm cố này.
2.1.
Giao kết hợp đồng cầm cố tại cửa hàng cầm đồ
2.1.1. Hình thức hợp đồng cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
Điều 327 BLDS năm 2005 qui định “Việc cầm cố tài sản phải được lập thành văn
bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính”. Việc lập văn bản
trong giao dịch là điều kiện bắt buộc để có giá trị pháp lí, cho nên hợp đồng giao kết bằng
miệng sẽ không có giá trị pháp lí khi phát sinh tranh chấp.
Thỏa thuận về hợp đồng cầm cố có thể thỏa thuận lập thành văn bản riêng hoặc ghi
trong hợp đồng chính và phải đảm bảo các nội dung về tên các bên liên quan, tài sản cầm
cố, thời hạn, quyền và nghĩa vụ các bên, phạm vi bảo đảm, giá trị tài sản, chủng loại,
phương thức xử lí tài sản cầm cố,…
Cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ là việc cho vay tiền phải lập thành văn bản gọi
là “hợp đồng cầm đồ”, có hai hình thức hợp đồng khi giao dịch cầm đồ là hợp đồng theo
mẫu và biên lai cầm đồ. Đối với loại giao dịch có tài sản có giá trị lớn thì thường được kí
kết với hợp đồng theo mẫu, còn đối với “biên lai cầm đồ” thì được dùng để giao kết với
những tài sản có giá trị nhỏ. Thông thường tại cửa hàng cầm đồ thì biên lai sẽ được sử
dụng nhiều hơn hợp đồng theo mẫu. Đối với, biên lai cầm đồ được xem là bằng chứng
pháp lí chứng mình rằng hai bên đã có tham gia giao dịch cầm đồ tại cửa hàng, về bản
chất pháp lí thì mẫu biên lai này không phải là hợp đồng cầm cố tài sản theo quy định
chung như hợp đồng dân sự, vì theo quy định của pháp luật thì nội dung của các loại biên
lai cầm đồ này không mang đầy đủ bản chất của một hợp đồng như: không có tên của bên
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
22
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
chủ cửa hàng chỉ có tên của khách hàng, không có quy định về lãi suất, không có quy định
quyền và nghĩa vụ của các bên,… nhưng không vì thế mà giao dịch cầm đồ sẽ vô hiệu, vì
theo quy định của BLDS năm 2005 thì “hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp vi
phạm về hình thức, trừ trường hợp có quy định khác”6. Vì vậy, thông qua biên lai cầm đồ
có thể hiểu đây là hợp đồng được giao kết bằng lời nói và sẽ không bị vô hiệu về mặc
hình thức. Khi khách hàng đến vay tiền thì chủ cửa hàng đem hợp đồng hoặc biên lai ra
điền vào mẫu để giao dịch cầm đồ và yêu cầu bên cầm đồ kí tên vào biên lai hay hợp
đồng.
Việc lập hợp đồng trong giao dịch cầm đồ giúp cho bên nhận cầm đồ có đầy đủ tài
liệu chứng minh họ đã giao kết hợp đồng với những tài sản theo đúng quy định của pháp
với cơ quan chức năng khi họ đến kiểm tra, ngoài ra, việc lập hợp đồng giúp bên chủ cửa
hàng có bằng chứng pháp lí khi họ gặp rủi ro trong việc kiện tụng liên quan đến tranh
chấp tài sản. Đối với bên cầm đồ thì việc kí kết hợp đồng là bằng chứng pháp lí chứng
minh họ có tham gia giao dịch cầm đồ tại cửa hàng. Nội dung của hợp đồng phải thể hiện
đầy đủ các yếu tố: về hàng hoá, tài sản cầm đồ phải ghi rõ: Tên, chủng loại, nhãn mác, ký
hiệu, số hiệu. Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc Giấy đăng ký lưu hành nếu pháp luật
có quy định đối với hàng hoá, tài sản đó. Chất lượng, tình trạng và giá trị tại thời điểm ký
hợp đồng; Số tiền vay, lãi suất, thời hạn cầm đồ và phương thức thanh toán. Việc xử lý
hàng hoá, tài sản cầm đồ khi thanh lý hợp đồng. Các cam kết khác do hai bên thoả thuận.
Điều 327 BLDS năm 2005 không có qui định việc công chứng, chứng thực hợp
đồng cầm cố tài sản là một hình thức của hợp đồng có hiệu lực và khi giao địch tại cửa
hàng cầm đồ thì hợp đồng cũng không cần phải công chứng chứng thực tại các cơ quan.
2.1.2. Chủ thể trong hợp đồng cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
Trong giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ, chủ thể phải giao tài sản để
bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ gọi là bên cầm đồ (hay còn gọi là khách hàng). Bên được
giữ tài sản để bảo đảm quyền lợi của mình gọi là bên nhận cầm đồ (hay còn gọi là chủ cửa
hàng). Các bên trong quan hệ cầm cố đồ có thể là người sản xuất, kinh doanh hoặc người
tiêu dùng. Thông thường họ là cá nhân vì đa số mục đính chính của họ là mong muốn có
6
Đoạn cuối khoản 2 Điều 401 BLDS năm 2005:
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
23
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
số tiền nhanh chóng để phục vụ nhu cầu bản thân, nhưng phải thỏa mãn các yêu cầu về
năng lực chủ thể. Vì số tiền vay tại cửa hàng cầm đồ không cao kèm theo thời hạn vay
ngắn nên thông thường các đối tượng như tổ chức, hộ gia đình ít vay tín dụng ở đây.
Bên cầm đồ:
Tại Khoản 1, Điều 3 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ
về giao dịch bảo đảm và đã được sửa đổi bổ sung tại Khoản 1, Điều 1 Nghị định
11/2012/NĐ-CP qui định: “Bên bảo đảm là bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình, dùng
quyền sử dụng đất của mình, dùng uy tín hoặc cam kết thực hiện công việc đối với bên
nhận bảo đảm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của chính mình hoặc của người
khác, bao gồm bên cầm cố, bên thế chấp, bên đặt cọc, bên ký quỹ, bên bão lãnh và tổ
chức chính trị xã hội tại cơ sở trong trường hợp tín chấp”. Theo đó có thể hiểu “Bên cầm
đồ là bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc của ngƣời thứ ba giao cho bên
nhận cầm đồ để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ vay tiền của chính mình hoặc của ngƣời
khác”. Ví dụ: Anh A kí kết hợp đồng cầm đồ với anh B (chủ cửa hàng), theo đó A giao
cho B chiếc laptop của mình để vay số tiền 2 triệu đồng. Từ đó, bên cầm đồ trong quan hệ
cầm cố là bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình đến cửa hàng cầm đồ để đảm bảo nghĩa
vụ vay tiền của mình là anh A”. “Hoặc anh A đem chiếc xe gắn máy của chị B là chị gái
của mình đến cửa hàng cầm đồ C để cầm đồ và có giấy tờ ủy quyền hợp lệ từ chị B trong
trường hợp này A là người chuyển giao tài sản cho B nên A là bên cầm đồ‟. Bên cầm đồ
là cá nhân và phải thỏa mãn những điều kiện nhất định.
Đối với cá nhân là bên cầm đồ, BLDS năm 2005 có qui định tại khoản 3, Điều 14
“Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người
đó chết”. Một người được xem là có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì phải là người từ
đủ 18 tuổi trở lên, ngoại trừ các trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự. Cá nhân phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì mới
được tham gia giao dịch cầm đồ vì họ phải chịu trách nhiệm về những gì mà mình đã kí
kết trong hợp đồng. Ngoài ra, theo Khoản 2 Điều 20 BLDS năm 2005 qui định, đối với cá
nhân là người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu có tài sản riêng để đảm bảo thực hiện
nghĩa vụ thì cũng có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Nhưng đối với tài
sản có giá trị lớn hoặc tài sản có đăng kí quyền sở hữu, thì phải có sự đồng ý của cha mẹ
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
24
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
theo quy định taị Điều 77 khoản 2 Luật 53/2014/QH13 luật hôn nhân và Gia đình ngày 19
tháng 6 năm 2014.7
Chủ thể giao dịch cầm đồ cũng phải đáp ứng đủ điều kiện trong hợp đồng cầm cố
nói chung. Khi đến cầm đồ, người vay phải từ 18 tuổi trở lên, có chứng minh nhân dân
(CMND), có chứng từ sở hữu đối với những tài sản có đăng kí sở hữu, phải chịu trách
nhiệm chịu trách nhiệm về xuất xứ của vật mình trước pháp luật và cửa hàng được phép
giữ vật này cùng với vật cầm. Ví dụ: A đem chiếc xe gắn máy của mình hiệu Air Blade
đến cửa hàng cầm đồ của B cầm với giá 10 triệu đồng, để được vay tiền thì A phải từ 18
tuổi trở lên và phải xuất trình CMND, các loại giấy tờ như giấy đăng kí xe mang tên A để
chủ cửa hàng kiểm tra, giữ lại chiếc xe và giấy tờ liên quan theo quy định của pháp luật
hoặc có thể ủy quyền cho người thứ ba giữ.
Bên nhận cầm đồ:
Bên nhận cầm đồ hay bên nhận cầm cố hoặc là được gọi là bên chủ cửa hàng được
gọi là bên nhận bảo đảm nói chung, theo qui định tại Điều 3 khoản 2 Nghị định
163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm thì bên nhận bảo đảm là “Bên có quyền trong
quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp cầm cố tài sản”. Bên nhận cầm cố trong
giao dịch cầm đồ là chủ cửa hàng cầm đồ và phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về năng
lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự như cá nhân bên cầm cố. Và bên chủ cửa
hàng sẽ là bên được phép giữ tài sản của bên cầm đồ hoặc ủy quyền cho người thứ ba giữ
theo quy định tại Điều 16 Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm “Sau khi
nhận chuyển giao tài sản cầm cố, bên nhận cầm cố trực tiếp giữ tài sản hoặc ủy quyền cho
bên thứ ba giữ tài sản; trường hợp ủy quyền cho người thứ ba giữ tài sản thì bên nhận cầm
cố vẫn phải chịu trách nhiệm trước bên cầm cố về việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy
định tại Điều 332 BLDS năm 2005 và nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với bên cầm cố”.
Nhưng thực tế tại cửa hàng cầm đồ thì tài sản cầm cố luôn được cửa hàng giữ
Ngoài ra, bên chủ cửa hàng là những thương nhân kinh doanh dịch vụ cầm đồ và
loại hình kinh doanh này nằm trong doanh mục kinh doanh có điều kiện được qui định tại
7
Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng; trừ trường hợp là bất động sản, động sản có
đăng kí quyền sở hữu, quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn
bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
25
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
Nghị định 72/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03 tháng 09 năm 2009 qui định điều kiện
về an ninh trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện và Thông tư
33/2010/TT-BCA của Bộ Công an ngày 05 tháng 10 năm 2010 qui định cụ thể về an ninh
trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện tại Điều 3 khoản 98. Thương
nhân phải đáp ứng yêu cầu sau:
Điều kiện an ninh, trật tự trong việc thành lập dịch vụ cầm đồ: tại Điều 4 Thông
tư 33/2010/TT-BCA qui định:
- Người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và người đại diện
theo pháp luật của cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự phải có lí lịch rõ ràng
và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định số 72/2009/NĐCP.9
- Phải duy trì và đảm bảo thực hiện đúng các điều kiện về an ninh, trật tự trong suốt
hoạt động kinh doanh; chấp hành quy định về trật tự, an toàn công cộng, vệ sinh môi
trường và không nằm trong khu vực, địa điểm mà pháp luật cấm hoạt động kinh doanh.
Đảm bảo các điều kiện về phòng cháy chữa cháy.
Kinh doanh dịch vụ cầm đồ, gồm các hoạt động kinh doanh cho vay tiền với điều kiện người vay phải có tài sản
cầm cố.
9
Điều 3: Tổ chức, cá nhân không được thành lập, quản lí doanh nghiệp và trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh
doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự:
1. Tổ chức, cá nhân mà Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác cấm thành lập, quản lý doanh
nghiệp, cấm thực hiện các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự.
8
2. Người chưa đủ 18 tuổi, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người nghiện ma túy.
3. Người đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.
4. Người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại phường, xã, thị trấn; đang chấp hành hình phạt cải tạo
không giam giữ, quản chế, cấm cư trú, bị phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; người đang
trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; được tạm hoãn đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
5. Người có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia; tội do lỗi cố ý có mức án từ 10 năm trở lên hoặc
các tội khác liên quan trực tiếp đến ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự mà chưa được xóa án
tích; người đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị xử lý
vi phạm hành chính.
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
26
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
Trách nhiệm chung và riêng đối với các ngành nghề có điều kiện an ninh trật tự:
được quy định tại Điều 6 Thông tư 33/2010/TT-BCA.
Trách nhiệm chung:
Người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, người đại diện theo
pháp luật của cơ sở kinh doanh chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc chấp hành các
quy định về an ninh, trật tự và thực hiện các nội dung sau:
- Chỉ được tiến hành hoạt động kinh doanh khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về
an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp; tổ chức thực hiện và hướng dẫn,
đôn đốc, kiểm tra người làm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện tại cơ sở chấp hành
đúng các quy định của Nghị định 72/2009/NĐ-CP, Nghị định 107/2009/NĐ-CP, Nghị
định 109/2009/NĐ-CP, hướng dẫn tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên
quan trong suốt quá trình hoạt động.
- Chấp hành việc kiểm tra, hướng dẫn của cơ quan Công an có thẩm quyền.
- Báo cáo định kỳ hàng quý (tuần cuối cùng của tháng thứ ba) cho cơ quan Công
an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự về tình hình chấp hành các
quy định của pháp luật và những vấn đề khác có liên quan đến an ninh, trật tự trong quá
trình hoạt động kinh doanh.
- Cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền: danh sách và thông tin có liên
quan đến người làm trong cơ sở kinh doanh (kể cả người nước ngoài); sơ đồ mặt bằng
khu vực sản xuất, kinh doanh; sơ đồ kho bảo quản; thống kê các phương tiện phục vụ cho
công tác bảo vệ, phương tiện phòng cháy, chữa cháy; thông tin liên lạc tại cơ sở kinh
doanh khi có yêu cầu.
- Có sổ quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh và ghi đầy đủ các thông tin theo
mẫu của Bộ Công an đã ban hành kèm theo Thông tư này.
- Khi thay đổi người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh và người đại diện theo
pháp luật phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan Công an có thẩm quyền.
- Có văn bản thông báo về thời gian hoạt động hoặc tạm ngừng hoạt động kinh
doanh cho cơ quan Công an có thẩm quyền.
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
27
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
- Không cho thuê, mượn, chuyển nhượng hoặc sửa chữa Giấy chứng nhận đủ điều
kiện về an ninh, trật tự.
Trách nhiệm trong ngành kinh doanh dịch vụ cầm đồ:
- Đối với những hàng hóa, tài sản cầm đồ thuộc sở hữu của người thứ ba phải có
giấy ủy quyền hợp lệ của chủ sở hữu.
- Không được nhận cầm đồ đối với hàng hóa, tài sản không rõ nguồn gốc hoặc tài
sản do các hành vi vi phạm pháp luật mà có.
- Khi có nghi ngờ hàng hóa, tài sản do phạm tội mà có phải thông báo ngay với cơ
quan Công an có thẩm quyền kiểm tra, xử lý.
Như vậy, đây là quy định cần thiết để thương nhân kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải
thực hiện đúng để có thể thành lập cơ sở kinh doanh.
2.1.3. Đối tượng của hợp đồng cầm cố tại cửa hàng cầm đồ
Đối tượng của hợp đồng cầm đồ là những tài sản đảm bảo, theo quy định tại Điều 3
khoản 7 Nghị định 163/2006/NĐ-CP thì “Tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm
dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm”.Theo đó, tài sản
bảo đảm là những tài sản mà khách hàng dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ vay tiền đối
với bên chủ cửa hàng. Với tư cách là đối tượng nghĩa vụ dân sự nói chung cho nên đối
tượng của cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ phải đáp ứng đầy đủ điều kiện tại khoản 1
Điều 4 Nghị định 163/2006/NĐ-CP “Tài sản bảo đảm do các bên thỏa thuận và thuộc sở
hữu của bên có nghĩa vụ hoặc thuộc sở hữu của người thứ ba mà người này cam kết dùng
tài sản đó để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền. Tài
sản đảm bảo có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai và được phép giao
dịch”. Ngoài ra theo qui định tại điều 329 BLDS năm 2005 thì đối tượng là tài cầm đồ
phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố hoặc của người thứ ba nhưng có
giấy tờ ủy quyền hợp lệ:
Khi bên cầm đồ giao tài sản cho bên chủ cửa hàng cầm đồ, từ thời điểm đó bên
cầm đồ sẽ bị hạn chế một số quyền năng đối với tài sản của mình. Bên chủ cửa hàng giữ
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
28
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
tài sản đó đồng thời khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên cầm đồ không đến chuộc lại
tài sản thì họ có quyền định đoạt tài sản theo thỏa thuận đã nghi trong hợp đồng hoặc biên
lai cầm đồ. Cho nên, tài sản là đối tượng cầm đồ phải thuộc sở hữu của người cầm đồ và
nếu tài sản thuộc sở hữu chung của nhiều người, thì việc cầm cố tài sản đó phải được sự
đồng ý của tất cả các đồng chủ sở hữu.
Trong thực tế, việc xác định tài sản cầm cố có thuộc sở hữu của người cầm cố hay
không sẽ tương đối dễ dàng nếu tài sản đó có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu. Nhưng sẽ
là một việc hết sức khó khăn nếu đối tượng của cầm cố là một loại tài sản không có đăng
kí quyền sở hữu. Trong trường hợp này, người chủ cửa hàng hết sức thận trọng và chỉ
nhận vật cầm đồ khi có đủ cở sở để khẳng định chắc chắn vật đó thuộc sở hữu của người
cầm cố thì quyền lợi của mình mới được bảo đảm. Theo thông lệ, những tài sản không có
đăng kí quyền sở hữu được suy đoán là thuộc sở hữu của người chiếm hữu thực tế. Mặt
khác, để bên kia chấp nhận, người cầm đồ bao giờ cũng khẳng định tài sản đó thuộc sở
hữu của mình. Vì vậy, việc quy định phải xuất trình giấy CMND hoặc hộ chiếu còn giá trị
sử dụng để chủ cở sở kiểm tra, đối chiếu và photo lưu lại tại cở sở10 có ý nghĩa quan trọng
cho người chủ cửa hàng nhận cầm đồ, để khi nào có phát hiện tài sản không thuộc sở hữu
của người cầm đồ thì họ có thể nhờ lực lượng chức năng can thiệp để giải quyết vấn đề
hoặc họ tự liên hệ với khách hàng thông qua địa chỉ trong tài liệu đã lưu lại. Nhờ đó, đã
hạn chế một phần việc lợi dụng cửa hàng cầm đồ để tiêu thụ tài sản do hành vi vi phạm
pháp luật mà có được. Nhưng nếu thực tế tài sản cầm cố đó không thuộc sở hữu của bên
khách hàng và không biết tài sản của ai thì việc pháp luật qui định tài sản cầm cố phải
thuộc sở hữu của bên cầm cố là một điều tương đối bất lợi đối với bên nhận cầm đồ. Nếu
tài sản không thuộc sở hữu của bên cầm đồ dù đó là do người cầm đồ lừa dối thì người
nhận cầm đồ vẫn là người trước tiên phải gánh chịu hậu quả. Nếu tài sản được thu hồi để
giao về cho chủ sở hữu đích thực của nó, thì người nhận cầm đồ sẽ không còn gì để đảm
bảo cho quyền lợi của mình nữa, không còn quyền ưu tiên trong việc thanh toán nợ từ tài
sản cầm cố, nhưng trong trường hợp này thì bên chủ cửa hàng có quyền yêu cầu khách
hàng trả nợ.
10
Điểm I Điều 6 Thông tư 33/2010/TT-BCA ngày 25/10/2010 quy định cụ thể về an ninh trật tự đối với một số
ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
29
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
Đối tượng phải là tài sản được phép giao dịch: theo quy định tại khoản 10 Điều 3
Nghị định 163/2006/NĐ-CP thì tài sản được phép giao dịch là tài sản không bị cấm giao
dịch theo quy định của pháp luật tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm.
Tài sản có trong hiện tại: là tài sản thuộc sở hữu của bên cầm đồ, có trong thực tế
để có thể cầm nắm và di dời được. Ví dụ như xe gắn máy, điện thoại di động, xe đạp,…
Tài sản không có tranh chấp: điều kiện về tài sản không có tranh chấp được hiểu là
tài sản này không có tranh chấp về nghĩa vụ hợp pháp trong quan hệ pháp luật tại thời
điểm kí kết hợp đồng cầm cố.
Tài sản được xác định cụ thể:
Bản chất pháp lí của biện pháp cầm cố tài sản là sự dịch chuyển một tài sản từ
người cầm cố sang người nhận cầm cố. Vì vậy, đối tượng của nó đương nhiên phải là
những tài sản cụ thể và có thể di dời được. Điều 174 BLDS năm 2005 đã dựa vào tính
chất loại trừ bất động sản để hiểu tài sản nào là động sản. Tất cả những tài sản không phải
là bất động sản đều là động sản và có thể trở thành đối tượng cầm cố, dù đó là tài sản vô
hình hay hữu hình, dù đó là vật đặc định hay vật cùng loại. Đối tượng cầm cố có thể là
toàn bộ một vật nhưng cũng có thể chỉ là một phần của vật đó. Việc chuyển giao như vậy
ở đây có thể là chuyển giao vật chất-giao tài sản-hoặc chuyển giao cả về mặt pháp lí-hoặc
chuyển giao cả giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu và cho dù chuyển giao vật chất hay
chuyển giao về mặt pháp lí th vẫn không thể chuyển giao quyền sở hữu tài sản cầm cố và
quyền sở hữu này vẫn nằm trong tay người cầm cố và người nhận cầm cố chỉ có quyền
nắm giữ thực tại tài sản cầm cố mà thôi. Có thể nói trong trường hợp này, biện pháp cầm
cố tạo ra cho bên nhận cầm cố một quyền đối vật với một tài sản cụ thể là tài sản cầm cố.
Vì vậy, tài sản là bất động sản không thể là đối tượng của giao dịch cầm đồ vì bất động
sản không được xác định cụ thể, không thể dịch chuyển cho chủ cửa hàng để bảo quản,
cất giữ được vì bản chất pháp lí của cầm cố là phải chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm
cố giữ cho nên bất động sản không thể là đối tượng của hợp đồng cầm cố tài sản.
Tài sản cầm cố thuộc loại phải đăng kí quyền sở hữu theo pháp luật, vì tài sản cầm
cố phải giao cho bên nhận cầm cố giữ. Hiện tại, tài sản được nhiều người mang đi cầm đồ
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
30
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
nhiều nhất là các loại tài sản có giá như: laptop, điện thoại di động, vàng nữ trang, xe gắn
máy…
2.1.4. Nghĩa vụ được bảo đảm trong hợp đồng cầm cố tại cửa hàng cầm đồ
Nghĩa vụ bảo đảm là nghĩa vụ có giá trị và đang tồn tại, Điều 3 khoản 5 Nghị dịnh
163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 về giao dịch bảo đảm quy định: “Nghĩa vụ
được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ dân sự, có thể là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa
vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện mà việc thực hiện nghĩa vụ đó được đảm
bảo bằng một hoặc nhiều giao dịch bảo đảm”. Theo đó, Cầm cố tài sản được giao kết chỉ
để đảm bảo thực hiện một nghĩa vụ vay tiền và làm phát sinh nghĩa vụ đối với nghĩa vụ
được đảm bảo vì vậy để hợp đồng cầm cố có giá trị, nghĩa vụ được đảm bảo phải tồn tại.
Đối tượng được đảm bảo trong hợp đồng cầm đồ là nghĩa vụ cầm tài sản để đảm
bảo thực hiện nghĩa vụ vay tiền. Theo đó, bên cầm đồ giao tài sản thuộc sở hữu của mình
để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bên nhận cầm đồ bao gồm: nợ gốc, lãi vay, lãi
quá hạn và phí.
Ví dụ: A đem laptop của mình đến cửa hàng cầm đồ B để thực hiện giao dịch cầm
đồ để vay tiền, theo đó A sẽ giao cho cửa hàng B chiếc latop của mình để đảm bảo cho
nghĩa vụ vay tiền bao gồm nợ gốc, lãi vay, lãi quá hạn và các phí liên quan.
2.2.
Thực hiện hợp đồng cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
2.2.1. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực theo qui định tại Điều 328 BLDS năm 2005
“Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố”.
Về nguyên tắc, hợp đồng đảm bảo nói chung phát sinh hiệu lực từ thời điểm giao kết, khi
các bên trong hợp đồng nói chung có thỏa thuận về thời điểm phát sinh hiệu lực. Yếu tố
chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố là yếu tố quyết định giá trị pháp lí của hợp đồng
cầm cố, nếu như không có sự chuyển giao tài sản thì pháp luật không thừa nhận điều đó.
Quy định về nghĩa vụ giao tài sản cầm cố của bên cầm cố đồng thời với sự phát sinh hiệu
lực của hợp đồng cầm cố sẽ làm phát sinh một quyền đối vật của bên nhận cầm cố tương
ứng với nghĩa vụ giao tài sản của bên cầm cố. Do đó, kể từ thời điểm tài sản cầm cố được
giao cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận thì hợp đồng cầm cố mới có hiệu lực.
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
31
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
Như vậy, tại cửa hàng cầm đồ việc giao kết hợp đồng có hiệu có hiệu lực kể từ
thời điểm khi khách hàng chuyển giao tài sản cầm đồ cho bên nhận cầm đồ và kí biên lai
cầm đồ.
2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cầm cố tài sản tại cửa
hàng cầm đồ
Nhìn chung, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cầm cố tài sản tại cửa
hàng cầm đồ là ngang nhau cơ bản như các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng cầm cố tài
sản nói chung trong BLDS năm 2005
2.2.2.1. Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
Nghĩa vụ của bên cầm đồ
Điều 330 BLDS năm 2005 quy định về nghĩa vụ bên cầm cố như sau:
Thứ nhất, phải giao tài sản cầm đồ theo đúng thỏa thuận:
Đối với những tài sản không có đăng kí quyền sở hữu, thì bên cầm đồ phải giao tài
sản đó trực tiếp cho bên nhận cầm đồ để bên này chiếm hữu, quản lí trong thời hạn cầm
đồ. Nếu tài sản cầm có số lượng lớn, và việc chiếm hữu quản lí nó phải có những điều
kiện cần thiết mới thực hiện được, thì các bên có thể thỏa thuận để gửi tài sản đó ở một
người thứ ba trên cơ sở hợp đồng gửi giữ. Kể từ khi quyền chiếm hữu đối với tài sản cầm
cố đã được dịch chuyển cho người nhận cầm cố hoặc tài sản cầm cố đã được đưa vào nơi
cất giữ thì bên cầm cố được coi là hoàn thành nghĩa vụ chuyển giao tài sản cầm cố.
Thông qua việc chuyển giao tài sản, bên cầm cố tạm thời mất đi quyền chiếm hữu
thực tế đối với vật. Một khi bên nhận cầm cố đã thực tế chiếm hữu, quản lí và kiểm soát
tài sản đó, thì bên cầm cố không thể đưa tài sản đó để thực hiện vào mục đích khác được
nữa. Ngoài ra, nếu đến hạn mà bên cầm cố không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ, thì việc xử lí tài sản để thanh toán cũng thuận lợi. Vì vậy, nếu biện pháp cầm cố
được thực hiện theo phương thức này sẽ có độ an toàn và tính bảo đảm cao. Nguyên tắc
cơ bản trong biện pháp cầm cố tài sản là bên cầm cố phải giao tài sản để bên nhận cầm cố
giữ. Tuy nhiên, để phù hợp với điều kiện của các bên và nếu không ảnh hưởng lớn đến độ
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
32
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
an toàn của bên nhận cầm cố, thì các bên vẫn có thể thỏa thuận một phương pháp khác
với nguyên tắc nói trên.
Thứ hai, bên cầm cố báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với
tài sản cầm cố, nếu có; trong trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền
hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và
chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố: quyền của người thứ ba đối với
tài sản cầm cố được hiểu là quyền chủ quan của một người khác đối với tài sản cầm cố,
mà quyền đó xuất hiện trước khi các bên thỏa thuận về biện pháp cầm cố. Trong trường
hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu
cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối
với tài sản cầm cố.
Thứ ba, thanh toán cho bên cầm cố chi phí hợp lí để bảo quản, giữ gìn tài sản cầm
cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Việc cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ, bên cầm
đồ phải thanh toán lãi suất theo như đã thỏa thuận trong hợp đồng cầm đồ và lãi suất hai
bên thỏa thuận không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Việt Nam công bố tại
thời điểm giao dịch. Hiện tại, thì lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước ban hành là
9%/năm như vậy, việc cho vay tại cửa hàng cầm đồ lãi suất không được vượt quá
13,5%/năm.
Ngoài quy định về nghĩa vụ của bên cầm cố tại BLDS thì nghĩa vụ của bên cầm đồ
còn có quy định tại Thông tư 33/2010/TT-BCA, khi đến cầm đồ, thế chấp phải xuất trình
Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng để chủ cơ sở kiểm tra, đối chiếu
và photocopy lưu lại tại cơ sở.11
Quyền bên cầm đồ
Bên cầm đồ có quyền sau đây theo Điều 331 BLDS năm 2005:
Thứ nhất, yêu cầu bên nhận cầm cố đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm cố trong
trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 33312 của BLDS năm 2005, nếu do sử dụng mà tài
sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm súc giá trị: Tại cửa hàng cầm đồ, các loại
11
. Điểm I Điều 2 Thông tư 33/2013/TT-BCA
12
Được khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố nếu có thỏa thuận
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
33
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
tài sản được cầm cố là những động sản có giá trị, nếu như bên cầm đồ phát hiện chủ cửa
hàng sử dụng tài sản cầm cố có nguy cơ làm giảm súc giá trị thì bên cầm đồ có quyền yêu
cầu bên phía cửa hàng đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm cố đó.
Thứ hai, được bán tài sản cầm cố, nếu được bên nhận cầm cố đồng ý: Trong giao
dịch cầm đồ, bên cầm đồ được quyền bán tài sản cầm đồ nếu như bên nhận cầm đồ đồng
ý và bên cầm đồ phải thanh toán chi phí hợp lí cho bên nhận cầm đồ, để hợp đồng cầm đồ
chấm dứt.
Thứ ba, được thay thế tài sản cầm cố bằng một tài sản khác nếu có thỏa thuận:
Trong thời hạn cầm đồ, bên khách hàng có quyền thay thế một tài sản khác để đảm bảo
thực hiện nghĩa vụ trả tiền vay cho bên cửa hàng nếu như có sự thỏa thuận của hai bên
trong thời điểm giao dịch
Thứ tƣ, yêu cầu bên nhận cầm cố giữ tài sản cầm cố trả lại tài sản cầm cố khi
nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt: Tại cửa hàng cầm đồ, khi đến thời hạn để
chuộc lại tài sản, khách hàng đến đóng tiền vốn và lãi suất để chuộc lại tài sản, thì họ có
quyền yêu cầu bên chủ cửa hàng trả lại tài sản mà họ đã cầm cố.
Thứ năm, yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra với tài sản cầm cố:
Trong giao dịch cầm đồ, khi đến hạn chuộc lại tài sản và bên khách hàng thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ thanh toán các khoản chi phí thì bên phía cửa hàng phải trả lại tài sản cho khách
hàng. Sau khi nhận lại tài sản của mình, mà phát hiện những thiệt hại xảy ra đối với tài
sản của mình thì bên khách hàng có quyền yêu cầu bên chủ cửa hàng bồi thường thiệt hại
với tài sản cầm cố của mình.
2.2.2.2.
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
Điều 332 BLDS năm 2005 quy định nghĩa vụ của bên nhận cầm cố như sau:
Thứ nhất, bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm
cố phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố: Theo Điều 17 Nghị định 163/2006/NĐ-CP
về giao dịch bảo đảm qui định “Trong trường hợp tài sản cầm cố là vật có nguy cơ bị mất
giá trị hoặc giảm sút giá trị thì bên nhận cầm cố đang giữ tài sản đó phải thông báo cho
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
34
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
bên cầm cố và yêu cầu bên cầm cố cho biết cách giải quyết trong một thời hạn nhất định;
nếu hết thời hạn đó mà bên cầm cố không trả lời thì bên nhận cầm cố thực hiện biện pháp
cần thiết để ngăn chặn. Bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu bên cầm cố thanh toán các
khoản chi phí hợp lí, nếu bên nhận cầm cố không có lỗi trong việc xảy ra nguy cơ đó”.
Bên phía cửa hàng cầm đồ phải có kho bãi lưu giữ tài sản đúng quy định của pháp luật và
nếu có thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm đồ trong thời hạn cầm đồ thì bên cửa hàng phải
bồi thường thiệt hại đối với tài sản đó.
Thứ hai, không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố;
không được đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác: Bên chủ cửa hàng
phải có trách nhiệm trong trường hợp bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản
cầm cố, đem tài sản cầm cố để đảm bảo thực hiện khác được qui định tại điều 18 Nghị
định 163/2006/NĐ-CP như sau: Trường hợp bên nhận cầm cố bán, trao đổi, tặng cho, cho
thuê, cho mượn tài sản cầm cố, đem tài sản cầm cố để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trái với
quy định tại khoản 2 Điều 332 BLDS năm 2005 thì bên cầm cố có quyền đòi lại tài sản
trong các trường hợp sau đây:
+ Bên mua, bên nhận trao đổi, bên được tặng cho được xác lập theo thời hiệu quy
định tại khoản 1 Điều 247 BLDS13;
+ Bên mua, bên nhận trao đổi tài sản cầm cố là động sản không thuộc diện phải
đăng ký quyền sở hữu và ngay tình theo quy định tại Điều 257 Bộ luật Dân sự: “ Chủ sở
hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng kí quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay
tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp
đồng có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trong trường hợp hợp đồng
này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị
lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.
Trong trường hợp bên cầm cố không có quyền đòi lại tài sản từ bên mua, bên nhận
trao đổi, bên được tặng cho theo quy định tại khoản 1 Điều này thì bên nhận cầm cố phải
bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.
13
Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong
thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu đối với tài sản đó,
kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu tài sản đó.
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
35
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
Thứ ba, không được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố,
nếu không được bên cầm cố đồng ý: Chủ cửa hàng cầm đồ không được khai thác công
dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản mà khách hàng đem đi cầm cố nếu như không có sự
đồng ý của bên khách hàng.
Thứ tƣ, trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được đảm bảo cầm cố chấm dứt hoặc
được thay thế bằng biện pháp khác: Do tài sản cầm cố được bên cửa hàng giữ trong thời
hạn cầm đồ, nếu như đến thời hạn đã thỏa thuận mà khách hàng không đến chuộc lại tài
thì bên cửa hàng có thể thanh lí tài sản để thu hồi vốn và hợp đồng cầm đồ chấm dứt.
Nhưng nếu đến hạn đã thỏa thuận trong biên lai cầm đồ hay hợp đồng theo mẫu mà bên
khách hàng đến thanh toán các chi phi để chuộc lại tài sản thì bên chủ cửa hàng có nghĩa
vụ trả lại tài sản cầm cố cho bên khách hàng. Còn việc thay thế bằng biện pháp khác thì
không xảy ra trong giao dịch cầm đồ.
Quyền của bên nhận cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
Bên nhận cầm đồ có quyền được quy định tại điều 333 BLDS năm 2005 như sau:
Thứ nhất, yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại
tài sản đó: Khi giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ, bên chủ cửa hàng có quyền
yêu cầu người nào chiếm hữu, sử dụng tài sản cầm cố trái pháp luật trả lại tài sản đó.
Thứ hai, yêu cầu xử lí tài sản cầm cố theo phương thức đã thỏa thuận hoặc theo
quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ: trong giao dịch cầm đồ, thường việc xử lí
tài sản do bên cửa hàng xử lí nếu như đến thời hạn đã ghi trong hợp đồng cũng như biên
lai cầm đồ, mà bên khách hàng không đến chuộc lại tài sản thì chủ cửa hàng sẽ thanh lí tài
sản để thu hồi vốn. Còn việc xử lí theo pháp luật thì tài sản được bán đấu giá công khai
theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản theo Nghị định 17/2010/NĐ-CP ngày 4
tháng 3 năm 2010 về đấu giá tài sản và Nghị định 29/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 04 năm
2014 quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và
quản lí, xử lí tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.
Thứ ba, được khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài
sản cầm cố, nếu có thỏa thuận: tại cửa hàng cầm đồ, những tài sản mà khách hàng đem đi
cầm cố thì được bên cửa hàng giữ trong thời hạn cầm cố, trong thời gian này, nếu như bên
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
36
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
cầm đồ cho phép thì bên chủ cửa hàng được quyền khai thác công dụng của tài sản cầm
cố
Thứ tƣ, được thanh toán chi phí hợp lí bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản
cho bên cầm cố: Tại cửa hàng cầm đồ, bên chủ cửa hàng trả lại tài sản cầm cố cho khách
hàng khi họ đến trả tiền vay. Khoản tiền được thanh toán này bao gồm nợ gốc và lãi phát
sinh như đã thỏa thuận bao gồm chi phí bảo quản tài sản.
2.3.
Các trƣờng hợp chấm dứt hợp đồng cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
Hợp đồng cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ sẽ chấm dứt trong các trường hợp
quy định tại Điều 339 BLDS năm 2005 sau:
2.3.1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt
Khi đến hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng, mà bên khách hàng đến chuộc lại tài
sản bằng phương thức thanh toán nợ gốc, lãi suất thì nghĩa vụ của bên chủ cửa hàng phải
giao tài sản cầm cố trả lại cho chủ sở hữu và hợp đồng cầm cố sẽ chấm dứt.
2.3.2. Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm
khác.
Việc hủy bỏ do các bên thỏa thuận và việc càm cố sẽ chấm dứt sau khi hai bên thỏa
thuận. Việc thay thế bằng các biện pháp bảo đảm khác cũng do các bên thỏa thuận trước.
Ví dụ: Anh A đem laptop của mình cầm cố tại cửa hàng cầm đồ B và anh C là một trong
những thành viên trong cửa hàng cầm đồ bảo lãnh cho A và A được mang tài sản về để
anh C đứng ra chịu trách nhiệm cho việc trả tiền vay, nhưng vậy việc bảo lãnh của C cũng
phải được thỏa thuận ngay từ đầu khi kí hợp đồng.
2.3.3. Theo thoản thuận của các bên
Tại cửa hàng cầm đồ, bên chủ cửa hàng đưa ra thời hạn cầm đồ, và khi đến thời
hạn mà khách hàng không đến chuộc lại tài sản thì bên cửa hàng có quyền xử lí tài sản
như đã thỏa thuận trong hợp đồng, vì vậy việc chấm dứt hợp đồng do thỏa thuận của các
bên sẽ không tồn tại trong loại giao dịch này.
2.3.4. Tài sản cầm cố được xử lí
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
37
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
Trong giao dịch bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, việc xử lí tài sản đảm bảo là
một giai đoạn không mong muốn của bên bảo đảm, nhưng nếu như nghĩa vụ chính trong
hợp đồng không thực hiện đúng thì bắt buộc phải xử lí tài sản đảm bảo để thu hồi vốn. Xử
lí tài sản bảo đảm là hệ quả pháp lí của hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy
đủ nghĩa vụ của bên bảo đảm. Kết quả xử lí tài sản bảo đảm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi
ích bên bảo đảm (chủ sở hữu tài sản), bên nhận bảo đảm (bên hưởng lợi từ việc xử lí bảo
đảm) và các chủ thể khác. Nếu khi thỏa thuận về việc cầm cố các bên đã thỏa thuận về
phương thức xử lí tài sản cầm cố, thì bên nhận cầm cố được xử lí tài sản cầm cố theo
phương thức đó. Việc xử lí tài sản cầm cố được qui định tại Điều 336 như sau “trong
trường hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự mà bên nghĩa vụ không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng thỏa thuận thì tài sản cầm cố được xử lí theo phương thức thỏa
thuận hoặc bán đấu giá theo qui định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ, bên nhận cầm
cố được ưu tiên thanh toán số tiền bán tài sản cầm cố”. Và khi “đến hạn thực hiện nghĩa
vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa
vụ. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm
nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Pháp luật quy định tài sản
bảo đảm phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Và các trường hợp
khác do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định”.14
Nguyên tắc xử lí tài sản đảm bảo: Điều 58 Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao
dịch bảo đảm và Điều 15 Nghị định 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều
Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm:
1. Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử
lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của các bên; nếu không có thoả thuận thì tài
sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
2. Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì việc
xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của bên bảo đảm và các bên cùng nhận
bảo đảm; nếu không có thoả thuận hoặc không thoả thuận được thì tài sản được bán đấu
giá theo quy định của pháp luật.
14
Điều 56 Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
38
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
3. Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện một cách khách quan, công khai,
minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đảm,
cá nhân, tổ chức có liên quan và phù hợp với các quy định tại Nghị định này.
4. Người xử lý tài sản bảo đảm (sau đây gọi chung là người xử lý tài sản) là bên nhận
bảo đảm hoặc người được bên nhận bảo đảm ủy quyền, trừ trường hợp các bên tham gia
giao dịch bảo đảm có thỏa thuận khác. Và nội dung của khoản 4 này được sửa đổi tại
Điều 15 nghị định 11/2012/NĐ-CP như sau: “Người xử lý tài sản căn cứ nội dung đã
được thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm để tiến hành xử lý tài sản bảo đảm mà không
cần phải có văn bản ủy quyền xử lý tài sản của bên bảo đảm‟.
5. Việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh doanh tài
sản của bên nhận bảo đảm.
Thời hạn xử lí tài sản đảm bảo: Tại Điều 62 Nghị định 163/2006/NĐ-CP “tài sản
được xử lí trong thời hạn do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận thì người xử lí tài
sản có quyền quyết định về thời hạn xử lí, nhưng không được trước bảy ngày đối với
động sản hoặc mười lăm ngày với bất động sản, kể từ ngày thông báo về việc xử lí tài sản
bảo đảm, trừ trường hợp qui định tại khoản 2 Điều 61 Nghị định 163/2003/NĐ-CP”.15
Thu giữ tài sản đảm bảo để xử lí: Điều 63 Nghị định 163/NĐ/CP về giao dịch bảo
đảm:
- Bên giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản đó cho người xử lý tài sản theo thông báo
của người này; nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bên giữ tài sản bảo đảm
không giao tài sản thì người xử lý tài sản có quyền thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định
tại khoản 2 Điều này để xử lý hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Khi thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, người xử lý tài sản có trách nhiệm:
15
Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị, quyền đòi nợ, giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm,
vận đơn thì người xử lý tài sản có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho các bên nhận bảo đảm khác về
việc xử lý tài sản đó.
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
39
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
+ Thông báo trước cho người giữ tài sản về việc áp dụng biện pháp thu giữ tài sản
bảo đảm trong một thời hạn hợp lý. Văn bản thông báo phải ghi rõ lý do, thời gian thực
hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, quyền và nghĩa vụ của các bên.
+ Không được áp dụng các biện pháp vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức
xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm.
- Trong trường hợp người giữ tài sản bảo đảm là người thứ ba thì bên bảo đảm có
trách nhiệm phối hợp với người xử lý tài sản thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm.
- Bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ tài sản bảo đảm phải chịu các chi phí hợp lý,
cần thiết cho việc thu giữ tài sản bảo đảm; trong trường hợp không giao tài sản để xử lý
hoặc có hành vi cản trở việc thu giữ hợp pháp tài sản bảo đảm mà gây thiệt hại cho bên
nhận bảo đảm thì phải bồi thường.
- Trong quá trình tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, nếu bên giữ tài sản bảo đảm
có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an ninh, trật tự nơi công cộng hoặc có hành vi vi
phạm pháp luật khác thì người xử lý tài sản bảo đảm có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn và cơ quan Công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong
phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình áp dụng các biện pháp theo quy định
của pháp luật để giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho người xử lý tài sản thực hiện quyền
thu giữ tài sản bảo đảm.
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo đảm trong thời gian chờ xử lý tài sản bảo
đảm: Điều 64 Nghị định 163/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm và Điều 17, Điều 18 Nghị định
11/2012/NĐ-CP:
Điều 17 như sau: Bán tài sản bảo đảm:
1. Trong trường hợp các bên thỏa thuận phương thức xử lí tài sản đảm bảo là bán đấu
giá tài sản thì việc bán đấu giá được thực hiện theo quy định về bán đấu giá tài sản.
2. Trong trường hợp các bên thỏa thuận về việc bán tài sản không thông qua phương
thức bán đấu giá thì việc bán tài sản bảo đảm được thực hiện theo các quy định về bán tài
sản trong BLDS và quy định sau đây:
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
40
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
a. Các bên có quyền tự thỏa thuận hoặc thông qua tỏ chức có chức năng thẩm định
giá tài sản để có cơ sở xác định bán tài sản bảo đảm;
b. Bên nhận bảo đảm phải thanh toán cho bên bảo đảm số tiền chênh lệch giữa bán
giá tài sản bảo đảm với giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác.
c. Sau khi có kết quả bán tài sản thì chủ sở hữu tài sản và bên có quyền xử lí tài sản
bảo đảm có trách nhiệm thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật về chuyển
quyền sở hữu tài sản cho bên mua tài sản đảm bảo.
Điều 18 quy định như sau: Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực
hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm:
Trong trường hợp các bên thỏa thuận về việc nhận chính tài sản bảo đảm để thay
thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm thì việc nhận chính tài sản bảo đảm
được thực hiện như sau:
1. Các bên có quyền tự thỏa thuận hoặc thông qua tổ chức có chức năng thẩm định
giá tài sản để có cơ sở xác định giá trị của tài sản bảo đảm;
2. Trong trường hợp giá trị của tài sản bảo đảm lớn hơn giá trị của nghĩa vụ được
bảo đảm thì bên nhận bảo đảm phải thanh toán số tiền chênh lệch đó cho bên bảo đảm, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác;
3. Bên nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ phải
xuất trình văn bản chứng minh quyền được xử lý tài sản bảo đảm và kết quả xử lý tài sản
bảo đảm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng
tài sản bảo đảm.
- Trong thời gian chờ xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm được khai thác, sử dụng
tài sản bảo đảm hoặc cho phép bên bảo đảm hoặc uỷ quyền cho người thứ ba khai thác, sử
dụng tài sản bảo đảm theo đúng tính năng và công dụng của tài sản. Việc cho phép hoặc
uỷ quyền khai thác, phương thức khai thác và việc xử lý hoa lợi, lợi tức thu được phải
được lập thành văn bản.
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
41
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
- Hoa lợi, lợi tức thu được phải được hạch toán riêng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Sau khi trừ các chi phí cần thiết cho việc khai thác, sử dụng tài sản, số tiền còn lại được
dùng để thanh toán cho bên nhận bảo đảm
Xử lí tài sản đảm bảo trong trƣờng hợp không có thỏa thuận về phƣơng thức
xử lí: Trong trường hợp không có thoả thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm, thì
tài sản bảo đảm được bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Riêng đối với tài sản bảo
đảm có thể xác định được giá cụ thể, rõ ràng trên thị trường thì người xử lý tài sản được
bán theo giá thị trường mà không phải qua thủ tục bán đấu giá, đồng thời phải thông báo
cho nên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác (nếu có).
Bán đấu giá tài sản: theo quy định tại Điều 2 khoản 2 Nghị định 17/2010/NĐ-CP
ngày 04/03/2010 về bán đấu giá tài sản theo đó bán đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản
công khai theo phương thức trả giá lên, có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo
nguyên tắc và trình tự, thủ tục được quy định tại Nghị định này. Việc bán đấu giá tài sản
được thực hiện theo nguyên tắc công khai, liên tục, khách quan, bình đẳng, bảo vệ quyền
lợi ích hợp pháp của các bên tham gia và mọi cuộc đấu giá đều phải do đấu giá viên điều
hành theo đúng trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản theo đúng quy định tại Nghị định
17/2010/NĐ-CP về đấu giá tài sản.16
Các phương thức xử lí tài sản theo thỏa thuận như sau:
+ Xử lí tài sản cầm cố theo thỏa thuận:
Việc thỏa thuận về phương thức xử lí cầm cố do các bên thỏa thuận và ghi nhận
trong hợp đồng. Thời điểm thỏa thuận biện pháp xử lí có thể là thời điểm giao kết hợp
đồng cầm cố, lúc hợp đồng cầm cố đang được thực hiện hoặc là ngay tại thời điểm xử lí
tài sản cầm cố, tuy nhiên dù là thỏa thuận ở thời điểm nào đi chăng nữa thì thỏa thuận này
của các bên cũng không được làm tổn hại đến quyền lợi của các chủ nợ khác có liên quan.
Nội dung của thỏa thuận này phải phù hợp với quy định chung của pháp luật (là bảo đảm
phù hợp với đạo đức xã hội, không ảnh hưởng đến các quyền và lợi của các chủ thể khác
được pháp luật bảo vệ). Nghĩa là, một cách chung nhất các bên của hợp đồng cầm cố
được tự do ý chí khi thỏa về phương thức xử lí tài sản cầm cố nhưng phải tôn trọng các
16
Điều 3 Nghị định 17/2010/NĐ-CP về đấu giá tài sản.
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
42
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
quy định chung của pháp luật. Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà người cầm cố không
thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình thì khi đó nếu các bên đã thỏa
thuận trước (trong hợp đồng cầm cố) về việc người cầm cố giao tài sản cầm cố cho người
nhận cầm cố để trừ nợ hoặc bán tài sản cho người nhận cầm cố để trừ nợ, đối với tài sản
không đăng kí quyền sở hữu, đến thời hạn này người nhận cầm cố nghiễm nhiên trở thành
chủ sở hữu tài sản cầm cố. Cơ sở chứng minh cho quyền này là hợp đồng cầm cố và các
chứng từ khác chứng minh về việc người cầm cố đã không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ đến hạn. Bên nhận cầm đồ sẽ nhận chính tài sản cầm đồ để thay thế
cho việc thực hiện nghĩa vụ được đảm bảo và bên nhận cầm đồ được nhận trực tiếp các
khoản tiền hoặc tài sản từ bên thứ ba trong trường hợp bên thứ ba có nghĩa vụ trả tiền
hoặc tài sản cho bên cầm đồ.
+ Bán tài sản bảo đảm không qua đấu giá: tại Điều 10 thông tư liên tịch
16/2014/TTLT—BTP-BTNMT-NHHN ngày 6 tháng 6 năm 2014 thông tư liên tịch về
một số vấn đề xử lí tài sản đảm bảo như sau:
1. Trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận về việc bán tài sản
bảo đảm không qua đấu giá và không có thỏa thuận khác về việc xác định giá bán tài sản
thì việc định giá bán tài sản bảo đảm được thực hiện như sau:
a. Bên nhận bảo đảm và bên bảo đảm thỏa thuận về giá bán tài sản bảo đảm bằng văn
bản. Trong trường hợp không thỏa thuận được giá bán tài sản thì bên bảo đảm có quyền
chỉ định cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá để xác định giá bán tài sản trong
thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày không thỏa thuận được giá bán. Sau thời hạn
mười lăm (15) ngày, nếu bên bảo đảm không chỉ định cơ quan, tổ chức có chức năng
thẩm định giá thì bên nhận bảo đảm có quyền chỉ định cơ quan, tổ chức có chức năng
thẩm định giá để xác định giá bán tài sản. Chi phí thuê cơ quan, tổ chức có chức năng
thẩm định giá được tính vào chi phí xử lý tài sản bảo đảm.
b. Trong trường hợp tài sản bảo đảm không bán được theo định giá của cơ quan, tổ
chức có chức năng thẩm định giá thì bên nhận bảo đảm được quyền hạ giá bán tài sản
trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày không bán được tài sản. Việc hạ giá bán tài
sản thực hiện liên tục ba (03) lần nhưng mỗi lần hạ giá bán tài sản không được quá mười
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
43
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
phần trăm (10%) giá đã định và phải cách nhau ít nhất là ba mươi ngày (30) ngày đối với
bất động sản và mười lăm (15) ngày đối với động sản. Bên nhận bảo đảm có trách nhiệm
thông báo cho bên bảo đảm việc hạ giá bán tài sản bảo đảm.
Sau ba (03) lần liên tục hạ giá mà vẫn không bán được tài sản bảo đảm thì bên nhận
bảo đảm được nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ theo
quy định tại Điều 11 của Thông tư này. Giá trị tài sản bảo đảm trong trường hợp này là
mức giá của lần hạ giá cuối cùng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Việc bán tài sản bảo đảm phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự
năm 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Bên nhận bảo đảm phải
bồi thường thiệt hại nếu có hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại cho chủ sở hữu tài sản,
người có quyền, lợi ích liên quan đến tài sản bảo đảm trong quá trình bán tài sản bảo đảm.
+ Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo
đảm: Điều 11 Thông tư liên tịch 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 6 tháng 6
năm 2014 thông tư liên tịch hướng dẫn một số vấn đề về xử lí tài sản bảo đảm như sau:
Trong trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận về việc xử lý
tài sản bảo đảm theo phương thức nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực
hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm thì thực hiện như sau:
1. Việc xác định giá trị của tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 10 của Thông tư này.
2. Trường hợp tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở
hữu, quyền sử dụng, sau khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm có trách nhiệm nộp
hồ sơ chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 12
của Thông tư này17. Hợp đồng bảo đảm hoặc văn bản thỏa thuận khác về việc nhận chính
17
Điều 12. Thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản sau khi xử lý tài sản bảo đảm
1. Hồ sơ, thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
sau khi xử lý được thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai.
2. Khi thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại khoản 1 Điều
này và các tài sản khác thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, quyền lưu hành tài sản theo quy định của pháp
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
44
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm được sử dụng
thay thế cho hợp đồng, giấy tờ, tài liệu chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo
đảm.
3. Trường hợp tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền
sở hữu, quyền sử dụng, sau khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm có quyền sở hữu
đối với tài sản đó theo quy định tại khoản 3 Điều 1218 của Thông tư này.
4. Giá trị của tài sản bảo đảm được bù trừ vào số tiền vay, tiền lãi phát sinh từ hợp
đồng tín dụng và các chi phí hợp lý khác theo quy định của pháp luật. Bên bảo đảm được
nhận số tiền còn lại sau khi đã thanh toán đầy đủ nghĩa vụ cho bên nhận bảo đảm.
Trường hợp giá trị của tài sản bảo đảm không đủ để thanh toán giá trị nghĩa vụ thì
bên bảo đảm có trách nhiệm hoàn trả số tiền còn thiếu cho bên nhận bảo đảm nếu bên bảo
đảm đồng thời là bên có nghĩa vụ được bảo đảm hoặc bên có nghĩa vụ được bảo đảm phải
hoàn trả số tiền còn thiếu cho bên nhận bảo đảm nếu bên bảo đảm không đồng thời là bên
có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
luật thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp hợp đồng, giấy tờ hoặc tài liệu chứng minh việc chuyển quyền sở hữu,
quyền sử dụng tài sản, trừ trường hợp nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo
đảm quy định tại khoản 2 Điều 11 của Thông tư này.
Trong trường hợp bên bảo đảm không tự nguyện ký hợp đồng, giấy tờ, tài liệu chứng minh việc chuyển quyền sở
hữu, quyền sử dụng tài sản thì bên nhận bảo đảm được quyền ký hợp đồng, giấy tờ, tài liệu đó nhưng trong hồ sơ đề
nghị chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản phải bổ sung một (01) bản chính hợp đồng bảo đảm đã được công
chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật hoặc một (01) bản sao hợp đồng bảo đảm được Ủy ban nhân dân cấp
xã chứng thực, tổ chức hành nghề công chứng cấp từ bản chính hoặc văn bản khác chứng minh có thỏa thuận về việc
bên nhận bảo đảm được quyền ký hợp đồng, giấy tờ, tài liệu chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm
17
Trong trường hợp tài sản không thuộc đối tượng đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật
thì bên mua, bên nhận chính tài sản có quyền sở hữu tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 439 Bộ luật Dân sự năm
2005. Hợp đồng bảo đảm hợp pháp và biên bản xử lý tài sản bảo đảm (nếu có) là giấy tờ chứng minh việc xác lập
quyền sở hữu tài sản của bên nhận bảo đảm.
18
Trong trường hợp tài sản không thuộc đối tượng đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật
thì bên mua, bên nhận chính tài sản có quyền sở hữu tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 439 Bộ luật Dân sự năm
2005. Hợp đồng bảo đảm hợp pháp và biên bản xử lý tài sản bảo đảm (nếu có) là giấy tờ chứng minh việc xác lập
quyền sở hữu tài sản của bên nhận bảo đảm.
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
45
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
6. Trường hợp bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm nhưng không thuộc đối
tượng được xác lập quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật thì
bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận lựa chọn phương thức xử lý tài
sản bảo đảm khác đã được quy định tại Điều 59 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP. Nội dung
thỏa thuận của các bên có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng bảo đảm.
Tóm lại: Khi giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ bên khách hàng phải có
nghĩa vụ thanh toán các chi phí hợp lí để chuộc lại tài sản của mình, nếu như không thực
thì bên phía chủ cửa hàng sẽ xử lí tài sản theo thỏa thuận hoặc bán đấu giá công khai nếu
như các bên không thỏa thuận khi giao dịch cầm đồ. Và việc xử lí tài sản cầm đồ phải
tuân theo quy định về xử lí tài sản đảm bảo theo quy định của pháp luật.
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
46
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
Chƣơng 3
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CẦM CỐ TÀI SẢN TẠI CỬA HÀNG
CẦM ĐỒ VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
Mua bán, trao đổi hàng hóa là hoạt động phát sinh lợi nhuận được nhiều thành
phần trong xã hội lựa chọn để đầu tư kinh doanh nhằm xây dựng kinh tế, đặc biệt là trong
bối cảnh kinh tế nước ta đang hội nhập và phát triển. Dịch vụ cầm đồ cũng là một hình
thức kinh doanh tồn tại trong xã hội lâu dài và phát triển cho đến ngày hôm nay, và trong
đó giao dịch cầm đồ là một hoạt động cho vay tiền có tài sản đảm bảo tại cửa hàng cầm
đồ. Theo quy định của pháp luật thì kinh doanh dịch vụ cầm đồ là một trong những loại
hình kinh doanh có điều kiền về an ninh trật tự trong doanh mục ngành nghề kinh doanh
có điều kiện.
3.1. Thực tiễn chung về hoạt động giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng ở nƣớc ta
hiện nay
Kinh tế phát triển, nhu cầu cuộc sống ngày càng cao, trong khi đồng tiền lại mất
giá từ đó đã kéo theo sự khốn khó trong sinh hoạt hằng ngày, để duy trì cuộc sống, không
ít người phải đem tài sản có giá trị của mình đến cửa hàng cầm đồ để tiền vay tiền được
nhanh chóng, như vậy việc xuất hiện cửa hàng cầm đồ trong xã hội là điều tất yếu và cần
thiết. Tại Hà Nội thủ đô của nước ta có số dân cho đến hiện nay là 7,1 triệu người19 được
xem là nơi hoạt động cầm đồ diễn ra mạnh ở hầu hết các nơi trên địa bàn. Hiện Hà Nội có
2.710 cửa hàng cầm đồ đang hoạt động dưới nhiều hình thức như công ty, hộ kinh doanh
cá nhân hoặc văn phòng giao dịch20, vì lợi nhuận kết xù mà có những phố được mệnh
danh là “phố cầm đồ” sầm uất, có nơi gọi là “thiên đường cầm đồ”. Khi nói đến cầm đồ ở
Hà Nội thì có phố Đặng Dung-nơi hoại động sinh lời chủ yếu là “cầm đồ” khách hàng tìm
đến nơi này chủ yếu là những người tham gia cá độ, chơi lô đề, cờ bạc… nhu cầu “đổ
vốn” rất lớn. Ngoài phố Đặng Dung còn có các nơi không kém phần tấp nập trong hoạt
động này như: Phùng Hưng, đường Láng, Đê La Thành, Lương Thế Vinh… Số liệu thống
19
Việt Hà, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ: Cán mốc 7 triệu người Hà Nội tìm hướng giải tỏa áp lực dân số,
http://thanglong.chinhphu.vn/Home/Can-moc-7-trieu-nguoi-Ha-Noi-tim-huong-giai-toa-ap-luc-danso/20126/6122.vgp, [truy cập ngày 9/11/2014].
20
Vietnamnet: Sự thật kinh hoàng trong thế giới ngầm kinh doanh cầm đồ, http://vietnamnet.vn/vn/kinhte/134410/su-that-kinh-hoang-trong-the-gioi-ngam-kinh-doanh-cam-do.html, [cập nhật ngày 06/11/2014]
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
47
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
kê mới nhất vào tháng 12/2013, trên địa bàn quận huyện của thành phố có tới 2.525 cửa
hàng cầm đồ có giấy phép kinh doanh, trong đó có 34 doanh nghiệp còn lại là các hộ kinh
doanh cá thể21. “Ông Nguyễn Đăng Tám, chủ tịch Uỷ ban Nhân dân (UBND) phường
Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội cho biết: Chỉ với hơn 1km đường Láng, nhưng đã
có tới 72 hiệu cầm đồ mọc san sát nhau. Mặc dù UBND phường Láng Thượng đã thường
xuyên chỉ đạo Công an và các ban, ngành chức năng tập trung quản lý hoạt động của các
cơ sở cầm đồ này, nhưng ở đó vẫn tiềm ẩn nhiều phức tạp về an ninh trật tự (ANTT)”22.
Chỉ riêng quận hai Bà Trưng có tới 189 cửa hàng cầm đồ có giấy phép kinh doanh, tập
trung chủ yếu ở phường Bạch Mai (hơn 30 cửa hàng), Trương Định (hơn 20 cửa hàng),
Thanh Nhàn, Đồng Tâm, Minh Khai, Vĩnh Tuy… Các cửa hàng cầm đồ tập trung tại
những địa bàn giáp ngoại, nơi diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh, người dân chủ yếu kinh
doanh buôn bán nhỏ; hoặc những địa bàn giáp các trường Đại học, Cao đẳng lớn. Nếu
như các cửa hàng cầm đồ ở Thanh Nhàn, Minh Khai, Bạch Mai… là địa chỉ quen thuộc
của sinh viên trường Đại Học Bách khoa, Xây dựng, Kinh tế Quốc dân thì khách hàng tìm
đến các cửa hàng cầm đồ ở phố Lương thế Vinh chủ yếu là của sinh viên của các trường
Đại học Khoa học tự nhiên, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Hà Nội,…; đường
Láng, Đê La Thành, Nguyễn Trãi, Phạm Văn Đồng cũng là điểm đến của những món tài
sản từ lớn đến nhỏ, từ máy tính, điện thoại, xe máy.. đến những thứ không nhìn thấy được
như: chứng minh nhân dân, thẻ sinh viên, bằng tốt nghiệp, giấy tờ nhà đất. Theo thống kê
của Công an thành phố thì trên địa bàn hiện có khoảng gần ba nghìn cơ sở kinh doanh
dịch vụ cầm đồ, tập trung nhiều ở các khu dân cư có đông công nhân, sinh viên sinh sống.
Phần lớn các cơ sở hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, nhưng cũng không ít chủ
tiệm lách luật, vượt rào, cố tình cầm cố những giấy tờ, tài sản trái quy định như hộ khẩu,
chứng minh nhân dân (CMND), giấy phép lái xe, thẻ sinh viên, thẻ ngành... Khá nhiều
21
Baomoi.com: Siết chặt hoạt động cầm đồ, http://www.baomoi.com/Siet-hoat-dong-kinh-doanh-dich-vu-camdo/58/12971016.epi, [truy cập ngày 27/20/2014].
22
Hồng Tuấn, An ninh thủ đô: Hệ lụy từ hoạt hoạt động cầm đồ cần hạn chế cấp phép tiến tới dẹp bỏ,
http://www.anninhthudo.vn/phap-luat/he-luy-tu-hoat-dong-cam-do-can-han-che-cap-phep-tien-toi-depbo/470658.antd, [cập nhật ngày 27/10/2014]
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
48
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
tiệm chỉ chú trọng lợi nhuận nên không làm hợp đồng, cầm cố tài sản không đúng tên chủ
sở hữu, thấy đối tượng cầm cố có nghi vấn nhưng bỏ qua, không báo cơ quan công an. 23
Hoạt động cầm đồ luôn tiềm ẩn những phức tạp, gây ảnh hưởng đến tình hình
ANTT. Ngoài những thủ đoạn nhằm chống đối sự kiểm tra, phát hiện và xử lí vi phạm
của cơ quan công an, nhiều chủ cửa hàng cầm đồ đã biến tướng hình thức kinh doanh
sang loại công ty cho thuê tài chính. Đây là thủ đoạn mới, bởi khi chuyển sang mô hình
“Công ty cho thuê tài chính”, hoạt động của cơ sở nằm trong sự điều chỉnh quy định hoạt
động của doanh nghiệp, và tránh được sự kiểm tra, quản lí chặt chẽ của các cơ quan chức
năng. Ngoài thủ đoạn trên, nhiều chủ cửa hàng còn có nhiều biện pháp “trói” khách giao
dịch, đặc biệt với những khoản giao dịch lớn bằng cách yêu cầu đối tác trước khi vay một
món tiền nào đó sẽ phải viết giấy chuyển nhượng tên, chuyển nhượng nhà, đất hoặc các
động sản có giá trị, đây là những thủ đoạn để các chủ cơ sở kinh doanh cầm đồ sử dụng
vũ lực đối với “con nợ” khi không có khả năng thanh toán nhằm siết nợ.
Nguyên nhân xuất hiện nhiều cửa hàng cầm đồ chủ yếu do hoạt động giao dịch
cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ ở nước ta hiện nay diễn ra khá dễ dàng, nếu xét thấy
trên khía cạnh quản lí Nhà nước thì việc có được một giấy đăng kí kinh doanh dịch vụ
cầm đồ là khá dễ dàng, mặc dù đây là hoạt động kinh doanh có điều kiện theo qui định
của pháp luật. Nhưng so với các ngành có cùng doanh mục kinh doanh có điều kiện khác
thì kinh doanh dịch vụ cầm đồ dễ dàng được cấp phép hơn. Theo quy định hiện hành thì
cá nhân hoặc doanh nghiệp đủ điều kiện muốn kinh doanh dịch vụ cầm đồ chỉ cần lên
Phòng kinh tế quận, huyện hoặc Sở Kế hoạch-Đầu tư làm giấy phép đăng kí kinh doanh.
Tiếp đó lên Công An quận, huyện làm thủ tục để xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện
về ANTT, trong đó cá nhân hoặc doanh nghiệp đó phải xuất trình được Giấy chứng nhận
Đăng kí kinh doanh, chứng nhận đầu tư hoặc chứng nhận đăng kí hoạt động, đăng kí thuế,
chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy hoặc biên bản kiểm tra an toàn về
phòng cháy và chữa cháy… Sự xuất hiện nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ ngày
càng tăng khiến cho hoạt động này càng được nhiều người đầu tư vốn vào mở cơ sở kinh
23
Minh Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh: Quản lí chặt dịch vụ cầm đồ, http://www.nhandan.com.vn/tphcm/dan-bietdan-ban/item/22047802-quan-ly-chat-dich-vu-cam-do.html,[cập nhật ngày 27/10/2014]
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
49
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
doanh vì việc đầu tư vốn ra không lớn, nhưng lợi nhuận thu lại cao, thủ tục nhanh gọn,
khách hàng nhận được tiền ngay để đáp ứng nhu cầu nhanh chóng.
Năm 2014, trên thế giới tổ chức sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh, thì hoạt động
kinh doanh cầm đồ ở Việt Nam được xem là mùa kinh doanh ăn theo. Trong dịp World
Cup vừa qua, hoạt động này còn diễn biến phức tạp hơn, với nhiều hình thức mới như
cầm đồ qua internet, giao dịch không cần cửa hàng... Khi mùa bóng đá này diễn ra thì các
cở sở cầm đồ hoạt động sôi nỗi hơn ngày thường gấp ba lần. “Theo một chủ tiệm cầm đồ
tên Quân trên phố Đặng Dung, mặc dù mới bước vào mùa World Cup nhưng lượng khách
đến cửa hàng của anh tăng gấp đôi, gấp ba ngày thường. Trước một ngày chỉ có 8 đến 10
khách là những con bạc tìm đến cầm cố tài sản, nhưng nay cửa hàng không lúc nào ngớt
khách, 3-4 giờ sáng vẫn có khách đến cầm xe máy, điện thoại là thường24. “Chị Lan-chủ
một tiệm cầm đồ trên đường Láng, cũng cho biết, giống như các kì World Cup hay Euro
trước đây, ngày hội bóng đá đang diễn ra tại Brazil chính là dịp “hái ra tiền” của các
dịch vụ cầm đồ. Khách đông World Cup 2014, mới diễn ra được khoản chục ngày mà cửa
hàng không còn chỗ chứa hàng nữa. Hôm qua, Chị đã phải thuê thêm địa điểm làm kho
để chứa xe máy”.25
Thuận lợi:
Cửa hàng cầm đồ xuất hiện nhiều, có thể dễ dàng tìm thấy các cửa hàng này ở bất
kì nơi nào của các Thành phố lớn, đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin nên có
những cửa hàng có thể kinh doanh cầm đồ qua mạng internet. Đa số các chủ cở sở kinh
doanh tuân thủ rất tốt quy định của pháp luật đặc biệt là trên địa bàn các huyện, vì ở đây
so với các thành phố lớn thì ngành nghề kinh doanh này chưa phát triển mạnh, nhu cầu
cần cầm cố chủ yếu là xe gắn máy và ĐTDĐ, tình hình tội phạm lợi dụng cửa hàng cầm
đồ để tiêu thụ tài sản cũng không phức tạp so với các thành phố lớn. Trong giao dịch cầm
đồ thì có thủ tục nhanh gọn, chỉ cần người cầm đồ kí nhận vào biên lai cầm đồ hay hợp
đồng theo mẫu thì họ có thể vay tiền một cách nhanh chóng. So với các tổ chức tín dụng
bên ngoài, với thủ tục phức tạp, mất nhiều thời gian để làm thủ tục thì cửa hàng cầm đồ
24
Bảo Hân, Vietnamnet.vn: Lạ đời: cầm đồ chê con nợ cá độ World Cup, http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/182053/ladoi--cam-do-che-con-no-ca-do-world-cup.html,[cập nhật ngày 27/10/2014]
25
Bảo Hân, Vietnamnet.vn: Lạ đời: cầm đồ chê con nợ cá độ World Cup, http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/182053/ladoi--cam-do-che-con-no-ca-do-world-cup.html,[cập nhật ngày 27/10/2014]
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
50
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
dễ dàng nhận được tiền vay một cách nhanh chóng. Nếu cần vay một số tiền nhỏ, thời
gian vay ngắn, cần tiền nhanh chóng thì nhiều khách hàng chọn cửa hàng cầm đồ để giao
dịch chỉ cần họ có tài sản có giá trị hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình là có thể giao
dịch dễ dàng.
Cửa hàng cầm đồ xuất hiện nhiều nơi, kinh doanh cạnh tranh cho nên cũng tạo
điều kiện thuận lợi cho khách hàng lựa chọn cửa hàng để giao dịch. Vì cuộc sống gặp khó
khăn thì khách hàng mới đến cửa hàng cầm đồ để cầm cố và có vốn tạm thời, ngoại trừ
các trường hợp tiêu cực. Một số cửa hàng cầm đồ còn lập ra một số website thông tin chi
tiết về thủ tục cầm đồ, cũng như quy định ràng buộc giữa hai bên chủ và khách và những
tài sản cầm cố. Như tại Thành phố HCM Chuỗi dịch vụ cầm đồ T2 (285/T2 Cách Mạng
Tháng 8, P12.Q10.TPHCM) đưa vào hoạt động wesite camdouytin.vn26. Có uy tín nhằm
quảng cáo cho mọi người biết đến và cho khách hàng có niềm tin về uy tín của cửa hàng.
Khó khăn: Việc kiểm tra, xử lí vi phạm trong hoạt động kinh doanh cầm đồ tương
đối khó khăn, các cửa hàng cầm đồ thường xuyên liên kết chặt chẽ với nhau. Khi có sự
kiểm tra của cơ quan công an trên cùng tuyến phố hoặc cùng phường, quận, thì những chủ
cơ sở kinh doanh này sẽ thông báo cho nhau để cùng đóng cửa hàng tạm dừng kinh doanh
để tránh sự kiểm tra của cơ quan chức năng. Ngoài ra, khi bị kiểm tra, các chủ cơ sở đưa
ra nhiều lí do để không ra mặt để cơ quan chức năng làm việc với nhân viên và họ luôn
nhận được thái độ “không biết”, “không hiểu”.
3.2. Bất cập về việc cầm cố tài sản không thuộc sở hữu của ngƣời cầm đồ và
hƣớng giải quyết hoàn thiện
3.2.1. Một số điểm bất cập
Theo qui định tại Thông tư 33/2010/TT-BCA tại Điều 6, điểm i thì “khi thực hiện
kinh doanh cầm đồ, chủ sở hữu kinh doanh phải lập hợp đồng theo quy định, còn người
đến cầm đồ, thế chấp phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị
sử dụng để chủ cơ sở, kiểm tra, đối chiếu và photocopy lưu lại tại cơ sở. Không được cầm
đồ với hàng hóa, tài sản không rõ nguồn gốc hoặc tài sản do hành vi vi phạm pháp luật
26
Song Minh, Thế giới tiếp thị: dịch vụ cầm đồ cao điểm world cup, http://thegioitiepthi.net/dich-vu-cam-do-vaocao-diem-world-cup/, [truy cập ngày 9/11/2014].
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
51
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
mà có. Khi có nghi ngờ hàng hóa, tài sản do phạm tội mà có phải thông báo ngay với cơ
quan công an có thẩm quyền kiểm tra, xử lý”. Tuy nhiên, nhiều cở sở kinh doanh không
thực hiện đúng như quy định của pháp luật, chủ yếu là vì mục đích lợi nhuận nên nhiều
chủ cở sở vẫn bất chấp pháp luật, sẳn sàng cầm cố tài sản không thuộc sở hữu của người
cầm đồ, tiếp tay cho bọn tội phạm để tiêu thụ hàng gian với các biểu hiện như: không yêu
cầu xuất trình giấy tờ sở hữu tài sản, không yêu cầu xuất trình giấy chứng minh nhân dân
để photocopy lưu lại, không khai báo với cơ quan chức năng khi phát hiện tài sản cầm đồ
do hành vi phạm pháp mà có, và nếu như các chủ cửa hàng không hợp tác thì không thể tố
giác được ai là người đem tài sản này đến cầm cố khi đó việc quy định phạt tiền từ
20.000.000-30.000.000 đồng đối với hành vi cầm cố tài sản do trộm cắp, lừa đảo, chiếm
đoạt hoặc do người khác phạm tội mà có27 lại không có ý nghĩa.
Ngoài ra, theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ 12/11/2013 qui định
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng chống
tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình tại Điều 11, khoản
2, điểm d thì việc “Nhận cầm cố tài sản mà theo quy định tài sản đó phải có giấy tờ sở
hữu nhưng không có loại giấy tờ đó thì phạt tiền từ 2-5 triệu đồng” đối với quy định này
thì mức chế tài khá nhẹ so với lợi nhuận mà chủ cửa hàng thu được rất nhiều. Thực tế thì
quy định như vậy thì khá rõ ràng đối với loại tài sản có đăng kí quyền sở hữu như xe máy,
ô tô,.. nhưng lại gây khó khăn đối với tài sản không có đăng kí quyền sở hữu như laptop,
ĐTDĐ, xe đạp điện, vàng nữ trang…Theo qui định thì tài sản cầm cố phải thuộc quyền sở
hữu hợp pháp của bên cầm đồ có thể mua bán hoặc chuyển quyền sở hữu, nhưng đối với
các loại tài sản như điện thoại, máy tính, vàng bạc…rất khó xác định chủ sở hữu hợp pháp
vì khi họ mang những loại tài sản này đi cầm cố thì bao giờ họ cũng cho rằng đó là tài sản
của họ và chủ cửa hàng cũng không có căn cứ để cho rằng những tài sản đó là không
thuộc sở hữu hợp pháp của khách hàng. Từ thực tế đó, về phía khách hàng họ nắm bắt
được điểm yếu quy định của luật nên một số thành phần lợi dụng việc cầm cố những tài
sản không đăng kí sở hữu mà tiêu thụ hàng hóa rất nhiều từ đó, gây nhiều hậu quả rất
nghiêm trọng đến tình hình ANTT. Khi đó, việc xử lí hình sự đối với các trường hợp này
rất khó lí giải vấn đề này không hề dễ, vì không có đối tượng phạm tội nào mà đem tài
27
Điều 11 khoản 4 điểm b Nghị định 167/2013/NĐ-CP
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
52
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
sản đi cầm cố mà bảo đây là tài sản trộm cắp mà có được. Và thực tế xác minh tài sản đó
là của kẻ phạm tội cầm cố thì chủ tài sản cũng nói không biết, nên khó xử lí. Bên cạnh đó,
việc kiểm tra, xác minh tài sản phạm tội mà có rất mất thời gian, cho nên các chủ cửa
hàng lợi dụng việc này để kiếm lợi nhuận cho mình rất nhiều.
“Đồng chí T.N, điều tra viên của Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về tệ nạn xã hội,
Công an TP Hà Nội cho biết: "Năm nào chúng tôi cũng phải thụ lý nhiều vụ học sinh,
sinh viên trộm cắp, cướp giật đồ mang đi "cắm" lấy tiền ăn chơi. Điển hình là vụ đối
tượng Lê Anh Tạo, sinh viên Trường cao đẳng Công nghệ Kỹ thuật Thái Nguyên dùng
dao cướp xe ôm vào đầu năm ngoái. Hiện nay, có nhiều vụ trọng án xảy ra mà tang vật vụ
án được lực lượng phá án thu từ cửa hàng cầm đồ. Điều này cho thấy nhiều cửa hàng cầm
đồ là nơi kẻ gian tiêu thụ những đồ vật phi pháp...”.28
Thực tế, có nhiều vụ xảy ra đối với hành vi cầm cố tài sản không thuộc sở hữu của
bên cầm cố, trong đó có vụ tranh chấp sau:
Vụ việc:
Nguyên đơn: anh Nguyễn Ngọc Vinh, trú tại thị trấn Cổ Phúc-huyện Trấn Yêntỉnh Yên Bái.
Bị đơn: Anh Lê Minh Hiếu-chủ cửa hàng điện thoại Minh Vân-Thị trấn Cổ Phúchuyện Yên Bình-tỉnh Yên Bái.
Ngày 13/7/2010, anh Hiếu nhận cầm cố điện thoại I-phone 3G 8GB Black (không
sạc pin, không bảo hành) do anh Dũng (một người lạ) với số tiền anh Dũng yêu cầu là
2.250.000 đ trong thời hạn 10 ngày với lãi suất 25.000 đ/ngày. Thấy chiếc điện thoại xịn
lại được đem cầm với giá rẻ nên anh Hiếu đồng ý ngay mặc dù thông thường anh yêu cầu
có đầy đủ sạc pin, tai nghe để chứng minh là tài sản cầm cố là của người cầm cố. Trong
biên lai ghi rõ: “Trường hợp anh Dũng không chuộc lại điện thoại đúng thời hạn thì anh
Hiếu có quyền bán chiếc điện thoại I-phone 3G 8GB Black cho bất kì ai”. Sau đó, anh
Dũng không quay lại cửa hàng anh Hiếu nữa, người nhà anh Dũng cho biết anh đã vào
Nam lập nghiệp được hơn 10 ngày.
28
Hà Giang-Nhân dân, Báo mới.com: Phía sau những tấm biển cửa hàng cầm đồ, http://www.baomoi.com/Phia-saunhung-tam-bien-Cua-hang-cam-do/126/15121147.epi, [cập nhật ngày 8/11/2014].
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
53
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
Ngày 25/8/2010. Anh Vinh qua chơi cửa hàng anh Hiếu và phát hiện ra chiếc điện
thoại I-phone 3G 8GB Black của mình được trưng bày trong tủ của anh Hiếu. Anh thừa
nhận mình bị mất chiếc điện thoại trên cách đây hơn 1 tháng rưỡi và anh vẫn còn đầy đủ
các giấy tờ liên quan bao gồm phiếu bảo hành, hóa đơn sửa chữa điện thoại; ngoài ra còn
có sạc pin, tai nghe và hộp đựng. Mọi thông tin đều chứng minh anh Vinh là chủ sở hữu
của chiếc điện thoại trên. Anh Vinh yêu cầu anh Hiếu trả lại chiếc điện thoại cho mình
nhưng anh Hiếu không đồng ý, tranh chấp nảy sinh.
Ngày 30/7/2010, anh Vinh đề đơn kiện lên Tòa án nhân dân huyện Trấn Yên và
yêu cầu anh Hiếu trả lại chiếc điện thoại cho mình.
Nhận xét: Về phía chủ cửa hàng, do lợi nhuận từ việc cho cầm cố những loại tài
sản này khá lớn, trong khi quy định của pháp thì không rõ ràng nên họ lợi dụng tình trạng
này tiếp tay cho bọn tội phạm để tiêu thụ hàng hóa ra bên ngoài rất nhiều, gây ảnh hưởng
xấu đến tình hình ANTT địa phương.
Theo “Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính (QLHC) về trật tự an toàn xã hội
(TTATXH) cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2014, tại một số địa phương, tình trạng vi
phạm pháp luật tại các cơ sở dịch vụ cầm đồ vẫn phức tạp. Nổi lên là hành vi tiêu thụ tài
sản do người khác phạm tội mà có. Lực lượng công an đã kiểm tra và phát hiện 1.766
trường hợp vi phạm, tăng gần 300 vụ so với cùng kỳ năm 2013. Đây vẫn chưa phải là
thống kê đầy đủ, bởi trên địa bàn cả nước hiện có khoảng 28.000 cửa hàng dịch vụ cầm
đồ với khoảng 36.000 người hành nghề cầm đồ; và theo ước tính của Cục Cảnh sát
QLHC về trật tự xã hội (Tổng cục Cảnh sát QLHC về TTATXH), khoảng 40% cửa hàng
dịch vụ cầm đồ có vi phạm. Thiếu tướng Phạm Thanh Đàm, Cục trưởng Cục Cảnh sát
QLHC về TTXH cho biết thêm, có đến 60% tài sản cầm đồ là phi pháp, không rõ nguồn
gốc. Ngoài ra còn nhiều loại vi phạm khác như kinh doanh không có sổ sách, không kho
bãi, lãi suất "cắt cổ"... Chưa kể đến những vụ việc tranh chấp, siết nợ liên quan đến hoạt
động cầm đồ29. Lực lượng Công an đã vào cuộc không ít vụ việc liên quan đến các hành
vi phạm tội như trộm cắp, cướp giật, chiếm đoạt tài sản… mà tài sản phạm tội được tiêu
29
Thành Tâm, Hà Nội Mới: Chưa quản lí được hoạt động kinh doanh cầm đồ, http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Xahoi/695774/chua-quan-ly-duoc-hoat-dong-kinh-doanh-cam-do, [cập nhật ngày 27/10/2014]
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
54
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
thụ tại các cửa hàng cầm đồ. Các loại tài sản không rõ nguồn gốc thường bị cầm với giá
thấp hơn nhiều lần giá trị thực, lãi suất cũng thường cao hơn, tỷ lệ khách hàng không
chuộc lại tài sản cũng cao hơn, không ít chủ cửa hàng cầm đồ đã bị những món lợi nhuận
lớn này lôi kéo. Ngoài việc kẻ phạm tội lợi dụng cửa hàng cầm đồ để tiêu thụ tài sản thì
các chủ cửa hàng không chứng minh nguồn gốc, xuất xứ tài sản khi có sự kiểm tra của cơ
quan Nhà nước.
3.2.2. Hướng hoàn thiện
- Về quy định của pháp luật: Quy định cụ thể hơn đối với những loại tài sản không
có đăng kí quyền sở hữu. Những tài sản không có đăng kí quyền sở hữu như: điện thoại,
vàng nữa trang, laptop,… khi mua những tài sản này thường được bên bán hàng hóa này
xuất hóa đơn khi mua hàng cho khách hàng, nội dung hóa đơn thường có ghi tên của
người mua hàng và tên loại sản phẩm khớp với mă hàng trên các sản phẩm qua đó, thông
qua hóa đơn thì có thể chứng minh được tài sản thuộc sở hữu của khách hàng. Từ việc có
hóa đơn này, nên cần thiết quy định như sau: “Khi khách hàng đến cầm cố những loại tài
sản không có đăng kí quyền sở hữu thì yêu cầu phải giao tài sản và giao luôn cả hóa đơn
bán hàng phù hợp với mã hàng ghi trên tài sản cầm cố và ghi tên người cầm đồ phù hợp
với tên trong giấy CMND để đối chiếu và phô tô lưu trữ lại tại cửa hàng”. Tất cả tài liệu
này là bằng chứng chứng minh cho cơ quan chức năng khi đến kiểm tra. Ngoài ra, đối với
một số tài sản như điện thoại di động, laptop,…thì khi mua hàng thì ngoài việc bên bán
hàng giao tài sản là vật chính thì họ còn được giao cả vật phụ như dây sạt pin, tai nghe,..
cho nên cần có quy định đối với những tài sản này thì phải giao luôn cả vật phụ. Tóm lại,
nên quy định rõ ràng đối với tài sản không đăng kí quyền sở hữu như sau: Khi khách hàng
đến cầm cố thì phải xuất trình hóa đơn mua hàng, và các vật phụ kèm theo vật chính. Ý
nghĩa của quy định này góp phần hạn chế việc khách hàng tiêu thụ hàng hóa không thuộc
sở hữu của mình thông qua hành vi như trộm cắp, lừa đảo, chiếm đoạt mà có góp phần
đẩy lùi tội phạm, và lập lại ANTT trên địa bàn.
- Về mức xử phạt vi phạm: Theo quy định hiện hành thì hành vi nhận cầm cố tài sản
mà theo quy định phải có giấy tờ sở hữu nhưng không có các loại giây tờ đó thì chỉ phạt
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
55
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
từ 2.000.000-5.000.000 đồng30 thì quá nhẹ so với lợi nhuận họ thu được cho nên cần nâng
mức phạt lên từ 10.000.000-15.000.000 đồng để các chủ cơ sở kinh doanh từ đó họ có thể
hạn chế việc cho cầm cố những tài sản không rõ nguồn gốc này.
3.3.
Bất cập về việc không lập hợp đồng cầm cố và hƣớng giải quyết
3.3.1. Điểm bất cập
Khi khách hàng đến giao dịch cầm đồ thì chủ cửa hàng bắt buộc phải lập hợp đồng
và hợp đồng này có ý nghĩa là bằng chứng chứng minh hai bên có giao dịch cầm đồ.
Ngoài ra, viêc lập hợp đồng sẽ được chủ cơ sở lưu lại và theo dõi vào sổ để cơ quan công
an đến kiểm tra và quản lí dễ dàng các cơ sở kinh doanh ngành nghề này. Theo quy định
tại Điều 11, khoản 2, điểm đ Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.0005.000.000 đồng nếu như nhận cầm cố tài sản nhưng không lập hợp đồng theo quy định.
Nhưng thực tế, thì một số cửa hàng không lập hợp đồng và cố ý đưa ra ngoài sổ theo dõi
của cửa hàng nhằm tránh sự kiểm tra của cơ quan công an, từ đó gây khó khăn cho việc
kiểm tra quản lí loại hình kinh doanh này và ảnh hưởng rất lớn đến tình hinh ANTT khi
một số đối tượng lợi dụng cửa hàng cầm đồ để tiêu thụ hàng hóa do phạm tội mà có.
“Năm 2013 và tháng đầu năm 2014, qua công tác kiểm tra Công an tỉnh Quảng
Ninh đã phát hiện thu hồi 23 giấy chứng nhận không đủ điều kiện về ANTT của các cơ sở
cầm đồ. Trong đó, tạm dừng hoạt động có thời hạn 5 cơ sở ở Hạ Long và Cẩm Phả; dừng
hoạt động không thời hạn 18 cơ sở ở Cẩm Phả, Vân Đồn, Hoành Bồ, Hạ Long, Đông
Triều. Công an các địa phương cũng đã phát hiện 12 cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ có
15 người làm việc tại cơ sở chưa hoàn thiện hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về
ANTT. Bên cạnh đó còn phát hiện và xử lý hành chính 62 cơ sở vi phạm về ANTT, chủ yếu
là các lỗi: Cầm cố tài sản không có giấy tờ sở hữu; cầm cố tài sản, thế chấp tài sản không
có hợp đồng theo quy định; không báo cáo định kỳ về tình hình ANTT của cơ sở kinh
doanh; không niêm yết nội quy, tiêu lệnh phòng cháy, chữa cháy theo quy định; không
xuất trình giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT khi có yêu cầu kiểm tra... Kết quả này
góp phần đắc lực trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo ổn định
30
Điều 11, khoản 2, điểm d Nghị định 167/2013/NĐ-CP
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
56
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
ANTT trên địa bàn, tạo môi trường lành mạnh cho kinh tế - xã hội địa phương phát
triển”.31
3.3.2. Hướng hoàn thiện
Tuyên truyền phổ biến quy định của pháp luật cho các chủ cơ sở kinh doanh dịch
vụ cầm đồ về Nghị định 167/2013/NĐ-CP qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa
cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Yêu cầu các cơ sở kinh doanh phải cam kết tuân
thủ đúng quy định của pháp luật, lập hợp đồng cầm cố và đưa vào sổ theo dõi để cơ quan
công an đến kiểm tra. Ngoài ra, về xử phạt vi phạm hành chính trong việc không lập hợp
đồng cầm cố quá nhẹ, không đủ sức răn đe các hành vi của chủ cửa hàng cầm đồ, cần
nâng cao mức phạt từ 2.000.000-5.000.000 đồng lên 5.000.000-7.000.000 đồng.
3.4. Bất cập về cầm cố tài sản không nằm trong danh mục cho phép và
hƣớng giải quyết
3.4.1. Điểm bất cập
Tại cửa hàng cầm đồ các loại tài sản như: giấy chứng minh nhân dân (CMND), thẻ
sinh viên, bằng đại học; cao đẳng, sổ hộ khẩu, thẻ ngành, giấy tờ nhà đất là những loại tài
sản được ưu chuộng nhất của cửa hàng hiện nay. Vì bản chất những loại giấy tờ này liên
quan đến nhân thân của người cầm đồ thì việc khách hàng mang đi cầm cố thì chỉ mang
tính chất tạm thời và họ không bao giờ bỏ những tài sản này. Ngoài ra, những tài sản này
có hình thức gọn nhẹ, dễ bảo quản và lưu giữ, đặc biệt có thể tránh được sự kiểm tra của
các lực lượng chức năng khá dễ dàng. Theo quy định của pháp luật thì những loại giấy tờ
tùy thân, mang tính chất nhân thân thì không thể mua bán giao dịch lưu thông ra bên
ngoài được, như đối với giấy CMND nếu sử dụng để giao dịch thì sẽ bị xử phạt vi phạm
hành chính như sau: Theo quy định tại Điều 9 khoản 2 điểm c Nghi định 167/2013/NĐCP thì phạt tiền từ 1.000.000-2.000.000 đồng với hành vi thuê, mượn hoặc chho người
khác thuê, mượn chứng minh nhân dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.
31
Báo Quảng Ninh: Cần sớm có quy định cụ thể sát với thực tiễn trong quản lí hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ,
đòi nợ thuê, https://www.baoquangninh.com.vn/chinh-tri/dan-hoi-lanh-dao-tra-loi/201402/can-som-co-quy-dinh-cuthe-sat-voi-thuc-tien-trong-quan-ly-hoat-dong-kinh-doanh-dich-vu-cam-do-dich-vu-doi-no-2221242/, [cập nhật ngày
8/11/2014].
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
57
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
Theo thống kê của Công an thành phố Hồ Chí Minh thì trên địa bàn hiện có khoảng
gần ba nghìn cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ, tập trung nhiều ở các khu dân cư có đông
công nhân, sinh viên sinh sống. Phần lớn các cơ sở hoạt động theo đúng quy định của
pháp luật, nhưng cũng không ít chủ cửa hàng lách luật, cố tình cầm cố những giấy tờ, tài
sản trái quy định như hộ khẩu, chứng minh nhân dân (CMND), giấy phép lái xe, thẻ sinh
viên, thẻ ngành... Khá nhiều cơ sở chỉ chú trọng lợi nhuận nên không lập hợp đồng khi có
giao dịch với khách hàng, cầm cố tài sản không thuộc sở hữu của người cầm đồ, thấy đối
tượng cầm cố có nghi vấn nhưng bỏ qua, không báo cơ quan công an.32
Trước cổng các trường Đại học, Cao đẳng lúc nào cũng có sự tồn tại khá đông các
cửa hàng cầm đồ để phục vụ cho nhu cầu vay tiền của sinh viên khi họ chưa được gia
đình gửi lên kịp thời để trang trải cuộc sống đó là một phần tích cực trong việc vay tiền ở
những nơi này, nhưng cũng có một số bộ phận sinh viên khác, đặc biệt là sinh viên nam
xem cửa hàng cầm đồ là nơi có vốn để phục vụ cho việc ăn chơi của mình gây nhiều hệ
lụy xấu cho bản thân, gia đình và xã hội. Những cửa hàng cầm đồ được hình thành nhiều
gần các trường Đại học, kí túc xá, khu trụ của sinh viên, có đủ loại tài sản như từ xe đạp,
máy tính, máy ảnh, điện thoại đến nồi cơm điện, đồng hồ đeo tay..được đem ra cửa hàng
để cầm cố. Đó chính là hiện tượng khá phổ biến hiện nay của sinh viên lợi dụng cửa hàng
cầm đồ để có vốn vay nhanh chóng.
Theo quy định thì các loại giấy tờ trên không được mang đi cầm cố, vì nó không
mang đầy đủ tính chất của một tài sản cầm cố theo quy định của pháp luật. Nhưng thực tế
thì những loại tài sản này được người dân sử dụng để cầm cố khá nhiều tại các cửa hàng
cầm đồ. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật thì việc sử dụng CMND trái phép có thể bị
truy cứu trách nhiệm hình sự. CMND là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ
quan Công an có thẩm quyền cấp. Trên giấy CMND thể hiện và chứng nhận những đặc
điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân, do vậy không thể có hai giấy CMND
giống nhau. Điều đó cũng có nghĩa là mỗi người chỉ được cấp và sử dụng duy nhất một
giấy CMND mà thôi. Pháp luật hiện hành qui định công dân mang theo và sử dụng
CMND khi đi lại, giao dịch, xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra,…
32
Minh Đức, Nhân dân.com.vn: Quản lí chặt dịch vụ cầm đồ,
http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_tphcm/_mobile_danbietdanban/item/22047802.html, [cập nhật ngày
8/11/2014]
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
58
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
nghiêm cấm việc làm giả, tẩy xóa, sửa chữa, cho thuê, cho mượn, thế chấp,... CMND.
Thậm chí người nào có hành vi vi phạm quy định về cấp, sử dụng CMND tùy tính chất,
mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tương tự như vậy, pháp luật cũng nghiêm cấm các hành vi, giao dịch theo kiểu cầm cố,
có thuê, cho mượn, mua bán … các loại giấy tờ tùy thân, giấy chứng nhận các loại. Việc
cầm giữ các loại giấy tờ này phải được thực hiện theo các qui định của pháp luật. Chẳng
hạn, khi ngân hàng cho vay thì được quyền cầm giữ bản chính căn nhà chấp. Tuy nhiên,
việc này phải thể hiện rõ trong hợp đồng cho vay và phải được thông báo cho phía cơ
quan quản lý nhà của nhà nước. Theo quy định tại Nghị định tại Điều 12 khoản 3 điểm c
thì phạt tiền từ 1.000.000-3.000.000 đồng trong trường hợp thuê, mượn hoặc cho người
khác thuê, mượn giấy chứng minh nhân dân, giấy tờ tuỳ thân.
Cầm cố giấy tờ nhà đất:
Ngoài các loại giấy tờ như: CMND, thẻ sinh viên, thẻ ngành, bảng điểm, bằng tốt
nghiệp,…Thực tế hơn nữa là việc một số người đem cả giấy tờ nhà đất vào cửa hàng cầm
đồ để vay tiền. Nếu như cầm giấy tờ hợp pháp được mang đi cầm cố và đến hạn ghi trong
hợp đồng mà khách hàng đến chuộc thì không có chuyện gì xảy ra. Nhưng hiện nay, lợi
dụng việc một số cửa hàng cầm đồ treo luôn cả bảng hiệu có nội dung “cầm cố giấy tờ
nhà đất” đã tạo điều kiện cho một số đối tượng xấu lập đường dây làm giả giấy tờ nhà đất
“ảo” để trục lợi nhằm chiếm đoạt tài sản. Thay vì vào Ngân hàng để thế chấp nhà, đất
đai,.. thì việc đem các loại giấy tờ này vào Ngân hàng để bảo đảm cho việc thế chấp vay
tiền mắc phải thủ tục phức tạp và không thể có tiền nhanh chóng. Cho nên một số người
đem giấy tờ nhà đất vào cửa hàng cầm đồ để đảm bảo nghĩa vụ trả tiền vay, vì thủ tục
nhanh gọn và có số tiền nhanh chóng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho họ vay tiền hơn.
Thực tế, các chủ cửa hàng này rất ưa chuộng những loại tài sản này và cũng thực tế
nhiều chủ cửa hàng cũng gánh chịu mọi hậu quả do việc cho cầm cố những loại giấy tờ
này vì chủ cửa hàng luôn nắm chắc phần tháng trong tay khi cho phép cầm cố những giấy
tờ này và lợi nhuận thu lợi khá lớn. Chính vì cái lợi ấy mà các cửa hàng bất chấp pháp
luật và cũng là nguyên nhân dẫn đến xuất hiện nhiều đường dây làm giải giấy tờ nhà đất
„ảo”.
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
59
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
“Trường hợp ông T (ngụ ở quận Tân Phú) một đại gia trong lĩnh vực kinh doanh
cầm đồ, liên tiếp nhận cầm đồ phải hai bộ hồ sơ nhà đất giả với số tiền bị chiếm là 500
triệu đồng. Theo trình báo của ông T, thông qua một mối quan hệ làm ăn nên ông quen
với Nguyễn Ngọc Thủy (31 tuổi, ngụ quận Tân Phú). Trong khoảng thời gian biết nhau,
giữa ông T cũng vài lần cầm đồ cho Thủy. Ngày 17/7/2013, Thủy đem theo bộ hồ sơ nhà
đất mang tên Trần Xuân Diệu đến gặp ông T nói có người bạn đang cần tiền nên cầm
dùm giấy tờ nhà đất với số tiền 200 triệu đồng. Thấy Thủy cam kết là giấy tờ đàng
hoàng, có thật nên ông T đồng ý. Hơn một tháng sau, Thủy tiếp tục cầm một bộ hồ sơ
nhà đất khác mang tên Đỗ Hồng Lê đến chổ ông T cầm cố. Cũng như lần trước do tin
tưởng Thủy nên ông T cầm với giá 300 triệu đồng. Đến giữa tháng 9/2013, ông T nhận
thấy hai bộ hồ sơ nhà đất mà Thủy đem cầm cố có nhiều điểm nghi vấn nên theo địa chỉ
ghi trên hồ sơ đi xác minh tại Phòng Tài nguyên và Môi trường quận 12 và huyện Hóc
Môn thì cán bộ nơi đây xác nhận hồ sơ mà ông T đang giữ là hồ sơ giả. Ngày 3/10, ông
T làm đơn gửi đến cơ quan quận Tân Phú. Cơ quan Công an đã triệt phá một đường dây
tội phạm có tổ chức nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Chiều 6/10/2013 Cảnh sát điều
tra, Công an quận Tân Phú, TPHCM cho biết vừa triệt phá đường dây “làm giả tài liệu,
con dấu cơ quan tổ chức”, “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “tiêu thụ tài sản do người khác
phạm tội mà có” Cảnh sát đã bắt giữ 6 nghi can gồm: Nguyễn Văn Lợi (20 tuổi), Võ Vui
(41 tuổi), Nguyễn Quang Thiên (tự “Quấy”, 30 tuổi), Nguyễn Ngọc Thủy (31 tuổi, cùng
ngụ quận Tân Phú), Phạm Quang Điệp (26 tuổi, ngụ quận Tân Bình) và Võ Thanh Tú
(25 tuổi, ngụ quận Gò Vấp), một số nghi can do chưa đến tuổi vị thành niên nên được
cho tại ngoại chờ điều tra. Theo cơ quan điều tra cho biết thì đường dây này đã làm
nhiều bộ hồ sơ giấy tờ nhà đất giả theo đơn đặt hàng và đem cho các đối tượng đem đi
cầm cố, số tiền thu được chúng chia nhau ăn chơi. Ngoài làm giấy tờ nhà đất giả, đường
dây này còn làm giả các giấy tờ xe máy các loại của những đối tượng trộm cắp rồi mang
đi tiêu thụ”.33
3.4.2. Hướng hoàn thiện
33
Nguyễn An, VOV.vn Đài tiếng nói Việt Nam: Triệt phá đường dây làm giả giấy tờ để lừa đảo,
http://vov.vn/phap-luat/triet-pha-duong-day-lam-gia-giay-to-de-lua-dao-284109.vov, cập nhật ngày [29/10/2014].
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
60
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
- Về văn bản luật: Theo văn bản hiện hành thì không quy định cụ thể những loại tài
sản được phép cầm đồ, chỉ quy định mang tính chất lí thuyết theo BLDS về đối tượng tài
sản của hợp đồng cầm cố nên dễ hiểu nhằm nếu như không hiểu rõ bản chất của vấn đề.
Hơn nữa, văn bản hiện hành liên quan đến hoạt động cầm đồ không có chế tài xử phạt về
cho cầm cố những loại tài sản này. Do đó, việc chủ cửa hàng cũng như khách hàng lạm
dụng những giấy tờ mang tính chất nhân thân này khá nhiều. Còn riêng về cầm cố CMND
thì văn bản chỉ quy định là xử phạt hành chính đối với những người mang giấy CMND ra
giao dịch, nhưng thực tiễn cũng ít phát hiện vụ việc từ đó tạo điều kiện cho việc cầm cố
những tài sản này diễn ra khá bình thường. Vì vậy, cần thiết nên ban hành văn bản quy
định cụ thể về danh mục những tài sản không được phép giao dịch cầm cố tại cửa hàng
cầm đồ đồng thời phải niêm yết quy định này tại các cửa hàng cầm đồ để tạo điều kiện
cho khách hàng có thể nhìn thấy được. Bên cạnh đó, cần phải quy định cụ thể về mức chế
tài cụ thể cho những loại tài sản không được giao dịch để từ đó khách hàng có thể biết
thêm quy định của pháp luật để không vi phạm pháp luật.
- Về thẩm quyền của cơ quan công an: cơ quan Công an cử các chiến sĩ chuyên lĩnh
vực ngành nghề kinh doanh có điều kiện thường xuyên đến các cơ sở kinh doanh tuyên
truyền các văn bản hướng dẫn liên quan đến việc kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Bên cạnh
đó, yêu cầu chủ cơ sở cam kết chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật nếu có quy
phạm sẽ bị tước giấy phép kinh doanh đồng thời xử phạt vi phạm hành chính mạnh tay để
răn đe các hành vi của chủ cơ sở.
3.5.
Bất cập về lãi suất cầm đồ và hƣớng giải quyết nhằm hoàn thiện
3.5.1. Điểm bất cập
Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế đang vào giai đoạn suy thoái, trong khi việc
tiếp cận các khoản vay từ các ngân hàng không dễ dàng thì hoạt động cho vay tại cửa
hàng cầm đồ lại dễ dàng hoạt động hơn. Mặc khác, việc vay vốn tại ngân hàng có nhiều
thủ tục phức tạp và mất thời gian cho nên không phù hợp với những trường hợp cần vốn
vay nhanh chóng để giải quyết công việc trước mắt. Hiện nay, hoạt động cầm đồ không
đơn thuần chỉ là việc thế chấp, cầm cố tài sản để vay tiền và trả lãi. Nhiều cửa hàng cầm
đồ treo bảng hiệu, nhưng nguồn thu chính lại là cho vay nặng lãi. Hầu hết các cửa hàng
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
61
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
cầm đồ hiện nay đều kiêm luôn việc cho vay lãi. Mặc dù trên tấm biển quảng cáo là “cho
vay lãi suất thấp” nhưng trên thực tế mức lãi ở những cửa hàng này cao gấp nhiều lần so
với lãi suất các Ngân hàng và biến tướng hơn nữa có nhiều chủ cửa hàng cầm đồ để cho
vay nặng lãi, siết nợ, đòi nợ thuê, bắt giữ người trái pháp luật… Ngoài ra, chủ cầm đồ còn
liên kết với các đối tượng khác để đòi nợ có sử dụng bạo lực hoặc đe dọa sử dụng bạo lực,
xâm phạm quyền tự do thân thể của công dân đã tác động xấu đến trật tự an toàn xã hội tại
địa phương, gây bức xúc trong dư luận, lo lắng trong nhân dân, gây ảnh hưởng xấu đến
tình hình an ninh trật tự trên nhiều địa bàn ở nước ta...
Trong hợp đồng cầm cố tài sản, vấn đề lãi suất sẽ được áp dụng chung theo Điều
476 BLDS năm 2005 thì lãi suất cầm đồ không được vượt quá 150% lãi suất Ngân hàng
công bố tại thời điểm giao dịch. Điều đó có nghĩa là vấn đề lãi suất là do các bên thỏa
thuận nhưng không mức lãi suất không vượt quá 150% lãi suất Ngân hàng Việt Nam công
bố tại thời điểm giao dịch. Ngoài ra, việc cho vay với lãi suất cao có thể bị truy cứu trách
nhiệm hình sự với tội cho vay lãi nặng tại Điều 163 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ
sung năm 200934. Quy định của pháp luật là như vậy, nhưng khi xem xét thực tế, việc
kinh doanh dịch vụ cầm đồ hiện nay biến tướng cầm đồ cho vay lãi suất cao, gây bức xúc
dư luận trong nhân dân, một khi đã đến nơi này vay thì họ phải gánh chịu con số lãi suất
rất cao.
Cầm đồ để cho vay tiền với lãi suất cao gọi là “Tín dụng đen”, chủ yếu thuộc các
cửa hàng “chui” hay trá hình để cho vay nặng lãi. “Đối với giới cầm đồ “chui” hay cửa
hàng cầm đồ hợp pháp nhưng lén lút tiêu thụ tài sản có nguồn gốc bất minh, xe có giấy
đăng ký chính chủ hay thậm chí không có giấy đăng ký vẫn cầm vô tư. Tuy nhiên, đây
chẳng khác nào hình thức cho vay nặng lãi trá hình bằng chiêu “để xe máy (không giấy
tờ hoặc giấy không chính chủ) lại làm tin”. Khi đó, khách hàng phải trả tiền gốc hằng
ngày hoặc hằng tuần, hằng tháng tùy theo giao kèo. Chẳng hạn khi vay 10 triệu đồng,
ngoài việc chủ cho vay lấy lãi trước 1-2 triệu đồng trong vòng 10 ngày thì người vay
34
1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có
tính chất chuyên bóc lột, thì phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một
năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì phạt từ từ sáu tháng đến ba năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm
hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
62
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
hằng ngày phải trả một số tiền gốc nhất định kèm theo lãi suất (từ 5.000 – 10.000 đồng/1
triệu/ngày) của 10 triệu từ ngày thứ 11. Cách thức này đang được giới cầm đồ “chui” ưa
chuộng bởi bên cạnh lãi suất thỏa thuận miệng cắt cổ thì xác suất thu hồi vốn an toàn nếu
như khách hàng “bỗng dưng” mất tích”.35
Ngoài ra, hoạt động phạm tội liên quan đến các đối tượng kinh doanh cầm đồ bị
xác định có dấu hiệu “nóng” trong vài năm trở lại đây. Có những vụ trước khi bắt giữ
“con tin”, chủ nợ cũng là chủ những cửa hàng cầm đồ chuyên cho vay nặng lãi với lãi
suất cao đã cho “đàn em” đổ chất bẩn, chất thải vào nhà “con nợ” để đoe dọa, uy hiếp tinh
thần, gây ảnh hưởng đến tình hình ANTT trên địa bàn. “Gia đình bà Thanh, ở Quận Ba
Đình, từng là nạn nhân của một số đối tượng hoạt động kinh doanh cầm đồ ở đường
Láng, quận Đống Đa, Hà Nội. Cuối tháng 5 vừa qua, gia đình bà Thanh liên tiếp bị kẻ
xấu đổ chất bẩn, chất thải như dầu luyn, mắm tôm, tiết lợn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến cuộc sống hằng ngày. Nguyên nhân của vụ “khủng bố” tinh thần về sau đã được lực
lượng Cảnh sát hình sự đặc nhiệm, Phòng Cảnh Sát Hình Sự-Công An Thành Phô Hà Nội
làm rõ, là do con gái bà Thanh nợ chủ cửa hàng cầm đồ ở đường Láng 100 triệu đồng,
chưa có điều kiện để thanh toán. Sau vài lần đòi nợ không thành, chủ cửa hàng đã sử
dụng côn đồ thực hiện hành vi “khủng bố tinh thần”. Không chỉ thực hiện hành vi đoe
dọa, bắt giữ người trái pháp luật, nhiều cửa hàng cầm đồ còn hợp tác với những đối
tượng chuyên trộm cắp, tiêu thụ tài sản trái pháp luật có được”.36
Một số bài báo đã đưa tin thực tế rằng: “Đi cầm cố tài sản nghĩa là khi bản thân
đang cần tiền nhưng không có nơi vay mượn. Tuy nhiên, khi giải quyết được khó khăn
nhất thời thì sau đó, người cầm phải đối mặt với việc trả lãi suất cho món đồ mình cầm.
Sau 3 tháng cầm xe máy, anh Q, một lao động phổ thông ở đường Đ.C.T nhăn nhó: Mới
đầu cầm xe máy thấy trả 600 ngàn/10 triệu/tháng cũng không đến nỗi quá sức nên viết
giấy cầm 20 triệu. Nhưng do không tính toán thời điểm có tiền khớp với thời điểm phải đi
trả lãi nên đành cắn răng vay bạn bè. Tương tự, với mức thu nhập 15 triệu/tháng nên khi
cầm chiếc SH 50 triệu đồng, chị N (quê Q.Đ) cũng không đến nỗi “lăn tăn” về mức lãi
35
Hàn Đăng, Báo Thừa thiên Huế: Muôn mặt cầm đồ, http://www.baothuathienhue.vn/?gd=1&cn=88&newsid=10-049046, [cập nhật ngày 29/10/2014].
36
Vietnamnet,vn: Sự thật kinh hoàng trong thế giới ngầm kinh doanh cầm đồ, http://vietnamnet.vn/vn/kinhte/134410/su-that-kinh-hoang-trong-the-gioi-ngam-kinh-doanh-cam-do.html, [cập nhật ngày 19/11/2014].
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
63
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
phải trả. Tuy nhiên, đến sát thời hạn trả lãi chị N mới giật mình bởi 15 triệu thu nhập
hàng tháng của chị đều đã “có nơi có chốn”. Sữa cho con, tiền điện, nước, gạo, gas…
không thể không chi nhưng lãi suất đến hạn không thể không trả. Cuối cùng cũng như
anh T, chị đành vay mượn bạn bè để có tiền trả lãi. Nhưng khi giải quyết được vấn đề lãi
suất thì cả anh T, chị N lại phải nghĩ cách trả món tiền vay bạn bè. Và cứ thế, vòng quay
vay trả- trả vay cứ luẩn quẩn hết tháng này sang tháng nọ nếu như không có nguồn thu
khác dôi ra ngoài mức thu nhập cố định hàng tháng của mình.37
Tình hình chung của cả nước thì đại bộ phận cá nhân đến cầm đồ là chủ yếu, còn
doanh nghiệp hay tổ chức thì ít đến những nơi này để vay tiền, nhưng hiện nay vẫn có
doanh nghiệp đến nơi này để vay tiền với một số nguyên nhân. “Những số liệu thống kê
thời gian gần đây cho thấy nền kinh tế vẫn đang tiếp tục duy trì đà phục hồi tăng trưởng
khá ổn định và theo nhận định của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia: Sự ổn định của
nền kinh tế nếu tiếp tục duy trì trong năm 2013 sẽ là nền tảng tạo điều kiện cho kinh tế
2014-2015 phát triển. Thực tế trong mấy tháng gần đây, nền kinh tế đón nhận rất nhiều
tín hiệu lạc quan như tăng trưởng tín dụng-một trong những nút thắt quan trọng trong bài
toán phục hồi kinh tế-đã rõ ràng hơn và mục tiêu 12% cho năm 2013 cũng được khẳng
định khả thi; lượng doanh nghiệp thành lập mới, phá sản hoặc giải thể cũng tăng dần
trong mấy năm gần đây…Trả lời báo chí trong các phiên họp Chính phủ mấy tháng gần
đây, Bộ trưởng-chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cũng không ít lần lên tiếng
nhấn mạnh đến sự phục hồi tăng trưởng của nền kinh tế khi bài toán lạm phát đang được
kiểm soát, vấn đề tồn kho đã không còn là vấn đề của nền kinh tế…Bức tranh kinh tế đang
dần sáng tỏ hơn và đây là tín hiệu lạc quan cho thấy chúng ta đang trên đường thoát khỏi
khủng hoảng. Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó, sự phát triển quá “nóng” về số lượng các
doanh nghiệp tham gia thị trường đã đẩy nhiều doanh nghiệp lâm vào phá sản, nợ nần.
Và để tiếp tục duy trì hoạt động, họ buộc phải mang tài sản mà mình có đi cầm cố. Theo
anh Minh-chủ một cửa hàng cầm đồ ở phố Chùa Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, thời
gian gần đây, khách hàng là chủ doanh nghiệp, công ty tư nhân tìm đến cửa hàng cầm đồ
bổng nhiên tăng đột biến. Có người đến cầm cái ô tô, có người cầm cái sổ đỏ,…thẩm chí
37
Hàn Đăng, Báo Thừa thiên Huế: Muôn mặt cầm đồ, http://www.baothuathienhue.vn/?gd=1&cn=88&newsid=10-049046, [cập nhật ngày 29/10/2014].
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
64
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
có người đến chỉ cầm cái xe máy để lấy dăm chục triệu đồng. Cũng theo anh Minh thì
những doanh nghiệp này phần lớn là doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh vật liệu xây
dựng. Vì thị trường bất động sản đóng băng, dự án thì “ngủ đông” quá lâu, nhiều khoản
đầu tư của họ hoặc các hợp đồng thi công, cung cấp vật liệu xây dựng…bị bế tắc nên vốn
đọng rất lớn. Thẩm chí có cả doanh nghiệp vay cả chục tỉ đồng từ Ngân hàng để cung
cấp vật liệu xây dựng cho các dự án bất động sản nhưng giờ đang bị “treo”. Tiền đổ vào
không rút ra được mà lãi ngân hàng thì cứ phải thanh toán đều hàng tháng. Nhiều doanh
nghiệp đang sống trong cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Giờ đây, không chỉ có học sinhsinh viên , dân lô đề, cờ bạc mà có cả doanh nghiệp làm “mồi” cho cầm đồ, tín dụng
đen”.38
Một số các cơ quan chức năng cho biết, hiện tại thì kinh doanh dịch vụ cầm đồ cấp
phép dễ, nhưng lại khó quản lí và có nhiều biến tướng diễn ra xung quanh hoạt động này.
Đặc biệt như các cửa hàng kinh doanh “chui” hay còn gọi là cầm đồ kiểu “tay bo”, vì hình
thức này kinh doanh có lợi nhuận cao hơn là kinh doanh có đăng kí với các cơ quan chức
năng và không phải sợ các lực lượng chức năng đến kiểm tra. Không đến đăng kí với các
cơ quan chức năng khiến cho việc quản lí hoạt động này ngày càng gặp nhiều khó khăn và
ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự.39
Năm 2014 là năm trên thế giới tổ chức sự kiện bóng đá lớn nhất hành tinh, trong
mùa bóng đá này cũng là thời điểm các cở sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ có nhiều lợi
nhuận nhất so với ngày thường, “Theo chị Lan một chủ tiệm cửa hàng cầm đồ trên đường
Láng, ngoài chuyện đông khách, các chủ tiệm cầm đồ dịp này cũng đua nhau tăng lãi
suất lên gấp rưỡi, thẩm chí gấp đôi ngày thường để kiếm lời thêm. Ngày thường lãi suất
chỉ khoảng 5-10% tùy vào món hàng và thời gian cầm ngắn hay dài nhưng mùa này lãi
suất 13% còn là thấp đó, những chổ khách toàn trên 15% cả thôi”.40
3.5.2. Hướng hoàn thiện
38
Thanh Ngọc, Petro Time: Doanh nghiệp cầm cố tài sản để sống, http://petrotimes.vn/news/vn/kinh-te/thuongtruong/doanh-nghiep-cam-co-tai-san-de-song.html [Truy cập ngày 26/10/2014].
39
Hà Hồng, Công an online: Cần thắt chặt quản lí dịch vụ cầm đồ, http://www.cand.com.vn/viVN/cstc/2009/8/120753.cand, [Truy cập ngày 26/10/2014].
40
Bảo Hân, Vietnamnet.vn: Lạ đờ cầm đồ chê con nợ cá độ world cup, http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/182053/ladoi--cam-do-che-con-no-ca-do-world-cup.html, [Truy cập ngày 27/10/2014]
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
65
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
Hiện tại theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa
cháy thì chỉ quy định phạt tiền từ 5.000.000-15.000.000 đồng với hành vi cho vay tiền
cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay41. Nhưng thực tế thì việc cho vay tiền với
lãi suất cao hơn gấp nhiều lần. Vì vậy, cần phải ban hành văn bản cụ thể quy định mức lãi
suất cho vay do thỏa thuận của các bên, nhưng không vượt quá 150% lãi suất Ngân hàng
cho vay tại thời điểm giao dịch. Hiện tại, lãi suất cho vay là 9%/năm do Ngân hàng nhà
nước ban hành42, như vậy thì lãi suất cho vay của các cửa hàng cầm đồ sẽ được các bên
thỏa thuận nhưng không vượt quá 13.5%/năm tức là 1.125%/tháng. Như vậy, tại mỗi cửa
hàng cầm đồ phải niêm yết bảng lãi suất như sau: lãi suất cho vay cầm cố do các bên
thoản thuận nhưng không vượt quá 150%/năm tức là 13.5%/năm và 1.125%/tháng.
Những dòng chữ quy định này được treo bảng chữ to tại cửa hàng, nơi mà khách hàng dễ
nhìn thấy. Để từ đó, khách hàng khồn bị chủ cửa hàng đưa ra mức lãi suất cho vay cao và
khách hàng cũng có thể nắm được quy định của pháp luật về mức lãi suất cho vay. Ngoài
việc quy định niêm yết mức lãi suất, còn phải nâng quy định mức xử phạt vi phạm hành
chính trong việc quy phạm về việc cho vay lãi suất cao. Từ đó, có thể tránh khỏi việc các
chủ cơ sở cho vay cầm đồ với lãi suất cao, nhằm đẩy lùi tệ nạn xã hội như việc bắt người
trái pháp luật, khủng bố tinh thần người cầm đồ,… Nếu như lãi suất Ngân hàng có thay
đổi thì các cơ quan Công an có nhiệm vụ đến kiểm tra và cung cấp quy định mới của pháp
luật đồng thời yêu cầu niêm yết lại bảng lãi suất tại cửa hàng để qua đó khách hàng có thể
rõ và tránh việc cho vay nặng lãi của các cơ sở kinh doanh.
Như vậy, trong giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ hiện nay diễn ra khá
phức tạp, ảnh hưởng không tốt đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn cả nước nói
chung và an ninh tại địa phương nói riêng. Cho nên, những bất cập trên cần được các cơ
quan chức năng trấn chỉnh hoạt động này một cách tốt hơn, góp phần lập lại tình hình an
ninh trật tự trên địa bàn cả nước.
41
Điều 11 khoản 3 điểm d Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh,
trật tự, an toàn xã hội; phòng, chóng tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
42
Điều 1 Quyết định 2868/QĐ-NHNH ngày 29/11/2010 về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam.
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
66
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
3.6. Nguyên nhân gây bất cập và hƣớng hoàn thiện trong hoạt động quản lí các cơ
sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ
3.6.1. Nguyên nhân gây bất cập trong việc quản lí
Thứ nhất, chế tài xử lí hành vi vi phạm chưa đủ mạnh, nên tính răn đe, giáo dục
còn hạn chế. Ngoài ra, tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ, chiến sĩ được giao quản lí
lĩnh vực này chưa cao và cuối cùng là sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng chưa
chặt chẽ, thường xuyên.
Thứ hai, do công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự ở một số nơi bị buông
lỏng, công tác phối hợp giữa cơ quan công an với các cơ quan liên quan từ khâu đăng ký
kinh doanh đến việc xem xét các điều kiện về an ninh, trật tự và kiểm tra, xử lý các hành
vi vi phạm pháp luật chưa chặt chẽ, còn sơ hở, thiếu sót dẫn đến các cơ sở kinh doanh lợi
dụng để hoạt động phạm pháp. Lãnh đạo Cục Cảnh sát Quản lí Hành Chính về trật tự xã
hội cho rằng, một nguyên nhân khác là do lực lượng làm công tác Quản lí Hành Chính
phụ trách quản lý dịch vụ, kinh doanh có điều kiện còn quá mỏng, có quận, huyện chỉ có
một cán bộ, nên mỗi năm lực lượng chức năng chỉ kiểm tra được tối đa 50% số cửa hàng
cầm đồ. Ngoài ra, lực lượng công an hầu như không nhận được sự phối hợp của các
ngành chức năng khác như Công thương, Kế hoạch - Đầu tư... Trên thực tế, rất nhiều chủ
cơ sở kinh doanh không trực tiếp đứng tên kinh doanh, mà sử dụng người làm thuê đứng
tên trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhằm tránh sự kiểm soát của cơ quan quản
lý, tránh xem xét trách nhiệm khi có vụ việc xảy ra. Liên quan đến hoạt động cầm đồ tiềm
ẩn các hoạt động phạm pháp như: bảo kê, đâm thuê chém mướn, đòi nợ thuê, cưỡng đoạt
tài sản, siết nợ, bắt giữ người trái pháp luật... làm cho trật tự an ninh trên địa bàn thêm
phần phức tạp.
3.6.2. Hướng hoàn thiện trong việc quản lí các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm
đồ
Thành lập ban chuyên án để thường xuyên kiểm tra tình hình an ninh địa phương
nói chung và kinh doanh cầm đồ nói riêng. Các chiến sĩ công an chuyên trách phải nắm
rõ tình hình trên địa bàn, thường xuyên kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
67
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
trên địa bàn mình quản lí, thường xuyên có công tác tuyên truyền cho chủ cở sở kinh
doanh và yêu cầm cam kết không vi phạm, chấp hành tốt quy định của pháp luật.
Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan, ban ngành và các đoàn thể thành phố; Chủ tịch
Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn; cơ quan thông tin đại chúng ở địa
phương có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Nghị định số 72/2009/NĐ-CP của
Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh
có điều kiện; Thông tư số 33/2010/TT-BCA ngày 05 tháng 10 năm 2010 của Bộ Công an
quy định cụ thể điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có
điều kiện và Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội;
phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình. Tuyên truyền phương thức, thủ
đoạn hoạt động của các loại tội phạm để cán bộ, công chức, người lao động và quần
chúng nhân dân biết, thực hiện và đề cao cảnh giác, kịp thời tố giác các hành vi vi phạm
pháp luật cho cơ quan công an. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chức trách, nhiệm
vụ của cán bộ, công chức; kiên quyết điều chuyển khỏi vị trí công tác hoặc xử lý nghiêm
những cán bộ, công chức thiếu tinh thần trách nhiệm, tiêu cực, bao che cho các hành vi vi
phạm của các cơ sở kinh doanh. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật
quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với các chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ và
các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến tận các cơ sở kinh doanh để mọi người
biết, thực hiện.
Hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ của các cơ sở kinh doanh dịch
vụ cầm đồ. Rà soát, thống kê, lập danh sách các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ nhằm bố
trí cán bộ quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh theo phân cấp của Bộ Công an.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định, điều kiện an ninh,
trật tự đối với các cơ sở kinh doanh có điều kiện; mọi hành vi vi phạm phải được phát hiện
kịp thời và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Thông báo kịp thời với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân quận, huyện
danh sách doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc, hộ kinh doanh, hợp tác xã vi phạm các quy
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
68
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
định, điều kiện an ninh, trật tự để có hướng xử lý đối với các trường hợp phải thu hồi giấy
chứng nhận.
Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm hướng dẫn Đài Phát thanh và
Truyền hình địa phương và Báo địa phương; chỉ đạo Đài Truyền thanh quận, huyện thực
hiện tuyên truyền, phổ biến nội dung Nghị định số 72/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy
định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện,
Thông tư số 33/2010/TT-BCA của Bộ Công an quy định cụ thể điều kiện an ninh trật tự
đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày
12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn
xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia
đình trên các phương tiện thông tin đại chúng, để mọi tổ chức và cá nhân biết và chấp
hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ cầm đồ.
Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà
nước đối với hoạt động kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định của pháp
luật; chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở
kinh doanh đóng trên địa bàn đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc,
xây dựng địa bàn, cơ quan an toàn về an ninh trật tự; tuyệt đối không để bọn tội phạm lợi
dụng cửa hàng cầm đồ để hoạt động phạm tội trên địa bàn mình quản lý.
Để nâng cao năng lực quản lý nhà nước trên lĩnh vực kinh doanh dịch vụ cầm đồ
cũng như ngăn chặn những tiềm ẩn phức tạp về ANTT, trước hết cần siết chặt quản lí hoạt
động dịch vụ cầm đồ. Các cơ quan chức năng, đặc biệt là lực lượng công an, cần có sự
phối hợp chặt chẽ, đầu tư công sức cho công tác này một cách nghiêm túc và quyết liệt.
Nhƣ vậy: Trước hết là, tập trung vận động và khuyến cáo các chủ cửa hàng tự giác
thực hiện đúng các quy định của pháp luật về kinh doanh dịch vụ cầm đồ và góp phần đấu
tranh phòng, chống tội phạm như khi thực hiện giao dịch cầm đồ nên lập hợp đồng, yêu
cầu người cầm cố tài sản xuất trình CMND, hộ chiếu còn giá trị sử dụng để kiểm tra, đối
chiếu và phô-tô lưu lại. Đối với hàng hóa, tài sản cầm cố thuộc quyền sở hữu của người
thứ ba, phải có giấy ủy quyền của chủ sở hữu. Không được nhận cầm cố hàng hóa,
phương tiện, tài sản không có giấy tờ, không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện người thế chấp
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
69
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
và cầm cố tài sản có dấu hiệu bất minh thì báo cơ quan công an để kịp thời ngăn chặn, xử
lý. Thường xuyên thực hiện kiểm tra hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ,
nhất là những cơ sở có nhiều biểu hiện bất minh. Buộc phải công khai địa điểm các kho
chứa đồ cầm cố để dễ quản lý. Đi cùng với đó, các lực lượng chức năng, nhất là công an
tăng cường công tác nghiệp vụ cơ bản, nắm chắc tình hình, sử dụng đồng bộ các biện
pháp, kịp thời phát hiện, điều tra làm rõ các hành vi lợi dụng hoạt động kinh doanh ngành,
nghề có điều kiện về an ninh, trật tự để vi phạm pháp luật. Kịp thời phát hiện những
người có hành vi bao che hoặc trực tiếp tham gia hoạt động cầm đồ, cho vay nặng lãi, để
xử lý nghiêm minh theo quy định của ngành và quy định của pháp luật...
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
70
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ luật Dân sự năm 1995.
2. Bộ luật Dân sự năm 2005.
3. Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009.
4. Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 về giao dịch bảo đảm
5. Nghị định 72/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 09 năm 2009 quy định về điều kiện an
ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiên.
6. Nghị định 73/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội.
7. Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 2 năm 2012 về sửa đổi, bổ sung một số
điều Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 về giao dịch bảo đảm.
8. Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội;
phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
9. Nghị định 29/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 04 năm 2014 quy định về thẩm quyền,
thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lí, xử lí tài sản được xác lập
quyền sở hữu của Nhà nước.
10. Thông tư 13/1999/TT-BTM ngày 19 tháng 5 năm 1999 hướng dẫn kinh doanh dịch
vụ cầm đồ.
11. Thông tư 33/2010/TT-BCA ngày 5 tháng 10 năm 2010 quy định cụ thể điều kiện
về an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều.
12. Thông tư liên bộ 02/TT/LB của liên Bộ Ngân hàng Nhà nước- Bộ thương mại
ngày 3 tháng 10 năm 1995 hướng dẫn kinh doanh dịch vụ cầm đồ.
13. Thông tư liên tịch 16/2014/TTLT—BTP-BTNMT-NHHN ngày 6 tháng 6 năm
2014 thông tư liên tịch về một số vấn đề xử lí tài sản đảm bảo
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
14. Quyết định 2868/QĐ-NHNH ngày 29/11/2010 về mức lãi suất cơ bản bằng đồng
Việt Nam.
15. Quyết định số 185/QĐ/NH5 ngày 6/9/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
quy chế dịch vụ cầm cố.
B. Sách, giáo trình:
1. Đoàn Phương Diệp: Giáo trình Bảo đảm Nghĩa vụ, Tủ sách Đại học Cần Thơ, năm
2009, tr 83-93.
2. Nguyễn Mạnh Hùng, Thuật ngữ pháp lý, NxB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội,
năm 2011, tr 76.
3. Nguyễn Ngọc Điện: Giáo trình Bảo đảm nghĩa vụ, Tủ sách Đại học Cần Thơ, năm
2005, tr 68-77.
4. Nguyễn Ngọc Điện: Một số suy nghĩ về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong luật
Dân sự Việt nam, NxB trẻ, Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2001, tr 262-264.
C. Trang thông tin điện tử:
1. An ninh Thủ đô, Hệ lụy từ hoạt động cầm đồ cần hạn chế cấp phép tiến tới dẹp bỏ,
http://www.anninhthudo.vn/phap-luat/he-luy-tu-hoat-dong-cam-do-can-han-che-capphep-tien-toi-dep-bo/470658.antd, [Truy cập ngày 27/10/2014].
2. Báo mới.com, Siết chặt hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ,
http://www.baomoi.com/Siet-hoat-dong-kinh-doanh-dich-vu-cam-do/58/12971016.epi,
[Truy cập ngày 29/10/2014].
3. Báo Quảng Ninh: Cần sớm có quy định cụ thể sát với thực tiễn trong quản lí hoạt
động kinh doanh dịch vụ cầm đồ, đòi nợ thuê, https://www.baoquangninh.com.vn/chinhtri/dan-hoi-lanh-dao-tra-loi/201402/can-som-co-quy-dinh-cu-the-sat-voi-thuc-tien-trongquan-ly-hoat-dong-kinh-doanh-dich-vu-cam-do-dich-vu-doi-no-2221242/, [Truy cập ngày
8/11/2014].
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
4. Bảo Hân, Vietnamnet: Lạ đời: cầm đồ chê con nợ cá độ World Cup,
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/182053/la-doi--cam-do-che-con-no-ca-do-worldcup.html, [Truy cập ngày 27/10/2014].
5. Hàn
Đăng,
Thừa
Thiên
Huế
online:
Muôn
mặt
cầm
đồ,
http://www.baothuathienhue.vn/?gd=1&cn=88&newsid=10-0-49046, [Truy cập ngày
29/10/2014].
6. Hà Giang-Nhân dân, Báo mới.com: Phía sau những tấm biển cửa hàng cầm đồ,
http://www.baomoi.com/Phia-sau-nhung-tam-bien-Cua-hang-cam-do/126/15121147.epi,
[Truy cập ngày 8/11/2014].
7. Hà Hồng, Công an online: Cần thắt chặt quản lí dịch vụ cầm đồ,
http://www.cand.com.vn/vi-VN/cstc/2009/8/120753.cand, [Truy cập ngày 26/10/2014].
8. Hồng Tuấn, An ninh thủ đô: Hệ lụy từ hoạt hoạt động cầm đồ cần hạn chế cấp
phép tiến tới dẹp bỏ, http://www.anninhthudo.vn/phap-luat/he-luy-tu-hoat-dong-cam-docan-han-che-cap-phep-tien-toi-dep-bo/470658.antd, [Truy cập ngày 27/10/2014]
9. Luan Van.com, Ba vụ việc tranh chấp về tài sản cầm cố, http://luanvan.co/luanvan/3-vu-viec-tranh-chap-ve-tai-san-cam-co-8597/, [Truy cập ngày 29/10/2014].
10. Minh Đức, Trang Thành phố Hồ Chí Minh: Quản lí chặt dịch vụ cầm đồ,
http://www.nhandan.com.vn/tphcm/dan-biet-dan-ban/item/22047802-quan-ly-chat-dichvu-cam-do.html, [Truy cập ngày 27/10/2014]
11. Nhân dân: Quản lí chặt dịch vụ cầm đồ, http://www.nhandan.com.vn/tphcm/danbiet-dan-ban/item/22047802-quan-ly-chat-dich-vu-cam-do.html,
[Truy
cập
ngày
27/10/2014].
12. Nguyễn An, VOV.vn: Triệt phá đường dây làm giả giấy tờ để lừa đảo,
http://vov.vn/phap-luat/triet-pha-duong-day-lam-gia-giay-to-de-lua-dao-284109.vov,
[
29/10/20 Truy cập ngày 14].
13. Song Minh, Thế giới tiếp thị: dịch vụ cầm đồ cao điểm world cup,
http://thegioitiepthi.net/dich-vu-cam-do-vao-cao-diem-world-cup/, [Truy cập ngày
9/11/2014].
14. Thanh Ngọc, Petrotimes.vn: Doanh nghiệp cầm cố tài sản để sống,
http://petrotimes.vn/news/vn/kinh-te/thuong-truong/doanh-nghiep-cam-co-tai-san-desong.html , [Truy cập ngày 26/10/2014].
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
SVTH: Quách Thanh Trúc
Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ
15. Việt Hà, Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ Thăng Long Hà Nội Ngàn năm văn
Hiến: “Cán mốc” 7 triệu người, Hà Nội tìm hướng giải tỏa áp lực dân số,
http://thanglong.chinhphu.vn/Home/Can-moc-7-trieu-nguoi-Ha-Noi-tim-huong-giai-toaap-luc-dan-so/20126/6122.vgp, [Truy cập ngày 29/10/2014].
16. Vietnamnet: Sự thật kinh hoàng trong thế giới ngầm kinh doanh cầm đồ,
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/134410/su-that-kinh-hoang-trong-the-gioi-ngam-kinhdoanh-cam-do.html, [Truy cập ngày 06/11/2014].
GVHD: Tăng Thanh Phƣơng
SVTH: Quách Thanh Trúc
[...]... Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ Chƣơng 2 QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH CẦM CỐ TÀI SẢN TẠI CỬA HÀNG CẦM ĐỒ Cầm cố tài sản là nghĩa vụ phụ được đặt bên cạnh nghĩa vụ trả tiền vay trong hợp đồng vay và đảm bảo cho việc vay tiền Tại cửa hàng cầm đồ việc cầm cố tài sản mang tính chất chung như là việc cầm cố tài sản trong BLDS cho nên việc giao kết hợp đồng cầm đồ. .. hợp đồng cầm cố mới có hiệu lực GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 31 SVTH: Quách Thanh Trúc Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ Như vậy, tại cửa hàng cầm đồ việc giao kết hợp đồng có hiệu có hiệu lực kể từ thời điểm khi khách hàng chuyển giao tài sản cầm đồ cho bên nhận cầm đồ và kí biên lai cầm đồ 2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ. .. niệm và đặc điểm về cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ 1.2.1 Khái niệm về cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ Cầm đồ là hình thức cầm cố tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng vay Hình thức cầm đồ được coi như một hoạt động chuyên môn, theo đó người GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 12 SVTH: Quách Thanh Trúc Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ bán (người vay... Quách Thanh Trúc Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ Đối tượng phải là tài sản được phép giao dịch: theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Nghị định 163/2006/NĐ-CP thì tài sản được phép giao dịch là tài sản không bị cấm giao dịch theo quy định của pháp luật tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm Tài sản có trong hiện tại: là tài sản thuộc sở hữu của bên cầm đồ, có trong thực... sản không thể là đối tượng của hợp đồng cầm cố tài sản Tài sản cầm cố thuộc loại phải đăng kí quyền sở hữu theo pháp luật, vì tài sản cầm cố phải giao cho bên nhận cầm cố giữ Hiện tại, tài sản được nhiều người mang đi cầm đồ GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 30 SVTH: Quách Thanh Trúc Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ nhiều nhất là các loại tài sản có giá như: laptop, điện thoại... định về hàng hóa, tài sản dùng để cầm đồ và tài sản, hàng hóa GVHD: Tăng Thanh Phƣơng 18 SVTH: Quách Thanh Trúc Đề tài: Pháp luật về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ không được phép cầm đồ, nội dung qui định cụ thể hơn theo đó, ở Thông tư này qui định tài sản phải là động sản, trong khi tại Thông tư 02 thì nói về quyền về tài sản cụ thể tại Mục I khoản 2.1 qui định Tài sản cầm được cầm cố. .. cho vay tiền nhận tài sản cầm cố gọi là bên nhận cầm đồ Tài sản, hàng hóa dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng cầm đồ gọi là tài sản, hàng hóa cầm đồ5 Thực tế luật chỉ quy định thế nào là kinh doanh dịch vụ cầm đồ và hiện tại không có khái niệm nào đề cập đến khái niệm như thế nào là cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ Theo pháp luật Dân sự thì cầm cố tài sản là một biện pháp bảo đảm thực... chung và cầm cố tài sản nói riêng nhằm tạo môi trường pháp lí làm nền tảng cho sự công bằng, bình đẳng, ổn định góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế đất nước Hiện tại, về giao dịch cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ được áp dụng chung về cầm cố tài sản trong pháp luật dân sự được quy định tại Điều 341 BLDS năm 2005 “Việc cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ được thực hiện theo quy định tại các... trong hợp đồng cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ là ngang nhau cơ bản như các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng cầm cố tài sản nói chung trong BLDS năm 2005 2.2.2.1 Quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản tại cửa hàng cầm đồ Nghĩa vụ của bên cầm đồ Điều 330 BLDS năm 2005 quy định về nghĩa vụ bên cầm cố như sau: Thứ nhất, phải giao tài sản cầm đồ theo đúng thỏa thuận: Đối với những tài sản không... giá trị pháp lí của hợp đồng cầm cố, nếu như không có sự chuyển giao tài sản thì pháp luật không thừa nhận điều đó Quy định về nghĩa vụ giao tài sản cầm cố của bên cầm cố đồng thời với sự phát sinh hiệu lực của hợp đồng cầm cố sẽ làm phát sinh một quyền đối vật của bên nhận cầm cố tương ứng với nghĩa vụ giao tài sản của bên cầm cố Do đó, kể từ thời điểm tài sản cầm cố được giao cho bên nhận cầm cố theo