Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 70 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
70
Dung lượng
747,9 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
---
---
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA: 2011-2015
Đề tài:
TỘI ĐƯA HOẶC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP THÔNG TIN
TRÊN MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, MẠNG
INTERNET TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn:
TS. Phạm Văn Beo
Bộ môn Luật Tư pháp
Sinh viên thực hiện:
Thái Anh Thư
MSSV: 5115761
Lớp luật Tư pháp 1-K37
Cần Thơ, 12/2014
LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có một sự thành công nào mà không gắn liền với
những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người
khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại giảng đường đại học đến
nay, người viết đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của gia đình,
Thầy cô và bạn bè.
Đầu tiên người viết xin dành muôn vàn lời yêu thuơng gửi đến Ba, Mẹ
- Người đã không ngại vất vả, gian lao nuôi dạy con đến ngày hôm nay. Ba,
Mẹ là chỗ dựa vững chắc cho con sau những lần vấp ngã, luôn cổ vũ động
viên con tiếp tục phấn đấu vươn lên trong học tập và cuộc sống.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, người viết xin cảm ơn cô cố vấn học tập
cùng toàn thể quí Thầy, Cô trong khoa Luật - Trường Đại học Cần Thơ đã
cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu
cho người viết trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt người viết xin gửi đến thầy Phạm Văn Beo lời cảm ơn chân
thành, thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi để
người viết hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Người viết cũng xin cảm ơn quí Thầy Cô trong Hội đồng đã chỉ dạy,
đóng góp để người viết nắm vững hơn kiến thức của mình và để bài viết
hoàn thiện hơn.
Cuối cùng người viết xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp Tư Pháp 1K37 và tất cả các bạn bè đã ủng hộ, giúp đỡ và chia sẻ cùng người viết trong
suốt thời gian qua.
Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2014
THÁI ANH THƯ
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin…
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2.
3.
4.
5.
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2
Phương pháp nghiên cứu đề tài ........................................................................... 3
Kết cấu đề tài ...................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI ĐƯA HOẶC SỬ DỤNG
TRÁI PHÉP THÔNG TIN TRÊN MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG,
MẠNG INTERNET TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ................................. 4
1.1. Vài nét về tội phạm công nghệ cao ..................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm về tội phạm ............................................................................... 4
1.1.2. Khái niệm về tội phạm công nghệ cao ....................................................... 4
1.1.3. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm công nghệ cao.......................................... 9
1.2. Khái quát về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng
viễn thông, mạng internet ......................................................................................... 12
1.2.1. Khái niệm về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy
tính, mạng viễn thông, mạng internet ................................................................ 12
1.2.2. Đặc điểm của tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy
tính, mạng viễn thông, mạng internet ................................................................ 14
1.2.3. Lịch sử pháp luật Hình sự Việt Nam về tội đua hoặc sử dụng trái phép
thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet. ....................... 15
1.2.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu quy định của pháp luật Hình sự về tội đưa
hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng
internet. .............................................................................................................. 21
1.2.4.1. Về mặt lý luận .................................................................................... 21
1.2.4.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn..................................................................... 22
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN
HÀNH VỀ TỘI ĐƯA HOẶC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP THÔNG TIN TRÊN
MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, MẠNG INTERNET .................... 24
2.1. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông,
mạng internet được quy định tại Điều 226, Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm
2009. ........................................................................................................................ 24
2.2. Dấu hiệu pháp lý của tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy
tính, mạng viễn thông, mạng internet ........................................................................ 25
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin…
2.2.1. Mặt chủ thể của tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy
tính, mạng viễn thông, mạng internet ................................................................ 25
2.2.2. Mặt Khách thể của tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng
máy tính, mạng viễn thông, mạng internet......................................................... 26
2.2.3. Mặt khách quan của tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng
máy tính, mạng viễn thông, mạng internet......................................................... 29
2.2.4. Mặt chủ quan của tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng
máy tính, mạng viễn thông, mạng internet......................................................... 33
2.3. Trách nhiệm hình sự của tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy
tính, mạng viễn thông, mạng internet ........................................................................ 33
2.3.1. Khung hình phạt cơ bản. ......................................................................... 33
2.3.2. Khung hình phạt tăng nặng .................................................................... 34
2.3.3. Hình phạt bổ sung ................................................................................... 40
2.4. So sánh tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng internet với một số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn
thông khác trong Bộ luật hình sự Việt hiện hành. ..................................................... 40
2.4.1. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng internet với tội phát tán vi rút, chương trình tin học có tính năng
gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, thiết
bị số ................................................................................................................. 41
2.4.2. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng internet với tội cản trở hoặc gây rối loạn cho hoạt động của mạng
máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, thiết bị số. ...................................... 42
2.4.3. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng internet với tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng
viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số của người khác. .............................. 43
2.4.4. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng internet với tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng
internet hoặc thiết bị số hực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. ........................... 44
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG
TỘI ĐƯA HOẶC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP THÔNG TIN .................................... 46
TRÊN MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, MẠNG INTERNET......... 46
3.1. Tình hình tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng
viễn thông, mạng internet ở Việt Nam. ..................................................................... 46
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin…
3.2. Bất cập trong quá trình xử lý tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng
máy tính, mạng viễn thông, mạng internet ................................................................ 49
3.2.1. Những bất cập trong quy định về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin
trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet ....................................... 50
3.2.2. Những bất cập trong công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tội đưa hoặc
sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng
internet. ............................................................................................................. .52
3.2.3. Những bất cập trong công tác quản lý Nhà nước về thông tin trên
mạng…… ........................................................................................................... 54
3.3. Giải pháp cho những bất cập trong đấu tranh phòng chống tội đưa hoặc sử dụng
trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet ở Việt Nam55
3.3.1. Hoàn thiện pháp luật hình sự về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin
trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet ....................................... 55
3.3.2. Giải pháp cho những bất cập trong công tác chủ động phòng ngừa, phát
hiện và xử lý tội phạm ........................................................................................ 57
3.3.3. Giải pháp cho những bất cập trong công tác quản lý nhà nước về thông
tin trên mạng ...................................................................................................... 58
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, để đạt mục tiêu chung mà Đaị
hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đề ra là phấn đấu trở
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Do vậy, việc ứng
dụng công nghệ thông tin ở Việt Nam được đẩy mạnh trên mọi lĩnh vực đã góp phần
thúc đẩy nền kinh tế- xã hội Việt Nam phát triển hơn, đời sống nhân dân được nâng
cao rõ rệt và đưa nước ta thoát khỏi danh sách những nước nghèo kém p hát triển. Với
những thành tựu đạt được trong những năm qua đã kéo theo sự bùng nổ của công
nghệ thông tin, viễn thông ở Việt Nam với hệ quả là số người sử dụng internet và các
thiết bị viễn thông ngày một gia tăng nhanh chóng. Theo thống kê của Bộ Thông tin và
Truyền thông, tính đến ngày 26/12/2013 tổng số thuê bao điện thoại đạt 105 triệu thuê
bao, trong đó di động chiếm 93%; hơn 31 triệu người sử dụng Internet; tổng số thuê
bao Internet băng rộng (xDSL) đạt hơn 5,17 triệu thuê bao; tổng băng thông kết nối
Internet trong nước đạt 613,8Gb/s và tổng băng thông kết nối Internet quốc tế đạt
549Gb/s; hơn 263.000 tên miền “.vn” đã đăng ký và Việt Nam tiếp tục giữ vị trí số 1
Đông Nam Á về số lượng sử dụng tên miền cấp cao mã quốc gia, đạt tốc độ tăng
trưởng bình quân 172% năm; tổng số tên miền tiếng Việt đã đăng ký đạt gần 950.000;
tổng số địa chỉ IPv4 đã cấp đạt trên 15,5 triệu địa chỉ 1. Công nghệ thông tin, viễn
thông trở thành một lĩnh vực mà các đối tượng tập trung khai thác, sử dụng để thực
hiện tội phạm. Loại toại phạm trong lĩnh vực công nghệ cao này gia tăng nhanh chóng,
diễn biến phức tạp và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong đó, đáng kể nhất là tội
đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng
internet. Tội phạm này đưa lên mạng những thông tin kích động bạo lực, hình ảnh dàn
dựng, công khai những thông tin riêng hợp pháp…những hành vi này không những
xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, mà còn ảnh hưởng đến trật tự và an
toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng, tạo sự bất ổn trong xã hội cản trở sự phát triển
của đất nước. Chính vì vậy nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề an toàn công cộng, trật
tự công cộng, không ngừng đổi mới và hoàn thiện những quy định của pháp luật trong
lĩnh vực này. Từ đó, đánh dấu bước tiến quan trong trong lịch sử lập pháp hình sự Việt
Nam, đặc cơ sở pháp lý quan trọng cho việc đấu tranh phòng chóng tội phạm có hiệu
quả góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội, tập trung phát triển kinh tế.
1
Bộ thông tin và truyền thông: Tình hình phát triển viễn thông, internet trong năm 2013,
http://mic.gov.vn/solieubaocao/solieuthongke/vienthong/Trang/Tinhhinhphattrienvienthong,internetnam2013.asp
x, [truy cập ngày 31/10/2014].
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
1
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
Trong Bộ luật hình sự Việt Nam 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, tội đưa hoặc
sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet được
quy định ở chương XIX, tại Điều 226 và đây là loại tội phạm xâm phạm đến lợi ích
của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm
trọng. Mặc dù, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009, đã góp
phần sửa đổi hoàn thiện tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính,
mạng viễn thông, mạng internet trong Bộ luật hình sự năm 1999. Tuy nhiên, tình hình
tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng
internet hàng năm chỉ có một vài vụ hoặc không có vụ án nào nhưng so với vụ án
trước thì vụ án xảy ra sau đều được thực hiện với thủ đoạn ngày càng tinh vi, kín đáo
và có sự thay đổi phương thức liên tục nhằm lẩn tránh sự phát hiện của các cơ quan
bảo vệ pháp luật. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay việc nghiên cứu những đặc điểm,
bản chất cơ bản của tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính,
mạng viễn thông, mạng internet để tìm ra những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn áp
dụng tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông,
mạng internet ở Việt Nam trong thời gian qua từ đó đưa ra giải pháp khắc phục thực
trạng đang diễn ra để những nhà lập pháp có thể dự liệu nhiều tình huống thực tế và từ
đó chọn ra phương pháp tối ưu nhất để hoàn thiện điều luật hơn. Đây cũng chính là lý
do người viết chọn đề tài “Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy
tính, mạng viễn thông, mạng internet trong luật hình sự việt Nam” để làm đề tài
luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Với mong muốn tìm hiểu nhiều hơn và hoàn thiện kiến thức về loại tội phạm này,
trong phạm vi nghiên cứu của đề tài “Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên
mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet trong luật hình sự Việt Nam”, người
viết sẽ trình bày những lý luận chung về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên
mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, dấu hiệu pháp lý và diễn biến của tội
phạm này trong giai đoạn hiện nay, từ đó nâng cao hiểu biết của bản thân về loại tội
phạm mới này, kiến nghị những biện pháp phòng ngừa và tuyên truyền cho mọi người
xung quanh hiểu biết về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính,
mạng viễn thông, mạng internet, góp phần đấu tranh phòng chống có hiệu quả tội
phạm này.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài “Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng internet” trong luật hình sự Việt Nam hiện hành, tại điều 226. Và những
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
2
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
tài liệu trong phạm vi pháp luật Việt Nam có liên quan, chỉ rõ những thuộc tính bản
chất của loại tội phạm này để có thể xây chiến lược phòng chống tội phạm này, đồng
thời có thể hoàn thành tốt bài viết của mình.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài “Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên
mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet trong luật hình sự Việt Nam”, người
viết sử dụng các phương pháp sau:
− Phương pháp so sánh
− Phương pháp đối chiếu
− Phương pháp phân tích luật viết
− Phương pháp tổng hợp tài liệu
− Phương pháp luận
Trong đó phương pháp phân tích luật viết giữ vai trò chủ đạo trong tất cả các
phương pháp được áp dụng để nghiên cứu đề tài.
5. Kết cấu đề tài
Lời mở đầu
Phần nội dung:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về tội đưa hoặc sử dụng trái phép
thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet trong luật hình
sự Việt Nam
Chương 2: Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội đưa hoặc sử dụng
trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet
Chương 3: Thực trạng và giải pháp đấu tranh phòng chống tội đưa hoặc sử
dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet
Phần kết luận
Mặc dù trong quá trình nghiên cứu đã có sự cố gắng nổ lực của người viết và sự
hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên, nhưng do trình độ, kinh nghiệm và khả năng
nghiên cứu còn hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót, kính mong quí Thầy Cô thông
cảm và đóng góp thêm để đề tài được hoàn thiện.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
3
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI ĐƯA HOẶC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP
THÔNG TIN TRÊN MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, MẠNG
INTERNET TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Vài nét về tội phạm công nghệ cao
1.1.1. Khái niệm về tội phạm
Tội phạm là chế định quan trọng và chủ yếu của luật hình sự. Nội dung của khái
niệm tội phạm đã “thể hiện một cách rõ nét bản chất giai cấp, các đặc điểm chính trị
xã hội cũng như những đặc điểm pháp lý của pháp luật hình sự”2. Đồng thời, nó còn
“được xem như là điều kiện cần thiết có tính nguyên tắc để giới hạn giữa tội phạm và
không phải là tội phạm, giữa trách nhiệm hình sự và những trách nhiệm pháp lý
khác…” 3.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 BLHS 1999 quy định: “Tội phạm là hành vi
nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do người có năng lực trách nhiệm
hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất
toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá,
quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm
phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp
pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội
chủ nghĩa”.
Có thể xem quy định về tội phạm nêu trên là quy định “có tính khoa học thể
hiện tập trung nhất quan điểm của Nhà nước ta về tội phạm”4. Từ quy định mang tính
định hướng này có thể rút ra khái niệm tội phạm một cách khái quát như sau: Tội
phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình
phạt.5
1.1.2.
Khái niệm về tội phạm công nghệ cao
Trên thế giới, khái niệm tội phạm công nghệ cao xuất hiện vào cuối thế kỷ XX
cùng với sự phát triển của các ngành khoa học công nghệ khác như công nghệ hóa học,
công nghệ vật lý, công nghệ sinh học…đặc biệt là công nghệ thông tin và sự ra đời của
2
Đào Trí Úc (chủ biên), Tội phạm học, luật hình sự và tố tụng hính sự Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội,1994, tr.157.
3
Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm trong luật hình sự Việt Nam, Nxb, Công an nhân dân, Hà Nội, 1991, tr. 9.
4
Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Nxb, Công an nhân dân, Hà Nội, 2000, tr.33.
5
Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Nxb, Công an nhân dân, Hà Nội, 2000, tr.33.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
4
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
máy vi tính cùng với mạng internet toàn cầu. Theo đó đã xuất hiện những khái niệm về
loại tội phạm mới như tội phạm máy tinh, tội phạm đột nhập (hacker), tội phạm tin
học. Hiện nay, các nhà tội phạm hoc trên thế giới đưa ra nhiều khái niệm về tội phạm
công nghệ cao. Để có thể hiểu khái niệm về tội phạm công nghệ cao thì việc đầu tiên
là phải tìm hiểu công nghệ cao là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật công nghệ cao năm 2008 thì “Công nghệ
cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ;
được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất
lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò
quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa
ngành sản xuất, dịch vụ hiện có”.
Việc ứng dụng công nghệ cao trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội đều
mang lại thành công. Đó chính là sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam
trong những năm gần đây đưa nước ta thoát khoải danh sách những nước nghèo kém
phát triển. Tuy nhiên, khi công nghệ cao ngày càng được ứng dụng rộng rãi thì càng dễ
bị lợi dụng, sử dụng hoặc là mục tiêu của bọn tội phạm Các thành tựu do công nghệ
thông tin đem lại cũng không nằm ngoài quy luật đó, nên đã hình thành một khái niệm
mới về loại tội phạm, đó là tội phạm công nghệ cao. Để đảm bảo sự thống nhất và
chuyên sâu, trong phạm vi đề tài này người viết chỉ tập trung nghiên cứu về tội phạm
công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Qua nghiên cứu cho thấy, hiện có rất nhiều khái niệm khác nhau, nhiều luồng ý
kiến chưa đồng nhất về tội phạm công nghệ cao. Có thể đưa ra một số ví dụ như:
Từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt Nam nêu khái niệm tội phạm công
nghệ cao là: Loại tội phạm sử dụng những thành tựu mới của khoa học - kỹ thuật và
công nghệ hiện đại làm công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội một cách
cố ý hoặc vô ý, gây nguy hiểm cho xã hội. Chủ thể của loại tội phạm này thường là
những người có trình độ học vấn, chuyên môn cao, có thủ đoạn rất tinh vi, khó phát
hiện. Hậu quả do loại tội phạm này gây ra không chỉ là những thiệt hại lớn về mặt
kinh tế, xã hội mà nó còn xâm hại tới an ninh quốc gia. Một số nhóm tội phạm công
nghệ cao phổ biến hiện nay là: Nhóm tội phạm tin học (Hacker), viễn thông; nhóm tội
phạm sử dụng phương tiện điều khiển chính xác; nhóm tội phạm sinh học - hoá học.
Theo Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế INTERPOL thì khái niệm tội phạm
công nghệ cao là loại tội phạm sử dụng, lạm dụng những thiết bị kỹ thuật, dây chuyền
công nghệ có trình độ công nghệ cao như một công cụ, phương tiện để thực hiện hành
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
5
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
vi phạm tội. Trong các dạng của tội phạm công nghệ cao có 2 dạng chính, đó là tội
phạm máy tính (computer crime) và tội phạm công nghệ thông tin - điều khiển học
(cyber crime). Việc xác định hành vi phạm tội, mức độ tội phạm và mức hình phạt ở
các nước trên thế giới có sự khác nhau tuỳ thuộc vào hệ thống pháp luật mà nước đó
đang áp dụng.
Theo Bộ Tư pháp Mỹ thì khái niệm tội phạm công nghệ cao là “bất cứ hành vi
vi phạm pháp luật hình sự nào có liên quan đến việc sử dụng các hiểu biết về công
nghệ máy tính trong việc phạm tội”.
Hiện nay, theo các chuyên gia về tội phạm học Việt Nam thì khái niệm tội
phạm công nghệ cao được sử dụng với nội hàm gồm hai nhóm tội phạm:
+ Nhóm thứ nhất: Tội phạm với mục tiêu tấn công là cơ sở dữ liệu của máy
tính, hoặc mạng máy tính, trong đó những hành vi chủ yếu là: tạo ra, lan truyền, phát
tán các chương trình virus, đột nhập trái phép cơ sở dữ liệu máy tính, trộm cắp dữ liệu,
thông tin (đặc biệt là cơ sở dữ liệu quốc gia, an ninh, quốc phòng), sử dụng trái phép
dữ liệu, đưa thông tin trái phép lên mạng...
+ Nhóm thứ hai: Tội phạm đã được quy định trong Bộ Luật hình sự, nhưng với
phương thức thủ đoạn hoạt động mới, trong đó máy tính được sử dụng như một công
cụ để gây án, để lưu giữ thông tin tội phạm, như: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trộm
cắp tài sản, tội tham ô, tội rửa tiền, tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ... với những thủ
đoạn của tội phạm sử dụng công nghệ cao.
Các loại tội phạm công nghệ cao, đặc biệt là các hành vi phạm tội thực hiện qua
mạng máy tính chủ yếu là: trộm cắp cước phí viễn thông, đánh cắp tiền trong tài khoản
ngân hàng, lừa đảo trong thanh toán, đánh cắp dữ liệu trái phép; xâm nhập, theo dõi
hoạt động của hệ thống máy tính khác trái phép; lợi dụng mạng máy tính để tiêu thụ
ma tuý, hoạt động mại dâm, tham gia thao túng thị trường chứng khoán; viết, phát tán
và tấn công khủng bố bằng virus đến các hệ thống máy tính khác; tuyên truyền thông
tin đồn nhảm, thất thiệt; tuyên truyền văn hoá phẩm độc hại, đồi truỵ...Có thể nói công
nghệ thông tin có vai trò, mức độ nhất định trong việc thực hiện, che giấu và gây ra
những hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Nhìn một cách tổng thể, đối với loại tội phạm
công nghệ cao, chúng ta thấy công nghệ thông tin (máy tính và mạng máy tính) đóng
một số vai trò quan trọng trong quá trình phạm tội. Dưới góc độ như là khách thể, hiểu
theo nghĩa thông thường máy tính và các thiết bị có liên quan là một loại tài sản có giá
trị, do vậy nó có thể trở thành đối tượng của các tội về xâm phạm quyền sở hữu như
trộm, cướp hay phá hoại tài sản. Hiểu theo một góc độ phức tạp hơn, máy tính với vai
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
6
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
trò như là khách thể còn được thể hiện trong việc tội phạm cố tình phá hoại hay ăn cắp
chúng nhằm xoá bỏ hoặc lấy cắp các thông tin mà nó chứa đựng. Dưới góc độ là công
cụ phạm tội, máy tính và mạng máy tính với những khả năng ưu việt ngày càng được
các loại tội phạm khác nhau sử dụng để thực hiện các tội phạm truyền thống như tội
đánh bạc, tội lừa đảo... hoặc sử dụng máy tính làm trung gian chuyển tiền bất hợp pháp
phục vụ cho các mục đích phi pháp khác.
Mặc dù, chúng ta phân chia vai trò của công nghệ thông tin đối với từng quá
trình diễn biến của tội phạm như trên, nhưng thực tiễn nhận thức về vấn đề này rất
khác nhau ở từng quốc gia, khu vực và phụ thuộc vào ý chí chính trị, trình độ phát
triển khoa học công nghệ của mỗi quốc gia, khu vực đó. Do vậy, tuỳ thuộc vào nhận
thức, khái niệm về tội phạm công nghệ cao có thể hiểu rất rộng cũng có thể rất hẹp.
Tiếp cận trên phạm vi rộng, thì việc phân loại thế nào là tội phạm công nghệ
cao cần dựa trên vai trò của công nghệ thông tin. Theo quan điểm này thì tội phạm
công nghệ cao gồm những tội phạm có sự liên quan của công nghệ thông tin với ba vai
trò sau: Sử dụng công nghệ thông tin làm mục đích của tội phạm; sử dụng công nghệ
thông tin làm công cụ phạm tội; sử dụng công nghệ thông tin là vật trung gian để cất
giấu, lưu trữ, phát tán những tư tưởng đối lập, tuyên truyền thông tin đồn nhảm, thất
thiệt; tuyên truyền văn hoá phẩm độc hại, đồi truỵ... Theo quan điểm này thì rất nhiều
các loại tội phạm truyền thống cũng được coi là tội phạm công nghệ cao. Quan điểm
hiểu tội phạm công nghệ cao theo phạm vi rộng cũng vấp phải một vấn đề khó khăn đó
là cụ thể hoá các hành vi phạm tội để từ đó xác định tội danh cụ thể cho các hành vi
này. Đây là công việc không dễ dàng vì đối với tội phạm công nghệ cao trong lĩnh
vực công nghệ thông tin, khi định tội danh, xét về bản chất nhiều tội danh lại trùng với
các tội danh truyền thống như tội lừa đảo, trộm cắp, đánh bạc…, có khác chăng ở đây
là việc sử dụng mạng máy tính làm công cụ phạm tội.
Tiếp cận trên phạm vi hẹp, có nhà nghiên cứu cho rằng tội phạm công nghệ cao
chỉ là tội phạm được thực hiện và gây hậu quả trên môi trường ảo, thế giới ảo do thành
tựu của khoa học công nghệ tin học đem lại và nó hoàn toàn khác với các loại tội phạm
truyền thống trước kia. Bộ luật Hình sự năm 1999 đã tiếp cận theo quan điểm này. Bộ
luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 đã đề cập đến 5 tội danh có liên quan đến
máy tính (Điều 224, 225, 226, 226a, 226b BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm
2009). Phương pháp tiếp cận theo phạm vi hẹp này tuy có ưu điểm là định rõ được tội
danh cần xử lý nhưng lại có nhược điểm là rất dễ bỏ sót tội phạm, nhất là trong bối
cảnh công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua. Một ví dụ điển
hình là hiện nay trên thế giới cũng như ngay tại Việt Nam đang tranh cãi về việc có coi
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
7
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
hành vi trộm cắp, lừa đảo tài sản mà người chơi (các game thủ) có được khi chơi trò
chơi trực tuyến hay không (trò chơi Võ lâm truyền kỳ ở Việt Nam là một điển hình,
game thủ có thể sở hữu những chiếc áo giáp, kiếm… nếu đánh thắng đối thủ trong trò
chơi). Nếu nhìn dưới góc độ thế nào là tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành,
thì các “tài sản ảo” này hoàn toàn không có giá trị vì nó thực chất không phải là tài sản
thực mà chỉ là sản phẩm được tạo ra trong thế giới ảo do những người xây dựng trò
chơi trực tuyến nghĩ ra và xây dựng lên thông qua phần mềm máy tính. Tuy nhiên, nếu
xét dưới góc độ các tài sản này do game thủ đã bỏ nhiều công sức để tạo lập được,
cùng với tính chất có thể “chiếm hữu, sử dụng và định đoạt” (thực chất chiếm hữu, sử
dụng và định đoạt ở đây cũng chỉ là tương đối) và đặc biệt là những tài sản này có thể
quy đổi sang giá trị thực (có thể bán lại cho những người chơi khác với giá tiền rất
cao) thì chúng lại thực sự cần được coi là một tài sản thực và cần được pháp luật bảo
vệ trước các hành vi như lừa đảo, trộm cắp như đối với các tài sản hữu hình khác.
Mặt khác, nếu chỉ coi tội phạm công nghệ cao giới hạn trong phạm vi thế giới
ảo, môi trường điện tử do công nghệ thông tin đem lại thì đối với những tội phạm
truyền thống sử dụng thành tựu công nghệ thông tin đem lại để thực hiện hành vi phạm
tội, việc truy tìm dấu vết, chính sách phòng ngừa, đấu tranh đối với hành vi này sẽ
không có gì khác so với phương pháp xử lý truyền thống, trong khi về bản chất thì các
hành vi phạm tội này khác hẳn, như kẻ phạm tội tống tiền trên mạng trong và sau khi
thực hiện hoàn toàn có thể xoá sạch dấu vết tội phạm bằng kỹ thuật công nghệ tin học
gây không ít khó khăn cho hoạt động điều tra, xử lý nếu các phương pháp thu thập,
bảo quản chứng cứ không được thay đổi cho phù hợp.
Chính vì mỗi quan điểm có những khiếm khuyết nhất định, nên hiện nay trên
thế giới vẫn chưa đi tới được một khái niệm hoàn chỉnh về tội phạm công nghệ cao.
Ngay về tên gọi có rất nhiều thuật ngữ khác nhau, có tài liệu dùng thuật ngữ “tội phạm
công nghệ cao - hightech crimes”, “tội phạm sử dụng công nghệ cao”, có trường hợp
gọi là “tội phạm lợi dụng công nghệ cao” hoặc “tội phạm máy tính (computer
crimes)”, “tin tặc”, “tội phạm mạng (cyber crimes)”, cũng có tác giả gọi là “tội phạm
khủng bố trong lĩnh vực công nghệ thông tin”... Đây là những khái niệm mới không
chỉ đối với Việt Nam chúng ta mà cả với nhiều nước trên thế giới. Do vậy ngay từ việc
sử dụng thuật ngữ đến việc đưa ra khái niệm, đặc điểm đến việc xếp những hành vi
nguy hiểm cho xã hội nào vào danh sách của loại tội phạm mới này cũng còn có nhiều
ý kiến chưa đồng nhất. Đây hiện được xem là một trong những mối quan ngại của cả
cộng đồng quốc tế và là thách thức mới đối với các nhà làm luật cũng như các cơ quan
thực thi pháp luật trong việc định ra những quy định phù hợp để có thể phòng ngừa,
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
8
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
đấu tranh một cách có hiệu quả loại tội phạm mới đặc biệt nguy hiểm này. Tuy nhiên
để thống nhất với thuật ngữ quốc tế đang sử dụng và bao hàm được đầy đủ các đối
tượng nghiên cứu, trong bài viết này người viết sử dụng khái niệm mang tính chung
nhất là tội phạm công nghệ cao.
Từ những nhận thức lý luận trên, người viết có thể đưa ra khái niệm tội phạm
công nghệ cao là hành vi vi phạm pháp luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm
hình sự sử dụng những thành tựu mới của công nghệ thông tin làm công cụ, phương
tiện để thực hiện hành vi phạm tội một cách cố ý, xâm phạm đến an ninh quốc gia, trật
tự an toàn xã hội, gây nguy hiểm cho xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và
của công dân.
1.1.3. Dấu hiệu pháp lý của tội phạm công nghệ cao
1.1.3.1. Mặt khách thể của tội phạm công nghệ cao
Thứ nhất, tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin xâm phạm,
làm ảnh hưởng đến sự an toàn của hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và
viễn thông. Sự xâm phạm ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa là các từ việc làm
hỏng hóc, chiếm đoạt, làm sai lệnh thông tin của máy tính, mạng máy tính, các thiết bị
liên quan cũng như các thông tin trong hệ thống máy tính và mạng máy tính,mạng viễn
thông. Các khách thể này rất đa dạng, từ chiếc máy tính đơn nhất, các thiết bị của
mạng máy tính... đến các chương trình máy tính, các thông tin chứa đựng trong hệ
thống máy tính và hệ thống mạng. Đây là nhóm khách thể của 05 tội danh về tin học
trong Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 của nước ta.
Thứ hai, tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin sử dụng máy
tính và mạng máy tính như là công cụ để xâm phạm đến lợi ích chính đáng của cá
nhân, pháp nhân, tổ chức, ảnh hưởng đến trật tự công cộng. Đây là khách thể rất rộng
và liên quan đến các tội phạm truyền thống những đã sử dụng các thành tựu của công
nghệ thông tin, viễn thông để thực hiện hành vi phạm tội. Với sự trợ giúp của khoa học
kỹ thuật mới, các tội phạm này có thể gây ra những thiệt hại vô cùng nghiêm trọng về
nhiều mặt cho hoạt động bình thường của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức và đời
sống xã hội không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia.
1.1.3.2. Mặt khách quan của tội phạm công nghệ cao
Các hành vi của tội phạm công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin rất
đa dạng và phức tạp. Các hành vi này cũng phát triển, thay đổi không ngừng cùng với
sự phát triển của các công nghệ mới.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
9
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
Hiện nay, theo Bộ luật hình sự 1999 của nước ta thì có 05 nhóm hành vi chính,
đó là:
− Nhóm hành vi tạo ra và lan truyền, phát tán các chương trình vi rút qua mạng
máy tính hoặc bằng các phương thức khác. Tạo ra các chương trình vi-rút là hành vi
sản xuất ra các chương trình vi-rút tin học. lan truyền các chương trình vi-rút là hành
vi truyền đi các chương trình vi-rút tin học thông qua hệ thống (mạng) máy tính trong
nước hoặc quốc tế (internet). Phát tán các chương trình vi-rút là hành vi truyền các
chương trình vi-rút tin học không thông qua hệ thống mạng máy tính mà bằng các sản
phẩm phần mềm máy tính.
− Nhóm hành vi vận hành, khai thác và sử dụng mạng máy tính điện tử trái với
các quy định của Nhà nước. Vận hành mạng máy tính điện tử là hành vi khởi động,
truy cập vào hệ thống mạng máy tính điện tử. Khai thác mạng máy tính điện tử là hành
vi tìm kiếm nhằm rút ra hoặc ghi lại các thông tin cần thiết cho nhu cầu của mình từ
các dữ liệu trong mạng máy tính điện tử. Sử dụng mạng máy tính điện tử là hành vi
phát huy tính năng, công dụng của mạng máy tính điện tử nhằm khai thác các thông tin
có trong các dữ liệu của máy tính.
− Nhóm hành vi sử dụng thông tin trên mạng và trong máy tính hoặc đưa vào
mạng máy tính các thông tin trái với các quy định của Nhà nước. Sử dụng trái phép
thông tin trong các dữ liệu của máy tính không được phép của cơ quan Nhà nước hoặc
người có thẩm quyền. Đưa trái phép vào mạng máy tính các thông tin là hành vi đưa
các thông tin vào trong các dữ liệu của máy tính không được phép của các cơ quan
Nhà nước hoặc người có thẩm quyền.
− Nhóm hành vi truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông,
mạng internet hoặc thiết bị số của người khác nhằm chiếm quyền điều khiển; can thiệp
chức năng hoạt động của thiết bị số; lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc
sử dụng trái phép các dịch vụ.
− Nhóm hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc
thiết bị số để thực hiện một trong những hành vi như sử dụng thông tin về tài khoản,
thẻ ngân hàng để chiếm đoạt tài sản của chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ, lừa
đảo trong thương mại điện tử, kinh doanh… nhằm chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ
chức, cá nhân.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có rất nhiều các hành vi phạm tội truyền thống như
hành vi lừa đảo, khủng bố, tống tiền, quấy rối tình dục, mại dâm, đánh bạc… cũng
được coi là hành vi phạm tội công nghệ cao nếu các hành vi này được thực hiện qua hệ
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
10
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
thống máy tính, sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình thực hiện hành vi phạm tội.
Thông thường, các hành vi phạm tội công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin
phải gây ra hậu quả nhất định thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ví dụ như Điều
224 Bộ luật Hình sự 1999 quy định nếu chỉ tạo ra các chương trình vi rút nhưng không
lan truyền hoặc phát tán chúng, không gây ra hậu quả thì không cấu thành tội phạm.
1.1.3.3. Mặt chủ quan của tội phạm công nghệ cao
Đối với các tội phạm về công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thông
thường được thực hiện do lỗi cố ý. Trong 5 tội danh có liên quan đến tội phạm công
nghệ thông tin và viễn thông trong Bộ luật hình sự 199 có một tội danh được thực hiện
do lỗi vô ý do cẩu thả hoặc quá tự tin là tội vi phạm các quy định về vận hành, khai
thác và sử dụng mạng máy tính điện tử (Điều 225). Tuy nhiên, trong trường hợp lỗi vô
ý, thì thường là những hành vi gây ra hậu quả thiệt hại nghiêm trọng.
Các yếu tố về động cơ, mục đích phạm tội của nhóm các tội phạm công nghệ
thông tin thường không phải là dấu hiệu bắt buộc của loại tội phạm này mà quan trọng
nhất để xác định tội phạm là hành vi phạm tội và hậu quả thiệt hại. Sở dĩ như vậy vì
chúng ta có thể thấy động cơ, mục đích của nhóm tội về công nghệ thông tin rất đa
dạng và đôi khi động cơ, mục đích rất đơn giản nhưng lại gây ra những hậu quả rất
nghiêm trọng. Do đó, đối với nhóm tội phạm này, chúng ta không thể coi động cơ,
mục đích là dấu hiệu bắt buộc mà chỉ nên coi chúng nhưng là những tình tiết tăng nặng
và giảm nhẹ có liên quan mà thôi.
1.1.3.4. Mặt chủ thể của tội phạm công nghệ cao
Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ ai có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt
độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật. Các tội phạm được quy định tại các điều
224 ,225, 226, 226a, 226b thuộc các tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm
trọng nên theo quy định tại điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999 về tuổi phải chịu trách
nhiệm hình sự thì người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi có thể trở thành chủ thể
của tội phạm này nếu phạm tội thuộc trường hợp rất nghiêm trọng do cố ý. Chủ thể
của tội phạm này thông thường là có kiến thức nhất định về công nghệ máy tính, công
nghệ mạng và đã lợi dụng những hiểu biết của mình để thực hiện hành vi phạm tội, họ
thường được gọi là “những tên trộm tri thức thế kỷ 21”, vì vậy họ luôn thành công
trong việc phạm tội và gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc phát
hiện, điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này. Cũng có những trường hợp là những
người không hiểu biết đầy đủ về các quy định liên quan đến vận hành, khai thác và sử
dụng mạng máy tính điện tử dẫn đến thực hiện hành vi phạm tội và đã gây ra những
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
11
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
thiệt hại cho xã hội. Và một điều đáng báo động là chủ thể của nhóm tội phạm này
ngày càng được trẻ hóa. Với sự phát triển của mạng máy tính và các chương trình phần
mềm khác, giới trẻ thường là thế hệ nhận biết nhanh nhạy những công nghệ mới, cùng
với tính bồng bột, thích thể hiện mình nên dễ dẫn đến con đường phạm tội. Cũng có rất
nhiều người trong cộng đồng khoa học và công nghệ có khả năng vượt trội nhưng
không tìm được việc làm phù hợp nên họ rất dễ chuyển sang hoạt động với mục đích
bất chính.
1.1.4. Nguyên nhân gia tăng tội phạm công nghệ cao
Tội phạm công nghệ cao ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân có nhiều nguyên
nhân, nhưng chủ yếu là:
Về khách quan, tình hình tội phạm công nghệ cao trên thế giới và các nước
trong khu vực có nhiều diễn biến phức tạp. Trong khi đó, đặc thù của loại tội phạm
này là tính quốc tế và hội nhập nhanh, do đó, đã tác động mạnh đến tình hình tội phạm
công nghệ cao ở trong nước.
Về chủ quan, công tác quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, viễn thông,
thương mại điện tử, thanh toán điện tử và quản lý, vận hành các hệ thống máy tính của
nhiều cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân tại Việt Nam còn nhiều sơ hở, phần lớn chưa
được bảo mật tốt. Hệ thống pháp luật của nước ta trong lĩnh vực đấu tranh, xử lý tội
phạm sử dụng công nghệ cao chưa đầy đủ và chưa theo kịp diễn biến tình hình thực tế.
Lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm công nghệ cao còn chưa đáp ứng yêu
cầu về số lượng. Đến nay, lực lượng này mới chỉ được thành lập ở Bộ Công an và
Công an ở một số địa phương điển hình nhất là ở Hà Nội. Đa phần các địa phương còn
lại chưa có đầu mối chuyên trách cho công tác này. Đội ngũ cán bộ cảnh sát phòng,
chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đa số còn trẻ, chưa được đào tạo chuyên sâu về
chuyên môn, kỹ thuật và nghiệp vụ, thiếu kinh nghiệm thực tế. Trang thiết bị, phương
tiện kỹ thuật mặc dù đã được quan tâm đầu tư, nhưng vẫn còn thiếu, lạc hậu chưa theo
kịp sự thay đổi liên tục của lĩnh vực công nghệ cao dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong
triển khai các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện, thu thập, bảo quản tài liệu, chứng cứ.
1.2. Khái quát về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính,
mạng viễn thông, mạng internet
1.2.1. Khái niệm về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính,
mạng viễn thông, mạng internet
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông,
mạng internet được quy định tại Điều 226 trong Bộ luật hình sự của nước cộng hòa
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
12
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo quy định của Bộ luật hình sự hình sự 1999, sửa đổi
bổ 2009 tội phạm này được định nghĩa như sau:
“Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông,
mạng internet được hiểu là những hành vi sau:
a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet những thông tin trái
với quy định của pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 88 và Điều
253 của Bộ luật này;
b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hoá những
thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trên mạng máy tính, mạng
viễn thông, mạng Internet mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;
c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng Internet”6.
Trong đó, các thuật ngữ mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet và
thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân được hiểu như sau:
− Mạng máy tính là tập hợp nhiều máy tính kết nối với nhau, có thể chia sẻ dữ
liệu cho nhau.
− Mạng viễn thông là tập hợp thiết bị viễn thông được liên kết với nhau bằng
đường truyền dẫn để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông.
− Mạng internet là hệ thống gồm các mạng máy tính được kết nối với nhau trên
phạm vi toàn thế giới để thực hiện các dịch dụ truyền thông dữ liệu (như tìm đọc thông
tin từ xa, truyền các tập tin, thư tín điện tử và các nhóm thông tin.
− Thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân là những thông tin
thuộc sở hữu của cơ quan, tổ chức, cá nhân được pháp luật bảo vệ.
Từ định nghĩa về tội phạm này trong luật hình sự, có thể thấy hành vi đưa hoặc sử
dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet chủ yếu
nhằm mục đích xâm phạm lợi ích cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự an toàn
xã hội và hành vi này chỉ thỏa mãn yếu tố khách quan của tội này khi gây ra hậu quả
nghiêm trọng. Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng internet là hành vi được thực hiện một cách cố ý, bởi đây là trường hợp
mà hành vi được thực hiện bởi quyết định của bản thân chủ thể, là kết quả hoạt động ý
chí của chủ thể. Tội phạm đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính,
6
Điều 226 Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, Bộ
luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
13
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
mạng viễn thông, mạng internet là những hành vi bị quy định trong luật hình sự. Nói
cách khác đây là những hành vi bị luật coi là tội phạm.
1.2.2. Đặc điểm của tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính,
mạng viễn thông, mạng internet
Qua phân tích những đặc điểm của tội phạm trong môi trường mạng máy tính,
chúng ta có thể rút ra những đặc điểm khác biệt giữa tội phạm này với nhóm các tội
phạm thông thường.
Thứ nhất: Có vai trò của máy tính, mạng máy tính và các thiết bị mạng máy
tính có liên quan. Máy tính, mạng máy tính vừa có thể là đối tượng của tội phạm, vừa
có thể là môi trường và công cụ đắt lực để thực hiện hành vi phạm tội.
Thứ hai: Về chủ thể thì những người phạm tội này hầu hết là những người có tri
thức, am hiểu công nghệ mới, có những kiến thức nhất định về công nghệ thông tin
nên có thể khai thác, sử dụng thành thạo. Vì vậy khả năng thành công của hành vi
phạm tội là rất cao, gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng, họ thường là
những người trẻ tuổi, chưa có tiền án, tiền sự.
Thứ ba: Về hậu quả thiệt hại, hậu quả của tội phạm trong môi trường mạng máy
tính thường rất nghiêm trọng, một khi các hoạt động xã hội được máy tính hóa, thì hệ
thống mạng, hệ thống thông tin được phổ biến rộng khắp trên tất cả các môi trường
của đời sống xã hội, thì hậu quả của tội phạm này gây ra thường ảnh hưởng nhanh
chóng đến tất cả các mặt của đời sống xã hội.
Thứ tư: Các hành vi phạm tội có liên quan đến mạng máy tính rất tinh xảo về
thủ đoạn thực hiện hành vi, thủ đoạn che dấu tội phạm cũng như hậu quả của tội phạm.
Tội phạm phá hủy sự hoạt động của các đối tượng dưới dạng trạng thái, không tồn tại
dưới dạng vật thể, chúng chỉ phá hoại các dữ liệu mà không phá hủy máy tính hoặc
mạng máy tính, thông tin và các linh kiện khác nên sự phá hủy này thường không để
lại dấu vết của sự phá hủy tồn tại dưới dạng vật thể; người phạm tội thực hiện hành vi
phạm tội trong thời gian rất ngắn với sự hỗ trợ của máy tính với tốc độ xử lý siêu tốc.
Mặt khác, nó cũng không bị hạn chế về thời gian, không gian, chúng có thể thực hiện
ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời gian nào, người phạm tội có thể xóa hoàn toàn các dấu vết
của hành vi phạm tội với các chương trình xóa dấu vết đã được cài sẵn khi các lệnh
phạm tội được thực hiện, vì vậy loại tội phạm này có độ ẩn rất cao. Tội phạm trong
lĩnh vực mạng máy tính là tội phạm trong thời kỳ hội nhập. Theo phân tích của các cơ
quan chức năng, cùng với sự bung nổ về mạng máy tính và những ứng dụng rộng rãi
của mạng máy tính trong tất cả các môi trường của đời sống xã hội, thì tình hình hoạt
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
14
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
động của tội phạm này sẽ diễn biến phức tạp, gây nguy hại cho nền kinh tế, chính trị
và xã hội. Do vậy, tất cả cần phải được xử lý bằng luật hình sự với các chế tài nghiêm
khắc đủ để trấn áp, răn đe và phòng ngừa.
Ngoài những đặc điểm trên ta ta có thể thấy một số dấu hiệu khác biệt so với tội
phạm thường như: tính không biên giới của loại tội phạm này, tính ngày càng gia tăng
về số lượng và hậu quả, tinh vi về cách thức tiến hành với sự trợ giúp đắc lực của cuộc
cách mạng mạng máy tính. Nhận biết được các dấu hiệu này sẽ giúp chúng ta dễ dàng
hơn trong việc xác định đúng các loại tội danh thuộc nhóm tội phạm về mạng máy tính
để có những biện pháp ngăn chặn và xử lý có hiệu quả cao. Hầu hết các nước trên thế
giới đều đã và đang ban hành những văn bản pháp luật hình sự để ngăn ngừa và trừng
trị loại tội phạm này. Các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung
năm 2009 cho thấy tội phạm trong môi trường mạng máy tính đã được tội phạm hóa,
ngày càng hoàn thiệm hơn. Tuy nhiên, để cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm này
thực sự có hiệu quả thì toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải nổ lực nhiều hơn nữa.
1.2.3. Lịch sử pháp luật Hình sự Việt Nam về tội đua hoặc sử dụng trái phép
thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet.
1.2.3.1.
Giai đoạn trước năm 1999
Với chính sách hội nhập quốc tế, ngày 19/11/1997 Việt Nam đã chính thức triển
khai và thực hiện kết nối với mạng Internet, việc kết nối này thật sự đã trở thành sự
kiện quan trong đối với đất nước, đáp ứng nhu cầu trực tiếp của phần lớn ban ngành
chức năng, Ngày 01/12/1997 Việt Nam chính thức đưa Internet vào hoạt động một
cách rộng rãi và cho đến hiện nay, Internet không còn là môi trường xa lạ đối với
người dân Việt Nam, và hiệu quả của Internet là điều không thể phủ nhận trong
thành quả chung của sự đổi mới đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới đất
nước, bên cạnh những thành tựu đạt được thì trong đời sống xã hội lại nảy sinh
nhiều vấn đề tiêu cực, trong đó tình tôi phạm diễn biến phức tạp. Xuất hiện nhiều
hành vi phạm tội mới nhưng chưa được ghi nhận trong Bộ luật hình sự 1985 trong
đó có “tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng internet”. Mặc dù Bộ luật hình sự 1985 đã được sửa đổi, bổ sung bốn
lần, nhưng vẫn còn nhiều điểm bất cập, chưa theo kịp tình hình phát triển của xã
hội.
1.2.3.2.
Giai đoạn từ năm 1999 đến trước năm 2009
Bộ luật hình sự năm 1985 đã được sửa đổi bổ sung nhiều lần không còn là
một chỉnh thể thống nhất. Hơn nữa Bộ luật hình sự 1985 đã bộc lộ nhiều vấn đề hạn
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
15
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
chế, cho thấy bộ luật này đã không đáp ứng được nhu cầu đấu tranh phòng, chống
tội phạm trong giai đoạn mới.
Đáp ứng yêu cầu hiện tại của nước ta ngày 21/12/1999 Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X tại kỳ họp thứ 6, đã thông qua Bộ luật hình
sự (gọi tắt là Bộ luật hình sự 1999) thay cho Bộ luật hình sự 1985 có hiệu lực từ
ngày 01 tháng 7 năm 2000. Kể từ năm 2000 đến nay, Bộ luật hình sự đã góp phần
quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp của công dân, đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần tích cực
vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa góp phần đẩy nhanh công cuộc đổi mới đất nước, nhất là trong
thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền
của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản việt Nam. Trước
những tác hại to lớn cho xã hội mà bọn tội phạm mạng đã gây ra, để pháp luật hình sự
có thể theo kịp bước tiến của khoa học kỹ thuật, Nhà nước ta đã hình sự hóa một số
quan hệ liên quan đến môi trường mạng máy tính trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm
1999, Bộ luật hình sự năm 1985 chưa hề có khái niệm này. Bộ luật hình sự 1999 quy
định cụ thể ba tội danh liên quan đến tội phạm mạng máy tính từ Điều 224 đến Điều
226 thuộc chương XIX các tội xâm phạm trật tự công công, an toàn công cộng, trong
đó tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính được quy định tại Điều
226.
Điều 226. Tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính
1. Người nào sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính, cũng như đưa
vào mạng máy tính những thông tin trái với quy định của pháp luật gây hậu quả
nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền
từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc
bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm
năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
16
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến
năm năm.7
Bộ luật hình sự 1999 có hiệu lực thi hành từ ngày 1 - 7 - 2000 nhưng cho đến
nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể cho việc xử lí đối với tội sử dụng trái phép
thông tin trên mạng và trong máy tính nói riêng và các tội phạm trong lĩnh vực công
nghệ thông tin nói chung, chính vì lẽ đó đã làm cho việc xác định một hành vi trong
thực tế đã cấu thành một trong các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin hay
chưa hoặc là vi phạm vào điều luật nào trong các nhóm tội phạm này đang là vấn đề
gây nhiều tranh cãi. Cụ thể là:
Thứ nhất, đối với tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính
(Điều 226 – BLHS): Tội này quy định điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự đối
với hành vi này phải là “gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành
chính mà còn vi phạm”. Với việc quy định như trên có thể hiểu là người vi phạm điều
luật này chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đồng thời phải gây hậu quả
nghiêm trọng và bị xử lý kỷ luật hoặc bị xử phạt hành chính, còn nếu chỉ gây hậu quả
nghiêm trọng thì không cấu thành tội phạm. Ngược lại, có ý kiến cho rằng, chỉ cần gây
hậu quả nghiêm trọng là cấu thành tội phạm, nếu không gây hậu quả nghiêm trọng thì
phải bị xử lý kỷ luật hoặc bị xử phạt hành chính. Và cũng theo tinh thần của điều
luật này thì không rõ gây hậu quả đến mức độ nào là “gây hậu quả nghiêm trọng”.
Hình phạt này còn nhẹ, chưa tương xứng với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra
nên chưa đạt mục đích trừng trị người phạm tội, giáo dục họ trở thành những người
có ích cho xã hội và giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa
và chống tội phạm.
Thứ hai, đối với hành vi sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy
tính (Điều 226 – BLHS). Trong thực tế, đa số các chủ thể vi phạm đều sử dụng vi rút
tin học để đánh cắp mật khẩu đột nhập vào mạng phá hủy hàng rào bảo vệ phần mềm
để sao chép, chuyển đổi bất hợp pháp các thông tin trên mạng máy tính… Về hành vi
này có ý kiến cho rằng chủ thể vi phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về cả hai tội
danh: Tội tạo ra và lan truyền, phát tán các chương trình vi rút tin học (Điều 224) và
Tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính (Điều 226). Bởi vì trước
khi khai thác thông tin trên mạng chủ thể đã sử dụng vi rút để phá vỡ hàng rào bảo vệ
đột nhập vào mạng và chỉ cần có hành vi này đủ yếu tố cấu thành tội tạo ra và lan
truyền, phát tán các chương trình vi rút tin học. Và trong điều 224, tội tạo ra và lan
7
Điều 226 tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính, Bộ luật hình sự 1999.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
17
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
truyền, phát tán các chương trinh virus tin học, nếu hành vi mà mới chỉ tạo ra là chưa
cấu thành tội phạm, luật cũng không quy định cụ thể trường hợp nếu một người không
tạo ra mà người khác tạo ra, anh ta phát tán các chương trinh virus tin học và gây hậu
quả thì bị xử lý như thế nào, truờng hợp này không đầy đủ các dấu hiệu khách quan
trong cấu thành tội phạm. Ngược lại, có ý kiến cho rằng nếu chủ thể sử dụng vi rút tin
học để đột nhập vào mạng đánh cắp mật khẩu nhưng chưa khai thác được thông tin
trên mạng và gây hậu quả nghiêm trọng thì xử lý về tội tạo ra và lan truyền, phát tán
các chương trình vi rút tin học (Điều 224). Còn nếu đã khai thác được thông tin trái
phép trên mạng và thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý của Điều 226 BLHS thì chỉ xử về tội
sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính (Điều 226).
Qua nghiên cứu cho thấy quy định của Bộ luật hình sự 1999 tại Điều 226 chưa
đủ sức răn đe loại tội phạm này và chính những lỗ hổng của hệ thống pháp luật đã làm
nảy sinh nhiều điều kiện để cho bọn tội phạm tin học tiến hành các cuộc tấn công
nhằm lấy oai, trục lợi và hành động ngày càng táo bạo, thiếu suy nghĩ hơn. Thậm chí,
các tổ chức, doanh nghiệp có thể lợi dụng để thực hiện việc cạnh tranh không lành
mạnh thông qua việc thực hiện các vụ tấn công lẫn nhau. Nếu không có những quy
định luật pháp rõ ràng và biện pháp hỗ trợ đảm bảo an toàn mạng thì môi trường đầu
tư của Việt Nam sẽ kém hấp dẫn.
1.2.3.3.
Giai đoạn từ năm 2009 đến nay
Bộ luật hình sự năm 1999 thực sự là một công cụ sắc bén, là hành lang pháp lý
quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong thời gian qua. Tuy
nhiên, qua nhiều năm thi hành, Bộ luật hình sự 1999 đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế
đòi hỏi phải được khắc phục, điển hình như:
Thứ nhất, do ban hành từ năm 1999, nên Bộ luật hình sự chưa thể chế hoá được
những quan điểm, chủ trương mới của Đảng về cải cách tư pháp được thể hiện trong
Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị về một số
nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới (sau đây gọi là Nghị quyết số
08/NQ-TW) và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị
về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (sau đây gọi là Nghị quyết số 49/NQTW).
Thứ hai, một số quy định của Bộ luật hình sự về cấu thành của một số tội phạm
(như: các tội phạm về môi trường, các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin)
còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này
trên thực tế.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
18
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
Thứ ba, Bộ luật hình sự hiện hành chưa cập nhật được những hành vi nguy
hiểm cho xã hội đòi hỏi phải xử lý về mặt hình sự mới xuất hiện trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ và hội nhập quốc tế, nhất là trong một số
lĩnh vực như: công nghệ thông tin, chứng khoán, tài chính - kế toán, sở hữu trí tuệ
v.v...
Từ những lý do nêu trên, việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự là một đòi hỏi
khách quan và cấp thiết trong điều kiện phát triển về kinh tế và xã hội hiện nay của
nước ta. Do vậy, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự đã được
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII tại kỳ họp thứ 5
thông qua ngày 19/06/2009 đã sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc thay thế một số điều,
khoản, cụm từ của Bộ luật hình sự 1999. Vậy nên, những quy định về tội phạm
công nghệ thông tin thuộc chương XIX các tội xâm phạm trật tự công cộng, an toàn
công cộng đã được sửa đổi hoàn thiện hơn trước. trong đó, tội sử dụng trái phép
thông tin trên mạng và trong máy tính (Bộ luật hình sự 1999) vẫn được quy định tại
điều 226 Bộ luật hình sự hiên hành nhưng đã có những sự thay đổi, bổ sung cần
thiết cả về tiêu đề lẫn nội dung của điều luật.
Điều 226. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính,
mạng viễn thông, mạng Internet
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm lợi ích của cơ
quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng,
thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ
đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet những thông tin trái
với quy định của pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 88 và Điều
253 của Bộ luật này;
b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hoá những
thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trên mạng máy tính,
mạng viễn thông, mạng Internet mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;
c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng Internet.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm
đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
19
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
b) Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet;
c) Thu lợi bất chính từ một trăm triệu đồng trở lên;
d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. 3. Người phạm tội
còn có thể bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm
chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.8
Qua nghiên cứu về tội phạm này trong Bộ luật hình sự 1999 và Bộ luật
hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009, ta thấy:
Về tiêu đề tội danh, trong Bộ luật hình sự 1999 thì sử dụng tên “Tội sử dụng
trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính” nhưng đến năm 2009 nhằm thiết kế
điều luật theo hướng cụ thể hơn, rõ ràng hơn, đưa thêm một số hành vi vào ngay tên
gọi của điều luật nên đã sửa tên điều luật thành “Tội đưa hoặc sử dụng trái phép
thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet” trong Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bộ luật hình sự 1999
Về nội dung, Tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính
(BLHS 199) đã được phi hình sự hóa 9 trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ
luật hình sự 1999 bởi việc loại bỏ tình tiết để cấu thành tội phạm (cấu thành tội phạm
cơ bản): “đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính mà còn vi phạm”. Tức là, không xử
lý về hình sự đối với người thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 226 Bộ luật
hình sự theo tình tiết “bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính mà còn vi phạm”. Ngoài ra,
Luật sửa đổi, bổ sung cũng đưa thêm vào cấu thành tăng nặng một số tình tiết định
khung như "Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng
Internet". "Thu lợi bất chính từ một trăm triệu đồng trở lên" (Khoản 2 Điều 226). Bên
cạnh đó, điều luật này cũng được sửa đổi theo hướng tăng nặng hình phạt tiền từ “năm
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng” lên "từ mười triệu đồng đến một trăm triệu
đồng" (khoản 1 Điều 226). Hình phạt tiền là hình phạt bổ sung của Điều 226 đã nâng
từ "ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng" lên "từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm
triệu đồng". Tăng mức hình phạt như vậy mới tương xứng với hành vi phạm tội và đủ
sức răn đe tội phạm.
8
Điều 226 tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, Bộ luật
hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.
9
Phi hình sự hóa là việc bỏ đi những quy định hoặc một số quy định chung làm tăng trách nhiệm hình sự của
người phạm tội, bỏ loại hình phạt, bỏ đi các tình tiết định tội, định khung hình phạt đối với một hoặc một số loại
tội phạm đã được quy định trong Bộ luật hình sự.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
20
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
1.2.4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu quy định của pháp luật Hình sự về tội đưa
hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông,
mạng internet.
1.2.4.1.
Về mặt lý luận
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông,
mạng internet là tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự và cũng là một
phần của khoa học pháp luật hình sự. Nội dung nghiên cứu của tội đưa hoặc sử dụng
trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet cũng không
thể không thừa nhận là một phần của khoa học pháp lý hình sự. khi nghiên cứu về tội
đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng
internet sẽ cho ta thấy một cái nhìn tổng quan về tội phạm này, đồng thời cũng là cơ sở
lý luận bổ sung những khiếm khuyết cho khoa hoc pháp lý về tội đưa hoặc sử dụng trái
phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet. Một khi khoa học
pháp lý hình sự còn thiếu thì không thể nói là nó đã kiện toàn. Chính vì vậy, để góp
phần kiện toàn khoa học pháp lý hình sự thì phải nghiên cứu và tạo cơ sở vững chắc,
xác thực về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng internet, đây cũng là ý nghĩa quan trọng khi tiến hành nghiên cứu tội đưa
hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet
trong pháp luật hình sự Việt Nam.
Theo LêNin: “Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên
cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ và quan hệ gián tiếp của sự vật đó”. Khi nghiên
cứu về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông,
mạng internet thì những nội dung của nó được vạch ra từ khái niệm, đặc điểm, lich sử
hình thành đến cả dấu hiệu pháp lý và các trường hợp phạm tội cụ thể…đều được làm
rõ nhưng là chưa đủ để làm sáng tỏ nội dung hàm chứa trong điều luật này. Do vậy,
qua việc nghiên cứu này, những nội dung của tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin
trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet không chỉ được làm rõ mà còn là
cơ sở để phân biệt tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng
viễn thông, mạng internet với các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin khác,
chỉ ra những điểm tương đồng bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật. Có thể khẳng
định rằng, khái niệm, đặc điểm, lich sử hình thành đến cả dấu hiệu pháp lý…của tội
đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng
internet là hoàn toàn phân biệt. Qua đó, các nhà làm luật cần phải quy định chặt chẽ,
khả thi tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông,
mạng internet để nó có thể đạt được hiệu quả cao trong khi áp dụng. Như vậy, việc
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
21
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc làm rõ nội dung của tội đưa hoặc sử dụng trái
phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet mà còn chỉ ra mối
liên hệ giữa tội này với những tội phạm khác góp phần nâng cao hiệu quả trong đấu
tranh phòng chốn tội phạm.
1.2.4.2.
Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Hiện nay, đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, chống lại âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo
loạn lật đỗ của các thế lực thù địch trong và ngoài nước đối sự nghiệp cách mạng của
Đảng và nhân dân ta. Và để đạt được mục đích đó, các thế lực thù địch triệt để lợi
dụng mọi kẻ hở trong quy định pháp luật của các ngành, lĩnh vực, công tác quản lý của
Đảng và nhà nước ta. Do vậy, để đập tan âm mưu của các thế lực thù địch giữ vững an
ninh chính trị. Đảng và nhà nước đã tiến hành đấu tranh trên tất cả các mặt trận và nhất
là công tác đấu tranh phòng chống tội phạm bằng việc ghi nhận tội đưa hoặc sử dụng
trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet trong luật hình
sự Việt nam. Đây được xem là loại tội phạm mới ở nước ta. Hành vi khách quan của
tội phạm này có thể thực hiện một cách dàng với máy tính, điện thoại có kết nối
internet chỉ vài giây các thông tin kích động bạo lực, vi phạm chuẩn mực đạo đức…lan
tràn trên các trang mạng xã hội, gây hậu quả nghiêm trọng. Đây cũng chính là cách mà
các thế lực thù địch có thể lợi dụng để đầu độc tư tưởng bạo lưc, lối sống xa rời chuẩn
mực đạo đức vào nhân dân ta nhất là giới trẻ. Để chúng minh cho tầm quan trọng của
vấn đề này thì người viết đưa một ví dụ như sau: Việc Trung Quốc đặt trái phép giàn
khoan Hải Dương 981 trên vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của nước ta và
nhiều lần có hành động khiêu khích đối với các cán bộ kiểm ngư đang làm nhiệm vụ
trên biển, nếu khi đó các cán bộ kiểm ngư của ta luôn mang tư tưởng sử dụng bạo lực
để giải quyết vấn đề thì chuyện gì sẽ xảy ra? Vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta, giả sử trong cuộc chiến không cân sức này,
chúng ta giành được thắng lợi thì sự thiệt hại về người, của và cả những hệ lụy của nó
thì đến bao giờ chúng ta có thể khắc phục, xây dựng lại được?
Vậy nên, việc nghiên cứu tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng
máy tính, mạng viễn thông, mạng internet là để hoàn thiện tội này về mặt pháp lý, lý
luận và thực tiễn thì cũng không nằm ngoài mục đích nâng cao hiệu quả đấu tranh
phòng chống tội phạm đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng
viễn thông, mạng internet. Nghiên cứu tội phạm với những giải pháp hoàn thiện sẽ
giúp các nhà làm luật xây dựng quy phạm pháp luật của tội đưa hoặc sử dụng trái phép
thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet một cách hoàn chỉnh.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
22
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
Việc xây dựng hoàn chỉnh tội phạm này sẽ làm cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự
phạm tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông,
mạng internet, trong đó có việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, kể cả hình phạt để
ngăn chặn hành vi phạm tội. Đồng thời thông qua việc tuyên truyền, phổ biến pháp
luật hình sự và khả năng răn đe giáo dục từ chính nội dung của quy định sẽ giúp ngăn
ngừa và phòng chống loại tội phạm này, cần chủ động triển khai đồng bộ các biện
pháp phòng ngừa, loại bỏ nguy cơ mất an ninh, an toàn mạng thông tin quốc gia không
gian mạng, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, góp phần tích cực bảo vệ
vững chắc an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
23
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ TỘI
ĐƯA HOẶC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP THÔNG TIN TRÊN MẠNG MÁY TÍNH,
MẠNG VIỄN THÔNG, MẠNG INTERNET
Trong những những năm gần đây, tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin bắt
đầu xuất hiện ở nước ta.Tuy số vụ án không xảy ra nhiều nhưng mỗi vụ án đều gây ra
tác động với quy mô lớn, tinh vi về thủ đoạn, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho
xã hội. Không những gây ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan, tổ chức, cá nhân mà
còn ảnh hưởng xấu đến uy tín của cơ quan lãnh đạo trong vấn đề quản lý các mặt của
đời sống xã hội từ đó đánh mất niềm tin của nhân dân vào sự quản lý của cơ quan công
quyền. Vì vậy, để Đảng và Nhà nước có thể đề ra nhiều chủ trương, biện pháp, phòng
ngừa và đấu tranh có hiệu quả đối với tộ phạm này thì trước tiên cần phải hiểu rõ về
tội phạm này để có biện pháp trừng trị thích đáng đúng người đúng tội đúng pháp luật
không bỏ xót hay oan sai tội phạm.
2.1.
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng internet được quy định tại Điều 226, Bộ luật hình sự 1999, sửa
đổi bổ sung năm 2009.
Các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông được xếp vào
nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng được quy định tại
chương XIX của Bộ luật hình sự, từ Điều 224 đến Điều 226B, trong đó tội đưa hoặc sử
dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet được
quy định tại Điều 226 Bộ luật hình sự.
Điều 226. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính,
mạng viễn thông, mạng Internet
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm lợi ích của cơ
quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng,
thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ
đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet những thông tin trái
với quy định của pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 88 và Điều
253 của Bộ luật này;
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
24
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hoá những
thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trên mạng máy tính,
mạng viễn thông, mạng Internet mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;
c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng Internet.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm
đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet;
c) Thu lợi bất chính từ một trăm triệu đồng trở lên;
d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm
triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ
một năm đến năm năm.
2.2. Dấu hiệu pháp lý của tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng
máy tính, mạng viễn thông, mạng internet
2.2.1. Mặt chủ thể của tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy
tính, mạng viễn thông, mạng internet
Tội phạm trước hết là một hành vi. Chính vì thế, tội phạm bao giờ cũng được
thực hiện bởi chủ thể xác định. Chủ thể của tội phạm là chủ thể đã thực hiện hành vi
phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự. Theo luật hình sự Việt Nam chủ thể của
tội phạm chỉ có thể là con người cụ thể. Để trở thành chủ thể của luậtt hình sự nói
chung và chủ thể của tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính,
mạng viễn thông, mạng internet nói riêng thì người phạm tội phải có đủ hai điều kiện
là năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định. Đây là hai điều kiện, hai
dấu hiệu pháp lý bắt buộc của chủ thể tội phạm. Nhưng làm thế nào để xác định một
người nào đó có năng lực trách nhiệm hình sự? Bộ luật hình sự hiện hành không thấy
có điều luật nào quy định người có năng lực trách nhiệm hình sự là người như thế nào
mà chỉ đề cập đến trường hợp người không có năng lực trách nhiệm hình sự. Như vậy
ta có thể suy luận ra là nếu người nào không thuộc trường hợp quy định tại Điều 13 Bộ
luật hình sự hiện hành (tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự) thì ta xác
định người đó có năng lực trách nhiệm hình sự. Kế đến là việc xác định độ tuổi. Theo
quy định tại Điều 12 (Tuổi chịu trách nhiệm hình sự) Bộ luật hình sự thì: “Người từ đủ
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
25
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở
lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm
trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Đối với tội đưa hoặc sử dụng trái
phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet thì khoản 1 quy
định bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ
đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm, điều này có nghĩa độ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự là từ đủ 16 tuổi trở lên (vì đây là tội phạm ít nghiêm trọng). Khoản
2 quy định phạt tù từ hai năm đến bảy năm điều này có nghĩa độ tuổi chịu trách nhiệm
hình sự theo quy định là từ đủ 16 tuổi trở lên (vì đây là tội phạm nghiêm trọng). Từ
khung hình phạt trên cho thấy tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy
tính, mạng viễn thông, mạng internet gây nguy hại không lớn xã hội. Do đó, người từ
đủ 16 tuổi trở lên mối có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.
Từ các phân tích trên, chủ thể của tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên
mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet là người có năng lực trách nhiệm hình
sự và đạt độ tuổi quy định (từ đủ 16 tuổi trở lên). Và cụ thể là:
Là người nước ngoài, người không quốc tịch thực hiện hành vi quy định tại
điểm a khoản 1 Điều 80 Bộ luật hình sự hiện hành.
Là công dân Việt Nam nếu họ thực hiện hành vi quy đinh tại điểm b, c khoản 1
Điều 80 Bộ luật hình sự hiện hành.
2.2.2. Mặt Khách thể của tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng
máy tính, mạng viễn thông, mạng internet.
Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông được xếp vào chương
các tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Do đó, nhóm tội phạm
này xâm phạm đến các quan hệ xã hội trong lĩnh vực an toàn trật tự xã hội. Nói một
cách cụ thể, tội phạm loại này xâm hại đến an toàn trong hoạt động của hoạt động
trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Khi nói khách thể của các tội phạm được quy định
tại các Điều 224, 225, 226 thì có quan điểm cho rằng: “Các tội phạm này trực tiếp
xâm hại đến sự an toàn trong hoạt động của hệ thống máy tính, qua đó có thể gây thiệt
hại nghiêm trọng đến nhiều mặt của đời sống xã hội, hoạt động của các cơ quan nhà
nước, tổ chức và mọi công dân. Đối tượng tác động của tội này là máy tính và mạng
máy tính”10.
10
Phạm Văn Beo, Giáo trình luật hình sự Việt Nam quyển 2 (phần các tội phạm), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2012, tr.452-453.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
26
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
Quan điểm này nhấn mạnh loại quan hệ xã hội bị xâm hại bởi các tội phạm này là
các quan hệ xã hội đảm bảo sự an toàn trong hoạt động của hệ thống máy tính. Tuy
nhiên, dựa trên cơ sở của quan điểm này thì người viết cho rằng khách thể của các tội
phạm này không chỉ là những quan hệ xã hội cụ thể đảm bảo sự an toàn trong hoạt
động của hệ thống mạng mà còn những quan hệ xã hội đảm bảo lợi ích chính đáng của
cá nhân, cơ quan, tổ chức. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy
tính, mạng viễn thông, mạng internet (Điều 226 Bộ luật hình sự) là ví dụ điển hình
nhất.
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông,
mạng internet xâm phạm sự an toàn trong hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng internet; xâm phạm đến lợi ích chính đáng của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Lợi ích chính đáng của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể là lợi ích vật chất ( tiền, tài
sản…), phi vật chất (uy tín, danh dự…) mà cá nhân, cơ quan, tổ chức có được một
cách hợp pháp. Sự an toàn trong hoạt động của hệ thống máy tính đối với tội phạm này
được thể hiện qua việc đảm bảo an toàn thông tin và an ninh thông tin. Chính từ sự
nhận thức được tầm quan trọng của các quan hệ xã hội về sự an toàn trong hoạt động
của hệ thống mạng máy tính và lợi ích của cơ quan, tổ chức và cá nhân, luật hình sự
Việt Nam xác lập việc bảo vệ những quan hệ này.
Để có thể bảo vệ các quan hệ xã hội nêu trên không bị xâm hại bởi tội phạm đưa
hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet
thì cần xác định được đối tượng tác động của tội phạm này. Để xác định đúng đối
tượng tác động của tội phạm này phải dựa trên lý luận luật hình sự về vấn đề này. “Đối
tượng tác động của tội phạm là bộ phận hợp thành của khách thể của tội phạm mà chỉ
có thông qua việc tác động đến nó tội phạm mới có thể xâm hại được đến các quan hệ
xã hội được luật hình sự bảo vệ”11.
Có thể thấy tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng
viễn thông mạng internet là tội phạm thuộc nhóm tội phạm trong lĩnh vực công nghệ
thông tin và viễn thông. Do đó, tất cả các hành vi phạm đều phải cần đến máy tính có
kết nối mạng hoặc thiết bị khác có kết nối mạng mới có thể thực hiện được. Vậy nên,
chỉ có thông qua việc tác động đến máy tính có kết nối mạng hoặc thiết bị khác có kết
nối mạng thì mới có thể xâm hại đến sự an toàn trong hoạt động của mạng máy tính,
mạng viễn thông, mạng internet. Bởi nếu chỉ có máy tính mà không kết nối mạng thì
11
Phạm Văn Beo, Giáo trình luật hình sự Việt Nam quyển 1 (phần chung), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2009.tr. 170-171.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
27
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
không thể xâm hại đến các thông tin trên mạng cũng như sự an toàn trong hoạt động
của hệ thống mạng.
Khoa học luật hình sự xác định đối tượng tác động của tội phạm có thể là con
người, là vật chất, là hoạt động bình thường của chủ thể. Vậy để có thể xâm hại những
quan hệ xã hội cụ thể đảm bảo sự an toàn trong hoạt động của mạng máy tính, mạng
viễn thông , mạng internet, hành vi phạm tội phải tác động vào một bộ phận của quan
hệ này. Theo quan điểm của người viết thì máy tính có kết nối mạng hoặc thiết bị khác
có kết nối mạng là một bộ phận của quan hệ xã hội đảm bảo sự an toàn trong hoạt
động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet. Vì vậy, theo quan điểm của
người viết thì phải coi máy tính có kết nối mạng hoặc thiết bị khác có kết nối mạng là
đối tượng tác động của tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính,
mạng viễn thông mạng internet. Các hành vi phạm tội này đều tác động đến máy tính
có kết nối mạng hoặc thiết bị khác có kết nối mạng làm biến đổi mục đích sử dụng
chúng từ hoạt động hợp pháp sang bất hợp pháp, xâm hại đến sự an toàn trong hoạt
động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet. Ví dụ: hành vi đưa thông
tin về sự xuất hiện của dịch Ebola tại Việt Nam. Nhìn chung, thì đây là hành vi tốt của
người đưa tin nhằm cảnh báo mọi người để phòng tránh. Tuy nhiên, thông tin này
được đưa lên facebook và những thông tin này được lan truyền nhanh chóng, khi chưa
có bất cứ kết luận hay thông tin chính thức nào từ phía cơ quan có thẩm quyền nào của
nước ta về sự xuất hiện của dịch Ebola tại việt Nam. (Giả sử hành vi này thõa mãn các
yếu tố cấu thành tội phạm).
Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông,
mạng internet là những hành vi mà khi thực hiện sẽ đem lại lợi ích cho bản thân người
thực hiện hành vi đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng internet hoặc cho một người khác, chính vì người “khác” này mà chủ thể
mới thực hiện hành vi phạm tội để mang lại lợi ích cho người đó. Ví dụ: B là bạn trai
của A, B biết A có xích mích với C nên B đã sử dụng thông tin cá nhân (họ tên, hình
ảnh…) của C để tạo tài khoản Facebook để đăng các status, comment với nội dung thô
tục để giúp A trả thù C.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
28
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
2.2.3. Mặt khách quan của tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy
tính, mạng viễn thông, mạng internet.
Mặt khách quan của tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy
tính, mạng vễn thông, mạng internet là các hành vi phạm tội được thể hiện ở một trong
các dạng sau:
Thứ nhất, hành vi “đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet
những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định
tại Điều 88 và Điều 253 của Bộ luật này”. Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông,
mạng internet (gọi chung là mạng) những thông tin trái với quy định của pháp luật ở
đây được hiểu là những thông tin vi phạm các điều cấm của pháp luật (như thông tin
bôi xấu danh dự, nhân phẩm của người khác, các thông tin phản khoa học gây hoang
mang và bức xúc trong dư luận…), hoặc vi phạm các chuẩn mực đạo đức và thuần
phong mĩ tục của dân tộc. Chủ thể thực hiện hành vi đưa lên mạng những thông tin trái
với quy định của pháp luật, thông thường là do chính bản thân chủ thể thực hiện mà
không cần nhờ đến sự trợ giúp của một người nào khác, bởi chỉ cần chủ thể có trong
tay chiếc máy tính hoặc thiết bị khác có kết nối mạng thì có thể đưa những thông tin
này lên mạng một cách dễ dàng và thời gian thực hiện hành vi này được tính bằng
giây. Do đó, máy tính hoặc thiết bị khác có kết nối mạng phải được coi là điều kiện
quyết định, chứ không chỉ là điều kiện thuận lợi, để người phạm tội thực hiện hành vi
đưa trái phép thông tin lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet. Bên cạnh
đó, những thông tin trái với quy định của pháp luật được đưa lên mạng máy tính,mạng
viễn thông, mạng internet phải không nhằm tuyên truyền chống Nhà nước cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Bởi vì, khi chủ thể
hiện hành vi đưa những thông tin trái với quy định của pháp luật mà nhằm tuyên
truyền chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc truyền bá văn hóa
phẩm đồi trụy thì chủ thể có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong hai tội
danh: Tội tuyên truyền chống nhà Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Viêt Nam
(Điều 88 Bộ luật hình sự); Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy (Điều 253 Bộ luật hình
sự) chứ không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi đưa lên mạng máy tính,
mạng viễn thông, mạng internet những thông tin trái với quy định của pháp luật, được
quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 226 Bộ luật hình sự. Điển hình là vụ diễn viên, ca sĩ
Hoàng Thùy linh bị các sinh viên phát clip sex lên mạng. Thẩm phán chủ toạ phiên
toà, bà Ngô Thị Yến, cho biết, vì tính chất vụ án liên quan đến vấn đề văn hoá phẩm
đồi truỵ, trái với thuần phong mỹ tục nên được xét xử kín. Hành vi đưa clip sex của
Hoàng Thùy Linh và bạn trai lên mạng internet khiến cả bốn bị cáo đều bị truy cứu
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
29
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
trách nhiệm hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy (Điều 253 Bộ luật hình
sự). Hội đồng xét xử đã đưa ra phán quyết: Nguyễn Hữu Tài, sinh viên tin học, người
trực tiếp xử lý và tung đoạn “clip sex” dài 16 phút lên mạng Loveyahoo do mình quản
trị rạng sáng ngày 16/10/2007 nhận mức án cao nhất trong nhóm là 30 tháng tù, nhưng
được hưởng án treo, hạn thử thách 59 tháng 10 ngày. Võ Thanh Hiệp và Vũ Thị Thuỳ
Linh cùng bị tuyên phạt 24 tháng tù treo, thử thách 47 tháng 10 ngày. Nguyễn Thu
Linh nhận 20 tháng tù treo, thử thách 39 tháng 10 ngày.12
Người thực hiện hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng
internet những thông tin trái với quy định của pháp luật thường sử dụng các thông tin
cá nhân giả để tạo lập tài khoản facebook, zalo hay lập các trang web (các trang web
này có tên tương tự các trang web nổi tiếng, đáng tin cậy để thu hút đọc giả hay chèn
các đường link ở các trang web của cơ quan nhà nước)…Để tiện việc đưa thông tin lên
mạng, tốc độ lan truyền thông tin nhanh và có thể gây khó khăn cho cơ quan có thẩm
quyền trong việc truy tìm người đưa thông tin lên mạng.
Thứ hai, đối với nhóm hành vi kế tiếp của tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông
tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet là các hành vi “Mua bán, trao
đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa những thông tin riêng hợp pháp
của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng
internet mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó”. Đây được hiểu là quy định
mang tính chất bảo vệ quyền công dân, quyền của cá nhân đối với hình ảnh, quyền bí
mật đời tư, quyền được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm, uy tín được quy định trong Bộ
luật dân sự năm 2005. Đây là quyền của cá nhân, tổ chức trong việc định đoạt các
thông tin về bí mật đời tư của cá nhân, các thông tin riêng của tổ chức mà họ là chủ sở
hữu các thông tin đó. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng đây là những thông tin riêng hợp
pháp thì chủ sở hữu của những thông tin đó mới được pháp luật bảo vệ. Theo cách
hiểu thông thường thì đây là những dạng thông tin riêng của cá nhân, tổ chức phù hợp
với quy định của pháp luật, chuẩn mực đạo đức và thuần phong mĩ tục.
Đặc trưng cơ bản của hành vi “mua, bán, trao đổi” là khi thực hiện một trong
các hành vi mua, bán hay trao đổi thì người phạm tội có thể thu được lợi ích nhất định
từ hành vi này. Nếu lợi ích này được xác định là từ một trăm triệu đồng trở lên thì
người thực hiện hành vi này không bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu
đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm như
12
Phương Anh , Bốn SV phát tán “clip sex Vàng anh” hưởng án treo,
http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Bon-SV-phat-tan-clip-sex-Vang-anh-huong-an-treo/75183980/218/,
[truy
cập ngày 04/10/2014].
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
30
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
quy định tại điểm b khoản 1 Điều 226 mà sẽ bị áp dụng hình phạt tù hai năm đến bảy
năm với tình tiết “thu lợi bất chính từ một trăm triệu đồng trở lên” theo quy định tại
điểm c khoản 2 Điều 226. Còn đối với các hành vi “ tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc
công khai” thì chủ thể thực hiện hành vi này có thể không trực tiếp thu được lợi ích từ
việc hành vi nhưng có thể thu được lợi ích từ một người khác. Đây là trường hợp mà
chủ thể thực hiện hành vi tặng cho, sửa chữa, thay đổi, công khai có điều kiện kèm
theo, tức là khi chủ thể chỉ tặng cho hay giúp một người nào đó sửa chữa, thay đổi
hoặc công khai hóa những thông tin riêng hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, khi
người cần giúp đỡ đáp ứng được điều kiện mà chủ thể đưa ra. Điều kiện kèm theo này
có thể là tiền, vật, tài sản khác…hay giúp chủ thể làm hay không làm một việc nào đó.
Người phạm tội thường sử dụng các phương thức đa dạng để có thể dễ dàng
thực hiện các hành vi như là lợi dụng quyền quản lý vận hành, khai thác và duy trì hoạt
động ổn định Hệ thống mạng máy tính,mạng viễn thông, mạng internet của mình để
thực hiện hành vi phạm tội. Bởi vì các thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức,
cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet có thể là do họ tự công
khai trên mạng để tạo lập tài khoản zalo, facebook, email…; Cung cấp cho các cơ
quan tổ chức khác (ví dụ nhà mạng mobifone yêu cầu khách hàng đăng ký thông tin
của chủ sim điện thoại). Những thông tin đã được công khai của một cá nhân, cơ quan,
tổ chức sẽ được thu thập đến hàng trăm, hàng ngàn thông tin và mang rao bán trên các
trang mạng đây được xem là một lội hình phạm tội mới, bên cạnh đó người phạm tội
còn có thể lợi dụng quyền quản trị mạng để có thể thu thêm được các thông tin riêng
hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Ngày nay, trên mạng việc tìm thấy các trang
web bán thông tin cá nhân trên mạng là một điều rất dễ, bởi các trang web tương tự nội
dung này đang tràn lan trên mạng.
Đối với các hành vi mua, bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công
khai những thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, chủ thể sẽ không
bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thực hiện một trong các hành vi này mà được
phép của chủ sở hữu các thông tin đó. Tương tự như hành vi đưa những thông tin trái
với quy định pháp luật, các hành vi phạm tội trong nhóm thứ hai này cũng không bị
giới hạn về không gian, thời gian để thực hiện hành vi phạm tội, chỉ cần có chiếc máy
tính hoặc thiết bị có kết nối mạng thì giao dịch giữa bên mua, bên bán, bên trao đổi,
bên được trao đổi…hoàn thành một cách nhanh chóng, dễ dàng, họ cũng chẳng biết
đối tượng giao dịch là ai, bởi đề thực hiện trên mạng, thanh toán qua ngân hàng. Nếu
những thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà người phạm tội có
được để mua bán, trao đổi tặng cho…do họ truy cập trái phép vào mạng máy tính,
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
31
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
mạng viễn thông, mạng internet của người khác và thỏa mãn các dấu hiêu cấu thành
tội phạm này thì người phạm tội sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đưa hoặc sử
dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet (Điều
226) và tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet
hoặc thiết bị số của người khác.
Hành vi sau cùng của điều luật này quy định “hành vi khác sử dụng trái phép
thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet”. Đây là một quy định
mở để truy cứu trách nhiệm hình sự những trường hợp người không có thẩm quyền
quản lý, sử dụng, khai thác thông tin trên mạng nhưng vẫn sử dụng những thông tin
đó.
Nhìn chung, tất cả các hành vi phạm tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin
trên mạng không chỉ xâm phạm đến các thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng internet mà còn xâm phạm đến lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, ảnh
hưởng đến trật tự an toàn xã hội, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tội
phạm này hoàn thành kể tù thời điểm xảy ra thiệt hại, thiệt hại này phải có mối quan
hệ nhân quả với hành vi, tức là hậu quả xảy ra là do việc thực hiện hành vi. Hậu quả
pháp lý bắt buộc là phải gây thiệt hại nghiêm trọng, thiệt hại về vật chất có giá trị từ
năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, có cân nhắc đến các thiệt hại phi
vật chất như ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện các chính sách, đường lối chủ trương
của Đảng và Nhà nước, gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội, ảnh hưởng đến uy
tín của hoạt động các cơ quan, tổ chức. Nếu thiệt hại xảy ra được xác định là không
nghiêm trọng thì hành vi được thực hiện không đủ các yếu tố để thỏa mặt khách quan
của tội phạm này, tức là chủ thể thực hiện hành vi sẽ không bị truy cứu trách nhiệm
hình sự về tội này. Nếu thiệt hại do hành vi đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên
mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet gây ra hậu quả được xác định là rất
nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì chủ thể thực hiện hành vi này sẽ bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy
tính, mạng viễn thông, mạng internet với tình tiết “gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc
đặc biệt nghiêm trọng” với mức cao nhất của khung hình phạt lên đến bảy năm tù.
Dù thực hiện tội phạm dưới bất kỳ phương thức, thủ đoạn nào thì chủ thể thực
hiện hành vi đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng internet không bị coi là tội phạm khi hậu quả xảy ra được xác định là
chưa đến mức nghiêm trọng.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
32
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
2.2.4. Mặt chủ quan của tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy
tính, mạng viễn thông, mạng internet.
Ngoài những dấu hiệu trong mặt khách quan của tội phạm, tội đưa hoặc sử dụng
trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet còn được đặc
trưng bởi dấu hiệu lỗi trong mặt chủ quan. Điều 226 Bộ luật hình sự quy định về tội
đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng
internet không nêu cụ thể hình thức lỗi của tội phạm này, nhưng căn cứ theo dấu hiệu
hành vi trong mặt khách quan của tội phạm này cũng phản ánh rõ hình thức lỗi “người
phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý”13. Như vậy, có thể khẳng định rằng lỗi cố ý là
dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này. Vì đây là tội phạm có cấu thành tội phạm vật
chất nên “hành vi gây nguy hiểm cho xã hội chưa thể hiện được hoặc chưa thể hiện
được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm mà đòi phải có cả hậu quả nguy
hiểm cho xã hội”. Do đó, khi xác định lỗi của người phạm tội không chỉ dựa trên nhận
thức và thái độ của người phạm tội đối với đối với hành vi gây nguy hiểm cho xã hội
mà còn phải xác định ý chí đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Dấu hiệu ý chí
không chỉ thể hiện người phạm tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng
máy tính, mạng viễn thông, mạng internet nhận thức được hành vi và hậu quả nguy
hiểm cho xã hội từ hành vi mà vẫn thực hiện hành vi, không đòi hỏi người đó mong
muốn hay không mong muốn hậu quả của tội phạm xảy ra.
Chủ thể của tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng
viễn thông, mạng internet nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, họ
có toàn quyền quyết định hành vi của mình. Nói một cách khác họ có quyền tự do lựa
chọn có muốn thực hiện hành vi phạm tội hay không. Do đó, lỗi của người phạm tội là
lỗi cố ý, với động cơ phạm tội rất đa dạng nhưng không là dấu hiệu bắt buộc của tội
phạm này, tuy nhiên phải có mục đích xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân,
xâm phạm trật tự, an toàn xã hội.
2.3.
Trách nhiệm hình sự của tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên
mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet
2.3.1. Khung hình phạt cơ bản.
Phạm tội ở khoản 1 Điều 226 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 là
cấu thành cơ bản của tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính,
mạng viễn thông, mạng internet, quy định mức phạt tiền từ mười triệu đến một trăm
13
Phạm Văn Beo, Giáo trình luật hình sự Việt Nam quyển 2 (phần các tội phạm), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội , 2012, tr. 454.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
33
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đên ba năm.
So với tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính được quy định tại
khoản 1 Điều 226 Bộ luật hình sự 1999 thì khoản 1 Điều 226 Bộ luật hình sự 1999,
sửa đổi bổ sung 2009 có tính răn đe hơn đối với người thực hiện hành vi phạm tội, vì
đã nâng mức phat tiền từ “năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng” lên "từ mười
triệu đồng đến một trăm triệu đồng" và loại bỏ tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi
phạm hành chính mà còn vi phạm”. Do đó, những dấu hiệu quy định tại khoản 1 Điều
226 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 là không có lợi cho người phạm tội
nên người phạm tội thực hiện hành vi đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng
máy tính, mạng viễn thông, mạng internet thuộc khoản 1 Điều 226, xảy ra trước 0 giờ
00 ngày 01/01/2010 mà sau 0 giờ 00 ngày 01/01/2010 mới bị phát hiện xử lý thì
không áp dụng các điều khoản tương ứng của Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung
năm 2009 để xác định hành vi phạm tội. Khoản 1 Điều 226 Bộ luật hình sự 1999, sửa
đổi bổ sung 2009 là tội phạm ít nghiêm trọng vì có mức cao nhất của khung hình phạt
là ba năm tù, nên đối với người phạm tội dưới 16 tuổi mà thuộc trường hợp quy định
tại khoản 1 Điều 226 thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội tại đưa hoặc sử dụng trái phép
thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet theo khoản 1 Điều 226
Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009, Tòa án cần căn cứ theo quy định hình
phạt tại chương VII Bộ luật hình sự. Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ
quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự, không có tình tiết tăng nặng hoặc nếu có nhưng
mức tăng nặng không đáng kể thì có thể áp dụng dưới mức thấp nhất của khung hình
phạt, nếu có đủ điều kiện quy định tại 60 Bộ luật hình sự thì được hưởng án treo. Nếu
người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự,
không có tình tiết giảm nhẹ hoặc nếu có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể thì có
thể bị phạt đến ba năm tù.
2.3.2. Khung hình phạt tăng nặng
2.3.2.1. Phạm tội có tổ chức.
Phạm tội có tổ chức theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 226 Bộ luật hình sự
1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 cũng tương tự như các trường hợp phạm tội có tổ
chức khác. Đưa hoặc sử dụng trái thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông,
mạng internet có tổ chức là trường hợp có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng
thực hiện tội phạm, trong đó có người tổ chức, giúp sức, người xúi giục. Tuy nhiên,
không phải vụ án đưa hoặc sử dụng trái thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng internet có tổ chức nào cũng có đủ những người giữ vai trò nêu trên mà
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
34
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
tùy từng trường hợp có thể chỉ có tổ chức và người thực hành mà không có người giúp
sức hoặc người xúi giục nhưng nhất định phải có người tổ chức và người thực hành.
Đối với tội đưa hoặc sử dụng trái thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông,
mạng internet có tổ chức mang đặc điểm riêng như: chắc chắn rằng người thực hành
trong vụ án đưa hoặc sử dụng trái thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông,
mạng internet có tổ chức là người có trình độ nhất định trong lĩnh vực công nghệ
thông tin và viễn thông và đã không sử dụng sự hiểu biết đó để mang lại lợi ích hợp
pháp cho bản thân, cho xã hội, cho sự phát triển vững mạnh của đất nước mà thay vào
đó là việc lợi dụng kiến thức có được để thực hiện hành vi phạm tội.
Tội đưa hoặc sử dụng trái thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng
internet có tổ chức thường khó trong việc thu thập đầy đủ chứng cứ để kết tội người
thực hiện hành vi, vì có sự câu kết và phân công vai trò trách nhiệm của từng người
trong đồng phạm một cách chặt chẽ. Điển hình cho việc đưa hoặc sử dụng trái phép
thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet có tổ chức: “Theo cáo
trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố hai bị can Vũ Đức Trung và Lê Văn
Thành: Ngày 10-6-2010, Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ Thông tin và Truyền thông)
kiểm tra, phát hiện thu giữ 3 hệ thốn g máy phát sóng và các phương tiện kỹ thuật
phục vụ việc phát sóng vô tuyến điện do Vũ Đức Trung (là Giám đốc Công ty TNHH
Phần mềm Nhân Hòa), lắp đặt tại nhà của Lê Văn Mạnh (là bố vợ Trung, ở thôn
Thạch Lỗi, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn) và nhà Lê Văn Thành. Việc lắp đặt đài
phát sóng của Vũ Đức Trung là vi phạm pháp luật nên Cục Tần số vô tuyến điện đã
gửi văn bản đề nghị cơ quan chức năng giải quyết theo quy định của pháp luật.
Qua điều tra cho thấy: Khoảng đầu năm 2008, qua mạng internet, Trung quen
biết Võ Hoàng Vinh (SN 1982, người Việt, quốc tịch Mỹ), Ku Kuo Chen (tức “Quốc
Chân”) và Liaw Shu Huey (tức “Tú Huệ”) cùng quốc tịch Trung Quốc. Qua trao đổi,
cả nhóm thống nhất lắp đặt hệ thống máy móc, thiết bị tại lãnh thổ Việt Nam để phát
sóng trái quy định của pháp luật. Sau đó, Vinh, Quốc Chân và Tú Huệ nhập cảnh vào
Việt Nam, mang theo các máy móc, thiết bị về nhà ông Lê Văn Mạnh để lắp đặt đài
phát sóng. Lắp đặt và hoàn chỉnh các thông số kỹ thuật xong, ngày 26-4-2009, Trung
đã sử dụng phát sóng. Để tăng thêm thời lượng phát sóng, Trung đã lắp đặt thêm 2 hệ
thống máy móc, thiết bị ở nhà Lê Văn Thành (anh vợ Trung) để phát sóng trái phép.
Mặc dù biết rõ Trung lắp đặt máy móc, thiết bị để phát sóng trái phép nhưng Thành
vẫn thực hiện theo sựhướng dẫn của Trung. Hành vi trên Vũ Đức Trung và Lê Văn
Thành đã phạm vào tội “Đưa trái phép thông tin trên mạng viễn thông”. Đối với Lê
Văn Mạnh là người cho mượn nhà và biết Trung lắp đặt máy móc, thiết bị để phát
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
35
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
sóng trái phép trong một thời gian gian dài (từ tháng 4-2009 đến ngày 10-6-2010).
Tuy nhiên, xét hành vi vi phạm của Mạnh có mức độ, cơ quan tố tụng đã quyết định
miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 25, Bộ luật Hình sự. Tại
phiên tòa, các bị cáo bị xét xử theo điểm a khoản 2 Điều 226 Bộ luật hình sự 1999,
sửa đổi bổ sung năm 2009. Trong đó, bị cáo Vũ ĐứcTrung giữ vai trò cầm đầu còn bị
cáo Lê Văn Thành là người giúp sức. Mức cao nhất của khung hình phạt này đến bảy
năm tù nhưng xét thấy các bị cáo có thái độ khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải… sau
khi cân nhắc các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, Hội đồng xét xử đã ra quyết định tuyên
phạt bị cáo Vũ Đức Trung 36 tháng tù, Lê Văn Thành 24 tháng tù cùng về tội danh bị
truy tố nêu trên.”14
Như vậy, phạm tội có tổ chức, là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu
kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện một tội phạm, dưới sự điều khiển
thống nhất của người cầm đầu.
Đối với các tội phạm trên nếu thuộc trường hợp phạm tội có tổ chức thì người
phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt có tình tiết “phạm tội
có tổ chức) và khi quyết định hình phạt Toà án không được áp dụng tình tiết tăng nặng
“phạm tội có tổ chức” đối với họ nữa.
Khi quyết định hình phạt đối với trường hợp phạm tội có tổ chức, cần chú ý:
- Dù với vai trò nào (người tổ chức, người thực hành, người xúi dục hay người
giúp sức) thì tất cả những người trong vụ án đều bị áp dụng tình tiết tăng nặng là
"phạm tội có tổ chức". Tuy nhiên, mức độ tăng nặng nhiều hay ít đối với từng người
còn tuỳ thuộc vào vai trò của họ trong vụ án như đã phân tích ở trên.
- Đối với vụ án có nhiều người tham gia và bị kết án về nhiều tội khác nhau thì
cần phân biệt, tội phạm nào là trường hợp phạm tội có tổ chức, tội phạm nào chỉ là
đồng phạm thông thường không thuộc trường hợp phạm tội có tổ chức; bị cáo nào
phạm tội thuộc trường hợp “phạm tội có tổ chức” thì mới bị áp dụng tình tiết tăng nặng
“phạm tội có tổ chức”.
- Đối với vụ án thuộc trường hợp “phạm tội có tổ chức”, nhưng trong đó có người
đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội và được miễn trách nhiệm hình sự về tội
định phạm, nhưng hành vi thực tế đã thực hiện của người này có đủ yếu tố cấu thành
của một tội khác, thì người đó không phải chịu trách nhiệm về tình tiết tăng nặng
14
,
Quang Trường An ninh thủ đô: lĩnh án tù vì đưa trái phép thông tin trên mạng viễn thông,
http://www.anninhthudo.vn/Phap-luat/Linh-an-tu-vi-dua-trai-phep-thong-tin-tren-mang-vienthong/423315.antd, [truy cập ngày 04/09/204].
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
36
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
“phạm tội có tổ chức”, vì tội phạm mà họ định thực hiện tuy có tổ chức nhưng họ đã tự
ý chấm dứt, còn tội phạm mà họ bị truy cứu trách nhiệm hình sự là một tội phạm độc
lập, không liên quan đến việc “phạm tội có tổ chức”.
Mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự của tình tiết này phụ thuộc vào vai trò của
từng người tham gia vào tội phạm và quy mô của vụ án. Người chủ mưu, cầm đầu, chỉ
huy việc thực hiện tội phạm (người tổ chức) mức độ tăng nặng nhiều hơn người giúp
sức trong vụ án. Vì vậy, khi quyết định hình phạt, mức hình phạt của người tổ chức
nhất thiết không thể thấp hơn người thực hành, người xúi dục hoặc người giúp sức nếu
các tình tiết khác của vụ án như nhau.
2.3.2.2. Phạm tội do lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông,
mạng internet
Phạm tội với tình tiết lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông,
mạng internet là tình tiết, là yếu tố định khung hình phạt và mức cao nhất của khung
hình phạt này là 7 năm tù. Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông,
mạng internet được hiểu là người phạm tội đã sử dụng quyền quản lý, vận hành, khai
thác và duy trì hoạt động ổn định hệ thống mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng
internet của mình để thực hiện hành vi phạm tội.
Để có thể áp dụng đúng tình tiết lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng
viễn thông, mạng internet quy định tại điểm b khoản 2 Điều 226 Bộ luật hình sự 1999,
sửa đổi bổ sung năm 2009, thì trước tiên cần hiểu rõ các thuật ngữ được sử dụng ở tình
tiết này. Trong đó, thuật ngữ “lợi dụng” được hiểu là dựa vào điều kiện thuân lợi để
mưu lợi ích riêng không chính đáng, còn về thuật ngữ “quản trị” đây là một khái niệm
rất rộng bao gồm nhiều lĩnh vực. Ví dụ quản trị hành chính (trong các tổ chức xã hội),
quản trị kinh doanh (trong các tổ chức kinh tế)...Trong luận văn này, lĩnh vực được đề
cập là lĩnh vực công nghệ thông tin cùng với thuật ngữ “quản trị mạng”.15 Khi tách
hai từ “quản trị” để giải thích chúng ta có thể hiểu đầy đủ ý nghĩa của thuật ngữ này
hơn, từ quản tức là là đưa đối tượng vào khuôn mẫu qui định sẵn; Trị là dùng quyền
lực buộc đối tượng phải làm theo khuôn mẫu đã định. Nếu đối tượng không thực hiện
đúng thì sẽ áp dụng một hình phạt nào đó đủ mạnh, đủ sức thuyết phục để buộc đối
tượng phải thi hành nhằm đạt được mục tiêu. Hiểu theo cách đơn giản nhất thì “Quản
trị” là sự tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt được mục
15
Quản trị mạng hay còn gọi là “Network administrator”. Người làm quản trị mạng là người thiết kế hệ thống
bảo mật, giữ gìn hệ thống này và ngăn chặn những vị khách không mời muốn phá hoại, ăn cắp dữ liệu của hệ
thống. Là người nắm giữ toàn bộ thông tin của hệ thống, quản trị viên có nhiệm vụ đảm bảo an toàn, nâng cao
tính bảo mật, nắm được các kỹ thuật xâm nhập và các biện pháp phòng, chống tấn công của các hacker.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
37
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
tiêu đề ra trong một môi trường luôn luôn biến động. Do vậy, để có thể phạm tội đưa
hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet
với tình tiết lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet,
nhất thiết người phạm tội phải là người đang trực tiếp hoặc gián tiếp có quyền quản lý,
vận hành, khai thác và duy trì hoạt động ổn định hệ thống mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng internet và lợi dụng điều kiện thuận lợi này để thực hiện hành vi phạm
tội. Ví dụ: Nhân viên nhà mạng viettel bán thông tin cá nhân của khách hàng… thông
thường, những trường hợp phạm tội với tình tiết này rất khó trong việc chủ động
phòng ngừa bởi người phạm tội lại chính là người thường xuyên giám sát, theo dõi và
đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống mạng.
2.3.2.3. Phạm tội do thu lợi bất chính từ một trăm triệu đồng trở lên
Phạm tội thuộc trường hợp thu lợi bất chính từ một trăm triệu đồng trở lên được
quy định tại điểm c khoản 2 Điều 226 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm
2009, tình tiết này trước đây không được ghi nhận trong Bộ luật hình sự 1999. Có lẻ,
vì trải gần 10 thi hành Bộ luật hình sự 1999 những điều kiện kinh tế, xã hội đã có sự
biến đổi lớn và tình tiết phạm tội cũng ngày càng đa dạng hơn không đơn thuần chỉ là
phạm tội có tổ chức hay gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng mà còn thu
lợi bất chính. Theo quan điểm của người viết thì “thu lợi bất chính” là số tài sản16 mà
người phạm tội có được do việc thực hiện hành vi không chính đáng, trái đạo đức, trái
pháp luật. Riêng với pháp luật hình sự thì hành vi phạm tội này phải “thu lợi bất chính
từ một trăm triệu đồng trở lên” mới thuộc trường hợp phạm tội tại điểm c khoản 2
Điều 226, mức cao nhất của khung hình phạt là bảy năm tù.
Trong quy định của điều luật này tại điểm c khoản 2 Điều 226 là “thu lợi bất
chính từ một trăm triệu đồng trở lên” cho thấy quy định này chỉ mới đề cập đến việc
thu lợi bất chính đối với tiền.Tuy nhiên, theo quan điểm của người viết về thu lợi bất
chính thì người viết cho rằng hành vi thu lợi bất chính không nhất định phải là tiền mà
có thể là vật hoặc giấy tờ có giá…Ví dụ: Anh A là quản trị viện công ty dệt may
Hoàng Hải, do thiếu tiền chi xài nên anh đã nghĩ ra một cách kiếm tiền nhanh chóng,
đó là lập trang web trên mạng chuyên bán thông tin cá nhân của các hot girl (những nữ
nhân viên của công ty dệt Hoàng Hải) như số điện thoại, ảnh, họ tên, tuổi… trong
danh sách này có thông tin của gần một triệu nữ nhân viên với bảng giá như sau: cứ
thông tin của 1 hot girl là 500k (đảm bảo là xinh). Sau đó không lâu có anh B hỏi mua
đến 250 thông tin, nhưng anh B nói hiện anh không có nhiều tiền mặt, hơn nữa lại mua
với số lượng nhiều nên đề nghị anh A lấy chiếc xe SH (tại thời điểm này chiếc xe trị
16
Tài sản bao gổm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản ( Điều 163 Bộ luật dân sự 2005).
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
38
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
giá 130 triệu đồng) mà mình chỉ mới mua được nữa năm để thay thế. Vì đang cần tiền
nên anh A đồng ý ngay (vì chiếc xe này mình cũng có thể đem cầm hay bán cũng được
một ít tiền).
( Giả sử hành vi này trên đã thõa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm)
Trong trường hợp này, thứ mà anh A thu được từ hành vi phạm tội của mình
không phải là tiền mà là chiếc xe SH trị giá 130 triệu đồng thì không vì thế mà anh A
không bị áp dụng tình tiết tăng nặng “thu lợi bất chính từ một trăm triệu đồng trở lên”.
Bởi vì, giá trị của chiếc xe SH sẽ là giá thị trường tại thời điểm anh A nhận xe.
2.3.2.4. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Trường hợp phạm tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính,
mạng viễn thông, mang internet với tình tiết gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng đã được quy định trong Bộ luật hình sự 1999. Tuy nhiên, những quy
định này chưa cụ thể; chỉ mang tính nguyên tắc chung và chưa có văn bản hướng dẫn
áp dụng của cơ quan có thẩm quyền về tình tiết gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt
nghiêm trọng. Điều này gây khó khăn cho việc định khung, truy tố, xét xử và quyết
định hình phat đối với người phạm tội.
So với Bộ luật hình sự 1999 thì Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 đã
quy định tình tiết này cụ thể và chi hơn tại điểm d khoản 2 Điều 226. Mãi đến năm
2012 mới có văn bản hướng dẫn thi hành, nội dung của văn bản đã hướng dẫn cụ thể
về tình tiết gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Tại khoản 4 Điều 8
thông tư nêu rõ:
“Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng quy định tại điểm d
khoản 2 Điều 226 Bộ luật hình sự (tuy tính chất, mức độ hành vi khác nhau
nhưng có cùng khung hình phạt) thuộc một trong những trường hợp sau:
a) Gây thiệt hại về vật chất có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên;
b) Làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, dẫn đến việc cơ quan, tổ chức
bị xâm phạm giải thể hoặc phá sản.”
Nếu người phạm tội thực hiện hành vi đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên
mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, xảy ra trước 0 giờ 00 ngày
01/01/2010 mà sau 0 giờ 00 ngày 01/01/2010 mới bị phát hiện xử lý thì không áp dụng
các điều khoản tương ứng của Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 để xác
định, bởi quy định này không có lợi cho người phạm tội.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
39
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
2.3.3. Hình phạt bổ sung
Theo quy định tại khoản 3 Điều 226 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung
2009 thì ngoài hình phạt chính thì người phạm tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông
tintrên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet còn có thể bị phạt tiền từ hai
mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. So với quy định tại Điều 226
Bộ luật hình sự 1999 về hình phạt bổ sung đối với tội phạm này thì hình phạt bổ sung
trong Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 chỉ có một điểm được sửa đổi bổ
sung như sau: Nếu khoản 3 Điều 226 Bộ luật hình sự 1999 quy định “có thể bị phạt
tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng”, thì khoản 3 Điều 226 Điều 226 Bộ luật
hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 quy định nặng hơn bằng việc nâng mức phạt tiền
“có thể bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng”. Từ đây, Cho thấy
quy định mới này không có lợi cho người phạm tội. Vì vậy, nếu toà án áp dụng hình
phạt bổ sung là hình phạt tiền đối với người phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 ngày
01/01/2010 mà sau 0 giờ ngày 01/01/2010 mới bị phát hiện xử lý thì không được áp
dụng khoản 3 Điều 226 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 đối với người
phạm tội.
Nhìn chung, hình phạt bổ sung của điều luật này không có sự sửa đổi hay bổ
sung nhiều, trừ việc nâng mức phạt tiền. Hình phạt bổ sung vẫn không sửa đổi theo
hướng bắt buộc áp dụng nên tòa án có thể áp dụng và cũng có thể không áp dụng nếu
thấy việc áp dụng hình phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định đối với người phạm tội là không cần thiết.
2.4. So sánh tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng
viễn thông, mạng internet với một số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin
và viễn thông khác trong Bộ luật hình sự Việt hiện hành.
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông,
mạng internet là một trong các tội phạm thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và và viễn
thông được quy định trong Bộ luật hình sự. Vậy nên, các tội phạm trong lĩnh vực này
có nhiều điểm giống nhau. Tuy nhiên ở mọi loại tội cụ thể thì yếu tố khách quan và
hành vi phạm tội sẽ khác nhau tùy theo đặc điểm riêng của từng loại tội phạm do đó
việc phân biệt tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng internet với các tội phạm khác thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và và
viễn thông là vấn đề cần thiết, để đảm bảo việc điều tra, truy tố, xét xử đúng người,
đúng tội và đúng pháp luật.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
40
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
2.4.1. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng internet với tội phát tán vi rút, chương trình tin học có tính năng gây
hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, thiết bị số
Nhìn chung hai tội này có những điểm giống nhau cơ bản sau:
+ Về mặt chủ thể: chủ thể của hai tội này là chủ thể thường, là người có đầy đủ
năng lực trách nhiệm hình sự.
+ Về mặt khách thể: đều xâm hại đến sự an toàn trong hoạt động của lĩnh vực
công nghệ thông tin và viễn thông.
+ Về mặt chủ quan: đều thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ
hành vi của mình là trái pháp luật và mong muốn thực hiện hành vi đó.
+ Về mặt khách quan: người thực hiện hành vi phạm tội chỉ bị truy cứu trách
nhiệm hình sự trong trường hợp gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Những điểm khác nhau cơ bản:
+ Đối với tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng
viễn thông, mạng internet: Những thông tin được truyền, đưa hoặc sử dụng trái phép
trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet không có “tính năng gây hại” cho
hoạt động mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, thiết bị số. Ngoài ra,
những thông tin được đưa hoặc sử dụng trái phép trong một số trường hợp được thực
hiện công khai.
Ví dụ: Sử dụng thông tin cá nhân của nhân của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng để tạo tài
khoản zalo hoặc Facebook.
+ Đối với tội phát tán vi rút, chương trình tin học có tính năng gây hại cho hoạt
động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, thiết bị số: Đối tượng được
phát tán là vi rút, chương trình tin học có tính năng gây hại cho hoạt động mạng máy
tính, mạng viễn thông, mạng internet, thiết bị số. Nếu bạn là người không có sự hiểu
biết nhất định về vấn đề này thì khó có thể nhận biết được vi rút, chương trình tin học
có tính năng gây hại xâm nhập máy tính hoặc thiết bị khác…
Ví dụ: Người phạm tội tạo một file văn bản Word đã cài mã độc, với nội dung
hấp dẫn để dẫn dụ người dùng mở file như "Nguyễn Tử Quảng là tay chân của bọn
phản động cài vào để quấy rối mạng máy tính Việt Nam..." Chỉ cần file này được mở,
lập tức vi rút sẽ được kích hoạt xâm nhập vào máy tính của bạn, dữ liệu trong máy tính
có thể bị xóa, chương trình trong máy tính có thể bị phá hủy... Chính vì vậy, nhiều
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
41
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
người dùng tại Việt Nam có thể đã trở thành nạn nhân mà không hề hay biết, bất kể
vẫn thường xuyên cập nhật các bản vá lỗi của nhà sản xuất.
2.4.2. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng internet với tội cản trở hoặc gây rối loạn cho hoạt động của mạng máy
tính, mạng viễn thông, mạng internet, thiết bị số.
Nhìn chung hai tội này có những điểm giống nhau cơ bản sau:
+ Về mặt chủ thể: Chủ thể của hai tội này là chủ thể thường, là người có đầy đủ
năng lực trách nhiệm hình.
+ Về mặt khách thể: Đều xâm hại đến sự an toàn trong hoạt động của lĩnh vực
công nghệ thông tin và viễn thông.
+ Về mặt chủ quan: Đều thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành
vi của mình là trái pháp luật và mong muốn thực hiện hành vi đó.
+ Về mặt khách quan: Người thực hiện hành vi phạm tội chỉ bị truy cứu trách
nhiệm hình sự trong trường hợp gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Những điểm khác nhau cơ bản:
+ Đối với tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng
viễn thông, mạng internet: hành vi khách quan của tội này không “cản trở hoặc gây
rối loạn cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, thiết bị số
mà xâm hại đến các thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet.
+ Đối với tội cản trở hoặc gây rối loạn cho hoạt động của mạng máy tính, mạng
viễn thông, mạng internet, thiết bị số: hành vi khách quan của tội này làm cản trở hoặc
gây rối loạn cho hoạt đ ộng của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, thiết
bị số. Đối tượng bị xâm hạị của tội này gồm bốn đối tượng là mạng máy tính, mạng
viễn thông, mạng internet, thiết bị số. Ngoài ra, về mặt chủ quan thì có trường hợp
phạm tội do vô ý.
Ví dụ: Hacker xâm nhập vào máy chủ trang web của báo Dân trí chiếm quyền
kiểm soát trang web này, khi truy cập vào trang web thì sẽ có thông báo “lỗi bảo trì hệ
thống”. Do vậy, việc truyền tải dữ liệu của trang báo Dân trí đều không thể thực hiện
được.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
42
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
2.4.3. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng internet với tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng internet hoặc thiết bị số của người khác.
Nhìn chung hai tội này có những điểm giống nhau cơ bản sau:
+ Về mặt chủ thể: Chủ thể của hai tội này là chủ thể thường, là người có đầy đủ
năng lực trách nhiệm hình sự.
+ Về mặt khách thể: Đều xâm hại đến sự an toàn trong hoạt động của lĩnh vực
công nghệ thông tin và viễn thông.
+ Về mặt chủ quan: đều thực hiện với lỗi cố ý, Người phạm tội nhận thức rõ hành
vi của mình là trái pháp luật và mong muốn thực hiện hành vi đó.
Những điểm khác nhau cơ bản:
+ Đối với tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng internet: người phạm tội thực hiện các hành vi khách quan nhằm mục
đích xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội.
Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, người thực hiện hành vi phạm tội
nhưng chưa đến mức gây hậu quả nghiệm trọng thì không bị truy cứu trách nhiệm hình
sự.
Ví dụ: X tung lên Facebook thông tin về việc nhiều nữ sinh tại Hà Nội bị gạch
đùi bằng dao lam, khiến dư luận hoang mang, thậm chí nhiều nhiều nữ sinh không
dám đi học. Thiệt hại gây ra trong trường hợp này được xác định là không nghiêm
trọng nên X sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hoặc sử dụng trái
phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet.
+ Đối với tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng
internet hoặc thiết bị số của người khác: người phạm tội cố ý truy cập bất hợp pháp
vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số của người khác
nhằm mục đích chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng hoạt động của thiết
bị số; lấy cấp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu…Hậu quả nghiêm trọng không là
dấu buộc của tội phạm này, chỉ cần người phạm tội thực hiện một trong các hành vi
được quy định tại điều 226 a thì tội phạm coi như hoàn thành mà không xảy ra hậu
quả.
Ví dụ: K truy cập bất hợp pháp vào hệ thống máy tính của công ty Z để đánh cắp
danh sách khách hàng lớn của công ty này. Nhân viên quảng trị mạng của công ty Z
kịp thời phát hiện và đã trình báo với cơ quan công an, vài ngày sau K bị bắt, K chưa
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
43
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
kip sử dụng danh sách khách hàng lấy cắp được. Hành vi của K chưa gây ra hậu quả
nhưng K vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội truy cập bất hợp pháp vào mạng
máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số của người khác.
2.4.4. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng internet với tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng
internet hoặc thiết bị số hực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Nhìn chung hai tội này có những điểm giống nhau cơ bản sau:
+ Về mặt chủ thể: Chủ thể của hai tội này là chủ thể thường, là người có đầy đủ
năng lực trách nhiệm hình sự.
+ Về mặt khách thể: Đều xâm hại đến sự an toàn trong hoạt động của lĩnh vực
công nghệ thông tin và viễn thông.
+ Về mặt chủ quan: đều thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành
vi của mình là trái pháp luật và mong muốn thực hiện hành vi đó.
Những điểm khác nhau cơ bản:
+ Đối với tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn
thông, mạng internet: người phạm tội thực hiện các hành vi khách quan nhằm mục
đích xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội.
Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, người thực hiện hành vi phạm tội
nhưng chưa đến mức gây hậu quả nghiệm trọng thì không bị truy cứu trách nhiệm hình
sự.
+ Đối với tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị
số thực hiện vi chiếm đoạt tài sản: người phạm tội chỉ cần thực hiện một trong số các
hành vi khách quan của tội này thì tội phạm coi như hoàn thành mà không cần dấu
hiệu hậu quả. Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp và mục đích chiếm đoạt
tài sản là dấu hiệu chủ quan bắt buộc đối với tội phạm này.
Ví dụ: Anh T mua lại một chương trình thu thập Email của công ty Z, những
khách hàng của mạng này chủ yếu là người mới dung internet. Họ không dung internet
vào việc gì ngoài chat. Khi anh T đã thu thập được hơn 100.000 địa chỉ email thì T tạo
ra một email mạo danh, thông báo với khách hàng rằng “do sự cố hệ thống, thông tin
tài khoản của bạn đã bị xóa”. Người nhận sau đó được hướng dẫn click vào một đường
link để “khắc phục hậu quả”. Trong số hơn 100.000 địa chỉ email thì đã có tới 250 chủ
địa chỉ email phúc đáp. Trang website giả của T yêu cầu người dùng cung cấp mọi thứ,
từ tên, địa chỉ cho đến số thể bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng, ngày hết hạn và tên
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
44
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
ngân hàng…Chỉ cần ấn vào nút “submit” là mọi dữ liệu đều tuôn về địa chỉ của T. Từ
những số liệu đó, anh T đã chuyển tiền từ tài khoản của các chủ địa chỉ email về tài
khoản của mình. Tính đến ngày bị phát hiện số tiền mà anh T thu được lên đến 14 tỷ
đồng.
Qua nghiên cứu, phân tích những dấu hiệu pháp lý, trách nhiệm hình sự của tội
đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng
internet không chỉ làm rõ nội dung, quy định của điều luật mà còn trở thành cơ sở để
phân biệt tội phạm này với các tội phạm khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin và
viễn thông, chỉ ra những điểm bất cập của tội phạm này trong quá trình áp dụng pháp
luật. Có thể khẳng định rằng dấu hiệu pháp lý, hành vi…của tội đưa hoặc sử dụng trái
phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet là hoàn toàn phân
biệt. Qua đó các nhà làm luật cần phải quy định chặt chẽ, khả thi để đạt hiệu quả cao
trong quá trình áp dụng, không để kẽ hở để tội phạm có cơ hội tấn công. Như vậy, việc
nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc làm rõ nội dung của tội đưa hoặc sử dụng trái
phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet mà còn chỉ ra
được mối liên hệ giữa tội phạm này với những tội phạm khác góp phần nâng cao hiệu
quả trong đấu tranh và phòng chống tội phạm này.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
45
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG
TỘI ĐƯA HOẶC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP THÔNG TIN
TRÊN MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, MẠNG INTERNET
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông,
mạng internet làm giảm uy tín củacác cơ quan, tổ chức, cá nhân gây ra những hậu quả
nghiêm trọng cho xã hội, làm chậm sự phát triển của kinh tế, xã hội. Tác hại của nó
không dừng lại ở phạm vi một quốc gia nhất định mà diễn ra ở hầu hết các quốc gia,
các quốc gia càng phát triển về công nghệ thông tin thì nguy cơ xảy ra tội phạm mới
này càng cao. Điển hình như ở Việt Nam, kể từ khi đất bước sang một giai đoạn phát
triển mới, giai đoạn phát triển, ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong các mặt
của đời sống xã hội thì Việt Nam đã sớm trở thành mảnh đất màu mỡ của tội phạm
này, ngày càng tác động lớn về quy mô, mức độ và tính chất của hành vi phạm tội đối
với xã hội.
3.1.
Tình hình tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính,
mạng viễn thông, mạng internet ở Việt Nam.
Tội phạm công nghệ cao chỉ xuất hiện rầm rộ ở nước ta trong ba bốn năm trở lại
đây và ngày càng có chiều hướng gia tăng, nếu như năm 2011 ngành công an phát hiện
và điều tra xử lý 128 vụ việc gây thiệt hại 58 tỷ đồng, hơn một triệu đô la Mỹ, đã thu
giữ 12 tỷ đồng và 235 đô la Mỹ thì trong sáu tháng đầu năm 2012 đã phát hiện và xử
lý 111 vụ, 232 đối tượng. Tính chất nguy hiểm của tội phạm này chính là mối đe dọa
của an ninh chính trị (nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã phát hiện nhiều thông tin
mật, nhạy cảm đã bị đánh cắp và nhiều hệ thống thông tin trọng yếu đã bị tấn công hủy
diệt, bởi những tác nhân bên ngoài và bị sử dụng để tấn công phá hoại hệ thống cơ sở
hạ tầng có liên quan). Kết quả này cho thấy tội phạm công nghệ cao là vấn đề nghiêm
trọng ở việt Nam, công cuộc nổ lực đấu tranh phòng chống chưa đạt hiệu quả cao.
Người viết cho rằng nếu không có những hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và
trừng trị đối với các hành vi phạm tội công nghệ cao, tội phạm này sẽ có tác động tiêu
cực không chỉ đối với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, làm mất niềm tin của
nhân dân vào hệ thống chính trị của quốc gia, cũng như khả năng đẩy lùi tội phạm
công nghệ cao của các nhà lãnh đạo Việt Nam.
Trước sự gia tăng của tội phạm này, trong năm 2013 chính phủ đã ban hành
nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2013 về quản lý, cung cấp, sử
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
46
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, đến năm 2014 chính phủ ban hành nghị
định số 25/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 04 năm 2014 quy định về phòng, chống tội
phạm và quy phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; Thông tư số
09/2014/TT-BTTTT ngày 19 tháng 08/2014 quy định chi tiết về hoạt động quản lý,
cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội. Có thể đây
chính là sự cố gắng của cơ quan chức năng trong việc tạo ra hành lang pháp lý ngăn
chặn tội phạm tuy chưa mang lại những hiệu quả như mong đợi.
Từ những hành động này cho thấy quyết tâm của lãnh đạo nhà nước trong công
tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, các lãnh đạo nhà nước cần phải cố
gắng và hành động nhiều hơn nữa để cuộc đấu trang này thu được những kết quả thiết
thực và cụ thể để cũng cố niềm tin của người dân vào những nổ lực của quốc gia về
phòng chống tội phạm công nghệ cao.
Mặc dù Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định ba điều luật về các tội phạm
trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông là Điều 224, 225, 226 và luật sửa đổi
bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009 đã tội phạm hóa một số hành vi
thành các tội độc lập, quy định tại Điều 226a, 226b. Song thực tiễn các vụ án trong
lĩnh vực công nghệ thông tin được đưa ra xét xử rất ít như từ năm 2009 về trước theo
thống kê các vụ án hình sự xét xử trên phạm vi cả nước thì tội phạm trong lĩnh vực
công nghệ thông tin không có vụ án nào, năm 2010 có 1 vụ với 1 bị cáo, năm 2011 có
4 vụ với 12 bị cáo.17
Số liệu trên cho thấy rằng, tội đưa hoặc sử đụng trái phép thông tin trên mạng
máy tính, mạng viễn thông, mạng internet từ năm 2009 về trước không có vụ án nào
nào được đưa ra xét xử, còn trong năm 2010, 2011 con số thống kê tội phạm không
đáng kể, nhìn bề ngoài không có sức uy hiếp lớn đối với xã hội. Thực tế cho thấy mức
độ áp dụng luật hình sự xử lý tội phạm đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng
máy tính, mạng viễn thông, mạng internet còn thấp so với mức độ tội phạm xảy ra,
bởi tội đưa hoặc sử dụng trái phép thôngt tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông,
mạng internet chủ yếu gây ra hậu quả phi vật chất. Do vậy, rất khó khăn trong việc
đánh giá, xác định mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội để xử lý hình sự đối với
người phạm tội bởi dựa theo ý chí của con người đôi khi không khách quan. Tội phạm
17
Phạm Minh Tuyên , Tòa án nhân dân tối cao: Quy định của Bộ luật hình sự và các văn bản hướng dẫn thi
hành Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 2009 về tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn
thông ở Việt Nam,
http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&item_id=267798
72&article_details=1, [truy cập ngày 8/11/2014].
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
47
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
này hoàn thành khi thiệt hại xảy ra, thiệt hại này được xác định là nghiêm trọng. Nếu
thiệt hại là ít nghiêm trọng thì hành vi này không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Số liệu thống kê tội phạm tuy không đáng kể không phải là do không có hành vi
phạm tội mà do khi hành vi có dấu hiệu tội phạm xảy ra không tìm ra được chứng cứ
xác đáng để chứng minh hành vi này có đủ dấu hiệu của tội đưa hoặc sử dụng trái phép
thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet nên việc đưa ra xét xử
trước tòa gặp nhiều khó khăn.
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông,
mạng internet không xảy ra nhiều như các tội phạm về tham nhũng. Ví dụ: Tội nhận
hối lộ trong sáu năm từ năm 2005 - 2010, các Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử 177 vụ và
478 bị cáo18. Tuy nhiên, mỗi vụ án đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng
máy tính, mạng viễn thông, mạng internet đều diễn ra với quy mô, tầm ảnh hưởng
ngày càng sâu rộng và đa phương thức, trong một số trường hợp còn có thể tác động
đến an ninh chính trị, quan hệ giao thương của Việt Nam các quốc gia khác. Điển hình
như vụ hai đối tượng tung clip đột kích new century lên mạng với những hình ảnh bôi
xấu lực lượng công an trong lúc đang thi hành công vụ19. Người dân sẽ nghĩ gì khi
xem clip này? Lực lượng chấp pháp của nhà nước thi hành công vụ như thế này sao?.
“Nước lấy dân làm gốc” đánh mất niềm tin trong nhân dân là đánh mất tất cả, đoạn
clip đã làm giảm uy tín cơ quan lãnh đạo nhà nước và nhất là lực lượng công an trong
mắt nhân dân. Mới đây nhất là vụ cài đặt phần mềm nghe lén của công ty trách nhiệm
hữu hạn Việt Hồng, có hơn 14.000 điện thoại bị nghe lén, toàn là người thân nghe lén
lẫn nhau dẫn đến việc đánh mất nềm tin, rạn nứt các mối quan hệ xã hội khó khăn để
tạo dựng, nhưng dễ dàng bị tan vỡ. không chỉ xảy ra ở 1 cá nhân mà có đến 14.000 chủ
thuê bao bị nghe lén, tức là có đến 14.000 người đã trở thành nạn nhân bị nghe lén. Tất
cả các thông tin từ điện thoại bị nghe lén đều được lưu trữ tại máy chủ của công ty
Việt Hồng, nếu khách hàng nộp tiền cho công ty Việt Hồng thì công ty này sẽ cấp tài
khoản để khách hàng xem, khai thác nội dung dữ liệu đó trên máy chủ, tính đến thời
điểm bị phát hiện Công ty Việt Hồng đã thu lợi bất chính từ hoạt động phạm pháp này
18
Trịnh Tiến Việt, Đại học quốc qia thành phố Hồ Chí Minh: So sánh quy định về tội đưa hối lộ, tội làm môi
giới hối lộ trong luật hình sự Việt Nam và công ước Liên hợp quốc về phòng chống tham nhũng,
http://phapche.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=639f1291-63cb-4847-9323-3440338bfabc,
[truy
cập
ngày
17/11/2014].
19
Như Trang, Báo pháp luật: Tạm giữ 2 đối tượng tung clip đột kích vũ trường New Century,
http://baophapluat.vn/cau-chuyen-phap-dinh/tam-giu-2-doi-tuong-tung-clip-dot-kich-vu-truong-new-century89075.html, [truy cập ngày 08/11/2014]
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
48
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
gần 1 tỷ đồng. 20. Có thể nói đây là một hành vi vi phạm tính riêng tư nghiêm trọng và
mang tính chất công nghệ cao, quy mô rộng nhất từ trước tới nay ở Việt Nam.
Hơn nữa, tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng
viễn thông, mạng internet còn có thể là nguyên nhân gây ra nhiều tội phạm khác như
tội cố ý gây thương tích, giết người, lừa đảo chiếm đoạt tài sản…Ví dụ: A nhân viên
quản trị mạng của công ty xuất nhập khẩu hoa hồng chuyên sản xuất giày da, A bán
danh sách khách hàng lớn của công ty Hoa Hồng có hơn 200 thông tin khách hàng cho
công ty đối thủ của Hoa Hồng là công ty Hồng Hà, khi biết danh sách khách hàng lớn
của công ty mình bị A tiết lộ, nên ông B giám đốc công ty Hoa hồng đến tìm B để nói
chuyện. hai người xảy ra tranh cãi B đã đánh A gãy 4 cái răng, thương tích được xác
định là 11%. Trong trường hợp này, B sẽ bị truy cứu trách nhiệm về tội cố ý gây
thương tích.
Tình trạng tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng
viễn thông, mạng internet có xu hướng ngày càng gia tăng, số vụ án được đưa ra xét
xử ít là do các quy định của pháp luật, công tác quản lý của nhà nước còn nhiều sơ hở
và yếu kém. Do đó, cần có những biện pháp kịp thời để chủ động ngăn chặn tội đưa
hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet
xảy ra ở nước ta. Bên cạnh đó, thông qua công tác xét xử, khi tòa án phát hiện có sự
buông lỏng trong công tác quản lý là nguyên nhân phát sinh tội phạm thì ngoài việc
quyết định xử phạt đối với bị cáo, tòa án có quyền yêu cầu cơ quan tổ chức có liên
quan áp dụng các biện pháp cần thiết khắc phục nguyên nhân phát sinh tội phạm. Luật
hình sự phải đi trước đón đầu tội phạm chứ không để đến lúc “nước đến chân mới
nhảy” khi tội phạm tràn lan ở nước ta mới vào cuộc để đấu tranh phòng, chống, như
thế là quá muộn.
3.2.
Bất cập trong quá trình xử lý tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin
trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet
Hiện nay, hệ thống mạng ở nước ta ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng
rãi nhằm mục đích phát triển kinh tế, xã hội và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
người dân Việt Nam. Nhưng trong giai đoạn này, hệ thống mạng lại bị lợi để sử dụng
sai mục đích mà nhà nước đề ra, không những làm chậm sự phát triển kinh tế, xã hội,
xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm an toàn thông tin, an ninh
20
Lâm Hoài, Tuổi trẻ: Phát hiện chấn động: Hơn 14.000 điện thoại bị nghe lén ở VN,
http://nhipsongso.tuoitre.vn/tin/20140623/phat-hien-chan-dong-hon-14000-dien-thoai-bi-nghe-len-ovn/614196.html, [truy cập này 07/11/2014].
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
49
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
thông tin… nguy cơ đe dọa đến cả an ninh chính trị của quốc gia. Do vậy, cần có
những biện pháp nghiêm minh để trừng trị tội phạm.
Tội phạm này tác động đến sự nhảy cảm của con người đối với những thông tin
trên mạng, có thể là những thông tin bôi xấu danh dự của người khác, tin đồn thất
thiệt…không đợi đến lúc tội phảm xảy ra, rồi sau đó mới tìm biện pháp xử lý, như thế
là quá muộn. Chủ động phòng ngừa là biện pháp phải được thực hiện ngay từ đầu, bởi
đây được xem là biện pháp hữu hiệu nhất để giảm tối thiểu mức thiệt hại xảy ra.
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông,
mạng internet có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi chỉ cần có chiếc máy tính hoặc thiết bị
khác có kết nối mạng cùng với sự hiểu biết đơn giản về máy tính thì chủ thể có thể
thực hiện hành vi phạm tội, gây ra những hậu quả khôn lường. Trước tình hình đó,
việc tìm ra những bất cập trong công tác điều tra, phát hiện và xử lý tội phạm, để từ đó
tìm ra những giải pháp đấu trang có hiệu quả là một vấn đề cần thiết.
Nhìn chung, hiện nay việc đấu tranh phòng chống tội đưa hoặc sử dụng trái
phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet ở nước ta còn gặp
phải những bất cập sau:
− Những bất cập trong quy định về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên
mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet.
− Những bất cập trong công tác chủ động phòng ngừa, phát hiện và xử lý tội đưa
hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet.
− Những bất cập trong công tác quản lý Nhà nước về thông tin trên mạng.
3.2.1. Những bất cập trong quy định về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin
trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet
Từ khi thành lập đến nay nhà nước ta không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp
luật nói chung và hệ thống pháp luật hình sự nói riêng, đặc trưng nhất là sự ra đời của
Bộ luật hình sự 1985- Bộ luật hình sự đầu tiên của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và đỉnh cao nhất là Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. Tùy
vào từng thời điểm và điều kiện xã hội mà sửa đổi pháp luật cho phù hợp. Tuy nhiên,
dù có những quy định mang tính dự báo và trải qua sửa đổi bổ sung nhưng bộ luật hình
sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, chưa phát huy được
vai trò là công cụ sắc bén trong đấu tranh phòng chống tội phạm đưa hoặc sử dụng trái
phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet. Trong phạm vi
nghiên cứu, người viết nêu ra một số bất cập trong quy định về tội đưa hoặc sử dụng
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
50
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet trong luật hình
sự Việt Nam để góp phần kiến nghị bổ sung hoàn thiện các chế định hình sự về tội đưa
hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet,
để luật hình sự thật sự là công cụ sắc bén trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội
phạm mới trong giai đoạn mới.
Thứ nhất, quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự do “thu lợi bất
chính từ một trăm triệu đồng trở lên” tại điểm c khoản 2 Điều 226 Bộ luật hình sự, xét
về mặt từ ngữ, có thể thấy tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự do thu lợi bất chính
chỉ áp dụng thu lợi đối với vật chất, đó là số tiền từ một trăm triệu đồng trở lên. Quy
định nêu trên của luật hình sự Việt Nam đã loại trừ hình thức thu lợi bất chính đối với
những lợi ích về mặt tinh thần.Tuy nhiên, trong thực tế người phạm tội đưa hoặc sử
dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet thực
hiện các hành vi như mua, bán hay trao đổi thu được không chỉ là lợi ích về mặt vật
chất mà còn có các lợi ích về mặt tinh thần. Ví dụ: quan hệ tình dục, thăng chức…Do
vậy, những lợi ích về mặt tinh thần có được do thu lợi bất chính sẽ không được xem là
tình tiết tăng nặng khung hình phạt đối với hành vi phạm tội này, mặc dù xét về mặt lý
luận và thực hiện thì lợi ích về mặt tinh thần đều là mục đích mà tội phạm này hướng
đến. Quy định “thu lợi bất chính từ một trăm triệu đồng trở lên” của luật hình sự Việt
Nam xuất phát từ quan điểm cho rằng có thu lợi bất chính từ một trăm triệu đồng trở
lên là lợi ích về vật chất lớn và có tác động lớn đến hành vi của người phạm tội nên
quy định là tình tiết tăng nặng. Bên cạnh đó, những lợi ích về mặt tinh thần được xem
là khó xác định, vì vậy sẽ khó quy kết và chứng minh về mặt tố tụng. Đây là một hạn
chế rất lớn, trên thực tế hành vi đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy
tính, mạng viễn thông, mạng internet diễn ra thu được những lợi ích đa dạng. Vì vậy
trong giai đoạn hiện nay nếu chỉ áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối
với những lợi ích thuần túy về mặt vật chất, sẽ là một khiếm khuyết lớn, là một hạn
chế trong quá trình đấu tranh và xử lý tội phạm này, người viết cho rằng dù thu lợi bất
chính là lợi ích về vật chất hay tinh thần nếu nó được xem là lợi ích có được từ hành vi
đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng
internet, nếu thỏa mãn nhu cầu của người phạm tội và ảnh hưởng đến việc quản lý môi
trường mạng thì cũng cần xem xét, đánh giá việc ghi nhận là tình tiết tăng nặng trách
nhiệm hình sự.
Thứ hai, quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “gây hậu quả rất
nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng tại điểm d khoản 2 Điều 226 Bộ luật hình sự,
mặc dù gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng có mức độ hành vi khác
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
51
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
nhau nhưng lại có cùng khung hình phạt, người viết cho rằng quy định như vậy là
không hợp lý, bởi việc đánh giá mức độ của hành vi phạm tội là rất nghiêm trọng hoặc
đặc biệt nghiêm trọng là để áp dụng đúng khung hình phạt, nếu thiệt hại gây ra cho xã
hội được xác định là có mức độ nghiêm trọng khác nhau thì không thể áp dụng cùng
một khung hình phạt, như vậy sẽ không đảm bảo nguyên tắc công bằng trong việc áp
dụng hình phạt đối với các hành vi của người phạm tội.
Ví dụ: Anh C thực hiện hành vi đưa lên mạng internet đoạn clip lực lượng công
an đang thi hành nhiệm vụ tại vũ trường Z, với những hình ảnh bị cắt, ghép… nhằm
bôi xấu hình ảnh của lực lượng công an, làm giảm uy tín của họ trong mắt nhân dân.
Thiệt hại do hành vi gây ra được xác định là rất nghiêm trọng nên anh C sẽ bị áp dụng
tình tiết tăng nặng “gây hậu quả rất nghiêm trọng” với mức cao nhất của khung hình
phạt lên đến bảy năm tù.
Một vụ án khác xảy ra, anh D thực hiện hành vi đưa lên mạng internet đoạn clip
những với hình ảnh giết người dã man thời kỳ Pol Pot (khmer đỏ), với sự tiếp tay của
một số quân lính Việt Nam. Mặc dù, đây chỉ là những hình ảnh dàn dựng, cắt,
ghép…nhưng nó cũng khơi gợi lại nỗi đau của người dân có người thân chết vì chính
sách diệt chủng thời kỳ đó, gây ra sự kỳ thị không nên có đối với một số người khmer
sinh sống tại Việt Nam. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến an ninh chính trị của
quốc gia mà còn mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam với nước bạn Campuchia có
thể bị ảnh hưởng. Thiệt hại do anh D gây ra được xác định là “đặc biệt nghiêm trọng”,
mức cao nhất của khung hình phạt cũng là bảy năm tù.
Qua ví dụ nêu trên, rõ ràng thiệt hại do hành vi của anh C gây ra có mức độ
nguy hiểm cho thấp hơn so với anh D nhưng cả hai người đều được áp dụng cùng một
khung hình phạt từ hai năm đến bảy năm tù. Người viết cho rằng cần phải sửa đổi quy
định tại điểm d khoản 2 Điều 226, phạm tội ở mức độ nào thì có hình phạt tương xứng
để đảm bảo tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật.
3.2.2. Những bất cập trong công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tội đưa hoặc sử
dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet
Trong công tác chủ động phòng ngừa và phát hiện tội đưa hoặc sử dụng trái phép
thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet bộc lộ nhiều hạn chế,
chưa chủ động phát hiện tội phạm trước khi nó xảy ra mà chỉ sau khi tội phạm hoàn
thành rồi mới vào cuộc điều tra, truy tìm người đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin
trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet. Hiện nay, công tác chủ động
phòng ngừa tội phạm là vấn đề nan giải, bởi trong giai đoạn hội nhập quốc tế số lượng
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
52
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
người dung internet ở Việt Nam là rất lớn không giới hạn ở một tầng lớp, một giai cấp
hay một nhóm đối tượng cụ thể nào chứ không giống như các tội phạm về tham nhũng
chủ thể của tội phạm là những người có chức vụ, quyền hạn. Những hạn chế, thiếu xót
trong công tác chủ động phòng ngừa và phát hiện tội phạm khiến công tác đấu tranh
phòng chống tội phạm chưa được như mong muốn. Tình trạng trên là do cơ quan bảo
vệ pháp luật còn những hạn chế sau:
− Cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức, doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ internet còn chưa chặt chẽ.
− Cơ quan chuyên trách đấu tranh phòng chống tội phạm trong lĩnh vực công
nghệ thông tin nói chung và tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy
tính, mạng viễn thông, mạng internet nói riêng chỉ mới được thành lập ở Bộ công an
của một số tỉnh, thành phố, chưa có quy mô rộng khắp.
Trong công tác xử lý tội phạm cũng gặp nhiều khó khăn, khi phát hiện tội phạm
nhưng không đủ cơ sở để chứng minh, kết tội người phạm tội cơ quan tố tụng còn lung
túng trong quá trình xử lý. Tình trạng trên xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, về vấn đề thu thập, bảo quản, đánh giá chứng cứ.
Trong các vụ án thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin thì các dấu vết được thu
thập thường thể hiện là các chứng cứ điện tử21. Do đó việc thu thập, bảo quản và xử lý
các chứng cứ này để chứng minh tội phạm đòi hỏi phải tuân theo chu trình nghiêm
ngặt, nếu không rất dễ làm mất các dấu vết không khôi phục được. Lý do là loại chứng
cứ điện tử nếu không được lưu giữ giám sát theo quy trình được pháp luật quy định thì
sẽ không bảo toàn được tính chính xác toàn vẹn so với nguyên gốc vì đặc điểm của
loại tài liệu này rất dễ có thể bị sửa chữa, xóa bớt hay chèn thêm thông tin. Trong thực
tiễn, những dữ liệu máy tính thể hiện phương thức, thủ đoạn phạm tội của tội phạm
công nghệ cao cho đến nay chưa được coi là chứng cứ nếu không xử lý tốt bằng các
biện pháp tố tụng, chuyển hóa. Ngoài ra, giữa các cơ quan tố tụng còn có những nhận
thức chưa thống nhất về thủ đoạn phạm tội cũng như cách thức vận dụng pháp luật để
giải quyết án. Chính vì vậy, việc đánh giá chứng cứ để chứng minh tội phạm là hết sức
khó khăn.
Thứ hai, về trình độ của đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán và trang
thiết bị của các cơ quan pháp luật còn chưa được trang bị đầy đủ và phù hợp.
21
Chứng cứ điện tử là những chúng cứ được lưu giữ dưới hình thức điện tử hoặc kỹ thuật số trong máy tính hoặc
thiết bị điện tử có bộ nhớ (như máy điện thoại, máy photocopy…). Những chứng cứ điện tử được thu thập để
chứng minh tội phạm có thể là các chứng cứ do máy tính tạo ra hoặc do con người tự tạo ra được lưu giữ trong
máy tính hoặc trong thiết bị điện tử (như các tập tin tài liệu, hình ảnh…).
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
53
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
Đây là một loại tội phạm mới xuất hiện ở Việt Nam, là lĩnh vực rất phức tạp,
các hoạt động phạm tội trong lĩnh vực này thường rất khó phát hiện, để đấu tranh với
loại tội phạm này đòi hỏi cần phải có đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán
chuyên nghiệp có kiến thức chuyên ngành về công nghệ thông tin. Song thực tế hiện
nay, lực lượng Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán thực thi nhiệm vụ trong lĩnh
vực này còn mỏng, trang thiết bị còn nhiều hạn chế. nên kinh nghiệm điều tra, truy tố
cũng chưa nhiều. Các quy định trong Bộ luật hình sự về loại tội phạm này ban hành từ
năm 1999 cho đến năm 2009 có bổ sung thêm một số tội danh mới, nhưng đến mới
đây năm 2012 mới có văn bản hướng dẫn thi hành. Như vậy, ngoài yếu tố nhận thức
và hiểu biết về kiến thức chuyên ngành công nghệ thông tin của các cán bộ tiến hành
tố tụng còn hạn chế, thì một trong những khó khăn trong việc ứng phó với loại tội
phạm này là các quy định của Bộ luật hình sự còn quá chung chung, mang tính nguyên
tắc, sau khoảng thời gian dài kể từ khi ban hành đến nay mới có văn bản hướng dẫn,
nên có thể dẫn tới việc hiểu điều luật chưa thống nhất và bỏ lọt tội phạm. Theo dự báo
thì tình hình tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông sẽ có chiều
hướng gia tăng với tốc độ nhanh, và ngày càng tinh vi phức tạp, liên ngành Trung
ương cần có các hội nghị tập huấn và các văn bản hướng dẫn cụ thể và thường xuyên
để việc xử lý và áp dụng pháp luật được thống nhất và hiệu quả hơn.
3.2.3 Những bất cập trong công tác quản lý Nhà nước về thông tin trên mạng
Nhận thức được sự phát triển mạnh mẽ của nội dung thông tin trên internet với
những đặc thù rất phức tạp về công nghệ kỹ thuật toàn cầu, trong những năm gần đây,
Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan tăng cường
công tác quản lý nhà nước đối với thông tin trên internet. Tuy nhiên, trên thực tế
internet đang thể hiện ngày càng rõ nét đặc trưng của một xã hội ảo, phản ánh ngày
càng toàn diện các hoạt động của đời sống thật ở mức độ tự do hơn cho mỗi cá thể,
phức tạp hơn cho công tác quản lý. Mặc dù vậy, bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của
Bộ Thông tin và Truyền thông cùng với Bộ Công an, nhận thức về trách nhiệm và sự
phối hợp của các bộ, ngành khác còn nhiều hạn chế.
Internet là lĩnh vực đặc thù có sự phát triển nhanh, mạnh, gắn liền với sự phát
triển của thế giới. Vì vậy, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quản lý lĩnh vực
này cũng đòi hỏi phải được bổ sung, điều chỉnh thường xuyên cho phù hợp với sự phát
triển và yêu cầu quản lý. Ðến nay hệ thống văn bản điều chỉnh các hoạt động liên quan
đến việc cung cấp, sử dụng thông tin trên internet đã được bổ sung, hoàn thiện đáng
kể. Tuy nhiên hệ thống các văn bản về quản lý nội dung thông tin điện tử trên internet
vẫn còn chưa đồng bộ, thiếu các quy định cụ thể để phân định rõ ràng, chính xác các
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
54
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
hành vi vi phạm pháp luật. Việc xây dựng quy định, chính sách chưa theo kịp sự phát
triển.Vấn đề khó khăn trong việc áp dụng chính sách pháp luật là do tính chất không
biên giới của internet. Một hành vi trên internet có thể vi phạm pháp luật của một
nước, nhưng lại là được phép ở một quốc gia khác, vì vậy việc xử lý vi phạm, yêu cầu
gỡ bỏ thông tin sai trái trên môi trường mạng cũng bị giới hạn, chỉ có tác dụng nhất
định khi người vi phạm, hành vi vi phạm xảy ra ở quốc gia đó.
Hiện nay, việc xác định và xử lý công khai nội dung sai phạm vẫn do Bộ Thông
tin và Truyền thông chủ trì, chủ yếu dựa vào các quy định định tính, chưa cụ thể về
hành vi sai phạm, của văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; chưa có sự phối hợp
chặt chẽ giữa các bộ, ngành có liên quan. Vì vậy, việc đưa ra quyết định của cơ quan
chức năng hay bị cho là có tính áp đặt chủ quan, không khách quan. Nhiều trường hợp
bị lợi dụng kích động, gây khó khăn cho việc tạo sự đồng thuận của dư luận xã hội; tạo
ra áp lực lớn cho cơ quan chức năng, nhất là đối với những thông tin nhạy cảm về
chính trị, đối ngoại... mà dư luận quốc tế đang quan tâm.
Vì vậy trong nhiều trường hợp, các đơn vị thực thi còn khó khăn khi quyết định
hình thức xử lý, nhiều trường hợp không dám công khai biện pháp xử lý do có yếu tố
nhạy cảm, nên chưa đề cao tính răn đe. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý sai phạm
tuy đã được tăng cường nhưng năng lực bộ máy thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm còn
hạn chế, rất thiếu về số lượng thanh tra chuyên ngành; năng lực kỹ thuật xử lý, ngăn
chặn thông tin sai phạm từ các máy chủ đặt tại nước ngoài còn nhiều bất cập. Chế tài
xử lý chưa đủ mạnh, chưa đạt được hiệu quả răn đe cần thiết.
Trên thực tế, nguồn phát tán thông tin sai phạm chủ yếu là từ các máy chủ nước
ngoài nhằm tránh sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, không điều chỉnh bằng các
biện pháp hành chính được; trong khi các biện pháp ngăn chặn kỹ thuật mới chỉ tập
trung đối với những thông tin sai phạm về an ninh chính trị, còn đối với những sai
phạm thông tin khác thuộc các trường hợp phạm tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông
tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet chưa có điều kiện quan tâm
đúng mức.
3.3. Giải pháp cho những bất cập trong đấu tranh phòng chống tội đưa hoặc sử
dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet ở
Việt Nam
3.3.1. Hoàn thiện pháp luật hình sự về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin
trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
55
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành là một bộ phận trong hệ thống pháp luật của
nhà nước, với tư cách là một công cụ sắc bén trong đấu tranh phòng chống tội phạm,
góp phần đảm bảo an ninh chính trị của quốc gia. Bên cạnh đó, Bộ luật hình sự thể
hiện sự chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh phòng chống tội phạm thông
qua việc xử lý tội phạm bằng hình phạt nhằm mục đích răn đe, giáo dục người phạm
tội, cảm hóa, cải tạo họ trở thành công dân có ích cho xã hội; qua đó, tuyên truyền,
giáo dục pháp luật cho mọi người, bồi dưỡng tinh thần, ý thức tuân thủ pháp luật, chủ
động tham gia phòng ngừa và chống tội phạm. Để thực hiện được điều này, nhà nước
đã không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và luật hình sự nói riêng, để
đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trong từng thời kỳ, phát huy vai trò của
luật hình sự trong đời sống chính trị, xã hội. Dưới đây người viết nêu lên một số giải
pháp hoàn thiện quy định về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy
tính, mạng viễn thông, mạng internet góp phần vào công cuộc kiện toàn hệ thống pháp
luật hình sự trong giai đoạn mới.
Thứ nhất, vấn đề về áp dụng tình tiết tăng nặng đối với trường hợp “thu lợi bất
chính từ một trăm triệu đồng trở lên” cần được xem xét và mở rộng. Theo quy định
của bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 về tình tiết tăng nặng trách nhiệm
hình sự do thu lợi bất chính từ một trăm triệu đồng trở lên, xét về mặt câu chữ có thể
thấy lợi ích có được từ hành vi thu lợi bất chính chỉ tồn tại dưới hình thức những lợi
ích vật chất. Đây là một hạn chế rất lớn, trên thực tế hành vi phạm tội đưa hoặc sử
dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet diễn ra
diễn ra rất tinh vi với những lợi ích rất đa dạng mà người phạm tội hướng tới. Trong
một số trường hợp lợi ích về mặt tinh thần được xem trọng hơn so với những lợi ích
vật chất, nên người phạm tội hướng đến lợi ích về mặt tinh thần. Quan điểm lý luận
của người viết cho rằng hành vi thu lợi bất chính không chỉ đối với những lợi ích về
mặt vật chất, mà còn có những lợi ích về mặt tinh thần. Nếu chỉ áp dụng tình tiết tăng
nặng trách nhiệm hình sự đối với hành vi thu lợi bất chính về mặt vật chất, như vậy là
chưa đầy đủ. Bởi trong một số trường hợp thu lợi bất chính về mặt tinh thần như quan
hệ tình dục, lợi ích này trái với đạo đức, trái pháp luật. Người viết cho rằng cần phải
xem xét áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với hành vi thu lợi bất
chính về mặt tinh thần. Việc chỉ ghi nhận tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối
với những lợi ích về mặt vật chất có thể gây khó khăn cho công tác đấu tranh phòng
chống tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên máy tính, mạng viễn thông, mạng
internet ở Việt Nam. Để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật hình sự, răn đe,
phòng ngừa, phát hiện và xử lý tội phạm có hiệu quả thì việc mở rộng phạm vi áp dụng
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
56
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với việc thu lợi bất chính – trong đó có cả
lợi ích vật chất và tinh thần là một vấn đề xác đáng và cần thiết.
Thứ hai, Bộ luật hình sự 1999 ra đời đã sửa đổi chế định phân loại tội phạm.
Thực trạng trước đây, tội phạm chỉ được phân chia thành hai nhóm, sự chênh lệch như
vậy là khá lớn. Nhiều tội phạm có mức hình phạt từ năm năm tù trở xuống nhưng lại
bao gồm các tội phạm có tính nguy hiểm cao (chẳng hạn tội phạm quy định tại Điều
104, 112,…Bộ luật hình sự có cùng chính sách xử lý nên không được dư luận đồng
tình. Mặt khác, các tội phạm nghiêm trọng có mức hình phạt cao nhất trên năm năm tù,
tù chung thân hoặc tử hình lại có cùng chính sách xử lý gần giống nhau (theo bộ luật
hình sự 1985) là khó đảm bảo nguyên tắc công bằng và nguyên tắc phân hóa trách
nhiệm hình sự. Theo xu hướng đó, tội phạm được chia thành bốn loại: Tội phạm ít
nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng. Điểm sửa đổi này của Bộ luật hình sự 1999 là hết sức cần thiết trong
tình hình mới, nhằm tạo cơ sở cho việc thực hiện triệt để nguyên tắc phân hóa trách
nhiệm hình sự.22
Tương tự, thiệt hại gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng rõ
ràng là có tính chất, mức độ hành vi khác nhau nhưng có cùng khung hình phạt là khó
có thể đảm bảo nguyên tắc công bằng và nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự.
Do vậy, cần xây thêm khung hình phạt để xử lý các trường hợp gây hậu quả đặc
biệt nghiêm trọng, chứ không thể cứ xử lý cùng khung hình phạt khi thiệt hại được xác
định là khác nhau. Người viết mạnh dạn đưa ra mô hình cụ thể xây dựng thêm khung
hình phạt để xử lý trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng với khung hình phạt
từ 7 đến 15 năm tù.
Người phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 7
năm đến 15 năm tù
a) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
b) Ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của quốc gia.
3.3.2. Giải pháp cho những bất cập trong công tác chủ động phòng ngừa, phát
hiện và xử lý tội phạm
Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông,
mạng internet là một trong những tội phạm mới được quy đinh trong luật hình sự Việt
22
Phạm Văn Beo, Giáo trình luật hình sự Việt Nam quyển 1(phần chung), Nxb. Chính trị quốc gia,Hà Nội, năm
2009, tr.129.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
57
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
Nam. Tội phạm này xâm phạm đến lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân và trật tự an
toàn xã hội gây ra hậu quả nghiêm trọng. Hơn nữa, tội phạm này là mối nguy hại âm
thầm nhưng có tác động lớn đến xã hội, là nguyên nhân xảy ra các tội phạm khác được
quy định trong bộ luật hình sự. Thấy được sự nguy hại của tội phạm và thực trạng
đang diễn ra, tác động đến xã hội với quy mô ngày càng lớn và nghiêm trọng. Vậy
nên, việc đấu tranh phòng chống tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng
máy tính, mạng viễn thông, mạng internet tiến đến ngăn chặn, đẩy lùi và xóa bỏ tội
phạm này là vấn đề cấp bách, đòi hỏi trách nhiệm và quyết tâm của tất cả các ngành,
các cấp, cùng toàn thể nhân dân. Bởi công nghệ thông tin là lĩnh vực đã và đang phát
triển mạnh ở nước ta, nên phải “đi trước đoán đầu” tội phạm là vấn đề quan trọng được
đặt lên hàng đầu.
Thế nhưng đấu tranh phòng chống tội đưa hoặc sử dụng thông tin trên mạng
máy tính, mạng viễn thông, mạng internet không là một vấn đề đơn giản. Do hành vi
đưa hoặc sử dụng thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet tồn
tại song song với sự phát triển hệ thống mạng ở nước ta, công nghệ thông tin còn được
ứng dụng trong quản lý nhà nước, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội.
Phòng chống tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy máy tính,
mạng viễn thông, mạng internet là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân nhưng trước hết
là nhiệm vụ của cơ quan nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật…Việc chủ động tấn công
tội phạm này cần nhận được sự quan tâm quan tâm đúng mức, không phải chỉ là hô
hào “phòng chống tội phạm công nghệ cao” là đủ mà cần phải nhìn vào bản chất của
tội phạm này, nhận diện các mấu chốt để từ đó có chiến lược và sách lược phòng
chống tội đưa hoặc sử dụng thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng
internet có hiệu quả.
3.3.3. Giải pháp cho những bất cập trong công tác quản lý nhà nước về thông tin
trên mạng
Trong thời kỳ hiện nay, nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Công
nghệ thông tin là một trong những lĩnh vực được ưu tiên phát triển hiện nay, là đòn
bẩy cho sự tăng trưởng của nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân
Việt Nam. Đi liền với nó là sự xuất hiện của tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông
tin, điển hình là tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng
viễn thông, mạng internet có xu hướng gia tăng, gậy ra thiệt hại nghiêm trọng cho xã
hội. Do đó cần phải trừng trị nghiêm để ngăn chặn loại tội phạm này, nhưng vẫn giữ
được hoạt động bình thường của hệ thống mạng, phát huy tiềm năng của đất nước.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
58
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
Quản lý chặt chẽ thông tin được truyền, đưa và lưu trữ trên mạng. Mặc dù các thông
tin trên mạng thuộc trương hợp quy định tại điều 226 Bộ luật hình sự không thuộc các
trường hợp phạm tội xâm phạm đến an ninh quốc gia nhưng vẫn cần được quan tâm
đúng mức, bởi tội phạm này cũng gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, gián tiếp
ảnh hưởng đến an ninh chính trị của quốc gia.
Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên đối với
các thông trên mạng, để mọi người và nhất là các cơ quan, tổ chức, các nhân nghiêm
chỉnh chấp hành quy định của pháp luật về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ
mạng. Không quên tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao trình độ về công
nghệ thông tin của đội ngũ các bộ để phát huy hiệu quả quản lý. Hơn nữa, cần tăng
cường mối quan hệ hợp tác quốc tế để có thể triệt để đẩy lùi tội phạm.
Ở nước ta, mặt bằng kinh tế còn thấp so với các nước phát triển, mặt trái sự
phát triển mạnh của công nghệ thông tin và còn nhiều vấn đề trong đời sống xã hội
phải giải quyết . Do đó, về lâu về dài chúng ta không thể không quan tâm đến vấn đề
quản lý thông tin trên mạng cũng như việc đề cao trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà
nước trong môi trường mạng.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
59
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
KẾT LUẬN
Trong thời gian vừa qua, tội phạm đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên
mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet diễn ra phức tạp và có chiều hướng
gia tăng không chỉ ở nước ta mà còn ở các quốc gia khác trên thế giới. Đứng trước tình
hình đó, các quốc gia trên thế giới cũng đã chia sẽ những kinh nghiệm quý báu trong
công tác đấu tranh tích cực phòng chống hiệu quả đối với loại tội phạm này. Tội đưa
hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet
không dừng lại ở phạm vi của một quốc gia hay vùng lãnh thổ nhất định nào, bởi công
dân của quốc gia có thể trở thành chủ thể của tội phạm ở quốc gia khác mà không cần
phải đến quốc gia đó mà vẫn có khả năng xâm phạm lợi ích của cơ quan . Thiết nghĩ,
trước thực trạng đó chúng ta cần đề ra những biện pháp cụ thể nhằm ngăn chặn có hiệu
quả, tiến đến đẩy lùi tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính,
mạng viễn thông, mạng internet. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu “Tội đưa hoặc sử
dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet trong
luật hình sự Việt Nam”, người viết xin đưa ra một vài giải pháp sau đây:
− Xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, chặt chẽ để không có khe
hở cho tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông,
mạng internet luồn lách. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về tội phạm công
nghệ cao, cần nghiên cứu để có những quy định thích hợp trong quá trình phát hiện và
xử lý tội phạm này, phải sửa đổi bổ sung ngay những điều luật không phù hợp.
− Hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông
tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, mặc dù Bộ luật hình sự năm
1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 đã có những quy định khá chi tiết và nghiêm khắc
nhưng còn một số điểm cần xem xét lại.
− Thành lập và mở rộng một đơn vị đặc nhiệm chống tội phạm chống tội phạm
mạng có nhiệm vụ điều tra và xử lý các trường hợp phạm tội công nghệ cao.
− Tăng cường công tác bảo vệ sự an toàn thông tin trên mạng, cũng như đảm bảo
an ninh thông tin.
− Đầu tư trang thiết bị hiện đại nhất, cơ sở hạ tầng tốt nhất nhằm phục vụ việc
phát hiện và điều tra các hành vi liên quan đến sử dụng máy tính để phạm tội.
− Thiết lập và giữ vững mối quan hệ chặt chẽ với cơ quan an ninh thông tin, với
các cơ sở đào tạo đại học và sau đại học, các viện nghiên cứu về công nghệ thông tin,
các nhà cung cấp dịch vụ internet trên đất nước để có thông tin và kiến thức chuyên
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
60
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
ngành cập nhật để cùng hợp tác đấu tranh. Tăng cường nội dung giảng dạy tại các
trường về đặc điểm tội phạm công nghệ thông tin và công tác đấu tranh phòng chống
loại tội phạm này.
− Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo cho các cán bộ điều tra viên, kiểm sát
viên và Tòa án của chúng ta để có đủ trình độ tin học, kỹ thuật để xử lý thông tin phục
vụ việc phát hiện và điều tra các hành vi phạm tội liên quan đến máy tính trong thời
gian tới. Ngoài ra có thể mời các chuyên gia giỏi trong các nước khu vực và trên thế
giới có kinh nghiệm về đào tạo và tập huấn.
− Tiếp tục tăng cường sự hợp tác quốc tế với các nước, với các cơ quan, tổ chức
chuyên trách trong việc phát hiện, phòng ngừa và trấn áp tội phạm, đồng thời xem như
là một phương tiện hỗ trợ trong điều tra tội phạm và tội mối quan hệ gắn kết hơn giữa
các quốc gia.
− Liên tục thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động quan trọng có sử dụng máy
tính liên quan đến an ninh, quốc phòng, khoa hoc công nghệ, hệ thống ngân hàng… để
kịp thời xử lý.
Mặc dù tình hình tội phạm đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy
tính, mạng viễn thông, mạng internet diễn ra phức tạp và có chiều hướng gia tăng,
nhưng với sự nổ lực của toàn Đảng, toàn dân ta, người viết tin rằng trong thời gian sắp
tới đây tình hình tội phạm đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính,
mạng viễn thông, mạng internet sẽ có những chuển biến khả quan hơn, cũng như cuộc
chiến chống tội phạm công nghệ cao của ta sẽ đạt được kết quả cao hơn.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
61
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1985, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.
2. Bộ luật dân sự, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.
3. Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999, sửa đổi
bổ sung năm 2009, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.
4. Luật công nghệ thông tin, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006.
5. Luật công nghệ cao, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008
6. Luật viễn thông, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.
7. Nghị quyết số 33/2009/QH12 của Quốc Hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ngày 19 tháng 06 năm 2009 về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ luật hình sự.
8. Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 15 tháng 07 năm 2013 về
quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.
9. Nghị định số 25/2014/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 07 tháng 04 năm 2014 quy
định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
10. Thông tư số 09/2014/TT-BTT&TT của Bộ thông tin và truyền thông ngày 19
tháng 08 năm 2014 quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin
trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội.
11. Thông tư liên tịch số 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTT&TT-VKSNDTCTANDTC ngày 10-09-2012 của Bộ công an, Bộ quốc phòng, Bộ tư pháp, Bộ thông tin
và truyền thông, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp
dụng quy định của Bộ luật hình sự về một số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông
tin và viễn thông.
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
62
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
DANH MỤC SÁCH, GIÁO TRÌNH, TẠP CHÍ
1. Phạm Văn Beo, Giáo trình luật hình sự Việt Nam quyển 1(phần chung), Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009.
2. Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam quyển 2 (phần các tội phạm), Nxb.
Chính trị quốc gia, 2012.
3. Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm trong luật hình sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân
dân, Hà Nội, 1991.
4. Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội, 2000.
5. Phạm văn lợi (chủ biên), Tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, Nxb. Tư
Pháp, 2007.
6. Nguyễn Đức Mai, Tìm hiểu các tội xâm phạm an toàn công cộng trật tự công
cộng và trật tự quản lý hành chính, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2014.
7. Đào Trí Úc (chủ biên), Tội phạm học, luật hình sự và tố tụng hình sự Việt Nam,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994.
8. Trịnh Tiến Việt, Tình hình tội phạm tin học trên thế giới, kinh nghiệm đấu
tranh phòng chống và vấn đề tiếp thu vào Việt Nam, tạp chí tòa án, Hà Nội, số 07,
2006, tr. 39-48.
DANH MỤC TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ
1. Phương Anh , Việt báo: Bốn SV phát tán “clip sex Vàng anh” hưởng án treo,
http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Bon-SV-phat-tan-clip-sex-Vang-anh-huong-antreo/75183980/218/, [truy cập ngày 04/10/2014].
2. Bộ thông tin và truyền thông: Tình hình phát triển viễn thông, internet trong
năm 2013,
http://mic.gov.vn/solieubaocao/solieuthongke/vienthong/Trang/Tinhhinhphattrienvient
hong,internetnam2013.aspx, [truy cập ngày 31/10/2014].
3. Lâm Hoài, Tuổi trẻ: Phát hiện chấn động hơn 14.000 điện thoại bị nghe lén ở
VN, http://nhipsongso.tuoitre.vn/tin/20140623/phat-hien-chan-dong-hon-14000-dienthoai-bi-nghe-len-o-vn/614196.html, [truy cập này 07/11/2014].
4. Như Trang, Báo pháp luật: Tạm giữ 2 đối tượng tung clip đột kích vũ trường
New Century, http://baophapluat.vn/cau-chuyen-phap-dinh/tam-giu-2-doi-tuong-tungclip-dot-kich-vu-truong-new-century-89075.html, [truy cập ngày 08/11/2014].
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
63
SVTH: Thái Anh Thư
Luận văn tốt nghiệp
Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin...
5. Lê Trọng Thắng , Trường đại học Cảnh sát nhân dân: Cơ sở pháp lý đấu tranh
phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao ở
Việt Nam hiện nay, http://www.pup.edu.vn/vi/Nghien-cuu-trao-doi/Co-so-phap-ly-dautranh-phong,-chong-toi-pham-va-cac-vi-pham-phap-luat-khac-co-su-dung-cong-nghecao-o-Viet-Nam-hien-nay---796, [truy cập ngày 08/11/2014].
6. Quang Trường, An ninh thủ đô: lĩnh án tù vì đưa trái phép thông tin trên mạng
viễn thông, http://www.anninhthudo.vn/Phap-luat/Linh-an-tu-vi-dua-trai-phep-thongtin-tren-mang-vien-thong/423315.antd, [truy cập ngày 04/09/204].
7. Phạm Minh Tuyên, Tòa án nhân dân tối cao: Quy định của Bộ luật hình sự và
các văn bản hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 2009 về
tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông ở Việt Nam,
http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1
751909&item_id=26779872&article_details=1, [truy cập ngày 8/11/2014].
8. Trịnh Tiến Việt, Đại học quốc qia thành phố Hồ Chí Minh: So sánh quy định về
tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ trong luật hình sự Việt Nam và công ước Liên
hợp
quốc
về
phòng
chống
tham
nhũng,
http://phapche.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=639f1291-63cb-4847-9323-3440338bfabc,
[truy cập ngày 17/11/2014].
GVHD: TS. Phạm Văn Beo
64
SVTH: Thái Anh Thư
[...]... liệu, chứng cứ 1.2 Khái quát về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet 1.2.1 Khái niệm về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet được quy định tại Điều 226 trong Bộ luật hình sự của nước cộng hòa GVHD: TS... thể Tội phạm đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, 6 Điều 226 Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 GVHD: TS Phạm Văn Beo 13 SVTH: Thái Anh Thư Luận văn tốt nghiệp Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng viễn thông, mạng internet là những hành vi bị quy định trong luật hình sự. .. định trong Bộ luật hình sự GVHD: TS Phạm Văn Beo 20 SVTH: Thái Anh Thư Luận văn tốt nghiệp Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin 1.2.4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu quy định của pháp luật Hình sự về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet 1.2.4.1 Về mặt lý luận Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet. .. nghiệp Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin xã hội chủ nghĩa Việt Nam Theo quy định của Bộ luật hình sự hình sự 1999, sửa đổi bổ 2009 tội phạm này được định nghĩa như sau: Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet được hiểu là những hành vi sau: a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet những thông tin trái với quy định của pháp luật, ... internet là tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự và cũng là một phần của khoa học pháp luật hình sự Nội dung nghiên cứu của tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet cũng không thể không thừa nhận là một phần của khoa học pháp lý hình sự khi nghiên cứu về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet. .. đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet một cách hoàn chỉnh GVHD: TS Phạm Văn Beo 22 SVTH: Thái Anh Thư Luận văn tốt nghiệp Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin Việc xây dựng hoàn chỉnh tội phạm này sẽ làm cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự phạm tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, trong đó... sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, đây cũng là ý nghĩa quan trọng khi tiến hành nghiên cứu tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet trong pháp luật hình sự Việt Nam Theo LêNin: “Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ và quan hệ gián tiếp của sự. .. Bộ luật này; b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hoá những thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó; c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet 6 Trong đó, các thuật ngữ mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng. .. lý…của tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet là hoàn toàn phân biệt Qua đó, các nhà làm luật cần phải quy định chặt chẽ, khả thi tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet để nó có thể đạt được hiệu quả cao trong khi áp dụng Như vậy, việc GVHD: TS Phạm Văn Beo 21 SVTH: Thái Anh Thư Luận văn tốt nghiệp Tội. .. đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng vễn thông, mạng internet là các hành vi phạm tội được thể hiện ở một trong các dạng sau: Thứ nhất, hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 88 và Điều 253 của Bộ luật này” Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet