Khung hình phạt tăng nặng

Một phần của tài liệu tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet trong luật hình sự việt nam (Trang 40)

5. Kết cấu đề tài

2.3.2. Khung hình phạt tăng nặng

2.3.2.1. Phm ti có t chc.

Phạm tội có tổ chức theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 226 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 cũng tương tự như các trường hợp phạm tội có tổ chức khác. Đưa hoặc sử dụng trái thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet có tổ chức là trường hợp có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm, trong đó có người tổ chức, giúp sức, người xúi giục. Tuy nhiên, không phải vụ án đưa hoặc sử dụng trái thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet có tổ chức nào cũng có đủ những người giữ vai trò nêu trên mà

tùy từng trường hợp có thể chỉ có tổ chức và người thực hành mà không có người giúp sức hoặc người xúi giục nhưng nhất định phải có người tổ chức và người thực hành. Đối với tội đưa hoặc sử dụng trái thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet có tổ chức mang đặc điểm riêng như: chắc chắn rằng người thực hành trong vụ án đưa hoặc sử dụng trái thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet có tổ chức là người có trình độ nhất định trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông và đã không sử dụng sự hiểu biết đó để mang lại lợi ích hợp pháp cho bản thân, cho xã hội, cho sự phát triển vững mạnh của đất nước mà thay vào đó là việc lợi dụng kiến thức có được để thực hiện hành vi phạm tội.

Tội đưa hoặc sử dụng trái thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet có tổ chức thường khó trong việc thu thập đầy đủ chứng cứ để kết tội người thực hiện hành vi, vì có sự câu kết và phân công vai trò trách nhiệm của từng người trong đồng phạm một cách chặt chẽ. Điển hình cho việc đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet có tổ chức: “Theo cáo

trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố hai bị can Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành: Ngày 10-6-2010, Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ Thông tin và Truyền thông) kiểm tra, phát hiện thu giữ 3 hệ thốn g máy phát sóng và các phương tiện kỹ thuật phục vụ việc phát sóng vô tuyến điện do Vũ Đức Trung (là Giám đốc Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa), lắp đặt tại nhà của Lê Văn Mạnh (là bố vợ Trung, ở thôn Thạch Lỗi, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn) và nhà Lê Văn Thành. Việc lắp đặt đài phát sóng của Vũ Đức Trung là vi phạm pháp luật nên Cục Tần số vô tuyến điện đã gửi văn bản đề nghị cơ quan chức năng giải quyết theo quy định của pháp luật.

Qua điều tra cho thấy: Khoảng đầu năm 2008, qua mạng internet, Trung quen biết Võ Hoàng Vinh (SN 1982, người Việt, quốc tịch Mỹ), Ku Kuo Chen (tức “Quốc Chân”) và Liaw Shu Huey (tức “Tú Huệ”) cùng quốc tịch Trung Quốc. Qua trao đổi, cả nhóm thống nhất lắp đặt hệ thống máy móc, thiết bị tại lãnh thổ Việt Nam để phát sóng trái quy định của pháp luật. Sau đó, Vinh, Quốc Chân và Tú Huệ nhập cảnh vào Việt Nam, mang theo các máy móc, thiết bị về nhà ông Lê Văn Mạnh để lắp đặt đài phát sóng. Lắp đặt và hoàn chỉnh các thông số kỹ thuật xong, ngày 26-4-2009, Trung

đã sử dụng phát sóng. Để tăng thêm thời lượng phát sóng, Trung đã lắp đặt thêm 2 hệ

thống máy móc, thiết bị ở nhà Lê Văn Thành (anh vợ Trung) để phát sóng trái phép. Mặc dù biết rõ Trung lắp đặt máy móc, thiết bị để phát sóng trái phép nhưng Thành vẫn thực hiện theo sựhướng dẫn của Trung. Hành vi trên Vũ Đức Trung và Lê Văn Thành đã phạm vào tội “Đưa trái phép thông tin trên mạng viễn thông”. Đối với Lê Văn Mạnh là người cho mượn nhà và biết Trung lắp đặt máy móc, thiết bị để phát

sóng trái phép trong một thời gian gian dài (từ tháng 4-2009 đến ngày 10-6-2010). Tuy nhiên, xét hành vi vi phạm của Mạnh có mức độ, cơ quan tố tụng đã quyết định miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 25, Bộ luật Hình sự. Tại phiên tòa, các bị cáo bị xét xử theo điểm a khoản 2 Điều 226 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. Trong đó, bị cáo VũĐứcTrung giữ vai trò cầm đầu còn bị

cáo Lê Văn Thành là người giúp sức. Mức cao nhất của khung hình phạt này đến bảy năm tù nhưng xét thấy các bị cáo có thái độ khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải… sau khi cân nhắc các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, Hội đồng xét xửđã ra quyết định tuyên phạt bị cáo VũĐức Trung 36 tháng tù, Lê Văn Thành 24 tháng tù cùng về tội danh bị

truy tố nêu trên.”14

Như vậy, phạm tội có tổ chức, là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện một tội phạm, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu.

Đối với các tội phạm trên nếu thuộc trường hợp phạm tội có tổ chức thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt có tình tiết “phạm tội có tổ chức) và khi quyết định hình phạt Toà án không được áp dụng tình tiết tăng nặng “phạm tội có tổ chức” đối với họ nữa.

Khi quyết định hình phạt đối với trường hợp phạm tội có tổ chức, cần chú ý: - Dù với vai trò nào (người tổ chức, người thực hành, người xúi dục hay người giúp sức) thì tất cả những người trong vụ án đều bị áp dụng tình tiết tăng nặng là "phạm tội có tổ chức". Tuy nhiên, mức độ tăng nặng nhiều hay ít đối với từng người còn tuỳ thuộc vào vai trò của họ trong vụ án như đã phân tích ở trên.

- Đối với vụ án có nhiều người tham gia và bị kết án về nhiều tội khác nhau thì cần phân biệt, tội phạm nào là trường hợp phạm tội có tổ chức, tội phạm nào chỉ là đồng phạm thông thường không thuộc trường hợp phạm tội có tổ chức; bị cáo nào phạm tội thuộc trường hợp “phạm tội có tổ chức” thì mới bị áp dụng tình tiết tăng nặng “phạm tội có tổ chức”.

- Đối với vụ án thuộc trường hợp “phạm tội có tổ chức”, nhưng trong đó có người đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội và được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm, nhưng hành vi thực tế đã thực hiện của người này có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó không phải chịu trách nhiệm về tình tiết tăng nặng

14

Quang Trường, An ninh thủđô: lĩnh án tù vì đưa trái phép thông tin trên mạng viễn thông,

http://www.anninhthudo.vn/Phap-luat/Linh-an-tu-vi-dua-trai-phep-thong-tin-tren-mang-vien- thong/423315.antd, [truy cập ngày 04/09/204].

“phạm tội có tổ chức”, vì tội phạm mà họ định thực hiện tuy có tổ chức nhưng họ đã tự ý chấm dứt, còn tội phạm mà họ bị truy cứu trách nhiệm hình sự là một tội phạm độc lập, không liên quan đến việc “phạm tội có tổ chức”.

Mức độ tăng nặng trách nhiệm hình sự của tình tiết này phụ thuộc vào vai trò của từng người tham gia vào tội phạm và quy mô của vụ án. Người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm (người tổ chức) mức độ tăng nặng nhiều hơn người giúp sức trong vụ án. Vì vậy, khi quyết định hình phạt, mức hình phạt của người tổ chức nhất thiết không thể thấp hơn người thực hành, người xúi dục hoặc người giúp sức nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau.

2.3.2.2. Phạm tội do lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet

Phạm tội với tình tiết lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet là tình tiết, là yếu tố định khung hình phạt và mức cao nhất của khung hình phạt này là 7 năm tù. Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet được hiểu là người phạm tội đã sử dụng quyền quản lý, vận hành, khai thác và duy trì hoạt động ổn định hệ thống mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet của mình để thực hiện hành vi phạm tội.

Để có thể áp dụng đúng tình tiết lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet quy định tại điểm b khoản 2 Điều 226 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, thì trước tiên cần hiểu rõ các thuật ngữ được sử dụng ở tình tiết này. Trong đó, thuật ngữ “lợi dụng” được hiểu là dựa vào điều kiện thuân lợi để mưu lợi ích riêng không chính đáng, còn về thuật ngữ “quản trị” đây là một khái niệm rất rộng bao gồm nhiều lĩnh vực. Ví dụ quản trị hành chính (trong các tổ chức xã hội), quản trị kinh doanh (trong các tổ chức kinh tế)...Trong luận văn này, lĩnh vực được đề

cập là lĩnh vực công nghệ thông tin cùng với thuật ngữ “quản trị mạng”.15 Khi tách hai từ “quản trị” để giải thích chúng ta có thể hiểu đầy đủ ý nghĩa của thuật ngữ này hơn, từ quản tức là là đưa đối tượng vào khuôn mẫu qui định sẵn; Trị là dùng quyền lực buộc đối tượng phải làm theo khuôn mẫu đã định. Nếu đối tượng không thực hiện

đúng thì sẽ áp dụng một hình phạt nào đó đủ mạnh, đủ sức thuyết phục để buộc đối tượng phải thi hành nhằm đạt được mục tiêu. Hiểu theo cách đơn giản nhất thì “Quản trị” là sự tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt được mục

15Quản trị mạng hay còn gọi là “Network administrator”. Người làm quản trị mạng là người thiết kế hệ thống bảo mật, giữ gìn hệ thống này và ngăn chặn những vị khách không mời muốn phá hoại, ăn cắp dữ liệu của hệ thống. Là người nắm giữ toàn bộ thông tin của hệ thống, quản trị viên có nhiệm vụ đảm bảo an toàn, nâng cao tính bảo mật, nắm được các kỹ thuật xâm nhập và các biện pháp phòng, chống tấn công của các hacker.

tiêu đề ra trong một môi trường luôn luôn biến động. Do vậy, để có thể phạm tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet với tình tiết lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, nhất thiết người phạm tội phải là người đang trực tiếp hoặc gián tiếp có quyền quản lý, vận hành, khai thác và duy trì hoạt động ổn định hệ thống mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet và lợi dụng điều kiện thuận lợi này để thực hiện hành vi phạm tội. Ví dụ: Nhân viên nhà mạng viettel bán thông tin cá nhân của khách hàng… thông thường, những trường hợp phạm tội với tình tiết này rất khó trong việc chủ động phòng ngừa bởi người phạm tội lại chính là người thường xuyên giám sát, theo dõi và đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống mạng.

2.3.2.3. Phạm tội do thu lợi bất chính từ một trăm triệu đồng trở lên

Phạm tội thuộc trường hợp thu lợi bất chính từ một trăm triệu đồng trở lên được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 226 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, tình tiết này trước đây không được ghi nhận trong Bộ luật hình sự 1999. Có lẻ, vì trải gần 10 thi hành Bộ luật hình sự 1999 những điều kiện kinh tế, xã hội đã có sự biến đổi lớn và tình tiết phạm tội cũng ngày càng đa dạng hơn không đơn thuần chỉ là phạm tội có tổ chức hay gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng mà còn thu lợi bất chính. Theo quan điểm của người viết thì “thu lợi bất chính” là số tài sản16

mà người phạm tội có được do việc thực hiện hành vi không chính đáng, trái đạo đức, trái pháp luật. Riêng với pháp luật hình sự thì hành vi phạm tội này phải “thu lợi bất chính từ một trăm triệu đồng trở lên” mới thuộc trường hợp phạm tội tại điểm c khoản 2 Điều 226, mức cao nhất của khung hình phạt là bảy năm tù.

Trong quy định của điều luật này tại điểm c khoản 2 Điều 226 là “thu lợi bất chính từ một trăm triệu đồng trở lên” cho thấy quy định này chỉ mới đề cập đến việc thu lợi bất chính đối với tiền.Tuy nhiên, theo quan điểm của người viết về thu lợi bất chính thì người viết cho rằng hành vi thu lợi bất chính không nhất định phải là tiền mà có thể là vật hoặc giấy tờ có giá…Ví dụ: Anh A là quản trị viện công ty dệt may Hoàng Hải, do thiếu tiền chi xài nên anh đã nghĩ ra một cách kiếm tiền nhanh chóng, đó là lập trang web trên mạng chuyên bán thông tin cá nhân của các hot girl (những nữ nhân viên của công ty dệt Hoàng Hải) như số điện thoại, ảnh, họ tên, tuổi… trong danh sách này có thông tin của gần một triệu nữ nhân viên với bảng giá như sau: cứ thông tin của 1 hot girl là 500k (đảm bảo là xinh). Sau đó không lâu có anh B hỏi mua đến 250 thông tin, nhưng anh B nói hiện anh không có nhiều tiền mặt, hơn nữa lại mua với số lượng nhiều nên đề nghị anh A lấy chiếc xe SH (tại thời điểm này chiếc xe trị

16

giá 130 triệu đồng) mà mình chỉ mới mua được nữa năm để thay thế. Vì đang cần tiền nên anh A đồng ý ngay (vì chiếc xe này mình cũng có thể đem cầm hay bán cũng được một ít tiền).

( Giả sử hành vi này trên đã thõa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm)

Trong trường hợp này, thứ mà anh A thu được từ hành vi phạm tội của mình không phải là tiền mà là chiếc xe SH trị giá 130 triệu đồng thì không vì thế mà anh A không bị áp dụng tình tiết tăng nặng “thu lợi bất chính từ một trăm triệu đồng trở lên”. Bởi vì, giá trị của chiếc xe SH sẽ là giá thị trường tại thời điểm anh A nhận xe.

2.3.2.4. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Trường hợp phạm tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mang internet với tình tiết gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng đã được quy định trong Bộ luật hình sự 1999. Tuy nhiên, những quy định này chưa cụ thể; chỉ mang tính nguyên tắc chung và chưa có văn bản hướng dẫn áp dụng của cơ quan có thẩm quyền về tình tiết gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Điều này gây khó khăn cho việc định khung, truy tố, xét xử và quyết định hình phat đối với người phạm tội.

So với Bộ luật hình sự 1999 thì Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 đã quy định tình tiết này cụ thể và chi hơn tại điểm d khoản 2 Điều 226. Mãi đến năm 2012 mới có văn bản hướng dẫn thi hành, nội dung của văn bản đã hướng dẫn cụ thể về tình tiết gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Tại khoản 4 Điều 8 thông tư nêu rõ:

“Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 226 Bộ luật hình sự (tuy tính chất, mức độ hành vi khác nhau nhưng có cùng khung hình phạt) thuộc một trong những trường hợp sau:

a) Gây thiệt hại về vật chất có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên;

b) Làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, dẫn đến việc cơ quan, tổ chức bị xâm phạm giải thể hoặc phá sản.”

Nếu người phạm tội thực hiện hành vi đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 01/01/2010 mà sau 0 giờ 00 ngày 01/01/2010 mới bị phát hiện xử lý thì không áp dụng các điều khoản tương ứng của Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 để xác định, bởi quy định này không có lợi cho người phạm tội.

Một phần của tài liệu tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet trong luật hình sự việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)