Mặt khách quan của tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tintrên mạng

Một phần của tài liệu tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet trong luật hình sự việt nam (Trang 35)

5. Kết cấu đề tài

2.2.3.Mặt khách quan của tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tintrên mạng

tính, mng vin thông, mng internet.

Mặt khách quan của tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng vễn thông, mạng internet là các hành vi phạm tội được thể hiện ở một trong các dạng sau:

Thứ nhất, hành vi “đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 88 và Điều 253 của Bộ luật này”. Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet (gọi chung là mạng) những thông tin trái với quy định của pháp luật ở đây được hiểu là những thông tin vi phạm các điều cấm của pháp luật (như thông tin bôi xấu danh dự, nhân phẩm của người khác, các thông tin phản khoa học gây hoang mang và bức xúc trong dư luận…), hoặc vi phạm các chuẩn mực đạo đức và thuần phong mĩ tục của dân tộc. Chủ thể thực hiện hành vi đưa lên mạng những thông tin trái với quy định của pháp luật, thông thường là do chính bản thân chủ thể thực hiện mà không cần nhờ đến sự trợ giúp của một người nào khác, bởi chỉ cần chủ thể có trong tay chiếc máy tính hoặc thiết bị khác có kết nối mạng thì có thể đưa những thông tin này lên mạng một cách dễ dàng và thời gian thực hiện hành vi này được tính bằng giây. Do đó, máy tính hoặc thiết bị khác có kết nối mạng phải được coi là điều kiện quyết định, chứ không chỉ là điều kiện thuận lợi, để người phạm tội thực hiện hành vi đưa trái phép thông tin lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet. Bên cạnh đó, những thông tin trái với quy định của pháp luật được đưa lên mạng máy tính,mạng viễn thông, mạng internet phải không nhằm tuyên truyền chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Bởi vì, khi chủ thể hiện hành vi đưa những thông tin trái với quy định của pháp luật mà nhằm tuyên truyền chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thì chủ thể có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong hai tội danh: Tội tuyên truyền chống nhà Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Viêt Nam (Điều 88 Bộ luật hình sự); Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy (Điều 253 Bộ luật hình sự) chứ không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet những thông tin trái với quy định của pháp luật, được quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 226 Bộ luật hình sự. Điển hình là vụ diễn viên, ca sĩ Hoàng Thùy linh bị các sinh viên phát clip sex lên mạng. Thẩm phán chủ toạ phiên toà, bà Ngô Thị Yến, cho biết, vì tính chất vụ án liên quan đến vấn đề văn hoá phẩm đồi truỵ, trái với thuần phong mỹ tục nên được xét xử kín. Hành vi đưa clip sex của Hoàng Thùy Linh và bạn trai lên mạng internet khiến cả bốn bị cáo đều bị truy cứu

trách nhiệm hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy (Điều 253 Bộ luật hình sự). Hội đồng xét xử đã đưa ra phán quyết: Nguyễn Hữu Tài, sinh viên tin học, người trực tiếp xử lý và tung đoạn “clip sex” dài 16 phút lên mạng Loveyahoo do mình quản trị rạng sáng ngày 16/10/2007 nhận mức án cao nhất trong nhóm là 30 tháng tù, nhưng được hưởng án treo, hạn thử thách 59 tháng 10 ngày. Võ Thanh Hiệp và Vũ Thị Thuỳ Linh cùng bị tuyên phạt 24 tháng tù treo, thử thách 47 tháng 10 ngày. Nguyễn Thu Linh nhận 20 tháng tù treo, thử thách 39 tháng 10 ngày.12

Người thực hiện hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet những thông tin trái với quy định của pháp luật thường sử dụng các thông tin cá nhân giả để tạo lập tài khoản facebook, zalo hay lập các trang web (các trang web này có tên tương tự các trang web nổi tiếng, đáng tin cậy để thu hút đọc giả hay chèn các đường link ở các trang web của cơ quan nhà nước)…Để tiện việc đưa thông tin lên mạng, tốc độ lan truyền thông tin nhanh và có thể gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền trong việc truy tìm người đưa thông tin lên mạng.

Thứ hai, đối với nhóm hành vi kế tiếp của tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet là các hành vi “Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa những thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó”. Đây được hiểu là quy định mang tính chất bảo vệ quyền công dân, quyền của cá nhân đối với hình ảnh, quyền bí mật đời tư, quyền được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm, uy tín được quy định trong Bộ luật dân sự năm 2005. Đây là quyền của cá nhân, tổ chức trong việc định đoạt các thông tin về bí mật đời tư của cá nhân, các thông tin riêng của tổ chức mà họ là chủ sở hữu các thông tin đó. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng đây là những thông tin riêng hợp pháp thì chủ sở hữu của những thông tin đó mới được pháp luật bảo vệ. Theo cách hiểu thông thường thì đây là những dạng thông tin riêng của cá nhân, tổ chức phù hợp với quy định của pháp luật, chuẩn mực đạo đức và thuần phong mĩ tục.

Đặc trưng cơ bản của hành vi “mua, bán, trao đổi” là khi thực hiện một trong các hành vi mua, bán hay trao đổi thì người phạm tội có thể thu được lợi ích nhất định từ hành vi này. Nếu lợi ích này được xác định là từ một trăm triệu đồng trở lên thì người thực hiện hành vi này không bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm như

12

Phương Anh , Bốn SV phát tán “clip sex Vàng anh” hưởng án treo,

http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Bon-SV-phat-tan-clip-sex-Vang-anh-huong-an-treo/75183980/218/, [truy cập ngày 04/10/2014].

quy định tại điểm b khoản 1 Điều 226 mà sẽ bị áp dụng hình phạt tù hai năm đến bảy năm với tình tiết “thu lợi bất chính từ một trăm triệu đồng trở lên” theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 226. Còn đối với các hành vi “ tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai” thì chủ thể thực hiện hành vi này có thể không trực tiếp thu được lợi ích từ việc hành vi nhưng có thể thu được lợi ích từ một người khác. Đây là trường hợp mà chủ thể thực hiện hành vi tặng cho, sửa chữa, thay đổi, công khai có điều kiện kèm theo, tức là khi chủ thể chỉ tặng cho hay giúp một người nào đó sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa những thông tin riêng hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, khi người cần giúp đỡ đáp ứng được điều kiện mà chủ thể đưa ra. Điều kiện kèm theo này có thể là tiền, vật, tài sản khác…hay giúp chủ thể làm hay không làm một việc nào đó.

Người phạm tội thường sử dụng các phương thức đa dạng để có thể dễ dàng thực hiện các hành vi như là lợi dụng quyền quản lý vận hành, khai thác và duy trì hoạt động ổn định Hệ thống mạng máy tính,mạng viễn thông, mạng internet của mình để thực hiện hành vi phạm tội. Bởi vì các thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet có thể là do họ tự công khai trên mạng để tạo lập tài khoản zalo, facebook, email…; Cung cấp cho các cơ quan tổ chức khác (ví dụ nhà mạng mobifone yêu cầu khách hàng đăng ký thông tin của chủ sim điện thoại). Những thông tin đã được công khai của một cá nhân, cơ quan, tổ chức sẽ được thu thập đến hàng trăm, hàng ngàn thông tin và mang rao bán trên các trang mạng đây được xem là một lội hình phạm tội mới, bên cạnh đó người phạm tội còn có thể lợi dụng quyền quản trị mạng để có thể thu thêm được các thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Ngày nay, trên mạng việc tìm thấy các trang web bán thông tin cá nhân trên mạng là một điều rất dễ, bởi các trang web tương tự nội dung này đang tràn lan trên mạng.

Đối với các hành vi mua, bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai những thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, chủ thể sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thực hiện một trong các hành vi này mà được phép của chủ sở hữu các thông tin đó. Tương tự như hành vi đưa những thông tin trái với quy định pháp luật, các hành vi phạm tội trong nhóm thứ hai này cũng không bị giới hạn về không gian, thời gian để thực hiện hành vi phạm tội, chỉ cần có chiếc máy tính hoặc thiết bị có kết nối mạng thì giao dịch giữa bên mua, bên bán, bên trao đổi, bên được trao đổi…hoàn thành một cách nhanh chóng, dễ dàng, họ cũng chẳng biết đối tượng giao dịch là ai, bởi đề thực hiện trên mạng, thanh toán qua ngân hàng. Nếu những thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà người phạm tội có được để mua bán, trao đổi tặng cho…do họ truy cập trái phép vào mạng máy tính,

mạng viễn thông, mạng internet của người khác và thỏa mãn các dấu hiêu cấu thành tội phạm này thì người phạm tội sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet (Điều 226) và tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số của người khác.

Hành vi sau cùng của điều luật này quy định “hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet”. Đây là một quy định mở để truy cứu trách nhiệm hình sự những trường hợp người không có thẩm quyền quản lý, sử dụng, khai thác thông tin trên mạng nhưng vẫn sử dụng những thông tin đó.

Nhìn chung, tất cả các hành vi phạm tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng không chỉ xâm phạm đến các thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet mà còn xâm phạm đến lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tội phạm này hoàn thành kể tù thời điểm xảy ra thiệt hại, thiệt hại này phải có mối quan hệ nhân quả với hành vi, tức là hậu quả xảy ra là do việc thực hiện hành vi. Hậu quả pháp lý bắt buộc là phải gây thiệt hại nghiêm trọng, thiệt hại về vật chất có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, có cân nhắc đến các thiệt hại phi vật chất như ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện các chính sách, đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của hoạt động các cơ quan, tổ chức. Nếu thiệt hại xảy ra được xác định là không nghiêm trọng thì hành vi được thực hiện không đủ các yếu tố để thỏa mặt khách quan của tội phạm này, tức là chủ thể thực hiện hành vi sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Nếu thiệt hại do hành vi đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet gây ra hậu quả được xác định là rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì chủ thể thực hiện hành vi này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet với tình tiết “gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng” với mức cao nhất của khung hình phạt lên đến bảy năm tù.

Dù thực hiện tội phạm dưới bất kỳ phương thức, thủ đoạn nào thì chủ thể thực hiện hành vi đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet không bị coi là tội phạm khi hậu quả xảy ra được xác định là chưa đến mức nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet trong luật hình sự việt nam (Trang 35)