Tình hình tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tintrên mạng máy tính,mạng

Một phần của tài liệu tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet trong luật hình sự việt nam (Trang 52)

5. Kết cấu đề tài

3.1.Tình hình tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tintrên mạng máy tính,mạng

mạng viễn thông, mạng internet ở Việt Nam.

Tội phạm công nghệ cao chỉ xuất hiện rầm rộ ở nước ta trong ba bốn năm trở lại đây và ngày càng có chiều hướng gia tăng, nếu như năm 2011 ngành công an phát hiện và điều tra xử lý 128 vụ việc gây thiệt hại 58 tỷ đồng, hơn một triệu đô la Mỹ, đã thu giữ 12 tỷ đồng và 235 đô la Mỹ thì trong sáu tháng đầu năm 2012 đã phát hiện và xử lý 111 vụ, 232 đối tượng. Tính chất nguy hiểm của tội phạm này chính là mối đe dọa của an ninh chính trị (nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã phát hiện nhiều thông tin mật, nhạy cảm đã bị đánh cắp và nhiều hệ thống thông tin trọng yếu đã bị tấn công hủy diệt, bởi những tác nhân bên ngoài và bị sử dụng để tấn công phá hoại hệ thống cơ sở hạ tầng có liên quan). Kết quả này cho thấy tội phạm công nghệ cao là vấn đề nghiêm trọng ở việt Nam, công cuộc nổ lực đấu tranh phòng chống chưa đạt hiệu quả cao. Người viết cho rằng nếu không có những hành động mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa và trừng trị đối với các hành vi phạm tội công nghệ cao, tội phạm này sẽ có tác động tiêu cực không chỉ đối với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, làm mất niềm tin của nhân dân vào hệ thống chính trị của quốc gia, cũng như khả năng đẩy lùi tội phạm công nghệ cao của các nhà lãnh đạo Việt Nam.

Trước sự gia tăng của tội phạm này, trong năm 2013 chính phủ đã ban hành nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2013 về quản lý, cung cấp, sử

dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, đến năm 2014 chính phủ ban hành nghị định số 25/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 04 năm 2014 quy định về phòng, chống tội phạm và quy phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; Thông tư số 09/2014/TT-BTTTT ngày 19 tháng 08/2014 quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội. Có thể đây chính là sự cố gắng của cơ quan chức năng trong việc tạo ra hành lang pháp lý ngăn chặn tội phạm tuy chưa mang lại những hiệu quả như mong đợi.

Từ những hành động này cho thấy quyết tâm của lãnh đạo nhà nước trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Tuy nhiên, các lãnh đạo nhà nước cần phải cố gắng và hành động nhiều hơn nữa để cuộc đấu trang này thu được những kết quả thiết thực và cụ thể để cũng cố niềm tin của người dân vào những nổ lực của quốc gia về phòng chống tội phạm công nghệ cao.

Mặc dù Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định ba điều luật về các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông là Điều 224, 225, 226 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2009 đã tội phạm hóa một số hành vi thành các tội độc lập, quy định tại Điều 226a, 226b. Song thực tiễn các vụ án trong lĩnh vực công nghệ thông tin được đưa ra xét xử rất ít như từ năm 2009 về trước theo thống kê các vụ án hình sự xét xử trên phạm vi cả nước thì tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin không có vụ án nào, năm 2010 có 1 vụ với 1 bị cáo, năm 2011 có 4 vụ với 12 bị cáo.17

Số liệu trên cho thấy rằng, tội đưa hoặc sử đụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet từ năm 2009 về trước không có vụ án nào nào được đưa ra xét xử, còn trong năm 2010, 2011 con số thống kê tội phạm không đáng kể, nhìn bề ngoài không có sức uy hiếp lớn đối với xã hội. Thực tế cho thấy mức độ áp dụng luật hình sự xử lý tội phạm đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet còn thấp so với mức độ tội phạm xảy ra, bởi tội đưa hoặc sử dụng trái phép thôngt tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet chủ yếu gây ra hậu quả phi vật chất. Do vậy, rất khó khăn trong việc đánh giá, xác định mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội để xử lý hình sự đối với người phạm tội bởi dựa theo ý chí của con người đôi khi không khách quan. Tội phạm

17

Phạm Minh Tuyên , Tòa án nhân dân tối cao: Quy định của Bộ luật hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 2009 về tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông ở Việt Nam,

http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&item_id=267798 72&article_details=1, [truy cập ngày 8/11/2014].

này hoàn thành khi thiệt hại xảy ra, thiệt hại này được xác định là nghiêm trọng. Nếu thiệt hại là ít nghiêm trọng thì hành vi này không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Số liệu thống kê tội phạm tuy không đáng kể không phải là do không có hành vi phạm tội mà do khi hành vi có dấu hiệu tội phạm xảy ra không tìm ra được chứng cứ xác đáng để chứng minh hành vi này có đủ dấu hiệu của tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet nên việc đưa ra xét xử trước tòa gặp nhiều khó khăn.

Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet không xảy ra nhiều như các tội phạm về tham nhũng. Ví dụ: Tội nhận hối lộ trong sáu năm từ năm 2005 - 2010, các Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử 177 vụ và 478 bị cáo18. Tuy nhiên, mỗi vụ án đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet đều diễn ra với quy mô, tầm ảnh hưởng ngày càng sâu rộng và đa phương thức, trong một số trường hợp còn có thể tác động đến an ninh chính trị, quan hệ giao thương của Việt Nam các quốc gia khác. Điển hình như vụ hai đối tượng tung clip đột kích new century lên mạng với những hình ảnh bôi xấu lực lượng công an trong lúc đang thi hành công vụ19. Người dân sẽ nghĩ gì khi xem clip này? Lực lượng chấp pháp của nhà nước thi hành công vụ như thế này sao?. “Nước lấy dân làm gốc” đánh mất niềm tin trong nhân dân là đánh mất tất cả, đoạn clip đã làm giảm uy tín cơ quan lãnh đạo nhà nước và nhất là lực lượng công an trong mắt nhân dân. Mới đây nhất là vụ cài đặt phần mềm nghe lén của công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Hồng, có hơn 14.000 điện thoại bị nghe lén, toàn là người thân nghe lén lẫn nhau dẫn đến việc đánh mất nềm tin, rạn nứt các mối quan hệ xã hội khó khăn để tạo dựng, nhưng dễ dàng bị tan vỡ. không chỉ xảy ra ở 1 cá nhân mà có đến 14.000 chủ thuê bao bị nghe lén, tức là có đến 14.000 người đã trở thành nạn nhân bị nghe lén. Tất cả các thông tin từ điện thoại bị nghe lén đều được lưu trữ tại máy chủ của công ty Việt Hồng, nếu khách hàng nộp tiền cho công ty Việt Hồng thì công ty này sẽ cấp tài khoản để khách hàng xem, khai thác nội dung dữ liệu đó trên máy chủ, tính đến thời điểm bị phát hiện Công ty Việt Hồng đã thu lợi bất chính từ hoạt động phạm pháp này

18

Trịnh Tiến Việt, Đại học quốc qia thành phố Hồ Chí Minh: So sánh quy định về tội đưa hối lộ, tội làm môi giới hối lộ trong luật hình sự Việt Nam và công ước Liên hợp quốc về phòng chống tham nhũng,

http://phapche.hcmussh.edu.vn/?ArticleId=639f1291-63cb-4847-9323-3440338bfabc, [truy cập ngày 17/11/2014].

19

Như Trang, Báo pháp luật: Tạm giữ 2 đối tượng tung clip đột kích vũ trường New Century,

http://baophapluat.vn/cau-chuyen-phap-dinh/tam-giu-2-doi-tuong-tung-clip-dot-kich-vu-truong-new-century- 89075.html, [truy cập ngày 08/11/2014]

gần 1 tỷ đồng. 20

. Có thể nói đây là một hành vi vi phạm tính riêng tư nghiêm trọng và mang tính chất công nghệ cao, quy mô rộng nhất từ trước tới nay ở Việt Nam.

Hơn nữa, tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet còn có thể là nguyên nhân gây ra nhiều tội phạm khác như tội cố ý gây thương tích, giết người, lừa đảo chiếm đoạt tài sản…Ví dụ: A nhân viên quản trị mạng của công ty xuất nhập khẩu hoa hồng chuyên sản xuất giày da, A bán danh sách khách hàng lớn của công ty Hoa Hồng có hơn 200 thông tin khách hàng cho công ty đối thủ của Hoa Hồng là công ty Hồng Hà, khi biết danh sách khách hàng lớn của công ty mình bị A tiết lộ, nên ông B giám đốc công ty Hoa hồng đến tìm B để nói chuyện. hai người xảy ra tranh cãi B đã đánh A gãy 4 cái răng, thương tích được xác định là 11%. Trong trường hợp này, B sẽ bị truy cứu trách nhiệm về tội cố ý gây thương tích.

Tình trạng tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet có xu hướng ngày càng gia tăng, số vụ án được đưa ra xét xử ít là do các quy định của pháp luật, công tác quản lý của nhà nước còn nhiều sơ hở và yếu kém. Do đó, cần có những biện pháp kịp thời để chủ động ngăn chặn tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet xảy ra ở nước ta. Bên cạnh đó, thông qua công tác xét xử, khi tòa án phát hiện có sự buông lỏng trong công tác quản lý là nguyên nhân phát sinh tội phạm thì ngoài việc quyết định xử phạt đối với bị cáo, tòa án có quyền yêu cầu cơ quan tổ chức có liên quan áp dụng các biện pháp cần thiết khắc phục nguyên nhân phát sinh tội phạm. Luật hình sự phải đi trước đón đầu tội phạm chứ không để đến lúc “nước đến chân mới nhảy” khi tội phạm tràn lan ở nước ta mới vào cuộc để đấu tranh phòng, chống, như thế là quá muộn.

3.2. Bất cập trong quá trình xử lý tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet

Hiện nay, hệ thống mạng ở nước ta ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi nhằm mục đích phát triển kinh tế, xã hội và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân Việt Nam. Nhưng trong giai đoạn này, hệ thống mạng lại bị lợi để sử dụng sai mục đích mà nhà nước đề ra, không những làm chậm sự phát triển kinh tế, xã hội, xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm an toàn thông tin, an ninh

20

Lâm Hoài, Tuổi trẻ: Phát hiện chấn động: Hơn 14.000 điện thoại bị nghe lén VN,

http://nhipsongso.tuoitre.vn/tin/20140623/phat-hien-chan-dong-hon-14000-dien-thoai-bi-nghe-len-o-

thông tin… nguy cơ đe dọa đến cả an ninh chính trị của quốc gia. Do vậy, cần có những biện pháp nghiêm minh để trừng trị tội phạm.

Tội phạm này tác động đến sự nhảy cảm của con người đối với những thông tin trên mạng, có thể là những thông tin bôi xấu danh dự của người khác, tin đồn thất thiệt…không đợi đến lúc tội phảm xảy ra, rồi sau đó mới tìm biện pháp xử lý, như thế là quá muộn. Chủ động phòng ngừa là biện pháp phải được thực hiện ngay từ đầu, bởi đây được xem là biện pháp hữu hiệu nhất để giảm tối thiểu mức thiệt hại xảy ra.

Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi chỉ cần có chiếc máy tính hoặc thiết bị khác có kết nối mạng cùng với sự hiểu biết đơn giản về máy tính thì chủ thể có thể thực hiện hành vi phạm tội, gây ra những hậu quả khôn lường. Trước tình hình đó, việc tìm ra những bất cập trong công tác điều tra, phát hiện và xử lý tội phạm, để từ đó tìm ra những giải pháp đấu trang có hiệu quả là một vấn đề cần thiết.

Nhìn chung, hiện nay việc đấu tranh phòng chống tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet ở nước ta còn gặp phải những bất cập sau:

− Những bất cập trong quy định về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet.

− Những bất cập trong công tác chủ động phòng ngừa, phát hiện và xử lý tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet.

− Những bất cập trong công tác quản lý Nhà nước về thông tin trên mạng.

3.2.1. Những bất cập trong quy định về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet

Từ khi thành lập đến nay nhà nước ta không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật hình sự nói riêng, đặc trưng nhất là sự ra đời của Bộ luật hình sự 1985- Bộ luật hình sự đầu tiên của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đỉnh cao nhất là Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. Tùy vào từng thời điểm và điều kiện xã hội mà sửa đổi pháp luật cho phù hợp. Tuy nhiên, dù có những quy định mang tính dự báo và trải qua sửa đổi bổ sung nhưng bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, chưa phát huy được vai trò là công cụ sắc bén trong đấu tranh phòng chống tội phạm đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet. Trong phạm vi nghiên cứu, người viết nêu ra một số bất cập trong quy định về tội đưa hoặc sử dụng

trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet trong luật hình sự Việt Nam để góp phần kiến nghị bổ sung hoàn thiện các chế định hình sự về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, để luật hình sự thật sự là công cụ sắc bén trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm mới trong giai đoạn mới.

Th nht, quy định về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự do “thu lợi bất chính từ một trăm triệu đồng trở lên” tại điểm c khoản 2 Điều 226 Bộ luật hình sự, xét về mặt từ ngữ, có thể thấy tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự do thu lợi bất chính chỉ áp dụng thu lợi đối với vật chất, đó là số tiền từ một trăm triệu đồng trở lên. Quy định nêu trên của luật hình sự Việt Nam đã loại trừ hình thức thu lợi bất chính đối với những lợi ích về mặt tinh thần.Tuy nhiên, trong thực tế người phạm tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet thực hiện các hành vi như mua, bán hay trao đổi thu được không chỉ là lợi ích về mặt vật chất mà còn có các lợi ích về mặt tinh thần. Ví dụ: quan hệ tình dục, thăng chức…Do vậy, những lợi ích về mặt tinh thần có được do thu lợi bất chính sẽ không được xem là tình tiết tăng nặng khung hình phạt đối với hành vi phạm tội này, mặc dù xét về mặt lý luận và thực hiện thì lợi ích về mặt tinh thần đều là mục đích mà tội phạm này hướng đến. Quy định “thu lợi bất chính từ một trăm triệu đồng trở lên” của luật hình sự Việt Nam xuất phát từ quan điểm cho rằng có thu lợi bất chính từ một trăm triệu đồng trở lên là lợi ích về vật chất lớn và có tác động lớn đến hành vi của người phạm tội nên quy định là tình tiết tăng nặng. Bên cạnh đó, những lợi ích về mặt tinh thần được xem là khó xác định, vì vậy sẽ khó quy kết và chứng minh về mặt tố tụng. Đây là một hạn chế rất lớn, trên thực tế hành vi đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy

Một phần của tài liệu tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet trong luật hình sự việt nam (Trang 52)