Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tintrên mạng máy tính,mạng viễn

Một phần của tài liệu tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet trong luật hình sự việt nam (Trang 47)

5. Kết cấu đề tài

2.4.1.Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tintrên mạng máy tính,mạng viễn

hi cho hot động ca mng máy tính, mng vin thông, mng internet, thiết b s

Nhìn chung hai tội này có những điểm giống nhau cơ bản sau:

+ Về mặt chủ thể: chủ thể của hai tội này là chủ thể thường, là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

+ Về mặt khách thể: đều xâm hại đến sự an toàn trong hoạt động của lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông.

+ Về mặt chủ quan: đều thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật và mong muốn thực hiện hành vi đó.

+ Về mặt khách quan: người thực hiện hành vi phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Những điểm khác nhau cơ bản:

+ Đối với tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet: Những thông tin được truyền, đưa hoặc sử dụng trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet không có “tính năng gây hại” cho hoạt động mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, thiết bị số. Ngoài ra, những thông tin được đưa hoặc sử dụng trái phép trong một số trường hợp được thực hiện công khai.

Ví dụ: Sử dụng thông tin cá nhân của nhân của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng để tạo tài khoản zalo hoặc Facebook.

+ Đối với tội phát tán vi rút, chương trình tin học có tính năng gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, thiết bị số: Đối tượng được phát tán là vi rút, chương trình tin học có tính năng gây hại cho hoạt động mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, thiết bị số. Nếu bạn là người không có sự hiểu biết nhất định về vấn đề này thì khó có thể nhận biết được vi rút, chương trình tin học có tính năng gây hại xâm nhập máy tính hoặc thiết bị khác…

Ví dụ: Người phạm tội tạo một file văn bản Word đã cài mã độc, với nội dung hấp dẫn để dẫn dụ người dùng mở file như "Nguyễn Tử Quảng là tay chân của bọn phản động cài vào để quấy rối mạng máy tính Việt Nam..." Chỉ cần file này được mở, lập tức vi rút sẽ được kích hoạt xâm nhập vào máy tính của bạn, dữ liệu trong máy tính có thể bị xóa, chương trình trong máy tính có thể bị phá hủy... Chính vì vậy, nhiều

người dùng tại Việt Nam có thể đã trở thành nạn nhân mà không hề hay biết, bất kể vẫn thường xuyên cập nhật các bản vá lỗi của nhà sản xuất.

2.4.2. Ti đưa hoc s dng trái phép thông tin trên mng máy tính, mng vin thông, mng internet vi ti cn tr hoc gây ri lon cho hot động ca mng máy thông, mng internet vi ti cn tr hoc gây ri lon cho hot động ca mng máy tính, mng vin thông, mng internet, thiết b s.

Nhìn chung hai tội này có những điểm giống nhau cơ bản sau:

+ Về mặt chủ thể: Chủ thể của hai tội này là chủ thể thường, là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình.

+ Về mặt khách thể: Đều xâm hại đến sự an toàn trong hoạt động của lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông.

+ Về mặt chủ quan: Đều thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật và mong muốn thực hiện hành vi đó.

+ Về mặt khách quan: Người thực hiện hành vi phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Những điểm khác nhau cơ bản:

+ Đối với tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet: hành vi khách quan của tội này không “cản trở hoặc gây rối loạn cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, thiết bị số mà xâm hại đến các thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet.

+ Đối với tội cản trở hoặc gây rối loạn cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, thiết bị số: hành vi khách quan của tội này làm cản trở hoặc gây rối loạn cho hoạt đ ộng của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, thiết bị số. Đối tượng bị xâm hạị của tội này gồm bốn đối tượng là mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet, thiết bị số. Ngoài ra, về mặt chủ quan thì có trường hợp phạm tội do vô ý.

Ví dụ: Hacker xâm nhập vào máy chủ trang web của báo Dân trí chiếm quyền kiểm soát trang web này, khi truy cập vào trang web thì sẽ có thông báo “lỗi bảo trì hệ thống”. Do vậy, việc truyền tải dữ liệu của trang báo Dân trí đều không thể thực hiện được.

2.4.3. Ti đưa hoc s dng trái phép thông tin trên mng máy tính, mng vin thông, mng internet vi ti truy cp bt hp pháp vào mng máy tính, mng vin thông, mng internet vi ti truy cp bt hp pháp vào mng máy tính, mng vin thông, mng internet hoc thiết b s ca người khác.

Nhìn chung hai tội này có những điểm giống nhau cơ bản sau:

+ Về mặt chủ thể: Chủ thể của hai tội này là chủ thể thường, là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

+ Về mặt khách thể: Đều xâm hại đến sự an toàn trong hoạt động của lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông.

+ Về mặt chủ quan: đều thực hiện với lỗi cố ý, Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật và mong muốn thực hiện hành vi đó.

Những điểm khác nhau cơ bản:

+ Đối với tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet: người phạm tội thực hiện các hành vi khách quan nhằm mục đích xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội. Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, người thực hiện hành vi phạm tội nhưng chưa đến mức gây hậu quả nghiệm trọng thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ví dụ: X tung lên Facebook thông tin về việc nhiều nữ sinh tại Hà Nội bị gạch đùi bằng dao lam, khiến dư luận hoang mang, thậm chí nhiều nhiều nữ sinh không dám đi học. Thiệt hại gây ra trong trường hợp này được xác định là không nghiêm trọng nên X sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet.

+ Đối với tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số của người khác: người phạm tội cố ý truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số của người khác nhằm mục đích chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng hoạt động của thiết bị số; lấy cấp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu…Hậu quả nghiêm trọng không là dấu buộc của tội phạm này, chỉ cần người phạm tội thực hiện một trong các hành vi được quy định tại điều 226 a thì tội phạm coi như hoàn thành mà không xảy ra hậu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: K truy cập bất hợp pháp vào hệ thống máy tính của công ty Z để đánh cắp danh sách khách hàng lớn của công ty này. Nhân viên quảng trị mạng của công ty Z kịp thời phát hiện và đã trình báo với cơ quan công an, vài ngày sau K bị bắt, K chưa

kip sử dụng danh sách khách hàng lấy cắp được. Hành vi của K chưa gây ra hậu quả nhưng K vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số của người khác.

2.4.4. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet với tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng thông, mạng internet với tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số hực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Nhìn chung hai tội này có những điểm giống nhau cơ bản sau:

+ Về mặt chủ thể: Chủ thể của hai tội này là chủ thể thường, là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

+ Về mặt khách thể: Đều xâm hại đến sự an toàn trong hoạt động của lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông.

+ Về mặt chủ quan: đều thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật và mong muốn thực hiện hành vi đó.

Những điểm khác nhau cơ bản:

+ Đối với tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet: người phạm tội thực hiện các hành vi khách quan nhằm mục đích xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội. Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, người thực hiện hành vi phạm tội nhưng chưa đến mức gây hậu quả nghiệm trọng thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Đối với tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện vi chiếm đoạt tài sản: người phạm tội chỉ cần thực hiện một trong số các hành vi khách quan của tội này thì tội phạm coi như hoàn thành mà không cần dấu hiệu hậu quả. Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp và mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu chủ quan bắt buộc đối với tội phạm này.

Ví dụ: Anh T mua lại một chương trình thu thập Email của công ty Z, những khách hàng của mạng này chủ yếu là người mới dung internet. Họ không dung internet vào việc gì ngoài chat. Khi anh T đã thu thập được hơn 100.000 địa chỉ email thì T tạo ra một email mạo danh, thông báo với khách hàng rằng “do sự cố hệ thống, thông tin tài khoản của bạn đã bị xóa”. Người nhận sau đó được hướng dẫn click vào một đường link để “khắc phục hậu quả”. Trong số hơn 100.000 địa chỉ email thì đã có tới 250 chủ địa chỉ email phúc đáp. Trang website giả của T yêu cầu người dùng cung cấp mọi thứ, từ tên, địa chỉ cho đến số thể bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng, ngày hết hạn và tên

ngân hàng…Chỉ cần ấn vào nút “submit” là mọi dữ liệu đều tuôn về địa chỉ của T. Từ những số liệu đó, anh T đã chuyển tiền từ tài khoản của các chủ địa chỉ email về tài khoản của mình. Tính đến ngày bị phát hiện số tiền mà anh T thu được lên đến 14 tỷ đồng.

Qua nghiên cứu, phân tích những dấu hiệu pháp lý, trách nhiệm hình sự của tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet không chỉ làm rõ nội dung, quy định của điều luật mà còn trở thành cơ sở để phân biệt tội phạm này với các tội phạm khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông, chỉ ra những điểm bất cập của tội phạm này trong quá trình áp dụng pháp luật. Có thể khẳng định rằng dấu hiệu pháp lý, hành vi…của tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet là hoàn toàn phân biệt. Qua đó các nhà làm luật cần phải quy định chặt chẽ, khả thi để đạt hiệu quả cao trong quá trình áp dụng, không để kẽ hở để tội phạm có cơ hội tấn công. Như vậy, việc nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc làm rõ nội dung của tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet mà còn chỉ ra được mối liên hệ giữa tội phạm này với những tội phạm khác góp phần nâng cao hiệu quả trong đấu tranh và phòng chống tội phạm này.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI ĐƯA HOẶC SỬ DỤNG TRÁI PHÉP THÔNG TIN

TRÊN MẠNG MÁY TÍNH, MẠNG VIỄN THÔNG, MẠNG INTERNET

Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet làm giảm uy tín củacác cơ quan, tổ chức, cá nhân gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, làm chậm sự phát triển của kinh tế, xã hội. Tác hại của nó không dừng lại ở phạm vi một quốc gia nhất định mà diễn ra ở hầu hết các quốc gia, các quốc gia càng phát triển về công nghệ thông tin thì nguy cơ xảy ra tội phạm mới này càng cao. Điển hình như ở Việt Nam, kể từ khi đất bước sang một giai đoạn phát triển mới, giai đoạn phát triển, ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong các mặt của đời sống xã hội thì Việt Nam đã sớm trở thành mảnh đất màu mỡ của tội phạm này, ngày càng tác động lớn về quy mô, mức độ và tính chất của hành vi phạm tội đối với xã hội.

Một phần của tài liệu tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet trong luật hình sự việt nam (Trang 47)