1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

DẠY học THEO CHỦ đề TÍCH hợp các BỆNH, tật của mắt – NGUYÊN NHÂN CÁCH PHÒNG TRÁNH, KHẮC PHỤC

21 1,7K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 362 KB

Nội dung

TRƯỜNG THCS NGUYỄN THƯỢNG HIỀN VỚI CUỘC THI: “ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP.” PHIẾU THÔNG TIN VỀ NHÓM GIÁO VIÊN DỰ THI Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Phòng Giáo dục và Đào tạo Ứng Hòa. Trường: THCS Nguyễn Thượng Hiền. - Địa chỉ: Thôn Hoàng Xá – Thị trấn Vân Đình - Ứng Hòa. - Số điện thoại: 0433.882.155 - Email: c2nguyenthươnghien@hanoiedu.vn Họ và tên nhóm giáo viên: 1. Trịnh Tiến Dũng ( Trưởng nhóm) - Ngày sinh: 09/01/1965 - Năm vào ngành: 1989 - Trình độ đào tạo: Đại học - môn Sinh học. - Chức vụ: Tổ trưởng tổ Khoa học tự nhiên - Số điện thoại: 0976.205.718 2. Đặng Tiến Hiệp (Giáo viên Ngữ văn) - Ngày sinh: 07/01/1973 - Năm vào ngành: 1995 - Trình độ đào tạo: Đại học - môn Ngữ văn. - Chức vụ: Tổ trưởng tổ Khoa học xã hội. - Số điện thoại: 0973.748.396 1 PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN A.Tên chủ đề dạy học: CÁC BỆNH, TẬT CỦA MẮT – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH, KHẮC PHỤC I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục các tật cận thị. - Trình bày được nguyên nhân, cách lây truyền và biện pháp phòng tránh các bệnh đau mắt đỏ. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, liên hệ thực tế. 3. Thái độ: - Có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể hàng ngày. 4. Đối tượng dạy học của chủ đề Đối tượng dạy học của dự án là học sinh: - HS khối 8 – Trường THCS Nguyễn Thượng Hiền - Số lớp thực hiện: 04. * Một đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo chủ đề: Dự án mà nhóm chúng tôi thực hiện là hai tiết Sinh học với tất cả các lớp trong khối 8 đồng thời tuyên truyền mở rộng với tất cả học sinh toàn trường. 5. Ý nghĩa của chủ đề Qua thực tế quá trình dạy học, chúng tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức các môn học vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Nhóm giáo viên chúng tôi trình bày và thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối với môn Sinh học lớp 8. Đồng thời chúng tôi thấy rằng “tích hợp” là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục, tích hợp kiến thức liên môn vào 2 giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề đặt ra trong môn học đó. Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời sống. Cụ thể: Đối với chủ đề này khi thực hiện sẽ giúp các em học sinh vận dụng kiến thức về Sinh học, Ngữ văn, Vật lý, có sự hỗ trợ của bộ môn Địa lý, tổ chức Y tế học đường… để nắm được thế nào là các bệnh, tật của mắt, nguyên nhân và một số biện pháp phòng tránh, khắc phục. Bởi vì, đôi mắt là thứ tài sản vô cùng quý giá của mỗi con người. Nhất là hiện tượng các em mắc nhiều bệnh, tật về mắt, hiện tượng đau mắt đỏ trong những năm gần đây ngày một phổ biến thì chủ đề này lại càng quan trọng và mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. 6. Thiết bị dạy học, học liệu GV: - Tranh ảnh về bệnh tật của mắt. - Biểu đồ thống kê bệnh tật của mắt các năm, các đối tượng học sinh. - Các loại kính cận, kính lão. - Trang thiết bị/đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT: - Phần cứng ( Máy tính kết nối mạng intrnet) HS: Tranh ảnh về các bệnh tật của mắt. B. Hoạt động dạy học và Tiến trình dạy - học Chủ đề: Các bệnh- tật của mắt. Nguyên nhân và cách phòng tránh, khắc phục. I. Mục tiêu: * Đối với môn Sinh học: a. Kiến thức - Hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục các tật cận thị và viễn thị. - Trình bày được nguyên nhân, cách lây truyền và biện pháp phòng tránh các bệnh về mắt. b. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, liên hệ thực tế. c. Thái độ: - Có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể hàng ngày. 3 * Đối với môn Vật Lý: - Cùng với môn Sinh thông qua các hình ảnh về tật cận thị giúp học sinh hiểu rõ nguyên nhân cơ chế và cách khắc phục tật cận thị. * Đối với môn Địa lý - Thông qua các số liệu biểu đồ thống kê giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tổng hợp từ đó thấy rõ tác hại của tật cận thị và bệnh đau mắt đỏ. * Đối với y tế học đường: - Cùng với các môn trên giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về các tật, bệnh của mắt và có ý thức trong việc vệ sinh thân thể và bảo vệ môi trường. * Đối với môn Ngữ văn: - Học sinh sưu tầm những câu thành ngữ, tục ngữ, bài ca dao nói về mắt và ý nghĩa của đôi mắt. - Viết bài văn bày tỏ cảm tưởng và suy nghĩ về đôi mắt đối với mỗi con người. - Từ đó tuyên truyền về việc giữ gìn và bảo vệ mắt cũng như bảo vệ môi trường sống. d. Tích hợp GDBVMT: - Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp. II. Các kĩ năng sống cơ bản được áp dụng: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về tình hình các bệnh, tật của mắt ở trường học, địa phương. - Kĩ năng tư duy phê phán đối với những hành vi thiếu ý thức trong vệ sinh học đường và môi trường. - Kĩ năng tư duy sáng tạo về biện pháp hành động để bảo vệ mắt, sức khỏe và môi trường. III. Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực: - Động não. - Kĩ thuật hỏi chuyên gia. - Thảo luận nhóm. - Xử lý tình huống hoặc đóng vai... IV. Chuẩn bị: GV: - Tranh ảnh về bệnh tật của mắt. - Biểu đồ thống kê bệnh tật của mắt các năm, các đối tượng học sinh. 4 - Các loại kính cận, kính lão. - Trang thiết bị/Đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT - Phần cứng ( Máy tính kết nối mạng intrnet) HS: Tranh ảnh về các bệnh tật của mắt. V. Tiến trình dạy học: a. Ổn định tổ chức : b. Vào bài: c. Tổ chức các hoạt động dạy- học - Giáo viên sử dụng các thiết bị dạy học để cung cấp các thông tin hình ảnh số liệu… có liên quan đến bệnh đau mắt đỏ do vi rút và tật cận thị. - Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu các thông tin và trả lời các câu hỏi Sau khi học sinh nghiên cứu các thông tin học sinh trả lời - Giáo viên chốt lại những kiến thức. 5 TIẾN TRÌNH DẠY HỌC ĐƯỢC THỂ HIỆN THEO HỆ THỐNG ĐỀ MỤC SAU A. Tật cận thị 1- Tật cận thị là gì. 2- Nguyên nhân: 3- Các cách phòng tránh tật cận thị 4- Cách khắc phục 5- Tuyên truyền để mọi người hiểu về tật cận thị, từ đó có cách phòng tránh và điều trị kịp thời. B. Bệnh đau mắt đỏ 1- Nguyên nhân: 2- Triệu chứng: 3- Đường lây bệnh: 4. Cách phòng tránh * Khi không có dịch: * Khi đang có dịch đau mắt đỏ: 5- Cách điều trị: 7. Kiểm tra – đánh giá 8. Các sản phẩm dự thi của học sinh 6 SẢN PHẨM DỰ THI Tiến trình dạy học: a. Ổn định tổ chức: tổ chức lớp học theo chuyên đề tích hợp b. Vào bài: Mắt - cửa sổ tâm hồn, “giàu hai con mắt, có hai bàn tay”. Nhờ có mắt, chúng ta có thể nhìn thấy vạn vật xung quanh. Chỉ khi nhìn mọi vật quanh ta với đôi mắt chân thực nhất, ta mới thấy nó quan trọng thế nào. Thế nhưng để có đôi mắt “khỏe - đẹp” là điều mà không phải ai cũng làm được. Hôm nay thầy trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu kiến thức về các bệnh- tật cuả mắt, nguyên nhân và cách phòng tránh, khắc phục. c. Tổ chức các hoạt động dạy- học GV: Cung cấp các thông tin hình ảnh số liệu… có liên quan đến bệnh đau mắt đỏ do vi rút và tật cận thị thông qua việc trình chiếu các thông tin và hình ảnh sau: I. Tật cận thị Cận thị là bất thường trong hệ thống quang học của con mắt làm cho mắt người ta nhìn các vật ở xa không được rõ trong khi những vật ở gần vẫn nhìn rõ được. Đáng tiếc là cận thị rất hay gặp, cả ở trẻ em và người lớn. Hiện nay trên thế giới có hơn 1 tỷ người có tật khúc xạ. Chỉ tính riêng ở Trung Quốc đã có hơn 300 triệu người bị cận thị. Ảnh mắt bình thường 7 Hình ảnh mắt cận thị Thế nào là cận thị ? Cận thị là một trạng thái sai lệch chức năng của bộ máy thị giác, khi người ta nhìn rõ những vật ở gần, còn những vật ở xa thì không nhìn rõ. Có thể ví con mắt như một máy ảnh với ống kính là giác mạc và thể thuỷ tinh : cho ánh sáng đi qua và làm đổi hướng để các tia sáng hội tụ trên võng mạc. Còn võng mạc có thể so sánh với phim để chụp ảnh. Trên võng mạc có các tế bào cảm thụ ánh sáng và chuyển tín hiệu ánh sáng thành các xung thần kinh để đi qua các dây 8 thần kinh thị giác tới não. Hình ảnh các vật sẽ rõ nét nếu giác mạc và thể thuỷ tinh điều chỉnh được chính xác các tia sáng song song để chúng hội tụ trên võng mạc. Chính vì vậy mà những người khoẻ mạnh nhìn rõ các vật ở xa. Khi bị cận thị, các tia sáng hội tụ ở phía trước võng mạc và kết quả là hình ảnh của vật được nhìn thấy không rõ nét. Hiện tượng này có thể xảy ra do 2 nguyên nhân là : 1. Giác mạc và thể thuỷ tinh làm khúc xạ ánh sáng quá mạnh. 2. Trục nhãn cầu của người bệnh dài hơn bình thường nên võng mạc bị đẩy lùi ra xa hơn tiêu điểm. Bình thường, trục nhãn cầu dài khoảng 23 mm. Ở những người cận thị,số đo này có thể là 30 mm hoặc hơn. Khi trục nhãn cầu dài hơn mỗi mi li métsẽ làm cho số cận thị tăng thêm 3 D. Vì sao người ta bị cận thị ? Có nhiều nguyên nhân gây cận thị. Những nguyên nhân chính có thể kể đến là : - Đọc sách hoặc làm việc phải dùng mắt nhìn chăm chú thời gian dài ở khoảng cách gần, trong điều kiện ánh sáng kém. - Yếu tố di truyền, do một số đặc điểm cấu trúc nhãn cầu hoặc khác biệt về trao đổi chất trong cơ thể. - Củng mạc yếu do cấu trúc đặc biệt của các sợi mô liên kết của bệnh nhân nên không giữ được thành nhãn cầu ổn định. - Do cơ thể mi kém phát triển, không đủ khả năng điều tiết để làm cho con mắt thích ứng với các cự ly nhìn khác nhau. Cơ thể mi yếu phải gắng sức thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ bị cận thị. Các triệu chứng cận thị Bình thường, cận thị xảy ra khi trẻ còn nhỏ và dễ dàng nhận thấy ở tuổi đến trường. Trẻ nhìn kém những vật ở xa, không phân biệt được chữ,số trên bảng và phải cố gắng đến gần TV hoặc ngồi ghế đầu trong rạp chiếu phim. Khi cần nhìn rõ các vật có thể thấy những người cận thị hay nheo mắt. Ngoài thị lực nhìn xa giảm, những người bị cận thị còn nhìn kém lúc sẩm tối nên buổi chiều tối họ đi lại trên phố cũng như lái ô tô kém hơn. Để nhìn tốt hơn, người bị cận thị phải đeo kính tiếp xúc hoặc đeo kính cận. Đôi khi họ phải thay mắt kính. Cần biết rằng đeo kính không giúp làm ngừng cận thị tiến triển mà chỉ điều chỉnh được số kính. Nếu thị lực giảm, thường cần đổi bằng số kính cao hơn do tăng độ cận, khi nhãn cầu giãn, trục nhãn cầu trở nên dài hơn. 9 Cách khắc phục Cách 1: Phẫu thuật giác mạc làm thay đổi độ cong của giác mạc Cách 2: Để sửa tật cận thị, phải đeo cận có tiêu cự thích hợp sao cho mắt nhìn vật ở vô cực không phải điều tiết như mắt thường Cách phòng cận thị cho giới học đường Hệ thống thị giác của con người được cấu tạo để thực hiện các chức năng nhìn xa là chủ yếu. Khi nhìn gần quá mức, mắt luôn phải điều tiết mệt mỏi và dẫn đến hiện tượng thích nghi với nhìn gần, gây gia tăng độ cận thị, làm suy giảm khả năng nhìn xa của mắt. 10 Đọc sách quá gần gây mỏi mắt, dễ dẫn đến cận thị. Ảnh minh họa. Vệ sinh mắt hằng ngày là việc rất cần thiết, giúp làm giảm những căng thẳng về thị giác, thư giãn mắt và phòng tránh được cận thị học đường. Dưới đây là một số điều mỗi người nên làm để bảo vệ đôi mắt: 1. Nghỉ ngơi thị giác từng lúc Đây là động tác đơn giản nhưng rất hữu ích, giúp mắt được thư giãn. Cứ làm việc khoảng 20 phút, bạn nên để mắt nhìn xa một đến 2 phút, hoặc nhắm mắt lại 30 giây đến một phút. Nếu cảm giác bị mờ nhoè đi, cần cho mắt nghỉ lâu hơn. Con người cũng cần chủ động kiểm soát việc chớp mắt, chớp mắt là một động tác sinh lý, giúp lớp nước mắt được trải đều trên bề mặt mắt, giúp mắt dễ chịu và giảm căng thẳng cho mắt. Không nên làm việc bằng mắt quá 45 phút, học sinh cần ra sân chơi và tập thể dục giữa các tiết học, tránh đọc truyện, chơi game trong giờ giải lao. Trong ngày, mỗi người nên có thời gian thư giãn nhất định cho đôi mắt bằng cách tập nhìn xa hoặc thể dục vui chơi ở những nơi thoáng rộng. 2. Chú ý đến ánh sáng Phòng học hoặc nơi làm việc nên được chiếu sáng đầy đủ bằng ánh sáng tự nhiên. Nếu không, bạn phải duy trì đủ ánh sáng bằng hệ thống đèn chiếu sáng ở các góc độ, tránh việc học, đọc bị khuất bóng do thiếu đèn. 3. Đọc và viết đúng khoảng cách quy định 11 Khoảng cách đọc sách và viết với học sinh lớn là 30-40cm. Học sinh nhỏ tuổi đọc cách khoảng 25cm. Việc đọc hoặc viết quá gần sẽ làm hệ thống thị giác phải nỗ lực điều tiết, làm mỏi mệt, gia tăng độ cận thị. Nếu làm việc trên màn hình vi tính, bạn nên để khoảng cách 60cm để giảm thấp khả năng mắt phải điều tiết và những ảnh hưởng xấu của ánh sáng màn hình. 4. Tư thế ngồi học. Tư thế ngay ngắn lưng và cổ thẳng sẽ giúp phòng tránh mỏi mệt và gù vẹo cột sống. Bạn cần tránh nằm khi đọc sách vì điều đó sẽ gây ra hiện tượng mắt khó khăn khi quy tụ, điều tiết, rất dễ mỏi và nhức mắt; tránh đọc sách khi đi tàu xe vì khoảng cách đọc bị thay đổi liên tục khi rung lắc rất có hại cho mắt. 5. Xem truyền hình Con người chỉ nên xem truyền hình với thời lượng vừa phải khoảng một tiếng mỗi ngày. Nếu có các tật khúc xạ thì bạn nên đeo kính khi xem. TV cần để ở khoảng cách gấp 4 lần đường chéo của màn hình và không tắt đèn khi xem. 6. Chế độ dinh dưỡng Chế độ dinh dưỡng cho đôi mắt khỏe. Ảnh minh họa. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng dưỡng chất giúp nuôi dưỡng một đôi mắt sáng và mạnh khỏe. Các vi chất như vitamin A, E, C, chất khoáng có trong rau củ, trái cây tươi, thịt, cá biển, trứng giúp duy trì các môi trường trong suốt của mắt, giúp mắt tăng khả năng điều tiết, chống thoái hoá võng mạc và hoàng điểm của mắt. Một số trường hợp cận thị tiến triển nhanh có thể bổ sung dưỡng chất bằng các loại thuốc bổ mắt thông dụng. 7. Khám mắt định kỳ 12 Bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt định kỳ để được chỉnh tật khúc xạ và tư vấn cụ thể khi gặp những vấn đề về mắt. * Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu các thông tin và trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Thế nào là tật cận thị? Câu 2: Chọn câu trả lời đúng: Nguyên nhân phổ biến gây tật cận thị là gì? A. Do bẩm sinh: Cầu mắt quá dài. B. Do bẩm sinh: Thể thủy tinh quá lồi. C. Do không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường. D. Do không rửa mắt thường xuyên bằng nước muối loãng Câu 3: Nêu cách phòng cận thị cho giới học đường? A. Khi mỏi mắt cần nghỉ ngơi thị giác từng lúc. B. Chú ý đến ánh sáng cho phù hợp. C. Đọc và viết đúng khoảng cách quy định. D. Cần tránh nằm khi đọc sách, tránh đọc sách khi đi tàu xe. E. Tất cả các phương án trên. Câu 4. Bài cảm tưởng về đôi mắt Câu 5: Thống kê những câu tục ngữ, thành ngữ về đôi mắt Câu 6. Lập biểu đồ thống kê bệnh, tật cận thị về mắt của trường và khối 8 qua 3 năm gần đây. * Lưy ý: Câu hỏi và bài tập số 4,5,6 của học sinh sẽ được trình bày ở phần minh chứng kèm theo. Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chốt lại những kiến thức sau: 1- Tật cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần 2- Nguyên nhân: do bẩm sinh cầu mắt dài hoặc do không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường. 3- Các cách phòng tránh tật cận thì - Có chế độ lao động, học tập và nghỉ ngơi hợp lý để tránh mỏi, nhức mắt. - Đảm bảo ánh sáng cho phù hợp khi lao động, học tập và sinh hoạt. - Đọc và viết đúng khoảng cách quy định. - Cần tránh nằm khi đọc sách, tránh đọc sách khi đi tàu xe. 13 - Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, có chế độ khám mắt định kỳ, phát hiện sớm tật cận thị để có cách khắc phục và điều trị kịp thời. 4- Cách khắc phục: đeo kính cận lõm hai mặt(phân kỳ) hoặc mổ mắt. 5- Tuyên truyền để mọi người hiểu về tật cận thị, từ đó có cách phòng tránh và điều trị kịp thời. GV: Cung cấp các thông tin hình ảnh số liệu… có liên quan đến bệnh đau mắt đỏ do vi rút II. Đau mắt đỏ. Viêm kết mạc còn được gọi đau mắt đỏ. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em nhưng bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể bị bệnh. Viêm kết mạc là bệnh lý nhẹ mặc dù gây lo lắng nhưng ít khi gây biến chứng nghiêm trọng. Viêm kết mạc là gì? Kết mạc là lớp màng niêm mạc che phủ phần củng mạc (lòng trắng) của nhãn cầu và phía trong của mi mắt. Khi lớp niêm mạc này bị viêm được gọi là viêm kết mạc. Nguyên nhân của viêm kết mạc có thể là do nhiễm trùng (vi khuẩn hoặc virus), do dị ứng, do kích ứng (khói, bụi, hóa chất chlorin trong bể bơi…) Bệnh thường lây lan giữa các cá nhân trong gia đình, cộng đồng nơi sinh sống và nơi công sở. Nơi phát bệnh nhiều khi lại là môi trường y tế, nơi giao lưu giữa người bệnh và người lành. Đại đa số những trường hợp viêm kết mạc là nhẹ không gây tổn thương nhãn cầu và không ảnh hưởng đến thị lực. Thế nhưng trong một số ít trường hợp có thể gây biến chứng cho nên nếu thấy trẻ bị đau mắt đỏ bạn cần đưa trẻ đi khám bác sĩ. Bệnh thường lây lan giữa các cá nhân trong gia đình, cộng đồng nơi sinh sống và nơi công sở. Nơi phát bệnh nhiều khi lại là môi trường y tế, nơi giao lưu giữa người bệnh và người lành. Triệu chứng: Thời gian ủ bệnh (kể từ khi bị nhiễm đến khi bị bệnh) phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh có thể từ vài ngày đến vài tuần. Viêm kết mạc có thể bị một bên hoặc cả hai bên, ban đầu của bệnh chỉ là ho, sốt, mệt, nóng rát mắt, đau, có cảm giác cộm mắt, nhìn mờ, mi mắt sưng nhẹ…5-7 ngày sau thì một bên mắt bị đỏ, ra gỉ, chảy nước mắt, 3-5 ngày sau sẽ lây sang mắt còn lại. Bệnh có thể không cân xứng, một mắt nặng hơn mắt 14 kia.Đây là bệnh lành tính xong vẫn có tỷ lệ biến chứng là 20%, nhiều nhất là viêm giác mạc hoặc để lại sẹo, giảm thị lực do không điều trị đúng cách và kịp thời. Trên thực tế rất khó để xác định viêm kết mạc là do vi khuẩn hay virus. Thường thì nếu nguyên nhân do virus thì dử mắt loãng hơn còn nếu do vi khuẩn thì dử mắt thường đặc như mủ. Khi ngủ dậy vào buổi sáng 2 mi mắt có thể dính lại với nhau. Nếu viêm kết mạc do dị ứng trẻ có thể cảm thấy ngứa và chảy nước mắt. Các triệu chứng chủ quan dễ phát hiện như: - Mắt đỏ – Cộm mắt như có cát trong mắt – Chói mắt – Chảy nước mắt – Nhiều rử mắt: Dính, khó mở mắt khi sáng ngủ dậy – Đặc biệt thị lực không giảm ở giai đoạn đầu mắc bệnh – Mi mắt có thể sưng nề và xung huyết Viêm kết mạc do virut. Viêm kết mạc do vi trùng. Viêm kết mạc do dị ứng Nguyên nhân gây bệnh Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ là do virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu, khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa… Thời điểm này, cơ thể con người, nhất là những người nhạy cảm với thời tiết dễ bị mệt mỏi, hệ thống miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, sử dụng nước ô nhiễm, dùng chung khăn mặt, gối… cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh bùng phát. 15 Khi bị đau mắt đỏ, không nên đắp các loại lá để tránh biến chứng. Ảnh: Nam Phương. Đường lây bệnh Bệnh đau mắt đỏ có thể lây qua: - Tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều virus. - Cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, điện thoại; đồ vật, đồ dùng cá nhân của người bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt… Dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối. - Sử dụng nguồn nước bị nhiễm mầm bệnh như ao, hồ, bể bơi. - Thói quen hay dụi mắt, sờ vào mũi, vào miệng. - Bệnh viện, công sở, lớp học, nơi làm việc, nơi công cộng, trên xe buýt, tàu hỏa, máy bay…, những nơi có mật độ người đông, cự ly gần rất dễ lây bệnh. Cách phòng bệnh 16 Đau mắt đỏ tuy là bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính, ít để lại di chứng. Tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động, và có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực sau này nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt và cần được xử trí kịp thời khi mắc bệnh. Mầm bệnh có khả năng sống ở môi trường bình thường trong vài ngày và người bệnh vẫn có thể là nguồn lây sau khi đã khỏi bệnh một tuần. Vì vậy, cách phòng bệnh tốt nhất là thực hiện triệt để các biện pháp vệ sinh và cách ly với người bệnh. Cụ thể như sau: Khi không có dịch: - Luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. - Dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt. - Giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày. - Không dùng tay dụi mắt. Khi đang có dịch đau mắt đỏ: Ngoài việc luôn thực hiện các biện pháp trên, cần lưu ý thêm biện pháp sau: - Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. - Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (nước muối 0,9%), ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối. - Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, không dùng chung đồ đạc với người đau mắt. - Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt. - Hạn chế đến những nơi đông người đặc biệt là những nơi có nhiều mầm bệnh như bệnh viện… - Hạn chế sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm, hạn chế đi bơi. Xử trí khi có người bị bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ: 17 - Lau rửa ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần một ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại. - Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn. - Tránh khói bụi, đeo kính mát cho mắt. - Những trẻ em bị bệnh nên nghỉ học, không đưa trẻ đến trường hoặc những nơi đông người trong thời gian bị bệnh. - Khi trẻ bị đau mắt, thông thường sẽ bị một bên mắt trước, bố mẹ và người nhà cần chăm sóc trẻ thật cẩn thận, để tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại. Cho trẻ nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay ghèn, dử và nước mắt chảy ra (làm tương tự đối với người lớn). - Tránh ôm ấp khi trẻ em bị bệnh, ngủ riêng. - Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. - Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác. - Không đắp các loại lá vào mắt như là trầu, lá dâu... - Nếu bệnh không thuyên giảm sau vài ngày phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị. Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu các thông tin và trả lời các câu hỏi sau Câu 1: Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ? Câu 2: Nêu các đường lây truyền, Câu 3: Nêu cách phòng và điều trị bệnh đau mắt đỏ? Câu 4: Bằng kiến thức của bài học hãy giải thích và bày tỏ cảm nghĩ của em về câu thành ngữ: “Giàu hai con mắt, có hai bàn tay”. Câu 5. Lập biểu đồ thống kê bệnh đau mắt đỏ của trường và khối 8 qua 3 năm gần đây. * Lưy ý: Câu hỏi và bài tập số 4,5 của học sinh sẽ được trình bày ở phần minh chứng kèm theo. 18 Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chốt lại những kiến thức sau: 1- Nguyên nhân: Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ là do virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. 2- Triệu chứng: Cộm mắt như có cát trong mắt, chói mắt, chảy nước mắt, nhiều rử mắt (Dính, khó mở mắt khi sáng ngủ dậy), đặc biệt thị lực không giảm ở giai đoạn đầu mắc bệnh, mi mắt có thể sưng nề và xung huyết. 3- Đường lây bệnh: Bệnh đau mắt đỏ có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều virus. 4. Cách phòng tránh * Khi không có dịch: - Luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. - Dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt. - Giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày. - Không dùng tay dụi mắt. * Khi đang có dịch đau mắt đỏ: Ngoài việc luôn thực hiện các biện pháp trên, cần lưu ý thêm biện pháp sau: - Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. - Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (nước muối 0,9%), ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối. - Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, không dùng chung đồ đạc với người đau mắt. 19 - Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt. - Hạn chế đến những nơi đông người đặc biệt là những nơi có nhiều mầm bệnh như bệnh viện… - Hạn chế sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm, hạn chế đi bơi. 5- Cách điều trị: - Lau rửa ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần một ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại. - Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn. - Tránh khói bụi, đeo kính mát cho mắt. - Những trẻ em bị bệnh nên nghỉ học, không đưa trẻ đến trường hoặc những nơi đông người trong thời gian bị bệnh. - Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác. Nếu bệnh không thuyên giảm sau vài ngày phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị. Xác nhận của Ban giám hiệu Nguyễn Thượng Hiền, ngày 2 tháng 12 năm 2014 Nhóm tác giả Trịnh Tiến Dũng Đặng Tiến Hiệp TÀI LIỆU THAM KHẢO 20 \ TT TÊN TÀI LIỆU TÁC GIẢ 1 Hướng dẫn hoạt động y tế học đường tại Hà Nội Lê Anh Tuấn 2 Các bệnh mắt thường gặp ở trẻ em Trịnh Thị Bích Ngọc 3 Điều dưỡng bệnh chuyên khoa Sở y tế Thái Nguyên 4 Sách giáo khoa Sinh Học 8 Nguyễn Quang Vinh 5 Sách giáo khoa Vật Lý 9 Vũ Quang 6 Báo sức khỏe, đời sống Các tác giả 7 Tục ngữ, ca dao, dân ca Vũ Ngọc Phan 8 Hạt giống tâm hồn Nhiều tác giả 9 Số liệu thống kê về tật cận thị và bệnh đau mắt Y tế trường THCS đỏ của học sinh trường THCS Nguyễn Thượng Nguyễn Thượng Hiền Hiền trong 3 năm: 2011 – 2014. 21 [...]... đôi mắt Câu 6 Lập biểu đồ thống kê bệnh, tật cận thị về mắt của trường và khối 8 qua 3 năm gần đây * Lưy ý: Câu hỏi và bài tập số 4,5,6 của học sinh sẽ được trình bày ở phần minh chứng kèm theo Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chốt lại những kiến thức sau: 1- Tật cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần 2- Nguyên nhân: do bẩm sinh cầu mắt dài hoặc do không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học. .. sinh học đường 3- Các cách phòng tránh tật cận thì - Có chế độ lao động, học tập và nghỉ ngơi hợp lý để tránh mỏi, nhức mắt - Đảm bảo ánh sáng cho phù hợp khi lao động, học tập và sinh hoạt - Đọc và viết đúng khoảng cách quy định - Cần tránh nằm khi đọc sách, tránh đọc sách khi đi tàu xe 13 - Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, có chế độ khám mắt định kỳ, phát hiện sớm tật cận thị để có cách khắc phục và điều trị... phát hiện như: - Mắt đỏ – Cộm mắt như có cát trong mắt – Chói mắt – Chảy nước mắt – Nhiều rử mắt: Dính, khó mở mắt khi sáng ngủ dậy – Đặc biệt thị lực không giảm ở giai đoạn đầu mắc bệnh – Mi mắt có thể sưng nề và xung huyết Viêm kết mạc do virut Viêm kết mạc do vi trùng Viêm kết mạc do dị ứng Nguyên nhân gây bệnh Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ là do virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên... Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu các thông tin và trả lời các câu hỏi sau Câu 1: Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ? Câu 2: Nêu các đường lây truyền, Câu 3: Nêu cách phòng và điều trị bệnh đau mắt đỏ? Câu 4: Bằng kiến thức của bài học hãy giải thích và bày tỏ cảm nghĩ của em về câu thành ngữ: “Giàu hai con mắt, có hai bàn tay” Câu 5 Lập biểu đồ thống kê bệnh đau mắt đỏ của trường và khối... hỏi và bài tập số 4,5 của học sinh sẽ được trình bày ở phần minh chứng kèm theo 18 Sau khi học sinh trả lời, giáo viên chốt lại những kiến thức sau: 1- Nguyên nhân: Nguyên nhân chủ yếu của bệnh đau mắt đỏ là do virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra 2- Triệu chứng: Cộm mắt như có cát trong mắt, chói mắt, chảy nước mắt, nhiều rử mắt (Dính, khó mở mắt khi sáng ngủ dậy),... chất bằng các loại thuốc bổ mắt thông dụng 7 Khám mắt định kỳ 12 Bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt định kỳ để được chỉnh tật khúc xạ và tư vấn cụ thể khi gặp những vấn đề về mắt * Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu các thông tin và trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Thế nào là tật cận thị? Câu 2: Chọn câu trả lời đúng: Nguyên nhân phổ biến gây tật cận thị là gì? A Do bẩm sinh: Cầu mắt quá dài... ngay ghèn, dử và nước mắt chảy ra (làm tương tự đối với người lớn) - Tránh ôm ấp khi trẻ em bị bệnh, ngủ riêng - Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn - Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt Không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác - Không đắp các loại lá vào mắt như là trầu, lá... không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường D Do không rửa mắt thường xuyên bằng nước muối loãng Câu 3: Nêu cách phòng cận thị cho giới học đường? A Khi mỏi mắt cần nghỉ ngơi thị giác từng lúc B Chú ý đến ánh sáng cho phù hợp C Đọc và viết đúng khoảng cách quy định D Cần tránh nằm khi đọc sách, tránh đọc sách khi đi tàu xe E Tất cả các phương án trên Câu 4 Bài cảm tưởng về đôi mắt Câu 5: Thống kê... đến 2 phút, hoặc nhắm mắt lại 30 giây đến một phút Nếu cảm giác bị mờ nhoè đi, cần cho mắt nghỉ lâu hơn Con người cũng cần chủ động kiểm soát việc chớp mắt, chớp mắt là một động tác sinh lý, giúp lớp nước mắt được trải đều trên bề mặt mắt, giúp mắt dễ chịu và giảm căng thẳng cho mắt Không nên làm việc bằng mắt quá 45 phút, học sinh cần ra sân chơi và tập thể dục giữa các tiết học, tránh đọc truyện,... tật cận thị để có cách khắc phục và điều trị kịp thời 4- Cách khắc phục: đeo kính cận lõm hai mặt(phân kỳ) hoặc mổ mắt 5- Tuyên truyền để mọi người hiểu về tật cận thị, từ đó có cách phòng tránh và điều trị kịp thời GV: Cung cấp các thông tin hình ảnh số liệu… có liên quan đến bệnh đau mắt đỏ do vi rút II Đau mắt đỏ Viêm kết mạc còn được gọi đau mắt đỏ Bệnh thường xảy ra ở trẻ em nhưng bất kỳ lứa tuổi ... THI CỦA GIÁO VIÊN A.Tên chủ đề dạy học: CÁC BỆNH, TẬT CỦA MẮT – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH, KHẮC PHỤC I Mục tiêu: Kiến thức: - Hiểu rõ nguyên nhân cách khắc phục tật cận thị - Trình bày nguyên. .. dạy học liên quan đến CNTT: - Phần cứng ( Máy tính kết nối mạng intrnet) HS: Tranh ảnh bệnh tật mắt B Hoạt động dạy học Tiến trình dạy - học Chủ đề: Các bệnh- tật mắt Nguyên nhân cách phòng tránh,. .. tránh, khắc phục I Mục tiêu: * Đối với môn Sinh học: a Kiến thức - Hiểu rõ nguyên nhân cách khắc phục tật cận thị viễn thị - Trình bày nguyên nhân, cách lây truyền biện pháp phòng tránh bệnh mắt

Ngày đăng: 02/10/2015, 14:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w