Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 70 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
70
Dung lượng
572,27 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
----------
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 38 (2012 – 2015)
Đề tài:
CƠ SỞ VÀ KIẾN NGHỊ THÀNH LẬP
TÒA GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
Giảng viên hướng dẫ n:
Sinh viên thực hiện:
ThS. ĐINH THANH PHƯƠNG
Bộ môn Luật Hành chính
ĐINH THỊ HUỲNH NHƯ
MSSV: S120059
Lớp: K38
Cần Thơ, tháng 11 năm 2014
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1 ............................................................................................................................. 9
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ LIÊN
QUAN VỀ GIA ĐÌNH VÀ NG ƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN .............................................. 9
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN ...................................................... 9
1.1.1 Vị trí pháp lý và chức năng của Tòa án nhân dân .................................................... 9
1.1.1.1 Vị trí pháp lý của Tòa án nhân dân ................................................................... 9
1.1.1.2 Chức năng của Tòa án nhân dân .................................................................... 10
1.1.2 Những nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân ......................... 11
1.1.2.1 Nguyên tắc Tòa án xét xử sơ thẩm có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân,
trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn .................................................................. 11
1.1.2.2 Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lậ p và chỉ tuân
theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử
của Thẩm phán, Hội thẩm ........................................................................................... 12
1.1.2.3 Nguyên tắc Tòa án xét xử công khai .............................................................. 13
1.1.2.4 Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số trừ trường hợp
xét xử theo thủ tục rút gọn ........................................................................................... 13
1.1.2.5 Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử .................................................. 14
1.1.2.6 Nguyên tắc bảo đả m chế độ xét xử s ơ thẩm, phúc thẩm ................................. 15
1.1.2.7 Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi
ích hợp pháp của đ ương sự ......................................................................................... 15
1.1.3 Cơ cấu tổ chức và thẩm quyền của Tòa án nhân dân các cấp ................................ 16
1.1.3.1 Tòa án nhân dân tối cao .................................................................................. 16
1.1.3.2 Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Tòa án nhân dân
cấp tỉnh) ....................................................................................................................... 17
1.1.3.3 Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Tòa án nhân
dân cấp huyện) ............................................................................................................ 18
1.1.4 Tòa án quân sự ....................................................................................................... 18
1.1.4.1 Tòa án quân sự Trung ương ............................................................................ 19
1.1.4.2 Tòa án quân sự quân khu và tương đương...................................................... 19
1.1.4.3 Tòa án quân sự khu vực................................................................................... 20
1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIA ĐÌNH VÀ NG ƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN ............ 20
1.2.1 Khái niệm gia đình ................................................................................................. 20
1.2.2 Khái niệm và đặc điểm về tâm - sinh lý của người chưa thành niên ..................... 21
1.2.2.1 Khái niệm về người chưa thành niên .............................................................. 21
1.2.2.2 Đặc điểm về tâm - sinh lý của ng ười chưa thành niên.................................... 22
1.2.3 Mối liên hệ giữa gia đình và sự phát triển của ng ười chưa thành niên.................. 24
CHƯƠNG 2 ........................................................................................................................... 24
CƠ SỞ CỦA VIỆC THÀNH LẬP TÒA GIA ĐÌNH VÀ NG ƯỜI CHƯA THÀNH
NIÊN ...................................................................................................................................... 24
2.1 THỰ C TRẠNG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC VỀ NG ƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
VÀ GIA ĐÌNH.................................................................................................................... 25
2.1.1 Tình hình giải quyết các vụ việc về người chưa thành niên phạm tội ....................... 25
2.1.2 Tình hình giải quyết các vụ án có người bị hại là trẻ em, người chưa thành niên. 25
2.1.3 Tình hình giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình ..................................... 26
2.1.4 Mối liên hệ giữa gia đình và tình hình phạm tội ở ng ười chưa thành niên............ 27
2.2 NHỮNG BẤT CẬP VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN
NHÂN DÂN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC VỀ HÔN
NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN............................................ 28
2.2.1 Những bất cập về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân liên quan
đến công tác giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình ......................................... 28
2.2.1.1 Không có Tòa chuyên trách để giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia
đình .............................................................................................................................. 28
2.2.1.2 Không có Thẩm phán chuyên trách để giải quyết các vụ việc về hôn nhân
và gia đình ................................................................................................................... 29
2.2.1.3 Không có thủ tục tố tụng riêng để giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia
đì nh .............................................................................................................................. 29
2.2.2 Những bất cập về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân liên quan
đến công tác giải quyết các vụ việc về ng ười chưa thành niên....................................... 30
2.2.2.1 Không có Tòa chuyên trách để giải quyết các vụ việc về ng ười chưa thành
niên .............................................................................................................................. 30
2.2.2.2 Không có Thẩm phán chuyên trách để giải quyết các vụ việc về ng ười chưa
thành niên .................................................................................................................... 30
2.2.2.3 Thủ tục tố tụng hình sự đối với ng ười chưa thành niên chưa đầy đủ, rõ
ràng và mang tính hình thức ....................................................................................... 31
2.3 NHỮNG BẤT CẬP TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC VỀ HÔN
NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TẠI TÒA ÁN NHÂN
DÂN HIỆN NAY................................................................................................................ 32
2.3.1 Những bất cập trong công tác giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình ...... 32
2.3.1.1 Việc giao con là người chưa thành niên cho cha hay mẹ nuôi dưỡng còn
nhiều sai sót ................................................................................................................. 32
2.3.1.2 Lợi ích tốt nhất của người chưa thành niên có liên quan trong việc giải quyết
các vụ việc về hôn nhân và gia đình ch ưa được quan tâm đúng mức........................... 32
2.3.2 Những bất cập trong công tác giải quyết các vụ việc về ng ười chưa thành niên... 33
2.3.2.1 Năng lực của những người tiến hành tố tụng chưa đáp ứng yêu cầu xét xử
người chưa thành niên phạm tội ................................................................................. 33
2.3.2.2 Về hình thức và cách thức tổ chức phiên toà xét xử vụ án hình sự có người
chưa thành niên tham gia chưa hợp lý ........................................................................ 36
2.3.2.3 Việc tham gia của người bào chữa và đại diện gia đình, nhà tr ường, Đoàn
thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh chưa đạt được hiệu quả như mong muốn ............. 37
2.3.2.4 Việc giải quyết các vụ án mà ng ười chưa thành niên phạm tội còn nặng về
xử lý mà thiếu những biện pháp cụ thể để giúp đỡ, giáo dục họ nhận thức và sửa
chữa sai lầm, khuyết điểm ............................................................................................ 38
2.3.2.5 Thiếu sự hỗ trợ, giúp đỡ đối với vụ án có người bị hại là người chưa thành
niên .............................................................................................................................. 39
2.4 SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC THÀNH LẬP TÒA GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI CHƯA
THÀNH NIÊN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ....................................................................... 40
2.4.1 Đáp ứng tốt hơn yêu cầu bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và ng ười chưa thành
niên; bảo vệ và phát triển gia đình Việt Nam ................................................................... 40
2.4.2 Cụ thể hóa đ ường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nước................................................................................................................................. 41
2.4.3 Chuyên môn hóa công tác giải quyết các vụ việc về gia đình và ng ười chưa
thành niên ........................................................................................................................ 42
2.4.4 Góp phần hoàn thiện tổ chức và h oạt động của Tòa án nhân dân các cấp ............. 43
2.4.5 Bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp
với thông lệ quốc tế ......................................................................................................... 43
2.4.5.1 Bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên .............. 43
2.4.5.2 Phù hợp với thông lệ của các nước trên thế giới ............................................ 45
CHƯƠNG 3 ........................................................................................................................... 46
TÒA GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN: MỘT SỐ MÔ HÌNH TRÊN
THẾ GIỚI VÀ ĐỀ XUẤT Ở VIỆT NAM .......................................................................... 46
3.1 MỘT SỐ MÔ HÌNH TÒA GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRÊN
THẾ GIỚI ........................................................................................................................... 46
3.1.1 Mô hình Tòa án gia đình Liên Bang của Úc .......................................................... 46
3.1.1.1 Cơ cấu tổ chức và thẩm quyền ........................................................................ 46
3.1.1.2 Ưu và nhược điểm của mô hình này ................................................................ 47
3.1.2 Mô hình Tòa gia đình ở Nhật Bản ......................................................................... 47
3.1.3 Mô hình Tòa án vị thành niên và gia đình ở Thái Lan ........................................... 48
3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức và thẩm quyền ........................................................................ 48
3.1.3.2 Ưu và nhược điểm của mô hình này................................................................ 49
3.2 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO VIỆC THÀNH LẬP TÒA GIA ĐÌNH VÀ NG ƯỜI
CHƯA THÀNH NIÊN Ở VIỆT NAM ............................................................................... 51
3.2.1 Đề xuất về mô hình của Tòa gia đình và ng ười chưa thành niên........................... 51
3.2.2 Đề xuất về thẩm quyền của Tòa gia đình và ng ười chưa thành niên ..................... 54
3.3 CÁC ĐIỀU KIỆN VÀ GIẢI PHÁP THÀNH LẬP GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI CHƯA
THÀNH NIÊN Ở VIỆT NAM............................................................................................ 56
3.3.1 Điều kiện và giải pháp xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý .................................. 56
3.3.2 Điều kiện và giải pháp về nhân lực ........................................................................ 60
3.3.3 Điều kiện và giải pháp về xây dựng cơ sở vật chất................................................ 60
3.3.4 Điều kiện và giải pháp về tính đồng bộ của c ơ quan tiến hành tố tụng ................. 61
KẾT LUẬN ............................................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 63
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục người chưa thành niên cũng như việc xử lý
người chưa thành niên phạm tội được Đảng và Nhà nước ta dành sự quan tâm đặc biệt,
nhất là sau khi Việt Nam phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm
1990. Xuất phát từ quan điểm, “trẻ em do còn non nớt về thể chất và trí tuệ cần được bảo
vệ, chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra
đời”, 1 và “người chưa thành niên chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tâm thần, chưa có
đủ khả năng nhận thức, kiểm soát được suy nghĩ, hành vi của mình nên dễ bị chi phối,
kích động bởi các yếu tố khách quan và hành động một cá ch bột phát. Đây cũng là những
đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là khi họ tham gia tố tụng trong các vụ án hình sự”. 2
Qua thống kê cho thấy, tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện vẫn
đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng; t ỷ lệ người chưa thành niên tái phạm
còn nhiều; ngày càng nhiều trẻ em và người chưa niên bị xâm hại. Trong khi đó, tình hình
giải quyết các vụ việc về hôn nhân & gia đình có xu hướng tăng, đặc biệt là các vụ án ly
hôn có con chưa thành niên chiếm tỷ lệ cao. Việc giải quyết các vấn đề gia đình có ảnh
hưởng sâu sắc đến đời sống tâm lý của từng thành viên trong gia đình, có tác động tích
cực hoặc tiêu cực đến định hướng phát triển của người chưa thành niên là thành viên
trong gia đình.3 Vì vậy, Văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định: “Xây
dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi
trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách; …Chú trọng cải
thiện điều kiện sống, lao động và học tập của thanh niên, thiếu niên, giáo dục và bảo vệ trẻ
em”. Thực tiễn cho thấy, công tác giải quyết các vụ việc về người chưa thành niên và gia
đình tại Tòa án còn nhiều hạn chế, bất cập và chưa đạt được hiệu quả như mong muốn có
rất nhiều nguyên nhân nhưng không có Tòa chuyên trách là nguyên nhân cốt lỗi nhất.
Ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật, khi giải quyết các vụ việc có liên quan
đến người chưa thành niên những người tiến hành tố tụng còn phải có hiểu biết về đặc
điểm tâm – sinh lý của đối tượng này. Các vụ việc về hôn nhân và gia đình thường xuất
1
Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, lời mở đầu.
Ngọc Điệp, Thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên nên theo mô hình Tòa chuyên trách… là phù hợp với
Hiến pháp, Báo điện tử Đại biểu nhân dân, 2014, http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=76&NewsId=308337,
[ngày truy cập 25-10-2014].
3
Tòa án nhân dân tối cao, Đề án thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên ở Việt Nam ,
http://toaan.gov.vn/portal/pls/portal/tandtc.BMDT_PTL.showsavedoc?PFILE=6142660.DOC, [ngày truy cập 5 -72014]
2
phát từ quan hệ hôn nhân hoặc gia đình có tính huyết thống hoặc nuôi dưỡng, thường kéo
dài nên rất khó giải quyết sao cho thấu đáo. Tuy nhiên, hiện nay Tòa án vẫn chưa có bộ
phận chuyên trách để giải quyết các vụ việc có liên quan đến người chưa thành niên và
gia đình.
Từ những yêu cầu về công tác xử lý người chưa thành niên phạm tội, công tác chăm
sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em nói chung, công tác bảo vệ, phát triển gia đình và những
yêu cầu về cải cách tư pháp nêu trên, đồng thời xuất phát từ những đặc điểm tâm sinh lý
của trẻ em, người chưa thành niên cũng như đặc thù của các quan hệ hôn nhân và gia đình
cho thấy việc xây dựng một mô hình Tòa chuyên trách với các thủ tục tố tụng đặc biệt để
giải quyết có hiệu quả các vụ việc về gia đình và người chưa thành niên, giúp đỡ, hỗ trợ
và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm sinh lý của trẻ em, người chưa thành niên là
hết sức cần thiết. Việc thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên cũng là bước đi cụ thể
để thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên cũng như phù hợp với thông
lệ của nhiều nước trên thế giới. Với những lý do vừa nêu, tác giả quyết định chọn đề tài:
“Cơ sở và kiến nghị thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên” cho luận văn tốt
nghiệp cử nhân Luật của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nêu khái quát chung về Tòa án nhân dân và các vấn đề có liên quan về gia
đình và người chưa thành niên, trình bày thực trạng giải quyết các vụ việc về người chưa
thành niên và gia đình và những bất cập trong công tác giải quyết các vụ việc về hôn nhân
& gia đình và người chưa thành niên tại Tòa án. Bên cạnh đó, nghiên cứu các mô hình
Tòa án chuyên xử lý các vụ việc có liên quan đến người chưa thành niên và gia đình trên
thế giới. Từ đó đưa ra những đề xuất cho việc thành lập Tòa gia đình và người chưa thành
niên ở Việt Nam nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và
người chưa thành niên; bảo vệ và phát triển gia đình Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về vị trí pháp
lý, chức năng, nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động, cơ cấu tổ chức, thẩm quyền của
Tòa án nhân dân ở nước ta và các vấn đề có liên quan đến gia đình và người chưa thành
niên được quy định trong Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002,
Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự năm 2002, Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Tòa
án nhân dân năm 2002, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010)
để làm cơ sở lý luận cho việc thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên. Đồng thời
tác giả còn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật có liên quan đến công tác giải
quyết các vụ việc về gia đình và người chưa thành niên, mà cụ thể là các quy định của Bộ
luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
liên quan người chưa thành niên phạm tội, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ
sung năm 2011) và thực tiễn áp dụng các quy định này, từ đó phân tích những hạn chế,
bất cập nhằm làm cơ sở để đề xuất thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên ở
nước ta hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được xây dựng trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã học; sử dụng
phương pháp nghiên cứu lý luận trên tài liệu, sách vở k ết hợp với phương pháp phân tích,
tổng hợp những tài liệu có liên quan đến tình hình giải quyết các vụ việc có liên quan đến
người chưa thành niên và các vụ việc về hôn nhân & gia đình. Bên cạnh đó, tác giả còn sử
dụng phương pháp phân tích luật viết, so s ánh đối chiếu những quy định của pháp luật với
thực tiễn áp dụng những quy định đó. Thông qua đó làm sáng tỏ những bất cập có liên
quan đến công tác giải quyết các vụ việc về hôn nhân & gia đình và người chưa thành
niên. Từ đó làm cơ sở để đề xuất thành lậ p Tòa gia đình và người chưa thành niên.
5. Kết cấu luận văn
Kết cấu của luận văn tốt nghiệp “ Cơ sở và kiến nghị thành lập Tòa gia đình và
người chưa thành niên ” ngoài lời nói đầu, danh mục từ viết tắt và danh mục tài liệu tham
khảo thì nội dung chính gồm có ba chương sau đây:
- Chương 1: Khái quát chung về Tòa án nhân dân và một số vấn đề có liên quan về
gia đình và người chưa thành niên
- Chương 2: Cơ sở của việc thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên
- Chương 3: Tòa gia đình và người chưa thành niê n: Một số mô hình trên thế giới và
đề xuất ở Việt Nam
Do hạn chế về thời gian và tài liệu tham khảo cũng như vấn đề về nhận thức của cá nhân chưa
thật sự sâu sắc và đầy đủ nên chưa thể hoàn toàn đáp ứng tuyệt đối và đầy đủ các yêu cầu đặt ra. Rất
mong sựđóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn cho đề tài được hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ
CÓ LIÊN QUAN VỀ GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN
1.1.1 Vị trí pháp lý và chức n ăng của Tòa án nhân dân
1.1.1.1 Vị trí pháp lý của Tòa án nhân dân
Trong hệ thống tư pháp, Tòa án nhân dân giữ một vị trí đặc biệt, Nghị quyết số
49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020 đã xác định “ Tòa án có vai trò trung tâm trong hệ thống tư pháp và xét xử là hoạt
động trọng tâm. ” Bên cạnh đó, t heo quy định của Hiến pháp năm 2013, Tòa án nhân dân
có vị trí rất quan trọng trong bộ máy nhà nước: “ Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp ”4, quy định này xác
định rõ ràng, cụ thể: Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp và
thực hiện chức năng xét xử. Hiến pháp mới quy định ngoài chức năng xét xử thì Tòa án
nhân dân còn thực hiện quyền tư pháp, đây là điểm khác biệt quan trọng so với quy định
của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). 5 Nội dung mới này có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng, nhằm phân định quyền lực nhà nước theo hướng Tòa án nhân dân là cơ
quan thực hiện quyền tư pháp , Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp, Quốc
hội là cơ quan thực hiện quyền lập pháp, điều này phù hợp với nguyên tắc phân công thực
hiện quyền lực nhà nước của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 6 Hiện nay việc làm
rõ nội hàm của quyền tư pháp đang được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, theo
nhiều nhà nghiên cứu thì “quyền tư pháp là quyền xét xử các tranh chấp pháp lý dựa trên
các quy định của pháp luật. Các tranh chấp này có thể chỉ là giữa người dân hoặc tổ chức
do người dân lập ra (như doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức xã hội v.v.) với nhau nhưng
đó cũng có thể là tranh chấp giữa các cơ quan nhà nước với nhau hoặc tranh chấp giữa cơ
quan nhà nước với người dân, tổ chức do người dân lập nên”. 7 Ngoài việc thực hiện
quyền tư pháp, Tòa án nhân dân còn Hiến pháp trao cho nhiệm vụ xét xử. Xét xử là hoạt
động xem xét, đánh giá và ra phán quyết nhân danh quyền lực nhà nước về tính hợp pháp
4
Hiến pháp năm 2013, khoản 1, điều 102.
Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), điều 127.
6
Hiến pháp năm 2013, điều 2.
7 ộ Tư pháp,
B
Quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa – Những vấn đề đặt ra t rong tình hình
mới, http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=5931, [ngày truy cập 20-7-2014].
5
của các vi phạm pháp luật, các tranh chấp và về các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền,
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Do đó, xét xử là hoạt
động quan trọng thông qua hoạt động xét xử quyền tư pháp được thể hiện; mục đích, ý
nghĩa của các quy phạm pháp luật được đảm bảo thực hiện; góp phần hoàn thiện hệ thống
pháp luật.
Tóm lại , Tòa án nhân dân có vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước - là cơ quan
duy nhất được Hiến pháp trao cho nhiệm vụ xét xử và thực hiện quyền tư pháp (một trong
ba bộ phận hợp thành của quyền lực nhà nước).
1.1.1.2 Chức năng của Tòa án nhân dân
Nói đến chức năng của Tòa án nhân dân cũng như các cơ quan nhà nước khác là
xác định phương diện hoạt động chủ yếu của cơ quan nhà nước đó. 8 Đối với Tòa án nhân
dân có nhiều hoạt động khác nhau, tuy nhiên hoạt động chủ yếu vẫn là xét xử nững vụ án
hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những
việc khác.9 Ngay tại khoản 1 Điều 102 Hiế n pháp năm 2013 và Điều 1 Luật tổ chức Tòa
án nhân dân năm 2002, Quốc Hội đã xác định: “ Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Do đó, ở nước ta chỉ có Tòa án mới có
quyền xét xử và xét xử là chức năng duy nhất của các Tòa án. So với hoạt động giải quyết
các đơn từ khiếu nại, tố cáo hoặc những hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà
nước khác thì hoạt động xét xử của các Tòa án có những đặc trưng sau:
- Thứ nhất, chỉ có Tòa án mới được quyền xét xử các vụ án hình sự mà không cơ
quan nhà nước nào được quyền giải quyết. C ăn cứ vào những hành vi vi phạm pháp luật,
chỉ có Tòa án mới có quyề n phán quyết một công dân có tội hay vô tội; nếu có tội, chỉ có
Tòa án mới có quyền áp dụng các chế tài hình sự.
- Thứ hai, hoạt động xét xử của Tòa án phải tuân theo một trình tự hết sức nghiêm
ngặt. Trình tự này được quy định một cách chi tiết trong những văn bản pháp luật nhất
định như Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự…nếu vi phạm những quy định
trong các văn bản vừa nêu thì phiên tòa có thể bị hoãn hoặc bị tạm ngừng và những người
cố tình vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nh iệm hành sự.
- Thứ ba, trong nhiều trường hợp, nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định
của giải quyết khiếu nại thì có quyền khởi kiện ra Tòa. Tòa án sẽ giải quyết và quyết định
của Tòa án sẽ thay thế các quy ết định giải quyết khiếu nại trước đó.
8
9
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam , Nxb Công an nhân dân, 2004, tr.500.
Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, điều 1.
1.1.2 Những nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân
Tòa án nhân dân là một trong các bộ phận cấu thành bộ máy Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam . Vì vậy, tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cũng phải
tuân theo những nguyên tắc chung của việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước .
Tuy nhiên, xuất phát từ hoạt động đặc thù của Tòa án nhân dân là xét xử nên Tòa án nhân
dân được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc riêng dựa trên nền tảng các nguyên
tắc chung. Sau đây là các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân
dân:
1.1.2.1 Nguyên tắc Tòa án xét xử sơ thẩm có sự tham gia của Hội thẩm nhân dân ,
trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn
Để đảm bảo tính công bằng, bình đẳng của pháp luật, việc xét xử không c hỉ có
những người có chuyên môn mà còn có đại diện từ phía nhân dân. Hiến pháp năm 2013
quy định: “Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường
hợp xét xử theo thủ tục rút gọn”.10 Và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, tại Điều 4
cũng quy định: “Việc xét xử của Tòa án nhân dân có Hội thẩm nhân dân tham gia, việc
xét xử của Tòa án quân sự có Hội thẩm quân nhân tham gia theo quy định của pháp luật
tố tụng. Khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán” . Hội thẩm là những người la o
động hoặc đang ở trong quân ngũ thay mặt cho nhân dân, quân nhân tham gia vào hoạt
động xét xử, để đảm bảo cho quyết định của Tòa án không những đúng pháp luật của Nhà
nước mà còn phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Sự tham gia xét xử của Hội thẩm
tại các Tòa án phải tính đến những đặc điểm, phong tục tập quán và tâm tư nguyện vọng
của nhân dân, để bản án, quyết định của Tòa án được khách quan, không những thấu lý
mà còn đạt tình , có tác dụng giáo dục cao. Trong xét xử Thẩm phán và Hội thẩm ngang
quyền với nhau, cùng nhau bàn bạc, thảo luận để đ i đến một quyết định thống nhất.
Tuy nhiên, khi xét xử theo thủ tục rút gọn thì không có sự tham gia của Hội thẩm.
Đây là quy định mới được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. Hiện nay, trong pháp luật
tố tụng và các văn bản pháp luật có liên quan đã quy định những thủ tục riêng, có nội
dung “rút gọn” để Tòa án áp dụng giải quyết một số loại vụ việc cụ thể. Quy định này
nhằm nâng cao hiệu quả công tác xét xử của Tòa án, tiết kiệm thời gian, công sức và chi
10
Hiến pháp năm 2013, điều 103, khoản 1.
phí trong quá trình tố tụng, góp phần ổn định xã hội, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để tiếp
tục nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện thủ tục rút gọn trong tố tụng. 11
1.1.2.2 Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân
theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của
Thẩm phán, Hội thẩm
“Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật ” là nguyên
tắc được ghi nhận trong các bản Hiến pháp, Luật Tổ chức Tòa án nhân và Pháp lệnh về
Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân hiện hành ,12 đây là nguyên tắc bắt nguồn từ
nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, nhằm đảm bảo tính khách quan trong quá trình xét
xử và tính thống nhất của pháp luật.
Nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác xét xử của Tòa án nhân
dân, Hiến pháp năm 2013 quy định một cách cụ thể hơn về nguyên tắc này: “Thẩm phán,
Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá
nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm.” Nguyên tắc này đảm bảo nội
dung:13
- Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập thể hiện ba khía cạnh: độc lập với các cơ
quan khác, độc lập với cơ quan Tòa án cấp trên và thành phần Hội đồng xét xử phải độc
lập với nhau. Điều này đồng nghĩa với việc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân không bị
ràng buộc với ý kiến của bất kỳ cá nhân hay cơ quan trong việc ra giải quyết vụ án mà chỉ
tuân theo quy định của pháp luật kể từ khi thụ lý vụ án cho đến khi kết thúc phiên tòa xét
xử chứ không chỉ giới hạn bởi “khi xét xử” như quy định của Hiến pháp năm 1992.
- Cụm từ “nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của
Thẩm phán, Hội thẩm” nhằm đảm bảo cho nguyên tắc này phải được thực thi trong thực
tiễn xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm.
Trương Hòa Bình ,Toà án nhân dân tối cao, Vấn đề áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử và thành lập Tòa án giản
lược trong hệ thống Tòa án nhân dân,
http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/56071985/56494212?p_page_id=56071985&p_cateid=56077102&item
_id=56660064&article_details=1, [ngày truy cập 5/7/2014].
11
12
Hiến pháp năm 1946, điều 69; Hiến pháp năm 1959, điều 100; Hiến pháp năm 1980, điều 131; Hiến pháp năm
1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2 001), điều 130; Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, điều 5 ; Pháp lệnh về Thẩm
phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002, điều 4.
Trần Văn Tú, Tòa án nhân dân tối cao, Các quy định về Tòa án nhân dân trong Hiến pháp sửa đổi Hiến pháp năm
1992 và hướng hoàn thiện Luật tổ chức Tòa án nhân dân ,
http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&article_details=1&ite
m_id=43256903, [ngày truy cập 5/7/2014].
13
1.1.2.3 Nguyên tắc Tòa án xét xử côn g khai
Công khai trong hoạt động nhà nước là một yếu tố bảo đảm yêu cầu của nhà nước
pháp quyền, do dân làm chủ : “Công khai, với tư cách là biểu hiện của dân chủ, là điều
kiện để thực hiện dân chủ trong đời sống xã hội”. 14
Nguyên tắc này được quy định tại Đ iều 103 Hiến pháp năm 2013 và bắt nguồn từ
nguyên tắc phát huy dân chủ đối với nhân dân tro ng hoạt động của bộ máy nhà nước.
Nguyên tắc này nhằm mục đích thu hút đông đảo nhân dân tham gia phiên tòa xét xử,
đảm bảo sự giám sát của nhân dân đối với việc xét xử của Tòa án, góp phần giáo dục,
phòng ngừa của hoạt động xét xử. Để thực hiện nguyên tắc này các Tòa án nhân dân phải
có kế hoạch xét xử các vụ án và phải niêm yết tại trụ sở Tòa án để nhân biết.
Tòa án có thể xét xử tại phòng xử án của Tòa án, cũng có thể xét xử lưu động tại
nơi xảy ra vụ án. Trong cả hai trường hợp đều cần phải thông báo cho bị cáo, người bị hại
và các đương sự cũng như những người có liên quan cùng biết về địa điểm và thời gian
xét xử.
Mọi công dân từ 16 tuổi trở lên đều có quyền th am dự phiên tòa, được lắng nghe
phát biểu của Tòa án cũng như những người có liên quan đến vụ án.
Tòa án cũng có thể xét xử kín ,15 trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà
nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời
tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự . Đối với những vụ án được xét xử kín thì Tòa
án có thể quyết định cho những người có liên quan đến vụ án tham dự một phần hay toàn
bộ vụ án. Tuy nhiên, dù được xét xử dưới hình thức công khai hay xử kín thì bản án,
quyết định của Tòa án đều phải được tuyên công khai để mọi người được biết. 16
1.1.2.4 Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số trừ trường hợp
xét xử theo thủ tục rút gọn
Nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức hoạt động
của bộ máy nhà nước và được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 tại Điều 1 03: “Tòa án
xét xử tập thể và quyết định theo đa số , trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn ”. Xét
xử là hoạt động đặc thù do Tòa án đảm nhiệm nhằm bảo vệ pháp c hế xã hội chủ nghĩa,
14
Đào Trí Úc (Chủ biên), Tội phạm học, Luật hình sự và Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 1994, tr. 381.
15
Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, điều 7 .
16 ộ luật tố tụng hình sự năm 2003, điều 18 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011), điều
B
15.
bảo vệ quyền và lợi íc h hợp pháp của nhân dân. Công tác xét xử phải hết sức thận trọng,
khách quan và đúng đắn. Muốn có được bản án, quyết định đúng đắn đòi hỏi trí tuệ c ủa
tập thể , vì vậy Tòa án thành lập Hội đồng xét xử để xét xử các vụ án hình sự, dân sự, lao
động…. Hội đồng xét xử có thể gồm Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, cũng có thể gồm
các Thẩm phán nhưng phải có ít nhất từ ba người trở lên. 17
Hội đồng xét xử làm việc tập thể, cùng nghiên cứu hồ sơ vụ án, cùng thẩm vấn để
xác minh các chứng cứ và chịu trách nhiệm tập thể trước Tòa án cùng cấp và cấp trên về
kết quả phiên tòa. Tất cả các quyết định của Tòa án đều phải được thống nhất của đa số
các thành viên trong Hội đồng xét xử. Các thành viên Hội đồng xét xử giải quyết mọi vấn
đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề một. Người có ý kiến thiểu
số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được lưu vào hồ sơ.
Nguyên tắc này có ngoại lệ “trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn”, đây cũng
là điểm mới s o với quy định được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức
Tòa án nhân dân năm 2002.18 Hiện nay, đối với những vụ án rõ ràng, đơn giản thì chỉ cần
một Thẩm phán tiến hành xem xét giải quyết chứ không cần thành lập Hội đồng xét xử,
nhằm giải quyết những vụ việc được nhanh chóng, kịp thời nhưng vẫn đảm bảo đúng
pháp luật và đạt hiệu quả, tiết kiệm về thời gian cho những người tham gia tố tụng.
1.1.2.5 Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử
Thực tiễn xét xử trong thời gian vừa qua cho thấy mô hình tố tụng tại phiên tòa của
Việt Nam theo hướng thẩm vấn kết hợp với tranh tụng, các chứng cứ, tình tiết của vụ án
đã được những người tham gia tố tụng trình bày khách quan tại phiên tòa và trên cơ sở đó,
Hội đồng xét xử ra các phán quyết nhằm đảm bảo c ác phán quyết đó chính xác, đúng
pháp luật. Vì vậy, chất lượng xét xử của Tòa án các cấp trong thời gian vừa qua cũng đã
được nâng lên, giảm các vụ, việc oan, sai. Từ cơ sở thực tiễn đó và nhằm thể chế các quan
điểm của Đảng về xác định mô hình tố tụng Việ t Nam, Hiến pháp năm 2013 đã quy định
“Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo ”.19 Đây là nguyên tắc mới được ghi
nhận trong Hiến pháp năm 2013 mà Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và
Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 không có quy định.
17
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, điều 185, điều 244 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm
2011), điều 52, điều 53.
18
Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), điều 131 và Luật tổ chức Tòa án nhân dân, điều 6.
19
Hiến pháp năm 2013, điều 103, khoản 5.
1.1.2.6 Nguyên tắc bảo đả m chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
“Thực hiện chế độ hai cấp xét xử ” là một trong những nguyên tắc cơ bản của Tòa
án Việt Nam; là biểu hiện của dân chủ và tiến bộ trong hoạt động tố tụng. Nguyên tắc này
đã được nêu trong Ngh ị định thư số 7 bổ sung cho Công ước Bảo vệ quyền con người và
các quyền tự do cơ bản ngày 22 tháng 11 năm 1984, và được chúng ta khẳng định lại
trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003, Bộ
Luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011), Luật Tố tụng hành chính năm
2010.20 Mục đích bao trùm của việc thực hiện chế độ hai cấp xét xử là nhằm đảm bảo việc
xét xử đúng pháp luật; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, đương sự; xây
dựng và củng cố niềm tin c ủa nhân dân đối với hoạt động xét xử của Tòa án; đồng thời
trực tiếp thực hiện sự giám sát của Tòa án cấp trên đối với hoạt động xét xử của Tòa án
cấp dưới. Thực hiện chế độ hai cấp xét xử tức là vụ án mà bản án hoặc quyết định sơ
thẩm chưa có hiệu lực phá p luật thì có thể kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn luật định
được Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm.
Và hiện nay nguyên tắc này lại lần nữa được ghi nhận tại khoản 6, điều 103 Hiến
pháp năm 2013 với nội dung: “Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm ”. Về bản
chất thì cách thể hiện của Hiến pháp năm 2013 có kế thừa song có bao hàm những nội
dung mới đó là khẳng định hai cấp xét xử là cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm. Hoạt động
giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án không phải là c ấp xét xử. Có như vậy thì nhữn g vụ
việc được Tòa án xét xử đã có hiệu lực pháp luật (đã qua xét xử ở cấp phúc thẩm) phải
được thi hành, tránh khiếu nại kéo dài. Nguyên tắc này cũng nhằm xác định trách nhiệm
của ngành Tòa án trong công tác xét xử sơ thẩm và phúc thẩm của Tòa án các cấp có
thẩm quyền phải đảm bảo chất lượng xét xử cao nhất .
1.1.2.7 Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi
ích hợp pháp của đương sự
Đây là nguyên tắc dân chủ được ghi nhận tại khoản 7, Điều 1 03 Hiến pháp năm
2013. Nguyên tắc này cũng được ghi nhận trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 , Bộ
luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) và Luật tố tụng hành chính
năm 2010.21
20
Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, điều 11; Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, điều 20; Bộ luật tố tụng dân
sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011), điều 17; Luật tố tụng hành chính năm 2010, điều 19.
21 ộ luật tố tụng hình sự năm 2003, điều 11; Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sữa dổi, bổ sung năm 2001), điều 9;
B
Luật tố tụng hành chính năm 2010, điều 11.
Quyền bào chữa và quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp là quyền cơ bản của công dân
được pháp luật đảm bảo thực hiện , góp phần đảm bảo việc xét xử của Tòa án được toàn
diện và khách quan. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 , bị can, bị cáo
có quyền tự bảo chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình. T rong một số trường hợp
luật định thì Tòa án hoặc cơ quan chức năng phải chỉ định luật sư bào chữa. 22 Đây được
xem là một nguyên tắc đặc thù chỉ có trong tố tụng hình sự. Trong tố tụng dân sự, tố tụng
hành chính thì không được gọi là “quyền bào chữa” mà thay vào đó là “qu yền bảo vệ lợi
ích hợp pháp của mình”, các đương sự tự mình hoặc có thể nhờ luật sư hoặc người khác
bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.
1.1.3 Cơ cấu tổ chức và thẩm quyền của Tòa án nhân dân các cấp
Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 tại Điều 2 quy định hệ thống cơ quan xét
xử của nước ta gồm: Tòa án nhân dân tối cao; các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương; các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Các
Tòa án quân sự.
1.1.3.1 Tòa án nhân dân tối cao
Cơ cấu tổ chứ c
Theo quy định tại Điều 1 04 của Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Tòa án nhân
dân năm 2002 tại Điều 18 thì Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất ở nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thành phần của Tòa án nhân dân tối cao bao gồm:
Chánh án, Phó chánh án, các Thẩm phán và Thư ký Tòa án.
Cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân tối cao gồm: Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao, Các Tòa chuyên trách và bộ máy giúp việc.
- Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: là cơ quan xét xử cao nhất theo thủ
tục giám đốc thẩm, tái thẩm và là cơ quan hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp
luật. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gồm có Chánh án, các Phó Chánh án,
các Thẩm phán, nhưng tổng số thành viên không quá 17 người. 23
- Các Tòa chuyên trách: gồm có Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động,
Tòa hành chính. Các Tòa chuyên trách này có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm những
22
23
Bộ luậ t tố tụng hình sự năm 2003, điều 57.
Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, điều 21.
vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực bị kháng cáo kháng nghị. Mỗi Tòa bao gồm có
Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán và Thư ký Tòa án. 24
Thẩm quyền
Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền:25
- Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.
- Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật
của Tòa án cấp dưới trực tiếp bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố
tụng.
1.1.3.2 Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ( Tòa án nhân dân
cấp tỉnh)
Cơ cấu tổ chức
Tòa án nhân dân cấp tỉnh là cơ quan xét xử ở địa phương, gồm có Chánh án, các
Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký Tòa án.
Theo quy định trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 thì cơ cấu tổ chức
của Tòa án nhân dân cấp tỉnh gồm có: Ủy ban Thẩm phá n, Các Tòa chuyên trách và bộ
máy giúp việc.
- Ủy ban Thẩm phán: có thẩm quyền giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện bị kháng nghị. Ủy ban thẩm
phán gồm Chánh án, các Phó Chánh án và một số Th ẩm phán nhưng tổng số thành viên
không quá 09 người.26
- Các Tòa chuyên trách gồm: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động,
Tòa hành chính. Các Tòa này có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án theo quy định
của pháp luật tố tụng và phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có
hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị. Mỗi Tòa chuyên trách
gồm Chánh tòa, Phó Chánh tòa, Thẩm phán và Thư ký Tòa án.
Thẩm quyền
Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, điều 23.
Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, điều 20.
26
Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, điều 29.
24
25
Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền :27
- Sơ thẩm những vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng.
- Phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm cưa có hiệu lực pháp luật
của Tòa án cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.
- Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật của Tòa án cấp huyện bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.
1.1.3.3 Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ( Tòa án nhân
dân cấp huyện)
Cơ cấu tổ chức
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Tòa án nhân dân cấp huyện là cơ quan
xét xử ở địa phương; gồm có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân
dân và Thư ký Tòa án. 28 Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức, 29 Hội thẩm nhân dân do Hội đồng nhân
dân cấp huyện bầu ra. 30
Tòa án nhân dân cấp huyện có cơ cấu đơn giản nhất trong hệ thống cơ quan Tòa
án, không có Hội đồng Thẩm phán, Ủy ban Thẩm phán và các Tòa chuyên trách như T òa
án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân cấp tỉnh mà chỉ có bộ máy giúp việc.
Thẩm quyền
Theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 tại Điều 32, khoản 2
thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án theo quy định
của pháp luật tố tụng.
1.1.4 Tòa án quân sự
Theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 tại Chương IV và
trong Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự năm 2002 thì Tòa án quân sự là cơ quan xét xử
của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thuộc hệ thống Tòa án nhân dân được tổ
chức trong quân đội để xé t xử những vụ án mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức,
27
Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, điều 28.
Luật tổ chức T òa án nhân dân năm 2002, điều 32.
29
Luật tổ chức T òa án nhân dân năm 2002, điều 25.
30
Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002, điều 41.
28
công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm
tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu, 31…Về cơ cấu tổ chức, Tòa án quân sự bao gồm: Tòa án
quân sự trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực.
1.1.4.1 Tòa án quân sự Trung ương
Cơ cấu tổ chức
Theo Pháp lệnh tổ chức Tòa án quâ n sự năm 2002 tại Điều 21 thì Tòa án quân sự
trung ương thuộc cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao. Tòa án quân sự trung ương
gồm có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán và Thư ký Tòa án.
Cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự trung ương gồm có: Uỷ ban Thẩm phán, các
Toà phúc thẩm và bộ máy giúp việc.
Thẩm quyền
Theo quy định của Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự năm 2002 tại Điều 22 thì Tòa
án quân sự trung ương có thẩm quyền xét xử phúc thẩm những vụ án hình sự mà bản án,
quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của các Tòa án quân sự cấp dưới trực tiếp bị kháng
cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng; giá m đốc thẩm, tái thẩm những vụ
án hình sự mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án quân sự cấp
dưới bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng và giám đốc việc xét xử của các
Tòa án quân sự cấp dưới.
1.1.4.2 Tòa án quân sự quân k hu và tương đương
Cơ cấu tổ chức
Theo quy định của Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự năm 2002 tại Điều 25 thì Tòa
án quân sự quân khu và tương đương gồm có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán,
Hội thẩm quân nhân và Thư ký Tòa án.
Tòa án quân sự quân khu và tương đương có cơ cấu tổ chức gồm có : Ủy ban Thẩm
phán và bộ máy giúp việc.
Thẩm quyền
Theo quy định trong Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự năm 2002 tại Điều 26 thì
Tòa án quân sự quân khu và tương đương có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án
hình sự không thuộc thẩm quyền hoặc thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự khu vực
31
Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự năm 2002, điều 3.
nhưng Tòa án quân sự quân khu và tương đương lấy lên để xét xử; phúc thẩm các vụ án
hình sự mà bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của các Tòa án quân sự cấp
dưới bị kháng c áo, kháng nghị theo quy định của pháp luật; giám đốc thẩm, tái thẩm
những vụ án hình sự mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án quân
sự cấp dưới bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng và giải quyết những việc
khác theo quy định của pháp luật.
1.1.4.3 Tòa án quân sự khu vực
Cơ cấu tổ chức và thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự khu vực được quy định
trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 và trong Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự
năm 2002 tại Điều 29.
Cơ cấu tổ chức
Tòa án quân sự khu vực gồm có Chánh án, Phó Chánh án, Hội thẩm quân nhân,
Thư ký Tòa án.
Tòa án quân sự khu vực có cơ cấu tổ chức đơn giản nhất, không có Ủy ban Thẩm
phán như Tòa án quân sự trung ương và Tòa án quân sự quân khu mà chỉ có bộ máy giúp
việc.
Thẩm quyền
Tòa án quân sự khu vực có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về
những tội phạm theo quy định của B ộ luật tố tụng hình sự mà bị cáo khi phạm tội hoặc
khi bị khởi tố có quân hàm từ Trung tá trở xuống hoặc là người có chức vụ từ Trung đoà n
trưởng hoặc tương đương trở xuống; giải quyết những việc khác theo quy định của pháp
luật.
1.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
1.2.1 Khái niệm gia đình
Về mặt pháp lý
“Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết
thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của họ với nhau
theo quy định của Luật này”. 32 Theo luật định thì gia đình là một tập những chủ thể có
quan hệ pháp lý đặc biệt, do tính đặc biệt của quan hệ xã hội giữa họ.
Về mặt kinh tế
Gia đình là một đơn vị sản xuất: theo nghĩa cổ điển, gia đình là nơi tạo ra các sản
phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp từ kết quả lao động của các thành viên. Theo nghĩa
hiện đại, gia đình là nguồn cung ứng lao động cho xã hội.
Gia đình là một đơn vị tiêu dùng: gia đình có ngân sách chi tiêu chung và tiến hành
mua sắm, thụ hưởng dịch vụ như một đơn vị tiêu thụ.
Về mặt xã hội
“Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan
trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dụng và bảo vệ Tổ
quốc”.33 Trong quan niệm truyền thống, đất nước được hình dung như gia đình lớn mà
việc tổ chức và vận hành chỉ là sự phóng to mô hình gia đình nhỏ, gồm những người gắn
bó với nhau trên cơ sở huyết thống hoặc hôn nhân. Trong quan niệm hiện đại, gia đình là
nơi mà các công dân nhỏ tuổi chuẩn bị về mọi mặt để tham gia vào đời sống xã hội. 34
1.2.2 Khái niệm và đặc điểm về tâm - sinh lý của người chưa thành niên
1.2.2.1 Khái niệm về người chưa thành niên
Theo quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, các nhà làm luật
không đưa ra khái niệm cụ thể về người chưa thành niên , mà lấy tiêu chí tuổi đời để xác
định đối tượng thuộc độ tuổi nào là người chưa thành niên được quy định như sau:
Theo quy định của pháp luật quốc tế
Theo quy định tại Điều 1 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1990 thì
“Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó có
quy định tuổi thành niên sớm hơn”.
Bên cạnh Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em thì Quy tắc tối thiểu của Liên
hợp q uốc về quản lý tư pháp người chưa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh) do Đại Hội Đồng
Liên Hợp Quốc thông qua ngày 14-12-1992 cũng đề cập đến khái niệm “ người chưa
thành niên là người dưới 18 tuổi”. Hướng dẫn Riadh về phòng ngừa phạm pháp ở người
chưa thành niên được Liên hợp q uốc thông qua ngày 14-12-1990 không đưa ra khái niệm
32
Luật hôn nhân & gia đình năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010), điều 8, khoản 10.
Luật hôn nhân &gia đình năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010), lời nói đầu.
34
Huỳnh Thị Trúc Giang và Nguyễn Thị Mỹ Linh, Tập bài giảng Luật hôn nhân &gia đình , Khoa Luật - Đại học Cần
Thơ, 2012, tr.1.
33
cụ thể về người chưa thành niên , song thông qua các quy định giúp chúng ta hiểu rằng
người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi.
Tuy nhiên, do sự phát triển của từng quốc gia khác nhau, nên khái niệm người
chưa thành niên ở các quốc gia cũng khác nhau, vậy nên Công ước Liên hợp quốc về
quyền trẻ em có nhiều điều khoản để ngỏ cho các nước quy định về độ tuổi của người
chưa thành niên.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam
Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 tại Điều 18 nêu rõ : “Người từ đủ mười tám
tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành
niên”.
Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định rõ: “Người chưa
thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo
những quy định của Chương này, đồng thời theo những quy định khác của Phần chung
Bộ luật không trái với những quy định của Chương này”. Vậy theo quy định này thì
người chưa thành niên cũng là người chưa đủ 18 tuổi.
Ngoài ra, Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: “Người lao động chưa thành niên
là người lao động dưới 18 tuổi ”.35
Như vậy, pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam hiện hành gần như thống nhất
quan điểm: “ người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi” .
Thông qua việc giới hạn độ tuổi của người chưa thành niên , ta có thể đưa ra khái
niệm người chưa thành niên như sau: “Người chưa thành niên là người chưa phát triển
đầy đủ về thể chất, tinh thần, c hưa có khả năng nhận thức, kiểm soát được suy nghĩ, hành
vi của mình”.36
1.2.2.2 Đặc điểm về tâm - sinh lý của người chưa thành niên
Đặc điểm về sinh lý của người chưa thành niên
35
Bộ luật lao động năm 2012, điều 161.
Nguyễn Quang Lộc, Tòa án nhân dân tối cao, Công tác xét xử những vụ án liên quan đến người chưa thành niên ,
http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&item_id=39802171&
article_details=1, [ngày truy cập 20-6-2014].
36
Người chưa thành niên là nhóm tuổi có những sự thay đổi mạnh mẽ nhất về thể
chất trong cuộc đời của mỗi người. Dưới góc độ sinh học, nó là giai đoạn chuyển biến từ
một đứa trẻ non nớt thành một người lớn khỏe mạnh. 37 Sự trưởng thành nhanh chóng gần
như đột biến ấy không chỉ gây ngạc nhiên cho mọi người xung quanh mà còn cho chí nh
cả những đứa trẻ ở vào lứa tuổi này, làm cho các em cảm thấy lúng túng, không làm chủ
được cảm xúc và hành động của mình. Chẳng hạn, sự phát triển mất cân bằng giữa tim và
mạch máu đã gây ra sự thiếu máu từng bộ phận trên vỏ não và đôi khi còn làm hoạt động
của hệ tim mạch bị rối loạn (tim đập nhanh, dễ mệt mỏi, dễ bị kích thích, dễ nổi nóng…).
Những sự mất cân bằng về sinh lý là điển hình của người chưa thành niên, nhưng
chúng chỉ tạm thời và sẽ qua đi theo sự trưởng thành. Tuy nhiên, một số hành vi và sự
chọn lựa của người chưa thành niên có thể gây hậu quả suốt đời nếu các em thiếu sự
hướng dẫn và hỗ trợ của người lớn.
Đặc điểm về tâm lý của người chưa thành niên
Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ về sinh lý, đời sống tâm lý của người chưa thành
niên cũng có những biến đổi sâu sắc. Ở lứa tuổi này, người chưa thành niên có nhiều biểu
hiện bồng bột, nhất thời, buồn vui vô cớ, tính khí nắng mưa thất thường, cư xử nông nổi,
hay làm phức tạp hóa vấn đề…Đồng thời, lứa tuổi này có khả năng gặp nhiều “rủi ro”, vì
các em chưa có đủ kiến thức và kinh nghiệm sống để tự giải quyết được những vấn đề của
mình, nhưng lại muốn khẳng định bản thân như một người từng trải và bản lĩnh. Do đó,
nếu không có sự giáo dục đúng mực từ phía gia đình, nhà trường và xã hội thì các em sẽ
rất dễ có những hành động sai lầm, dẫn đến hệ lụy đáng tiếc và lâu dài.
Trong độ tuổi chưa thành niên, khuynh hướng làm người lớn biểu hiện rất rõ
ràng. Biểu hiện của khuynh hướng này trước tiên là về mặt nhận thức, người chưa thành
niên thường rất ham hiểu biết, thích khám phá, trải nghiệm nên thường có những hành vi
hết sức mạo hiểm. Đây cũng là nguyên nhân khiến người chưa thành niên rất dễ bị lôi kéo
38
vào những hành vi xấu mà không nhận biết được và dễ bị lây nhiễm những tệ nạn xã hội
như cờ bạc, rượu chè, trộm cắp, đánh nhau khi ở vào tuổi chưa thành niên để rồi khi
37
Đặng Vũ Cảnh Linh, Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, Về tuổi vị thành niên với chính sách đối với vị
thành niên hiện nay, http://tadri.org/index.php?option=com_content&view=article&id=266%3Av-tui-v-thanh-nienvsf-chinh-sach-i-vi-v-thanh-nien-hin-nay1&catid=48%3Atrao-doi-toa-dam&Itemid=84&lang=en, [ngày truy cập 246-2014].
38
Nguyễn Thị Bích Hồng, Mục văn bút, Tâm lý và cách giáo dục trẻ vị thành niên ,
http://www.mucvuvanbut.net/index.php?option=com_content&view=article&id=686:tam-li-va-cac-giao-duc-tre-vithanh-nien&catid=50:bai-viet-cua-cac-tac-gia-khach&Itemid=90, [ngày truy cập 15-7-2014].
trưởng thành đã không thể dễ dàng từ bỏ những tệ nạn này. 39 Về tình cảm , người chưa
thành niên có cảm xúc rất mảnh liệt, rất nhạy cảm, khó kiềm chế, muốn được sự quan tâm
và biểu lộ tìn h cảm của người khác.
1.2.3 Mối liên hệ giữa gia đình và sự phát triển của người chưa thành niên
Gia đình luôn có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của
người chưa thành niên .40 Giáo dục gia đình không chỉ tác động mạnh mẽ đến s ự hình
thành nhân cách của trẻ em ở giai đoạn ấu thơ mà nó còn quyết định sự phát triển, hoàn
thiện nhân cách của chúng trong các giai đoạn của cuộc đời , đặc biệt là giai đoạn chưa
thành niên. Vì vậy, “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự l à tế bào lành
mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục n ếp sống và hình thành
nhân cách của con trẻ, đặc biệt là trẻ vị thành niên”.41
Gia đình hạnh phúc, các em cảm nhận được tình yêu thương , sự che chở, giúp đỡ
lẫn nhau của các thành viên trong gia đình, sự chă m sóc và giáo dục của ông bà, cha mẹ,
giúp các em có một môi trường phát triển lành mạnh, góp phần kéo giảm và ngăn ngừa
tình trạng vi phạm pháp luật ở người chưa thành niên . Nhưng nếu gia đình không hạnh
phúc, các em thường xuyên chứng kiến những mâu thuẫn, cãi vả hoặc hành vi mang tính
chất bạo lực thì những lời nói , những hình ảnh đó sẽ dần ăn sâu vào tâm trí và từng ngày
làm tổn thương về tâm lý của các em và từ hành vi đó làm cho các em trẻ trở nên thô bạo
trong suy nghĩ và hành động và là nguyên nhân dẫn đến những hành động thiếu suy nghĩ
gây nguy hại cho xã hội.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ CỦA VIỆC THÀNH LẬP TÒA GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI CHƯA
THÀNH NIÊN
39
Đặng Vũ Cảnh Linh, Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, Về tuổi vị thành niên với chính sách đối với vị
thành niên hiện nay , http://tadri.org/index.php?option=com_content&view=article&id=266%3Av-tui-v-thanh-nienvsf-chinh-sach-i-vi-v-thanh-nien-hin-nay1&catid=48%3Atrao-doi-toa-dam&Itemid=84&lang=en, [ngày truy cập 157-2014].
40
Nguyễn Thị Hảo, Tạp chí của Ban tuyên giáo trung ương, Giáo dục trẻ vị thành niên trong gia đình hiện nay,
http://www.tuyengiao.vn/Home/MagazineContent?ID=1633, [ngày truy cập 20-7-2014].
41 ảng cộng sản Việt Nam,
Đ
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011,
tr.
77.
2.1 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC VỀ NGƯỜI CHƯA THÀNH
NIÊN VÀ GIA ĐÌNH
2.1.1 Tình hình giải quyết các vụ việc về người chưa thành niên phạm tội
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em, đặc biệt là sau khi Việt Nam phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em
năm 1990. Việt Nam cũng đã xây dự ng được một hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý
quan trọng cho công tác bảo vệ trẻ em nói chung và người chưa thành niên trong các vụ án
hình sự nói riêng. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết các vụ án trong thời gian qua cho thấy, tỷ
lệ tội phạm do người chưa thành niên thực hiện vẫn có chiều hướng gia tăng; cơ cấu, tổ
chức, tính chất tội phạm ngày càng phức tạp và nghiêm trọng; có không ít trường hợp đã
bị Toà án xét xử, áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc nhưng hiệu quả của việc áp dụng
hình phạt chưa cao, t ỷ lệ người chưa thành niên tái phạm còn nhiều. Theo Báo cáo của Bộ
Tư pháp, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 14.000 -16.000 người chưa thành niên vi
phạm pháp luật, chiếm 15 – 18% tổng số tội phạm xảy ra trên cả nước. 42 Trong năm 2009,
có 14.466 trường hợp; nam giới vi phạm chiếm 96,9% thuộc nhóm tuổi từ 16 tuổi đến 18
tuổi. Từ năm 2006 đến năm 2010, tình trạng này có xu hướng giảm nhưng không ổn định.
Đáng lưu ý, tỷ lệ đối tượng bị xử lý hình sự tăng (năm 2007 là 27,1%, năm 2010 là 36%)
và hình phạt phổ biến mà Tòa án áp dụng là tù có thời hạn. Theo số liệu thống kê của Tòa
án nhân dân tối cao thì năm 2007, ngành Tòa án đã xét xử 5466 bị cáo/3845 vụ (42
trường hợp là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm); năm 2008 là 4581 bị cáo/3216 vụ (43
trường hợp là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm); năm 2009 là 3710 bị cáo/2722 vụ (42
trường hợp là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm); năm 2010 xét xử 3418 bị cáo/2582 vụ
(47 trường hợp là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm); năm 2011xét xử 3243 bị cáo/2355
vụ (35 trường hợp là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm); năm 2012 xét xử 6180 bị
cáo/4557 vụ (52 trường hợp là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm) .43
2.1.2 Tình hình giải quyết các vụ án có người bị hại là trẻ em, người chưa thành
niên
Qua công tác phòng, chống tội phạm của các cơ quan chức năng cho thấy, cùng
với sự biến động, gia tăng của tội phạm nói chung, tội phạm xâm hại trẻ em và người
42
Cẩm Vân, Bộ Tư pháp, Thành lập Tòa án gia đình và người chưa thành niên: Bảo vệ trẻ em trước “sóng gió”
cuộc đời , http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=4496, [ngày truy cập 5 -7-2014].
Tòa án nhân dân tối cao, Đề án thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên ở Việt Nam ,
http://toaan.gov.vn/portal/pls/portal/tandtc.BMDT_PTL.showsavedoc?PFILE=6142660.DOC, [ngày truy cập 5-72014].
43
chưa thành niên cũng tăng lên đáng kể, các em thường là nạn nhân của nhóm tội xâm
phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người như tội: giết người, cố ý
gây thương tích, xâm hại tình dục, mua bán người. Đặc biệt là tội hiếm dâm trẻ em, có nơi
chiếm đến hơn 50% tổng số vụ phạm tội hiếp dâm. Theo Báo cáo của Bộ Tư pháp, trong
10 năm từ 2001 đến năm 2010, có khoảng 10.000 trẻ em bị xâm hại tình dục; riêng năm
2009, có tới 1.800 trường hợp; đa số nạn nhân là nữ ở độ tuổi 13 tuổi đến 15 tuổi (chiếm
57,46%); số trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại chiếm tới 13,20%. Theo số liệu thống kê của
Tòa án nhân dân tối cao thì năm 2011, ngành Tòa án phải xét xử 1.156 vụ xâm hại tình
dục trẻ em; năm 2012 là 1.392 vụ; năm 2013 là 1830 vụ; trong đó số vụ án hiếp dâm trẻ
em năm 2011 là 550 vụ; năm 2012 là 603 vụ; năm 2013 là 704 vụ; số các vụ án trẻ em bị
mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt cũng có chiều hướng tăng lên (năm 2011 là 43 vụ;
năm 2012 là 41 vụ; năm 2013 là 67 vụ). Bên cạnh đó, cũng có nhiều vụ án ngược đãi,
hành hạ trẻ em nghiêm trọng xảy ra, gây bức xúc trong xã hội như: vụ Huỳnh Thanh
Giang và Mã Ngọc Thơm hành hạ cháu Hào Anh (14 tuổi) ở C à Mau; vụ Nguyễn Mùi và
Đoàn Thị Hồng Yến hành hạ con nuôi Nguyễn Thục Phi (10 tuổi) ở Quảng Ngãi; vụ Bùi
Hữu Đạt gây thương tích nặng cho con nuôi là cháu Hồng Anh (4 tuổi) ở Hà Nội. 44
2.1.3 Tình hình giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình
Trong điều kiện nền kinh tế xã hội phát triển và sự du nhập các giá trị mới, hiện
đại từ bên ngoài khiến nền tảng gia đình truyền thống Việt Nam cũng có nhiều thay đổi.
Những năm 1990 trở về trước, việc g iải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình chiếm
tỷ lệ nhỏ, thì từ những năm 1990 đến nay, tình hình giải quyết các vụ việc về hôn nhân và
gia đình có xu hướng tăng, đặc biệt là các vụ án ly hôn. 45
Cách xác định một vụ việc là vụ việc về hôn nhân và gia đình được căn cứ vào
Điều 27 và Điều 28 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) .
Trong số các vụ việc về hôn nhân và gia đình mà Tòa án đã giải quyết thì có những vụ
việc liên quan đến quyền và lợi ích của người chưa thành niên và cũng có những vụ việc
không liên quan đến quyền và lợi ích của đối tượng này.
Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao thì năm 2007, số các vụ việc về
hôn nhân và gia đình mà ngành Tòa án giải quyết là 70.204 vụ việc; năm 2008 là 76.152
44
Tòa án nhân dân tối cao, Đề án thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên ở Việt Nam ,
http://toaan.gov.vn/portal/pls/portal/tandtc.BMDT_PTL.showsavedoc?PFILE=6142660.DOC, [ngày truy cập 5-72014].
45
Bộ Tư pháp, Tòa hôn nhân & gia đình: Không để HN & GĐ lẫn trong dân sự,
http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/thong-tin-khac.aspx?ItemID=4584, [ngày truy cập 20-7-2014].
vụ việc; năm 2009 là 89.609 vụ việc; năm 2010 là 97.627 vụ việc; năm 2011 là 115.331
vụ việc. Trong số các vụ việc về hôn nhân và gia đình, số các vụ việc ly hôn năm 2007 là
61.231 vụ việc; năm 2008 là 69.485 vụ việc; năm 2009 là 75.558 vụ việc; năm 2010 là
105.047 vụ việc; năm 2011 là 113.234 vụ việc; trong số các vụ việc về ly hôn thì số vụ ly
hôn có con là người chưa thành niên chiếm tỷ lệ từ 45% - 60%.46
2.1.4 Mối liên hệ giữa gia đình và tình hình phạm tội ở người chưa thành niên
Tình hình phạm tội ở người chưa thành niên xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân,
nhưng xuất p hát từ hoàn cảnh gia đình là nguyên nhân cơ bản nhất. Gia đình bao giờ cũng
là nơi ảnh hưởng đầu tiên và xuyên suốt trong quá trình phát triển và hình thành nhân
cách ở người chưa thành niên . Qua khảo sát cho thấy đa số các trường hợp phạm tội ở
người chưa thành niên đều có xuất thân từ hoàn cảnh gia đình không đầy đủ, thiếu sự
quan tâm, chăm sóc và giáo dục của gia đình hoặc không được sự giáo dục đúng đắn từ
phía gia đình. Trong số người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam thì có đến hơn 70%
trẻ không được sự quan tâm, chăm sóc đầy đủ từ phía gia đình. 47 Theo Học viện an ninh
nhân dân, sau khi phân tích hoàn cảnh gia đình của số người chưa thành niên phạm tội
cho thấy: 30% em phạm tội có bố, mẹ nghiện ma túy, ham mê cờ bạc; 21% em có gia
đình làm ăn phi phá p; 8% em có anh chị có tiền án, tiền sự; 10,2% em mồ côi cả cha lẫn
mẹ; 32% em có bố mẹ ly hôn; 49% em bị cha mẹ đánh đập, chửi mắng; 21% em được
nuông chiều quá mức và 75% em không được gia đình quan tâm quản lý… 48 Theo kết
quả nghiên cứu của Viện khoa học xét xử Tòa án nhân dân tối cao năm 2010, trong số
2209 học sinh các trường giáo dưỡng được hỏi thì có tới 49,81% học sinh đã sống trong
cảnh bị đối xử hà khắc, thô bạo, độc ác của bố mẹ; số em bị bố đánh chiếm 23%, bị dì
ghẻ, bố dượng đánh chiếm 20,3%. 49
Như vậy, hoàn cảnh và sự giáo dục của gia đình là yếu tố cơ bản, quyết định sự
hình thành nhân cách, thái độ và hành vi xử sự của người chưa thành niên đối với xã
46
Tòa án nhân dân tối cao, Đề án thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên ở Việt Nam,
http://toaan.gov.vn/portal/pls/portal/tandtc.BMDT_PTL.showsavedoc?PFILE=6142660.DOC, [ngày truy cập 5-72014].
47
Ngô Hoàng Oanh, Học viện tư p háp, Tình hình tội phạm vị thành niên, thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp ,
http://hocvientuphap.edu.vn/desktops/news/download.aspx?id=284, [ngày truy cập 4-8-2014].
48
Báo gia đình, Đừng quay lưng lại với trẻ em phạm tội , http://giadinh.net.vn/gia-dinh/dung-quay-lung-lai-voi-treem-pham-toi-1630.htm, [truy cập ngày 4-8-2014].
49
Tòa án nhân dân tối cao, Đề án thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên ở Việt Nam ,
http://toaan.gov.vn/portal/pls/portal/tandtc.BMDT_PTL.showsavedoc?PFILE=6142660.DOC, [ngày truy cập 5-72014].
hội. 50
2.2 NHỮNG BẤT CẬP VỀ CƠ C ẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN
NHÂN DÂN LIÊN QUAN ĐẾN CÔ NG TÁC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC VỀ
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
2.2.1 Những bất cập về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân liên
quan đến công tác giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình
2.2.1.1 Không có Tòa chuyên trách để giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia
đình
Theo số liệu thống kê về tình hình giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia
đình ,51 thì các vụ việc về hôn nhân và gia đình ngày càng tăng và diễn biến phức tạp. Các
vụ việc về hôn nhân và gia đình thường xuất phát từ quan hệ hôn nhân hoặc gia đình có
tính huyết thống hoặc nuôi dưỡng, nên việc giải quyết các vụ việc này có tính đặc thù
hơn so với giải quyết các vụ việc dân sự thông thường. Theo TS. Phạm Quý Tỵ - Thứ
trưởng Bộ Tư pháp: Khi giải quyết các vụ á n về hôn nhân và gia đình, yếu tố pháp lý và
yếu tố tình cảm đan xen vào nhau giữa các bên trước, trong và sau k hi khi giải quyết vụ
án. Trong vụ án hôn nhân và gia đình về mặt pháp lý, các bên đã giải quyết dứt điểm,
nhưng về mặt đạo đức truyền thống của dân tộc các bên vẫn bị ràng buộc lẫn nhau và có
thể kéo dài đến suốt cuộc đời. 52 Mặt khác, việc giải quyết các vấn đề gia đình có ảnh
hưởng sâu sắc đến đời sống tâm lý của từng thành viên trong gia đình, có tác động tích
cực hoặc tiêu cực đế n định hướng ph át triển của người chưa thành niên là thành viên
trong gia đình đó . Tuy nhiên, hệ thống Tòa án hiện nay vẫn không có Tòa chuyên trách để
giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình, mà giao chung cho Tòa dân sự giải quyết.
Trong khi số lượng các vụ việc về hôn nhân và gia đình mà Tòa giải quyết chiếm số
lượng đáng kể trong tổng số các vụ việc dân sự. Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân
dân tối cao, từ ngày 30/9/2000 đến ngày 30/9/2011 Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý
3.143.746 vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính, hôn nhân gia
50
Hoàng Minh Khôi, Viện nghiên cứu lập pháp, Đặc điểm và một số nguyên dẫn tới vi phạm pháp luật của người
chưa thành niên, http://vnclp.gov.vn/ct/cms/tintuc/Lists/ThucTienPhapLuat/View_Detail.aspx?ItemID=165, [ngày
truy cập 4-8-2014].
51
Xem mục 2.1.3 Luận văn này.
52 ộ Tư pháp,
B
Tòa hôn nhân & gia đình: Không để HN & GĐ lẫn trong dân sự ,
http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/thong-tin-khac.aspx?ItemID=4584, [ngày truy cập 20-7-2014].
đình. Trong đó, s ố vụ việc về hôn nhân và gia đình là 875.282 (chi ếm khoảng 30% tổng
số vụ việc dân sự đã thụ lý).53 Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác xét xử.
Vì vậy, với tình hình hiện nay rất cần một Tòa chuyên trách để giải quyết tốt vấn
đề về hôn nhân và gia đình, nâng cao ý thức và trách nhiệm của các thành viên của gia
đình trong việc chăm sóc, giáo dục con cái . Góp phần hạn chế, ngăn ngừa người chưa
thành niên vi phạm pháp luật, tạo m ôi trường lành mạnh để họ phát triển thể chất và nhân
cách.
2.2.1.2 Không có Thẩm phán chuyên trách để giải quyết các vụ việc về hôn nhân
và gia đình
Thực tiễn xét xử thời gian qua cho thấy, việc xét xử các vụ việc về hôn nhân và gia
đình còn nhiều hạn chế mà nguyên nhân kể đến là chưa có Thẩm phán chuyên trách. Các
Thẩm phán được phân công giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình ở Tòa án nhân
dân các cấp không được phân công chuyên trách thụ lý, giải quyết các vụ việc về hôn
nhân và gia đình, mà phải kiêm nhiệm, thụ lý nhiều vụ việc khác nên chất lượng giải
quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình tại Tòa án chưa cao.
Xuất phát từ tính đặc thù trong việc giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình
nên yêu cầu bức thiết là cần đào tạo đội ngũ T hẩm phán và thành lập Tòa chuyên trách
được giao nhiệm vụ giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình nhằm bảo đảm cho
công tác xét xử của Tòa án nhân dân đúng pháp luật và chất lượng ngày càng cao.
2.2.1.3 Không có thủ tục tố tụng riêng để giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia
đình
Công tác giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình thật ra rất phức tạp không
như công tác giải quyết các vụ việc dân sự thông thường do tính đặc thù trong việc giải
quyết các vụ việc này. Theo tâm sự của nhiều cán bộ Tòa án có nhiều năm kinh nghiệm
thì khi thụ lý giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình, cán bộ Tòa án phải làm việc
rất vất vả trong việc thu thập chứng cứ, đến quá trình xét xử. Việc áp dụng pháp luật để
giải quyết quan hệ hôn nhân và gia đình cũng rất khó khăn vì quan hệ này thường được
xác lập trong thời gian rất dài, mà pháp luật thì có nhiều thay đổi. Mặc dù vậy, hệ thống
Tòa án vẫn không có quy trình riêng để giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình mà
áp dụng giống như quy trình giải quyết các vụ việc dân sự khác. Điều này ảnh hưởng rất
Bộ Tư pháp, Dự thảo online, Báo cáo Tổng kết thi hành Luật Hôn nhân & gia đinh năm 2000 ,
http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_TAILIEU_COBAN/Attachments/1131/______10.bc153BTP_tong_ket_Luat_HNGD.doc, [ngày truy cập 20-7-2014].
53
lớn đến chất lượng công tác xét xử. Vì vậy, việc thành lập Tòa chuyên trách với thủ tục tố
tụng riêng dành cho việc giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình là rất cần thiết.
2.2.2 Những bất cập về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân liên
quan đến công tác giải quyết các vụ việc về người chưa thành niên
2.2.2.1 Không có Tòa chuyên trách để giải quyết các vụ việc về người chưa thành
niên
Hiện nay để giải quyết các vụ việc liên quan đến người chưa thành niên tại Tòa án
nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì tùy thuộc vào lĩnh vực vi phạm mà do
các Tòa chuyên trách tương ứng thụ lý giải quyết. Tuy nhiên, công tác giải quyết các vụ
việc liên quan đến người chưa thành niên , ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật,
thì cần phải hết sức chú ý đến đặc điểm tâm - sinh lý của đối tượng này. người chưa thành
niên là người còn hạn chế về nhận thức hành vi của mình, dễ bị kích động, xúi giục lôi
kéo thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Chính vì vậy, khi xử lý hình sự đối với đối
tượng này, cần phải cân nhắc, xem xét trong quan hệ hai mặt. Họ vừa là chủ thể của hành
vi phạm tội, vừa là nạn nhân của môi tr ường xã hội không lành mạnh. Việc xem xét trách
nhiệm pháp lý của họ luôn phải đặt trong mối quan hệ với trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc
của gia đình, nhà trường và xã hội. 54
Hơn nữa trước tình hình gia tăng tội phạm người chưa thành niên như hiện nay là
nỗi lo chung của toàn xã hội, cho nên việc thành lập Tòa chuyên trách là yêu cầu khá ch
quan nhằm nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án về nhóm đối tượng này.
2.2.2.2 Không có Thẩm phán chuyên trách để giải quyết các vụ việc về người chưa
thành niên
Pháp luật hiện hành quy định, người chưa thành niên vi phạm pháp luật ở lĩnh vực
nào thì Tòa chuyên trách tương ứng sẽ giải quyết. Theo quy định này thì Tòa khó có thể
phân công Thẩm phán chuyên xử lý những vụ việc liên quan đến người chưa thành niên .
Thực tiễn xét xử cho thấy, phần lớn c ác Thẩm phán, đặc biệt là ở Tòa án nhân dân cấp
huyện, chưa qua đào tạo hoặc mới chỉ được đào tạo ngắn hạn về kỹ năng xét xử đối với
người chưa thành niên. Việc trang bị cho đội ngũ Thẩm phán các kiến thức, hiểu biết về
tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm
Mai Thoa, Về việc xây dựng Tòa gia đình và người chưa thành niên tại Việt Nam (Kỳ 3) , Báo điện tử Công lý,
2013, http://congly.com.vn/phap-dinh/nghiep-vu/ve-viec-xay-dung-toa-an-gia-dinh-va-nguoi-chua-thanh-nien-taiviet-nam-ky-3-42879.html, [ngày truy cập 4-8-2014].
54
liên quan đến người chưa thành niên chưa được các cơ sở đào tạo cũng như hệ thống Tòa
án quan tâm đúng mức.
2.2.2.3 Thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên chưa đầy đủ, rõ ràng
và mang tính hình thức
Mặc dù, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có một chư ơng riêng – Chương XXXII,
quy định thủ tục tố tụng đặc biệt đối với người chưa thành niên, nhưng nhìn chung các thủ
tục đó chưa thể hiện được đầy đủ chính sách hình sự mà Đảng và nhà nước ta dành cho
người chưa thành niên phạm tội. Đồng thời, do thiếu sự h ướng dẫn của các cơ quan có
thẩm quyền nên việc nhận thức và áp dụng trong thực tế còn nhiều điểm không thống
nhất và vướng mắc như: 55
- Độ tuổi bị can, bị cáo là người chưa thành niên, trong một số trường hợp do chứng
cứ, tài liệu (giấy khai sinh, sổ đăng k ý khai sinh…) chứng minh về độ tuổi (ngày, tháng,
năm sinh) của bị can, bị cáo không thống nhất nên xảy ra tình trạng mỗi cơ quan tiến hành
tố tụng căn cứ vào những tài liệu khác nhau để xác định độ tuổi của bị can, bị cáo. Dẫn
đến quan điểm xử lý khác nha u đối với người chưa thành niên phạm tội.
- Vấn đề đảm bảo quyền bào chữa cho bị can, bị cáo. Mặc dù pháp luật quy định khi
cơ quan tiến hành tố tụng khi tiến hành các hoạt động tố tụng đối với người chưa thành
niên thì phải đảm bảo quyền bào chữa cho các bị can, bị cáo. Nhưng trong thực tiễn, có
một số vụ việc bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp từ chối bào chữa và được các
cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết khác nhau nên ảnh hưởng đến quyền bào chữa của bị
can, bị cáo.
Mặt khác, theo PGS. TS - Trung tướng Trần Văn Độ, Phó chá nh án Tòa án nhân
dân tối cao, hiện tại những hành vi phạm tội của người chưa thành niên được đưa ra xét
xử về cơ bản vẫn do Tòa án các cấp xét xử theo thủ tục chung và phần lớn là do T òa án
nhân dân cấp huyện xét xử, chưa chú ý đến thủ tục đặc biệt. 56
Tuy nhiên Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 chỉ quy định thủ tục tố tụng áp dụng
đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên mà chưa có
quy định thủ tục tố tụng áp dụng đối với người bị hại, ngư ời làm chứng là người chưa
55
Mai Thoa, Về việc xây dựng Tòa gia đình và người chưa thành niên tại Việt Nam (Kỳ 2) , Báo điện tử Công lý,
2013, http://congly.com.vn/phap-dinh/nghiep-vu/ve-viec-xay-dung-toa-an-gia-dinh-va-nguoi-chua-thanh-nien-taiviet-nam-ky-2-42879.html, [ngày truy cập 4 -8-2014].
56
Hoàng Vững, Thành lập Tòa án gia đình và người chưa thành niên: Cơ hội để Vị thành niên "làm lại" , 2014, Báo
ện
đi tử Gia đình Việt Nam , http://giadinhvn.vn/vn/Tintuc/XAHOI/5069-Thanh-lap-Toa-an-gia-dinh-va-nguoi-chuathanh-nien-Co-hoi-de-Vi-thanh-nien-lam-lai.aspx?print=1, [ngày truy cập 30-8-2014].
thành niên, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại,
người làm chứng là người chưa thành niên , nhất là gần đây tình trạng người chưa thành
niên bị lợi dụng, xâm hại, lạm dụng, bóc lột đang gia tă ng nhanh chóng.57
Do những quy định thiếu rõ ràng và chưa đầy đủ của pháp luật nên chưa đủ sức để
phòng ngừa tội phạm cũng như việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa
thành niên. Vậy nên, việc thành lập Tòa chuyên trách cho người chưa thành niê n sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho việc bổ sung, hoàn thiện thủ tục tố tụng đặc biệt dành cho người
chưa thành niên.
2.3 NHỮNG BẤT CẬP TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾ T CÁC VỤ VIỆC VỀ
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TẠI TÒA ÁN
NHÂN DÂN HIỆN NAY
2.3.1 Những bất cập trong công tác giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình
2.3.1.1 Việc giao con là người chưa thành niên cho cha hay mẹ nuôi dưỡng còn
nhiều sai sót
Qua thực tiễn xét xử cho thấy việc giao con là người chưa thành niên cho cha hoặc
mẹ nuôi dưỡng còn nhiều sai sót như: giao cho người không có đủ điều kiện nuôi con,
không hỏi ý kiến của con từ đủ 9 tuổi trở lên , hoặc không chú ý đến tâm sinh lý của con;
không quyết định người có trách nhiệm cấp dưỡng hoặc quyết định mức cấp dưỡng nhưng
không bảo đảm cuộc sống của người con . Do không có Tòa án chuyên trách để giải quyết
nên trong khi giải quyết nhiều loại án, Toà án không điều tra kỹ lưỡng về khả năng kinh tế
của mỗi bên nên có trường hợp đã buộc đương sự góp phí tổn nuôi con gần hết thu nhập
hàng tháng; cũng có trường hợp Tòa án buộc đóng góp phí tổn nuôi con quá thấp hoặc
không buộc bên không nuôi con phải đóng góp phí tổn nuôi con, dù họ có khả năng và bên
nuôi con kinh tế khó khăn; cũng có trường hợp buộc bên đóng góp phí tổn nuôi con phải
đóng một lần, với số tiền lớn, nên họ không có khả năng thi hành.
2.3.1.2 Lợi ích tốt nhất của người chưa thành niên có liên quan trong việc giải quyết
các vụ việc về hôn nhân và gia đình chưa được quan tâm đúng mức
Trong các vụ việc về hôn nhân và gia đình, Tòa án chỉ tập trung vào giải quyết các
quan hệ giữa những người đã trưởng thành trong gia đình mà chưa quan tâm đến lợi ích tốt
57
Hoàng Thư: Tòa chưa đủ sức để ngăn trẻ vị thành niên tái phạm, Báo điện tử Pháp luật Việt Nam, 2012,
http://www.phapluatvn.vn/tuphap/xaydungpl/201205/Can-nhung-phien-xu-ngan-chan-hieu-qua-toi-pham-vi-thanhnien-2067245/, [ngày truy cập 30 -8-2014].
nhất của người chưa thành niên có liên quan. Những thiếu sót trong việc giao con là người
chưa thành niên là một minh chứng quan trọng. Tại khoản 2 điều 92 Luật Hôn nhân và Gia
đình năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) quy định: “ Vợ, chồng thoả thuận về người
trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không
thoả thuận được thì Toà án quyế t định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào
quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện
vọng của con. Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các
bên không có thoả thuận khác” . Thế nhưng Luật và các văn bản hướng dẫn cũng không
hướng dẫn rõ cụm từ “quyền lợi về mọi mặt” nên rất khó khăn trong việc giải quyết. Mặt
khác, pháp luật cũng chưa quy định rằng khi Tòa án quyết định giao con chưa thành niên
cho cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi thì phải xem xét thêm điều kiện khác như có thuận lợi cho
việc thăm nom cháu của những người thân thích khác (ông bà nội, ngoại, cô, chú, bác,
cậu, dì) nhằm duy trì mối quan hệ gần gũi về huyết thống và mối quan hệ bạn bè ở khu
dân cư, trường học của người con trong trường hợp này.
Do những quy định thiếu rõ ràng, chưa đầy đủ của các văn bản quy phạm pháp luật
cho thấy lợi ích tốt nhất của người chưa thành niên có liên trong vụ việc về hôn nhân và
gia đình chưa được quan tâm đúng mức.
2.3.2 Những bất cập trong công tác giải quyết các vụ việc về người chưa thành
niên
2.3.2.1 Năng lực của những người tiến hành tố tụng chưa đáp ứng yêu cầu xét xử
người chưa thành niên phạm tội
Đối với Điều tra viên
Theo tại khoản 1 Điều 302 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: Điều
tra viên tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội phải là người có hiểu
biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng,
chống tội phạm của người chưa thành niên . Những yêu cầu đối vớ i Điều tra viên nhằm
bảo đảm rằng Điều tra viên khi tiếp xúc với người bị tạm giữ, bị can chưa thành niên sẽ
có cách thức xử sự đúng mực, đúng tâm lý, cảm thông với các em, tìm được phương thức
hợp lý để khơi gợi, thúc đẩy sự hợp tác của các em trong quá t rình làm sáng tỏ sự thực
khách quan của vụ án, thấu hiểu những diễn biến tâm - sinh lý của các em trong quá trình
thực hiện hành vi phạm tội. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay chưa có đội ngũ Điều tra viên
chuyên trách khi tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên, dẫn đến thực trạng, một
số Điều tra viên khi lấy lời khai người chưa thành niên thì “mặt hầm hầm, thậm chí đập
bàn, quát tháo”, làm cho các em bị hoảng loạn, nhiều khi khai sai sự thật. 58
Điều tra viên vi phạm trong việc lấy lời khai và hỏi cun g người chưa thành niên .
Theo quy định của tại khoản 2 Điều 306 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì: “Trong
trường hợp người bị tạm giữ, bị can là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc là
người chưa thành niên có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất h oặc trong những
trường hợp cần thiết khác, thì việc lấy lời khai, hỏi cung những người này phải có mặt
đại diện của gia đình, trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do
chính đáng.” Tuy nhiên, thực tế trong nhiều vụ án đã vi phạm nghi êm trọng quy định này.
Cụ thể là có nhiều vụ các Điều tra viên đã tự động đưa các em về trụ sở công an hỏi cung
mà không thông báo cho gia đình, người giám hộ biết. Nhiều em đã bị ảnh hưởng về thần
kinh, có dấu hiệu rối loạn thần kinh hoặc trí nhớ. Việc nà y dẫn đến hậu quả ảnh hưởng rất
nặng nề đến tâm lý, nhiều em vì quá sợ nên đã khai không chính xác. 59
Đối với Kiểm sát viên
Mặc dù khi tiến hành hoạt động truy tố đối với người chưa thành niên phạm tội thì
Kiểm sát viên phải đạt yêu cầu theo quy định tại k hoản 1 Điều 302 B ộ luật tố tụng hình
sự năm 2003. Tuy nhiên, đội ngũ Kiểm sát viên đa số đều không chuyên trách giải quyết
các vụ án liên quan đến người chưa thành niên , chưa qua khóa đào tạo về tâm – sinh lý
của người chưa thành niên nên gặp khó khăn tro ng việc xác định rõ: tuổi, trình độ phát
triển về thể chất và tinh thần, mức nhận thức về hành vi phạm tội, điều kiện sinh sống và
giáo dục, nguyên nhân và điều kiện phạm tội của người chưa thành niên phạm tội. 60 Do
còn hạn chế về năng lực dẫn đến lập luận của Kiểm sát viên thiếu chặt chẽ nên trong
nhiều phiên tòa xét xử, Kiểm sát viên có phần đuối lý so với Luật sư bào chữa. Điều này
ảnh hưởng không nhỏ chất lượng của hoạt động truy tố.
Một số Kiểm sát viên không phân biệt được sự khác nhau về thủ tục tố tụ ng giữa
vụ án người chưa thành niên với vụ án người đã thành niên, thậm chí có người còn cho
rằng các quy định về thủ tố tụng đối người chưa thành niên chỉ là hình thức, việc giải
58
Vi Trần: Tòa cho vị thành niên: Không thể trì hoãn , Báo điện tử Pháp luật TP.HCM, 2008,
http://phapluattp.vn/216658p1015c1074/toa-cho-vi-thanh-nien-khong-the-tri-hoan.htm, [ngày truy cập 20-7-2014].
59
Đỗ Thị Phượng, Luật Hình sự: Thực tiễn điều tra, truy tố, xé t xử và thi hành án hình sự đối với người chưa thành
niên, http://luathinhsu.wordpress.com/2009/11/23/thuc-tien-dieu-tra-truy-to-xet-xu-doi-voi-nguoi-chua-thanh-nien/,
[ngày truy cập 20-7-2014].
60
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, điều 302, khoản 2.
quyết hai loại án này không có gì khác biệt. 61
Đối với Thẩm phán
Theo quy đị nh của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì: “Thẩm phán tiến hành tố
tụng đối với người chưa thành niên phạm tội là người có những hiểu biết cần thiết về tâm
lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của
người chưa thà nh niên.”62 Tuy nhiên, thực tế thì quy định này chỉ mang tính hình thức và
hiện nay ở nước ta vẫn chưa có đội ngũ Thẩm phán chuyên xử lý các vụ việc về người
chưa thành niên, các Thẩm phán phải thực hiện xét xử đối với cả người chưa thành niên
và người đã t hành niên. Bên cạnh đó, việc xác định như thế nào là “có những hiểu biết
cần thiết” theo yêu cầu của Bộ luật tố tụng hình sự cũng chưa được hướng dẫn cụ thể.
Theo PGS.TS - Trung tướng Trần Văn Độ, Phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì hiện
nay, do Thẩm phán chưa được đào tạo chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến người chưa
thành niên nên họ không nắm bắt được hết các đặc điểm về tâm - sinh lý, nguyên nhân và
điều kiện phạm tội của người chưa thành niên, từ đó làm cho Thẩm phán gặp nhiều khó
khăn, lúng túng khi xét xử các vụ án có liên quan đến người chưa thành niên .63
Do không được trang bị những kiến thức, kỹ năng xét hỏi đối với người chưa
thành niên khi họ phạm tội nên trong thực tế khi xét xử các Thẩm phán thể hiện thái độ
nghiêm trọng, lạnh lùng, quát tháo và giận dữ khi thẩm vấn làm cho các bị cáo là người
chưa thành niên cảm thấy căng thẳng, sợ hãi. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến khả
năng khai báo sự thật và tham gia đầy đủ vào quá trình tố tụng của bị cáo là người chưa
thành niên, và đây là nguyên nhân dẫn đến bản án, quyết định của Tòa án đối với người
chưa thành niên phạm tội không khách quan, thiếu chính xác. 64
Đối với Hội thẩm nhân dân
Cùng với Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân có vị trí và vai trò hết sức quan trọng
trong quá trình xét xử. Nhưn g trình độ của Hội thẩm hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu của
hoạt động xét xử. Theo quy định của pháp luật thì người được bầu hoặc được cử làm Hội
Hoàng Thư: Tòa chưa đủ sứ c để ngăn trẻ vị thành niên tái phạm , Báo điện tử Pháp luật Việt Nam , 2012,
http://www.phapluatvn.vn/tuphap/xaydungpl/201205/Can-nhung-phien-xu-ngan-chan-hieu-qua-toi-pham-vi-thanhnien-2067245/, [ngày truy cập 30-8-2014].
62
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, điều 302, khoản 1.
63
Phương Thuận, Phiên tòa không có vành móng ngựa, Báo điện tử Gia Đình, 2012, http://giadinh.net.vn/phapluat/phien-toa-khong-co-vanh-mong-ngua-20120625112825316.htm, [ngày truy cập 17-7-2014].
64 ỗ Thị Phượng, Luật Hình sự
Đ
, Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự đối với người chưa thành
niên, http://luathinhsu.wordpress.com/2009/11/23/thuc-tien-dieu-tra-truy-to-xet-xu-doi-voi-nguoi-chua-thanh-nien/,
[ngày truy cập 17-7-2014].
61
thẩm chỉ cần có “kiến thức pháp lý ”,65 mà không quy định một tiêu chuẩn tối thiểu . Mặc
khác, khi tiến hành xét xử người chưa thành niên phạm tội, pháp luật không yêu cầu Hội
thẩm nhân dân phải có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về
hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của người chưa thành niên. Chính vì lý do đó,
nên vai trò của Hội thẩm thường mờ nhạt và có tâm lý ỷ lại vào Thẩm phán.
Ngoài ra khi xét xử đối với người chưa thành niên phạm tội, thành phần Hội đồng
xét xử bắt buộc phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh. 66 Do luật không quy địn h rõ nên trên thực tế có không ít trường hợp Tòa án
mời Hội thẩm nhân dân không còn làm công tác Đoàn hoặc là giáo viên đã nghỉ hưu. Mặt
khác, việc bầu Hội thẩm nhân dân phụ thuộc vào kỳ họp Hội đồng nhân dân nên trong
khoảng thời gian giữa hai kỳ họp, Hội thẩm nhân dân là giáo viên hoặc cán bộ làm công
tác Đoàn thì không có điều kiện để bổ sung ngay Hội thẩm nhân dân khác, nên thực tế có
một số trường hợp xét xử vụ án có người chưa thành niên thì thành phần Hội đồng xét xử
không có Hội thẩm nhân dân là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn. 67
2.3.2.2 Về hình thức và cách thức tổ chức phiên toà xét xử vụ án hình sự có người
chưa thành niên tham gia chưa hợp lý
Về hình thức tổ chức phiên tòa
Theo quy định tại Điều 307 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định:
“Trong trường hợp cần thiết, Toà án có thể quyết định xét xử kín” (đoạn 2 khoản 1). Với
quy định này, phần lớn các vụ án có người chưa thành niên là bị cáo được tiến hành xét
xử công khai, thậm chí còn xét xử lưu động kể cả những vụ hiếp dâm mà bị cáo và bị h ại
đều là người chưa thành niên .68 Do chưa có hướng dẫn cụ thể về những tiêu chí để quyết
định việc xét xử kín hay xét xử công khai nên có không ít tr ường hợp tương tự thì Toà án
này cho rằng cần phải xét xử kín, Toà án khác lại cho rằng cần xét xử công kha i. Bên
cạnh đó, việc có tiến hành xét xử lưu động những vụ án có bị cáo là người chưa thành
niên hay không cũng là vấn đề gây tranh cãi; có ý kiến cho rằng việc xét xử lưu động sẽ
góp phần tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong thanh thiếu niên; tuy nhiên, đa số các ý
kiến khác cho rằng việc xét xử lưu động người chưa thành niên phạm tội sẽ ảnh hưởng
tiêu cực đến sự phát triển tâm sinh lý , sự phát triển lành mạnh và tái hòa nhập cộng đồng
65
Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002, điều 5.
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, điều 307.
67 ũ Việt Hùng
V
, Hoàn thiện các quy định về người chưa thành niên phạm tội, người bị hại và người làm chứng là
trẻ em trong Bộ luật tố tụng hình sự, Tạp chí Kiểm sát, số 06, 2012, tr. 39-47, tr. 42.
68
Phan Thị Thanh Mai, Xét xử trong môi trường thân thiện , http://www.baomoi.com/Xet-xu-trong-moi-truongthan-thien/58/7228374.epi, [ngày truy cập 20-8-2014].
66
của người chưa thành niên sau này, đồng thời việc coi người chưa thành niên như là
“công cụ” để tuyên truyền pháp luật là không phù hợp với các nguyên tắc về xử lý người
chưa thành niên phạm tội đã được ghi nhận trong B ộ luật hình sự.69
Về cách thức tổ chức phiên tòa
Hiện nay, ở nước ta chưa có các phòng xét xử, cách bài t rí sắp xếp riêng nào để
tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Thực tế, các phiên tòa xét xử
đối với bị cáo là người chưa thành niên thường cũng được tiến hành tại phòng xử án
chung, áp dụng trình tự, thủ tục tố tụng chung, vị trí của Hộ i đồng xét xử và những người
tham gia phiên tòa, thái độ đối xử, cách xưng hô tại phiên tòa…đều không có gì khác biệt
so với đối tượng đã trưởng thành. Nếu trong trường hợp người chưa thành niên phạm tội
cùng với người đã thành niên thì Toà án sẽ mở phiên toà chung để xét xử cả người chưa
thành niên và người đã thành niên. Việc người chưa thành niên bị đưa ra xét xử trong một
môi trường giống như các bị cáo đã thành niên và trong nhiều trường hợp trong cùng vụ
án với bị cáo đã thành niên (nếu họ là đồng phạ m trong một vụ án) làm cho người chưa
thành niên bị ảnh hưởng tiêu cực từ phía bị cáo đã thành niên và có thể từ phía xã hội.
Cách thức tổ chức phiên tòa không phù hợp với lứa tuổi dễ ảnh hưởng tiêu cực đến
tâm lý của người chưa thành niên phạm tội, làm h ọ căng thẳng, sợ hãi có thể dẫn đến việc
khai báo không rõ ràng, sai sự thật.
2.3.2.3 Việc tham gia của người bào chữa và đại diện gia đình, nhà trường, Đoàn
thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh chưa đạt được hiệu quả như mong muốn
Việc tham gia của người bào chữa
Theo quy định của pháp luật thì đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên ,
nếu họ (hoặc người đại diện hợp pháp của họ) không lựa chọn người bào chữa thì cơ quan
tiến hành tố tụng phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công văn phòng luật sư cử người bà o
chữa cho họ hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt
trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình. Tuy nhiên, trên thực tế có không
nhiều các Luật sư nổi tiếng, có kinh nghiệm tham gia bào chữa cho bị can, bị cá o theo yêu
cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng, không ít trường hợp Luật sư tham gia bào chữa
mang tính hình thức. Thực tế này một phần là do trình độ và trách nhiệm nghề nghiệp của
69
Tòa án nhân dân tối cao, Đề án thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên ở Việt Nam ,
http://toaan.gov.vn/portal/pls/portal/tandtc.BMDT_PTL.showsavedoc?PFILE=6142660.DOC, [ngày truy cập 5-72014].
một bộ phận Luật sư, một phần là do còn thiếu các chế tài cụ thể để áp d ụng xử lý đối với
những Luật sư không làm hết trách nhiệm của mình, không chấp hành đúng yêu cầu của
Toà án. Thêm vào đó, ở nước ta hiện nay chỉ có luật sư chuyên trong các lĩnh vực hình sự,
dân sự, kinh tế,…chưa có luật sư chuyên bào chữa cho bị can, bị c áo là người chưa thành
niên. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bào chữa, bởi khi bào chữa cho bị
can, bị cáo là người chưa thành niên, ngoài trình độ thì cần phải nắm bắt được tâm – sinh
lý của đối tượng này, nguyên nhân, hoàn cảnh, điều kiện phạm tội…các yếu tố này giúp
luật sư có cái nhìn tổng quan hơn về sự việc, góp phần bào chữa thành công.
Việc tham gia của đại diện gia đình, nhà trường, Đoàn thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh
Điều 306 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “Đại diện của gia đình bị
can, bị cáo, thầy giáo, cô giáo, đại diện của nhà trường, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh và tổ chức xã hội khác nơi bị can, bị cáo học tập, lao động và sinh sống có quyền và
nghĩa vụ tham gia tố tụng theo quyết định của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án...”.
Trên thực tế, có nhiều trường hợp người chưa thành niên phạm tội xuất thân từ những gia
đình có bố mẹ thiếu sự quan tâm đến con cái; có nhiều trường hợp đã bỏ học, sống lang
thang không rõ nơi cư trú; bởi vậy việc yêu cầu gia đình của bị cáo, nhà trường nơi bị cáo
học tập tham gia tố tụng để hỗ trợ, giúp đỡ bị can, bị cáo là người chưa thành niên gặp khó
khăn và chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
2.3.2.4 Việc giải quyết các vụ án mà người chưa thành niên phạm tội còn nặ ng về
xử lý mà thiếu những biện pháp cụ thể để giúp đỡ, giáo dục họ nhận thức và sửa chữa sai
lầm, khuyết điểm
Nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội theo quy định của Bộ luật hình sự
năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì: “Việc xử lý người ch ưa thành niên phạm tội
chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành
công dân có ích cho xã hội. Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm
tội của người chưa thành niên , các cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định khả năng nhận
thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều
kiện gây ra tội phạm. ”70 Nguyên tắc này cho thấy Nhà nước luôn thể hiện sự khoan dung
và tin tưởng khả năng cải tạo thành người có ích của người chưa thành niên phạm tội. Đối
với hình phạt tù có thời hạn – hình phạt được xem là nghiêm khắc nhất cũng chỉ áp dụng
trong trường hợp thực sự cần thiết khi mà việc áp dụng các biện pháp chế tài khác nhẹ
70
Bộ Luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), điều 69.
hơn tỏ ra không hiệu quả. Nhưng trên thực tế, nguyên tắc này vẫn chưa được đảm bảo thực
hiện. Theo nhận xét của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hồng Sơn: mặc dù đã có nhiều nổ
lực nhưng hệ thống tư pháp hiện hành vẫn còn một số khuyết điểm, cả về pháp luật lẫn thực
tiễn trong việc bảo đảm sự bảo vệ và hỗ trợ cho người chưa thành niên có liên quan đến hệ
thống tư pháp. Chẳng hạn, chế tài đưa vào trường giáo dưỡng với thời hạn cao nhất là 2
năm hiện đang sử dụng khá phổ biến; hay chế tài thay thế cho giam giữ đối với người chưa
thành niên vi phạm pháp luật từ 14 -16 tuổi còn hạn chế, đặc biệt là các chương trình xử lý
chuyển hướng và tái hòa nhập cộng đồng cũng như các dịch vụ hỗ trợ cho người chưa
thành niên vi phạm pháp luật và người chưa thành niên có nguy cơ tại cộng đồng hoặc
trong các cơ sở giáo dục tập trung (Trường giáo dưỡng, trại giam…) thường chỉ được sử
dụng một lần và chất lượng chưa cao.71 Trong nhiều vụ án có người chưa thành niên, Hội
đồng xét xử vẫn áp nguyên hình phạt đối với từng loại tội phạm được quy định trong Bộ
luật hình sự và xử tù các bị cáo chưa thành niên trong khi có thể áp dụng các biện pháp tư
pháp có tính giáo dục, phòng ngừa như giáo dục tại xã phường, thị trấn; đưa vào trường
giáo dưỡng; phạt cảnh cáo... 72
2.3.2.5 Thiếu sự hỗ trợ, giúp đỡ đối với vụ án có người bị hại là người c hưa thành
niên
Hiện nay, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 không có điều khoản cụ thể nào về thủ
tục tố tụng đối với người bị hại là người chưa thành niên. Chính vì điều này đã gây khó
khăn trong việc hỗ trợ, giúp đỡ người bị hại là người chưa thành niên trong các vụ án hình
sự. Nhưng thực tiễn thi hành, các Điều tra viên và Kiểm sát viên thường sử dụng nhưng
biện pháp để cố gắng phù hợp với người chưa thành niên như: sử dụng Điều tra viên là nữ
làm việc với bị hại là nữ trong các vụ hiếp dâm; hạn chế số lần lấy lời khai bị hại ở mức
một tuần một lần; đảm bảo tiến hành hoạt động điều tra vào thời gian thuận tiện và phù hợp
với tâm lý, tình cảm của các em; đảm bảo sự có mặt của người giám hộ trong các lần tiếp
xúc điều tra. Tuy nhiên, đa số Điều tra viên và Kiểm sát viên cho rằng, mục tiêu lớn nhất
của họ là nhằm khai thác thông tin trung thực và chính xác từ bị hại. 73 Không có biện pháp
71
Phạm Xuân Dung, Viện nghiên cứu lập pháp, Pháp luật cần thân thiện với vị thành niên,
http://vnclp.gov.vn/ct/cms/tintuc/Lists/NhaNuocVaPhapLuat/View_detail.aspx?ItemID=213, [ngày truy cập 20 -82014].
72
Huy Anh, Bộ Tư pháp, Tư pháp với người chưa thành niên phạm pháp: Giam, giữ nên là biện pháp cuối cùng,
http://moj.gov.vn/BTP_UserControls/NewsBTP/pFormPrintBTP.aspx?UrlListProcess=/ct/tintuc/Lists/ThongTinKha
c&ListId=9bb9ece7-a84c-4671-a699-2ec8d1f7fe9d&SiteId=ec9fcd69-4db2-4651-982ba3120dd1d9b0&ItemID=3587&OptionLogo=0&SiteRootID=63d81917-c1c4-48e4-bebb-f2afcd9691e5, [ngày truy
cập 20 -8-2014].
73
Nguyễn Thị Lộc, Sự cần thiết phải bổ sung thủ tục tố tụng đối với ngườ i bị hại là người chưa thành niên trong Bộ
luật tố tụng hình sự sửa đổi , Tạp chí Tòa án nhân dân, số 6, 2013, tr.22 – tr 25, tr.25.
hỗ trợ, giúp đỡ đối với người chưa thành niên là bị hại.
2.4 SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC THÀNH LẬP TÒA GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI CHƯA
THÀNH NIÊN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.4.1 Đáp ứng tốt hơn yêu cầu bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và người chưa
thành niên; bảo vệ và phát triển gia đình Việt Nam
Sự phát triển của đất nước trong tương lai phụ thuộc vào sự bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em và người chưa thành niên ngày hôm nay. Đây là công việc đòi hỏi kết hợp
sự nổ lực của gia đình, nhà trường và xã hội. Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban
hành nhiều chính sách, chương trình liên quan đến người chưa thành niên nói chung và trẻ
em nói riêng. Ngoài ra, các cơ quan hữu quan cũng thực hiện nhiều hoạt động hợp tác với
các tổ chức quốc tế nhằm chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em, người chưa thành niên.
Đáng chú ý có Dự án “Hệ thống tư pháp thân thiện với người chưa thành niên ” do Quỹ
Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) hỗ trợ để giúp Chính phủ Việt Nam xây dựng một hệ
thống tư pháp thân thiện với người chưa thành niên , nâng cấp các chương trình, dịch vụ
dành cho người chưa thành niên , đặc biệt là người chưa thành niên vi phạm pháp luật và
có nguy cơ vi phạm pháp luật cũng như trẻ em là n ạn nhân, nhân chứng trong các vụ án
hình sự . Trong giai đoạn 2015 – 2016, Dự án này sẽ ưu tiên hỗ trợ việc thành lập và hoạt
động Tòa gia đình và người chưa thành niên .74
Từ trước tới nay, gia đình luôn giữ vai trò hàng đầu, là yếu tố quyết định đối với
việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em , người chưa thành niên . Gia đình hạnh phúc, các
em được sống trong sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ giúp các em có một môi
trường phát triển lành mạnh. Nếu các em thường xuyê n đối mặt với những mâu thuẫn, cải
vả hoặc những hành động mang tính thô bạo từ phía gia đình thì những lời nói, hình ảnh
đó sẽ dần ăn sâu vào tâm trí của các em và ngày từng ngày làm tổn thương về mặt tâm lý
của các em hoặc từ các hành vi đó làm cho các e m trở nên thô bạo trong suy nghĩ và hành
động và là nguyên nhân dẫn đến những mối nguy hại cho tương lai. Chính vì vậy, bảo vệ
và phát triển gia đình góp phần rất quan trọng trong bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em,
người chưa thành niên. Đặc biệt, trước tình hình giải quyết các vụ việc về ly hôn có con
chưa thành niên chiếm tỷ lệ cao,75 thì việc thành lập một Tòa chuyên trách để g iải quyết
các vụ việc về hôn nhân và gia đình nhằm giải quyết có hiệu quả các vụ việc này, góp
74
Ban Quản lý Dự án chuyên trách, Bộ Tư pháp, Hội nghị đánh giá giữa kỳ Dự án Hệ thống tư pháp thân thiện với
người chưa thành niên giai đoạn 2012 – 2016, http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/hoat-dong-cua-Bo-TuPhap.aspx?ItemID=6484, [ngày truy cập 25-7-2014].
75
Mục 2.1.3 của Luận văn này.
phần hỗ trợ và hạn chế những ảnh hưởng về tâm sinh lý của những trẻ em và người chưa
thành niên có liên quan là rất cần thiết.
2.4.2 Cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước
Để bảo vệ, phát triển gia đình; bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chu ng và xử
lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật nói riêng Đảng ta đã ban hành hàng loạt các
văn kiện quan trọng như:
- Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ
trọng tâm trong công tác tư pháp trong thời gian tới đã đề ra nhiệm vụ: “Nghiên cứu thành
lập Tòa hôn nhân và gia đình” (điểm c mục 2 Phần B của Nghị quyết) ;
- Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020 đã đề ra phương hướng: “Tổ chức các cơ quan tư pháp và các
chế định bổ trợ tư pháp hợp lý, khoa học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện,
phương tiện làm việc; trong đó xác định Tòa án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động
trọng tâm...”; Nghị quyết cũng xác định nhiệm vụ cải cách là: “Xác định rõ c hức năng,
nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy các cơ quan tư pháp. Trọng tâm là
xây dựng và hoàn thi ện tổ chức và hoạt động của T òa án nhân dân”; “Tổ chức Tòa án
theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính... Việc thành lập Tòa
chuyên trách phải căn cứ vào thực tế xét xử của từng cấp Tòa án, từng khu vực. Đổi mới
Tòa án nhân dân tối cao theo hướng tinh gọn với đội ngũ Thẩm phán là những chuyên gia
đầu ngành về pháp luật, có kinh nghiệm trong ngành” (tiểu mục 2.2 mục 2 Phần II của
Nghị quyết) ;
- Kết luận số 79-KL/TW ngày 28-7-2010 của Bộ Chính trị về Đề án đổi mới tổ
chức và hoạt động củ a Tòa án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra theo Nghị quyết số 49 NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020
xác định: Tổ chức Tòa án theo tinh thần Nghị q uyết 49 -NQ/TW gồm 4 cấp là: T òa án
nhân dân sơ thẩm khu vực,Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, T oà
án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân tối cao (mục 2 Kết luận 79-KL/TW).
Nhằm cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thì việc hoàn thiện
hệ thống pháp luật là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Thể hiện trước tiên là việc Quốc hội
khóa XIII thông qua Hiến pháp mới vào 28-11-2013. Theo quy định của Hiến pháp mới,
vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm v ụ, tổ chức và hoạt động của T òa án nhân dân, về Thẩm
phán Tòa án nhân dân đã được bổ sung, sửa đổi. Để thể hiện tinh thần của Hiến pháp mới,
đồng thời thể hiện chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về tổ chức, hoạt động của
Tòa án nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp , hiện nay Quốc Hội đã ban hành Dự thảo sửa
đổi Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 với nhiều nội dung quan trọng, trong đó có việc
đổi mới tổ chức của hệ thống Tòa án. Hệ thống Tòa án của nước Cộng hòa xã hôi chủ
nghĩa Việt Nam gồm: Tòa án nhân dân tối cao; các Tòa án nhân dân cấp cao; các Tòa án
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộ c trung ương; các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh và tương đương.; các Tòa án quân sự. Thành lập các Tòa chuyên
trách, đặc biệt là việc thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên nằm trong cơ cấu
tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương, Tòa án nhân dân sơ thẩm.76
Chính vì vậy, việc thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên là bước đi cụ
thể nhằm triển khai có hiệu quả các chủ trương, quan điểm của Đảng và pháp luật của
Nhà nước về bảo vệ, phát triển gia đình; bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung và
xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật nói riêng; góp phần thực hiện những mục
tiêu đề ra trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp .
2.4.3 Chuyên môn hóa công tác giải quyết các vụ việc về gia đình và người chưa
thành niên
Do hiện nay chưa có một Tòa chuyên trách để giải quyết các vụ việc về gia đình và
người chưa thành niên nên công tác giải quyết các vụ việc nà y chưa mang tính chuyên
môn cao và đem lại hiệu quả như mong muốn. Số lượng các vụ việc về hôn nhân và gia
đình và tình hình người chưa thành niên phạm tội cũng như tình hình người chưa thành
niên bị xâm hại vẫn ngày một tăng và diễn biến phức tạp như hiện nay, thì đòi hỏi cần
nâng cao hiệu quả, chất lượng và thời gian giải quyết các vụ việc về gia đình và người
chưa thành niên là yêu cầu tất yếu.
Để thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên thì cần có đội ngũ những
người tiến hành tố tụng có tính chuyên môn cao. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán
phải có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, về khoa học giáo dục cũng như hoạt động
đấu tranh phòng và chống tội phạm chưa thành niên, tính đặc thù trong quan hệ gia đình.
Hội thẩm phải là những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, tâm lý học, thanh niên,
phụ nữ…
Dự thảo online, Luật tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi ),
http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=749&LanID=996&
TabIndex=1, [ngày truy cập 20-10-2014].
76
Như vậy, việc thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên góp phần chuyên
môn hóa công tác giải quyết các vụ án về gia đình và người chưa thành niên.
2.4.4 Góp phần hoàn thiện tổ chức và hoạt động của T òa án nhân dân các cấp
Hoạt động của hệ thống Tòa án ở nước ta nhiều năm qua đã đạt được nhiều kết quả
đáng ghi nhận, hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm của ngành là giải quyết, xét xử các loại vụ
án, cùng với các ngành các cấp đảm bảo giữ vững ổn định chính trị, trật tự a n toàn xã hội,
góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội . Tuy nhiên, tổ chức và hoạt động của hệ
thống Tòa án cũng bộc lộ nhiều hạn chế bất cập không đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải
cách tư pháp. Hiện nay, tình hình người chưa thành niên phạm tội với tỷ lệ cao, mức độ
nguy hiểm ngày càng tăng, tỷ lệ tái phạm còn nhiều; tình hình ngày càng nhiều người
chưa thành niên bị xâm hại; tình hình giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình ngày
càng tăng và phức tạp. Việc giải quyết các vụ việc này ngoài việc tuân thủ đúng các quy
định của pháp luật thì những người tiến hành tố tụng còn có hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý đối tượng và tính đặc thù của mối quan hệ. Nhưng hệ thống Tòa án hiện nay chưa
có một bộ phận chuyên trách chuyên xử lý các vụ việc l iên quan đến người chưa thành
niên và gia đình, làm giảm hiệu công tác xét xử.
Vì vậy, việc thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên giúp nâng cao hiệu
quả công tác xét xử, góp phần hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án.
2.4.5 Bảo đả m thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù
hợp với thông lệ quốc tế
2.4.5.1 Bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên
Công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em rất được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan
tâm. Trên phương diện quốc tế, nước ta đã ký kết nhiều văn kiện quốc tế có liên quan đến
việc thành lập một hệ thống tư pháp dành riêng cho người chưa thành niên như:
- Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em
Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em là văn kiện pháp lý có ảnh hưởng lớn nhất
đến tư pháp người chưa thành niên do phạm vi điều chỉnh của nó, do mức độ tham gia
rộng rãi của các quốc gia và do nó có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các quốc gia
thành viên. Việt Nam là nước thứ hai thế giới và là nước đầu tiên ở Châ u Á phê chuẩn
Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em vào ngày 20 -2-1990. 77 Công ước yêu cầu các
Thùy Dương, Việt Nam 20 năm thực hiện Công ước về quyền trẻ em , Báo điện tử Công an TP.HCM, 2010 ,
http://www.baomoi.com/Home/ThoiSu/www.congan.com.vn/Viet-Nam-20-nam-thuc-hien-Cong-uoc-ve-quyen-treem/3969520.epi, [ngày truy cập 23-9-2012].
77
quốc gia thành viên tiến hành các biện pháp lập pháp, hành pháp và những biện pháp
thích hợp khác để thực hiện quyền của trẻ em được ghi nhận trong Công ước. 78 Điều 40
Công ước quy định các quốc gia thành viên “tìm cách thúc đẩy việc ban hành luật pháp,
thiết lập các thủ tục, cơ quan, thiết chế đặc biệt dành cho trẻ em bị cho là, bị truy tố hoặc
kết luận là vi phạm pháp luật...”, bao gồm cả quyền của trẻ em được “ một cơ quan có
thẩm quyền, độc lập và khách quan hoặc một cơ quan tư pháp, trong một cuộc tường trình
công bằng theo pháp luật...” nhanh chóng xác định có tội hay không có tội và trẻ em có
quyền đề nghị một cơ quan tư pháp có thẩm quyền cao hơn xem xét lại kết luận này.
- Hướng dẫn về hành động đối với trẻ em trong hệ thống tư pháp hình sự - Nghị
quyết 1997/30 của Liên hợp quốc - Quản lý tư pháp hình sự (Hướng dẫn Viên)
Điều 14 quy định rằng cần đặc biệt chú ý đến việc bảo đảm “một thủ tục tư pháp
người chưa thành niên mang tính tổng hợp có trọng tâm là trẻ em”, khuyến nghị rằng các
chuyên gia độc lập hoặc các hội đồng khác cần rà soát pháp luật hiện hành về tư pháp
người chưa thành niên và tác động của hệ thống này đến trẻ em. Điều 14(d) quy định rõ
việc khuyến khích các quốc gia “thành lập các Toà án người chưa thành niên có quyền tài
phán trước hết đối với người chưa thành niên phạm tội hình sự, thiết lập các thủ tục tố
tụng đặc biệt trên cơ sở chú trọng đến những nhu cầu cụ thể của trẻ em”.
- Quy tắc tối thiểu của Liên hợp quốc về quản lý tư pháp người chưa thành niên
(Quy tắc Bắc Kinh)
Quy tắc Bắc Kinh nêu rõ: Tư pháp người chưa thành niên là một bộ phận của nền tư
pháp quốc gia, bao gồm các quy định pháp luật và việc áp d ụng các quy định đó đối với
người chưa thành niên vi phạm pháp luật do một hệ thống các cơ quan tài phán và một
đội ngũ những người tham gia vào các hoạt động tư pháp thực hiện theo nguyên tắc coi
hạnh phúc và sự cải tạo của người chưa thành niên là mục tiêu hàng đầu, đồng thời duy trì
trật tự công cộng và đạo đức xã hội, đảm bảo việc xử lý người chưa thành niên phạm
pháp luôn phù hợp, tương xứng với hoàn cảnh, động cơ và hành vi vi phạm pháp luật của
họ.
- Hướng dẫn của Liên hợp quốc về phòng ngừa vi phạm pháp luật của người chưa
thành niên (Hướng dẫn Riyadh)
Quy tắc 52 kêu gọi các chính phủ ban hành và thực thi “luật và thủ tục để thúc đẩy
và bảo vệ quyền và lợi ích của người chưa thành niên ”.
- Nghị định thư không bắt buộc bổ sung C ông ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em
78
Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, điều 4.
về buôn bán trẻ em, mại dâ m trẻ em và văn hoá phẩm khiêu dâm sử dụng trẻ em
Nghị định thư yêu cầu các quốc gia phải tiến hành tất cả các biện pháp thích hợp để
bảo vệ quyền và lợi ích của người bị hại chưa thành niên trong tất cả các giai đoạn của
quá trình tư pháp hình sự và đặc b iệt là phải áp dụng những thủ tục trong đó các nhu cầu
đặc biệt của bị hại là người chưa thành niên, bao gồm cả các nhu cầu đặc biệt của các em
khi với tư cách là người làm chứng, sẽ được nhìn nhận. Nghị định thư kêu gọi các quốc
gia thành viên bảo đảm rằn g hệ thống tư pháp hình sự sẽ đối xử với trẻ em là người bị hại
của tội phạm thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định thư trên cơ sở cân nhắc trước tiên
đến lợi ích của trẻ em.
Như vậy, các văn kiện quốc tế đều hướng tới xây dựng một hệ thống tư pháp thân
thiện với người chưa thành niên , trong đó có việc thành lập Tòa gia đình và người chưa
thành niên, nhưng đến nay, Việt Nam vẫn chưa thành lập được Tòa này. Cho nên, việc
thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên ở Việt Nam là bước đi cụ thể để thực
hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo vệ các quyền của trẻ em, người chưa thành
niên đã được ghi nhận trong các văn kiện quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2.4.5.2 Phù hợp với thông lệ của các nước trên thế giới
Hiện nay không chỉ riêng Việt Nam mà các nước trên thế giới điều ý thức được
rằng người chưa thành niên là nhóm đối tượng cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, cần
có một hệ thống tư riêng dành cho đối tượng này. Nhiều quốc gia thành lập cơ quan tư
pháp để giải quyết các vấn đề về gia đình và người chưa thành niên như: Thái Lan, Nhật
Bản, Ấn Độ, Philippin,… Nhưng tùy theo đặc điểm về tổ chức thực hiện quyền tư pháp,
các yếu tố lịch sử, kinh tế, xã hội…nên cách thức tổ chức cơ quan tư pháp có chức năng
giải quyết các vấn đề về gia đình và người chưa thành niên ở mỗi nước có sự khác nhau.
Có quốc gia thành lập hệ thống Tòa án độc lập với các Tòa án thông thường ở cả cấp sơ
thẩm và phúc thẩm để giải quyết các vụ việc về người chưa thành niên (như Australia); có
quốc gia chỉ thành lập các Tòa án ch uyên biệt độc lập ở cấp sơ thẩm để giải quyết các vụ
việc về người chưa thành niên còn thẩm quyền phúc thẩm vẫn thuộc các Tòa án thông
thường cấp trên (như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan); có quốc gia giao thẩm quyền giải
quyết các vụ việc về người chưa thàn h niên cho các Thẩm phán chuyên trách, nhóm
Thẩm phán chuyên trách hoặc một bộ phận chuyên trách của Tòa án thông thường (như ở
Pháp). Việc xây dựng các Tòa chuyên trách để giải quyết các vụ việc về gia đình và các
vụ việc có liên quan đến người chưa thành niên ở các quốc gia trên thế giới xuất phát từ
quan điể m: người chưa thành niên là những đối tượng dễ bị tác động do những hạn chế về
thể chất và nhận thức. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm
pháp luật của người chưa thành niên . Ngoài ra, yếu tố gia đình cũng là nguyên nhân lớn
trong việc vị thành niên phạm tội. 79 Và trên thực tế qua mô hình Tòa chuyên trách để giải
quyết các vụ việc về gia đình và người chưa thành niên đã mang lại hiệu quả thiết thực
trong việc xét xử người chưa thành niên phạm tội, giúp họ tái hòa nhập vào cộng đồng và
trở thành công dân có ích cho xã hội và góp phần bảo vệ hạnh phúc gia đình.
Vì vậy, việc thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên chẳng những đảm
bảo thực hiện những cam kết quốc tế mà Việt Na m là thành viên mà còn phù hợp với
thông lệ của nhiều nước trên thế giới.
CHƯƠNG 3
TÒA GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN: MỘT SỐ MÔ
HÌNH TRÊN THẾ GIỚI VÀ ĐỀ XUẤT Ở VIỆT NAM
3.1 MỘT SỐ MÔ HÌNH TÒA GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRÊN
THẾ GIỚI
3.1.1 Mô hình Tòa án gia đình Liên Bang của Úc
3.1.1.1 Cơ cấu tổ chức và thẩm quyền
Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Tòa án gia đình Liên bang bao gồm: 01 Chánh án, 01 Phó
chánh án và các thẩm phán. Thẩm phán của Tòa án gia đình được bổ nhiệm bởi Toàn
quyền Úc trên cơ sở đề nghị của Nghị viện với nhiệm kỳ dài hạn đến 70 tuổi. Những
người được lựa chọn bổ nhiệm làm thẩm phán của Tòa án g ia đình thường là những luật
sư có uy tín và cũng có thể là những chuyên gia trong lĩnh vực gia đình học. 80
79
Đào Thị Minh Thủy – Nguyễn Thị Thùy Giang, Tòa án vị thành niên và gia đình các trung tâm giám sát và bảo vệ
vị thành niên ở Thái Lan, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 3, 2013, tr. 35 - 41, tr35.
80
Đặng Thị Hồng Yến, Tham khảo mô hình Tòa án gia đình Liên bang của Úc trong tiến trình xây dựng Tòa án gia
đình trong hệ thống Tòa án ở Việt Nam,
http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&article_details=1&ite
m_id=33816776, [ngày truy cập 25- 9- 2014].
Thẩm quyền
Tòa án gia đình Liên bang có thẩm quyền giải quyết đối với các yêu cầu tuyên bố
hôn nhân vô hiệu hoặc hôn nhân là hợp pháp, ly hôn, cư trú, liên lạc, giám hộ, cấp dưỡng
và tài sản liên quan đến các quan hệ n ói trên. Tòa án gia đình Liên bang xét xử phúc thẩm
các vụ án liên quan đến gia đình do Tòa án sơ thẩm Liên bang xét xử sơ thẩm; phúc thẩm
các phán quyết do một thẩm phán xét xử của Tòa án gia đình Liên bang; phúc thẩm các
phán quyết của Tòa án gia đình ba ng Tây Úc.
3.1.1.2 Ưu và nhược điểm của mô hình này
Ưu điểm
- Tổ chức Tòa án gia đình Liên bang là một cấp tòa trung gian độc lập, đồng thời
vẫn chia sẻ thẩm quyền sơ thẩm các vụ việc liên quan đến gia đình cho Tòa án sơ thẩm có
thẩm quyền chung, khẳng định sự độc lập trong hoạt động của cơ quan này.
- Tòa án gia đình Liên bang có c ác văn phòng luật gia đình có chức năng hỗ trợ, tư
vấn những vấn đề liên quan đến gia đình. Đi cùng với các văn phòng này là hoạt động của
các chuyên gia về gia đình. Hoạt động của c ác văn phòng này giúp cho các gia đình có
thể giải quyết hòa bình được các xung đột mà không phải đưa ra Tòa án.
Nhược điểm
Tòa án gia đình Liên bang là một cấp Tòa độc lập, đây là ưu điểm và cũng chính là
nhược điểm của mô hình này. Do được tổ chức độc lậ p nên làm cho hệ thống Tòa án thêm
cồng kềnh.
3.1.2 Mô hình Tòa gia đình ở Nhật Bản
Thẩm quyền
Toà gia đình Nhật bản có quyền xét xử đối với trẻ em và thanh thiếu niên dưới 20
tuổi vi phạm pháp luật. Đạo luật về người chưa thành niên đã cung cấp một định n ghĩa rất
rộng về “người chưa thành niên vi phạm pháp luật”. Định nghĩa này không chỉ bao gồm
thanh thiếu niên đã có hành vi phạm tội mà còn bao gồm cả những em “mà xu hướng phát
triển của họ cho thấy họ có thể phạm tội trong tương lai”, đó là những người chưa thành
niên thường xuyên không chấp hành sự chỉ dẫn chính đáng của người giám hộ mình,
thường xuyên bỏ nhà không có lý chính đáng, giao du với những người có khuynh hướng
phạm tội hoặc những người có tính cách vô đạo đức, hoặc thường xuyên có hành vi đe dọa
đến đạo đức cá nhân của mình. Toà gia đình cũng có quyền xét xử đối với người trưởng
thành có các hành vi làm tổn hại đến cuộc sống và phúc lợi của trẻ em. Các vấn đề khác
như cấp dưỡng và quyền nuôi dưỡng con thuộc phạm vi xử lý của bộ phận quan hệ g ia
đình của Toà gia đình.
Ưu điểm
- Mô hình Tòa gia đình của Nhật Bản kết hợp với một truyền thống văn hóa gia đình
và kiểm soát xã hội mạnh mẽ đã giữ tỷ lệ tội phạm chưa thành niên ở nước này trong thời
gian dài ở mức thấp.
- Nhật Bản dựa chủ yếu vào các biện pháp xử lý không chính thức trong gia đình và
cộng đồng để quản lý hành vi của trẻ em và thanh thiếu niên. Ngoài ra, Cảnh sát Nhật còn
hoạt động rất tích cực. Họ đi thăm những trường học, tham gia vào những diễn đàn của
cộng đồng để tập huấn cho các g iáo viên, cha mẹ và trẻ em về hệ thống tư pháp người
chưa thành niên. Những hoạt động nhằm định hướng, khuyên bảo người chưa thành niên
như thế này đã đạt được thành công lớn trong việc hạn chế người chưa thành niên vi
phạm pháp luật.
- Có sự điều tra rất chi tiết kéo dài từ 4 đến 8 tuần về hoàn cảnh của thanh thiếu niên
trước khi vụ án được đưa ra Tòa g ia đình xét xử, nên việc đưa ra các biện pháp xử lý đối
với thanh thiếu niên không những tuân thủ quy định của pháp luật mà còn tùy thuộc hoàn
cảnh của các em.81
Nhược điểm
Nhật Bản là một ví dụ điển hình về một hệ thống tư pháp đã chuyển từ mô hình
thuần tuý phục hồi sang một mô hình mang tính xử phạt nhiều hơn trong những năm gần
đây. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng , mô hình mang tính xử phạt người chưa thà nh niên
phạm tội không đem lại hiệu quả trong việc giảm thiểu tỷ lệ tái phạm hay hỗ trợ quá trình
phát triển tích cực của người chưa thành niên .
3.1.3 Mô hình Tòa án vị thành niên và gia đình ở Thái Lan
3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức và thẩm quyền
Cơ cấu tổ chức
Tòa án vị thành niên và gia đình có hai bộ phận: Bộ phận xét xử và Bộ phận hành
chính.
Tòa án nhân dân tối cao, Đề án thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên ở Việt Nam ,
http://toaan.gov.vn/portal/pls/portal/tandtc.BMDT_PTL.showsavedoc?PFILE=6142660.DOC, [ngày truy cập 5-72014].
81
- Bộ phận xét xử: gồm Thẩm phán và Hội thẩm.
Thẩm phán Tòa án vị thành niên và gia đình được cử trong số cán bộ tư pháp theo
quy định của “Quy định công vụ tư pháp”, phả i là người có tính cách và hành vi tốt để
giáo dục và khuyên dạy vị thành niên.
Hội thẩm: là người được bầu theo thủ tục quy định tại Quy chế của Bộ Tư pháp và
sau đó do Tư lệnh hoàng gia bổ nhiệm. Hội thẩm tham gia trong Hội đồng xét xử hình sự
và dân sự có liên quan đến vị thành niên.
- Bộ phận hành chính: gồm có Thư ký Tòa án và các cán bộ, nhân viên văn phòng
có trách nhiệm thực hiện các công việc hành chính của Tòa.
Thẩm quyền
Tòa vị thành niên và gia đình có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hình s ự đối
với người ở độ tuổi từ đủ 7 tuổi cho đến dưới 18 tuổi tại thời điểm phạm tội và giải quyết
các vụ án có liên quan đến vị thành niên hoặc gia đình theo quy định của Bộ luật d ân sự
và thương mại.
3.1.3.2 Ưu và nhược điểm của mô hình này
Ưu điểm
- Áp dụ ng thành công biện pháp xử lý chuyển hướng, đưa một số lượng lớn thanh
thiếu niên ra khỏi hệ thống tư pháp hình sự thông qua biện pháp họp gia đình và cộng
đồng. Khi áp dụng biện pháp h ọp gia đình và cộng đồng chỉ có 3% số trẻ em tái phạm. 82
- Xét xử kín các vụ án hình sự có liên quan đến người chưa thành niên, khi xét xử bị
cáo chưa thành niên không bị gồng cùm, trừ trường hợp phạm tội có mức hình phạt cao
nhất trên 10 năm tù. 83
- Việc lấy lời khai thân thiện với trẻ em. Bộ luật tố tụng hình sự Thái Lan quy định
tất cả nạn nhân, nhân chứng trẻ em và thanh thiếu niên vi phạm pháp luật được lấy lời
khai riêng tại một địa điểm phù hợp do một nhà tâm lý hoặc cán bộ phúc lợi xã hội tiến
hành. Trong quá trình lấy lời khai, trẻ được phép ngồi trong một phòng cùng v ới nhà tâm
lý hoặc cán bộ phúc lợi xã hội và một người mà em đó tin cậy lựa chọn. Trẻ em được
quyền có cố vấn pháp lý có mặt cùng với mình. Nếu không có cố vấn pháp lý thì Tòa án
chỉ định. Công tố viên và Cảnh sát sẽ theo dõi cược lấy lời khai từ một phòng liền kề qua
82
Tòa án nhân dân tối cao, Đề án thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên ở Việt Nam ,
http://toaan.gov.vn/portal/pls/portal/tandtc.BMDT_PTL.showsavedoc?PFILE=6142660.DOC, [ngày truy cập 5-72014].
83
Đào Thị Minh Thủy – Nguyễn Thị Thùy Giang, Tòa vị thành niên và gia đình các trung tâm giám sát và bảo vệ vị
thành niên ở Thái Lan, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 3, 2013, tr. 35- 41, tr.39.
hệ thống gương một chiều và hệ thống loa. Công tố viên sẽ cố vấn cho người lấy lời khai
những câu hỏi cần đặt ra trong quá trình lấy lời khai thông qua hệ thống truyền âm thanh
vào tai nghe mà người này đeo. Cuộc lấy lời khai sẽ được ghi vào đ ĩa CD. Biện pháp lấy
lời khai như thế này giúp giảm những chấn thương về tâm lý của trẻ em được lấy lời khai;
giảm những khiếu nại về việc Cảnh sát cư xử không đúng mực trong quá trình hỏi cung
và tạo thuận lợi cho quá trình xét xử của vụ án.
- Khi giải quyết các vụ án về gia đình thì lợi ích tốt nhất của người chưa thành niên
được quan tâm đúng mức. Trước khi Tòa án tiến hành giải quyết các vụ án gia đình thì
phải tiến hành hòa giải. Cán bộ hòa giải do Tòa chỉ định nếu hòa giải thành thì ký thỏa
ước hòa giải dưới sự chứng kiến của Thẩm phán. Nếu hòa giải không thành thì Tòa chỉ
định một cán bộ xã hội hoặc nhà tâm lý điều tra về tình trạng gia đình và báo cáo với Tòa
về việc trẻ em – con em của gia đình đó – cần làm gì để bảo đảm cuộc sống và phát triển
của các em trong tương lai.
Nhược điểm
- Mỗi Tòa vị thành niên và gia đình đều có Trung tâm giám sát và Bảo vệ vị thành
niên, vì vậy mô hình này cần nguồn nhân lực và chi phí rất lớn.
- Thẩm phán và Giám đốc Trung tâm Bảo trợ người chưa thành niên được giao
quyền tự chủ rất lớn, điều này dễ dẫn đến tình trạng lạm quyền, chủ quan trong việc đưa
ra các quyết định.
- Để mô hình Tòa vị thành niên và gia đình hoạt động có hiệu quả trong thực tế thì
đòi hỏi phải có sự đồng bộ từ khâu điều tra, truy tố, xét xử đến c ả thi hành án, đây là một
công việc rất khó khăn bởi lẽ nó cần có nguồn nhân lực có trình độ và tất cả các cán bộ
trong các cơ quan này phải được chuyên môn hóa - tức là phải trang bị cho họ những kiến
thức cần thiết về người chưa thành niên .84 Vì vậy, đây cũng là vấn đề khó thực hiện, cần
có thời gian để xây dựng và hoàn thiện pháp luật, cũng như đào tạo Thẩm phán, cán bộ
chuyên sâu để họ nắm vững tâm – sinh lý và hoàn cảnh của người chưa thành niên này.
Trương Hồng Sơn , Một số quy định của pháp luật quốc tế và một số quốc gia về vấn đề quyền của người chưa
thành niên phạm tội , http://www.hvcsnd.edu.vn/vn/Acedemy/Phap-luat/84/712/Mot-so-quy-dinh-cua-phap-luatquoc-te-va-mot-so-quoc-gia-ve-van-de-quyen-cua-nguoi.aspx, [ngày truy cập 25-9-2014].
84
3.2 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO VIỆC THÀNH LẬP TÒA GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI
CHƯA THÀNH NIÊN Ở VIỆT NAM
3.2.1 Đề xuất về mô hình của Tòa gia đình và người chưa thành niên
Việc thành lập Tòa án gia đình và người chưa thành niên là thực sự cần thiết và
chín muồi trong điều kiện ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, để Tòa án này hoạ t động có hiệu
quả, khả thi đáp ứng các mục tiêu đề ra thì việc xác định mô hình của Tòa gia đình và
người chưa thành niên là điều rất quan trọng.
Hiện nay có hai loại ý kiến chủ yếu về mô hình của Tòa gia đình và người chưa
thành niên:85
- Loại ý kiến thứ nhất: Thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên là Tòa
chuyên trách nằm trong hệ thống Tòa án nhân dân.
- Loại ý kiến thứ hai: Toà gia đình và người chưa thành niên được thành lập riêng ở
cấp sơ thẩm (bên cạnh Toà án nhân dân cấp huyện hoặc Toà án nhân dân sơ thẩm khu vực
- nếu được lập theo Kết luận số 79 -KL/TW của Bộ Chính trị), đối với việc phúc thẩm,
giám đốc thẩm các loại vụ án của Toà này thì sẽ do Toà chuyên trách về gia đình và
người chưa thành niên được thành lập ở các Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án nhân dân
cấp cao (nếu được lập theo Kết luận số 79 -KL/TW của Bộ Chính trị), Toà án nhân dân tối
cao giải quyết (hoặc trong trường hợp không thành lập các Toà này thì sẽ do các Toà
chuyên trách tương ứng hiện nay giải quyết.
Tuy nhiên, nên thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên theo mô hình Tòa
chuyên trách (theo loại ý kiến thứ nhất). Mục tiêu chủ yếu của việc thành lập Tòa này là
để xét xử các vụ án và giải quyết các vụ việc liên quan đến người chưa thành niên – đối
tượng đặc biệt cần có s ự quan tâm từ phía Tòa án và có biện pháp xử lý thích hợp khác
với những nhóm đối tượng khác. 86 Vì vậy, xét về bản chất, đây là loại Tòa chuyên trách
nằm trong hệ thống Tòa án nhân dân. Theo PGS. TS Trần V ăn Độ, Phó Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự Trung ương, mô hình Tòa chuyên trách này
vừa phù hợp với điều kiện kinh tế và truyền thống pháp lý của nước ta hiện nay; vừa phù
hợp với hệ thống tổ chức Tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp. 87 Song Phó chánh án
Trần Văn Độ chỉ rõ, cần ph ải hiểu khái niệm Tòa án chuyên trách một cách thật chính
85
Tòa án nhân dân tối cao, Tờ trình đề án thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên ,
http://toaan.gov.vn/portal/pls/portal/tandtc.BMDT_PTL.showsavedoc?PFILE=5822566.DOC, [ngày truy cập 20-92014].
86
Công ước Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em, điều 3.
87
Mai Thoa, Việc xây dựng Tòa gia đình và người chưa thành niên (kỳ 1), Báo điện tử Công lý, 2014,
http://congly.com.vn/phap-dinh/nghiep-vu/ve-viec-xay-dung-toa-an-gia-dinh-va-nguoi-chua-thanh-nien-tai-vietnam-ky-1-42412.html, [ngày truy cập 25- 9- 2014].
xác, cặn kẽ thì quan điểm này mới thuyết phục và có tính khả thi. Cụ thể, Tòa án hay Tòa
chuyên trách ở đây phải được hiểu từ góc độ thực hiện chức năng xét xử. Tòa án gia đình
và người chưa thành n iên có thể là một Hội đồng xét xử gồm thẩm phán và các Hội thẩm
chuyên trách về gia đình và người chưa thành niên mà không nhất thiết phải hình thành
như một tổ chức mang tính hành chính. Tòa án gia đình và người chưa thành niên cũng có
thể là một Tòa chuyên trách gồm nhiều thẩm phán chuyên về gia đình và người chưa
thành niên cũng như bộ máy giúp việc để thực hiện việc giám đốc xét xử đối với các vụ
án gia đình và người chưa thành niên. Theo Phó chánh án Tòa án nhân dân Thành phố Hà
Nội Tạ Quốc Hùng, thì việc thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên nên theo mô
hình Tòa chuyên trách được thành lập không tách biệt với hệ thống Tòa án hiện có là phù
hợp với quy định của Hiến pháp; phù hợp và bám sát với những định hướng về đổi mới tổ
chức, hoạt động củ a Tòa án nhân dân được xác định trong Nghị quyết 49 -NQ/TW và Kết
luận 79-KL/TW của Bộ Chính trị. Với quan điểm này, hoạt động xét xử và giải quyết
tranh chấp sẽ tập trung, thống nhất trong cùng một hệ thống Tòa án; không thành lập
thêm Tòa án mới sẽ không làm phát sinh thêm nhiều yêu cầu về cơ sở vật chất, điều kiện,
phương tiện làm việc cũng như biên chế làm việc trong Tòa chuyên trách này. Đồng thời
cũng thuận lợi trong việc giải quyết mối quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng khác
(Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra) và không phải giải quyết mối quan hệ giữa
Tòa gia đình và người chưa thành niên với hệ thống Tòa án thông thường. 88
Nếu theo loại ý kiến thứ hai thì việc thành lập một Tòa án có thẩm quyền chuyên
biệt tạo điều kiện để chuyên môn hóa cao độ việc giải quyết, xét xử các vụ việc về gia
đình và người chưa thành niên; quá trình hoạt động các Thẩm phán và đội ngũ giúp việc
trong Tòa án này hoàn toàn chuyên tâm để giải quyết các vụ việc về gia đình và người
chưa thành niên. Tuy nhiên, để thự c hiện được phương án này thì đòi hỏi phải đầu tư, xây
dựng mới từ đầu cả về cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc và nguồn nhân lực
cho loại Tòa án mới này. Ngoài ra, việc thành lập một hệ thống Tòa án riêng (ở cấp sơ
thẩm) bên cạnh hệ thống Tòa án thông thường là vấn đề mới, đặt ra nhiều vấn đề phải giải
quyết đồng bộ, cùng lúc như: cơ sở vật chất, cán bộ, mối quan hệ với các cơ quan tiến
hành tố tụng và cơ chế chỉ đạo, lãnh đạo, giám sát đối với tổ chức và hoạt động của loại
Tòa án này. Như vậy, việc thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên là một hệ
thống Tòa án riêng là không phù hợp với tình hình điều kiện, hoàn cảnh thực tế nước ta
hiện nay.
Ngọc Điệp, Thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên theo mô hình Tòa chuyên trách… là phù hợp với
Hiến pháp, Báo điện tử Đại biểu nhân dân , 2014, http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=76&NewsId=308337,
[ngày truy cập 20-9-2014].
88
Vậy việc thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên như một Tòa chuyên
trách, cụ thể như sau:89
- Trường hợp thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực ở một hoặc một số đơn vị
hành chính cấp huyện theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW, Kết luận số 79-KL/TW
của Bộ Chính trị, thì so với Tòa án nhân dân cấp huyện hiện nay, tổ chức của Tòa án này
sẽ lớn mạnh hơn nhiều. Số vụ việc hàng năm Tòa án giải quyết sẽ tăng lên nhất là ở các
Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực ở các đô thị. Số lượng Thẩm phán cũng sẽ tăng tương
ứng. Đây là điều kiện cơ bản để tiến hành việc cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân sơ thẩm
khu vực theo loại quan hệ xã hội, loại vụ việc và chuyên môn hóa đội ngũ Thẩm phán.
Theo đó, tùy theo số lượng các loại vụ việc mà Tòa án phải giải quyết ở từng khu vực, đội
ngũ Thẩm phán, công chức, Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực ở những nơi có đủ điều
kiện (nếu được thành lập) sẽ thành lập các tòa chuyên trách như: Tòa hình sự, Tòa dân sự,
Tòa hành chính, Tòa gia đình và người chưa thành niên. Như vậy, Tòa gia đình và người
chưa thành niên là một Tòa chuyên trách trong Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực. Trường
hợp do số lượng các vụ việc về người chưa thành niên không nhiều thì có thể chưa thành
lập Tòa gia đình và người chưa thành niên ở khu vực đó nhưng phải có những Thẩm phán
chuyên trách giải quyết các vụ việc về người chưa thành niên.
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét xử sơ thẩm, phúc thẩm các vụ án theo quy định của
pháp luật tố tụng và hiện có các tòa chuyên trách như: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh
tế, Tòa lao động, Tòa hành chính. Tùy theo số lượng các loại vụ việc mà Tòa án phải giải
quyết và đội n gũ Thẩm phán, công chức, có thể thành lập thêm Tòa gia đình và người
chưa thành niên để xem xét, giải quyết theo thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm các vụ việc về
gia đình và người chưa thành niên theo thẩm quyền. Trường hợp do số lượng các vụ việc về
người chưa thành niên hạn chế thì có thể chưa thành lập Tòa gia đình và người chưa thành
niên ở tỉnh đó nhưng phải có những Thẩm phán chuyên trách giải quyết các vụ việc về
người chưa thành niên.
- Tòa án nhân dân cấp cao (nếu được thành lập) sẽ có thẩm quyền xét xử phúc thẩm
các bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án nhân dân cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị;
giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Tòa án cấp tỉnh đã có hiệu lực pháp luật
nhưng bị kháng nghị. Đề thực hiện các thẩm quyền này, trong cơ cấu tổ chức của Tòa án
nhân dân cấp cao sẽ có các Tòa chuyên trách và các Tòa phúc thẩm, trong đó sẽ thành lập
Tòa án nhân dân tối cao, Đề án thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên ở Việt Nam ,
http://toaan.gov.vn/portal/pls/portal/tandtc.BMDT_PTL.showsavedoc?PFILE=6142660.DOC, [ngày truy cập 5-72014].
89
Tòa chuyên trách về gia đình và người chưa thành niên để giải quyết các vụ việc về người
chưa thành niên.
- Tòa án nhân dân tối cao nếu đổi mới tổ c hức và hoạt động theo tinh thần Nghị
quyết số 49-NQ/TW, Kết luận số 79-KL/TW của Bộ Chính trị và Hiến pháp năm 2013 thì
số lượng Thẩm phán chỉ còn từ 13 - 17 người, là những chuyên gia đầu ngành về pháp
luật, có kinh nghiệm xét xử và có uy tín cao trong xã hội. Do Thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao có số lượng hạn chế như trên nên không tổ chức các Tòa chuyên trách ở Tòa án
nhân dân tối cao như hiện nay mà cần đổi mới các cơ quan xét xử của Tòa án nhân dân tối
cao theo hướng hình thành các Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm. Theo đó, cần có các
Thẩm phán chuyên trách về lĩnh vực gia đình và người chưa thành niên để tham gia Hội
đồng giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án có liên quan đến gia đình và người chưa thành
niên.
3.2.2 Đề xuất về thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên
Bên cạnh việc xác định mô hình của Tòa gia đình và người chưa thành niên, thì
việc xác định thẩm quyền cũng rất cần thiết, bảo đảm cho Tòa hoạt động có hiệu quả
đúng với mục tiêu đề ra. Hiện nay có hai quan điểm khác nhau về việ c xác định thẩm
quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên. 90
- Quan điểm thứ nhất: thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên là xét
xử các vụ án và giải quyết các vụ việc có liên quan đến gia đình và người chưa thành niên
theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật tố tụng dân sự hoặc giải quyết
các việc khác theo quy định của pháp luật .
- Quan điểm thứ hai: thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên là xét
xử tất cả các vụ án về hôn nhân & gia đình và các vụ án hình sự có bị cáo, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan, người bị hại, người làm chứng là trẻ em; đồng thời các vụ án về
các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình do người đã thành niên thực hiện cũng do
Tòa gia đình và người chưa thành niên xét xử.
Theo quan điểm thứ nhất, có thể hiểu là Tòa gia đình và người chưa thành niên sẽ có
thẩm quyền giải quyết tất cả các vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính, hình sự… có
liên quan đến người chưa thành niên. Quan điểm này có ưu điểm là hình thành một hệ
thống Tòa án chuyên trách có nhiệm vụ giải quyết tất cả những vụ việc liên quan đến
Tòa án nhân dân tối cao, Tờ trình đề án thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên ,
http://toaan.gov.vn/portal/pls/portal/tandtc.BMDT_PTL.showsavedoc?PFILE=5822566.DOC, [ngày truy cập 20-92014].
90
người chưa thành niên một cách có hệ thống, toàn diện. Tuy nhiên, phạm vi thẩm quyền
của Tòa này rất rộng, nên nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của nó trong bối cảnh
của ngàn h Tòa án Việt Nam cũng như hệ thống pháp luật hiện hành. Bởi lẽ, chỉ riêng về
nguồn nhân lực để Tòa này hoạt động có hiệu quả như mong đợi, người tiến hành tố tụng,
đặc biệt là Thẩm phán phải có đủ năng lực để giải quyết tất cả các loại án hình sự, dân sự,
hôn nhân & gia đình, đồng thời phải có kiến thức khoa học giáo dục và kinh nghiệm về
tâm – sinh lý người chưa thành niên. Những yêu cầu này dường như “quá sức” đối với
các cán bộ ngành Tòa án nói chung, Thẩm phán nói riêng. Thực tế số lượng văn bản quy
phạm pháp luật trong từng lĩnh vực rất lớn; yêu cầu về kỹ năng giải quyết các loại án
thuộc mỗi chuyên ngành là khác nhau, trong khi chúng ta đang cần một đội ngũ cán bộ tư
pháp chuyên sâu để giải quyết tốt hơn nữa những vụ quan liên quan đến người chưa thàn h
niên. Bên cạnh đó, cũng cần tính đến sự hài hòa, hợp lý trong mối quan hệ với các Tòa
chuyên trách khác. Ủy viên Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thành Bộ tính toán, sẽ giảm đáng kể
số lượng vụ án ở các tòa án hiện nay vì lý do mở rộng thẩm quyền của Tòa chuyên trá ch.
Bởi, chỉ cần trong vụ án có người chưa thành niên tham gia tố tụng, kể cả tư cách là nhân
chứng cũng thuộc thẩm quyền của tòa chuyên trách gia đình và người chưa thành niên.
Như vậy, cần phải đầu tư một hệ thống cơ sở vật chất cho Tòa chuy ên trách ngang với hệ
thống Tòa án nhân dân hiện nay mới đáp ứng được yêu cầu. Điều này, không phù hợp với
mục tiêu đặt ra là thành lập Tòa chuy ên trách nằm trong hệ thống Tòa án nhân dân hiện
hành và không phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam. 91
Trên cở sở tham khảo việc phân định thẩm quyền của mô hình Tòa gia đình Nhật
Bản và mô hình Tòa vị thành niên và gia đình Thái Lan và những phân tích vừa nêu, việc
xác định thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên nên theo quan điểm thứ
hai. Tòa gia đình và người chưa thành niên chỉ nên giới hạn phạm vi xét xử trong lĩnh vực
hình sự có liên quan đến người chưa thành niên. Vì trong lĩnh vực hình sự, những tác hại,
hậu quả mà người chưa thành niên phải gánh chịu - dù là với tư cách là người bị hại hay
với tư cách là bị cáo - luôn là nghiêm trọng nhất nếu so với các lĩnh vực khác như dân sự,
hôn nhân và gia đình, hành chính v.v.. Liên quan đến vấn đề này, có thể thấy không phải
ngẫu nhiên mà ngoài các quy định của Bộ luật Hình sự, trong Bộ luật Tố tụng hình sự
hiện hành còn dành một chương riêng quy định về “Thủ tục tố tụng đối với người chưa
thành niên”.92 Ngoài ra, Tòa gia đình và người chưa thành niên còn có thẩm quyền giải
Phùng Thanh Hương: Băn khoăn về thẩm quyền Tòa gia đình và người chưa thành niên , Báo điện tử Đại biểu
nhân dân, 2012, http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=81&NewsId=246664, [ngày truy cập 20-9-2014].
91
quyết các vụ việc về hôn nhân & gia đình có liên quan đến quyền và lợi ích của ngư ời
chưa thành niên. Ngày càng có nhiều căn cứ cho rằng hoàn cảnh và sự giáo dục của gia
đình là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật ở người chưa
thành niên. Vì vậy, việc giải quyết các vụ việc về gia đình góp phần bảo vệ hạnh p húc gia
đình và hạn chế tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật.
Thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên được xác định cụ thể như
sau:
93
Về hình sự
Tòa gia đình và người chưa thành niên xét xử các vụ án hình sự theo quy định của
Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự có liên quan đến người chưa thành niên trong
vụ án đó (có thể là bị cáo, người bị hại hoặc nhân chứng), đồng thời xét xử các vụ án về
các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình;
Về dân sự
Tòa gia đình và người chưa thành niên giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia
đình quy định tại Điều 27 và các yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 28 của
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2011);
Về thẩm quyền xử lý hành chính
Tòa gia đình và người chưa thành niên x em xét quyết định biện pháp xử lý hành
chính đưa vào trường giáo dưỡng đối với trẻ em, người chưa thành niên vi phạm pháp
luật theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
3.3 CÁC ĐIỀU KIỆN VÀ GIẢI PHÁP THÀNH LẬP GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI
CHƯA THÀNH NIÊN Ở VIỆT NAM
3.3.1 Điều kiện và giải pháp xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý
Hiện nay, các văn bản pháp luật của Nhà nước ta liên quan đến vấn đề người chưa
thành niên với số lượng tương đối lớn. Tuy nhiên thực tiễn áp dụng còn nhiều vướng mắc,
do nhiều quy định còn mang tính chung chung, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể nên
khó áp dụng vào thực tế. Mặc dù đã có sự sửa đổi, bổ sung, nhưng thực tế rất đa dạng và
92
Trần Hoài Nam, Tương An: Tòa án gia đình và người chưa thành niên: Các mô hình trên thế giới và việc nghiên
cứu thành lập tại Việt Nam, http://www.nclp.org.vn/nha_nuoc_va_phap_luat/phap-luat/hanh-chinh-hinh-su-tuphap/toa-an gia-111inh-va-nguoi-chua-thanh-nien-cac-mo-hinh-tren-the-gioi-va-viec-nghien-cuu-thanh-lap-tai-vietnam, [ngày truy cập 20-9-2014].
93
Tòa án nhân dân tố i cao, Tờ trình đề án thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên ,
http://toaan.gov.vn/portal/pls/portal/tandtc.BMDT_PTL.showsavedoc?PFILE=5822566.DOC, [ngày truy cập 20-92014].
phát triển không ngừng, trong khi đó có nhiều quy phạm pháp luật được xây dựng trong
các thời điểm khác so với sự phát triển của xã hội hiện tại. Vậy nên, vấn đề hoàn thiện các
văn bản quy phạm pháp luật cần phải được chú trọng trong tình hình xã hội phát triển như
hiện nay, đặc biệt là khi chúng ta thành lập Toà gia đình và người chưa thành niên . Để
Tòa này được thành lập thì cần có cơ sở pháp lý vững chắc để đảm bảo hoạt động có hiệu
quả, đạt mục tiêu đã được đề ra. Trước hết, c ần sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy
phạm pháp luật hiện hành; trong đó, có Luật tổ chức Toà án nhân dân, Pháp lệnh Thẩm
phán và Hội thẩm Toà án nhân dân, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự , và Bộ luật tố
tụng dân sự, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; cụ thể là:
- Đối với Luật tổ chức Tòa án nhân dân
Cần sửa đổi, bổ sung quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân về cơ cấu tổ ch ức,
chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân các cấp và các Tòa chuyên trách trong hệ
thống Tòa án nhân dân, trong đó có Tòa gia đình và ngườ i chưa thành niên.
- Đối với Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân
Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân cần sửa đổi, bổ sung về tiêu
chuẩn của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân tham gia giải quyết các vụ việc tại Tòa gia đình
và người chưa thành niên ; trình tự, thủ tục bổ nhiệm Thẩm phán, Hội thẩm của Tòa gia
đình và người chưa thành niên;
- Đối với Bộ luật Hình sự
Cần hoàn thiện Bộ luật hình sự có liên quan đến người chưa thành niên theo hướng
sau:94
+ Hoàn thiện các nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội theo hướng
bảo đảm lợi ích tốt nhất cho các em, đồ ng thời có cơ chế bảo vệ tốt hơn người chưa thành
niên bị tội phạm xâm hại;
+ Hạn chế phạm vi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên từ
đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi theo hướng chỉ coi là tội phạm khi người từ đủ 14 tuổi đến
dưới 16 tuổi thực hiện một số tội phạm cụ thể và được quy định trực tiếp trong phần các
tội phạm;
+ Hạn chế khả năng áp dụng hình phạt tù trên cơ sở quy định chặt chẽ hơn điều
94
Tạp chí dân chủ & pháp luật, Định hướng xây dựng Dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi) nhằm đáp ứng yêu cầu đấu
tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới,
http://www.moj.gov.vn/tcdcpl/tintuc/Lists/NghienCuuTraDoi/View_detail.aspx?ItemID=449, [ngày truy cập 20 -92014]
kiện áp dụng hình phạt này đối với người chưa thành niên ; tăng cường áp dụng các hình
phạt không tước tự do đối với người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội ít
nghiêm trọng, tội nghiêm trọng; người chưa thành niên từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phạm
tội rất nghiêm trọng;
+ Bổ sung quy định áp dụng biện pháp xử lý thay thế biện pháp h ình sự đối với
người chưa thành niên phạm tội;
+ Đưa ra các biện pháp xử lý hình sự nghiêm khắc hơn trong trường hợp tội phạm
gây thiệt hại cho người chưa thành niên , đặc biệt là đối với các tội phạm xâm hại trẻ em.
- Đối với Bộ luật Tố tụng hình sự
Cần hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành có liên quan đến người chưa thành
niên theo hướng sau:
+ Hoàn thiện và hướng dẫn cụ thể rõ ràng thủ tục tố tụng đối với người chưa
thành niên theo hướng phù hợp với đặc điểm tâm – sinh lý, đảm bảo tính thân thiện; cần
bổ sung thủ tục tố tụng đối với bị hại và người làm chứng là người chưa thành niên .
+ Hướng dẫn chi tiết “trường hợp cần thiết” có thể xét xử kín, tránh tình trạng áp
dụng quy định một cách tùy nghi nhằm đảm bảo giữ bí mật cho người chưa thành niên ,
tạ o điều kiện thuận lợi để người chưa thành niên phát triển và tái hòa nhập cộng đồng.
+ Quy định cụ thể, chi tiết thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự; thời hạn xét xử
các vụ án hình sự có liên quan đến người chưa thành niên cần ngắn hơn các vụ án thông
thường nhằm sớm ổn định tâm lý và đời sống của họ;
+ Bổ sung cơ chế đảm bảo các quyền của người tham gia tố tụng, nhất là đảm bảo
quyền bào chữa của bị can, bị báo là người chưa thành niên . Quy định cụ thể quyền và
nghĩa vụ của người bào chữa; mở rộng diện những người bào chữa, ngoài những đối
tượng được quy định cần bổ sung thêm trợ giúp viên pháp lý và những người thân thích
của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có khả năng bào chữa 95
+ Đặt ra những yêu cầu đối với Hội thẩm nhân dân khi xét xử những vụ án l iên
quan đến người chưa thành niên ;
+ Quy định về cách thức tổ chức phiên tòa, hình thức phòng xét xử đảm bảo môi
trường xét xử thân thiện với người chưa thành niên .
Thu Hằng, Dự thảo online, Sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự: không được “gây khó” cho ng ười dân khi tiếp cận
công lý, http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/TT_TINLAPPHAP/View_Detail.aspx?ItemID=963, [ngày
truy cập 20-9-2014].
95
- Đối với Bộ luật t ố tụng dân sự
Cần hoàn thiện Bộ luật tố tụng dân sự, theo hướng sau đây: 96
+ Bổ sung một phần riêng (hoặc Chương riêng) quy định thủ tục tố tụng đặc thù để
giải quyết các vụ việc về gia đình có liên quan đến người chưa thành niên (người chưa
thành niên là đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan, người làm chứng…);
+ Xây dựng thủ tục đơn giản (thủ tục rút gọn) để giải quyết nhanh, kịp thời các vụ
việc về gia đình có liên quan đến người chưa thành niên ;
+ Sửa đổi các quy định về thời hạn chuẩn bị giải quyết các vụ việc theo hướng ngắn
hơn các vụ việc dân sự thông thường;
+ Sửa đổi các quy định về nghĩa vụ chứng minh, thu thập chứng cứ, áp dụng các
biện pháp khẩn cấp tạm thời, hòa giải áp dụng đối với các vụ việc về gia đình có liên quan
đến người chưa thành niên;
+ Thành phần tiến hành hòa giải, thành phần Hội đồng xét x ử, Hội đồng giải quyết
việc hôn nhân & gia đình phải đặc biệt được quan tâm ngoài việc họ có năng lực chuyên
môn, kỹ năng nghề nghiệp thì họ phải có các kiến thức về tâm - sinh lý của người chưa
thành niên, kiến thức xã hội… bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ;
+ Hình thức phòng hòa giải, phòng xét xử các vụ án, phòng giải quyết việc hôn nhân
& gia đình cần được đổi mới theo hướng thân thiện với người chưa thành niên;
+ Hình thức tổ chức phiên tòa xét xử bảo đảm ít tác động đến tâm lý và sự phát triển
của người chưa thành niên và tôn trọng bí mật đời tư của họ.
- Đối với pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
+ Xây dựng mới các quy định về thẩm quyền và thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý
vi phạm hành chính đưa vào trường giáo dưỡng ;
+ Xây dựng mới các quy định về thẩm quyền và thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý
vi phạm hành chính đưa vào trường giáo dưỡng đối với trẻ em, người chưa thành niên vi
phạm pháp luật theo hướng giao thẩm quyền này cho Tòa gia đình và người chưa thành
niên.
Tòa án nhân dân tối cao, Đề án thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên ở Việt Nam ,
http://toaan.gov.vn/portal/pls/portal/tandtc.BMDT_PTL.showsavedoc?PFILE=6142660.DOC, [ngày truy cập 5-72014].
96
3.3.2 Điều kiện và giải pháp về nhân lực
Để chuẩn bị cho việc thành lập Tòa án gia đình và người chưa thành niên , ngoài
việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luậ t thì cần có đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân
dân, Thư ký tòa án, Điều tra viên, Kiểm sát viên chuyên trách tham gia giải quyết các vụ
án có liên quan đến người chưa thành niên và những vụ việc về hôn nhân và gia đình.
Như vậy, đòi hỏi nguồn nhân lực rất lớn, nếu đào tạo thì cần một lộ trình dài. Do đó, giải
pháp về nguồn nhân lực phải được tính toán kỹ lưỡng, tận dụng những Th ẩm phán, Thư
ký, Hội thẩm có kinh nghiệm trong việc giải quyết các vụ việc có liên quan đến người
chưa thành và gia đình.97 Theo PGS.TS Trần Văn Độ, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao, Chánh án Tòa án quân sự Trung ương, để có đầy đủ đội ngũ cán bộ tư phá p, nhất là
Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán chúng ta cần lựa chọn trong số cán bộ hiện có để
tổ chức các lớp đào tạo ngắn ngày hoặc bồi dưỡng, tập huấn mà không cần có hệ thống tổ
chức cán bộ riêng biệt. 98
Bên cạnh đó, tham khảo kinh nghiệm của một s ố nước thì ngoài các Thẩm phán, Hội
thẩm và Thư ký còn có các nhân sự khác tham gia như Trợ giúp viên của Toà án gia đình
và người chưa thành niên (có trách nhiệm thu thập và cung cấp các thông tin về đặc điểm
tâm sinh lý, hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh phạ m tội của người chưa thành niên ...), Điều
đình viên 99 của Toà án gia đình và người chưa thành niên.
3.3.3 Điều kiện và giải pháp về xây dựng cơ sở vật chất
Tòa gia đình và người chưa thành niên được thành lập theo mô hình Tòa chuyên
trách nằm trong hệ thống Tòa án hiện hành thì vẫn cần được cung cấp cở sở vật chất gồm
có văn phòng làm việc và các phương tiện hỗ trợ. Tuy nhiên với điều kiện kinh tế, xã hội
như nước ta hiện nay thì việc trang bị mới toàn bộ là rất khó khăn. Vì vậy , chúng ta có thể
tận dụng cơ sở vật chất hiện có của Tòa án nhưng cần phải có những thay đổi cần thiết
đáp ứng các yêu cầu về chuẩn mực quốc tế về tư pháp người chưa thành niên . Cụ thể, cần
bố trí khu chờ riêng biệt tại Tòa án để người bị hại là trẻ em và gia đình có thể ngồi đợi
hoặc trong trường hợp cần cách ly người chưa thành niên với người thành niên phạm tội,
cách ly người bị hại, người làm chứng với bị cáo. Nội thất của phòng xét xử cần được bố
trí lại để các bên có thể ngồi cùng một bậc, các em có thể ngồi ghế nhỏ theo cỡ của
97
Bộ Tư pháp, Thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên: Bảo vệ trẻ em trước sóng gió cuộc đời,
http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=4496, [ngày truy cập 20-9-2014].
98
Mai Thoa, Về việc xây dựng Tòa gia đình và người chưa thành niên tại Việt Nam (kỳ1) , Báo điện tử Công lý, 2014,
http://congly.com.vn/phap-dinh/nghiep-vu/ve-viec-xay-dung-toa-an-gia-dinh-va-nguoi-chua-thanh-nien-tai-vietnam-ky-1-42412.html, [ngày truy cập 20 -9-2014].
99
Điều đình viên: là những hoà giải viên chuyên nghiệp được Toà án bổ nhiệm có thời hạn và thường trực tại T oà án
để làm công việc hoà giải.
mình.100 Có thể không bố trí vành móng ngựa mà bố trí như phòng họp khi xét xử những
vụ án liên quan đến người chưa thành niên nhằm giảm bớt căng thẳng. Cần trang bị các
máy móc thiết bị cho việc ghi âm, ghi hình để hạn chế số lần tiếp xúc giữa bị hại, người
làm chứng là trẻ em, người chưa thành niên với bị can, bị cáo.
3.3.4 Điều kiện và giải pháp về tính đồng bộ của cơ quan tiến hành tố tụng
Một trong những mục tiêu của việc thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên
là “đáp ứng tốt hơn yêu cầu bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và người chưa thành niên ;
bảo vệ và phát triển gia đình Việt Nam; ”101, để thực hiện được mục tiêu này không chỉ có tổ
chức và hoạt động có hiệu quả của Tòa chuyên trách mà cần có sự phối hợp đồng bộ của
các cơ quan tiến hành tố t ụng khác. Từ các quy định của pháp luật quốc gia và thực tiễn ở
Việt Nam cũng có thể thấy rõ ràng, Tòa án với chức năng là xét xử chỉ là bộ phận của quá
trình tố tụng, hoạt động của Tòa án có liên quan chặt chẽ đến công tác điều tra, truy tố của
các cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp. Vì vậy, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cũng cần
có bộ phận chuyên trách hoặc những Điều tra viên, Kiểm sát viên chuyên trách để tiến
hành các hoạt động điều tra, truy tố đối với người chưa thành niên phạm tội và kiểm sát
việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ việc của Tòa gia đình và người chưa
thành niên.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu về thực trạng giải quyết các vụ việc về người chưa thành niên và
gia đình và phân tích những bất cập ảnh hưởng đến chất lượng công tác giải quyết các vụ
việc về hôn nhân và gia đình và người chưa thành niên tại Tòa án, cho thấy việc thành lập
Tòa gia đình và người chưa thành là thực sự cần thiết ở Việt Nam hiện nay. Việc thành
lập Tòa gia đình và người chưa thành niên nhằm đáp ứng tốt hơn về yêu cầu bảo vệ, chăm
sóc, giáo dục trẻ em và người chưa thành niên ; bảo vệ và phát triển gia đình Việt Nam; cụ
thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta; góp phần chuyên
môn hóa công tác giải quyết các vụ việc về gia đình và người chưa thành niên ; góp phần
Phạm Thị Thanh Mai, Dân Luật, Cần xét xử ngườ i chưa thành niên trong môi trường thân thiện ,
http://danluat.thuvienphapluat.vn/can-xet-xu-nguoi-chua-thanh-nien-pham-toi-trong-mot-moi-truong-than-thien55427.aspx, [ngày truy cập 20-9-2014].
101
Tòa án nhân dân tối cao, Tờ trình đề án thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên ,
http://toaan.gov.vn/portal/pls/portal/tandtc.BMDT_PTL.showsavedoc?PFILE=5822566.DOC, [ngày truy cập 20-9100
2014].
hoàn thiện tổ chức và hoạ t động của Tòa án nhân dân và đảm bảo thực hiện các cam kết
quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên để đảm bảo Tòa gia đình và người chưa thành niên hoạt động h iệu quả
và đáp ứng được mục tiêu đề ra thì vấn đề xác định mô hình và thẩm quyền của Tòa này
là vấn đề rất quan trọng, thêm vào đó cần phải đề ra các giải pháp hoàn thiện về cơ sở
pháp lý, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và giải pháp đồng bộ các cơ quan tiế n hành tố
tụng. Dựa trên các tài liệu có liên quan và tham khảo các mô hình Tòa gia đình và người
chưa thành niên của một số nước trên thế giới, tác giả đưa ra một số đề xuất để thành lập
Tòa gia đình và người chưa thành niên như sau:
- Về mô hình
Việc thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên nên thành lập theo mô hình
Tòa chuyên trách là phù hợp với điều kiện kinh tế và truyền thống pháp lý ở nước ta hiện
nay và phù hợp với hệ thống tổ chức Tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp.
- Về thẩm quyền
Tòa gia đình và người chưa thành niên có thẩm quyền giải quyết các vụ án hình sự
có liên quan đến người chưa thành niên và giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình
có liên quan đến quyền và lợi ích của người chưa thành niên . Ngoài ra, Tòa gia đình và
người chưa thành niên còn xem xét quyết định biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường
giáo dưỡng đối với trẻ em, người chưa thành niên vi phạm pháp luật theo quy định của
Luật xử lý vi phạm hành chính.
- Về nguồn nhân lực
Để có đầy đủ đội ngũ cán bộ tư pháp, nhất là Thẩm phán, Điều tra viên và Kiểm sát
viên chúng ta sẽ lựa chọn trong số cán bộ hiện có để bồi dưỡng, tập huấn mà không cần
hệ thống tổ chức cán bộ riêng biệt.
- Về cơ sở vật chất
Với điều kiện kinh tế - xã hội như nước ta hiện nay, thì việc trang bị mới toàn bộ cơ
sở vật chất là hết sức khó khăn, vì vậy chúng ta sẽ tận dụng cơ sở vật chất hiện có. Bố trí
lại nội thất của phòng xét xử tạo môi trường thân thiện với người chưa thành niên, trang
bị thêm một số thiết bị phục vụ việc lấy lời khai của trẻ em và người chưa thành niên .
Bên cạnh đó, hoạt động xét xử của Tòa án có liên quan chăt chẽ đến các hoạt động
điều tra, truy tố của các cơ quan tố tụng cùng cấp, nên bên cạnh việc Tòa án thành lập tòa
chuyên trách thì Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát cũng cần có bộ phận chuyên trách
hoặc Điều tra viên và Kiểm sát viên chuyên trách để điều tra, truy tố đối với người chưa
thành niên phạm tội và kiểm sát hoạt động của Tòa gia đình và người chưa thành niên .
Ngoài ra, để Tòa này được thành lập thì cần có cơ sở p háp lý vững chắc để đảm bảo hoạt
động có hiệu quả, đạt mục tiêu đã được đề ra. Trước hết, c ần sửa đổi, bổ sung một số văn
bản quy phạm pháp luật hiện hành; trong đó, có Luật tổ chức Toà án nhân dân, Pháp lệnh
Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, và Bộ
luật tố tụng dân sự, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Danh mục văn bản quy phạm pháp luật
Hiến pháp năm 1946
Hiến pháp năm 1959
Hiến pháp năm 1980
Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, b ổ sung năm 2001)
Hiến pháp năm 2013
Luật hôn nhân & gia đình năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010)
Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002
Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011)
Bộ luật dân sự năm 2005
Luật tố tụng hành chính năm 2010
Bộ luật lao động năm 2012
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012
Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự năm 2002
Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002
Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH về
thủ tục tố tụng áp dụng đối với người bị hại, người làm chứng là người chưa thành
niên
Danh mục sách, báo, tạp chí
Đào Thị Minh Thủy – Nguyễn Thị Thùy Giang, Tòa vị thành niên và gia đình các trung
tâm giám sát và bảo vệ vị thành niên ở Thái Lan, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 3,
2013
Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI , Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2011
Đào Trí Úc (Chủ biên), Tội phạm học, Luật hình sự và Luật tố tụng hình sự Việt Nam,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994
Huỳnh Thị Trúc Giang và Nguyễn Thị Mỹ Linh, Tập bài giảng Luật hôn nhân &gia đình ,
Khoa Luật- Đại học Cần Thơ, 2012
Hoàng Vững, Thành lập Tòa án gia đình và người chưa thành niên : Cơ hội để Vị thàn h
Nam ,
tử
Việt
niên
"làm
lại",
2014,
Báo
điện
Gia
đình
http://giadinhvn.vn/vn/Tintuc/XAHOI/5069-Thanh-lap-Toa-an-gia-dinh-va-nguoichua-thanh-nien-Co-hoi-de-Vi-thanh-nien-lam-lai.aspx?print=1, [ngày truy cập 308-2014]
Mai Thoa, Việc xây dựng Tòa gia đình và người chưa thành niên (kỳ 1), Báo điện tử
Công lý, 2014, http://congly.com.vn/phap-dinh/nghiep-vu/ve-viec-xay-dung-toa-angia-dinh-va-nguoi-chua-thanh-nien-tai-viet-nam-ky-1-42412.html, [ngày truy cập
25- 9- 2014]
Mai Thoa, Về việc xây dựng Tòa gia đình và người chưa thành niên tại Việt Nam (Kỳ 2) ,
Báo điện tử Công lý, 2013, http://congly.com.vn/phap-dinh/nghiep-vu/ve-viec-xaydung-toa-an-gia-dinh-va-nguoi-chua-thanh-nien-tai-viet-nam-ky-2-42879.html,
[ngày truy cập 4-8-2014]
Mai Thoa, Về việc xây dựng Tòa gia đình và người chưa thành niên tại Việt Nam (Kỳ 3),
Báo điện t ử Công lý, 2013, http://congly.com.vn/phap-dinh/nghiep-vu/ve-viec-xaydung-toa-an-gia-dinh-va-nguoi-chua-thanh-nien-tai-viet-nam-ky-3-42879.html,
[ngày truy cập 4-8-2014]
Nguyễn Thị Lộc, Sự cần thiết phải bổ sung thủ tục tố tụng đối với người bị hại là người
chưa thành niên trong Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi , Tạp chí Tòa án nhân dân, số
6, 2013
Ngọc Điệp, Thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên theo mô hình Tòa chuyên
trách… là phù hợp với Hiến pháp , Báo điện tử Đại biểu nhân dân , 2014,
http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=76&NewsId=308337, [ngày truy cập
20-9-2014]
Nguyễn Thị Hảo, Tạp chí của Ban tuyên giáo trung ương, Giáo dục trẻ vị thành niên
nay ,
hiện
trong
gia
đình
http://www.tuyengiao.vn/Home/MagazineContent?ID=1633, [ngày truy cập 20-72014]
Phùng Thanh Hương: Băn khoăn về thẩm quyền Tòa gia đình và người chưa thành niên ,
tử
biểu
nhân
dân,
Báo
điện
Đại
2012,
http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=81&NewsId=246664, [ngày truy cập
20-9-2014].
Phương Thuận , Phiên tòa không có vành móng ngựa, Báo điện tử Gia Đình , 2012,
http://giadinh.net.vn/phap-luat/phien-toa-khong-co-vanh-mong-ngua20120625112825316.htm, [ngày truy cập 17 -7-2014]
Thùy Dương, Việt Nam 20 năm thực hiện Công ước về quyền trẻ em , Báo điện tử Công
an
TP.HCM,
2010,
http://www.baomoi.com/Home/ThoiSu/www.congan.com.vn/Viet-Nam-20-namthuc-hien-Cong-uoc-ve-quyen-tre-em/3969520.epi, [ngày truy cập 23-9-2012]
Trường Đại học Luật Hà Nộ i, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam , Nxb Công an nhân
dân, 2004
Vi Trần: Tòa cho vị thành niên: Không thể trì hoãn , Báo điện tử Pháp luật TP.HCM ,
2008, http://phapluattp.vn/216658p1015c1074/toa-cho-vi-thanh-nien-khong-the-trihoan.htm, [ngày truy cập 20-7-2014]
Vũ Việt Hùng, Hoàn thiện các quy định về người chưa thành niên phạm tội, người bị hại
và người làm chứng là trẻ em trong Bộ luật tố tụng hình sự, Tạp chí Kiểm sát, số 06,
2012
Danh mục trang thông tin điện tử
Bộ Tư pháp, Quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa – Những vấn đề
đặt ra trong tình hình mới, http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-traodoi.aspx?ItemID=5931, [ngày truy cập 20-7-2014]
Bộ Tư pháp, Tòa hôn nhân & gia đình: Không để HN & GĐ lẫn trong dân sự ,
http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/thong-tin-khac.aspx?ItemID=4584, [ngày truy cập
20-7-2014]
Bộ Tư pháp, Dự thảo online, Báo cáo Tổng kết thi hành Luật Hôn nhân & gia đinh năm
2000,
http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_TAILIEU_COBAN/Attachments/
1131/______10.bc153-BTP_tong_ket_Luat_HNGD.doc, [ngày truy cập 20 -7-2014]
Bộ Tư pháp, Thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên: Bảo vệ trẻ em trước sóng
đời ,
gió
cuộc
http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-traodoi.aspx?ItemID=4496, [ngày truy cập 20-9-2014]
Báo gia đình, Đừng quay lưng lại với trẻ em phạm tội , http://giadinh.net.vn/giadinh/dung-quay-lung-lai-voi-tre-em-pham-toi-1630.htm, [truy cập ngày 4 -8-2014]
Ban Quản lý Dự án chuyên trách, Bộ Tư pháp, Hội nghị đánh giá giữa kỳ Dự án Hệ thống
tư pháp thân thiện với người chưa thành niên giai đoạn 2012 – 2016,
http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/hoat-dong-cua-Bo-TuPhap.aspx?ItemID=6484, [ngày truy cập 25 -7-2014]
Dự
thảo
online,
tổ
chức
Tòa
án
nhân
dân
đổi ),
Luật
(sửa
http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?Ite
mID=749&LanID=996&TabIndex=1, [ngày truy cập 20-10-2014]
Đặng Vũ Cảnh Linh, Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển , Về tuổi vị thành niên
chính
sách
đối
với
thành
niên
hiện
nay,
với
vị
http://tadri.org/index.php?option=com_content&view=article&id=266%3Av-tui-vthanh-nien-vsf-chinh-sach-i-vi-v-thanh-nien-hin-nay1&catid=48%3Atrao-doi-toadam&Itemid=84&lang=en, [ngày truy cập 24 -6-2014]
Đỗ Thị Phượng, Luật Hình sự: Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự
đối với người chưa thành niên, http://luathinhsu.wordpress.com/2009/11/23/thuctien-dieu-tra-truy-to-xet-xu-doi-voi-nguoi-chua-thanh-nien/, [ngày truy cập 20-72014]
Đặng Thị Hồng Yến, Tham khảo mô hình Tòa án gia đình Liên bang của Úc trong tiến
trình xây dựng Tòa án gia đình trong hệ thống Tòa án ở Việt Nam,
http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid
=1751909&article_details=1&item_id=33816776, [ngày truy cập 25 - 9- 2014]
Hoàng Minh Khôi, Viện nghiên cứu lập pháp, Đặc điểm và một số nguyên dẫn tới vi
pháp
luật
của
chưa
thành
niên ,
phạm
người
http://vnclp.gov.vn/ct/cms/tintuc/Lists/ThucTienPhapLuat/View_Detail.aspx?ItemI
D=165, [ngày truy cập 4-8-2014]
Huy Anh, Bộ Tư pháp, Tư pháp với người chưa thành niên phạm pháp: Giam, giữ nên là
biện
pháp
cuối
cùng,
http://moj.gov.vn/BTP_UserControls/NewsBTP/pFormPrintBTP.aspx?UrlListProce
ss=/ct/tintuc/Lists/ThongTinKhac&ListId=9bb9ece7-a84c-4671-a6992ec8d1f7fe9d&SiteId=ec9fcd69-4db2-4651-982ba3120dd1d9b0&ItemID=3587&OptionLogo=0&SiteRootID=63d81917-c1c4-48e4bebb-f2afcd9691e5, [ngày truy cập 20 -8-2014]
Nguyễn Quang Lộc, Tòa án nhân dân tối cao, Công tác xét xử những vụ án liên quan đến
thành
niên ,
chưa
người
http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid
=1751909&item_id=39802171&article_details=1, [ngày truy cập 20-6-2014]
Nguyễn Thị Bích Hồng, Mục văn bút, Tâm lý và cách giáo dục trẻ vị thành niên ,
http://www.mucvuvanbut.net/index.php?option=com_content&view=article&id=68
6:tam-li-va-cac-giao-duc-tre-vi-thanh-nien&catid=50:bai-viet-cua-cac-tac-giakhach&Itemid=90, [ngày truy cập 15-7-2014]
Nguyễn Thị Hảo, Tạp chí của Ban tuyên giáo trung ương, Giáo dục trẻ vị thành niên
hiện
nay ,
trong
gia
đình
http://www.tuyengiao.vn/Home/MagazineContent?ID=1633, [ngày truy cập 20-72014]
Ngô Hoàng Oanh, Học viện tư pháp, Tình hình tội phạm vị thành niên, thực trạng, nguyên
pháp ,
nhân
và
các
giải
http://hocvientuphap.edu.vn/desktops/news/download.aspx?id=284, [ngày truy cập
4-8-2014]
Phan Thị Thanh Mai, Xét xử trong môi trường thân thiện , http://www.baomoi.com/Xetxu-trong-moi-truong-than-thien/58/7228374.epi, [ngày truy cập 20-8-2014]
Phạm Xuân Dung, Viện nghiên cứu lập pháp, Pháp luật cần thân thiện với vị thành niên ,
http://vnclp.gov.vn/ct/cms/tintuc/Lists/NhaNuocVaPhapLuat/View_detail.aspx?Item
ID=213, [ngày truy cập 20-8-2014]
Phạm Thị Thanh Mai, Dân Luật, Cần xét xử người chưa thành niên trong môi truờ ng thân
thiện,
http://danluat.thuvienphapluat.vn/can-xet-xu-nguoi-chua-thanh-nien-phamtoi-trong-mot-moi-truong-than-thien-55427.aspx, [ngày truy cập 20 -9-2014]
Trương Hòa Bình,Toà án nhân dân tối cao, Vấn đề áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử
và thành lập Tòa án giản lược trong hệ thống Tòa án nhân dân,
http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/56071985/56494212?p_page_id=56071
985&p_cateid=56077102&item_id=56660064&article_details=1, [ngày truy cập
5/7/2014]
Trần Văn Tú, Tòa án nhân dân tối cao, Các quy định về Tòa án nhân dân trong Hiến pháp
sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và hướng hoàn thiện Luật tổ chức Tòa án nhân dân,
http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=175
1909&article_details=1&item_id=43256903, [ngày truy cập 5/7/2014]
Tòa án nhân dân tối cao, Đề án thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên ở Việt
Nam,
http://toaan.gov.vn/portal/pls/portal/tandtc.BMDT_PTL.showsavedoc?PFILE=6142
660.DOC, [ngày truy cập 5-7-2014]
Trương Hồng Sơn , Một số quy định của pháp luật quốc tế và một số quốc gia về vấn đề
quyền
của
người
chưa
thành
niên
phạm
tội,
http://www.hvcsnd.edu.vn/vn/Acedemy/Phap-luat/84/712/Mot-so-quy-dinh-cuaphap-luat-quoc-te-va-mot-so-quoc-gia-ve-van-de-quyen-cua-nguoi.aspx, [ngày truy
cập 25-9-2014]
Trần Hoài Nam, Tương An: Tòa án gia đình và người chưa thành niên : Các mô hình trên
giới
và
việc
nghiên
cứu
thành
lập
tại
Việt
Nam,
thế
http://www.nclp.org.vn/nha_nuoc_va_phap_luat/phap-luat/hanh-chinh-hinh-su-tuphap/toa-an-gia-111inh-va-nguoi-chua-thanh-nien-cac-mo-hinh-tren-the-gioi-vaviec-nghien-cuu-thanh-lap-tai-viet-nam, [ngày truy cập 20-9-2014]
Tạp chí dân chủ & pháp luật, Định hướng xây dựng Dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi)
nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới,
http://www.moj.gov.vn/tcdcpl/tintuc/Lists/NghienCuuTraDoi/View_detail.aspx?Ite
mID=449, [ngày truy cập 20-9-2014]
Thu Hằng, Dự thảo online, Sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự: không được “gây khó” cho
dân
khi
tiếp
cận
công
lý,
người
http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/TT_TINLAPPHAP/View_Detail.aspx
?ItemID=963, [ngày truy cập 20-9-2014]
Danh mục các tài liệu khác
Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 05-11-2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác chăm sóc, gi áo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới
Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua
ngày 20/11/1989
Hướng dẫn về hành động đối với trẻ em trong hệ thống tư pháp hình sự - Nghị quyết
1997/30 của Liên hợp quốc – Quản lý tư pháp hình sự (Hướng dẫn Viên)
Hướng dẫn của Liên hiệp quốc về phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên ngày
14/12/1990 (Hướng dẫn Riyadh)
Kết luận số 79-KL/TW ngày 28-7-2010 của Bộ Chính trị về Đề án đổi mới tổ chức và
hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra theo Nghị quyết số 49 NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020
Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng
tâm trong công tác tư pháp trong thời gia n tới
Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp
đến năm 2020
Nghị định thư không bắt buộc bổ sung Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em về buôn
bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm sử dụng trẻ em
Quy tắc tối thiểu của Liên hiệp quốc về quản lý tư pháp người chưa thành niên (Quy tắc
Bắc Kinh)
[...]... nhân và gia đình là rất cần thiết 2.2.2 Những bất cập về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân liên quan đến công tác giải quyết các vụ việc về người chưa thành niên 2.2.2.1 Không có Tòa chuyên trách để giải quyết các vụ việc về người chưa thành niên Hiện nay để giải quyết các vụ việc liên quan đến người chưa thành niên tại Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì tùy thuộc vào... chưa thành niên Vậy nên, việc thành lập Tòa chuyên trách cho người chưa thành niê n sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc bổ sung, hoàn thiện thủ tục tố tụng đặc biệt dành cho người chưa thành niên 2.3 NHỮNG BẤT CẬP TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾ T CÁC VỤ VIỆC VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HIỆN NAY 2.3.1 Những bất cập trong công tác giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia. .. 2.3.1.2 Lợi ích tốt nhất của người chưa thành niên có liên quan trong việc giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình chưa được quan tâm đúng mức Trong các vụ việc về hôn nhân và gia đình, Tòa án chỉ tập trung vào giải quyết các quan hệ giữa những người đã trưởng thành trong gia đình mà chưa quan tâm đến lợi ích tốt 57 Hoàng Thư: Tòa chưa đủ sức để ngăn trẻ vị thành niên tái phạm, Báo điện tử Pháp... rất nhạy cảm, khó kiềm chế, muốn được sự quan tâm và biểu lộ tìn h cảm của người khác 1.2.3 Mối liên hệ giữa gia đình và sự phát triển của người chưa thành niên Gia đình luôn có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của người chưa thành niên 40 Giáo dục gia đình không chỉ tác động mạnh mẽ đến s ự hình thành nhân cách của trẻ em ở giai đoạn ấu thơ mà nó còn quyết định sự phát triển,... 2.2 NHỮNG BẤT CẬP VỀ CƠ C ẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN LIÊN QUAN ĐẾN CÔ NG TÁC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN 2.2.1 Những bất cập về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân liên quan đến công tác giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình 2.2.1.1 Không có Tòa chuyên trách để giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình Theo số liệu... sống tâm lý của từng thành viên trong gia đình, có tác động tích cực hoặc tiêu cực đế n định hướng ph át triển của người chưa thành niên là thành viên trong gia đình đó Tuy nhiên, hệ thống Tòa án hiện nay vẫn không có Tòa chuyên trách để giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình, mà giao chung cho Tòa dân sự giải quyết Trong khi số lượng các vụ việc về hôn nhân và gia đình mà Tòa giải quyết chiếm... đình là yếu tố cơ bản, quyết định sự hình thành nhân cách, thái độ và hành vi xử sự của người chưa thành niên đối với xã 46 Tòa án nhân dân tối cao, Đề án thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên ở Việt Nam, http://toaan.gov.vn/portal/pls/portal/tandtc.BMDT_PTL.showsavedoc?PFILE=6142660.DOC, [ngày truy cập 5-72014] 47 Ngô Hoàng Oanh, Học viện tư p háp, Tình hình tội phạm vị thành niên, thực trạng,... thành niên là người lao động dưới 18 tuổi ”.35 Như vậy, pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam hiện hành gần như thống nhất quan điểm: “ người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi” Thông qua việc giới hạn độ tuổi của người chưa thành niên , ta có thể đưa ra khái niệm người chưa thành niên như sau: Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần, c hưa có khả năng nhận thức,... thương về tâm lý của các em và từ hành vi đó làm cho các em trẻ trở nên thô bạo trong suy nghĩ và hành động và là nguyên nhân dẫn đến những hành động thiếu suy nghĩ gây nguy hại cho xã hội CHƯƠNG 2 CƠ SỞ CỦA VIỆC THÀNH LẬP TÒA GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN 39 Đặng Vũ Cảnh Linh, Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, Về tuổi vị thành niên với chính sách đối với vị thành niên hiện nay , http://tadri.org/index.php?option=com_content&view=article&id=266%3Av-tui-v-thanh-nienvsf-chinh-sach-i-vi-v-thanh-nien-hin-nay1&catid=48%3Atrao-doi-toa-dam&Itemid=84&lang=en,... và gia đình nên yêu cầu bức thiết là cần đào tạo đội ngũ T hẩm phán và thành lập Tòa chuyên trách được giao nhiệm vụ giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình nhằm bảo đảm cho công tác xét xử của Tòa án nhân dân đúng pháp luật và chất lượng ngày càng cao 2.2.1.3 Không có thủ tục tố tụng riêng để giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình Công tác giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình ... gia đình người chưa thành niên Từ làm sở để đề xuất thành lậ p Tòa gia đình người chưa thành niên Kết cấu luận văn Kết cấu luận văn tốt nghiệp “ Cơ sở kiến nghị thành lập Tòa gia đình người chưa. .. hình Tòa gia đình người chưa thành niên điều quan trọng Hiện có hai loại ý kiến chủ yếu mô hình Tòa gia đình người chưa thành niên: 85 - Loại ý kiến thứ nhất: Thành lập Tòa gia đình người chưa thành. .. người chưa thành niên - Chương 2: Cơ sở việc thành lập Tòa gia đình người chưa thành niên - Chương 3: Tòa gia đình người chưa thành niê n: Một số mô hình giới đề xuất Việt Nam Do hạn chế thời gian