Xuất về mô hình của Tòa gia đình và người chưa thành niên

Một phần của tài liệu cơ sở và kiến nghị thành lập tòa gia đình và người chưa thành niên (Trang 51 - 54)

Việc thành lập Tòa án gia đình và người chưa thành niên là thực sự cần thiết và chín muồi trong điều kiện ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, để Tòa án này hoạ t động có hiệu quả, khả thi đáp ứng các mục tiêu đề ra thì việc xác định mô hình của Tòa gia đình và người chưa thành niên là điều rất quan trọng.

Hiện nay có hai loại ý kiến chủ yếu về mô hình của Tòa gia đình và người chưa thành niên:85

- Loại ý kiến thứ nhất: Thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên là Tòa chuyên trách nằm trong hệ thống Tòa án nhân dân.

- Loại ý kiến thứ hai: Toà gia đình và người chưa thành niên được thành lập riêng ở cấp sơ thẩm (bên cạnh Toà án nhân dân cấp huyện hoặc Toà án nhân dân sơ thẩm khu vực - nếu được lập theo Kết luận số 79 -KL/TW của Bộ Chính trị), đối với việc phúc thẩm, giám đốc thẩm các loại vụ án của Toà này thì sẽ do Toà chuyên trách về gia đình và người chưa thành niên được thành lập ở các Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án nhân dân cấp cao (nếu được lập theo Kết luận số 79 -KL/TW của Bộ Chính trị), Toà án nhân dân tối cao giải quyết (hoặc trong trường hợp không thành lập các Toà này thì sẽ do các Toà chuyên trách tương ứng hiện nay giải quyết.

Tuy nhiên, nên thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên theo mô hình Tòa chuyên trách(theo loại ý kiến thứ nhất). Mục tiêu chủ yếu của việc thành lập Tòa này là để xét xử các vụ án và giải quyết các vụ việc liên quan đến người chưa thành niên – đối tượng đặc biệt cần có s ự quan tâm từ phía Tòa án và có biện pháp xử lý thích hợp khác với những nhóm đối tượng khác.86 Vì vậy, xét về bản chất, đây là loại Tòa chuyên trách nằm trong hệ thống Tòa án nhân dân. Theo PGS. TS Trần Văn Độ, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự Trung ương, mô hình Tòa chuyên trách này vừa phù hợp với điều kiện kinh tế và truyền thống pháp lý của nước ta hiện nay; vừa phù hợp với hệ thống tổ chức Tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp.87 Song Phó chánh án Trần Văn Độ chỉ rõ, cần phải hiểu khái niệm Tòa án chuyên trách một cách thật chính

85Tòa án nhân dân tối cao,Tờ trình đề án thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên ,

http://toaan.gov.vn/portal/pls/portal/tandtc.BMDT_PTL.showsavedoc?PFILE=5822566.DOC, [ngày truy cập 20-9- 2014].

86Công ước Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em, điều 3.

87Mai Thoa,Việc xây dựng Tòa gia đình và người chưa thành niên (kỳ 1), Báo điện tửCông lý,2014,

http://congly.com.vn/phap-dinh/nghiep-vu/ve-viec-xay-dung-toa-an-gia-dinh-va-nguoi-chua-thanh-nien-tai-viet- nam-ky-1-42412.html, [ngày truy cập 25- 9- 2014].

xác, cặn kẽ thì quan điểm này mới thuyết phục và có tính khả thi. Cụ thể, Tòa án hay Tòa chuyên trách ở đây phải được hiểu từ góc độ thực hiện chức năng xét xử. Tòa án gia đình và người chưa thành n iên có thể là một Hội đồng xét xử gồm thẩm phán và các Hội thẩm chuyên trách về gia đình và người chưa thành niên mà không nhất thiết phải hình thành như một tổ chức mang tính hành chính. Tòa án gia đình và người chưa thành niên cũng có thể là một Tòa chuyên trách gồm nhiều thẩm phán chuyên về gia đình và người chưa thành niên cũng như bộ máy giúp việc để thực hiện việc giám đốc xét xử đối với các vụ án gia đình và người chưa thành niên. Theo Phó chánh án Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội Tạ Quốc Hùng, thì việc thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên nên theo mô hình Tòa chuyên trách được thành lập không tách biệt với hệ thống Tòa án hiện có là phù hợp với quy định của Hiến pháp; phù hợp và bám sát với những định hướng về đổi mới tổ chức, hoạt động củ a Tòa án nhân dân được xác định trong Nghị quyết 49 -NQ/TW và Kết luận 79-KL/TW của Bộ Chính trị. Với quan điểm này, hoạt động xét xử và giải quyết tranh chấp sẽ tập trung, thống nhất trong cùng một hệ thống Tòa án; không thành lập thêm Tòa án mới sẽ không làm phát sinh thêm nhiều yêu cầu về cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc cũng như biên chế làm việc trong Tòa chuyên trách này. Đồng thời cũng thuận lợi trong việc giải quyết mối quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng khác (Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra) và không phải giải quyết mối quan hệ giữa Tòa gia đình và người chưa thành niên với hệ thống Tòa án thông thường.88

Nếu theo loại ý kiến thứ hai thì việc thành lập một Tòa án có thẩm quyền chuyên biệt tạo điều kiện để chuyên môn hóa cao độ việc giải quyết, xét xử các vụ việc về gia đình và người chưa thành niên; quá trình hoạt động các Thẩm phán và đội ngũ giúp việc trong Tòa án này hoàn toàn chuyên tâm để giải quyết các vụ việc về gia đình và người chưa thành niên. Tuy nhiên, để thực hiện được phương án này thì đòi hỏi phải đầu tư, xây dựng mới từ đầu cả về cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc và nguồn nhân lực cho loại Tòa án mới này. Ngoài ra, việc thành lập một hệ thống Tòa án riêng (ở cấp sơ thẩm) bên cạnh hệ thống Tòa án thông thường là vấn đề mới, đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết đồng bộ, cùng lúc như: cơ sở vật chất, cán bộ, mối quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng và cơ chế chỉ đạo, lãnh đạo, giám sát đối với tổ chức và hoạt động của loại Tòa án này. Như vậy, việc thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên là một hệ thống Tòa án riêng là không phù hợp với tình hình điều kiện, hoàn cảnh thực tế nước ta hiện nay.

88Ngọc Điệp, Thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên theo mô hình Tòa chuyên trách… là phù hợp với Hiến pháp, Báo điện tửĐại biểu nhân dân, 2014,http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=76&NewsId=308337, [ngày truy cập 20-9-2014].

Vậy việc thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên như một Tòa chuyên trách, cụ thể như sau:89

- Trường hợp thành lập Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW, Kết luận số 79-KL/TW của Bộ Chính trị, thì so với Tòa án nhân dân cấp huyện hiện nay, tổ chức của Tòa án này sẽ lớn mạnh hơn nhiều. Số vụ việc hàng năm Tòa án giải quyết sẽ tăng lên nhất là ở các Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực ở các đô thị. Số lượng Thẩm phán cũng sẽ tăng tương ứng. Đây là điều kiện cơ bản để tiến hành việc cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực theo loại quan hệ xã hội, loại vụ việc và chuyên môn hóa đội ngũ Thẩm phán. Theo đó, tùy theo số lượng các loại vụ việc mà Tòa án phải giải quyết ở từng khu vực, đội ngũ Thẩm phán, công chức, Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực ở những nơi có đủ điều kiện (nếu được thành lập) sẽ thành lập các tòa chuyên trách như: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa gia đình và người chưa thành niên. Như vậy, Tòa gia đình và người chưa thành niên là một Tòa chuyên trách trong Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực. Trường hợp do số lượng các vụ việc về người chưa thành niên không nhiều thì có thể chưa thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên ở khu vực đó nhưng phải có những Thẩm phán chuyên trách giải quyết các vụ việc về người chưa thành niên.

- Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét xử sơ thẩm, phúc thẩm các vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng và hiện có các tòa chuyên trách như: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính. Tùy theo số lượng các loại vụ việc mà Tòa án phải giải quyết và đội n gũ Thẩm phán, công chức, có thể thành lập thêm Tòa gia đình và người chưa thành niên để xem xét, giải quyết theo thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm các vụ việc về gia đình và người chưa thành niên theo thẩm quyền. Trường hợp do số lượng các vụ việc về người chưa thành niên hạn chế thì có thể chưa thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên ở tỉnh đó nhưng phải có những Thẩm phán chuyên trách giải quyết các vụ việc về người chưa thành niên.

- Tòa án nhân dân cấp cao (nếu được thành lập) sẽ có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án nhân dân cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị; giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Tòa án cấp tỉnh đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị. Đề thực hiện các thẩm quyền này, trong cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao sẽ có các Tòa chuyên trách và các Tòa phúc thẩm, trong đó sẽ thành lập

89Tòa án nhân dân tối cao,Đề án thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên ở Việt Nam,

http://toaan.gov.vn/portal/pls/portal/tandtc.BMDT_PTL.showsavedoc?PFILE=6142660.DOC, [ngày truy cập 5-7- 2014].

Tòa chuyên trách về gia đình và người chưa thành niên để giải quyết các vụ việc về người chưa thành niên.

- Tòa án nhân dân tối cao nếu đổi mới tổ c hức và hoạt động theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW, Kết luận số 79-KL/TW của Bộ Chính trị và Hiến pháp năm 2013 thì số lượng Thẩm phán chỉ còn từ 13 - 17 người, là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật, có kinh nghiệm xét xử và có uy tín cao trong xã hội. Do Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có số lượng hạn chế như trên nên không tổ chức các Tòa chuyên trách ở Tòa án nhân dân tối cao như hiện nay mà cần đổi mới các cơ quan xét xử của Tòa án nhân dân tối cao theo hướng hình thành các Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm. Theo đó, cần có các Thẩm phán chuyên trách về lĩnh vực gia đình và người chưa thành niên để tham gia Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm các vụ án có liên quan đến gia đình và người chưa thành niên.

Một phần của tài liệu cơ sở và kiến nghị thành lập tòa gia đình và người chưa thành niên (Trang 51 - 54)