Mô hình Tòa án vị thành niên và gia đìn hở Thái Lan

Một phần của tài liệu cơ sở và kiến nghị thành lập tòa gia đình và người chưa thành niên (Trang 48 - 51)

3.1.3.1 Cơ cấu tổ chức và thẩm quyền Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức

Tòa án vị thành niên và gia đình có hai bộ phận: Bộ phận xét xử và Bộ phận hành chính.

81Tòa án nhân dân tối cao,Đề án thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên ở Việt Nam,

http://toaan.gov.vn/portal/pls/portal/tandtc.BMDT_PTL.showsavedoc?PFILE=6142660.DOC, [ngày truy cập 5-7- 2014].

- Bộ phận xét xử: gồm Thẩm phán và Hội thẩm.

Thẩm phán Tòa án vị thành niên và gia đình được cử trong số cán bộ tư pháp theo quy định của “Quy định công vụ tư pháp”, phả i là người có tính cách và hành vi tốt để giáo dục và khuyên dạy vị thành niên.

Hội thẩm: là người được bầu theo thủ tục quy định tại Quy chế của Bộ Tư pháp và sau đó do Tư lệnh hoàng gia bổ nhiệm. Hội thẩm tham gia trong Hội đồng xét xử hình sự và dân sự có liên quan đến vị thành niên.

- Bộ phận hành chính: gồm có Thư ký Tòa án và các cán bộ, nhân viên văn phòng có trách nhiệm thực hiện các công việc hành chính của Tòa.

Thẩm quyền

Tòa vị thành niên và gia đình có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hình s ự đối với người ở độ tuổi từ đủ 7 tuổi cho đến dưới 18 tuổi tại thời điểm phạm tội và giải quyết các vụ án có liên quan đến vị thành niên hoặc gia đình theo quy định của Bộ luật d ân sự và thương mại.

3.1.3.2 Ưu và nhược điểm của mô hình nàyƯu điểm Ưu điểm

- Áp dụng thành công biện pháp xử lý chuyển hướng, đưa một số lượng lớn thanh thiếu niên ra khỏi hệ thống tư pháp hình sự thông qua biện pháp họp gia đình và cộng đồng. Khi áp dụng biện pháp họp gia đình và cộng đồng chỉ có 3% số trẻ em tái phạm.82

- Xét xử kín các vụ án hình sự có liên quan đến người chưa thành niên, khi xét xử bị cáo chưa thành niên không bị gồng cùm, trừ trường hợp phạm tội có mức hình phạt cao nhất trên 10 năm tù.83

- Việc lấy lời khai thân thiện với trẻ em. Bộ luật tố tụng hình sự Thái Lan quy định tất cả nạn nhân, nhân chứng trẻ em và thanh thiếu niên vi phạm pháp luật được lấy lời khai riêng tại một địa điểm phù hợp do một nhà tâm lý hoặc cán bộ phúc lợi xã hội tiến hành. Trong quá trình lấy lời khai, trẻ được phép ngồi trong một phòng cùng v ới nhà tâm lý hoặc cán bộ phúc lợi xã hội và một người mà em đó tin cậy lựa chọn. Trẻ em được quyền có cố vấn pháp lý có mặt cùng với mình. Nếu không có cố vấn pháp lý thì Tòa án chỉ định. Công tố viên và Cảnh sát sẽ theo dõi cược lấy lời khai từ một phòng liền kề qua

82Tòa án nhân dân tối cao,Đề án thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên ở Việt Nam,

http://toaan.gov.vn/portal/pls/portal/tandtc.BMDT_PTL.showsavedoc?PFILE=6142660.DOC, [ngày truy cập 5-7- 2014].

83Đào Thị Minh Thủy – Nguyễn Thị Thùy Giang,Tòa vị thành niên và gia đình các trung tâm giám sát và bảo vệ vị thành niên ở Thái Lan, Tạp chíTòa án nhân dân, số 3, 2013, tr. 35- 41, tr.39.

hệ thống gương một chiều và hệ thống loa. Công tố viên sẽ cố vấn cho người lấy lời khai những câu hỏi cần đặt ra trong quá trình lấy lời khai thông qua hệ thống truyền âm thanh vào tai nghe mà người này đeo. Cuộc lấy lời khai sẽ được ghi vào đ ĩa CD. Biện pháp lấy lời khai như thế này giúp giảm những chấn thương về tâm lý của trẻ em được lấy lời khai; giảm những khiếu nại về việc Cảnh sát cư xử không đúng mực trong quá trình hỏi cung và tạo thuận lợi cho quá trình xét xử của vụ án.

- Khi giải quyết các vụ án về gia đình thì lợi ích tốt nhất của người chưa thành niên được quan tâm đúng mức. Trước khi Tòa án tiến hành giải quyết các vụ án gia đình thì phải tiến hành hòa giải. Cán bộ hòa giải do Tòa chỉ định nếu hòa giải thành thì ký thỏa ước hòa giải dưới sự chứng kiến của Thẩm phán. Nếu hòa giải không thành thì Tòa chỉ định một cán bộ xã hội hoặc nhà tâm lý điều tra về tình trạng gia đình và báo cáo với Tòa về việc trẻ em – con em của gia đình đó – cần làm gì để bảo đảm cuộc sống và phát triển của các em trong tương lai.

Nhược điểm

- Mỗi Tòa vị thành niên và gia đình đều có Trung tâm giám sát và Bảo vệ vị thành niên, vì vậy mô hình này cần nguồn nhân lực và chi phí rất lớn.

- Thẩm phán và Giám đốc Trung tâm Bảo trợ người chưa thành niên được giao quyền tự chủ rất lớn, điều này dễ dẫn đến tình trạng lạm quyền, chủ quan trong việc đưa ra các quyết định.

- Để mô hình Tòa vị thành niên và gia đình hoạt động có hiệu quả trong thực tế thì đòi hỏi phải có sự đồng bộ từ khâu điều tra, truy tố, xét xử đến c ả thi hành án, đây là một công việc rất khó khăn bởi lẽ nó cần có nguồn nhân lực có trình độ và tất cả các cán bộ trong các cơ quan này phải được chuyên môn hóa - tức là phải trang bị cho họ những kiến thức cần thiết về người chưa thành niên .84 Vì vậy, đây cũng là vấn đề khó thực hiện, cần có thời gian để xây dựng và hoàn thiện pháp luật, cũng như đào tạo Thẩm phán, cán bộ chuyên sâu để họ nắm vững tâm – sinh lý và hoàn cảnh của người chưa thành niên này.

84Trương Hồng Sơn ,Một số quy định của pháp luật quốc tế và một số quốc gia về vấn đề quyền của người chưa thành niên phạm tội, http://www.hvcsnd.edu.vn/vn/Acedemy/Phap-luat/84/712/Mot-so-quy-dinh-cua-phap-luat- quoc-te-va-mot-so-quoc-gia-ve-van-de-quyen-cua-nguoi.aspx, [ngày truy cập 25-9-2014].

Một phần của tài liệu cơ sở và kiến nghị thành lập tòa gia đình và người chưa thành niên (Trang 48 - 51)