Thẩm quyền
Toà gia đình Nhật bản có quyền xét xử đối với trẻ em và thanh thiếu niên dưới 20 tuổi vi phạm pháp luật. Đạo luật về người chưa thành niên đã cung cấp một định n ghĩa rất rộng về “người chưa thành niên vi phạm pháp luật”. Định nghĩa này không chỉ bao gồm thanh thiếu niên đã có hành vi phạm tội mà còn bao gồm cả những em “mà xu hướng phát triển của họ cho thấy họ có thể phạm tội trong tương lai”, đó là những người chưa thành niên thường xuyên không chấp hành sự chỉ dẫn chính đáng của người giám hộ mình, thường xuyên bỏ nhà không có lý chính đáng, giao du với những người có khuynh hướng phạm tội hoặc những người có tính cách vô đạo đức, hoặc thường xuyên có hành vi đe dọa
đến đạo đức cá nhân của mình. Toà gia đình cũng có quyền xét xử đối với người trưởng thành có các hành vi làm tổn hại đến cuộc sống và phúc lợi của trẻ em. Các vấn đề khác như cấp dưỡng và quyền nuôi dưỡng con thuộc phạm vi xử lý của bộ phận quan hệ gia đình của Toà gia đình.
Ưu điểm
- Mô hình Tòa gia đình của Nhật Bản kết hợp với một truyền thống văn hóa gia đình và kiểm soát xã hội mạnh mẽ đã giữ tỷ lệ tội phạm chưa thành niên ở nước này trong thời gian dài ở mức thấp.
- Nhật Bản dựa chủ yếu vào các biện pháp xử lý không chính thức trong gia đình và cộng đồng để quản lý hành vi của trẻ em và thanh thiếu niên. Ngoài ra, Cảnh sát Nhật còn hoạt động rất tích cực. Họ đi thăm những trường học, tham gia vào những diễn đàn của cộng đồng để tập huấn cho các g iáo viên, cha mẹ và trẻ em về hệ thống tư pháp người chưa thành niên. Những hoạt động nhằm định hướng, khuyên bảo người chưa thành niên như thế này đã đạt được thành công lớn trong việc hạn chế người chưa thành niên vi phạm pháp luật.
- Có sự điều tra rất chi tiết kéo dài từ 4 đến 8 tuần về hoàn cảnh của thanh thiếu niên trước khi vụ án được đưa ra Tòa g ia đình xét xử, nên việc đưa ra các biện pháp xử lý đối với thanh thiếu niên không những tuân thủ quy định của pháp luật mà còn tùy thuộc hoàn cảnh của các em.81
Nhược điểm
Nhật Bản là một ví dụ điển hình về một hệ thống tư pháp đã chuyển từ mô hình thuần tuý phục hồi sang một mô hình mang tính xử phạt nhiều hơn trong những năm gần đây. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng , mô hình mang tính xử phạt người chưa thành niên phạm tội không đem lại hiệu quả trong việc giảm thiểu tỷ lệ tái phạm hay hỗ trợ quá trình phát triển tích cực của người chưa thành niên .