Thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên chưa đầy đủ, rõ

Một phần của tài liệu cơ sở và kiến nghị thành lập tòa gia đình và người chưa thành niên (Trang 31 - 32)

và mang tính hình thức

Mặc dù, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có một chư ơng riêng – Chương XXXII, quy định thủ tục tố tụng đặc biệt đối với người chưa thành niên, nhưng nhìn chung các thủ tục đó chưa thể hiện được đầy đủ chính sách hình sự mà Đảng và nhà nước ta dành cho người chưa thành niên phạm tội. Đồng thời, do thiếu sự h ướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền nên việc nhận thức và áp dụng trong thực tế còn nhiều điểm không thống nhất và vướng mắc như:55

- Độ tuổi bị can, bị cáo là người chưa thành niên, trong một số trường hợp do chứng cứ, tài liệu (giấy khai sinh, sổ đăng k ý khai sinh…) chứng minh về độ tuổi (ngày, tháng, năm sinh) của bị can, bị cáo không thống nhất nên xảy ra tình trạng mỗi cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ vào những tài liệu khác nhau để xác định độ tuổi của bị can, bị cáo. Dẫn đến quan điểm xử lý khác nha u đối với người chưa thành niên phạm tội.

- Vấn đề đảm bảo quyền bào chữa cho bị can, bị cáo. Mặc dù pháp luật quy định khi cơ quan tiến hành tố tụng khi tiến hành các hoạt động tố tụng đối với người chưa thành niên thì phải đảm bảo quyền bào chữa cho các bị can, bị cáo. Nhưng trong thực tiễn, có một số vụ việc bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp từ chối bào chữa và được các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết khác nhau nên ảnh hưởng đến quyền bào chữa của bị can, bị cáo.

Mặt khác, theo PGS. TS - Trung tướng Trần Văn Độ, Phó chá nh án Tòa án nhân dân tối cao, hiện tại những hành vi phạm tội của người chưa thành niên được đưa ra xét xử về cơ bản vẫn do Tòa án các cấp xét xử theo thủ tục chung và phần lớn là do Tòa án nhân dân cấp huyện xét xử, chưa chú ý đến thủ tục đặc biệt. 56

Tuy nhiên Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 chỉ quy định thủ tục tố tụng áp dụng đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên mà chưa có quy định thủ tục tố tụng áp dụng đối với người bị hại, ngư ời làm chứng là người chưa

55Mai Thoa,Về việc xây dựng Tòa gia đình và người chưa thành niên tại Việt Nam (Kỳ 2), Báo điện tửCông lý,

2013,http://congly.com.vn/phap-dinh/nghiep-vu/ve-viec-xay-dung-toa-an-gia-dinh-va-nguoi-chua-thanh-nien-tai- viet-nam-ky-2-42879.html, [ngày truy cập 4-8-2014].

56Hoàng Vững,Thành lập Tòa án gia đình và người chưa thành niên: Cơ hội để Vị thành niên "làm lại", 2014, Báo điện tửGia đình Việt Nam,http://giadinhvn.vn/vn/Tintuc/XAHOI/5069-Thanh-lap-Toa-an-gia-dinh-va-nguoi-chua- thanh-nien-Co-hoi-de-Vi-thanh-nien-lam-lai.aspx?print=1, [ngày truy cập 30 -8-2014].

thành niên, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên , nhất là gần đây tình trạng người chưa thành niên bị lợi dụng, xâm hại, lạm dụng, bóc lột đang gia tă ng nhanh chóng.57

Do những quy định thiếu rõ ràng và chưa đầy đủ của pháp luật nên chưa đủ sức để phòng ngừa tội phạm cũng như việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên. Vậy nên, việc thành lập Tòa chuyên trách cho người chưa thành niên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc bổ sung, hoàn thiện thủ tục tố tụng đặc biệt dành cho người chưa thành niên.

Một phần của tài liệu cơ sở và kiến nghị thành lập tòa gia đình và người chưa thành niên (Trang 31 - 32)