Bên cạnh việc xác định mô hình của Tòa gia đình và người chưa thành niên, thì việc xác định thẩm quyền cũng rất cần thiết, bảo đảm cho Tòa hoạt động có hiệu quả đúng với mục tiêu đề ra. Hiện nay có hai quan điểm khác nhau về việ c xác định thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên.90
- Quan điểm thứ nhất: thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên là xét xử các vụ án và giải quyết các vụ việc có liên quan đến gia đình và người chưa thành niên theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật tố tụng dân sự hoặc giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật .
- Quan điểm thứ hai: thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên là xét xử tất cả các vụ án về hôn nhân & gia đình và các vụ án hình sự có bị cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bị hại, người làm chứng là trẻ em; đồng thời các vụ án về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình do người đã thành niên thực hiện cũng do Tòa gia đình và người chưa thành niên xét xử.
Theo quan điểm thứ nhất, có thể hiểu là Tòa gia đình và người chưa thành niên sẽ có thẩm quyền giải quyết tất cả các vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính, hình sự… có liên quan đến người chưa thành niên. Quan điểm này có ưu điểm là hình thành một hệ thống Tòa án chuyên trách có nhiệm vụ giải quyết tất cả những vụ việc liên quan đến
90Tòa án nhân dân tối cao,Tờ trình đề án thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên ,
http://toaan.gov.vn/portal/pls/portal/tandtc.BMDT_PTL.showsavedoc?PFILE=5822566.DOC, [ngày truy cập 20-9- 2014].
người chưa thành niên một cách có hệ thống, toàn diện. Tuy nhiên, phạm vi thẩm quyền của Tòa này rất rộng, nên nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của nó trong bối cảnh của ngành Tòa án Việt Nam cũng như hệ thống pháp luật hiện hành. Bởi lẽ, chỉ riêng về nguồn nhân lực để Tòa này hoạt động có hiệu quả như mong đợi, người tiến hành tố tụng, đặc biệt là Thẩm phán phải có đủ năng lực để giải quyết tất cả các loại án hình sự, dân sự, hôn nhân & gia đình, đồng thời phải có kiến thức khoa học giáo dục và kinh nghiệm về tâm – sinh lý người chưa thành niên. Những yêu cầu này dường như “quá sức” đối với các cán bộ ngành Tòa án nói chung, Thẩm phán nói riêng. Thực tế số lượng văn bản quy phạm pháp luật trong từng lĩnh vực rất lớn; yêu cầu về kỹ năng giải quyết các loại án thuộc mỗi chuyên ngành là khác nhau, trong khi chúng ta đang cần một đội ngũ cán bộ tư pháp chuyên sâu để giải quyết tốt hơn nữa những vụ quan liên quan đến người chưa thàn h niên. Bên cạnh đó, cũng cần tính đến sự hài hòa, hợp lý trong mối quan hệ với các Tòa chuyên trách khác. Ủy viên Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thành Bộ tính toán, sẽ giảm đáng kể số lượng vụ án ở các tòa án hiện nay vì lý do mở rộng thẩm quyền của Tòa chuyên trá ch. Bởi, chỉ cần trong vụ án có người chưa thành niên tham gia tố tụng, kể cả tư cách là nhân chứng cũng thuộc thẩm quyền của tòa chuyên trách gia đình và người chưa thành niên. Như vậy, cần phải đầu tư một hệ thống cơ sở vật chất cho Tòa chuy ên trách ngang với hệ thống Tòa án nhân dân hiện nay mới đáp ứng được yêu cầu. Điều này, không phù hợp với mục tiêu đặt ra là thành lập Tòa chuyên trách nằm trong hệ thống Tòa án nhân dân hiện hành và không phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam.91
Trên cở sở tham khảo việc phân định thẩm quyền của mô hình Tòa gia đình Nhật Bản và mô hình Tòa vị thành niên và gia đình Thái Lan và những phân tích vừa nêu, việc xác định thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên nên theo quan điểm thứ hai. Tòa gia đình và người chưa thành niên chỉ nên giới hạn phạm vi xét xử trong lĩnh vực hình sự có liên quan đến người chưa thành niên. Vì trong lĩnh vực hình sự, những tác hại, hậu quả mà người chưa thành niên phải gánh chịu - dù là với tư cách là người bị hại hay với tư cách là bị cáo - luôn là nghiêm trọng nhất nếu so với các lĩnh vực khác như dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính v.v.. Liên quan đến vấn đề này, có thể thấy không phải ngẫu nhiên mà ngoài các quy định của Bộ luật Hình sự, trong Bộ luật Tố tụng hìn h sự hiện hành còn dành một chương riêng quy định về “Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên”.92 Ngoài ra, Tòa gia đình và người chưa thành niên còn có thẩm quyền giải
91Phùng Thanh Hương:Băn khoăn về thẩm quyền Tòa gia đình và người chưa thành niên, Báo điện tửĐại biểu nhân dân, 2012,http://daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=81&NewsId=246664, [ngày truy cập 20-9-2014].
quyết các vụ việc về hôn nhân & gia đình có liên quan đến quyền và lợi ích của ngư ời chưa thành niên. Ngày càng có nhiều căn cứ cho rằng hoàn cảnh và sự giáo dục của gia đình là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật ở người chưa thành niên. Vì vậy, việc giải quyết các vụ việc về gia đình góp phần bảo vệ hạnh p húc gia đình và hạn chế tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật.
Thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên được xác định cụ thể như sau:93
Về hình sự
Tòa gia đình và người chưa thành niên xét xử các vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự có liên quan đến người chưa thành niên trong vụ án đó (có thể là bị cáo, người bị hại hoặc nhân chứng), đồng thời xét xử các vụ án về các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình;
Về dân sự
Tòa gia đình và người chưa thành niên giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 27 và các yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 28 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2011);
Về thẩm quyền xử lý hành chính
Tòa gia đình và người chưa thành niên x em xét quyết định biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng đối với trẻ em, người chưa thành niên vi phạm pháp luật theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.