tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân sơ thẩm.76
Chính vì vậy, việc thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên là bước đi cụ thể nhằm triển khai có hiệu quả các chủ trương, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bảo vệ, phát triển gia đình; bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung và xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật nói riêng; góp phần thực hiện những mục tiêu đề ra trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp.
2.4.3 Chuyên môn hóa công tác giải quyết các vụ việc về gia đình và người chưathành niên thành niên
Do hiện nay chưa có một Tòa chuyên trách để giải quyết các vụ việc về gia đình và người chưa thành niên nên công tác giải quyết các vụ việc này chưa mang tính chuyên môn cao và đem lại hiệu quả như mong muốn. Số lượng các vụ việc về hôn nhân và gia đình và tình hình người chưa thành niên phạm tội cũng như tình hình người chưa thành niên bị xâm hại vẫn ngày một tăng và diễn biến phức tạp như hiện nay, thì đòi hỏi cần nâng cao hiệu quả, chất lượng và thời gian giải quyết các vụ việc về gia đình và người chưa thành niên là yêu cầu tất yếu.
Để thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên thì cần có đội ngũ những người tiến hành tố tụng có tính chuyên môn cao. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán phải có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, về khoa học giáo dục cũng như hoạt động đấu tranh phòng và chống tội phạm chưa thành niên, tính đặc thù trong quan hệ gia đình. Hội thẩm phải là những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, tâm lý học, thanh niên, phụ nữ…
76Dự thảo online,Luật tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi ),
http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=749&LanID=996& TabIndex=1, [ngày truy cập 20-10-2014].
Như vậy, việc thành lập Tòa gia đình và người chưa thành niên góp phần chuyên môn hóa công tác giải quyết các vụ án về gia đình và người chưa thành niên.