Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 97 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
97
Dung lượng
2,21 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN TẤN KHANH
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT
QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN
CHỢ - SIÊU THỊ VIỆT MAI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kế toán
Mã số ngành: 52340301
Tháng 08 Năm 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN TẤN KHANH
MSSV: S1200425
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT
QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN
CHỢ - SIÊU THỊ VIỆT MAI
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KẾ TOÁN
Mã số ngành: 52340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ĐÀM THỊ PHONG BA
Tháng 08 Năm 2014
LỜI CẢM TẠ
Sau 2 năm học tập ở trường Đại học Cần Thơ, được sự truyền đạt tận
tình của quý Thầy, Cô cùng với thời gian thực tập tại Công ty trách nhiệm hữu
hạn Đầu Tư - Phát Triển Chợ - Siêu Thị Việt Mai, em đã hoàn thành luận văn
tốt nghiệp của mình, có được kết quả là nhờ vào công lao to lớn của quý Thầy,
Cô và sự giúp đỡ, tận tình chỉ bảo của Cô, Chú, Anh, Chị trong Công Ty.
Em chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho
chúng em học tập, nghiên cứu; Cảm ơn quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ
cũng như quý Thầy, Cô khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh đã truyền đạt cho
chúng em kiến thức quý báu sẽ trở thành nền tảng vững chắc cho chúng em
sau này. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Cô Đàm Thị Phong Ba đã tận
tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Ban lãnh đạo, các Cô,
Chú, anh, Chị trong Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu Tư - Phát Triển Chợ Siêu Thị Việt Mai đã chỉ bảo và hỗ trợ cho em trong suốt thời gian thực tập tạị
Công ty. Tuy nhiên do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế nên không
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sự đóng góp của quý Thầy, Cô, Cơ
quan thực tập và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Sau cùng, em kính
chúc quý Thầy, Cô, các Cô, Chú, Anh, Chị trong Công ty trách nhiệm hữu hạn
Đầu Tư - Phát Triển Chợ - Siêu Thị Việt Mai được dồi dào sức khỏe, gặt hái
được nhiều thành công và Công ty ngày càng phát triển.
Xin trân trọng cảm ơn!
Cần thơ, ngày … tháng ... năm 2014
Người thực hiện
Nguyễn Tấn Khanh
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Người thực hiện
Nguyễn Tấn Khanh
ii
NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên người nhận xét: Đàm Thị Phong Ba
Chuyên ngành: Kế toán
Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ hướng dẫn
Cơ quan công tác: Khoa kinh tế & Quản trị kinh doanh Trường Đại học
Cần Thơ
Tên sinh viên: Nguyễn Tấn Khanh
MSSV: S1200425
Lớp: Kế toán
Tên đề tài: Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại công ty
TNHH Đầu Tư - Phát Triển Chợ - Siêu Thị Việt Mai
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Cần Thơ
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
2. Hình thức trình bày:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
iv
..........................................................................................................................
5. Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu)
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
6. Các nhận xét khác:
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
các yêu cầu chỉnh sửa, …)
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Cần thơ, ngày … tháng ... năm 2014
Người nhận xét
(ký tên, đóng dấu)
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TNHH
:
Trách nhiệm hữu hạn
GTGT
:
Giá trị gia tăng
TK
:
Tài khoản
TM
:
Thương mại
TSCĐ
:
Tài sản cố định
SP
:
Sản Phẩm
DNTN
:
Doanh nghiệp tư nhân
BHXH
:
Bảo hiểm xã hội
BHYT
:
Bảo hiểm y tế
KPCĐ
:
Kinh phí công đoàn
SXKD
:
Sản xuất kinh doanh
KH
:
Khấu hao
TNDN
:
Thu nhập doanh nghiệp
HĐKD
:
Hoạt động kinh doanh
XD
:
Xây dựng
DV
:
Dịch vụ
HĐ
:
Hóa đơn
KTV
:
Kế toán viên
ĐNTT
:
Đề nghị thanh toán
NH
:
Ngân hàng
UNC
:
Ủy nhiệm chi
CQT
:
Cơ quan thuế
BCTC
:
Báo cáo cáo tài chính
K/C
:
Kết chuyển
xi
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ............. 5
Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán các khoản làm giảm doanh thu ................................ 6
Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán ................................................. 8
Hình 2.4 Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý kinh doanh .................................. 10
Hình 2.5 Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính ............................. 12
Hình 2.6 Sơ đồ hạch toán chi phí tài chính .................................................. 14
Hình 2.7 Sơ đồ hạch toán thu nhập khác ...................................................... 16
Hình 2.8 Sơ đồ hạch toán chi phí khác ......................................................... 17
Hình 2.9 Sơ đồ hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp ................................ 19
Hình 2.10 Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh .............................. 20
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty ........................................................... 29
Hình 3.2 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty ..................................................... 34
Hình 3.3 Hình thức kế toán Nhật ký chung của công ty ............................... 36
Hình 3.4 Phân hệ mua hàng trong phần mềm MISA SME.NET ................... 38
Hình 3.5 Giao diện lập Phiếu chi trong phần mềm MISA SME.NET ............ 38
x
MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................................... 2
1.3.1 Không gian ......................................................................................... 2
1.3.2 Thời gian ............................................................................................ 2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................... 2
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 3
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................. 3
2.1.1 Khái niệm và ý nghĩa kết quả kinh doanh ........................................... 3
2.1.2 Kế toán xác định kết quả kinh doanh .................................................. 4
2.1.3 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh .............................................. 21
2.1.4 Các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh
..................................................................................................................... 22
2.1.5 Các chỉ tiêu sử dụng để phân tích kết quả kinh doanh ......................... 25
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 26
2.2.1 Phƣơng pháp thu nhập số liệu ............................................................. 26
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ............................................................ 27
CHƢƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN CHỢ - SIÊU THỊ VIỆT MAI ................................................ 28
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ......................................... 28
3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH ........................................................... 28
vi
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC ............................................................................. 29
3.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức ........................................................................... 29
3.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban ............................................ 30
3.4 TỒ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN ........................................................... 34
3.4.1 Sơ đồ bộ tổ chức ................................................................................. 34
3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán ................................................... 36
3.5 SƠ LƢỢT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TRONG GIAI ĐOẠN NĂM 2011 - 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 39
3.5.1 Sơ lƣợt kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn năm
2011 – 2013 ................................................................................................. 39
3.5.2 Sơ lƣợt kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 6 tháng đầu năm
trong giai đoạn 2012 – 2014 ......................................................................... 41
3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA
CÔNG TY .................................................................................................... 44
3.6.1 Thuận lợi ............................................................................................ 44
3.6.2 Khó khăn ............................................................................................. 44
3.6.3 Định hƣớng phát triển Công ty ............................................................ 44
CHƢƠNG 4: KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG
TY TNHH ĐẦU TƢ - PHÁT TRIỂN CHỢ - SIÊU THỊ VIỆT MAI ........... 45
4.1 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH .............................. 45
4.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ .................................... 45
4.1.2 Kế toán các khoản chi phí để xác định kết quả kinh doanh .................. 49
4.1.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh .................................................. 56
4.2 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TRONG THÁNG 6 QUA 3 NĂM 2012 – 2014 ........................................... 59
4.2.1. Phân tích tình hình doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ theo địa bàn
hoạt động tháng 6 qua 3 năm 2012 - 2014 .................................................... 59
4.2.2 Phân tích tình hình chi phí tháng 06 qua 3 năm 2012 - 2014 ............... 63
4.2.3 Phân tích tình hình lợi nhuận tháng 06 qua 3 năm 2012 -2014 ............. 70
4.2.4 Những nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hƣởng đến kết quả kinh
doanh của công ty......................................................................................... 72
vii
4.2.5 Đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty thông qua các chỉ số tài chính
..................................................................................................................... 75
CHƢƠNG 5: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KẾ TOÁN XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƢ - PHÁT
TRIỂN CHỢ - SIÊU THỊ VIỆT MAI .......................................................... 79
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 86
viii
CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngày nay, khi nền kinh tế thế giới đang trên đà phát triển với trình độ
ngày càng cao thì nền kinh tế Việt Nam cũng đang dần phát triển theo xu
hướng hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế. Hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú và sôi động, đòi hỏi luật pháp
và các biện pháp kinh tế của Nhà nước phải đổi mới để đáp ứng nhu cầu của
nền kinh tế phát triển. Trong xu hướng đó, kế toán cũng không ngừng phát
triển và hoàn thiện về nội dung, phương pháp cũng như hình thức tổ chức để
đáp ứng nhu cầu quản lý ngày càng cao của nền kinh tế xã hội. Để có thể quản
lý hoạt động kinh doanh thì hạch toán kế toán là một công cụ không thể thiếu.
Đó là một lĩnh vực gắn liền với hoạt động kinh tế tài chính, đảm nhận hệ
thống tổ chức thông tin, làm căn cứ để ra quyết định kinh tế.
Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế tài chính, kế toán cung cấp các
thông tin kinh tế tài chính hiện thực, có giá trị pháp lý và độ tin cậy cao, giúp
doanh nghiệp và các đối tượng có liên quan đánh giá đúng đắn tình hình hoạt
động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó ban quản lý doanh nghiệp sẽ đưa ra các
quyết định kinh tế phù hợp. Vì vậy, kế toán có vai trò hết sức quan trọng trong
hệ thống quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Kế toán xác định kết quả kinh doanh là một công việc rất quan trọng
trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp. Mọi hoạt động, mọi nghiệp vụ kinh
tế phát sinh trong doanh nghiệp đều được hạch toán để đi đến công việc cuối
cùng là xác định kết quả kinh doanh. Căn cứ vào đó, các nhà quản lý mới có
thể biết được quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình có đạt hiệu
quả hay không, lãi lỗ thế nào? Từ đó, sẽ định hướng phát triển trong tương lai.
Với chức năng cung cấp thông tin, kiểm tra hoạt động kinh tế trong doanh
nghiệp nên công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng và hiệu quả của việc quản lý ở doanh nghiệp.
Với tầm quan trọng của công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh đã
nêu trên, em chọn đề tài “Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích kết
quả kinh doanh tại Công ty TNHH Đầu Tư - Phát Triển Chợ - Siêu Thị Việt
Mai” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
-1-
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích hiệu quả hoạt kinh
doanh của công ty từ đó đưa ra giải pháp để hoàn thiện công tác kế toán và
nâng cao hiệu quả hoạt động của kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công
ty TNHH Đầu Tư - Phát Triển Chợ - Siêu Thị Việt Mai trong thời gian sắp
tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Khái quát hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2011, 2012, 2013, và 6
tháng đầu năm 2014.
- Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Đầu Tư - Phát
Triển Chợ - Siêu Thị Việt Mai tháng 06 năm 2014.
- Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty trong tháng 6 của 3 năm
2012, 2013, 2104 tìm ra những nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng
đến lợi nhuận và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thông
qua các tỉ số tài chính.
- Nhận xét và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán
và nâng cao hiệu quả hoạt động của kế toán xác định kết quả kinh doanh tại
công ty.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH Đầu Tư - Phát Triển Chợ Siêu Thị Việt Mai.
1.3.2 Thời gian
- Đề tài sử dụng số liệu của kỳ kế toán tháng 6 năm 2014.
- Đề tài sử dụng số liệu năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
- Thời gian thực hiện từ ngày 04/08/2014 đến ngày 24/11/2014.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Đầu Tư - Phát Triển
Chợ - Siêu Thị Việt Mai.
-2-
CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm và ý nghĩa kết quả kinh doanh
2.1.1.1 Khái niệm
Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động sản xuất kinh
doanh, hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định.
2.1.1.2 Ý nghĩa
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề mà các doanh nghiệp
quan tâm nhất là kết quả kinh doanh và mục tiêu mà mọi doanh nghiệp đều
hướng đến là làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó phụ thuộc rất nhiều
vào việc kiểm soát các khoản doanh thu, chi phí và xác định, tính toán kết quả
kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải biết kinh doanh như
thế nào để đạt hiệu quả cao và có khả năng chiếm lĩnh thị trường. Do vậy, việc
xác định và phân tích kết quả kinh doanh là rất cần thiết vì nó giúp chủ doanh
nghiệp hay giám đốc điều hành có thể phân tích, đánh giá và lựa chọn các
phương án kinh doanh hay đầu tư có hiệu quả nhất. Điều này phụ thuộc rất nhiều
vào tính trung thực, đáng tin cậy của các thông tin mà kế toán cung cấp.
2.1.2 Kế toán xác định kết quả kinh doanh
2.1.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
a) Khái niệm
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc
sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm
hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong một khoản thời gian nhất định.
b) Nguyên tắc nghi nhận doanh thu
- Cơ sở dồn tích: doanh thu phải được ghi nhận vào thời điểm phát sinh,
không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền, do vậy doanh thu bán hàng được xác
định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được.
- Phù hợp: khi ghi nhận doanh thu phải ghi nhận một khoản chi phí phù
hợp (chi phí có liên quan đến doanh thu).
- Thận trọng: doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng
chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế.
-3-
c) Điều kiện ghi nhận doanh thu
Doanh thu được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả 5 điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với
quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở
hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
- Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được các lợi ích kinh tế từ các giao dịch
bán hàng.
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
d) Tài khoản sử dụng
TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Phạm vi sử dụng: tài khoản này được dùng để phản ánh tổng số doanh thu
bán hàng thực tế của doanh nghiệp và các khoản giảm trừ doanh thu. Từ đó xác
định doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ.
Kết cấu:
+ Bên Nợ:
Số thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất nhập khẩu nộp tính theo doanh thu
bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ.
Thuế GTGT phải nộp ở doanh nghiệp áp dụng phương pháp trực tiếp.
Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ,
doanh thu của hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ.
Kết chuyển doanh thu thuần để xác định kết quả kinh doanh.
+ Bên Có: tổng doanh thu bán hàng phát sinh trong kỳ.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
-4-
e) Sơ đồ hạch toán
3332, 3333
511
Các khoản thuế tính trên
111, 112
Doanh thu thu bằng tiền
doanh thu
311
521
BHYT, KPCĐ của bộ phận quản lý BHYT, KPCĐ của bộ phận quản lý
Chiết khấuvàthương
mại, giảm giá
Doanhvàthu
được
bán hàng
bán
hàngchuyển
hàngcủa
bán,
trảlýlạivàK/C
trừphận
nợ vay
KPCĐ
bộhàng
phậnbán
quản
bán KPCĐ của bộ
quản lý và bán
911
131
hàng
BHYT, KPCĐ hàng
của bộ phận quản lý
352
bán
hàng
Cuối kỳ, kết chuyển
Doanhvàthu
chưa
thu tiền
KPCĐ của bộ phận quản lý và bán
152, 155…
hàng
BHYT, KPCĐ của bộ phận quản lý BHYT, KPCĐ của bộ phận quản lý
Doanh thu thu bằng hàng
và bán hàng
và bán hàng
(hàng đổi hàng)
KPCĐ của bộ phận quản lý và bán KPCĐ của bộ phận quản lý và bán
3331
111, 112, 131
hàng
hàng
Thuế GTGT phải nộp
BHYT, KPCĐ của bộ phận quản lý
và bán hàng
doanh thu thuần
BHYT,
KPCĐ
của bộ
phận
lý
KPCĐVõcủa
phận
quản
lý quản
và bán
Nguồn: 333 Sơ đồ kế toán, PGS.TS.
VănbộNhị
và bán
hàng
hàng
Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
KPCĐ của bộ phận quản lý và bán
2.1.2.2 Kế toán các khoản làm giảm doanh thu
hàng
a) Khái niệm
Các khoản giảm trừ doanh thu là các khoản làm giảm trừ doanh thu của
doanh nghiệp như: chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, giảm gia hàng
bán.
Chiết khấu thương mại: là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc
đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng (sản
phẩm, hàng hóa), dịch vụ với khối lượng lớn và theo thỏa thuận bên bán sẽ
dành cho bên mua một khoản chiết khấu thương mại (đã ghi trên hợp đồng
kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng).
Hàng bán bị trả lại: là số sản phẩm, hàng hóa bị khách hàng trả lại do các
nguyên nhân: vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất
phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách.
-5-
Giảm giá hàng bán: là khoản giảm trừ cho người mua sản phẩm do sản
phẩm, hàng hóa kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định
trong hợp đồng kinh tế.
b) Tài khoản sử dụng
TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu, tài khoản này gồm có 3 tài
khoản cấp 2 như sau: TK 5211 - Chiết khấu thương mại, TK 5212 - Hàng bán
bị trả lại, TK 5213 - Giảm giá hàng bán.
Kết cấu:
+ Bên Nợ:
Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng.
Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính
trừ vào các khoản phải thu khách hàng về số sản phẩm đã bán.
Các khoản giảm giá hàng bán chấp thuận cho người mua hàng do hàng
bán kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp
đồng kinh tế.
+ Bên Có:
Cuối kỳ kết chuyển số chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, giảm
giá hàng bán phát sinh trong kỳ sang tài khoản 511 để xác định doanh thu
thuần.
Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ.
c) Sơ đồ hạch toán
521
111, 112, 131
Chiết khấu TM, hàng
bán trả lại, giảm giá
hàng bán phát sinh
511
Giá bán chưa
Cuối kỳ kết chuyển khoản
có thuế GTGT
chiết khấu TM, hàng bán
trả lại, giảm giá hàng bán
33311
Thuế
GTGT
Nguồn: 333 Sơ đồ kế toán, PGS.TS. Võ Văn Nhị
Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán các khoản làm giảm doanh thu
-6-
2.1.2.3 Kế toán giá vốn hàng bán
a) Khái niệm
Giá vốn hàng bán là giá trị thực tế xuất kho của một số sản phẩm hoặc
giá thành thực tế của lao vụ, dịch vụ hoàn thành đã được xác định là tiêu thụ
trong kỳ, được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
b) Tài khoản sử dụng
TK 632 - Giá vốn hàng bán.
Phạm vi sử dụng: Phản ánh giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất
động sản đầu tư, giá thành của sản phẩm xây lắp trong kỳ.
Kết cấu:
+ Bên Nợ:
Trị giá vốn của thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ.
Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt mức bình thường và chi
phí sản xuất chung cố định không được tính vào giá thành sản xuất của sản
phẩm hoàn thành trong kỳ mà phải tính vào trong kỳ kế toán.
Khoản phí hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi
thường vật chất.
Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt mức bình thường không được tính
vào nguyên giá TSCĐ.
Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự
phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập ở
năm trước)
+ Bên Có:
Trị giá vốn của hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ.
Khoản hao hụt, mất mát hàng hóa tồn kho sau khi trừ các khoản bồi
thường vật chất.
Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt mức bình thường không được tính
vào nguyên giá TSCĐ.
Giá vốn hàng bán bị trả lại.
Chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay
nhỏ hơn dự phòng đã lập ở năm trước.
-7-
Kết chuyển giá vốn thành phẩm, hàng hóa vào bên nợ TK 911 để xác
định kết quả kinh doanh.
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.
c) Sơ đồ hạch toán
154, 155,
156, 157
632
Giá vốn thành phẩm, hàng hóa
155, 156
Hàng hóa bị trả lại 352
được xác định là tiêu thụ
nhập kho
159
159
Trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Hoàn nhập dự phòng
giảm giá hàng tồn kho
911
154
Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công
trực tiếp trên mức bình thường
111, 112,
331, 334
Chi phí liên quan đến cho thuê
Cuối kỳ, kết chuyển
hoạt động bất động sản đầu tư
giá vốn hàng bán
217
Bán bất động sản đầu tư
214
Giá trị hao mòn
Nguồn: 333 Sơ đồ kế toán, PGS.TS. Võ Văn Nhị
Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán
-8-
2.1.2.4 Kế toán chi phí quản lý kinh doanh
a) Khái niệm
Chi phí quản lý kinh doanh là những khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ
ra có liên quan đến hoạt động tiêu thụ hàng hóa, lao vụ, dịch vụ trong kỳ như
chi phí nhân viên bán hàng, quảng cáo ... và chi phí về lương nhân viên, chi
phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng trong quản lý
doanh nghiệp, chi phí dịch vụ mua ngoài (tiền điện, nước, điện thoại, fax, bảo
hiểm tài sản, cháy nổ…), chi phí bằng tiền khác (chi phí tiếp khách, hội nghị,
công tác phí…).
b) Tài khoản sử dụng
TK 642 - Chi phí quản lý kinh doanh, tài khoản này gồm có 2 tài khoản
cấp 2 như sau: TK 6421 - Chi phí bán hàng, TK 6422 - Chi phí quản lý doanh
nghiệp.
Kết cấu:
+ Bên Nợ:
Tập hợp các chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ.
Tập hợp các chi phí quản lý doanh ghiệp thực tế phát sinh trong kỳ.
+ Bên Có:
Các khoản ghi giảm chi phí quản lý kinh doanh.
Kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài
khoản 911 xác định kết quả kinh doanh.
Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ.
-9-
c) Sơ đồ hạch toán
111,112, 331…
111, 112, 138
642
Chi phí dịch vụ ngoài
352
và chi phí khác bằng tiền
Các khoản giảm chi phí
133
kinh doanh
Thuế GTGT
(nếu có)
152,153, 611
1592
Chi phí vật liệu, dụng cụ xuất dùng phục vụ
Hoàn nhập dự phòng
cho bán hàng và quản lý doanh nghiệp
phải thu khó đòi
của bộ phận quản lý và bán
142, 242,BHYT,KPCĐ
335
hàng
Phân bổ dần hoặc trích trước vào
352
chi phí quản lý kinh doanh
BHYT,KPCĐ của bộ phận quản lý và bán hàng
214
Trích khấu hao TSCĐ dùng cho
Hoàn nhập dự phòng
phải trả (bảo hành SP,
tái cơ cấu DN)
bán hàng và quản lý doanh nghiệp
334,BHYT,KPCĐ
338
của bộ phận quản lý và bán hàng
Tiền lương phụ cấp, tiền ăn ca và BHXH,
BHYT, KPCĐ của bộ phận quản lý và bán hàng
351, 352 KPCĐ của bộ phận quản lý và bán hàng
Trích quỹ lập dự phòng trợ cấp
mất việc làm, trích dự phòng phải trả
BHYT,KPCĐ của bộ phận quản lý và bán hàng
1592
911
Cuối kỳ, kết chuyển chi
phí quản lý kinh doanh
Phát sinh trong kỳ
kinh doanh
Trích quỹ lập dự phòng nợ phải thu khó đòi
Nguồn: 333 Sơ đồ kế toán, PGS.TS. Võ Văn Nhị
Hình 2.4 Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý kinh doanh
-10-
2.1.2.5 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
a) Khái niệm
Doanh thu hoạt động tài chính là những khoản thu do hoạt động tài chính
mang lại như tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và các doanh
thu tài chính khác của doanh nghiệp.
b) Tài khoản sử dụng
TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
Phạm vi sử dụng: dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ
tức, lợi nhuận được chia và các doanh thu tài chính khác của doanh nghiệp.
Kết cấu:
+ Bên Nợ:
Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính sang TK 911 để xác định kết
quả kinh doanh.
+ Bên Có:
Tiền lãi cổ tức, lợi nhuận được chia.
Lãi do nhượng bán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh,
công ty liên kết.
Chiết khấu thanh toán được hưởng.
Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh.
Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh khi bán ngoại tệ.
Lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mục tiền
tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động kinh doanh.
Kết chuyển phân bổ lãi tỷ giá hối đoái của hoạt động đầu tư xây dựng cơ
bản giai đoạn trước hoạt động đã hoàn thành đầu tư vào doanh thu hoạt động
tài chính.
Doanh thu hoạt động tài chính khác phát sinh trong kỳ.
Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ.
-11-
c) Sơ đồ hạch toán
911
111, 112, 138
515
Lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, lãi trái phiếu
352
cổ tức được chia
1111, 1121
1112, 1122
Bán ngoại
tệ
Lãi bán ngoại tệ
152, 153, 156
211, 241, 642
1112, 1122
Mua vật tư, hàng hóa,
Cuối kỳ kết chuyển
doanh thu hoạt động
tài chính
TSCĐ
bằng ngoại
Lãi tỷ giá
tệ
121, 221
Dùng cổ tức, lợi nhuận được chia
bổ sung vốn góp
331
Chiết khấu thanh toán được hưởng
do mua hàng
413
Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại
Số dư cuối kỳ của hoạt động SXKD
Nguồn: 333 Sơ đồ kế toán, PGS.TS. Võ Văn Nhị
Hình 2.5 Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính
-12-
2.1.2.6 Kế toán chi phí tài chính
a) Khái niệm
Chi phí tài chính là những khoản chi phí và những khoản lỗ liên quan
đến các hoạt động đầu tư tài chính như: lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn
hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết,
chi phí đi vay và đi vay vốn, chiết khấu thanh toán cho khách hàng…; dự
phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, hoàn lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ
giá hối đoái.
b) Tài khoản sử dụng
TK 635 - Chi phí tài chính.
Kết cấu hạch toán:
+ Bên Nợ:
Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính.
Các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư.
Lỗ khi bán ngoại tệ.
Chiết khấu thanh toán cho người mua.
Lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh.
Lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mục tiền
tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động kinh doanh.
Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.
Kết chuyển hoặc phân bổ chênh lệch tỷ giá hối đoái của hoạt động đầu tư
xây dựng cơ bản.
Các khoản chi phí của hoạt động đầu tư tài chính khác.
+ Bên Có:
Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.
Kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác định kết
quả kinh doanh.
Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ.
-13-
c) Sơ đồ hạch toán
111,112, 131…
635
1591, 229
352
Chi phí liên quan đến vay vốn, mua bán
ngoại tệ, hoạt động liên doanh, chiết khấu
thanh toán cho người mua
152,153,
335, 242, …
Hoàn nhập số chênh lệch
dự phòng giảm giá đầu
tư tài chính
Lãi tiền vay phải trả, phân bổ lãi mua hàng
trả chậm, trả góp
1111,
1121
1112, 1122
BHYT,KPCĐ của bộ phận quản
lý và
bán
Giá ghi sổ
hàng
Bán ngoại tệ
Lỗ bán ngoại tệ
152, 156
Mua vật tư hàng
Giá ghi sổ
hóa bằng ngoại tệ
911
Cuối kỳ, kết chuyển
chi phí tài chính
phát sinh trong kỳ
Lỗ tỷ giá
kinh doanh
121, 221
Bán các khoản đầu tư
Số lỗ
112
BHYT,KPCĐ 111,
của bộ
phận
quản lý và bán hàng
1591, 229
Lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính
413
Kết chuyển lỗ tỷ giá do đánh giá lại
các khoản mục cuối kỳ
KPCĐ của
bộ phận
và bán
hàng
Nguồn:
333 Sơquản
đồ kếlý
toán,
PGS.TS.
Võ Văn Nhị
Hình 2.6 Sơ đồ hạch toán chi phí tài chính
-14-
2.1.2.7 Kế toán thu nhập khác
a) Khái niệm
Thu nhập khác là khoản thu nhập từ hoạt động xảy ra không thường
xuyên ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu.
b) Tài khoản sử dụng
TK 711 - Thu nhập khác.
Kết cấu:
+ Bên Nợ:
Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với
các khoản thu nhập khác (nếu có).
Cuối kỳ kết chuyển các khoản thu nhập khác trong kỳ sang tài khoản 911
để xác định kết quả kinh doanh.
+ Bên Có:
Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.
Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ.
-15-
c) Sơ đồ hạch toán
3331
711
111, 112
3331
352
(Nếu có)
Thuế GTGT phải nộp
theo phương pháp
trực tiếp (nếu có)
Thu nhượng bán, thanh lý TSCĐ thu
phạt khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế
111, 112
Thu được khoản thu khó đòi đã xóa sổ
(Đồng thời ghi đơn có TK 004)
152, 156,
211,…
Nhận tài trợ, biếu tặng vật tư,
hàng hóa TSCĐ
911
152, 155, 156
211
Góp vốn liên doanh, liên kết
bằng vật tư hàng hóa
Cuối kỳ kết chuyển
thu nhập khác phát
sinh trong kỳ
Chênh lệch giá đánh giá lại
lớn hơn giá trị ghi sổ
331, 338
Kết chuyển nợ không xác định được chủ
Tiền phạt tính trừ vào khoản nhận ký quỹ,
ký cược
352
Hoàn nhập số dự phòng chi phí
bảo hành công trình xây lắp không sử dụng
Nguồn: 333 Sơ đồ kế toán, PGS.TS. Võ Văn Nhị
Hình 2.7 Sơ đồ hạch toán thu nhập khác
-16-
2.1.2.8 Kế toán chi phí khác
a) Khái niệm
Chi phí khác là những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các
nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp.
b) Tài khoản sử dụng
TK 811 - Chi phí khác.
Kết cấu:
+ Bên Nợ:
Các khoản chi phí khác phát sinh.
+ Bên Có:
Cuối kỳ kết chuyển chi phí khác sang tài khoản 911 để xác định kết quả
kinh doanh.
Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ.
c) Sơ đồ hạch toán
811
111, 112
911
Tập hợp các chi phí khác
phát sinh bằng tiền
111, 112, 338
Khoản phạt do
vi phạm hợp đồng
Cuối kỳ, kết chuyển
211
214
Giá trị
Ghi giảm TSCĐ do
Thanh lý, nhượng bán
chi phí khác phát sinh
trong kỳ
đã KH
Giá trị
còn lại
Nguồn: 333 Sơ đồ kế toán, PGS.TS. Võ Văn Nhị
Hình 2.8 Sơ đồ hạch toán chi phí khác
-17-
2.1.2.9 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
a) Khái niệm
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát
sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
trong năm hiện hành.
c) Tài khoản sử dụng
TK 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
Kết cấu:
+ Bên Nợ:
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh trong năm.
Thuế TNDN hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện
sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế TNDN
của năm hiện tại.
Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế
thu nhập hoãn lại phải trả (là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả
phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập
trong năm).
Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 lớn hơn số
phát sinh bên Nợ TK 8212 - Chi phí thuế TNDN hoãn lại, phát sinh trong kỳ
vào bên Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
+ Bên Có:
Số thuế TNDN hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế
TNDN hiện hành tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế TNDN hiện
hành đã ghi nhận trong năm.
Số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng
yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm
hiện tại.
Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại và ghi nhận tài sản thuế thu nhập
hoãn lại (Số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm
lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm).
Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại (Số chênh lệch giữa thuế thu nhập
hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại
phải trả phát sinh trong năm.
-18-
Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh
trong năm lớn hơn khoản được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong
năm vào TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
Tài khoản 821 không có số dư cuối kỳ.
c) Sơ đồ hạch toán
821
3334
111, 112
Chi nộp thuế
352
TNDN
Hàng quý tạm tính thuế
TNDN nộp, điều chỉnh bổ
sung thuế TNDN phải nộp
911
Cuối kỳ kết chuyển
chi phí thuế
TNDN
Điều chỉnh giảm khi số thuế tạm phải nộp trong
năm lớn hơn số phải nộp xác định cuối năm
Nguồn: 333 Sơ đồ kế toán, PGS.TS. Võ Văn Nhị
Hình 2.9 Sơ đồ hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp
2.1.2.10 Kế toán xác định kết quả kinh doanh
a) Khái niệm
Là công tác hạch toán liên quan đến các khoản chi phí và doanh thu
trong kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh để tính toán và xác định chỉ tiêu lãi lỗ,
thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước.
b) Tài khoản sử dụng
TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
Kết cấu:
+ Bên Nợ:
Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, dịch vụ đã bán.
Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi
phí khác.
Chi phí quản lý kinh doanh.
-19-
Kết chuyển lãi.
+ Bên Có:
Doanh thu thuần của số sản phẩm hàng hóa, bất động sản đầu tư, dịch vụ
đã bán trong kỳ.
Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và các khoản
ghi giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
Kết chuyển lỗ.
Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ.
c) Sơ đồ hạch toán
632
911
511, 515, 711
Cuối kỳ kết chuyển
352
giá vốn hàng bán
635
Cuối kỳ kết chuyển
chi phí tài chính
Cuối kỳ kết chuyển doanh thu
642
thu nhập tài chính và thu nhập khác
Cuối kỳ kết chuyển
chi phí quản lý kinh doanh
811
Cuối kỳ kết chuyển
chi phí khác
421
821
BHYT,KPCĐ của bộ phận quản
Cuối
kỳbán
kết hàng
chuyển
lý và
chi phí thuế TNDN
Kết chuyển lỗ phát sinh
421
BHYT,
KPCĐ của bộ phận quản lý
Kết và
chuyển
lãi phát
bán hàng
trong kỳ
trongquản
kỳ lý và bán
KPCĐ củasinh
bộ phận
hàng
Nguồn: 333 Sơ đồ kế toán, PGS.TS. Võ Văn Nhị
Hình 2.10 Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh
-20-
2.1.3 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
2.1.3.1 Khái niệm về phân tích kết quả kinh doanh
Phân tích HĐKD là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình
và kết quả của hoạt động kinh doanh, các nguồn tiềm năng cần khai thác ở
doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp để nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vây, phân tích hoạt động kinh doanh là việc sử dụng các phương
pháp, kỹ thuật tính toán kết hợp với cơ sở lý thuyết kinh tế để xử lý, phân tích
số liệu có được từ quá trình quan sát thực tế và thu thập thông tin, số liệu; từ
đó, đánh giá tình hình kinh doanh và những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh
doanh, cũng như rút ra quy luật và xu hướng phát triển của điều kiện kinh
doanh làm cơ sở cho dự báo và hoạch định chính sách.
2.1.3.2 Ý nghĩa về phân tích kết quả kinh doanh
Phân tích HĐKD là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh.
Phân tích HĐKD là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị
có hiệu quả ở doanh nghiệp vì phân tích là quá trình nhận thức HĐKD, là cơ
sở cho việc ra quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các chức
năng kiểm tra, đánh giá và điều hành HĐKD để đạt được mục tiêu.
Phân tích HĐKD là biện pháp quan trọng giúp dự báo, đề phòng và hạn
chế rủi ro trong kinh doanh.
Phân tích HĐKD còn cung cấp những tài liệu cần thiết cho đối tượng bên
ngoài doanh nghiệp khi họ có mối quan hệ kinh tế với doanh nghiệp. Thông
qua kết quả phân tích HĐKD sẽ cung cấp cho họ những thông tin đầy đủ, đúng
đắn về doanh nghiệp để họ có những quyết định đầu tư, cho vay với doanh
nghiệp.
Đánh giá giữa kết quả thực hiện được so với kế hoạch hoặc tình hình
thực hiện kỳ trước.
Phân tích những nhân tố nội tại và khách quan đã ảnh hưởng đến tình
hình thực hiện kế hoạch.
Xây dựng kế hoạch dựa trên kết quả phân tích.
Phân tích dự báo, phân tích chính sách và phân tích rủi ro trên các mặt
hoạt động của doanh nghiệp.
Lập báo cáo kết quả phân tích, đề xuất biện pháp quản trị.
-21-
2.1.4 Các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hƣởng đến kết quả
kinh doanh
2.1.4.1 Các nhân tố chủ quan
a) Bộ máy quản trị của doanh nghiệp
Nhiệm vụ đầu tiên của bộ máy quản trị doanh nghiệp và xây dựng cho
doanh nghiệp một chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Nếu xây
dựng cho doanh nghiệp một chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.
Nếu xây dựng được một chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp hợp
lý (phù hợp với môi trường kinh doanh, phù hợp với khả năng của doanh
nghiệp) sẽ là cơ sở là định hướng tốt để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động
sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
b) Tình hình tài chính của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh thì không những đảm bảo cho
các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục và ổn
định mà còn giúp cho doanh nghiệp có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ và
áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm làm giảm chi phí, nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm. Ngược lại, nếu như khả năng về tài chính của
doanh nghiệp yếu kém thì doanh nghiệp không những không đảm bảo được
các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường mà
còn không có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến
vào sản xuất do đó không nâng cao được năng suất và chất lượng sản phẩm.
Khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của doanh
nghiệp, tới khả năng chủ động trong sản xuất kinh doanh tới tốc độ tiêu thụ và
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới mục tiêu tối thiểu hoá
chi phí băng cách chủ động khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn lực đầu vào.
Vì vậy tình hình tài chính của doanh nghiệp tác động rất mạnh tới hiệu quả sản
xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp đó.
c) Công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là một khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, nó quyết định tới các khâu khác của quá trình sản
xuất kinh doanh. Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm có tiêu thụ được hay
không mới là điều quan trọng nhất. Tốc độ tiêu thụ nó quyết định tốc độ sản
xuất và nhịp độ cung ứng nguyên vật liệu. Cho nên nếu doanh nghiệp tổ chức
được mạng lưới tiêu thụ sản phẩm phù hợp với thị trường và các chính sách
tiêu thụ hợp lý khuyến khích người tiêu dùng sẽ giúp cho doanh nghiệp mở
rộng và chiếm lĩnh được thị trường, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp đẩy
-22-
nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng vòng
quay của vốn, góp phần giữ vững và đẩy nhanh nhịp độ sản xuất cũng như
cung ứng các yếu tố đầu vào nên góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
d) Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ sản xuất của doanh nghiệp
Cơ sở vật chất kỹ thuật trong doanh nghiệp là yếu tố vật chất hữu hình
quan trọng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm
nền tảng quan trọng để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh. Cơ
sở vật chất đem lại sức mạnh kinh doanh cho doanh nghiệp trên cơ sở sức sinh
lời của tài sản. Cơ sở vật chất dù chiếm tỷ trọng lớn hay nhỏ trong tổng tài sản
của doanh nghiệp thì nó vẫn có vai trò quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh
doanh, nó thể hiện bộ mặt kinh doanh của doanh nghiệp qua hệ thống nhà
xưởng, kho tàng, cửa hàng, bến bãi. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp
càng được bố trí hợp lý bao nhiêu thì càng góp phần đem lại hiệu quả cao bấy
nhiêu. Điều này thấy khá rõ nếu một doanh nghiệp có hệ thống nhà xưởng,
kho hàng, cửa hàng, bến bãi được bố trí hợp lý, nằm trong khu vực có mật độ
dân cư lớn, thu nhập về cầu về tiêu dùng của người dân cao và thuận lợi về
giao thông sẽ đem lại cho doanh nghiệp một tài sản vô hình rất lớn đó là lợi
thế kinh doanh đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả
cao.
Trình độ kỹ thuật và trình độ công nghệ sản xuất của doanh nghiệp ảnh
hưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới mức độ tiết kiệm hay
tăng phí nguyên vật liệu do đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật sản xuất còn có công
nghệ sản xuất tiên tiến và hiện đại sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp sử dụng tiết
kiệm nguyên vật liệu, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, còn nếu
trình độ kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp thấp kém hoặc công nghệ sản xuất
lạc hậu hay thiếu đồng bộ sẽ làm cho năng suất, chất lượng sản phẩm của
doanh nghiệp rất thấp, sử dụng lãng phí nguyên vật liệu.
e) Phương pháp tính toán của doanh nghiệp
Hiệu quả kinh tế được xác định bởi kết quả đầu ra và chi phí sử dụng các
yếu tố đầu vào, hai đại lượng này trên thực tế đều rất khó xác định được một
cách chính xác, nó phụ thuộc vào hệ thống tính toán và phương pháp tính toán
trong doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều có một phương pháp, một cách
tính toán khác nhau do đó mà tính hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất
của doanh nghiệp cũng phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp tính toán trong
doanh nghiệp đó.
-23-
2.1.4.2 Các nhân tố khách quan
a) Môi trường pháp luật
Môi trường pháp lý bao gồm: luật, các văn bản dưới luật, các quy trình
quy phạm kỹ thuật sản xuất tạo ra một hành lang cho các doanh nghiệp hoạt
động, các hoạt động của doanh nghiệp như sản xuất kinh doanh cái gì, sản
xuất bằng cách nào, bán cho ai ở đâu, nguồn đầu vào lấy ở đâu đều phải dựa
vào các quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp phải chấp hành các quy
định của pháp luật, phải thực hiện các nghĩa vụ của mình với Nhà nước, với xã
hội và với người lao động như thế nào là do luật pháp quy định (nghĩa vụ nộp
thuế, trách nhiệm đảm bảo vệ sinh môi trường, đảm bảo đời sống cho cán bộ
công nhân viên trong doanh nghiệp...). Có thể nói luật pháp là nhân tố kìm
hãm hoặc khuyến khích sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, do đó
ảnh hưởng trực tiếp tới các kết quả cũng như hiệu quả của các hoạt động sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
b) Môi trường kinh tế
Các chính sách kinh tế của Nhà nước, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế
quốc dân, tốc độ lạm phát, thu nhập bình quân trên đầu người... là các yếu tố
tác động trực tiếp tới cung cầu của từng doanh nghiệp. Nếu tốc độ tăng trưởng
nền kinh tế quốc dân cao, các chính sách của Chính phủ khuyến khích các
doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, sự biến động tiền tệ là không đáng kể,
lạm phát được giữ mức hợp lý, thu nhập bình quân đầu người tăng,... sẽ tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh và ngược lại.
c) Các nhân tố môi trường ngành
* Các đối thủ cạnh tranh: mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trong cùng một ngành với nhau ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cung cầu sản
phẩm của mỗi doanh nghiệp, ảnh hưởng tới giá bán, tốc độ tiêu thụ sản
phẩm... do vậy ảnh hưởng tới hiệu quả của mỗi doanh nghiệp.
* Sản phẩm thay thế: hầu hết các sản phẩm của doanh nghiệp đều có sản
phẩm thay thế, số lượng chất lượng, giá cả, mẫu mã bao bì của sản phẩm thay
thế, các chính sách tiêu thụ của các sản phẩm thay thế ảnh hưởng rất lớn tới
lượng cung cầu, chất lượng, giá cả và tốc độ tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp. Do đó ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
* Người cung ứng: các nguồn lực đầu vào của một doanh nghiệp được
cung cấp chủ yếu bởi các doanh nghiệp khác, các đơn vị kinh doanh và các cá
-24-
nhân. Việc đảm bảo chất lượng, số lượng cũng như giá cả các yếu tố đầu vào
của doanh nghiệp phụ thuộc vào tính chất của các yếu tố đó, phụ thuộc vào
tính chất của người cung ứng và các hành vi của họ. Nếu các yếu tố đầu vào
của doanh nghiệp là không có sự thay thế và do các nhà độc quyền cung cấp
thì việc đảm bảo yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào các nhà cung
ứng rất lớn, chi phí về các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào các
nhà cung ứng rất lớn, chi phí về các yếu tố đầu vào sẽ cao hơn bình thường
nên sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Còn nếu các
yếu tố đầu vào của doanh nghiệp là sẵn có và có thể chuyển đổi thì việc đảm
bảo về số lượng, chất lượng cũng như hạ chi phí về các yếu tố đầu vào là dễ
dàng và không bị phụ thuộc vào người cung ứng thì sẽ nâng cao được hiệu quả
sản xuất kinh doanh.
* Người mua: khách hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng và được các
doanh nghiệp đặc biệt quan tâm chú ý. Nếu như sản phẩm của doanh nghiệp
sản xuất ra mà không có người hoặc là không được người tiêu dùng chấp nhận
rộng rãi thì doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất được. Mật độ dân cư,
mức độ thu nhập, tâm lý và sở thích tiêu dùng… của khách hàng ảnh hưởng
lớn tới sản lượng và giá cả sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hưởng
tới sự cạnh tranh của doanh nghiệp vì vậy ảnh hưởng tới hiệu quả của doanh
nghiệp.
2.1.5 Các chỉ tiêu sử dụng để phân tích kết quả kinh doanh
2.1.5.1 Các chỉ số về khả năng thanh toán và hiệu quả hoạt động
a) Tỷ số thanh toán hiện hành
Là tỷ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty.
Tỷ số thanh toán hiện hành (Rc) =
Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
(2.1)
b) Vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chí đánh giá hiệu quả của doanh
nghiệp trong việc sử dụng hàng tồn kho như thế nào. Tùy theo đặc điểm của
ngành nghề kinh doanh mà có số vòng quay hàng tồn kho phù hợp.
Vòng quay hàng tồn kho =
Số ngày tồn kho =
Doanh thu thuần
Hàng tồn kho
360
vòng quay hàng tồn kho
-25-
(Lần)
(2.2)
(Ngày)
(2.3)
2.1.5.2 Các chỉ số về khả năng sinh lợi
a) ROS - Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ
sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Tỷ suất này cho ta biết 1 đồng doanh thu
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ suất này càng lớn thì vai trò, hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp càng tốt hơn. Có thể sử dụng nó để so sánh
với tỷ số của các năm trước hay so sánh với các doanh nghiệp khác.
Sự biến động của tỷ số này phản ánh sự biến động về hiệu quả hay ảnh
hưởng của các chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm.
ROS (%) =
Lợi nhuận ròng
Doanh thu thuần
X 100%
(2.4)
b) ROA - Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của
tài sản. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ 1 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận ròng. Tỷ số này càng cao thì trình độ sử dụng tài sản của doanh nghiệp
càng cao.
ROA (%) =
Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản
X 100%
(2.5)
c) ROE - Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu phản ánh, cứ một đồng vốn
chủ sở hữu dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì công ty thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn
chủ sở hữu càng lớn. Khi phân tích chỉ tiêu này cần chú ý: vốn chủ sở hữu
càng lớn thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu càng nhỏ. Đây là tỷ suất rất
quan trọng đối với các cổ đông vì nó gắn liền với hiệu quả đầu tư của họ.
ROE (%) =
Lợi nhuận ròng
Vốn chủ sở hữu
X 100%
(2.6)
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp thu nhập số liệu
Số liệu được sử dụng cho việc nghiên cứu đề tài này là số liệu thứ cấp tại
công ty qua 3 năm (2011 - 2013) và số liệu 6 tháng đầu năm 2014 bao gồm:
Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối tài
-26-
khoản, bảng chi tiết một số sổ sách kế toán, chứng từ. Bên cạnh đó còn thu
thập thêm thông tin từ báo đài, internet để bổ sung thông tin nghiên cứu.
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
2.2.2.1 Phương pháp so sánh số tuyệt đối
Là so sánh giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
Công thức tính:
∆y = yt – y0
(2.7)
Trong đó:
y0: chỉ tiêu năm gốc.
yt: chỉ tiêu năm đang nghiên cứu.
∆y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm nghiên cứu với số liệu
năm gốc của các chỉ tiêu để xác định mức biến động về khối lượng, quy mô
của hiện tượng kinh tế.
2.2.2.2 Phương pháp so sánh số tương đối
Là kết quả của phép chia giữa chỉ số của kỳ phân tích với kỳ gốc, kết quả
của phép so sánh này cho thấy tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu kinh tế.
Công thức tính:
∆y =
yt
y0
X 100% - 100
(2.8)
Trong đó:
y0: chỉ tiêu năm gốc.
yt: chỉ tiêu năm đang nghiên cứu.
∆y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu.
2.2.2.3 Phương pháp kế toán
Công tác kế toán của công ty được thực hiện dựa trên các chứng từ gốc
thu được trong quá trình kinh doanh, từ đó kế toán viên tiến hành ghi sổ tổng
hợp và chi tiết các nghiệp vụ phát sinh, sau đó tổng hợp kết quả kinh doanh
trong kỳ và lập các báo cáo tài chính.
-27-
CHƢƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN CHỢ - SIÊU THỊ VIỆT MAI
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Công ty xuất thân từ cơ sở máy che Tây Đô năm 1997.
Đến ngày 26/11/2003 công ty được thành lập với tên gọi là: Công ty
TNHH XD TM và DV Việt Mai.
Đến ngày 20/04/2010 công ty đăng ký thay đổi tên gọi là: Công ty
TNHH Đầu Tư Phát Triển Chợ - Siêu Thị Việt Mai.
Trụ sở chính đặt tại số: 147/9 Nguyễn Văn Cừ, P.An Hòa, Q.Ninh Kiều,
TP.Cần Thơ.
Điện thoại: 0710.3890849
Fax: 0710.3892464
Email: Vietmai@gmail.com
MST: 1800540655
Về tổ chức công ty có 1 chi bộ với 27 Đảng viên và Tổ chức Công Đoàn
với: 32 đoàn viên trên tổng số 72 Cán bộ công nhân viên.
Tài chính doanh nghiệp:
- Vốn điều lệ: 19.000.000.000 (mười chín tỷ đồng).
- Vốn huy động: từ 10 tỷ đến 50 tỷ đồng.
- Vốn đối ứng của công ty từ 30% - 50% cho từng dự án.
- Vốn vay dự án: Công ty có khả năng vay vốn các Ngân hàng từ 50% 70% vốn của từng dự án được phê duyệt.
3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
Từ ngày 01/01/2004 đến nay công ty luôn tập trung kinh doanh chủ yếu
tư vấn, đầu tư xây dựng, kinh doanh và khai thác chợ. Lợi nhuận luôn phát
triển, năm sau cao hơn năm trước.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh gồm:
- Đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác Chợ - Siêu Thị.
- Sản xuất nhà tiền chế, kios, cửa cuốn, mái che di động, đồ sắt, đồ
nhôm, đồ inox, sản phẩm composite.
-28-
- Xây dựng dân dụng, công nghiệp.
- Kinh doanh khu du lịch sinh thái.
- Dịch vụ cầm đồ, cho thuê nhà bạc.
- Dịch vụ vẽ quảng cáo.
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC
3.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Hội đồng thành viên
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Giám đốc
Tài chính
Phòng
Kế toán
Ban quản lý
các chi nhánh
Giám đốc
Kinh doanh - Sản xuất
Phòng
Tài chính
Giám đốc
Tổ chức - Hành chính
Phòng
Tổ chức – Hành chính
Xưởng máy che
Tây Đô
Xưởng sản xuất
nhà tiền chế
Nguồn: Phòng kế toán công ty
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty
-29-
Xưởng nước
uống tinh khiết
3.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
3.3.2.1 Hội đồng thành viên
Là tất cả các thành viên, là cơ quan quyết định tối cao nhất của công ty,
trường hợp thành viên là tổ chức thì thành viên đó chỉ định đại diện của mình
vào Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên họp ít nhất mỗi năm một lần.
Điều kiện để tiến hành họp Hội đồng thành viên phải có đủ số thành viên tham
dự đại diện cho ít nhất 65% vốn điều lệ. Trường hợp cuộc họp Hội đồng thành
viên phải triệu tập lần thứ hai thì điều kiện tiến hành họp phải có đủ số thành
viên tham dự đại diện ít nhất 50% vốn điều lệ. Trường hợp cuộc họp của Hội
đồng thành viên phải triệu tập lần thứ ba thì điều kiện tiến hành không phụ
thuộc số thành viên tham dự đồng thời thành viên được sử dụng con dấu của
công ty trong phạm vi nội bộ của công ty và các đơn vị trực thuộc.
Hội đồng thành viên có các quyền sau:
- Quyết định phương hướng phát triển của công ty.
- Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và
phương thức huy động thêm vốn.
- Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư giá trị lớn hơn 50%
tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty.
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, quyết định
bổ nhiệm, miễn nhiệm, cắt chức Tổng giám đốc, Giám đốc công ty trực thuộc
(công ty con), kế toán trưởng và các bộ phận quản lý quan trọng khác tại điều
lệ công ty.
- Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân
chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty.
- Quyết định cơ cấu tổ chức của công ty.
- Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện.
- Sửa đổi bổ sung điều lệ tại công ty.
- Quyết định giải thể công ty.
3.3.2.2 Tổng Giám đốc
Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Chịu
trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa
vụ của mình.
-30-
Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ như sau:
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên.
- Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hằng ngày của
Công ty.
- Ban hành các quy chế quản lý nội bộ công ty.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cắt chức các chữ danh quản lý trong công ty,
quyết định các mức lương và các lợi ích khác đối với cán bộ công nhân viên,
trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.
- Kiến nghị phương án bố trí, cơ cấu tổ chức công ty.
- Trình bày báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Hội đồng thành
viên.
- Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý các khoản lỗ trong
kinh doanh.
- Tuyển dụng lao động.
- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách trung thực, vì lợi ích của
công ty.
- Không được lợi dụng địa vị và quyền hạng sử dụng tài sản của công ty
để thu lợi riêng cho bản thân, cho người khác, không tiếc lộ bí mật của công ty
trừ trường hợp hội đồng thành viên chấp thuận.
- Khi công ty không đủ điều kiện để thanh toán các khoản nợ và các công
cụ tài sản khác đến hạn phải trả thì phải thông báo tình hình tài chính của công
ty cho tất cả các thành viên của công ty và chủ nợ biết, không được tự ý tăng
tiền lương, tăng tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên kể cả người quản lý.
Phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với chủ nợ không thực
hiện đúng nghĩa vụ quy định và kiến nghị biện pháp khắc phục khó khăn về tài
chính của công ty.
3.3.2.3 Giám đốc Kinh doanh - Sản xuất
- Điều hành các nghiệp vụ kinh doanh, chịu trách nhiệm về doanh số,
hàng hóa. Điều phối các hoạt động vận tải, thu mua, sản xuất, kinh doanh lúa
giống và kinh doanh lúa lương thực.
- Quản lý và phát triển mạng lưới phân phối, kênh bán hàng.
- Chịu trách nhiệm và xúc tiến các chương trình marketing, quan hệ
khách hàng, điều tra nghiên cứu thị trường.
-31-
- Kiểm tra về chất lượng của lúa nguyên liệu cũng như thành phẩm. Qua
đó đưa ra các biện pháp kỹ thuật để kiểm soát chất lượng.
- Phối hợp với Giám đốc Kinh doanh giải quyết các vấn đề liên quan đến
kỹ thuật, tư vấn thông tin cho khách hàng.
- Thực hiện công tác bố trí nhân giống, cập nhật giống mới, công bố hợp
qui và các tiêu chuẩn theo yêu cầu quản lý nhà nước.
- Theo dõi, kiểm tra các tiêu chuẩn kỹ thuật trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh.
* Ban quản lý các chi nhánh
- Là người chuyên theo dõi kiểm tra tình hình hoạt động của các công ty
con có thuận lợi đúng kế hoạch hay không.
* Xưởng máy che Tây Đô
- Là nơi chuyên sản xuất máy che.
* Xưởng sản xuất nhà tiền chế
- Là nơi sản xuất ra các khung nhà tiền chế.
* Xưởng nước uống tinh khiết
- Là nơi sản xuất ra các loại nước uống đóng chai tinh khiết.
3.3.2.4 Giám đốc Tổ chức - Hành chính
- Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc xây dựng mô hình tổ chức
của công ty và các đơn vị trực thuộc sao cho khoa học và hiệu quả.
- Nghiên cứu xây dựng các Quy trình, quy chế theo sự phân công của
Tổng giám đốc, trình Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc phê duyệt.
* Phòng Tổ chức - Hành chính
- Tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bố trí sử dụng lao
động theo phân công của Tổng giám đốc.
- Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với người lao
động; giải quyết các công việc có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của
người lao động trong công ty theo đúng chế độ chính sách của Nhà Nước và
quy định của công ty.
- Soạn thảo, trình Tổng giám đốc ký hợp đồng với người lao động và
theo dõi, quản lý tình hình thực hiện hợp đồng lao động.
-32-
3.3.2.5 Giám đốc tài chính
- Đề xuất các hình thức và giải pháp cần thiết nhằm thu hút, tạo lập và sử
dụng hợp lý các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ phục vụ cho hoạt động kinh
doanh của công ty đạt hiệu quả cao nhất.
- Giúp Tổng giám đốc công ty trong việc chấp hành các quy định về tài
chính, tín dụng, chế độ kế toán của Nhà nước cũng như của công ty.
- Bảo đảm đáp ứng đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các
hoạt động khác của công ty theo các quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước
và Quy chế tài chính của công ty.
* Phòng Kế toán
- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng kế toán và nội
dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán: tiếp nhận chứng từ
gốc phát sinh từ bộ phận, phòng ban lập chứng từ thanh toán, làm thủ tục
thanh toán hoặc lập chứng từ ghi sổ để ghi sổ kế toán; Lập chứng từ theo mẫu
bắt buộc của Bộ Tài Chính, như hoá đơn giá trị gia tăng, giấy nộp tiền vào
Ngân sách, phiếu thu, phiếu chi…
- Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.
- Tổ chức ghi sổ kế toán.
- Lập báo cáo tài chính theo quy định của Bộ Tài Chính, lập báo cáo
quản trị theo yêu cầu của Ban giám đốc công ty.
- Lập các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo công ty và Nhà
nước.
- Lưu trữ tài liệu kế toán theo quy định của Bộ Tài Chính.
* Phòng Tài chính
- Lập kế hoạch tài chính của công ty; Giao kế hoạch tài chính năm và
quý đối với các bộ phận của công ty.
- Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của công ty đúng thời
hạn quy định.
- Huy động vốn trung hạn, dài hạn để đầu tư phục vụ sản xuất kinh
doanh.
- Xây dựng phương án tích luỹ từ lợi nhuận sản xuất kinh doanh.
- Huy động vốn ngắn hạn để đầu tư sản phục vụ xuất kinh doanh.
- Quản lý chặt chẽ các khoản nợ công ty cho các đơn vị vay.
-33-
3.4 TỒ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
3.4.1 Sơ đồ bộ tổ chức
Kế toán trưởng
Công ty Việt Mai
Kế toán
tổng hợp
Kế
toán
viên
công ty
mẹ
KTV
địa bàn
chợ An
Cư
Thủ
quỹ
KTV
chi
nhánh
An
Giang
KTV
chi
nhánh
Trà
Vinh
KTV
chi
nhánh
Hậu
Giang
Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Đầu Tư - Phát Triển Chợ - Siêu Thị Việt Mai
Hình 3.2 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
a) Kế toán trưởng
- Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức kinh
doanh của công ty.
- Chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc công ty về các công việc
thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của Kế toán trưởng.
- Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị
kế toán.
- Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật Kế toán và
phù hợp với hoạt động của công ty.
-34-
KTV
chi
nhánh
Bạc
Liêu
Giang
b) Kế toán tổng hợp
- Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các đơn vị nội bộ, dữ liệu chi tiết và
tổng hợp.
- Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp.
- Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và khớp đúng với các báo cáo chi tiết.
- In sổ chi tiết và tổng hợp khối văn phòng, tổng hợp theo công ty theo
quy định.
- Lập báo cáo tài chính theo từng quý, 6 tháng, năm và các báo cáo giải
trình chi tiết.
- Thống kê và tổng hợp số liệu kế toán khi có yêu cầu.
- Cung cấp số liệu cho ban giám đốc hoặc các đơn vị chức năng khi có
yêu cầu.
- Giải trình số liệu và cung cấp hồ sơ, số liệu cho cơ quan thuế, kiểm
toán, thanh tra kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
- Lưu trữ dữ liệu kế toán theo quy định.
c) Kế toán viên
- Theo dõi, thu thập toàn bộ chứng từ phát sinh và phản ánh các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh tại nơi mà kế toán trưởng phân công.
- Cuối kỳ các kế toán viên tập hợp các sổ sách và chứng từ có liên quan
bàn giao cho kế toán tổng hợp.
d) Thủ quỹ
- Thực hiện thu, chi tiền mặt, ngân phiếu thanh toán và các loại ngoại tệ.
Kiểm tra, kiểm soát các loại chứng từ trước khi thu, chi, chữ ký, chứng minh
thư nhân dân, số tiền.
- Đối chiếu bảng kê thu, chi tiền khớp đúng với chứng từ và thực tế, đối
chiếu quỹ hàng ngày với kế toán.
- Kiểm tra phát hiện tiền giả, lập biên bản thu giữ theo đúng quy định
hiện hành. Chọn lọc tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, loại bỏ tiền theo quy
định.
-35-
3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán
3.4.2.1 Chế độ kế toán
- Kỳ kế toán năm (bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 cùng
năm).
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng Việt Nam.
- Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ.
3.4.2.2 Hình thức kế toán
Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung.
* Sơ đồ ghi chép hình thức kế toán Nhật ký chung
Chứng từ kế toán
Sổ Nhật ký
đặc biệt
SỔ NHẬT KÝ
CHUNG
Sổ kế toán
chi tiết
SỔ CÁI
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối
số phát sinh
BÁO CÁO TÀI
CHÍNH
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Đầu Tư - Phát Triển Chợ - Siêu Thị Việt Mai
Hình 3.3 Hình thức kế toán Nhật ký chung của công ty
-36-
* Trình tự ghi sổ kế toán
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ
ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ
số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế
toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc
ghi sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán
chi tiết liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào
các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ
nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối
lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để
ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do
một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ nhật ký đặc biệt (nếu có).
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối
số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên sổ cái
và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng
để lập các báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, tổng số phát sinh nợ và tổng số
phát sinh có trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh nợ và
tổng số phát sinh có trên sổ nhật ký chung (hoặc sổ nhật ký chung và các sổ
nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ nhật ký đặc biệt)
cùng kỳ.
* Phần mềm kế toán sử dụng tại công ty
Để giúp kế toán thực hiện tốt công tác tai đơn vị, hiện nay công ty đã đưa
trang thiết bị máy tính vào công tác kế toán và công ty đang sử dụng phần
mềm kế toán MISA SME.NET. Đây là phần mềm tự động do công ty yêu cầu
thiết kế theo tình hình thực tế tại công ty và theo quyết định số 48/2006/QĐBTC. Mỗi kế toán đều được trang bị một máy vi tính để thực hiện ghi chép,
tính toán và lưu hồ sơ.
-37-
Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Đầu Tư - Phát Triển Chợ - Siêu Thị Việt Mai
Hình 3.4 Phân hệ mua hàng trong phần mềm MISA SME.NET
Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Đầu Tư - Phát Triển Chợ - Siêu Thị Việt Mai
Hình 3.5 Giao diện lập Phiếu chi trong phần mềm MISA SME.NET
-38-
3.4.3 Phƣơng pháp kế toán
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: nhập trước xuất trước.
+ Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: bình quân gia quyền.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường
xuyên.
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định: theo đường thẳng.
- Phương pháp tính thuế GTGT: tính và nộp thuế theo phương pháp khấu
trừ.
3.5 SƠ LƢỢT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TRONG GIAI ĐOẠN NĂM 2011 - 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
3.5.1 Sơ lƣợt kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai
đoạn năm 2011 - 2013
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì để có thể đứng vững trên thị
trường cạnh tranh khốc liệt thì đòi hỏi doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu
quả. Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất để xác định xem doanh nghiệp hoạt
động có hiệu quả hay không. Từ đó đưa ra các giải pháp để tạo điều kiện cho
doanh nghiệp mở rộng sản xuất nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, hoặc
đưa ra các giải pháp khắc phục nếu như doanh nghiệp hoạt động không có
hiệu quả. Do đó, cần phải xem xét đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp xem có hiệu quả hay không, để có thể đề xuất các giải pháp tốt nhất và
kịp thời cho doanh nghiệp.
-39-
Bảng 3.1: Sơ lược kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm 2011 - 2013
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Năm
Chỉ tiêu
Chênh lệch năm
Chênh lệch năm
2012/2011
2013/2012
2011
2012
2013
Doanh thu thuần
10.722.657
10.820.112
13.276.129
97.455
0,91
2.456.017
22,70
Giá vốn hàng bán
3.550.711
3.784.733
2.648.758
234.022
6,59
(1.135.975)
(30,01)
Lợi nhuận gộp
7.171.945
7.035.379
10.627.370
(136.566)
(1,90)
3.591.991
51,06
Chi phí tài chính
3.328.500
2.775.000
2.650.785
(553.500)
(16,63)
(124.215)
(4,48)
Chi phí quản lí kinh doanh
1.139.252
1.978.000
2.442.304
838.748
73,62
464.304
23,47
Lợi nhuận kế toán trước thuế
2.704.193
2.282.379
5.534.281
(421.814)
(15,60)
3.251.902
142,48
Thuế thu nhập doanh nghiệp
540.839
456.476
1.106.856
(84.363)
(15,60)
650.380
142,48
2.163.355
1.825.903
4.427.425
(337.452)
(15,60)
2.601.522
142,48
Lợi nhuận sau thuế
Số tiền
Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty 2011, 2012, 2013
-40-
%
Số tiền
%
Qua bảng 3.1, ta nhận thấy rằng doanh thu của công ty từ năm 2011 2013 đều có sự tăng trưởng, cụ thể từ 10.722.657 nghìn đồng trong năm 2011
tăng lên 10.820.112 nghìn đồng trong năm 2012, tức là tăng 97.455 nghìn
đồng (tương đương 0,91%). Sang năm 2013, tổng doanh thu tiếp tục tăng đến
13.276.129 nghìn đồng, vượt hơn năm 2012 là 22,70% tức là tăng 2.456.017
nghìn đồng.
Bên cạnh sự tăng trưởng của doanh thu thì tình hình chi phí giá vốn của
công ty có sự tăng giảm không đều trong giai đoạn từ năm 2011 - 2013, chi phí
giá vốn tăng lên ở năm 2012 nhưng lại giảm ở năm 2013. Cụ thể trong năm 2011
chi phí giá vốn là 3.550.711 nghìn đồng và trong năm 2012 chi phí giá vốn là
3.784.733 nghìn đồng, tức tăng 234.022 nghìn đồng (tương đương 6,59%),
nguyên nhân là do hoạt động cung ứng dịch vụ của công ty tăng. Bên cạnh đó
do chi phí quản lý kinh doanh năm 2012 tăng so với năm 2011 cụ thể 838.748
nghìn đồng tương đương (73,62%) nên đã góp phần làm cho lợi nhuận sau thuế
của công ty năm 2012 giảm 253.089 nghìn đồng (tương đương 15,60%), điều
này cho thấy công ty hoạt động có xu hướng đi xuống. Công ty cần quản lý tốt
chỉ tiêu chi phí quản lý kinh doanh và có chính sách kinh doanh phù hợp hơn.
Riêng trong năm chi phí giá vốn của năm 2013 giảm nhiều so với năm
2012 là 1.135.975 nghìn đồng (tương đương 30,01%), sở dĩ là do công ty bàn
giao một công trình cho công ty khác và một phần là do dịch vụ lắp đặt mái che,
nhà tiền chế, cửa nhôm có xu hướng giảm xuống nên làm cho giá vốn giảm
xuống thế nhưng doanh thu tăng lên nên làm cho lợi nhuận gộp trong năm 2013
tăng mạnh so với năm 2012, cụ thể là tăng 3.591.991 nghìn đồng (tương đương
51,06%), nguyên nhân là do doanh thu từ công trình bàn giao và doanh thu hoạt
động cho thuê mặt bằng tăng lên trong năm. Từ kết quả phân tích trên cho ta
thấy công ty đang hoạt động có hiệu quả trong năm 2013.
3.5.2 Sơ lƣợt kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 6 tháng
đầu năm trong giai đoạn 2012 - 2014
Sau khi phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm
từ 2011 đến 2013 thì chúng ta thấy rằng công ty đang trên đà phát triển, bằng
chứng là lợi nhuận tăng dần qua các năm. Tuy nhiên năm tài chính của của năm
2014 thì vẫn chưa kết thúc, vì vậy để nắm rõ thêm tình hình hoạt động kinh
doanh của công ty chúng ta khảo sát sơ lược 6 tháng đầu năm trong giai đoạn
2012 - 2014 của công ty.
-41-
Bảng 3.2: Sơ lược kết quả kinh doanh trong 6 tháng đầu của công ty qua 3 năm 2012 - 2014
Đơn vị tính: 1.000 đồng
6 tháng đầu năm
Chỉ tiêu
2012
2013
2014
Chênh lệch 6 tháng đầu năm
Chênh lệch 6 tháng đầu năm
2013/2012
2014/2013
Số tiền
%
Số tiền
%
Doanh thu thuần
5.341.713
5.940.717
7.525.604
599.004
11,21
1.584.887
26,68
Giá vốn hàng bán
1.576.972
1.030.073
2.028.331
(546.899)
(34,68)
998.258
96,91
Lợi nhuận gộp
3.764.741
4.910.643
5.497.273
1.145.902
30,44
586.630
11,95
Chi phí tài chính
1.156.250
1.030.861
1.664.250
(125.389)
(10,84)
633.389
61,44
824.167
949.785
378.552
125.618
15,24
(571.233)
(60,14)
Lợi nhuận kế toán trước thuế
1.784.324
2.929.998
3.454.472
1.145.674
64,21
524.474
17,90
Thuế thu nhập doanh nghiệp
356.865
586.000
690.894
229.135
64,21
104.894
17,90
1.427.459
2.343.998
2.763.578
916.539
64,21
419.580
17,90
Chi phí quản lí kinh doanh
Lợi nhuận sau thuế
Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty 6 tháng đầu năm 2012, 2013, 2014
-42-
Qua bảng 3.2 kết quả kinh doanh của công ty trong 6 tháng đầu năm
2014 dễ dàng nhận thấy rằng doanh thu của 6 tháng đầu năm 2014 tăng nhiều
so với các số cùng kỳ trong năm 2012 và 2013. Cụ thể là năm 2014 tăng so
với 2013 là 1.584.887 nghìn đồng (tương đương 26,68%), và so với năm 2012
thì doanh thu năm 2013 đạt mức 5.940.717 nghìn đồng, tăng 599.004 nghìn
đồng (tương đương 11,21%). Chuyển biến này là do công ty sau khoảng thời
gian hoạt động kinh doanh cũng như nỗ lực mở rộng thị trường đã tạo điều
kiện thuận lợi cho nhiều tiểu thương và thương nhân dễ dàng đăng ký kinh
doanh buôn bán ở nhiều tỉnh thành, bằng chứng là chi nhánh của công ty đã
tăng lên ở nhiều tỉnh khắp đồng bằng sông Cửu Long.
Về phần chi phí, 6 tháng đầu năm 2014 thì chỉ tiêu chi phí quản lý kinh
doanh giảm, cụ thể là năm 2014 thì chi phí quản lý kinh doanh là 378.552
nghìn đồng giảm so với năm 2013 là 571.233 nghìn đồng (tương đương
60,14%) là do công ty đã quản lý tốt về chỉ tiêu chi phí này, chẳng hạn như cắt
giảm bớt những nhân viên có năng lực làm việc kém hiệu quả, hạn chế những
chi phí không nhất thiết cho công ty. Năm 2013 thì chi phí này tăng cao so với
năm 2012, tăng 125.618 nghìn đồng (tương đương 15,24%), vì trong năm
2013 công ty đã mở rộng thêm thị trường nên chi phí dành cho việc quản lý
cũng như quảng bá cho công ty ngày càng nhiều, song song công ty đưa
những nhân viên có nâng lực đi học thêm chuyên môn để cùng nhau góp phần
cho công ty lớn mạnh hơn.
Bên cạnh doanh thu từ hoạt động kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài
chính cũng không kém phần quan trọng để công ty tăng lợi nhuận, thực tế
công ty chưa có khoản thu nhập nào từ chỉ tiêu này trong 6 tháng đầu 3 năm
2012 - 2014, công ty cần xem xét và đề ra giải pháp để tăng khoản thu này.
Bênh cạnh đó chi phí tài chính thì phát sinh có xu hướng tăng cao qua các
năm, cụ thể 6 tháng đầu năm 2014 chi phí này lên đến 1.664.250 nghìn đồng
so với cùng kỳ năm 2013 tăng 633.389 nghìn đồng (tương đương 61,44%), chi
phí tài chính tăng là do công ty mở rộng thị trường để đầu tư kinh doanh nên
cần nguồn vốn lưu động rất cao. Do đó đòi hỏi công ty phải tăng cường nguồn
vốn bằng cách đi vay các tổ chức tín dụng. Những vấn đề trên cũng chính là
một trong những nguyên nhân ảnh hưởng một phần đến lợi nhuận trước thuế
của công ty, nhưng do công ty có tầm nhìn xa, chiếc lược kinh doanh hợp lý,
đúng đắn, sử dụng vốn có hiệu quả trong việc đầu tư kinh doanh nên lợi nhuận
trước thuế của công ty vẫn tăng qua các năm, điển hình lợi nhuận trước thuế 6
tháng đầu năm 2014 đạt 3.454.472 nghìn đồng tăng 524.474 nghìn đồng (tương
đương 17,90%) so với cùng kỳ năm 2013. Lợi nhuận trước thuế năm 2012 đạt
1.784.324 nghìn đồng thấp hơn năm 2013 đến 1.145.674 nghìn đồng (tương
-43-
đương 64,21%). Đây là tín hiệu đáng mừng chứng tỏ công ty đang từng bước
ổn định và phát triển.
3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG
CỦA CÔNG TY
3.6.1 Thuận lợi
- Công ty có thể mạnh dạng sử dụng vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh.
- Dễ kiểm soát các hoạt động kinh doanh, cũng như có thể khắc phục kịp
thời các vấn đề khó khăn trong việc kinh doanh.
- Được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi trong việc nộp các khoản thuế,
được ưu đãi trong việc vay vốn kinh doanh.
- Có khả năng cạnh tranh dựa vào uy tín và chất lượng của công ty.
- Quan trọng hơn, công ty có đội ngũ nhân viên có nghiệp vụ cao, được
trang bị đầy đủ công cụ hỗ trợ cho việc quản lý kinh doanh.
3.6.2 Khó khăn
- Tuy công ty có chỗ đứng và uy tín trên thị trường nhưng sức ép cạnh
tranh của thị trường ngày càng cao, vì hiện có nhiều công ty tương tự được thành
lập.
- Gặp khó khăn trong việc kiểm soát nhân viên, vì công ty có các chi nhánh
nhỏ ở các tỉnh, thành phố khác.
3.6.3 Định hƣớng phát triển Công ty
- Tập trung chỉ đạo và đầu tư cho công tác thị trường Cần Thơ. Mục tiêu
những năm tới thị trường Cần Thơ chiếm tỷ lệ phần trăm lướn hơn 60% tổng
doanh thu của công ty.
- Đầu tư mở rộng thị trường khu vực đổng bằng sông Cửu Long, các tỉnh
lân cận đặc biệt những nơi có tiềm năng.
- Hướng dẫn, đào tạo nhân viên làm việc có hiệu quả.
- Luôn theo dõi hoạt động kinh doanh và kiểm tra phát hiện những sai
phạm để tìm cách khắc phục.
- Đầu tư vào mua công cụ hỗ trợ sự an toàn cho nhân viên và tạo niềm tin ở
khách hàng.
- Trên nhiều lĩnh vực và thị trường khác nhau, công ty phải có hướng phát
triển theo nhiều hình thức khác nhau.
-44-
CHƢƠNG 4
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TNHH ĐẦU TƢ - PHÁT TRIỂN CHỢ - SIÊU THỊ VIỆT MAI
4.1 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
4.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ
a) Chứng từ và sổ sách
- Chứng từ: kế toán phải lập các chứng từ có liên quan làm căn cứ để kế
toán ghi sổ sách và ghi nhận doanh thu. Công ty sử dụng các Chứng từ theo
QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC gồm:
+ Phiếu thu.
+ Hóa đơn giá trị gia tăng.
+ Danh sách thu tiền.
- Sổ sách: kế toán căn cứ vào các chứng từ trên ghi nhận vào các loại sổ
sách để theo dõi tình hình hoạt động của công ty. Công ty sử dụng các loại sổ
sách theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC gồm:
+ Sổ nhật ký chung.
+ Sổ cái TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
+ Sổ chi tiết TK 511 - Doanh thu theo chi nhánh và loại dịch vụ.
b) Luân chuyển chứng từ
* Giải thích lưu đồ:
Từ phiếu thu 3 liên và hóa đơn GTGT 3 liên kế toán viên chuyển sang
thủ quỹ bắt đầu đối chiếu thu tiền và đóng mộc, thủ quỹ lấy phiếu thu liên 1 và
hóa đơn GTGT liên 1 giao cho khách hàng, phiếu thu liên 2 và hóa đơn GTGT
liên 2 chuyển qua kế toán tổng hợp, phiếu thu liên 3 và hóa đơn GTGT liên 3
thủ quỷ lưu trữ lại. Kế toán tổng hợp kiểm tra đối chiếu, nhập vào phần mềm
và lưu trữ lại phiếu thu liên 2 và hóa đơn GTGT liên 2. Để rõ hơn xem lưu đồ
luân chuyển chứng từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Phụ lục 3.1).
* Nhận xét:
Trình tự luân chuyển chứng từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
của công ty có sự kiểm tra đối chiếu giữa các chứng từ hợp lý, xử lý công việc
nhanh chóng điển hình như các chứng từ được tạo thành nhiều liên dễ dàng
-45-
đối chiếu và lưu lại, mỗi bộ phận có trách nhiệm riêng không kiêm nhiệm. Vì
vậy tránh được thiếu sót, gian lận và tạo được hiệu suất làm việc cao.
c) Các nghiệp vụ phát sinh
Trong tháng 06 năm 2014 công ty có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh
về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, để thực hiện đề tài ta chọn một vài
nghiệp vụ phát sinh cụ thể như sau:
(1) Ngày 30/06 thu tiền mái che bãi giữ xe, phiếu thu số 6, HĐ GTGT từ
0000263 – 0000268, ký hiệu VM/11P, số tiền chưa thuế 25.672.727 đồng,
thuế suất GTGT 10%.
(2) Ngày 30/06 thu lắp mái che, phiếu thu số 7, HĐ GTGT số 269, ký
hiệu VM/11P, số tiền 6.260.000 đồng chưa bao gồm thuế GTGT, thuế suất
GTGT 10%.
(3) Cho thuê mặt bằng quảng cáo DNTN Phạm Nguyễn giá cho thuê
chưa bao gồm thuế GTGT 29.927.273 đồng, HĐ GTGT ký hiệu VM/11P, số
270. Thuế suất GTGT 10%.
(4) Nhân Viên Lê Trung Hiếu Thu tiền MB kios Chợ Hòa Bình, Phiếu
thu số 243, HĐ GTGT số từ 0000543 – 0000577, ký hiệu VM/11P, kèm danh
sách thu tiền mặt bằng 06/2014, số tiền chưa thuế GTGT 20.761.360 đồng,
thuế suất GTGT 10%.
(5) Nguyễn Thị Mộng Thùy Thu tiền MB sạp Chợ An Cư, phiếu thu số
39, HĐ GTGT số từ 0002925 – 0003003, ký hiệu VM/11P, kèm danh sách thu
tiền mặt bằng 06/2014, số tiền chưa thuế GTGT 23.372.727 đồng, thuế suất
GTGT 10%.
(6) Nguyễn Thị Mộng Thùy Thu tiền MB kios Chợ An Cư, phiếu thu số
40, HĐ GTGT số từ 0002849 - 0002924, ký hiệu VM/11P, kèm danh sách thu
tiền mặt bằng 06/2014, số tiền chưa thuế GTGT 7.340.708, Thuế suất GTGT
10%.
(7) Nhân Viên Nguyễn Thanh Tào Thu tiền MB sạp Chợ Nàng Mau,
Phiếu thu số 386, HĐ GTGT số từ 0004299 – 0004404, ký hiệu VM/11P, kèm
danh sách thu tiền mặt bằng 06/2014, số tiền chưa thuế GTGT 67.440.909
đồng, thuế suất GTGT 10%.
(8) Nhân Viên Nguyễn Thanh Tào Thu tiền MB kios Chợ Nàng Mau,
phiếu thu số 3916, HĐ GTGT số từ 0004405 – 0004479, ký hiệu VM/12P,
kèm danh sách thu tiền mặt bằng 06/2014, số tiền chưa thuế GTGT
141.319.000 đồng, thuế suất GTGT 10%.
-46-
d) Thực hiện kế toán chi tiết
Để tiện theo dõi tình hình tính toán kế toán chi tiết doanh thu bán hàng
cung cấp dịch vụ của công ty ta có thể tham khảo bảng 4.1 dưới đây.
Bảng 4.1: Bảng chi tiết doanh thu theo dịch vụ và chi nhánh 06/2014
Đơn vị tính: đồng
Diễn giải
Đơn
vị tính
Số
lượng
Thu tiền mái che bãi
giữ xe
Mặt
bằng
6
25.672.727
Thu MB quảng cáo
Mặt
bằng
1
29.927.273
Thu MB kios chợ An
Cư
Mặt
bằng
76
23.372.727
Thu MB sạp chợ An
Cư
Mặt
bằng
79
7.340.708
…
…
…
Mặt
bằng
35
20.761.360
…
…
…
Thu MB sạp chợ
Nàng Mau
Mặt
bằng
106
67.440.909
Thu MB kios chợ
Nàng Mau
Mặt
bằng
75
141.319.000
…
…
…
…
…
…
…
…
Thu lắp mái che
Lắp
đặt
1
6.260.000
…
…
…
…
…
…
…
…
Tên dịch vụ/chi nhánh
Doanh thu
Dịch vụ cho thuê
Cần Thơ
…
An Giang
Thu MB kios chợ
Hòa Bình
…
Hậu Giang
….
Dịch vụ lắp đặt
Cần Thơ
….
Tổng doanh thu
Nguồn: Bảng tổng hợp chi tiết cung cấp dịch vụ tại công ty
-47-
1.300.854.418
Trong tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên đa số các nghiệp vụ chủ
yếu phản ảnh nội dung doanh thu cung cấp dịch vụ thu bằng tiền mặt, bên
cạnh đó cũng có một vài nghiệp vụ phản ảnh nội dung khách hàng chưa thanh
toán cho nhà cung cấp. Vì vậy để tiện theo dõi cho việc lên sổ kế toán chi tiết
ta mô tả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ảnh nội dung doanh thu cung
cấp dịch vụ thu bằng tiền mặt.
Hằng ngày khi có phát sinh nghiệp vụ kinh tế trước khi lên sổ kế toán chi
tiết kế toán kiểm tra đối chiếu nội dung trên chứng từ có khớp đúng với nhau
hay chưa, nếu đúng kế toán tiếp tục kiểm tra về việc tuân thủ đúng theo quy
định của pháp luật của chứng từ. Xong kế toán tiến hành lên sổ kế toán chi
tiết, căn cứ vào phiếu thu (phụ lục 5) ngày 30 tháng 06 năm 2014, số 3916,
hóa đơn GTGT (phụ lục 5) và danh sách thu tiền (phụ lục 5) kèm theo kế toán
lên sổ chi tiết tài khoản 511 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho từng
chi nhánh và dịch vụ (Phụ lục 2.3).
e) Thực hiện kế toán tổng hợp
Tương tự việc thực hiện kế toán chi tiết, hằng ngày trước khi lên sổ kế
toán chi tiết kế toán kiểm tra đối chiếu nội dung trên chứng từ có khớp đúng
với nhau hay chưa, nếu đúng kế toán tiếp tục kiểm tra về việc tuân thủ đúng
theo quy định của pháp luật của chứng từ. Xong kế toán tiến hành lên sổ kế
toán tổng hợp, căn cứ phiếu thu (phụ lục 5) ngày 30 tháng 06 năm 2014, số
3916, hóa đơn GTGT (phụ lục 5) và danh sách thu tiền (phụ lục 5) kèm theo
kế toán lên sổ nhật ký chung (Phụ lục 1.1) tiếp theo kế toán lên sổ cái tài
khoản 511 (Phụ lục 1.2) và các tài khoản 111, 3331.
Định kỳ hoặc cuối tháng, kế toán mới tổng hợp số liệu từ các sổ cái để
lập bảng cân đối số phát sinh, lập các báo các tài chính và cũng làm căn cứ
kiểm tra, đối chiếu với các bảng tổng hợp chi tiết tương ứng với từng tài
khoản.
* Nhận xét:
- Về chứng từ: số chứng từ của phiếu thu được đánh số theo từng cách
của các chi nhánh không có sự thống nhất, và số phiếu thu là những con số tự
nhiên nên khi lên sổ sách số chứng từ chỉ đơn thuần là những con số do đó rất
khó phân biệt, gây dễ nhầm lẫn. Vì vậy nên đánh số chứng từ theo số thứ tự có
kèm theo ký tự (ví dụ như phiếu thu số 1 thì ta ghi PT01TV, PT02AG, …) sẽ
dễ nhìn, dễ phân biệt phiếu thu của chi nhánh nào và tránh việc ghi nhầm lẫn
giữa thu và chi, riêng hóa đơn GTGT kế toán thực hiện quy định về việc gạch
hóa đơn GTGT, khi kế toán lập xong các hóa đơn GTGT đã tiến hành gạch
chéo phần còn trống trên hóa đơn nhằm tránh việc gian lận trong kinh tế.
-48-
- Về sổ sách: Công ty nên mở các sổ nhật ký đặc biệt như nhật ký thu,
chi tiền, nhật ký mua, bán hàng với mục đích là quản lý các khoản thu, chi hay
khoản công nợ về mua chịu, bán chịu hàng hóa trong kỳ. Các sổ nhật ký đặc
biệt được ghi chép hàng ngày và cho đến định kỳ hoặc cuối kỳ mới từ các sổ
nhật ký này ghi sổ cái một lần. Có thể giúp doanh nghiệp có thể giảm bớt khối
lượng ghi chép vào sổ sách, tiết kiệm được chi phí kế toán bởi vì các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh liên quan đến việc thu, chi tiền mặt là thường xuyên và
nhiều. Ngoài ra doanh nghiệp có thể biết được chính xác về tình hình biến
động quỹ tiền tại công ty để có biện pháp điều chỉnh hợp lý đảm bảo doanh
nghiệp lúc nào cũng đủ năng thanh khoản và hoạt động liên tục, hiệu quả.
4.1.2 Kế toán các khoản chi phí để xác định kết quả kinh doanh
4.1.2.1 Kế toán giá vốn hàng bán
a) Chứng từ và sổ sách
- Chứng từ: kế toán phải lập các chứng từ làm căn cứ để kế toán ghi sổ
sách và ghi nhận giá vốn hàng bán. Công ty sử dụng các Chứng từ theo QĐ số
48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC gồm:
+ Phiếu xuất kho.
+ Chứng từ khác liên quan.
+ Bảng kê khấu hao tài sản.
- Sổ sách: kế toán căn cứ vào các chứng từ trên ghi nhận vào các loại sổ
sách để theo dõi tình hình hoạt động của công ty. Công ty sử dụng các loại sổ
sách theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC gồm:
+ Sổ nhật ký chung.
+ Số cái TK 632 - Giá vốn hàng bán.
+ Số chi tiết TK 632 - Giá vốn theo chi nhánh và loại dịch vụ.
b) Luân chuyển chứng từ
* Giải thích lưu đồ:
Từ lệnh bán hàng được duyệt kế toán viên chuyển đến, thủ kho bắt đầu
lập phiếu xuất kho 2 liên và xuất kho, thủ kho chuyển phiếu xuất kho liên 1 và
lệnh bán hàng được duyệt qua kế toán tổng hợp đồng thời lưu trữ lại phiếu
xuất kho liên 2. Kế toán tổng hợp kiểm tra đối chiếu, nhập vào phần mềm và
lưu trữ lại phiếu xuất kho liên 1 và lệnh bán hàng được duyệt. Để rõ hơn xem
lưu đồ luân chuyển chứng từ kế toán giá vồn hàng bán (Phụ lục 3.2).
-49-
* Nhận xét:
Trình tự lưu chuyển chứng từ giá vốn của công ty chặt chẽ, có sự kiểm
tra đối chiếu giữa các chứng từ trước khi hạch toán vào phần mềm, khi có lệnh
ở cấp trên mới được xuất kho, khi xuất kho có lập chứng từ đầy đủ giúp cho
công ty hạn chế các vấn đề về sai thiếu sót khi nhập liệu, và hạn chế gian lận
đối với thủ kho.
c) Các nghiệp vụ phát sinh
(1) Ngày 30 tháng 06 năm 2014 kế toán hạch toán giá vốn dịch vụ cho
thuê tháng 06 năm 2014, bảng khấu hao tài sản cố định số KH00006, ngày 30
tháng 06 năm 2014.
(2) Ngày 30 tháng 06 năm 2014 hạch toán giá vốn nghiệp vụ thu lắp mái
che, phiếu xuất kho ngày 30 tháng 06 năm 2014 số 574, hóa đơn GTGT ngày
25 tháng 06 năm 2014 ký hiệu AA/14P số 0013047 và các chứng từ khác có
liên quan kèm theo.
d) Thực hiện kế toán chi tiết
Do Công ty tập trung kinh doanh dịch vụ là chủ yếu, hiện tại về dịch vụ
cho thuê trong kỳ có phát sinh hoặc không có phát sinh về doanh thu thì cuối
kỳ kế toán vẫn tính giá vốn dựa vào bảng khấu hao tài sản cố định (phụ lục 5)
và căn cứ vào bảng 4.2 dưới đây kế toán theo dõi kế toán chi tiết giá vốn theo
từng chi nhánh và dịch vụ cho thuê.
Bảng 4.2: Bảng tính khấu hao tài sản cho thuê
Đơn vị tính: đồng
Ngày sử
dụng
Thời
gian sử
dụng
(tháng)
TRÀ VINH
18/08/2008
CẦN THƠ
Nguyên giá
Mức khấu
hao tháng
300
5.000.000.000
16.666.667
4.346.666.667
31/10/2008
300
8.000.000.000
26.666.667
6.160.000.000
AN GIANG
28/02/2010
300
5.400.000.000
18.000.000
4.446.000.000
HẬU GIANG
24/04/2011
300
7.000.000.000
23.333.333
5.334.000.000
BẠC LIÊU
05/01/2012
300
9.000.000.000
30.000.000
8.074.000.000
34.400.000.000
114.666.667
28.360.666.667
Tên TSCĐ
Cộng
Nguồn: Bảng tổng hợp chi tiết cung cấp dịch vụ tại công ty
-50-
Giá trị còn lại
Đối với dịch vụ lắp đặt kế toán tập hợp các chứng từ liên quan để tính
giá vốn như: ngày tháng năm, ký hiệu, số hiệu các chứng từ phiếu chi, phiếu
xuất kho, hóa đơn GTGT và các chứng từ khác liên quan đến nghiệp vụ doanh
thu dịch vụ lắp đặt phát sinh trong kỳ để ghi sổ, chẳng hạn để tiện theo dõi cho
việc lên sổ kế toán chi tiết ta mô ta nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh nội
dung giá vốn dịch vụ lắp đặt phát sinh trong kỳ.
Hằng ngày khi có nghiệp vụ phát sinh kế toán căn cứ vào ngày 30 tháng
06 năm, số 574 của phiếu xuất kho và chứng từ khác liên quan, kế toán kiểm
tra đối chiếu nội dung trên chứng từ có khớp đúng với nhau hay chưa, nếu
đúng kế toán tiếp tục kiểm tra về việc tuân thủ đúng theo quy định của pháp
luật của chứng từ. Kế toán tiến hành lên sổ chi tiết tài khoản 632 theo chi
nhánh và dịch vụ lắp đặt (Phụ lục 2.4).
e) Thực hiện kế toán tổng hợp
Tượng tự việc thực hiện kế toán chi tiết, hằng ngày khi có nghiệp vụ phát
sinh kế toán căn cứ vào ngày 30 tháng 06 năm 2014, số 574 của phiếu xuất
kho và chứng từ khác liên quan, kế toán toán kiểm tra đối chiếu nội dung trên
chứng từ có khớp đúng với nhau hay chưa, nếu đúng kế toán tiếp tục kiểm tra
về việc tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật của chứng từ. Kế toán tiến
hành lên sổ nhật ký chung (Phụ lục 1.1), sau đó căn cứ vào Sổ nhật ký chung
kế toán lên sổ cái cho các tài khoản: 632, 214, 154. Sổ cái tài khoản 632 (Phụ
lục 1.3).
Định kỳ hoặc cuối tháng, kế toán mới tổng hợp số liệu từ các sổ cái để
lập bảng cân đối số phát sinh, lập các báo các tài chính và cũng làm căn cứ
kiểm tra, đối chiếu với các bảng tổng hợp chi tiết tương ứng với từng tài
khoản.
* Nhận xét:
- Về chứng từ: phiếu xuất kho, cũng như đã trình bày ở phần trên kế toán
nên đánh số chứng từ có kèm theo phần ký tự để dễ dàng phân biệt, tránh được
sự nhầm lẫn. Ví dụ phiếu xuất kho số trong kỳ phát sinh số 574 thì ghi sổ sách
là XK574.
- Về sổ sách: kế toán có mở thêm các sổ chi tiết TK 632 - Giá vốn hàng
bán của từng chi nhánh và từng dịch vụ cụ thể như kế toán có mở bảng chi tiết
giá vốn chi nhánh Cần Thơ, An Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu trong
bảng có phân ra từng loại dịch vụ cho thuê và lắp đặt giúp công ty dễ theo dõi
và quản lý tốt chi phí này hơn (phụ lục 2.4).
-51-
4.1.2.3 Kế toán chi phí quản lý kinh doanh
a) Chứng từ và sổ sách
- Chứng từ: kế toán phải lập các chứng từ làm căn cứ để kế toán ghi sổ
sách và ghi nhận chi phí quản lý kinh doanh. Công ty sử dụng các chứng từ
theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC gồm:
+ Phiếu chi.
+ HĐ GTGT.
+ Bảng phân bổ chi phí trả trước.
+ Bảng thanh toán lương.
+ Các chứng từ khác có liên quan.
- Sổ sách: kế toán căn cứ vào các chứng từ trên ghi nhận vào các loại sổ
sách để theo dõi tình hình hoạt động của công ty. Công ty sử dụng các loại sổ
sách theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC gồm:
+ Sổ nhật ký chung.
+ Sổ cái TK 642 - Chi phí quản lí kinh doanh.
b) Luân chuyển chứng từ
* Giải thích lưu đồ:
Từ hóa đơn GTGT của nhà cung cấp thủ quỹ bắt đầu lập giấy đề nghị
thanh toán, giấy giấy đề nghị thanh toán và hóa đơn GTGT được chuyển đến
giám đốc kiểm tra xét duyệt, giám đốc kiểm tra xét duyệt xong, giấy giấy đề
nghị thanh toán được duyệt và hóa đơn GTGT được chuyển về thủ quỹ lại, thủ
quỹ tiến hành lập lập phiếu chi 2 liên, và chi tiền cho nhà cung cấp, phiếu chi
liên 2 và hóa đơn GTGT thủ quỹ chuyển sang kế toán tổng hợp đồng thời lưu
trữ phiếu chi liên 1 và giấy giấy đề nghị thanh toán, kế toán tổng hợp kiểm tra
đối chiếu, nhập vào phần mềm và lưu trữ phiếu chi liên 2 và hóa đơn GTGT.
Để rõ hơn xem lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí quản lý kinh doanh (Phụ
lục 3.3).
* Nhận xét:
Trình tự luân chuyển chứng từ chi phí quản lý kinh doanh của công ty
chặt chẽ, chứng từ được lập thành nhiều liên và đầy đủ các loại chứng từ, quá
trình kiểm tra đối chối các chứng từ đều được thực hiện ở các bộ phận, chính
vì vậy góp phần cho ban lãnh đạo quản lý tốt chi phí này hơn.
-52-
c) Các nghiệp vụ phát sinh
(1) Ngày 28 tháng 06 năm 2014 chi tiếp khách Trà Vinh, phiếu chi số
164 số tiền là 1.425.000.
(2) Ngày 30 tháng 06 năm 2014 căn cứ vào bản lương 06/2014 tính chi
phí tiền lương văn phòng tháng 06.
(3) Ngày 30 tháng 06 năm 2014 chi đóng bảo hiểm cho nhân viên Chợ
Hòa Bình.
Do kế toán công ty không mở sổ chi tiết theo dõi chi phí quản lý kinh
doanh mà được ghi vào các sổ tổng hợp để theo dõi tình hình hình phí này.
Thế nên kế toán chỉ ghi vào sổ tổng hợp.
d) Thực hiện kế toán tổng hợp
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ như phiếu chi, bảng phân bổ chi phí trả
trước, bảng thanh toán lương, hoặc kèm các hóa đơn GTGT hay các chứng từ
khác từ các đơn vị bên ngoài. Kế toán kiểm tra đối chiếu nội dung trên chứng
từ có khớp đúng với nhau hay chưa, nếu đúng kế toán tiếp tục kiểm tra về việc
tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật của chứng từ, sau đó kế toán ghi sổ
nhật ký chung (Phụ lục 1.1). Tiếp theo căn cứ vào sổ nhật ký chung kế toán
ghi sổ cái TK 642 (Phụ lục 1.3).
* Nhận xét:
- Chứng từ: phiếu Chi số theo mẫu của Bộ tài chính ban hành theo QĐ
số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC và đầy đủ các thông
tin trên chứng từ nhưng lại không đầy đủ các chữ ký.
- Về sổ sách: nhìn chung kế toán chỉ dừng lại ở các sổ kế toán tổng hợp
mà thiếu đi các sổ kế toán chi tiết, chẳng hạn như hiện tại kế toán hạch toán
chi phí quản lý kinh doanh chung cho tất cả các chi nhánh. Nếu mở các sổ chi
tiết theo từng chi nhánh ta có thể dễ dàng biết nguồn phát sinh chi phí là do
đâu, chi nhánh nào tiết kiệm chi nhánh nào không từ đó dễ dàng kiểm soát chi
phí, cắt giảm các khoản chi phí cho là không hợp lý góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp.
4.1.2.4 Kế toán chi phí tài chính
a) Chứng từ và sổ sách
- Chứng từ: kế toán phải lập các chứng từ này làm căn cứ để kế toán ghi
sổ sách và ghi nhận chi phí tài chính. Công ty sử dụng các Chứng từ theo QĐ
số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC gồm:
-53-
+ Giấy báo nợ.
+ Ủy nhiệm chi.
- Sổ sách: kế toán căn cứ vào các chứng từ trên ghi nhận vào các loại sổ
sách để theo dõi tình hình hoạt động của công ty. Công ty sử dụng các loại sổ
sách theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC gồm:
+ Sổ nhật ký chung.
+ Số cái TK 635 - Chi phí tài chính.
b) Luân chuyển chứng từ
* Giải thích lưu đồ:
Từ giấy báo nợ của nhà ngân hàng thủ quỹ lập giấy đề nghị thanh toán,
giấy đề nghị thanh toán và giấy báo nợ được chuyển đến giám đốc kiểm tra xét
duyệt, giám đốc kiểm tra xét duyệt xong, giấy đề nghị thanh toán được duyệt
và giấy báo nợ được chuyển về thủ quỹ lại, thủ quỹ tiến hành lập lập ủy nhiệm
chi hai liên, ủy nhiệm chi liên hai và giấy báo nợ thủ quỹ chuyển sang kế toán
tổng hợp, ủy nhiệm chi liên một chuyển cho ngân hàng đồng thời thủ quỹ lưu
trữ giấy đề nghị thanh toán, kế toán tổng hợp kiểm tra đối chiếu, nhập vào
phần mềm và lưu trữ ủy nhiệm chi liên hai và giấy báo nợ của ngân hàng. Để
rõ hơn xem lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí tài chính (Phụ lục 3.4).
* Nhận xét:
Trình tự luân chuyển chứng từ chi phí tài chính của công ty chặt chẽ,
chứng từ được lập thành nhiều liên và đầy đủ các loại chứng từ, quá trình kiểm
tra đối chiếu các chứng từ đều được thực hiện ở các bộ phận, chính vì vậy góp
phần cho ban lãnh đạo quản lý tốt chi phí này hơn.
c) Các nghiệp vụ phát sinh
Ngày 30 tháng 06 năm 2014 chi trả lãi vay cho Quỹ Đầu Tư Thành Phố
Cần Thơ bằng chuyển khoản theo thông báo Quỹ Đầu Tư Thành Phố Cần Thơ
ngày 23/06/2014, số tiền 3.916.000, ủy nhiệm chi số 215.
d) Thực hiện kế toán tổng hợp
Tương tự thực hiện kế toán chi tiết, hàng ngày khi có nghiệp vụ kinh tế
phát sinh, căn cứ vào các chứng từ như giấy báo nợ, ủy nhiệm chi, kế toán
kiểm tra đối chiếu nội dung trên chứng từ có khớp đúng với nhau hay chưa,
nếu đúng kế toán tiếp tục kiểm tra về việc chứng từ có đầy đủ nội dung, xong
kế toán tiến hành ghi sổ nhật ký chung (Phụ lục 1.1), sau đó căn cứ vào sổ
-54-
nhật ký chung kế toán lên sổ cái tài khoản 112, sổ cái tài khoản 635 (Phụ lục
1.4).
* Nhận xét:
- Về chứng từ: ủy nhiệm chi, cũng như đã trình bày ở phần trên kế toán
nên đánh số chứng từ có kèm theo phần ký tự để dễ dàng phân biệt, tránh được
sự nhầm lẫn. Ví dụ ủy nhiệm chi số 215 thì ghi sổ sách là UNC215.
- Về sổ sách: kế toán nên mở thêm bảng đối chiếu với ngân hàng để có
thể thuận lợi cho việc theo dõi chi phí này.
4.1.2.5 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
a) Chứng từ và sổ sách
- Chứng từ: kế toán phải lập phiếu kết chuyển làm căn cứ để kế toán ghi
sổ sách và ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Công ty sử dụng các
Chứng từ theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC.
- Sổ sách: kế toán căn cứ vào các chứng từ trên ghi nhận vào các loại sổ
sách để theo dõi tình hình hoạt động của công ty. Công ty sử dụng các loại sổ
sách theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC gồm:
+ Sổ nhận ký chung.
+ Sổ cái TK 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
b) Luân chuyển chứng từ
* Giải thích lưu đồ:
Từ phiếu kết chuyển kế toán tổng hợp tính thuế thuế thu nhập doanh
nghiệp và lập tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính, sau đó kế toán tổng
hợp chuyển phiếu kết chuyển và tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính
qua kế toán trưởng, kế toán trưởng kiểm tra, ký tên và chuyển về lại cho kế
toán tổng hợp nhập vào phần mềm sau đó lưu phiếu kết chuyển lại đồng thời
nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính cho cơ quan thuế. Để rõ hơn
xem lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (Phụ lục
3.5).
* Nhận xét:
Trình tự luân chuyển chứng từ chi phí thuế thuế thu nhập doanh nghiệp
của công ty tương đối hợp lý, tuy nhiên các chứng từ nên được lập nhiều liên,
để các bộ phận có thể lưu lại và kiểm tra kỷ hơn nhằm hạn chế thiếu sót trong
quá trình làm việc.
-55-
c) Các nghiệp vụ phát sinh
Ngày 30 tháng 06 năm 2014 căn cứ vào phiếu kết chuyển số K/C
06/2014, ngày 30/06/2014. Tính chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
d) Thực hiện kế toán tổng hợp
Kế toán căn cứ vào tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính, kế toán
ghi vào số nhật ký chung (Phụ lục 1.1), sau đó từ số nhật ký chung kế toán tiến
hành ghi vào sổ cái tài khoản 821 chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (Phụ lục
1.5) theo dõi tình hình chi phí này. Cuối năm kế toán tổng hợp các sổ về chi
phí thuế thu nhập doanh nghiệp quyết toán với cơ quan thuế, nếu nộp chưa đủ
thì nộp thêm, dư thì kế toán chuyển qua kỳ sau.
* Nhận xét:
- Về chứng từ: phiếu kết chuyển đầy đủ các chữ ký, đúng biểu mẫu qui
định.
- Về sổ sách: các mẫu sổ đều theo đúng theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC
ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC hình thức Nhật ký chung và đầy đủ các
chữ ký trên sổ sách.
4.1.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh
a) Chứng từ và sổ sách
- Chứng từ: kế toán phải các chứng từ liên quan làm căn cứ để kế toán
ghi sổ sách và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty sử
dụng các Chứng từ theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ
trưởng BTC gồm:
+ Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính.
+ Phiếu kết chuyển.
- Sổ sách: kế toán căn cứ vào các chứng từ trên ghi nhận vào các loại sổ
sách để theo dõi tình hình hoạt động của công ty. Công ty sử dụng các loại sổ
sách theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC gồm:
+ Sổ nhật ký chung.
+ Sổ cái TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
b) Luân chuyển chứng từ
Cuối tháng từ sổ cái các tài khoản kế toán viên chuyển đến, kế toán tổng
hợp tiến hành kết chuyển và tính lãi lỗ hoạt động kinh doanh trong tháng, lập
phiếu kết chuyển và lập báo cáo tài chính, sau đó kế toán tổng hợp chuyển sổ
-56-
cái, phiếu kết chuyển và báo cáo tài chính cho kế toán trưởng kiểm tra, ký tên.
Xong kế toán trưởng chuyển sổ cái, phiếu kết chuyển và báo cáo tài chính đã
ký về kế toán tổng hợp nhập vào phần mềm, đồng thời chuyển sổ cái lại cho
kế toán viên, lưu lại phiếu kết chuyển, chuyển báo cáo tài chính lên giám đốc
ký tên, giám đốc chuyển về kế toán tổng hợp lưu lại. Để rõ hơn xem lưu đồ
luân chuyển chứng từ kết quả kinh doanh (Phụ lục 3.6).
* Nhận xét:
Trình tự luân chuyển chứng từ xác định kết quả kinh doanh của công ty
tương đối chặt chẽ, tuy nhiên các chứng từ nên lập thành nhiều liên có thể lưu
lại ở nhiều bộ phận hoặc xem lại khi có nhu cầu và kiểm tra đối chiếu nội
dung giữa các chứng chính xác hơn, báo cáo tài chính nên tạo nhiều liên để có
thể dễ dàng sẵn sàng cung cấp cho nhiều đối tượng cần xem báo cáo tài chính
của công ty khi cần thiết.
c) Các nghiệp vụ phát sinh
Ngày 30 tháng 06 năm 2014 kết chuyển doanh thu chi phí tính lãi lỗ hoạt
động kinh doanh trong tháng 06 năm 2014 số K/C 06/2014, dựa vào tờ khai
thuế thu nhập doanh nghiệp tháng 06 năm 2014 và các sổ cái.
d) Thực hiện kế toán tổng hợp
Mỗi cuối tháng kế toán sẽ tiến hành tập hợp chứng từ từ các nghiệp vụ
bán hàng cung cấp dịch vụ, các khoản mục chi phí để tiến hành xác định kết
quả kinh doanh vào cuối kỳ. Các chứng từ này sẽ được tập hợp trên sổ nhật ký
chung để tiện cho việc quản lý cũng như lập các báo cáo tài chính.
Cuối tháng kế toán căn cứ phiếu kết chuyển ngày 30/06/2014 kế toán ghi
vào sổ nhật ký chung (Phụ lục 1.1), sau đó căn cứ vào Sổ nhật ký chung kế
toán lên sổ cái các TK 511 (Phụ lục 1.2), TK 632 (Phụ lục 1.3), TK 635 (Phụ
lục 1.4), TK 642 (Phụ lục 1.5), TK 821 (Phụ lục 1.6) và TK 911 (Phụ lục 1.7).
-57-
Bảng 4.3: Bảng tổng hợp kết chuyển của công ty tháng 06 năm 2014
Đơn vị tính: 1000 đồng
STT
Diễn giải
Ghi nợ
Ghi có
Thành tiền
1
Kết chuyển doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ
511
911
1.300.854.418
2
Kết chuyển giá vốn hàng bán
911
632
350.611.465
3
Kết chuyển chi phí hoạt động
tài chính
911
635
287.677.500
4
Kết chuyển chi phí quản lý
doanh nghiệp
911
642
65.435.248
5
Kết chuyển chi phí thuế TNDN
911
821
119.426.041
6
Kết chuyển kết quả hoạt động
kinh doanh trong kỳ
911
421
477.704.164
Cộng
2.601.708.836
Nguồn: Tổng hợp các sổ cái tại công ty
* Nhận xét:
- Chứng từ: hầu hết các phiếu kết chuyển nội dung đầy đủ và đều đầy đủ
các chữ ký.
- Sổ sách: các báo cáo tài chính đều đúng biểu mẫu quy định hình thức
Nhật ký chung theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng
BTC và cũng đầy đủ các chữ ký trên các BCTC.
e) Lập báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ
Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty được áp dụng theo mẫu số B02 DNN, theo quyết định số 48/2006/QĐ - BTC, được ban hành ngày
14/09/2006.
-58-
Bảng 4.4: Kết quả hoạt động kinh doanh tháng 06 năm 2014
Đơn vị tính: đồng
STT
Tháng 06 năm
nay
CHỈ TIÊU
Tháng 06 năm
trước
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1.300.854.418
1.045.900.823
2
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
1.300.854.418
1.045.900.823
3
Giá vốn hàng bán
350.611.465
181.350.834
4
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
950.242.953
864.549.990
5
Chi phí tài chính
287.677.500
181.489.587
Trong đó: Chi phí lãi vay
287.677.500
181.489.587
65.435.248
167.215.632
6
Chi phí quản lý kinh doanh
7
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
597.130.205
515.844.771
8
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
597.130.205
515.844.771
9
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
119.426.041
103.168.954
10
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
477.704.164
412.675.817
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty
* Nhận xét:
Nhìn chung, doanh thu của công ty tại thời điểm tháng 06 năm 2014 cao
hơn cùng kỳ năm 2013, chi phí quản lí kinh doanh cũng giảm đáng kể, tuy
nhiên bên cạnh đó chi phí giá vốn và chi phí tài chính có xu hướng tăng cao.
Các chỉ tiêu này góp làm cho lợi nhuận tháng 06 năm 2014 tăng so với cùng
kỳ năm 2013, để tìm hiểu nguyên nhân tại sao như vậy, những chỉ tiêu nào
góp phần làm tăng chỉ tiêu nào góp phần làm giảm ta tiến hành phân tích sâu
vào từng chỉ tiêu.
4.2 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG
TY TRONG THÁNG 6 QUA 3 NĂM 2012 - 2014
4.2.1. Phân tích tình hình doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ theo
địa bàn hoạt động tháng 6 qua 3 năm 2012 - 2014
Doanh thu đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Với cùng một mức chi phí nếu doanh thu càng lớn
thì lợi nhuận càng cao, sau đây ta sẽ đi sâu phân tích doanh thu của từng hoạt
động của công ty.
-59-
Doanh thu của công ty chủ yếu là doanh thu cung cấp dịch vụ từ hoạt
động chính, công ty không có doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập từ
hoạt động khác, chính vì thế để hiểu rõ hơn về tình hình thu nhập của công ty
ta đi thẳng vào phân tích tình hình doanh thu của công ty qua từng địa bàn
hoạt động kinh doanh.
Phân tích tình hình doanh thu theo địa bàn sẽ giúp cho các nhà quản lý có
cái nhìn toàn diện hơn về tình hình doanh thu của doanh nghiệp, biết được địa
bàn nào có doanh thu cao địa bàn nào có nhu cầu cao trên thị trường, địa bàn
nào có nguy cơ cạnh tranh để từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp đem
lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Qua số liệu của bảng 4.5 bên dưới
trang 61 ta thấy:
Doanh thu thuần biến động tăng đều qua các năm là do tình hình kinh
doanh của công ty đã ổn định, đang trong giai đoạn thu hồi vốn từ các công
trình đã hoàn thành đưa vào cung cấp dịch vụ cho thuê mặt bằng, và các dịch
vụ khác cũng tăng.
-60-
Bảng 4.5: Phân tích tình hình doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ theo từng địa bàn tháng 06 qua 3 năm 2012 - 2014
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Tháng 06 năm
Chỉ tiêu
2012
2013
2014
Chênh lệch tháng 06 năm
Chênh lệch tháng 06 năm
2013/2012
2014/2013
Số tiền
%
Số tiền
%
An Giang
135.027
115.049
143.094
(19.978)
(14,80)
28.045
24,38
Cần Thơ
249.280
271.934
338.222
22.654
9,09
66.288
24,38
Hậu Giang
311.600
344.688
416.274
33.088
10,62
71.586
20,77
Trà Vinh
166.186
156.885
208.136
(9.301)
(5,60)
51.251
32,67
Bạc Liêu
176.573
157.345
195.128
(19.228)
(10,89)
37.783
24,01
1.038.666
1.045.901
1.300.854
7.235
0,70
254.954
24,38
Tổng cộng
Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Đầu Tư - Phát Triển Chợ - Siêu Thị Việt Mai
-61-
Cụ thể trong tháng 06 năm 2012 tổng doanh thu thuần của công ty đạt
1.038.666 nghìn đồng đến năm 2013 thì tăng lên 1.045.901 nghìn đồng tức
tăng 7.235 nghìn đồng tương ứng tăng 0,70 % cho thấy doanh thu tăng không
đáng kể nên công ty phấn đấu tìm giải pháp để đạt được kết quả tốt hơn trong
năm tới. Bước sang năm 2014 doanh thu đạt lên đến 1.300.855 nghìn đồng
tăng 254.954 nghìn đồng tương đương 24,38% so với cùng kỳ năm 2013.
Nguyên nhân việc tăng doanh thu như vậy qua các năm là do doanh thu của
các địa bàn biến động như sau:
Về địa bàn ở An Giang ở thời điểm tháng 06 năm 2013 doanh thu đạt
115.049 nghìn đồng giảm 19.978 nghìn đồng tương đương giảm 14,08% so
với cùng kỳ năm 2012. Bước sang cùng kỳ năm 2014 doanh thu đạt lên đến
143.094 nghìn đồng tăng 28.045 nghìn đồng tức tăng 24,38% so với tháng 06
năm 2013.
Về địa bàn ở Cần Thơ doanh thu tháng 06 năm 2013 đạt 271.934 nghìn
đồng so với cùng kỳ năm 2012 tăng 22.654 nghìn đồng (tương đương tăng
9,09%). Tháng 06 năm 2014 doanh thu đạt lên đến 338.222 nghìn đồng tăng
66.288 nghìn đồng tức tăng 24,38% so với cùng kỳ năm 2013.
Về địa bàn ở Hậu Giang doanh thu tháng 06 năm 2013 đạt 344.688
nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2012 tăng 33.088 nghìn đồng (tương đương
tăng 10,62%). Tháng 06 năm 2014 doanh thu đạt 416.274 nghìn đồng tăng
71.586 nghìn đồng tức tăng 20,77% so với cùng kỳ năm 2013.
Về địa bàn ở Trà Vinh doanh thu tháng 06 năm 2013 đạt 156.885 nghìn
đồng so với cùng kỳ năm 2012 giảm 9.301 nghìn đồng (tương đương tăng
5.60%). Tháng 06 năm 2014 doanh thu đạt 208.136 nghìn đồng tăng 51.251
nghìn đồng tức tăng 32,67% so với cùng kỳ năm 2013.
Về địa bàn ở Bạc Liêu doanh thu tháng 06 năm 2013 đạt 157.345 nghìn
đồng so với cùng kỳ năm 2012 giảm 19.228 nghìn đồng (tương đương tăng
10,89%). Tháng 06 năm 2014 doanh thu đạt 195.128 nghìn đồng tăng 37.783
nghìn đồng tức tăng 24,01% so với cùng kỳ năm 2013.
Nhìn chung tình hình doanh thu của công ty là rất tốt, doanh thu liên tục
tăng qua các năm cùng kỳ tháng 06 từ năm 2012 đến 2014. Tuy nhiên có một
số địa bàn doanh thu giảm hoặc có tăng nhưng không cao qua các năm cùng
kỳ, bên cạnh đó cũng có một số địa bàn hoạt động rất tốt ví dụ như địa bàn
tỉnh Cần thơ và Bạc liêu. Qua đó công ty cần có biện pháp để thúc đẩy sự tăng
trưởng về doanh thu của các địa bàn còn lại như: An Giang, Trà vinh, Hậu
Giang.
-62-
4.2.2 Phân tích tình hình chi phí tháng 06 qua 3 năm 2012 - 2014
Để đạt được lợi nhuận thật tốt thì ngoài doanh thu ra vẫn còn phụ thuộc
rất nhiều vào chi phí, vì nếu doanh thu tăng mà chi phí vẫn tăng với tốc độ cao
hơn thì không tốt. Vì vậy để xác định một doanh nghiệp có hoạt động tốt hay
không thì cần xem doanh nghiệp đó có kiểm soát tốt các khoản chi phí của
công ty mình hay không, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty.
Do đó chúng ta cần xem xét các khoản chi phí này thay đổi như thế nào để có
chính sách điều chỉnh hợp lý nhằm tạo lợi nhuận tối đa cho công ty.
Chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, mỗi sự tăng giảm của chi
phí chính là sự tăng giảm của doanh thu. Doanh thu tăng thì chi phí cũng phải
tăng đó là quy luật tất yếu. Nếu tốc độ tăng doanh thu mà nhanh hơn tốc độ
tăng chi phí thì đây là một kết quả đáng mừng, vì như thế chắc chắn rằng lợi
nhuận sẽ tăng, ngược lại nếu chi phí tăng lên mà doanh thu vẫn ổn định hay có
xu hướng giảm đi thì lại là một điều đáng lo ngại, vì như thế nó sẽ làm giảm
lợi nhuận, điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Cụ thể thông qua số liệu của bảng 4.6 trang 64 dưới ta thấy tình hình thực hiện
chi phí của công ty trong 3 năm qua có nhiều thay đổi.
Tình hình chi phí giá vốn biến động có sự chệnh lệch cao trong tháng 06
qua các năm 2012 - 2014 cụ thể là tháng 06 năm 2012 chi phí này phát sinh
306.634 nghìn đồng đến năm 2013 chi phí này giảm còn 181.351 nghìn đồng
tức 06/2013 so với 06/2012 giảm 125.283 nghìn đồng tương đương 40,86%.
Nguyên nhân chủ yếu là do trong tháng cung ứng dịch vụ của công ty phát
sinh không nhiều. Đến năm 2014 trong tháng 06 chi phí này lại lên tới 350.612
nghìn đồng so với năm 2013 cùng kỳ chi phí này tăng lên đến 93,33% tương
đương 169.261 nghìn đồng. Nguyên nhân là do một các công trình đầu tư mở
rộng thị trường của công ty đã đưa vào kinh doanh trong năm 2014 bắt đầu
tính khấu hao và dịch vụ lắp đặt phát sinh tăng trong kỳ.
-63-
Bảng 4.6: Phân tích tình hình chi phí tháng 06 qua 3 năm 2012 - 2014
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Tháng 06 năm
Chỉ tiêu
2012
2013
2014
Chênh lệch tháng 06 năm
Chênh lệch tháng 06 năm
2013/2012
2014/2013
Số tiền
%
Số tiền
%
Chi phí giá vốn
306.634
181.351
350.612
(125.283)
(40,86)
169.261
93,33
Chi phí quản lý kinh doanh
160.255
167.216
65.436
6.961
4,34
(101.780)
(60,87)
Chi phí tài chính
224.826
181.490
287.678
(43.336)
(19,28)
106.188
58,51
Tổng cộng
691.715
530.057
703.726
(161.658)
(23,37)
173.669
32,76
Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Đầu Tư - Phát Triển Chợ - Siêu Thị Việt Mai
-64-
Về Chi phí tài chính: trong tháng 06 qua các năm 2012 - 2104 chi phí
này có biến động tăng giảm theo từng năm, cụ thể năm 2012 chi phí này lên
đến 224.826 nghìn đồng đến năm 2013 cùng kỳ chi phí này giảm còn 181.490
nghìn đồng tức giảm 43.336 nghìn đồng tương đương 19,28%. Bước sang
2014, trong tháng 06 chi phí này phát sinh lên đến 287.678 nghìn đồng tăng
106.188 nghìn đồng tương đương 58,51%. Việc tăng chi phí này chủ yếu vẫn
là chi phí lãi vay, vì trong quá trình hoạt động, để mở rộng hoạt động đầu tư
kinh doanh cũng như tìm kiếm thêm thị trường thì cần rất nhiều vốn, đó là
nguyên nhân vì sao chi phí tài chính phát sinh nhiều và có xu hướng tăng qua
các năm và chủ yếu là chi phí lãi vay.
Đối với chi phí quản lý kinh doanh: ngược lại với chi phí tài chính trong
tháng 06 năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012 chi phí này bội chi 4,34% tức
tăng 6.961 nghìn đồng. Nhưng đến cùng kỳ năm 2014 chi phí này giảm
60,87% so với năm 2013 tức tiết kiệm được 101.780 nghìn đồng. Nguyên
nhân là do đầu năm 2014 công ty vừa hoàn thành cuộc cách mạng về nhân lực,
cắt giảm chi phí tiếp khách và một số thiết bị công cụ dụng cụ quản lý khấu
hao hết trong năm 2013.
Tóm lại, tình hình chi phí giá vốn và chi phí quản lý kinh doanh hiện tại
của công ty đã kiểm xót tốt, chi phí phát sinh không cao, nhưng do công ty
đang ngày một lớn dần nên công ty cần vốn nhiều để đầu tư nên về chi phí tài
chính của công ty đang khá cao. Công ty cần kiểm soát chi phí này với hiệu
quả sử dụng vốn tốt nhất, để hiểu rõ hơn về tình hình chi phí ta tiến hành phân
tích từng loại chi phí qua tháng 06 cùng kỳ qua các năm.
4.2.2.1 Phân tích tình hình chi phí giá vốn hàng bán theo địa bàn hoạt
động tháng 06 qua 3 năm 2012 - 2014
Chi phí giá vốn hàng bán là chi phí chiếm phần lớn trong tổng chi phí
của công ty, khoản mục chi phí này liên quan trực tiếp với doanh thu và nó
cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của hoạt động bán hàng. Qua bảng 4.7
bên dưới trang 66 chúng ta có thể thấy rằng chi phí giá vốn hàng bán biến
động ở từng thời điểm khác nhau và ở từng địa bàn hoạt động khác nhau.
-65-
Bảng 4.7: Phân tích tình hình giá vốn hàng bán theo từng địa bàn tháng 06 của công ty qua 3 năm 2012 - 2014
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Tháng 06 năm
Chỉ tiêu
2012
2013
2014
Chênh lệch tháng 06 năm
Chênh lệch tháng 06 năm
2013/2012
2014/2013
Số tiền
%
Số tiền
%
An Giang
36.796
23.576
38.567
(13.220)
(35,93)
14.991
63,59
Cần Thơ
76.659
43.524
91.159
(33.135)
(43,22)
47.635
109,45
Bạc Liêu
91.990
54.405
112.196
(37.585)
(40,86)
57.791
106,22
Trà Vinh
45.995
29.016
52.592
(16.979)
(36,91)
23.576
81,25
Hậu Giang
55.194
30.830
56.098
(24.364)
(44,14)
25.268
81,97
Tổng cộng
306.634
181.351
350.612
(125.283)
(40,86)
169.261
93,33
Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Đầu Tư - Phát Triển Chợ - Siêu Thị Việt Mai
-66-
Đối với tỉnh An giang: chi phí giá vốn năm 2013 là 23.576 nghìn đồng
giảm 13.220 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2012 (tương đương giảm
35,93%), qua năm 2014 trong tháng 06 chi phí này tăng lên đến 38.567 nghìn
đồng so với cùng kỳ năm 2013 tăng 14.991 nghìn đồng tức tăng 63,39%.
Nguyên nhân là do doanh thu có sự biến động nên đã làm cho chi phí giá vốn
biến động theo.
Đối với tỉnh Cần Thơ: doanh thu vào thời điểm tháng 06 năm 2013 so
với cùng kỳ năm 2012 tăng, nhưng chi phí giá vốn cùng kỳ năm 2013 giảm
33.135 nghìn đồng so với năm 2012 (tương đương giảm 43,22%), Nguyên
nhân là do dịch vụ cho thuê mặt bằng của công ty có xu hướng tăng, nhưng
trong tháng các phát sinh về thiết kế lắp đặt dịch vụ khác, như nhà tiền chế
mái che, cửa nhôm có nhu hướng giảm. Cùng kỳ năm 2014 chi phí này tăng so
với năm 2013 là 47.635 nghìn đồng tức tăng 109,45% nguyên nhân là do
doanh thu tăng nên đã kéo theo chi phí giá vốn tăng theo.
Bên cạnh hai địa bàn trên, tỉnh Bạc Liêu có doanh thu cao nhất trong
tháng 06 năm 2014 nên đã làm cho chi phí giá vốn cũng cao theo, cụ thể trong
tháng 06 năm 2014 giá vốn lên 112.196 nhìn đồng tăng 106,22% tướng ứng
tăng 57.791 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2013. Chi phí này ở thời điểm
cùng kỳ năm 2013 giảm 37.585 nghìn đồng (tương đương 40,86%) so với
cùng kỳ năm 2012 nhưng doanh thu năm 2013 vẫn tăng so với năm 2012 là do
các tiểu thương cũng như khách hàng của công ty ngày càng tăng lên làm
doanh thu cho thuê cũng tăng, trong đó doanh thu dịch vụ khác giảm xuống.
Đối với hai địa bàn còn lại, tương tự những nguyên nhân trên nên đã làm
cho doanh thu biến động qua các năm 2012 - 2014 cùng kỳ, nên đã làm cho
chi phí giá vốn của hai tỉnh này cũng biến động theo doanh thu, cụ thể tỉnh Trà
Vinh và tỉnh Hậu Giang chi phí này cùng kỳ năm 2013 lần lượt giảm: 16.979
(tương đương 36,91%), 24.364 (tương đương 44,14%) so với cùng kỳ năm
2012. Chi phí giá vốn cùng kỳ năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013 hai tỉnh
này cũng lần lượt tăng: 23.576 nghìn đồng (tương đương 81,25%), 25.568
nghìn đồng (tương đương 81,97%).
Nhìn chung, qua các địa bàn qua các năm chi phí giá vốn có biến động
nguyên nhân chủ yếu là do sự biến động về doanh thu, trong kỳ chi phí này
phát sinh không cao nhưng doanh thu lại tăng cao qua các năm, điều này
chứng tỏ chiếc lược đường lối kinh doanh của công ty là rất hiệu quả. Góp
phần giúp cho nền kinh tế nước nhà ngày một tốt hơn.
-67-
4.2.2.2 Phân tích tình hình chi phí quản lý kinh doanh tháng 06 qua 3
năm 2012 - 2014
Chi phí quản lý kinh doanh là chi phí biểu hiện bằng tiền của các hao phí
lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện công
tác quản lý bao gồm: quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý khác.
Sau đây ta sẽ đi sâu phân tích làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí quản lý
doanh nghiệp.
Dựa vào kết quả bảng số liệu bảng 4.8 bên dưới trang 69, ta thấy tổng chi
phí quản lí kinh doanh biến động qua các năm cụ thể là trong tháng 06 năm
2013 chi phí tăng 4,34% so với cùng kỳ năm 2012, tương đương tăng 6961
nghìn đồng. Nguyên nhân là do trong tháng 06 năm 2013 chi phí nhân viên
tăng 15,28% nên đã làm cho tổng chi phí quản lí kinh doanh giảm 10.497
nghìn đồng, chi phí khấu hao giảm 14,77% so với cùng ký năm 2012 nên đã
làm tổng chi phí giảm 5.270 nghìn đồng, chi phí đồ dùng văn phòng tăng
13,82%, tương đương giảm 1.366 nghìn đồng, chi phí bằng tiền khác tăng
0,8% tương đương tăng 368 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2012. Sang tháng
06 năm 2014 tổng chi phí quản lí kinh doanh đã giảm xuống 60,87% so với
cùng kỳ năm 2013, tương đương giảm xuống 101.780 nghìn đồng. Nguyên
nhân của sự giảm xuống là do chi phí nhân viên giảm 47,47% so với cùng kỳ
năm 2013, nên đã làm tổng chi phí giảm 37.604 nghìn đồng, chi phí khấu hao
giảm 77,59%, tương đương giảm 23.590 nghìn đồng, chi phí đồ dùng văn
phòng giảm 34,63% so với cùng kỳ năm 2013, tương đương giảm 3.897 nghìn
đồng, chi phí bằng tiền khác giảm 79,17% so cùng kỳ năm 2013, nên đã làm
tổng chi phí quản lí kinh doanh giảm 36.689 nghìn đồng.
Nhìn chung, chi phí quản lý kinh doanh của công ty còn cao và có xu
hướng tăng dần qua tháng 06 hai năm 2012 và 2013 nhưng sự tăng trưởng chi
phí này không cao, trái lại hiện tại công ty đã kiểm soát và hạn chế được chi
phí quản lý kinh doanh một cách tốt hơn bằng chứng năm 2014 chi phí này đã
giảm xuống đáng kể góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty. Vì vậy công ty
nên duy trùy và phát huy phương pháp quản lý của mình. Đối với chi phí tài
chính do chi phí này phát sinh chỉ từ chi phí lãy vay các tổ chức tín dụng, mặt
khác ta đã phân tích chi phí này ở trên trang 66, 67 rồi nên ta không phân tích
lại mà tiến hành phân tích tình hình lợi nhuận để hiểu rõ thêm về tình hình lợi
nhuận của công ty qua tháng 06 các năm 2012 - 2014.
-68-
Bảng 4.8: Phân tích tình hình chi phí quản lý kinh doanh tháng 06 của công ty qua 3 năm 2012 - 2014
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Tháng 06 năm
Chỉ tiêu
2012
2013
2014
Chênh lệch tháng 06 năm
Chênh lệch tháng 06 năm
2013/2012
2014/2013
Số tiền
%
Số tiền
%
Chi phí nhân viên
68.719
79.216
41.612
10.497
15,28
(37.604)
(47,47)
Chi phí khấu hao
35.675
30.405
6.815
(5.270)
(14,77)
(23.590)
(77,59)
9.886
11.252
7.355
1.366
13,82
(3.897)
(34,63)
45.975
46.343
9.654
0.368
0,80
(36.689)
(79,17)
160.255
167.216
65.436
6.961
4,34
(101.780)
(60,87)
Chi phí đồ dùng văn phòng
Chi phí khác bằng tiền
Tổng cộng
Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Đầu Tư - Phát Triển Chợ - Siêu Thị Việt Mai
-69-
4.2.3 Phân tích tình hình lợi nhuận tháng 06 qua 3 năm 2012 -2014
Lợi nhuận là một thước đo hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, là một dữ liệu tổng hợp đánh giá toàn bộ quá trình sản xuất kinh
doanh. Phân tích tình hình lợi nhuận là đánh giá sự biến động của toàn công
ty, của từng bộ phận lợi nhuận của kỳ này so với kỳ trước, nhằm thấy được
hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn bộ công ty là tốt hay xấu.
Từ đó tìm ra những nhân tố ảnh hưởng, những nguyên nhân gây khó
khăn, hay là những nguyên nhân mang lại thuận lợi cho qua trình hoạt động
của công ty và đề ra những biện pháp nâng cao mức lợi nhuận trong kỳ kinh
doanh tiếp theo. Để hình dung rõ hơn về tình hình lợi nhuận của công ty, sau
đây là bảng số liệu về tình hình lợi nhuận của công ty trong tháng 06 qua 3
năm 2012 - 2014.
Từ bảng số liệu bảng 4.9 trang 71 dưới đây ta dễ dàng thấy lợi nhuận của
công ty tháng 06 qua 3 năm 2012 - 2014 liên tục tăng trưởng, cụ thể là:
Lợi nhuận gộp: trong tháng 06 năm 2013 lợi nhuận gộp đạt 732.033
nghìn đồng tăng 18,10% so với cùng kỳ năm 2012, tương đương tăng 132.517
nghìn đồng. Sang tháng 06 năm 2014 lợi nhuận này cũng tăng đạt 950.243
nghìn đồng tăng 9,91% so với cùng kỳ năm 2013, tương đương tăng 85,693
nghìn đồng. Nguyên nhân của sự tăng trưởng về lợi nhuận cùng kỳ qua các
năm 2012 - 2014 là do công ty ngày càng có nhiều khách hàng, chiến lược
kinh doanh hiệu quả phù hợp với xu hướng hiện nay.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là khoản còn lại của lợi nhuận
gộp và lợi nhuận từ hoạt động tài chính sau khi trừ đi chi phí kinh doanh. Do
trong kỳ không phát sinh lợi nhuận từ hoạt động tài chính nên chỉ là khoản còn
lại của lợi nhuận gộp sau khi trừ đi chi phí kinh doanh bên cạnh đó lợi nhuận
trước thuế sẽ bằng tổng của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi
nhuận khác, nhưng trong tháng 06 qua các năm 2012 - 2014 không có phát
sinh lợi nhuận khác nên có thể kết luận rằng nhận số liệu của lợi nhuận trước
thuế cũng chính bằng số liệu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, mặt
khác sự biến động về hai lợi nhuận này cũng như nhau:
Cụ thể Trong tháng 06 năm 2013 lợi nhuận thuần và lợi nhuận trước
thuế đều tăng 48,70% so với cùng kỳ năm 2012, tương đương tăng 168.893
nghìn đồng. Cả hai lợi nhuận này trong tháng 06 năm 2014 cũng tăng so với
cùng kỳ năm 2013, hai lợi nhuận này cùng kỳ năm 2014 đạt được 579.130
nghìn đồng tức tăng 81.285 nghìn đồng (tương đương 15,76%).
-70-
Bảng 4.9: Phân tích tình hình lợi nhuận tháng 06 của công ty qua 3 năm 2012 - 2014
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Tháng 06 năm
Chỉ tiêu
2012
2013
2014
Chênh lệch tháng 06 năm
Chênh lệch tháng 06 năm
2013/2012
2014/2013
Số tiền
%
Số tiền
%
Lợi nhuận gộp
732.033
864.550
950.243
132.517
18,10
85.693
9,91
Lợi nhuận thuần từ HDKD
346.952
515.845
597.130
168.893
48,70
81.285
15,76
Lợi nhuận trước thuế
346.952
515.845
597.130
168.893
48,70
81.285
15,76
Lợi nhuận sau thuế
277.562
412.676
477.704
135.114
48,68
65.028
15,76
Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Đầu Tư - Phát Triển Chợ - Siêu Thị Việt Mai
-71-
Tóm lại, lợi nhuận phát sinh của công ty chủ yếu là lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh, lợi nhuận khác hầu như là không phát sinh qua cùng kỳ
các năm 2012 - 2014. Thế nên lợi nhuận sau thuế của công ty cao hay thấp
tùy thuộc vào lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty cụ thể lợi
nhuận sau thuế trong tháng 06 năm 2013 tăng 48,68% tương đương 135.114
nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2012. Lợi nhuận sau thuế năm 2014 cùng kỳ
đạt 477.704 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2013 tăng 15,76% tương đương
tăng 65.028 nghìn đồng. Nguyên nhân là do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh có xu hướng tăng trong tháng 06 qua các năm 2012 - 2014 nên đã làm
cho lợi nhuận sau thuế tăng theo. Điều này cho thấy công ty đang từng bước đi
lên, công ty cần duy trì và phát huy thêm thế mạnh của mình và tìm ra phương
pháp đa dạng hóa nguồn thu cũng như lợi nhuận để hạn chế rủi ro giảm tối
thiểu nhất.
4.2.4 Những nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến kết
quả kinh doanh của công ty
4.2.4.1 Nguyên nhân chủ quan
a) Công tác quản lý chi phí tài chính
Qua kết quả phân tích trên thì có thể thấy rằng nguyên nhân chủ yếu ảnh
hưởng đến kết quả kinh doanh là chi phí tài chính, doanh thu của công ty tuy
có tăng nhiều nhưng do chi phí tài chính cao dẫn đến lợi nhuận của công ty
giảm rất nhiều. Nguyên nhân là do công ty đang trên đà phát triển này càng
lớn mạnh hơn nên đòi hỏi công ty phải tìm kiếm những thị trường có tiềm
năng để đầu tư. Vì lí do này mà công ty phải cần vốn rất lớn để đầu tư kịp thời
để nhanh chóng đưa vào hoạt động, cho nên công ty cần phải huy động vốn từ
các tổ chức tín dụng. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến chi
phí tài chính của công ty.
b) Khai thác hiệu quả công trình đầu tư
Muốn đầu tư hiệu quả hệ thống chợ cần phải cân đối giữa đầu tư xây
dựng với quy mô thực tế của từng loại chợ cụ thể, sử dụng tỉ lệ giữa các nguồn
vốn thích hợp chẳng hạn như vốn tự có của doanh nghiệp, vốn xã hội hóa, vốn
vay dự án đảm bảo hài hòa 3 lợi ích: Nhà nước, nhân dân và doanh nghiệp.
- Đối với nhà nước: Công ty luôn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính
theo quy định của pháp luật như thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế
thu nhập cá nhân của bộ máy quản lý. Mặt khác, hỗ trợ các cơ quan quản lý
thuế thu thuế trong tiểu thương đầy đủ hơn.
-72-
- Đối với nhân dân: Nhà đầu tư giúp đỡ tiểu thương, thương nhân kinh
doanh có lãi và gắn bó lâu dài hơn với chợ truyền thống như: có chính sách
miễn, giảm nhất định khi tiểu thương gặp khó khăn, nâng cao năng lực kinh
doanh và văn minh thương mại cho tiểu thương, thực hiện chương trình 3 giúp
đối với tiểu thương: giúp chỗ mua bán văn minh, hiện đại, ổn định lâu dài,
giúp tiếp cận vốn ngân hàng thông qua việc bảo lãnh vay vốn của công ty
nhằm xóa tận gốc tệ nạn cho vay nặng lãi trong chợ, tiếp cận nguồn hành giá
rẽ do công ty phân phối.
- Đối với doanh nghiệp: khoản thu cho thuê điểm kinh doanh tại chợ, các
khoản thu gắn với dịch vụ hoạt động của chợ, phải tuân thủ theo quy định ban
đầu của dự án. Phải biết lấy tiểu thương làm gốc (Dự án đầu tư chợ phải được
công khai, minh bạch trước tiểu thương trước khi xây dựng). Các nguồn thu từ
chợ phải đảm bảo hài hòa và phù hợp cho từng vùng, từng chợ cụ thể, đồng
thời phải được tiểu thương và thương nhân đồng thuận.
c) Về kết cấu công trình cho thuê
Xây dựng chợ phải đồng bộ, bao gồm nhà lồng bách hóa, nhà lồng thực
phẩm, khu tự sản tự tiêu, sân chợ, nhà để xe, nhà vệ sinh, đủ sức để phục vụ
các tiểu thương. Các nhà lồng được trang bị hệ thống ki-ot, lô sạp, phụ trợ,
phụ che đầy đủ và chất lượng, hệ thống phòng cháy chữa cháy, cấp thoát nước,
xử lý nước thải, vệ sinh môi trường, hệ thống điện nội ngoại vi hoàn chỉnh.
Mặt khác, để phù hợp với xu thế phát triển chợ hiện đại còn phải tính đến việc
kết hợp đầu tư chợ truyền thống với siêu thị, chẳng hạn xây dựng chợ là khu
nhà lầu 2 tầng, tầng trệt là chợ truyền thống, tầng trên là siêu thị như trợ trung
tâm tỉnh, thành phố, quận huyện mà công ty đang thực hiện.
4.2.4.2 Nguyên nhân khách quan
a) Về nhân tố thuộc về chính sách Nhà nước
Việc thực hiện xã hội hóa đầu tư, nâng cấp và phát triển chợ dân sinh bán
lẻ tại các khu dân cư thành thị và tại các cụm xã ở nông thôn mà các địa
phương đang triển khai là một trong những định hướng chủ yếu để phát triển
các loại hình chợ theo nghị định 02 và nghị định 114 của chính phủ về việc
phát triển quản lý chợ góp phần đưa “Hàng Việt về nông thôn” bền vững
nhưng cũng cần có giải pháp và quy chế phối hợp.
Để thực hiện định hướng trên nhà nước khuyến khích các chủ đầu tư xây
dựng chợ theo hình thức đầu tư chuyển giao (BT), hình thức đầu tư sở hữu
kinh doanh (BOO) để phát triển doanh nghiệp kinh doanh khai thác chợ thay
thế ban quản lý dự án. Nhà nước tiến hành cải cách hành chính thủ tục hành
-73-
chính dễ dàng hơn và nhà đầu tư được hưởng chính sách ưu đãi: Ngân sách hỗ
trợ 2 năm lãi suất sau đầu tư vốn vay ngân hàng xây dựng hệ thống thoát
nước, hệ thống điện chiếu sáng, kho thu mua nông sản thực phẩm trong chợ.
b) Nhân tố thuộc về xã hội
Nhân tố người tiêu dùng: từ rất lâu, chợ đã trở thành một nét văn hóa
không thể thiếu trong cuộc sống của người Việt Nam. Từ những khu chợ quê
đến những khu chợ khang trang, từ những buổi họp chợ thường đến chợ Phiên
hay chợ Tết, tất cả đã đi sâu vào tâm thức của mỗi người, trở thành một truyền
thống, một phong tục ý nghĩa trong nền văn hóa dân tộ. Tuy nhiên đi kèm với
cuộc sống hiện đại ngày nay, các siêu thị và các cửa hàng tiện lợi đã liên tục
mọc lên với chức năng cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng nhưng vẫn
không hề thay thế được vị trí của chợ trong tâm khảm và trong con sống của
con người. Thấu hiểu được điều này công ty dồn hết tâm sức để đầu tư, xây
dựng và phát triển chợ truyền thống và chợ hiện đại siêu thị kết hợp chợ
truyền thống ở khắp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và đang mở rộng đến
các khu vực lân cận góp phần làm cho công ty ngày càng có nhiều nguồn thu
hơn.
Nhân tố đối thủ cạnh tranh: hiện nay bất cứ ngành nghề kinh doanh nào
cũng có đối thủ cạnh tranh nên việc công ty có đối thủ cạnh tranh cũng không
ngoại lệ. Đối thủ cạnh tranh của công ty tuy không nhiều nhưng nó cũng ảnh
hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của công ty. Cũng có một số đối thủ
cạnh tranh là từ một vài đối tác làm ăn của công ty mà ra. Vì vậy công ty
không dự đoán trước được tình huống này nên khó có kế hoạch kinh doanh
hiệu quả. Tuy nhiên cũng vì có đối thủ cạnh tranh nên công ty sẽ càng nâng
cao chất lượng cung cấp dịch vụ cũng như tăng cường tiềm kiếm nhiều chiến
lược kinh doanh tốt hơn, đa dạng hóa nguồn thu để làm giảm thiểu tối đa rủi ro
cho công ty.
-74-
4.2.5 Đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty thông qua các chỉ số
tài chính
4.2.5.1 Chỉ số về khả năng thanh toán và hoạt động
Bảng 4.10: Các chỉ tiêu thanh toán và hoạt động của công ty trong tháng
06 qua 3 năm 2012 - 2014
Chỉ tiêu
Tháng 06 năm
Đơn vị tính
2012
2013
2014
Doanh thu thuần (1)
1.000 đồng
1.038.666
1.045.901
1.300.854
Giá trị tài sản lưu động (2)
1.000 đồng
1.275.334
1.075.223
1.492.030
Nợ ngắn hạn (3)
1.000 đồng
7.921.685
8.843.517
7.065.267
Hàng tồn kho bình quân (4)
1.000 đồng
352.461
222.726
400.299
Lần
0,16
0,12
0,21
Vòng quay hàng tồn kho (1)/(4)
Vòng
2,95
4,70
3,25
Số ngày tồn kho
Ngày
10
6
9
Tỷ số thanh khoản hiện thời (2)/(3)
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty qua 3 năm 2012 – 2014
a) Chỉ số về khả năng thanh toán hiện hành (Rc)
Tỷ số thanh toán hiện thời là thước đo để cá thể trả nợ cũ công ty, nó chỉ
ra phạm vi, qui mô và các yêu cầu của chủ nợ được trang trải bằng các tài sản
lưu động có thể chuyển đổi bằng tiền trong thời gian phù hợp với hạn trả.
Tỷ số thanh khoản hiện thời được xác định dựa vào số liệu từ bảng cân
đối tài sản bằng cách lấy giá trị tài sản lưu động chia cho giá trị nợ ngắn hạn
phải trả. Tỷ số này cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp
có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng thanh toán. Cụ thể trong
tháng 06 năm 2012 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn có 0,16 đồng tài sản lưu động có
thể sử dụng thanh toán, điều này cho thấy công ty chưa đáp ứng được khả
năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty, sang tháng 06 năm 2013
khả năng thanh toán lại giảm cứ 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ có 0,12 đồng tài sản
lưu động có thể sử dụng thanh toán, đã giảm 0,04 đồng so với tháng năm
2012, điều này cho thấy trong tháng 06 năm 2013 tài sản lưu động không có
thể bù đắp được nợ ngắn hạn, sang tháng 06 năm 2014 tỷ số thanh khoản hiện
thời tăng so với tháng 06 năm 2013 tăng 0,09 đồng, tức cứ 1 đồng nợ ngắn hạn
có 0,21 đồng tài sản lưu động có thể sử dụng thanh toán nhưng vẫn chưa bù
đắp được nợ ngắn hạn.
-75-
b) Vòng quay hàng tồn kho
Để đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp chúng ta có
thể sử dụng tỷ số hoạt động hàng tồn kho, tỷ số này có thể đo lường bằng chỉ
tiêu vòng quay hàng tồn kho. Qua kết quả bảng 4.10 trang 75 trên ta thấy số
vòng quay hàng tồn kho qua tháng 06 của 3 năm có sự biến thiên, cụ thể trong
tháng 06 năm 2012 số vòng quay hàng tồn kho là 2,95 vòng để tạo ra doanh
thu và bình quân hàng tồn kho mất 10 ngày. Sang tháng 06 năm 2013 số vòng
quay hàng tồn kho là 4,7 vòng, mất 6 ngày, trong tháng 06 năm 2013 số vòng
quay giảm xuống 1,45 vòng so với cùng kỳ năm 2013, số ngày tồn kho là 9
ngày. Điều này cho thấy công ty quản lý tốt công tác hàng tồn kho.
Nhìn chung, khả năng thanh toán nợ của công ty chưa được đảm bảo,
công ty cần có những biện pháp làm tăng tỷ số này lên cũng như việc quản lý
tốt công tác hàng tồn kho nhằm thu hút các nhà đầu tư hay tạo niềm tin cho
các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận cho công ty hoạt động ngày càng tốt
hơn.
4.2.5.2 Chỉ số về khả năng sinh lời
Bảng 4.11: Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của công ty trong tháng 06
qua 3 năm 2012 - 2014
Chỉ tiêu
Tháng 06 năm
Đơn vị tính
2012
2013
2014
Lợi nhuận ròng (1)
1.000 đồng
277.562
412.676
477.704
Doanh thu thuần (2)
1.000 đồng
1.038.666
1.045.901
1.300.854
Tổng tài sản (3)
1.000 đồng
70.884.293
70.520.292
78.876.751
Vốn chủ sở hữu (4)
1.000 đồng
44.839.535
42.548.774
48.336.219
ROS (1)/(2)
%
26,72
39,46
36,72
ROA (1)/(3)
%
0,39
0,59
0,61
ROE (1)/(4)
%
0,62
0,97
0,99
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty qua 3 năm 2012 – 2014
Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả toàn bộ
hoạt động kinh doanh của công ty. Hay nói cách khác, khả năng sinh lời là
điều kiện duy trì sự tồn tại và phát triển của công ty, chu kỳ sống của công ty
dài hay ngằn phụ thuộc rất lớn vào khả năng sinh lời. Khi công ty hoạt động
có hiệu quả thì lợi nhuận càng nhiều và ngược lại. Nhưng chỉ căn cứ vào sự
-76-
tăng giảm lợi nhuận thì chưa đủ để đánh giá chính xác hoạt động của công ty
là tốt hay xấu mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với phần
giá trị thực hiện được, với tài sản với vốn chủ sở hữu mới có thể biết được
chính xác hơn hiệu quả hoạt động toàn bộ hoạt động cũng như toàn bộ phận.
a) Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng/doanh thu (ROS)
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần cho biết với một
đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận ròng. Qua bảng số liệu 4.12 trên trang 77, chúng ta thấy tỷ suất
lợi nhuận ròng/doanh thu (ROS) tăng qua các năm, cụ thể tháng 06 năm 2012
cứ 100 đồng doanh thu thuần thì mang lại 26,72 đồng lợi nhuận cho công ty,
sang năm 2013 tỷ suất này lại tăng lên đáng kể, cứ 100 đồng doanh thu thuần
thì mang lại 39,46 đồng lợi nhuận, tăng 12,74% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2014 lại tăng lên so với cùng kỳ năm 2013, trong năm 2014 thì cứ 100
đồng doanh thu thuần mang lại 36,72 đồng lợi nhuận, giảm 2,74% so với cùng
kỳ năm 2013. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh của công ty là chưa
được tốt mặt khác công ty đã quản lý tương đối tốt tình hình chi phí, công ty
cần duy trì và phát huy điều này.
b) Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận ròng/ tổng tài sản (ROA)
Qua số liệu phân tích của bảng 4.11 trên trang 76 ta thấy tỷ suất lợi
nhuận ròng trên tổng tài sản thể hiện khả năng sinh lời của 100 đồng tài sản
được đầu tư, phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng tài sản kinh doanh
của doanh nghiệp. Ta thấy rằng tỷ suất lợi nhuận ròng/tổng tài sản ở tháng 06
năm 2012 là 0,39%, tức là cứ 100 đồng tài sản thì mang lại 0,39 đồng lợi
nhuận, sang năm 2013 thì chỉ tiêu này là 0,59%, có thể thấy rằng từ 100 đồng
tài sản thì mang lại cho công ty là 0,59 đồng lợi nhuận, tăng 0,2%. Đến tháng
06 năm 2014 thì tỷ suất này là 0,61%, cứ 100 đồng tài sản thì đem lại 0,61
đồng lợi nhuận, chúng ta thấy rằng chỉ tiêu này lại tiếp tục tăng 0,02% so với
cùng kỳ năm 2013. Việc chỉ tiêu này tăng nói lên công ty đã đầu tư, quản lý,
sắp xếp và sử dụng tài sản một cách hợp lý mang lại lợi nhuận cao, điều này
chứng tỏ rằng công ty sử dụng tài sản có hiệu quả.
c) Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu (ROE)
Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho các cổ
đông, những người chủ sở hữu doanh nghiệp đó. Lợi nhuận ròng/vốn chủ sở
hữu là chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện của mục tiêu này. Chỉ tiêu này cho
biết trong 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp trong kỳ thì
mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Bảng 4.11 trên trang 76 cho thấy
tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty đều tăng qua các năm.
-77-
Tháng 06 năm 2012, chỉ tiêu này là 0,62%, tức là với 100 đồng vốn chủ sở
hữu sẽ thu được 0,62 đồng lợi nhuận trước thuế. Ở tháng 06 năm 2013 tỷ suất
sinh lời này đạt 0,97%, tức là với 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ thu được 0,97
đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 0,35% so với tháng 06 năm 2012. Trong đó
tháng 06 năm 2014 là năm có ROE cao nhất trong 3 năm, có nghĩa là trong
năm này, vốn chủ sở hữu đầu tư vào công ty phát huy hiệu quả sử dụng cao
nhất, nói cách khác bình quân cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu trong tháng 06
năm 2014 thì mang lại 0,99 đồng lợi nhuận sau thuế cao hơn năm 2013 là
0,02%. Qua các con số trên, rõ ràng là công ty đã có những cải thiện hiệu quả
để làm tăng lợi nhuận cho mình. Tuy nhiên tỷ suất này tuy có tăng qua các
năm nhưng vẫn còn rất thấp, do đó công ty cần phát huy hơn nữa, tìm ra các
giải pháp đã thực hiện khi đem lại lợi nhuận cao hơn cho công ty trong tương
lai.
Nhìn chung, các chỉ tiêu sinh lời của công ty đang theo chiều hướng tốt
qua các năm, đồng thời thể hiện tầm nhìn chiếc lược của ban lãnh đạo là có
hiệu quả tạo ra lợi nhuận ngày càng nhiều góp phần gia tăng lãi cổ tức cho cổ
đông, bên cạnh đó công tác quản lý về chi phí cũng như sử dụng tài sản có
mục đích hiệu quả, quản lý hàng tồn kho tốt của ban lãnh đạo cũng góp phần
không kém cho thành công của công ty như hiện nay.
-78-
CHƢƠNG 5
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƢ - PHÁT
TRIỂN CHỢ - SIÊU THỊ VIỆT MAI
5.1 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
5.1.1 Đánh giá thực trạng công tác kế toán của công ty
Qua thời gian thực tập, tìm hiểu về công tác kế toán nói chung và phần
hành kế toán xác định kết quả tiêu thụ tại công ty TNHH Đầu Tư - Phát Triển
Chợ - Siêu Thị Việt Mai, công ty có những ưu điểm và tồn tại như sau:
5.1.1.1 Ưu điểm:
- Kế toán xác định kết quả kinh doanh ở Công ty TNHH Đầu Tư - Phát
Triển Chợ - Siêu Thị Việt Mai được tiến hành tương đối hoàn chỉnh.
- Tập thể người lao động có kinh nghiệm, trình độ, ý thức trách nhiệm
cao và không ngừng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.
- Ban lãnh đạo Công ty luôn lãnh đạo sâu sát và không ngừng cải tiến
phương thức quản lý cho phù hợp.
- Hệ thống tài khoản: Công ty áp dụng tương đối đầy đủ các loại tài
khoản theo hệ thống kế toán Việt Nam theo quyết định số 48/2006/QĐ - BTC
do Bộ tài chính ban hành vào ngày 14 tháng 9 năm 2006 và một số thông tư
sửa đổi bổ sung. Trong đó có áp dụng các tài khoản liên quan đến tiêu thụ
cũng như xác định kết quả kinh doanh, giúp ích cho quá trình ghi chép quá
trình tiêu thụ, các khoản doanh thu, chi phí một cách rõ ràng.
- Công tác tổ chức bộ máy kế toán: với đặc điểm là doanh nghiệp tổ chức
kinh doanh với quy mô nhỏ vừa, nên công ty lựa chọn hình thức kế toán tập
trung để áp dụng cho công tác kế toán của công ty mình. Với hình thức tổ
chức này thì tất cả các nghiệp vụ kinh doanh của công ty sẽ do phòng kế toán
trung tâm đảm nhận, kế toán trưởng sẽ dễ dàng kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo
nghiệp vụ, tập trung thống nhất đảm bảo cho các nghiệp vụ kế toán khi phát
sinh sẽ được ghi chép và hạch toán rõ ràng cụ thể. Bên cạnh đó, các nhân viên
trong phòng kế toán đều có nhiệm vụ rõ ràng, từng người sẽ chuyên về các
mảng khác nhau như hàng tồn kho, công nợ, và kế toán tiền gởi ngân hàng.
Nhờ vậy đã tạo nên sự chuyên môn hóa của hệ thống kế toán, tránh công việc
bị chồng chéo, từ đó nâng cao hiệu quả kế toán, giúp mỗi nghiệp vụ kế toán
-79-
khi phát sinh sẽ được giải quyết nhanh chóng, rõ ràng theo sự nhiệm vụ của
từng người.
- Hình thức sổ kế toán: hiện nay công ty áp dụng hình thức sổ nhật ký
chung, việc áp dụng hình thức kế toán này cho thấy đơn vị đã biết khai thác
khả năng về chuyên môn đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán toàn công ty, giảm
nhẹ khối lượng công việc ghi sổ kế toán, giảm lao động trong phòng kế toán.
Đặc biệt, việc ứng dụng kế toán trên máy vi tính đang thực sự tạo nên một hệ
thống kế toán hiệu quả và có độ tin cậy cao. Nhờ có phần mềm kế toán, nhân
viên kế toán chỉ cần nhập số liệu nội dung nghiệp vụ phần mềm sẽ tự cập nhật
không cần phải hạch toán tính toán và độ chính xác luôn được đảm bảo. Các
loại sổ trong đó có sổ nhật ký chung, sổ chi tiết, sổ cái tài khoản doanh thu, giá
vốn hàng bán đều được lập bởi phần mềm kế toán rất tiện lợi.
- Tổ chức và ghi chép
+ Công ty sử dụng đúng các mẫu chứng từ theo quy định của Bộ tài
chính. Khi chứng từ tập hợp về phòng kế toán thì được phân loại, sắp xếp
riêng theo từng nội dung giúp dễ dàng trong việc tìm kiếm và ghi vào sổ sách.
+ Hóa đơn GTGT: phần nội dung hóa đơn đã được kế toán phản ánh
đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh, không có tẩy xóa, sửa chữa, dùng
cùng một màu mực, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết liên tục không
ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chỗ đã in sẵn. Hiện tại kế toán của công
ty có thực hiện gạch hóa đơn theo đúng quy định cho nên, đã đảm bảo hóa đơn
GTGT được lập đúng, hợp lý và hợp lệ trước khi ký xác nhận. Ngoài những
vấn đề nêu trên thì công tác tổ chức ký duyệt chứng từ, hóa đơn tại công ty
tương đối đầy đủ, chỉ còn một vì chứng từ thiếu chữ ký.
5.1.1.2 Những hạn chế
Qua quá trình tìm hiểu tình hình thực hiện kế hoạch kế toán nói chung,
kế toán xác định kết quả kinh doanh nói riêng ta thấy công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Chợ - Siêu Thị Việt Mai có những hạn chế như sau:
- Trong quá trình luân chuyển chứng từ thì số liên chứng từ bị thất thoát
rất nhiều, đặc biệt là các chứng từ liên quan đến hoạt động tài chính ví dụ như
séc, giấy báo có, giấy báo nợ, việc luân chuyển và lưu giữ chứng từ chủ yếu
được thực hiện bằng phương pháp thủ công và thường không tập hợp chứng từ
đủ bộ ngay sau khi nghiệp vụ phát sinh dẫn đến tình trạng thất thoát chứng từ
dễ xảy ra. Thêm vào đó, trong thời gian gần đây công ty có sự điều chuyển
nhân viên nên việc bàn giao chứng từ cũng gây nên tình trạng thất thoát chứng
từ.
-80-
- Số chứng từ của phiếu thu được đánh số theo từng cách của các chi
nhánh không có sự thống nhất, và số phiếu thu là những con số tự nhiên nên
khi lên sổ sách số chứng từ chỉ đơn thuần là những con số do đó rất khó phân
biệt, gây dễ nhầm lẫn. Vì vậy nên khắc phục đánh số chứng từ để tiện theo dõi
quản lý.
- Về tình hình tài chính của công ty thì khả năng thanh toán của công ty
còn thấp, tài sản lưu động chưa thật sự đảm bảo bù đắp được nợ ngắn hạn, với
tình hình như vậy chỉ có thể sử dụng để thanh toán. Vì vậy công ty cần cố
gắng hơn trong việc cải hiện khả năng thanh khoản.
5.1.2 Một số ý kiến hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả
kinh doanh
Để hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh trước hết
công ty nên phát huy những ưu điểm đang có và khắc phục những hạn chế còn
tồn tại bằng một số giải pháp sau:
- Công ty cần có biện pháp cụ thể để quản lý chứng từ chặt chẽ hơn, cụ
thể là ngay khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì cần phải có đầy đủ chứng từ
liên quan tới nghiệp vụ đó thì kế toán mới tiến hành ghi sổ, tránh trường hợp
ghi rồi mới tập hợp chứng từ lại sau. Nếu trong trường hợp công ty cần điều
chuyển nhân sự thì cần bàn giao chứng từ đầy đủ cho người tiếp nhận rồi mới
nghỉ làm hay nhận vị trí mới.
- Hiện tại số chứng từ của phiếu thu được đánh số theo từng cách của các
chi nhánh không có sự thống nhất, và số phiếu thu là những con số tự nhiên
nên khi lên sổ sách số chứng từ chỉ đơn thuần là những con số do đó rất khó
phân biệt, gây dễ nhầm lẫn. Vì vậy nên khắc phục đánh số chứng từ theo số
thứ tự có kèm theo ký tự (ví dụ như phiếu thu số 1 thì ta ghi PT01TV,
PT02AG, …) sẽ dễ nhìn, dễ phân biệt phiếu thu của chi nhánh nào và tránh
việc ghi nhầm lẫn giữa thu và chi.
- Để cải thiện khả năng thanh khoản cũng như tài sản lưu động có thể
đảm bảo bù đắp được nợ ngắn hạn, công ty cần phải giảm tối thiểu nợ ngắn
hạn hiện tại và tăng tài sản lưu động bằng cách đàm phán để có các điều khoản
thanh toán dài hơn với những nhà cung cấp. Thời gian thanh toán càng dài
càng tốt nhằm giữ đồng tiền ở lại với doanh nghiệp lâu hơn, bên cạnh đó giám
sát hiệu quả nhất các khoản thu của doanh nghiệp nhằm đảm bảo rằng doanh
nghiệp đang viết hoá đơn và thu tiền khách hàng chuẩn xác nhất và doanh
nghiệp cũng đang nhận được các khoản thanh toán đúng hẹn.
-81-
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH
5.2.1 Nguyên nhân và tồn tại
Hiện tại tình hình doanh thu của công ty chỉ thu từ cung cấp dịch vụ là
chính, công ty chưa có thêm các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính và từ
thu nhập khác để làm tăng lợi nhuận trước thuế cũng như lợi nhuận sau thuế
của công ty.
Trong quá trình cung cấp dịch vụ công ty chưa thực hiện các giải pháp để
khuyến khích khách hàng của mình như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng
bán nhằm khuyến khích cho nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty
ngày càng nhiều góp phần gia tăng hiệu quả kinh doanh cho công ty.
Về chi phí quản lý kinh doanh của công ty các năm trước còn cao, nhưng
đến năm 214 có phần giảm lại, công ty nên duy trì và tối ưu hóa khoản mục
chi phí này nhằm góp phần làm giảm chi phí tăng lợi nhuận cũng như góp
phần làm tăng hiệu quả kinh doanh cho công ty.
Bên cạnh đó về chi phí tài chính của công ty có xu hướng tăng cao qua
các năm, công ty nên kiểm soát tốt chi phí này vì chi phí tài chính của công ty
đã góp phần đáng kể và chủ yếu đến việc làm giảm hiệu quả kinh doanh của
công ty qua các năm.
5.2.2 Giải pháp về lợi nhuận
Như chúng ta đã thấy qua các bản phân tích tình hình hoạt động kinh
doanh của công ty qua các năm công ty doanh thu chủ yếu là doanh thu từ hoạt
động cung cấp dịch vụ là chính, để tăng thêm lợi nhuận công ty nên xem xét
tình hình tài chính các công ty bạn hoặc bên ngoài để góp vốn liên doanh hoặc
mua cổ phiếu bên cạnh đó kiểm soát lại máy móc thiết bị nào không còn hữu
ích hoặc không sử dụng công ty nên thanh lý các máy móc thiết bị này.
Để góp phần tăng lợi nhuận công ty nên thực hiện các giải pháp để
khuyến khích khách hàng của mình như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng
bán ví dụ như: nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ trong năm công ty giảm 5% giá
dịch vụ cho tất cả các khách hàng cũ và giảm 10% cho khách hàng mới sử
dụng dịch vụ của công ty, nhằm mục đích duy trì khách hàng cũ và khuyến
khích khách hàng mới sử dụng dịch vụ của công ty.
Hiện tại chi phí quả lý kinh doanh đang kiểm soát tương đối tốt, nhưng
các năm trước chi phí này còn cao, công ty nên đưa ra các giải pháp duy trì và
tiết kiệm các khoản chi phí này đến mức thấp nhất như: cần tắt hết đèn, máy
tính, máy lạnh, … khi không còn sử dụng. Sử dụng tiết kiệm các công cụ văn
-82-
phòng như giấy, mực in, … cần đề ra các quy tắc cụ thể trong việc sử dụng các
công cụ, tài sản phục vụ cho công việc, cũng như đề ra các hình thức khen
thưởng, xử phạt nhân viên trong việc sử dụng tiết kiệm dụng cụ văn phòng.
Để góp phần làm làm tăng lợi nhuận công ty cần liên kết, thu hút vốn
đầu tư của các tổ chức kinh tế trong và ngoài để giảm chi phí hoạt động tài
chính.
5.2.3 Giải pháp khác
a) Luôn đặt uy tín lên hàng đầu
Uy tín luôn luôn là tiêu chí hàng đầu trong quá trình kinh doanh, uy tính
bao gồm chất lượng dịch vụ cũng như đúng hạn trong quá trình giao, nhận
từng dịch vụ đúng thời gian. Bên cạnh đó việc thanh toán công nợ cho các nhà
cung ứng nguyên liệu cũng phải được đặt lên hàng đầu, vì như vậy thì mới tạo
được mối quan hệ tốt với nhà cung ứng, tránh tình trạng bị ép giá, cũng như
thiếu nguồn hàng.
b) Tạo môi trường làm việc tích cực cho nhân viên
Công ty cần phát huy các chính sách khuyến khích nhân viên, nhằm tạo
động lực để họ phát huy hết khả năng của mình, đặc biệt là nhân viên bên
khâu thị trường. Hiện tại công ty đã có chính sách khen thưởng mỗi cuối tháng
cho các nhân viên có thành tích tốt trong việc khai thác thị trường, nhờ vậy mà
doanh thu của công ty tăng lên đáng kể. Vì thế công ty cần có thêm nhiều
chính sách khen thưởng hơn nữa với nhiều hình thức khác nhau như du lịch,
tăng lương nếu làm việc có hiệu quả.
c) Chú trọng kết cấu dịch vụ
Xây dựng chợ phải đồng bộ, bao gồm nhà lồng bách hóa, nhà lồng thực
phẩm, khu tự sản tự tiêu, sân chợ, nhà để xe, nhà vệ sinh, đủ sức để phục vụ
các tiểu thương. Các nhà lồng được trang bị hệ thống ki-ot, lô sạp, phụ trợ,
phụ che đầy đủ và chất lượng, hệ thống phòng cháy chữa cháy, cấp thoát nước,
xử lý nước thải, vệ sinh môi trường, hệ thống điện nội ngoại vi hoàn chỉnh
Mặt khác, để phù hợp với xu thế phát triển chợ hiện đại còn phải tính đến việc
kết hợp đầu tư chợ truyền thống với siêu thị, chẳng hạn xây dựng chợ là khu
nhà lầu 2 tầng, tầng trệt là chợ truyền thống, tầng trên là siêu thị như trợ trung
tâm tỉnh, thành phố, quận huyện mà công ty đang thực hiện. Nhằm góp phần
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng khi tham gia thuê dịch vụ của
công ty góp phần thúc đẩy tăng doanh thu cung như hiệu quả kinh doanh của
công ty.
-83-
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Cho đến nay công ty TNHH Đầu Tư - Phát Triển Chợ - Siêu Thị Việt
Mai đã không ngừng phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn và không ngừng tiến
hành các chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Bằng
chứng là công ty đã dần đi vào quỹ đạo và có thể nói có chỗ đứng trong lĩnh
vực kinh doanh của mình.
Qua phân tích tình hình tiêu thụ và kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty TNHH Đầu Tư - Phát Triển Chợ - Siêu Thị Việt Mai trong 3 năm
2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 cho thấy tình hình hoạt động của
công ty ngày càng có hiệu quả và quy mô ngày càng mở rộng. Bên cạnh đó
công ty cũng đã cố gắng hết sức và đồng thời đã có nhiều biện pháp hữu hiệu
trong việc gia tăng doanh thu. Tuy chi phí của công ty cũng có tăng nhưng so
với tốc độ tăng của doanh thu vẫn chấp nhận được, tuy nhiên lợi nhuận sau
cùng mang về còn nhỏ so với tổng doanh thu hình thành. Điều này cho thấy
công ty cần cố gắng trong việc quản lý chi phí.
Trong những năm qua công ty đã không ngừng phát triển đi lên, lợi
nhuận có sự gia tăng. Sự thành công này là do tập thể cán bộ công nhân viên
của công ty đã có biện pháp, hướng đi thích hợp, không ngừng nổ lực phấn
đấu, đổi mới hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật, tạo cho công ty có vị thế
ngày càng vững chắc trên thị trường của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Hiện nay công ty đang tập trung kinh doanh để làm gia tăng lợi nhuận,
đồng thời nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước, đảm bảo đời
sống vật chất tinh thần ngày càng cao cho cán bộ công nhân viên. Song song
đó công ty đã sử dụng có hiệu quả các loại nguồn vốn của mình để tạo ra lợi
nhuận. Tuy nhiên công ty vẫn còn khó khăn trong việc vay vốn trong quá trình
kinh doanh vì những khoản trả lãi rất cao.
Qua việc phân tích trên ta thấy được những mặt mạnh và yếu của công
ty, những khó khắn khách quan, chủ quan cần khắc phục. Công ty vẫn cố gắng
hơn nữa trong việc cung cấp dịch vụ, tiết kiệm chi phí để có thể khắc phục
được khó khăn và giữ vững được hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh
doanh.
-84-
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với Nhà nước
- Nhà nước cần ban hành các chính sách nhằm tạo môi trường kinh
doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, có chính sách ưu đãi về thuế, đơn giản hóa
thủ tục hành chính.
- Cần tạo điều kiện khuyến khích nhà đầu tư tiếp cận vốn vay ngân hàng
và các Quỹ Đầu tư Phát triển của địa phương ngay từ đầu khi triển khai dự án
để bổ sung vốn kinh doanh cho những mục tiêu mà nhà đầu tư đã định hướng
với lãi suất ưu đãi và dài hạn.
- Phải phân định cấp nào quản lý về mặt nhà nước đối với doanh nghiệp
và cấp náo phối hợp với doanh nghiệp để giải quyết những vấn đề liên quan
giữa doanh nghiệp với chợ; chợ đối với địa phương.
6.2.2 Đối với cơ quan thuế
Có những chính sách ưu đãi về thuế suất, khuyến khích doanh nghiệp mở
rộng sản xuất kinh doanh, góp phần làm tăng lợi nhuận đóng góp một phần
vào ngân sách quốc gia.
Có các văn bản hướng dẫn cụ thể về kê khai và nộp thuế, các biểu mẫu
kê khai dễ hiểu để doanh nghiệp thao tác dễ dàng và thực hiện đúng theo quy
định.
Khuyến khích các doanh nghiệp kê khai và nộp thuế bằng phần mềm,
nhằm làm giảm bớt các thủ tục kê khai và nộp thuế đặc biệt vào các thời điểm
cuối năm thời điểm quyết toán thuế.
-85-
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Tài chính 2006. Chế độ kế toán doanh nghiệp quyển 2. Hà Nội: Nhà
xuất bản Tài chính.
Phan Đức Dũng 2010. Kế toán Tài chính (Lý thuyết và Bài tập). Hà Nội:
Nhà xuất bản Thống kê.
Trần Quốc Dũng 2010. Bài giảng kế toán tài chính. Trường Đại Học Cần
Thơ.
Trần Quốc Dũng. Nguyên lí Kế toán. Nhà xuất bản Giáo dục Việt nam.
Bùi Văn Trịnh. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh. Tủ sách Đại
học Cần Thơ.
Huỳnh Thị Đan Xuân. Bài giảng Phương pháp nghiên cứu Kinh tế.
Trường Đại học Cần Thơ.
Võ Văn Nhị. 333 Sơ đồ kế toán. Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh.
-86-
[...]... trong doanh nghiệp nên công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của việc quản lý ở doanh nghiệp Với tầm quan trọng của công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh đã nêu trên, em chọn đề tài Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Đầu Tư - Phát Triển Chợ - Siêu Thị Việt Mai cho luận văn tốt nghiệp của... chung Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích hiệu quả hoạt kinh doanh của công ty từ đó đưa ra giải pháp để hoàn thiện công tác kế toán và nâng cao hiệu quả hoạt động của kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Đầu Tư - Phát Triển Chợ - Siêu Thị Việt Mai trong thời gian sắp tới 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Khái quát hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2011, 2012, 2013, và 6 tháng đầu năm... tƣợng nghiên cứu Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Đầu Tư - Phát Triển Chợ - Siêu Thị Việt Mai -2- CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm và ý nghĩa kết quả kinh doanh 2.1.1.1 Khái niệm Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định 2.1.1.2 Ý nghĩa... hàng chuyển lý và chi phí thuế TNDN Kết chuyển lỗ phát sinh 421 BHYT, KPCĐ của bộ phận quản lý Kết và chuyển lãi phát bán hàng trong kỳ trongquản kỳ lý và bán KPCĐ củasinh bộ phận hàng Nguồn: 333 Sơ đồ kế toán, PGS.TS Võ Văn Nhị Hình 2.10 Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh -20- 2.1.3 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 2.1.3.1 Khái niệm về phân tích kết quả kinh doanh Phân tích HĐKD là quá... tháng đầu năm 2014 - Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Đầu Tư - Phát Triển Chợ - Siêu Thị Việt Mai tháng 06 năm 2014 - Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty trong tháng 6 của 3 năm 2012, 2013, 2104 tìm ra những nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến lợi nhuận và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thông qua các tỉ số tài chính - Nhận xét và đề xuất một số giải... chiếm lĩnh thị trường Do vậy, việc xác định và phân tích kết quả kinh doanh là rất cần thiết vì nó giúp chủ doanh nghiệp hay giám đốc điều hành có thể phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương án kinh doanh hay đầu tư có hiệu quả nhất Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tính trung thực, đáng tin cậy của các thông tin mà kế toán cung cấp 2.1.2 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 2.1.2.1 Kế toán doanh thu... hình kinh doanh và những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, cũng như rút ra quy luật và xu hướng phát triển của điều kiện kinh doanh làm cơ sở cho dự báo và hoạch định chính sách 2.1.3.2 Ý nghĩa về phân tích kết quả kinh doanh Phân tích HĐKD là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh Phân tích HĐKD là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp vì phân tích. .. giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán và nâng cao hiệu quả hoạt động của kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH Đầu Tư - Phát Triển Chợ Siêu Thị Việt Mai 1.3.2 Thời gian - Đề tài sử dụng số liệu của kỳ kế toán tháng 6 năm 2014 - Đề tài sử dụng số liệu năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 - Thời gian... cáo kết quả phân tích, đề xuất biện pháp quản trị -21- 2.1.4 Các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh 2.1.4.1 Các nhân tố chủ quan a) Bộ máy quản trị của doanh nghiệp Nhiệm vụ đầu tiên của bộ máy quản trị doanh nghiệp và xây dựng cho doanh nghiệp một chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp Nếu xây dựng cho doanh nghiệp một chiến lược kinh doanh và phát triển doanh. .. nộp xác định cuối năm Nguồn: 333 Sơ đồ kế toán, PGS.TS Võ Văn Nhị Hình 2.9 Sơ đồ hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp 2.1.2.10 Kế toán xác định kết quả kinh doanh a) Khái niệm Là công tác hạch toán liên quan đến các khoản chi phí và doanh thu trong kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh để tính toán và xác định chỉ tiêu lãi lỗ, thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước b) Tài khoản sử dụng TK 911 - Xác định kết ... 3.6.3 Định hƣớng phát triển Công ty 44 CHƢƠNG 4: KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƢ - PHÁT TRIỂN CHỢ - SIÊU THỊ VIỆT MAI 45 4.1 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH. .. KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN TẤN KHANH MSSV: S1200425 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐẦU TƯ - PHÁT TRIỂN CHỢ - SIÊU THỊ VIỆT MAI. .. việc quản lý doanh nghiệp Với tầm quan trọng công tác kế toán xác định kết kinh doanh nêu trên, em chọn đề tài Kế toán xác định kết kinh doanh phân tích kết kinh doanh Công ty TNHH Đầu Tư - Phát