Phân tích tình hình lợi nhuận tháng 06 qua 3 năm 2012 2014

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư phát triển chợ siêu thị việt mai (Trang 81)

Lợi nhuận là một thước đo hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là một dữ liệu tổng hợp đánh giá toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Phân tích tình hình lợi nhuận là đánh giá sự biến động của toàn công ty, của từng bộ phận lợi nhuận của kỳ này so với kỳ trước, nhằm thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn bộ công ty là tốt hay xấu.

Từ đó tìm ra những nhân tố ảnh hưởng, những nguyên nhân gây khó khăn, hay là những nguyên nhân mang lại thuận lợi cho qua trình hoạt động của công ty và đề ra những biện pháp nâng cao mức lợi nhuận trong kỳ kinh doanh tiếp theo. Để hình dung rõ hơn về tình hình lợi nhuận của công ty, sau đây là bảng số liệu về tình hình lợi nhuận của công ty trong tháng 06 qua 3 năm 2012 - 2014.

Từ bảng số liệu bảng 4.9 trang 71 dưới đây ta dễ dàng thấy lợi nhuận của công ty tháng 06 qua 3 năm 2012 - 2014 liên tục tăng trưởng, cụ thể là:

Lợi nhuận gộp: trong tháng 06 năm 2013 lợi nhuận gộp đạt 732.033 nghìn đồng tăng 18,10% so với cùng kỳ năm 2012, tương đương tăng 132.517 nghìn đồng. Sang tháng 06 năm 2014 lợi nhuận này cũng tăng đạt 950.243 nghìn đồng tăng 9,91% so với cùng kỳ năm 2013, tương đương tăng 85,693 nghìn đồng. Nguyên nhân của sự tăng trưởng về lợi nhuận cùng kỳ qua các năm 2012 - 2014 là do công ty ngày càng có nhiều khách hàng, chiến lược kinh doanh hiệu quả phù hợp với xu hướng hiện nay.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là khoản còn lại của lợi nhuận gộp và lợi nhuận từ hoạt động tài chính sau khi trừ đi chi phí kinh doanh. Do trong kỳ không phát sinh lợi nhuận từ hoạt động tài chính nên chỉ là khoản còn lại của lợi nhuận gộp sau khi trừ đi chi phí kinh doanh bên cạnh đó lợi nhuận trước thuế sẽ bằng tổng của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác, nhưng trong tháng 06 qua các năm 2012 - 2014 không có phát sinh lợi nhuận khác nên có thể kết luận rằng nhận số liệu của lợi nhuận trước thuế cũng chính bằng số liệu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, mặt khác sự biến động về hai lợi nhuận này cũng như nhau:

Cụ thể Trong tháng 06 năm 2013 lợi nhuận thuần và lợi nhuận trước thuế đều tăng 48,70% so với cùng kỳ năm 2012, tương đương tăng 168.893 nghìn đồng. Cả hai lợi nhuận này trong tháng 06 năm 2014 cũng tăng so với cùng kỳ năm 2013, hai lợi nhuận này cùng kỳ năm 2014 đạt được 579.130 nghìn đồng tức tăng 81.285 nghìn đồng (tương đương 15,76%).

-71-

Bảng 4.9: Phân tích tình hình lợi nhuận tháng 06 của công ty qua 3 năm 2012 - 2014

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Đầu Tư - Phát Triển Chợ - Siêu Thị Việt Mai

Chỉ tiêu

Tháng 06 năm Chênh lệch tháng 06 năm 2013/2012

Chênh lệch tháng 06 năm 2014/2013

2012 2013 2014 Số tiền % Số tiền %

Lợi nhuận gộp

Lợi nhuận thuần từ HDKD Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế

732.033 346.952 346.952 277.562 864.550 515.845 515.845 412.676 950.243 597.130 597.130 477.704 132.517 168.893 168.893 135.114 18,10 48,70 48,70 48,68 85.693 81.285 81.285 65.028 9,91 15,76 15,76 15,76

-72-

Tóm lại, lợi nhuận phát sinh của công ty chủ yếu là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận khác hầu như là không phát sinh qua cùng kỳ các năm 2012 - 2014. Thế nên lợi nhuận sau thuế của công ty cao hay thấp tùy thuộc vào lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty cụ thể lợi nhuận sau thuế trong tháng 06 năm 2013 tăng 48,68% tương đương 135.114 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2012. Lợi nhuận sau thuế năm 2014 cùng kỳ đạt 477.704 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2013 tăng 15,76% tương đương tăng 65.028 nghìn đồng. Nguyên nhân là do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh có xu hướng tăng trong tháng 06 qua các năm 2012 - 2014 nên đã làm cho lợi nhuận sau thuế tăng theo. Điều này cho thấy công ty đang từng bước đi lên, công ty cần duy trì và phát huy thêm thế mạnh của mình và tìm ra phương pháp đa dạng hóa nguồn thu cũng như lợi nhuận để hạn chế rủi ro giảm tối thiểu nhất.

4.2.4 Những nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty

4.2.4.1 Nguyên nhân chủ quan

a) Công tác quản lý chi phí tài chính

Qua kết quả phân tích trên thì có thể thấy rằng nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh là chi phí tài chính, doanh thu của công ty tuy có tăng nhiều nhưng do chi phí tài chính cao dẫn đến lợi nhuận của công ty giảm rất nhiều. Nguyên nhân là do công ty đang trên đà phát triển này càng lớn mạnh hơn nên đòi hỏi công ty phải tìm kiếm những thị trường có tiềm năng để đầu tư. Vì lí do này mà công ty phải cần vốn rất lớn để đầu tư kịp thời để nhanh chóng đưa vào hoạt động, cho nên công ty cần phải huy động vốn từ các tổ chức tín dụng. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến chi phí tài chính của công ty.

b) Khai thác hiệu quả công trình đầu tư

Muốn đầu tư hiệu quả hệ thống chợ cần phải cân đối giữa đầu tư xây dựng với quy mô thực tế của từng loại chợ cụ thể, sử dụng tỉ lệ giữa các nguồn vốn thích hợp chẳng hạn như vốn tự có của doanh nghiệp, vốn xã hội hóa, vốn vay dự án đảm bảo hài hòa 3 lợi ích: Nhà nước, nhân dân và doanh nghiệp.

- Đối với nhà nước: Công ty luôn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật như thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của bộ máy quản lý. Mặt khác, hỗ trợ các cơ quan quản lý thuế thu thuế trong tiểu thương đầy đủ hơn.

-73-

- Đối với nhân dân: Nhà đầu tư giúp đỡ tiểu thương, thương nhân kinh doanh có lãi và gắn bó lâu dài hơn với chợ truyền thống như: có chính sách miễn, giảm nhất định khi tiểu thương gặp khó khăn, nâng cao năng lực kinh doanh và văn minh thương mại cho tiểu thương, thực hiện chương trình 3 giúp đối với tiểu thương: giúp chỗ mua bán văn minh, hiện đại, ổn định lâu dài, giúp tiếp cận vốn ngân hàng thông qua việc bảo lãnh vay vốn của công ty nhằm xóa tận gốc tệ nạn cho vay nặng lãi trong chợ, tiếp cận nguồn hành giá rẽ do công ty phân phối.

- Đối với doanh nghiệp: khoản thu cho thuê điểm kinh doanh tại chợ, các khoản thu gắn với dịch vụ hoạt động của chợ, phải tuân thủ theo quy định ban đầu của dự án. Phải biết lấy tiểu thương làm gốc (Dự án đầu tư chợ phải được công khai, minh bạch trước tiểu thương trước khi xây dựng). Các nguồn thu từ chợ phải đảm bảo hài hòa và phù hợp cho từng vùng, từng chợ cụ thể, đồng thời phải được tiểu thương và thương nhân đồng thuận.

c) Về kết cấu công trình cho thuê

Xây dựng chợ phải đồng bộ, bao gồm nhà lồng bách hóa, nhà lồng thực phẩm, khu tự sản tự tiêu, sân chợ, nhà để xe, nhà vệ sinh, đủ sức để phục vụ các tiểu thương. Các nhà lồng được trang bị hệ thống ki-ot, lô sạp, phụ trợ, phụ che đầy đủ và chất lượng, hệ thống phòng cháy chữa cháy, cấp thoát nước, xử lý nước thải, vệ sinh môi trường, hệ thống điện nội ngoại vi hoàn chỉnh. Mặt khác, để phù hợp với xu thế phát triển chợ hiện đại còn phải tính đến việc kết hợp đầu tư chợ truyền thống với siêu thị, chẳng hạn xây dựng chợ là khu nhà lầu 2 tầng, tầng trệt là chợ truyền thống, tầng trên là siêu thị như trợ trung tâm tỉnh, thành phố, quận huyện mà công ty đang thực hiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.4.2 Nguyên nhân khách quan

a) Về nhân tố thuộc về chính sách Nhà nước

Việc thực hiện xã hội hóa đầu tư, nâng cấp và phát triển chợ dân sinh bán lẻ tại các khu dân cư thành thị và tại các cụm xã ở nông thôn mà các địa phương đang triển khai là một trong những định hướng chủ yếu để phát triển các loại hình chợ theo nghị định 02 và nghị định 114 của chính phủ về việc phát triển quản lý chợ góp phần đưa “Hàng Việt về nông thôn” bền vững nhưng cũng cần có giải pháp và quy chế phối hợp.

Để thực hiện định hướng trên nhà nước khuyến khích các chủ đầu tư xây dựng chợ theo hình thức đầu tư chuyển giao (BT), hình thức đầu tư sở hữu kinh doanh (BOO) để phát triển doanh nghiệp kinh doanh khai thác chợ thay thế ban quản lý dự án. Nhà nước tiến hành cải cách hành chính thủ tục hành

-74-

chính dễ dàng hơn và nhà đầu tư được hưởng chính sách ưu đãi: Ngân sách hỗ trợ 2 năm lãi suất sau đầu tư vốn vay ngân hàng xây dựng hệ thống thoát nước, hệ thống điện chiếu sáng, kho thu mua nông sản thực phẩm trong chợ.

b) Nhân tố thuộc về xã hội

Nhân tố người tiêu dùng: từ rất lâu, chợ đã trở thành một nét văn hóa không thể thiếu trong cuộc sống của người Việt Nam. Từ những khu chợ quê đến những khu chợ khang trang, từ những buổi họp chợ thường đến chợ Phiên hay chợ Tết, tất cả đã đi sâu vào tâm thức của mỗi người, trở thành một truyền thống, một phong tục ý nghĩa trong nền văn hóa dân tộ. Tuy nhiên đi kèm với cuộc sống hiện đại ngày nay, các siêu thị và các cửa hàng tiện lợi đã liên tục mọc lên với chức năng cung cấp hàng hóa cho người tiêu dùng nhưng vẫn không hề thay thế được vị trí của chợ trong tâm khảm và trong con sống của con người. Thấu hiểu được điều này công ty dồn hết tâm sức để đầu tư, xây dựng và phát triển chợ truyền thống và chợ hiện đại siêu thị kết hợp chợ truyền thống ở khắp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và đang mở rộng đến các khu vực lân cận góp phần làm cho công ty ngày càng có nhiều nguồn thu hơn.

Nhân tố đối thủ cạnh tranh: hiện nay bất cứ ngành nghề kinh doanh nào cũng có đối thủ cạnh tranh nên việc công ty có đối thủ cạnh tranh cũng không ngoại lệ. Đối thủ cạnh tranh của công ty tuy không nhiều nhưng nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của công ty. Cũng có một số đối thủ cạnh tranh là từ một vài đối tác làm ăn của công ty mà ra. Vì vậy công ty không dự đoán trước được tình huống này nên khó có kế hoạch kinh doanh hiệu quả. Tuy nhiên cũng vì có đối thủ cạnh tranh nên công ty sẽ càng nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ cũng như tăng cường tiềm kiếm nhiều chiến lược kinh doanh tốt hơn, đa dạng hóa nguồn thu để làm giảm thiểu tối đa rủi ro cho công ty.

-75-

4.2.5 Đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty thông qua các chỉ số tài chính

4.2.5.1 Chỉ số về khả năng thanh toán và hoạt động

Bảng 4.10: Các chỉ tiêu thanh toán và hoạt động của công ty trong tháng 06 qua 3 năm 2012 - 2014

Chỉ tiêu Đơn vị tính Tháng 06 năm

2012 2013 2014

Doanh thu thuần (1) Giá trị tài sản lưu động (2) Nợ ngắn hạn (3)

Hàng tồn kho bình quân (4)

Tỷ số thanh khoản hiện thời (2)/(3) Vòng quay hàng tồn kho (1)/(4) Số ngày tồn kho 1.000 đồng 1.000 đồng 1.000 đồng 1.000 đồng Lần Vòng Ngày 1.038.666 1.275.334 7.921.685 352.461 0,16 2,95 10 1.045.901 1.075.223 8.843.517 222.726 0,12 4,70 6 1.300.854 1.492.030 7.065.267 400.299 0,21 3,25 9

Nguồn: Báo cáo tài chính công ty qua 3 năm 2012 – 2014

a) Chỉ số về khả năng thanh toán hiện hành (Rc)

Tỷ số thanh toán hiện thời là thước đo để cá thể trả nợ cũ công ty, nó chỉ ra phạm vi, qui mô và các yêu cầu của chủ nợ được trang trải bằng các tài sản lưu động có thể chuyển đổi bằng tiền trong thời gian phù hợp với hạn trả.

Tỷ số thanh khoản hiện thời được xác định dựa vào số liệu từ bảng cân đối tài sản bằng cách lấy giá trị tài sản lưu động chia cho giá trị nợ ngắn hạn phải trả. Tỷ số này cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng thanh toán. Cụ thể trong tháng 06 năm 2012 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn có 0,16 đồng tài sản lưu động có thể sử dụng thanh toán, điều này cho thấy công ty chưa đáp ứng được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty, sang tháng 06 năm 2013 khả năng thanh toán lại giảm cứ 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ có 0,12 đồng tài sản lưu động có thể sử dụng thanh toán, đã giảm 0,04 đồng so với tháng năm 2012, điều này cho thấy trong tháng 06 năm 2013 tài sản lưu động không có thể bù đắp được nợ ngắn hạn, sang tháng 06 năm 2014 tỷ số thanh khoản hiện thời tăng so với tháng 06 năm 2013 tăng 0,09 đồng, tức cứ 1 đồng nợ ngắn hạn có 0,21 đồng tài sản lưu động có thể sử dụng thanh toán nhưng vẫn chưa bù đắp được nợ ngắn hạn.

-76-

b) Vòng quay hàng tồn kho

Để đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp chúng ta có thể sử dụng tỷ số hoạt động hàng tồn kho, tỷ số này có thể đo lường bằng chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho. Qua kết quả bảng 4.10 trang 75 trên ta thấy số vòng quay hàng tồn kho qua tháng 06 của 3 năm có sự biến thiên, cụ thể trong tháng 06 năm 2012 số vòng quay hàng tồn kho là 2,95 vòng để tạo ra doanh thu và bình quân hàng tồn kho mất 10 ngày. Sang tháng 06 năm 2013 số vòng quay hàng tồn kho là 4,7 vòng, mất 6 ngày, trong tháng 06 năm 2013 số vòng quay giảm xuống 1,45 vòng so với cùng kỳ năm 2013, số ngày tồn kho là 9 ngày. Điều này cho thấy công ty quản lý tốt công tác hàng tồn kho.

Nhìn chung, khả năng thanh toán nợ của công ty chưa được đảm bảo, công ty cần có những biện pháp làm tăng tỷ số này lên cũng như việc quản lý tốt công tác hàng tồn kho nhằm thu hút các nhà đầu tư hay tạo niềm tin cho các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận cho công ty hoạt động ngày càng tốt hơn.

4.2.5.2 Chỉ số về khả năng sinh lời

Bảng 4.11: Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của công ty trong tháng 06 qua 3 năm 2012 - 2014

Chỉ tiêu Đơn vị tính Tháng 06 năm

2012 2013 2014 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lợi nhuận ròng (1) Doanh thu thuần (2) Tổng tài sản (3) Vốn chủ sở hữu (4) ROS (1)/(2) ROA (1)/(3) ROE (1)/(4) 1.000 đồng 1.000 đồng 1.000 đồng 1.000 đồng % % % 277.562 1.038.666 70.884.293 44.839.535 26,72 0,39 0,62 412.676 1.045.901 70.520.292 42.548.774 39,46 0,59 0,97 477.704 1.300.854 78.876.751 48.336.219 36,72 0,61 0,99

Nguồn: Báo cáo tài chính công ty qua 3 năm 2012 – 2014

Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Hay nói cách khác, khả năng sinh lời là điều kiện duy trì sự tồn tại và phát triển của công ty, chu kỳ sống của công ty dài hay ngằn phụ thuộc rất lớn vào khả năng sinh lời. Khi công ty hoạt động có hiệu quả thì lợi nhuận càng nhiều và ngược lại. Nhưng chỉ căn cứ vào sự

-77-

tăng giảm lợi nhuận thì chưa đủ để đánh giá chính xác hoạt động của công ty là tốt hay xấu mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với phần giá trị thực hiện được, với tài sản với vốn chủ sở hữu mới có thể biết được chính xác hơn hiệu quả hoạt động toàn bộ hoạt động cũng như toàn bộ phận.

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư phát triển chợ siêu thị việt mai (Trang 81)