PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư phát triển chợ siêu thị việt mai (Trang 37)

2.2.1 Phƣơng pháp thu nhập số liệu

Số liệu được sử dụng cho việc nghiên cứu đề tài này là số liệu thứ cấp tại công ty qua 3 năm (2011 - 2013) và số liệu 6 tháng đầu năm 2014 bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối tài

X 100% ROS (%) = Lợi nhuận ròng

Doanh thu thuần

(2.4)

X 100% ROA (%) = Lợi nhuận ròng

Tổng tài sản

(2.5)

X 100% ROE (%) = Lợi nhuận ròng

Vốn chủ sở hữu

-27-

khoản, bảng chi tiết một số sổ sách kế toán, chứng từ. Bên cạnh đó còn thu thập thêm thông tin từ báo đài, internet để bổ sung thông tin nghiên cứu.

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

2.2.2.1 Phương pháp so sánh số tuyệt đối

Là so sánh giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Công thức tính:

∆y = yt – y0 Trong đó:

y0: chỉ tiêu năm gốc.

yt: chỉ tiêu năm đang nghiên cứu.

∆y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm nghiên cứu với số liệu năm gốc của các chỉ tiêu để xác định mức biến động về khối lượng, quy mô của hiện tượng kinh tế.

2.2.2.2 Phương pháp so sánh số tương đối

Là kết quả của phép chia giữa chỉ số của kỳ phân tích với kỳ gốc, kết quả của phép so sánh này cho thấy tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu kinh tế.

Công thức tính:

Trong đó:

y0: chỉ tiêu năm gốc.

yt: chỉ tiêu năm đang nghiên cứu.

∆y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu.

2.2.2.3 Phương pháp kế toán

Công tác kế toán của công ty được thực hiện dựa trên các chứng từ gốc thu được trong quá trình kinh doanh, từ đó kế toán viên tiến hành ghi sổ tổng hợp và chi tiết các nghiệp vụ phát sinh, sau đó tổng hợp kết quả kinh doanh trong kỳ và lập các báo cáo tài chính.

X 100% - 100 ∆y = yt

y0

(2.7)

-28-

CHƢƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH ĐẦU TƢ - PHÁT TRIỂN CHỢ - SIÊU THỊ VIỆT MAI

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Công ty xuất thân từ cơ sở máy che Tây Đô năm 1997.

Đến ngày 26/11/2003 công ty được thành lập với tên gọi là: Công ty TNHH XD TM và DV Việt Mai.

Đến ngày 20/04/2010 công ty đăng ký thay đổi tên gọi là: Công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Chợ - Siêu Thị Việt Mai.

Trụ sở chính đặt tại số: 147/9 Nguyễn Văn Cừ, P.An Hòa, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ.

Điện thoại: 0710.3890849 Fax: 0710.3892464

Email: Vietmai@gmail.com MST: 1800540655

Về tổ chức công ty có 1 chi bộ với 27 Đảng viên và Tổ chức Công Đoàn với: 32 đoàn viên trên tổng số 72 Cán bộ công nhân viên.

Tài chính doanh nghiệp:

- Vốn điều lệ: 19.000.000.000 (mười chín tỷ đồng). - Vốn huy động: từ 10 tỷ đến 50 tỷ đồng.

- Vốn đối ứng của công ty từ 30% - 50% cho từng dự án.

- Vốn vay dự án: Công ty có khả năng vay vốn các Ngân hàng từ 50% - 70% vốn của từng dự án được phê duyệt.

3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Từ ngày 01/01/2004 đến nay công ty luôn tập trung kinh doanh chủ yếu tư vấn, đầu tư xây dựng, kinh doanh và khai thác chợ. Lợi nhuận luôn phát triển, năm sau cao hơn năm trước.

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh gồm:

- Đầu tư xây dựng, quản lý và khai thác Chợ - Siêu Thị.

- Sản xuất nhà tiền chế, kios, cửa cuốn, mái che di động, đồ sắt, đồ nhôm, đồ inox, sản phẩm composite.

-29- - Xây dựng dân dụng, công nghiệp. - Kinh doanh khu du lịch sinh thái. - Dịch vụ cầm đồ, cho thuê nhà bạc. - Dịch vụ vẽ quảng cáo.

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 3.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Nguồn: Phòng kế toán công ty

Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty Phòng Kế toán Phòng Tài chính Phó tổng giám đốc Hội đồng thành viên Tổng giám đốc Xưởng nước uống tinh khiết Xưởng sản xuất

nhà tiền chế Xưởng máy che

Tây Đô Ban quản lý các chi nhánh Giám đốc Tài chính Giám đốc Kinh doanh - Sản xuất

Giám đốc Tổ chức - Hành chính

Phòng Tổ chức – Hành chính

-30-

3.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

3.3.2.1 Hội đồng thành viên

Là tất cả các thành viên, là cơ quan quyết định tối cao nhất của công ty, trường hợp thành viên là tổ chức thì thành viên đó chỉ định đại diện của mình vào Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên họp ít nhất mỗi năm một lần. Điều kiện để tiến hành họp Hội đồng thành viên phải có đủ số thành viên tham dự đại diện cho ít nhất 65% vốn điều lệ. Trường hợp cuộc họp Hội đồng thành viên phải triệu tập lần thứ hai thì điều kiện tiến hành họp phải có đủ số thành viên tham dự đại diện ít nhất 50% vốn điều lệ. Trường hợp cuộc họp của Hội đồng thành viên phải triệu tập lần thứ ba thì điều kiện tiến hành không phụ thuộc số thành viên tham dự đồng thời thành viên được sử dụng con dấu của công ty trong phạm vi nội bộ của công ty và các đơn vị trực thuộc.

Hội đồng thành viên có các quyền sau:

- Quyết định phương hướng phát triển của công ty.

- Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn.

- Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty.

- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cắt chức Tổng giám đốc, Giám đốc công ty trực thuộc (công ty con), kế toán trưởng và các bộ phận quản lý quan trọng khác tại điều lệ công ty.

- Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty.

- Quyết định cơ cấu tổ chức của công ty.

- Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện. - Sửa đổi bổ sung điều lệ tại công ty.

- Quyết định giải thể công ty.

3.3.2.2 Tổng Giám đốc

Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

-31-

Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ như sau:

- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên.

- Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hằng ngày của Công ty.

- Ban hành các quy chế quản lý nội bộ công ty.

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cắt chức các chữ danh quản lý trong công ty, quyết định các mức lương và các lợi ích khác đối với cán bộ công nhân viên, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.

- Kiến nghị phương án bố trí, cơ cấu tổ chức công ty.

- Trình bày báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Hội đồng thành viên.

- Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý các khoản lỗ trong kinh doanh.

- Tuyển dụng lao động.

- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách trung thực, vì lợi ích của công ty.

- Không được lợi dụng địa vị và quyền hạng sử dụng tài sản của công ty để thu lợi riêng cho bản thân, cho người khác, không tiếc lộ bí mật của công ty trừ trường hợp hội đồng thành viên chấp thuận.

- Khi công ty không đủ điều kiện để thanh toán các khoản nợ và các công cụ tài sản khác đến hạn phải trả thì phải thông báo tình hình tài chính của công ty cho tất cả các thành viên của công ty và chủ nợ biết, không được tự ý tăng tiền lương, tăng tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên kể cả người quản lý. Phải chịu trách nhiệm cá nhân về thiệt hại xảy ra đối với chủ nợ không thực hiện đúng nghĩa vụ quy định và kiến nghị biện pháp khắc phục khó khăn về tài chính của công ty.

3.3.2.3 Giám đốc Kinh doanh - Sản xuất

- Điều hành các nghiệp vụ kinh doanh, chịu trách nhiệm về doanh số, hàng hóa. Điều phối các hoạt động vận tải, thu mua, sản xuất, kinh doanh lúa giống và kinh doanh lúa lương thực.

- Quản lý và phát triển mạng lưới phân phối, kênh bán hàng.

- Chịu trách nhiệm và xúc tiến các chương trình marketing, quan hệ khách hàng, điều tra nghiên cứu thị trường.

-32-

- Kiểm tra về chất lượng của lúa nguyên liệu cũng như thành phẩm. Qua đó đưa ra các biện pháp kỹ thuật để kiểm soát chất lượng.

- Phối hợp với Giám đốc Kinh doanh giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, tư vấn thông tin cho khách hàng.

- Thực hiện công tác bố trí nhân giống, cập nhật giống mới, công bố hợp qui và các tiêu chuẩn theo yêu cầu quản lý nhà nước.

- Theo dõi, kiểm tra các tiêu chuẩn kỹ thuật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

* Ban quản lý các chi nhánh

- Là người chuyên theo dõi kiểm tra tình hình hoạt động của các công ty con có thuận lợi đúng kế hoạch hay không.

* Xưởng máy che Tây Đô

- Là nơi chuyên sản xuất máy che.

* Xưởng sản xuất nhà tiền chế

- Là nơi sản xuất ra các khung nhà tiền chế.

* Xưởng nước uống tinh khiết

- Là nơi sản xuất ra các loại nước uống đóng chai tinh khiết.

3.3.2.4 Giám đốc Tổ chức - Hành chính

- Tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc xây dựng mô hình tổ chức của công ty và các đơn vị trực thuộc sao cho khoa học và hiệu quả.

- Nghiên cứu xây dựng các Quy trình, quy chế theo sự phân công của Tổng giám đốc, trình Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc phê duyệt.

* Phòng Tổ chức - Hành chính

- Tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bố trí sử dụng lao động theo phân công của Tổng giám đốc.

- Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với người lao động; giải quyết các công việc có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động trong công ty theo đúng chế độ chính sách của Nhà Nước và quy định của công ty.

- Soạn thảo, trình Tổng giám đốc ký hợp đồng với người lao động và theo dõi, quản lý tình hình thực hiện hợp đồng lao động.

-33-

3.3.2.5 Giám đốc tài chính

- Đề xuất các hình thức và giải pháp cần thiết nhằm thu hút, tạo lập và sử dụng hợp lý các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao nhất.

- Giúp Tổng giám đốc công ty trong việc chấp hành các quy định về tài chính, tín dụng, chế độ kế toán của Nhà nước cũng như của công ty.

- Bảo đảm đáp ứng đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của công ty theo các quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước và Quy chế tài chính của công ty.

* Phòng Kế toán

- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng kế toán và nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán: tiếp nhận chứng từ gốc phát sinh từ bộ phận, phòng ban lập chứng từ thanh toán, làm thủ tục thanh toán hoặc lập chứng từ ghi sổ để ghi sổ kế toán; Lập chứng từ theo mẫu bắt buộc của Bộ Tài Chính, như hoá đơn giá trị gia tăng, giấy nộp tiền vào Ngân sách, phiếu thu, phiếu chi…

- Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán. - Tổ chức ghi sổ kế toán.

- Lập báo cáo tài chính theo quy định của Bộ Tài Chính, lập báo cáo quản trị theo yêu cầu của Ban giám đốc công ty.

- Lập các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo công ty và Nhà nước.

- Lưu trữ tài liệu kế toán theo quy định của Bộ Tài Chính.

* Phòng Tài chính

- Lập kế hoạch tài chính của công ty; Giao kế hoạch tài chính năm và quý đối với các bộ phận của công ty.

- Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của công ty đúng thời hạn quy định.

- Huy động vốn trung hạn, dài hạn để đầu tư phục vụ sản xuất kinh doanh.

- Xây dựng phương án tích luỹ từ lợi nhuận sản xuất kinh doanh. - Huy động vốn ngắn hạn để đầu tư sản phục vụ xuất kinh doanh. - Quản lý chặt chẽ các khoản nợ công ty cho các đơn vị vay.

-34-

3.4 TỒ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 3.4.1 Sơ đồ bộ tổ chức 3.4.1 Sơ đồ bộ tổ chức

Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Đầu Tư - Phát Triển Chợ - Siêu Thị Việt Mai

Hình 3.2 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:

a) Kế toán trưởng

- Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức kinh doanh của công ty.

- Chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc công ty về các công việc thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của Kế toán trưởng.

- Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán.

- Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của Luật Kế toán và phù hợp với hoạt động của công ty.

Kế toán trưởng Công ty Việt Mai

Kế toán tổng hợp KTV địa bàn chợ An Cư Kế toán viên công ty mẹ Thủ quỹ KTV chi nhánh An Giang KTV chi nhánh Bạc Liêu Giang KTV chi nhánh Hậu Giang KTV chi nhánh Trà Vinh

-35-

b) Kế toán tổng hợp

- Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các đơn vị nội bộ, dữ liệu chi tiết và tổng hợp.

- Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp.

- Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và khớp đúng với các báo cáo chi tiết. - In sổ chi tiết và tổng hợp khối văn phòng, tổng hợp theo công ty theo quy định.

- Lập báo cáo tài chính theo từng quý, 6 tháng, năm và các báo cáo giải trình chi tiết.

- Thống kê và tổng hợp số liệu kế toán khi có yêu cầu.

- Cung cấp số liệu cho ban giám đốc hoặc các đơn vị chức năng khi có yêu cầu.

- Giải trình số liệu và cung cấp hồ sơ, số liệu cho cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

- Lưu trữ dữ liệu kế toán theo quy định.

c) Kế toán viên

- Theo dõi, thu thập toàn bộ chứng từ phát sinh và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại nơi mà kế toán trưởng phân công.

- Cuối kỳ các kế toán viên tập hợp các sổ sách và chứng từ có liên quan bàn giao cho kế toán tổng hợp.

d) Thủ quỹ

- Thực hiện thu, chi tiền mặt, ngân phiếu thanh toán và các loại ngoại tệ. Kiểm tra, kiểm soát các loại chứng từ trước khi thu, chi, chữ ký, chứng minh thư nhân dân, số tiền.

- Đối chiếu bảng kê thu, chi tiền khớp đúng với chứng từ và thực tế, đối chiếu quỹ hàng ngày với kế toán.

- Kiểm tra phát hiện tiền giả, lập biên bản thu giữ theo đúng quy định hiện hành. Chọn lọc tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, loại bỏ tiền theo quy

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư phát triển chợ siêu thị việt mai (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)