... “Khảo sát hiệu thuốc hóa học dịch trích thực vật nấm gây bệnh lem lép hạt lúa thực nhằm: (1) Khảo sát thành phần nấm gây lem lép hạt giống lúa OM2517 vụ Hè-thu 2013 (2) Khảo sát hiệu phòng trị nấm. .. phòng trị nấm gây bệnh lem lép hạt lúa hai phương pháp xử lý ngâm áo hạt thuốc hóa học dịch trích thực vật CHƢƠNG I LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU SƠ LƢỢC VỀ BỆNH LEM LÉP HẠT LÚA Bệnh lem lép hạt lúa hay gọi... LOẠI DỊCH TRÍCH THỰC VẬT TRÊN NẤM GÂY BỆNH LEM LÉP HẠT 3.3.1 Hiệu năm loại dịch trích thực vật xử hạt lúa phƣơng pháp ngâm Qua kết xử lý dịch trích phương pháp ngâm hạt năm loại dịch trích thực vật
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG VƢƠNG HOÀNG THÂN KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA THUỐC HÓA HỌC VÀ DỊCH TRÍCH THỰC VẬT TRÊN NẤM GÂY BỆNH LEM LÉP HẠT LÚA Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT Cần Thơ, 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT Tên đề tài: KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA THUỐC HÓA HỌC VÀ DỊCH TRÍCH THỰC VẬT TRÊN NẤM GÂY BỆNH LEM LÉP HẠT LÚA Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thị Thu Thủy ThS. Lê Thanh Toàn Cần Thơ, 2013 Sinh viên thực hiện: Vƣơng Hoàng Thân MSSV: 3103687 Lớp:TT1073A1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG --------------------------------------------------------------------------------------------------------Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài: “KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA THUỐC HÓA HỌC VÀ DỊCH TRÍCH THỰC VẬT TRÊN NẤM GÂY BỆNH LEM LÉP HẠT LÚA” Do sinh viên Vƣơng Hoàng Thân thực hiện và đề nạp. Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét. Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Cán bộ hƣớng dẫn PGS. TS. Trần Thị Thu Thủy i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG --------------------------------------------------------------------------------------------------------Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ Bảo vệ thực vật với đề tài: “KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA THUỐC HÓA HỌC VÀ DỊCH TRÍCH THỰC VẬT TRÊN NẤM GÂY BỆNH LEM LÉP HẠT LÚA” Do sinh viên Vƣơng Hoàng Thân thực hiện và bảo vệ trƣớc Hội đồng, ngày tháng năm 2013. Luận văn đƣợc Hội đồng đánh giá ở mức:…………điểm Ý KIẾN HỘI ĐỒNG…………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Cần Thơ, ngày tháng DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƢD CHỦ NHIỆM KHOA ii năm 2013 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TIỂU SỬ CÁ NHÂN Họ và tên sinh viên: Vƣơng Hoàng Thân Giới tính: Nam Ngày sinh: 01/01/1992 Dân tộc: Kinh Nơi sinh: Chợ Mới – An Giang Quê quán: Mỹ Tân, Mỹ Luông, Chợ Mới, An Giang Cha: Vƣơng Văn Minh Mẹ: Ngô Thị Mỹ Anh Quá trình học tập: Năm 1998 – 2003: Trƣờng tiểu học “B” Mỹ An Năm 2003 – 2007: Trƣờng THCS Mỹ An Năm 2007 – 2010: Trƣờng THPT Châu Văn Liêm Năm 2010 – 2014: Trƣờng Đại học Cần Thơ Tốt nghiệp tú tài năm 2010 tại trƣờng THPT Châu Văn Liêm. Trúng tuyển ngành Bảo vệ Thực vật Khóa 36, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trƣờng Đại học Cần Thơ năm 2010. Tốt nghiệp kỹ sƣ ngành Bảo vệ thực vật năm 2013. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trƣớc đây. Tác giả luận văn Vƣơng Hoàng Thân iv LỜI CẢM TẠ Kính dâng lên ba mẹ, ngƣời đã yêu thƣơng, nuôi dƣỡng và chăm lo cho con học tập đến ngày hôm nay. Chân thành biết ơn: Cô Trần Thị Thu Thủy và thầy Lê Thanh Toàn đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ trong suốt quá trình làm Luận văn tốt nghiệp. Cố vấn học tập Thầy Lê Văn Vàng và Thầy Huỳnh Phƣớc Mẫn, đã giúp đỡ, chăm lo, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho em suốt khóa học. Quý thầy cô và toàn thể cán bộ Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Quý thầy cô Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng, Trƣờng Đại học Cần Thơ đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt khóa học. Cám ơn các anh, chị, các bạn cùng nhóm và các bạn làm luận văn chung phòng thí nghiệm đã luôn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Thân ái gởi về: Tất cả các bạn trong lớp Bảo vệ thực vật K36 và toàn thể sinh viên Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng, Trƣờng Đại học Cần Thơ những lời chúc tốt đẹp và thành đạt nhất. VƢƠNG HOÀNG THÂN v VƢƠNG HOÀNG THÂN, 2013. Đề tài “KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA THUỐC HÓA HỌC VÀ DỊCH TRÍCH THỰC VẬT TRÊN NẤM GÂY BỆNH LEM LÉP HẠT LÚA”. Luận văn tốt nghiệp ngành Bảo vệ thực vật. Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng. Trƣờng Đại học Cần Thơ. Cán bộ hƣớng dẫn PGS. TS. Trần Thị Thu Thủy & ThS. Lê Thanh Toàn. TÓM LƢỢC Đề tài “Khảo sát hiệu quả của thuốc hóa học và dịch trích thực vật trên nấm gây bệnh lem lép hạt lúa” đƣợc thực hiện từ tháng 08 năm 2013 đến tháng 12 năm 2013 tại phòng thí nghiệm Phòng trừ sinh học, Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng, Trƣờng Đại học Cần Thơ nhằm mục tiêu: (1) Khảo sát thành phần nấm gây lem lép hạt trên giống lúa OM2517 trong vụ Hè-thu 2013; (2) Khảo sát hiệu quả phòng trị nấm lem lép hạt của năm loại thuốc hóa học bằng phƣơng pháp xử lý ngâm và áo hạt; (3) Khảo sát hiệu quả phòng trị nấm lem lép hạt của năm loại dịch trích thực vật bằng phƣơng pháp xử lý ngâm và áo hạt và (4) So sánh hiệu quả phòng trị nấm gây bệnh lem lép hạt lúa giữa hai phƣơng pháp xử lý ngâm và áo hạt bằng thuốc hóa học hoặc dịch trích thực vật. Kết quả ghi nhận nhƣ sau: Qua khảo sát thành phần nấm gây bệnh lem lép hạt trên giống OM2517 trong vụ hè thu 2013 ghi nhận đƣợc 10 loại nấm Fusarium sp., Trichoconis sp., Curvularia sp., Pinatubo sp., Penicillium sp., Aspergillus sp., Tilletia barclayana, Acremonium sp., Nigrospora sp. và Rhizopus sp. Đối với thuốc hóa học, khi ngâm hạt với năm loại thuốc hóa học đều cho hiệu quả giảm tần số xuất hiện của nấm cao trên 50%. Trong đó Workup 9SL cho hiệu quả cao nhất là 70,99%. Trong khi đó, phƣơng pháp áo hạt cho hiệu biến động trong khoảng 23,64-53,96%, hai loại thuốc Workup 9SL và Man 80WP cho hiệu quả trên 50%. Phƣơng pháp ngâm hạt cho hiệu quả cao hơn áo hạt đối với bốn loại thuốc Folicur 50SC, Carbenda super 50SC, Workup 9SL và Binhnomyl 50WP. Đối với dịch trích thực vật, ngâm hạt với dịch trích cỏ cứt heo 4% và lƣợc vàng 6% cho hiệu quả phòng trị nấm lem lép hạt lúa trên 30%, dịch trích lá sống đời không cho hiệu quả ở tất cả các nồng độ. Khi áo hạt với dịch trích thực vật, lá neem 4% cho hiệu quả cao nhất trên 35%. Kết quả còn ghi nhận đƣợc ngâm hạt với dịch trích lá lƣợc vàng 6% cho hiệu quả cao hơn so với áo hạt. vi MỤC LỤC Trang TIỂU SỬ CÁ NHÂN .................................................................................................... iii LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... iv LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................ v TÓM LƢỢC ................................................................................................................. vi MỤC LỤC .................................................................................................................... vii DANH SÁCH BẢNG .................................................................................................... x DANH SÁCH HÌNH .................................................................................................... xi DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... xii MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 CHƢƠNG I LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ....................................................................... 2 1.1 Sơ lƣợc về bệnh lem lép hạt lúa ................................................................................ 2 1.1.1 Tác nhân gây bệnh lem lép hạt lúa ......................................................................... 2 1.1.2 Triệu chứng ............................................................................................................ 3 1.1.3 Điều kiện ảnh hƣởng đến bệnh lem lép hạt lúa ...................................................... 3 1.1.4 Biện pháp phòng trừ bệnh lem lép hạt lúa ............................................................. 4 1.2 Đặc điểm một số loại hoạt chất hóa học trừ nấm lem lép hạt lúa ............................. 4 1.2.1 Hoạt chất Benomyl ................................................................................................. 4 1.2.2 Hoạt chất Mancozeb ............................................................................................... 5 1.2.3 Hoạt chất Tebuconazole ......................................................................................... 5 1.2.4 Hoạt chất Carbendazim .......................................................................................... 5 1.2.5 Hoạt chất Metconazole ........................................................................................... 6 1.3 Đặc điểm một số loại thực vật................................................................................... 6 vii 1.3.1 Cỏ cứt heo .............................................................................................................. 6 1.3.2 Cỏ hôi ..................................................................................................................... 7 1.3.3 Cây neem ................................................................................................................ 7 1.3.4 Cây lƣợc vàng ........................................................................................................ 8 1.3.5 Cây sống đời........................................................................................................... 9 1.4 Một số nghiên cứu về sử dụng dịch trích thực vật và thuốc hóa học trong phòng trị bệnh gây hại hạt lúa ....................................................................................... 10 1.4.1 Trên thế giới ......................................................................................................... 10 1.4.2 Tại Việt Nam ........................................................................................................ 11 1.5 Đặc điểm một số loại nấm gây lem lép hạt lúa ....................................................... 12 1.5.1 Fusarium sp. ......................................................................................................... 12 1.5.2 Trichoconis sp. ..................................................................................................... 12 1.5.3 Curvularia sp. ...................................................................................................... 13 1.5.4 Pinatubo sp........................................................................................................... 13 1.5.5 Penicillium sp. ...................................................................................................... 13 1.5.6 Aspergillus sp. ...................................................................................................... 14 1.5.7 Tilletia barclayana ............................................................................................... 14 1.5.8 Acremonium sp. .................................................................................................... 15 1.5.9 Nigrospora sp. ...................................................................................................... 15 1.5.10 Rhizopus sp......................................................................................................... 15 1.6 Đặc điểm giống lúa OM2517 .................................................................................. 16 CHƢƠNG II PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP ............................................. 17 2.1 Phƣơng tiện ............................................................................................................. 17 2.2 Phƣơng pháp............................................................................................................ 18 2.2.1 Khảo sát thành phần nấm hiện diện trên hạt của giống lúa OM2517 .................. 18 viii 2.2.2 Khảo sát hiệu quả của năm loại thuốc hóa học bằng trên nấm gây bệnh lem lép hạt ............................................................................................................................ 19 2.2.2.1 Khảo sát hiệu quả năm loại thuốc hóa học khi xử lý hạt lúa bằng phƣơng pháp ngâm ..................................................................................................................... 19 2.2.2.2 Khảo sát hiệu quả của năm loại thuốc khi xử lý hạt lúa bằng phƣơng pháp áo ................................................................................................................................... 21 2.2.3 Khảo sát hiệu quả của năm loại dịch trích thực vật trên nấm gây bệnh lem lép hạt ............................................................................................................................ 22 2.2.3.1 Khảo sát hiệu quả của năm loại dịch trích thực vật khi xử lý hạt lúa bằng phƣơng pháp ngâm ........................................................................................................ 22 2.2.3.2 Khảo sát hiệu quả của năm loại dịch trích thực vật khi xử lý hạt bằng phƣơng pháp áo ............................................................................................................. 23 CHƢƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 25 3.1 Thành phần nấm hiện diện trên hạt của giống lúa OM2517 ................................... 25 3.2 Hiệu quả của năm loại thuốc hóa học trên nấm gây bệnh lem lép hạt .................... 30 3.2.1 Hiệu quả của năm loại thuốc hóa học khi xử lý hạt lúa bằng phƣơng pháp ngâm .............................................................................................................................. 30 3.2.2 Hiệu quả của năm loại thuốc hóa học khi xử lý hạt lúa bằng phƣơng pháp áo ... 32 3.3 Hiệu quả của năm loại dịch trích thực vật trên nấm gây bệnh lem lép hạt ............. 35 3.3.1 Hiệu quả của năm loại dịch trích thực vật khi xử lý hạt lúa bằng phƣơng pháp ngâm ..................................................................................................................... 35 3.3.2 Hiệu quả của năm loại dịch trích thực vật khi xử lý hạt lúa bằng phƣơng pháp áo .......................................................................................................................... 38 CHƢƠNG IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 42 4.1 Kết luận ................................................................................................................... 42 4.2 Đề nghị .................................................................................................................... 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 43 PHỤ CHƢƠNG ix DANH SÁCH BẢNG Bảng Tựa bảng Trang 2.1 Nồng độ các loại thuốc hóa học sử dụng trong thí nghiệm 19 3.1 Tần số xuất hiện (%) của mƣời loại nấm hiện diện trện hạt của giống lúa OM2517 25 3.2 Đặc điểm hình thái của các loại nấm gây bệnh lem lép hạt hại lúa 26 3.3 Hiệu quả và tần số xuất hiện (%) của các loại nấm gây trên hạt lúa sau khi đƣợc xử lý với thuốc hóa học bằng phƣơng pháp ngâm hạt 31 3.4 Hiệu quả và tần số xuất hiện (%) của các loại nấm gây trên hạt lúa sau khi đƣợc xử lý với thuốc hóa học bằng phƣơng pháp áo hạt 33 3.5 Hiệu quả (%) làm giảm tần số nấm xuất hiện trung bình của các thuốc hóa học qua hai phƣơng pháp ngâm hạt và áo hạt 34 3.6 Hiệu quả và tần số xuất hiện (%) của các loại nấm gây trên hạt lúa sau khi đƣợc xử lý với dịch trích thực vật bằng phƣơng pháp ngâm hạt 37 3.7 Hiệu quả và tần số xuất hiện (%) của các loại nấm gây trên hạt lúa sau khi đƣợc xử lý với dịch trích thực vật bằng phƣơng pháp áo hạt 39 3.8 Hiệu quả (%) làm giảm tần số nấm xuất hiện trung bình của các dịch trích thực vật qua hai phƣơng pháp ngâm hạt và áo hạt 40 x DANH SÁCH HÌNH Hình Tựa hình Trang 1.1 Hình dạng cây cỏ cứt heo 6 1.2 Hình dạng cây cỏ hôi 7 1.3 Lá cây neem 8 1.4 Hình dạng cây lƣợc vàng 8 1.5 Hình dạng cây sống đời 9 2.1 Cách ủ hạt trên đĩa Petri 18 2.2 Chuẩn bị hạt giống trƣớc khi thí nghiệm 19 2.3 Hạt giống đƣợc ngâm, ủ và bố trí lên đĩa Petri 20 2.4 Hạt lúa ở thời điểm bảy ngày sau khi bố trí lên đĩa Petri 21 2.5 Dụng cụ dùng để phun thuốc áo hạt trƣớc khi ủ 22 2.6 Các loại dịch trích thực vật 23 3.1 Đặc điểm hình thái của nấm Fusarium sp. dƣới KHV 40x 28 3.2 Đặc điểm hình thái của nấm Trichoconis sp. dƣới KHV 40x 28 3.3 Đặc điểm hình thái của nấm Curvularia sp. dƣới KHV 40x 28 3.4 Đặc điểm hình thái của nấm Pinatubo sp. dƣới KHV 40x 28 3.5 Đặc điểm hình thái của nấm Penicillium sp. dƣới KHV 40x 29 3.6 Đặc điểm hình thái của nấm Aspergillus sp. dƣới KHV 40x 29 3.7 Đặc điểm hình thái của nấm Tilletia barclayana dƣới KHV 40x 29 3.8 Đặc điểm hình thái của nấm Acremonium sp. dƣới KHV 40x 29 3.9 Đặc điểm hình thái của nấm Nigrospora sp. dƣới KHV 40x 29 3.10 Đặc điểm hình thái của nấm Rhizopus sp. dƣới KHV 40x 29 xi DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT Acre: Acremonium sp. ADI: Acceptable Daily Intake Asp: Aspergillus sp. Curvu: Curvularia sp. ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long Fusa: Fusarium sp. HQTB: Hiệu quả trung bình KHV: Kính hiển vi quang học LD50: Lethal Dose Nigro: Nigrospora sp. Peni: Penicillium sp. PHI: Pre Harvest Interval Pina: Pinatubo sp. Rhizo: Rhizopus sp. TB: Trung bình Tille: Tilletia barclayana TN: Thí nghiệm Tricho: Trichoconis sp. xii MỞ ĐẦU Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa lớn nhất của cả nước, hàng năm đóng góp trên 50% sản lượng và trên 90% lượng gạo xuất khẩu của nước ta. Triển vọng ngành trồng lúa của Việt Nam còn rất lớn và phát triển về nhiều mặt, không chỉ đảm bảo cho nhu cầu trong nước mà còn đảm bảo cho xuất khẩu. Tuy tổng sản lượng gạo hàng năm của Việt Nam chỉ đứng thứ năm trên thế giới nhưng lại là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới với sản lượng gạo xuất khẩu bình quân trên dưới 7,8 triệu tấn/năm (Trần Huỳnh Thúy Phượng, 2013). Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), cả nước có hơn 7,7 triệu hecta diện tích đất trồng lúa với sản lượng khoảng 43,7 triệu tấn, năng suất đạt hơn 5,3 tấn/hecta trong năm 2012. Trong đó, vùng ĐBSCL dẫn đầu cả nước cả về diện tích và sản lượng lúa với năng suất đạt hơn 5,8 tấn/hecta. Tuy nhiên, do quá trình thâm canh tăng vụ trong sản xuất với 3 vụ/năm và sự biến chuyển liên tục của thời tiết dẫn đến nhiều dịch bệnh phát triển và gây hại nghiêm trọng, làm thất thu năng suất cho sản xuất lúa trong vùng. Trong đó bệnh lem lép hạt lúa do nấm gây ra ngày càng trở nên phổ biến và gây hại nghiêm trọng làm ảnh lưởng lớn đến năng suất và chất lượng lúa hàng hóa. Thành phần nấm gây lem lép hạt lúa rất đa dạng và có thể lưu tồn trong hạt làm nhiễm bệnh cho vụ sau, vì vậy việc quản lý và kiểm soát thành phần nấm bệnh gây lem lép hạt lúa là rất cần thiết để hạn chế thất thu năng suất và đảm bảo chất lượng lúa gạo. Có nhiều biện pháp và chiến lược phòng trị nhằm giảm tổn thất do nấm bệnh trong đó biện pháp xử lý hạt giống là một trong những biện pháp quan trọng trong việc hạn chế thành phần nấm gây bệnh lem lép hạt lúa. Từ đó đề tài “Khảo sát hiệu quả của thuốc hóa học và dịch trích thực vật trên nấm gây bệnh lem lép hạt lúa” được thực hiện nhằm: (1) Khảo sát thành phần nấm gây lem lép hạt trên giống lúa OM2517 trong vụ Hè-thu 2013. (2) Khảo sát hiệu quả phòng trị nấm lem lép hạt của năm loại thuốc hóa học bằng phương pháp xử lý ngâm và áo hạt. (3) Khảo sát hiệu quả phòng trị nấm lem lép hạt của năm loại dịch trích thực vật bằng phương pháp xứ lý ngâm và áo hạt. (4) So sánh hiệu quả phòng trị nấm gây bệnh lem lép hạt lúa giữa hai phương pháp xử lý ngâm và áo hạt bằng thuốc hóa học hoặc dịch trích thực vật. 1 CHƢƠNG I LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 1. SƠ LƢỢC VỀ BỆNH LEM LÉP HẠT LÚA Bệnh lem lép hạt lúa hay còn gọi là biến màu hạt (Grain discoloration) là một trong những loại bệnh hại quan trọng trên lúa ở nhiều nước trồng lúa trên thế giới (Ou,1985) do tập đoàn nhiều tác nhân gây ra (Phạm Văn Kim, 2006), có thể nhiễm trước thu hoạch hoặc sau khi thu hoạch (Võ Thanh Hoàng, 1993). 1.1 Tác nhân gây bệnh lem lép hạt lúa Bệnh lem lép hạt lúa do nhiều tác nhân gây ra như: Nhện gié (Steneostarsonemus spinki) gây hại trên nhiều bộ phận như bẹ lá, thân, bông và trên hạt. Trong thời kỳ lúa làm đòng nếu nhện gié tấn công mạnh sẽ làm cây lúa thiếu dinh dưỡng dẫn đến lúa không trổ thoát, hạt lúa bị biến dạng méo mó, lép lửng nhiều, màu nâu đen lốm đốm hoặc thâm đen đều trên cả hạt (Phạm Thị Vượng, 2013). Ngoài nhện gié, bọ xít hôi (Leptocorisa varicormis) cũng có khả năng chích hút gây lem lép hạt lúa (IRRI, 1983). Một số loài tuyến trùng cũng gây lem lép hạt lúa như tuyến trùng Ditylenchus angustus gây bệnh tiêm đọt sần, các hạt gần gốc bông thường bị lép lửng; tuyến trùng Aphelenchoides besseyi gây bệnh khô đầu lúa, hạt ở phần chót bông hầu như bị thối hết (Ou, 1985). Khi cây lúa nhiễm bệnh vàng lùn nếu có bông sẽ cho hạt nhỏ và ít hạt, nhiều hạt bị lép. Ngoài ra, bệnh lùn xoắn lá cũng là một trong những nguyên nhân gây lem lép hạt lúa (Ou, 1985; Reissing và ctv., 1993; Võ Thanh Hoàng, 1993). Vi khuẩn gây lem lép hạt lúa đã được ghi nhận ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Một số loài gây hại phổ biến như Pseudomonas fuscovaginea (Mew và Misra, 1994), Xanthomonas campestris pv. oryzae, Burkholderia glumae, Acidovorax avenae (Phạm Văn Kim, 2006) và Erwinia herbicola (Trần Thị Thu Thủy, 2011a). Trong số những nhóm tác nhân gây bệnh lem lép hạt lúa thì nấm là nhóm tác nhân gây lem lép hạt lúa phổ biến và quan trọng nhất và được chia thành 2 nhóm chính là trước thu hoạch và sau thu hoạch. Một số nấm gây bệnh lem lép hạt lúa trước thu hoạch như Bipolaris oryzae, Alternaria padwickii, Pyricularia oryzae, Fusarium moniliforme, Nigrospora oryzae, Epicoccum nigrum, Curvularia spp., Phoma sorghina 2 và Dichotomophthoropsis nymphacearum. Nhóm nấm gây bệnh sau thu hoạch trong quá trình tồn trữ gồm có Aspergillus, Penicillium, Mucor, Rhizopus, Monilia và Chaetomium (Agarwal, 1989; Mew và Gonazales, 2002). Ngoài ra, Trần Văn Hai (1999), Phạm Văn Kim (2006) và Trần Thị Thu Thủy (2011b) cũng ghi nhận được nhiều loài nấm gây lem lép hạt tại một số tỉnh thành ở ĐBSCL như Fusarium spp., Helminthosporium oryzae, Curvularia lunata, Trichoconis padwickii, Nigrospora oryzae, Tilletia barclayana, Trichothecium sp., Diplodina sp., Cercospora oryzae, Pyricularia oryzae, Alternaria sp. Bệnh lem lép hạt lúa được nghiên cứu năm 1991, bệnh đã gây hại phổ biến trên tất cả ruộng lúa, vụ lúa trong năm với mức độ ngày càng tăng. Bệnh làm cho hạt lép, lửng, thối đen hạt, giảm năng suất từ 20-30% (Trần Văn Hai, 1999), phẩm chất hạt gạo giảm đáng kể, hạt nảy mầm kém và làm cho mạ chết, đồng thời gây tác hại đến vụ sau (Ou, 1985). 1.2 Triệu chứng Bệnh có thể gây hại trên vỏ trấu, trong hạt gạo hay cả vỏ và hạt gạo. Trên vỏ hạt, triệu chứng thay đổi tùy loài sinh vật và tùy mức độ nhiễm. Đôi khi triệu chứng chỉ là những vết đen nhỏ và những quả thể của nấm trên vùng vỏ bình thường hay trên vỏ bị bạc màu. Triệu chứng của bệnh cũng có thể là những vết nhỏ màu nâu đen, hay những mãng nâu đen bao phủ phần lớn hay cả vỏ hạt. Tâm đốm bệnh có thể nâu nhạt hay xám, viền nâu sậm. Hạt gạo bên trong bị đổi sang màu đen, đỏ, cam và xanh tùy loài nấm (Võ Thanh Hoàng, 1993). Hạt gạo bị bệnh có thể có nhiều màu sắc khác nhau, trong đó nấm Fusarium có thể làm hạt biến màu hồng, nấm Aspergillus và Penicillium làm hạt xanh, xanh da trời và vàng (Ou, 1985). 1.3 Điều kiện ảnh hƣởng đến bệnh lem lép hạt lúa Bệnh do nấm ký sinh ngoài đồng chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện thời tiết nhất là độ ẩm trước lúc lúa chín và trước lúc bảo quản (Ou, 1985). Theo Ito và Iwadare (1934) lúa bị đổ rạp thường bị đốm đỏ hạt do nấm Epicoccum spp. (trích dẫn bởi Ou, 1985), việc chất đóng lúa sau thu hoạch nếu để lâu và gặp ẩm có thể tăng tỉ lệ hạt nhiễm đáng kể (Trần Văn Hai, 1999). Kết quả điều tra về chế độ bón phân ở các chân ruộng khác nhau ảnh hưởng đến bệnh thối đen cho thấy bón liều lượng phân đạm cao làm tăng bệnh (Trần Văn Hai, 1999). Bệnh có thể tăng nhanh khi lúa bị nhiều loại côn trùng gây hại (Hyun, 1963 trích dẫn bởi Ou, 1985), điều kiện bảo quản không đảm bảo làm ẩm độ không khí và ẩm độ 3 trong hạt cao làm phát sinh nhiều loài nấm mốc gây hại hạt giống (Ghost (1951), trích dẫn bởi Ou (1985)). Tạp chất cũng là một yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng xấu đến hạt, các tạp chất hữu cơ là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật và sâu mọt phát sinh (Trần Văn Hai, 1999). 1.4 Biện pháp phòng trừ bệnh lem lép hạt lúa Xử lý hạt giống bằng nước muối 15% để loại bỏ hạt lép lửng, khử trùng giống bằng các loại thuốc thích hợp và nên chọn giống xác nhận để gieo trồng (Phạm Văn Kim, 2006). Phạm Duy Duẩn (2013) cho rằng bón phân cân đối, diệt cỏ dại, cày bừa kỹ, gieo cấy, sạ sao cho khi lúa trổ không trùng với thời kỳ mưa gió nhiều và khi lúa làm đòng, trỗ bông không nên để ruộng lúa bị thiếu nước, để hạn chế bệnh. Kiểm tra thường xuyên để phát hiện bệnh sớm, đúng nguyên nhân để có biện pháp xử lý hiệu quả. Sử dụng một số loại thuốc hóa học phun ngừa trước và sau khi lúa trổ để phòng ngừa nấm bệnh tấn công. Điều kiện tồn trữ hạt lúa phải có ẩm độ thấp (13,5-14%), nơi tồn trữ phải khô ráo, ẩm độ không khí và nhiệt độ không quá cao (Võ Thanh Hoàng, 1993). 1.2 ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ LOẠI HOẠT CHẤT HÓA HỌC TRỪ NẤM LEM LÉP HẠT LÚA 1.2.1 Hoạt chất Benomyl Benomyl (Binhnomyl 50WP) thuộc nhóm hoạt chất Benzimidazol. Thuốc có dạng bột kết tinh, phân hủy ở 1400C, tan trong nước ở nhiệt độ phòng, bị phân hủy trong môi trường axit mạnh và kiềm mạnh, phân hủy chậm trong môi trường ẩm. Trong một số dung môi thì bị tách thành Carbendazim và Butyl isoxyanat, bền với ánh sáng (Lê Trường và ctv., 2005). Phương thức tác động: là loại thuốc trừ nấm bệnh có tác dụng nội hấp, có phổ tác động rộng, có thể diệt được cả nhện đỏ (Trần Văn Hai, 2005), thuốc có tác động bảo vệ và diệt trừ, thẩm thấu qua rễ và lá, vận chuyển chủ yếu hướng ngọn, có hiệu lực mạnh với nhiều lớp nấm như nấm túi, nấm bất toàn, nấm nang và nấm đảm (Lê Trường và ctv., 2005). Theo Phạm Văn Biên và ctv. (2000), thuốc dùng để xử lý hạt giống để trừ bệnh lúa von, tiêm lửa, nấm có hạch nhỏ. Thuốc có tác dụng đối với các loại bệnh sau: đạo ôn, vàng lá, lem lép hạt trên lúa, bệnh sẹo trên cây có múi, đốm lá trên đậu tương, sương mai trên khoai tây, rỉ sắt trên cà phê, thán thư trên xoài (Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, 2013). 4 Lê Trường và ctv. (2005) cho rằng thuốc thuộc nhóm độc III, độc với động vật có vú, vịt trời, chim cút và độc nhất đối với động vật thủy sinh, ADI là 0,1 mg/kg, PHI là 7-10 ngày. 1.2.2 Hoạt chất Mancozeb Mancozeb (Man 80WP) có tên hóa học là Manganese bisdithiocarbamate phức hợp với kẽm (Phạm Văn Biên và ctv., 2000). ethylene Mancozeb là một phức hợp của kẽm và manzeb gồm 20% muối mangan và 2,55% muối kẽm, là loại bột có màu vàng hung, không tan trong nước và tan nhiều trong dung môi hữu cơ, bền trong môi trường khô nhưng thủy phân trong môi trường nước nóng, ẩm và axit (Trần Quang Hùng, 1999). Theo Trần Lâm Ban (1993), thuốc có khả năng trừ nấm gây bệnh trên nhiều loại trái cây, rau quả và hoa màu. Các giới thẩm quyền đã cho phép dùng mancozeb để xử lý hạt giống trên bông vải, ngô, hạt ngũ cốc và cà chua… Thuốc thuộc nhóm độc IV, LD50 qua da chuột >15000 mg/kg, ADI là 0,05 mg/kg, PHI trên dưa chuột, cà chua 4 ngày, thuốc lá, khoai tây 7 ngày, cây ăn quả 21 ngày. Thuốc không độc đối với ong mật, độc với cá (Trần Văn Hai, 2005). 1.2.3 Hoạt chất Tebuconazole Hoạt chất Tebuconazole (Folicur 250EW) nguyên chất ở có dạng tinh thể, không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ (Trần Quang Hùng, 1999). Theo Lê Trường và ctv. (2005), Tebuconazole là thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng bảo vệ và trị bệnh, nhanh chống bị cây hấp thụ và dịch chuyển hướng ngọn là chính, thuốc dùng để xử lý hạt giống. Thuốc có thể dùng phun lên cây để trị khô vằn, lem lép hạt, vàng lá do nấm trên lúa (Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam, 2013). Trần Quan Hùng (1999) thuốc thuộc nhóm độc III, LD50 qua da chuột >5000 mg/kg, thuốc độc với cá, không độc với ong mật. 1.2.4 Hoạt chất Carbendazim Carbendazim (Carbenda super 50SC) là thuốc dạng bột rắn, không màu, không tan trong nước, tan ít trong dung môi hữu cơ (Phạm Văn Biên và ctv, 2000), thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng bảo vệ và diệt trừ, xâm nhập qua mô xanh, kìm hãm sự phát triển của ống mầm, ngăn cản sự hình thành giác bám và sự phát triển của sợi nấm (Lê Trường và ctv., 2005). 5 Theo danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam (2013) thuốc dùng để phòng trị bệnh lem lép hạt lúa, đốm nâu, khô vằn, vàng lá trên lúa, thán thư trên xoài, vải, điều, thanh long, thối cổ rễ trên dưa hấu. Thuốc có thể dùng để xử lý hạt giống (Trần Văn Hai, 2005). Thuộc nhóm độc IV, ít độc với cá và không độc với ong mật, LD50 qua da chuột >15000 mg/kg, ADI là 0,01 mg/kg (Trần Văn Hai, 2005). 1.2.5 Hoạt chất Metconazole Metconazole (Workup 9SL) là thuốc có tính lưu dẫn mạnh theo hướng ngọn, hiệu lực kéo dài, thuốc thấm sâu nhanh nên ít bị rửa trôi vì vậy hiệu quả trừ bệnh rất cao (Trần Hoàng Minh, 2013). Công dụng: thuốc có phổ tác dụng rộng trừ được nhiều loại nấm trên ngũ cốc, rau, cây ăn quả, trị lem lép hạt, khô vằn, vàng lá do nấm trên lúa, thán thư trên xoài (Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam, 2013). Theo Trần Quang Hùng (1999) thuốc thuộc nhóm độc III, LD50 qua da chuột 2000 mg/kg, ADI là 0,01 mg/kg, không nhạy cảm qua da. 1.3 ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ LOẠI THỰC VẬT 1.3.1 Cỏ cứt heo Tên khoa học là Ageratum conyzoides L. thuộc bộ Asterales, họ Asteraceae (Wikipedia, 2013). Cỏ cứt heo là cỏ dại phổ biến mọc ở vệ đường, đất trồng trọt, đất hoang hóa, trang trại và đồng cỏ (Dương Văn Chín và ctv., 2000). Đặc tính thực vật: cỏ nhất niên, có mùi hương, cao đến 120 cm. Thân thảo có nhiều lông, phân nhiều cành. Lá mọc đối, hình bầu dục, dài 2-10 cm, rộng 1,5-5 cm, phần đáy to nhất, đỉnh tà, bìa có răng và lông. Hoa mọc thành chùm 3-4 hoa, màu tím xanh hoặc trắng mỗi hoa đầu để có cuống riêng rẽ, hình ống, đường kính khoảng 6 mm (Dương Văn Chín và ctv., 2000). Hình 1.1 Hình dạng cây cỏ cứt heo Thành phần hóa học: có chứa khoảng 51 thành phần là tinh dầu, flavonoid, alcaloid thuộc nhóm pyrolizidin và một số hợp chất khác như friedelin, sitosterol, stigmasterol. Cỏ cứt heo ở Việt Nam chứa tinh dầu (0,7-2%), carotenoid, phytosterol 6 (ít), tannin, saporin và hợp chất uronic. Hàm lượng saporin thô trong thân và lá là 4,7% (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004). Công dụng: chữa viêm xoang mũi dị ứng, chống viêm, phù nề, dị ứng (Đỗ Tất Lợi, 2003), dùng để trị vết đứt, lở loét ở Ấn Độ, dùng để trị sỏi thận ở Nepal (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004) 1.3.2 Cỏ hôi Tên khoa học là Eupatorium odoratum L. thuộc bộ Asterales, họ Asteraceae (Wikipedia, 2013). Cỏ hôi mọc thích hợp ở ruộng hoang hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng cao, là loài cỏ phổ biến thường gặp ở nhiều nơi bao gồm cả các tỉnh ở vùng đồng bằng, đồi núi và trung du (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004) Dương Văn Chín và ctv. (2000) cho biết cỏ hôi có một số đặc tính thực vật như: cỏ lá rộng, đa niên, thẳng đứng, rắn chắc, cao 1-2 m. Thân có lông, lá mọc đối, có lông và răng to, cuống dài 1 cm. Phát hoa hình tản phòng, màu trắng, hơi thơm, hoa đầu dài 1-1,5 cm. Bế quả hình thoi, có 5 cạnh, lông màu trắng. Hình 1.2 Hình dạng cây cỏ hôi Thành phần hóa học: phần trên mặt đất cỏ hôi chứa odoratin, lá cỏ hôi chứa 0,16% tinh dầu, các axit anisic, isosakuranetin, odaratin, keempferol và sakuranetin. Hoa cỏ hôi chứa các sabinen, p. cymen, limonene, sabien hydrat và camphor (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004). Cỏ hôi có công dụng làm giảm tiết mồ hôi, làm ức chết sự sinh trưởng in vitro của các chủng vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết thương. Những nghiên cứu về Hydroxyprolin cho thấy, khi vết thương được điều trị với cỏ hôi quá trình tổng hợp collagen được thúc đẩy rất nhanh làm hoại tử mau rụng giúp da mau liền sẹo. Ngoài ra, nhân dân ta thường dùng cỏ hôi để chữa một số bệnh như nhức xương, ghẻ lở, chữa bỏng (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004) 1.3.3 Cây neem Tên khoa học là Azadirachta indica thuộc bộ Rutales, họ Meliaceae (Wikipedia, 2013). Cây neem có nguồn gốc ở vùng lân cận Tây Á, di cư lan rộng đến nhiều nước 7 Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản. Ở nước ta, cây neem mọc tự nhiên trên nương rẫy, ở những vùng đất ẩm và mát (Lê Quang Long và ctv., 2005). Cây neem là thực vật sinh trưởng nhanh, thường đạt chiều cao 15-20 m, tán lá rộng có hình tròn hoặc ô van. Lá có dạng xẻ, lá kép lông chim dài 20-38 cm, mọc nhiều phía đầu nhánh. Hoa màu trắng có hương thơm, mọc thành từng chum ở nách, rủ xuống, mỗi chùm mang từ 150-200 hoa. Quả neem thuộc quả hạch, hình bầu dục, trơn láng và dài khoảng 2 cm (Diệp Quỳnh Như, 2006). Hình 1.3 Lá cây neem Theo Đỗ Tất Lợi (2003) vỏ cây neem chứa các chất đắng nimbim, axit nimbidic, deacetylnimbim; vỏ rễ chứa nhiều chất terpenoid như nimbilin và nimolinin, các tricyclic triterpenoid như margocin, margoccinin và margocilin; hạt neem có chứa 45% dầu với rất nhiều thành phần phức tạp; vỏ hạt và hạt còn có các tetracydic triterpenoid azadirachtin H và I, K cùng với nimbin. Đỗ Huy Bích và ctv. (2004) cho rằng vỏ và lá neem có tính kháng khuẩn, vỏ ức chế mạnh hơn lá trên Bacillus magaterium, Shigella sonnei và Aspergillus niger. Lá neem ức chế sự tăng trưởng của nấm Aspergillus và sinh tổng hợp aflatoxin. Ở Ấn Độ, người ta dùng dầu hạt neem trị bệnh da như: nhọt lở, lao hạch, nấm da, xoa trị thấp khớp. Vỏ cây neem là thuốc chống sốt rét, bệnh da. Lá neem giã trị nhọt, nước sắc trị loét. Hoa khô là thuốc lợi tiêu hóa. Quả có tác dụng tẩy, làm mềm da và trị giun. 1.3.4 Cây lƣợc vàng Tên khoa học là Callisia fragrans thuộc bộ Commelinales, họ Commelinaceae (Wikipedia, 2013). Cây lược vàng là một cây cảnh di thực từ Liên bang Nga sang Việt Nam, ban đầu nó được trồng ở Thanh Hóa, giờ đây cây lược vàng đã nhanh chóng phát triển đến các tỉnh, thành phố khác như Hà Nội, Hải Dương, Bắc Giang, Ninh Bình và Quảng Nam (Phạm Văn Hai và ctv., 2011). Nguyễn Thanh Vân (2011) mô tả cây lược vàng có thân ngắn, dựng lên, lan rộng, phân nhánh, hơi ưởng ẹo cong, từ nách lá mọc ra những nhánh thân ngang bên. Lá không cuống, có hình bầu dục rất nhọn ở đỉnh, bền dai màu 8 Hình 1.4 Hình dạng cây lƣợc vàng xanh tươi đến màu xanh đỏ nhạt, tùy thuộc vào cường độ ánh sáng lá chuyển thành màu đỏ tím. Phát hoa mau tàn, lẻ tẻ vào đầu mùa xuân đến mùa thu tùy theo khí hậu, thân nách lá xanh tím khoảng 10 cm, lá bắc bầu dục, bó hoa nhỏ. Những hoa nhỏ, họp thành cụm 3 ở nách lá, màu trắng hồng, mùi thơm. Trái dạng viên nang nhỏ, tự khai, 3 mảnh chứa những hạt rất nhỏ khoảng 1 mm. Thành phần hóa học gồm có carbohydrate, ascorbic axit, amino axit, phenolic axit (gallic, caffeic, chicoric, ferulic), flavonoids (quercetin, kaempferol, kvartsetin), coumarins (umbelliferon, scopoletin), antraquinons (aloe-emodine), triterpenic hợp chất (β-sitosterol), choline, coumarins, phenolic axit và ascorbic axit. Dung dịch trích Callisia fragrans có khả năng liên kết ion Fe2+ (Nguyễn Thanh Vân, 2011). Công dụng: chữa trị nhiều bệnh như ung thư, bỏng, viêm nhiễm, lao phổi, bệnh tim mạch. Một vài báo cáo tại các nước Đông Âu cho thấy cao chiết và nước ép của cây lược vàng có tác dụng bảo vệ gan, tăng cường hoạt động của cơ, ức chế vi sinh vật gây bệnh trong ruột, chống viêm nhưng có khả năng kháng khuẩn yếu trên chủng Staphylococcus aureus. Hợp chất ginsenoside-Rg1 và tryptophan trong cây lược vàng được nghiên cứu có hoạt tính gây độc tế bào và hoạt tính kháng vi sinh vật chọn lọc mạnh, có hoạt tính sinh học cao (Trần Thu Hương và ctv., 2009). 1.3.5 Cây sống đời Tên khoa học là Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers. thuộc bộ Saxifragales, họ Crassulaceae (Wikipedia, 2013). Cây sống đời được trồng ở khắp nơi trong nước ta để làm cảnh và làm thuốc (Đỗ Tất Lợi, 2003). Cây sống đời thuộc nhóm cây thân thảo, cao chừng 0,6-1 m. Lá mọc đối thành hình chữ thập. Lá dày, có khi nguyên, có khi phân thành 2-5 thùy, phiến lá dài 5-15 cm, rộng 2-10 cm, mép có răng cưa to mặt bóng, cuống lá dài 2-2,5 cm, phía dưới phát triển ẩn vào thân cây. Cụm hoa mọc ở ngọn hay kẽ lá, màu tím hồng hoặc đỏ, mọc rủ xuống. Hoa nở vào các tháng 2-5 (Đỗ Tất Lợi, 2003). Hình 1.5 Hình dạng cây sống đời Cây sống đời có chứa nhiều thành phần hoạt chất như các axit hữu cơ, các glycozit flavonoic và các hợp chất phenolic (Đỗ Tất Lợi, 2003). Năm 1971, Marriage và ctv. đã xác định thấy có 32,5% axit malic, 10,1% axit xitric, 46,5% axit izoxitric cùng một rất nhiều các loại axit hữu cơ khác nhưng với hàm lượng thấp (Trích dẫn bởi 9 Đỗ Tất Lợi, 2003). Các hợp chất phenolic bao gồm axit phenolic cumaric, syringic, cafeic, phenolic hydro-xybenzoic (C. A. (1973), trích dẫn bởi Đỗ Tất Lợi (2003)). Ngoài ra, lá sống đời còn chứa một chất sáp gồm các hydrocarbon, các iso ancol, các axit béo, nhiều chất vô cô (hàm lượng cao), Fe, Mg, Na, Zn, Mn (hàm lượng thấp) (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004). Công dụng: làm thuốc chữa bỏng, cầm máu, đắp vết thương, sưng đau, có tính giải độc. Lá tươi giã chữa viêm tai giữa cấp tính (Đỗ tất Lợi, 2003). Dịch ép lá sống đời lọc trong, ổn định bằng cồn và diệt khuẩn được dùng làm thuốc nhỏ mắt để điều trị viêm kết mạc. Ở Thái Lan, Lào, Campuchia, lá sống đời tươi còn có công dụng trị đờm, thấp khớp, đâu dây thần kinh (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004) 1.4 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ ỨNG DỤNG DỊCH TRÍCH THỰC VẬT VÀ THUỐC HÓA HỌC TRONG PHÒNG TRỊ BỆNH GÂY HẠI HẠT LÚA 1.4.1 Trên thế giới Dịch trích từ lá cây neem (Azadirachta indica) có khả năng hạn chế được sự phát triển của sợi nấm Pyricularia oryzae trong điều kiện phòng thí nghiệm và sự lây lan của bệnh trong điều kiện nhà lưới (Amadioha, 2000). Dịch trích lá cây cà độc dược (Datura metel) giúp giảm sự phát triển của nấm Rhizoctonia solani trong điều kiện phòng thí nghiệm, đồng thời khi phun dịch trích lên lá lúa có hiệu quả giảm được bệnh đốm vằn và bệnh cháy bìa lá trong điều kiện nhà lưới (Kagale và ctv., 2004). Satheesh và ctv. (2005) chứng minh dịch trích hoa, thân và lá cây xương rồng Euphorbia acroclada có hiệu quả chống lại Verticillium dahlia, Fusarium oxysporum, Rhizopus stolonifer và Penicillium italicum trong điều kiện phòng thí nghiệm. Ba loại tinh dầu chiết xuất từ cây sả (Cymbopogon citratus), hương nhu trắng (Ocimum gratissimum) và hoa môi (Thymus vulgaris) có khả năng chống sự xâm nhiễm của Alternaria padwickii, Bipolaris oryzae và Fusarium moniliforme gây bệnh trên hạt lúa. Ba loại tinh dầu này còn giúp tăng độ nảy mầm của hạt giống và giúp cây lúa có sức sống tốt hơn (Nguefack và ctv., 2008). Yasmin và ctv. (2008) nghiên cứu 55 loại dịch trích thực vật ảnh hưởng đến nấm Fusarium moniliforme thì dịch trích cỏ cứt hôi (Eupatorium odoratum L.) và cây sống đời (Kalanchoe pinnata) cho hiệu quả ức chế nấm lần lượt là 18,2% và 25%. Hạt lúa giống ngâm với dịch trích từ củ tỏi (Allium sativum) và lá cây hoàng anh (Allamanda cathartica) giúp hạt giống nảy mầm tốt và giảm đáng kể sự xuất hiện của 10 các loài nấm trên hạt lúa như Bipolaris oryzae, Curvularia oryzae, Nigrospora oryzae, Aspergillus flavus, Aspergillus niger và Penicillium sp. và Fusarium moniliforme (Yeasmin và ctv., 2012). Venkateswarlu và Chauhan (2005) chứng minh rằng các hoạt chất hóa học carbendazim, bennomyl, mancozeb có thể quản lý tốt bệnh thối bẹ và lem lép hạt lúa thông qua trọng lượng ngàn hạt và số lượng hạt khỏe khi sử dụng các hoạt chất hóa học trên. Theo Arshad và ctv. (2009) chứng minh rằng bốn loại thuốc diệt nấm là Dithane M-45, Ridomil, Topsin-M và Carbendazim có hiệu quả cao trong kiểm soát tác nhân gây bệnh lem lép hạt lúa. Trong đó Dithane M-45 và Ridomil có hiệu quả cao đối nhiều tác nhân như Bipolaris oryzae, Alternaria alternata, Alternaria padwickii, Drechslera oryzae, Fusarium moniliforme, Curvularia oryzae, Nigrospora oryzae và Aspergillus niger. Topsin-M và Carbendazim thì có hiệu quả cao đối với Fusarium moniliforme. Hạt được xử lý với các loại thuốc trên cho hiệu quả nảy mầm cao. 1.4.2 Tại Việt Nam Theo Phan Thị Hồng Thúy (2009), khi ngâm hạt với dịch trích cây sống đời 1%, 2%, cỏ cứt heo 4% hay áo hạt bằng cỏ cứt heo 2% đều cho hiệu quả giảm bệnh đốm nâu (Bipolaris oryzae), trong đó nghiệm thức ngâm hạt với cỏ cứt heo 4% và áo hạt 2% cho hiệu quả giảm bệnh trên 50%. Ngâm hạt với lá sống đời 5% và phun lá với cỏ hôi 2,5% có hiệu quả cao trong viêc giảm đốm nâu và làm giảm khả năng sinh bào tử của nấm gây bệnh đốm nâu (Bipolaris oryzae) (Trần Quốc Tuấn, 2009). Theo Cao Thị Cẩm Tú (2010) cho thấy phương pháp áo hạt kết hợp phun qua lá với dịch trích lá neem 8% có khả năng hạn chế chiều dài vết bệnh và hiệu hiệu giảm bệnh cháy bìa lá (Xanthomonas oryzae) cao. Bằng cách ngâm hạt kết hợp phun dịch trích vào giai đoạn 55 ngày sau khi gieo, dịch trích cỏ cứt heo (Ageratum conyzoides L.) có khả năng hạn chế ba bệnh đạo ôn (Pyriculariaoryzea), đốm nâu (Bipolaris oryzae) và cháy bìa lá (Xanthomonas oryzae). Dịch trích cỏ hôi (Eupatorium odoratum L. ) cũng có khả năng hạn chế tốt bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzea) trên lúa (Dương Hoàng Thanh, 2011). Theo Trần Văn Hai (1999), trong điều kiện phòng thí nghiệm các loại thuốc hóa học như Tilt 250EC, Appencarb super 50FL và Anvil 5SC có hiệu quả ức chế bốn loài nấm gây bệnh lem lép hạt lúa gồm có Fusarium moniliforme, Alternaria padwicki, 11 Cuvularia lunata và Helminthosporium oryzae. Thuốc Bonanza 100SL có hiệu quả trong việc ức chế khả năng phát triển của nấm Fusarium moniliforme và Curvularia lunata. Thuốc trừ bệnh Syntop 05 (0,4 l/ha), Tilt super 300ND (0,3 l/ha), Navito 750WG (0,12 kg/ha), Folicur 250EW (0,3 l/ha), Copper-B 75WP (1,5 kg/ha) đều có khả năng khống chế sự phát triển của mầm bệnh và hạn chế sự gia tăng cấp bệnh lem lép hạt lúa trong vụ thu đông (Nguyễn Hà Anh Tú, 2007). 1.5 ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ LOẠI NẤM GÂY LEM LÉP HẠT LÚA 1.5.1 Fusarium sp. Triệu chứng: sợi nấm mọc khí sinh trên hạt, rất dễ quan sát trên vỏ hạt (Mew và Gonazales, 2002). Nấm làm hạt biến màu, lúc đầu có màu trắng về sau có màu vàng, màu hồng. Đôi khi toàn bộ hạt bị bệnh (Ou, 1985). Đặc điểm hình thái của nấm: sợi nấm không màu, có vách ngăn. Đính bào đài tạo tiểu bào từ thì mọc đơn, ở bên hông các sợi nấm khí sinh, hình dùi, thon dần về phía đỉnh. Đính bào đài tạo đại bảo tử gồm một tế bào đáy có 2-3 vách ngăn. Tiểu bào tử trong suốt, hình thoi, hình trứng hoặc hình chùy, hơi dẹt ở hai đầu, có một hoặc hai tế bào, có thể phát triển đơn hoặc thành chuỗi, kích thước 2,53-16,33 µm x 2,30-5,75 µm trên môi trường PDA. Đại bào tử không màu, cong như hình lưỡi liềm hoặc gần như thẳng, vách mỏng, hai đầu nhọn, có 3-5 vách ngăn, thường là 3 vách ngăn, kích thước 18,86-40,71 µm x 2,76-4,60 µm (Ou, 1985; Võ Thành Hoàng, 1993; Mew và Gonazales, 2002). Nấm có thể lưu tồn trong đất do mưa rửa trôi bào tử hay nang bào tử trên hạt, trên cây hay trên rơm rạ (Võ Thành Hoàng, 1993). Nấm có thể tồn tại đến vụ sau nếu tồn trữ trong nhà. Nấm gây hại trên lúa, ngô, đại mạch, mía cao lương (Ou, 1985). 1.5.2 Trichoconis sp. Triệu chứng: trên vỏ hạt nhiễm có đốm nâu hay trắng bạc, bìa vết có màu nâu sậm, tâm vết bệnh có đốm đen nhỏ. Nấm có thể xâm nhập vào trong hạt gạo làm biến màu hạt (Võ Thanh Hoàng, 1993). Đặc điểm hình thái của nấm: sợi nấm có vách ngăn, phân nhánh, không màu khi còn non, chuyển thành màu cam khi trưởng thành, sợi nấm phân nhánh vuông gốc. Cành bào đài không màu hay vàng nhạt, kích thước 3-3,5 x 95-120 µm. Bào tử hình thoi với một phần roi phụ dài. Bào tử đa bào, có 3-4 vách ngăn, chỗ vách ngăn hơi thắt 12 lại, kích thước bào tử 10,3-20,6 x 8,3-76,6 µm (Mew và Gonazales, 2002; Đặng Vũ Thị Thanh, 2008). Nấm xâm nhập và gây bệnh cho cả lúa cạn và lúa nước. Nấm tồn tại trong đất, cây cỏ, tàn dư cây bệnh là nguồn lan truyền bệnh cho vụ sau. Hạt giống nhiễm bệnh sẽ giảm sức nảy mầm và là nguồn lan truyền bệnh trên đồng ruộng (Đặng Vũ Thị Thanh, 2008). 1.5.3 Curvularia sp. Nấm gây bệnh vết nâu trên lúa làm hạt lúa bị đổi màu đen (Mew và Gonazales, 2002). Đặc điểm hình thái của nấm: sợi nấm có vách ngăn, phân nhánh, hợi đục đến nâu nhạt, trong một số trường hợp có màu nâu đậm (Mew và Gonazales, 2002). Cành bào tử mọc thành cụm hay đơn lẻ, không phân nhánh, có 3-5 vách ngăn, đỉnh cành hơi cong, cành màu nâu, kích thước 5-10 x 60-135 µm. Bào tử hình củ ấu, có 3-5 cách ngăn màu nâu, hai tế bào ở hai đầu màu nhạt hơn hay không màu, kích thước bào tử 9,9-18,3 x 20,9-36,6 µm (Đặng Vũ Thị Thanh, 2008). Nấm tồn tại trên hạt giống, rơm rạ nhiễm bệnh. Curvularia là nấm đa thực, gây hại trên lá, quả, hạt cây lương thực, cây thực phẩm, cây ăn quả (Ou, 1985; Vũ Triệu Mân, 2007; Đặng Vũ Thị Thanh, 2008). 1.5.4 Pinatubo sp. Nấm gây hại trên hạt lúa vừa nảy mầm, ký sinh tạo vết bệnh màu xám trên chồi mầm (Manandhar, 1996). Trên hạt, sợi nấm khí sinh xuất hiện nhiều, màu trắng và phân nhánh (Mew và Gonzales, 2002). Theo Mew và Gonzales (2002), khuẩn ty trên PDA ở nhiệt độ phòng (28-300C) sinh trưởng nhanh và đạt đường kính 5,02 cm trong 5 ngày. Chúng là những khoanh với rìa đều, mọc thành khóm và màu đỏ nhạt, cam. Ở mặt sau đĩa Petri, khuẩn ty là các khoanh sáng, màu cam đến vàng cam nhạt hướng về rìa. Sợi nấm không màu và có vách ngăn. Đính bào đài mọc đơn hoặc phân nhánh, ngắn, phân nhánh với mấu dạng răng nhỏ ở phần tận cùng. Bào tử hình bầu dục kéo dài, một đến hai tế bào, rất ít ba tế bào, nhọn ở phần gốc và tròn ở đỉnh, không màu. Bào tử đính sinh ra ở đình sắp xếp như một bông hoa (Mew và Gonzales, 2002). 1.5.5 Penicillium sp. Triệu chứng: trên hạt hoặc trên bông lúa nấm mọc thành một lớp mốc màu xanh lá (Đặng Vũ Thị Thanh, 2008). 13 Đặc điểm hình thái của nấm: sợi nấm không màu hay hơi có màu vàng. Cành bào tử mọc thẳng đứng thành cụm hay riêng lẻ, có vách ngăn. Đỉnh cành phân nhánh thành hình chổi. Từ các đỉnh nhánh, bào tử mọc thành chuỗi, bào tử đơn bào, hình cầu, hình hạt gạo, không màu (Barnett và Hunter, 1998; Đặng Vũ Thị Thanh, 2008). Nấm được phát hiện nhiều nơi trên cả nước, gây nhiều bệnh cho nông sản trước và sau thu hoạch, là nguyên nhân làm giảm chất lượng nông sản khi bảo quản (Đặng Vũ Thị Thanh, 2008). 1.5.6 Aspergillus sp. Aspergillus là nấm rất phổ biến trong tự nhiên, có thể phân lập được từ đất, xác bã thực vật và trong không khí. Nhiệt độ tăng trưởng tối ưu của nấm là 20-400C, với tốc độ tăng trưởng tốt ở 370C và nó có thể tồn tại ở 600C (Jesenska, 1993; Đặng Vũ Thị Thanh, 2008). Nấm gây hại một số cây họ đậu, họ hòa thảo và nhiều loại nông sản khác (Đặng Vũ Thị Thanh, 2008). Sợi nấm phân nhánh, có vách ngăn, từ sợi nấm sẽ hình thành một cọng mang túi bào tử và bào tử đính, cọng mang túi bào tử không vách ngăn. Túi hay bọng là tế bào đa nhân, bề mặt gắn liền với thể bình. Thể bình với bậc 1 hay bậc 2, mỗi thể bình là cấu trúc đa nhân và trên đầu thể bình tạo thành một chuỗi bào tử đính (Nguyễn Văn Bá và ctv., 2005). 1.5.7 Tilletia barclayana Nấm là tác nhân gây bệnh đen hạt lúa. Bệnh được mô tả ở Nhật (1896), Hoa Kỳ (1899) và nhiều quốc gia khác như Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ (Võ Thanh Hoàng, 1993). Triệu chứng: hạt lúa nhiễm bệnh thường xuất hiện các mụn đen rất nhỏ hoặc các sọc quanh hạt. Khi nhiễm nặng, vỏ hạt xuất hiện các đốm to hoặc cả hạt bị bao phủ một lớp bột đen của bào tử than (Võ Thanh Hoàng, 1993; Mew và Gonazales, 2002). Đặc điểm hình thái của nấm: sợi nấm nấm khí sinh không được hình thành trên hạt. Các bào tử có hình cầu, vách dày, màu nâu nhạt đến nâu đậm với nhiều gai nhọn rải rác trên bề mặt hạt và lá mầm. Bào tử có kích thước 22,5-26,0 µm x 18,0-22,0 µm (Võ Thanh Hoàng, 1993; Mew và Gonazales, 2002). Bào tử lưu tồn rất lâu, hơn một năm trong điều kiện bình thường và hơn ba năm trong điều kiện tồn trữ. Ngoài ký chủ là lúa, nấm còn gây hại một số loại thực vật khác như lúa dại Oryza barthii, các cây Brachiaria, Digitaria, Eriochloa, Pahicum và Pennisetum (Ou, 1985). 14 1.5.8 Acremonium sp. Chi Acremonium thường được gọi là Cephalosporium (Pitt và Hocking, 2009). Nguyễn Danh Thạch (1988) đã phát hiện loài Celphalosporium oryzae tại Việt Nam (trích dẫn bởi Trần Thị Thu Thủy, 2005). Đặc điểm hình thái của nấm: khuẩn lạc tăng trưởng khá nhanh, trưởng thành trong vòng 5 ngày, đường kính 1-3 cm sau 7 ngày nuôi cấy trên mội trường PDA ở nhiệt độ 250C. Tản nấm nhỏ, nhẵn mượt và có màu trắng hoặc hồng (Collier và ctv., 1998). Cành bào đài và thể bình mảnh, yếu, mọc đơn. Bào tử trong suốt, đơn bào, tập trung trong một khối và kết dính với nhau bởi một chất keo (Barnett và Hunter, 1998). Theo Ellis (2007), Acremonium sp. được tìm thấy trong đất, xác bã thực vật, nấm thối rữa. Acremonium sp. chủ yếu là nấm hoại sinh, tuy nhiên một số loài vẫn gây bệnh cho thực vật. 1.5.9 Nigrospora sp. Nigrospora sp. là loại nấm xuất hiện rộng rãi khắp nơi trên thế giới đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới (Blaszkowski và Piech, 2002). Theo Ou (1885), nấm là tác nhân gây bệnh đốm lá nhỏ và hạt. Hiện nay, trên thế giới đã phát hiện được 4 loài gây hại trên lúa gồm có N. sphaeria (Sacc.), N. panici Zimm., N. padwickii Prasad. và N. oryzae. Triệu chứng: ở phần già và chết của cây lúa có xuất hiện nhiều mụn đen với đường kính nhỏ hơn 0,5 mm. Trên hạt ít khi thấy sợi nấm khí sinh, bào tử xuất hiện rải rát trên bề mặt hạt (Mew và Gonzales, 2002). Đặc điểm hình thái của nấm: màu của sợi nấm thay đổi theo thời gian sinh trưởng. Bào tử mọc trên đỉnh sợi nấm và có một cuống ngắn, bào tử lúc còn nhỏ không màu, sau chuyển thành màu nâu đen, bào tử hình cầu hay ovan, đơn bào với kích thước bào tử từ 14-20 x 13-14 µm (Đặng Vũ Thị Thanh, 2008). Nấm gây hại chủ yếu trên hạt lúa, lúa mạch, lúa mì, ngô và các cây họ đậu. Nấm có thể lưu tồn trên xác bã của nhiều loài thực vật khác nhau, trong đất và trên hạt giống (Neergaard, 1977; Domsch và ctv., 1980; Sutton và ctv., 1998; Pitt và Hocking, 2009). 1.5.10 Rhizopus sp. Nấm hiện diện trong đất, trong trái cây hư, củ, ký sinh trong rễ khoai tây, táo, dâu và cà chua (Nguyễn Văn Bá và ctv., 2005). Sợi nấm có màu trắng, phân nhánh, đa nhân và không có vách ngăn ngang. Hầu hết các sợi nấm có dạng như sợi bông gòn khi còn non, sau đó phát triển sâu vào cơ 15 chất thì phân chia thành 3 dạng khuẩn ty là khuẩn căn, khuẩn ngang và cọng mang túi bào tử (Nguyễn Văn Bá và ctv., 2005). 1.6 ĐẶC ĐIỂM GIỐNG LÚA OM2517 Theo Trung tâm giống nông lâm ngư nghiệp tỉnh Kiên Giang (2013): giống OM2517 có nguồn gốc từ tổ hợp lai OM1325 và OMCS94, được công nhận chính thức năm 2004 theo Quyết định số 2182 QĐ/BNN-KHCN ngày 29/07/2004. Giống có thời gian sinh trưởng 90-95 ngày, chiều cao cây 90-95 cm, thấp cây, đẻ nhánh khá, thích nghi rộng, ít đỗ ngã thích hợp cho cả 3 vụ trong năm, hạt gạo dài ít bạc bụng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Giống OM2517 hơi kháng rầy nâu, đạo ôn, dễ nhiễm lúa von, kiểu hình đẹp, đẻ nhánh khá, chịu phèn, mặn khá, cứng cây, năng suất trong vụ Đông-xuân là 7-8 tấn/hecta và Hè-thu là 5-6 tấn/hecta. Khi áp dụng sản xuất với mô hình lúa-tôm nâng suất đạt 5-7 tấn/hecta. 16 CHƢƠNG II PHƢƠNG TIỆN PHƢƠNG PHÁP 2.1 PHƢƠNG TIỆN 2.1.1 Thời gian và địa điểm Thời gian tiến hành thí nghiệm từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 12 năm 2013. Địa điểm: phòng thí nghiệm Phòng trừ sinh học, Bộ môn Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. 2.1.2 Vật liệu thí nghiệm Giống lúa OM2517 được thu tại nhà các hộ nông dân trồng lúa làm giống tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng vào vụ Hè-thu năm 2013. Mẫu lúa được bảo quản trong túi giấy dầu. Năm loại thuốc hóa học trừ nấm lem lép hạt, gồm có: 1. Binhnomyl 50WP (Công ty cổ phần thương mại, dịch vụ Ngọc Tùng). 2. Man 80WP (Công ty Tiến Nông). 3. Folicur 250EW (Công ty Bayer Việt Nam). 4. Carbenda Supper 50SC (Công ty nông dược H.A.I). 5. Workup 9SL (Công ty cổ phần thuốc sát trùng Việt Nam). Năm loại dịch trích thực vật từ: 1. Cỏ cứt heo (Ageratum conyzoides L.). 2. Cỏ hôi (Eupatorium odoratum L.). 3. Lá cây neem (Azadirachta indica ). 4. Lá lược vàng (Callisia fragrans). 5. Lá sống đời (Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers.). 2.1.3 Dụng cụ thí nghiệm Tủ thanh trùng khô, tủ thanh trùng ướt, phòng cấy, cân điện tử, kính hiển vi, kính hiển vi soi nổi, Lame, Lamelle, đĩa Petri, chai thủy tinh, Beaker thủy tinh, ống đong chia độ, kim mũi giáo, băng keo, bọc nylon, gòn không thấm… 17 2.2 PHƢƠNG PHÁP BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM Nghiên cứu gồm ba nội dung chính 2.2.1 Khảo sát thành phần nấm hiện diện trên hạt của giống lúa OM2517 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm một nghiệm thức và bốn lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại 100 hạt lúa. Cách tiến hành Chọn ngẫu nhiên 25 hạt từ trong mẫu lúa được thu thập, rửa sạch với nước cất, sau đó xếp lên đĩa Petri có giấy thấm nước cất thanh trùng theo phương pháp Blotter (Hình 2.1) Hình 2.1 Cách ủ hạt trên đĩa Petri Lấy chỉ tiêu: ghi nhận thành phần nấm xuất hiện trên mỗi hạt lúa ở thời điểm 7 ngày sau khi bố trí lên đĩa Petri, rồi tính tần số xuất hiện của nấm theo công thức sau: Tần số xuất hiện của một loại nấm trên mẫu quan sát: Tần số xuất hiện trung bình của một loại nấm: 18 2.2.2 Khảo sát hiệu quả của năm loại thuốc hóa học trên nấm gây bệnh lem lép hạt 2.2.2.1 Khảo sát hiệu quả của năm loại thuốc hóa học khi xử lý hạt lúa bằng phương pháp ngâm Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 6 nghiệm thức (5 loại thuốc hóa học và 1 đối chứng) và 5 lần lặp lại. Thí nghiệm sử dụng phương pháp ngâm hạt, đối chứng ngâm với nước cất vô trùng. Nồng độ được sử dụng theo nồng độ khuyến cáo của từng loại thuốc (Bảng 2.1). Bảng 2.1 Nồng độ các loại thuốc hóa học sử dụng trong thí nghiệm Stt Lọai thuốc Hoạt chất 1 Folicur 250EW Tebuconazole 1200 2 Carbenda super 50SC Carbendazim 5000 3 Workup 9SL Metconazol 1200 4 Binhnomyl 50WP Benomyl 1900 5 Man 80WP Mancozeb 1000 Nồng độ (ppm) Tiến hành thí nghiệm Chuẩn bị hạt giống: hạt lúa giống được rửa sạch nước cất, loại bỏ các hạt lép lửng và được xử lý theo phương pháp ngâm hạt với thuốc hóa học. A B Hình 2.2 Chuẩn bị hạt giống trƣớc khi thí nghiệm (A) (B) Hạt lúa còn nhiều hạt lép lửng khi cho vào nước. Hạt lúa được loại bỏ các hạt lép lửng để sử dụng cho thí nghiệm. 19 Chuẩn bị hóa chất: pha 50ml thuốc hóa học theo nồng độ khuyến cáo của năm loại thuốc, cho vào ống Falcon 50ml có đánh ký hiệu sẵn để phân biệt. Tiến hành thí nghiệm: cho 9 g hạt lúa giống vào 20 ml thuốc hóa học ngâm trong 24h, sau đó rửa sạch và ủ 24h với nước cất cho hạt nứt nanh, rồi bố trí lên đĩa Petri theo phương pháp Blotter (hình 2.1). B A C D Hinh 2.3 Hạt giống đƣợc ngâm, ủ và bố trí lên đĩa Petri (A) Hạt lúa đang ngâm với thuốc trong đĩa Petri (B) Hạt lúa được ủ trên đĩa Petri với khăn giấy thấm nước cất (C) Hạt lúa nứt nanh sau khi ủ 24h (D) Hạt lúa được bố trí lên đĩa Petri để lấy chỉ tiêu 20 Ghi nhận chỉ tiêu Ghi nhận tần số xuất hiện của các loại nấm gây lem lép hạt trên từng hạt lúa dưới kính hiển vi sau 7 ngày bố trí lên đĩa Petri (Hình 2.4). Sau đó tính tần số xuất hiện của nấm và hiệu quả làm giảm tần số xuất hiện của nấm theo công thức sau: Tần số xuất hiện của một loại nấm trên mẫu quan sát (tương tự cách tính tần số ở mục 2.2.1) Hiệu quả làm giảm tần số xuất hiện của nấm bằng thuốc hóa học được tính theo công thức Abbott (Trần Văn Hai, 2005): Trong đó: HQT: hiệu quả của thuốc TSXHđc: Tần số xuất hiện của nấm ở nghiệm thức đối chứng TSXHi: Tần số xuất hiện của nấm ở nghiệm thức thuốc i. Hình 2.4 Hạt lúa ở thời điểm bảy ngày sau khi bố trí lên đĩa Petri (A) Hạt lúa trên đĩa Petri (B) Hạt xuất hiện nhiều nấm có sợi nấm mọc khí sinh 2.2.2.2 Khảo sát hiệu quả của năm loại thuốc hóa học khi xử lý hạt lúa bằng phương pháp áo Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 6 nghiệm thức (5 loại thuốc hóa học và 1 đối chứng) và 5 lần lặp lại. 21 Thí nghiệm sử dụng phương pháp áo hạt, đối chứng ngâm với nước cất vô trùng. Nồng độ được sử dụng tương tự thí nghiệm ngâm hạt. Tiến hành thí nghiệm Chuẩn bị hạt giống: hạt lúa giống được rửa sạch loại bỏ các hạt lép lửng và được xử lý theo phương pháp áo hạt với thuốc hóa học. Chuẩn bị hóa chất: pha 20ml thuốc hóa học theo nồng độ khuyến cáo của 5 loại thuốc, cho vào ống facol 50 ml có đánh ký hiệu sẵn để phân biệt. Tiến hành thí nghiệm: cho 9 g hạt lúa giống ngâm với nước trong 24h và ủ 12h với nước cất, sau đó ủ 12h với thuốc hóa học (phun 10 ml thuốc hóa học) (Hình 2.5), rồi bố trí lên đĩa Petri theo phương pháp blotter. Hình 2.5 Dụng cụ phun thuốc áo hạt trƣớc khi đem ủ Ghi nhận chỉ tiêu và xử lý số liệu Tương tự thí nghiệm ngâm hạt. 2.2.3 Khảo sát hiệu quả của năm loại dịch trích thực vật trên nấm gây bệnh lem lép hạt 2.2.3.1 Khảo sát hiệu quả của năm loại dịch trích thực vật khi xử hạt lúa bằng phương pháp ngâm Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 16 nghiệm thức (5 loại dịch trích thực vật x 3 nồng độ và 1 đối chứng) và 5 lần lặp lại. 22 Thí nghiệm sử dụng phương pháp ngâm hạt, đối chứng ngâm với nước cất vô trùng. Nồng độ sử dụng lần lượt 2%, 4%, 6%. Nồng độ sử dụng dựa trên các nghiên cứu sử dụng dịch trích thực vật để xử lý hạt giống phòng trị nấm gây bệnh trên lúa như Phan Thị Hồng Thúy (2009), Hiệp Kỳ Dương (2010) và Dương Hoàng Thanh (2011). Tiến hành thí nghiệm Chuẩn bị hạt giống: hạt lúa giống được rửa sạch loại bỏ các hạt lép lửng và được xử lý theo phương pháp ngâm hạt với dịch trích thực vật. Chuẩn bị dịch trích: pha 50 ml dịch trích thực vật theo nồng độ qui định, cho vào ống Facol 50 ml có đánh ký hiệu sẵn để phân biệt (Hình 2.6). A B C D E Hình 2.6 Các loại dịch trích thực vật (A) Lá sống đời (B) Lá neem (D) Cỏ cứt heo (E) Lá lược vàng (C) Cỏ hôi Cách thu mẫu thực vật làm dịch trích: thực vật được thu vào mỗi buổi sáng lúc 8h. Đối với bộ phận là lá thì chọn lá trưởng thành. Đối với trường hợp lấy cả cây thì thu cây trưởng thành có chiều cao tương đương nhau và đầy đủ các bộ phận (rễ, thân, lá và hoa). Cách pha nồng độ dịch trích: cho 100 g bộ phận của cây cần ly trích vào máy quay sinh tố với 100 ml nước cất vô trùng thu được nồng độ dịch trích 100%. Sau đó tiến hành pha loãng ra các nồng độ 2% (2 ml dịch trích + 98 ml nước cất), 4% (4 ml dịch trích + 96 ml nước cất) và 6% (6 ml dịch trích + 94 ml nước cất). 23 Tiến hành thí nghiệm: cho 9 g hạt giống vào 20 ml dịch trích thực vật ngâm trong 24h, sau đó rửa sạch và ủ 24h với nước cất cho hạt nứt nanh, rồi bố trí lên đĩa Petri theo phương pháp Blotter. Cách lấy chỉ tiêu tương tự như các thí nghiệm trên. 2.2.3.2 Khảo sát hiệu quả của năm loại dịch trích thực vật khi xử lý hạt lúa bằng phương pháp áo Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 16 nghiệm thức (5 loại dịch trích thực vật x 3 nồng độ và 1 đối chứng) và 5 lần lặp lại. Thí nghiệm sử dụng phương pháp ngâm hạt, đối chứng ngâm với nước cất vô trùng. Nồng độ sử dụng lần lượt 2%, 4%, 6%. Tiến hành thí nghiệm Chuẩn bị hạt giống: hạt lúa giống được rửa sạch loại bỏ các hạt lép lửng và được xử lý theo phương pháp áo hạt với dịch trích thực vật. Chuẩn bị dịch trích: pha 100 ml dịch trích thực vật theo nồng độ qui định, cho vào Facol 50 ml có đánh ký hiệu sẵn để phân biệt. Cách thu mẫu thực vật và pha nồng độ dịch trích (tương tư thí nghiệm ngâm hạt bằng dịch trích thực vật). Tiến hành thí nghiệm: cho 9 g hạt giống ngâm với nước trong 24h và ủ 12h với nước cất, sau đó ủ 12h với dịch trích (phun lên 10ml dịch trích), rồi bố trí lên đĩa Petri theo phương pháp Blotter. Cách lấy chỉ tiêu tương tự các thí nghiệm trên. 24 CHƢƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 THÀNH PHẦN NẤM HIỆN DIỆN TRÊN HẠT CỦA GIỐNG LÚA OM2517 Qua kết quả trình bày ở Bảng 3.1 cho thấy có 10 loại nấm hiện diện trên hạt giống lúa OM2517 được thu thập vào vụ Hè-thu tại huyện Trần Đề là Fusarium sp., Trichoconis sp., Curvularia sp., Pinatubo sp., Penicillium sp., Aspergillus sp., Tilletia barclayana, Acremonium sp., Nigrospora sp. và Rhizopus sp. Trong đó nấm có tần số xuất hiện cao nhất là Fusarium sp. (46%), kế đến là nấm Pinatubo sp. (28,2%) và Curvularia sp. (25,0%). Bảng 3.1 Tần số xuất hiện (%) của mƣời loại nấm hiện diện trên hạt của giống lúa OM2517 Tần số xuất hiện (%) STT Thành phần nấm Lặp lại 1 Lặp lại 2 Lặp lại 3 Lặp lại 4 TB 1 Fusarium sp. 55,6 46,0 40,6 42,8 46,0 2 Trichoconis sp. 11,6 10,8 15,6 11,6 12,4 3 Curvularia sp. 20,4 14,0 34,0 31,6 25,0 4 Pinatubo sp. 19,6 25,2 33,2 34,8 28,2 5 Penicillium sp. 10,8 10,8 17,2 10,8 12,4 6 Aspergillus sp. 7,8 12,0 14,8 20,4 13,3 7 Tilletia barclayana 7,6 11,6 13,2 11,6 11,0 8 Acremonium sp. 14,8 19,6 21,2 17,2 18,2 9 Nirospora sp. 8,4 10,8 15,6 11,6 11,6 10 Rhizopus sp. 7,6 12,0 15,6 10,8 11,0 Mặc dù nấm Acrermonium sp. (18,2%) là nấm mới được ghi nhận gần đây tại ĐBSCL (Võ Thị Yến Nhi, 2012), nhưng nấm có tần số xuất hiện cao hơn một số nấm phổ biến khác. Các loại nấm còn lại xuất hiện với tần số xuất hiện dưới 15%. 25 Nguyên nhân nấm Fusarium sp. xuất hiện cao hơn hẳn các loài nấm khác có thể là do truyền thống canh tác lúa thơm lâu đời tại Sóc Trăng. Kết quả ghi nhận tương tự như kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Nam (2012) và Võ Thị Yến Nhi (2012) đã ghi nhận ba loại nấm Fusarium sp. , Pinatubo sp. và Curvularia sp. có tần số xuất hiện tương đối cao biến động trong khoảng 30-60%. Các loại nấm Trichoconis sp., Penicillium sp., Aspergillus sp., Nigrospora sp., Rhizopus sp. và Tilletia barclayana cũng được nhiều nghiên cứu ghi nhận xuất hiện khá phổ biến tại ĐBSCL (Trần Văn Hai, 1999; Trần Thị Thu Thủy, 2011b; Nguyễn Thanh Nam, 2012). Từ kết quả trên cho thấy bốn loài nấm xuất hiện phổ biến trên giống OM2517 là Fusarium sp. Curvularia sp., Pinatubo sp. và Acremonium sp. Dưới đây là một số đặc điểm hình thái của các loại nấm được ghi nhận (Bảng 3.2). Bảng 3.2 Đặc điểm hình thái của các loại nấm gây bệnh lem lép hạt hại lúa STT Loại nấm Đặc điểm hình thái 1 Fusarium sp. Sợi nấm không màu, có vách ngăn, phân nhánh và chỉ quan sát được đại bào tử của nấm. Đại bào tử có dạng hình liềm, hơi cong, nhọn ở hai đầu. Kết quả tương tự như mô tả của Mew và Gonzales (2002) về loại nấm Fusarium gây hại trên hạt lúa (Hình 3.1). 2 Trichoconis sp. Sợi nấm phân nhánh, có vách ngăn. Bào tử thẳng có phần phụ dài, tế bào thứ 2 tính từ gốc lớn lơn các tế bào còn lại, bào tử có màu nâu nhạt, có từ 3-6 vách ngăn. Các đặc điểm này tương tự mô tả của Mew và Gonzales (2002) (Hình 3.2). 3 Curvularia sp. Đính bào đài màu nâu, không phân nhánh, các bào tử đính thành chùm trên đỉnh. Bào tử có dạng cong, tròn 2 đầu, thường có 4 tế bào, 3 vách ngăn, tế bào ở giữa to hơn, màu sậm hơn 2 tế bào phía ngoài. Đặc điểm về nấm tương tự như mô tả của Mew và Gonzales (2002) (Hình 3.3). 4 Pinatubo sp. Sợi nấm trong suốt, có vách ngăn, không phân nhánh. Đính bào đài mọc từng chiếc mang bào tử phía trên hoặc phân nhánh ngắn. Bào tử hình bầu dục kéo dài, 26 Bảng 3.2 Đặc điểm hình thái của các loại nấm gây bệnh lem lép hạt hại lúa (tiếp theo) đa số có 2 tế bào, một đầu hơi nhọn và một đầu tròn, 1 vách ngăn, không màu, mọc như những cách hoa trên đính bào đài. Kết quả tương tự như mô tả của Mew và Gonzales (2002) (Hình 3.4). 5 Penicillium sp. Quan sát dưới kính hiển vi cho thấy cọng bào tử đính dài, có các thể bình gắn trên cọng bào tử đính, các bào tử đơn đính thành chuỗi trên các thể bình đó giống hình chổi. Trên cuống bào tử đính thường có 4-6 thể bình. Kết quả tương tự như mô tả của Nguyễn Văn Bá và ctv. (2010) (Hình 3.5). 6 Aspergillus sp. Cọng bào tử đính dài, ở đỉnh phình ra hình cầu, có các thể bình đính trên đó. Bào tử đơn bào, hình cầu rất nhỏ, màu nâu đính trên các thể bình thành chuỗi dài. Kết quả tương tự như mô tả của Nguyễn Văn Bá và ctv. (2005) (Hình 3.6). 7 Tilletia barclayana Quan sát dưới kính hiển vi cho thấy bào tử dạng hình cầu, màu nâu nhạt đến nâu sẫm, bề mặt được bao bọc bởi một lớp gai. Bào tử còn non có màu nâu nhạt, bào tử già có màu nâu đen. Các đặc điểm này tương tự mô tả của Mew và Gonzales (2002) (Hình 3.7) 8 Acremonium sp. Sợi nấm không màu, mảnh. Cành bào tử không màu, ít phân nhánh. Bào tử hình bầu dục, không màu (ăn màu cotton blue), kết lại với nhau thành một khối hình cầu ở đỉnh đính bào đài. Kết quả tương tự như mô tả của Barnett và Hunter (1998) (Hình 3.8). 9 Nigrospora sp. Sợi nấm có màu nâu nhạt, có vách ngăn, khoảng cách giữa các vách ngăn ngắn. Đính bào đài ngắn, phình to ở phía dưới và thon nhỏ lại ở đỉnh, trên mỗi đính bào đài chỉ có một bào tử đính lên. Kết quả tương tự như mô tả của Mew và Gonzales (2002) (Hình 3.9). 27 Bảng 3.2 Đặc điểm hình thái của các loại nấm gây bệnh lem lép hạt hại lúa (tiếp theo) 10 Rhizopus sp. Khuẩn căn ăn sâu vào bề mặt hạt, mọc ngay tại vị trí gốc của cuống bào tử. Cọng mang túi bào tử xuất phát từ khuẩn căn, bên trên là cuống lõi, bao bọc cuống lõi là túi bào tử, túi bào tử hình tròn, màu đen. Bên trong túi bào tử mang rất nhiều bào tử, bào tử hình gần tròn, không màu hoặc hơi có màu xanh nhạt. Kết quả mô tả tương tự như Nguyễn Văn Bá và ctv. (2005) (Hình 3.10). Hình 3.1 Đặc điểm hình thái của nấm Fusarium sp. dƣới KHV 40x Hình 3.2 Đặc điểm hình thái của nấm Trichoconis sp. dƣới KHV 40x Hình 3.3 Đặc điểm hình thái của nấm Curvularia sp. dƣới KHV 40x Hình 3.4 Đặc điểm hình thái của nấm Pinatubo sp. dƣới KHV 40x 28 Hình 3.6 Đặc điểm hình thái của nấm Aspergillus sp. dƣới KHV 40x Hình 3.5 Đặc điểm hình thái của nấm Penicillium sp. dƣới KHV 40x Hình 3.7 Đặc điểm hình thái của nấm Tilletia barclayana dƣới KHV 40x Hình 3.8 Đặc điểm hình thái của nấm Acremonium sp. dƣới KHV 40x Hình 3.9 Đặc điểm hình thái của nấm Nigrospora sp. dƣới KHV 40x Hình 3.10 Đặc điểm hình thái của nấm Rhizopus sp. dƣới KHV 40x 29 3.2 HIỆU QUẢ CỦA NĂM LOẠI THUỐC HÓA HỌC TRÊN NẤM GÂY BỆNH LEM LÉP HẠT 3.2.1 Hiệu quả của năm loại thuốc hóa học khi xử lý hạt lúa bằng phƣơng pháp ngâm Qua kết quả trình bày ở Bảng 3.3 cho thấy cả năm loại thuốc hóa học đều làm giảm tần số xuất hiện trung bình của nấm có khác biệt ý nghĩa so với đối chứng. Tuy nhiên, tần số xuất hiện của nấm giữa các loại thuốc có sự khác nhau, trong đó thuốc Workup 9SL (5,12%) làm giảm tần số xuất hiện nấm cao nhất. Các loại thuốc còn lại có tần số nấm hiện diện tương đương nhau, biến động trong khoảng 6,32-8,10%. Nhìn chung, các loại thuốc đều cho hiệu quả giảm tần số xuất hiện của nấm cao hơn và khác biệt có ý nghĩa với đối chứng. Trong đó, thuốc Workup 9SL cho hiệu quả cao nhất là 70,99%, thuốc có hiệu quả thấp nhất là Man 80WP (54,34%), tuy nhiên thuốc này cho hiệu quả không khác biệt ý nghĩa với các loại thuốc còn lại. Như vậy, cả năm loại thuốc đều cho hiệu quả với nấm trên 50%, tuy nhiên hiệu quả của thuốc có khác nhau đối với mỗi loại nấm. Thuốc Man 80WP tuy cho hiệu quả khá cao nhưng lại không hiệu quả với nấm Penicillium sp. Thuốc Binhnomyl 50WP không hiệu quả với nấm Pinatubo sp. Tương tự với Carbenda super 50SC, thuốc này không hiệu quả đối với ba loại nấm Pinatubo sp., Acremonium sp. và Rhizopus sp. Đối với nấm Fusarium sp., thuốc làm giảm tần số xuất hiện của nấm cao nhất là Carbenda super. Tương tự với nấm Trichoconis sp. là thuốc Workup 9SL. Chỉ duy nhất thuốc Man 80WP có thể làm giảm tần số xuất hiện của nấm Pinatubo sp. Cả năm loại thuốc đều làm giảm tần số xuất hiện của các loại nấm Aspergillus sp., Rhizopus sp., Nigrospora sp. và Acremonium sp. tương tự nhau. Riêng nấm Tilletia barclayana sp. có tần số xuất hiện không khác biệt đối chứng. Kết quả này tương tự như Trần Văn Hai (1999) đã chứng minh thuốc hóa học Appencarb super 50FL (Carbendazim) có hiệu quả ức chế bốn loài nấm gây bệnh lem lép hạt lúa là Fusarium moniliforme, Alternaria padwicki, Cuvularia lunata và Helminthosporium oryzae. Một nghiên cứu khác của Arshad và ctv. (2009), hai hoạt chất Mancozeb và Carbendazim có hiệu quả cao trong kiểm soát tác nhân gây bệnh lem lép hạt lúa như Bipolaris oryzae, Drechslera oryzae, Fusarium moniliforme, Curvularia oryzae, Nigrospora oryzae và Aspergillus niger. 30 Bảng 3.3 Hiệu quả và tần số xuất hiện (%) của các loại nấm gây trên hạt lúa sau khi đƣợc xử lý với thuốc hóa học bằng phƣơng pháp ngâm hạt Nghiệm thức Loại thuốc Các loại nấm Nồng độ (ppm) Fusa Tricho Curvu Pina Peni Asp Tille Acre Nigro Rhizo TB 4,8 b 4,0 b 5,6 b 6,32 4,0 b 7,2 ab 7,60 b HQTB Folicur 250EW 1200 11,2 c 4,0 b 4,0 c 12,8 b 7,2 b 4,0 b 5,6 Carbenda super 50SC 5000 7,2 cd 4,0 b 8,0 bc 19,2 ab 4,8 b 4,8 b 5,6 Workup 9SL 1200 8,8 cd 4,8 b 4,8 6,4 b 4,0 b 5,6 4,0 b 4,0 b 4,0 b 5,12 Binhnomyl 50WP 1900 6,4 d 4,8 b 6,4 b 4,8 b 5,6 7,2 b 4,0 b 4,8 b 6,96 bc 60,53 bc Man 80WP 1000 8,0 ab 4,0 b 8,7 5,3 b 4,7 b 5,3 b 8,10 b 54,34 9,6 a * 11,88 8,8 a * 19,02 17,76 a * 6,21 0,00 * 2,88 Đối chứng Mức ý nghĩa CV (%) 23,3 b 56,8 a * 13,14 6,0 b 12,8 a * 14,41 c 10,4 b 7,3 bc 21,6 a * 13,58 4,8 c 15,2 ab 8,0 20,8 a * 18,23 c 12,0 a * 19,10 10,4 a * 11,38 8,8 ns 25,68 11,2 a 16,0 a * 18,01 Ghi chú *: số liệu khác biệt ở mức ý nghĩa 5% ns : khác biệt không ý nghĩa thống kê Trong cùng một cột, những số có cùng chữ số theo sau thì khác biệt không ý nghĩa ở mức 5% qua phép thử Duncan. 31 c 64,17 ab 56,96 bc d 70,99 a c d 3.2.1 Hiệu quả của năm loại thuốc hóa học khi xử lý hạt lúa bằng phƣơng pháp áo Qua kết quả trình bày ở Bảng 3.4 cho thấy tất cả năm loại thuốc được xử lý bằng phương pháp áo hạt đều làm giảm tần số nấm xuất hiện trung bình có khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng. Trong đó, thuốc Carbenda super 50SC (12%) làm giảm tần số xuất hiện của nấm thấp hơn bốn loại thuốc còn lại. Hai loại thuốc Workup 9SL (7,20%) và Man 80WP (7,33%) làm giảm tần số xuất hiện trung bình của các loại nấm cao nhất và khác biệt so với đối chứng (15,68%). Tương tự như hai loại thuốc trên, Binhnomyl 50WP và Folicur 250EW cho kết quả tương đương nhau và có tần số xuất hiện trung bình của các loại nấm khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng, với tần số xuất hiện biến động trong khoảng 8,24-8,80%. Hiệu quả làm giảm tần số xuất hiện của năm loại thuốc hóa học có khác biệt ý nghĩa so với đối chứng, hiệu quả này biến động trong khoảng 23,64-53,96%. Trong đó chỉ có hai loại thuốc cho hiệu quả cao nhất là Workup 9SL (53,96%) và Man 80WP (53,03%) tuy nhiên lại không khác biệt ý nghĩa hai loại thuốc là Binhnomyl 50WP (47,30%) và Folicur 250EW (43,70%). Thuốc cho hiệu quả thấp nhất là Carbenda super 50SC (23,64%). Như vậy, khi áo hạt bằng thuốc hoá học thì chỉ có hai loại thuốc cho hiệu quả trên 50% là Workup 9SL và Man 80WP. Mặc dù thể hiện hiệu quả cao nhưng một số thuốc vẫn không có hiệu quả với một số loại nấm, cụ thể như thuốc Workup 9SL không hiệu quả với nấm Curvularia sp., Pinatubo sp. và Penicillium sp. Thuốc Man 80WP không hiệu quả với Trichoconis sp. và Penicillium sp. Tương tự với thuốc Folicur 250EW, thuốc này không cho hiệu quả với các loại nấm Trichoconis sp., Pinatubo sp. Thuốc Binhnomyl 50WP không thể hiện hiệu quả với nấm Trichoconis sp., Curvularia sp. và Pinatubo sp. Trong năm loại thuốc, thuốc Carbenda super 50SC cho hiệu quả thấp nhất nhưng lại làm giảm tần số nấm Fusarium sp. cao nhất. Chỉ có thuốc Workup 9SL có khả năng làm giảm tần số xuất hiện của nấm Trichoconis sp. Tương tự, chỉ có thuốc Man 80WP làm giảm tần số xuất hiện của nấm Pinatubo sp. Đối với nấm Curvularia sp. và Penicillium sp. thì thuốc Folicur 250EW làm giảm tần số xuất hiện cao nhất. Các loại nấm Aspergillus sp., Tilletia barclayana, Acremonium sp. và Nigrospora sp. có tần số xuất hiện không khác biệt khi xử lý với các loại thuốc. Riêng nấm Rhizopus sp., cả năm loại thuốc đều không thể hiện hiệu quả làm giảm tần số xuất hiện của nấm này. 32 Bảng 3.4 Hiệu quả và tần số xuất hiện (%) của các loại nấm gây trên hạt lúa sau khi đƣợc xử lý với thuốc hóa học bằng phƣơng pháp áo hạt Nghiệm thức Loại thuốc Các loại nấm Nồng độ (ppm) Fusa 19,2 b Tricho Folicur 250EW 1200 Carbenda super 50SC 5000 5,6 c 8,8 ab Workup 9SL 1200 8,0 c 5,6 b Binhnomyl 50WP 1900 7,2 c 7,2 ab Man 80WP 1000 Curvu 6,4 ab 5,6 cd 16,0 a 7,2 bcd 12,0 abc 5,3 Pina Peni Asp Tille Acre Nigro 24,0 a 4,8 b 4,0 b 4,8 b 7,2 b 6,4 b 31,2 a 6,4 ab 5,6 b 5,6 b 22,4 a 6,4 ab 4,0 b 4,0 b 5,6 b 23,2 a 6,4 ab 4,0 b 4,8 b 8,0 ab 4,7 b 4,7 b d 9,3 b 20,8 a 11,2 a Rhizo TB 5,6 8,80 c 43,70 a 8,8 12,00 b 4,0 b 4,8 7,20 d 53,96 a 7,2 b 5,6 b 4,8 8,24 cd 47,30 a 4,7 b 4,7 b 5,3 7,33 9,6 a 8,8 15,68 a d 53,03 a 0,00 c * 20,0 b 6,7 ab Đối chứng 44,8 a 9,6 a 12,8 ab 24,0 a 9,6 a 8,8 a 10,4 a 18,4 a Mức ý nghĩa * * * * * * * * * ns * CV (%) 22,22 18,39 26,23 23,21 24,02 14,69 15,00 17,80 15,56 23,56 6,1 Ghi chú *: số liệu khác biệt ở mức ý nghĩa 5% ns : khác biệt không ý nghĩa thống kê Trong cùng một cột, những số có cùng chữ số theo sau thì khác biệt không ý nghĩa ở mức 5% qua phép thử Ducan 33 HQTB 23,64 b 5,85 Những loại thuốc diệt nấm có nguồn gốc hóa học đa phần đều cho hiệu quả cao đối với nấm bệnh, kết quả này cũng được Venkateswarlu và Chauhan (2005) ghi nhận, các hoạt chất hóa học như carbendazim, bennomyl và mancozeb có thể quản lý tốt bệnh thối bẹ và lem lép hạt lúa thông qua trọng lượng ngàn hạt và số lượng hạt khỏe. Một ghi nhân khác của Nguyễn Hà Anh Tú (2007), thuốc trừ bệnh Syntop 05, Tilt Folicur 250EW (Tebuconazole) và Copper-B 75WP (Bordeaux, Zineb, Benomyl) đều có khả năng khống chế sự phát triển của mầm bệnh và hạn chế sự gia tăng cấp bệnh lem lép hạt. Khi so sánh hiệu quả làm giảm tần số xuất hiện của nấm giữa hai phương pháp ngâm và áo hạt cho thấy, bốn nghiệm thức xử lý thuốc là Folicur 250EW, Carbenda super 50SC, Workup 9SL và Binhnomyl 50WP ở biện pháp ngâm hạt đều cho hiệu quả cao hơn và khác biệt so với biện pháp áo hạt. Riêng nghiệm thức xử lý với Man 80WP cho hiệu quả không khác biệt giữa hai biện pháp ngâm và áo hạt (Bảng 3.5). Bảng 3.5 Hiệu quả (%) làm giảm tần số nấm xuất hiện trung bình của các thuốc hóa học qua hai phƣơng pháp ngâm hạt và áo hạt Nghiệm thức Phƣơng pháp Carbenda super 50SC 57,0 23,6 Workup 9SL 70,9 54,0 Binhnomyl 50WP 60,5 47,3 Man 80WP Ngâm hạt Áo hạt Folicur 250EW 67,17 43,70 Giá trị t Độ lệch chuẩn 3,1518* 6,4901 6,3762* 5,2246 3,8056* 4,4753 18,9683* 0,6972 -0,2255ns 3,8627 Ghi chú *: số liệu khác biệt ở mức ý nghĩa 5% 52,8 53,6 ns : khác biệt không ý nghĩa thống kê Như vậy, hiệu quả giữa hai phương pháp ngâm và áo hạt sẽ khác nhau đối với từng loại thuốc. Trong thí nghiệm này, đa số các loại thuốc hóa học được sử dụng đều cho hiệu quả phương pháp ngâm hạt cao hơn so với phương pháp áo hạt. Đối với từng loại nấm khác nhau, phương pháp ngâm và áo hạt với thuốc hoá học cũng cho hiệu quả khác nhau. Khi ngâm hạt, cả năm loại thuốc đều không cho hiệu quả với nấm Tilletia barclayana, phương pháp áo lại cho hiệu quả đối với nấm này. Tương tự phương pháp ngâm hạt làm giảm tần số xuất hiện của nấm Rhizopus sp. nhưng phương pháp áo lại không thể hiện sự khác biệt. Đối với thuốc Folicur 250EW, phương pháp áo hạt không làm giảm tần số xuất hiện của với nấm Trichoconis sp. và Pinatubo sp. trong khi đó ngâm hạt lại cho lại làm giảm tần số xuất hiện của hai loại nấm này. Tương tự đối với Workup 9SL, xử lý áo 34 hạt không có hiệu quả với nấm Curvularia sp., Pinatubo sp. và Penicillium sp., phương pháp ngâm lại làm giảm tần số xuất hiện của các loại nấm này khá cao. Đối với thuốc Carbenda super 50SC, cả hai phương pháp đều không cho hiệu quả với nấm Pinatubo sp., Acremonium sp. và Rhizopus sp. Tuy nhiên, ở phương pháp ngâm hạt lại làm giảm tần số xuất hiện của Trichoconis sp., Curvularia sp., Penicillium sp. và Nigrospora sp. Thuốc Binhnomyl 50WP làm giảm tần số xuất hiện của nấm Trichoconis sp., Curvularia sp., và Penicillium sp. trong khi đó phương pháp áo lại không thể hiện hiệu quả. Cả hai phương pháp ngâm và áo hạt khi xử lý với Binhnomyl 50WP đều không cho hiệu quả với Penicillium sp. Nấm mà thuốc Man 80WP cho hiệu quả khi xử lý ngâm là Trichoconis sp. Phương pháp ngâm và áo hạt đều không cho hiệu quả với nấm Penicillium sp. Tóm lại, khi xử lý ngâm hạt với thuốc thì khả năng là giảm tần số xuất hiện của nhiều loại nấm hơn so với áo hạt. 3.3 HIỆU QUẢ CỦA NĂM LOẠI DỊCH TRÍCH THỰC VẬT TRÊN NẤM GÂY BỆNH LEM LÉP HẠT 3.3.1 Hiệu quả của năm loại dịch trích thực vật khi xử hạt lúa bằng phƣơng pháp ngâm Qua kết quả xử lý dịch trích bằng phương pháp ngâm hạt của năm loại dịch trích thực vật được trình bày ở Bảng 3.8, cho thấy có 8 trong 15 nghiệm thức vó khả năng làm giảm tần số nấm xuất hiện trung bình có khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng là cỏ cứt heo 4%, cỏ cứt heo 6%, neem 4%, sống đời 4%, sống đời 6%, lược vàng 2%, lược vàng 4% và lược vàng 6%. Trong đó, nghiệm thức được xử lý với lược vàng 6% (13,30%) làm giảm tần số xuất hiện của nấm cao nhất so với đối chứng (20,08%) các nghiệm thức còn lại có tần số nấm xuất hiện tương đương nhau biến động trong khoảng 14,24-18,00%. Khi xử lý hạt với dịch trích thực vật bằng phương pháp ngâm có sáu nghiệm thức cho hiệu quả làm giảm tần số xuất hiện của nấm có khác biệt ý nghĩa so với đối chứng. Trong đó, nghiệm thức xử lý với lược vàng 6% (36,33%) cho hiệu quả cao nhất so với đối chứng, tuy nhiên không khác biệt với 5 nghiệm thức: cỏ cứt heo 4% (32,97%), neem 4% (22,41%), sống đời 4% (25,51%), lược vàng 4% (25,93%) và lược vàng 2% (31,45%). Như vậy, dịch trích cỏ cứt heo (4%), lá neem (4%), lá sống đời (4%) và lá lược vàng (6%) đều cho hiệu quả đối với nấm gây bệnh lem lép hạt. Tuy nhiên, hiệu quả này vẫn còn thấp (d * 13,27 TB HQTB 22,40 a 18,96 cde 18,72 cde 21,36 ab 13,92 hi 17,12 ef 19,36 bcd 16,08 fg 19,92 bcd 19,60 bcd 15,52 fgh 18,00 de 14,24 ghi 15,36 fgh 13,20 i 20,80 abc * 4,09 0,00 de 8,70 bcd 10,03 bcd 0,00 de 32,97 ab 17,54 a-d 6,69 cde 22,41 abc 4,15 de 5,39 cde 25,51 ab 13,28 a-d 31,45 ab 25,93 ab 36,33 a 0,00 de * 14,30 3.3.2 Hiệu quả của năm loại dịch trích thực vật khi xử hạt lúa bằng phƣơng pháp áo Dựa vào kết quả trình bày ở Bảng 3.7, ghi nhận được mười nghiệm thức có khả năng làm giảm tần số xuất hiện của các loại nấm có khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng. Trong đó bốn nghiệm thức làm giảm tần số xuất hiện cao nhất so với đối chứng (21,52%) là cỏ cứt heo 4% (13,84%), neem 4% (14,88%), lược vàng 4% (15,36%) và lược vàng 6% (15,28%). Kế tiếp là các nghiệm thức xử lý với cỏ cứt heo 6%, cỏ hôi 6%, sống đời 2%, sống đời 4% và lược vàng 2% cho tần số nấm xuất hiện tương đương nhau, biến động trong khoảng 17,76-19,12%. Các nghiệm thức còn lại cho tần số nấm xuất hiện không khác biệt so với đối chứng. Hiệu quả làm giảm tần số nấm xuất hiện của nấm chỉ ghi nhận được bốn nghiệm thức cho hiệu quả khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng là cỏ cứt heo 4% (35,56%), neem 4% (30,50%), lược vàng 4% (28,49%) và lược vàng 6% (28,26%). Cả bốn nghiệm thức trên đều cho hiệu quả thấp hơn 40%. Trong đó nghiệm thức có hiệu quả cao nhất so với đối chứng là cỏ cứt heo 4% (35,56%) tuy nhiên không khác biệt ý nghĩa với ba nghiệm thức còn lại. Như vậy, khi áo hạt bằng dịch trích thực vật thì chỉ có ba loại dịch trích cho hiệu quả cao nhất là cỏ cứt heo (4%), lá neem (4%) và lược vàng (4% và 6%), tương tự với phương pháp ngâm hạt với dịch trích thực vật, hiệu quả khi xử lý áo hạt vẫn còn thấp ([...]... Hè-thu 2013 (2) Khảo sát hiệu quả phòng trị nấm lem lép hạt của năm loại thuốc hóa học bằng phương pháp xử lý ngâm và áo hạt (3) Khảo sát hiệu quả phòng trị nấm lem lép hạt của năm loại dịch trích thực vật bằng phương pháp xứ lý ngâm và áo hạt (4) So sánh hiệu quả phòng trị nấm gây bệnh lem lép hạt lúa giữa hai phương pháp xử lý ngâm và áo hạt bằng thuốc hóa học hoặc dịch trích thực vật 1 CHƢƠNG I LƢỢC... 3.2.1 Hiệu quả của năm loại thuốc hóa học khi xử lý hạt lúa bằng phƣơng pháp ngâm 30 3.2.2 Hiệu quả của năm loại thuốc hóa học khi xử lý hạt lúa bằng phƣơng pháp áo 32 3.3 Hiệu quả của năm loại dịch trích thực vật trên nấm gây bệnh lem lép hạt 35 3.3.1 Hiệu quả của năm loại dịch trích thực vật khi xử lý hạt lúa bằng phƣơng pháp ngâm 35 3.3.2 Hiệu quả của năm loại dịch trích. ..2.2.2 Khảo sát hiệu quả của năm loại thuốc hóa học bằng trên nấm gây bệnh lem lép hạt 19 2.2.2.1 Khảo sát hiệu quả năm loại thuốc hóa học khi xử lý hạt lúa bằng phƣơng pháp ngâm 19 2.2.2.2 Khảo sát hiệu quả của năm loại thuốc khi xử lý hạt lúa bằng phƣơng pháp áo 21 2.2.3 Khảo sát hiệu quả của năm loại dịch trích thực vật trên nấm gây bệnh lem lép hạt ... lúa gạo Có nhiều biện pháp và chiến lược phòng trị nhằm giảm tổn thất do nấm bệnh trong đó biện pháp xử lý hạt giống là một trong những biện pháp quan trọng trong việc hạn chế thành phần nấm gây bệnh lem lép hạt lúa Từ đó đề tài “Khảo sát hiệu quả của thuốc hóa học và dịch trích thực vật trên nấm gây bệnh lem lép hạt lúa được thực hiện nhằm: (1) Khảo sát thành phần nấm gây lem lép hạt trên giống lúa. .. thái của các loại nấm gây bệnh lem lép hạt hại lúa 26 3.3 Hiệu quả và tần số xuất hiện (%) của các loại nấm gây trên hạt lúa sau khi đƣợc xử lý với thuốc hóa học bằng phƣơng pháp ngâm hạt 31 3.4 Hiệu quả và tần số xuất hiện (%) của các loại nấm gây trên hạt lúa sau khi đƣợc xử lý với thuốc hóa học bằng phƣơng pháp áo hạt 33 3.5 Hiệu quả (%) làm giảm tần số nấm xuất hiện trung bình của các thuốc hóa học. .. 2.2.3.1 Khảo sát hiệu quả của năm loại dịch trích thực vật khi xử lý hạt lúa bằng phƣơng pháp ngâm 22 2.2.3.2 Khảo sát hiệu quả của năm loại dịch trích thực vật khi xử lý hạt bằng phƣơng pháp áo 23 CHƢƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25 3.1 Thành phần nấm hiện diện trên hạt của giống lúa OM2517 25 3.2 Hiệu quả của năm loại thuốc hóa học trên nấm gây bệnh lem lép hạt 30... pháp ngâm hạt và áo hạt 34 3.6 Hiệu quả và tần số xuất hiện (%) của các loại nấm gây trên hạt lúa sau khi đƣợc xử lý với dịch trích thực vật bằng phƣơng pháp ngâm hạt 37 3.7 Hiệu quả và tần số xuất hiện (%) của các loại nấm gây trên hạt lúa sau khi đƣợc xử lý với dịch trích thực vật bằng phƣơng pháp áo hạt 39 3.8 Hiệu quả (%) làm giảm tần số nấm xuất hiện trung bình của các dịch trích thực vật qua hai... thành phần nấm xuất hiện trên mỗi hạt lúa ở thời điểm 7 ngày sau khi bố trí lên đĩa Petri, rồi tính tần số xuất hiện của nấm theo công thức sau: Tần số xuất hiện của một loại nấm trên mẫu quan sát: Tần số xuất hiện trung bình của một loại nấm: 18 2.2.2 Khảo sát hiệu quả của năm loại thuốc hóa học trên nấm gây bệnh lem lép hạt 2.2.2.1 Khảo sát hiệu quả của năm loại thuốc hóa học khi xử lý hạt lúa bằng... phun thuốc áo hạt trƣớc khi đem ủ Ghi nhận chỉ tiêu và xử lý số liệu Tương tự thí nghiệm ngâm hạt 2.2.3 Khảo sát hiệu quả của năm loại dịch trích thực vật trên nấm gây bệnh lem lép hạt 2.2.3.1 Khảo sát hiệu quả của năm loại dịch trích thực vật khi xử hạt lúa bằng phương pháp ngâm Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 16 nghiệm thức (5 loại dịch trích thực vật. .. xuất lúa trong vùng Trong đó bệnh lem lép hạt lúa do nấm gây ra ngày càng trở nên phổ biến và gây hại nghiêm trọng làm ảnh lưởng lớn đến năng suất và chất lượng lúa hàng hóa Thành phần nấm gây lem lép hạt lúa rất đa dạng và có thể lưu tồn trong hạt làm nhiễm bệnh cho vụ sau, vì vậy việc quản lý và kiểm soát thành phần nấm bệnh gây lem lép hạt lúa là rất cần thiết để hạn chế thất thu năng suất và đảm