Thành phần nấm hiện diện trên hạt của giống lúa OM2517

Một phần của tài liệu lkhảo sát hiệu quả của thuốc hóa học và dịch trích thực vật trên nấm gây bệnh lem lép hạt lúa (Trang 39)

Qua kết quả trình bày ở Bảng 3.1 cho thấy có 10 loại nấm hiện diện trên hạt giống lúa OM2517 được thu thập vào vụ Hè-thu tại huyện Trần Đề là Fusarium sp.,

Trichoconis sp., Curvularia sp., Pinatubo sp., Penicillium sp., Aspergillus sp., Tilletia barclayana, Acremonium sp., Nigrospora sp. và Rhizopus sp. Trong đó nấm có tần số xuất hiện cao nhất là Fusarium sp. (46%), kế đến là nấm Pinatubo sp. (28,2%) và

Curvularia sp. (25,0%).

Bảng 3.1 Tần số xuất hiện (%) của mƣời loại nấm hiện diện trên hạt của giống lúa OM2517

STT Thành phần nấm

Tần số xuất hiện (%)

Lặp lại 1 Lặp lại 2 Lặp lại 3 Lặp lại 4 TB

1 Fusarium sp. 55,6 46,0 40,6 42,8 46,0 2 Trichoconis sp. 11,6 10,8 15,6 11,6 12,4 3 Curvularia sp. 20,4 14,0 34,0 31,6 25,0 4 Pinatubo sp. 19,6 25,2 33,2 34,8 28,2 5 Penicillium sp. 10,8 10,8 17,2 10,8 12,4 6 Aspergillus sp. 7,8 12,0 14,8 20,4 13,3 7 Tilletia barclayana 7,6 11,6 13,2 11,6 11,0 8 Acremonium sp. 14,8 19,6 21,2 17,2 18,2 9 Nirospora sp. 8,4 10,8 15,6 11,6 11,6 10 Rhizopus sp. 7,6 12,0 15,6 10,8 11,0

Mặc dù nấm Acrermonium sp. (18,2%) là nấm mới được ghi nhận gần đây tại ĐBSCL (Võ Thị Yến Nhi, 2012), nhưng nấm có tần số xuất hiện cao hơn một số nấm phổ biến khác. Các loại nấm còn lại xuất hiện với tần số xuất hiện dưới 15%.

26

Nguyên nhân nấm Fusarium sp. xuất hiện cao hơn hẳn các loài nấm khác có thể là do truyền thống canh tác lúa thơm lâu đời tại Sóc Trăng. Kết quả ghi nhận tương tự như kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Nam (2012) và Võ Thị Yến Nhi (2012) đã ghi nhận ba loại nấm Fusarium sp. , Pinatubo sp. và Curvularia sp. có tần số xuất hiện tương đối cao biến động trong khoảng 30-60%. Các loại nấm Trichoconis sp.,

Penicillium sp., Aspergillus sp., Nigrospora sp., Rhizopus sp. và Tilletia barclayana

cũng được nhiều nghiên cứu ghi nhận xuất hiện khá phổ biến tại ĐBSCL (Trần Văn Hai, 1999; Trần Thị Thu Thủy, 2011b; Nguyễn Thanh Nam, 2012).

Từ kết quả trên cho thấy bốn loài nấm xuất hiện phổ biến trên giống OM2517 là

Fusarium sp. Curvularia sp., Pinatubo sp. và Acremonium sp. Dưới đây là một số đặc điểm hình thái của các loại nấm được ghi nhận (Bảng 3.2).

Bảng 3.2 Đặc điểm hình thái của các loại nấm gây bệnh lem lép hạt hại lúa

STT Loại nấm Đặc điểm hình thái

1 Fusarium sp. Sợi nấm không màu, có vách ngăn, phân nhánh và chỉ quan sát được đại bào tử của nấm. Đại bào tử có dạng hình liềm, hơi cong, nhọn ở hai đầu. Kết quả tương tự như mô tả của Mew và Gonzales (2002) về loại nấm Fusarium

gây hại trên hạt lúa (Hình 3.1).

2 Trichoconis sp. Sợi nấm phân nhánh, có vách ngăn. Bào tử thẳng có phần phụ dài, tế bào thứ 2 tính từ gốc lớn lơn các tế bào còn lại, bào tử có màu nâu nhạt, có từ 3-6 vách ngăn. Các đặc điểm này tương tự mô tả của Mew và Gonzales (2002) (Hình 3.2).

3 Curvularia sp. Đính bào đài màu nâu, không phân nhánh, các bào tử đính thành chùm trên đỉnh. Bào tử có dạng cong, tròn 2 đầu, thường có 4 tế bào, 3 vách ngăn, tế bào ở giữa to hơn, màu sậm hơn 2 tế bào phía ngoài. Đặc điểm về nấm tương tự như mô tả của Mew và Gonzales (2002) (Hình 3.3). 4 Pinatubo sp. Sợi nấm trong suốt, có vách ngăn, không phân

nhánh. Đính bào đài mọc từng chiếc mang bào tử phía trên hoặc phân nhánh ngắn. Bào tử hình bầu dục kéo dài,

27

Bảng 3.2 Đặc điểm hình thái của các loại nấm gây bệnh lem lép hạt hại lúa (tiếp theo)

đa số có 2 tế bào, một đầu hơi nhọn và một đầu tròn, 1 vách ngăn, không màu, mọc như những cách hoa trên đính bào đài. Kết quả tương tự như mô tả của Mew và Gonzales (2002) (Hình 3.4).

5 Penicillium sp. Quan sát dưới kính hiển vi cho thấy cọng bào tử đính dài, có các thể bình gắn trên cọng bào tử đính, các bào tử đơn đính thành chuỗi trên các thể bình đó giống hình chổi. Trên cuống bào tử đính thường có 4-6 thể bình. Kết quả tương tự như mô tả của Nguyễn Văn Bá và ctv. (2010) (Hình 3.5).

6 Aspergillus sp. Cọng bào tử đính dài, ở đỉnh phình ra hình cầu, có các thể bình đính trên đó. Bào tử đơn bào, hình cầu rất nhỏ, màu nâu đính trên các thể bình thành chuỗi dài. Kết quả tương tự như mô tả của Nguyễn Văn Bá và ctv. (2005) (Hình 3.6).

7 Tilletia

barclayana

Quan sát dưới kính hiển vi cho thấy bào tử dạng hình cầu, màu nâu nhạt đến nâu sẫm, bề mặt được bao bọc bởi một lớp gai. Bào tử còn non có màu nâu nhạt, bào tử già có màu nâu đen. Các đặc điểm này tương tự mô tả của Mew và Gonzales (2002) (Hình 3.7)

8 Acremonium sp. Sợi nấm không màu, mảnh. Cành bào tử không màu, ít phân nhánh. Bào tử hình bầu dục, không màu (ăn màu cotton blue), kết lại với nhau thành một khối hình cầu ở đỉnh đính bào đài. Kết quả tương tự như mô tả của Barnett và Hunter (1998) (Hình 3.8).

9 Nigrospora sp. Sợi nấm có màu nâu nhạt, có vách ngăn, khoảng cách giữa các vách ngăn ngắn. Đính bào đài ngắn, phình to ở phía dưới và thon nhỏ lại ở đỉnh, trên mỗi đính bào đài chỉ có một bào tử đính lên. Kết quả tương tự như mô tả của Mew và Gonzales (2002) (Hình 3.9).

28

Bảng 3.2 Đặc điểm hình thái của các loại nấm gây bệnh lem lép hạt hại lúa (tiếp theo)

10 Rhizopus sp. Khuẩn căn ăn sâu vào bề mặt hạt, mọc ngay tại vị trí gốc của cuống bào tử. Cọng mang túi bào tử xuất phát từ khuẩn căn, bên trên là cuống lõi, bao bọc cuống lõi là túi bào tử, túi bào tử hình tròn, màu đen. Bên trong túi bào tử mang rất nhiều bào tử, bào tử hình gần tròn, không màu hoặc hơi có màu xanh nhạt. Kết quả mô tả tương tự như Nguyễn Văn Bá và ctv. (2005) (Hình 3.10).

Hình 3.1 Đặc điểm hình thái của nấm

Fusarium sp. dƣới KHV 40x

Hình 3.2 Đặc điểm hình thái của nấm

Trichoconis sp. dƣới KHV 40x

Hình 3.3 Đặc điểm hình thái của nấm

Curvularia sp. dƣới KHV 40x

Hình 3.4 Đặc điểm hình thái của nấm

29

Hình 3.5 Đặc điểm hình thái của nấm

Penicillium sp. dƣới KHV 40x

Hình 3.6 Đặc điểm hình thái của nấm

Aspergillus sp. dƣới KHV 40x

Hình 3.7 Đặc điểm hình thái của nấm Tilletia barclayana dƣới KHV 40x

Hình 3.8 Đặc điểm hình thái của nấm

Acremonium sp. dƣới KHV 40x

Hình 3.9 Đặc điểm hình thái của nấm

Nigrospora sp. dƣới KHV 40x

Hình 3.10 Đặc điểm hình thái của nấm

30

Một phần của tài liệu lkhảo sát hiệu quả của thuốc hóa học và dịch trích thực vật trên nấm gây bệnh lem lép hạt lúa (Trang 39)