Khảo sát thành phần nấm hiện diện trên hạt của giống lúa OM2517

Một phần của tài liệu lkhảo sát hiệu quả của thuốc hóa học và dịch trích thực vật trên nấm gây bệnh lem lép hạt lúa (Trang 32)

 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm một nghiệm thức và bốn lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại 100 hạt lúa.

 Cách tiến hành

Chọn ngẫu nhiên 25 hạt từ trong mẫu lúa được thu thập, rửa sạch với nước cất, sau đó xếp lên đĩa Petri có giấy thấm nước cất thanh trùng theo phương pháp Blotter (Hình 2.1)

 Lấy chỉ tiêu: ghi nhận thành phần nấm xuất hiện trên mỗi hạt lúa ở thời điểm 7 ngày sau khi bố trí lên đĩa Petri, rồi tính tần số xuất hiện của nấm theo công thức sau:

Tần số xuất hiện của một loại nấm trên mẫu quan sát:

Tần số xuất hiện trung bình của một loại nấm:

19

2.2.2 Khảo sát hiệu quả của năm loại thuốc hóa học trên nấm gây bệnh lem lép hạt

2.2.2.1 Khảo sát hiệu quả của năm loại thuốc hóa học khi xử lý hạt lúa bằng phương pháp ngâm

 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 6 nghiệm thức (5 loại thuốc hóa học và 1 đối chứng) và 5 lần lặp lại. Thí nghiệm sử dụng phương pháp ngâm hạt, đối chứng ngâm với nước cất vô trùng. Nồng độ được sử dụng theo nồng độ khuyến cáo của từng loại thuốc (Bảng 2.1).

Bảng 2.1 Nồng độ các loại thuốc hóa học sử dụng trong thí nghiệm

 Tiến hành thí nghiệm

Chuẩn bị hạt giống: hạt lúa giống được rửa sạch nước cất, loại bỏ các hạt lép lửng và được xử lý theo phương pháp ngâm hạt với thuốc hóa học.

Hình 2.2 Chuẩn bị hạt giống trƣớc khi thí nghiệm

(A) Hạt lúa còn nhiều hạt lép lửng khi cho vào nước.

(B) Hạt lúa được loại bỏ các hạt lép lửng để sử dụng cho thí nghiệm.

Stt Lọai thuốc Hoạt chất Nồng độ (ppm)

1 2 3 4 5 Folicur 250EW Carbenda super 50SC Workup 9SL Binhnomyl 50WP Man 80WP Tebuconazole Carbendazim Metconazol Benomyl Mancozeb 1200 5000 1200 1900 1000 A B

20

Chuẩn bị hóa chất: pha 50ml thuốc hóa học theo nồng độ khuyến cáo của năm loại thuốc, cho vào ống Falcon 50ml có đánh ký hiệu sẵn để phân biệt.

Tiến hành thí nghiệm: cho 9 g hạt lúa giống vào 20 ml thuốc hóa học ngâm trong 24h, sau đó rửa sạch và ủ 24h với nước cất cho hạt nứt nanh, rồi bố trí lên đĩa Petri theo phương pháp Blotter (hình 2.1).

Hinh 2.3 Hạt giống đƣợc ngâm, ủ và bố trí lên đĩa Petri

(A) Hạt lúa đang ngâm với thuốc trong đĩa Petri

(B) Hạt lúa được ủ trên đĩa Petri với khăn giấy thấm nước cất (C) Hạt lúa nứt nanh sau khi ủ 24h

(D) Hạt lúa được bố trí lên đĩa Petri để lấy chỉ tiêu

A

C D

21

 Ghi nhận chỉ tiêu

Ghi nhận tần số xuất hiện của các loại nấm gây lem lép hạt trên từng hạt lúa dưới kính hiển vi sau 7 ngày bố trí lên đĩa Petri (Hình 2.4). Sau đó tính tần số xuất hiện của nấm và hiệu quả làm giảm tần số xuất hiện của nấm theo công thức sau:

Tần số xuất hiện của một loại nấm trên mẫu quan sát (tương tự cách tính tần số ở mục 2.2.1)

Hiệu quả làm giảm tần số xuất hiện của nấm bằng thuốc hóa học được tính theo công thức Abbott (Trần Văn Hai, 2005):

Trong đó: HQT: hiệu quả của thuốc

TSXHđc: Tần số xuất hiện của nấm ở nghiệm thức đối chứng TSXHi: Tần số xuất hiện của nấm ở nghiệm thức thuốc i.

2.2.2.2 Khảo sát hiệu quả của năm loại thuốc hóa học khi xử lý hạt lúa bằng phương pháp áo

 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 6 nghiệm thức (5 loại thuốc hóa học và 1 đối chứng) và 5 lần lặp lại.

Hình 2.4 Hạt lúa ở thời điểm bảy ngày sau khi bố trí lên đĩa Petri

(A) Hạt lúa trên đĩa Petri

22

Thí nghiệm sử dụng phương pháp áo hạt, đối chứng ngâm với nước cất vô trùng. Nồng độ được sử dụng tương tự thí nghiệm ngâm hạt.

 Tiến hành thí nghiệm

Chuẩn bị hạt giống: hạt lúa giống được rửa sạch loại bỏ các hạt lép lửng và được xử lý theo phương pháp áo hạt với thuốc hóa học.

Chuẩn bị hóa chất: pha 20ml thuốc hóa học theo nồng độ khuyến cáo của 5 loại thuốc, cho vào ống facol 50 ml có đánh ký hiệu sẵn để phân biệt.

Tiến hành thí nghiệm: cho 9 g hạt lúa giống ngâm với nước trong 24h và ủ 12h với nước cất, sau đó ủ 12h với thuốc hóa học (phun 10 ml thuốc hóa học) (Hình 2.5), rồi bố trí lên đĩa Petri theo phương pháp blotter.

 Ghi nhận chỉ tiêu và xử lý số liệu Tương tự thí nghiệm ngâm hạt.

2.2.3 Khảo sát hiệu quả của năm loại dịch trích thực vật trên nấm gây bệnh lem lép hạt lép hạt

2.2.3.1 Khảo sát hiệu quả của năm loại dịch trích thực vật khi xử hạt lúa bằng phương pháp ngâm

 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 16 nghiệm thức (5 loại dịch trích thực vật x 3 nồng độ và 1 đối chứng) và 5 lần lặp lại.

23

Thí nghiệm sử dụng phương pháp ngâm hạt, đối chứng ngâm với nước cất vô trùng. Nồng độ sử dụng lần lượt 2%, 4%, 6%. Nồng độ sử dụng dựa trên các nghiên cứu sử dụng dịch trích thực vật để xử lý hạt giống phòng trị nấm gây bệnh trên lúa như Phan Thị Hồng Thúy (2009), Hiệp Kỳ Dương (2010) và Dương Hoàng Thanh (2011).

 Tiến hành thí nghiệm

Chuẩn bị hạt giống: hạt lúa giống được rửa sạch loại bỏ các hạt lép lửng và được xử lý theo phương pháp ngâm hạt với dịch trích thực vật.

Chuẩn bị dịch trích: pha 50 ml dịch trích thực vật theo nồng độ qui định, cho vào ống Facol 50 ml có đánh ký hiệu sẵn để phân biệt (Hình 2.6).

Cách thu mẫu thực vật làm dịch trích: thực vật được thu vào mỗi buổi sáng lúc 8h. Đối với bộ phận là lá thì chọn lá trưởng thành. Đối với trường hợp lấy cả cây thì thu cây trưởng thành có chiều cao tương đương nhau và đầy đủ các bộ phận (rễ, thân, lá và hoa).

Cách pha nồng độ dịch trích: cho 100 g bộ phận của cây cần ly trích vào máy quay sinh tố với 100 ml nước cất vô trùng thu được nồng độ dịch trích 100%. Sau đó tiến hành pha loãng ra các nồng độ 2% (2 ml dịch trích + 98 ml nước cất), 4% (4 ml dịch trích + 96 ml nước cất) và 6% (6 ml dịch trích + 94 ml nước cất).

Hình 2.6 Các loại dịch trích thực vật

(A) Lá sống đời (B) Lá neem (C) Cỏ hôi (D) Cỏ cứt heo (E) Lá lược vàng

24

Tiến hành thí nghiệm: cho 9 g hạt giống vào 20 ml dịch trích thực vật ngâm trong 24h, sau đó rửa sạch và ủ 24h với nước cất cho hạt nứt nanh, rồi bố trí lên đĩa Petri theo phương pháp Blotter.

 Cách lấy chỉ tiêu tương tự như các thí nghiệm trên.

2.2.3.2 Khảo sát hiệu quả của năm loại dịch trích thực vật khi xử lý hạt lúa bằng phương pháp áo

 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 16 nghiệm thức (5 loại dịch trích thực vật x 3 nồng độ và 1 đối chứng) và 5 lần lặp lại. Thí nghiệm sử dụng phương pháp ngâm hạt, đối chứng ngâm với nước cất vô trùng. Nồng độ sử dụng lần lượt 2%, 4%, 6%.

 Tiến hành thí nghiệm

Chuẩn bị hạt giống: hạt lúa giống được rửa sạch loại bỏ các hạt lép lửng và được xử lý theo phương pháp áo hạt với dịch trích thực vật.

Chuẩn bị dịch trích: pha 100 ml dịch trích thực vật theo nồng độ qui định, cho vào Facol 50 ml có đánh ký hiệu sẵn để phân biệt. Cách thu mẫu thực vật và pha nồng độ dịch trích (tương tư thí nghiệm ngâm hạt bằng dịch trích thực vật).

Tiến hành thí nghiệm: cho 9 g hạt giống ngâm với nước trong 24h và ủ 12h với nước cất, sau đó ủ 12h với dịch trích (phun lên 10ml dịch trích), rồi bố trí lên đĩa Petri theo phương pháp Blotter.

25

CHƢƠNG III

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 THÀNH PHẦN NẤM HIỆN DIỆN TRÊN HẠT CỦA GIỐNG LÚA OM2517

Qua kết quả trình bày ở Bảng 3.1 cho thấy có 10 loại nấm hiện diện trên hạt giống lúa OM2517 được thu thập vào vụ Hè-thu tại huyện Trần Đề là Fusarium sp.,

Trichoconis sp., Curvularia sp., Pinatubo sp., Penicillium sp., Aspergillus sp., Tilletia barclayana, Acremonium sp., Nigrospora sp. và Rhizopus sp. Trong đó nấm có tần số xuất hiện cao nhất là Fusarium sp. (46%), kế đến là nấm Pinatubo sp. (28,2%) và

Curvularia sp. (25,0%).

Bảng 3.1 Tần số xuất hiện (%) của mƣời loại nấm hiện diện trên hạt của giống lúa OM2517

STT Thành phần nấm

Tần số xuất hiện (%)

Lặp lại 1 Lặp lại 2 Lặp lại 3 Lặp lại 4 TB

1 Fusarium sp. 55,6 46,0 40,6 42,8 46,0 2 Trichoconis sp. 11,6 10,8 15,6 11,6 12,4 3 Curvularia sp. 20,4 14,0 34,0 31,6 25,0 4 Pinatubo sp. 19,6 25,2 33,2 34,8 28,2 5 Penicillium sp. 10,8 10,8 17,2 10,8 12,4 6 Aspergillus sp. 7,8 12,0 14,8 20,4 13,3 7 Tilletia barclayana 7,6 11,6 13,2 11,6 11,0 8 Acremonium sp. 14,8 19,6 21,2 17,2 18,2 9 Nirospora sp. 8,4 10,8 15,6 11,6 11,6 10 Rhizopus sp. 7,6 12,0 15,6 10,8 11,0

Mặc dù nấm Acrermonium sp. (18,2%) là nấm mới được ghi nhận gần đây tại ĐBSCL (Võ Thị Yến Nhi, 2012), nhưng nấm có tần số xuất hiện cao hơn một số nấm phổ biến khác. Các loại nấm còn lại xuất hiện với tần số xuất hiện dưới 15%.

26

Nguyên nhân nấm Fusarium sp. xuất hiện cao hơn hẳn các loài nấm khác có thể là do truyền thống canh tác lúa thơm lâu đời tại Sóc Trăng. Kết quả ghi nhận tương tự như kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Nam (2012) và Võ Thị Yến Nhi (2012) đã ghi nhận ba loại nấm Fusarium sp. , Pinatubo sp. và Curvularia sp. có tần số xuất hiện tương đối cao biến động trong khoảng 30-60%. Các loại nấm Trichoconis sp.,

Penicillium sp., Aspergillus sp., Nigrospora sp., Rhizopus sp. và Tilletia barclayana

cũng được nhiều nghiên cứu ghi nhận xuất hiện khá phổ biến tại ĐBSCL (Trần Văn Hai, 1999; Trần Thị Thu Thủy, 2011b; Nguyễn Thanh Nam, 2012).

Từ kết quả trên cho thấy bốn loài nấm xuất hiện phổ biến trên giống OM2517 là

Fusarium sp. Curvularia sp., Pinatubo sp. và Acremonium sp. Dưới đây là một số đặc điểm hình thái của các loại nấm được ghi nhận (Bảng 3.2).

Bảng 3.2 Đặc điểm hình thái của các loại nấm gây bệnh lem lép hạt hại lúa

STT Loại nấm Đặc điểm hình thái

1 Fusarium sp. Sợi nấm không màu, có vách ngăn, phân nhánh và chỉ quan sát được đại bào tử của nấm. Đại bào tử có dạng hình liềm, hơi cong, nhọn ở hai đầu. Kết quả tương tự như mô tả của Mew và Gonzales (2002) về loại nấm Fusarium

gây hại trên hạt lúa (Hình 3.1).

2 Trichoconis sp. Sợi nấm phân nhánh, có vách ngăn. Bào tử thẳng có phần phụ dài, tế bào thứ 2 tính từ gốc lớn lơn các tế bào còn lại, bào tử có màu nâu nhạt, có từ 3-6 vách ngăn. Các đặc điểm này tương tự mô tả của Mew và Gonzales (2002) (Hình 3.2).

3 Curvularia sp. Đính bào đài màu nâu, không phân nhánh, các bào tử đính thành chùm trên đỉnh. Bào tử có dạng cong, tròn 2 đầu, thường có 4 tế bào, 3 vách ngăn, tế bào ở giữa to hơn, màu sậm hơn 2 tế bào phía ngoài. Đặc điểm về nấm tương tự như mô tả của Mew và Gonzales (2002) (Hình 3.3). 4 Pinatubo sp. Sợi nấm trong suốt, có vách ngăn, không phân

nhánh. Đính bào đài mọc từng chiếc mang bào tử phía trên hoặc phân nhánh ngắn. Bào tử hình bầu dục kéo dài,

27

Bảng 3.2 Đặc điểm hình thái của các loại nấm gây bệnh lem lép hạt hại lúa (tiếp theo)

đa số có 2 tế bào, một đầu hơi nhọn và một đầu tròn, 1 vách ngăn, không màu, mọc như những cách hoa trên đính bào đài. Kết quả tương tự như mô tả của Mew và Gonzales (2002) (Hình 3.4).

5 Penicillium sp. Quan sát dưới kính hiển vi cho thấy cọng bào tử đính dài, có các thể bình gắn trên cọng bào tử đính, các bào tử đơn đính thành chuỗi trên các thể bình đó giống hình chổi. Trên cuống bào tử đính thường có 4-6 thể bình. Kết quả tương tự như mô tả của Nguyễn Văn Bá và ctv. (2010) (Hình 3.5).

6 Aspergillus sp. Cọng bào tử đính dài, ở đỉnh phình ra hình cầu, có các thể bình đính trên đó. Bào tử đơn bào, hình cầu rất nhỏ, màu nâu đính trên các thể bình thành chuỗi dài. Kết quả tương tự như mô tả của Nguyễn Văn Bá và ctv. (2005) (Hình 3.6).

7 Tilletia

barclayana

Quan sát dưới kính hiển vi cho thấy bào tử dạng hình cầu, màu nâu nhạt đến nâu sẫm, bề mặt được bao bọc bởi một lớp gai. Bào tử còn non có màu nâu nhạt, bào tử già có màu nâu đen. Các đặc điểm này tương tự mô tả của Mew và Gonzales (2002) (Hình 3.7)

8 Acremonium sp. Sợi nấm không màu, mảnh. Cành bào tử không màu, ít phân nhánh. Bào tử hình bầu dục, không màu (ăn màu cotton blue), kết lại với nhau thành một khối hình cầu ở đỉnh đính bào đài. Kết quả tương tự như mô tả của Barnett và Hunter (1998) (Hình 3.8).

9 Nigrospora sp. Sợi nấm có màu nâu nhạt, có vách ngăn, khoảng cách giữa các vách ngăn ngắn. Đính bào đài ngắn, phình to ở phía dưới và thon nhỏ lại ở đỉnh, trên mỗi đính bào đài chỉ có một bào tử đính lên. Kết quả tương tự như mô tả của Mew và Gonzales (2002) (Hình 3.9).

28

Bảng 3.2 Đặc điểm hình thái của các loại nấm gây bệnh lem lép hạt hại lúa (tiếp theo)

10 Rhizopus sp. Khuẩn căn ăn sâu vào bề mặt hạt, mọc ngay tại vị trí gốc của cuống bào tử. Cọng mang túi bào tử xuất phát từ khuẩn căn, bên trên là cuống lõi, bao bọc cuống lõi là túi bào tử, túi bào tử hình tròn, màu đen. Bên trong túi bào tử mang rất nhiều bào tử, bào tử hình gần tròn, không màu hoặc hơi có màu xanh nhạt. Kết quả mô tả tương tự như Nguyễn Văn Bá và ctv. (2005) (Hình 3.10).

Hình 3.1 Đặc điểm hình thái của nấm

Fusarium sp. dƣới KHV 40x

Hình 3.2 Đặc điểm hình thái của nấm

Trichoconis sp. dƣới KHV 40x

Hình 3.3 Đặc điểm hình thái của nấm

Curvularia sp. dƣới KHV 40x

Hình 3.4 Đặc điểm hình thái của nấm

29

Hình 3.5 Đặc điểm hình thái của nấm

Penicillium sp. dƣới KHV 40x

Hình 3.6 Đặc điểm hình thái của nấm

Aspergillus sp. dƣới KHV 40x

Hình 3.7 Đặc điểm hình thái của nấm Tilletia barclayana dƣới KHV 40x

Hình 3.8 Đặc điểm hình thái của nấm

Acremonium sp. dƣới KHV 40x

Hình 3.9 Đặc điểm hình thái của nấm

Nigrospora sp. dƣới KHV 40x

Hình 3.10 Đặc điểm hình thái của nấm

30

3.2 HIỆU QUẢ CỦA NĂM LOẠI THUỐC HÓA HỌC TRÊN NẤM GÂY BỆNH LEM LÉP HẠT LEM LÉP HẠT

3.2.1 Hiệu quả của năm loại thuốc hóa học khi xử lý hạt lúa bằng phƣơng pháp ngâm ngâm

Qua kết quả trình bày ở Bảng 3.3 cho thấy cả năm loại thuốc hóa học đều làm giảm tần số xuất hiện trung bình của nấm có khác biệt ý nghĩa so với đối chứng. Tuy nhiên, tần số xuất hiện của nấm giữa các loại thuốc có sự khác nhau, trong đó thuốc Workup 9SL (5,12%) làm giảm tần số xuất hiện nấm cao nhất. Các loại thuốc còn lại có tần số nấm hiện diện tương đương nhau, biến động trong khoảng 6,32-8,10%.

Nhìn chung, các loại thuốc đều cho hiệu quả giảm tần số xuất hiện của nấm cao hơn và khác biệt có ý nghĩa với đối chứng. Trong đó, thuốc Workup 9SL cho hiệu quả cao nhất là 70,99%, thuốc có hiệu quả thấp nhất là Man 80WP (54,34%), tuy nhiên thuốc này cho hiệu quả không khác biệt ý nghĩa với các loại thuốc còn lại.

Như vậy, cả năm loại thuốc đều cho hiệu quả với nấm trên 50%, tuy nhiên hiệu quả của thuốc có khác nhau đối với mỗi loại nấm. Thuốc Man 80WP tuy cho hiệu quả khá cao nhưng lại không hiệu quả với nấm Penicillium sp. Thuốc Binhnomyl 50WP không hiệu quả với nấm Pinatubo sp. Tương tự với Carbenda super 50SC, thuốc này không hiệu quả đối với ba loại nấm Pinatubo sp., Acremonium sp. và Rhizopus sp.

Đối với nấm Fusarium sp., thuốc làm giảm tần số xuất hiện của nấm cao nhất là Carbenda super. Tương tự với nấm Trichoconis sp. là thuốc Workup 9SL. Chỉ duy nhất thuốc Man 80WP có thể làm giảm tần số xuất hiện của nấm Pinatubo sp. Cả năm loại

Một phần của tài liệu lkhảo sát hiệu quả của thuốc hóa học và dịch trích thực vật trên nấm gây bệnh lem lép hạt lúa (Trang 32)