Hiệu quả của năm loại dịch trích thực vật trên nấm gây bệnh lem lép hạt

Một phần của tài liệu lkhảo sát hiệu quả của thuốc hóa học và dịch trích thực vật trên nấm gây bệnh lem lép hạt lúa (Trang 49)

BỆNH LEM LÉP HẠT

3.3.1 Hiệu quả của năm loại dịch trích thực vật khi xử hạt lúa bằng phƣơng pháp ngâm

Qua kết quả xử lý dịch trích bằng phương pháp ngâm hạt của năm loại dịch trích thực vật được trình bày ở Bảng 3.8, cho thấy có 8 trong 15 nghiệm thức vó khả năng làm giảm tần số nấm xuất hiện trung bình có khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng là cỏ cứt heo 4%, cỏ cứt heo 6%, neem 4%, sống đời 4%, sống đời 6%, lược vàng 2%, lược vàng 4% và lược vàng 6%. Trong đó, nghiệm thức được xử lý với lược vàng 6% (13,30%) làm giảm tần số xuất hiện của nấm cao nhất so với đối chứng (20,08%) các nghiệm thức còn lại có tần số nấm xuất hiện tương đương nhau biến động trong khoảng 14,24-18,00%.

Khi xử lý hạt với dịch trích thực vật bằng phương pháp ngâm có sáu nghiệm thức cho hiệu quả làm giảm tần số xuất hiện của nấm có khác biệt ý nghĩa so với đối chứng. Trong đó, nghiệm thức xử lý với lược vàng 6% (36,33%) cho hiệu quả cao nhất so với đối chứng, tuy nhiên không khác biệt với 5 nghiệm thức: cỏ cứt heo 4% (32,97%), neem 4% (22,41%), sống đời 4% (25,51%), lược vàng 4% (25,93%) và lược vàng 2% (31,45%).

Như vậy, dịch trích cỏ cứt heo (4%), lá neem (4%), lá sống đời (4%) và lá lược vàng (6%) đều cho hiệu quả đối với nấm gây bệnh lem lép hạt. Tuy nhiên, hiệu quả này vẫn còn thấp (<40%). Trong năm loại dịch trích, dịch trích cỏ cứt heo (4%) không cho hiệu quả với nấm Trichoconis sp., Aspergillus sp., Rhizopus sp., tuy nhiên dịch trích

36

này cho khả năng làm giảm tần số xuất hiện của nấm Curvularia sp., Penicillium sp. và

Acremonium sp. khá cao. Dịch trích lá neem (4%) không cho hiệu với nấm Fusarium

sp., Curvularia sp., Pinatubo sp., Aspergillus sp., Rhizopus sp. Tuy nhiên, lá neem (4%) lại cho hiệu quả cao nhất đối với nấm Trichoconis sp. Dịch trích lá sống đời (4%) không cho hiệu với nấm Curvularia sp., Pinatubo sp., Aspergillus sp., Acremonium sp.,

Rhizopus sp. nhưng có khả năng làm giảm tần số xuất hiện đối với nấm Nigrospora sp. và Trichoconis sp. cao nhất. Dịch trích lá lược vàng (6%) không cho hiệu với nấm

Trichoconis sp., Curvularia sp., Pinatubo sp., Aspergillus sp., Nigrospora sp.,

Rhizopus sp. Nhưng đối với các nấm Fusarium sp., Curvularia sp., Penicillium sp.,

Tilletia barclayanaAcremonium sp. thì lược vàng (6%) làm giảm tần số xuất hiện của nấm khá cao. Tuy dịch trích cỏ hôi không thể hiện hiệu quả phòng trừ nấm lem lép hạt nhưng vẫn làm giảm tần số xuất hiện của nấm Fusarium sp.

Kết quả ghi nhận tương tự như Phan Thị Hồng Thúy (2009), khi ngâm hạt với dịch trích sống đời 1%, 2% và cỏ cứt heo 4% cho hiệu quả giảm bệnh cháy lá khoảng 29,6-52,5%. Bên cạnh đó, Dương Hoàng Thanh (2011) cho rằng ngâm hạt kết hợp phun dịch trích thì dịch trích cỏ cứt heo có khả năng hạn chế ba bệnh đạo ôn, đốm nâu và cháy bìa lá, dịch trích cỏ hôi cũng có khả năng hạn chế tốt bệnh đạo ôn trên lúa.

37

Nghiệm thức Các loại nấm

Loại dịch trích

Nồng độ Fusa Tricho Curvu Pina Peni Asp Tille Acre Nigro Rhizo TB HQTB

Cỏ hôi 2% 32,8 ab 18,4 bc 32,0 a 24,8 b-f 20,8 a 20,0 ab 16,8 a 26,4 a 16,0 ab 16,0 ab 22,40 a 0,00 de

4% 27,2 bc 16,0 cd 23,2 abc 34,4 ab 16,0 bc 15,2 b-e 12,0 b 16,8 cde 13,6 bcd 15,2 abc 18,96 cde 8,70 bcd

6% 31,2 ab 16,0 cd 32,8 a 20,8 ef 13,6 cd 14,4 b-e 12,8 b 14,4 c-f 14,4 bc 16,8 a 18,72 cde 10,03 bcd

Cỏ cứt heo

2% 24,0 bcd 24,0 a 20,8 bc 37,6 a 17,6 ab 20,0 ab 16,0 a 20,0 abc 19,2 a 14,4 a-d 21,36 ab 0,00 de

4% 16,8 de 22,4 ab 20,0 bc 19,2 f 8,8 f 9,6 e 8,8 c 11,2 f 11,2 cde 11,2 bcd 13,92 hi 32,97 ab

6% 24,0 bcd 16,0 cd 19,2 bc 21,6 def 14,4 bcd 19,2 a-d 12,8 b 13,6 def 14,4 bc 16,0 ab 17,12 ef 17,54 a-d

Lá neem 2% 29,6 ab 16,8 bcd 24,8 abc 33,6 ab 15,2 bcd 12,8 cde 12,0 b 17,6 b-e 15,2 b 16,0 ab 19,36 bcd 6,69 cde

4% 31,2 ab 9,6 f 23,2 abc 36,0 a 9,6 ef 12,0 e 8,8 c 12,0 ef 8,8 e 9,6 d 16,08 fg 22,41 abc

6% 30,4 ab 14,4 cde 27,2 abc 29,6 a-e 13,6 cd 26,4 a 12,0 b 16,0 c-f 14,4 bc 15,2 abc 19,92 bcd 4,15 de

Lá sống đời

2% 31,2 ab 15,2 cd 24,0 abc 32,0 abc 15,2 bcd 20,0 abc 12,8 b 16,0 c-f 15,2 b 14,4 a-d 19,60 bcd 5,39 cde

4% 24,0 bcd 9,6 f 25,6 abc 24,8 b-f 9,6 ef 12,8 de 8,8 c 15,2 c-f 10,4 de 14,4 a-d 15,52 fgh 25,51 ab

6% 22,4 bcde 19,2 abc 29,6 ab 21,6 ef 13,6 cd 15,2 b-e 12,0 b 18,4 bcd 13,6 bcd 14,4 a-d 18,00 de 13,28 a-d

Lá lược vàng

2% 13,6 e 12,8 def 19,2 bc 31,2 a-d 8,8 f 12,0 e 11,2 b 12,8 def 11,2 cde 9,6 d 14,24 ghi 31,45 ab

4% 18,4 cde 17,6 bcd 17,6 c 22,4 c-f 12,0 de 14,4 b-e 8,0 c 23,2 ab 9,6 e 10,4 cd 15,36 fgh 25,93 ab

6% 15,2 de 10,4 ef 23,2 abc 22,4 c-f 8,8 f 10,4 e 8,0 c 11,2 f 11,2 cde 11,2 bcd 13,20 i 36,33 a

ĐC 38,4 a 14,4 cde 32,8 a 32,0 abc 16,0 bc 13,6 b-e 12,0 b 20,0 bc 14,4 bc 14,4 a->d 20,80 abc 0,00 de

Mức ý nghĩa * * * * * * * * * * *

CV (%) 15,56 12,13 16,23 14,33 8,7 15,84 6,23 13,23 9,17 13,27 4,09 14,30

Bảng 3.6 Hiệu quả và tần số xuất hiện (%) của các loại nấm gây trên hạt lúa sau khi đƣợc xử lý với dịch trích thực vật bằng phƣơng pháp ngâm hạt

Ghi chú *: số liệu khác biệt ở mức ý nghĩa 5% ns : khác biệt không ý nghĩa thống kê

38

3.3.2 Hiệu quả của năm loại dịch trích thực vật khi xử hạt lúa bằng phƣơng pháp áo

Dựa vào kết quả trình bày ở Bảng 3.7, ghi nhận được mười nghiệm thức có khả năng làm giảm tần số xuất hiện của các loại nấm có khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng. Trong đó bốn nghiệm thức làm giảm tần số xuất hiện cao nhất so với đối chứng (21,52%) là cỏ cứt heo 4% (13,84%), neem 4% (14,88%), lược vàng 4% (15,36%) và lược vàng 6% (15,28%). Kế tiếp là các nghiệm thức xử lý với cỏ cứt heo 6%, cỏ hôi 6%, sống đời 2%, sống đời 4% và lược vàng 2% cho tần số nấm xuất hiện tương đương nhau, biến động trong khoảng 17,76-19,12%. Các nghiệm thức còn lại cho tần số nấm xuất hiện không khác biệt so với đối chứng.

Hiệu quả làm giảm tần số nấm xuất hiện của nấm chỉ ghi nhận được bốn nghiệm thức cho hiệu quả khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng là cỏ cứt heo 4% (35,56%), neem 4% (30,50%), lược vàng 4% (28,49%) và lược vàng 6% (28,26%). Cả bốn nghiệm thức trên đều cho hiệu quả thấp hơn 40%. Trong đó nghiệm thức có hiệu quả cao nhất so với đối chứng là cỏ cứt heo 4% (35,56%) tuy nhiên không khác biệt ý nghĩa với ba nghiệm thức còn lại.

Như vậy, khi áo hạt bằng dịch trích thực vật thì chỉ có ba loại dịch trích cho hiệu quả cao nhất là cỏ cứt heo (4%), lá neem (4%) và lược vàng (4% và 6%), tương tự với phương pháp ngâm hạt với dịch trích thực vật, hiệu quả khi xử lý áo hạt vẫn còn thấp (<40%). Trong các loại dịch trích này:

Dịch trích cỏ cứt heo (4%) không cho hiệu với nấm Trichoconis sp., Pinatubo sp.,

Nigrospora sp. nhưng làm giảm tần số xuất hiện cao nhất đối với nấm Curvularia sp.,

Acremonium sp. Dịch trích lá neem (4%) không cho hiệu với nấm Trichoconis sp.,

Pinatubo sp., Acremonium sp., Nigrospora sp., Rhizopus sp. Tuy nhiên, dịch trích này lại làm giảm tần số xuất hiện của các loại nấm Penicillum sp. và Aspergillus sp. cao nhất. Dịch trích lá lược vàng (4%) không cho hiệu với nấm Trichoconis sp., Pinatubo

sp., Penicillum sp., Acremonium sp., Nigrospora sp. nhưng lại làm giảm tần số xuất hiện đối với nấm Rhizopus sp. khá cao. Dịch trích lá lược vàng (6%) không cho hiệu với nấm Trichoconis sp., Pinatubo sp., Aspergillus sp., Rhizopus sp. Tuy nhiên, dịch trích này có khả năng làm giảm tần số xuất hiện của nấm Fusarium sp. và Nigrospora

sp. Tuy dịch trích lá sống đời (6%) không thể hiện hiệu quả cao trong phòng trừ nấm lem lép hạt nhưng vẫn có khả năng làm giảm tần số xuất hiện của nhiều loại nấm như

39

Bảng 3.7 Hiệu quả và tần số xuất hiện (%) của các loại nấm gây trên hạt lúa sau khi đƣợc xử lý với dịch trích thực vật bằng phƣơng pháp áo hạt

Nghiệm thức Các loại nấm

Loại dịch trích

Nồng

độ Fusa Tricho Curvu Pina Peni Asp Tille Acre Nigro Rhizo TB HQTB

Cỏ hôi 2% 34,4 bc 26,4 a 26,4 ab 26,4 a-d 16,0 b 17,6 b-e 16,0 b 18,4 abc 19,2 a 16,8 a 21,76 a 0,00 bc

4% 24,0 de 20,0 ab 25,6 abc 29,6 abc 16,0 b 26,4 a 20,0 a 24,0 a 16,0 abc 16,0 a 21,76 a 0,00 bc

6% 27,2 cd 16,0 bcd 21,6 bc 26,4 a-d 12,8 c 24,8 ab 16,0 b 15,2 bcd 14,4 bcd 16,8 a 19,12 cd 9,82 c

Cỏ cứt heo

2% 24,0 de 16,0 bcd 25,6 abc 32,8 ab 12,0 cd 20,8 abc 16,0 b 17,6 a-d 18,4 ab 12,0 bc 19,52 abc 8,88 abc

4% 16,8 ef 16,0 bcd 17,6 c 26,4 a-d 9,6 ef 13,6 def 9,6 de 8,8 e 11,2 de 8,8 d 13,84 f 35,56 a

6% 20,0 def 16,0 bcd 26,4 ab 25,6 b-e 13,6 bc 26,4 a 13,6 bc 18,4 abc 13,6 cde 12,0 bc 18,56 cd 13,18 abc

Lá neem 2% 26,4 cd 16,8 bcd 26,4 ab 28,0 abc 10,4 de 17,6 b-e 8,0 e 21,6 ab 11,2 de 11,2 bc 17,76 cd 17,22 abc

4% 23,2 def 11,2 d 21,6 bc 28,8 abc 8,0 f 9,6 f 9,6 de 16,8 bcd 10,4 ef 9,6 cd 14,88 f 30,51 a

6% 21,6 def 16,0 bcd 29,6 ab 36,8 a 14,4 bc 13,6 c-f 12,0 cd 22,4 ab 14,4 bcd 12,8 b 19,36 bc 9,20 abc

Lá sống đời

2% 36,0 ab 16,8 bcd 21,6 bc 18,4 de 12,0 cd 20,8 abc 12,8 bc 15,2 bcd 14,4 cd 12,0 bc 18,00 cd 15,95 abc

4% 40,0 ab 24,8 a 20,8 bc 20,8 cde 20,8 a 12,0 ef 13,6 bc 15,2 bcd 18,4 ab 12,8 b 19,92 abc 6,78 abc

6% 42,4 ab 16,8 bcd 20,8 bc 16,8 e 8,8 ef 8,0 f 12,0 cd 21,6 ab 13,6 cde 8,8 d 16,96 de 20,26 ab

Lá lược vàng

2% 26,4 cd 17,6 bc 20,8 bc 22,4 cde 16,0 b 23,2 ab 12,8 bc 16,8 bcd 14,4 bcd 16,0 a 18,64 cd 12,78 abc

4% 24,8 d 12,0 cd 25,6 abc 30,4 abc 8,8 ef 12,8 ef 8,0 e 12,0 cde 11,2 de 8,0 d 15,36 ef 28,49 a

6% 16,0 f 13,6 cd 23,2 bc 32,8 ab 8,0 f 20,8 a-d 9,6 de 11,2 de 8,0 f 9,6 cd 15,28 ef 28,26 a

ĐC 44,0 a 12,8 cd 32,8 a 36,0 a 12,0 cd 21,6 ab 12,8 bc 18,4 abc 12,8 cde 12,0 bc 21,52 ab 0,00 bc

Mức ý nghĩa * * * * * * * * * *

CV (%) 12,72 13,96 13,66 13,83 7,33 15,61 9,06 14,81 9,73 7,80 4,34 12,39

Ghi chú *: số liệu khác biệt ở mức ý nghĩa 5% ns : khác biệt không ý nghĩa thống kê

40

Kết quả ghi nhận được tương tự như một số nghiên cứu khác về dịch trích thực vật trên nấm gây hại hạt lúa. Cụ thể như Amodioha (2000) cho rằng dịch trích từ lá neem có hiệu quả ức chế nấm Pyricularia oryzae. Bên cạnh đó, Yasin (2008) báo cáo rằng dịch trích cỏ cứt heo, sống đời có khả năng ức chế sự phát của nấm Fusarium cho hiệu quả lần lượt là 18,2% và 25,0%. Một nghiên cứu khác của Phan Thị Hồng Thúy (2009), áo hạt với dịch trích cỏ cứt heo 2% và 4% cho hiệu quả giảm bệnh cháy lá và đốm nâu khá cao.

Bảng 3.8 Hiệu quả (%) làm giảm tần số nấm xuất hiện trung bình của các dịch trích thực vật qua hai phƣơng pháp ngâm hạt và áo hạt

Ghi chú *: số liệu khác biệt ở mức ý nghĩa 5% ns : khác biệt không ý nghĩa thống kê

Khi so sánh hiệu quả làm giảm tần số xuất hiện của nấm giữa hai phương pháp ngâm và áo hạt thì phương pháp ngâm hạt bằng dịch trích lá lược vàng 6% cho hiệu quả cao hơn so với phương pháp áo hạt. Tuy nhiên, đối với dịch trích từ lá lược vàng 4% và cỏ cứt heo 4% và neem 4% cho hiệu quả không khác biệt giữa hai phương pháp ngâm hạt và áo hạt (Bảng 3.8).

Khi dùng dịch trích để xử lý hạt thì hai phương pháp ngâm và áo hạt cho hiệu quả khác nhau đối với từng loại nấm. Đối với dịch trích cỏ cứt heo (4%), cả hai phương pháp xử lý đều không làm giảm tần số xuất hiện của nấm Trichoconis sp., Nigrospora

sp. và Rhizopus sp. Tuy nhiên, phương pháp ngâm hạt làm giảm tần số xuất hiện của nấm Aspergillus sp., trong khi đó áo hạt thì không thể hiện hiệu quả. Ngược lại phương pháo áo hạt cho hiệu quả với nấm Pinatubo sp. thì phương pháp ngâm hạt lại không thể hiện hiệu quả. Đối với dịch trích lá neem (4%), khi xử lý ngâm thì không cho hiệu quả với nấm Aspergillus sp. và Fusarium sp., nhưng khi xử lý áo thì có thể làm giảm tần số xuất hiện của các loại nấm này. Ngược lại, khi xử lý áo hạt thì không làm giảm tần số xuất hiện của nấm Trichoconis sp., Acremonium sp. và Nigrospora sp. tuy nhiên ngâm hạt lại có khả năng làm giảm tần số xuất hiện của các loại nấm này. Cả hai phương pháp xử lý với dịch trích lá neem (4%) đều không cho hiệu quả với Pinatubo sp. và

Phƣơng pháp Nghiệm thức Cỏ cứt heo 4% Lá neem 4% Lƣợc vàng 4% Lƣợc vàng 6% Ngâm 32,97 22,41 25,93 36,33 Áo 35,56 30,51 28,49 28,26 Giá trị t -0,8433ns -1,9991ns -0,5518ns -0,7978* Độ lệch chuẩn 3,0718 4,0534 4,4340 0,8874

41

Rhizopus sp. Tương tự đối với dịch trích lá lược vàng (6%), khi xử lý ngâm hạt có khả năng làm giảm tần số của các loại nấm như Curvularia sp., Nigrospora sp., Rhizopus

sp. nhưng áo hạt thì không. Cả hai phương pháp không cho hiệu quả với nấm

Trichoconis sp., Pinatubo sp., Rhizopus sp.

Theo kết quả ghi nhận của Hiệp Kỳ Dương (2010), khi so sánh giữa hai phương pháp áo hạt và ngâm hạt với dịch trích cỏ hôi trong vụ Hè-thu 2010, thì phương pháp áo hạt cho hiệu quả cao hơn so với phương pháp ngâm hạt. Một nghiên cứu khác của Phan Thị Hồng Thúy (2009), khi sử dụng dịch trích cỏ cứt heo, cỏ hôi và cây sống đời không cho hiệu quả khác biệt giữa hai phương pháp áo và ngâm hạt. Từ kết quả thí nghiệm và kết quả nghiên cứu của hai tác giả trên cho thấy, tùy vào mục đích sử dụng là ức chế nấm trực tiếp hay kích kháng sẽ cho hiệu quả khác nhau giữa ngâm hạt và áo hạt.

Như vậy, dịch trích thực vật cũng có hiệu quả trong phòng trị nấm gây bệnh lem lép hạt nhưng thấp hơn so với thuốc hóa học, có thể do nồng độ còn quá thấp, phương pháp ly trích bằng nước chưa trích được những hợp chất có hiệu quả đối với nấm gây bệnh lem lép hạt hay những loại dịch trích này khi sử dụng ức chế trực tiếp không có hiệu quả bằng sử dụng để kích kháng.

Dịch trích từ lá lược vàng cho hiệu quả cao đối với nấm gây bệnh lem lép hạt, có thể là do lá lược vàng có nhiều chất kháng vi sinh vật, điều này được chứng minh trong nhiều tài liệu nghiện cứu trong lĩnh vực y học như hợp chất ginsenoside-Rg1 và tryptophan trong cây lược vàng được nghiên cứu có hoạt tính gây độc tế bào và hoạt tính kháng vi sinh vật chọn lọc mạnh và có hoạt tính sinh học cao (Trần Thu Hương và ctv., 2009). Châu Văn Minh và ctv. (2009) tìm ra hợp chất isoorientin, chất này là một flavon có mặt trong một số loài thực vật bậc cao, thể hiện nhiều hoạt tính sinh học có giá trị trong các thử nghiệm in vitroin vivo bao gồm hoạt tính chống oxi hoá, kháng sinh. Một kết quả khác của Olennikov (2008) khi phân tích thành phần của cây lược vàng gồm nhiều chất có khả năng kháng vi sinh vật như coumarin, axit phenolic và axit

Một phần của tài liệu lkhảo sát hiệu quả của thuốc hóa học và dịch trích thực vật trên nấm gây bệnh lem lép hạt lúa (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)