1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu và ứng dụng pheromone giới tính khảo sát diễn biến mật số quần thể sâu đục thân gây hại trên cây mai dương, carmenta mimosa eichlin and passoa (lepidoptera: sesiidae)

65 641 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 688,37 KB

Nội dung

... TRỌNG NGUYÊN, 2013 Nghiên cứu Ứng dụng Pheromone giới tính khảo sát diễn biến mật số quần thể sâu đục thân gây hại Mai dương, Carmenta mimosa Eichlin Passoa (Lepidoptera: Sesiidae) Luận văn... Văn Vàng Ks Châu Nguyễn Quốc Khánh TÓM LƯỢC Đề tài “ Nghiên cứu ứng dụng pheromone giới tính khảo sát diễn biến mật số quần thể sâu đục thân gây hại Mai dương, Carmenta mimosa Eichlin Passoa (Lepidoptera:. .. HỌC ỨNG DỤNG Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT Tên đề tài: NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG PHEROMONE GIỚI TÍNH KHẢO SÁT DIỄN BIẾN MẬT SỐ QUẦN THỂ SÂU ĐỤC THÂN GÂY HẠI TRÊN CÂY MAI DƯƠNG,

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG NGUYỄN TRỌNG NGUYÊN NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG PHEROMONE GIỚI TÍNH KHẢO SÁT DIỄN BIẾN MẬT SỐ QUẦN THỂ SÂU ĐỤC THÂN GÂY HẠI TRÊN CÂY MAI DƯƠNG, Carmenta mimosa EICHLIN AND PASSOA (LEPIDOPTERA: SESIIDAE) Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT Cần Thơ, 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT Tên đề tài: NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG PHEROMONE GIỚI TÍNH KHẢO SÁT DIỄN BIẾN MẬT SỐ QUẦN THỂ SÂU ĐỤC THÂN GÂY HẠI TRÊN CÂY MAI DƯƠNG, Carmenta mimosa EICHLIN AND PASSOA (LEPIDOPTERA: SESIIDAE) Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Ts. Lê Văn Vàng Nguyễn Trọng Nguyên Ks. Châu Nguyễn Quốc Khánh MSSV: 3103642 Lớp: TT1073A1 Cần Thơ, 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT  Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp đính kèm với tên đề tài: “Nghiên cứu và ứ ng dụng pheromone giới tính khảo sát diễn biến mật số quần thể sâu đục thân gây hại trên cây Mai dương, Carmenta mimosa Eichlin và Passoa (Lepidoptera: Sesiidae)” Do sinh viên Nguyễn Trọng Nguyên thực hiện và bảo vệ trước hội đồng ngày 30 tháng 12 năm 2013. Luận văn đã được hội đồ ng đánh giá ở mức………. Ý kiến hội đồng: ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... DUYỆT KHOA Cần Thơ, ngày 30 tháng 12 năm 2013 CHỦ NHIỆM KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG i TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT  Chứng nhận đã chấp thuận luận văn với tên đề tài: “Nghiên cứu và ứng dụng p heromone giới tính khảo sát diễn biến mật số quần thể sâu đục thân gây hại trên cây Mai dương, Carmenta mimosa Eichlin và Passoa (Lepidoptera: Sesiidae)” Do sinh viên Nguyễn Trọng Nguyên thực hiện và đề nạp. Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp. Cần Thơ, ngày 30 tháng 12 năm 2013 Cán bộ hướng dẫn TS. LÊ VĂN VÀNG ii LƯỢC SỬ CÁ NHÂN 1. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC Họ và tên: Nguyễn Trọng Nguyên Giới tính: Nam Dân tộc: Kinh Ngày, tháng, năm sinh: 29-09-1992 Con ông Nguyễn Văn Chơn và bà Lý Thị Thu Mai 2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP Tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2010, tại trường Trung Học Phổ Thông Trần Văn Thành, thị trấn Cái Dầu, Huyện Châu Phú, Tỉnh An Giang. Thi đậu vào Trường Đại Học Cần Thơ năm 2010, ngành Bảo vệ thực vật, khóa 36, thuộc Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình n ghiên cứu luận văn trước đây. Tác giả luận văn NGUYỄN TRỌNG NGUYÊN iv LỜI CẢM TẠ Kính dâng! Cha, mẹ đã hy sinh tất cả vì con, để con có được như ngày hôm nay. Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ! Ts. Lê Văn Vàng và Ks. Châu Nguyễn Quốc Khánh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Xin chân thành cảm ơn ! Tất cả các thầy, cô và những cán bộ khác trong bộ môn Bảo Vệ Thực Vật đã truyền dạy những kiến thức quý báo trong quá trình em học tập tại trường. Anh Liễu Triều Tiến, đã hết lòng c hỉ dạy những kinh nghiệm quý báu trong quá trình thực hiện đề tài. Các chú, các bác tại trạm kiểm lâm Vườn Quốc Gia Tràm Chim (Tam Nông - Đồng Tháp) đã giúp đỡ em thực hiện đề tài. Cùng các bạn Thiên Lộc, Giang Nam, Văn Nguyên, Thu Tâm, Anh Hiếu và Chị Giang và các thành viên khác của lớp Bảo vệ Thực vật K36 đã có nhiều giúp đỡ trong suốt thời gian em học tập và thực hiện đề tài. Trân trọng! NGUYỄN TRỌNG NGUYÊN v NGUYỄN TRỌNG NGUYÊN, 2013 “Nghiên cứu và Ứng dụng Pheromone giới tính khảo sát diễn biến mật số quần thể sâu đục thân gây hại trên cây Mai dương, Carmenta mimosa Eichlin và Passoa (Lepidoptera: Sesiidae)” Luận văn tốt nghiệp đại học, ngành Bảo vệ thực vật, Khoa Nông nghiệp và SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn : Ts. Lê Văn Vàng và Ks. Châu Nguyễn Quốc Khánh. TÓM LƯỢC Đề tài “ Nghiên cứu và ứng dụng pheromone giới tính khảo sát diễn biến mật số quần thể sâu đục thân gây hại trên cây Mai dương, Carmenta mimosa Eichlin và Passoa (Lepidoptera: Sesiidae)”. được thực hiện từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 đã đạt được những kết quả như sau: Hợp chất pheromone tổng hợp (Z,Z)-3,13-Octadecadienyl acetate (Z3,Z13-18:OAc) và mồi thành trùng cái chưa bắt cặp đều cho kết quả có thể hấp dẫn thành trùng đực sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa trong điều kiện ngoài đồng. Nhưng mồi pheromone tổng hợp cho hiệu quả hấp dẫn cao hơn. Trong điều kiện ngoài đồng, hợp chất (Z,Z)-3,13-Octadecadienyl acetate (Z3,Z1318:OAc) cho hiệu quả hấp dẫn khoảng 7 tuần và cao nhất trong 5 tuần đầu sau khi đặt bẫy. Khảo sát diễn biến mật số tại cả 3 tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp và Tp Cần Thơ bằng bẫy pheromone giới tính đều cho thấy thành trùng sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa đều hiện diện quanh năm tại cả 3 khu vực khảo sát, với mật số cao nhất vào mùa khô và thấp nhất vào mùa mưa trong năm. Trong đó cao điểm nhất là đầu tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Từ khóa: Carmenta mimosa, ngài cánh trong, Mimosa pigra, (Z,Z)-3,13Octadecadienyl acetate (Z3,Z13-18:OAc). vi MỤC LỤC NỘI DUNG Trang TÓM LƯỢC............................................................................................................. vi Mục lục .................................................................................................................... vii Danh sách bảng ..........................................................................................................x Danh sách hình ......................................................................................................... xi Danh sách từ viết tắt ................................................................................................ xii CHƯƠNG MỞ ĐẦU ................................................................................................1 CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................3 1.1 CÂY MAI DƯƠNG, MIMOSA PIGRA L. ..........................................................3 1.1.1 Giới thiệu chung về cây Mai dương ...........................................................3 1.1.2 Nguồn gốc và phân bố ................................................................................3 1.1.3 Tình hình gây hại của cây Mai dương trên T hế giới và Việt Nam .............3 1.1.3.1 Tình hình gây hại của cây Mai dương trên thế giới ................................3 1.1.3.2 Tình hình xâm lấn gây hại của cây Mai dương ở Việt Nam ....................4 1.1.4 Đặc điểm sinh học và sinh thái của cây Mai dương ...................................5 1.1.4.1 Đặc điểm sinh học....................................................................................5 1.1.4.2 Tiềm năng xâm lấn...................................................................................6 1.1.4.3 Cách thức xâm nhiễm ..............................................................................7 1.1.5 Một số tác hại của cây Mai dương và biện pháp quản lý ...........................7 1.1.5.1 Một số tác hại của cây Mai dương...........................................................7 1.1.5.2 Các biện pháp quản lý cây Mai dương ..................................................10 1.2 SÂU ĐỤC THÂN CÂY MAI DƯƠNG (Carmenta mimosa) ...........................12 1.2.1 Phân loại ...................................................................................................12 1.2.2 Phân bố......................................................................................................12 1.2.3 Đặc điểm hình thái và sinh học Carmenta mimosa ..................................12 1.3 PHEROMONE GIỚI TÍNH ...............................................................................14 1.3.1 Khái niệm ..................................................................................................14 vii 1.3.2 Phân loại pheromone giới tính của Bộ cánh vảy (Lepidoptera) ...............14 1.3.2.1 Pheromone kiểu I ...................................................................................14 1.3.2.2 Pheromone kiểu II ..................................................................................15 1.3.2.3 Pheromone kiểu khác .............................................................................15 1.3.3 Thành phần hợp chất pheromone giới tính của họ Ngài cánh trong (Sesiidae) ..................................................................................................................................16 1.3.4 Ứng dụng của pheromone giới tính ..........................................................16 1.3.4.1 Sử dụng làm công cụ khảo sát sự biến động của quần thể ....................16 1.3.4.2 Sử dụng làm công cụ phòng trị bằng biện pháp bẫy tập hợp ................17 1.3.4.3 Quấy rối sự bắt cặp................................................................................17 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ........................................19 2.1 PHƯƠNG TIỆN ................................................................................................19 2.1.1 Thời gian và địa điểm .............................................................................19 2.1.2 Vật liệu thí nghiệm .................................................................................19 2.1.3 Hóa chất ..................................................................................................19 2.1.4 Nguồn thành trùng C. mimosa................................................................19 2.1.5 Bẫy Pheromone và cách đặt bẫy.............................................................20 2.1.5.1 Bẫy pheromone ....................................................................................20 2.1.5.2 Mồi pheromone....................................................................................21 2.1.5.3 Cách đặt bẫy........................................................................................21 2.2 PHƯƠNG PHÁP................................................................................................21 2.2.1 Thí nghiệm 1: Đánh giá hiệu lực hấp dẫn theo thời gian của mồi pheromone giới tính tổng hợp đối với thành trùng C. mimosa .............................................21 2.2.2 Thí nghiệm 2: So sánh hiệu quả hấp dẫn của pheromone giới tính tổng hợp và thành trùng cái đối với thành trùng Carmenta mimosa đực ở điều kiện ngoài đồng ...................................................................................................................22 2.2.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát diễn biến mật số quần thể sâu đục thân cây Mai dương bằng bẫy pheromone giới tính tại một số tỉnh bị cây Mai dương xâm nhiễm ở ĐBSCL ...........................................................................................................23 2.2.4 Xử lý số liệu..............................................................................................24 viii CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ............................................................25 3.1 THỜI GIAN HẤP DẪN CỦA MỒI PHEROMONE GIỚI TÍNH TỔNG HỢP ĐỐI VỚI SÂU ĐỤC THÂN CÂY MAI DƯƠNG Carmenta mimosa ...................25 3.2 HIỆU LỰC HẤP DẪN THÀNH TRÙNG ĐỰC C. mimosa CỦA MỒI PHEROMONE GIỚI TÍNH TỔNG HỢP VÀ THÀNH TRÙNG CÁI SỐNG .......27 3.3 DIỄN BIẾN MẬT SỐ VÀ TỈ LỆ GÂY HẠI CỦA C. mimosa TẠI TP. CẦN THƠ, VĨNH LONG VÀ ĐỒNG THÁP.............................................................................28 3.3.1 Tổng quan..................................................................................................28 3.3.2 Diễn biến mật số và tỉ lệ gây hại của sâu đục thân C. mimosa tại Tp. Cần Thơ ...........................................................................................................................30 3.3.2.1 Cần thơ 1................................................................................................30 3.3.2.2 Cần thơ 2................................................................................................31 3.3.3 Diễn biến mật số và tỉ lệ gây hại của sâu đục thân C. mimosa tại tỉnh Vĩnh Long .........................................................................................................................32 3.3.4 Diễn biến mật số và tỉ lệ gây hại của sâu đục thân C. mimosa tại tỉnh Đồng Tháp..........................................................................................................................33 3.3.4.1 Đồng tháp 1............................................................................................33 3.3.4.2 Đồng tháp 2............................................................................................34 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT............................................................36 4.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................36 4.2 ĐỀ XUẤT ..........................................................................................................36 TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................37 ix DANH SÁCH BẢNG Bảng Tên bảng Trang 2.1 Các nghiệm thức được bố trí trong thí nghiệm 2 22 2.2 Địa điểm thí nghiệm và diện tích bị cây Mai dương xâm nhiễm 23 3.1 Số lượng thành trùng C. mimosa vào bẫy theo thời gian giữa hai đợt đặt bẫy (khu dân cư Hưng Phú 1 và Hồng Phát, Tp . Cần Thơ, 20/02 - 15/05/2013) 25 3.2 Số lượng bướm Carmenta mimosa bị hấp dẫn vào bẫy trong thí nghiệm 2. Bố trí từ ngày 13/11/2013 đến ngày 11/12/2013 tại khu dân cư Hưng Phú, Quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ 27 3.3 Số lượng trung bình thành trùng C. mimosa vào bẫy cao tại Tp. Cần Thơ, Vĩnh Long và Đồng Tháp từ 2/12/2012 đến 7/4/2013 35 x DANH SÁCH HÌNH Hình Tên hình Trang 1.1 Cây Mai dương Mimosa pigra L. 6 1.2 13 2.2 Ấu trùng và thành trùng Carmenta mimosa Thành trùng đực và cái sâu đục thân cây Mai dương; Nhộng C. mimosa được trữ trong ống thủy tinh và hộp plastic Miếng dính có đặt tuýp cao su non và lồng lưới inox 2.3 Thành trùng đực C. mimosa vào bẫy và cách đặt bẫy ngoài đồng 23 3.1 Số lượng thành trùng C. mimosa vào bẫy theo thời gian giữa hai đợt đặt bẫy, từ 20/02/2013 đến 15/05/2013 tại KDC Hưng Phú 1 và Hồng Phát, Tp . Cần Thơ. 26 3.2 Biểu đồ diễn biến mật số bướm của sâu đục thân cây Mai dương tại 3 tỉnh Tp. Cần Thơ, Vĩnh Long và Đồng Tháp 28 3.3 Biểu đồ diễn biến tỷ lệ gây hại của sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa tại 3 tỉnh Tp. Cần Thơ, Vĩnh Long và Đồng Tháp 29 3.4 Biểu đồ biểu diễn mật số của sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa tại Tp. Cần Thơ 1 và số vết đục từ 2/12/2012 – 11/8/2013 30 3.5 Biểu đồ biểu diễn mật số của sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa và số vết đục tại Tp. Cần Thơ 2 từ 2/12/2012 – 11/8/2013 31 3.6 Diễn biến mật số của sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa và số vết đục tại tỉnh Vĩnh Long từ 2/12/2012 – 11/8/2013 32 3.7 Diễn biến mật số của sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa và số vết đục tại tỉnh Đồng Tháp 1 từ 2/12/2012 – 11/8/2013 33 3.8 Diễn biến mật số của sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa tại tỉnh Đồng Tháp 2 và số vết đục từ 2/12/2012 – 11/8/2013 34 2.1 xi 20 20 DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ACIAR Australia Centre for International Argicultural Research BVTV Bảo vệ Thực vật CSIRO Commonwealth Scientific and Industrial Research Organisation ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long IUCN International Union for Conservation of Nature NSXL Ngày sau xử lý SHƯD Sinh học Ứng dụng VQGTC Vườn quốc gia Tràm Chim Z3,Z13-18:OAc (Z,Z)-3,13-octadecadienyl acetates xii MỞ ĐẦ U Việt Nam thuộc vùng Đông Nam Á với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong đó, tại miền Nam khí hậu chủ yếu có hai mùa, mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11 và mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm biến thiên từ 18oC đến 29 oC. Vũ lượng trung bình hàng năm biến thiên từ 1.400 mm đến 2.400 mm, nhưng cũng có thể cao đến 5.000 mm hoặc thấp xuống 600 mm ở một số vùng. Vũ lượng phân phối không đồng đều trong năm, với khoảng 80 – 90% tập tr ung trong mùa mưa, gây ra lũ l ụt và thường kèm theo lỡ đất (Chaudhry và Ruysschaert, 2008). Với hệ thống sông ngòi dày đặc, tác động của biến đổi khí hậu, trong tương lai một phần lãnh thổ Việt Nam sẽ bị ngập chìm trong nước, tạo ra những vùng ngập nước. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loài thực vật xâm hại như cây Mai dương sinh trưởng và phát triển (Dương Văn Chín, 2009). Cây Mai dương có tên khoa học là Mimosa pigra có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ. Chúng được biết đến như là một c ây cảnh, cây che phủ, hoặc để kiểm soát xói mòn. Tuy nhiên, đến nay cây Mai dương trở thành một loài cỏ dại nguy hiểm, xâm hại nghiêm trọng (Wallden et al., 1999), được xếp vào danh sách 100 loài ngoại lai xâm lấn nguy hiểm trên thế giới (IUCN, 2003). Ở nước ta, cây Mai dương được ghi nhận đầu tiên tại Mộc Hóa, Long An vào năm 1979, chúng không ngừng phát triển, lan rộng ra hầu hết các tỉnh thành trong cả nước (Trần Triết và ctv., 2004). Cây Mai dương có khả năng phát tán mạnh và hạt cây Mai dương có khả nă ng tồn tại trong đất khoảng 23 năm (Waterhouse, 1994). Hiện nay, loài cây này được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xếp vào danh sách 150 loài động thực vật cần tiêu diệt (http://www.cpv.org.vn/2010) và cũng được Bộ Tài nguyên và Môi trường xếp vào danh mục các loài Ngoại lai xâm hại (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011). Với khả năng xâm lấn mạnh mẽ ở tất cả các v ùng sinh thái ở Việt Nam (Phạm Văn Lầm và Phạm Bình Quyền, 2010), để diệt trừ cây Mai dương bên cạnh các biện pháp thủ công, cơ giới, hóa học… biện pháp sử dụng các tác nhân sinh học để diệt trừ cây Mai dương đã được nhiều nước quan tâm (Nguyễn Văn Cảm và ctv., 2002). Sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa đã được giới thiệu như là một trong ba tác nhân phòng trừ sinh học (Heard and Segura, 2004) và được nhập nội vào Việt Nam trong một dự án giữa Viện Bảo vệ Thực vật và tổ chức CSIRO (Australia) được tài trợ bởi Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế của Úc (ACIAR) từ 1995–1997 (Dương Văn Chín, 2009). Để nghiên cứu, ứng dụng sâu đụ c thân cây Mai dương C. mimosa như là một tác nhân sinh học trong việc phòng trừ cây Mai dương ở Đồng bằng sông Cửu Long 1 (ĐBSCL) và trên cả nước thì việc theo dõi sự tồn tại, hiện diện, lây lan và sự biến động quần thể là rất cần thiết và pheromone là một công cụ hiệu quả để thực hiện n hững việc này. Hầu hết pheromne giới tính đã được xác định của các loài thuộc họ Sesiidae là các hợp chất 3,13-octadecadienyl acetate và 2,13-octadecadienyl acetate (Ando, 2013; ElSayed, 2012). Tại Viêt Nam, Vang et al. (2012) đã xác định pheromone giới tính của sâu dục thân cây Mai dương tại vùng ĐBSCL là hợp chất Z3,Z13 -18:OAc. Trên cơ sở đó, đề tài: “Nghiên cứu và ứng dụng pheromone giới tính khảo sát diễn biến mật số quần thể sâu đục thân gây hại trên cây Mai dương, Carmenta mimosa Eichlin và Passoa (Lepidoptera: Sesiidae)” đã được thự c hiện tại tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp và Tp. Cần Thơ nhằm đánh giá hiệu lực hấp dẫn của pheromone giới tính và ứng dụng pheromone giới tính trong việc khảo sát diễn biến mật số bướm C . mimosa, từ đó làm cơ sở để phòng trừ loài thực vật xâm hại hiệu quả nhất tại vùng ĐBSCL. 2 CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 CÂY MAI DƯƠNG (Mimosa pigra L.) 1.1.1 Giới thiệu chung về cây Mai dương Cây Mai dương còn được gọi là Trinh nữ nâu, Trinh nữ thân gỗ, cây Ngưu Ma Vương hay cây Vuốt rồng,… có tên khoa học là Mimosa pigra L., thuộc họ Fabaceae, phân họ: Mimosaceae (Phạm Hoàng Hộ, 1999). 1.1.2 Nguồn gốc và phân bố Cây Mai dương có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Châu Mỹ, được phát hiện ở Ấn Độ vào năm 1867, ở Châu Phi vào đầu thế kỉ 20. Cây Mai dương có mặt ở Châu Á từ cuối thế kỉ 19. Đầu tiên, cây Mai dương được nhập vào Thái Lan để làm phân xanh, cây che phủ đất, chống xói mòn. Tuy nhiên, đến nay cây trở thành loài cỏ dại phổ biến và nghiêm trọng khó diệt trừ trên khắp nước Thái Lan, và cũng từ Thái Lan hạt Mai dương theo dòng Mekong xâm nhập vào các nước Lào, Campuchia và Việt Nam thuộc hạ lưu sông Mekong (Lonsdale et al., 1995). Hiện nay, loài cây này đã trở thành loài nguy hiểm với môi trường và đa dạng sinh học trên thế giới, chúng được xếp là một trong 100 loài sinh vật ngoại lai xâm lấn nguy hiểm trên thế giới (IUCN, 2003), được Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn xếp cây Mai dương vào danh sách 150 loài động thực vật cần tiêu diệt và cũng được bộ Tài Nguyên và Môi trường xếp vào danh mục các loài Ngoại lai xâm hại (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011). 1.1.3 Tình hình gây hại của cây Mai dương trên thế giới và Việt Nam 1.1.3.1 Tình hình gây hại của cây Mai dương trên thế giới Theo Miller and Lonsdale (1987) đã ghi nhận từ thế kỷ XIX tại Australia cây M. pigra được trồng trong bộ sưu tập ở vườn thực vật Darwin và từ đây đã phát tán xâm lấn đến các nơi khác trong vùng. Cây Mai dương có khả năng phát tán theo dòng nước, bám vào da, lông của động vật, quần áo của người, theo các phư ơng tiện giao thông, vận tải,.. nên lan tràn xâm lấn rất nhanh. Ở Oenpelli, năm 1984 có 200 ha bị nhiễm, sau 5 năm diện tích này đã tăng lên 5.500 ha. Chỉ riêng vùng Bắc Aus tralia có khoảng 80.000 ha thảm thực vật bản địa đã bị cây Mai dương cạnh tranh xâm lấn. Vùng đất ngập nước thường xuyên ở lưu vực sông Adelaide (Bắc Australia) vào năm 1990 bị cây Mai dương phát tán xâm lấn trên diện tích hơn 450 km 2 và đến năm 1995 tăng lên 700 km2 (Forno et al. 1990; Chopping, 2004). 3 Tại Sri Lanka, cây Mai dương phát tán xâm lấn được ghi nhận vào đ ầu năm 1996 trên các dãy đất dọc hai bờ sông Mahaweli dài khoảng 1 km liên tục nơi nước ngập theo mùa. Đến năm 2000, vùng đất bị cây Mai dương phát tán xâm lấn đã kéo dài tới 20-25 km dọc bờ sông Mahaweli tại 46 địa danh thuộc 3 tỉnh (Marambe et al., 2004). Tại Zambia, trước năm 1980, diện tích cây Mai dương xâm chiếm chỉ khoảng 2 ha trên thượng nguồn của suối Nampongwe. Năm 2003, một cuộc khảo sát cho thấy diện tích bị xâm chiếm của khu vực này lên đến 2500 ha (Indira, 2007). Năm 1947, Thái Lan nhập nội cây Mai dương từ Indonesia để làm cây che phủ đất trống, đồi trọc chống xói mòn đất tại vùng Bắc Thái Lan. Từ 1982, cây này bắt đầu phát tán lây lan rộng và đến cuối thế kỷ XX có 23 trong số 74 tỉnh của Thái Lan bị cây Mai dương xâm lấn gây hại và đặc biệt nghiêm trọng là ở Chiềng Mai, Pattaya, Hatyai (Napompeth, 1983). Cây Mai dương ở Malaysia được ghi nhận lần đầu ở Kela ntan vào năm 1980. Một năm sau cây này đã phát tán lan sang bang Penang, Johore, Selangor. Đã có 360.000 ha đất lúa ở Perlis, Kedah bị cây Mai dương xâm lấn (Sivapragasam et al.,1995). Ở Indonesia, có khoảng 3.000 ha đất trồng lúa ở Sumatra, Kalimantan bị cây Mai dương xâm lấn và còn là mối đe dọa cho vùng đất bờ phía Nam và phía Tây của hồ Rawa Pening (Weedwatcher, 1988). Ở Campuchia, cây Mai dương được phát hiện từ đầu thập niên 1990. Đến tháng 5 năm 1997, cây này đã lan tràn dọc lưu vực sông Tonle Sap và vùng phụ cận Kompong Chhnang, phía Bắc Biển Hồ. Cây Mai dương đã trở thành mối đe dọa lớn đối với các hệ sinh thái thuộc vùng Biển Hồ và lưu vực sông Meko ng (Samouth, 2004). 1.1.3.2 Tình hình xâm lấn gây hại của cây Mai dương ở Việt Nam Cây Mai dương được ghi nhận xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1979 tại huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An (Triet et al., 2004). Một cuộc điều tra của Viện Bảo vệ Thực vật tại 1.169 xã thuộc 89 huyện của 8 tỉnh vùng ven biển miền Trung và Tây nguyên đã kết luận rằng có 31,3% số huyện và 18,1% số xã có sự hiện diện của Mai dương và tổng diện tích bị nhiễm là 680 ha. Cây Mai dương tập trung chủ yếu dọc đường lộ của tỉnh Quảng Nam và trên vùng cao của tỉnh Gia Lai (Cam et al., 1997). Thực trạng tương tự được quan sát ở các tỉnh miền Bắc cho thấy cây Mai dương tập trung quanh các hồ như Đồng Mô, Núi Cốc, Ba Bể, Thác Bà, Đại Nải và những nơi khác. Tại vùng ĐBSCL, cây Mai dương được quan sát thấy mọc thành 4 từng đốm nhỏ ở huyện Tân Hồng và Hồng Ngự của tỉnh Đồng Tháp . Sau đó, cây Mai dương xâm lấn sang các huyện Thanh Bình, Tam Nông (Đồng Tháp) (Dương Văn Chín, 2009). Năm 1984-1985, Mai dương được ghi nhận xuất hiện lần đầu tiên tại Vườn Quốc gia Tràm chim (VQGTC) thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp . Diên tích cây Mai dương tăng lên từ 150 ha (năm 1999) đến 490 ha (năm 2000), đến tháng 6 năm 2004 là 1.700 ha chiếm 22,7% tổng diện tích VQGTC và tăng gấp đôi sau mỗi năm (Triet et al., 2004). Ngoài ra, cây Mai dương được tìm thấy hầu hết ở các tỉnh của ĐBSCL, nhưng đặc biệt là ở các tỉnh đầu nguồn như An Giang, Long An (Tam, 2008). Tại miền Đông Nam Bộ, sự xâm chiếm của cây Mai dương đã được thiết lập từ sông Đồng Nai đến các nhánh của nó như sông Sài Gòn, sông Bé, sông La Ngà và các đập trữ nước lớn như Trị An, Dầu Tiếng. Ngoài vườn quốc gia Tràm Chim thì cây Mai dương còn xâm lấn tại vườn quốc gia Cát Tiên… (Dương Văn Chín, 2009). 1.1.4 Đặc điểm sinh học và sinh thái của cây Mai dương 1.1.4.1 Đặc điểm sinh học Theo Walden et al. (1999): Cây Mai dương là một loại cây bụi, mọc dày đặc và có rất nhiều gai cứng, mọc ở nơi ẩm ướt. Khi trưởng thành, Mimosa pigra mọc thẳng đứng có nhiều nhánh, chiều cao khoảng 3 – 6 m. Thân màu xanh lúc còn nhỏ, lá màu xanh sáng, lá kép dài 20 – 25 cm, gồm 15 cặp lá đơn mọc đối, dài khoảng 5 cm, với phiến lá không cuống, dạng thon hẹp, lá xếp lại khi va chạm hoặc vào ban đêm. Hoa nhỏ màu tím hoặc hồng, dạng tia và chụm lại từng nhóm thành một đầu tròn có đường kính 1 – 2 cm. Phát hoa mọc trên một tr ụ dài 2 – 3 cm trong mỗi nách lá, trong đó vành có 4 cành với 8 bao phấn màu hồng. Trái có lông dày đặc, có từ 20 – 25 hạt, trái mọc thành từng chùm trên nách lá, trái dài 6,5 – 7,5 cm, và rộng từ 0,7 – 1 cm. Trái chuyển sang màu nâu khi chín, gẫy thành từng phần nhỏ mang 1 hạt. Hạt có màu nâu hoặc xanh ô liu, dẹp, bầu tròn, dài 4 – 6 mm và rộng 2 mm. Cây Mai dương có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 26. Cây Mai dương có tiềm năng sinh sản rất lớn: ở Thái Lan cây ra hoa 12 lần/năm, sản sinh được 95.000 hạt/năm và ở Australia con số này lên tới 220.000 hạt/năm ( Wanichanantakul et al., 1979; Lonsdale et al., 1988; Lonsdale, 1992). 5 Hình 1.1 Cây Mai dương Mimosa pigra L. (Nguồn http://www.agric.wa.gov.au) 1.1.4.2 Tiềm năng xâm lấn Cây Mai dương có khả năng cạnh tranh xâm lấn mãnh liệt với các cây khác, có khả năng tăng trưởng nhanh về chiều cao (tốc độ 1cm/ngày ) và thành thục nhanh, có thể ra hoa đậu quả ở ngay năm tuổi thứ nhất ( Wanichanantakul et al., 1979; Lonsdale et al., 1985; Walden et al., 2004). Cây Mai dương được Tổ chức Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN , 2003) xếp vào danh sách 100 loài ngoại lai xâm hại nguy hiểm trên thế giới. Hạt của cây Mai dương có lớp lông cứng dày, có thể bám dính vào lông, da của các loài động vật, quần áo của con người, trôi nổi theo dòng nước hoặc cùng với bùn bám vào bánh xe của các phương tiện giao thông và phát tán đi rất xa ( Miller et al., 1981; Lonsdale et al., 1985). Hạt Mai dương có thể nảy mầm ngay hoặc sau 1 - 2 năm, hoặc duy trì miên trạng tới 20-23 năm (phụ thuộc vào độ sâu trong đất). Hạt ngủ nghỉ dài là nhờ có vỏ hạt rất cứng. Trên đất cát, hạt có thể duy trì sự sống cao hơn. Mật độ hạt Mai dương lưu giữ ở trong đất rất cao (Wanichanantakul et al., 1979; Lonsdale et al., 1988; Lonsdale, 1992; Walden et al., 2004;). Cây Mai dương là loài rộng sinh thái, có thể chịu được ngập lụt trong thời gian dài do có khả năng sống kỵ khí và mọc rễ phụ ở gần mặt nước để lấy ôxy từ nước. Đồng thời cây Mai dương cũng chịu được khô hạn ( Miller et al., 1981; 1983; Lonsdale, 1993). Khi bị đốn, cây Mai dương rất dễ mọc tái sinh từ phần gốc còn lại. Nếu bị đốt, bộ lá bị khô và rụng, nhưng sau đó có tới 90% cây thành thục và 50% cây con mọc tái sinh (Wanichanantakul et al., 1979; Walden et al., 2004). Cây Mai dương có thể sinh trưỏng được trên nhiều loại đất như đất trống, đồi núi trọc, đất cát, phù sa đỏ, đất vàng, đất nhiều bùn,... (Miller, 1983) . 6 Với nhữ ng đặc điểm nêu trên cây Mai dương phát triển và lây lan nhanh, hàng năm diện tích bị xâm lấn cứ tăng lên gấp nhiều lần (Lonsdale, 1988, 1993). 1.1.4.3 Cách thức xâm nhiễm Mai dương lây lan bằng hạt giống và phát tán qua các con đường sau: - Phát tán nhờ nước: khi trái rụng có thể phát tán qua lũ lụt và dòng chảy của nước trong kênh mương. Dòng nước chảy mạnh là nguyên nhân quan trọng nhất lan truyền cây Mai dương ở ĐBSCL (Robert, 1982). - Qua các con đường khác như: hạt giống Mai dương bám trên thân động vật và trong phân của chúng. Con người cũng là nguyên nhân làm lan truyền cây Mai dương do chúng bám trên quần áo, xe cộ, máy nông nghiệp, vải vóc và bao bì. Hạt còn phát tán qua đất và bùn. Ngoài ra, thông qua các khối lượng cát đá xây dựng có lẫn tạp hạt Mai dương cũng góp phần phát tán cây Mai dương (Dương Văn Chín, 2009). 1.1.5 Một số tác hại của cây Mai dương và các biện pháp quản lý 1.1.5.1 Một số tác hại của cây Mai dương - Ảnh hưởng sinh vật và môi trường: sư hiện diện của cây Mai dương làm giảm kích thước và số loài trong quần xã thực vật và động vật. Tại VQGTC, chúng làm giảm mật số các loài cỏ hòa bản, cỏ lác và một số loài cỏ lá rộng. Đặc biệt, là các cánh đồng cỏ năn (Eleocharis dulcis) đe dọa đến sự sống các loài chim quí hiếm điển hình như Sếu đầu đỏ (Grus Antigone Sharpie) 1 trong 16 loài được bảo vệ đặc biệt trên thế giới (Triet and Dung, 2001). Ngoài ra, chúng còn giảm diện tích canh tác và chăn thả gia súc, làm ảnh hưởng giao thông đường thủy, thay đổi cấu trúc đất các thảm thực vật, giảm tính đa dạng sinh học tại các vườn quốc gia (Phạm Văn Lầm và Phạm Bình Quyền, 2010). - Ảnh hưởng kinh tế: gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt và môi trường nuôi thủy sản do lá Mai dương rụng xuống nước. Cản trở hoạt động nông nghiệp, gia tăng chi phí kiểm soát. Ở một số khu bảo tồn đất ngập nước như VQGTC thì cây Mai dương cũng gây thiệt hại làm giảm các giá trị du lịch của khu bảo tồn quốc gia (Dương Văn Chín, 2009). 1.1.5.2 Các biện pháp quản lý cây Mai dương - Phòng ngừa: nhằm đối phó với sự xâm nhiễm, tỉnh Đồng Nai đã cố gắng du nhập những cây cạnh tranh như trà để trồng xung quanh hồ Trị An nhằm khống chế sự sinh trưởng của Mai dương (Dương Văn Chín, 2009). - Các biện pháp thủ công: những thí nghiệm tại VQGNCT đã chứng minh rằng nhổ bằng tay có thể kiểm soát hoàn toàn Mai dương. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ áp dụng được khi cây con còn nhỏ. Chi phí nhổ cỏ bằng tay tùy thuộc vào chiều cao và độ tuổi cây. Cây dưới 2 tháng tuổi và có chiều cao thấp hơn 100 cm tốn khoảng 150 USD/ha trong khi cây già hơn thì chi phí trên 200 USD/ha. Tuy nhiên, biện pháp 7 này phải triển khai liên tục hàng năm vì thế hệ mới mọc lên từ hạt (Dương Văn Chín, 2009). Tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ thì nhờ phát hiện sớm nên đã tiêu diệt được sự xâm lấn của cây Mai dương (Triết, 2004). - Biện pháp vật lý và cơ học: các kết quả nghiên cứu tại vùng đất phù sa dọc sông La Ngà đã cho thấy biện pháp đốn sát gốc và cho ngập nước chỉ hiệu quả đối với những cây còn nhỏ nhưng là biện pháp hữu hiệu nhất trong việc kiểm soát Mai dương. Ngoài ra, biện pháp đốt được tiến hành thử nghiệm cũng cho thấy dễ tiến hành ở những nơi có nguồn nguyên liệu dễ cháy như các loài cỏ thân thảo dưới mặt đất cung cấp chất khô. Tuy nhiên, biện pháp này không tỏ ra hiệu quả sau cơn mưa đầu tiên của mùa mưa và hay được dùng ở Australia vào cuối mùa khô (Robert, 1982). Hơn nữa, thí nghiệm đốt còn cho thấy đốt lửa kích thích hạt Mai dương trong đất nảy mầm. Quá trình kiểm soát cây Mai dương còn non dễ kiểm soát bằng các biện pháp vật lý và cơ học (Dương Văn Chín, 2009). - Biện pháp sinh vật và môi trường: Sự xâm lấn trở lại của cây Mai dương sẽ bị hạn chế nếu vùng bị xâm lấn có thể khôi phục được thảm thực vật che phủ. Kết quả nghiên cứu gần đây ở VQGTC cho thấy sau khi loại bỏ cây Mai dương, có thể trồng lấp một số loài thực vật che phủ trên bờ đê như: Phragmites valtatoria, Saccharum spontaneum và Saccharum arundinaceum. Ở mép ven bờ nước, có thể trồng cây họ đậu Sesbania sesban (điên điển). Trong một nghiên cứu khác, để quản lý cây Mai dương có 24 loài được xem xét trồng dọc mép nước ven bờ bao gồm: Commelina diffusa, Hymenachne acutigluma, Polygonum tomentosum và Coix aquatica… Những loài thực vật được khuyến cáo trồng trên thảm thực vật thân thảo bao gồm: Ischaemum rugosum, Paspalum scrobiculatum, Oryza rufipogon, Eleocharus dulcis, Eragrostis atrovirens…(Dương Văn Chín, 2009). Ngoài ra, có 2 mô hình thành công trong việc kiểm soát Mai dương bằng biện pháp sinh vật và môi trường đã được ghi nhận tại rừng tràm Trà Sư, thuộc huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang vùng ĐBSCL: + Ghi nhận mối đe dọa của Mai dương, trạm kiểm lâm Trà Sư đã mở cuộc vận động diệt trừ mai dương bằng cách nhổ bỏ cây con, đào gốc cây trưởng thành và phơi khô đã kiểm soát được 99% cây Mai dương. Sau khi diệt được cây Mai dương, đất trống được trồng bạch đàn. Dưới tán bạch đàn, cây Mai dương không thể phát triển và chết dần. Hạt dưới tán rừng không thể nảy mầm. Sau 2 năm, loài cỏ này được kiểm soát và 12 km đê dọc kênh Trà Sư được che phủ bởi cây bạch đàn. + Một cánh đồng rộng 18,4 ha bị xâm nhiễm bởi cây Mai dương cũng tại rừng tràm Trà sư. Vào đầu mùa mưa và trước khi lũ tràn về tất cả cỏ kể cả cây Mai dương được cắt sát mặt đất. Sau khi nẩy chồi, thuốc diệt cỏ được phun trên thân non. Thân, cành non nhiễm thuốc và chết dần dần đồng thời mực nước ngày càng tăng nên gốc của cỏ dại bị ngập hoàn toàn trong nước. Khi nước bắt đầu rút dần, những cây tràm non với chiều cao khoảng 1 m được trồng với mật độ dày và hình thành một rừng 8 tràm mới. Trong trường hợp đó, những cây Mai dương sống sót cũng không thể cạnh tranh với tràm (Dương Văn Chín, 2009). - Biện pháp hóa học:  Tại Australia từ năm 1965 đã bắt đầu thử nghiệm thuốc trừ cỏ diệt cây Mai dương và từ năm 1984 đã hợp tác với Thái Lan để nghiên cứu mở rộng áp dụng biện pháp hoá học trừ cây này (Forno et al., 1990).  Biện pháp hoá học hiện nay vẫn đang được nghiên cứu sử dụng ở nhiều nước như Australia, Pakistan, Sri Lanka, Lào, Campuchia, Indonesia, v.v... (Marambe et al., 2004; Miller, 2004; Searle, 2004; Wingrave, 2004;...). Ở Australia, để phun thuốc trừ cỏ diệt cây Mai dương tại các vườn quốc gia, người ta phải sử dụng máy bay trực thăng. Thuốc trừ cỏ được sử dụng là Metsulfuron m ethyl (20%) với l iều lượng 120 g/ha. Hiệu lực diệt trừ cây Mai dương của thuốc trừ cỏ này rất thấp, vì thuốc chỉ có tác dụng diệt phần chồi non mới mọc và hoa của cây mà thôi. Với hiệu l ực diệt hoa, thuốc Metsulfuron m ethyl đã góp phần hạn ch ế sự sinh sản của cây Mai dương (Phạm Văn Lầm và Phạm Bình Quyền, 2010).  Ngoài ra, còn một nghiên cứu khác được thực hiện với 2 loại thuốc diệt cỏ không chọn lọc là paraquat và glyphosate cùng với 2 loại thuốc trừ cỏ lá rộng là metsulfurol methyl và triclopyr butoxyethyl este. Tất cả thí nghiệm được sử dụng ở mức 1,5 lần so với liều khuyến cáo. Kết quả cho thấy ngoại trừ nghiệm thức paraquat, các loại thuốc diệt cỏ trên bắt đầu giết chết các nhánh của Mai dương từ 15 đến 30 ngày sau khi xử lý (NSXL). Quan sát lúc 90 NSXL cho thấy glyphosate cho hiệu quả cao nhất khi diệt được 90,6%, tiếp theo sau là triclopyr butoxyethyl este (68,7%). Metsulfuron methyl giết chết 44,7% số nhánh. Ở một nghiên cứu khác, glyphosate giết chết cả cây già và nhánh non, triclopyr butoxyethyl este và metsulfuron methyl chỉ diệt được những nhánh non. Sau khi các nhánh bị chết bởi các hóa chất (ngoại trừ paraquat) thuốc tiếp tục giết chết các phần khác của cây Mai dương bao gồm thân chính và hệ thống rễ. Tuy nhiên glyphosate giết chết toàn cây ở tất cả các độ tuổi, kích thước và giết chết 89,3% lúc 90 NSXL. Triclopyr butoxyethyl este và mesulfuron methyl không diệt được gốc thân và cây già, chúng chỉ kiểm soát được 48% và 15,3% tương ứng. Có thể kết luận rằng thuốc diệt cỏ triệt sinh glyphosate diệt cây Mai dương tốt nhất trong việc áp dụng biện pháp dùng thuốc hóa học. Thuốc diệt cỏ, đặc biệt là thuốc diệt cỏ triệt sinh, không được khuyến khích sử dụng trong các khu bảo tồn cũng như vườn quốc gia. Tuy nhiên, đó là biện pháp kiểm soát hiệu quả khi mà cây Mai dương đã xâm nhiễm trên diện rộng và các biện pháp khác rất khó áp dụng (Dương Văn Chín, 2009). - Biện pháp sinh học  Sử dụng vi sinh vật gây bệnh 9 Nấm Phloeospora mimosaepigrae, Diabole cubensis được sử dụng gây bệnh cho cây Mai dương ở Australia từ 1994-1996. Nấm gây thối mục cây, từ cuốn lá, nhánh đến thân cây gây ảnh hướng đến các chồi non và làm cây suy tàn. Điều kiện tối ưu cho loài nấm phát triển là từ 20 đến 250C và độ ẩm từ 70 đến 100% (Hennecke, 2004). Vào năm 1989, trong khuôn khổ một dự án hợp tác với Úc (ACIAR), loài nấm này được du nhập và đán h giá trong điều kiện Việt Nam (Dương Văn Chín, 2009). Nấm Diabole cubensis gây bệnh rỉ trên cây Mai dương được ghi nhận hoạt động tích cực trong suốt mùa khô, tính chuy ên biệt và tính độc cao với cây M ai dương làm lá cây Mai dương nhiễm bệnh bị vàng và rụng sau đó. Nấm D. cubensis sản sinh một số lượng lớn bào tử và được phát tán nhờ gió nên được sử dụng như là một tác nhân phòng trừ sinh học độc lập hay kết hợp với nấm Phloeospora mimosaepigra (hoạt động tích cực trong mùa mưa). Nấm P. mimosa-pigra thể hiện tính độc và tính chuyên biệt trên cây Mai dương cao, gây ra bệnh vàn g lá, ghẻ trên gai, nhánh và cả trên thân. Trong điều kiện thuận lợi bệnh tiếp tục tiến triển và gây chết cành, nhánh hàng loạt trên cây M ai dương (Hennecke, 2004). Không giống như D. cubensis (nấm ký sinh bắt buộc), P. mimosa-pigra có thể được phân lập và nuôi cấy dễ dàng trong các môi trường nuôi cấy nhân tạo (môi trường nước ép trái cây V -8). Nấm P. mimosa-pigra có khả năng sản sinh khối lượng lớn bào tử nên rất thích hợp để ứng dụng loài nấm này tạo ra loài thuốc trừ cỏ vi sinh có hoạt tính cao để phòng trừ cây Mai dương. Bước đầu thuốc trừ cỏ vi sinh từ nấm P. mimosa-pigra đang được thử nghiệm tại Úc và mang lại hiệu quả kiểm soát mai dương nhất định (http://www.skhcn.dongthap.gov.vn, 2011) Nấm Phloeospora mimosae-pigra chứng tỏ rất chuyê n biệt đối với Mai dương và không tấn công bất cứ loài nào trong 25 loài đã được thử nghiệm thuộc các họ Mimosaceae, Fabacaea, Graminae, Cruciferaceae, Rosaceae, Solanaceae, Amanranthaceae, Compositae, Basellaceae, Convolvulaceae và Rutaceae. Tiềm năng sử dụng giống nấm này để kiểm soát cây Mai dương đã được đánh giá trong nhà kính với ẩm độ cao. Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh gia tăng với nhiệt độ cao. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng nấm Phloeospora mimosae-pigrae có thể sử dụng để kiểm soát cây Mai dương (Dương Văn Chín, 2009). Nấm gây bệnh chết cành Botrvodiplodia theobromae hoạt động tích cực và gây chết cành hàng loạt trên Mai dương tại vùng phía Bắc của Úc vào mùa khô nhưng loài nấm này không tự xâm nhiễm và gây bệnh cho cây Mai dương nếu không có sự hỗ trợ của một tác nhân phòng trừ sinh học khác là sâu đ ục thân Neurostrota gunniella. Do đó nấm B. theobromae được khuyến cáo phóng thích đồng thời với sâu 10 đục thân N. gunniella để tăng hiệu quả phòng trừ cây M ai dương (http://www.skhcn.dongthap.gov.vn, 2011).  Sử dụng côn trùng Để diệt trừ cây Mai dương bằng biện pháp sinh học, hai loài mọt đục hạt cây thuộc họ Mai dương: Acanthoscelides puniceus và A. quadridentatus đã được nhân nuôi, thả ở Australia năm 1983 và ở Thái Lan năm 1984, 1987. Sâu đục thân cây Mai dương Carmenta mimosae được nhân nuôi, thả ở Australia năm 1989, ở Thái Lan năm 1991; sâu đục ngọn Neurostrota gunniella nhân nuôi, thả ở Australia năm 1989 (Julien, 1992). Bọ ánh kim Malacorhinus irregularis, sâu đo Macaria pallidata gần đây được nghiên cứu nhân nuôi, thả để trừ cây Mai dương ở Australia (Flanagan et al., 2004). Trong một dự án hợp tác giữa Viện bảo vệ Thực vật và CSIRO được tài tr ợ bởi Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế của Úc (ACIAR) từ 1995 -1997, Việt Nam đã du nhập 2 tác nhân sinh học để nhân nuôi và phóng thích sâu đục thân cây Mai dương (Carmenta mimosa) và 2 loài mọt đục hạt Acanthoscelides quadrudentatus, Acanthoscelides puniceus đã được phóng thích và ổn định quần thể tại Úc. Hai loài côn trùng này đã được khảo nghiệm tính ký chủ đặc thù để đảm bảo an toàn cho các loài cây họ đậu, cây lương thực và cây ăn trái t rước khi được phép phóng thích (Nguyễn Văn Đĩnh, 2004). Ngoài ra, còn một số tác nhân côn trùng có thể phòng trừ sinh học Mai dương như: một số loài thuộc họ Vòi voi là Coelocephalapion aculeatum, Coelocephalapion pigrae Kissinger, Chacodermus serripes Fahraeus, Sibinia fastigiata; Malacorhinus irregularis thuộc họ ánh kim và cuối cùng là Macaria pallidata thuộc họ ngài sâu đo (Heard and Segura, 2004). Khó khăn khi phòng trừ và tiêu diệt cây Mai dương theo Miller (1981):  Cây có khả năng ra hoa và hạt giống quanh năm  Số lượng hạt giống lớn  Tốc độ tăng trưởng nhanh  Hạt giống có khả năng tồn tại lâu  Cây Mai dương chịu được những điều kiện khó khăn như lũ lụt và hạn hán  Có nhiều vùng không thể kiểm soát được trong mùa mưa  Sự lây lan của hạt giống Mai dương bằng các phương ti ện không kiểm soát được như nước lũ, động vật bản địa, hoang dã và con người  Chủ sở hữu những vùng đất không đem lại các giá trị kinh tế thường không kiểm soát cây M ai dương trên vùng đất đó  Không thể cách ly với các nơi dày đặc thảm thực vật khác trên bờ sông. 11 1.2 SÂU ĐỤC THÂN CÂY MAI DƯƠNG (Carmenta mimosa) 1.2.1 Phân loại Sâu đục thân cây Mai dương Carmenta mimosa thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera), họ Ngài Cánh Trong (Sesiidae) (Eichlin and Passoa, 1983). 1.2.2 Phân bố Theo Eichlin and Passoa (1983) sâu đục thân Carmenta mimosa có nguồn gốc từ Mexico và các nước thuộc Trung Mỹ (Hunduras, Nicaragua). C. mimosa có độ chuyên tính rất cao, chỉ sống được trên cây Mai dương. Các thí nghiệm xác định tính chuyên biệt về kí chủ của sâu đục thân cây Mai dương đã tiến hành trên 101 loài thực vật đại diện cho 20 họ thực vật. Hầu hết các loài được lựa chọn từ chi trong các họ có liên quan chặt chẽ: Mimosaceae, Fabaceae và Caesalpiniaceae (Forno et al., 1991). Ngoài ra, Nguyễn Văn Cảm và ctv. (2002) xác định sâu đục thân C. mimosa chỉ sống và hoàn thành vòng đời trên cây Mai dương sau khi tiến hành thí nghiệm trên 21 loài cây (cây Mai dương hay trinh nữ thân gỗ, trinh nữ thân bò, điền thanh, so đũa, keo dậu, cốt khí, đậu xanh, đậu nành, bắp, cải xanh, cà tím, xoài, nhãn, vải, mãng cầu ta, ổi, cam, quất, đào, sa pô chê) thuộc 12 họ thực vật khác nhau, chủ yếu là cây họ đậu và cây thân gỗ đã được thử nghiệm. 1.2.3 Đặc điểm hình thái và sinh học Carmenta mimosa Trứng sâu đục thân cây Mai dương có màu nâu nhạt, dạng trứng ngược, hơi tròn, kích thư ớc 0,47 – 0,53 x 0,31 – 0,35 mm được đẻ rải rác thành từng cụm từ 1 – 5 trứng trên mỗi mắt đốt. Nếu thời tiết nóng, thời gian trứng nở là từ 7 – 9 ngày; thời tiết lạnh thì từ 11 – 13 ngày hoặc lâu hơn (Eichlin and Passoa, 1983). Ấu trùng mới nở có màu kem, đầu màu nâu vàng. Ấu trùng dài khoảng 15 – 18 mm. Ấu trùng mới nở đục vào các mắt đốt ở ngọn cây hoặc gốc ở phần cuống lá. Sâu đục thân cây và sống bên trong đường đục, đùn phân tại ngay vết đục. Phân đùn ra tùy thuộc vào tuổi của ấu trùng. Có thể có từ 1 – 4 ấu trùng trên một cành. Thời gian phát triển của ấu trùng khoảng từ 44 – 91 ngày. Ấu trùng sâu đục thân cây Mai dương hóa nhộng ngay bên trong đường đục (Nguyễn Văn Cảm và ctv, 2002). Nhộng màu vàng nâu, có chiều dài 10 – 13 mm. Giai đoạn nhộng kéo dài khoảng 18 - 21 ngày, trung bình là 19 ngày. Nhộng cái và nhộng đực được phân biệt dựa vào hang gai ở đốt bụng thứ 7; nhộng đực có thêm hàng gai phụ ở đốt bụng thứ 7 và nhộng cái không có. Tỷ lệ đực cái là 1:1 (Forno et al., 1991; Nguyễn Văn Cảm, 2002). 12 Thành trùng sâu đục thân cây Mai dương có dạng giống ong vò vẽ, dài khoảng 12 – 13 mm, màu đen, có những vệt ngang màu sáng ở bụng. Chiều dài cánh khoảng 17 – 19 mm, cánh trước trong suốt, mép cánh hẹp, lớp phấn có màu nâu đen, hay cam nhạt hoặc màu vàng ở buồng “discal”, cánh sau trong suốt; râu đầu ngắn chỉ bằng phân nửa chiều dài cánh trước. Thành trùng đực khác với thành trùng cái là cuối bụng có 2 vệt ngang màu vàng gần nhau, đốt cuối bụng có một chúm lông, thành trùng cái chỉ có một vệt vàng, đốt cuối bụng nhọn (Eichlin and Passoa, 1983; Nguyễn Văn Cảm, 2002). A B Hình 1.2 (A) Ấu trùng, (B) thành trùng Carmenta mimosa Nguồn:http://www.nretas.nt.gov.au/__data/assets/pdf_file/0018/19224/carmenta_factsheet.p df Thành trùng thường vũ hóa vào khoảng 7 – 9 giờ sáng, sự vũ hóa bị trì hoãn khi trời có nhiều mây và đa số thành trùng sẽ bắt cặp ngay trong ngày đầu vũ hóa. Nhiệt độ thích hợp cho sự bắt cặp là khoảng 27 – 290C, trời hanh nắng và gió nhẹ. Thành trùng cái chỉ bắt cặp một lần duy nhất và thời gian bắt cặp khoảng 25 – 50 phút. Một thành trùng cái thường đẻ khoảng 105 – 157,4 trứng. Thành trùng sâu đục thân cây Mai dương sống khoảng 1 – 16 ngày, thường là 8 ngày. Thời gian sống của thành trùng cái lâu hơn thành trùng đực (Nguyễn Văn Cảm, 2002). Tuy nhiên, theo Forno et al. (1991), thành trùng sống khoảng 5 – 14 ngày, trung bình 10 ngày và thành trùng cái thường sống khoảng 6 ngày, một vài con sống khoảng 12 ngày. Vòng đời sâu đục thân Mai dương Carmenta mimosa là vào khoảng 69 – 131 ngày (trung bình khoảng 98 ngày). 1.3 PHEROMONE GIỚI TÍNH 1.3.1 Khái niệm Pheromone giới tính là hóa chất tín hiệu được tiết ra ngoài môi trường để hấp dẫn sự bắt cặp của những cá thể khác giới trong cùng một loài. Có thể do thành trùng đực hoặc thành trùng cái tiết ra, thông thường là do thành trùng cái (Vang, 2006). 13 Đây là nhóm pheromone được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi nhất trong IPM và pheromone giới tính còn là một sự thay thế hiệu quả cho nông dược trong công tác quản lý sâu hại (Gibb et al., 2005), do hoạt động như những hóa chất sinh học có tính chọn lọc cao và ở nồng độ rất thấp vì vậy không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái (Ando et al., 2004). Pheromone giới tính thường gặp ở những loài côn trùng thuộc các bộ Coleoptera, Lepidoptera và Diptera (Ando et al., 2004). 1.3.2 Phân loại pheromone giới tính của Bộ cánh vảy (Lepidoptera) Căn cứ vào cấu trúc hóa học và con đường sinh tổng hợp đã chia Pheromone giới tính của Bộ cánh vảy (Lepidoptera) thành 3 kiểu: kiểu I, kiểu II và kiểu khác (Ando et al., 2004). 1.3.2.1 Pheromone kiểu I Khoảng 75% số lượng pheromone được xác định thuộc kiểu I. Trong kiểu này, bao gồm những pheromone được sinh tổng hợp từ những hợp chất hữu cơ mạch thẳng, bão hòa và mang một trong các nhóm chức acetate (-COOCH3), hydroxyl (-OH), formyl (-CHO) ở đầu mạch. Ví dụ: Pheromone giới tính của bướm tằm (Bombyx mori L.) là bombykol, (E, Z)-10, 12-hexadecadinemyl-1-ol. Pheromone của loài thành trùng sâu đục trái Đước, Cryptophlebia amamiana Komai and Nasu, là hợp chất (Z)-8-dodecenyl acetate (Lê Văn Vàng, 2005). Kiểu I được đặc trưng bởi các chuỗi có chiều dài 10-18 carbon và có từ 0-3 liên kết đôi. Chuỗi dài với số lượng carbon chẵn chiếm ưu thế hơn vì các hợp chất này có nguồn gốc từ các acid béo bão hòa như acid palmitic (C 16H32O2) và acid stearic (C18H36O2). Tuy nhiên vẫn tồn tại các hợp chất pheromone với độ dài chuỗi là số carbon lẻ được tìm thấy từ 6 loài: Phthorimaea operculella, Keiferia lycopersicella, Scrobipalpa heliopa, Chilo auricilius, Acrobasis vaccinii và Mamestra brassicae (Ando et al., 2004). 1.3.2.2Pheromone kiểu II Đã xác đ ịnh được 65 loài thuộc các họ Geometridae (30 loài), Noctuidae (12 loài), Lymantridae (7 loài) và Aretiidae (16 loài) có pheromone giới tính thuộc kiểu II, chiếm khoảng 15% các pheromone giới tính bộ cánh vảy đã được xác định. Những pheromone kiểu này được tạo thành từ những hợp chất hữu cơ không phân nhánh, có độ dài chuỗi 17-23 carbon gồm (3Z, 6Z, 9Z)-trienes, (6Z, 9Z)-dienes và những dẫn xuất monoepoxy của chúng. Nhóm này được sinh tổng hợp từ linoleic và linolenic acid. 14 Ví dụ: Pheromone của loài thành trùng sâu đo lớn gây hại trên lá trà Nhật Bản, Ascotis selenaria cretacea Bulter được cấu tạo từ hỗn hợp của (Z, Z, Z)-3,6,9nonadecatriene (Z3,Z6,Z9-19:H) và (Z,Z)-6,9-epoxy-3-nonadecadiene (Z3,Z6,epo319:H) với tỉ lệ 1:100 (Ando et al., 2004). 1.3.2.3 Pheromone kiểu khác Là những pheromone được tạo thành từ những chất hữu cơ không thuộc 2 nhóm trên chiếm khoảng 10%. Ví dụ: Pheromone của loài thành trùng sâu cuốn lá cây cà phê, Leucoptera coffeela được tạo thành từ hỗn hợp của 5,9-dimethylpentadecane như thành phần chính và 5,9-dimethylhexadecane như thành phần phụ. Nhiều loài thành trùng đực của bộ cánh vảy (Lepidoptera) cũng tiết pheromone giới tính tại các vị trí: bụng, ngực, chân và cánh. Cấu trúc hóa học của các pheromone này khác nhau và sự đặc trưng của loài thấp. Pheromone của thành trùng đực cũng kích thích hành vi tìm kiếm của thành trùng cái nhưng sự hấp dẫn ở tầm xa kém hơn của thành trùng cái. Thành trùng cái bị thu hút bởi thành trùng đực ở khoảng cách xa dựa vào tín hiệu thị giác (visual cues) và nhờ vào mùi hương tiết ra từ con đực khi chúng ở gần nhau (Ando et al, 2004). 1.3.3 Thành phần hợp chất pheromone giới tính của họ ngài cánh trong Sesiidae Qua xác định các hợp chất pheromone giới tính của 12 loài thuộc họ Sesiidae thì thành phần chủ yếu là 2,13–18:OAc và 3,13–18:OAc. Hợp chất 3,13–18:OAc đã được báo cáo là thu hút 76 loài thuộc họ Sesiidae (Ando et al., 2013). Một nghiên cứu khác của Naka et al (2008) đã chỉ ra rằng hỗn hợp các hợp chất (Z3,Z13) và (E3,Z13)-3,13-octadecadienyl acetates (I và II), (E2,Z13)-2,13octadecadienyl acetate (III) theo một tỷ lệ 60:36:4 được báo cáo là hấp dẫn thành trùng đực sâu đục thân cây Anh đào (Synanthedon hector: họ Sesiidae). Hợp chất Z3,Z13–18:OAc được phân lập và tổng hợp đầu tiên trên sâu đục thân cây đào Synanthedon pictipes (họ Sesiidae) (Tumlinson, 1974). Hợp chất này cũng là thành phần chính trong pheromone giới tính sâu đục thân cây Thù du (dogwood), Synanthedon scitula (Zhang, 2005). Theo Naka et al (2010), đã xác định được 2 hợp chất (Z3,Z13)-octadecadien1-ol và (Z3,Z13)-octadecadienyl acetate có khả năng hấp dẫn thành trùng đực Glossosphecia romanovi (họ Sesiidae) gây hại trên cây Nho. Hợp chất pheromone giới tính thu hút được thành trùng đực sâu đục thân cây Mai dương Carmenta mimosa có chứa khoảng 96% (Z3,Z13–18:OAc). Hợp chất này 15 là thành phần chính của pheromone giới tính của thành trùng họ Sesiidae (Eichlin and Passoa, 1983). 1.3.4 Ứng dụng của pheromone giới tính Việc nghiên cứu và ứng dụng pheromone giới tính đã đư ợc phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới (Ando et al., 2004). Cho đến nay, chỉ tính trên côn trùng thuộc Bộ cánh vảy, pheromone giới tính của trên 607 loài và chất hấp dẫn giới tính của trên 1.236 loài đã đư ợc xác định và ghi nhận (Ando, 2009). Trong đó, pheromone giới tính của hơn 20 loài bướm đã đư ợc thương mại hóa dưới hình thức chất quấy rối sự bắt cặp (Ando et al., 2004). 1.3.4.1 Sử dụng làm công cụ khảo sát sự biến động của quần thể Pheromone giới tính của cá thể cái có tác dụng hấp dẫn mạnh mẽ đối với cá thể đực trong cùng một loài. Do đó, việc sử dụng chúng như một công cụ theo dõi sự xuất hiện và đánh giá mức độ biến động mật số quần thể bướm gây hại trong chiến lược quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là hết sức cần thiết. Nhằm cung cấp thông tin để đề xuất thời điểm đúng lúc và hợp lý nhất cho việc áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại. Thông thường, lượng pheromone tổng hợp từ 0,1-1 mg sẽ được nhồi vào tiếp cao su (8 mm OD) và đem bố trí ngoài đồng, cho hiệu quả hấp dẫn bướm đực vào bẫy ít nhất là một tháng và có thể kéo dài đến 2 tháng (Ando et al., 2004). Trong quá trình khảo sát sự biến động quần thể, bẫy pheromone được đặt trên một khu vực nào đó và đếm mật số bướm và bẫy định kỳ (thường 2 tuần/lần) trong khoảng thời gian một năm. Việc ghi nhận thông tin về số lượng côn trùng nào đó gây hại trên cây trồng trong vùng canh tác, trên một đơn vị thời gian và cho phép ta dự tính dự báo sớm sự gây hại của côn trùng đó, từ đó có thể áp dụng những biện pháp quản lý, phòng trị thích hợp (Châu Nguyễn Quốc Khánh và Trương Thị Mỹ Lộc, 2008). Bẫy pheromone là công cụ hiệu quả để thay thế cho bẫy đèn và bẫy màu trong việc khảo sát diễn biến mật số côn trùng của những loài bướm gây hại (Wakamura et al., 2004). 1.3.4.2 Sử dụng làm công cụ phòng trị bằng biện pháp bẫy tập hợp Sử dụng một số lượng lớn bẫy pheromone để thu hút và giết hết bướm đực, trên một vùng không gian cụ thể nhằm ngăn chặn sự bắt cặp giữa bướm đực và bướm cái, làm giảm mức độ thiệt hại do sâu gây ra trên vùng không gian đó. Vì th ế pheromone giới tính có thể ngăn chặn và giữ mật số côn trùng gây hại ở cấp độ thấp dưới ngưỡng kinh tế bằng cách kết hợp với nhiều biện pháp khác nhau (Wakamura et al., 2004). 16 Biện pháp sử dụng pheromone giới tính làm bẫy tập hợp đã đư ợc nghiên cứu và áp dụng trên 110 loài côn trùng gây hại, trong đó có 48 loài thuộc Bộ cánh vảy, 44 loài thuộc Bộ cánh cứng, 10 loài thuộc Bộ hai cánh (Diptera) và rất ít các loài thuộc những Bộ khác (El Sayed, 2012). Việc sử dụng bẫy tập hợp có thể bắt được liên tục thành trùng đực, do đó ngăn chặn được việc giao phối và gia tăng mật số của dịch hại. Ví dụ như sử dụng bẫy tập hợp để diệt trừ thành trùng đực Macroscelesia japona trong vườn cây ăn trái bằng mồi E2,Z13-18:Ald và E2,Z13-18:OH (Islam et al., 2007). 1.3.4.3Quấy rối sự bắt cặp Nhờ tín hiệu mùi mà côn trùng tìm đến nhau bắt cặp để sinh sản. Vì vậy khi tín hiệu mùi bị quấy rối thì các cá thể đực không đáp ứng lại được với pheromone giới tính của cá thể cái hoặc ngược lại, có nghĩa là chúng không tìm được nhau để bắt cặp đồng nghĩa v ới việc chúng mất khả năng sinh sản và mật số quần thể sẽ giảm đi đáng kể qua thế hệ sau. Phương pháp quấy rối sự bắt cặp bằng pheromone giới tính là làm tràn ngập vùng không gian với mùi pheromone của một loài bướm nào đó, nhằm ngăn chặn sự tiếp xúc giữa bướm đực và bướm cái dẫn đến ngăn chặn được sự bắt cặp (Châu Nguyễn Quốc Khánh và Trương Thị Mỹ Lộc, 2008). Cho đến nay, đã có khoảng 148 loài côn trùng gây hại được quản lý nhờ áp dụng biện pháp quấy rối sự bắt cặp trong đó Bộ cánh vảy chiếm đa số với 127 loài (El Sayed, 2012). 17 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 PHƯƠNG TIỆN 2.1.1 Thời gian và địa điểm Thời gian: Từ tháng 12 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013. Địa điểm: - Phòng thí nghiệm Phòng trừ Sinh học Bộ môn BVTV, khoa Nông nghiệp và SHƯD, trường Đại học Cần Thơ. - Các khu vực bị cây Mai dương xâm nhiễm tại ĐBSCL. 2.1.2 Vật liệu thí nghiệm Keo nhựa nuôi sâu (đường kính 11 cm, cao 16 cm), ống thủy tinh chứa nhộng (đường kính 1 cm, cao 10 cm). Lồng lưới bằng inox hình bán cầu (đường kính 6 cm), vải lưới. Kéo tỉa cành, băng keo, ghim bấm, kẹp, kéo, dây nilon, dây thun, bông gòn thấm nước, nước đường… Tuýp cao su non ngoại nhập đường kính 8 mm (Aldrich Chemical Co.Ltd). Tập, bút bi, bút lông, máy ảnh. 2.1.3 Hóa chất n-hexane tinh khiết là sản phẩm ở mức độ HPLC của Công ty Merck (Đức) (Z,Z)-3,13-Octadecadienyl acetate (Z3,Z13-18:OAc) được cung cấp bởi công ty Shin-etsu (Nhật). 2.1.4 Nguồn thành trùng C. mimosa Thu mẫu cây Mai dương bị sâu đục có phân đùn ra bên ngoài tại các khu dân cư Hưng Phú, Hồng Phát, Phú An, khu Công Nghiệp Hòa Phú tỉnh Vĩnh Long. Cắt những đoạn thân Mai dương dài khoảng 15 – 20 cm có vết bị sâu đục mang về phòng thí nghiệm Phòng trừ Sinh học, Bộ môn BVTV, khoa Nông nghiệp và SHƯD, trường Đại Học Cần Thơ. Tại phòng thí nghiệm, các thân cây Mai dương bị sâu đục sẽ được lưu trữ trong các keo nhựa (đường kính 11 cm, cao 16 cm) đậy lại bằng vải lưới để tạo độ thông thoáng và giữ mẫu ở nhiệt độ phòng (27 – 300C). Khoảng 10 – 15 ngày sau, tiến hành tách mẫu để thu lấy nhộng, trữ nhộng trong hộp plastic (đường kính 2,5 cm, cao 3 19 cm), giữ ẩ m bằng bông gòn thấm nước. Sau k hi C. mimosa vũ hóa thành bướm tiến hành phân đực, cái. Thành trùng đực C.mimosa đốt cuối bụng có 2 vệt ngang màu vàng nằm gần nhau và đốt cuối bụng có một túm lông. Thành trùng cái C. mimosa chỉ có một vệt vàng và đốt cuối bụng nhọn. (A) (B) Hình 2.1 (A)Thành trùng đực và cái sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa, (B) nhộng C. mimosa được trữ trong ống thủy tinh và hộp plastic (Nguồn http://lepidoptera.butterflyhouse.com.au/) 2.1.5 Bẫy pheromone và cách đặt bẫy 2.1.5.1 Bẫy pheromone Bẫy được sử dụng trong các thí nghiệm là dạng bẫy dính có mái che: Tấm dính (27 cm x 30 cm) và mái che (Takeda Chemical Ind. Ltd. Osaka, Nhật Bản). Hình 2.2 Miếng dính pheromone có đặt tuýp cao su non và lồng lưới inox 20 2.1.5.2 Mồi pheromone Mồi pheromone giới tính được tổng hợp nhồi trong t uýp cao su non. Các thành phần pheromone giới tính tổng hợp với các tỉ lệ khác nhau được hòa tan trong dung môi n-hexane tinh khiết (HPLC grade) với tỷ lệ 1 mg pheromone: 10 µl n-hexane tinh khiết. Sau đó dùn g mircosyringe (dung tích 25 µl hoặc 100 µl) hút đến vạch 10 µl bơm vào tuýp cao su, khi đó sẽ được mồi pheromone vớ i hàm lượng 1 mg/tuýp (không thêm bất kì chất ổn định hay chất chống oxy hóa nào). Mồi pheromone được cho vào giấy nhôm, gói lại, dán nhãn và trữ ở nhiệt độ ở 00C cho đến khi được sử dụng. Mồi hấp dẫn là thành trùng cái: một thành trùng cái C. mimosa chưa bắt cặp (1 - 2 ngày tuổi) được nhốt trong lồng lưới bằng inox hình bán cầu (đường kính 6 cm) đặt trong tấm dính, phía dưới lót một tấm giấy cứng để tránh thành trùng dính vào bẫy và miếng bông gòn thấm nước đường . 2.1.5.3 Cách đặt bẫy Mồi (pheromone giới tính tổng hợp hoặc thành trùng cái chưa bắt cặp) được đặt ở giữa tấm dính (27 cm x 30 cm) giữ tấm dính với mái che bằng kẹp bướm. Sau đ ó bẫy được treo trên tán cây Mai dương cách mặt đất khoảng 1,2 – 1,5 m trong bóng râm, khoảng cách các bẫy khoảng 20 – 30 m. 2.2 PHƯƠNG PHÁP 2.2.1 Thí nghiệm 1: Đánh giá hiệu lực hấp dẫn theo thời gian của mồi Pheromone giới tính tổng hợp đối với thành trùng C. mimosa Mục tiêu: khảo sát thời gian hấp dẫn của mồi pheromone giới tính tổng hợp đối với thành trùng C. mimosa ở điều kiện ngoài đồng. Thời gian: thí nghiệm được bố trí trong 3 tháng từ 20/2/2013 đến 15/5/2013. Địa điểm: khu dân cư Hưng Phú, Quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ, diện tích nhiễm cây Mai dương khoảng 12.000 m2 và khu dân cư Hồng Phát, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ với diện tích nhiễm cây Mai dương khoảng 7.000 m2. Cách tiến hành: thí nghiệm được thực hiện bằng cách đặt 6 bẫy pheromone dạng tấm dính có mái che trên 2 khu vực khảo sát (3 bẫy/khu vực). Mồi pheromone giới tính tổng hợp chứa hợp chất Z3,Z13 -18:OAc (1 mg/túyp) được đặt ở giữa tấm dính. Bẫy pheromone được treo trên tán cây Mai dương, cách mặt đất khoảng 1,2 – 1,5 m. Các bẫy được đặt ở khoảng cách từ 30 – 50 m tại mỗi địa điểm thực hiện thí nghiệm. Sau mỗi tháng đặt thêm 3 bẫy mới trên mỗi khu vực. Bố trí và theo dõi thí nghiệm đến tháng thứ 3 thì ngừng đặt tiếp bẫy mới. 21 Chỉ tiêu ghi nhận: Ghi nhận số lượng thành trùng đực sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa vào bẫy mỗi tuần /lần cho đến khi mồi pheromone không còn hiệu lực hấp dẫn. 2.2.2 Thí nghiệm 2: So sánh hiệu quả hấp dẫn của pheromone giới tính tổng hợp và thành trùng cái đối với thành trùng Carmenta mimosa đực ở điều kiện ngoài đồng Mục tiêu: nhằm đánh giá khả năng hấp dẫn cũng như xác định nồng độ pheromone giới tính có hiệu quả hấp dẫn thành trùng cao nhất ngoài đồng. Cũng như so sánh đánh giá sự hấp dẫn thành trùng đực của thành trùng cái và hợp ch ất pheromone giới tính. Thời gian: thí nghiệm được khảo sát trong 4 tuần, từ ngày 13 /11/2013 đến ngày 11/12/2013. Địa điểm: khu dân cư Hưng Phú, Quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ . Diện tích nhiễm cây Mai dương khoảng 14.000 m 2. Bảng 2.1: Các nghiệm thức được bố trí trong thí nghiệm 2 Nghiệm thức Nồng độ mồi Pheromone (Z3,Z13-18:OAc) A-1 0,1 mg/tuýp A-2 0,3 mg/tuýp A-3 0,5 mg/tuýp A-4 0,7 mg/tuýp A-5 1 mg/tuýp A-6 01 thành trùng cái sống a A-7 10 µl n-hexane Ghi chú: a: thành trùng C. mimosa cái được thay mới từ 3-4 ngày/ lần trong suốt thời gian bố trí thí nghiệm. Cách tiến hành: thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố với 7 nghiệm thức. Trong đó, từ nghiệm thức A-1 đến Ạ-5 là thành phần hợp chất Z3,Z13-18:OAc với dãy nồng độ lần lượt từ 0,1; 0,3; 0,5; 0,7 và 1 mg/tuýp. Nghiệm thức A-6 là 01 thành trùng cái sống được sử dung làm đối chứng dương và nghiệm thức A-7 là tuýp cao su non với 10 µl n-hexane được sử dụng làm đối chứng âm. Các nghiệm thức được bố trí với 3 lần lặp lại tương ứng với 3 bẫy dính có mái che. 22 1,2-1,5 m Hình 2.3 Thành trùng đực vào bẫy và cách đặt bẫy ngoài đồng Chỉ tiêu ghi nhận: số lượng thành trùng đực sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa vào bẫy mỗi tuần một lần, theo dõi trong 4 tuần làm thí nghiệm. 2.2.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát diễn biến mật số quần thể sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa và số vết đục trên thân cây Mai dương bằng bẫy pheromone giới tính tại một số tỉnh bị cây Mai dương xâm nhiễm ở ĐBSCL Mục tiêu: thí nghiệm được thực hiện để khảo sát diễn biến mật số thành trùng sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa vào bẫy và số vết sâu đục trên thân cây Mai dương tại Tp. Cần T hơ, tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp. Thời gian: từ ngày 1/12/2012 đến ngày 11/8/2013. Địa điểm : tại 5 địa điểm được trình bày trong Bảng 2.2 Bảng 2.2 Đia điểm thí nghiệm và diện tích bị cây Mai dương xâm nhiễm Diện tích nhiễm khoảng (m2) STT Khu Vực Địa điểm 1 Cần Thơ 1 Khu dân cư Hồng Phát, đường Nguyễn Văn Cừ nối dài, P. An Khánh,Q. Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ. 7.000 2 Cần Thơ 2 Khu dân cư Phú An, đường Quang Trung, phường Phú Thứ, Q. Cái Răng, Tp. Cần Thơ. 12.000 3 Đồng Tháp 1 Bên trong vườn quốc gia Tràm Chim, thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. 15.000 4 Đồng Tháp 2 Vùng rìa vườn quốc gia Tràm Chim, thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. 12.000 5 Vĩnh Long Khu Công Nghiệp Hòa Phú, quốc lộ 1A, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. 23 9.000 Tiến hành thí nghiệm: thí nghiệm được thực hiện bằng cách đặt 3 bẫy pheromone dạng tấm dính có mái che trên mỗi khu vực quan sát. Mồi pheromone tổng hợp chứa hợp chất Z3,Z13-18:OAc (1 mg/tuýp) được đặt ở giữa tấm dính. Bẫy pheromone được treo trên tán cây Mai dương, cách mặt đất khoảng 1,2 – 1,5 m. Các bẫy được đặt cách nhau khoảng 50 m. Mồi pheromone tổng hợp được thay 4 tuần/lần. Chỉ tiêu thí nghiệm: ghi nhận số lượng thành trùng sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa vào mỗi bẫy/2 tuần trong suốt thời gian thí nghiệm. Đếm ngẫu nhiên số vết bị ấu trùng C. mimosa đục trên 15 cây Mai dương /điểm thí nghiệm theo 5 điểm đường chéo góc (mỗi điểm 3 cây). 2.2.4 Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng chương trình M icrosoft Excel và MSTATC. 24 Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 THỜI GIAN HẤP DẪN CỦA MỒI PHEROMONE GIỚI TÍNH TỔNG HỢP ĐỐI VỚI SÂU ĐỤC THÂN CÂY MAI DƯƠNG Carmenta mimosa Bảng 3.1 Số lượng thành trùng C. mimosa vào bẫy theo thời gian giữa hai đợt đặt bẫy (khu dân cư Hưng Phú 1 và Hồng Phát, Tp. Cần Thơ, 20/02 - 15/05/2013) Nghiệm thức a Bẫy đợt 1 Bẫy đợt 2 Mức ý nghĩa T-test Số lượng TT C. mimosa vào bẫy (thành trùng/tuần) Tuần 5 23 Tuần 1 Tuần 6 12 Tuần 2 Tuần 7 Tuần 8 Tuần 9 Tuần 10 18 4 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 1 Tuần 6 Tuần 11 0 Tuần 7 18 24 29 27 21 29 22 ns ns ns * * * * 0,34 1,35 1,75 2,79 2,59 5,08 2,06 Ghi chú: a: Thời gian đặt bẫy đợt 1 và đợt 2 cách nhau 4 tuần. *: Khác biệt ở mức ý nghĩa 5% ns: Không khác biệt. Từ kết quả Bảng 3.1 cho thấy vào tuần thứ 5, thứ 6 và tuần thứ 7 của bẫy đợt 1 tương đương với tuần thứ 1, thứ 2 và tuần thứ 3 của bẫy đợt 2 thì kết quả kiểm định T – test cho thấy không có sự khác biệt giữa số lượng thành trùng C. mimosa vào bẫy theo thời gian ở cả 2 đợt đặt bẫy. Nhưng kể từ tuần thứ 8 trở đi của đợt bẫy 1 tương đương với tuần thứ 4 trở đi của đợt 2 kết quả kiểm định cho thấy có sự khác biệt giữa số lượng thành trùng vào bẫy đợt 1 và đợt 2 (khác biệt ở mức ý nghĩa 5%). Điều này cho thấy mồi pheromone của bẫy đợt 1 đã giảm dần khả năng hấp dẫn thành trùng sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa. Dựa vào kết quả trên cho thấy khả năng hấp dẫn thành trùng đực của mồi pheromone tổng hợp (1 mg Z3,Z13-18:OAc/tuýp) cho hiệu quả hấp dẫn thành trùng C. mimosa cao trong khoảng 7 tuần sau khi đặt. 25 80 Số lượng TT vào bẫy/tuần 70 Bẫy đợt 1 Bẫy đợt 2 60 50 40 30 ns ns 20 ns 10 * * * * 9 10 11 0 1 2 3 4 5 6 7 8 12 Tuần Hình 3.1 Số lượng thành trùng C. mimosa vào bẫy theo thời gian giữa hai đợt đặt bẫy, từ 20/02/2013 đến 15/05/2013 tại KDC Hưng Phú 1 và Hồng Phát, Tp. Cần Thơ. Ghi chú: Thời gian đặt bẫy đợt 1 và đợt 2 cách nhau 4 tuần. Qua Hình 3.1 cho ta thấy số lượng thành trùng đực C. mimosa vào bẫy theo thời gian tại khu dân cư Hồng Phát và Hưng Phú 1, Tp. Cần Thơ khá biến động. Hiệu lực hấp dẫn thành trùng đực C. mimosa cao nhất vào khoảng 5 tuần đầu sau khi đặt bẫy sau đó giảm dần. Riêng tuần thứ 6 của đợt bẫy 1 số lượng thành trùng C. mimosa vào bẫy giảm và tăng trở lại ở tuần 7 tương ứng với tuần thứ 2 đến tuần thứ 3 của đợt 2, cho thấy việc giảm số lượng thành trùng C. mimosa vào bẫy là do ảnh hưởng của mật số quần thể. Ở đợt 1 đến tuần thứ 7 số lượng thành trùng C. mimosa vẫn còn không khác biệt tuần thứ 3 của đợt 2 chứng tỏ lúc này mồi pheromone của đợt 1 ở tuần thứ 7 vẫn còn có hiệu lực. Sau đó, tuần thứ 8 thì số lượng thành trùng C. mimosa vào bẫy ở đợt một giảm còn tuần thứ 4 của đợt 2 thì vẫn tăng chứng tỏ hiệu lực hấp dẫn của mồi pheromone tổng hợp chỉ hữu hiệu đến tuần thứ 7. Kết quả trên cũng tương ứng với phát biểu của Cork (2004), hiệu lực của pheromone giới tính bộ cánh vảy (Lepidoptera) cho hiệu quả hấp dẫn ít nhất 1 tháng và thường kéo dài khoảng 2 tháng. Các hợp chất pheromone chứa nhóm chức hydroxyl (-OH) bền hơn so với aldehyte (Ald), pheromone có nhóm chức acetate (OAc) phóng thích pheromone chậm hơn so với hydroxyl ( -OH) và nhóm chức ester cũng có cấu trúc bền. 26 3.2 HIỆU LỰC HẤP DẪN THÀNH TRÙNG ĐỰC C. mimosa CỦA MỒI PHEROMONE TỔNG HỢP VÀ THÀNH TRÙNG CÁI SỐNG Bảng 3.2 Số lượng bướm Carmenta mimosa bị hấp dẫn vào bẫy trong thí nghiệm 2. Bố trí tại khu dân cư Hưng Phú, Quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ Z3,Z13-18:OAc (mg/ tuýp) Số lượng bướm Carmeta mimosa (TT/bẫy/tuần) b B-1 0,1 3,4 ± 3,7 cd B-2 0,3 12,7 ± 12,9 abc B-3 0,5 11,0 ± 13,2 abc B-4 0,7 25,1 ± 15,4 a B-5 1,0 18,1 ± 12,9 ab B-6 01 bướm cái chưa bắt cặp a 3,1 ± 1,4 bcd B-7 n- hexane 0,0 ± 0 d NT CV(%) 16 Mức ý nghĩa ** Ghi chú: a: Thành trùng C. mimosa cái được thay mới từ 3-4 ngày/lần trong suốt thời gian bố trí thí nghiệm. b : Giá trị trung bình thành trùng vào bẫy được quy đổi về log(x+10) trước khi xử lý thống kê. Giá trị trong cùng một cột có chữ cái theo sau không khác biệt qua phép thử Duncan. **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% Từ kết quả Bảng 3.2 cho thấy cả 6 nghiệm thức đầu tiên từ B-1 đến B-6 đều cho hiệu quả hấp dẫn thành trùng đực C. mimosa khác biệt so với nghiệm thức B-7 (đối chứng). Các nghiệm thức từ B-2 cho đến B-5 tương ứng với dãy nồng độ từ 0,3 đến 1 mg/tuýp đều cho hiệu quả hấp dẫn cao khác biệt so với 2 nghiệm thức B-1 và B-7, trong đó nghiệm thức B-4 (chứa mồi pheromone giới tính với nồng độ 0,7 mg/tuýp) là cho hiệu quả hấp dẫn cao nhất với số lượng thành trùng vào bẫy khoảng 25,1 ± 15,4 TT/bẫy/tuần. Như vậy, mồi pheromone giới tính tổng hợp ở các mức nồng độ 0,3 – 1 mg/tuýp đều cho hiệu quả hấp dẫn thành trùng C. mimosa cao, trong đó nghiệm thức B-4 (chứa mồi pheromone giới tính với nồng độ 0,7 mg/tuýp) cho hiệu quả hấp dẫn gấp khoảng 8 lần so với nghiệm thức B-6 (01 thành trùng cái chưa bắt cặp). Qua kết quả trên ta có thể ứng dụng hợp chất Z3,Z13-18:OAc (nồng độ 1 mg/tuýp) vào khảo sát diễn biến mật số sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa với thời gian hiệu lực khoảng 7 tuần trong điều kiện ngoài đồng tại ĐBSCL. 27 70 60 50 40 30 20 11/8/13 28/07/1013 14/07/2013 30/06/2013 16/6/2013 2/6/13 19/5/2013 5/5/13 21/4/2013 7/4/13 24/3/2013 10/3/13 24/02/2013 10/2/13 27/01/2013 13/1/2013 30/12/2012 0 16/12/2012. 10 2/12/12 Mật số bướm TT/bẫy/2 tuần 3.3 DIỄN BIẾN MẬT SỐ VÀ TỶ LỆ GÂY HẠI CỦA C. mimosa TẠI TP. CẦN THƠ, VĨNH LONG VÀ Đ ỒNG THÁP 3.3.1 Tổng quan Hình 3.2 diễn biến mật số bướm của sâu đục thân cây Mai dương tại 3 tỉnh Tp Cần Thơ, Vĩnh Long và Đồng Tháp . Vĩnh long; Tp. Cần thơ; Đồng Tháp Quan sát Hình 3.2 cho thấy diễn biến mật số bướm của sâu đục thân Mai dương tại 3 tỉnh Tp Cần Thơ, Vĩnh Long và Đồng Tháp biến động tương đối giống nhau . Thời điểm số lượng thành trùng vào bẫy nhiều nhất là từ đầu tháng 12/2012 đến 13/01/2013 với số lượng thành trùng vào bẫy cao nhất ghi nhận tại Tp Cần Thơ là 57,5 TT/bẫy/2 tuần vào ngày 2/12/2012 sau đó giảm dần đạt thấp nhất tại tỉnh Vĩnh Long vào ngày 28/7/2013 với số lượng là 1,75 TT/bẫy/2 tuần. Suốt quã ng thời gian còn lại chỉ có mật số bướm vào bẫy tại Vĩnh Long là có chút khác biệt khi 2 cao điểm đạt số lượng cao với số lượng thành trùng vào bẫy cao nhất ghi nhận vào ngày 10/3/2013 với số lượng thành trùng vào bẫy đạt 43,25 TT/bẫy/2 tuần và vào ngày 11/8/2013 với lượng thành trùng vào bẫy ở 40 TT/bẫy/2 tuần. Có thể thấy giai đoạn mà thành trùng sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa vào với mật số cao là từ tháng 12/2012 kéo dài đến tháng 3/2013 sau đó giảm dần xuống và giữ ở mức quần thể ổn định mật số thấp và có dấu hiệu tăng trở lại vào đầu tháng 8/2013. Từ năm 1995-1997 trong chương trình hợp tác quốc tế với tổ chức CRISO (Australia) do ACIAR tài trợ (chương trình hợp tác quốc tế với tổ chức CRISO), C. mimosa là một trong 3 tác nhân phòng trừ sinh học để trừ cây Mai dương được nhập nội (Nguyễn Văn Đĩnh và ctv., 2004) và đã đư ợc nhân nuôi, phóng thích bằng cách gắn trứng hoặc thả thành trùng tại 6 địa điểm ở miền Bắc và 4 địa điểm ở miền Nam, sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa đã xác l ập quần thể tại 7/10 địa điểm phóng thích, trong đó có một địa điểm ở miền Nam (Thanh Bình, Đồng Tháp) quần thể sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa không được thiết lập do mưa rửa trôi trứng. Tại các địa điểm quần thể sâu đục thân cây Mai dương thiết lập, quần thể lan rộng 2 km sau hai năm (Nguyễn Văn Cảm và ctv., 2002; Dương Văn Chín, 2009). Kết quả khảo 28 11/8/13 28/07/1013 14/07/2013 30/06/2013 16/6/2013 2/6/13 19/5/2013 5/5/13 21/4/2013 7/4/13 24/3/2013 10/3/13 24/02/2013 10/2/13 27/01/2013 13/1/2013 30/12/2012 16/12/2012 20 18 16 14 12 10 8 6 4 2 0 2/12/12 S ố vết đục/cây sát đã ch ứng tỏ, cho đến nay sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa đã thiết lập quần thể tại thành phố Cần Thơ, Đồng Tháp và Vĩnh Long. Trong đó thành phố Cần Thơ và Vĩnh Long là hai nơi mà C. mimosa không được phóng thích, còn Đồng Tháp là nơi mà C. mimosa đã được phóng thích nhưng sự thiết lập quần thể bị thất bại ở thời điểm phóng thích. Điều này cũng đã cho th ấy pheromone giới tính là một công cụ hữu hiệu cho việc khảo sát sự thiết lập quần thể của các tác nhân phòng trừ sinh học, qua đó có thể đánh giá hiệu quả của các chương trình phòng trừ sinh học. Hình 3.3 số vết đục của sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa tại 3 tỉnh Tp Cần Thơ, Vĩnh Long và Đồng Tháp . Vĩnh Long; Tp. Cần Thơ; Đồng Tháp Hình 3.3 cho thấy tỷ lệ gây hại của sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa tại 3 địa điểm Tp. Cần Thơ, Vĩnh Long và Đồng Tháp biến động mạnh, ở mức thấp ở tháng 12/2012 sau đó tăng dần lên trong các tháng khảo sát tiếp theo. Đầu tháng 12/2012 cho đến đầu tháng 1/2013 tỷ lệ gây hại ở mức thấp trung bình số vết đục tại 3 tỉnh là 2,13 số vết đục/cây vào ngày 16/12/2012. Kể từ tháng 2/2013 đến tháng 8/2013 tỉ lệ gây gây hại của sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa biến động mạnh, tăng cao hơn so với tháng 12/2012 nhưng vẫn giữ tỷ lệ gây hại ở mức khá cao hơn so với giai đoạn tháng 12/2012 đến đầu tháng 1/2013. Trung bình tỷ lệ gây hại đạt cao điểm tại Tp. Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp trong khoảng thời gian từ tháng 2/2013 đến tháng 8/2013 lần lượt là 18,33 số vết đục/cây tại Tp. Cần Thơ; 14,76 số vết đục/cây tại tỉnh Vĩnh Long và 7,7 số vết đục/cây tại tỉnh Đồng Tháp. 29 Lượng mưa(mm) 11/8/2013 28/07/1013 14/07/2013 16/6/2013 0 30/06/2013 0 2/6/2013 20 19/5/2013 5 5/5/2013 40 21/4/2013 60 10 7/4/2013 15 24/3/2013 80 10/3/2013 20 20 10/2/2013 100 24/02/2013 25 27/01/2013 30 13/1/2013 120 30/12/2012 30 16/12/2012 140 Nhi ệt Độ 40 35 2/12/2012 Mật số bướm TT/bẫy/2 tuần 3.3.2 Diễn biến mật số và tỉ lệ gây hại của sâu đục thân C. mimosa tại Tp . Cần Thơ 3.3.2.1 Cần Thơ 1 Hình 3.4 diễn biến mật số của sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa tại Tp . Cần Thơ 1 và số vết đục từ 2/12/2012 – 11/8/2013. Thành trùng/bẫy/2 tuần; Nhiệt độ; mưa; vết đục/cây Lượng Số Qua Hình 3.4 kết quả khảo sát diễn biến mật số tại Thành phố Cần Thơ 1 cho thấy thành trùng sâu đục thân cây Mai dương hiện diện liên tục và diễn biến mật số của quần thể chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi lượng mưa (mm) trong suốt thời gian 8 tháng thí nghiệm và tạo thành cao điểm từ đầu tháng 12/2012 đến cuối tháng 1/2013 và đạt cao điểm vào 13/1/2013 với số lượng thành trùng và o bẫy 22,7 TT/bẫy/2 tuần. Biên độ nhiệt trong thời gian khảo sát dao động không lớn từ 27 - 290C (khoảng 3 độ) nên ta có thể bỏ qua sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến diễn biến mật số quần thể C. mimosa. Ta có thể thấy trong thời gian này là thời điểm cuối mùa mưa đầu mùa khô , lượng mưa rất thấp (lượng mưa trung bình dao động trên dưới 10 mm/2 tuần) nên khá thuận lợi cho sự vũ hóa của sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa. Từ 21/04/2013 số lượng thành trùng vào bẫy tương đối thấp trong khi lượng mưa cao. Điều này là tương đối phù hợp với nghiên cứu của Forno et al. (1991) sự vũ hóa của thành trùng sâu đục thân Mai dương bị trì hoãn bởi thời tiết nếu trời nhiều mây. Trong giai đoạn này, vẫn có lúc mật số thành trùng sâu đục thân cây Mai dương tăng lên có thể là do vào đầu tháng 5 là giai đoạn đầu mùa mưa nên thành trùng sâu đục thân cây Mai dương không bị ảnh hưởng nhiều do l ượng mưa tương đối ít (27,4 mm/ 2 tuần). Vào giữa tháng 7 thành trùng sâu đục thân cây Mai dương tăng lên có thể là do đây là lúc lượng mưa thấp vào giữa 2 đợ t mưa cao điểm nhất mùa (67 mm/ 2 tuần) nên số lượng thành trùng sâu đục thân Mai dương tăng lên nhẹ. Từ 13/01/2013 đến 21/04/2013 số lượng thành trùng vào bẫy thấp thì tương ứng vào giai đoạn này số lượng vết đục tăng cao. Điều này có thể do vòng đời của C. mimosa dài và thời gian ấu trùng sống trong thân cây Mai dương dài 44 - 91 ngày. 30 120 140 100 120 30 20 80 60 60 40 40 11/8/2013 28/07/1013 14/07/2013 30/06/2013 16/6/2013 2/6/2013 19/5/2013 5/5/2013 21/4/2013 7/4/2013 24/3/2013 10/3/2013 24/02/2013 10/2/2013 27/01/2013 0 13/1/2013 0 30/12/2012 20 16/12/2012 20 Lượng mưa(mm) 100 80 2/12/2012 Mật số b ướm TT/bẫy/2 tuần 40 Nhiệt Độ 3.3.2.2 Cần Thơ 2 Hình 3.5 diễn biến mật số của sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa và số vết đục tại Tp. Cần Thơ 2 từ 2/12/2012 – 11/8/2013. Thành trùng/bẫy/2 tuần; Nhiệt độ; Lượng mưa; Số vết đục/cây Dựa vào Hình 3.5 cho thấy kết quả khảo sát diễn biến mật số tại Thành phố Cần Thơ 2 cho thấy thành trùng sâu đục thân cây Mai dương hiện diện liên tục và diễn biến mật số của quần thể chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi lượng mưa (mm) trong suốt thời gian 8 tháng thời gian thí nghiệm. Thành trùng sâu đục thân cây Mai dương đạt cao điểm lớn nhất vào đầu tháng 12/2012 với số lượng 101,3 TT/bẫy/2 tuần. Có thể thấy số lượng thành trùng vào bẫy ở Cần Thơ 2 nhiều hơn rõ rệt so với Cần Thơ 1 có thể là do diện tích bị nhiễm của Cần Thơ 2 nhiều hơn so với Cần Thơ 1 12.000 m2 so với 7.000 m2. Đầu tháng 3/2013 số lượng thành trùng tăng nhẹ lên mức 25,67 TT/bẫy/2 tuần nhưng số lượng đã giảm hơn nhiều so với đầu tháng 12/2012 có thể do đã bắt đầu vào mùa mưa. Giai đoạn còn lại từ tháng 4/2013 cho đến tháng 8/2013 số lượng thành trùng sâu đục thân cây Mai dương vào bẫy tại Cần Thơ 2 biến động khá ổn định tương đối thấp chỉ có 1 lần cao điểm duy nhất là vào tháng 5/2013 với số lượng 35,67 TT/bẫy/2 tuần. Có thể giải thích cho hiện tượng này là do đầu tháng 5 là vào đầu mùa mưa lượng mưa chưa cao (lượng mưa 80 mm) nên có thể số lượng thành trùng sâu đục thân cây Mai dương vũ hóa và vào bẫy có thể cao hơn so với các tháng còn lại. Giai đoạn sau đó vào mùa mưa nên số lượng thành trùng vào bẫy tương đối thấp hơn mùa khô do có lượng mưa khá cao (127,6 mm) khiến cho sự vũ hóa thành trùng của sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa bị ảnh hưởng. 31 Tại khu vực Cần Thơ 2 tỉ lệ gây hại của C. mimosa tương đối ổn định suốt thời gian thí nghiệm, tuy nhiên khi mật số thành trùng vào bẫy cao thì số lượng vết đục thấp. 160 60 140 30 120 20 50 Nhiệt Độ 40 70 40 80 30 60 20 40 11/8/2013 28/07/1013 14/07/2013 30/06/2013 16/6/2013 2/6/2013 19/5/2013 5/5/2013 21/4/2013 7/4/2013 24/3/2013 10/3/2013 24/02/2013 10/2/2013 27/01/2013 13/1/2013 0 30/12/2012 20 0 16/12/2012 10 Lư ợng mưa(mm) 100 2/12/2012 Mật số bướm TT/bẫy/2 tuần tuần 3.3.3 Diễn biến mật số và tỉ lệ gây hại của sâu đục thân Mai dương C. mimosa tại Vĩnh Long Hình 3.6 Diễn biến mật số của sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa và số vết đục tại tỉnh Vĩnh Long từ 2/12/2012 – 11/8/2013. Thành trùng/bẫy/2 tuần; Nhiệt độ; Lượng mưa; Số vết đục/cây. Theo Hình 3.6 kết quả khảo sát diễn biến mật số của sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa tại khu công nghiệp Hòa Phú, quốc lộ 1A, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, cho thấy số lượng thành trùng vào bẫy cao và biến động khá mạnh, tạo thành các cao điểm vào cuối tháng 12 /2012, cuối tháng 3 /2013, và đầu tháng 8/2013 . Với số lượng thành trùng cao nhất vào bẫy đạt 43,25 TT/bẫy/2 tuần và thấp nhất là 1,67 TT/ bẫy/2 tuần. Với biên độ nhiệt dao động từ 26 – 290C (chênh lệch khoảng 40C). Trong giai đoạn từ đầu tháng 12/2012 đến cuối tháng 4/2013 là mùa khô nên thuận lợi cho sự phát triển của thành trùng sâu đục thân cây Mai dương nên số lượng thành trùng vào bẫy tạo thành 2 cao điểm lần lượt là 33,75 TT/bẫy/2 tuần và 43,25 TT/bẫy/2 tuần vào giữa tháng 12/2012 và đầu tháng 3/2013. Ở đợt cả 2 đợt cao điểm có thể thấy số lượng thành trùng đạt cao điểm có thể do không có mưa vì là mùa khô (lượng mưa 0 mm) nên số lượng thành trùng vũ hóa vào bẫy cao hơn khoảng thời gian còn lại. Trong giai đoạn từ đầu tháng 5/2013 đến đầu tháng 8/2013 số lượng thành trùng vào bẫy tương đối thấp do lúc này đã bắt đầu vào mùa mưa nên số lượng thành trùng sâu đục thân Mai dương vũ hóa bị ảnh hưởng khá nhiều. Tuy nhiên , trong giai đoạn này vẫn có 2 thời điểm thành t rùng của sâu đục thân Mai dương vào bẫy cao điểm là 32 giữa tháng 6/2013 ( 19,67 TT/bẫy) do có thể lúc này là thời điểm đầu mùa mưa lượng mưa tương đối ít (48 mm/ 2 tuần) và đợt cao điểm thứ 2 là đầu tháng 8/2013 (40 TT/bẫy) ở thời điểm giữa mùa mưa với lượng m ưa tương đối thấp khá thấp (30 mm/2 tuần) nên số lượng thành trùng sâu đục thân cây Mai dương vũ hóa vào bẫy tăng cao. Tương tự tại Tp Cần Thơ số vết đục cũng tỉ lệ nghịch với số lượng thành trùng C. mimosa vào bẫy. 3.3.4 Diễn biến mật số và tỉ lệ gây hạ i của sâu đục thân Ma i dương C. mimosa tại tỉnh Đồng Tháp 3.3.4.1 Đồng Tháp 1 40 140 50 30 120 20 40 Nhi ệt Độ 160 100 30 80 60 20 40 10 20 11/8/2013 28/07/1013 14/07/2013 30/06/2013 16/6/2013 2/6/2013 19/5/2013 5/5/2013 21/4/2013 7/4/2013 24/3/2013 10/3/2013 24/02/2013 10/2/2013 27/01/2013 13/1/2013 30/12/2012 16/12/2012 0 2/12/2012 0 Lư ợng mưa(mm) M ật số b ướm TT/bẫy/2 tuần 60 Hình 3.7 Diễn biến mật số của sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa và số vết đục tại tỉnh Đồng Tháp 1 từ 2/12/2012 – 11/8/2013. Thành trùng/bẫy/2 tuần; Nhiệt độ; Lượng mưa; Số vết đục/cây Dựa vào Hình 3.7 biểu đồ diễn mật số của sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa tại tỉnh Đồng Tháp ta có thể thấy cũng tương tự như ở 2 khu vực là Tp Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long mật số thành trùng sâu đục thân cây Mai dương vào bẫy biến động liên tục trong suốt thời gian khảo sát và tạo thành 2 giai đoạn rõ rệt về số lượng thành trùng vào bẫy giữa mùa khô và mùa mưa. Từ đầu tháng 12/2012 đến đầu tháng 4/2013 là thời gian lý tưởng để sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa phát triển do là mùa khô thuận lợi cho ấu trùng vũ hóa nên số lượng thành trùng đực vào bẫy tăng khá cao với 2 đợt cao điểm trong thời gian này là giữa tháng 12/2012 và giữa tháng 1/2013. Trong khoảng thời gian này lượng thành trùng vào bẫy đạt mức cao điểm nhất là khoảng 35 TT/bẫy/2 tuần vào giữa tháng 12/2013. Khoảng thời gian từ sau tháng 2/2013 cho đến tháng 4/2013 số lượng thành trùng sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa vào bẫy khá thấp do các cán bộ kiểm lâm tại vườn Quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp tiến hành thực hiện tiêu diệt đốt bớt diện tích bị Mai dương xâm lấn tại nơi đặt bẫy nên số lượng thành 33 160 140 50 40 30 120 20 40 Nhi ệt Độ 60 30 80 60 20 40 10 20 11/8/2013 28/07/1013 14/07/2013 30/06/2013 16/6/2013 2/6/2013 19/5/2013 5/5/2013 21/4/2013 7/4/2013 24/3/2013 10/3/2013 24/02/2013 10/2/2013 27/01/2013 13/1/2013 30/12/2012 0 16/12/2012 0 Lư ợng mưa(mm) 100 2/12/2012 Mật số bướm TT/bẫy/2 tuần trùng vào bẫy thấp (1,7 TT/bẫy) dù vẫn trong thời điểm thuận lợi cho sự phát triển của sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa. Bắt đầu vào mùa mưa từ tháng 5/2013 đến tháng 8/2013 thì lượng thành trùng đực C. mimosa vào bẫy giảm xuống mức thấp và diễn biến ổn định cho đến hết thời gian thí nghiệm dưới 10 TT/bẫy/2 tuần. Vì đây là thời điểm bắt đầu mùa mưa nên có thể là sự vũ hóa của thành trùng sâu đục thân cây Mai dương bị ảnh hưởng và là thời điểm mật số quần thể thấp nhất trong năm. Tại khu vực Đồng Tháp 1 số vết đục tương đối thấp và ổn định trong suốt thời gian thí nghiệm. 3.3.4.2 Đồng Tháp 2 Hình 3.8 Diễn biến mật số của sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa tại tỉnh Đồng Tháp 2 và số vết đục từ 2/12/2012 – 11/8/2013. Thành trùng/bẫy/2 tuần; Nhiệt độ; Lượng mưa; Số vết đục/cây Qua Hình 3.8 cho thấy diễn biến mật số của sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa tại tỉnh Đồng Tháp 2 diễn biến mật số quần thể sâu đục thân cây Mai dương khác với Đồng Tháp 1. Tại khu vực Đồng Tháp 2 số lượng thành trùng vũ hóa và vào bẫy trong giai đoạn mùa khô chỉ có 1 cao điểm duy nhất là vào giữa tháng 12/2012 với số lượng 43,3 TT/bẫy/2 tuần. Số lượng thành trùng vũ hóa và vào bẫy giai đoạn mùa mưa tương đối cao hơn Đồng Tháp 1 số lượng khoảng 20 TT/bẫy/2 tuần và mật số quần thể ở mức thấp nhất 1 TT/bẫy/2 tuần vào giữa tháng 6/2013 giai đoạn cao điểm giữa mùa mưa (lượng mưa 124,5 mm). 34 Bảng 3.3: Số lượng trung bình thành trùng C. mimosa vào bẫy cao tại Tp. Cần Thơ, Vĩnh Long và Đồng Tháp từ 2/12/2012 đến 7/4/2013 Địa điểm Thời điểm mật số TT C. mimosa vào bẫy cao Mật số (TT/bẫy/2 tuần) Trung bình Trung bình từ của giai 12/2012 đến đoạn 8/2013 Cần Thơ 1 (Khu dân cư Hồng Phát, Ninh Kiều, Cần Thơ) 2/12/2012 – 27/1/2013 14,9±6,67 8,11±5,95 Cần Thơ 2 (Khu dân cư Hưng Phú 1, Cái Răng, Cần Thơ) 2/12/2012 – 27/1/2013 57,1±34,08 26±25,91 2/12/2012 – 27/01/2013 26,5±5,98 24/2/2013 – 07/04/2013 31,9±11,8 Đồng Tháp 1 (Trong Tràm Chim, Tam Nông, Đồng Tháp) 2/12/2012 – 27/1/2013 24,27±7,97 10,1±9,76 Đồng Tháp 2 (Ngoài Tràm Chim, Tam Nông, Đồng Tháp) 2/12/2012 – 13/1/2013 24,92±13,34 16,4±9,13 Khu công nghiệp Hòa Phú (Long Hồ, Vĩnh Long) 21,4±11,98 Từ Bảng 3.3 cho thấy thành trùng sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa hiện diện ở tất cả các khu vực bị cây Mai dương xâm nhiễm ở ĐBSCL với mật số cao thấp tùy từng khu vực. Trong đó, số lượng thành trùng C. mimosa vào bẫy tại Cần Thơ 2 cao hơn so với các khu vực còn lại và số thành trùng C. mimosa vào bẫy tại Cần Thơ 1 là thấp nhất. Ngoại trừ tại khu công nghiệp Hòa Phú, tỉnh Vĩnh Long có 2 thời điểm thành trùng vào bẫy với mật số cao thì tại các điểm còn lại thành trùng vào bẫy chỉ có 1 thời điểm cao duy nhất và thường là rơi vào giai đoạn đầu tháng 12/2012 cho đến tháng 1/2013. Mặt khác, kết quả khảo sát cũng cho thấy thành trùng C. mimosa hoạt động nhiều vào nửa cuối mùa mưa và đầu mùa khô, chứng tỏ tại ĐBSCL giai đoạn nửa cuối mùa mưa và đầu mùa khô là thích hợp cho hoạt động của thành trùng C. Mimosa. Như vậy, các giai đoạn này là phù hợp cho việc phóng thích thành trùng C. Mimosa và kết hợp với một số biện pháp sinh học khác để quản lý cây Mai dương xâm nhiễm tại vùng ĐBSCL sẽ cho hiệu quả cao hơn. 35 36 CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 4.1 KẾT LUẬN Mồi pheromone bằng tuýp cao su non có hiệu quả hấp dẫn ngoài đồng khoảng 7 tuần sau đó giảm dần. Mồi pheromone cho hiệu quả hấp dẫn cao nhất trong 5 tuần đầu sau khi đặt bẫy. Hợp chất pheromone giới tính tổng hợp nồng độ 0,7 mg/tuýp cho hiệu quả hấp dẫn ngoài đồng cao nhất đối với thành trùng đực sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa và cao hơn sự hấp dẫn thành trùng đực của thành trùng cái C. mimosa khoảng 8 lần. Sau 8 tháng theo dõi thì quần thể sâu đục thân cây Mai dương C. mimosa ở ĐBSCL vũ hóa tập trung mật số nhiều nhất vào giai đoạn mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. Còn trong giai đoạn mùa mưa sau đó từ tháng 5 cho đến tháng 8 thì mật số quần thể tương đối thấp hơn mùa khô. 4.2 ĐỀ XUẤT Kết quả khảo sát cũng cho thấy thành trùng C. mimosa hoạt động nhiều vào đầu tháng 12 cho đến đầu tháng 4 năm sau. Đây là thời điểm phù hợp cho việc phóng thích thành trùng C. mimosa và kết hợp với một số biện pháp sinh học khác để quản lý cây Mai dương xâm nhiễm tại vùng ĐBSCL sẽ cho hiệu quả cao hơn. 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2011). Quy định tiêu chí xác định các loài ngoại lai xâm hại và ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại. Thông tư số 22/2011/TT-BTNMT, Việt Nam. Châu Nguyễn Quốc Khánh, Trương Thị Mỹ Lộc, Phạm Kim Sơn và Lê Văn Vàng 2009. Khảo sát sự biến động quần thể của bướm sâu vẽ bùa Phyllocnistis citrella Stainton bằng bẫy pheromone giới tính ở Tp. Cần Thơ. Tạp chí Trường Đại học Cần Thơ. (11), 80 – 87. Dương Văn Chín, 2009. Mimosa pigra L. Một loài cỏ dại nguy hiểm xâm lấn đến hệ sinh thái nông nghiệp tại Việt Nam. International Seminar on Management of Major Plant Pests in Argiculture in the Asian and Pacific Region, 10 – 15 November 2008. Taipei, Taiwan. IUCN, 2003. Sinh vật ngoại lai xâm lấn , Hà Nội, Việt Nam. http://www.vacne.org.vn/ (2010). “Cây trinh nữ đầm lầy Mimosa pigra L. loài ngoại lai xâm lấn rất khó phòng trừ, mối đe dọa đa dạng sinh học”. Truy cập ngày 11/11/2013. http://www.skhcn.dongthap.gov.vn/ (2011). “Triển vọng phòng trừ Mai dương ( Mimosa pigra L.) bằng một số loài nấm bệnh ”. Truy cập ngày 11/11/2013. Nguyễn Hồng Sơn, Trần Văn Mùi và Phạm Hữu Khánh, 2007. Nghiên cứu các biện pháp tổng hợp phòng trừ cây Trinh nữ thân gỗ (Mimosa pigra L.) ở Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài độc lập cấp Nhà nước, 87. Nguyễn Thị Lan Thi, Trần Triết và M. Ashley, 2003. Xác định các phương pháp thích hợp quản lý cây Mai dương (Mimosa pigra L.) tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp. Kỷ yếu hội thảo quốc gia về quản lý và phòng ngừa các loài sinh vật lạ xâm lấn , Hà Nội 7 -8/10/2003, 9399. Nguyễn Văn Cảm, Phạm Văn Lầm và Hoàng Công Điền, 1996. Phòng trừ bằng biện pháp sinh học cây trinh nữ thân gỗ. Tuyển tập công trình nghiên cứu biện pháp sinh học phòng trừ dịch hại cây trồng (1990-1995).Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 85 -94. Nguyễn Văn Cảm, Phạm Văn Lầm và Hoàng Công, 1999. Sử dụng sâu đục thân cây trinh nữ để phòng trừ cây trinh nữ thân gỗ. Tạp chí Bảo vệ thực vật , 4: 18-23. Nguyễn Văn Cảm, Phạm Văn Lầm, Hoàng Công Điền, Trần Thị Hường và Nguyễn Thị Hiền, 2002. Sâu đục thân trinh nữ Carmenta mimosa Eichlin and Passoa (Lepidoptera; Sesiidae). Một tác nhân sinh học trong phòng trừ cây trinh nữ thân gỗ. Kỷ yếu hội nghị khoa phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, 56 – 62. Nguyễn Văn Đĩnh, Đỗ Tấn Dũng, Hà Quang Hùng, Phạm Văn Lầm, Phạm Bình Quyền và Ngô Thị Xuyên, 2004, GT Biện pháp Sinh học trong Bảo vệ Thực vật, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 178 trang. Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam, quyển I. Nhà xuất bản trẻ. 819 trang. Phạm Văn Lầm và Phạm Bình Quyền, 2010. Cây trinh nữ đầm lầy (Mimosa pigra L.) loài ngoại lai xâm lấn rất khó phòng trừ, mối đe dọa đa dạng sinh học. Hội thảo khoa học, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam. Phạm Văn Lầm , Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Văn Đúng và Phạm Hữu Khánh, 2003. Bước đầu đánh giá mức độ xâm lấn và nghiên cứu giải pháp trước mắt để phòng chống cây trinh nữ đầm lầy (Mimosa pigra L.) tại Vườn Quốc gia Tràm Chim và Cát Tiên. Kỷ yếu hội thảo quốc gia về quản lý và phòng ngừa các loài sinh vật lạ xâm lấn , NXB Hà Nội, 82-92. Trần Triết, Lê Công Kiệt và Nguyễn Thị Lan Thi, 2003. Sự xâm lấn của cây trinh nữ đầm lầy (Mimosa pigra L.) ở Đ ồng bằng sông Cửu Long. Kỷ yếu hội thảo quốc gia về quản lý và phòng ngừa các loài sinh vật lạ xâm lấn , NXB Hà Nội, 65-74. 37 Tiếng nước ngoài Ando, T., S. Inomata, M. Yamamoto, 2004. Lepidoptera sex pheromone, Topics in current Chemistry, 239, 51 – 96 pp. Burkart, A., 1948. La especies de Mimosa de la flora Argentina, 13. Mimosa pigra L.Darwiniana, 8(1), 88-94. Chopping, C., 2004. Mimosa pigra at Peter Faus Dam Proserpine, Queensland, Australia. Research and Management of Mimosa pigra (ed by M. Julien et al.,). CSIRO Entomology, Canberra, 102-105. Conte, Y. L. and Hefetz A. (2008). Primer Pheromones in Social Hymenoptera. Annual Review of Entomology 53: 523 – 524. Cork, A., 2004. Pheromone Manual. Natural Resources Institute, Chatham Maritime ME4 4TB: UK, 173 – 254. Eichlin, T. D. and S. Passoa, 1983. A new clearwing moth (Sessidae) from central America: A stem borer in Mimosa pigra. Journal of the Lepidopterists’ Society, 37(3): 193 – 206. El – Sayed, A. M., 2012. The pherobase. Internet database, http://www.pherobase.com El – Sayed, A. M., D. M. Suckling, C. H. Wearing and J. A. Byers, 2006. Potential of Mass Trapping for Long – Term Pest Management and Eradication of Invasive Species. Journal of Economic Entomology, 99 (5): 1550 – 1564. Flanagan, G. and M. Julien, 2004. Biological control of Mimosa pigra and its role in 21 st century mimosa management. Research and Management of Mimosa pigra (ed by M. Julien et al.,). CSIRO Entomology, Canberra, 164-167. Forno, I.W., 1992. Biological control of Mimosa pigra: research undertaken and prospects for effective control. A guide to the Management of Mimosa pigra (Harley ed.). CSIRO, Canberra, 38-42. Forno W., I. Miller and B. Napompeth, 1990. Management of Mimosa pigra in South-East Asia and Australia. Abstracts, 3rdInter.Conf.on Plant Prot. in Tropics, March 20-23, Malaysia, 40. Heard, T.A., 2004. The taxonomy of Mimosa pigra L. Research and Management of Mimosa pigra (ed by M. Julien et al.,). CSIRO Entomology, Canberra, 10. Hennecke, B.R., (2004). The prospect of biological control of Mimosa pigra with fungal pathogens in Australia. Research and Management of Mimosa pigra (ed by M. Julien et al.,). CSIRO Entomology, Canberra, 117-121. Julien M.H., 1992. Biological control of weeds, 3rd Edition, 186 pp. Islam, M. A., M. Yamamoto, M. Sugie, H. Naka, J. Tabata, Y. Arita and T. Ando, 2007. Sythesis and Characterization of 2,13 – and 3,13-Octadecadienals for the Identification of the Sex Pheromone Secreted by a Clearwing Moth. Journal of Chemical Ecology, 33: 1763 – 1773. Lonsdale, W.M., 1988. Interpreting seed survivorship curves. Oikos, 52: 361-364. Lonsdale, W.M., 1992. The biology of Mimosa pigra. A guide to the Management of Mimosa pigra (Harley ed.). CSIRO, Canberra, 8-32. Lonsdale, W.M., 1993. Rates of spread of an invading species Mimosa pigra in Northern Australia. Jour. of Ecology 81, 513-521. Lonsdate, W.M. and D.G. Abrecht, 1989. Seedling mortality in Mimosa pigra, an invasive tropical shrub. Jour. of Ecology,77: 371-385. Lonsdale, W.M., K.L.S. Harley and J.D. Gillett, 1988. Seed bank dynamics of Mimosa pigra, an invasive tropical shrub. Jour. of Applied Ecology, 25: 963-976. Lonsdale, W.M., K.L.S. Harley and I.L. Miller, 1985. The biology of Mimosa pigra. Proceed. of the 10th Asian-Pacific Weed Science Society Conf., Chiang Mai Thailand, 484-490. 38 Marambe, B., L. Amarasinghe and K. Silva, 2004. Distribution, biology and management of Mimosa pigra in Sri Lanka. Research and Management of Mimosa pigra (ed by M. Julien et al.,). CSIRO Entomology, Canberra, 85-90. Miller, I.L., 1983. The distribution and threat of Mimosa pigra in Australia. Proceed. of an Inter. Symp. on Mimosa pigra management, Chiang Mai, Thailand, 38-50. Miller, I.L., 2004. Preventation and early intervention in the management of Mimosa pigra.Research and Management of Mimosa pigra (ed by M. Julien et al.,). CSIRO Entomology, Canberra, 80-84. Miller, I.L., W.M. Lonsdale, 1987. Early records of Mimosa pigra in the Northern Territory.Plant Protection Quarterly,2: 140-142. Miller, I.L., L. Nemestothy and S.E. Pickering, 1981. Mimosa pigra in the Northern Territory. Primary Industry and Fisheries, Technical Bulletin,51: 22 pp. Miller, I.L. and S.E. Pickering, 1983. Strategies for the control of Mimosa pigra in Australia.Proceed.of an Inter. Symp. on Mimosa pigra management, Chiang Mai, Thailand, 85-94. Naka, H., M. Mochizuki, K. Nakada, N. D. Do, T. Yamauchi, Y. Arita and T. Ando (2010). Female Sex Pheromone of Glossosphecia romanovi (Lepidoptera: Sesiidae): Identification and Field Attraction. Naka, H., Y. Horie, F. Mochizuki, L. V. Vang, M. Yamamoto, T. Saito, T. Watarai, K. Tsuchida, Y. Arita and T. Ando, 2008. Identification of the sex pheromone secreted by Synanthedon hector (Lepidoptera: Sesiidae). Applied Entomology and Zoology 43(4): 467-474 Pankiw, T., 2004. Cued in: honey bee pheromones as information flow and collective decision – making. Apidologie 35: 217 – 226. Napompeth, B., 1983. Background threat and distribution of Mimosa pigra in Thailand.Proceed.of the Inter. Symp. on Mimosa pigra management, Chiang Mai, Thailand, 15-26. Regnier, F. E. and J. H. Law, (1968), Insect pheromone, Journal of Lipid Research, 9: 541 – 551. Robert, G.L., 1982. Economic returns to investment in control of Mimosa pigra in Thailand.Document No 42-A-82, Inter. Plant Prot. Center, Corvallis. Samouth, C., 2004. Mimosa pigra infestation and the current threat to wetlands and floodplains in Cambodia. Research and Management of Mimosa pigra (ed by M. Julien et al.,). CSIRO Entomology, Canberra, 29-32. Siriworakul, M. and G.C. Schultz, 1992. Physical and mechanical control of Mimosa pigra. A guide to the management of Mimosa pigra (Harley ed.). CSIRO, Canberra, 102-103. Son, N. H., P. V. Lam, N. V. Cam, D. V. T. Thanh, N. V. Dung, L. D. Khanh and I. W. Forno, 2004. Preliminary studies on control of Mimosa pigra in Viet Nam. Paper presented at the 3rd International symposium on the management of Mimosa pigra, Darwin, Australia, 22 – 25 September 2004. Tam, C., 2008. Threat of Mimosa pigra on cultivated land. [In Vietnamese]. www.baoag.com.vn Triet, T. and N. V. Dung, 2001. Finding the best solution for management of giant sensitive plant Mimosa pigra in Tram Chim National Park. pp 21 – 28. Vang, L.V., 2005. Studies on the Pheromones of Lepidopteran Species Distributed in the Japan and Vietnam: Identification, Field Tests, and Application for Plant Protection. Can Tho University. Vang, L. V., C. N. Q. Khanh, H. Shibasaki and T. Ando, 2012. Female sex pheromone secreted by Carmenta mimosa (Lepidoptera: Sesiidae), a biological control agent for an invasive weed in Vietnam, Biosci. Biotechnol. Biochem., 76(11):2153-2155. 39 Walden D., R. Dam and M. Finlayson, (2004). A risk assessment of the tropical wetland weed Mimosa pigra in northern Australia. Research and Management of Mimosa pigra (ed by M. Julien et al.,). CSIRO Entomology, Canberra, 11-21. Wingrave, S., 2004. Herbicides and their application for the control of mimosa in the Northern Territory, Australia. Research and Management of Mimosa pigra (ed by M. Julien et al.,). CSIRO Entomology, Canberra, 96-101. Wanichanantakul, P. and S. Chinawong, 1979. Some aspects of the biology of Mimosa pigra in northern Thailand. Proceed. of the 7th Asian-Pacific Weed Science Society Conf., Sydney, Nov.26-30, 1979. 381-383. Zhang A., T. C. Leskey, J. C. Bergh and J. F. Walgenbach, 2005. Sex pheromone of the dogwood borer, Synanthedon scitula. Journal of Chemical Ecology, 31 (10): 2463 – 2478. 40 PHỤ LỤC A MỘT SỐ HÌNH ẢNH THÍ NGHIỆM 1,2-1,5 m Khu vực thí nghiệm ngoài VQGTC Khoảng cách và vị trí treo bẫy Vết đục của C. mimosa (vết đục mới) Cây Mai dương bị C. mimosa gây hại Vết đục của C. mimosa (vết đục lớn) Ấu trùng C.mimosa trong thân M, pigra 61 Trữ các đoạn thân M, pigra có ấu trùng C. mimosa thu ngoài đồng Ấu trùng C. mimosa Giữ nhộng C. mimosa đến khi vũ hóa Lấy chỉ tiêu Thành trùng C. mimosa bị thu hút vào bẫy 62 PHỤ LUC B CÁC BẢNG PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI B.1 Kiểm định T-test thời gian hấp dẫn của mồi pheromone giới tính ở bẫy đợt 1 và đợt 2 đối với hiệu quả hấp dẫn thành trùng đực C. mimosa ở điều kiện ngoài đồng. Tuần thứ 5 Function: T-TEST SAMPLE ONE: SAMPLE TWO: ------------------Variable 1 : moi Variable 2 : cu Cases 1 through 6 Cases 1 through 6 Mean: 3.8 Mean: 3.0 Variance: 22.2 Variance: 3.6 Standard Deviation: 4.7 Standard Deviation: 1.9 F-TEST FOR THE HYPOTHESIS "VARIANCE 1 = VARIANCE 2" --------------------------------------------------F Value: 6.1574 Numerator degrees of freedom: 5 Denominator degrees of freedom: 5 Probability: 0.0677 Result: Non-Significant F - Accept the Hypothesis T-TEST FOR THE HYPOTHESIS "MEAN 1 = MEAN 2" ------------------------------------------Variance of the difference between the means: 6.0278 Standard Deviation of the difference: 2.4552 t Value: 0.3394 Effective degrees of freedom: 5 Probability of t: 0.7481 Result: Non-Significant t - Accept the Hypothesis Confidence limits for the difference of the means (for alpha=0.05): 0.833 plus or minus 6.311 (-5.478 through 7.145) Tuần thứ 6 Function: T-TEST SAMPLE ONE: SAMPLE TWO: ------------------Variable 1 : moi Variable 2 : cu Cases 1 through 6 Cases 1 through 6 Mean: 2.0 Mean: Variance: 2.4 Variance: Standard Deviation: 1.5 Standard Deviation: F-TEST FOR THE HYPOTHESIS "VARIANCE 1 = VARIANCE 2" --------------------------------------------------F Value: 2.6667 Numerator degrees of freedom: 5 Denominator degrees of freedom: 5 Probability: 0.3055 Result: Non-Significant F - Accept the Hypothesis T-TEST FOR THE HYPOTHESIS "MEAN 1 = MEAN 2" ------------------------------------------Variance of the difference between the means: 2.2000 Standard Deviation of the difference: 1.4832 t Value: -1.3484 Effective degrees of freedom: 5 Probability of t: 0.2354 63 4.0 6.4 2.5 Result: Non-Significant t - Accept the Hypothesis Confidence limits for the difference of the means (for alpha=0.05): 2.000 plus or minus 3.813 (-1.813 through 5.813) Tuần thứ 7 Function: T-TEST SAMPLE ONE: ---------Variable 1 : moi Cases 1 through 6 Mean: 3.0 Variance: 15.6 Standard Deviation: 3.9 SAMPLE TWO: ---------Variable 2 : cu Cases 1 through 6 Mean: Variance: Standard Deviation: 4.8 17.4 4.2 F-TEST FOR THE HYPOTHESIS "VARIANCE 1 = VARIANCE 2" --------------------------------------------------F Value: 1.1132 Numerator degrees of freedom: 5 Denominator degrees of freedom: 5 Probability: 0.9092 Result: Non-Significant F - Accept the Hypothesis T-TEST FOR THE HYPOTHESIS "MEAN 1 = MEAN 2" ------------------------------------------Variance of the difference between the means: Standard Deviation of the difference: t Value: Effective degrees of freedom: Probability of t: 1.0944 1.0462 -1.7524 5 0.1401 Result: Non-Significant t - Accept the Hypothesis Confidence limits for the difference of the means (for alpha=0.05): 1.833 plus or minus 2.689 (-0.856 through 4.523) Tuần thứ 8 Function: T-TEST SAMPLE ONE: ---------Variable 1 : moi Cases 1 through 6 Mean: Variance: Standard Deviation: SAMPLE TWO: ---------Variable 2 : cu Cases 1 through 6 Mean: Variance: Standard Deviation: 0.7 1.5 1.2 F-TEST FOR THE HYPOTHESIS "VARIANCE 1 = VARIANCE 2" --------------------------------------------------F Value: 12.2045 Numerator degrees of freedom: 5 Denominator degrees of freedom: 5 Probability: 0.0158 Result: Significant F - Reject the Hypothesis T-TEST FOR THE HYPOTHESIS "MEAN 1 = MEAN 2" ------------------------------------------Variance of the difference between the means: Standard Deviation of the difference: t' Value: 64 1.8944 1.3764 -2.7851 4.5 17.9 4.2 Effective degrees of freedom: Probability of t': 5 0.0387 Result: Significant t - Reject the Hypothesis Confidence limits for the difference of the means (for alpha=0.05): 3.833 plus or minus 3.538 (0.295 through 7.371) Tuần thứ 9 Function: T-TEST SAMPLE ONE: ---------Variable 1 : moi Cases 1 through 6 Mean: Variance: Standard Deviation: SAMPLE TWO: ---------Variable 2 : cu Cases 1 through 6 Mean: 3.5 Variance: 14.3 Standard Deviation: 3.8 0.3 0.7 0.8 F-TEST FOR THE HYPOTHESIS "VARIANCE 1 = VARIANCE 2" --------------------------------------------------F Value: 21.4500 Numerator degrees of freedom: 5 Denominator degrees of freedom: 5 Probability: 0.0043 Result: Significant F - Reject the Hypothesis T-TEST FOR THE HYPOTHESIS "MEAN 1 = MEAN 2" ------------------------------------------Variance of the difference between the means: Standard Deviation of the difference: t' Value: Effective degrees of freedom: Probability of t': 1.4944 1.2225 -2.5904 5 0.0488 Result: Significant t - Reject the Hypothesis Confidence limits for the difference of the means (for alpha=0.05): 3.167 plus or minus 3.142 (0.024 through 6.309) Tuần thứ 10 Function: T-TEST SAMPLE ONE: ---------Variable 1 : moi Cases 1 through 6 Mean: 0.2 Variance: 0.2 Standard Deviation: 0.4 SAMPLE TWO: ---------Variable 2 : cu Cases 1 through 6 Mean: Variance: Standard Deviation: F-TEST FOR THE HYPOTHESIS "VARIANCE 1 = VARIANCE 2" --------------------------------------------------F Value: 39.4000 Numerator degrees of freedom: 5 Denominator degrees of freedom: 5 Probability: 0.0010 Result: Significant F - Reject the Hypothesis T-TEST FOR THE HYPOTHESIS "MEAN 1 = MEAN 2" ------------------------------------------Variance of the difference between the means: 0.8444 Standard Deviation of the difference: 0.9189 t' Value: -5.0783 Effective degrees of freedom: 5 65 4.8 6.6 2.6 Probability of t': 0.0038 Result: Significant t - Reject the Hypothesis Confidence limits for the difference of the means (for alpha=0.05): 4.667 plus or minus 2.362 (2.304 through 7.029) Tuần thứ 11 Function: T-TEST SAMPLE ONE: ---------Variable 1 : moi Cases 1 through 6 Mean: Variance: Standard Deviation: SAMPLE TWO: ---------Variable 2 : cu Cases 1 through 6 Mean: Variance: Standard Deviation: 0.5 1.5 1.2 3.7 11.9 3.4 F-TEST FOR THE HYPOTHESIS "VARIANCE 1 = VARIANCE 2" --------------------------------------------------F Value: 7.9111 Numerator degrees of freedom: 5 Denominator degrees of freedom: 5 Probability: 0.0404 Result: Significant F - Reject the Hypothesis T-TEST FOR THE HYPOTHESIS "MEAN 1 = MEAN 2" ------------------------------------------Variance of the difference between the means: 2.3611 Standard Deviation of the difference: 1.5366 t' Value: -2.0608 Effective degrees of freedom: 5 Probability of t': 0.0943 Result: Significant t - Accept the Hypothesis Confidence limits for the difference of the means (for alpha=0.05): 3.167 plus or minus 3.950 (-0.783 through 7.117) B.2 Bảng Anova khảo sát hiệu quả hấp dẫn của dãy nồng độ Pheromone giới tính tổng hợp đối với thành trùng sâu đục thân C. mimosa ở điều kiện ngoài đồng. A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E K Degrees of Sum of Mean F Value Source Freedom Squares Square Value Prob ---------------------------------------------------------------------------1 Replication 2 0.525 0.262 4.8075 0.0293 2 Factor A 6 1.614 0.269 4.9292 0.0092 -3 Error 12 0.655 0.055 ---------------------------------------------------------------------------Total 20 2.793 66 ---------------------------------------------------------------------------- Coefficient of Variation: 16.00% s_ for means group 1: 0.0883 Number of Observations: 0.1349 Number of Observations: 7 y s_ for means group 2: 3 y Error Mean Square = 0.05500 Error Degrees of Freedom = 12 No. of observations to calculate a mean = 3 Duncan's Multiple Range Test LSD value = 0.4172 s_ = 0.1354 at alpha = 0.050 x  Original Order Mean Mean Mean Mean Mean Mean Mean 1 2 3 4 5 6 7 = = = = = = = 1.267 1.567 1.507 1.877 1.723 1.280 1.000 CD ABC ABC A AB BCD D Ranked Order Mean Mean Mean Mean Mean Mean Mean  67 4 5 2 3 6 1 7 = = = = = = = 1.877 1.723 1.567 1.507 1.280 1.267 1.000 A AB ABC ABC BCD CD D PHỤ LỤC C SỐ LIỆU THÀNH TRÙNG ĐỰC C. MIMOSA VÀO BẪY VÀ SỐ VẾT ĐỤC C,1 Số thành trùng C. mimosa đực vào bẫy tại khu vực cảng Cái Cui, quận Cái Răng, Tp, Cần Thơ; khu dân cư Hồng Phát, quận Ninh Kiều, Tp, Cần Thơ; khu công nghiệp Hòa Phú, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long; khu vực trong và ngoài vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp từ 2/12/2012 đến 11/08/2013 Địa điểm Số thành trùng/bẫy/2 tuần 2/12/2012 16/12/2013 30/12/2012 13/1/2013 27/1/2013 10/2/2013 24/02/2013 10/3/2013 24/3/2013 Cái Cui 101,3 85,3 30,3 42,7 26,0 11,0 25,7 17,0 10,3 Hồng Phát 13,7 20,0 12,7 22,7 5,7 2,3 3,0 9,7 4,3 Hòa Phú 25,5 33,8 30,3 24,8 18,0 4,3 16,3 43,3 38,3 Trong Tràm Chim 26,3 35,0 14,7 27,0 18,3 7,7 4,0 1,7 1,7 Ngoài Tràm Chim 24,7 43,3 19,7 12,0 8,7 16,3 12,7 15,3 6,3 Địa điểm Số thành trùng/bẫy/2 tuần 7/4/2013 21/4/2013 5/5/2013 19/5/2013 2/6/2013 16/6/2013 30/06/2013 14/07/2013 28/7/1013 Cái Cui 12,0 12,7 35,7 18,0 10,7 6,0 9,7 18,3 4,3 Hồng Phát 1,7 4,3 13,0 6,7 5,0 2,3 7,3 10,0 4,3 Hòa Phú 30,0 12,0 16,3 13,3 15,3 19,7 16,8 8,0 1,8 Trong Tràm Chim 5,3 3,3 7,3 5,3 4,7 2,7 7,0 11,0 2,7 Ngoài Tràm Chim 11,7 20,7 12,3 20,3 10,0 1,0 22,0 21,7 22,7 68 Địa điểm Số thành trùng/bẫy/2 tuần 11/8/2013 Cái Cui 17,3 Hồng Phát 5,3 Hòa Phú 40,0 Trong Tràm Chim 5,3 Ngoài Tràm Chim 9,3 C,2 Số vết đục trên thân cây Mai dương tại khu vực cảng Cái Cui, quận Cái Răng, Tp, Cần Thơ; khu dân cư Hồng Phát, quận Ninh Kiều, Tp, Cần Thơ; khu công nghiệp Hòa Phú, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long; khu vực trong và ngoài vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp từ 12/08/2012 đến 11/08/2013 Địa điểm Trung bình số vết đục của 15 cây Mai Dương/2 tuần 30/12/2012 13/1/2013 27/1/2013 10/2/2013 24/02/2013 2/12/2012 16/12/2013 10/3/2013 24/3/2013 Cái Cui 1,27 1,33 10,47 3,87 6,27 18,73 10,80 5,27 17,67 Hồng Phát 3,53 2,27 6,67 1,93 19,93 18,33 17,00 11,53 12,00 Hòa Phú 3,07 3,53 2,27 10,27 11,53 16,07 5,80 1,67 4,27 Trong Tràm Chim 2,13 1,07 3,07 1,33 4,67 5,87 7,60 9,60 9,53 Ngoài Tràm Chim 1,20 1,07 2,27 5,80 5,40 3,87 5,27 4,87 6,93 69 Địa điểm Trung bình số vết đục của 15 cây Mai Dương/2 tuần 5/5/2013 19/5/2013 2/6/2013 16/6/2013 30/06/2013 7/4/2013 21/4/2013 Cái Cui 16,20 17,60 10,20 8,00 17,13 18,07 Hồng Phát 21,00 13,67 1,07 9,67 14,00 Hòa Phú 12,13 9,73 11,40 7,73 Trong Tràm Chim 5,60 7,53 9,20 Ngoài Tràm Chim 4,40 3,00 4,73 Địa điểm Trung bình số vết đục của 15 cây Mai Dương/2 tuần 11/8/2013 Cái Cui 15,87 Hồng Phát 15,67 Hòa Phú 1,73 Trong Tràm Chim 6,00 Ngoài Tràm Chim 5,47 14/07/2013 28/7/1013 13,27 8,20 19,93 17,33 5,20 7,33 17,00 6,47 3,40 8,67 14,73 16,07 5,20 6,87 9,00 7,53 5,07 9,07 2,67 5,67 6,80 3,67 2,93 1,73 70 71 [...]... mimosa vào bẫy mỗi tuần một lần, theo dõi trong 4 tuần làm thí nghiệm 2.2.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát diễn biến mật số quần thể sâu đục thân cây Mai dương C mimosa và số vết đục trên thân cây Mai dương bằng bẫy pheromone giới tính tại một số tỉnh bị cây Mai dương xâm nhiễm ở ĐBSCL Mục tiêu: thí nghiệm được thực hiện để khảo sát diễn biến mật số thành trùng sâu đục thân cây Mai dương C mimosa vào bẫy và. .. acetate và 2,13-octadecadienyl acetate (Ando, 2013; ElSayed, 2012) Tại Viêt Nam, Vang et al (2012) đã xác định pheromone giới tính của sâu dục thân cây Mai dương tại vùng ĐBSCL là hợp chất Z3,Z13 -18:OAc Trên cơ sở đó, đề tài: Nghiên cứu và ứng dụng pheromone giới tính khảo sát diễn biến mật số quần thể sâu đục thân gây hại trên cây Mai dương, Carmenta mimosa Eichlin và Passoa (Lepidoptera: Sesiidae) ... Long và Đồng Tháp 29 3.4 Biểu đồ biểu diễn mật số của sâu đục thân cây Mai dương C mimosa tại Tp Cần Thơ 1 và số vết đục từ 2/12/2012 – 11/8/2013 30 3.5 Biểu đồ biểu diễn mật số của sâu đục thân cây Mai dương C mimosa và số vết đục tại Tp Cần Thơ 2 từ 2/12/2012 – 11/8/2013 31 3.6 Diễn biến mật số của sâu đục thân cây Mai dương C mimosa và số vết đục tại tỉnh Vĩnh Long từ 2/12/2012 – 11/8/2013 32 3.7 Diễn. .. CỦA MỒI PHEROMONE GIỚI TÍNH TỔNG HỢP ĐỐI VỚI SÂU ĐỤC THÂN CÂY MAI DƯƠNG Carmenta mimosa 25 3.2 HIỆU LỰC HẤP DẪN THÀNH TRÙNG ĐỰC C mimosa CỦA MỒI PHEROMONE GIỚI TÍNH TỔNG HỢP VÀ THÀNH TRÙNG CÁI SỐNG .27 3.3 DIỄN BIẾN MẬT SỐ VÀ TỈ LỆ GÂY HẠI CỦA C mimosa TẠI TP CẦN THƠ, VĨNH LONG VÀ ĐỒNG THÁP 28 3.3.1 Tổng quan 28 3.3.2 Diễn biến mật số và tỉ lệ gây hại của sâu đục thân C mimosa. .. trùng đực sâu đục thân cây Mai dương Carmenta mimosa có chứa khoảng 96% (Z3,Z13–18:OAc) Hợp chất này 15 là thành phần chính của pheromone giới tính của thành trùng họ Sesiidae (Eichlin and Passoa, 1983) 1.3.4 Ứng dụng của pheromone giới tính Việc nghiên cứu và ứng dụng pheromone giới tính đã đư ợc phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới (Ando et al., 2004) Cho đến nay, chỉ tính trên côn trùng... không kiểm soát cây M ai dương trên vùng đất đó  Không thể cách ly với các nơi dày đặc thảm thực vật khác trên bờ sông 11 1.2 SÂU ĐỤC THÂN CÂY MAI DƯƠNG (Carmenta mimosa) 1.2.1 Phân loại Sâu đục thân cây Mai dương Carmenta mimosa thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera), họ Ngài Cánh Trong (Sesiidae) (Eichlin and Passoa, 1983) 1.2.2 Phân bố Theo Eichlin and Passoa (1983) sâu đục thân Carmenta mimosa có nguồn... Tháp và Tp Cần Thơ nhằm đánh giá hiệu lực hấp dẫn của pheromone giới tính và ứng dụng pheromone giới tính trong việc khảo sát diễn biến mật số bướm C mimosa, từ đó làm cơ sở để phòng trừ loài thực vật xâm hại hiệu quả nhất tại vùng ĐBSCL 2 CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 CÂY MAI DƯƠNG (Mimosa pigra L.) 1.1.1 Giới thiệu chung về cây Mai dương Cây Mai dương còn được gọi là Trinh nữ nâu, Trinh nữ thân. .. 3.7 Diễn biến mật số của sâu đục thân cây Mai dương C mimosa và số vết đục tại tỉnh Đồng Tháp 1 từ 2/12/2012 – 11/8/2013 33 3.8 Diễn biến mật số của sâu đục thân cây Mai dương C mimosa tại tỉnh Đồng Tháp 2 và số vết đục từ 2/12/2012 – 11/8/2013 34 2.1 xi 20 20 DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ACIAR Australia Centre for International Argicultural Research BVTV Bảo vệ Thực vật CSIRO Commonwealth Scientific and Industrial... vảy, pheromone giới tính của trên 607 loài và chất hấp dẫn giới tính của trên 1.236 loài đã đư ợc xác định và ghi nhận (Ando, 2009) Trong đó, pheromone giới tính của hơn 20 loài bướm đã đư ợc thương mại hóa dưới hình thức chất quấy rối sự bắt cặp (Ando et al., 2004) 1.3.4.1 Sử dụng làm công cụ khảo sát sự biến động của quần thể Pheromone giới tính của cá thể cái có tác dụng hấp dẫn mạnh mẽ đối với cá thể. .. đực C mimosa vào bẫy và cách đặt bẫy ngoài đồng 23 3.1 Số lượng thành trùng C mimosa vào bẫy theo thời gian giữa hai đợt đặt bẫy, từ 20/02/2013 đến 15/05/2013 tại KDC Hưng Phú 1 và Hồng Phát, Tp Cần Thơ 26 3.2 Biểu đồ diễn biến mật số bướm của sâu đục thân cây Mai dương tại 3 tỉnh Tp Cần Thơ, Vĩnh Long và Đồng Tháp 28 3.3 Biểu đồ diễn biến tỷ lệ gây hại của sâu đục thân cây Mai dương C mimosa tại 3

Ngày đăng: 29/09/2015, 21:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN