Sử dụng làm công cụ phòng trị bằng biện pháp bẫy tập hợp

Một phần của tài liệu nghiên cứu và ứng dụng pheromone giới tính khảo sát diễn biến mật số quần thể sâu đục thân gây hại trên cây mai dương, carmenta mimosa eichlin and passoa (lepidoptera: sesiidae) (Trang 30)

Sửdụng một số lượng lớn bẫy pheromone để thu hút và giết hết bướm đực, trên một vùng không gian cụthể nhằm ngăn chặn sựbắt cặp giữa bướm đực và bướm cái, làm giảm mức độ thiệt hại do sâu gây ra trên vùng không gian đó. Vì thế pheromone giới tínhcó thể ngăn chặn và giữmật sốcôn trùng gây hại ởcấp độthấp dưới ngưỡng kinh tếbằng cách kết hợp với nhiều biện pháp khác nhau (Wakamura

Biện pháp sửdụng pheromone giới tínhlàm bẫy tập hợp đãđược nghiên cứu và áp dụng trên 110 loài côn trùng gây hại, trong đó có 48 loài thuộc Bộcánh vảy, 44 loài thuộc Bộcánh cứng, 10 loài thuộc Bộhai cánh (Diptera) và rất ít các loài thuộc những Bộkhác (El Sayed, 2012).

Việc sửdụng bẫy tập hợp có thểbắt được liên tục thành trùng đực, do đó ngăn chặn được việc giao phối và gia tăng mật sốcủa dịch hại. Ví dụ như sửdụng bẫy tập hợp để diệt trừ thành trùng đực Macroscelesia japona trong vườn cây ăn trái bằng mồi E2,Z13-18:Ald và E2,Z13-18:OH (Islam et al., 2007).

1.3.4.3Quy ri sbt cp

Nhờtín hiệu mùi mà côn trùng tìmđến nhau bắt cặp để sinh sản. Vì vậy khi tín hiệu mùi bị quấy rối thì các cá thể đực không đáp ứng lại được với pheromone giới tính của cá thểcái hoặc ngược lại, có nghĩa là chúng không tìmđược nhau đểbắt cặp đồng nghĩa với việc chúng mất khả năng sinh sản và mật sốquần thểsẽgiảmđi đáng kểqua thếhệ sau. Phương pháp quấy rối sựbắt cặp bằng pheromone giới tính là làm tràn ngập vùng không gian với mùi pheromone của một loài bướm nào đó, nhằm ngăn chặn sựtiếp xúc giữa bướm đực và bướm cái dẫn đến ngăn chặn được sự bắt cặp (Châu Nguyễn Quốc Khánh và Trương ThịMỹLộc, 2008).

Cho đến nay, đã có khoảng 148 loài côn trùng gây hại được quản lý nhờ áp dụng biện pháp quấy rối sự bắt cặp trong đó Bộ cánh vảy chiếm đa số với 127 loài (El Sayed, 2012).

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

Một phần của tài liệu nghiên cứu và ứng dụng pheromone giới tính khảo sát diễn biến mật số quần thể sâu đục thân gây hại trên cây mai dương, carmenta mimosa eichlin and passoa (lepidoptera: sesiidae) (Trang 30)