Trứng sâu đục thân câyMai dương có màu nâu nhạt, dạng trứng ngược, hơi tròn, kích thước 0,47–0,53 x 0,31– 0,35 mm được đẻrải rác thành từng cụm từ1– 5 trứng trên mỗi mắt đốt. Nếu thời tiết nóng, thời gian trứng nởlà từ7–9 ngày; thời tiết lạnh thì từ11 –13 ngày hoặc lâu hơn (Eichlin andPassoa, 1983).
Ấu trùng mới nở có màu kem, đầu màu nâu vàng. Ấu trùng dài khoảng 15 – 18 mm.Ấu trùngmới nở đục vào các mắt đốt ởngọn cây hoặc gốcở phần cuống lá. Sâu đục thân cây và sống bên trong đường đục, đùn phân tại ngay vết đục. Phân đùn ra tùy thuộc vào tuổi củaấu trùng. Có thểcó từ 1 –4ấu trùng trên một cành. Thời gian phát triển củaấu trùngkhoảng từ44 –91 ngày. Ấu trùng sâu đục thân cây Mai dương hóa nhộng ngay bên trong đường đục (Nguyễn VănCảm và ctv, 2002).
Nhộng màu vàng nâu, có chiều dài 10 – 13 mm. Giai đoạn nhộng kéo dài khoảng 18 - 21 ngày, trung bình là 19 ngày. Nhộng cái và nhộng đực được phân biệt dựa vào hang gai ở đốt bụng thứ7; nhộng đực có thêm hàng gai phụ ở đốt bụng thứ 7 và nhộng cái không có. Tỷlệ đực cái là 1:1 (Forno et al., 1991; Nguyễn Văn Cảm, 2002).
Thành trùng sâu đục thân câyMai dương có dạng giống ong vò vẽ, dài khoảng 12–13 mm, màuđen, có những vệt ngang màu sángởbụng. Chiều dài cánh khoảng 17–19mm, cánh trước trong suốt, mép cánh hẹp, lớp phấn có màu nâu đen, hay cam nhạt hoặc màu vàng ở buồng “discal”, cánh sau trong suốt; râu đầu ngắn chỉ bằng phân nửa chiều dài cánh trước. Thành trùng đực khác với thành trùng cái là cuối bụng có 2 vệt ngang màu vàng gần nhau, đốt cuối bụng có một chúm lông, thành trùng cái chỉ có một vệt vàng, đốt cuối bụng nhọn (Eichlin and Passoa, 1983; Nguyễn Văn Cảm, 2002).
Thành trùng thường vũ hóa vào khoảng 7– 9 giờ sáng, sựvũ hóa bị trì hoãn khi trời có nhiều mây và đa số thành trùng sẽ bắt cặp ngay trong ngày đầu vũ hóa. Nhiệt độ thích hợp cho sựbắt cặp là khoảng 27 –290C, trời hanh nắng và gió nhẹ. Thành trùng cái chỉ bắt cặp một lần duy nhất và thời gian bắt cặp khoảng 25 – 50 phút. Một thành trùng cái thường đẻkhoảng 105–157,4 trứng. Thành trùng sâu đục thâncây Mai dương sống khoảng 1– 16 ngày, thường là 8 ngày. Thời gian sống của thành trùng cái lâu hơn thành trùng đực (Nguyễn Văn Cảm, 2002). Tuy nhiên, theo
Forno et al. (1991), thành trùng sống khoảng 5 – 14 ngày, trung bình 10 ngày và thành trùng cáithường sống khoảng 6 ngày, một vài con sống khoảng 12 ngày. Vòng đời sâu đục thân Mai dươngCarmenta mimosa là vào khoảng 69 –131 ngày (trung bình khoảng 98 ngày).
1.3 PHEROMONE GIỚI TÍNH1.3.1 Khái niệm