Đặc trưng của ngành dịch vụ nói chung và kinh doanh nhà hàng trong khách sạn nói riêng đòi hỏi điều quan trọng nhất ở nhân viên phục vụ là thái độ
LỜI MỞ ĐẦU I. Lý do lựa chọn đề tài Đặc trưng của ngành dịch vụ nói chung và kinh doanh nhà hàng trong khách sạn nói riêng đòi hỏi điều quan trọng nhất ở nhân viên phục vụ là thái độ ( Thái độ làm việc, thái độ với con người, thậm chí là thái độ với cuộc sống). Nhân viên có thái độ làm việc tốt thì mới phục vụ khách hàng tốt. Thái độ làm việc và cư xử của nhân viên (với quản lý, với đồng nghiệp, với khách hàng) để lại ấn tượng sâu sắc trong mắt khách hàng. Đó không chỉ là ấn tượng về nhân viên đó mà là ấn tượng về toàn bộ bộ phận nhà hàng nói riêng cũng như khách sạn nói chung. Xây dựng và phát triển môi trường nội bộ trong bộ phận nhà hàng góp phần quan trọng trong chất lượng phục vụ khách hàng và xây dựng thương hiệu khách sạn. Thực tế môi trường nội bộ bộ phận nhà hàng khách sạn Bảo Sơn có những ưu điểm đáng nghi nhận nhưng đồng thời cũng có những hạn chế cẩn khắc phục. II. Nội dung nghiên cứu gồm 3 chương Chương I: Cơ sở lý luận chung về môi trường nội bộ trong kinh doanh khách sạn Chương II: Thực trạng môi trường nội bộ trong kinh doanh khách sạn Chương III: Cơ hội, thách thức và những kiến nghị nhằm duy trì và phát triển môi trường nội bộ trong bộ phận nhà hàng của khách sạn Bảo Sơn. III. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp thu thập dữ liệu: Đối với dữ liệu thứ cấp: Dựa vào các dữ liệu nội bộ của khách sạn, qua mạng Internet, qua sách báo và tạp chí. Đối với dữ liệu sơ cấp: Quan sát tại khách sạn thông qua quá trình thực tập, phỏng vẫn trực tiếp nhân viên và phát phiếu trưng cầu ý kiến. 2. Phương pháp phân tích dữ liệu Dùng phương pháp tập hợp dữ liệu và phân tích qua Excel. 3. Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là môi trường nội bộ trong bộ phận nhà hàng của khách sạn. Trong thời gian thực tập tại khách sạn, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các bộ phận chức năng cũng như các anh chị nhân viên trong khách sạn nói chung và bộ phận nhà hàng nói riêng. Đồng thời em nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Phạm Trương Hoàng. Do có nhiều hạn chế về việc thu thập thông tin cũng như sự hạn chế về kiến thức nên bản báo cáo của em còn nhiều thiếu sót. Em kính mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của thầy cô để bản báo cáo của em có giá trị hơn. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN I. Môi trường nội bộ trong kinh doanh khách sạn 1. Khái niệm Môi trường nội bộ là môi trường của một tổ chức khác với môi trường cộng đồng, nó không đơn thuần là môi trường kinh doanh như ta thường nghĩ. Môi trường nội bộ cũng không phải chỉ thể hiện qua những khẩu hiệu của ban lãnh đạo được treo trước cổng, trên hành lang hay trong phòng họp. Đó chỉ là ý muốn, ý tưởng. Những gì chúng ta mong muốn có thể rất khác với những giá trị, niềm tin, chuẩn mực được thể hiện trong thực tế và trong các hành vi mỗi thành viên doanh nghiệp. “Doanh nghiệp của chúng ta thực sự là gì?” khác với “Chúng ta muốn doanh nghiệp mình như thế nào?” Hiện có rất nhiều định nghĩa khác nhau về môi trường nội bộ. Cần hiểu môi trường nội bộ là những giá trị, thái độ và hành vi giao tiếp được đa số thành viên của một nhóm người cùng chia sẻ và phân định nhóm này với nhóm khác. Không thể đánh giá môi trường nội bộ này là vượt trội hơn môi trường nội bộ kia, không thể có môi trường nội bộ đúng, sai; đẹp hay xấu. Riêng với môi trường nội bộ, dù tồn tại cùng lúc với sự ra đời của doanh nghiệp, nhưng cũng chỉ mới được quan tâm thời gian gần đây. Nhiều người bắt đầu cho rằng sự vượt trội của doanh nghiệp nằm ở sự hoà đồng của mọi thành viên trong suy nghĩ, hành động vì những mục tiêu được mọi người cùng chia sẻ. Giá trị môi trường nội bộ tuy được mọi thành viên chia sẻ (nếu không chia sẻ ắt phải chịu cảnh bị bỏ ngoài rìa hay bị loại bỏ khỏi tổ chức) nhưng chưa chắc là do tự nguyện. Giá trị này có thể chỉ được tôn trọng trong giờ làm việc còn đến khi thành viên ra khỏi môi trường doanh nghiệp về với gia đình hay bạn bè, họ sẽ tự động quay về với những giá trị có khi ngược hẳn giá trị kia. Môi trường nội bộ dù có cố ý xây dựng hay không vẫn tồn tại ở doanh nghiệp. Một công ty có ông giám đốc mang tính gia trưởng thích điều hành công việc như một ông bố, nhân viên là con cái thì môi trường nội bộ ở công ty ấy là môi trường gia trưởng. Ở một công ty khác, nếu nhân viên hiểu rằng phải cạnh tranh nhau thật quyết liệt để giành khách hàng, đạt doanh thu cao nhất lập tức đã hình thành một dạng môi trường cạnh tranh. Người ta nghiên cứu thấy môi trường nội bộ thường xoay quanh các trục: - Hướng đến kết quả hay hướng đến quy trình; - Chú trọng đến nhân viên hay chú trọng đến công việc; - Hệ thống mở hay hệ thống khép kín; - Môi trường thoải mái hay môi trường chuyên nghiệp… Những người chủ có năng khiếu quản lý một hôm bỗng nhận ra rằng để đạt được mục tiêu mình đặt ra, cần khuyến khích một số cách ứng xử và ngăn cản một số hành vi khác. Chẳng hạn, để chạy việc phải làm sao giữ nhân viên lại dù đã hết giờ để làm cho xong. Nếu viết thành quy tắc bắt buộc chưa chắc đã đạt hiệu ứng mong muốn chưa kể có thể rách việc với cơ quan quản lý lao động. Thế là giá trị của môi trường nội bộ phát huy tác dụng, sao cho mọi người ở công ty này tự nguyện làm theo tinh thần “hết việc chứ không hết giờ” một cách vui vẻ, hãnh diện. Nghệ thuật quản lý là ở chỗ làm sao biến những điều có lợi cho sự nghiệp phát triển doanh nghiệp thành giá trị được chia sẻ cho mọi thành viên. Như vậy, xây dựng môi trường nội bộ với ý đồ tốt, người chủ doanh nghiệp phải làm sao xây dựng những giá trị hài hoà được lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của đa số thành viên – biến chúng thành giá trị được thật sự chia sẻ chứ không phải là giá trị áp đặt. Đến đây chắc chúng ta đã thấy những tầng lớp biểu hiện của môi trường nội bộ – từ cách bài trí, đồng phục đến nề nếp ứng xử, hành vi giao tiếp, từ các biểu tượng đến “triết lý kinh doanh” suy cho cùng chỉ là vấn đề kỹ thuật thể hiện nghệ thuật quản lý đã nói ở trên. Một nhà quản lý giỏi không chỉ biết xây dựng chiến lược phát triển mà còn xây dựng được môi trường nội bộ phục vụ cho chiến lược đó và chiếm được niềm tin của nhân viên cùng hướng về mục tiêu chung. 2. Đặc điểm môi trường nội bộ Ta có thể đưa ra khái niệm: Môi trường nội bộ là hệ thống niềm tin, giá trị và chuẩn mực giải quyết vấn đề được xây dựng trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp, và được thể hiện trong các hình thái vật chất và hành vi của các thành viên. Môi trường nội bộ được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, từ dễ nhận biết đến qua cái nhìn đầu tiên đến tiềm thức sâu của tập thể mà sống cùng một thời gian dài ta mới hình dung ra được. Có hai cách nhận biết về môi trường nội bộ: một cách xem doanh nghiệp như một thực thể và mô tả cái nó là, cách thứ 2, nó hoạt động như thế nào, phong cách làm việc, ứng xử… 2.1. Môi trường nội bộ như thực thể 2.1.1. Phần nổi có thể nhìn thấy: Thực thể hữu hình như những đồ vật: báo cáo, sản phẩm, bàn ghế, phim . hoặc công nghệ: máy móc, thiết bị, nhà xưởng . hoặc ngôn ngữ: truyện cười, truyền thuyết, khẩu hiệu . hoặc các chuẩn mực hành vi: nghi thức, lễ nghi, liên hoan . hoặc các nguyên tắc, hệ thống, thủ tục, chương trình . 2.1.2. Các giá trị được thể hiện: Giá trị là thước đo các hành xử, xác định những gì mình nghĩ là phải làm, nó xác định những gì mình cho là đúng hay sai. Ví dụ, có doanh nghiệp cho tính sáng tạo là giá trị cao nhất, có doanh nghiệp lại cho tình yêu thương là quan trọng hơn cả… Giá trị được phân chia làm 2 loại. Loại thứ nhất là các giá trị đã tồn tại trong doanh nghiệp hình thành theo lịch sử, có thể do rèn luyện có chủ đích, có thể hình thành tự phát. Loại thứ hai là các giá trị mới mà lãnh đạo mong muốn doanh nghiệp mình có để đáp ứng với tình hình mới và phải xây dựng từng bước trong thời gian dài. 2.2.Các ngầm định nền tảng: Đó là các niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và xúc cảm đã ăn sâu trong tiềm thức mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. Các ngầm định nền tảng này được coi là đương nhiên là nền tảng cho các giá trị và hành động của mỗi thành viên. Ví dụ ngầm định nền tảng của công ty là tình yêu thương. Như vậy những giá trị, đặc biệt là ngầm định nền tảng là khó thấy nhưng nó lại là nền tảng cho mỗi hành động. 3. Những yếu tố ảnh hưởng tới môi trường nội bộ 3.1. Phong cách ứng xử hàng ngày: Đó là cách các thành viên ứng xử hàng ngày. Phong cách có thể niềm nở hay nghiêm túc, vui đùa xuề xòa hay công thức, trang trọng, giữ khoảng cách hay thân mật, ăn nói thoải mái có phần bỗ bã hay hình thức hàn lâm…. 3.2. Phương pháp truyền thông: Thông tin ý kiến được truyền đạt như thế nào, qua thư điện tử e-mail, hay trực tiếp, thông tin hai chiều hay chỉ một chiều. Các thông tin nội bộ được phổ biến rộng rãi hay đèn nhà ai nhà nấy tỏ. Phân cấp khắt khe hay ai cần cũng có thể được cung cấp… 3.3. Phương pháp ra quyết định: Ra quyết định tập thể cùng bàn bạc tập trung dân chủ hay độc đoán; Có các công cụ hỗ trợ bài bản hay ngẫu hứng; dám làm dám chịu hay né tránh trách nhiệm, đùn đẩy… 3.4. Phong cách làm việc: Làm việc vì đam mê, yêu thích hay vì đồng tiền, bát gạo. Làm cho xong chuyện tránh sai lầm hay tìm kiếm sự tuyệt hảo, đam mê sáng tạo, chấp nhận rủi ro; làm việc là sống có ích nhất hay chỉ chăm chăm nhìn đồng hồ chờ giờ nghỉ… Làm việc với tinh thần đồng đội cao, hay là ganh đua, đố kị… Điều quan trọng ảnh hưởng nhất đến thành quả của doanh nghiệp, quyết định sự trường tồn, phát triển đó là thái độ và phong cách làm việc. Tuy vậy, nhiều người khi nói đến chỉ chú trọng đến cách ứng xử, đến bề nổi, quan hệ bên ngoài. 4. Văn hoá doanh nghiệp và mối quan hệ với môi trường nội bộ Văn hoá doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết nhưng cũng không ít khó khăn. a. Hiểu thế nào về văn hoá doanh nghiệp? Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá. Theo E.Heriôt thì “Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi - cái đó là văn hoá”. Còn UNESCO lại có một định nghĩa khác về văn hoá: “Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”. Vậy văn hoá doanh nghiệp là gì? Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích. Cũng như văn hoá nói chung, văn hoá doanh nghiệp có những đặc trưng cụ thể riêng biệt. Trước hết, văn hoá doanh nghiệp là sản phẩm của những người cùng làm trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó. Văn hoá doanh nghiệp còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp. b. Ảnh hưởng của văn hoá doanh nghiệp tới môi trường nội bộ Nhìn nhận một cách tổng quát, chúng ta thấy văn hoá trong các cơ quan và doanh nghiệp ở nước ta còn có những hạn chế nhất định: Đó là một nền văn hoá được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp và phức tạp do những yếu tố khác ảnh hưởng tới; môi trường làm việc có nhiều bất cập dẫn tới có cái nhìn ngắn hạn; chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác, làm việc chưa có tính chuyên nghiệp; còn bị ảnh hưởng bởi các khuynh hướng cực đoan của nền kinh tế bao cấp; chưa có sự giao thoa giữa các quan điểm đào tạo cán bộ quản lý do nguồn gốc đào tạo; chưa có cơ chế dùng người, có sự bất cập trong giáo dục đào tạo nên chất lượng chưa cao. Mặt khác văn hoá doanh nghiệp còn bị những yếu tố khác ảnh hưởng tới như: Nền sản xuất nông nghiệp nghèo nàn và ảnh hưởng của tàn dư đế quốc, phong kiến. Văn hoá doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển môi trường nội bộ của mỗi doanh nghiệp, bởi bất kỳ một môi trường nội bộ nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói chung được gọi là tri thức thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại được. Trong khuynh hướng xã hội ngày nay thì các nguồn lực của một môi trường nội bộ doanh nghiệp là con người mà văn hoá doanh nghiệp là cái liên kết và nhân lên nhiều lần các giá trị của từng nguồn lực riêng lẻ. Do vậy, có thể khẳng định văn hoá doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Văn hoá của doanh nghiệp được thể hiện ở phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo và tác phong làm việc của nhân viên. Đối tác khi quan hệ thì ngoài việc quan tâm tới lợi nhuận của công ty họ còn đánh giá doanh nghiệp qua văn hoá của doanh nghiệp đó. Sự thành công của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là ở các nước Châu Á thường được dựa trên mối quan hệ cá nhân của người lãnh đạo, còn các nước Tây Âu thì thành công của doanh nghiệp lại được dựa trên các yếu tố như khả năng quản lý các nguồn lực, năng suất làm việc, tính năng động của nhân viên… Ngoài những yếu tố chủ quan, để xây dựng văn hoá doanh nghiệp còn phải chú trọng tới những yếu tố khách quan. Đó là việc tạo lập thị trường, lợi ích của người tiêu dùng, được thể hiện qua “Các nguyên tắc chỉ đạo để bảo vệ người tiêu dùng”, là quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. 5. Những nguyên tắc cơ bản khi xây dựng môi trường nội bộ Hình thành và phát huy môi trường nội bộ trước hết là phải dựa vào con người. Đó là vì phát triển nguồn nhân lực không chỉ tăng vốn, tăng lợi nhuận, tăng thu nhập cho người lao động mà còn phải tạo ra môi trường nội bộ tiến bộ cũng là tạo ra sức mạnh tổng thể cổ vũ người lao động trong doanh nghiệp lao động sáng tạo với niềm tin, một lý tưởng cao đẹp. Môi trường nội bộ bao gồm trong nó là lý tưởng và các nguyên tắc chi phối hành động của doanh nghiệp cũng như của mỗi thành viên là hệ giá trị tạo nên nguồn lực cho sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp, do vậy, càng cần thiết phát huy nhân tố con người trong doanh nghiệp. Môi trường nội bộ của từng bộ phận trong doanh nghiệp có những nét chung của môi trường doanh nghiệp và những nét riêng của bộ phận đó. Có thể nói môi trường nội bộ là cái nhãn hiệu, cái “mác” vinh quang của doanh nghiệp, niềm tự hào của doanh nghiệp được công nhận và nhân viên của doanh nghiệp lưu truyền và bồi đắp cùng với sự tồn tại của doanh nghiệp theo thời gian và từng giai đoạn phát triển. Môi trường nội bộ không thể hình thành một cách tự phát mà phải được hình thành thông qua nhiều hoạt động của bản thân mỗi doanh nghiệp, mỗi doanh nhân, của nhà nước và các tổ chức xã hội. Thực tiễn cho thấy hệ thống thể chế, đặc biệt là thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế hành chính, thể chế văn hoá tác động rất sâu sắc đến việc hình thành và hoàn thiện môi trường nội bộ của doanh nghiệp. 5.1. Mô hình xây dựng môi trường nội bộ Để thấu hiểu từng bước xây dựng môi trường nội bộ thì ta cùng xem xét mô hình dưới đây. Bên phải mô hình là môi trường nội bộ doanh nghiệp dưới dạng quan sát “thấy” được. Còn bên trái là các “hành vi” để môi trường doanh nghiệp thể hiện ra ngoài. Bây giờ ta cùng xem xét từng mối quan hệ và cách thức đưa một giá trị mong muốn vào thực tế. [...]... viên của khách sạn chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của khách sạn Vì vậy, xây dựng môi trường nội bộ trong mỗi doanh nghiệp khách sạn làm sao để nhân viên thấy được môi trường làm việc của khách sạn cũng chính là môi trường sống của họ là điều mà các khách sạn rất nên quan tâm CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ TRONG BỘ PHẬN NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN BẢO SƠN I Tổng quan về khách sạn Bảo Sơn 1... công môi trường nội bộ trong doanh nghiệp mình II Sự cần thiết của việc xây dựng và duy trì môi trường nội bộ đối với khách sạn nói chung và đối với kinh doanh nhà hàng trong khách sạn nói riêng 1 Khái niệm về kinh doanh khách sạn 1.1 Khái niệm kinh doanh khách sạn Trong nghiên cứu bản chất của kinh doanh khách sạn, việc hiểu rõ nội dung của kinh doanh khách sạn là cần thiết và quan trọng Hiểu rõ nội. .. mình, mỗi doanh nghiệp khách sạn cần xây dựng cho mình một môi trường nội bộ riêng biệt Môi trường nội bộ chính là tài sản vô hình của mỗi khách sạn Trong nền kinh tế thị trường, việc xây dựng môi trường nội bộ ngày càng trở nên cần thiết và gặp không ít khó khăn Đây chính là sức mạnh cạnh tranh của khách sạn trong tương lai Bất kỳ một khách sạn nào nếu thiếu đi yếu tố môi trường nội bộ bền vững lành mạnh... nghệ thuật triển lãm, Như vậy, kinh doanh khách sạn đóng góp tích cực cho sự phát triển, giao lưu giữa các quốc gia và các dân tộc trên thế giới trong nhiều phương diện khác nhau 4.Vai trò của môi trường nội bộ trong kinh doanh khách sạn tại bộ phận nhà hàng Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, duy trì và giữ gìn môi trường nội bộ có ảnh hưởng không nhỏ đến thành công của kinh doanh khách sạn Do đó,... khách sạn (thường tính trong một tháng, một quý, một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh) Đồng thời thông qua nghiên cứu khách của khách sạn sẽ giúp cho doanh nghiệp khách sạn trả lời được các câu hỏi: - Ai là khách hàng mục tiêu của khách sạn? Đặc điểm trong hành vi tiêu dùng của họ là gì? - Động cơ tiêu dùng sản phẩm của khách sạn của họ là gì? - Sảm phẩm của khách sạn đã đăp ứng nhu cầu đòi hỏi của khách. .. dựng môi trường nội bộ Có thể doanh nghiệp mà ta mong muốn xây dựng hoàn khác biệt so với doanh nghiệp hiện mình đang có 4 Đánh giá môi trường nội bộ hiện tại và xác định những yếu tố nào cần thay đổi Sự thay đổi hay xây dựng môi trường nội bộ thường bắt đầu bằng việc đánh giá xem môi trường nội bộ hiện tại như thế nào và kết hợp với chiến lược phát triển doanh nghiệp Đánh giá môi trường nội bộ là... thưởng thức một bữa ăn trưa, tổ chức một tiệc cưới, ) Như vậy khách của khách sạn là người tiêu dùng sản phẩm của khách sạn không giới hạn bửi mụ đích, thời gian, và không gian tiêu dùng Vậy khách du lịch chỉ là một đoạn thị trường của khách sạn mà thôi, song đây lại là thị trường chính yếu, quan trọng nhất của khách sạn Có nhiều tiêu thức để phân loại khách của khách sạn Có thể nêu ra các tiêu thức. .. giám đốc Nguyễn Trường Sơn cùng đội ngũ 240 nhân viên chuyên nghiệp Khách sạn Quốc tế Bảo Sơn nằm ở vị trí trung tâm của thành phố Hà Nội, trong khu vực ngoại giao và tài chính gần các Bộ, cơ quan Chính phủ, và các Đại sứ quán và các tuyến du lịch chính, các khu vực giải trí và mua sắm Khách sạn quốc tế Bảo Sơn Hà Nội là khách sạn Quốc tế 4 sao với tổng số phòng là 94 phòng với nội thất gỗ và các dịch... cả ngày có cả dịch vụ nhà hàng 4 Nhà hàng ăn Á " Thuỷ Tinh Cung" - Nhà hàng Trung Quôc 5 Sảnh chờ 6 Câu lạc bộ Casino Versace 7 Phòng chờ và tiện nghi phục vụ hội thảo, hội nghị và tiệc lớn 8 Bể bơi trong nhà 9 Trung tâm thể thao 10.Gian hàng lưu niệm *** 2.1 Bộ phận lễ tân: Là trung tâm thông tin của khách sạn Nơi tiếp nhận tất cả những yêu cầu của khách và chuyển tới các bộ phận liên quan Nơi cung... kinh doanh khách sạn Vấn đề đặt ra cho các khách sạn là phải nghiên cứu kỹ các quy luật và sự tác động của chúng đến khách sạn, tự đó chủ động tìm kiếm các biện pháp hữu hiệu để khắc phục những tác động bất lợi của chúng và phát huy những tác động có lợi nhằm phát triển hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả Với những đặc điểm trên của kinh doanh khách sạn, việc tạo ra một sản phẩm của khách sạn có chất