1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

85 498 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 702,5 KB

Nội dung

Đánh giá thực trạng tình hình thực thi chính sách phát triển KVKTTN những năm vừa qua trên địa bàn tỉnh Hưng Yên: những kết quả đạt được và tồn tại những hạn chế. Đề xuất đưa ra phương hướng hoàn thiện chính sách phát triển KVKTTN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU

Chương I: KTTN và sự cần thiết phải hỗ trợ KVKTTN 1

1.1.KTTN và vai trò của KTTN trong quá trình phát triển kinh tế 1

1.1.1.Khái niệm về KTTN 1

1.1.2 Đặc trưng của KTTN 5

1.1.3 Đặc điểm của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam 7

1.1.4 Quá trình hình thành và các giai đoạn phát triển của KTTN Việt Nam 9

1.1.4.1.Giai đoạn 1986-1999 9

1.1.4.2 Giai đoạn 2000-2005 10

1.1.4.3 Giai đoạn 2006- 2008 10

1.1.5 Vai trò của KTTN trong nền kinh tế 10

1.1.5.1 Huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất kinh doanh 10

1.1.5.2 Đóng góp vào tăng trưởng GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH 11

1.1.5.3 Đóng góp vào xuất khẩu và tăng thu NSNN 11

1.1.5.4 Tạo việc làm cho người lao động và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội 12

1.1.6 Một số hạn chế của KVKTTN 13

1.2 Sự cần thiết phải có các chính sách hỗ trợ phát triển KTTN 16

1.2.1 Đảm bảo KVKTTN vận hành trơn tru và hoạt động có hiệu quả 16

1.2.2 Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế 17

1.3 Kinh nghiệm của một số địa phương lân cận về chính sách hỗ trợ phát triển 18

1.3.1.Kinh nghiệm của một số địa phương 18

1.3.1.1.Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội trong thực thi chính sách hỗ trợ phát triển KVKTTN 18

1.3.1.2 Kinh nghiệm của Hải Dương trong thực thi chính sách hỗ trợ phát triển KVKTTN 20

1.3.1.3 Kinh nghiệm của Phú Thọ trong thực thi chính sách hỗ trợ phát triển KVKTTN 21

1.3.2.Bài học kinh nghiệm cho HY 22

Chương II: Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển KTTN trên địa bàn tỉnh HY 24

2.1 Thực trạng phát triển KVKTTN 24

2.1.1 Thực trạng phát triển về lượng 24

Trang 2

2.1.2 Sự thay đổi về chất 28

2.2 Các chủ trương, chính sách hỗ trợ KTTN hiện hành của Nhà nước 31

2.2.1 CS vốn, tín dụng 34

2.2.1.1 CS lãi suất 34

2.2.1.2 CS bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng 35

2.2.1.3 CS bảo lãnh tín dụng 35

2.2.2 Chính sách khuyến khích đầu tư 35

2.2.3 CS lao động và đào tạo nguồn nhân lực 38

2.3 Qúa trình thực hiện CS trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 38

2.4 Đánh giá quá trình thực thi chính sách 40

2.4.1 Kết quả đạt được ( tác động tích cực) 40

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 49

Chương III Phương hướng hoàn thiện CS phát triển KVKTTN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 54

3.1 Quan điểm và phương hướng phát triển KTTN của VN 54

3.1.1 Quan điểm phát triển KVKTTN của Đảng và Nhà nước 54

3.1.1.1 Quán triệt quan điểm: tạo sự bình đẳng thực sự 54

3.1.1.2 Quan điểm phát triển kinh tế tư nhân trong Báo cáo chính trị Đại hội Đảng X 54

3.1.2 Phương hướng phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian tới 55

3.2 Mục tiên phát triển KTTN của HY trong thời gian tới 57

3.2.1 Mục tiêu phát triển KVKTTN giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2015 57

3.2.1.1 Mục tiêu tổng quát 57

3.2.1.2 Mục tiêu cụ thể 57

3.2.2 Phương hướng phát triển DN thuộc KTTN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 59

3.2 Phương hướng hoàn thiện các CS hỗ trợ phát triển 60

3.2.1 CS vốn, tín dụng 60

3.2.2 CS đất đai 67

3.2.3 CS lao động 70

3.2.4 CS thuế 73

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Danh mục bảng:

Bảng 1.1: Hình thức vay vốn kinh doanh 13

Bảng 1.2 Dư nợ cho vay KVKTTN của các Ngân hàng thương mại Nhà nước trên địa bàn thành phố 19

Bảng 2.1: Số DN thuộc KVKTTN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh tại 25

thời điểm 31/12 hàng năm 25

Bảng 2.2: Sự phân bố DN đang hoạt động năm 2008 phân theo huyện, thị xã 26

Bảng 2.3: Số lao động trong các DN đang hoạt động tại thời điểm 31/12 phân theo loại hình doanh nghiệp 27

Bảng 2.4: GDP trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo thành phần kinh tế 28

Bảng 2.5: Cơ cấu ngành của các DN trong khu vực KTTN qua các năm 28

Bảng 2.6 Gía trị TSCĐ của các DN đang hoạt động tại thời điểm 31/12 29

phân theo loại hình DN 29

Bảng 2.7: Doanh thu thuần sản xuât kinh doanh của các DN đang hoạt động tại thời điểm 31/12 theo loại hình doanh nghiệp 30

Bảng 2.8: Lỗ/lãi của các DN đang hoạt động tại thời điểm 31/12 phân theo 30

loại hình DN 30

Bảng 2.9: Kết quả hoạt động tín dụng trên địa bàn tỉnh trong những năm 41

gần đây 41

Bảng 2.10 Tình hình tổng dư nợ của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng 42

Bảng 2.11 Thực hiện trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNVVN 6 tháng đầu năm 2007 44

Bảng 2.12 Kế hoạch trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNVVN năm 2008 44

Bảng 2.13 Tình hình giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh HY giai đoạn 45

2003-2008 45

Bảng 2.14 Tình hình thực thi chính sách đất đai trên địa bàn tỉnh HY 48

Bảng 3.1 Biểu ước tính các doanh nghiệp tăng thêm giai đoạn 2006-2010 58

Bảng 3.2 Biểu ước tính số DN được nhận hỗ trợ tín dụng thương mại 59

Danh mục biểu đồ: Biểu đồ 2.1 Tăng trưởng doanh nghiệp thuộc KVKTTN trên địa bàn tỉnh HY giai đoạn 2001-2008 25

Biểu đồ 2.2: Sự gia tăng về GTTS của các DN giai đoạn 2003-2008 29

Biểu đồ 2.3: Lược đồ tóm tắt quy trình tiếp cận vốn vay, đáng giá và thẩm của các ngân hàng thương mại Nhà nước 50

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.

KVKTTN: khu vực kinh tế tư nhân

CNH – HĐH: công nghiệp hoá hiện đại hoá

DNTN: doanh nghiệp tư nhân

TNHH: trách nhiệm hưũ hạn

CP: cổ phần

NSNN: ngân sách nhà nước

HY: hưng yên

DNVVN: doanh nghiệp vừa và nhỏ

CN – XD: công nghiệp - xây dựng

DV: dịch vụ

N-L-N: nông – lâm- ngư

CS: chính sách

BLĐTB-XH: bộ lao động thương binh – xã hội

BKHĐ: bộ kế hoạch đầu tư

BTC: bộ tài chính

BHXH: bảo hiểm xã hội

NH: ngân hàng

KP ĐP: kinh phí địa phương

KP.TW: kinh phí trung ương

SV: sinh viên

ĐH: đại học

CĐ: cao đẳng

THCN: trung học chuyên nghiệp

XHCN: xã hội chủ nghĩa

ĐKKD: đăng ký kinh doanh

UBND: uỷ ban nhân dân

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Trong thời kỳ hiện nay, doanh nghiệp là một trong những trụ cột quan trọngcủa nền kinh tế, là trung tâm trong các thể chế và ngày càng khẳng định ảnh hưởngmạnh mẽ tới tất cả các mối quan hệ xã hội

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, KVKTTN gồm kinh tếcá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanhcá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân đã phát triển mạnh mẽ ở Hưng Yênnói riêng và cả nước nói chung, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế Cùngvới các thành phần kinh tế khác, sự phát triển của KVKTTN đã góp phần quantrọng vào giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH –HDH… Nhưng bên cạnh đó, còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém như: phần lớn quy

mô doanh nghiệp là vừa và nhỏ, thiếu mặt bằng sản xuất kinh doanh, hoạt độngtrong môi trường pháp lý và tâm lý xã hội không công bằng, lao động tay nghềthấp…

Hưng Yên là một tỉnh trẻ mới được thành lập năm 1997, do vậy số lượngdoanh nghiệp trên địa bàn tỉnh rất hạn chế, trong số đó đa số doanh nghiệp hoạtđộng trong lĩnh vực thương mại và xây dựng, rất ít hoạt động trong lĩnh vực sảnxuất do hạn chế về cơ sở hạ tầng Mặt khác, quan điểm của Đảng trong một số vấnđề về phát triển KTTN chưa được làm rõ để tạo sự thống nhất cao Một số cơ chế,chính sách của Nhà nước chưa phù hợp với đặc điểm của KVKTTN với đại bộ phậnlà quy mô vừa và nhỏ, quản lý có phần buông lỏng, hạn chế trong thúc đẩyKVKTTN phát triển đúng hướng Chính điều này đã tạo thêm rào cản lớn choKVKTTN ở Hưng Yên chậm phát triển hơn so với các tỉnh khác

Nhận thức được thực tiễn trên, nên em đã chọn đề tài “Hoàn thiện chính

sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên” rất phù hợp

với tình hình của địa phương

Trang 6

Mục đích nghiên cứu.

Đánh giá thực trạng tình hình thực thi chính sách phát triển KVKTTN nhữngnăm vừa qua trên địa bàn tỉnh Hưng Yên: những kết quả đạt được và tồn tại nhữnghạn chế

Đề xuất đưa ra phương hướng hoàn thiện chính sách phát triển KVKTTNtrên địa bàn tỉnh Hưng Yên nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội củatỉnh trong thời

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chính

sách hỗ trợ phát triển KVKTTN của Nhà nước và đánh giá quá trình thực thi chínhsách trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh từ 2001-2008 và

định hướng tới năm 2015

Kết cấu chuyên đề gồm ba phần:

Chương I: KTTN và sự cần thiết phải hỗ trợ KVKTTN

Chương II: Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển KTTNtrên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Chương III: Phương hướng hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển KVKTTNtrên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS Nguyễn Thị Kim Dung và đồng chíNguyễn Khắc Sang (chuyên viên phòng Đăng ký kinh doanh) đã giúp đỡ tận tình để

em có thể hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp này Do thời gian và kiến thức bảnthân còn hạn chế, nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, em mong cô vàcác bạn góp ý để em có thể hoàn thiện bài chuyên đề

Trang 7

Chương I: KTTN và sự cần thiết phải hỗ trợ KVKTTN.

1.1.KTTN và vai trò của KTTN trong quá trình phát triển kinh tế.

1.1.1.Khái niệm về KTTN.

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, lực lượng sản xuất pháttriển chưa cao và có nhiều trình độ khác nhau Do đó, trong nền kinh tế tồn tại bahình thức sở hữu: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân Trên cơ sở bahình thức sở hữu cơ bản đó, hình thành 5 thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinhtế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và thành phần kinh tế có vốn đầu

tư nước ngoài Tại Đại hội X, Đảng và Nhà nước ta đã thừa nhận sự tồn tại của nămthành phần kinh tế này trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Các thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập, mà có liên hệ chặt chẽ vớinhau, tác động lẫn nhau tạo thành cơ cấu kinh tế thống nhất bao gồm nhiều thànhphần kinh tế

Trong mỗi thành phần kinh tế, tồn tại các hình thức tổ chức kinh tế với quy

mô và trình độ công nghệ nhất định, chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế, cơchế quản lý kinh tế nhất định Các thành phần kinh tế được thể hiện ở các hình thứctổ chức kinh doanh đa dạng, đan xen, hỗn hợp Quy luật quan hệ sản xuất phải phùhợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất là quy luật chung co mọiphương thức sản xuất Trong nền kinh tế chưa thật sự phát triển cao, lực lượng sảnxuất luôn tồn tại ở nhiều trình độ khác nhau; tương ứng với mỗi trình độ của lựclượng sản xuất sẽ có một kiểu quan hệ sản xuất Do đó, tồn tại cơ cấu nền kinh tếnhiều thành phần là một tất yếu khách quan của nền kinh tế chuyển đổi như ViệtNam hiện nay

Thành phần kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế bao gồm các doanhnghiệp nhà nước; các tài nguyên quốc gia và các tài sản thuộc sở hữu nhà nước nhưđất đai, hầm mỏ, rừng, biển, ngân sách, các quỹ dự trữ ngân hàng nhà nước, hệthống bảo hiểm, kết câu hạ tầng kinh tế - xã hội; phần vốn nhà nước góp vào cácdoanh nghiệp thuộc những thành phần kinh tế khác “ Kinh tế nhà nước phát huy vaitrò chủ đạo trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà

Trang 8

nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế” (Trích: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX).

Tại Đại hội Đảng VI (1986) Đảng ta đã thừa nhận sự tồn tại của thành phầnkinh tế tư nhân trong nền kinh tế Kinh tế tư nhân bao gồm: kinh tế cá thể, tiểu chủvà kinh tế tư bản tư nhân

Kinh tế cá thể, tiểu chủ: là hình thức cá thể dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sảnxuất và khả năng lao động của bản thân người lao động và gia đình Kinh tế cá thể,tiểu chủ đang có vị trí rất quan trọng trong nhiều ngành, nghề ở nông thôn và thànhthị, có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả tiềm năng về vốn, sức lao động, taynghề của từng người lao động, từng gia đình Do đó, việc mở rộng sản xuất, kinhdoanh của kinh tế cá thể, tiểu chủ cần được khuyến khích Hiện nay, ở nước ta, cáchình thức kinh tế này phần lớn hoạt động dưới hình thức hộ gia đình, đang là bộphận đông đảo, có tiềm năng lớn, có vị trí quan trọng, lâu dài, nó góp phần tạo ranhiều của cải vật chất cho xã hội, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động -một vấn đề bức xúc hiện nay của đời sống kinh tế- xã hội Tuy nhiên, cũng cần thấyrằng, kinh tế cá thể, tiểu chủ dù cố gắng đến mức nào cũng không thể loại bỏ đượcnhững hạn chế vốn có như: manh mún, tự phát, hạn chế về mặt kỹ thuật

Kinh tế tư bản tư nhân là hình thức kinh tế mà sản xuất, kinh doanh dựa trên

cơ sở chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và bóc lột sức lao động làm thuê Trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, kinh tế tư bản tư nhân còn có vai tròđáng kể xét về phương diện phát triển lực lượng sản xuất, xã hội hoán sản xuất cũngnhư về phương diện giải quyết các vấn đề xã hội Thành phần kinh tế nhỏ này rấtnăng động, nhạy bén với sự thay đổi của thị trường, do đó đã có những đóng gópkhông nhỏ vào quá trình tăng trưởng kinh tế của đất nước

Thành phần kinh tế tư bản tư nhân bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công tytrách nhiệm hữu hạn ( một hoặc hai thành viên), công ty cổ phần (mà tư nhân chiếm51% số vốn trở lên), công ty hợp danh

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịutrách nhiệm về toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp Doanhnghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giay chứng nhân đăng ký

Trang 9

kinh doanh, có con dấu riêng nhưng không được phát hành bất kỳ loại chứng khoánnào và mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên là doanh nghiệp domột tổ chức hoặc một cá nhân làm sở hữu (sau đây gọi chung là chủ sở hữu côngty); chủ sở hữu công ty tự chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sảnkhác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty Công ty TNHH mộtthành viên có tư cách pháp nhân khi nhận được Giay chứng nhân đăng ký kinhdoanh Công ty TNHH một thành viên không được quyền phát hành cổ phần

Công ty TNHH hai thành viên là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể làtổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi người Các thànhviên chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trongphạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp Công ty TNHH có tư cách phápnhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty TNHHkhông được phát hành cổ phần

Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiềuphần bằng nhau gọi là cổ phần Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổđông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; các cổ đông chỉ chịu tráchnhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi sốvốn đã góp vào doanh nghiệp; cổ đông có thể quyền tự do chuyển nhượng cổ phầncủa mình cho người khác Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày đượccấp Giay chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần có quyền phát hànhchứng khoán các loại có thể huy động vốn

Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất hai thành viên làchủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đâygọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên gópvốn Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sảncủa mình về các nghĩa vụ của công ty và thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệmvề các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty Công ty hợpdanh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giay chứng nhận đăng ký kinhdoanh Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào

Trang 10

(Các định nghĩa về các loại hình doanh nghiệp thuộc khối khu vực tư nhân được trích từ cuốn Cẩm nang pháp luật kinh doanh dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất bản năm 2007)

Như vậy, ở nước ta hiện nay, KVKTTN không phải là một thành phần kinhtế mà là một khu vực kinh tế gồm hai thành phần kinh tế là thành phần kinh tế cáthể, tiểu chủ và thành phần kinh tế tư bản tư nhân

Vậy, quan niệm của Việt Nam về KTTN là:”KTTN gồm kinh tế cá thể, tiểuchủ và kinh tế tư bản tư nhân hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các

loại hình doanh nghiệp của tư nhân” (Trích: Hội nghị 5 Ban chấp hành TW – khóa IX).

Trong xã hội có giai cấp và trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự pháttriển của lực lượng sản xuất không thể tách rời sự phát triển hài hoà giữa hai khuvực kinh tế cơ bản: kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân Kinh tế nhà nước và kinh tế

tư nhân luôn gắn bó chặt chẽ, mật thiết với nhau, tạo điều kiện để cùng tồn tại vàphát triển Ở nước ta hiện nay, trong mối quan hệ giữa kinh tế nhà nước và kinh tế

tư nhân, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, quyết định bản chất và định hướng

cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, còn kinh tế tư nhân là “chỗ dựa thiết yếu”,

“có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”

Do hình thức phát triển của kinh tế cá thể, tiểu chủ nhỏ lẻ, manh mún chủyếu là hộ gia đình rất khó có thể kiểm soát được được thực trạng đăng ký kinhdoanh, nên rất khó thống kê Mặt khác, hình thức kinh doanh của các DN trongKVKTTN rất đa dạng và phong phú: sản xuất hay thương mại dịch vụ nhưng phầnlớn tập trung vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ và kinh doanh động sản; đầu tư vàolĩnh vực sản xuất còn ít và chủ yếu là qui mô vừa và nhỏ Thực tế cho thấy, lĩnh vựcsản xuất kinh doanh chưa phát triển do vấp phải nhiều khó khăn: vốn, mặt bằng sảnxuất, lao động do vậy để giảm bớt phần nào những khó khăn này, đề tài chỉ hướngvào hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc KVKTTN là các: doanhnghiệp tư nhân (DNTN), công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần(CP)

Trang 11

1.1.2 Đặc trưng của KTTN.

Thứ nhất, KTTN gắn liền với lợi ích cá nhân và là động lực cho phát triển

kinh tế

Chế độ tư bản chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường trên thế giới đã tạo ra mộthệ thống kinh tế mạnh mà nền tảng chủ yếu dựa trên lợi ích cá nhân Theo họcthuyết “Bàn tay vô hình” của Adam Smith, con người luôn theo đuổi và làm việc đểđạt được lợi ích cá nhân của mình, và trong quá trình thực hiện lợi ích cá nhân đócon người đồng thời thực hiện lợi ích xã hội, đó chính là động lực cho phát triểnkinh tế

Trước năm 1986, nước ta duy trì nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quanliêu bao cấp dựa theo nguyên tắc “pháp lệnh”, đề cao quá mức lợi ích tập thể, coinhẹ lợi ích cá nhân, nên đã thui chột động lực phát triển xã hội

Thực tế quá trình phát triển kinh tế trên thế giới cho thấy, các cường quốckinh tế; Mỹ, Nhật, Đức đều là những nước có khu vực kinh tế tư nhân phát triểnvà chính sách nhà nước đều tập trung vào khu vực này để khai thác hơn nữa tiềmnăng vốn có

Thứ hai, hình thức đa dạng phong phú( DNTN, công ty TNHH, công ty cổ

phần…) nhưng là mô hình sản xuất kinh doanh của nền sản xuất hàng hóa ở trìnhđộ cao

Có được đặc điểm này là do mục tiêu sản xuất khác nhau giữa các chủ thểdoanh nghiệp Cách thức lựa chọn quy mô phụ thuộc vào quy luật lợi ích – chi phísao cho mang lại hiệu quả nhất Chính đặc điểm nhạy cảm với sự thay đổi của thịtrường mà khu vực này đã len lỏi vào từng ngách, từng phân đoạn thị trường và đápứng linh hoạt nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng

Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao hơn của nến sản xuất hàng hóa.Kinh tế hàng hóa đã thực sự thay đổi về chất gắn liền với nền sản xuất lớn Trong

đó, cơ cấu của kinh tế thị trường chủ yếu dựa trên cơ sở của mô hình tổ chức doanhnghiệp Mô hình tổ chức doanh nghiệp là mô hình tổ chức kinh doanh có hiệu quảnhất bởi nó có nhiều thế mạnh: linh hoạt, mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực mới Vì thế,trong cơ chế thị trường hiện đại, mô hình tổ chức doanh nghiệp đã và đang còn lầ

mô hình tổ chức kinh tế có hiệu quả nhất và phù hợp

Trang 12

Cơ chế thị trường là cách thức tốt nhất và duy nhất đến nay để có một nềnsản xuất hiện đại, hiệu quả cao, kinh tế thị trường là một phương tiện để đạt đượcmột nền sản xuất lớn, bởi nó hoạt động theo quy luật cung cầu, tiền tệ, cạnh tranhvới mục tiêu là lợi nhuận Sự tự do tham gia kinh doanh của kinh tế tư nhân, sựcạnh tranh của cả người mua và người bán chính là động lực của sự tìm tòi, sángtạo.

Thứ ba, KTTN phát triển không đồng đều giữa các vùng, lãnh thổ.

KTTN được hình thành ở các nước khác nhau, ở những giai đoạn lịch sửkhác nhau nên mang những đặc trưng khác nhau mà nổi cộm là vấn đề phát triểnkhông đều giữa các nước trên thế giới, giữa các vùng trong cùng một quốc gia, haytrong cùng một vùng

Nếu như ở các nước tư bản chủ nghĩa, quan hệ sở hữu tư nhân đã có từ lâu vàgắn KTTN với sự phát triển kinh tế, nên KTTN có mặt ở hầu hết các lĩnh vực, đónggóp một phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển và trở thành các cường quốc trênthế giới Trong khi đó, ở các nước xã hội chủ nghĩa, thành phần kinh tế tư nhân mớiđược công nhận trong mấy thập kỷ qua, và ở Việt Nam thì thành phần kinh tế nàythực sự vẫn còn non nớt

Thực tế cho thấy rằng, KTTN mới chỉ có mặt trong một số ngành mang lạilợi nhuận kinh tế cao hay chỉ tập trung ở những ngành, vùng có điều kiện cơ sở vậtchất phát triển Ngay ở những quốc gia khác nhau, sự khác nhau về điều kiện tựnhiên, xã hội, thế chế, chính sách cũng tạo nên sự khác biệt rất lớn ( KTTN ở Mỹphát triển hơn KTTN ở Đức).Thậm chí, ngay trong cùng một quốc gia, tình trạngnày diễn ra tương tự., cùng thực hiện chính sách của Nhà nước, song quá trình vậndụng chính sách linh hoạt, sáng tạo giữa các cơ quan lãnh đạo cấp tỉnh cũng tạo ra

sự khác biệt ( KTTN ở Bình Dương phát triển nhanh và mạnh hơn cả so với cáctỉnh, thành trong cả nước)

Ngoài ra, KTTN cũng phát triển không đều giữa các ngành trong nền kinh tế,thể hiện ở chỗ DN chỉ tham gia vào lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao Do đó, một sốlượng lớn DN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, dịch vụ và nôngnghiệp thì hạn chế thậm chí hầu như không có

Trang 13

1.1.3 Đặc điểm của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam.

Thứ nhất, nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ nguồn vốn chủ sởhữu và nguồn vốn tín dụng

Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm vốn góp ban đầu và nguồn vốn từ lợi nhuận

không chia hoặc nguồn vốn góp bổ sung từ các thành viên

Vốn góp ban đầu hay gọi là vốn pháp định Là số vốn được hình thành khibắt đầu thành lập doanh nghiệp doanh nghiệp Chẳng hạn như đối với doanh nghiệp

tư nhân hoặc công ty TNHH khi đăng ký thành lập phải có một số vốn ban đầu cònđối với công ty cổ phần, nguồn vốn do các cổ đông đóng góp, mỗi cổ đông sẽ làmột chủ sở hữu của công ty và chỉ chịu trách nhiệm trên giá trị cổ phần mà họ nắmgiữ

Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia hay là lợi nhuận giữ lại doanh nghiệp làphần vốn được bổ sung từ lợi nhuận có được trong quá trình hoạt động sản xuấtkinh doanh có hiệu quả của doanh nghiệp Đó chính là lợi nhuận được giữ lại để táiđầu tư

Nguồn vốn gia tăng từ vốn góp bổ sung của các thành viên hoặc từ phát hànhthêm cổ phiếu, trong quá trình hoạt động khi có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuấtkinh doanh, doanh nghiệp phải tăng nguồn vốn bằng nguồn vốn tự có của chủdoanh nghiệp

Như vậy, nguồn vốn chủ sở hữu đóng vai trò quan trọng là lá chắn phòngngừa rủi ro, nhất là khi doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản Đó là nguồn vốndài hạn tạo nên một nền tảng ổng định cho doanh nghiệp Tuy nhiên, các doanhnghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân phần lớn đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ, quátrình tích tụ và tập trung tư bản của doanh nghiệp còn hạn chế Ngày nay, sự pháttriển nhanh chóng thị trường vốn ( thị trường chứng khoán) đã tạo ra cơ hội mới chocác doanh nghiệp huy động vốn trung và dài hạn Tuy nhiên, do đặc thù của thịtrường chứng khoán mà chỉ có những doanh nghiệp lớn, có uy tín trên thị trườngmới có khả năng tiếp cận được với kênh huy động vốn này Hơn nữa, ở giai đoạnnày 2007-2009, thị trường Việt Nam đang trên đà xuống dốc, đã gây cản trở lớn chocác doanh nghiệp tư nhân

Trang 14

Nguồn vốn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại Nguồn vốn vay ngân

hàng chiếm vị trí khá quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân Sự phát triển của các doanh nghiệp đềugắn liền với các dịch vụ tài chính do các ngân hàng thương mại cung cấp, trong đó

có việc cung ứng vốn Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc huy động vốn trênthị trương vốn là rất hạn chế, do vậy nguồn vốn tín dụng chủ yếu là vay từ các ngânhàng thương mại và các tổ chức tín dụng Tuy nhiên, việc tiếp cận vốn tín dụngngân hàng của các doanh nghiệp này thường có những hạn chế nhất định do điềukiện vay và chi phí sử dụng vốn cao (lãi suất vay)

Bên cạnh đó, có một kênh huy động vốn tín dụng nữa đó là tín dụng củachính những nhà cung cấp Đặc điểm của nguồn vốn này là được hình thành tựnhiên trong quá trình mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp từng tháng Đâylà một phương thức huy động vốn tín dụng rất phổ biến với những ưu điểm là tiệndụng, linh hoạt, chi phí rẻ Hơn nữa, nó tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp táckinh doanh

Ngoài hai nguồn hình thành vốn trên thì có một hình thức huy động nguồnvốn nữa là phát hành trái phiếu công ty Đây là một công cụ nợ mà doanh nghiệp sửdụng để huy động vốn trên thị trường vốn Do vậy,nhà đầu tư sẽ quan tâm đến cácthông tin ghi trên trái phiếu như: lãi suất, thời gian đáo hạn, kỳ hạn, uy tín doanhnghiệp và tính thanh khoản Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệpthuộc khối khu vực tư nhân rất khó huy động vốn bằng hình thức này do không đủđiều kiện và uy tín phát hành trái phiếu công ty

Qua thống kê của các nhà nghiên cứu kinh tế, nguồn vốn hình thành củadoanh nghiệp thuộc khối tư nhân cho thấy rằng: đa số đều được thành lập với sốvốn tự có nhỏ, khu vực này chưa được đầu tư phát triển đúng mức và không có tíchtụ tư bản nên hầu hết các doanh nghiệp thuộc khu vực này là nhỏ và vừa đặc biệt làdoanh nghiệp tư nhân do cá nhân làm chủ Với số vốn nhỏ rất khó để nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh Tuy nhiên, nếu huy động từ cácnguồn phi chính thức thì lãi cao, thời hạn ngắn và bất ổn định Như vậy, cả trênphương diện lý luận và thực tiễn thì nguồn vốn bổ sung từ bên ngoài, đặc biệt là

Trang 15

nguồn vốn tín dụng có ý nghĩa vô cùng quan trọng để khu vực kinh tế này pháttriển.

Thứ hai, lao động và công nghệ lạc hậu Đa số các doanh nghiệp thuộc khối

tư nhân có quy mô vừa và nhỏ (chiếm gần 90% tổng số doanh nghiệp), nên sốlượng lao động ở các doanh nghiệp này thường ít và có trình độ thấp, một người cóthể tham gia nhiều khâu trong quá trình sản xuất cũng như quản lý ( không có sựchuyên môn hóa sản xuất) Mặt khác, trình độ công nghệ thường thấp và lạc hậu,máy móc cũ kỹ Sự yếu kém này bắt nguồn từ chính sự thiếu nguồn vốn sản xuất,không có nguồn vốn quay vòng và đầu tư vào công nghệ Thực tế chỉ ra rằng, côngnghệ lạc hậu, cùng với máy móc cũ kỹ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động,tăng chi phí sản xuất, hạn chế khả năng cạnh tranh và đồng thời là lực cản tronggiao lưu buôn bán với nước ngoài

Thứ ba, tổ chức và trình độ quản lý của doanh nghiệp thuộc khối tư nhânthường có bộ máy gọn nhẹ, năng động Nhưng có một bất cập lớn đó là phần lớncác chủ doanh nghiệp không được đào tạo bài bản, yếu cả về chuyên môn và kinhnghiệm quản lý

1.1.4 Quá trình hình thành và các giai đoạn phát triển của KTTN Việt Nam.

Bên cạnh đó, giá trị tài sản cố định của một DNTN (một chủ)cũng tăng lênnăm 1991 là 0,1 tỷ đồng – mức thấp, sau đó giữ vững mức 0,2 tỷ đồng trong suốt giaiđoạn 1994-1997 Giá trị này của công ty TNHH cũng tăng nhưng không đều và cónăm giảm: năm 1991 là 0,6 tỷ đồng, năm 1992 là 0,7 tỷ đồng và giảm xuống 0,5 tỷđồng năm 1997 Số lượng lao động trong DNTN tăng từ 8 người năm 1991 lên 17người năm 1997 và 19 người năm 1998

Trang 16

1.1.4.2 Giai đoạn 2000-2005

Cùng với chính sách sửa đổi, Luật DN 1999 ra đời (có hiệu lực 1/1/2000) làkhâu đột phá trong cải cách kinh tế Sau 6 năm thi hành Luật DN, từ 1/1/2000 đến31/12/2005 tổng số DN đăng ký mới là 158153 DN, đưa tổng số DN hoạt động theoLuật lên 203.115 DN Số DN đăng ký mới giai đoạn 2000-2005 cao gấp 9 lần sovới giai đoạn 1991-1999 (tổng số DN trong giai đoạn 1991-1999 là 44.962) Mặc dùvậy, DN thuộc KVKTTN vẫn chủ yếu là DN vừa và nhỏ( chiếm 96%) theo tiêu chíxác định tại Nghị định 90/2001/NĐ-CP

Số vốn đăng ký mới và mở rộng quy mô sản xuất của khối DNTN tăng lênnhanh chóng, trong 5 năm 2001-2005 lên tới 293.878 tỷ đồng Nguồn vốn đầu tưcủa KVKTTN đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế đất nước, thậm chí lànguồn vốn đầu tư chủ yếu đối với phát triển kinh tế địa phương, ở tất cả các vùngnghèo với điều kiện kinh tế khó khăn

1.1.4.3 Giai đoạn 2006- 2008

Sự ra đời của Luật DN 2005, đã tạo thêm một bước tiến mới cho KVKTTNnăng động này Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết tháng 6 năm 2008,cả nước có 349.309 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với số vốn 1.389.000 tỉ đồng,tương đương 84 tỉ USD

1.1.5 Vai trò của KTTN trong nền kinh tế.

1.1.5.1 Huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất kinh doanh.

Chính sách Nhà nước thường xuyên được ban hành, sửa đổi, bổ sung đã phầnnào tạo ra một sân chơi mới cho KVKTTN hoạt động và phát triển: giảm bớt cáchàng rào gia nhập và rút lui khỏi thị trường sao cho khu vực kinh tế này trở nênnăng động

Nếu như trước kia, nguồn vốn tín dụng của các DN phụ thuộc chủ yếu thịtrường tài chính đó là : các ngân hàng và các tổ chức tín dụng, thì hiện nay cùng với

sự phát triển sôi nổi của thị trường vốn: thị trường trái phiếu,cổ phiếu, các giấy tờ

có giá đã tăng thêm một kênh huy động vốn hữu hiệu cho khu vực kinh tế này

Ngoài ra, các chủ DNTN có thể huy động vốn vay dựa trên mối quan hệ họhàng, bạn bè chính hành động này đã góp phần không nhỏ vào huy động nguồnvốn nhàn rỗi nằm im trong dân cư thành các khoản vốn đầu tư

Trang 17

Các DN thuộc KVKTTN nằm rải rác khắp vùng, miền của cả nước, và trongquá trình hoạt động đã tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như lựclượng lao động tại chỗ vào sản xuất kinh doanh.

1.1.5.2 Đóng góp vào tăng trưởng GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH.

Xét về cơ cấu GDP, tỷ lệ đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân tăng theothời gian Năm 2000 khu vực KTTN chiếm 7,32% GDP của cả nước và tỷ lệ nàynăm 2005 là 8,89% trong cơ cấu GDP, tăng so với đóng góp của năm 2004 là8,48% Khi Luật DN 2005 có hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày 01/01/2006, đã tạo

ra một cơ hội mới cho khu vực này phát triển hơn nữa Tỷ lệ đóng góp vào GDPnăm 2006 tăng lên 9,41% và năm 2007 là 10,11% GDP

Bên cạnh việc đóng góp một phần đáng kể vào GDP, khu vực kinh tế năngđộng này đã góp phần không nhỏ vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH đó là: Gía trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân tăng mạnh,năm 2000 là 47.861,1 tỷ đồng (chiếm 14,24% tổng giá trị sản xuất công nghiệp củacả nước), năm 2005 là 225.033,4 tỷ đồng ( chiếm 22,70%), năm 2008 là 29,45%.Tốc độ bình quân cả giai đoạn 2000-2008 là hơn 25% giá trị sản xuất công nghiệpcả nước Doanh nghiệp tư nhân hiện chiếm một phần không nhỏ trong hầu hết cácngành công nghiệp chủ yếu: chiếm 50% giá trị công nghiệp chế biến thủy sản, 30%công nghiệp may mặc

Các loại hình kinh tế trong doanh nghiệp phát triển đa dạng gồm nhiều thànhphần, thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo nhưng các loại hình doanhnghiệp và kinh tế tư nhân tuy còn nhỏ nhưng phát triển mạnh mẽ rộng khắp ở cácngành và các địa phương trong cả nước

Sự phát triển của kinh tế tư nhân ở tất cả các ngành, lĩnh vực đã góp phầnkhông nhỏ trong việc thực hiện các chiến lược kinh tế dài hạn của Đảng và Nhànước ta

1.1.5.3 Đóng góp vào xuất khẩu và tăng thu NSNN.

Đóng góp của các DNTN vào NSNN đang có xu hướng tăng nhanh, từkhoảng 6,39% (5.802 tỷ đồng) năm 2000 đến 6,8% năm 2003 và 7,42% năm

Trang 18

2005(16.938 tỷ đồng) và năm 2007 là 8,1% Con số này ngày càng tăng trongnhững năm gần đây Tốc độ bình quân trong giai đoạn 2000-2007 là khoảng 7%.

Ngoài ra, KVKTTN còn góp phần tăng nguồn thu ngân sách như thuế VAT,thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản phí khác ở nhiều địa phương, đóng gópvào ngân sách địa phương Ở TP Hồ Chí Minh khoảng 15%, Tiền Giang 24%,Hưng Yên 20%

Trong những năm qua, khu vực này đã có những đóng góp tích cực vào tăngkim ngạch xuất khẩu Nhiều sản phẩm xuất khẩu của nước ta hiện nay đều do khuvực kinh tế tư nhân sản xuất như: hàng may mặc, giầy dép, đồ da, hàng thủy hảisản, cà phê, cao su, hạt điều…Theo đánh giá của Bộ Thương mại, KVKTTN, màchủ yếu ở các vùng kinh tế trọng điểm và thành phố trực thuộc trung ương, đónggóp gần một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong các năm qua Với xuthế phát triển này, KTTN sẽ là khu vực tạo nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nướctrong tương lai

1.1.5.4 Tạo việc làm cho người lao động và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.

Có thể nói đây là đóng góp quan trọng nhất của thành phần KTTN Đến năm

2007, nước ta có 44,17 triệu lao động đang làm việc trong toàn bộ nền kinh tế Hàngnăm, chúng ta có khoảng hơn 1 triệu người đến tuổi lao động, ngoài ra số lao độngnông nghiệp có nhu cầu chuyển sang làm việc trong các ngành phi nông nghiệpcũng rất lớn Vì thế mỗi năm chúng ta phải tạo thêm hơn 1 triệu việc làm đang làmột áp lực lớn cho xã hội Thế nhưng, trên thực tế hệ thống các doanh nghiệp nhànước đang trong quá trình cổ phần hóa, điều này đã đẩy một lượng lớn lao động củakhu vực nhà nước ra thị trường lao động Vì thế, khu vực kinh tế ngoài quốc doanhchính là nơi hấp thụ và tạo việc làm mới cho người lao động

Năm 2002, lao động trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 35,167triệu người ( chiếm 89,01%), trong đó lao động thuộc thành phần kinh tế tư nhân là9,616 triệu người, chiếm 24,4% tổng số lao động (tổng số lao động năm 2002 là39,507 triệu người

Trong giai đoạn 2001-2005, KVKTTN thu hút khoảng gần 26% lực lượnglao động xã hội Giai đoạn 2006-2008 thu hút khoảng 30% lực lượng lao động xãhội

Trang 19

Việc tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới cho người lao động – đây là sựđóng góp tích cực vào ổn định chính trị xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao nhậnthức của người lao động ở nông thôn

1.1.6 Một số hạn chế của KVKTTN

Bên cạnh sự phát triển và đóng góp trên, KTTN Việt Nam trong những nămcòn bộc lộ nhiều yếu kém và hạn chế đó là:

Vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là trong lĩnh vực vốn, tín dụng khiến cho

doanh nghiệp tư nhân rất khó tiếp cận Về vốn, có đến 7- 80% vốn tín dụng của cácngân hàng thương mại quốc doanh được dành cho doanh nghiệp nhà nước; doanhnghiệp tư nhân rất khó vay vốn; trong đó ngoài những nguyên nhân khác, có mộtnguyên nhân không kém quan trọng là: ngân hàng cho doanh nghiệp nhà nước vay,nếu không thu hồi được thì Nhà nước sẽ thực hiện nhiều biện pháp để khắc phục,ngân hàng có thể yên tâm, nhưng nếu cho doanh nghiệp tư nhân vay mà không thuhồi được vốn, ngân hàng rất dễ bị "hình sự hóa", bị xét hỏi về lập trường, quan điểm Do vậy phải vay ở thị trường phi chính thức với lãi suất cao và thời hạn ngắn nênkhông có khả năng quay vòng vốn Hình thức vay vốn của những người trong giađình được các nhà doanh nghiệp ưa chuộng hơn cả: theo thống kê có tới 16,5%thường xuyên vay và 67,7% thỉnh thoảng vay vốn từ gia đình (Tạp chí tâm lý học,

số 6 (87),6-2006) Các nhà doanh nghiệp kinh tế tư nhân cho rằng, vốn vay đượctheo kênh naỳ không được nhiều, không ổn định, không làm chủ được về mặt thờigian, đôi khi phải hoàn trả vốn một cách đột xuất gây nhiều khó khăn cho hoạt độngcủa doanh nghiệp

Bảng 1.1: Hình thức vay vốn kinh doanh

Đơn vị:%

Vốn vay Nhà nước

Vay trong gia đình

Vay từ bạn bè

Vay tư nhân

Huy động vốn

từ những người cùng làm

Phát hành trái phiếu

Nguồn: Tạp chí tâm lý học, số 6 (87),6-2006.

Trang 20

Khi khó khăn về vốn thì các chủ doanh nghiệp cũng thỉnh thoảng vay củabạn bè (664%) Cũng như vay của người thân trong gia đình, vay của bạn bè có mộtkhó khăn là không vay được nhiều, thời gian vay hạn chế, phải xây dựng được mốiquan hệ tin cậy tốt, vì vậy mà chỉ có 7,5% chủ doanh nghiệp vay của bạn bè Vayvốn của tư nhân và phát hành trái phiếu cũng như cổ phiếu là những hình thức màchủ doanh nghiệp ít dùng nhất Hơn 60% các chủ doanh nghiệp không bao giờ dùngcác hình thức vay vốn này không không đủ điều kiện niêm yết, thiếu lòng tin, uytín, khó góp vốn và chia lợi nhuận, khó thuyết phục kế hoạch kinh doanh thànhcông Vay vốn của tư nhân thường phải trả lãi cao, nhất là vay trong thời hạn ngắnnên các chủ doanh nghiệp cũng hạn chế vay.

Rất khó tiếp cận với các nguồn tín dụng của các Ngân hàng thương mại, nhấtlà vốn ưu đãi của Nhà nước Nguyên nhân của hạn chế này là do các doanh nghiệpnày không có tài sản thế chấp vay vốn và thậm chí là thiếu thông tin về nguồn vốn

ưu đãi của Chính phủ

Thứ hai, tuy các doanh nghiệp tư nhân hiện đang chiếm một tỷ trọng lớn

trong nền kinh tế song chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ( chiếm 90% tổng sốdoanh nghiệp tư nhân), công nghệ lạc hậu, quá yếu ớt để có thể cạnh tranh trên thịtrường quốc tế

Thứ ba, Vấn đề khó khăn về đất đai và mặt bằng sản xuất kinh doanh cũng

tương tự như vấn đề vốn, tín dụng Điều 60 Luật đất đai năm 2003 quy định miễngiảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho doanh nghiệp sử dụng đất vào mục đíchsản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư Khi doanh nghiệp có dự án kinhdoanh khả thi sẽ được tạo điều kiện về giá thành, địa điểm kinh doanh có tính chất

ưu đãi của các tỉnh Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc cho thuê mặt bằngsản xuất kinh doanh, và các doanh nghiệp tư nhân được cấp giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất Tuy nhiên,việc áp dụng chính sách vĩ mô của Nhà nước về ưu tiên đấtđai cho các doanh nghiệp kinh tế tư nhân được áp dụng ở từng địa phương còn bấtcập và thiếu thống nhất Dù được ưu tiên nhưng các doanh nghiệp kinh tế tư nhânvẫn còn gặp một số khó khăn về vấn đề đất đai Thực tế cho thấy, các khu côngnghiệp ở một số nơi đất vẫn còn bỏ hoang Một số doanh nghiệp thực sự đang rấtcần mặt bằng để sản xuất kinh doanh thì không có, do họ không có “quan hệ” trong

Trang 21

khi doanh nghiệp tư nhân khác có mối “quan hệ” tốt lại xin được cấp đất nhưng lạikhông có khả năng kinh doanh Đó là một bức xúc trong các khu công nghiệp ởnước ta hiện nay Giữa vốn và đất đai có một mối quan hệ đó là: doanh nghiệp càng

có khó khăn về vốn thì càng gặp khó khăn trong vấn đề đất đai, mặt bằng sản xuất.Điều này thật đơn giản, vì muốn có đất đai thì phải có chi phí Đất đai, mặt bằng sảnxuất phụ thuộc vào vốn Chính những khó khăn về tài chính này là nguyên nhân gây

ra những khó khăn về tinh thần cho các chủ doanh nghiệp kinh tế tư nhân, nhưnhiều người nói “khó khăn chồng chất khó khăn” và đây là một trong những nguyênnhân làm cho một số DNKTTN phải đầu hàng

Mặt khác, hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh, nhìn chung, chất lượng quyhoạch của nhiều địa phương còn kém, do vậy các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiệncho doanh nghiệp có mặt bằng sản xuất kinh doanh vẫn là vấn đề bức xúc Nhiềuđịa phương áp dụng chính sách ưu đãi về thuế sử dụng đất, tiền thuê đất, thuếchuyển mục đích sử dụng đất với các mức chênh lệch tương đối cao nhằm thu hútđầu tư đã gây ra tình trạng không đáng có Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các cơquan trong lĩnh vực đất đai còn rất hạn chế, do quy định về phân cấp quản lý đất đaichưa rõ ràng

Thứ tư, khó khăn về thị trường tiêu thụ và xuất khẩu Thị trường trong nước

còn quá nhỏ bé và tăng trưởng chậm do thu nhập của dân cư còn quá thấp và tăngtrưởng chậm chạp Chiến lược công nghiệp hóa kiểu thay thế nhập khẩu với các dựán đầu tư lớn bằng ngân sách nhà nước nhưng lại tạo được rất ít việc làm đã làmcho thu nhập của tầng lớp dân cư chậm được cải thiện Ngoài ra, Nhà nước là mộthộ tiêu thụ lớn, nhưng hàng hóa mà Nhà nước mua sắm thì hầu hết không phải làsản phẩm của các doanh nghiệp tư nhân sản xuất Kết quả là thị trường tiêu thụtrong nước chậm

Về xuất khẩu, những khó khăn chính mà tư nhân gặp phải là: tiếp cận hạnngạch xuất khẩu còn hạn chế và dường như doanh nghiệp Nhà nước còn nhiều lợithế; thiếu thông tin về thị trường và bạn hàng nước ngoài, thiếu mạng lưới tiếp thị;tín dụng xuất khẩu và bảo lãnh xuất khẩu chưa đáp ứng được nhu cầu của doanhnghiệp tư nhân; thủ tục hải quan còn phức tạp, phiền toái, việc thực hiện thuế xuấtnhập khẩu tùy tiện do mã số thuế không đầy đủ

Trang 22

Bên cạnh đó, vấn đề xúc tiến thương mại cũng có nhiều khó khăn cho cácdoanh nghiệp tư nhân như: ít được tham gia vào các đoàn doanh nghiệp ra nướcngoài, không có điều kiện trưng bày và quảng cáo sản phẩm để xuất khẩu, thiếunhân viên có năng lực, kiến thức và kinh nghiệm thương mại quốc tế.

Ngoài ra, chúng ta còn phải kể đến năng lực quản lý của chính chủ các doanhnghiệp, do tính chất tự phát, manh mún và trình độ lao động của công nhân còn hạnchế nhiều ở lao động thủ công

1.2 Sự cần thiết phải có các chính sách hỗ trợ phát triển KTTN.

Chính sách là tổng thể các quan điểm, các giải pháp và các công cụ mà chủthể quản lý sử dụng để tác động lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm thực hiệnnhững mục tiêu nhất định của hệ thống theo định hướng mục tiêu cụ thể

Chính sách hỗ trợ phát triển phát triển kinh tế tư nhân là những quyết sáchcủa Nhà nước nhằm giải quyết những vấn đề “chín muồi” đặt ra trong KVKTTNcủa đất nước thông qua hoạt động thực thi các ngành, các cấp có liên quan trong bộmáy Nhà nước

Có thể nói rằng, chính sách hỗ trợ của Nhà nước là một công cụ hữu hiệu đểNhà nước can thiệp nhằm hỗ trợ sự phát triển cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọithành phần kinh tế nói chung và khu vực kinh tế tư nhân nói riêng nhất là trong điềukiện như hiện nay đó là: kinh tế tư nhân Việt nam còn non trẻ, mới được công nhậnvà phát triển từ giai đoạn đổi mới (từ năm 1986 đến nay); khu vực kinh tế này ra đờivà phát triển trong điều kiện đó là: nền kinh tế Việt nam đang phát triển, nền kinh tếchủ động hội nhập khu vực và quốc tế và sự phát triển chóng mặt của khoa họccông nghệ

Xuất phát từ những điều kiện hoàn cảnh trên, do vậy sự cần thiết phải có cácchính sách hỗ trợ phát triển KTTN nhằm thực hiện các mục tiêu sau:

1.2.1 Đảm bảo KVKTTN vận hành trơn tru và hoạt động có hiệu quả.

Nhìn chung, tuy các DNTN hiện đang chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinhtế, song quy mô còn nhỏ bé và yếu ớt ( khoảng 95%) là các DNVVN: yếu kém vềđầu tư vốn, trình độ công nghệ, tay nghề của công nhân… nên khó có thể cạnh tranhvới thị trường trong nước cũng như thị trường thế giới

Trang 23

Từ những đóng góp tích cực của khu vực KTTN vào quá trình phát triển kinhtế, chúng ta có thể nhận thấy tầm quan trọng của khu vực này trong nền kinh tế Vìthế, để tăng thêm “ lực” cho khu vực này cần phải có các chính sách, chủ trươngcủa Chính phủ để cho khu vực này phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

1.2.2 Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Một trong những yếu tố quan trọng kìm hãm sức phát triển của khu vực tưnhân là những quy định đối xử chưa bình đẳng giữa doanh nghiệp tư nhân và doanhnghiệp nhà nước Năm 2005, Việt Nam ban hành Luật Doanh nghiệp mới áp dụngchung cho các loại hình doanh nghiệp, với hy vọng tạo môi trường kinh doanh bìnhđẳng giữa các thành phần kinh tế Tuy nhiên, chỉ với Luật Doanh nghiệp thì khôngthể bảo đảm có môi trường cạnh tranh bình đẳng theo đúng nghĩa Vì vẫn còn nhiềuluật, quy định khác, kể cả những luật bất thành văn, mà khối doanh nghiệp nhà nước

có thể dựa vào để giành lấy ưu thế cho mình

Thực tế thấy rằng, lợi thế lớn nhất của doanh nghiệp nhà nước là có cơ quanchủ quản, do mối quan hệ giữa hai chủ thể này khá gần gũi Hơn nữa, trong quátrình kinh doanh, doanh nghiệp thường dựa vào mối quan hệ nhiều hơn là hệ thốngluật pháp Đây là một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp nhànước và một số đơn vị có vỏ bọc tư nhân nhưng thực chất là “sân sau” của một sốcán bộ có chức, có quyền

Thế mạnh thứ hai của các doanh nghiệp nhà nước là quy hoạch ngành Vềhình thức, quy hoạch do các bộ ban hành, nhưng nó lại được soạn thảo bởi các tổngcông ty nhà nước Họ đã đưa vào quy hoạch những quy định để hạn chế người khácnhằm tạo thuận lợi cho mình Ngoài ra, quốc doanh còn được nhiều ưu ái về đất đai,tín dụng, quyền khai thác tài nguyên Các nông trường quốc doanh hiện đang kiểmsoát đến 25% diện tích đất nông nghiệp của quốc gia, nhưng chỉ tạo ra khoảng 1%tổng sản phẩm trong nước (GDP) Việc dành nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp nhànước đã tác động trực tiếp tới khả năng phát triển của khu vực tư nhân

Để tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong nước phát triển về quy mô, đặc biệt làkhu vực tư nhân, cần phải xét lại từ luật pháp, yếu tố nền tảng Luật pháp phải đượcthiết kế sao cho thực sự trở thành công cụ hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của

Trang 24

doanh nghiệp, đồng thời tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho mọi thànhphần kinh tế

1.3 Kinh nghiệm của một số địa phương lân cận về chính sách hỗ trợ phát triển.

Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, chúng ta chỉ xem xét vấn đề trên khía cạnhchính sách

1.3.1.Kinh nghiệm của một số địa phương.

1.3.1.1.Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội trong thực thi chính sách hỗ trợ phát triển KVKTTN.

Từ năm 2000 đến nay, Hà Nội có khoảng 21.235 DN với số vốn đăng ký gần50.845 tỷ đồng Tỷ trọng đóng góp vào NS thành phố liên tục tăng từ 11% năm

2000 lên 20.8% năm 2006 và 21.5% năm 2008 Doanh nghiệp tư nhân chiếmkhoảng 8% kim ngạch xuất khẩu, 75% tổng mức bán lẻ trên thị trường cung cấp60% lượng hàng hóa bán buôn cho các tỉnh lân cận và thu hút khoảng 50% lao độngtrên địa bàn Để có được những thành tựu trên có rất nhiều lý do song không thểkhông kể đến sự thông thoáng của Luật doanh nghiệp 2005 và vận dụng linh hoạtcác chính sách hỗ trợ phát triển của Chính phủ Để đảm bảo công bằng cho các DNthuộc khối tư nhân, lãnh đạo thành phố đã thực hiện tách chức năng quản lý doanhnghiệp với chức năng quản lý nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bànthành phố và tiến tới thực hiện quy chế đấu thầu quyền sử dụng đất để bình đẳnghóa về điều kiện tiếp cận đất đai

Để thực hiện chính sách hỗ trợ vốn tín dụng cho tất cả các doanh nghiệp,Tthủ đô đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ như: cho các DNVVN vay vốn ưuđãi từ Qũy hỗ trợ phát triển thành phố, hỗ trợ kinh phí đào tạo và khởi sự doanhnghiệp, miễn giảm tiền thuê đất, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong vàinăm đầu, hỗ trợ mặt bằng sản xuất kinh doanh, xây dựng các công trình xúc tiếnđiện tử

Trang 25

Bảng 1.2 Dư nợ cho vay KVKTTN của các Ngân hàng thương mại Nhà nước

trên địa bàn thành phố.

Đơn vị: triệu đồng

Các NHTMNN 1.754.579 3.294.266 5.844.956 10.083.711 21.776.445 24.755.044 32.184.941 Toàn địa bàn

Nguồn: Báo cáo tín dụng theo thành phần kinh tế năm 2001-2007.

Từ bảng số liệu ta thấy rằng, tỷ lệ các ngân hàng thương mại Nhà nước trênđịa bàn thành phố chiếm một tỷ lệ vốn tín dụng rất lớn, chiếm khoảng hơn 40% vốntín dụng trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Mặc dù, tỷ lệ cho vay của các ngânhàng thương mại nhà nước cho các doanh nghiệp tư nhân vay rất ít, chỉ có 6,44%năm 2001, nhưng có một dấu hiệu đáng mừng đó là tỷ lệ này gia tăng trong nhữngnăm gần đây, phần nào đã thể hiện được sự công bằng trong tiếp cận các nguồn vốntín dụng của các doanh nghiệp thuộc khối tư nhân

Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như: Về mặt bằng, doanh nghiệp tưnhân đi tìm đất cũng rất khó khăn Hiện nay, thành phố có khoảng hơn 40.000doanh nghiệp tư nhân, nhưng có đến 8.000 doanh nghiệp thiếu mặt bằng sản xuấtnghiêm trọng; thành phố có 20 cụm công nghiệp nhỏ và vừa nhưng cũng chỉ thu hút

có 143 doanh nghiệp tư nhân, giải quyết được hơn 10% nhu cầu Nếu tìm đất ngoàikhu công nghiệp, thì quy trình cũng rất phức tạp: từ việc doanh nghiệp tự đi tìm đất,

tự thỏa thuận đền bù với dân, xin địa phương phê duyệt dự án đầu tư, v.v đến khi

có đất, tất cả tới 8 bước, vài chục con dấu, chữ ký và nhanh nhất cũng mất gần mộtnăm Trong khi đó, có nhiều doanh nghiệp nhà nước lại đang thừa đất, doanhnghiệp tư nhân buộc phải thuê lại, nhưng với giá cả khá cao và thời gian không hạnđịnh chắc chắn Riêng năm 2008, chỉ số tiếp cận đất đai và tính ổn định trong sử

dụng đất đứng ở cuối bảng 64/64 chỉ đạt 4,73 điểm (Nguồn:chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2008).

Trang 26

Theo báo cáo về chỉ số CPI (chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh) của các tỉnh,thànhphố trong cả nước hàng năm như sau: chi phí gia nhập thị trường của Hà Nội đượcđánh giá là cao gần nhất cả nước ( năm 2006:đạt 5,73 điểm xếp 61/64) cả nước,năm 2007 là 63/64 với số điểm 6,23 và cao hơn so với mức trung bình của thế giới,chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2005 Hà Nội là 7/64, nhưng chỉ số này năm

2006 tụt xuống 40/64, tụt hạng này chủ yếu là do sự giảm sút chỉ số tính năng độngvà tiên phong của chính quyền cấp tỉnh (năm 2006 đạt 4,23 điểm, xếp 46/64) năm

2007 là 28/64, bên cạnh đó là sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, chovay chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước

1.3.1.2 Kinh nghiệm của Hải Dương trong thực thi chính sách hỗ trợ phát triển KVKTTN.

Tính đến 31/10/2008, tổng số DN hoạt động trên địa bàn HD là 1.304 DN,với tổng số vốn đăng ký là 3.396,192 tỷ đồng Tổng giá trị sản phẩm trong tỉnh củacác DNTN khoảng 2.850 tỷ đồng (chiếm khoảng gần 25% tổng sản phẩm của tỉnh).Năm 2007, các DNTN nộp NS 32 tỷ đồng Các đơn vị kinh tế hoạt động trên nhiềulĩnh vực khác nhau, song bước đầu hình thành nên một số ngành mũi nhọn như:công nghiệp sản xuất hàng may mặc, giày dép xuất khẩu, công nghiệp sản xuất vậtliệu xây dựng, công nghiệp chế biến hàng nông sản xuất khẩu, sản xuất hàng thủcông mỹ nghệ xuất khẩu

Cùng với các thành phần kinh tế khác, các doanh nghiệp dân doanh đã tạothêm nhiều việc làm mới cho người lao động Để có được những thành tựu trên, đólà sự vận dụng linh hoạt chính sách hỗ trợ phát triển KVKTTN của Chính phủ

CS tín dụng: ưu đãi về lãi suất vay vốn ( giảm 10%), giảm 30% đối với các

dự án đầu tư vào các cụm công nghiệp và làng nghề

CS đất đai: ưu đãi về giá thuê đất và miễn giảm tiền thuê đất Nhà đầu tưđược thuê đất với mức giá thấp nhất của khung giá đất, được miễn tiền thuê đấttrong 10 năm và giảm 50% cho các năm tiếp theo

CS thuế: ưu đãi về thuế TNDN Các dự án đầu tư được hỗ trợ từ NS tỉnhđược hưởng ưu đãi là 100% số thuế TNDN phải nộp trong 2 năm đầu và 50% sốthuế TNDN phải nộp trong một năm tiếp theo vào khu công nghiệp và 2 năm tiếptheoo vào cụm CN và làng nghề

Trang 27

CS lao động: NS tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo nghề nhưng tối đa khôngquá 1 triệu đồng/người trong cả khóa đào tạo

Nhưng bên cạnh đó còn tồn tại nhiều bất cập: trong CS lao động chỉ hỗ trợkinh phí đào tạo cho những DN có từ 100 lao động trở lên Theo báo cáo về chỉ sốCPI (chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh) của các tỉnh,thành phố trong cả nước hàng năm nhưsau : Chỉ số đào tạo lao động thấp chỉ đạt 3,99 điểm xếp 50/64 Chi phí gia nhập thịtrường cao (năm 2008 chỉ số gia nhập thị trường là 7,81 điểm, xếp 50/64) chínhđiều này đã ngăn cản các DN tham gia vào nền kinh tế

1.3.1.3 Kinh nghiệm của Phú Thọ trong thực thi chính sách hỗ trợ phát triển KVKTTN.

Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 1024 DN với tổng số vốn đăng ký là1.500 tỷ đồng, gấp 8,5 lần số vốn đăng ký trước đó Tăng trưởng GDP khu vựcKTTN giai đoạn 200-2004 là 11%( cả tỉnh là 9,5%), giai đoạn 2005-2008 là 13%.Tổng GDP khu vực KTTN năm 2004 chiếm 28% tổng GDP toàn tỉnh, năm 2007 là30,5% Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng công nghiệp hóa: tỷtrọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong GDP , tỷtrọng ngành nông lâm nghiệp giảm xuống

Ngoài những chính sách ưu đãi đầu tư chung của Nhà nước, tỉnh còn cónhững ưu đãi riêng nhằm thu hút mạnh các nhà đầu tư trong và ngoài nước Cácdoanh nghiệp được hưởng giá thuê đất theo giá thấp nhất của khung giá thuê đất;được chậm nộp tiền thuê đất 5 năm; được tỉnh cấp ngân sách hỗ trợ số tiền tươngđương với số thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm và giảm 50% cho 4 năm tiếptheo; được hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng công trình hạ tâng ( điện,đường, nước) đặc biệt, tỉnh còn có chính sách hỗ trợ về học nghề cho mỗi lao độngđịa phương được doanh nghiệp thu hút vào làm việc với kinh phí đào tạo công nhân

từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/người Hàng năm, tỉnh dành 10%-12% ngânsách tỉnh để đầu tư cho phát triển

Tuy nhiên, kết quả khai thác vốn đầu tư, nhất là đầu tư trong dân và cácdoanh nghiệp ở Phú Thọ vẫn còn hạn chế Các dự án đầu tư trong thời gian qua mớichủ yếu ở quy mô vừa và nhỏ, chưa thu hút được vốn vào lĩnh vực công nghệ cao.Bên cạnh đó, việc đào tạo nguồn nhân lực vẫn chưa được quan tâm đúng mức Một

Trang 28

số công ty vẫn chưa tuân thủ các quy định của pháp luật lao động về ký kết hợpđồng lao động, đóng BHXH, bảo đảm an toàn và vệ sinh an toàn lao động Quản lýNhà nước về quy hoạch, kiến trúc đô thị, tài nguyên đất đai còn nhiều hạn chế, thiếusót; quy hoạch các khu, cụm công nghiệp còn chưa đồng bộ, nhất là chưa xây dựngnhà ở và khu vui chơi giải trí cho người công nhân, tình trạng ô nhiễm môi trườngchưa được khắc phuc Theo báo cáo về chỉ số PCI hàng năm cho thấy: trong năm

2006, PCI là 226/64 ( chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh đạt 4,59– thấp và chính sách phát triển KTTN là 5,7 điểm), năm 2007 chỉ số PCI tụt hạngxuống còn 33/64, sự sụt giảm này là do chỉ số chính sách phát triển KTTN xuốngcòn 4,39 điểm

1.3.2.Bài học kinh nghiệm cho HY.

Từ quá trình thực thi các chính sách hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tư nhâncủa các địa phương trên, có thể rút ra một số bài học và vận dụng vào tỉnh HưngYên như sau:

Rà soát lại và sửa đổi, bổ sung toàn bộ hệ thống thể chế, chính sách cho phùhợp với tư duy mới, loại bỏ những thể chế, chính sách còn phân biệt đối xử giữadoanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân là hết sức cấp bách Đương nhiên,

đi đôi với việc hình thành hệ thống thể chế, chính sách, phải đẩy mạnh cải cáchhành chính, khắc phục những hành vi tiêu cực, sách nhiễu doanh nghiệp tư nhân củanhững công chức trong bộ máy công quyền đang làm tăng chi phí, hạn chế khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp Những nhiệm vụ này đã được nói đến nhiều lần, ởnhiều diễn đàn, vấn đề hiện nay là sự chỉ đạo thực hiện với quyết tâm ở tất cả cácngành, các cấp quản lý nhà nước.

Áp dụng chính sách tín dụng linh hoạt trên các khía cạnh như: giảm bớt thủtục cho vay (vấn đề về tín chấp và thế chấp); linh hoạt về lãi suất cho vay và không

có sự phân biệt đối xử với mọi loại hình trong khu vực kinh tế tư nhân

Thực hiện đúng các chủ trương chính sách hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế

tư nhân, không nên đưa ra các ưu đãi “vượt khung” giới hạn cho phép, tránh gây rahiện tượng “ vượt rào” trong thu hút đầu tư của tỉnh

Tạo điều kiện thuận lợi để các loại hình doanh nghiệp trong khu vực kinh tế

tư nhân có thể tiếp cận với các Qũy hỗ trợ phát triển DNVVN của Chính phủ,

Trang 29

không nên giới hạn ở việc biết thông tin nhưng không được “chạm tay” tới các gói

Trang 30

Chương II: Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển

KTTN trên địa bàn tỉnh HY.

2.1 Thực trạng phát triển KVKTTN

2.1.1 Thực trạng phát triển về lượng.

Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Hưng Yên thuộc loạihình doanh nghiệp vừa và nhỏ, đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết cácvấn đề xã hội mà Đảng và chính quyền địa phương đã đề ra như xóa đói giảmnghèo, và tạo việc làm

Từ ngày tái lập tỉnh (01/01/1997), do được quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi,khuyến khích thành lập doanh nghiệp nên nhân dân đã mạnh dạn đầu tư thành lậpdoanh nghiệp Đặc biệt từ sau ngày Luật doanh nghiệp có hiệu lực thi hành, nhiềuhạn chế đối với khu vực kinh tế tư nhân được bãi bỏ, quy định thành lập doanhnghiệp, thủ tục đăng ký kinh doanh đơn giản với chính sách Nhà nước khuyến khíchđầu tư, các doanh nghiệp này được tiếp cận và được hưởng nhiều ưu đãi đầu tư nhưcác thành phần kinh tế khác, kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh cả về số lượng vàchất lượng

Từ ngày 01/01/2000, Luật DN năm 2000 có hiệu lực thi hành, ngay trongnăm 2000 toàn tỉnh có 38 DN đăng ký với số vốn là 140,762 tỷ đồng Tiếp đó sốdoanh nghiệp mỗi năm được đăng ký tăng gấp 1,5 lần đến 2 lần năm trước đó Đếntháng 12/2004, số DN này là 723 với tổng số vốn đăng ký là 182196 triệu đồng với

số vốn đăng ký trung bình là 252 triệu đồng

Sự ra đời của Luật DN 2005, là một bước tiến mới cho DNTN cả nước nóichung và tỉnh HY nói riêng Số lượng doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, bìnhquân giai đoạn 2003 -2007 mỗi năm tăng khoảng 300 doanh nghiệp Đặc biệt, đếntháng 12/2008, tổng số DNTN hoạt động trên địa bàn là 2379 DN, tăng so với năm

2007 là 537 doanh nghiệp, tương ứng tăng 29,15% Tốc độ tăng trung bình cả thời

kỳ 2001-2008 là vào khoảng 50,7%/năm Thành phần của các loại hình doanhnghiệp trong khối tư nhân cũng thay đổi nhanh chóng theo hướng tăng tỷ trọng củahai loại hình doanh nghiệp là công ty cổ phần và công ty TNHH giảm tỷ trọng củaloại hình doanh nghiệp tư nhân

Trang 31

Bảng 2.1: Số DN thuộc KVKTTN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh tại

thời điểm 31/12 hàng năm.

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên năm 2007

Biểu đồ 2.1 Tăng trưởng doanh nghiệp thuộc KVKTTN trên địa bàn tỉnh HY

số doanh nghiệp của 4 huyện và thị xã Hưng Yên chiếm 79,89% số DN toàn tỉnh vàchiếm khoảng 81% số vốn đăng ký Sự phân bố không đều giữa các vùng là do lợithế cạnh tranh giữa các huyện khác nhau Vùng phía Bắc của tỉnh có lợi thế cạnhtranh tốt, có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế như giao thông thuậnlợi, còn lại các huyện xa trung tâm, có kinh tế khó khăn còn hạn chế phát triểndoanh nghiệp hoặc có phát triển thì các doanh nghiệp cũng nhỏ lẻ (ví dụ: Ân Thi:44

Trang 32

DN, Phù Cừ:50 DN…) Trong thành phần doanh nghiệp ở từng huyện, thị xã thìthành phần doanh nghiệp thuộc công ty TNHH chiếm tỷ trọng lớn vào khoảng gần50% tổng số doanh nghiệp trong toàn huyện, thị xã.

Bảng 2.2: Sự phân bố DN đang hoạt động năm 2008 phân theo huyện, thị xã.

Đơn vị: %

Chia ra DNTN Công ty

CP

Công ty TNHH

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên năm 2007

Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân, đã tạo ra nhiều việc làmcho người lao động trên địa bàn tỉnh nhất là khi Nhà nước có chủ trương cổ phầnhóa các DN nhà nước, chính động thái này đã đẩy một lượng lớn lao động sang khuvực kinh tế ngoài quốc doanh

Trang 33

Bảng 2.3: Số lao động trong các DN đang hoạt động tại thời điểm 31/12 phân

theo loại hình doanh nghiệp.

Đơn vị: Người

DN nhà nước 10.391 14.499 11.343 7.915 3.047 2.471 2.080 Trung ương 3.923 5.273 4.053 5.267 1.765 1.407 1.200 Địa phương 6.468 9.226 7.290 2.648 1.282 1.064 880

DN ngoài quốc doanh 8.583 19.779 27.962 36.996 45.904 56.222 70.277 Tập thể 2.748 1.936 1.591 2.090 1.575 1.890 2000

Công ty TNHH 4.021 11.283 15.988 20.010 22.248 25.194 29.562 Công ty CP có vốn

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên năm 2007.

Từ bảng số liệu trên cho ta thấy, bắt đầu từ năm 2004 trở đi, số lượng laođộng làm việc trong các DN Nhà nước giảm đi rõ rệt nhưng đồng thời số lao độnglàm việc trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng lên đột biến, từ 27.962 laođộng năm 2004 lên dến 36.996 lao động năm 2005 ( tăng 32,3%)và năm 2008 sốlao động này là 70.277 lao động ( tăng so với năm 2007 là 25%)

Các đơn vị KTTN đã thu hút được hơn 70.000 lao động ( trong đó 2000 laođộng trong các hộ kinh doanh cá thể và gần 68000 lao động trong các doanhnghiệp), chiếm gần 71,22% tổng số lao động toàn tỉnh

Bảng 2.4: GDP trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo thành phần kinh tế.

Trang 34

quốc doanh

Kinh tế có vốn

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên năm 2007

Tỷ trọng của khối KTTN trong GDP tăng qua các năm: năm 2003 là 16,92%;năm 2004 là 18,3%; năm 2007 là 24,03% và con số này năm 2008 là 23,03% Tỷtrọng đóng góp bình quân của KTTN trong giai đoạn 2003-2008 vào khoảng gần20% GDP toàn tỉnh

2.1.2 Sự thay đổi về chất

Đi cùng với sự phát triển về số lượng DN, đó là sự thay đổi về chất của khuvực kinh tế năng động này Sự biến đổi về chất được biểu hiện ở các mặt sau: cơcấu ngành của các doanh nghiệp, sự lớn mạnh về vốn đăng ký, năng suất doanhnghiệp ( doanh thu)

Bảng 2.5: Cơ cấu ngành của các DN trong khu vực KTTN qua các năm.

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên năm 2007 và sự tính toán của tác giả

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng, tỷ trọng các DN trong ngành CN-XD có

xu hướng giảm dần qua các năm, càng những năm gần đây càng giảm mạnh( giảmgần 5%/năm) , trong khi đó tỷ trọng các DN trong ngành DV tăng lên nhanh chóng,tốc độ tăng bình quân vào khoảng 6%/ năm Nguyên nhân của tình trạng này là doxuất phát từ chính những nguyên nhân chủ quan và khách quan của các DN này.Phần lớn các DN trong thành phần kinh tế tư nhân đều là các DNVVN, thiếu vốnsản xuất kinh doanh, thiếu mặt bằng sản xuất, trình độ quản lý yếu v.v…nên hạnchế nguồn lực có thể đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, thay vào đó họ chuyển sang kinhdoanh lĩnh vực dịch vụ

Thứ hai, sự thay đổi về chất của DN được thể hiện qua giá trị tài sản cố địnhcủa các DN biến động qua các năm

Trang 35

Bảng 2.6 Gía trị TSCĐ của các DN đang hoạt động tại thời điểm 31/12

phân theo loại hình DN.

Đơn vị:triệu đồng

Tổng số 1.394.063 2.124.394 2.859.545 3.057.687 4.502.180 5.023.354

Công ty TNHH 844.323 1.281.014 1.816.586 1.827.057 2.495.419 2.836.213Công ty CP 483.442 754.572 914.307 1.120.360 1.803.638 1.921.820

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên 2007

Biểu đồ 2.2: Sự gia tăng về GTTS của các DN giai đoạn 2003-2008

có giảm xuống nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ lớn ( khoảng hơn 55%) Bên cạnh đó, cáccông ty cổ phần cũng không ngừng lớn mạnh, và tăng mạnh bắt đầu từ 2006-2008,

từ hơn 1.120 tỷ đến gần 2.000 tỷ Nguyên nhân của sự lớn mạnh này chủ yếu là docác chủ trương chính sách của Nhà nước và chương trình hành động linh hoạt củatỉnh đã tạo các điều kiện thuận lợi và tâm lý yên tâm cho các chủ doanhnghiệp.Trong tương lai, có thể các doanh nghiệp trong KVKTTN này sẽ trở thànhcác tập đoàn lớn của tỉnh và đem lại giá trị kinh tế cao

Trang 36

Một khía cạnh khác của sự thay đổi về chất đó là hiệu quả kinh tế của cácDN.

Bảng 2.7: Doanh thu thuần sản xuât kinh doanh của các DN đang hoạt động

tại thời điểm 31/12 theo loại hình doanh nghiệp.

Nguồn: Báo cáo kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh Hưng Yên.

Từ bảng 2.7 và 2.8 ta thấy rằng, doanh thu của khu vực kinh tế này tăng quacác năm nhưng hiệu quả hoạt động kinh tế của các DN này biến động không đềuqua các năm ở giai đoạn 2003-2005, nhưng lại tăng mạnh bắt đầu từ năm 20006(300.773 triệu đồng) lên 1.203.684 triệu đồng (năm 2007) tăng 300,2% ; nhưng đếnnăm 2008 con số này giảm xuống là 1.100.231 triệu đồng do ảnh hưởng của khủnghoảng kinh tế

2.2 Các chủ trương, chính sách hỗ trợ KTTN hiện hành của Nhà nước

Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng và quan tâm đến sự phát triển của cácthành phần kinh tế trong đó đặc biệt quan tâm đến khu vực kinh tế tư nhân

+ Đại hội VI của Đảng khai mạc vào tháng 12/1986 Đại hội được đánh dấunhư một bước ngoặt mang tính lịch sử trong đổi mới tư duy và đường lối phát triểnđất nước trong thời kỳ mới, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, mà nội dung cốt lõilà phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, xóa bỏ cơ chế kinh tế tập trung

Trang 37

quan liêu bao cấp Trên cơ sở đó, chúng ta đã tiến hành công cuộc đổi mới toàn diệncác hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước theo 3 hướng chính sau đây:

Một là, chuyển đổi từ chính sách hạn chế kinh tế tư nhân sang nền kinh tế

nhiều thành phần với sự tồn tại của nhiều loại hình sở hữu, nhằm phát triển sản xuấtvà nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, trong đó kinh tế tư nhân được khuyến khíchphát triển

Hai là, từ cơ chế Nhà nước trực tiếp điều khiển các hoạt động của nền kinh

tế bằng kế hoạch pháp lệnh, gắn liền với chế độ bao cấp sang cơ chế kinh tế thịtrường có sự quản lý của Nhà nước ở tầm vĩ mô, bảo đảm quyền tự chủ kinh doanhcủa mọi doanh nghiệp, mọi đơn vị kinh tế

Ba là, từ cơ cấu kinh tế khép kín, mang nặng tính tự cấp tự túc tách biệt với

kinh tế khu vực và kinh tế quốc tế, chuyển sang nền kinh tế với hệ thống kinh tếmở, cả đối với trong nước và ngoài nước

+ Kế đến, đó là sự ra đời của Luật đầu tư nước ngoài (tháng 12/1987) chophép các tổ chức, cá nhân nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam dưới các hình thứcsau đây:

 Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh;

 Xí nghiệp hoặc Công ty liên doanh, gọi chung là xí nghiệp liên doanh;  Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài

+ Kinh tế tư doanh và kinh tế gia đình được công nhận và được khuyếnkhích phát triển (trước đây kinh tế tư nhân bị kỳ thị và bị cải tạo đi đến xóa bỏ),theo Nghị định số 27-CP và 29-CP của Chính phủ, ban hành tháng 3-1987 Cụ thểnhư sau: Ngày 9 tháng 3 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng đã ký các Nghị định số 27-HĐBT ban hành bản quy định chính sách đối với kinh tế cá thể, kinh tế tư doanhsản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp xây dựng, vận tải, Nghị định số 28-HĐBT ban hành bản quy định chính sách đối với các đơn vị kinh tế tập thể sản xuấtcông nghiệp, dịch vụ công nghiệp, xây dựng, vận tải, Nghị định số 29-HĐBT banhành bản quy định chính sách đối với kinh tế gia đình trong hoạt động sản xuất vàdịch vụ sản xuất Đây là các văn kiện quan trọng nhằm cụ thể hoá, thể chế hoá cácchủ trương mới về sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ ởnước ta, và đổi mới cơ chế quản lý theo Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt

Trang 38

Nam lần thứ VI, các Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 2, lần thứ 3 và lần thứ

4 (khoá VI)

+ Năm 1990, Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân ra đời, chính thứcthừa nhận về pháp lý đối với thành phần kinh tế tư nhân Hai văn bản này được xemnhư bản “đăng ký kết hôn” giữa thành phần kinh tế tư nhân với đời sống kinh tế

VN, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của DNTN Luật công ty để áp dụng cho công

ty cổ phần, công ty TNHH vì nó có tên là công ty Luật doanh nghiệp tư nhân ápdụng cho những đơn vị có thể có tên khác với từ công ty Như vậy tồn tại song songhai luật đó là: luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân

Đã gần 20 năm đi qua kể từ khi bắt đầu làm luật về kinh tế tư nhân, ôngNguyễn Đình Cung nhận xét ý nghĩa lớn nhất của Luật công ty và Luật doanhnghiệp tư nhân là lần đầu tiên trong lịch sử chế độ xã hội chủ nghĩa ở VN, kinh tế tưnhân được thừa nhận về mặt pháp lý Cột mốc này khẳng định sự tồn tại bất biếncủa kinh tế tư nhân trong xã hội

+ Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2000, được đánh giá là sự tiến bộlớn vì đã sáp nhập hai luật là luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990.Luật DN năm 2000 có nhiều tiến bộ hơn so với luật công ty và luật doanh nghiệp tưnhân năm 1990 thể hiện ở các điểm sau:

Luật được kết cấu khoa học, rõ ràng và không trùng lắp đã giúp các đốitượng được điều chỉnh và người thực thi áp dụng dễ dàng và thuận tiện

Luật đã đơn giản hoá tối đa thủ tục thành lập doanh nghiệp và giảm đáng kểchi phí gia nhập thị trường

Quy định đầy đủ và cụ thể hơn các loại hình doanh nghiệp theo cơ chế thịtrường; Thực hiện quyền tự do kinh doanh của công dân theo quy đinh của phápluật, áp dụng nguyên tắc "Công dân được quyền kinh doanh tất cả các ngành nghềmà pháp luật không cấm" Chuyển đổi căn bản phương thức quản lý Nhà nước từ

"Tiền kiểm" sang "Hậu kiểm"

+Đại hội lần thứ IX của Đảng (4-2001) khẳng định " Kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong

đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể

ngày càng trở thành nền tảng vững chắc" (Văn kiện Đại hội IX, Nxb Chính trị quốc

Trang 39

gia, 2001, tr 87) Đại hội quyết định "Khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tưnhân rộng rãi trong những ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật khôngcấm Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để kinh tế tư nhânphát triển trên những định hướng ưu tiên cùa Nhà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài;khuyến khích chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phần cho người laođộng , liên doanh, liên kết với nhau, với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước Xây

dựng quan hệ tốt giữa chủ doanh nghiệp và người lao động" (Sách đã dẫn, tr 99).

Bước chuyển biến mới về tư duy đối với kinh tế tư nhân được thể hiện rõtrong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Trung ương Khóa IX ( 3-2002) Theo Nghịquyết, "Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân.Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế nhiều

thành phần định hướng xã hội chủ nhghĩa" (Nghị quyết TƯ 5, Nxb Chính trị quốc

Trang 40

2.2.1 CS vốn, tín dụng

2.2.1.1 CS lãi suất

Từ 1988-1992, lãi suất ngân hàng chưa đủ thực hiện lãi suất thực dương, lãisuất cho vay thấp Từ tháng 10/1992 đến tháng 10/1992, NHNN bắt đầu thực hiệnlãi suất thực dương Cho đến cuối tháng 12/1995, NHNN vẫn quy định các mức lãisuất cụ thể cho vay của các tổ chức tín dụng

Từ tháng 8/2000, theo Quyết định 241/2000/QĐ-NHNN thay đổi cơ chế điềuhành lãi suất cho vay, theo đó NHNN sẽ ấn định một mức lãi suất, các tổ chức tíndụng sẽ căn cứ vào lãi suất cơ bản do NHNN công bố và một biên độ nhất định

Tháng 6/2002, NHNN áp dụng cơ chế lãi suất cho vay thỏa thuận

Nghiên cứu, hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện cho vay theo lãi suấtthỏa thuận quy định tại Nghị quyết số 23/2008/QH – XII ngày 6/11/2008 của Quốchội về kế hoạch phát triển kinh tế –xã hội năm 2009 trong quý I/2009 theo đó lãisuất cho vay của các ngân hàng thương mại không vượt quá 150% lãi suất cơ bản

Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 và Quyết định số131/2009/QĐ-TTg ngày 23/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tạo điều kiệncho các doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn của các ngân hàng thương mạithực hiện đầu tư dự án, phương án sản xuất kinh doanh theo Quy chế bảo lãnh chodoanh nghiệp vay vốn của ngân hàng thương mại ( gói hỗ trợ lãi suất 4%)

Như vậy, chúng ta thấy rằng, chính sách lãi suất đã được điều chỉnh linh hoạtvà theo xu hướng của thị trường tiền tệ đã góp phần để các DNTN có cơ hội tiếpcận được với các nguồn vốn tín dụng của Chính phủ

2.2.1.2 CS bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng.

Ngày 17/8/1996, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quy chế thế chấp cầm cốvà bảo lãnh vay vốn ngân hàng của các tổ chức, cá nhân kèm theo QĐ số 217/QĐ-NH1 Quy chế 217 quy định tất cả các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế vayvốn của các tổ chức tín dụng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm bằng tài sản vàmọi hợp đồng bảo đảm đều phải có chứng nhận của cơ quan công chứng

Ngày 29/12/1999, Chính phủ ban hành NĐ số 178/1999/NĐ-CP về bảo đảmtiền vay của các Tổ chức tín dụng ( NĐ 178) Các biện pháp được quy định trong

Ngày đăng: 17/04/2013, 22:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nhà xuất bản Lao động xã hội – Sách tham khảo “KTTN Việt Nam sau hai thập kỷ đổi mới - Thực trạng và những vấn đề” – TS. Đinh Thị Thơm, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: KTTN Việt Nam sau hai thập kỷ đổi mới - Thực trạng và những vấn đề
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động xã hội – Sách tham khảo “KTTN Việt Nam sau hai thập kỷ đổi mới - Thực trạng và những vấn đề” – TS. Đinh Thị Thơm
7. Nhà xuất bản Hà Nôi năm 2007 – Tài liệu tham khảo: “ Tìm hiểu luật đầu tư năm 2005” – CIEM và GTZ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu luật đầu tư năm 2005
Nhà XB: Nhà xuất bản Hà Nôi năm 2007 – Tài liệu tham khảo: “ Tìm hiểu luật đầu tư năm 2005” – CIEM và GTZ
2. Cục thống kê Hưng Yên - Niên giám thống kê năm 2007 Khác
3. htpt:// www.hungyen.gov.vn, Cổng thông tin doanh nghiệp Hưng Yên Khác
4. htpt:// www.hungyen.gov.vn, Cục thống kê Hưng Yên.5. htpt:// www.pci.gov.vn Khác
6. Nhà xuất bản Bộ tư pháp - Cẩm nang pháp luật kinh doanh dành cho DNVVN tập 1 - Vụ pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ tư pháp và GTZ Khác
8. Báo cáo hoạt động tiền tệ - tín dụng – ngân hàng tỉnh Hưng Yên các năm từ năm 2007 đến quý I/2009 – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hưng Yên Khác
9. Nghị quyết số 14/2009/ QĐ – TTg ngày 21 tháng 1 năm 2009 Khác
10. Nghị quyết số 13/2009/ QĐ – TTg ngày 23 tháng 1 năm 2009 Khác
11.Quyết định số 193/2001/QĐ-CP ngày 20/12/2001 Khác
12. Kế hoạch phát triển DNVVN tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006-2010 - UBND tỉnh Hưng Yên Khác
13. Tạp chí Lao động – Xã hội - số 278 năm 2006. và số 336 năm 2008 Khác
15.Tạp chí Tâm lý học, số 6 (87), tháng 6/2006 Khác
16. Vai trò của KVKTTN trong quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi - Tạp chí Kinh tế dự báo, số 9 năm 2004 Khác
18. Luật Doanh nghiệp năm 2005 – Nhà xuất bản Tư pháp Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Hình thức vay vốn kinh doanh - Hoàn thiện chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Bảng 1.1 Hình thức vay vốn kinh doanh (Trang 19)
Bảng 1.1: Hình thức vay vốn kinh doanh - Hoàn thiện chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Bảng 1.1 Hình thức vay vốn kinh doanh (Trang 19)
Bảng 2.2: Sự phân bố DN đang hoạt động năm 2008 phân theo huyện, thị xã. - Hoàn thiện chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Bảng 2.2 Sự phân bố DN đang hoạt động năm 2008 phân theo huyện, thị xã (Trang 32)
Bảng 2.2: Sự phân bố DN đang hoạt động năm 2008 phân theo huyện, thị xã. - Hoàn thiện chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Bảng 2.2 Sự phân bố DN đang hoạt động năm 2008 phân theo huyện, thị xã (Trang 32)
Bảng 2.3: Số lao động trong các DN đang hoạt động tại thời điểm 31/12 phân theo loại hình doanh nghiệp. - Hoàn thiện chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Bảng 2.3 Số lao động trong các DN đang hoạt động tại thời điểm 31/12 phân theo loại hình doanh nghiệp (Trang 33)
Từ bảng số liệu trên cho ta thấy, bắt đầu từ năm 2004 trở đi, số lượng lao động làm việc trong các DN Nhà nước giảm đi rõ rệt nhưng đồng thời số lao động  làm việc trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng lên đột biến, từ 27.962 lao  động năm 2004 lên  - Hoàn thiện chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
b ảng số liệu trên cho ta thấy, bắt đầu từ năm 2004 trở đi, số lượng lao động làm việc trong các DN Nhà nước giảm đi rõ rệt nhưng đồng thời số lao động làm việc trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng lên đột biến, từ 27.962 lao động năm 2004 lên (Trang 33)
Bảng 2.3: Số lao động trong các DN đang hoạt động tại thời điểm 31/12 phân  theo loại hình doanh nghiệp. - Hoàn thiện chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Bảng 2.3 Số lao động trong các DN đang hoạt động tại thời điểm 31/12 phân theo loại hình doanh nghiệp (Trang 33)
Bảng 2.5: Cơ cấu ngành của các DN trong khu vực KTTN qua các năm. - Hoàn thiện chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Bảng 2.5 Cơ cấu ngành của các DN trong khu vực KTTN qua các năm (Trang 34)
Bảng 2.5: Cơ cấu ngành của các DN trong khu vực KTTN qua các năm. - Hoàn thiện chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Bảng 2.5 Cơ cấu ngành của các DN trong khu vực KTTN qua các năm (Trang 34)
Về tình hình cho vay của từng ngân hàng và các tổ chức tín dụng qua các năm được thể hiện qua bảng số liệu sau: - Hoàn thiện chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
t ình hình cho vay của từng ngân hàng và các tổ chức tín dụng qua các năm được thể hiện qua bảng số liệu sau: (Trang 47)
Dựa vào bảng số liệu ta thấy, tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng và tổ chức tín dụng tăng đểu qua các năm bình quân khoảng 1.700 tỷ đồng, năm 2007 tăng  so với 2006 là 32,3%; năm 2008 so với năm 2007 tăng khoảng 22,3% - Hoàn thiện chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
a vào bảng số liệu ta thấy, tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng và tổ chức tín dụng tăng đểu qua các năm bình quân khoảng 1.700 tỷ đồng, năm 2007 tăng so với 2006 là 32,3%; năm 2008 so với năm 2007 tăng khoảng 22,3% (Trang 47)
Bảng 2.10. Tình hình tổng dư nợ của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng. - Hoàn thiện chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Bảng 2.10. Tình hình tổng dư nợ của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng (Trang 47)
Bảng 2.11 .Thực hiện trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNVVN 6 tháng đầu năm 2007. - Hoàn thiện chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Bảng 2.11 Thực hiện trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNVVN 6 tháng đầu năm 2007 (Trang 49)
Bảng 2.12. Kế hoạch trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNVVN năm 2008 - Hoàn thiện chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Bảng 2.12. Kế hoạch trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNVVN năm 2008 (Trang 49)
Bảng 2.13. Tình hình giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh HY giai đoạn 2003-2008. - Hoàn thiện chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Bảng 2.13. Tình hình giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh HY giai đoạn 2003-2008 (Trang 50)
Bảng 2.13. Tình hình giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh HY giai đoạn  2003-2008. - Hoàn thiện chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Bảng 2.13. Tình hình giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh HY giai đoạn 2003-2008 (Trang 50)
Bảng 2.14. Tình hình thực thi chính sách đất đai trên địa bàn tỉnh HY. - Hoàn thiện chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Bảng 2.14. Tình hình thực thi chính sách đất đai trên địa bàn tỉnh HY (Trang 53)
Bảng 2.14. Tình hình thực thi chính sách đất đai trên địa bàn tỉnh HY. - Hoàn thiện chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Bảng 2.14. Tình hình thực thi chính sách đất đai trên địa bàn tỉnh HY (Trang 53)
Bảng 3.2. Biểu ước tính số DN được nhận hỗ trợ tín dụng thương mại - Hoàn thiện chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Bảng 3.2. Biểu ước tính số DN được nhận hỗ trợ tín dụng thương mại (Trang 64)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w