KVKTTN.
Tính đến 31/10/2008, tổng số DN hoạt động trên địa bàn HD là 1.304 DN, với tổng số vốn đăng ký là 3.396,192 tỷ đồng. Tổng giá trị sản phẩm trong tỉnh của các DNTN khoảng 2.850 tỷ đồng (chiếm khoảng gần 25% tổng sản phẩm của tỉnh). Năm 2007, các DNTN nộp NS 32 tỷ đồng. Các đơn vị kinh tế hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, song bước đầu hình thành nên một số ngành mũi nhọn như: công nghiệp sản xuất hàng may mặc, giày dép xuất khẩu, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến hàng nông sản xuất khẩu, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.
Cùng với các thành phần kinh tế khác, các doanh nghiệp dân doanh đã tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động. Để có được những thành tựu trên, đó là sự vận dụng linh hoạt chính sách hỗ trợ phát triển KVKTTN của Chính phủ.
CS tín dụng: ưu đãi về lãi suất vay vốn ( giảm 10%), giảm 30% đối với các dự án đầu tư vào các cụm công nghiệp và làng nghề.
CS đất đai: ưu đãi về giá thuê đất và miễn giảm tiền thuê đất. Nhà đầu tư được thuê đất với mức giá thấp nhất của khung giá đất, được miễn tiền thuê đất trong 10 năm và giảm 50% cho các năm tiếp theo.
CS thuế: ưu đãi về thuế TNDN. Các dự án đầu tư được hỗ trợ từ NS tỉnh được hưởng ưu đãi là 100% số thuế TNDN phải nộp trong 2 năm đầu và 50% số thuế TNDN phải nộp trong một năm tiếp theo vào khu công nghiệp và 2 năm tiếp theoo vào cụm CN và làng nghề.
CS lao động: NS tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo nghề nhưng tối đa không quá 1 triệu đồng/người trong cả khóa đào tạo
Nhưng bên cạnh đó còn tồn tại nhiều bất cập: trong CS lao động chỉ hỗ trợ kinh phí đào tạo cho những DN có từ 100 lao động trở lên. Theo báo cáo về chỉ số CPI (chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh) của các tỉnh,thành phố trong cả nước hàng năm như sau : Chỉ số đào tạo lao động thấp chỉ đạt 3,99 điểm xếp 50/64. Chi phí gia nhập thị trường cao (năm 2008 chỉ số gia nhập thị trường là 7,81 điểm, xếp 50/64) chính điều này đã ngăn cản các DN tham gia vào nền kinh tế.