Kết quả đạt được ( tác động tích cực)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 46 - 54)

Trong việc thực thi chính sách tín dụng

Trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều hệ thống ngân hàng, quỹ tín dụng như: Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Công thương Hưng Yên….Trên địa bàn tỉnh khoảng gần 40 chi nhánh và phòng giao dịch của các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Hệ thống Ngân hàng mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa hình thức cho vay vốn, mở rộng cho vay đến các thành phần kinh tế, mạng lưới ngân hàng xuông tận huyện, xã chính điều kiện này đã tạo khả năng tiếp cận vốn từ các ngân hàng của các doanh nghiệp.

Trong năm qua, các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng đã bám sát chương trình kinh tế của tỉnh và định hướng của ngành, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế về nguồn vốn của mình, đã chủ động khai thác và mở rộng đầu tư cho vay tới mọi khách hàng, hạn chế cho vay hoặc dừng cho vay đối với các doanh nghiệp quốc doanh làm ăn kém hiệu quả. Với chủ trương thực hiện chiến lược khách hàng nhằm khai thác nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế đến dân cư, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã mở rộng mạng lưới hoạt động, huy động vốn từ tiền gửi hoạt động đến tiền gửi tiết kiệm, từ tiền gửi bằng đồng Việt nam đến ngoại tệ, đã áp dụng nhiều hình thức huy động với những kỳ hạn linh hoạt, lãi suất đa dạng, hợp lý; Một số đơn vị còn thực hiện chính sách ưu đãi với khách hàng như tặng quà, quay số trúng thưởng...Kết quả đầu tư cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh HY đạt được khá cao, đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho các đơn vị, tổ chức kinh tế để phát triển sản xuất, kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

gần đây

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2006 2007 2008 Qúy

I/2009

Tổng dư nợ cho vay 5.323,6 7.043 8.707 9.073

Phân loại dư nợ theo thời hạn - Ngắn hạn - Trung, dài hạn 3.485,4 1.838,3 4.711,3 2.331,7 5.556 3.140 5.893 3.180 Phân loại dư nợ theo thành phần kinh tế

- KV dân doanh - KV quốc doanh. 5.281,9 42,2 6.988,9 54,2 8.582 125 8.957 116

Nguồn: Báo cáo hoạt động tiền tệ - tín dụng- ngân hàng năm 2006 – quý I/2009.

Dựa vào bảng số liệu ta thấy, tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng và tổ chức tín dụng tăng đểu qua các năm bình quân khoảng 1.700 tỷ đồng, năm 2007 tăng so với 2006 là 32,3%; năm 2008 so với năm 2007 tăng khoảng 22,3%. Trong đó, tổng dư nợ cho vay trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn ( chiếm 99,2% năm 2007;98,65 năm 2008 và 98,7% quý I/2009) và tăng qua các năm.

Về tình hình cho vay của từng ngân hàng và các tổ chức tín dụng qua các năm được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.10. Tình hình tổng dư nợ của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2006 2007 2008 Quý I/2009

NH Nông nghiệp 2.010,4 2.510 2.915 3.250

NH Đầu tư 1.090 1.300 1.855 1.730

NH Công thương HY 347,3 342 600 550

NH Công thương khu vực Mỹ Hào 155,7 300 380 397

NH Chính sách- xã hội 422,5 531,8 769,6 869

NH Sacombank 276,1 455,5 485 530

NH TMCP Á châu 102,4 277,2 202,6 184

NH TMCP Kỹ thương 182,8 270,4 230,1 221

NH Ngoại thương 220 350 500 472

Quỹ TD Trung ương 140,6 165,6 195,8 270

Hệ thống Qũy TD nhân dân cơ sở 376,5 490,5 573,9 600

Tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng tăng nhanh qua các năm, tốc độ tăng nhiều nhất và cho vay lớn nhất là NH Nông nghiệp (chiếm khoảng 35% tổng dư nợ tín dụng ), tiếp đến là NH Đầu tư (chiếm gần 20,5%), trong khi đó cho vay ít nhất là NH Công thương khu vực Mỹ Hào chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 3%).

Theo tin từ Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh, trong tháng đầu tiên thực hiện hỗ trợ lãi suất tiền vay theo Quyết định số 131/QĐ-TTg và Thông tư số 02/2009/TT-NHNN, đã có trên 898 tỷ 460,3 triệu đồng được “bơm” vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của tỉnh, có 3.124 khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế được nhận vốn theo chương trình hỗ trợ lãi suất. Địa phương có tổng dư nợ nhiều nhất đến thời điểm này là huyện Yên Mỹ với 180 khách hàng vay trên 235,7 tỷ đồng, huyện Khoái Châu có 644 khách hàng vay trên 158,5 tỷ đồng, huyện Mỹ Hào có 366 khách hàng vay trên 158,1 tỷ đồng… Ngân hàng thương mại có số dư nợ cho vay cao nhất đến thời điểm này là: Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp - PTNT cho vay 527 tỷ 297 triệu đồng, Chi nhánh Ngân hàng Công thương trên 156 tỷ đồng, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển 88 tỷ 290 triệu đồng… Cũng theo Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh, đã có 327 doanh nghiệp được vay vốn của các ngân hàng thương mại theo chương trình hỗ trợ lãi suất với tổng số tiền đã giao nhận là 479 tỷ 59 triệu đồng. Các ngân hàng vẫn đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thẩm định dự án, giúp doanh nghiệp sớm có được nguồn vốn để duy trì sản xuất.

Qua phân tích trên ta thây, vấn đề tiếp cận vốn của của các doanh nghiệp với các nguồn vốn tín dụng đã được cải thiện, chủ trương hỗ trợ lãi suất vốn vay, kích cầu tổng thể nền kinh tế của Chính phủ đã bước đầu giúp hàng trăm doanh nghiệp và hộ sản xuất, kinh doanh duy trì sản xuất, giảm giá thành sản phẩm và giải quyết được hàng nghìn việc làm cho người lao động.

Về thực thi chinh sách lao động.

Thực hiện công văn số: 5088/BKH-PTDN ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Bộ Kế hoạch – đầu tư về việc ước thực hiện kế hoạch trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNVVN trong 6 tháng năm 2007 và 2008.

Bảng 2.11 .Thực hiện trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNVVN 6 tháng đầu năm 2007. Tên lớp Số lớp Số người KP. TW (Tr.đ) KP.ĐP (Tr.đ) Nguồn khác (Tr.đ) Tập huấn Luật DN 2005 và các NĐ hướng dẫn thi hành 1 150 34,36 16,2

Hội thảo WTO với các DNVVN 1 70 25 Chuyên đề lập kế hoạch kinh doanh. 3 90 - 24 38,31 Chuyên đề lập kế hoạch bán hàng và tiếp thị 1 32 - 7 11,45

Bồi dưỡng cán bộ quản lý

2 60 29,67

Tổng 8 402 34,36 101,87 49,76

Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNVVN.

Bảng 2.12. Kế hoạch trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNVVN năm 2008

Tên lớp Số lớp Số người KP.TW (Tr.đ) KP.ĐP (Tr.đ) Đào tạo khởi sự doanh nghiệp

- Chuyên để lập kế hoạch kinh doanh.

8 240 - 64

- Chuyên đề kỹ năng bán hàng và tiêu thụ sản phẩm

8 240 45 73

- Chuyên đề khởi sự doanh nghiệp 20 680 180 228

- Kế toán máy 4 120 45 45

Tổng số 50 1880 340 570

Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNVVN

Từ hai bảng số liệu ta thấy rằng, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh thực hiện rất tốt. Số người được đào tạo theo sự chỉ đạo của Bộ KH-ĐT tăng lên nhanh chóng, từ 402 người năm 2007 lên 1880 năm 2008 gấp 4,35 lần; đồng thời kinh phí đào tạo được hỗ trợ cũng tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là kinh phí địa

phương tăng mạnh nhất ( tăng 468,13 triệu đồng) điều đó thể hiện rằng lãnh đạo tỉnh rất chú trọng việc đào tạo nguồn nhân lực cho các DNVVN.

Bên cạnh đó, vấn đề giáo dục và đào tạo cũng phát triển mạnh đáp ứng tốt nhu cầu nguồn nhân lực trên địa bàn.

Bảng 2.13. Tình hình giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh HY giai đoạn 2003-2008. Đơn vị: người Năm Tổng số trường Tổng số SV Chia ra theo trình độ THCN ĐH Số trường Số SV Số trường Số SV Số trường Số SV 2003 9 11.953 5 2.948 3 8.550 1 455 2004 9 14.851 5 5.063 3 8.367 1 1.421 2005 9 17.183 5 5.292 3 9.518 1 2.373 2006 9 22.030 4 5.767 3 11.121 2 5.142 2007 10 28.573 4 5.884 3 14.373 3 8.316 2008 11 32.473 5 6.012 3 16.230 3 10.231

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên năm 2007 cùng với sự tính toán của tác giả.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, thực trạng đào tạo nguồn lao động trên địa bàn tỉnh HY có chuyển biến rất tốt. Số lượng sinh viên theo học tăng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng bình quân cả kỳ giai đoạn 2003-2008 là khoảng gần 20%/năm. Trong số đó, số lượng sinh viên đại học tăng mạnh trong những năm gần đây, năm 2008 tăng 23% so với năm 2007 điều này thể hiện rằng trình độ tay nghề của nguồn nhân lực sẽ được cải thiện đáng kể trong một vài năm tới. Lượng sinh viên đại học này sẽ bổ sung một lực lượng lao động có chất xám cao cho các doanh nghiệp trong tương lai.

Ta nhận thấy rằng, trong tổng số trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp thì tỷ trọng trường công lập chiếm tỷ lệ cao. Năm 2008, trong 11 trường thì có 9/11 trường là trường công lập, kinh phí hoạt động chủ yếu là do ngân sách nhà nước và địa phương.

Ngoài ra, chúng ta phải kể đến một số lượng lớn các trung tâm dạy nghề hoạt động trên địa bàn tỉnh. Hàng năm đào tạo ra một số lượng lớn công nhân cung cấp lao động cho các doanh nghiệp và các khu công nghiệp. Đó là phải kể đến sự hoạt

động của Trung tâm khuyến công tỉnh: Đào tạo nghề theo “địa chỉ” tạo việc làm cho người lao động -- Thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu lao động cho các doanh nghiệp, làng nghề. Năm 2008, Trung tâm Khuyến công tỉnh đã triển khai được 22 lớp đào tạo, truyền nghề cho 1.015 học viên ở các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề từ nguồn kinh phí khuyến công của tỉnh với số tiền đầu tư trên 526,4 triệu đồng. Ba tháng đầu năm 2009, Trung tâm khuyến công tỉnh phối hợp với các doanh nghiệp, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp tổ chức khai giảng 18 lớp đào tạo nghề cho khoảng 800 lao động khu vực các huyện Khoái Châu, Yên Mỹ, Phù Cừ, thành phố Hưng Yên.

Đợt đào tạo nghề này ngoài việc thực hiện Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/06/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, đề án khuyến công của tỉnh, đây còn là kết quả của chương trình khảo sát những tác động khó khăn của suy thoái kinh tế với doanh nghiệp, làng nghề, lao động nông thôn. Nét mới trong công tác đào tạo nghề bằng nguồn kinh phí khuyến công của tỉnh năm nay là ngoài việc cam kết tiếp nhận, tạo việc làm cho người lao động, các doanh nghiệp được thụ hưởng dự án phải chứng minh được khả năng tạo việc làm cho người lao động ngay sau khi khoá đào tạo kết thúc và duy trì việc làm ổn định cho người lao động trong năm 2009. Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, nhiều doanh nghiệp cắt giảm nhân công, người lao động các khu công nghiệp không có việc làm thì chương trình đào tạo nghề “theo địa chỉ” đã chứng minh được hiệu quả bước đầu của việc hỗ trợ việc làm cho người lao động.

Công ty TNHH Hảo Bảo (Khoái Châu),với sự hỗ trợ của Trung tâm khuyến công, trong những thánh đầu năm 2009 công ty mở 2 lớp đào tạo nghề với khoảng 100 lao động. Phương thức tổ chức lớp học lần này dựa trên cơ sở số công nhân tuyển dụng mới, Trung tâm khuyến công tổ chức lớp đào tạo nghề miễn phí trong thời gian 3 tháng, trong quá trình học, người lao động được sát hạch tay nghề và bố trí ngay vào dây chuyền sản xuất khi đạt yêu cầu. Ngoài phần kinh phí hỗ trợ từ nguồn khuyến công, sản phẩm do công nhân thực tập làm ra được công ty chi trả theo đúng quy định như những lao động bình thường khác.

Còn với Công ty TNHH sản xuất và thương mại Phú Hưng (Phù Cừ), để chuẩn bị khởi động dự án, sản xuất lô hàng xuất khẩu đầu tiên, trong đợt này, được

sự hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia, công ty đã tuyển dụng và mở 4 lớp đào tạo nghề cho gần 200 lao động

Qua 2 năm hoạt động, đề án khuyến công của tỉnh được triển khai tương đối toàn diện và hiệu quả, trong đó có hoạt động đào tạo nghề miễn phí, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Hoạt động đào tạo nghề, hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục, duy trì sản xuất, nâng cao năng lực và xây dựng thương hiệu bằng nguồn vốn khuyến công quốc gia và nguồn kinh phí khuyến công của tỉnh đang được Trung tâm khuyến công tỉnh, phòng Công thương các huyện triển khai tích cực nhằm hạn chế tối đa lao động mất việc, bảo đảm an sinh xã hội. Đây cũng là cơ hội tốt để doanh nghiệp ổn định sản xuất.

Do ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới năm 2009, tỉnh thực hiện chương trình:”Hỗ trợ người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp”. Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hưng Yên vừa phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh triển khai chương trình hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong các doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế theo Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg ngày 23/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Mức vay tối đa bằng tổng số kinh phí để thanh toán nợ tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội và trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc phải trả cho người lao động bị mất việc làm. Thời hạn cho vay tối đa 12 tháng, lãi suất 0%.

Nhìn chung, lãnh đạo tỉnh rất chú trọng đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh bằng cách trích ngân sách địa phương hỗ trợ các dự án đào tạo, và kinh phí dạy nghề cho các trung tâm dạy nghề và đào tạo lại trong các doanh nghiệp.

Về thực thi chính sách đất đai.

Kể từ năm 1997 đến năm 2008, chính quyền tỉnh đã cấp 42.291.648 m2 cho các doanh nghiệp thuộc khối kinh tế tư nhân làm mặt bằng sản xuất kinh doanh, chiếm 4,6% tổng diện tích đất toàn tỉnh ( toàn tỉnh có 923.452.500 m2).

Bảng 2.14. Tình hình thực thi chính sách đất đai trên địa bàn tỉnh HY.

Đơn vị:% Chỉ số % DN có GCNQSD đất hoặc đang trong quá trình chờ nhận % DN cho rằng thiếu mặt bằng kinh doanh hạn chế khả năng mở rộng kinh doanh của họ % DN thuê lại đất từ DNNN % DN đánh giá Chính sách chuyển đổi đất nông nghiệp của tỉnh là tốt hoặc rất tốt 2006 48,89 62,22 8,11 71,01 2007 65,63 62,96 3,64 79,12 2008 70,18 60 11,12 38,3

Nguồn: Tổng hợp chỉ số CPI giai đoạn 2006-2008

Căn cứ vào bảng số liệu ta thấy, phần trăm doanh nghiệp được tiếp cận với mặt bằng đất đai và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tăng nhanh qua các năm, tăng mạnh nhất là năm 2007 từ 48,89% lên 65,63%. Chính sách chuyển đổi đất nông nghiệp của tỉnh được đánh giá là rất tốt, điều này cho thấy chính quyền tỉnh phần nào đã tạo ra được môi trường bình đẳng giữa các thành phần kinh tế về mặt bằng sản xuất kinh doanh.

Một trong những hoạt động nổi bật và rất thành công trên địa bàn tỉnh đó là sự hoạt động có hiệu quả của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, là cầu nối giữa doanh nghiệp và lãnh đạo tỉnh. Hàng quý, năm Hiệp hội này, thường tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp 3 bên để đưa ra được những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp đồng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w