Kinh nghiệm của Phú Thọ trong thực thi chính sách hỗ trợ phát triển

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 27 - 30)

KVKTTN.

Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 1024 DN với tổng số vốn đăng ký là 1.500 tỷ đồng, gấp 8,5 lần số vốn đăng ký trước đó. Tăng trưởng GDP khu vực KTTN giai đoạn 200-2004 là 11%( cả tỉnh là 9,5%), giai đoạn 2005-2008 là 13%. Tổng GDP khu vực KTTN năm 2004 chiếm 28% tổng GDP toàn tỉnh, năm 2007 là 30,5%. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng công nghiệp hóa: tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong GDP , tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp giảm xuống.

Ngoài những chính sách ưu đãi đầu tư chung của Nhà nước, tỉnh còn có những ưu đãi riêng nhằm thu hút mạnh các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp được hưởng giá thuê đất theo giá thấp nhất của khung giá thuê đất; được chậm nộp tiền thuê đất 5 năm; được tỉnh cấp ngân sách hỗ trợ số tiền tương đương với số thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm và giảm 50% cho 4 năm tiếp theo; được hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng công trình hạ tâng ( điện, đường, nước).. đặc biệt, tỉnh còn có chính sách hỗ trợ về học nghề cho mỗi lao động địa phương được doanh nghiệp thu hút vào làm việc với kinh phí đào tạo công nhân từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/người. Hàng năm, tỉnh dành 10%-12% ngân sách tỉnh để đầu tư cho phát triển.

Tuy nhiên, kết quả khai thác vốn đầu tư, nhất là đầu tư trong dân và các doanh nghiệp ở Phú Thọ vẫn còn hạn chế. Các dự án đầu tư trong thời gian qua mới chủ yếu ở quy mô vừa và nhỏ, chưa thu hút được vốn vào lĩnh vực công nghệ cao. Bên cạnh đó, việc đào tạo nguồn nhân lực vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Một số công ty

vẫn chưa tuân thủ các quy định của pháp luật lao động về ký kết hợp đồng lao động, đóng BHXH, bảo đảm an toàn và vệ sinh an toàn lao động. Quản lý Nhà nước về quy hoạch, kiến trúc đô thị, tài nguyên đất đai còn nhiều hạn chế, thiếu sót; quy hoạch các khu, cụm công nghiệp còn chưa đồng bộ, nhất là chưa xây dựng nhà ở và khu vui chơi giải trí cho người công nhân, tình trạng ô nhiễm môi trường chưa được khắc phuc. Theo báo cáo về chỉ số PCI hàng năm cho thấy: trong năm 2006, PCI là 226/64 ( chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh đạt 4,59 – thấp và chính sách phát triển KTTN là 5,7 điểm), năm 2007 chỉ số PCI tụt hạng xuống còn 33/64, sự sụt giảm này là do chỉ số chính sách phát triển KTTN xuống còn 4,39 điểm.

1.3.2.Bài học kinh nghiệm cho HY.

Từ quá trình thực thi các chính sách hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tư nhân của các địa phương trên, có thể rút ra một số bài học và vận dụng vào tỉnh Hưng Yên như sau:

Rà soát lại và sửa đổi, bổ sung toàn bộ hệ thống thể chế, chính sách cho phù hợp với tư duy mới, loại bỏ những thể chế, chính sách còn phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp tư nhân là hết sức cấp bách. Đương nhiên, đi đôi với việc hình thành hệ thống thể chế, chính sách, phải đẩy mạnh cải cách hành chính, khắc phục những hành vi tiêu cực, sách nhiễu doanh nghiệp tư nhân của những công chức trong bộ máy công quyền đang làm tăng chi phí, hạn chế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Những nhiệm vụ này đã được nói đến nhiều lần, ở nhiều diễn đàn, vấn đề hiện nay là sự chỉ đạo thực hiện với quyết tâm ở tất cả các ngành, các cấp quản lý nhà nước.

Áp dụng chính sách tín dụng linh hoạt trên các khía cạnh như: giảm bớt thủ tục cho vay (vấn đề về tín chấp và thế chấp); linh hoạt về lãi suất cho vay và không có sự phân biệt đối xử với mọi loại hình trong khu vực kinh tế tư nhân.

Thực hiện đúng các chủ trương chính sách hỗ trợ phát triển khu vực kinh tế tư nhân, không nên đưa ra các ưu đãi “vượt khung” giới hạn cho phép, tránh gây ra hiện tượng “ vượt rào” trong thu hút đầu tư của tỉnh.

Tạo điều kiện thuận lợi để các loại hình doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân có thể tiếp cận với các Qũy hỗ trợ phát triển DNVVN của Chính phủ, không

nên giới hạn ở việc biết thông tin nhưng không được “chạm tay” tới các gói hỗ trợ từ Chính phủ.

Giam chi phí gia nhập thị trường ( năm 2006, chỉ số này của HY là 6,65 xếp 51/64) và chỉ số này năm 2007 không có biến chuyển, năm 2008 là 59/64. Bên cạnh đó, còn phải cải thiện chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh.

Chương II: Đánh giá tình hình thực thi chính sách hỗ trợ phát triển KTTN trên địa bàn tỉnh HY.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 27 - 30)