Phương hướng hoàn thiện các CS hỗ trợ phát triển

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 65 - 72)

3.2.1. CS vốn, tín dụng.

Vốn là một vấn đề rất quan trọng và bức xúc có ảnh hưởng trực tiếp với việc phát triển của kinh tế tư nhâ. Những giải pháp về vốn cho tư nhân có vai trò quan trọng hàng đầu giúp khu vực kinh tế này thoát khỏi vòng luẩn quẩn của mình và phát triển đúng hướng, hiệu quả.

Thứ nhất, tạo điều kiện tăng cường nguồn vốn trung và dài hạn, đơn giản hóa thủ tục vay vốn và nâng cao trình độ thẩm định dự án cho vay. Từ thực trạng phân tích ở trên, ta thấy tỷ lệ dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm gần 70% tổng dư nợ tại các ngân hàng trong khi đó tỷ lệ dư nợ cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm gần 30%. Do vậy, ngoài việc các ngân hàng tăng cường cho vay trung và dài hạn, chính quyền tỉnh nên tạo mọi điều kiện cho thị trường chứng khoán ( cho phép các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu và trái phiếu) phát triển. Bên cạnh đó, để tăng cường nguồn trung và dài hạn, trên địa bàn Hưng Yên là nghiệp vụ “cho thuê tài chính” thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính giữa bên cho thuê và bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê. Theo quy định tại Nghị định 65, bên cạnh việc cho thuê tài chính do các công ty cho thuê tài chính thwucj hiện theo quy định tại Luật các Tổ chức tín dụng và Nghị định số 16 thì công ty cho thuê tài chính còn được bổ sung thêm nghiệp vụ “cho thuê vận hành”. Cho thuê vận hành là hình thức cho thuê tài sản, theo đó bên thuê sử dụng tài sản của bên

cho thuê trong một thời gian nhất định và sẽ trả lại tài sản đó cho bên cho thuê khi kết thúc thời hạn cho thuê tài sản. bên cho thuê giữ quyền sở hữu tài sản cho thuê và nhận tiền cho thuê theo hợp đồng cho thuê. Đây là một hình thức cấp tín dụng mới của Công ty cho thuê tài chính. Hình thức này rất phù hợp với điều kiện hiện có của DNVVN. Do các đơn vị kinh tế tư nhân hầu hết vốn tự có thấp (vốn đối ứng thấp), tài sản dùng để thế chấp, , cầm cố vay vốn ngân hàng ít... nên rất khó khăn vay vốn dưới hình thức cho vay thế chấp. Vì thê, hình thức cho thuê tài chính là phương thức huy động vốn rất tối ưu với các DNVVN ở Hưng Yên nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Các DNVVN có tài sản ít vẫn thuê được máy móc để sử dụng sản xuất kinh doanh. Tiền lại được trả dần theo nhiều năm do đó không gây khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp đi thuê, mặt khác hình thức này cũng tạo điều kiện để doanh nghiệp để có thể tiếp cận với máy móc thiết bị tiên tiến và công nghệ mới để sản xuất ra những sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường.

Thứ hai, triển khai thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNVVN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Theo thống kê hiện nay, trên cả nước, Qũy này mới chỉ được thành lập ở một vài tỉnh thành trong cả nước.

Qũy bào lãnh tín dụng cho DNVVN của các địa phương hoạt động theo các Quyết định số 193/2001/QĐ –TTg ngày 20/12/2001 về việc ban hành Quy chế thành lập hoạt động của Qũy bảo lãnh tín dụng cho DNVVN và Quyết định sô 115/2004/QĐ-TTg ngày 25/06/2004 về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001.

Nhưng thực tế thì rất ít các DNVVN có thể tiếp cận nguồn vốn bảo lãnh tín dụng này do theo quy định tại Nghị định 90/2001/NĐ-CP quy định các DNVVN có số vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng và số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Theo Quy chế bảo lãnh tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chỉ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp mọi thành phần kinh tế song có vốn điều lệ tối đa là 20 tỷ đồng và sử dụng tối đa 500 lao động. Theo quy chê bảo lãnh mới, đối tượng được Ngân hàng Phát triển Việt Nam bảo lãnh vay vốn là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (kể cả Hợp tác xã) có vốn điều lệ tối đa 20 tỷ đồng hoặc sử dụng dưới 1.000 lao động. Đây là một trong những nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn tại các ngân hàng thương mại

(Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg) đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 21/1/2009.

Bên cạnh việc sửa đổi đối tượng được bảo lãnh vay vốn như trên, Thủ tướng Chính phủ còn quyết định sửa đổi phạm vi bảo lãnh, theo đó, không bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn để thực hiện dự án, phương án sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực tư vấn, kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán; dịch vụ; vay vốn để thanh toán nợ vay của các hợp đồng tín dụng khác. Trong lĩnh vực này, chỉ bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn thực hiện các dự án xây dựng nhà ở bán cho người có thu nhập thấp; nhà cho công nhân và sinh viên thuê; xây dựng nghĩa trang. Ba trong sáu điều kiện để doanh nghiệp được bảo lãnh vay vốn theo quy định cũ là doanh nghiệp không nợ đọng thuế, doanh nghiệp không có nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế và sử dụng 100% giá trị tài sản hình thành từ vốn vay (tối đa 90%) và vốn chủ sở hữu (tối thiểu 10%) để thế chấp bảo đảm bảo lãnh tại Bên bảo lãnh. Nay theo quy định mới, xóa bỏ hoàn toàn điều kiện nợ đọng thuế, còn trường hợp doanh nghiệp có nợ quá hạn tại các Tổ chức tín dụng nhưng có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh và cam kết trả được nợ quá hạn thì được Bên bảo lãnh thẩm định, quyết định bảo lãnh vay vốn. Đồng thời, doanh nghiệp sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay thực hiện dự án đầu tư để thế chấp bảo đảm bảo lãnh tại Bên bảo lãnh. Mặc dù, phạm vi bảo lãnh có lới lỏng ra nhưng đối tượng được hưởng bảo lãnh lại thu hẹp lại, và điều kiện khắt khe hơn.

Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, có rất nhiều doanh nghiệp dệt, may và hình thành nên Khu công nghiệp dệt may Phố Nối, nhưng hầu hết các doanh nghiệp này không đủ tiêu chuẩn để được bảo lãnh tín dụng do quy mô doanh nghiệp nhỏ. Như vậy, vô hình chung những doanh nghiệp dệt, may này tạo ra rất nhiều việc làm cho lao động trong tỉnh thì lại nằm ngoài diện được hưởng hỗ trợ bảo lãnh của chính phủ.

Do vậy, để cho các DNVVN có thể dễ dàng tiếp cận với bảo quỹ bảo lãnh tín dụng thì cần giảm bớt điều kiện để được hưởng bảo lãnh: giảm vốn điều lệ và số lao động trong doanh nghiệp để phù hợp với điều kiện sẵn có của các DNVVN ở Việt Nam hiện nay.

Thứ ba, đơn giản hóa thủ tục vay vốn ngân hàng thương mại. Một trong các tài sản thế chấp của doanh nghiệp là giá trị quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở

của các cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức. Tuy nhiên, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn nhiều bất cập và rất chậm. Vì vậy, cần ưu tiên hợp thức hóa việc cấp “sổ đỏ” cho đất thuộc quyền sử dụng kinh doanh cho doanh nghiệp, nếu việc sử dụng đó là phù hợp với quy định của tỉnh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm thủ tục thế chấp, vay vốn trên thị trường tài chính. Trong việc định giá đất để thế chấp vay vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng, cần xác định giá đất sát với mức giá thị trường.

Thứ tư, triển khai tốt gói hỗ trợ lãi suất 4%/năm của Chính phủ để nguồn vốn hỗ trợ này có thể đến tận tay các DNVVN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Nhưng một thực tế xảy ra là đa số doanh nghiệp không tiếp cận được với chính sách hỗ trợ lãi suất 4%/năm, vì các DN đã nợ ngân hàng nhiều với các món vay lớn nên bây giờ không còn tài sản để thế chấp và cũng không vay ở đâu được để trả nợ cũ, nếu như vậy thì gói hỗ trợ lãi suất này của Chính phủ không hiệu quả do chỉ cho vay được những doanh nghiệp có hợp đồng vay mới, mới được hỗ trợ lãi suất này. Do vậy, để khắc phục tình trạng này, chúng ta nên xem xét việc cho vay đối với các doanh nghiệp đã có nợ cũ là vẫn cho vay nhưng hạn chế mức cho vay ở một ngưỡng nào đó.

Tổ chức thực hiện.

Đối với chương trình triển khai gói hỗ trợ lãi suất 4%/năm.

+ Đối với chính quyền địa phương, để thực hiện gói hỗ trợ lãi suất này, lãnh đạo tỉnh đã đưa ra các “Chương trình hành động” và Quyết định của UBND tỉnh về hướng dẫn cụ thể quá trình thực hiện. Phổ biến rộng rãi tới các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về đối tượng và điều kiện được hưởng gói hỗ trợ này. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên kết hợp với Sở Tài nguyên môi trường tỉnh thanh tra, rà soát và thực hiện quá trình cấp sổ đỏ cho các doanh nghiệp kịp thời, hợp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể thế chấp vay vốn ngân hàng.

+ Đối với bên đi vay là các doanh nghiệp: khi vay vốn ngân hàng doanh nghiệp phải đưa ra mục đích vay vốn vay và phải đưa ra phương án kinh doanh khả thi từ nguồn vốn vay đó. Nếu doanh nghiệp vay để mua tài sản cố định thì thường các ngân hàng chỉ yêu cầu thế chấp bằng chính tài sản dùng tiền vay để mua đó; nếu doanh nghiệp vay để dùng làm vốn lưu động thì phải thế chấp bằng các tài sản hiện

có của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính trong một vài năm trở lại đây cho ngân hàng. Ngoài ra thì uy tín của doanh nghiệp, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ là tiêu chí rất quan trọng để Ngân hàng xét duyệt xem có cho vay hay không.

+ Đối với bên cho vay là hệ thống các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng như sau:

Thực hiện việc hỗ trợ lãi suất cho khách hàng vay theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Áp dụng cơ chế và lãi suất cho vay thông thường khi ký kết hợp đồng tín dụng; đến kỳ hạn thu lãi tiền vay của khách hàng, các ngân hàng thương mại thực hiện việc giảm trừ số tiền lãi bằng 4%/năm tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế phát sinh trong năm 2009; các ngân hàng thương mại được hoàn trả số tiền lãi giảm trừ này từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên cơ sở báo cáo định kỳ hàng quý;

Hàng quý gửi báo cáo số tiền hỗ trợ lãi suất và đăng ký số tiền hỗ trợ lãi suất của quý tiếp theo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Đối với hình thức Bảo lãnh tín dụng, quyền và nghĩa vụ của các Bên như sau: Để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc khối KVKTTN phát triển, UBND tỉnh chủ trì và kết hợp với Ngân hàng phát triển Việt Nam chi nhánh tại Hưng Yên xúc tiến nhanh việc thành lập Qũy Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp.

+ Đối với các ngân hàng và tổ chức tín dụng:

Yêu cầu Bên bảo lãnh cung cấp các tài liệu thuộc hồ sơ đề nghị bảo lãnh và tài liệu liên quan chứng minh đủ điều kiện được bảo lãnh

Thực hiện thẩm định bảo lãnh vay vốn. Thu phí bảo lãnh vay vốn theo quy định.

Phối hợp với Bên nhận bảo lãnh kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ của Bên được bảo lãnh. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi Bên được bảo lãnh vi phạm Hợp đồng bảo lãnh vay vốn, Hợp đồng tín dụng.

Yêu cầu Bên được bảo lãnh và Bên nhận bảo lãnh cung cấp thông tin và báo cáo định kỳ, hoặc đột xuất về tình hình hoạt động của Bên được bảo lãnh liên quan đến việc bảo lãnh vay vốn.

Yêu cầu bên nhận bảo lãnh chấm dứt việc cho vay và thu hồi nợ trước hạn nếu thấy Bên được bảo lãnh vi phạm Hợp đồng bảo lãnh vay vốn, Hợp đồng tín dụng hoặc vi phạm pháp luật.

Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi Bên được bảo lãnh hoặc Bên nhận bảo lãnh vi phạm một trong các trường hợp sau:

- Vi phạm Hợp đồng bảo lãnh vay vốn hoặc Chứng thư bảo lãnh;

- Bên được bảo lãnh không sử dụng vốn vay đúng mục đích vay vốn đã ghi trong Hợp đồng tín dụng đã ký với Bên nhận bảo lãnh;

- Bên nhận bảo lãnh không thông báo cho Bên bảo lãnh khi Bên được bảo lãnh rơi vào tình trạng kinh doanh thua lỗ hoặc không thanh toán được nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước;

- Bên nhận bảo lãnh không thông báo cho Bên bảo lãnh trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi Bên được bảo lãnh rơi vào tình trạng không trả được nợ hoặc không trả nợ đầy đủ, đúng thời hạn.

Có trách nhiệm cung cấp thông tin, báo cáo định kỳ, hoặc đột xuất về tình hình thực hiện bảo lãnh vay vốn đối với Bên được bảo lãnh cho các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.

+ Đối với bên nhận bảo lãnh (các tổ chức, cá nhân)

Yêu cầu Bên được bảo lãnh thực hiện đúng các cam kết trong Hợp đồng tín dụng và các quy định hiện hành có liên quan.

Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của Bên được bảo lãnh để đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích theo cam kết tại Hợp đồng tín dụng, an toàn và có hiệu quả.

Chấm dứt ngay việc cho vay và thu hồi nợ trước hạn khi Bên được bảo lãnh vi phạm các quy định tại Hợp đồng tín dụng và các quy định hiện hành có liên quan.

Thông báo ngay cho Bên bảo lãnh khi Bên được bảo lãnh vi phạm Hợp đồng tín dụng và các quy định hiện hành có liên quan.

Thông báo cho Bên bảo lãnh trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi Bên được bảo lãnh rơi vào tình trạng không trả được nợ hoặc không trả nợ đầy đủ, đúng thời hạn.

Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thương mại đối với Bên được bảo lãnh vay vốn theo quy định của pháp luật (điều chỉnh thời hạn trả nợ, mức trả nợ, gia hạn nợ cho khoản vay) khi Bên được bảo lãnh gặp khó khăn tạm thời.

Yêu cầu Bên bảo lãnh thực hiện các cam kết trong Chứng thư bảo lãnh vay vốn.

Phối hợp với Bên bảo lãnh trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho Bên được bảo lãnh.

Có trách nhiệm cung cấp thông tin, báo cáo định kỳ, hoặc đột xuất về tình hình thực hiện bảo lãnh vay vốn cho các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.

+ Đối với bên được bảo lãnh (Doanh nghiệp)

Cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan đến việc bảo lãnh vay vốn theo yêu cầu của Bên bảo lãnh, Bên nhận bảo lãnh và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin và tài liệu đã cung cấp.

Sử dụng vốn vay đúng mục đích, đảm bảo hiệu quả.

Không được sử dụng tài sản đã thế chấp để bảo đảm bảo lãnh vay vốn trong các hoạt động tín dụng và bảo lãnh khác.

Chịu sự kiểm tra, giám sát của Bên bảo lãnh và Bên nhận bảo lãnh.

Thực hiện đầy đủ các cam kết trong Hợp đồng bảo lãnh vay vốn, Hợp đồng bảo đảm bảo lãnh và Hợp đồng tín dụng.

Nộp phí bảo lãnh cho Bên bảo lãnh đầy đủ, đúng thời hạn quy định.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w